Chính trị - Xã hội

Triển khai 100 trạm rửa tay dã chiến miễn phí chống dịch Covid-19

TĐKT - Với mong muốn chung tay phòng, chống dịch Covid-19, hướng tới một Việt Nam khỏe mạnh, sáng 23/3, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Viện Sức khoẻ nghề nghiệp và Môi trường (Bộ Y tế) và Công ty TNHH Quốc tế Unilever - nhãn hàng Lifebuoy, đã phối hợp khánh thành trạm rửa tay dã chiến tại khu vực hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội. Dự chương trình có ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; anh Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư thường trực Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam... Chương trình chung tay phòng, chống dịch Covid-19 “Vì một Việt Nam khoẻ mạnh” là sáng kiến hợp tác giữa Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Viện Sức khoẻ nghề nghiệp và Môi trường, nhãn hàng Lifebuoy nhằm tuyên truyền rộng rãi trong cộng đồng về thói quen rửa tay đúng cách để phòng bệnh truyền nhiễm nói chung và chung tay đẩy lùi dịch bệnh Covid-19. Anh Nguyễn Anh Tuấn trao tiền ủng hộ phòng, chống Covid -19 Chương trình có các hoạt động trọng tâm: Tổ chức kêu gọi, khuyến khích cộng đồng tham gia Cuộc thi nhảy tại chỗ Vũ điệu rửa tay trên nền nhạc Ghen Co-vy 2.0. Trước đó, bài hát Ghen Co-vy được biết đến là dự án truyền thông sáng tạo của Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường và tuyên truyền sẻ chia trên nền tảng trực tuyến để tuyên truyền, lan tỏa về thói quen rửa tay đúng cách. Chương trình gây quỹ triển khai 100 trạm rửa tay dã chiến miễn phí trên toàn quốc tại những nơi công cộng như bến xe, bến tàu, khu du lịch, có đông người đi lại; tặng 40.000 bánh xà phòng Lifebuoy và tài liệu truyền thông cho các điểm tuyên truyền phòng. chống Covid-19, trị giá gần 6,7 tỷ đồng. Ban tổ chức đã khánh thành trạm rửa tay đầu tiên tại khu vực tượng đài Lý Thái Tổ, mở đầu cho 100 trạm rửa tay dã chiến sẽ được lắp đặt trên toàn quốc, đặc biệt tại các tỉnh, thành phố có nguy cơ cao về dịch Covid-19. Tại Hà Nội sẽ lắp đặt 20 trạm rửa tay dã chiến, mỗi trạm trị giá 55 triệu đồng, tại các địa điểm công cộng như nhà ga, bến xe, chợ, điểm du dịch tập trung đông người, tại một số khu cách ly… Trạm rửa tay dã chiến khu vực Tượng đài Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội Phát biểu tại chương trình, anh Nguyễn Anh Tuấn cho biết, để phòng, chống dịch Covid-19, trong thời gian vừa qua, hội viên, thanh niên trên cả nước đã thể hiện tinh thần xung kích, tình nguyện vì cộng đồng bằng nhiều việc làm thiết thực và cụ thể như tổ chức các đợt tuyên truyền về phòng, chống dịch Covid-19, tặng khẩu trang, nước rửa tay sát khuẩn, bảo hộ y tế cho cán bộ y tế và người dân; tham gia tình nguyện hỗ trợ tại các khu cách ly; hỗ trợ kê khai y tế trực tuyến… Chương trình “Vì một Việt Nam khoẻ mạnh” là sáng kiến rất ý nghĩa và sáng tạo với mong muốn chung tay đẩy lùi dịch bệnh Covid-19, nhanh chóng lan toả trong cộng đồng, đặc biệt là thanh thiếu nhi về thói quen rửa tay đúng cách phòng trừ dịch bệnh. Thông qua việc triển khai chương trình trên toàn quốc, phát huy vai trò tham gia của thanh niên trong việc xung kích, tình nguyện chung tay phòng, chống dịch Covid-19, hướng đến một Việt Nam khoẻ mạnh. Dịp này, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã trao kinh phí 383 triệu đồng ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19 cho Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Đây là kinh phí đóng góp của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động cơ quan Trung ương Đoàn đã tham gia ủng hộ ít nhất một ngày lương. Cũng tại chương trình, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam trao tặng 260 bộ đồ bảo hộ y tế, 333 khẩu trang N95, 3.000 khẩu trang y tế, 1.000 bánh xà phòng Lifebuoy cho đại diện Bộ Tư lệnh Thủ đô để hỗ trợ công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại các khu cách ly. Mai Thảo    

Nhiều công trình, phần việc ý nghĩa trong chương trình “Tháng ba Biên giới” năm 2020 tại An Giang

