TĐKT - Sáng 16/8, tại Hà Nội, Công ty cổ phần Lumi Việt Nam chính thức giới thiệu ra thị trường tính năng mới "Điều khiển nhà bằng giọng nói". Sau gần 1 năm nghiên cứu, các kỹ sư của Lumi đã phát triển, tích hợp thành công công nghệ nhận dạng giọng nói của Amazon vào giải pháp nhà thông minh và cho ra đời ngôi nhà "Chủ nói - Là nghe" đầu tiên tại Việt Nam.
Lễ ra mắt giải pháp điều khiển nhà bằng giọng nói
Theo dự báo của các chuyên gia, xu hướng công nghệ 4.0 cùng với sự bùng nổ của mạng lưới vạn vật kết nối Internet (IoT) và công nghệ nhận dạng giọng nói sẽ là xu hướng tất yếu trong tương lai. Giải pháp nhà thông minh, một trong những ứng dụng của IoT với các tính năng đặc biệt như nhận diện giọng nói hứa hẹn là sự lựa chọn lý tưởng cho những gia đình có người già và trẻ nhỏ bởi tính an toàn, thân thiện và dễ sử dụng.
Nắm bắt được xu hướng đó, Lumi đã nhanh chóng nghiên cứu để ứng dụng thành công công nghệ nhận dạng giọng nói vào giải pháp nhà thông minh. Tại ngôi nhà này, chủ nhà chỉ cần ra lệnh, ngôi nhà sẽ lập tức bật, tắt hệ thống chiếu sáng; đóng, mở rèm; điều chỉnh chiết áp; thay đổi màu sắc đèn Led... Amazon Alexa, thiết bị nhận dạng giọng nói hàng đầu thế giới, sẽ là người trợ lý đắc lực giúp chủ nhà trong mọi tình huống. Khi chủ nhà đang nấu ăn, tắm, giặt hay phơi quần áo... khi tay không thể cầm smartphone để điều khiển, chỉ cần ra lệnh, mọi thiết bị sẽ "vâng lời" theo ý muốn.
Mọi thành viên trong gia đình đều có thể điều khiển bằng giọng nói một cách dễ dàng. Điều này không chỉ mang lại sự an toàn, tiện lợi mà còn tránh tâm lý e ngại của người cao tuổi khi cần đến sự giúp đỡ của con cháu trong những việc nhỏ.
Bình Nguyên
Chính trị - Xã hội
TĐKT - Ngày 1/7/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định 76/2017/NĐ-CP điều chỉnh mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng. Theo Nghị định này, từ ngày 15/8, 8 nhóm đối tượng sẽ được tăng thêm 7,44% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng (so với tháng 6/2017).
Cụ thể, 8 nhóm đối tượng bao gồm: thứ nhất, cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động (kể cả người có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người nghỉ hưu từ Quỹ bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An chuyển sang theo Quyết định 41/2009/QĐ-TTg ngày 16.3.2009 của Thủ tướng Chính phủ); quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hàng tháng.
Thứ hai, cán bộ xã, phường, thị trấn quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009, Nghị định 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 và Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/1/1998 của Chính phủ đang hưởng lương hưu và trợ cấp hàng tháng.
Thứ ba, người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng theo quy định của pháp luật; người đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 4/8/2000, Quyết định số 613/QĐ-TTg ngày 6/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hàng tháng.
Thứ tư, cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 130/CP ngày 20.6.1975 của Hội đồng Chính phủ và Quyết định số 111-HĐBT ngày 13/10/1981 của Hội đồng Bộ trưởng.
Thứ năm là quân nhân đang hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008, Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg ngày 6/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ.
Thứ sáu, công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ.
Thứ bảy, quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 9/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ.
Cuối cùng là người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng.
La Giang
TĐKT - Chiều 15/8, tại Hà Nội, Ban Thông tin Truyền thông Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tổ chức họp báo thông tin về Chương trình Đại lễ Vu Lan “Đạo hiếu và dân tộc” năm 2017.
Họp báo thông tin về chương trình
Chương trình Đại lễ Vu Lan “Đạo hiếu và dân tộc” năm 2017 sẽ được tổ chức vào 19h45 tối ngày 31/8/2017 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, gồm 3 phần: giao lưu văn hóa nghệ thuật Phật giáo - Tri ân đấng sinh thành - Tri ân đất nước; tôn vinh và trao tặng kỷ niệm chương cho những tấm gương hiếu thảo; tọa đàm với khách mời về chủ đề đạo hiếu.
