TĐKT - Chiều 30/6, tại Hà Nội, Hội Lao và Bệnh Phổi Việt Nam và Bệnh viện Phổi Trung ương, Chương trình Chống lao Quốc gia tổ chức “Hội nghị khoa học Bệnh phổi toàn quốc lần thứ 7”.
Bệnh nhân lao được các bác sĩ tận tình chăm sóc
Hội nghị có sự tham dự của gần 800 đại biểu trong nước và quốc tế. Nối tiếp thành công của Hội nghị lần thứ 6 tổ chức tại TP Đà Nẵng, đồng thời hướng tới kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Bệnh viện Phổi trung ương, Hội nghị năm 2017 có chủ đề là “ Quản lý tốt bệnh phổi để chấm dứt bệnh lao”. Đó là sự tiếp nối nhằm mục đích tăng cường sự tiếp cận của người dân với các kỹ thuật hiện đại ngay ở các bệnh viện trong nước và tại cộng đồng.
Hội nghị đã tiếp nhận trên 200 công trình nghiên cứu và các bài báo cáo tổng quan theo các chủ đề: ung thư phổi, viêm phổi, hen, COPD, hồi sức cấp cứu chuyên ngành, phẫu thuật phổi, lao đa kháng và siêu kháng thuốc. Hội nghị này sẽ có 4 điểm mới: thực hành lồng ghép quản lý lao và bệnh phổi dành cho các thầy thuốc thực hành; các bằng chứng khoa học hướng đến kết thúc bệnh lao ở Việt Nam; điều dưỡng chuyên ngành dành cho điều dưỡng viên.
Hội nghị khoa học Bệnh phổi toàn quốc lần thứ 7 sẽ kết thúc vào ngày 1/7/2017.
Hồng Thiết
Chính trị - Xã hội
6 tháng đầu năm, Tổng cục Hải quan hoàn thành nhiệm vụ được giao
TĐKT - Theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, tính đến hết tháng 6/2017, số thu ngân sách nhà nước (NSNN) của toàn ngành Hải quan ước đạt được 141.000 tỷ đồng, đạt 49,47% kế hoạch dự toán 285.000 tỷ đồng do Quốc hội giao, tăng 9,41% so với cùng kỳ năm 2016. Chỉ tính riêng trong tháng 6/2017, ước thu NSNN của toàn ngành Hải quan ước đạt 23.000 tỷ đồng. Cụ thể, kim ngạch của một số mặt hàng nhập khẩu có số thu lớn có xu hướng giảm với tháng trước: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện nhập khẩu (giảm 5,3%); máy móc, thiết bị, phụ tùng nhập khẩu (giảm 1,7%); vải các loại (giảm 3,5%); sắt thép các loại (giảm 4,5%); nguyên phụ liệu dệt, may, da, giầy (giảm 5,4%); hóa chất (giảm 4,5%)... Tuy nhiên, cũng có một số mặt hàng nhập khẩu tăng nhẹ so với tháng trước: xăng dầu các loại nhập khẩu (tăng 24,7 % về lượng và 19% về trị giá); điện thoại và các loại linh kiện nhập khẩu (tăng nhẹ 0,1%); kim loại thường khác (tăng 6,8%). Kim ngạch của một số mặt hàng xuất khẩu có số thu lớn cũng giảm với tháng trước: điện thoại và các loại linh kiện (giảm 8,1%); máy móc, thiết bị, phụ tùng (giảm 8,2%); hàng thủy sản (giảm 1,3%)... Phân tích tình hình xuất nhập khẩu cho thấy, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu trong tháng 6/2017 ước đạt 35,8 tỷ USD, giảm 1,6% so với tháng trước. Trong đó tổng trị giá xuất khẩu ước đạt 16,7 tỷ USD, giảm 0,7% so với cùng kỳ và tổng trị giá nhập khẩu ước đạt 18 tỷ USD, giảm 2,5% so với cùng kỳ. Với kết quả trên, trong 6 tháng đầu năm 2017, tổng trị giá xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 198,25 tỷ USD, tăng 21,5% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, tổng trị giá xuất khẩu ước đạt 97,78 tỷ USD, tăng 18,9% và tổng trị giá nhập khẩu ước đạt 100,47 tỷ USD, tăng 24,1%. Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong tháng 6/2017 ước tính thâm hụt 200 triệu USD. Qua đó, nâng mức nhập siêu của Việt Nam trong 2 quý đầu năm 2017 lên gần 2,7 tỷ USD, bằng 1,4% tổng kim ngạch xuất khẩu. Đặc biệt, thành tích nổi bật trong công tác tháng 6 của ngành Hải quan là kết quả chống buôn lậu và gian lận thương mại. Tính từ 16/5/2017 đến 15/6/2017, toàn ngành Hải quan đã chủ trì, phối hợp, phát hiện, bắt giữ tổng số 1.378 vụ việc vi phạm, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính khoảng 79,4 tỷ đồng, thu vào NSNN đạt 29,9 tỷ đồng, cơ quan Hải quan khởi tố 4 vụ, chuyển cơ quan khác khởi tố 7 vụ. Hồng ThiếtTĐKT - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 70/2017/NĐ-CP về mức chuẩn để xác định các mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng.
Theo quy định tại Nghị định, người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 diện thoát ly mức trợ cấp 1.583.000 đồng/tháng, phụ cấp 268.000/1 thâm niên; diện không thoát ly mức trợ cấp 2.688.000 đồng/tháng. Trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 từ trần 1.417.000 đồng/tháng.
Người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 được trợ cấp 1.465.000 đồng/tháng. Trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 từ trần là 795.000 đồng/tháng.
Trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của 1 liệt sĩ là 1.417.000 đồng/tháng; trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của 2 liệt sĩ là 2.834.000 đồng/tháng. Đối với thân nhân của 3 liệt sĩ trở lên, mức trợ cấp là 4.251.000 đồng/tháng. Trợ cấp tiền tuất đối với vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc lấy vợ khác (diện không hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng) là 1.417.000 đồng/tháng.
Bà mẹ Việt Nam anh hùng (hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng theo mức trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân liệt sĩ như trên) được hưởng phụ cấp 1.188.000 đồng/tháng. Mức trợ cấp đối với người phục vụ Bà mẹ Việt Nam anh hùng sống ở gia đình là 1.417.000 đồng/tháng. Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến hưởng trợ cấp 1.188.000 đồng/tháng.
Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh được trợ cấp thương tật từ 955.000 đồng/tháng – 4.543.000 đồng/ tháng tùy tỷ lệ suy giảm khả năng lao động.
Thương binh loại B được trợ cấp thương tật từ 788.000 đồng/tháng đến 3.759.000 đồng/tháng tùy tỷ lệ suy giảm khả năng lao động.