TĐKT - Ngày 21/3, tại Thị xã Tân Châu (An Giang), Trung ương Hội LHTN Việt Nam tổ chức chương trình “Tháng Ba biên giới” năm 2020 với nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực. Tham dự chương trình có anh Nguyễn Tường Lâm, Ủy viên BTV Trung ương Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội LHTN Việt Nam; cùng đại diện lãnh đạo tỉnh, Tỉnh đoàn An Giang, Thị xã Tân Châu… Khánh thành sân chơi cho thiếu nhi vùng biên giới tại xã Phú Lộc, thị xã Tân Châu Chương trình “Tháng Ba biên giới” được Trung ương Hội LHTN Việt Nam tổ chức vào dịp Tháng 3 hằng năm, tập trung vào các địa bàn giáp biên giới, nhằm tuyên truyền sâu rộng trong hội viên, thanh niên về truyền thống vẻ vang của Đoàn, Hội và các thế hệ thanh niên Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; truyền thống “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Thông qua các hoạt động, giúp thanh niên tự hào về lịch sử, truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc, của Đoàn, Hội và nâng cao nhận thức, bồi đắp lý tưởng cho hội viên, thanh niên. Đây còn là hoạt động nhằm đẩy mạnh triển khai thực hiện phong trào “Tôi yêu Tổ quốc tôi” của Hội LHTN Việt Nam, thông qua đó phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện của hội viên, thanh niên trong việc quan tâm, chăm lo đến đời sống bà con nhân dân, thanh thiếu nhi tại các địa bàn biên giới khó khăn; là hoạt động thiết thực, ý nghĩa của hội viên, thanh niên cả nước trong Tháng Thanh niên 2020. Trong khuôn khổ Chương trình “Tháng ba biên giới” cấp Trung ương 2020 tại tỉnh An Giang, Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp các đơn vị triển khai các công trình, phần việc thanh niên và trao quà cho cán bộ - chiến sĩ và nhân dân trên tuyến biên giới tại xã Phú Lộc và xã Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu: Xây dựng 2 sân chơi cho thiếu nhi vùng biên giới tại xã Vĩnh Xương và xã Phú Lộc, trị giá 100 triệu đồng; trao tặng hồ bơi di động cho thiếu nhi phục vụ phổ cập bơi cho thiếu nhi, trị giá 50 triệu đồng; thực hiện công trình “Đoạn đường thắp sáng đường biên giới”, chiều dài 2 km, tại xã Phú Lộc, thị xã Tân Châu, trị giá 100 triệu đồng; trao tặng quà, học bổng cho 40 thanh thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn khu vực biên giới xã Vĩnh Xương và xã Phú Lộc, trị giá 40 triệu đồng; thăm hỏi, trao tặng 1.000 lá cờ Tổ quốc cho 100 hộ dân sinh sống dọc tuyến biên giới xã Phú Lộc và Vĩnh Xương. Cùng với đó, bàn giao 4 căn nhà Đại đoàn kết, nhà nhân ái cho hộ gia đình có hoàn cảnh xã Phú Lộc, thị xã Tân Châu; trao tặng 1 xe cứu thương, trị giá 800 triệu đồng cho huyện An Phú; khởi công cầu Hy vọng số 95 tại Bình Đức, Long Xuyên; cầu Hy vọng số 109 tại xã Kiến An huyện Chợ Mới, tổng trị giá gần 1,5 tỷ đồng; tặng quà bảo hộ y tế, khẩu trang, nước rửa tay sát khuẩn phòng dịch Covid-19 cho đại điện Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang… Tổng giá trị là 2,8 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các đại biểu đã đến thăm và tặng quà Đồn Biên phòng cửa khẩu Quốc tế Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu, thăm cột mốc Biên giới Quốc gia. Nhân dịp này, Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp các đơn vị khởi công 7 điểm trường tại huyện Nậm Pồ, huyện Mường Nhé của tỉnh Điện Biên trị giá 1,6 tỷ đồng; triển khai Chương trình chung tay phòng, chống dịch Covid-19 “Vì một Việt Nam khỏe mạnh”; triển khai lắp đặt 150 trạm rửa tay dã chiến trên toàn quốc trị giá 6 tỷ đồng, trao tặng 15.000 khẩu trang, 1.700 bộ bảo hộ y tế, 100 nghìn quả trứng gà CP cho các khu cách ly tại TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng và trao tặng 30 bồn lọc nước cho người dân bị nhiễm hạn mặn tại tỉnh Bến Tre. Đồng thời, Hội LHTN Việt Nam các tỉnh, thành phố tổ chức nhiều hoạt động tình nguyện vì cộng đồng tại các địa bàn biên giới, đặc biệt là các hoạt động tuyên truyền, tặng quà phòng, chống dịch Covid-19 cho các chiến sĩ biên phòng và người dân, thanh thiếu nhi tại các địa bàn biên giới. Thục Anh