Phát biểu tại họp báo, Hòa thượng Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Việt Nam, Trưởng Ban truyền thông Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhấn mạnh: Lễ Vu Lan – Rằm tháng Bảy từ lâu đã trở thành ngày hội tôn vinh hiếu hạnh của cả dân tộc. Cứ mỗi dịp vu lan về không ai bảo ai mà trong lòng mỗi người đều muốn làm điều gì đó tốt lành; nhiều việc phúc thiện với tất cả tâm thành, cầu nguyện cho cha – mẹ hiện đời được bình an, hạnh phúc, cha – mẹ đã mất được nhẹ nhàng, an vui.
Với tinh thần Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng dân tộc, Chương trình Đại lễ Vu Lan năm nay được tổ chức nhằm đề cao đạo lý “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây” nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ. Chương trình cũng là hoạt động có ý nghĩa nhân sự kiện Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII...
Nhân dịp này, Ban tổ chức dự kiến sẽ trao 20 phần quà, mỗi phần quà trị giá 5 triệu đồng. Trong đó, 10 phần quà sẽ được Ban tổ chức trao cho các tấm gương hiếu thảo và 10 phần quà tri ân người có công với đất nước.
Phương Thanh
Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân tộc thiểu số và chính sách dân tộc
TĐKT - Sáng 15/8, tại Hà Nội, Trung tâm Thông tin, Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội thảo Luận cứ khoa học và giải pháp xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu (CSDL) Quốc gia về dân tộc thiểu số (DTTS) và chính sách dân tộc (CSDT). Hội thảo nằm trong khuôn khổ đề tài cấp Nhà nước "Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng Hệ thống cơ sở dữ liệu Quốc gia về DTTS và CSDT, mã số: CTDT08.16/16-20. Toàn cảnh Hội thảo Hội thảo tập trung vào những nội dung: phân tích, đánh giá nhu cầu sử dụng thông tin, dữ liệu, cơ sở dữ liệu về DTTS của các cá nhân, tổ chức, các cơ quan thực hiện công tác dân tộc; góp ý nhiệm vụ, nội dung và giải pháp xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu Quốc gia về DTTS và CSDT. PGS. TS Bế Trung Anh, Phó Giám đốc Học viện Dân tộc, Ủy ban Dân tộc cho biết: nhiệm vụ xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về DTTS và CSDT nằm trong danh mục CSDL Quốc gia cần ưu tiên triển khai để tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử. Thực tế, hiện nay, các dữ liệu về DTTS, CSDT còn thiếu, khó tiếp cận, chưa có hệ thống. Dữ liệu DTTS, CSDT còn tản mạn, chưa online, định dạng chưa thống nhất, tra cứu về DTTS còn khó khăn vì chưa theo phân loại và chỉ số... Tại Hội thảo, các đại biểu đều khẳng định cần thiết phải có một hệ thống CSDL thống nhất, đảm bảo tính pháp lý, cập nhật thường xuyên và chính xác về DTTS và CSDT nhằm phục vụ việc hoạch định CSDT. CSDL cần được tổ chức thành các dữ liệu thành phần. Nội dung của các dữ liệu thành phần cần được xác định, chuẩn hóa và cập nhật từng bước theo lộ trình xác định, hướng ưu tiên các nội dung phục vụ thiết thực cho hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc hiện nay ở Trung ương và địa phương... Bình NguyênTăng cường quản lý, lập lại trật tự hành lang an toàn đường sắt