La Giang
Đồng loạt triển khai khám, chữa bệnh nhân đạo trên toàn quốc
TĐKT – Ngày 29/6, tại Hà Nội, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phối hợp với Bộ Y tế, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam tổ chức gặp gỡ báo chí thông tin về chương trình “Chung sức hành động vì sức khỏe cộng đồng” và tháng cao điểm “Hành trình tri ân”. Chương trình “Chung sức hành động vì sức khỏe cộng đồng” năm nay diễn ra từ ngày 1/1 - 31/12 với chỉ tiêu khám, chữa bệnh, tư vấn miễn phí cho ít nhất hơn 1 triệu người trên phạm vi toàn quốc. Tháng cao điểm có chủ đề “Hành trình tri ân” diễn ra từ ngày 1/7 - 31/7 trên toàn quốc. Đây là hoạt động thiết thực hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày thương binh, liệt sĩ (27/7/1947- 27/7/2017) và thiết thực chào mừng Đại hội Hội Chữ thập đỏ Việt Nam lần thứ X. Lễ phát động ra quân tháng cao điểm khám, chữa bệnh nhân đạo sẽ diễn ra tại huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An vào ngày 2/7 với sự tham gia của hơn 500 người. Sau Lễ phát động, nhiều hoạt động ý nghĩa sẽ được tổ chức: thắp hương tưởng niệm tại nghĩa trang liệt sĩ huyện Anh Sơn; tổ chức khám, tư vấn sức khỏe và cấp thuốc miễn phí cho 1.000 người; trao 50 suất quà, tặng bò sinh sản, nhà mới cho các hộ gia đình khó khăn, gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng. Hoạt động khám, chữa bệnh nhân đạo sẽ được triển khai đồng loạt ở 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, với mục tiêu phấn đấu đạt ít nhất 30% chỉ tiêu khám bệnh, cấp thuốc miễn phí và tư vấn chăm sóc sức khỏe như kế hoạch đã đặt ra. Trong đó, Ban Chỉ đạo Trung ương sẽ tập trung chỉ đạo điểm tại 10 tỉnh, thành phố: Nghệ An, Hà Nội, Sơn La, Phú Thọ, Hải Dương, Phú Yên, Gia Lai, Đồng Nai, Tiền Giang và Sóc Trăng với các hoạt động thiết thực nhằm chăm sóc sức khỏe, tri ân các gia đình chính sách, thương binh, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng và các đối tượng nghèo, cô đơn. Ban tổ chức cho biết: tới thời điểm hiện tại, chương trình "Chung sức vì sức khỏe cộng đồng" đã đạt được trên 50% chỉ tiêu đặt ra; tập trung vào việc khám bệnh, cấp thuốc miễn phí, tư vấn sức khỏe; phát hiện các trường hợp bệnh nặng để giới thiệu chuyển tuyến, điều trị kịp thời; hướng dẫn phòng bệnh, tuyên truyền giáo dục sức khỏe và kết hợp thăm, tặng quà cho các gia đình khó khăn... Trang LêĐối thoại chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế với các cơ sở y tế tư nhân
TĐKT- Ngày 28/6, tại Hà Nội, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị đối thoại chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế và ký quy chế phối hợp giữa BHXH Việt Nam và Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam. Theo số liệu báo cáo của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2015, cả nước có 365 cơ sở khám, chữa bệnh, trong đó 210 phòng khám, 155 bệnh viện tư nhân được xếp tương đương bệnh viện hạng 2. Đến năm 2017, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có 444 cơ sở khám, chữa bệnh từ phòng khám trở lên, 292 phòng khám, 152 bệnh viện tư nhân (71 bệnh viện tương đương hạng 2 và 81 bệnh viện tương đương hạng 3) thực hiện khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT). Trong khi đó, Bộ Y tế chưa ban hành được thông tư quy định tiêu chí và xếp hạng bệnh viện cho các bệnh viện khám, chữa bệnh ngoài công lập, dẫn đến tình trạng vướng mắc trong việc áp giá thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT, xác định tuyến khám, chữa bệnh BHYT…Ngoài ra, một số dịch vụ kỹ thuật được phê duyệt theo thông tư số 37 chưa phù hợp với chi phí thực tế. Đối thoại chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế và ký quy chế phối hợp giữa BHXH Việt Nam và Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam Đứng trước những tồn tại, hạn chế đó, BHXH Việt Nam, Ban Thực hiện chính sách BHYT đã đưa ra 3 giải pháp. Thứ nhất, Bộ Y tế cần tăng cường sự quan tâm, chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đối với các cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân, chỉ đạo các Sở Y tế không phân biệt đối xử giữa các cơ sở khám, chữa bệnh của nhà nước và của tư nhân. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra kịp thời, chấn chỉnh những sai sót trong khám, chữa bệnh BHYT, đặc biệt chấn chỉnh tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT. Thứ hai, BHXH Việt Nam cần tăng cường chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành phố thực hiện công tác giám định, tạm ứng kinh phí, thanh quyết toán chi phí khám, chữa bệnh y tế theo đúng quy định hiện hành, không phân biệt cơ sở khám, chữa bệnh nhà nước và cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân, tạo điều kiện thuận lợi để cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân được tham gia ký hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT một cách công bằng. Thứ ba, cần tăng cường phổ biến đến các cơ sở khám, chữa bệnh là thành viên Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam chủ trương, chính sách, quy định của pháp luật và các hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan chức năng liên quan đến thực hiện chính sách BHYT. Tại hội nghị, BHXH Việt Nam và Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt nam đã ký kết biên bản ghi nhớ về quy chế phối hợp trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT … La GiangTĐKT - Sáng 28/6, tại Hà Nội, Bộ Công an tổ chức họp báo thông tin tình hình kết quả công tác Công an 6 tháng đầu năm 2017.
