Chính trị - Xã hội

Công bố kết quả xếp hạng các sản phẩm Edtech tiêu biểu khối phổ thông tại thị trường Việt Nam

TĐKT - Ngày 28/7/2022, Làng Công nghệ Giáo dục, chủ trì là Edtech Agency đã tổ chức buổi công bố kết quả xếp hạng các sản phẩm Edtech tiêu biểu khối phổ thông tại thị trường Việt Nam và xuất bản báo cáo chuyên sâu. Sự kiện này nằm trong chuỗi các hoạt động của Làng Công nghệ Giáo dục tại Techfest 2022. Phát biểu tại sự kiện, ông Phạm Hồng Quất - Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ nhận xét: “Thời gian qua, Làng Công nghệ Giáo dục đã rất nỗ lực trong công cuộc xây dựng, hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ giáo dục của Việt Nam. Hoạt động xếp hạng cũng là một sáng kiến hết sức hữu ích và phù hợp với nhu cầu phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia. Điều quan trọng nhất là những dự án sản phẩm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tìm được thị trường, khẳng định mình được với người dùng, từng nhóm đối tượng cụ thể và khẳng định mình dưới con mắt của nhà đầu tư trong nước với nước ngoài để có khả năng tăng trưởng…” Các đại biểu dự sự kiện công bố Ông Quất cũng cho rằng “Đại dịch Covid-19 vừa qua cũng là một phép thử giúp cho rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã khẳng định được mình và cũng khiến nhiều doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn tuy nhiên thông qua những khủng hoảng về mặt xã hội cũng sẽ tìm được hướng đi cho mình. Tôi cho rằng báo cáo đánh giá và công bố kết quả xếp hạng các sản phẩm Edtech tiêu biểu lần này có ý nghĩa vừa giúp cho các doanh nghiệp nhìn lại mình, nhìn lại bạn mình, nhìn ra quốc tế và định hướng cho các sản phẩm của mình. Đồng thời báo cáo cũng giúp cho nhà đầu tư nhìn ra được tiềm năng của các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh đang phát triển cùng với các doanh nghiệp Edtech trong khu vực. Các chuyên gia cũng có cơ hội nhìn lại để có những chính sách cải cách, tiếp thu những ứng dụng những giải pháp mới trong lĩnh vực giáo dục của mình từ đó các em học sinh, gia đình, những người hỗ trợ các giảng viên… đều có thể tìm thấy giá trị từ những sản phẩm Edtech, đây là công việc tôi cho rằng hết sức có ý nghĩa.” Đây chính là mục đích, ý nghĩa của hoạt động ranking do Làng Công nghệ Giáo dục, chủ trì là Edtech Agency khởi xướng Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến Thay mặt Hội đồng đánh giá, TS. Tôn Quang Cường - Chủ nhiệm khoa Công nghệ Giáo dục, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội – Chủ tịch Hội đồng xếp hạng cũng cho biết: “Trong năm 2022, Hội đồng lựa chọn xếp hạng các sản phẩm Công nghệ Giáo dục (Edtech) phục vụ cho khối phổ thông tại Việt Nam, trong thời gian tới Hội đồng sẽ mở rộng, nghiên cứu, đánh giá, xếp hạng thậm chí là sắp xếp thứ hạng cho những lĩnh vực giáo dục rộng hơn nữa. Trong quá trình làm việc của Hội đồng trong suốt thời gian qua, chúng tôi đã thể hiện một tinh thần làm việc hết sức minh bạch và công tâm, bám sát những tiêu chí đặt ra từ trước, đồng thời có những tham chiếu với các mô hình để đưa ra được nhận định khách quan, phân hóa chính xác, công bằng nhất.” Để góp phần giới thiệu bức tranh rộng hơn về các sản phẩm Edtech tới nhà trường, ông Nguyễn Hoàng - Đại diện LabHok đã chia sẻ về chuyển đổi số giáo dục và đào tạo với một nền tảng toàn diện dành cho nhà trường, giáo viên và học sinh. Bảng xếp hạng các sản phẩm Edtech khối K12 Ông Quốc Khánh - Đại diện ViewSonic chia sẻ về việc ứng dụng công nghệ tương tác vào lớp học - xu hướng tất yếu của giáo dục hiện đại thu hút được đông đảo sự quan tâm của các chuyên gia và người tham dự. Trong buổi lễ công bố, dưới sự điều phối của TS. Tôn Quang Cường và ông Nguyễn Trí Hiển - Chủ tịch Edtech Agency đã tổ chức tọa đàm cùng với các diễn giả phía nhà trường, phòng giáo dục và trả lời những câu hỏi về chủ đề làm sao để ứng dụng công nghệ vào giáo dục hiệu quả từ những người quan tâm đến chuyển đổi số giáo dục. Phương Linh

Hệ thống thông tin giám định BHYT góp phần quản lý quỹ BHYT hiệu quả, minh bạch

TĐKT - Giám định chi phí khám, chữa bệnh (KCB) BHYT là nhiệm vụ quan trọng của ngành BHXH Việt Nam nhằm giúp cho việc quản lý và sử dụng quỹ BHYT minh bạch, hiệu quả; đồng thời, góp phần bảo đảm tối đa quyền lợi hợp pháp, hợp lý của người tham gia BHYT khi đi KCB. Thời gian qua, công tác giám định BHYT liên tục được ngành BHXH Việt Nam đổi mới, hoàn thiện, đặc biệt việc vận hành Hệ thống thông tin giám định BHYT (từ năm 2017) được coi là bước đột phá trong việc nâng cao hiệu quả, hiệu suất công tác giám định BHYT. Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh kiểm tra Hệ thống thông tin giám định BHYT Công khai, minh bạch thanh toán chi phí KCB Với Hệ thống thông tin giám định BHYT (Hệ thống), ngành BHXH Việt Nam đã kết nối liên thông dữ liệu KCB BHYT tại tất cả các cơ sở y tế từ tuyến xã đến Trung ương trên phạm vi toàn quốc. Toàn bộ dữ liệu đề nghị thanh toán KCB BHYT của cơ sở KCB gửi lên Hệ thống đều được mã hoá, quản lý chặt chẽ, đảm bảo an toàn, bí mật thông tin theo quy định. Dữ liệu đề nghị thanh toán được tự động giám định bằng bộ quy tắc dựa trên các quy định, quy trình kỹ thuật chuyên môn của Bộ Y tế. Hồ sơ vi phạm bị từ chối tự động hoặc đánh dấu để giám định trực tiếp trên hồ sơ bệnh án. Qua đó, giúp cơ quan BHXH nhanh chóng, kịp thời phát hiện các chi phí KCB cơ sở y tế đề nghịthanh toán không đúng quy định hoặc không phù hợp cần tập trung giám định. Thông qua các chức năng của Hệ thống, nhiều trường hợp thanh toán sai quy định đã được phát hiện nhanh chóng như: Thanh toán tiền giường bệnh sai quy định; thanh toán dịch vụ nằm trong quy trình kỹ thuật; thanh toán trùng lặp; sai phân loại phẫu thuật; thanh toán thuốc chỉ định không đúng hướng dẫn sử dụngvà điều kiện thanh toán; chia nhỏ đợt điều trị, kéo dài ngày điều trị nội trú; chỉ định vào điều trị nội trú quá mức cần thiết; KCB nhiều lần, cấp trùng thuốc; thốngkê thanh toán BHYT không đúng đối với các trường hợp mắc bệnh Covid-19…. Mặt khác, việc thực hiện liên thông Hệ thống với các phần mềm nghiệp vụ khác của ngành BHXH Việt Nam để xây dựng bản đồ cảnh báo trên Phần mềm Giám sát KCB BHYTđể BHXH các tỉnh kịp thời kiểm tra, rà soát các trường hợp sử dụng thẻ BHYT đi KCB liên quan đến người bệnh đã tử vong: Năm 2021 cảnh báo 353 lượt KCB, 6 tháng đầu năm 2022 cảnh báo 202 lượt KCB. Kết quả công tác giám định BHYT năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022, Hệ thống thông tin giám định BHYT đã ghi nhận giảm trừ chi phí KCB BHYT như sau: Năm 2021: Giảm trừ 1.185 tỷ đồng (trong đó giám định chủ động giảm trừ 1.143,3 tỷ đồng, giám định tự động giảm trừ 41,7 tỷ đồng). 6 tháng đầu năm 2022 (số liệu cập nhật ngày 14/7/2022): Giảm trừ 255,3 tỷ đồng (giám định chủ động168,1 tỷ đồng, giám định tự động 87,2 tỷ đồng). Quỹ BHYT chi trả tiền tỷ cho nhiều bệnh nhân bệnh hiểm nghèo Thời gian qua, ngoài việc chi trả chi phí KCB thông thường, quỹ BHYT còn chi trả cho nhiều trường hợp bệnh nặng, bệnh mạn tính, trong đó có không ít bệnh nhân đã được quỹ BHYT chi trả hàng tỷ đồng tiền nằm viện, từ đó giúp người bệnh và gia đình vượt qua những khó khăn về kinh tế để yên tâm điều trị bệnh. Theo thống kê, năm 2021, toàn quốc có 57 người bệnh được quỹ BHYT chi trả chi phí KCB trên 1 tỷ đồng; 6 tháng đầu năm 2022, toàn quốc có 15 người bệnh được quỹ BHYT chi trả chi phí KCB trên 1 tỷ đồng. Trong đó, từ năm 2021 đến hết tháng 6/2022, có 4 người bệnh được quỹ BHYT chi trả trên 3 tỷ đồng, cụ thể: Người bệnh được quỹ BHYT chi trả cao nhất hơn 3,9 tỷ đồng: Mã thẻ BT2868621XXXXXX, sinh năm 1984, địa chỉ ấp Trung Trạch, xãTrung Thành, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long, chẩn đoán bệnh chính là “Thiếu yếu tố VIII di truyền”. Người bệnh được quỹ BHYT chi trả cao thứ 2 trên 3,3 tỷ đồng: Mã thẻ TE1343422XXXXXX, sinh năm 2017, địa chỉ tổ 15, phường Đề Thám, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình, chẩn đoán bệnh chính là “Bệnh tích lũy glycogen; rối loạn chuyển hóa khác”. Người bệnh được quỹ BHYT chi trả cao thứ 3 gần 3,09 tỷ đồng: Mã thẻ BT2202020XXXXXX, sinh năm 2006, địa chỉ xã Hoàng Đồng,thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn, chẩn đoán bệnh chính là “Thiếu yếu tố VIIIdi truyền”. Người bệnh được quỹ BHYT chi trả cao thứ 4 gần 3,05 tỷ đồng: Mã thẻ TE1262621XXXXXX, sinh năm 2018, địa chỉ thị trấn Thổ Tang,huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, chẩn đoán bệnh chính là “Bệnh tích lũy glycogen; rối loạn chuyển hóa pyruvat và tân tạo glucose”. Có thể khẳng định, việc vận hành Hệ thống thông tin giám định BHYT của ngành BHXH Việt Nam đã đem lại những lợi ích thiết thực cho người tham gia, cơ sở KCB, cơ quan BHXH và trong công tác quản lý, điều hành quỹ BHYT, hoàn thiện chính sách BHYT. Qua đó, chính sách BHYT đã ngày càng thể hiện rõ vai trò, giá trị và lợi ích to lớn của tấm thẻ BHYT đối với công cuộc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Hồng Thiết

