Niềm tin và quyết tâm về một Việt Nam tất thắng trong kiểm soát, đẩy lùi dịch bệnh COVID-19
TĐKT - Sáng ngày 26/7, tại Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XV, sau khi Quốc hội thông qua Nghị quyết bầu Chủ tịch nước, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc đã tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026. Tạp chí Thi đua Khen thưởng trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Kính thưa các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Kính thưa Quốc hội, các đại biểu khách quý; đồng bào, chiến sỹ và cử tri cả nước. Tôi xin trân trọng cảm ơn Quốc hội, quý vị đại biểu đại diện cho cử tri cả nước đã tín nhiệm bầu tôi giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tôi xin chân thành cảm ơn đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, các vị lãnh đạo tiền nhiệm về những đóng góp lớn lao cho Đảng, cho nhân dân và đất nước của chúng ta. Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XV diễn ra tại hội trường Diên Hồng như tên gọi về một sự kiện chính trị trọng đại diễn ra vào năm 1284, tinh thần Diên Hồng là biểu tượng thiêng liêng và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, về phát huy tiếng nói, quyền làm chủ của nhân dân, đặc biệt là những thời khắc có tính quyết định đối với vận mệnh của đất nước. Tôi xin gửi lời chúc mừng nồng nhiệt đến các vị đại biểu Quốc hội khóa XV. Trong không khí nghiêm trang này, tôi xin được bày tỏ lòng thành kính, biết ơn sâu sắc về những cống hiến, hy sinh to lớn của các bậc tiền nhân, của lớp lớp cha ông, của các anh hùng, nghĩa sĩ, liệt sĩ và công ơn to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, người đã sáng lập và rèn luyện Đảng ta. Kính thưa Quốc hội! Hôm nay, dưới lá cờ đỏ sao vàng, tôi xin hứa trước Quốc hội và đồng bào sẽ luôn tu dưỡng đạo đức, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, thượng tôn pháp luật và tuyệt đối tuân thủ Hiến pháp, thực hiện trọn vẹn, đầy đủ mọi nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, dù khó khăn thuận lợi, Chủ tịch nước sẽ luôn giữ và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cùng với các giá trị lịch sử, bản sắc văn hóa và truyền thống thiêng liêng của dân tộc, vì sự phát triển lớn mạnh toàn diện và bền vững của đất nước ta. Chủ tịch nước sẽ lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, trong đó có đội ngũ trí thức trong và ngoài nước. Tiếp tục cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; quan tâm thường xuyên, sâu sắc và hiệu quả đối với việc xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại; luôn giữ gìn cuộc sống bình an cho nhân dân và sẵn sàng bảo vệ vững chắc nền hòa bình độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc ta. Kính thưa Quốc hội! Tôi xúc động khi được tín nhiệm của đồng bào cử tri của hai huyện là cái nôi cách mạng miền Nam: Hóc Môn 18 thôn vườn trầu và Củ Chi đất thép thành đồng, bầu tôi làm đại biểu Quốc hội khóa XV, thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh. Đây thực sự là vinh dự trong trách nhiệm, bởi Việt Nam là một quốc gia đã trải qua lịch sử dựng nước, giữ nước hết sức oanh liệt, hào hùng với nhiều gian khổ hy sinh. Cùng với những địa danh khác, Củ Chi, Hóc Môn đã trở thành biểu tượng của khí chất, tinh thần Việt Nam; của lòng yêu nước nồng nàn; của khát vọng độc lập dân tộc và niềm tin sắt son vào con đường mà Đảng và Bác Hồ đã chọn. Vì vậy, mọi thành quả của chúng ta sẽ không bao giờ trọn vẹn khi những địa phương, những vùng đất giàu truyền thống cách mạng như vậy vẫn chưa phát triển tương xứng với bề dày lịch sử và với tiềm năng. Chúng ta day dứt khi trong số những gia đình nghèo, hộ nghèo trên khắp cả nước còn có những gia đình chính sách, người có công, con em thân nhân của những người đã có nhiều đóng góp hy sinh cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời chiến lẫn thời bình. Là đại biểu Quốc hội, trên cương vị Chủ tịch nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, tôi sẽ nỗ lực cùng Quốc hội, Chính phủ và toàn hệ thống chính trị theo sát việc thực hiện tầm nhìn, đường lối, chiến lược phát triển toàn diện đất nước với tinh thần không để một người dân nào bị bỏ lại phía sau. Đặc biệt là ở những địa phương nghèo, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo. Trong bất kỳ trọng trách nào mà Đảng, Quốc hội và nhân dân đã giao phó, Chủ tịch nước sẽ luôn giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất, trên dưới một lòng, tích cực lắng nghe, phát huy dân chủ, bám sát thực tiễn, kiên định “ý Đảng lòng dân”, coi đó là cội nguồn sức mạnh để đưa đất nước chúng ta vững bước tiến về phía trước. Kính thưa Quốc hội! Kể từ khi đất nước ta bước vào công cuộc đổi mới đến nay, nhiệm kỳ 2016-2021 là giai đoạn 5 năm có nhiều thử thách rất khắc nghiệt. Từ thảm họa môi trường Formosa, hạn mặn thế kỷ ở Tây Nam bộ, thiên tai bão lũ dồn dập cho đến các căng thẳng thương mại, địa chính trị khu vực và quốc tế, đặc biệt là đại dịch COVID-19 đã diễn ra trên toàn cầu. 5 năm qua chính là khoảng thời gian hệ thống chính trị của chúng ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, đã được tôi luyện, trưởng thành thêm về bản lĩnh và quyết tâm, luôn không ngừng nuôi dưỡng tầm nhìn, khát vọng mãnh liệt về một Việt Nam phát triển hùng cường theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào năm 2045. 