Quân đội là lực lượng tiên phong trong trận tuyến phòng, chống dịch COVID-19

TĐKT - Chiều 22/3, tại Cục Quân y, Bộ Quốc phòng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự và chỉ đạo buổi làm việc trực tuyến với 50 điểm cầu trong toàn quân về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Cùng dự, có các đồng chí: Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Mai Tiến Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Thượng tướng Trần Đơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Bộ Quốc phòng; Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh COVID-19… Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc kiểm tra tại xe xét nghiệm cơ động của Viện Y học dự phòng Quân đội (Ảnh: VGP) Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của Bộ Quốc phòng, đến sáng 22/3, số công dân cách ly tập trung trong doanh trại quân đội là 34.734 người (17.910 người đã hết cách ly và 16.538 người đang cách ly). Toàn quân hiện có 2 Viện Y học dự phòng ở cấp chiến lược và 11 đội y hoc dự phòng của các quân khu, quân đoàn với 5 đội cơ động phòng, chống dịch; 30 bệnh viện quân y với tổng số 977 giường truyền nhiễm, có khả năng mở rộng lên 2.429 giường. Toàn quân đã sử dụng 3 đội cơ động phòng, chống dịch và 429 lượt tổ cơ động phòng, chống dịch và tổ quân y tăng cường cho các điểm cách ly, các đơn vị làm nhiệm vụ làm công tác phòng, chống dịch COVID-19. Về công tác cách ly, Bộ Quốc phòng có 140 điểm, khả năng tiếp nhận được 44.718 người, hiện đã triển khai 109 điểm, đang cách ly tại 91 điểm. Hiện nay, Bộ Quốc phòng đang chỉ đạo các đơn vị trong toàn quân rà soát doanh trại để tiếp tục bổ sung thêm các điểm cách ly mới. Bên cạnh đó, quân đội đã tổ chức nhiều cuộc diễn tập trong đó có diễn tập cấp Bộ Quốc phòng tại 227 điểm cầu (hơn 5.000 người tham gia), 267 điểm thực binh (trên 22.000 người tham gia) góp phần củng cố nâng cao khả năng sẵn sàng phòng, chống dịch các cấp. Học viện Quân y đã công bố bộ sinh phẩm (bộ kit) real-time RT- PCR phát hiện SARS-CoV-2, đây là một thành công rất lớn của các nhà khoa học trong quân đội. Sang giai đoạn 2, Cục Quân y được sự chỉ đạo của Bộ Quốc phòng, đã và đang tạo nguồn, mua bổ sung thuốc hóa chất, trang thiết bị và phương tiện bảo hộ phòng, chống dịch, sẵn sàng đáp ứng cho cấp độ cao nhất của dịch (120.000 bộ quần áo phòng, chống dịch, 100 cơ số điều trị). Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự và chỉ đạo buổi làm việc (Ảnh: VGP) Tại buổi làm việc, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã trao đổi, nói chuyện với cán bộ, nhân viên đang làm nhiệm vụ phục vụ, chăm sóc người được cách ly tại các Trường Quân sự thuộc: Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Quân khu 5, Quân khu 7 và Quân khu 9. Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Quân đội nhân dân Việt Nam luôn là trụ cột của quốc gia, đặc biệt là khi đất nước lâm nguy thì vai trò của Quân đội càng được phát huy mạnh mẽ. Quân đội nhân dân Việt Nam là Quân đội Anh hùng; hiện đang đứng mũi, chịu sào nơi đầu sóng, ngọn gió trong trận tuyến phòng, chống COVID-19. Thủ tướng Chính phủ biểu dương toàn quân với tinh thần “vì nhân dân quên mình” đã khắc phục khó khăn, thử thách để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao trong bối cảnh cả nước chung tay phòng, chống đại dịch COVID-19. Giao nhiệm vụ cho lực lượng Quân đội trong thời gian tới, Thủ tướng chỉ đạo trước hết cần bảo vệ chính mình; không để dịch bệnh lây lan trong đơn vị, đồng thời mong muốn toàn quân cần cố gắng hơn nữa, hỗ trợ nhiều hơn nữa, điều hành các điểm cách ly trên toàn quốc thành công với tiêu chí: Quân đội điều hành, các địa phương hỗ trợ cách ly, Bộ Y tế hỗ trợ chuyên môn. Thủ tướng thân ái gửi lời thăm hỏi đến các bộ, chiến sĩ trong toàn quân đang ngày đêm làm nhiệm vụ cách ly, các đơn vị, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ tại biên giới, hải đảo xa xôi. Thủ tướng yêu cầu Bộ Quốc phòng cần tiếp tục huy động lực lượng quân y đào tạo bồi dưỡng, tập huấn quy trình lấy mẫu, sử dụng có kết quả bộ chẩn đoán nhanh, an toàn, tránh lây nhiễm. Thủ tướng bày tỏ tin tưởng chắc chắn rằng, với truyền thống “quân với dân như cá với nước”, với ý chí “quyết chiến, quyết thắng”, các đơn vị trong toàn quân sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ nặng nề mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Nhân dịp này, để công tác phòng, chống dịch COVID-19 thành công, Thủ tướng cũng đề nghị mọi người dân tuân thủ hướng dẫn của cơ quan y tế. Theo đó, người trên 60 tuổi hãy ở nhà, hạn chế tiếp xúc với người khác; hạn chế tụ tập đông người; đeo khẩu trang khi ra ngoài. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, dung dịch sát trùng; tăng cường dinh dưỡng, tập luyện nâng cao sức khỏe. Mỗi người dân, đơn vị, địa phương là một chiến sĩ trên mặt trận phòng, chống dịch COVID-19. Các địa phương, bộ, ngành cần hỗ trợ lực lượng quân y hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng giao phó. Nguyệt Hà  