Tạo môi trường học tập và giảng dạy tốt hơn

TĐKT - Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1974 – 27/7/2022), sáng 27/7, tại quê hương đại tướng Võ Nguyên Giáp, Trung tâm Tình nguyện Quốc gia - Trung ương Đoàn, Quỹ Hy vọng phối hợp tổ chức Lễ bàn giao “Trường em thay áo mới” tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Tại trường THCS Phong Thủy, xã Phong Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, Ban Tổ chức đã bàn giao các công trình cho nhà trường và đây là một trong 35 ngôi trường sẽ được hoàn thiện để đưa vào sử dụng. Được biết, trường THCS Phong Thủy có 16 phòng học đã khoác lên mình chiếc áo mới vàng tươi và những cánh cửa màu xanh hy vọng, tổng diện tích sơn sửa gần 7.500m2, phục vụ 450 thầy cô và học sinh. Theo thầy Lê Đình Lý, Hiệu trường trường THCS Phong Thủy cho biết: “Phong Thủy là một trong rốn lũ của trận lũ lịch sử năm 2020. Trường đã bị ngập sâu trong nước, chính vì vậy các phòng học và trang thiết bị học tập bị hư hại nặng nề. Hàng năm, huyện chia sẻ phần kinh phí cho nhà trường để đầu tư cải tạo hoặc sửa chữa, trang bị thêm đồ dùng phục vụ cho việc học của học sinh, chúng tôi vận động thêm bà con dân bản để tạo dựng khuôn viên nhà trường, thay viên ngói, sửa cánh cửa nào hỏng hóc và quét dọn thật sạch sẽ để đón học sinh vào năm học mới", thầy Lý chia sẻ thêm. Lễ bàn giao “Trường em thay áo mới” cho trường THCS Phong Thủy tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình “Năm nay, các em học sinh sẽ rất vui mừng, hạnh phúc khi bước vào năm học mới với một ngôi trường có diện mạo "mới toanh". Trong một thời gian rất ngắn nhưng nhà trường được các mạnh thường quân, các bạn thanh niên tình nguyện sửa chữa, sơn lại trường học tạo nên một diện mạo mới cho ngôi trường các em học tập. Chúng tôi thực sự rất cảm động trước tình cảm của các mạnh thường quân đã dành cho những các em học sinh và thầy cô giáo nơi đây”… thầy Lê Đình Lý hồ hởi chia sẻ. Ngay từ sáng sớm, em Nguyễn Trần Bảo Trâm, học lớp 82 trường THCS Phong Thủy chia sẻ: Em được các thầy, cô thông báo buổi sáng hôm nay đến dự buổi Lễ bàn giao của trường. “Em thấy rất hồ hởi và háo hức vì hôm nay trường em được khoác trên mình màu áo mới. Em xin hứa sẽ cố gắng học tập tốt…”, Bảo Trâm nói. Được biết, toàn huyện Lệ Thủy có 85 đơn vị trường học. Trận lũ lịch sử năm 2020 khiến 70% trong số đó bị ngập, ảnh hưởng cơ sở vật chất, tiến độ chương trình. Sau mỗi trận lũ, tường ẩm, trang trí không đẹp, khiến môi trường, cảnh quan sư phạm xấu đi, trang thiết bị phục vụ dạy và học bị xuống cấp. Hai năm sau trận lũ lịch sử đó, nhiều ngôi trường vẫn còn thương tích. Theo thống kê, toàn huyện có hơn 300 phòng học cần sơn sửa. Với nguồn thu ngân sách toàn huyện 380 tỷ đồng năm ngoái, việc dành kinh phí sơn sửa lại các trường học là khá khó khăn. Anh Nguyễn Duy Hưng, Phó Giám đốc Trung tâm Tình nguyện Quốc gia – Trung ương Đoàn cho biết: “Trong đợt bàn giao này, ngoài trường THCS Phong Thủy, Ban Tổ chức cũng tiến hành bàn giao và đưa vào sử dụng 4 công trình nữa để sẵn sàng phục vụ các em học sinh trong năm học mới gồm trường Tiểu học Mỹ Thủy, trường Phổ thông dân tộc bán trú TH&THCS Ngân Thủy, trường TH&THCS số 2 Trường Thủy, trường TH&THCS số 2 Ngư Thủy, với tổng số 70 phòng học đã sơn mới, tương đương 27.000 m2. Trong thời gian qua, Tỉnh đoàn, Hội LHTN Việt Nam tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo thành lập 23 đội hình thanh niên tình nguyện tại địa bàn với hơn 300 đoàn viên, hội viên tham gia. Các đội hình có nhiệm vụ dọn dẹp, cạo sủi làm sạch bề mặt tường, sơn tường… Theo kế hoạch, 30 ngôi trường còn lại sẽ được các đội hình thanh niên tình nguyện cùng các đơn vị triển khai và hoàn thành trong tháng 8 để kịp đón các em vào dịp năm học mới”, anh Hưng nói. “Trường em thay áo mới” là món quà trước thềm năm học mới dành tặng cho 10.500 học sinh và gần 800 giáo viên. Có 372 phòng học, phòng công vụ được sơn sửa cả trong và ngoài với tổng diện tích hơn 105.000m2, trị giá hơn 6 tỷ đồng. Để chương trình tiếp tục được triển khai tại nhiều điểm trường đang gặp khó khăn và cần sơn sửa lại phòng học, anh Nguyễn Duy Hưng mong muốn “Trường em thay áo mới” sẽ tiếp tục nhận được sự ủng hộ từ các cơ quan, đơn vị và các nhà hảo tâm, doanh nghiệp; đặc biệt là sự tham gia trách nhiệm, thiết thực và hiệu quả của các đội hình thanh niên tình nguyện để các em học sinh có một môi trường học tập tốt hơn, an tâm đến trường tìm con chữ và mỗi ngày đến trường là một ngày vui đối với các em… Trao 10 suất học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập trên địa bàn huyện Lệ Thủy Chia sẻ tại lễ bàn giao, bà Trương Thanh Thanh, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Hy vọng cho biết: “Với chúng tôi, có lẽ không có điều gì hân hoan và hạnh phúc hơn khi có thể mang nụ cười đến các em nhỏ ở vùng khó khăn như huyện Lệ Thủy, nơi thường xuyên chịu tác động của lũ lụt, thiên tai; giúp các em tiếp cận cơ hội giáo dục tốt hơn, từ đó phát triển tri thức bền vững, rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa nông thôn và thành thị. Chúng tôi mong rằng chương trình Trường em thay áo mới sẽ tạo niềm vui, sự hào hứng và môi trường an toàn, đảm bảo sức khỏe cho các em học sinh khi vào năm học mới”. Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ thiêng liêng (27/7/1974 – 27/7/2022), Trung tâm Tình nguyện Quốc gia đã trao 50 suất quà cho 50 gia đình thương bệnh binh, gia đình có công với cách mạng; trao 10 suất học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập trên địa bàn huyện Lệ Thủy. Tổng trị giá 30 triệu đồng. Bên cạnh đó, Tập đoàn FPT và Quỹ Người FPT vì cộng đồng trao tặng 15 máy tính và 5 tủ sách, 1500 phần quà cho các em học sinh tại 5 trường khó khăn ở huyện Lệ Thủy, tổng trị giá hơn 500 triệu. Mai Thảo