5 năm qua, dù khó khăn hay thuận lợi, Đảng và Nhà nước ta đã luôn quan tâm đến công nhân, nông dân, nông nghiệp, nông thôn, người nghèo, gia đình chính sách, người có công, đồng bào các dân tộc thiểu số và những người yếu thế trong xã hội. Kế thừa thành quả từ những nhiệm kỳ trước, giai đoạn 2016-2021, chúng ta đã dành được nhiều nguồn lực và chủ động xúc tiến đầu tư chiến lược cả trong và ngoài nước vào các ngành, các lĩnh vực quan trọng đối với sự phát triển bền vững của đất nước, trong đó có nông nghiệp, nông thôn, vùng sâu, vùng xa và các địa phương nghèo, địa phương ảnh hưởng nặng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu. Trong hoạch định chính sách và chỉ đạo điều hành, chúng ta đã luôn chú trọng tăng trưởng bao trùm và phát triển bền vững hài hòa trên cả ba khía cạnh kinh tế - xã hội và môi trường. Trong một nhiệm kỳ mặc dù còn những hạn chế, bất cập, nhưng chúng ta đã tạo ra hơn 1.200 tỷ đô la Mỹ GDP cùng với hơn 8 triệu việc làm, chưa bao gồm rất nhiều việc làm ở khu vực kinh tế phi chính thức; bảo đảm sinh kế, cơm ăn áo mặc, y tế, giáo dục, phúc lợi cho nhân dân, đặc biệt là cho người nghèo trên khắp cả nước, đã luôn là ưu tiên, trăn trở hàng đầu của Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2021. Cơn đại dịch COVID-19 với những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người và nền kinh tế thế giới, xét trên nhiều phương diện là nghiêm trọng chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Tuy nhiên, trong gian khó, niềm tin của nhân dân, bạn bè quốc tế và quyết tâm chính trị của chúng ta và bản chất của chế độ ta, lại một lần nữa tỏa sáng. Trong đợt dịch bùng phát dịch lần thứ tư này với khả năng lây lan mạnh của biến thể Delta, tôi xin bày tỏ niềm tin vào sức mạnh Diên Hồng của dân tộc ta, tinh thần đoàn kết vô địch của nhân dân ta, niềm tin và quyết tâm của Chính phủ, của tất cả chúng ta về một Việt Nam tất thắng trong việc kiểm soát, đẩy lùi dịch bệnh COVID-19, để Việt Nam tiếp tục làm nên những mốc son phát triển mới như Bác Hồ đã dạy: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/ Thành công, thành công, đại thành công. Nhân đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến đội ngũ y tế, lực lượng vũ trang, các ngành, các cấp từ Trung ương đến các địa phương, cơ sở trên cả nước đã ngày đêm tận tụy hy sinh cho công tác phòng chống dịch, vì an toàn sức khỏe của nhân dân. Cảm ơn sự ủng hộ và giúp đỡ quý báu, nhiệt thành của bạn bè quốc tế, kiều bào ta ở nước ngoài cả về vật chất lẫn tinh thần cho Việt Nam. Và đặc biệt, tôi xin bày tỏ bày tỏ niềm tự hào sâu sắc vì sự nhân ái bền bỉ và kiên cường trong gian nan, thử thách của đồng bào ta, dù khó khăn vất vả nhưng vẫn lạc quan để đoàn kết vượt khó, chiến thắng dịch bệnh. Truyền thống “con rồng, cháu tiên”, đạo lý “Bầu ơi, thương lấy bí cùng”, ý chí vươn lên trong nghịch cảnh đã luôn là những phẩm chất vĩ đại làm nên mọi thắng lợi, đem về nhiều vinh quang cho dân tộc Việt Nam. Tôi xin kính chúc đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đồng chí lão thành cách mạng, các Mẹ Việt Nam Anh hùng, các vị đại biểu Quốc hội, các vị khách quý sức khỏe, hạnh phúc. Tôi xin chúc kỳ họp lần thứ nhất Quốc hội khóa XV thành công tốt đẹp. Xin trân trọng cảm ơn!. PVChính trị - Xã hội
TĐKT - Bảo hiểm y tế (BHYT) là một chính sách xã hội quan trọng, mang ý nghĩa nhân đạo và có tính chia sẻ cộng đồng sâu sắc, được Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng và là một trong những chính sách trụ cột trong hệ thống các chính sách an sinh xã hội của nước ta. Thực tiễn thực hiện chính sách BHYT thời gian qua cho thấy, nhờ tham gia BHYT, nhiều người bệnh có hoàn cảnh khó khăn đã được quỹ BHYT chi trả chi phí khám chữa bệnh (KCB), nhờ đó, nhiều gia đình đã không bị tái nghèo do không phải chi trả các khoản chi phí “khổng lồ” của việc KCB cho người thân. Không chỉ là giá trị vật chất, chính sách BHYT còn là điểm tựa tinh thần giúp nhiều người có động lực, niềm tin để chiến thắng bệnh tật, hòa nhập lại với cuộc sống.