Thông tin về ca bệnh số 88 – 91 nhiễm COVID-19 tại Việt Nam

TĐKT - Theo thông tin của Bộ Y tế, Việt Nam tiếp tục thêm 4 ca bệnh: * Ca bệnh số 88 (BN88): Bệnh nhân nữ, 25 tuổi, địa chỉ ở: Khu đô thị Văn Quán, Phúc La, Hà Đông, Hà Nội. Bệnh nhân là du học sinh tại Anh, nhập cảnh về Nội Bài ngày 12/03/2020. Từ ngày 12/03 đến 16/03/2020, BN tự cách ly tại nhà. Đến ngày 16/03/2020, BN thấy khó thở tức ngực và thông báo cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội. Trung tâm đã lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm và cách ly bệnh nhân tại cơ sở y tế, sau đó xét nghiệm cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Bệnh nhân và những người tiếp xúc gần đã được đưa đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh và mẫu bệnh phẩm được gửi sang Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho kết quả xác định dương tính SARS-CoV-2. Hiện tại, bệnh nhân đang được cách ly tại B Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở Đông Anh, tình trạng sức khỏe ổn định. * Ca bệnh số 89 (BN89): Bệnh nhân nữ, quốc tịch Việt Nam, 22 tuổi, địa chỉ ở quận 7, TP Hồ Chí Minh. Bệnh nhân từ New York, Boston, Hoa Kỳ đến Nhật Bản và từ Nhật Bản lên chuyến bay của hãng hàng không ANA số hiệu NH 831, số ghế 28C và về tới sân bay Tân Sơn Nhất khuya ngày 17/3/2020. Khi nhập cảnh, bệnh nhân chưa có triệu chứng bệnh và được lấy mẫu bệnh phẩm rạng sáng ngày 18/3/2020. Mẫu bệnh phẩm được Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh kết luận dương tính với virus SARS-CoV-2. Hiện tại bệnh nhân được chuyển cách ly tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi. * Ca bệnh số 90 (BN90): Bệnh nhân nữ, quốc tịch Việt Nam, 21 tuổi, địa chỉ ở quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Trong 1 tháng nay, bệnh nhân đến Barcelona - Tây Ban Nha thực tập ngành khách sạn. Ngày 15/3/2020, bệnh nhân từ Barcelona - Tây Ban Nha đi Dubai trên chuyến bay của hãng hàng không Emirates số hiệu EK188, số ghế 30C và về tới sân bay Tân Sơn Nhất ngày 16/3/2020 trên chuyến bay của hãng hàng không Emirates số hiệu EK392, số ghế 36A. Khi nhập cảnh, bệnh nhân sốt nhẹ, ho, chuyển khu cách ly tập trung của TP Hồ Chí Minh và lấy mẫu bệnh phẩm. Mẫu bệnh phẩm được Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh kết luận dương tính với virus SARS-CoV-2. * Ca bệnh số 91 (BN91): Bệnh nhân nam, quốc tịch Anh, 43 tuổi, trú tại quận 2, TP Hồ Chí Minh. Nghề nghiệp là phi công hãng hàng không Vietnam Airlines. Ngày 08/02/2020 là hành khách từ London - Anh về Việt Nam trên chuyến bay của hãng hàng không Vietnam Airlines số hiệu VN10, số ghế 5K. Sau ngày 8/2 đã thực hiện một số chuyến bay trong và ngoài nước nhưng bệnh nhân không nhớ cụ thể (các ngành chức năng đang xác minh làm rõ. Ngày 16/3/2020, bệnh nhân là phi công trên chuyến bay VN272 từ TP Hồ Chí Minh - TP Hà Nội và VN607 chiều từ TP Hà Nội - TP Hồ Chí Minh trong cùng ngày. Từ ngày 13/3/2020 đến 18/3/2020, bệnh nhân lưu trú tại TP Hồ Chí Minh và tới một số địa điẻm ăn uống, giải trí. Ngày 17/3/3030, bệnh nhân khởi phát sốt, ho và đến chiều ngày 18/3/2020 tới Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP Hồ CHí Minh khám, nhập viện với tình trạng X-quang có tổn thương nhu mô phổi phải. Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP Hồ Chí Minh xét nghiệm dương tính vào khuya ngày 18/3/2020. Mẫu bệnh phẩm tại Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh dương tính với virus SARS-CoV-2 vào 06h00 sáng ngày 20/3/2020. Hiện bệnh nhân tiếp tục được điều trị cách ly tại bệnh viện. La Giang  

Bộ Xây dựng ủng hộ hơn 300 triệu đồng phòng, chống dịch COVID-19

TĐKT - Hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Bộ Xây dựng đã ủng hộ hơn 300 triệu đồng để góp phần chống dịch Covid-19. Đồng chí Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch – Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp nhận ủng hộ từ Công đoàn Bộ Xây dựng Ngày 20/3, tại trụ sở Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, bà Diệp Thị Thu Huyền – Chủ tịch Công đoàn Cơ quan Bộ Xây dựng đã thay mặt toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành xây dựng trao cho ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban MTTQ Việt Nam, số tiền 150 triệu đồng để ủng hộ quỹ phòng chống dịch bệnh Covid-19. Bộ Xây dựng cũng ủng hộ các bác sĩ, nhân viên y tế của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 (Đông Anh, Hà Nội) 30 chiếc giường bệnh trị giá 55 triệu đồng; ủng hộ Bệnh viện Xây dựng 1.000 chiếc khẩu trang và 50 triệu đồng; ủng hộ kinh phí phòng, chống dịch Covid-19 cho Văn phòng Bộ Xây dựng 1.000 chiếc khẩu trang và 50 triệu đồng. Để chủ động phòng, chống và ngăn ngừa dịch bệnh, trước đó, Bộ Xây dựng đã có nhiều văn bản yêu cầu các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ, các tổ chức chính trị - xã hội trong Bộ tiến hành các biện pháp đồng bộ, chủ động triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống, ngăn chặn dịch bệnh COVID-19; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và phòng, chống dịch bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Tại trụ sở Bộ Xây dựng đã trang bị một số thiết bị đo thân nhiệt cho toàn bộ khách đến làm việc và cán bộ công nhân viên trước khi vào làm việc tại cơ quan Bộ; lắp đặt trang thiết bị rửa tay khử khuẩn ở tất cả các thang máy, hành lang, bộ phận một cửa, hành chính; trang bị khẩu trang, nước rửa tay, găng tay cho các đơn vị thường xuyên tiếp xúc với khách đến liên hệ công tác; tổ chức phun thuốc toàn bộ khuôn viên Bộ để đảm bảo vệ sinh an toàn, phòng, chống dịch được tốt nhất. Công đoàn cơ quan Bộ Xây dựng tích cực thực hiện công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, công nhân, viên chức, lao động (CBCNVCLĐ) và nhân dân trong công tác phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh. Đồng thời, kêu gọi toàn thể các công đoàn cơ sở trực thuộc vận động toàn thể CBCNVCLĐ thể hiện tấm lòng, tình cảm sâu sắc, trách nhiệm của mình, tích cực tham gia ủng hộ tối thiểu mỗi người một ngày lương, góp phần chia sẻ và đem lại sức mạnh để Việt Nam chiến thắng đại dịch. Các cơ quan thông tin, báo chí trực thuộc Bộ cũng đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền các biện pháp phòng, chống để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động chủ động, tích cực phòng, chống dịch bệnh. Phương Thanh

Đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trong bối cảnh dịch Covid-19

TĐKT - Bộ Thông tin và Truyền thông vừa có công văn gửi các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp. Cung cấp dịch vụ công trực tuyến là một trong những chỉ số đo lường quan trọng trong phát triển Chính phủ điện tử khi lấy người dân là trung tâm, là đối tượng phục vụ của các cơ quan nhà nước. Dịch vụ công trực tuyến phải được cung cấp đến mọi người dân, mọi lúc, mọi nơi, góp phần tiết kiệm thời gian, chi phí, làm cho hoạt động của các cơ quan nhà nước được minh bạch, hiệu quả, góp phần phòng, chống tham nhũng, cải cách hành chính toàn diện. Đặc biệt, trước tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay, việc đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 càng trở nên quan trọng và cấp bách. Tại Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 7-3-2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025, Chính phủ đã đặt ra chỉ tiêu, đến năm 2020, cung cấp 30% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. Hiện nay, mới có 5 bộ, 5 tỉnh đã đạt chỉ tiêu này. Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức 4 được cung cấp tại các bộ, ngành, địa phương nói chung còn rất thấp, trung bình cả nước chỉ đạt 11,13%, trong đó 5 bộ, 14 tỉnh đạt tỷ lệ dưới 5%. Nếu các cơ quan, đơn vị không có các biện pháp quyết liệt, kịp thời sẽ không thể đạt được chỉ tiêu đặt ra. Tại Hội nghị trực tuyến Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử với các Ban Chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử, Chính quyền điện tử bộ, ngành, địa phương, Thủ tướng Chính phủ kết luận, giao các bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai, ưu tiên nguồn lực để hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu về Chính phủ điện tử đặt ra tại Nghị quyết số 17/NQ-CP, đặc biệt là chỉ tiêu 30% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu này và trực tiếp chỉ đạo, triển khai, sử dụng các ứng dụng Chính phủ điện tử, bảo đảm hiệu quả, thiết thực, giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết thủ tục hành chính. Trên cơ sở đó, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai các biện pháp quyết liệt để cung cấp dịch vụ công trực tuyến với các định hướng chính sau: Thứ nhất, tận dụng ngay các hệ thống thông tin sẵn có, chủ động bố trí, huy động nguồn lực tại chỗ để bảo đảm khả năng sẵn sàng tiếp nhận hồ sơ trực tuyến của tất cả các thủ tục hành chính. Trên cơ sở đó, từng bước có lộ trình nâng cấp, phát triển hệ thống thông tin để xử lý hồ sơ hoàn toàn trên môi trường mạng. Thứ hai, triển khai các hoạt động hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong việc tiếp cận, sử dụng dịch vụ công trực tuyến hiệu quả, coi người dân và doanh nghiệp là trung tâm, là đối tượng phục vụ; phổ cập kỹ năng số, hướng dẫn, hỗ trợ người dân nộp hồ sơ trực tuyến nhằm nâng cao số lượng hồ sơ xử lý trực tuyến đối với mỗi dịch vụ công. Thứ ba, triển khai Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp bộ, cấp tỉnh (LGSP) để kết nối các hệ thống thông tin trong nội bộ và kết nối với các bộ, ngành, địa phương khác thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia. Bảo đảm Cổng dịch vụ công của các bộ, ngành, địa phương thực hiện kết nối với Hệ thống thu thập, đánh giá việc sử dụng thông tin và dịch vụ công trực tuyến của Bộ Thông tin và Truyền thông; sẵn sàng kết nối với Hệ thống định danh, xác thực điện tử quốc gia, Hệ thống hỗ trợ thanh toán trực tuyến toàn quốc, các cơ sở dữ liệu quốc gia theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông. Thứ tư, cung cấp tối thiểu 30% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trong năm 2020, đồng thời bảo đảm việc triển khai phải hiệu quả, phù hợp nhu cầu, điều kiện thực tế, tránh hình thức. Trong đó, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 có phát sinh hồ sơ và tỷ lệ hồ sơ xử lý trực tuyến của các dịch vụ công trực tuyến đến hết năm 2020 tăng gấp đôi so với năm 2019. Thứ năm, định kỳ hàng quý gửi báo cáo ứng dụng công nghệ thông tin về Bộ Thông tin và Truyền thông qua Hệ thống thông tin báo cáo ứng dụng công nghệ thông tin và phát triển Chính phủ điện tử tại địa chỉ: https://bcudcntt.aita.gov.vn để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt là các chỉ tiêu về dịch vụ công trực tuyến. Trong quá trình triển khai, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị phối hợp chặt chẽ với Bộ Thông tin và Truyền thông để có các giải pháp kịp thời. Minh Phương