TĐKT - Sáng 10/8, tại Hà Nội, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Quyết định số 994/QĐ - TTg ngày 19/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt. Tới dự có Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Đình Thọ. Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Đình Thọ phát biểu tại Hội nghị Theo báo cáo của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, giai đoạn từ 2014 -2017, do mới được bố trí vốn ngân sách 280 tỷ, bằng 50% so với kế hoạch giao (540 tỷ), nên hầu hết các dự án, công trình an toàn giao thông chưa được triển khai hoặc triển khai thực hiện chưa đảm bảo tiến độ theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, với quyết tâm cao, Tổng công ty đã rà soát, cắt giảm những khối lượng không cần thiết và đã làm được 133 đường ngang (năm 2015), hoàn thiện hồ sơ trình phê duyệt xong 127 đường ngang (năm 2016), chuyển tiếp thực hiện thi công 93 đường ngang trong năm 2017. Tất cả các đường ngang sau khi được cải tạo, sửa chữa, nâng cấp đã đảm bảo độ êm thuận, thanh thoát và cảnh báo, cung cấp đầy đủ các tín hiệu báo hiệu cho người và phương tiện tham gia giao thông, đảm bảo tuyệt đối an toàn. Đặc biệt, việc áp dụng lắp động cơ và cần chắn tự động tại các đường ngang đường sắt năm 2015, sau một thời gian sử dụng, đã phát huy hiệu quả đảm bảo an toàn giao thông (ATGT), góp phần hướng dẫn giao thông và nâng cao ý thức của người tham gia giao thông khi qua đường giao cắt đường sắt. Một số địa phương đã chủ động đầu tư kinh phí xây dựng hệ thống đường gom, hàng rào cách ly dọc đường sắt, giúp việc đi lại của nhân dân thuận tiện, xóa bỏ nhiều lối đi dân sinh, góp phần đáng kể trong việc đảm bảo an toàn, giảm thiểu tai nạn giao thông đường sắt. Công tác tuyên truyền đã giúp người dân nhận thức sâu sắc về luật lệ an toàn giao thông đường sắt. Nhiều địa phương đã phối hợp với ngành đường sắt tổ chức rào chắn, thu hẹp lối đi dân sinh, tích cực tham gia bảo vệ các công trình đường sắt, đầu tư kinh phí và bố trí nhân lực cảnh giới tại các vị trí giao cắt tiềm ẩn nguy cơ cao về mất ATGT. Nhờ đó, tình hình tai nạn giao thông đã giảm cả 3 tiêu chí. 6 tháng đầu năm 2017, cả nước xảy ra 167 vụ tai nạn giao thông đường sắt, giảm 38 vụ (18,5%) so với cùng kỳ năm 2016; làm 79 người chết, giảm 4 người (4,8%); 112 người bị thương, giảm 30 người (21,1%). Riêng 41 đường ngang cảnh báo tự động đã lắp cần chắn tự động kể từ khi đưa vào sử dụng (tháng 1/2016) đến nay không xảy ra vụ tai nạn nào. Nhằm tăng cường công tác quản lý, lập lại trật tự hành lang đường sắt, giai đoạn 2017 - 2020 và các năm tiếp theo, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam sẽ triển khai các công việc cụ thể: hoàn thành nâng cấp 93 đường ngang đã được phê duyệt và bố trí vốn năm 2017; dự kiến xây dựng 150 km hàng rào cách ly, đường gom để đóng 2000 lối đi dân sinh; nâng cấp, cải tạo 452 đường ngang biển báo thành cảnh báo tự động, lắp cần chắn tự động và có gác; triển khai cắm mốc giới hạn hành lang an toàn đường sắt trên tất cả các tuyến và bàn giao cho địa phương quản lý trong giai đoạn 2017 - 2020… Về xây dựng cầu đường bộ tách khỏi cầu chung đường sắt: thực hiện kết nối giao thông với cầu đường bộ tại 3 cầu: cầu Bắc Giang, cầu Chung Lu và cầu Long Đại để đường bộ không đi chung với đường sắt (giai đoạn 2021 – 2022); hoàn thành xây dựng cầu đường bộ Lục Nam và kết nối giao thông (giai đoạn 2022 – 2025). Về xây dựng các cầu trên quốc lộ vượt đường sắt Quốc gia: giai đoạn 2020 - 2025, xây dựng 36 cầu vượt đường sắt trên tuyến đường sắt Hà Nội - TP Hồ Chí Minh có mật độ phương tiện giao thông lớn, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn cao. Giai đoạn 2025 - 2030, xây dựng các cầu vượt các tuyến còn lại. Phương ThanhHội Chữ thập đỏ Hà Nội tiếp nhận 567 triệu đồng hỗ trợ nhân dân các tỉnh phía Bắc