BHYT - Tấm thẻ “vàng” vì sức khỏe
Theo thống kê của BHXH Việt Nam, trong vài năm trở lại đây, mỗi năm quỹ BHYT chi trả từ 100 - 105 nghìn tỷ đồng cho việc KCB BHYT, trong đó rất nhiều trường hợp người bệnh được chi trả lên tới nhiều tỷ đồng/năm. Ngoài việc chi trả chi phí KCB thông thường, quỹ BHYT còn chi trả cho nhiều người mắc các bệnh nặng, bệnh mạn tính khác như Hemophilia (bệnh rối loạn đông máu di truyền), ung thư, tim mạch, suy thận... Bởi lẽ đó, từ nhiều năm nay, BHYT đã được phần lớn người tham gia BHYT xem là “phao cứu sinh”, là “thẻ hộ mệnh” không thể thiếu của mỗi người…
Các y, bác sĩ chăm sóc cho bệnh nhân Covid
Là một trong những bệnh nhân không may bị bệnh Hemophilia, anh Tuyên (huyện Ứng Hòa, Hà Nội) hiểu rõ căn bệnh quái ác này hơn ai hết. Đến nay, chống chọi với bệnh đã hơn 20 năm, anh Tuyên xác định, suốt đời phải gắn bó với bệnh viện, kèm theo đó là chi phí điều trị vô cùng đắt đỏ. Trong hành trình gian nan ấy, anh Tuyên luôn có thẻ BHYT đồng hành. Với anh, thẻ BHYT chính là “ân nhân” giúp anh tiếp tục được sống. Anh Tuyên chia sẻ: “Số tiền chữa bệnh hơn 2 tỷ/năm vượt quá sức chi trả của tôi và gia đình. Nhưng may nhờ có thẻ BHYT, tôi đã được hưởng 100% chi phí điều trị, nếu không có thẻ BHYT chắc tôi không thể sống đến ngày hôm nay”.
Không chỉ anh Tuyên, gia đình cô Trà (quận Thanh Xuân, Hà Nội) cũng luôn trân trọng chính sách BHYT, bởi những lợi ích mà BHYT đã mang lại cho cô. 3 năm trước, cô Trà từng trải qua một cơn tai biến mạch máu não. Giữa ranh giới sinh tử ấy, với sự đồng hành của gia đình, sự tận tâm của đội ngũ y, bác sĩ và cả những hỗ trợ quý giá từ quỹ BHYT, cô Trà đã “chiến thắng tử thần”, từng bước vượt qua bạo bệnh.
Hơn 1 năm điều trị với số tiền 140 triệu đồng hỗ trợ từ quỹ BHYT, cô Trà và các thành viên trong gia đình càng trân quý hơn tấm thẻ BHYT và hiểu được sự cần thiết phải tham gia BHYT để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình. Cô Trà bộc bạch: “Cuộc sống vốn dĩ tiềm ẩn nhiều rủi ro mà mình không biết trước được. Cho nên, cứ chủ động tham gia BHYT thôi, không chỉ tốt cho mình mà còn để giảm gánh nặng cho người thân nếu chẳng may mình bị ốm đau, bệnh tật. Nếu may mắn, mình được khỏe mạnh thì mình tham gia BHYT cũng là cách để giúp đỡ, chia sẻ rủi ro với cộng đồng”.
BHYT - Vì mục tiêu bảo vệ, nâng cao sức khỏe nhân dân
Với những ý nghĩa thiết thực của chính sách BHYT, những năm qua, số người tham gia BHYT ở nước ta đã có sự tăng trưởng mạnh và vượt các mục tiêu đề ra. Năm 2016, số người tham gia BHYT tăng 11% so năm 2015, năm 2015 và 2017 mỗi năm tăng 6 - 7%, giai đoạn 2018 - 2020 duy trì mức tăng trên dưới 3% mỗi năm. Tính đến ngày 31/12/2020, số người tham gia BHYT là 87,97 triệu người, tăng 23,37 triệu người so với năm 2014 (tương ứng tăng 36%), đạt tỷ lệ bao phủ BHYT 90,85% dân số. Với tỷ lệ này, BHXH Việt Nam cơ bản đã hoàn thành mục tiêu BHYT toàn dân và về đích trước thời hạn so với mục tiêu Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 - 2020.