2 nhân viên y tế tại Việt Nam mắc COVID-19

TĐKT - Theo thông báo kết quả xét nghiệm từ Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương và báo cáo của Bệnh viện Bạch Mai: Hai nữ điều dưỡng của Bệnh viện Bạch Mai đã được xác định dương tính với SARS-CoV-2. Đây là những nhân viên y tế đầu tiên của Việt Nam mắc COVID-19. * Ca bệnh số 86 (BN86): Bệnh nhân nữ, 54 tuổi, điều dưỡng của Phòng khám ngoại trú HIV - Trung tâm Bệnh nhiệt đới thuộc Bệnh viện Bạch Mai.  Ngày 6/3/2020 bệnh nhân đi nghỉ cùng gia đình tại Côn Đảo, theo hành trình Hà Nội – TP Hồ Chí Minh (chuyến bay VN 7209) và TP Hồ Chí Minh - Côn Đảo (VN 8059). Ngày 08/3/2020 bay ra Hà Nội (không nhớ rõ chuyến bay). Ngày 9/3/2020 đi làm bình thường, không có biểu hiện lâm sàng. Ngày 11/3/2020 bệnh nhân có triệu chứng tức ngực, không ho, không sốt và nhập viện Viện Tim mạch thuộc Bệnh viện Bạch Mai (C4) điều trị theo hướng tăng huyết áp, đau thắt ngực (bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp) trong 4 ngày. Trong quá trình điều trị tại C4 luôn đeo khẩu trang. Sáng ngày 19/3/2020, bệnh nhân được Viện Tim mạch cho xuất viện. Sau khi được xác định có nhiều lần tiếp xúc gần với bệnh nhân số 87 (gặp ở thang máy, ăn trưa cùng, ngủ trưa cùng…), bệnh nhân được xét nghiệm sàng lọc ngày 19/3/2020 và tối cùng ngày cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2; 23h00 ngày 19/3/2020 bệnh nhân được đưa đi cách ly tại Bệnh viện Nhiệt đới trung ương cơ sở 2. Chiều 20/3/2020, kết quả xét nghiệm của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương khẳng định bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. * Ca bệnh số 87 (BN87): Bệnh nhân nữ, 34 tuổi, điều dưỡng làm việc tiếp đón tại khu cách ly Trung tâm Bệnh nhiệt đới thuộc Bệnh viện Bạch Mai. Ngày 18/3/2020, bệnh nhân có các triệu chứng như: Mệt, ho, sốt và được làm xét nghiệm tại Khoa vi sinh Bệnh viện Bạch Mai, có kết quả dương tính với SARS-CoV-2, bệnh nhân được chuyển tới Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 Đông Anh để cách ly, mẫu bệnh phẩm được chuyển đến Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, kết quả xét nghiệm tối 19/3/2020 khẳng định bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. Qua rà soát cho thấy, bệnh nhân có nhiều lần tiếp xúc gần với BN86. Phòng khám cách ly của Trung tâm Bệnh nhiệt đới đặt tại tầng 1, nhân viên được trang bị bảo hộ lao động để làm việc (mũ, khẩu trang, kính, quần áo…). Điều dưỡng này được cử làm việc ở đây từ đầu tháng 2/2020, hàng ngày nhập thông tin của các bệnh nhân đến khám tại Phòng khám cách ly vào máy tính, điền thông tin, đo dấu hiệu sinh tồn... Theo báo cáo của Bệnh viện Bạch Mai, Trung tâm Bệnh nhiệt đới đã tiếp nhận sàng lọc các bệnh nhân viêm đường hô hấp đến khám. Những ca bệnh nghi ngờ đều đã được chuyển sang Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện Bạch Mai nhận được phản hồi chưa có trường hợp nào có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2. Ngay khi mới được phát hiện là các ca nghi nhiễm, hai BN 86 và 87 đã được Bệnh viện Bạch Mai cách ly. Những người trong gia đình, những người có tiếp xúc gần với hai người này đã được tiến hành sàng lọc, xét nghiệm và cách ly. Bên cạnh đó, Bệnh viện Bạch Mai cũng đã lập danh sách những người tiếp xúc gần với những người có tiếp xúc gần với hai ca bệnh này để tiếp tục theo dõi sức khỏe. Đồng thời thực hiện tiêu đọc khử trùng các khu vực liên quan. Riêng những bệnh nhân điều trị nội trú tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới đã được chuyển sang Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương để tiếp tục điều trị. Bộ Y tế kêu gọi cộng đồng đoàn kết, ủng hộ tinh thần và tiếp thêm sức mạnh để các thầy thuốc – những người chiến sĩ đang ở tuyến đầu tiếp tục đứng vững trong cuộc chiến phòng, chống dịch COVID-19. Hồng Thiết