Theo báo cáo của Bộ Công an, 6 tháng đầu năm, lực lượng Công an đã triển khai đồng bộ các biện pháp nên đã kiềm chế sự gia tăng của tội phạm; trật tự, an toàn xã hội có chuyền biến tích cực (tội phạm về trật tự xã hội giảm 3,66% so với cùng kỳ năm 2016). Toàn lực lượng đã điều tra, khám phá 20.595 vụ, bắt, xử lý 42.785 đối tượng (đạt 79,67%, cao hơn 1,2% so với 6 tháng đầu năm 2016); triệt phá 843 băng, nhóm tội phạm... Phát hiện, xử lý 9.391 vụ phạm tội về kinh tế, tham nhũng, chức vụ; 2.053 vụ buôn lậu; 3.160 vụ sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm; phát hiện, xử lý 11.324 vụ, bắt 17.210 đối tượng về ma túy, thu 379,423 kg heroin; 436.115 viên ma túy tổng hợp; 251,306 kg cần sa. Giải quyết, xử lý tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố đạt 90,93%; bắt, vận động đầu thú, thanh loại 4.163 đối tượng truy nã...
Bộ Công an họp báo thông tin tình hình kết quả công tác Công an 6 tháng đầu năm
Tình hình trật tự, an toàn giao thông được bảo đảm. Nhiều kế hoạch, phương án tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm là nguyên nhân gây tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, kiểm soát tải trọng phương tiện và xử lý xe hết niên hạn sử dụng, quá hạn đăng kiểm, lấn chiếm vỉa hè, lòng đường được triển khai quyết liệt. 6 tháng đầu năm 2017, tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí (giảm 4,66% số vụ; giảm 2,85% số người tử vong; giảm 14,43% số người bị thương)...
Trang Lê
TĐKT - Sáng 28/6, tại Hà Nội, Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân (QĐND)Việt Nam tổ chức Hội nghị sơ kết ngành Tham mưu toàn quân 6 tháng đầu năm. Trung tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì Hội nghị. Cùng dự có: Trung tướng Phạm Hồng Hương, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam và Thiếu tướng Lê Hiền Vân, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam.
6 tháng đầu năm, ngành Tham mưu toàn quân đã thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Bộ Tổng tham mưu đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị toàn quân hoàn thành các nội dung, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng theo kế hoạch; duy trì nghiêm chế độ sẵn sàng chiến đấu, nắm chắc tình hình vùng trời, vùng biển, biên giới, nội địa và tình hình biển Đông; xử lý kịp thời các tình huống, không để bị động bất ngờ. Bộ Tổng tham mưu xây dựng báo cáo Đề án điều chỉnh tổ chức Quân đội giai đoạn 2016 - 2020 và những năm tiếp theo để trình Bộ Chính trị. Các cơ quan, đơn vị trong toàn quân đã triển khai thực hiện nghiêm túc công tác bảo đảm quân số; triển khai tốt các kế hoạch huấn luyện, diễn tập và kiểm tra sẵn sàng dự bị động viên. Công tác chỉ đạo, điều hành huấn luyện của cơ quan các cấp đi vào nền nếp, huấn luyện phân đội bám sát nhiệm vụ, bảo đảm nội dung, thời gian cho nhiều đối tượng khác nhau; coi trọng huấn luyện có bắn đạn thật và huấn luyện làm chủ vũ khí trang bị mới. Các nhà trường quân đội tiếp tục đổi mới về tổ chức, phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng tuyển sinh quân sự và giáo dục đào tạo.