Cùng với đó, cơ hội tiếp cận các dịch vụ KCB BHYT ngày càng mở rộng, số lượt KCB BHYT được quỹ BHYT chi trả cũng tăng cao. Hằng năm, BHXH Việt Nam thực hiện thanh toán chi phí KCB BHYT cho trên 100 triệu lượt người KCB nội trú và ngoại trú (năm 2020, thanh toán cho trên 167,6 triệu lượt người KCB BHYT với gần 103 nghìn tỷ đồng; 6 tháng đầu năm 2021, có gần 76 triệu lượt người KCB BHYT với số chi BHYT ước hơn 49 nghìn tỷ đồng).
Hiện nay, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, thu nhập của người dân, quỹ BHYT đã và đang tiếp tục giúp nhiều gia đình vượt qua khó khăn, giảm bớt gánh nặng chi trả chi phí KCB khi người tham gia BHYT không may bị ốm đau, bệnh tật.
Thời gian qua, với trách nhiệm là cơ quan tổ chức thực hiện chính sách BHYT, BHXH Việt Nam đã nỗ lực không ngừng để việc thực thi pháp luật BHYT đạt hiệu quả nhất; bảo đảm kịp thời quyền lợi cho người tham gia BHYT thông qua triển khai đồng loạt các giải pháp như: Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; phát huy hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin; nâng cao ý thức trách nhiệm và chất lượng phục vụ; đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, kiến nghị xử lý các hành vi lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT…
Ngành BHXH Việt Nam đã phối hợp với các cơ sở KCB BHYT đưa vào sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng “VssID - Bảo hiểm xã hội số” thay thế thẻ BHYT giấy khi đi KCB trên toàn quốc. Đây được đánh giá là bước đi đột phá, phù hợp với xu thế chuyển đổi số của ngành, và càng phù hợp hơn trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, tiếp tục tạo thuận lợi tối đa cho người tham gia và thụ hưởng chính sách BHYT.
Hồng Thiết
TĐKT - Tối 25/7, chiếc máy bay chở hơn 1,5 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 Moderna đáp xuống Sân bay Quốc tế Nội Bài. Số vắc xin này nằm trong hơn 3 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 Moderna do Chính phủ Hoa Kỳ viện trợ cho Việt Nam thông qua cơ chế COVAX.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng đã dự buổi tiếp nhận số vắc xin này.
Cùng dự buổi tiếp nhận có ông Kamal Malhotra, Điều phối viên Thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam; ông Christopher Klein, Đại biện Lâm thời Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam; bà Lesley Miller, Quyền Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng, ông Kamal Malhotra, Điều phối viên Thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam; ông Christopher Klein, Đại biện Lâm thời Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam; bà Lesley Miller, Quyền Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam cùng nhận lô vắc xin Moderna.
Trước đó, tối 24/7, gần 1,5 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 Moderna cũng đã được chuyển đến TP Hồ Chí Minh. Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương phối hợp với Cục Vận tải, Tổng cục Hậu cần (Bộ Quốc phòng) và Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh đã tiến hành tiếp nhận, vận chuyển và bảo quản số vắc xin này tại kho vắc xin của Công ty Cổ phần Dược mỹ phẩm MAY.
Số vắc xin hơn 3 triệu liều này là lô vắc xin Moderna thứ hai đến Việt Nam trong tháng này, nâng tổng số vắc xin do Chính phủ Hoa Kỳ hỗ trợ Việt Nam thông qua Cơ chế COVAX lên đến hơn 5 triệu liều.
Tại buổi tiếp nhận, lãnh đạo Bộ Y tế và Bộ Ngoại giao đánh giá cao sự chia sẻ, giúp đỡ kịp thời và ý nghĩa của phía Hoa Kỳ đối với Việt Nam thông qua cơ chế COVAX, đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát mạnh và phức tạp tại một số tỉnh, thành ở Việt Nam và nguồn cung vắc xin toàn cầu tiếp tục khan hiếm trầm trọng.
Đồng thời, phía Việt Nam bày tỏ mong muốn các quốc gia và các tổ chức quốc tế tiếp tục nêu cao tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, tăng cường chia sẻ vắc xin, trang thiết bị và thuốc, tạo điều kiện kiểm soát đại dịch COVID-19, sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường.
Thứ trưởng Trần Văn Thuấn kiểm tra lô vắc xin phòng COVID-19 Moderna tại Sân bay Quốc tế Nội Bài
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương tiếp tục phối hợp với Cục Vận tải và Quân khu 2 – Bộ Quốc phòng trong việc tiếp nhận số vắc xin này về kho vắc xin của Chương trình Tiêm chủng Quốc gia. Dự kiến số vắc xin này sẽ được lấy mẫu kiểm định và cấp phát đến các địa phương, kịp thời sử dụng ngay trong cuối tháng 7 này.