Những câu chuyện tình yêu trong chiến tranh

TĐKT - “Chiến tranh” - hai từ khi nhắc đến, gợi cho chúng ta bao hình dung về sự tàn khốc, ác liệt và chia ly. Với thế hệ đã tham gia vào hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ của dân tộc Việt Nam, đã hy sinh xương máu cho nền độc lập, tự do của Tổ quốc thì sức mạnh để vượt qua những năm tháng đau thương, mất mát đó chính là lý tưởng sống cao đẹp, tình yêu Tổ quốc và tình yêu lứa đôi trong sáng, thiêng liêng. Họ đã viết nên những mối tình đi cùng năm tháng để mỗi khi nhắc lại, chúng ta lại càng trân trọng, thêm tin vào tình yêu và những điều đẹp đẽ trong cuộc sống. Nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2022), Tạp chí Thi đua Khen thưởng trân trọng giới thiệu đến bạn đọc những câu chuyện tình yêu thời chiến mà khi nhắc đến trái tim ta vẫn nghẹn ngào, thổn thức xen lẫn niềm tự hào, khâm phục và cả những tiếc nuối khôn nguôi. Chuyện tình vợ chồng nhà văn, nhà báo Tình yêu của vợ chồng nhà văn, nhà báo Nguyễn Thị Thanh Hương và nhà văn Vũ Tú Nam là một trong những câu chuyện tình đẹp và lãng mạn trong thời chiến. Nhà báo, nhà văn Thanh Hương và Vũ Tú Nam Thanh Hương và Vũ Tú Nam biết mặt nhau từ năm 1948, khi đó bà Hương là một cán bộ phụ nữ trẻ của Liên khu IV tới Tiểu đoàn ông Nam để diễn thuyết, động viên bộ đội đi giết giặc, thi đua với hậu phương. Với gương mặt tròn, nước da trắng, đôi mắt sáng và tóc xõa ngang vai, cái đầu nghiêng nghiêng khi nói, cách nói nhanh và hấp dẫn nên đã thu hút được sự chú ý của tất cả các chàng trai trong đơn vị, trong đó có chàng trai tên Tú Nam quê Nam Định. Khi Tiểu đoàn của ông Nam rời Thanh Hóa ra đến khu 3, đơn vị nhận được thư của một cô gái ký tên là Phương Thùy gửi theo động viên, nhắc nhở chuyện thi đua. Ông Nam được anh em giao cho nhiệm vụ thay mặt đơn vị viết thư trả lời. Bắt đầu từ đó có những lá thư đi thư lại giữa người con gái ký tên Phương Thùy và ông Nam (ký tên Then). Năm 1949 khi đơn vị của ông Nam xong nhiệm vụ ở khu 3 trở về Thanh Hóa cũng là lúc ông biết và gặp được Phương Thùy, đó chính là Thanh Hương, người con gái đăng đàn diễn thuyết hôm nào. Từ đó Thanh Hương và Tú Nam quen và thân nhau. Năm 1950, bà Hương được điều ra Việt Bắc công tác, tháng 6 năm 1950 ông Nam cũng ra Việt Bắc làm báo Quân đội nhân dân. Thời gian này ông bà có cơ hội gặp nhau ở một số chiến dịch. Từ 1950 những lá thư hai người viết cho nhau cũng nhiều lên và từ tình bạn họ đã chuyển dần sang tình yêu. Ngày 1/6/1952 bà Thanh Hương và ông Tú Nam đính ước. Tuy đã đính ước nhưng thời gian ông bà ở bên nhau không nhiều vì Tú Nam đi các chiến dịch liên miên, Thanh Hương cũng đi chiến dịch phục vụ bộ đội, khi thì làm công tác hậu cần, khi thì là chính trị viên quân y. Từ lúc yêu cho đến lúc đã là vợ chồng, do thường xuyên phải đi công tác, hai người luôn trong hoàn cảnh cách xa nên họ thường xuyên viết thư cho nhau. Những lá thư đó không chỉ thể hiện tình yêu đôi lứa, tình cảm vợ chồng Hương - Tú, mà nó còn thể hiện lý tưởng sống, hoài bão và khát khao cống hiến cho Tổ quốc; là sự tái hiện những năm tháng kháng chiến khốc liệt, những tấm gương dũng cảm của đồng bào, đồng đội, những kỷ niệm về các đồng nghiệp, đất trời Hà Nội và những vùng quê thân thiết của Việt Nam. Tình yêu bên hiếu, bên tình Câu chuyện tình yêu của nữ chiến sĩ bộ đội Trường Sơn Nguyễn Thị Hồng Nhãn và chiến sĩ lái xe Nguyễn Mạnh Cường là một trong những mối tình đẹp, cao cả. Bà Nguyễn Thị Hồng Nhãn và ông Nguyễn Mạnh Cường còn trẻ Nhật ký của bà Nguyễn Thị Hồng Nhãn Năm 1972 trong một lần đi công tác bị sức ép của bom hắt xuống ngầm bất tỉnh, bà Nguyễn Thị Hồng Nhãn được một đồng chí lái xe đưa đến bệnh viện cấp cứu. 10 ngày sau tỉnh lại bà biết mình đã thoát chết, muốn gặp đồng chí lái xe để cảm ơn nhưng không biết đồng chí đó tên gì, ở đơn vị nào. Năm 1973, khi chuyển sang đơn vị xe, bà bất ngờ gặp lại đồng chí lái xe đã cứu sống mình một năm về trước, đó là ông Bùi Mạnh Cường, quê Thái Bình. Cùng làm việc trong một đơn vị, thấy bà Nhãn là một người cán bộ luôn nhiệt tình, hết lòng với công việc nhưng lúc nào cũng có tâm trạng buồn nên ông Cường đã để ý tìm hiểu. Chính vì dành sự quan tâm nhiều đến bà Nhãn mà ông đã đem lòng yêu bà. Bà Nhãn đã từ chối tình cảm đó một phần vì hoàn cảnh gia đình ở quê hương đang gặp chuyện éo le, một phần vì bà Nhãn vẫn nặng lòng với mối tình đầu. Bà Nhãn coi ông Cường như một người đồng chí mặc dù ông dành sự quan tâm đặc biệt tới bà. Mãi đến năm 1974, sau một trận ốm, cảm động trước tấm chân tình của ông Cường, bà đã nhận lời yêu ông. Năm 1975 sau khi đất nước thống nhất, bà Nhãn giải ngũ về quê. Ông Cường đã tặng bà tấm ảnh chân dung nhỏ của mình để làm kỷ niệm và cũng ngầm khẳng định ông sẽ tìm về quê hương bà Nhãn và ông bà sẽ đi đến hôn nhân. Chuyện tình cảm của bà đã bị mẹ bà ngăn cản bởi bà không muốn con gái lấy chồng xa, bà sợ rằng “Con gái mà lấy chồng xa. Một là mất giỗ, hai là mất con”. Vậy là giữa bên tình và bên hiếu, bà Nhãn đã lựa chọn làm tròn chữ hiếu. Tuy hai người không đến được với nhau nhưng họ mãi giữ những kỷ niệm tốt đẹp về nhau. Mối tình không tuổi Câu chuyện tình yêu của bà Vũ Thị Lui và liệt sĩ Trần Minh Tiến là một mối tình không tuổi.   Liệt sĩ Trần Minh Tiến (1945 – 1968) và bà Vũ Thị Lui (thời trẻ) Bức ảnh chân dung và bút tích của bà Vũ Thị Lui thời trẻ. Bà Vũ Thị Lui và ông Trần Minh Tiến có một tình yêu phát triển từ tình bạn học cùng trường phổ thông. Bị gia đình ngăn cản vì “không môn đăng hậu đối” nhưng họ vẫn vượt qua và chính thức yêu nhau từ năm 1963, khi ông Minh Tiến lên đường nhập ngũ. Gần 5 năm, từ lúc nhận lời yêu đến khi ông Minh Tiến hy sinh ngày 1/6/1968, họ chỉ gặp nhau không quá 20 lần. Mối tình đó có nhiều cung bậc cảm xúc, có cả lý tưởng, triết lý sống của thế hệ thanh niên trong cuộc chiến tranh giữ nước, họ sẵn sàng gạt tình riêng vì sự nghiệp lớn của dân tộc. Có tinh thần thi đua giữa hậu phương và tiền tuyến, có sự ý thức, trách nhiệm làm tròn bổn phận của người hậu phương để an lòng người ra trận… Có những ước mơ về tình yêu, hạnh phúc bình dị, lời hẹn ước và cả những vật đính ước họ tặng cho nhau: Ông tặng bà chiếc nhẫn do chính tay mình làm bằng mảnh xác máy bay Mỹ, còn bà tặng ông chiếc khăn tay trắng có thêu bông hoa hồng màu tím. Họ đã mật ước với nhau rằng nếu bà nhận được chiếc khăn tay do đồng đội trao lại, nghĩa là ông đã hy sinh và bà đi lấy chồng. Ông Tiến hy sinh, thời gian trôi, bà Lui cũng đã có một gia đình yên ấm hạnh phúc với người chồng là một cựu chiến binh đã yêu thương bà và vô cùng trân trọng mối tình đầu của bà với người liệt sĩ. Tình yêu ấy càng trọn vẹn hơn khi ròng rã suốt 8 năm từ năm 2000, khi con cái đã khôn lớn, sau 51 chuyến đi từ Hà Nội vào Quảng Trị, bà Lui đã tìm thấy nơi liệt sĩ Tiến ngã xuống và đưa hài cốt của ông về an táng tại nghĩa trang Đường 9, thành phố Đông Hà, Quảng Trị. Hưng Vũ