Phát biểu tại Hội nghị, Trung tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng yêu cầu 6 tháng cuối năm 2017, Bộ Tổng tham mưu tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm: chỉ đạo các đơn vị duy trì nghiêm chế độ sẵn sàng chiến đấu, kịp thời báo cáo và tham mưu xử trí kịp thời các tình huống về quân sự, quốc phòng; kiểm tra Chỉ huy trưởng, Chính ủy Bộ Chỉ huy quân sự các tỉnh, thành phố; chỉ đạo các đơn vị tổ chức huấn luyện, diễn tập khu vực phòng thủ, diễn tập chỉ huy – tham mưu và chiến thuật vòng tổng hợp, hiệp đồng quân binh chủng có bắn đạn thật; hoàn thành điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc phòng đến năm 2020 và giám sát, tham gia ý kiến kịp thời về các vấn đề liên quan đến quốc phòng, an ninh đối với các dự án phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với đó, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng quân số chặt chẽ, duy trì kỷ luật và giảm thiểu tình trạng mất an toàn, vi phạm kỷ luật. Các đơn vị quân đội theo dõi, nắm chắc tình hình, duy trì nghiêm chế độ trực cứu hộ, cứu nạn ở tất cả các cấp và tăng cường huấn luyện sử dụng trang bị tìm kiếm cứu nạn; sẵn sàng tham gia tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục các sự cố.
Đức Anh
TĐKT – Sáng 28/6, tại Hà Nội, Bộ Xây dựng và Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đã tổ chức Lễ ký kết biên bản ghi nhớ về việc thiết lập quan hệ đối tác phát triển đô thị và cơ sở hạ tầng bền vững giai đoạn 2017 – 2021. Dự Lễ ký kết có: Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà; Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Ousmane Dione.
Theo đó, hai bên sẽ thúc đẩy các hoạt động hợp tác, tìm kiếm các cơ hội hỗ trợ kỹ thuật, tăng cường năng lực và chia sẻ kinh nghiệm trong 6 lĩnh vực ưu tiên: hoàn thiện các văn bản pháp luật, quy định và các cơ chế thể chế về phát triển và quản lý đô thị và ngành nước; quản lý đô thị thông qua các hoạt động đào tạo cho Học viện cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (AMC); điều chỉnh định hướng quy hoạch phát triển đô thị quốc gia, xây dựng chương trình phát triển đô thị quốc gia, xây dựng chương trình phát triển đô thị giai đoạn 2021 - 2030, và các sáng kiến quy hoạch phát triển vùng; xây dựng các công cụ hiệu quả để chuẩn bị các dự án đầu tư phát triển đô thị nhằm đáp ứng các thách thức của đô thị hoá; cải cách ngành nước; lồng ghép tính chống chịu của đô thị với quản lý rủi ro lũ lụt và quản lý tổng hợp cấp nước đô thị có sự phối hợp với các bộ, ngành liên quan.
Phát biểu tại Lễ ký kết, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà khẳng định vai trò ngày càng quan trọng của phát triển đô thị, hạ tầng, nhấn mạnh đây là khâu đột phá trong chiến lược phát triển của Việt Nam. Bộ Xây dựng đã và đang tham mưu với Chính phủ những định hướng lớn về phát triển đô thị và hạ tầng. Riêng đối với ngành nước, Bộ Xây dựng sẽ có danh mục cụ thể hơn nữa để cùng với Ngân hàng Thế giới nghiên cứu hướng hợp tác, phát triển trong thời gian tới, không chỉ đối với đô thị mà cả đối với nước sạch nông thôn, trong bối cảnh còn nhiều khó khăn thách thức về biến đổi khí hậu. Bộ trưởng Bộ Xây dựng mong muốn cùng Ngân hàng Thế giới nghiên cứu triển khai một số dự án, trong đó xác định rõ vai trò của cơ quan điều phối như thế nào để giúp Chính phủ Việt Nam nắm bắt được chính xác, hiệu quả quá trình thực hiện dự án.