Là đơn vị được giao nhiệm vụ vận chuyển lô vắc xin COVID-19 này, Thượng tá Hoàng Minh Nhuệ - Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 971, Cục Vận tải, Tổng cục Hậu cần Bộ Quốc phòng cho biết: Để vận chuyển lô vắc xin này về kho bảo quản, Lữ đoàn đã nhanh chóng khẩn trương triển khai, lựa chọn cán bộ có kinh nghiệm tổ chức chỉ huy, lái xe có kinh nghiệm chuyên môn cao. Lữ đoàn đã tổ chức hướng dẫn cho lực lượng tham gia vận chuyển nắm chắc về quy trình giao nhận, vận chuyển vắc xin cũng như quy trình xử trí sự cố trong quá trình vận chuyển để đảm bảo vận chuyển vắc xin được đầy đủ, kịp thời, an toàn, chất lượng.
Đến nay, Việt Nam đã tiếp nhận hơn 14 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 thông qua các nguồn khác nhau, trong đó có 7.493.300 liều vắc xin COVID-19 với 4 lô hàng từ Cơ chế COVAX bao gồm 5.000.100 liều vắc xin Moderna do Chính phủ Hoa Kỳ hỗ trợ và 2.493.200 liều AstraZeneca…
Theo Bộ Y tế, tính đến hết ngày 25/7, tổng số liều vắc xin phòng COVID-19 đã được tiêm tại Việt Nam là 4.535.741 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 4.163.388 liều, tiêm mũi 2 là 372.353 liều.
Tin: Thái Bình
Ảnh: Trần Minh
Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV: Vì sự phát triển lớn mạnh, toàn diện và bền vững của đất nước
Ngày 26/7, Quốc hội tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ nhất với nội dung trọng tâm là bầu các chức danh lãnh đạo của các cơ quan Nhà nước. Buổi sáng, với 483/483 đại biểu có mặt tán thành (chiếm 96,79% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu ông Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016 - 2021 (từ tháng 4/2021), đại biểu Quốc hội khóa XV giữ chức vụ Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026. Dưới cờ đỏ sao vàng thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội và đồng bào cử tri cả nước, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tuyên thệ: “Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; nỗ lực công tác để hoàn thành tốt nhiệm vụ Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó". Chủ tịch nước hứa trước Quốc hội và đồng bào, sẽ luôn tu dưỡng đạo đức, cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư, thượng tôn pháp luật và tuyệt đối tuân thủ Hiến pháp, thực hiện trọn vẹn, đầy đủ mọi nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, dù khó khăn hay thuận lợi, Chủ tịch nước sẽ luôn gìn giữ và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc cùng với các giá trị lịch sử, bản sắc văn hóa và truyền thống thiêng liêng của dân tộc, vì sự phát triển lớn mạnh, toàn diện và bền vững của đất nước. Chủ tịch nước sẽ lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, trong đó có đội ngũ trí thức trong và ngoài nước, tiếp tục cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, quan tâm thường xuyên, sâu sát và hiệu quả đối với việc xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại, luôn giữ gìn cuộc sống bình yên cho nhân dân và sẵn sàng bảo vệ vững chắc nền hòa bình, độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Buổi chiều, với 479/479 đại biểu có mặt tán thành (chiếm 95,99% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Phạm Minh Chính. Theo đó, Quốc hội quyết nghị bầu ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016 – 2021, đại biểu Quốc hội khóa XV, giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 – 2026. Nghị quyết có hiệu lực thi hành kể từ khi được Quốc hội biểu quyết thông qua. Dưới cờ đỏ sao vàng thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội và đồng bào cử tri cả nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tuyên thệ tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, trong bối cảnh tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến hết sức phức tạp; Đảng, Nhà nước thấu hiểu, chia sẻ với nhân dân những khó khăn, vất vả cả về tinh thần và vật chất khi phải tiến hành phong tỏa, cách ly. Với tư tưởng chỉ đạo “chống dịch như chống giặc” và vì mục tiêu cao nhất là bảo vệ sức khỏe, an ninh, an toàn của nhân dân; nhiệm vụ cấp bách, quan trọng hàng đầu hiện nay của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ là tập trung trí tuệ, nguồn lực, các biện pháp linh hoạt, sáng tạo, nhất là chiến lược vaccine; phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, tinh thần đại đoàn kết dân tộc; kêu gọi sự chung sức, đồng lòng, nâng cao ý thức chấp hành và tinh thần tương thân tương ái, “thương người như thể thương thân” của nhân dân để chống dịch thành công; đồng thời, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững; tiếp tục xây dựng, đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong điều kiện khó khăn hiện nay. Chính phủ đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ then chốt là xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, đảng viên trong Chính phủ và chính quyền các cấp, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Có biện pháp cụ thể để cải cách mạnh mẽ nền hành chính quốc gia, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong quản lý nhà nước và quản lý xã hội; khuyến khích, tạo môi trường thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp cống hiến, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong phiên làm việc chiều 26/7, Quốc hội đã thông qua các Nghị quyết bầu Phó Chủ tịch nước, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Theo đó, Quốc hội khóa XV đã bầu bà Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016 - 2021 (từ tháng 4/2021), giữ chức vụ Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 – 2026. Quốc hội bầu ông Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao nhiệm kỳ 2016 – 2021, đại biểu Quốc hội khóa XV, giữ chức vụ Chánh án Tòa án nhân dân tối cao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 – 2026. Quốc hội cũng thông qua Nghị quyết bầu Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 – 2026 đối với ông Lê Minh Trí. Sau khi tuyên thệ, trong bài phát biểu nhậm chức trước Quốc hội, đồng bào và cử tri cả nước, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình khẳng định: Trên cương vị là người đứng đầu cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao khẳng định sẽ khắc ghi lời tuyên thệ trước Quốc hội, không ngừng rèn luyện và nêu gương; cùng tập thể lãnh đạo và Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phát huy truyền thống; phục vụ nhân dân, tuân thủ sự lãnh đạo của Đảng, nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật; thực hiện đầy đủ các nguyên tắc tư pháp tiên tiến. Đồng thời, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, bản thân sẽ nỗ lực cao nhất để phát huy ưu điểm, thành tựu; khắc phục hạn chế, thiếu sót; chăm lo xây dựng Tòa án nhân dân trong sạch, vững mạnh và chuyên nghiệp; đẩy mạnh hơn nữa công cuộc cải cách tư pháp với nhiều giải pháp đổi mới, sáng tạo để nâng cao chất lượng hoạt động và uy tín của Tòa án; để nền tư pháp nước nhà ngày càng phát triển; để nhân dân cảm nhận và thụ hưởng được công bằng và lẽ phải; nghiêm minh và nhân văn trong mỗi phán quyết tư pháp. Trong phiên làm việc ngày 26/7, Quốc hội thảo luận ở hội trường về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2019; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2020./. Theo TTXVNTĐKT - Nhân kỷ niệm 74 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ, ngày 24/7, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có Thư gửi thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng.
Trong thư, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trân trọng gửi tới các đồng chí lão thành cách mạng, các Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động, các đồng chí thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ, người có công với cách mạng lời thăm hỏi ân cần, những tình cảm sâu nặng và lòng biết ơn sâu sắc.
“Trong những ngày tháng lịch sử này, với niềm xúc động và tự hào của cả dân tộc, lòng thành kính, biết ơn vô hạn, chúng ta kính cẩn nghiêng mình, tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, các bậc cách mạng tiền bối, các Anh hùng liệt sĩ đã cống hiến, hy sinh quên mình vì Tổ quốc, vì nhân dân.” – Chủ tịch nước nhấn mạnh.
Lễ thắp nến tri ân tại Nghĩa trang liệt sỹ quốc gia Đường 9
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh dành tình cảm đặc biệt và luôn nhắc nhở toàn Ðảng, toàn dân ta ghi nhớ công lao to lớn của các đồng chí thương binh, liệt sĩ. Bác đã từng nói: "Sự hy sinh anh dũng của liệt sĩ đã làm cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do. Nhân dân ta đời đời ghi nhớ công ơn các liệt sĩ…" Người nhắc nhở: "Đối với những người con trung hiếu ấy, Chính phủ và đồng bào phải báo đáp thế nào cho xứng đáng". Thực hiện tâm nguyện của Bác, 74 năm qua, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt công tác thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng.
Các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp, các cơ quan, các đơn vị và cá nhân nhà hảo tâm đã tích cực tham gia các phong trào "Đền ơn đáp nghĩa", "Toàn dân chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng" với nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực bằng những việc làm đầy trách nhiệm và nghĩa tình. Các phong trào đó đã nhận được sự hưởng ứng và tham gia nhiệt tình của toàn xã hội, trở thành nét đẹp trong đời sống văn hóa, góp phần quan trọng vào việc củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nâng cao tinh thần yêu nước, trách nhiệm xã hội, khơi dậy và bồi đắp những giá trị nhân ái của mỗi người Việt Nam.
Bên cạnh đó, với ý chí tự lực, tự cường, nhiều thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ và gia đình người có công đã vượt lên thương tật, khó khăn, hòa mình vào cuộc sống, tiếp tục cống hiến sức lực, trí tuệ trong lao động, sản xuất, công tác, chiến đấu, học tập..., góp phần bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp, xứng đáng là những "Công dân kiểu mẫu", là tấm gương sáng cho cộng đồng và xã hội noi theo.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận, đánh giá cao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, hoan nghênh các ban, bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị, cá nhân trong nước và ở nước ngoài đã tích cực hưởng ứng và thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với thương binh, liệt sĩ; biểu dương những nỗ lực, cố gắng và chúc mừng những thành tích mà các đồng chí thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công đã đạt được trong thời gian qua.