TĐKT - Ngày 9/8, Hội Chữ thập đỏ TP Hà Nội tổ chức Hội thu lần 1 để hỗ trợ nhân dân các tỉnh phía Bắc. Tại Hội thu, Hội Chữ thập đỏ thành phố đã tiếp nhận được trên 567 triệu đồng. Tiêu biểu trong đợt đóng góp lần đầu là các đơn vị: Hội Chữ thập đỏ quận Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Tây Hồ, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm; Chi hội Tình người và Tập đoàn Sơn Hà... Ngay sau khi tiếp nhận, Hội Chữ thập đỏ thành phố đã cử Đoàn công tác lên hỗ trợ nhân dân các tỉnh phía Bắc. Hội Chữ thập đỏ TP Hà Nội sẽ đi thăm hỏi và hỗ trợ trực tiếp cho gia đình có người chết mỗi gia đình 2 triệu đồng, gia đình có người bị thương là 1 triệu đồng. Thông qua hệ thống Hội Chữ thập đỏ và Ban Cứu trợ các tỉnh, Hội Chữ thập đỏ thành phố hỗ trợ tỉnh Sơn La, tỉnh Yên Bái mỗi tỉnh 100 triệu đồng; tỉnh Lai Châu, tỉnh Điện Biên mỗi tỉnh 50 triệu đồng để hỗ trợ cho các gia đình bị sạt lở, cuốn trôi nhà cửa và tái thiết cuộc sống. Nhân dịp này, Tập đoàn Sơn Hà cũng trao tặng cho các gia đình và trường học bị sạt lở của huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái 10 bồn chứa nước Sơn Hà trị giá 20 triệu đồng. Tổng giá trị hỗ trợ người dân các tỉnh phía bắc đợt 1 là trên 420 triệu đồng. Lãnh đạo Hội chữ thập đỏ thành phố Hà Nội tiếp nhận hỗ trợ nhân dân các tỉnh phía Bắc từ các đơn vị. Trong thời gian tới, Hội Chữ thập đỏ thành phố tiếp tục tổ chức các đoàn trao tặng quần áo, mỳ tôm, gạo và tiền mặt để giúp nhân dân các tỉnh phía Bắc khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra. Hội Chữ thập đỏ TP Hà Nội mong muốn tiếp tục nhận được sự ủng hộ của các nhà hảo tâm, doanh nghiệp hỗ trợ người dân các tỉnh phía bắc khắc phục hậu quả thiên tai, sớm ổn định cuộc sống. Hưng VũPhát động “Cuộc thi báo chí viết về công nhân và công đoàn năm 2017 - 2018”
TĐKT – Thiết thực chào mừng Đại hội Công đoàn các cấp, tiến tới Đại hội XII Công đoàn Việt Nam, ngày 8/8, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức họp báo phát động “Cuộc thi báo chí viết về công nhân, công đoàn Việt Nam năm 2017 - 2018” và “Cuộc thi vẽ tranh cổ động chào mừng Đại hội XII Công đoàn Việt Nam”. Cuộc thi báo chí viết về công nhân, công đoàn Việt Nam năm 2017 - 2018 có chủ đề “Đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn, vì quyền lợi đảm bảo, phúc lợi tốt hơn của đoàn viên và người lao động (NLĐ)” được tổ chức trong toàn quốc nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá những đổi mới trong tổ chức, hoạt động của các cấp công đoàn, những đóng góp của tổ chức Công đoàn Việt Nam vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước; vai trò của tổ chức Công đoàn trong chăm lo lợi ích, phúc lợi tốt hơn cho đoàn viên, góp phần tập hợp, phát triển đoàn viên công đoàn. Đồng thời, biểu dương những doanh nghiệp điển hình chăm lo cho đoàn viên, NLĐ; những tấm gương tận tụy của cán bộ công đoàn trong bảo vệ quyền, lợi ích của đoàn viên, NLĐ; những cách làm hay, những kinh nghiệm tốt. Thông qua cuộc thi góp phần nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các cấp công đoàn trong chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và NLĐ. Nâng cao vai trò, hiệu quả của báo chí nói chung và báo chí công đoàn nói riêng trong tuyên truyền về giai cấp công nhân và xây dựng tổ chức Công đoàn Việt Nam. Họp báo phát động hai cuộc thi Cuộc thi cũng là dịp để Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ghi nhận, động viên, khen thưởng những nhà báo, cơ quan báo chí có các tác phẩm báo chí chất lượng tốt trong tuyên truyền về giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam và là bước khởi động giải báo chí 28/7 thường niên. Ban Tổ chức dự kiến trao 17 giải thưởng cho các tác phẩm xuất sắc thuộc các thể loại báo chí. Trong đó: giải truyền hình, phát thanh: 1 giải A trị giá 15 triệu đồng; 1 giải B trị giá 10 triệu đồng; 2 giải C mỗi giải 7 triệu đồng; 3 giải khuyến khích mỗi giải 2 triệu đồng. Giải báo