Thêm 9 ca dương tính với SARS-CoV-2

TĐKT - Theo báo cáo mới nhất của Bộ Y tế, đến 23h30 ngày 19/3, Hà Nội thêm 9 ca dương tính với vi rút SARS-CoV-2. Cụ thể như sau: * Ca bệnh số 77 (BN77): Bệnh nhân nữ, 25 tuổi, địa chỉ ở Nhân Chính, Hà Nội. Bệnh nhân là du học sinh tại Anh, nhập cảnh về Nội Bài ngày 17/3/2020 trên chuyến bay QR976. Sau khi nhập cảnh, bệnh nhân đã được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội sàng lọc và lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm. Kết quả sàng lọc của bệnh nhân là dương tính với COVID-19. Tối ngày 18/3, mẫu bệnh phẩm đã được gửi sang Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. Hiện tại, bệnh nhân đang được cách ly tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh, tình trạng sức khỏe ổn định. * Ca bệnh số 77 (BN77): Bệnh nhân nữ, 25 tuổi, địa chỉ ở Nhân Chính, Hà Nội. Bệnh nhân là du học sinh tại Anh, nhập cảnh về Nội Bài ngày 17/3/2020 trên chuyến bay QR976. Sau khi nhập cảnh, bệnh nhân đã được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội sàng lọc và lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm. Kết quả sàng lọc của bệnh nhân là dương tính với COVID-19. Tối ngày 18/3, mẫu bệnh phẩm đã được gửi sang Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. Hiện tại, bệnh nhân đang được cách ly tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh, tình trạng sức khoẻ ổn định. * Ca bệnh số 79 (BN79): Bệnh nhân nữ, 48 tuổi, địa chỉ ở Đông Hải, Bạc Liêu. Bệnh nhân sống tại Anh gần 2 năm nay. Ngày 14/3/2020, bệnh nhân từ London - Anh đi Dubai trên chuyến bay của hãng hàng không Emirates, số hiệu EK4, số ghế 72J và sau đó về Việt Nam ngày 15/3/2020 trên chuyến bay của hãng hàng không Emirates, số hiệu EK392, số ghế 33J. Khi nhập cảnh, bệnh nhân chưa có triệu chứng bệnh, chuyển cách ly tập trung tại Quận 12. Ngày 16/3/2020, bệnh nhân có sốt, ho và được chuyển đến Bệnh viện Dã chiến Củ Chi lúc 18h00 cùng ngày. X-quang phổi lúc nhập viện có tổn thương như mô tạng kẽ và được lấy mẫu xét nghiệm. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh xét nghiệm dương tính vào khuya ngày 17/3/2020. Mẫu bệnh phẩm xét nghiệm tại Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 vào 13h00 ngày 18/3/2020. Hiện nay bệnh nhân được tiếp tục điều trị, cách ly tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi. * Ca bệnh số 80 (BN80): Bệnh nhân nam, 18 tuổi, địa chỉ ở Đông Hải, Bạc Liêu, con của BN79. Bệnh nhân sống cùng mẹ tại Anh gần 2 năm nay. Ngày 14/3/2020, bệnh nhân cùng mẹ từ London - Anh đi Dubai trên chuyến bay của hãng hàng không Emirates, số hiệu EK4, sau đó về Việt Nam ngày 15/3/2020 trên chuyến bay của hãng hàng không Emirates, số hiệu EK392. Khi nhập cảnh, bệnh nhân chưa có triệu chứng bệnh, chuyển cách ly tập trung tại Quận 12 và được lấy mẫu bệnh phẩm. Mẫu bệnh phẩm xét nghiệm tại Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 vào 14h00 ngày 18/3/2020. * Ca bệnh số 81 (BN81): Bệnh nhân nam, 20 tuổi, địa chỉ ở Konplông, Kon Tum. Ngày 14/3/2020, bệnh nhân từ Paris - Pháp lên chuyến bay của hãng hàng không AirFrance, số hiệu AF258, số ghế 44L và về tới Việt Nam ngày 15/3/2020. Khi nhập cảnh, bệnh nhân chưa có triệu chứng bệnh, chuyển cách ly tập trung tại Quận 12 và được lấy mẫu bệnh phẩm. Mẫu bệnh phẩm xét nghiệm tại Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 vào 01h00 ngày 19/3/2020. * Ca bệnh số 82 (BN82): Bệnh nhân nữ, 16 tuổi, địa chỉ ở Quận 5, TP Hồ Chí Minh. Ngày 14/3/2020, bệnh nhân cùng mẹ từ London - Anh đi Dubai trên chuyến bay của hãng hàng không Emirates, số hiệu EK30, số ghế 12B và sau đó về Việt Nam ngày 15/3/2020 trên chuyến bay của hãng hàng không Emirates, số hiệu EK364, số ghế 7K. Khi nhập cảnh, bệnh nhân chưa có triệu chứng bệnh, chuyển cách ly tập trung tại Quận 12 và được lấy mẫu bệnh phẩm. Mẫu bệnh phẩm xét nghiệm tại Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 vào 01h00 ngày 19/3/2020. * Ca bệnh số 83 (BN83): Bệnh nhân nữ, 50 tuổi, quốc tịch Hoa Kỳ, trú tại quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Trong 14 ngày trước nhập cảnh, bệnh nhân đi Phuket - Thái Lan và từ Istanbul - Thổ Nhĩ Kỳ lên chuyến bay của hãng hàng không Turkish Airline, số hiệu TK162, số ghế 14K về tới Việt Nam ngày 15/3/2020. Khi nhập cảnh, bệnh nhân không ho, không sốt, không khó thở, chuyển cách ly tập trung tại quận 12 và được lấy mẫu bệnh phẩm. Mẫu bệnh phẩm xét nghiệm tại Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 vào 01h00 ngày 19/3/2020. * Ca bệnh số 84 (BN84): Bệnh nhân nam, 21 tuổi, địa chỉ ở Đống Đa, Hà Nội. Bệnh nhân là du học sinh tại Anh, nhập cảnh về Nội Bài ngày 18/3/2020 trên chuyến bay VN0054. Sau khi nhập cảnh, bệnh nhân đã được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội sàng lọc và lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm. Kết quả sàng lọc của bệnh nhân là dương tính với COVID-19. Ngày 19/3, mẫu bệnh phẩm đã được gửi sang Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. Hiện tại, bệnh nhân đang được cách ly tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh, tình trạng sức khỏe ổn định. * Ca bệnh số 85 (BN85): Bệnh nhân nam, 20 tuổi, địa chỉ ở Ba Đình, Hà Nội. Bệnh nhân là du học sinh tại Anh, nhập cảnh về Nội Bài ngày 18/3/2020 trên chuyến bay VN0054. Sau khi nhập cảnh, bệnh nhân đã được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội sàng lọc và lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm. Kết quả sàng lọc của bệnh nhân là dương tính với COVID-19. Ngày 19/3, mẫu bệnh phẩm đã được gửi sang Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. Hiện tại, bệnh nhân đang được cách ly tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh, tình trạng sức khỏe ổn định. Hồng Thiết