Kỷ niệm 74 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 còn đang diễn biến rất phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất và đời sống của nhân dân, Chủ tịch nước mong muốn và tin tưởng các đồng chí thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với nước tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, nỗ lực vượt khó, chung sức, đồng lòng cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân chiến thắng đại dịch, thể hiện phẩm chất cao đẹp "Bộ đội Cụ Hồ" trong mọi hoàn cảnh, và mãi là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo và học tập.
Chủ tịch nước mong rằng cấp ủy, chính quyền các cấp, các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị và mỗi người dân bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, tích cực tham gia đối với công tác người có công và phong trào "Toàn dân chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng", coi đó là trách nhiệm, tình cảm, vinh dự của chúng ta để tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với những người đã có công lao trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, góp phần thực hiện tốt an sinh xã hội, vun đắp, tô thắm thêm truyền thống nhân nghĩa, trung hiếu tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Chúc các đồng chí thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sỹ, người có công luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, đạt nhiều thành tích hơn nữa trong phong trào thi đua yêu nước, góp phần xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
“Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đời đời nhớ ơn các anh hùng, liệt sĩ, thương binh, người có công với nước đã xả thân vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.” – Chủ tịch nước khẳng định.
Nguyệt Hà
Đại hội Hiệp hội Phát triển nhân lực Logistics Việt Nam lần thứ nhất và Lễ ra mắt Hiệp hội
TĐKT - Ngày 24/7, Hiệp hội Phát triển nhân lực Logistics Việt Nam, tên tiếng Anh: Viet Nam Association for Logistics Manpower Development (VALOMA) chính thức tổ chức Đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2021 - 2024. Trong điều kiện cả nước cùng áp dụng các biện pháp phòng chống dịch ở mức cao nhất, Đại hội được tổ chức theo phương thức trực tuyến (online) hoàn toàn. Ông Mai Xuân Thiệu, Trưởng Ban vận động thành lập Hiệp hội phát biểu khai mạc Đại hội Hiệp hội Phát triển nhân lực Logistics Việt Nam là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của tổ chức, công dân Việt Nam tham gia liên kết, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trong hoạt động đào tạo, phát triển nhân lực về logistics và quản lý chuỗi cung ứng, được thành lập trên nguyên tắc tự nguyện, nhằm mục tiêu bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên, hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong hơn 3 năm qua, đơn vị tiền thân của Hiệp hội là Mạng lưới Đào tạo Logistics Việt Nam đã đứng ra tổ chức nhiều chương trình và hoạt động bổ ích cho giảng viên, sinh viên nhằm kết nối giữa các trường với nhau và với các doanh nghiệp logistics trên khắp cả nước như: Cuộc thi Tài năng trẻ Logistics Việt Nam, Tọa đàm “Khởi nghiệp cùng Logistics”, các chuyến đi khảo sát và làm việc với các doanh nghiệp logistics... Dự Đại hội có gần 300 đại biểu thay mặt cho các cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp hội bạn, các tổ chức quốc tế và trong nước, các hội viên bao gồm các trường đại học, cao đẳng, viện đào tạo, doanh nghiệp và cá nhân. Tất cả hội viên ở ba miền Bắc – Trung – Nam đã tham dự Đại đội thông qua phần mềm zoom meeting. Phát biểu khai mạc Đại hội, TS. Mai Xuân Thiệu, Trưởng Ban Vận động thành lập Hiệp hội nhấn mạnh: “Nhân lực luôn luôn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển bền vững ngành logistics ở Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay nhân lực ngành logistics ở Việt Nam đang thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Hệ thống giảng viên và cơ sở vật chất phục vụ đào tạo logistics vẫn còn thiếu và chất lượng chưa cao; chương trình đào tạo, nội dung đào tạo còn thiếu và chưa được chuẩn hóa, phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn Việt Nam và thương mại, hàng hải quốc tế; quan hệ hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp chưa gắn kết trong đào tạo và tuyển dụng. Do vậy, nhu cầu liên kết, bổ sung, hỗ trợ cho nhau sẽ giúp mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực logistics, đáp ứng nhu cầu lao động của xã hội. Lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực về logistics cũng đã được Chính phủ đặc