Bình Nguyên
TĐKT - Ngày 28/6, tại Hà Nội, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tổ chức Hội nghị trước mùa mưa bão năm 2017. PGS.TS Nguyễn Thị Xuân Thu, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam chủ trì Hội nghị.
Hội nghị nhằm triển khai các chương trình cứu trợ gắn với chăm sóc sức khỏe trong tình trạng khẩn cấp, nước sạch, vệ sinh môi trường, khám, chữa bệnh nhân đạo cho nhân dân vùng thiên tai, thảm họa; phối hợp với các đối tác trong phong trào Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế và chuẩn bị nguồn lực, nguồn hàng dự trữ hiện có.
Nét mới trong công tác phòng ngừa và ứng phó thiên tai năm 2017 là Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã ký kết Bản ghi nhớ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tập trung phối hợp triển khai hoạt động phòng, chống thiên tai, quản lý và phát triển rừng phòng hộ, xây dựng nông thôn mới và hỗ trợ ngư dân nghèo, cùng với Chương trình phối hợp trong triển khai, thực hiện Luật Phòng, chống thiên tai, giai đoạn 2016 - 2020.
Năm nay cũng là năm đầu tiên Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tổ chức Hội nghị “Diễn đàn đối thoại khu vực lần thứ nhất tại châu Á về hỗ trợ tài chính dựa trên dự báo” với sự tham gia của hơn 100 chuyên gia trong và ngoài nước về lĩnh vực giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu, chia sẻ và học hỏi về cơ chế hỗ trợ tài chính nhân đạo mới mang tính sáng tạo, cho phép hành động ứng phó thiên tai sớm dựa vào hoạt động dự báo, lấy mục tiêu phòng ngừa là chính và triển khai các quy trình chuẩn khi có thiên tai xảy ra.
Để kịp thời ứng phó khi thiên tai, thảm họa xảy ra, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã chuẩn bị nguồn dự trữ với hơn 102 tỷ đồng tiền mặt và hàng nghìn thùng hàng gia đình, hộp viên khử khuẩn, bình lọc nước gia đình, bộ dụng cụ sửa chữa nhà…
Minh Phương
TĐKT- Ngày 27/6, tại Hà Nội, Bộ Nội vụ tổ chức họp báo cung cấp thông tin định kỳ báo chí. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng chủ trì Hội nghị. Cùng dự, có Chánh Văn phòng Bộ, người phát ngôn của Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Thành; lãnh đạo và đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ; đại diện các cơ quan thông tấn, báo chí ở Trung ương và địa phương.
Phát biểu tại buổi họp báo, thay mặt Bộ trưởng và lãnh đạo Bộ Nội vụ, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng đã cảm ơn sự phối hợp, giúp đỡ của các cơ quan thông tấn, báo chí ở Trung ương và địa phương trong thời gian qua. Thứ trưởng Nguyễn Duy Thăng đánh giá cao sự đồng hành, chia sẻ, phối hợp của các nhà báo, các cơ quan thông tấn báo chí ở Trung ương và địa phương trong thời gian vừa qua với Bộ Nội vụ, góp phần vào việc tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đặc biệt, là các lĩnh vực thuộc ngành Nội vụ. Đồng thời, qua thông tin của báo chí, Bộ Nội vụ cũng nhận thấy những vấn đề cần phải tiếp tục phấn đấu, hoàn thiện để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao. Thứ trưởng tin tưởng trong thời gian tới, Bộ Nội vụ sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ hơn nữa của các cơ quan thông tấn, báo chí về các hoạt động của Bộ Nội vụ, ngành Nội vụ.