Bệnh nhân 18 hoàn toàn khoẻ mạnh, nhiều ca bệnh khác đã âm tính với COVID-19

TĐKT - Theo báo cáo mới nhất của Bộ Y tế, trường hợp bệnh nhân số 18 đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa Ninh Bình cũng đã khoẻ mạnh hoàn toàn. Nhiều trường hợp khác cho kết quả âm tính từ 1-2 lần. Trong số 60 bệnh nhân mắc COVID-19 đang được điều trị tại các cơ sở y tế, đa số bệnh nhân có tình trạng sức khoẻ ổn định, chức năng sống được kiểm soát. Đến ngày 19/3, bệnh nhân số 18 tại Bệnh viện đa khoa Ninh Bình đã hoàn toàn khoẻ mạnh, 2 lần xét nghiệm âm tính và đã không còn sốt, ho. Mọi chỉ số sức khoẻ bình thường. Bệnh nhân này đã đủ điều kiện ra viện, tuy nhiên bệnh viện đang trao đổi với các chuyên gia để có phương án thực hiện cách ly theo dõi sức khoẻ của bệnh nhân tại nhà hay tại cơ sở y tế sau khi khỏi bệnh. Kết quả xét nghiệm của 2 bệnh nhân nước ngoài đang điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng là 1 lần âm tính. Một bệnh nhân khác cũng có kết quả âm tính 1 lần là nữ bệnh nhân người Anh đang điều trị ở Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2. Bệnh nhân 32 đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh cũng cho kết quả xét nghiệm âm tính 1 lần. Tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 (Đông Anh, Hà Nội) hiện đang điều trị 27 trường hợp mắc COVID-19. Trong số này, nhiều bệnh nhân đã có kết quả xét nghiệm âm tính 1 lần, đó là bệnh nhân 17, bệnh nhân số 25 người Mexico, bệnh nhân số 27 người Anh và bệnh nhân số 24 người Ireland . Riêng với 2 trường hợp bệnh nhân nặng là nữ bệnh nhân người Việt 64 tuổi (BN19) kèm bệnh lý nền là rối loạn tiền đình và nam bệnh nhân người Anh (BN26) 69 tuổi kèm bệnh lý nền là tăng huyết áp, đái tháo đường tuýp 2 hiện vẫn được theo dõi tại Khoa Hồi sức tích cực. Cả hai bệnh nhân này đã được đặt thở máy (từ ngày 15/3), lọc máu. Hai bệnh nhân vẫn đang được theo dõi sát, các y, bác sĩ của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương nỗ lực cùng các chuyên gia hàng đầu về hồi sức tích cực, hô hấp, truyền nhiễm… được Bộ Y tế tăng cường điều động từ Bệnh viện Bạch Mai liên tục hội chẩn trực tuyến hàng ngày để hỗ trợ điều trị cho hai bệnh nhân này. Riêng nữ bệnh nhân, do tình trạng suy hô hấp tiến triển nhanh nên hội đồng chuyên môn cấp Bộ Y tế và tổ hồi sức bệnh nhân COVID-19 nặng - Bộ Y tế đã thống nhất chỉ định can thiệp ECMO. La Giang    

Bộ Tài nguyên và Môi trường: Quyên góp trên 600 triệu đồng ủng hộ phòng, chống Covid-19

TĐKT - Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ và Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam, chiều 19/3, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) đã tổ chức phát động quyên góp ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19 và nhân dân bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn. Lãnh đạo Bộ TNMT quyên góp ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19 và nhân dân bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn. Phát biểu tại buổi lễ, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ TNMT Trần Hồng Hà nhấn mạnh: Đây là hoạt động mang ý nghĩa nhân văn cao đẹp, là truyền thống tương thân, tương ái của dân tộc Việt Nam và cũng là trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Bộ TNMT chung tay hành động cùng cộng đồng và người dân cả nước, góp phần đẩy lùi dịch bệnh Covid-19 và giúp đỡ nhân dân đang chịu ảnh hưởng nặng nề do hạn hán và xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long. Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường phát động tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, lao động và đoàn viên công đoàn trích mỗi người tối thiểu một ngày lương để ủng hộ phong trào phòng, chống dịch Covid-19 và giúp đỡ nhân dân bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn. Ngay tại lễ phát động, cán bộ công chức viên chức, người lao động và đoàn viên công đoàn của Bộ TNMT đã quyên góp được tổng số tiền là 626.000.000 đồng. Toàn bộ số tiền quyên góp này sẽ được chuyển cho Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để hỗ trợ phòng, chống dịch Covid-19. Đồng thời, Bộ tiếp tục kêu gọi toàn thể các cán bộ cán bộ, công chức, viên chức, lao động quyên góp ủng hộ để giúp đỡ nhân dân bị ảnh hưởng bởi hạn mặn ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Bình Nguyên

Trang