in, báo điện tử: 1 giải A trị giá 15 triệu đồng; 1 giải B trị giá 10 triệu đồng; 2 giải C mỗi giải 7 triệu đồng; 5 giải khuyến khích, mỗi giải 2 triệu đồng. Giải chuyên đề tác phẩm hay viết về “Công đoàn vì lợi ích đoàn viên và xây dựng thiết chế công đoàn”: 1 giải trị giá 15 triệu đồng. Cuộc thi được tổ chức trong toàn quốc. Các tác phẩm dự thi là các tác phẩm được xuất bản kể từ ngày 01/8/2017 đến 01/5/2018. Thời gian nhận tác phẩm dự thi từ 15/8/2017 – 10/5/2018. Lễ trao giải cuộc thi dự kiến tổ chức vào dịp kỷ niệm 89 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/2018). Cũng tại cuộc họp báo, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã phát động Cuộc thi vẽ tranh cổ động chào mừng Đại hội XII Công đoàn Việt Nam. Đối tượng tham gia dự thi là tất cả đoàn viên, CNVCLĐ, cán bộ công đoàn, họa sĩ chuyên nghiệp và không chuyên có thể gửi tranh nghệ thuật số (tranh vẽ bằng máy tính) và tranh vẽ bằng tay để tham gia cuộc thi. Hạn cuối nhận bài dự thi là 30/10/2017. Ban Tổ chức dự kiến công bố kết quả và trao thưởng vào tháng 12/2017. Dự kiến sẽ trao 11 giải thưởng cho các tác phẩm dự thi xuất sắc, trong đó có: 1 giải nhất: 20.000.000 đ; 2 giải nhì: 15.000.000 đ/ giải; 3 giải ba: 10.000.000 đ/giải; 5 giải khuyến khích: 5.000.000 đ/giải. Các mẫu tranh cổ động đạt kết quả tốt sẽ được trưng bày triển lãm và in tuyên truyền tại Đại hội XII Công đoàn Việt Nam. Ban tổ chức mong muốn, thông qua tranh cổ động để phản ánh những thành tựu to lớn của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc; động viên công nhân, viên chức, lao động hăng hái thi đua, lao động, sản xuất thời kỳ đổi mới công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập với nền kinh tế thế giới. Các tác phẩm tham dự “Cuộc thi báo chí viết về công nhân và công đoàn năm 2017-2018” và “Cuộc thi vẽ tranh cổ động chào mừng Đại hội XII Công đoàn Việt Nam” gửi về Tổng Liên đoàn Lao động VN theo địa chỉ: Ban Tuyên giáo –Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Số 1A Yết Kiêu, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Mai ThảoNgành Ngân hàng hỗ trợ kịp thời các tỉnh phía Bắc chịu thiệt hại do lũ
TĐKT - Nhằm kịp thời hỗ trợ người dân các tỉnh Sơn La, Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu, Bắc Kạn, Cao Bằng vượt qua khó khăn, khôi phục lại sản xuất, kinh doanh sau khi chịu thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản do mưa lũ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đã yêu cầu các tổ chức tín dụng và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố nêu trên thực hiện ngay một số nội dung hỗ trợ. Theo đó, các tổ chức tín dụng chỉ đạo các chi nhánh, phòng giao dịch rà soát, tổng hợp thiệt hại của khách hàng đang vay vốn kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng. Cụ thể: cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, tạo điều kiện thuận lợi để khách hàng được vay mới khôi phục sản xuất sau lũ; thực hiện xử lý nợ đối với khách hàng theo các quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và cơ chế xử lý nợ bị rủi ro tại Ngân hàng Chính sách xã hội. NHNN chi nhánh các tỉnh chịu thiệt hại do lũ phối hợp với các Sở, ban, ngành trên địa bàn chỉ đạo các tổ chức tín dụng triển khai việc hỗ trợ khắc phục thiệt hại cho người dân, đồng thời báo cáo định kỳ hàng tháng kết quả triển khai thực hiện các giải pháp hỗ trợ của ngành trên địa bàn về NHNN Việt Nam. Hưởng ứng sự vận động của Thống đốc NHNN, cán bộ, viên chức ngành ngân hàng và các ngân hàng thương mại nhà nước ngay lập tức tổ chức kêu gọi, vận động ủng hộ trong toàn ngành để tổ chức thăm hỏi đối với