Ứng dụng công nghệ thông tin, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người tham gia BHYT

TĐKT- Bên cạnh hưởng những quyền và lợi ích thiết thực của chính sách BHYT, người tham gia BHYT còn được trải nghiệm, sử dụng những tiện ích đơn giản, thuận lợi về thủ tục hành chính (TTHC) liên quan đến lĩnh vực BHYT thông qua việc cải cách TTHC, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), chuyển đổi số của ngành BHXH Việt Nam. Việc ứng dụng CNTT, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người tham gia BHYT Nhiều lợi ích hỗ trợ người tham gia BHYT BHXH Việt Nam đã triển khai ứng dụng trên nền tảng thiết bị đi động “VssID - BHXH số” nhằm thiết lập kênh giao tiếp, cung cấp cho người tham gia, thụ hưởng chế độ, chính sách BHXH, BHYT các thông tin, tiện ích, thực hiện các dịch vụ công một cách tiện lợi, dễ dàng, nhanh chóng nhất, từng bước thay thế thẻ BHYT giấy và sổ BHXH giấy. Ứng dụng này có ý nghĩa quan trọng trong thực hiện thủ tục khám chữa bệnh (KCB) BHYT của người dân, cung cấp các thông tin liên quan đến việc KCB, lịchsử KCB BHYT... giúp người dân, người lao động (NLĐ) chủ động quản lý các thông tin KCB, trực tiếp giám sát để đảm bảo quyền lợi người tham gia, đảm bảo sự công khai, minh bạch của các cơ quan, tổ chức thực hiện chính sách. Từ ngày 1/6/2021, người dân trên toàn quốc được sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID khi đi KCB thay thế cho việc sử dụng thẻ BHYT giấy. Việc triển khai này là bước đi thực sự phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính và chuyển đổi số của ngành BHXH Việt Nam. Kết quả, tính đến ngày 19/7/2022, trên toàn quốc đã có khoảng 26.322.237 tài khoản giao dịch điện tử cá nhân được đăng ký, phê duyệt (dùng để đăng nhập sử dụng ứng dụng VssID), trong đó có 713.018 người với 1.299.323 lượt sử dụng thẻ BHYT trên ứng dụng VssID để KCB BHYT.Việc KCB thông qua hình thức sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID đã mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh, cơ sở KCB, đặc biệt là giảm thời gian kê khai thông tin và đối chiếu dữ liệu khi KCB, hạn chế việc phải làm thủ tục cấp lại thẻ BHYT giấy, giúp người tham gia không lo mất, hỏng thẻ BHYT giấy như trước đây… Bên cạnh đó, nhằm đơn giản hóa thủ tục KCB BHYT, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân không phải mang nhiều loại giấy tờ khi đi KCB, BHXH Việt Nam đã phối hợp với Bộ Công an (trực tiếp là Cục C06) triển khai thực hiện việc xác thực thông tin công dân, triển khai sử dụng CCCD, ứng dụng định danh điện tử quốc gia (VNEID) thay thế thẻ BHYT giấy để KCB BHYT theo Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu quốc gia về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Hiện nay, về cơ bản người dân đã có thể sử dụng CCCD để KCB BHYT. Sau gần 5 tháng triển khai thí điểm việc KCB BHYT bằng CCCD gắn chíp, tính đến ngày 19/7/2022, toàn quốc đã có 6.856cơ sở KCB BHYT thực hiện tra cứu thông tin thẻ BHYT bằng CCCD với 335.647 lượt tra cứu thành công phục vụ việc KCB BHYT bằng CCCD gắn chíp. Rút ngắn thời gian cấp thẻ BHYT, tạo thuận lợi tối đa cho người tham gia Thời gian cấp mới thẻ BHYT từ 10 ngày trước đây được rút ngắn xuống còn 5 ngày. Trường hợp cấp lại, đổi thẻ BHYT nếu không thay đổi thông tin: Việc cấp lại, đổi thẻ được thực hiện trong ngày khi nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trường hợp cấp lại, đổi thẻ BHYT nếu thay đổi thông tin: Việc cấp lại, đổi thẻ được cải cách từ 7 ngày xuống còn không quá 3 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Thời gian cấp lại, đổi thẻ BHYT đối với người tham gia đang điều trị tại các cơ sở KCB: Được thực hiện trong ngày khi nhận đủ hồ sơ theo quy định. Nếu như trước đây, theo quy định, BHXH huyện, tỉnh nào thì có thẩm quyền cấp lại, đổi thẻ BHYT (đối với thẻ không thay đổi thông tin) ở huyện, tỉnh đó, thì từ ngày 16/8/2021 đến nay, BHXH huyện, tỉnh có thẩm quyền cấp lại, đổi thẻ BHYT (mà không thay đổi thông tin) theo mẫu thẻ BHYT mới cho người tham gia BHYT ở các huyện, tỉnh khác. Do đó, nếu mất, hỏng thẻ BHYT giấy mà người tham gia không sử dụng điện thoại thông minh cài đặt ứng dụng VssID thì có thể đến cơ quan BHXH nơi gần nhất để làm thủ tục đổi lại thẻ BHYT (không thay đổi thông tin). Thời hạn giải quyết ngay trong ngày khi nhận đủ hồ sơ theo quy định. Việc gửi hồ sơ và nhận kết quả giải quyết các TTHC về BHYT được thực hiện linh hoạt với nhiều phương thức như: Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa. Qua dịch vụ bưu chính công ích (tổ chức, doanh nghiệp không phải trả phí). Qua giao dịch điện tử và dịch vụ công trực tuyến: BHXH Việt Nam đã hoàn thành cung cấp dịch vụ công mức độ 4 cho tất cả các TTHC của ngành (bao gồm 25 TTHC). Tính đến hết tháng 5/2022, BHXH Việt Nam đã kết nối, đồng bộ kết quả xử lý hồ sơ của các dịch vụ công trên Cổng dịch vụ công quốc gia (DVCQG) đối với các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của BHXH Việt Nam, trong đó có 5 thủ tục liên quan đến đăng ký, điều chỉnh đóng BHYT, cấp đổi thẻ BHYT. Từ tháng 12/2019, BHXH Việt Nam đã triển khai dịch vụ công “Gia hạn thẻ BHYT hộ gia đình” trên Cổng DVCQG để phục vụ nhu cầu gia hạn thẻ BHYT hộ gia đình theo hình thức giao dịch trực tuyến, đảm bảo sự tiện lợi, nhanh gọn, tiết kiệm chi phí đi lại cho công dân. Dịch vụ gia hạn thẻ được người dân đánh giá cao vì vừa đảm bảo sự tiện lợi, vừa hạn chế tình trạng gián đoạn thời gian tham gia BHYT liên tục, giúp người dân được hưởng đầy đủ các quyền lợi KCB. Theo thống kê, từ ngày 1/1/2022 đến ngày 19/7/2022, BHXH Việt Nam đã tiếp nhận và giải quyết gia hạn cho 19.978 trường hợp thực hiện gia hạn thẻ BHYT trực tuyến qua Cổng DVCQG (tính từ khi triển khai dịch vụ công Gia hạn thẻ BHYT trực tuyến qua Cổng DVCQG (ngày 1/7/2020) đến 19/7/2022 có 88.269 trường hợp). Bên cạnh đó, BHXH Việt Nam đã cung cấp dịch vụ công Gia hạn thẻ BHYT theo hộ gia đình có giảm trừ mức đóng trên Cổng dịch vụ công BHXH Việt Nam, đồng thời hiện ngành đang phối hợp với Văn phòng Chính phủ để tích hợp trên Cổng DVCQG. Hưởng lợi KCB BHYT nhờ có Hệ thống thông tin Giám định BHYT Hệ thống thông tin giám định BHYT được BHXH ViệtNam đưa vào vận hành chính thức kể từ năm 2017, đến nay đã mang lại nhiều hiệu quả đối với người tham gia BHYT, cơ sở y tế, cơ quan BHXH và các cơ quan quản lý. Trong đó, đối với người tham gia BHYT: Giúp giảm đáng kể thời gian chờ KCB, các thông tin về thẻ BHYT được tra cứu trực tuyến và cập nhật trực tiếp vào phần mềm quản lý KCB của cơ sở y tế; các trường hợp gia hạn thẻ, đủ điều kiện miễn cùng chi trả được cập nhật ngay giúp người bệnh được đảm bảo đầy đủ quyền lợi KCB ngay khi đang điều trị tại bệnh viện. Người bệnh tự tra cứu được thông tin về chi phí điều trị, các dịch vụ đã sử dụng, minh bạch quyền lợi hưởng BHYT đồng thời tăng cường vai trò tham gia kiểm soát sử dụng quỹ KCB của người tham gia BHYT. Thông qua việc cải cách TTHC, đẩy mạnh ứng dụng CNTT, chuyển đổi số của ngành BHXH Việt Nam đã mang lại nhiều tiện ích, tạo thuận lợi, tiết kiệm thời gian, chi phí khi tham gia, thụ hưởng các chế độ, chính sách BHYT cho người tham gia. Từ đó khuyến khích người dân tích cực tham gia BHYT, góp phần hoàn thành mục tiêu BHYT toàn dân. Việc ứng dụng CNTT của ngành BHXH Việt Nam được Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp, đối tác quốc tế và nhân dân đánh giá cao, liên tiếp giữ vị trí tốp đầu trong khối cơ quan bộ, ngành về ứng dụng CNTT. Đặc biệt, tại Hội nghị Ban Chấp hành Hiệp hội An sinh xã hội ASEAN (Hội nghị ASSA) lần thứ 35, BHXH Việt Nam đã được trao tặng giải thưởng về “Đẩy mạnh cải cách TTHC, nâng cao hiệu quả phục vụ người dân và doanh nghiệp” với sản phẩm “Hệ thống thông tin giám định BHYT”. Tại Hội nghị ASSA lần thứ 38, BHXH Việt Nam đã vinh dự nhận Giải thưởng Thực tiễn hiệu quả của Chủ tịch ASSA nhiệm kỳ 2020 - 2021 tại hạng mục “Công nghệ thông tin” cho ứng dụng trên điện thoại thông minh “VssID - BHXH số” góp phần quảng bá hình ảnh, nâng tầm vị thế BHXH Việt Nam ở trong nước và quốc tế. Hồng Thiết