Chánh Văn phòng Bộ, người phát ngôn của Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Thành đã thông báo tới các cơ quan thông tấn, báo chí kết quả triển khai công tác Quý II năm 2017 và dự kiến nhiệm vụ công tác trong thời gian tới của Bộ Nội vụ. Ông Thành cho biết, các bộ, ngành, địa phương đã tổ chức triển khai tinh giản biên chế theo quy định tại Nghị quyết số 39-NQ/TW, Quyết định số 2218/QĐ - TTg và Nghị định số 108/2014/NĐ – CP. Tính đến ngày 19/6/2017, trên cơ sở đề nghị của bộ, ngành, địa phương, Bộ Nội vụ đã thẩm tra đối tượng tinh giản biên chế năm 2015, năm 2016 và 5 tháng đầu năm 2017 với tổng số đối tượng giải quyết tinh giản biên chế là 28.230 người. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn một số bộ, ngành và địa phương chưa phê duyệt kế hoạch tin giảm biên chế của bộ, ngành, địa phương mình từ năm 2015 - 2021 và của từng năm. Tinh giản biên chế chủ yếu đối với đối tượng nghỉ hưu trước (86,22%), chưa chú trọng cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức theo đề án vị trí việc làm. Một số bộ, ngành, địa phương thực hiện tinh giản biên chế chưa đúng theo trình tự quy định; đưa vào diện tinh giản biên chế đối với một số trường hợp không thuộc đối tượng tinh giản.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng phát biểu tại họp báo
Thời gian tới, Bộ Nội vụ sẽ tiếp tục tham mưu cho chính phủ chỉ đạo quyết liệt tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức theo tinh thần Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị, Quyết định số 2218/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, các bộ, ngành địa phương chưa xây dựng đề án tinh giản biên chế phải khẩn trương xây dựng, phê duyệt.
Các bộ, ngành, địa phương đã phê duyệt Đề án tinh giản biên chế nhưng kết quả thực hiện còn thấp, cần có giải pháp để thực hiện kế hoạch tinh giản biên chế được phê duyệt.
Người đứng đầu bộ, ngành, địa phương và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc bộ, ngành, địa phương phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện tinh giản biên chế. Nếu không hoàn thành kế hoạch tinh giản biên chế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải bị xử lý trách nhiệm về Đảng, Nhà nước.
Về vấn đề thông tin dư luận về đề xuất nghiên cứu bỏ “biên chế” và ký hợp đồng đối với viên chức thì theo quy định của Luật Viên chức, viên chức làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc. Về nội dung hợp đồng làm việc của viên chức được ký kết, thực hiện như hợp đồng lao động; các tranh chấp liên quan đến việc ký kết, thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc được giải quyết theo quy định của pháp luật về lao động.
Nhằm đẩy mạnh thực hiện cơ chế tự chủ, tạo điều kiện cho đơn vị sự nghiệp công lập hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ người dân, Chính phủ đã thống nhất thực hiện việc quản lý số lượng người làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập. Cụ thể: đối với đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ (bảo đảm chi thường xuyên, chi đầu tư và đơn vị sự nghiệp bảo đảm chi thường xuyên) được quyết định số lượng người làm việc phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao, trên cơ sở bảo đảm việc làm ổn định và thu nhập cho số lượng người làm việc tăng thêm. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ (do Nhà nước bảo đảm toàn bộ hoặc một phần chi thường xuyên) thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định số lượng người làm việc trong tổng số người làm việc được cấp có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật, bảo đảm thực hiện tinh giản biên chế theo Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị. Trường hợp tăng thêm số lượng người làm việc so với tổng số người làm việc được cấp có thẩm quyền giao, các bộ, ngành, địa phương gửi Bộ Nội vụ để thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Về một số kiến nghị, đề xuất nghiên cứu đổi mới cơ chế quản lý viên chức theo hướng thực hiện việc ký kết hợp đồng lao động đối với viên chức, như ngành giáo dục, y tế thời gian vừa qua, theo ông Nguyễn Tiến Thành, đây là vấn đề mới, cần được nghiên cứu một cách tổng thể, toàn diện.
Hồng Thiết
Trang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 291
- 292
- 293
- 294
- 295
- …
- sau ›
- cuối cùng »