các gia đình bị thiệt hại, đặc biệt là các hộ nghèo, hộ chính sách, hộ đồng bào dân tộc thiểu số để động viên người dân vượt qua khó khăn, phục hồi sản xuất; thực hiện công tác an sinh xã hội đối với các gia đình bị thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Tổng số tiền ủng hộ tính đến thời điểm hiện tại là hơn 12,3 tỷ đồng. Trong đó, 4 tỷ đồng xây dựng trường tiểu học xã Nậm Păm huyện Mường La, Sơn La; 3 tỷ đồng xây dựng trường Tiểu học và Trung học Võ Thị Sáu, thị trấn Mù Cang Chải, Yên Bái là những ngôi trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng do lũ. Bên cạnh đó, hơn 3 tỷ đồng hỗ trợ cho các hộ gia đình có nhà bị sập, các hộ gia đình có người chết, mất tích. Hơn 2 tỷ đồng còn lại hỗ trợ giống cây trồng để khôi phục sản xuất; hỗ trợ sách vở, nhu yếu phẩm cho 15 điểm trường và cho học sinh trước kỳ khai giảng năm học mới. Phương MaiỦng hộ đồng bào các tỉnh miền núi phía Bắc khắc phục hậu quả mưa lũ
TĐKT – Trong những ngày cuối tháng 7, đầu tháng 8 vừa qua, liên tiếp các đợt mưa to đến rất to gây mưa lũ, sạt lở đất trên diện rộng tại các tỉnh miền núi phía Bắc và trung du Bắc Bộ đã gây thiệt hại rất lớn về người và của cho nhân dân. Đặc biệt, tại các tỉnh Yên Bái, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên… lũ lụt đã làm gần 40 người chết và mất tích, hàng nghìn người đang lâm vào cảnh hết sức khó khăn. Trước tình hình đó, nhiều bộ, ngành, đơn vị đã có những việc làm thiết thực để góp phần giúp đỡ các địa phương bị thiệt hại nặng nề bởi mưa lũ. * Chiều ngày 5/8, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã dẫn đầu đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường lên thăm hỏi, tặng quà hỗ trợ đồng bào tỉnh Yên Bái khắc phục hậu quả lũ ống lũ quét. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã trao 800 triệu đồng và 200 bộ giường tầng giúp Yên Bái khắc phục hậu quả lũ lụt Thay mặt Ban cán sự đảng và Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng Trần Hồng Hà gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia đình các nạn nhân bị thiệt hại do lũ ống vừa qua tại Mù Cang Chải. Đặc biệt, Bộ trưởng giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái tham mưu cho UBND tỉnh có những phương án khắc phục môi trường, nguồn nước để đảm bảo vệ sinh, tránh tình trạng phát sinh dịch bệnh. Bộ trưởng cũng giao Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu nghiên cứu, đánh giá, rà soát và đề xuất những nguy cơ lũ ống, lũ quét trên địa bàn huyện Mù Cang Chải nói riêng và tỉnh Yên Bái nói chung. Đồng thời, Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia tiếp tục theo dõi diễn biến tình hình mưa lũ để kịp thời thông tin cho Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, UBND tỉnh Yên Bái, các sở ngành địa phương trên địa bàn tỉnh. Tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Yên Bái, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã trao cho tỉnh Yên Bái 600 triệu đồng từ Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để giúp tỉnh Yên Bái khắc phục hậu quả sau lũ ống; 200 triệu đồng từ nguồn quyên góp ủng hộ của cán bộ, viên chức, người lao động Bộ Tài nguyên và Môi trường; 200 bộ giường tầng cho Trường Dân tộc nội trú huyện Mù Cang Chải. * Ngày 7/8, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức phát động ủng hộ đồng bào các tỉnh miền núi phía Bắc bị thiệt hại do mưa lũ. Tại buổi lễ, kêu gọi cán bộ, công chức, người lao động của Bộ quyên góp ủng hộ nhân dân vùng bị thiệt hại trong đợt mưa lũ, lũ quét, sạt lở đất vừa qua. Với tinh thần tương thân, tương ái, "lá lành đùm lá rách", cán bộ, công chức, người lao động của Bộ đã tự nguyện đóng góp tổng số tiền 800 triệu đồng, góp phần chung sức cùng đồng bào các khu vực bị ảnh hưởng bởi mưa lũ sớm khắc phục hậu quả, ổn định đời sống, khôi phục sản xuất. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai Nguyễn Xuân Cường yêu cầu các cơ quan trực thuộc Bộ phối hợp chặt chẽ với các địa phương để hướng dẫn, chỉ đạo công tác khắc phục sản xuất, khôi phục cơ sở hạ tầng. Ngay sau lễ phát động, Bộ đã thành lập 2 đoàn công tác đến 4 địa phương trọng điểm bị thiệt hại nặng nề bởi mưa lũ để hướng dẫn, chỉ đạo việc khắc phục. * Sáng 7/8, Công đoàn Thông tin và Truyền thông Việt Nam đã phát động đợt quyên góp ủng hộ, hỗ trợ đồng bào các tỉnh miền núi phía Bắc, Trung du Bắc Bộ khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất. Theo đó, Ban Thường vụ Công đoàn Thông tin và Truyền thông Việt Nam đã kêu gọi toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Thông tin và Truyền thông phát huy truyền thống nghĩa tình, đóng góp tối thiểu 1 ngày lương để chung tay cùng các cấp, các ngành, đoàn thể, địa phương khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra, dành cho đồng bào các tỉnh miền núi phía Bắc và Trung du Bắc Bộ sự giúp đỡ thiết thực để nhanh chóng khôi phục sản xuất, giảm bớt khó khăn, sớm ổn định cuộc sống. Cũng trong sáng 7/8, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức 2 đoàn công tác trực tiếp đến 2 tỉnh Yên Bái, Sơn La động viên, thăm hỏi, chuyển những tình cảm, sự ủng hộ của cán bộ, công nhân viên chức ngành tới đồng bào các tỉnh miền núi phía Bắc, giúp người dân khắc phục thiệt hại do bão lũ, sạt lở đất. Phương LinhNhiều tiến bộ trong triển khai luật pháp, chính sách về người khuyết tật
TĐKT - 6 tháng đầu năm 2017, với sự chủ động, tích cực và nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương, tình hình triển khai luật pháp, chính sách về người khuyết tật (NKT), Chương trình hành động Quốc gia về NKT đã đạt được nhiều tiến bộ rõ nét. Theo Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Trọng Đàm, trong 6 tháng cuối năm, tiếp tục có thêm 4 luật được ban hành, trong đó có nội dung lồng ghép về NKT rất rõ ràng, cụ thể. Cùng với đó, Chính phủ và các bộ, ngành cũng đã bổ sung thêm 22 văn bản bao gồm các nghị định, thông tư, các quyết định để triển khai, thực hiện các chính sách NKT, tiếp tục tạo môi trường tương đối đồng bộ, đầy đủ, hoàn thiện cho việc triển khai các trợ giúp cho NKT. Bên cạnh đó, một số văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh và tổ chức thực hiện các chính sách liên quan đến NKT đang được các bộ, ngành soạn thảo, lấy ý kiến để ban hành thời gian tới. Theo báo cáo 6 tháng đầu năm 2017 của Ủy ban Quốc gia về NKT, công tác tuyên truyền về các chính sách, đề án, chương trình trợ giúp NKT cũng được các bộ, ngành, địa phương triển khai bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng nhằm nâng cao nhận thức về quyền của NKT và trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội đối với công tác về NKT. Hiện cả nước có gần 900 nghìn NKT nặng và đặc biệt nặng, 70 nghìn gia đình, cá nhân nhận chăm sóc đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng. Theo đó, đến thời điểm này, việc chi trả trợ cấp cho NKT nặng và đặc biệt nặng cho các địa phương rất kịp thời. Việc đổi mới, cải cách phương thức chi trả thông qua một cơ quan độc lập là bưu điện đã góp phần khắc phục được nhiều sai sót, hạn chế trong vấn đề duyệt chính sách và trả tiền cho đối tượng. Ngoài ra, với mục tiêu nâng cao hơn nữa đời sống, cải thiện sinh hoạt cho các đối tượng bảo trợ xã hội, trong đó có NKT, năm 2017, ngân sách Nhà