Bệnh viện K tri ân, tặng quà người bệnh là bệnh binh, gia đình liệt sĩ và động viên cán bộ y tế là thân nhân liệt sĩ

TĐKT - Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7, với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, tri ân công lao của những người có công với cách mạng, quê hương đất nước, Đảng ủy, Ban Giám đốc Bệnh viện K đã tổ chức buổi gặp mặt, trao quà, gửi lời tri ân tới gia đình các y, bác sĩ, nhân viên y tế đang công tác tại bệnh viện có người thân là liệt sĩ; thăm hỏi và tặng quà tại giường bệnh cho 42 người bệnh là thương binh và thân nhân liệt sĩ đang điều trị tại bệnh viện. Quang cảnh lễ kỷ niệm Đây là hoạt động truyền thống được tổ chức vào dịp 27/7 hàng năm tại Bệnh viện K. Trong cuộc gặp mặt sáng ngày hôm nay, nhiều cán bộ là thân nhân liệt sĩ không kìm được sự xúc động và nước mắt trong cảm xúc tự hào khi hồi tưởng về hình ảnh người cha không quản ngại mưa bom, bão đạn xung phong lên đường thời chiến. Đó là tinh thần quả cảm, bất khuất mà bao thế hệ con cháu sau này vẫn ghi nhớ trong lòng. "...Nợ nước tình dân đã vẹn tròn. Ngàn thu rạng rỡ tấm lòng son..." ​Đại diện Ban Lãnh đạo bệnh viện, TS.BS Nguyễn Tiến Quang, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản lý bệnh viện; GS.TS Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K gửi lời tri ân tới gia đình anh hùng liệt sĩ và giáo dục truyền thống thế hệ cán bộ trẻ ghi nhớ công ơn của thế hệ cha ông. Trong những năm qua Ban Lãnh đạo Bệnh viện luôn chú trọng, quan tâm đến công tác đền ơn đáp nghĩa bằng những việc làm thiết thực như: Chăm lo đời sống, thăm hỏi đến các y, bác sĩ, nhân viên y tế, người bệnh là thương binh, thân nhân liệt sĩ; tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng góp phần xoa dịu nỗi đau chiến tranh, động viên khuyến khích các gia đình thương binh liệt sĩ vươn lên trong giai đoạn mới… Đây cũng là dịp để giáo dục cho thế hệ trẻ, cán bộ, y, bác sĩ, nhân viên y tế của Bệnh biện K về truyền thống yêu nước; anh hùng bất khuất của cha ông ta; uống nước phải biết nhớ nguồn, đó là đạo lý cao đẹp của người Việt Nam. Ban Lãnh đạo Bệnh viện đã tặng quà và gửi lời tri ân đến các các cán bộ y tế là thân nhân liệt sĩ và bảy tỏ lòng biết ơn sâu sắc vì sự hy sinh to lớn của những người có công với cách mạng là người bệnh đang điều trị tại bệnh viện. Bệnh nhân Vũ Thanh B. 74 tuổi đang điều trị tại Khoa Hồi sức cấp cứu là thương binh đang điều trị ung thư gan tại bệnh viện xúc động chia sẻ: “Tôi rất cảm động và muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám đốc, tập thể y, bác sĩ Bệnh viện K, ngoài chăm sóc, chữa bệnh cho chúng tôi còn quan tâm trong những ngày Lễ như vậy. Tôi tự hào vì lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam và cảm ơn Bệnh viện đã có truyền thống tốt đẹp này để thế hệ bác sĩ trẻ, các con, cháu đời sau luôn hướng về cội nguồn và ghi nhớ công ơn của anh hùng cách mạng". ​Lãnh đạo Bệnh viện nghe chia sẻ về hoàn cảnh từng người bệnh ​Bác Hoàng Duy T. 55 tuổi là thương binh 2/4, cụt mất chân trái, từng chiến đấu tại chiến trường Vị Xuyên rất xúc động khi được Ban Lãnh đạo Bệnh viện quan tâm, động viên. Bác T. cũng chia sẻ rất nhớ những ngày tháng chiến đấu, nhớ đồng đội của mình và cũng bày tỏ sự xót xa với những chiến hữu đã quyên sinh vì độc lập dân tộc. Nhiều người bệnh là thương binh, thân nhân liệt sĩ đang nằm trong phòng điều trị đã vơi đi nỗi đau của bệnh tật; ấm lòng hơn, phấn khởi hơn trước sự quan tâm của bệnh viện với người có công lao với quê hương đất nước. Thế hệ bác sĩ trẻ Bệnh viện K hứa sẽ luôn là những người gương mẫu, tích cực thực hiện, tham gia các hoạt động hướng về cội nguồn, lịch sử dân tộc và giữ gìn, phát huy những hoạt động truyền thống ý nghĩa nhân văn này. La Giang

Không còn tin đắp lá chữa được ung thư, nhiều bệnh nhân người dân tộc thiểu số chủ động tới khám, điều trị tại Bệnh viện K

TĐKT - Thời gian qua, bệnh viện K đã tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân là người dân tộc thiểu số chủ động tới khám và điều trị tại bệnh viện. Điều này cho thấy người dân đã dễ dàng tiếp cận với những thông tin chính thống, khoa học về tuyên truyền phòng, chống ung thư. Nếu như trước đây họ thường sử dụng thuốc nam, đắp lá để điều trị các khối u thì hiện nay những người dân sinh sống ở vùng sâu, vùng xa cũng đã đến bệnh viện chuyên khoa uy tín để thăm khám khi có dấu hiệu bất thường. Việc này sẽ giúp bệnh nhân được chẩn đoán “trúng bệnh” và “đúng phác đồ” y học hiện đại ngày nay. Bệnh nhân I. trước ngày ra viện Tháng 7/2022, khoa Ngoại bụng I, bệnh viện K đã tiếp nhận 3 trường hợp đều là bệnh nhân người dân tộc. Bệnh nhân Lò Văn I. là người dân tộc Thái, trú tại xã Chiềng Lương, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Anh I. đi khám vì thấy có dấu hiệu đau bụng vùng thượng vị, cơn đau kéo dài không thuyên giảm. Sau khi làm các xét nghiệm chụp chiếu, phát hiện người bệnh có khối u kích thước khá lớn khoảng 3 cm, anh I. được chẩn đoán u cơ trơn thực quản 1/2 dưới. Các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn và đưa ra phương án điều trị phẫu thuật nội soi 3D đường bụng bóc u cơ trơn thực quản 1/2 dưới. PGS.TS Phạm Văn Bình, Phó Giám đốc chuyên môn bệnh viện K, Trưởng khoa Ngoại bụng I bệnh viện K cùng các bác sĩ trong khoa đã tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân. Bệnh nhân Lèo Thị Th PGS.TS Phạm Văn Bình cho biết, kỹ thuật phẫu thuật nội soi 3D là phương pháp hiện đại được ứng dụng vào điều trị ung thư tại bệnh viện K trong thời gian qua, bệnh nhân có khối u kích thước lớn 2.6 x 3cm nằm ở vị trí ranh giới giữa bụng và ngực gần các cơ quan quan trọng là tim, phổi và các mạch máu lớn nên trong lúc phẫu thuật cũng gặp nhiều khó khăn cho ê-kíp. Chúng tôi phải lựa chọn rất kỹ phẫu trường qua đường ngực hay đường bụng và xác định nguy cơ khi loại bỏ khối u. U nằm ở thành sau thực quản sát với cột sống chính, vì thế việc tiếp cận bóc u và khâu phục hồi thực quản cũng cần phải thực hiện phân tích tỉ mỉ, cẩn trọng. Sau khi phẫu thuậ,  người bệnh có kết quả giải phẫu bệnh u cơ trơn thực quản lành tính, do vậy anh I.chỉ cần theo dõi và tái khám sau 3 - 6 tháng. Cũng tại khoa Ngoại bụng I, các bác sĩ đã ghi nhận thêm một trường hợp người bệnh dân tộc Thái tới khám và điều trị với chẩn đoán ban đầu là u hang vị dạ dày. Chị Lèo Thị Th. 42 tuổi không có chồng con, được người nhà đưa tới khám trong tình trạng đau bụng vùng thượng vị kéo dài. Trước đó, chị đã tới khám tại bệnh viện tỉnh Sơn La, kết quả nội soi cho thấy có ổ loét ở bờ cong nhỏ dạ dày 2 cm nghi ung thư nên chuyển bệnh viện K. Sau khi vào viện 3 ngày, các bác sĩ đánh giá hội chẩn kỹ phác đồ điều trị của bệnh nhân, trước hoàn cảnh khó khăn và nhận thấy bệnh nhân ở vùng sâu vùng xa,không có người nhà chăm sóc, bệnh viện đã cho chị Th. phẫu thuật sớm vào ngày 18/7. "Hoàn cảnh gia đình người bệnh khá khó khăn, bệnh nhân là người dân tộc Thái, ở sâu trên vùng núi, khả năng nói, hiểu tiếng Kinh rất hạn chế, kinh tế hoàn toàn phụ thuộc vào cháu trai, bệnh nhân cũng đã ở giai đoạn tiến triển, do đó chúng tôi đã tạo điều kiện cho bệnh nhân trong suốt quá trình khám và điều trị." - ThS.BS CKII Hà Hải Nam, Phó Trưởng khoa Ngoại bụng I, bệnh viện K chia sẻ. Ê-kíp phẫu thuật quyết định thực hiện ca mổ cắt gần toàn bộ dạ dày, xử lý ổ loét ung thư vùng tiền môn vị 4x4 cm, thâm nhiễm, đánh giá giai đoạn T4a, nạo vét hạch kĩ được 26 hạch kích thước từ 0,5 - 2cm. Với sự chuẩn bị kỹ càng cũng như kinh nghiệm của các bác sĩ, ca phẫu thuật diễn ra thuận lợi, thành công. Sau mổ, cả người bệnh và người nhà chăm bệnh đều được khoa phòng hỗ trợ về ăn uống, sinh hoạt miễn phí. Các bác sĩ cũng đã kêu gọi hỗ trợ bệnh nhân để gia đình có thêm kinh phí, động lực điều trị cho quá trình sau này. Gia đình chị Th. bày tỏ sự cảm ơn với các y, bác sĩ đã điều trị cho chị Th. Cháu trai chị Th. vừa lên chăm bệnh chia sẻ và diễn tả để mọi người hiểu được “Ở vùng sâu, miền núi tới đây, cô Th. không hiểu hết tiếng Kinh, nên không rõ hết ý bác sĩ trao đổi nhưng các cô điều dưỡng, bác sĩ điều trị ra hiệu để chúng tôi hiểu được rõ hơn. Ca mổ thành công, tôi thay mặt gia đình cảm ơn các bác sĩ đã hỗ trợ gia đình”. Hiện tại, qua 2 ngày điều trị hậu phẫu ổn định, bệnh nhân đã ngồi dậy đi lại được và tập ăn đường miệng ngay từ ngày thứ 2 sau mổ. Hôm nay, bệnh nhân Chu Thái T. 88 tuổi, dân tộc Tày cũng được ra viện sau mổ u đại tràng Sigma. Bệnh nhân T. thể trạng già yếu, tiền sử tăng huyết áp 8 năm duy trì điều trị thường xuyên, đã mổ cấp cứu ở bệnh viện Hà Giang cách 2 tháng vì viêm phúc mạc do thủng đại tràng Sigma. Bệnh nhân vào viện từ đầu tháng 7 và được thăm khám, thực hiện các chỉ định rất cẩn thận để đánh giá trước mổ. Ông T. được đo tim mạch nhưng không đo được chức năng hô hấp do già yếu, do đó các bác sĩ đã tiến hành truyền dịch nâng cao thể trạng hàng ngày cho bệnh nhân. “Do người bệnh tuổi cao, sức khỏe yếu, chúng tôi vừa cân nhắc điều trị, vừa nâng cao thể trạng để cuộc mổ diễn ra thuận lợi nhất, cố gắng sắp xếp hỗ trợ phẫu thuật sớm vì cụ đã cao tuổi, lại là người dân tộc”. – BS. Hoàng Tuấn Anh, khoa Ngoại bụng I chia sẻ. Ngày 8/7, ê-kíp các bác sĩ khoa Ngoại bụng I đã phẫu thuật lấy trọn tổn thương là u đại tràng Sigma kiểu vòng nhẫn. Kíp mổ quyết định cắt đoạn đại tràng Sigma trực tràng và nạo vét hạch, miệng nối đại tràng trái - trực tràng cho bệnh nhân T. Sau mổ bệnh nhân tiến triển và hồi phục rất tốt. Dẫn lưu ổ bụng ra dịch trong. Bệnh nhân trung tiện và bắt đầu tập ăn từ ngày thứ 4 sau mổ. Hiện tại, bệnh nhân T.ổn định và ra viện vào ngày hôm nay. “Chúng tôi đã phẫu thuật điều trị cho không ít trường hợp người bệnh cao tuổi, thường tâm lý trước đây tuổi cao ngoài 70, 80 thì cứ để vậy không điều trị ung thư nhưng là những người làm chuyên môn, chúng tôi luôn phân tích nhiều yếu tố trên từng trường hợp người bệnh từ tuổi, tiền sử bệnh, sức khỏe hiện tại, giai đoạn bệnh... sau đó tư vấn cho gia đình để cân nhắc đưa ra phương án điều trị tốt nhất. Như trường hợp bệnh nhân T. dù đã 88 tuổi, nhưng thể trạng vẫn đảm bảo cho việc phẫu thuật, đặc biệt với chẩn đoán u đại tràng sigma thì phẫu thuật là sự lựa chọn tối ưu, vì vậy chúng tôi đã trao đổi rất kỹ với gia đình và họ bày tỏ hoàn toàn tin tưởng vào các bác sĩ. Đây là bệnh nhân dân tộc Tày, chúng tôi rất mừng vì họ đã có những suy nghĩ lạc quan, tích cực hơn, tin tưởng y học hiện đại, lựa chọn chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện tuyến đầu chuyên khoa ung thư như bệnh viện K”. – PGS.TS Phạm Văn Bình, Phó Giám đốc chuyên môn bệnh viện K, Trưởng khoa Ngoại bụng I bệnh viện K chia sẻ. Qua 3 trường hợp người bệnh là người dân tộc có hoàn cảnh khó khăn, sinh sống ở vùng sâu vùng xa đến khám và điều trị tại bệnh viện K, có thể thấy các bác sĩ bệnh viện K cũng như ban lãnh đạo bệnh viện đã có sự hỗ trợ hết sức kịp thời trong quá trình khám điều trị tại bệnh viện. Việc người bệnh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số chủ động đi khám, tầm soát ung thư, điều trị tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín chắc chắn sẽ giúp quá trình điều trị có kết quả khả quan hơn so với các phương pháp truyền miệng trước đây, người dân đã được tiếp cận với các thông tin chính thống để chủ động theo dõi sức khỏe của mình và người thân. Chính vì vậy, với những đối tượng người bệnh là người dân tộc luôn luôn được các bác sĩ hỗ trợ, ưu tiên hướng dẫn trong quá trình khám chữa bệnh để những cản trở về ngôn ngữ giao tiếp và sinh hoạt hằng ngày không còn là khó khăn hay trở ngại tâm lý trong quá trình điều trị căn bệnh hiểm nghèo này. Hồng Thiết