nước đã cân đối, bố trí kinh phí cho ngân sách địa phương để triển khai thực hiện quy định trợ cấp xã hội hàng tháng ở cộng đồng, nuôi dưỡng tập trung trong cơ sở bảo trợ xã hội, nâng mức trợ cấp xã hội theo quy định tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP là 16.265 tỷ đồng. Các hoạt động chăm sóc y tế, giáo dục cho NKT cũng có nhiều chuyển biến đáng kể. Việc hỗ trợ y tế, chăm sóc sức khỏe cho NKT được thực hiện chủ yếu bằng các hình thức cấp thẻ bảo hiểm y tế, phát hiện sớm, can thiệp sớm, phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng và hỗ trợ dụng cụ trợ giúp. Việc dạy nghề, tạo việc làm cũng đã có nhiều chuyển biến, đã tháo gỡ một số khó khăn cho NKT trong học nghề, việc làm; và vấn đề vốn, tiếp cận vốn cho NKT cũng đã được thực hiện tương đối tốt. Để triển khai công tác đào tạo nghề cho NKT, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã ban hành văn bản số 921, 922/LĐTBXH-TCDN hướng dẫn các bộ, ngành, cơ quan Trung ương trong việc thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2017. Trong đó bảo đảm NKT chiếm ít nhất 10% chỉ tiêu hỗ trợ đào tạo của địa phương; tăng cường công tác tuyên truyền về đào tạo nghề, tạo việc làm đối với lao động nông thôn, NKT. Song song với đó, trong lĩnh vực về tiếp cận giao thông, công trình công cộng, các địa phương tiếp tục thực hiện chính sách miễn giảm giá vé cho NKT từ 25% - 100% cho NKT khi tham gia giao thông công cộng. Lĩnh vực hàng không giảm 15% giá vé cho NKT, các hãng hàng không đều chấp nhận vận chuyển khách với các dịch vụ đặc biệt không thu phí… Đến nay tỷ lệ đảm bảo tiếp cận đối với NKT đạt 63% cảng hàng không, 26% nhà ga đường sắt, 30% bến xe khách, 3,5% phương tiện vận tải hành khách công cộng. Nhìn chung, các địa phương đều thực hiện tốt chính sách trợ giúp NKT như trợ giúp xã hội, cấp thẻ bảo hiểm y tế, miễn, giảm học phí cho học sinh khuyết tật… Đa số các địa phương cũng đã xây dựng kế hoạch trợ giúp NKT giai đoạn 2012- 2020 và được Ủy ban nhân dân tỉnh/ thành phố phê duyệt và bố trí nguồn lực thực hiện. Sự phối hợp giữa các bộ, ngành thành viên trong việc triển khai các nhiệm vụ được giao từng bước được cải thiện. Để mang lại lợi ích thiết thực cho người khuyết tật, 6 tháng cuối năm 2017, Ủy ban Quốc gia về NKT Việt Nam tiếp tục chú trọng 7 nhiệm vụ trọng tâm: Thứ nhất, Ủy ban Quốc gia về NKT Việt Nam tiếp tục đôn đốc các bộ, ngành, địa phương triển khai kế hoạch thực hiện Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền của NKT; Luật NKT và Đề án trợ giúp NKT giai đoạn 2012 – 2020. Thứ hai, phân tích và xây dựng báo cáo và công bố kết quả điều tra quốc gia NKT năm 2016. Thứ ba, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện dự án “Thức đẩy quyền của NKT Việt Nam” do cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ tài trợ tại 6 tỉnh. Thứ tư, triển khai tuyên truyền về phục hồi nhân cách cho NKT tại cộng đồng, phòng ngừa và phát hiện sớm, can thiệp sớm khuyết tật, tăng cường tham gia bảo hiểm y tế của NKT, trong đó tập trung triển khai các hoạt động hưởng ứng ngày NKT 3/12. Thứ năm, tổ chức đoàn thể thao NKT Việt Nam tham dự các đại hội thể thao quốc tế dành cho NKT. Thứ sáu, tập trung duy trì mối quan hệ hợp tác về NKT với các đối tác song phương, đa phương trong khu vực và thế giới. Cuối cùng là, đôn đốc kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động các tổ giúp việc cho Ủy viên Ủy ban quốc gia các cấp, các ngành và đôn đốc việc thành lập Ban công tác về NKT cấp tỉnh… La GiangTrang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 286
- 287
- 288
- 289
- 290
- …
- sau ›
- cuối cùng »