Phát động Chương trình nhắn tin từ thiện "Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam" năm 2022

TĐKT - Sáng 22/7, tại Hà Nội, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam và Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia (Cổng 1400) tổ chức phát động Chương trình nhắn tin từ thiện "Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam" năm 2022 với thông điệp "Mỗi tin nhắn - Một tấm lòng với nạn nhân chất độc da cam". Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh phát biểu tại chương trình Chương trình được triển khai từ ngày 20/7 đến ngày 17/9/2022, nhằm vận động đồng bào, chiến sĩ cả nước chung tay, góp sức ủng hộ, hỗ trợ chi phí khám, chữa bệnh, học nghề, xây sửa nhà tình nghĩa, tặng quà cho nạn nhân chất độc da cam nghèo, khó khăn trên cả nước. Phát biểu tại buổi lễ, Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam cho biết, từ năm 2011 đến nay, hằng năm, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam đều phối hợp với Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia tổ chức nhắn tin ủng hộ nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam và đạt được kết quả tốt. Năm 2021, chương trình đã tiếp nhận hơn 1,8 tỷ đồng. Toàn bộ số tiền đã được Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam thực hiện hỗ trợ làm nhà cho 11 gia đình nạn nhân nghèo, có khó khăn về nhà ở với tổng số tiền 550 triệu đồng (50 triệu đồng/nhà); hỗ trợ 300 gia đình nạn nhân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19; thăm, tặng quà các gia đình nạn nhân nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần; thăm tặng quà nhân Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8) và hỗ trợ vốn sản xuất cho các nạn nhân... Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh nhấn mạnh, đây là hoạt động rất ấn tượng, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, nhất là trong bối cảnh tình hình kinh tế đất nước và đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Số tiền thu được từ chương trình nhắn tin, không những phản ánh tình cảm, trách nhiệm của cộng đồng xã hội đối với nạn nhân chất độc da cam, còn làm cho hàng triệu người Việt Nam, bạn bè quốc tế hiểu rõ hơn về thảm họa da cam ở Việt Nam và công cuộc khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam. Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam và Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia 1400 kêu gọi đồng bào, chiến sĩ cả nước tiếp tục đồng hành, chung tay xoa dịu nỗi đau da cam bằng cách soạn tin: DA CAM gửi 1409. Chi tiết liên hệ 19001530, nhánh 6 hoặc truy cập Website: 1400.vn. Nhân dịp này, Ban Tổ chức trao tặng 10 xe lăn cho 10 nạn nhân của Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin thành phố Hà Nội. Quỹ Nạn nhân chất độc da cam/dioxin thành phố Hải Phòng ủng hộ 10 triệu đồng; Quỹ Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Thái Bình ủng hộ 50 triệu đồng vào Quỹ Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam. Trang Lê

Tổng cục Hải quan tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho người khai hải quan, doanh nghiệp trong lĩnh vực hải quan

TĐKT- Chiều 19/7, Tổng cục Hải quan cho biết, đã ban hành Quy chế tuyên truyền, phổ biến pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho người khai hải quan, doanh nghiệp trong lĩnh vực hải quan.   Cán bộ, công chức thực hiện công tác tuyên truyền phải đáp ứng điều kiện nhất định Theo đó, Quy chế nhằm cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin pháp luật, đặc biệt là các văn bản quy phạm pháp luật về hải quan, pháp luật thuế và pháp luật có liên quan đến công chức, viên chức Hải quan; người khai hải quan, người nộp thuế và các tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải để nắm bắt và thực thi có hiệu quả; gắn phổ biến pháp luật với xây dựng, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về hải quan. Đồng thời, giúp cho người khai hải quan, doanh nghiệp nắm bắt các quy định của pháp luật về hải quan, pháp luật thuế và pháp luật có liên quan; tạo điều kiện thuận lợi để người khai hải quan, doanh nghiệp nâng cao tính tự giác tuân thủ, thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình. Thống nhất và chuẩn hóa công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho người khai hải quan, doanh nghiệp nhằm từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác này tại các đơn vị trong ngành Hải quan. Quy chế nhấn mạnh, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho người khai hải quan, doanh nghiệp phải được thực hiện chủ động, thường xuyên hoặc theo kế hoạch, có quy mô và hệ thống, thống nhất từ cơ quan Tổng cục Hải quan đến Cục Hải quan các tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Chi cục Hải quan và tương đương. Đồng thời, phải đáp ứng yêu cầu công khai, minh bạch hóa, cung cấp đầy đủ các quy định pháp luật về hải quan, pháp luật thuế và pháp luật có liên quan cho công chức hải quan, người khai hải quan, doanh nghiệp thực hiện, bám sát nhiệm vụ trọng tâm của ngành Hải quan. Khi tiếp xúc với người khai hải quan, doanh nghiệp, công chức hải quan phải mặc trang chế phục theo đúng quy định, có thái độ lịch sự, tôn trọng và sẵn sàng hỗ trợ người khai hải quan, doanh nghiệp. Yêu cầu về việc công khai số điện thoại đường dây nóng của Tổng cục Hải quan trên website của Cục Hải quan tỉnh, thành phố, và niêm yết tại địa điểm làm thủ tục hải quan. Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý, sử dụng đường dây nóng, tiếp nhận, xử lý tin báo qua đường dây nóng theo đúng quy định tại Quyết định số 3899/QĐ-TCHQ ngày 10/11/2016 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành Quy chế quản lý sử dụng đường dây nóng và tiếp nhận, xử lý tin báo qua đường dây nóng của Tổng cục Hải quan. La Giang    

Khơi dậy khát vọng cống hiến của thế hệ học sinh, sinh viên Việt Nam ở nước ngoài

TĐKT - Sáng 20/7, lãnh đạo Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã có buổi tiếp Đoàn đại biểu thanh niên, sinh viên Việt Nam ở nước ngoài về tham dự Trại hè Việt Nam 2022. Dự buổi gặp mặt có: Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký UBTƯ MTTQ Việt Nam Lê Tiến Châu; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Hiệu, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài cùng hơn 100 đại biểu là các bạn trẻ lứa tuổi từ 16-24 đến từ trên 20 quốc gia trên thế giới về nước tham dự Trại hè Việt Nam năm 2022. Trại hè Việt Nam do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao tổ chức từ năm 2004, đến nay đã trở thành điểm hẹn không thể thiếu của thanh niên, sinh viên Việt Nam ở nước ngoài. Đây là hoạt động có ý nghĩa, là dịp để các bạn trẻ trải nhiệm cuộc sống ở Việt Nam, được tìm hiểu về truyền thống văn hóa, lịch sử của dân tộc; đồng thời giao lưu, gặp gỡ với thanh niên, sinh viên trong nước. Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Lê Tiến Châu trao Bằng khen của UBTƯ MTTQ Việt Nam tặng 8 em học sinh, sinh viên có thành tích xuất sắc trong học tập, tập hợp đoàn kết cộng đồng và có những hoạt động nổi bật hướng về quê hương đất nước Trại hè Việt Nam năm 2022 quy tụ hơn 100 học sinh, sinh viên tiêu biểu ở hơn 20 quốc gia về tham gia. Đây là những em có thành tích nổi bật trong học tập, tập hợp đoàn kết cộng đồng, có những hoạt động nổi bật hướng về quê hương đất nước. Chương trình kéo dài 16 ngày, đi qua 9 tỉnh thành từ Bắc vào Nam. Trong thời gian này, các em sẽ được tham quan, nghiên cứu về văn hóa, lịch sử, đất nước, con người Việt Nam. Qua những trải nhiệm thực tế đó để các em thêm hiểu, yêu thương gắn bó với quê hương, đất nước nhiều hơn, từ đó khơi dậy khát vọng cống hiến của thế hệ trẻ khắp 5 châu cho đất nước Việt Nam. Tại buổi gặp mặt, các bạn học sinh, sinh viên đã cùng chia sẻ những cảm xúc, niềm vinh dự khi được đại diện cho thế hệ trẻ đang sinh sống ở nước ngoài được trở về với quê hương. Các em học sinh, sinh viên rất hào hứng tại buổi gặp mặt Với vốn tiếng Việt khá vững, sinh viên Ngô Hoàng Hải Đăng đến từ Belarus bày tỏ: “Trại hè Việt Nam 2022 là hành trình thú vị, đặc biệt là, chúng em được tham quan, nghe thuyết minh về khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh, tìm hiểu về cuộc đời và những đóng góp của Người cho dân tộc Việt Nam. Mới đây, Đoàn cũng vừa ghé thăm, tìm hiểu về Mặt trận tổ quốc Việt Nam tại Bảo tàng MTTQ Việt Nam. Khi trở về nước sở tại, chúng em sẽ lan tỏa những điều mình được trải nghiệm, được chứng kiến để thế hệ trẻ kiều bào thêm hiểu và thêm yêu thương đồng bào, quê hương, đất nước nhiều hơn”, Ngô Hoàng Hải Đăng chia sẻ. Trong hơn 100 thành viên, Phan Thị Ngọc Ánh (18 tuổi) là một thành viên rất đặc biệt. Em cùng gia đình sinh sống tại Ukraine. Ngọc Ánh mới trở về Việt Nam từ tháng 3 năm 2022 trên chuyến bay bảo trợ công dân của Việt Nam. “Khi chiến sự xảy ra tại Ukraine, nhiều gia đình người Việt đã di chuyển sang các nước lân cận như Rumani, Moldova,… để đợi các chuyến bay cứu trợ về nước. Cảm ơn các bác lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã quan tâm, tạo điều kiện để gia đình người Việt tại Ukaine được trở về Việt Nam. Đây cũng là cơ hội đặc biệt để cháu được tham gia Trại hè Việt Nam và có cơ hội để hiểu hơn về văn hóa, con người đất nước mình”, em Phan Thị Ngọc Ánh bày tỏ. Còn với em Hoàng Thảo Sandra (19 tuổi), sinh ra và lớn lên tại Cộng Hòa Séc, hiện đang sinh sống và học tập tại Vương Quốc Anh, chương trình Trại Hè Việt Nam là một sân chơi bổ ích cho thế hệ trẻ kiều bào và ý nghĩa hơn là khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc qua hành trình xuyên Việt từ Bắc vào Nam. Hoàng Thảo Sandra cho biết, thanh niên sinh viên ở nước ngoài luôn luôn hướng về quê hương cội nguồn, với mong muốn được góp phần xây dựng đất nước. Nguyện vọng đầu tiên của chúng em là trở thành những đại diện thế hệ trẻ cho những lĩnh vực như văn hóa, ngoại giao và kinh tế của nước Việt Nam tại nước ngoài. Theo Hoàng Thảo Sandra, những người con gốc Việt dù ở Việt Nam hay ở nước ngoài- tất cả hiện đang gắn kết bằng những thiết bị và công nghệ tự động hóa. Bởi vậy, nguyện vọng của em là được xây dựng một chương trình khởi nghiệp kết nối công nghệ. Những thanh niên sinh viên đang học tập trong lĩnh vực công nghệ luôn có thể hỗ trợ phát triển công nghệ tại đất nước Việt Nam. Và điều này sẽ lan tỏa được sức mạnh tình yêu thương của kiều bào với trong nước và ngược lại. Ngoài ra, em mong muốn tạo tạo được chương trình kết nối ngôn ngữ văn hóa để tăng cường sự giao lưu Tiếng Anh/Việt qua việc cầu nối thanh niên sinh viên Việt kiều với sinh viên trong nước. Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký UBTƯ MTTQ Việt Nam Lê Tiến Châu phát biểu tại buổi gặp mặt Bày tỏ xúc động khi được hòa trong không khí trẻ trung, sôi nổi của các bạn trẻ tại buổi gặp mặt, Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký UBTƯ MTTQ Việt Nam Lê Tiến Châu chia sẻ, đây là cơ hội đặc biệt để gặp gỡ và lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của hơn 100 bạn trẻ đến từ hơn 20 quốc gia trên thế giới tại UBTƯ MTTQ Việt Nam - ngôi nhà chung của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Bởi lẽ các em chính là những đại sứ của đất nước Việt Nam trong tương lai, là đại diện cho hơn 5,3 triệu người Việt Nam trên toàn thế giới. Với chuỗi các hoạt động kéo dài 16 ngày đi qua 9 tỉnh thành kéo dài từ Bắc vào Nam, Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Lê Tiến Châu cho rằng, sẽ mang lại cho các em nhiều trải nhiệm đáng nhớ, là dịp để mỗi học sinh, sinh viên được trở về với cội nguồn, được tham gia các hoạt động ý nghĩa như tri ân, đền ơn đáp nghĩa, tham gia các hoạt động thiện nguyện với thanh niên địa phương… Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Lê Tiến Châu mong rằng các bạn học sinh, sinh viên dù sinh sống, học tập tại bất kỳ quốc gia nào trên thế giới thì luôn giữ được ý chí, tinh thần đoàn kết của người Việt Nam. Đây cũng là nguồn động viên cổ vũ để người Việt Nam dù ở đâu vẫn luôn sống xứng đáng với cội nguồn của mình, giữ được nét văn hóa truyền thống, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái của dân tộc Việt Nam.  “Mong rằng các bạn trẻ sẽ tiếp tục nỗ lực, thành công hơn trong con đường học tập để có hành trang đầy đủ, vững chắc góp sức cho nước sở tại và góp sức mình cùng xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp, văn minh”, Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Lê Tiến Châu kỳ vọng. Tại buổi gặp mặt, Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Lê Tiến Châu đã trao Bằng khen của UBTƯ MTTQ Việt Nam cho 8 em học sinh, sinh viên có thành tích xuất sắc trong học tập, tập hợp đoàn kết cộng đồng và có những hoạt động nổi bật hướng về quê hương đất nước. Đây là sự ghi nhận của của dân tộc Việt Nam, nhân dân Việt Nam dành cho thế hệ trẻ kiều bào. Mai Thảo

Trang