biệt quan tâm với 5 nhiệm vụ cụ thể giao cho các bộ, ngành và tổ chức thực hiện tại Quyết định 221/QĐ-TTg ngày 22/2/2021. Do vậy, việc thành lập Hiệp hội Phát triển nhân lực Logistics Việt Nam với tư cách là một tổ chức xã hội - nghề nghiệp dành cho các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp tham gia công tác phát triển nhân lực logistics là một nhu cầu tất yếu, cấp bách để cùng đóng góp cho sự phát triển ngành logistics tiến nhanh, tiến mạnh theo đúng định hướng của Chính phủ.” Đại hội được tổ chức theo phương thức trực tuyến qua zoom meeting Tại Đại hội, ông Phạm Công Hùng - đại diện Vụ Tổ chức phi chính phủ, Bộ Nội vụ đã công bố Quyết định thành lập Hiệp hội. Phát biểu tại Đại hội, bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo thay mặt cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội nhấn mạnh: “Hiệp hội ra đời nhằm phấn đấu trở thành nơi hội tụ để lan tỏa nhanh hơn, rộng hơn và hiệu quả hơn những tri thức hiện đại, kinh nghiệm phong phú và công nghệ tiên tiến cho công tác đào tạo nguồn nhân lực logistics nhằm đáp ứng cao yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế của ngành logistics Việt Nam.” Tại Đại hội, các hội viên đã thảo luận và thông qua điều lệ, chương trình hành động của Hiệp hội, đồng thời bầu Ban Chấp hành gồm 20 thành viên, Ban Kiểm tra gồm 5 thành viên. Đại hội đã bầu các vị trí và chức danh chính của Hiệp hội Phát triển nhân lực Logistics Việt Nam nhiệm kỳ 2021 - 2024, cụ thể như sau: Ông Mai Xuân Thiệu (Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu) giữ chức Chủ tịch Hiệp hội. Các Phó Chủ tịch gồm: Ông Nguyễn Thanh Chương (Trường Đại học Giao thông vận tải); ông Nguyễn Minh Đức (Trường Đại học Hàng hải Việt Nam); bà Hồ Thị Thu Hòa (Viện Nghiên cứu và phát triển logistics Việt Nam); bà Trịnh Thị Thu Hương (Trường Đại học Ngoại thương). Tổng Thư ký Hiệp hội là ông Dương Quang Khánh (Trường Đại học Hữu nghị). Phó Tổng Thư ký: Ông Lê Ngọc Trung (Trường Cao đẳng Kinh tế đối ngoại). Chủ nhiệm Ban Kiểm tra: Bà Phan Thị Thu Hoài (Trường Đại học Thương Mại). Phó Chủ nhiệm Ban Kiểm tra: Bà Hà Thị Ngọc Oanh (Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh). Trước khi kết thúc Đại hội, đại diện Hiệp hội Phát triển nhân lực Logistics Việt Nam đã công bố việc ký Thỏa thuận hợp tác giữa Hiệp hội và các Hiệp hội đối tác bao gồm: Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam; Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam; Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia. Việc ký kết này tạo ra sự gắn kết, hỗ trợ và đồng hành của các đối tác, là nhân tố quan trọng đối với sự phát triển bền vững của Hiệp hội Phát triển nhân lực Logistics Việt Nam. Phương ThanhTàu chuyên biệt đầu tiên đưa 3000 người dân Hà Tĩnh từ các tỉnh phía Nam về quê
TĐKT - Ngày 24/7, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) tổ chức chạy chuyến tàu chuyên biệt đầu tiên đưa 700 hành khách là công dân Hà Tĩnh đang sinh sống tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam về quê nhằm giảm tải áp lực cách ly cho các tỉnh phía Nam trong thời điểm dịch Covid ngày càng diễn biến phức tạp. Cụ thể, đoàn tàu đầu tiên với mác tàu SE14 sẽ xuất phát tại ga Sài Gòn vào lúc 20h45 phút ngày 24/7 và dự kiến đến ga Yên Trung lúc 5h sáng ngày 26/7/2021. Để đảm bảo an toàn phòng dịch, tàu SE14 chỉ đón hành khách tại 1 ga lên là ga Sài Gòn và trả khách tại 1 ga đến là ga Yên Trung, không thực hiện việc đón, trả khách tại các dọc đường. Tại ga Sài Gòn, Tổng công ty ĐSVN duy trì nghiêm các biện pháp phòng dịch thường xuyên như: thực hiện đầy đủ khuyến cáo 5K của Bộ Y tế, hướng dẫn và kiểm soát khai báo y tế. Các toa xe đều được phun khử trùng phòng dịch trước khi xuất phát. Tại nhiều vị trí tại ga, trên các toa xe, các nhà vệ sinh…đều được trang bị dung dịch sát khuẩn; nhân viên trên tàu thực hiện việc khử khuẩn 3 tiếng/lần tại vị trí có nhiều hành khách tiếp xúc (tay nắm cửa, sản toa xe, nhà vệ sinh...). Tại ga Sài Gòn và ga Yên Trung, hành khách được bố trí lối đi riêng để ra, vào ga, lên tàu… Đặc biệt, 100% nhân viên phục vụ trên tàu dưới ga tham gia đón tiếp và vận chuyển hành khách đều đã được tiêm vắc xin phòng dịch. Tổng công ty ĐSVN cũng chủ động làm việc Sở Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh, Hội đồng hương Hà Tĩnh tại TP Hồ Chí Minh và các đơn vị liên quan để đảm bảo chuyên chở đúng đối tượng. Vì vậy hành khách đi tàu cần phải có giấy xét nghiệm Covid-19 âm tính trong vòng 72 giờ và khi về đến ga Yên Trung sẽ được bố trí đi cách ly tập trung 14 ngày theo quy định. Sau chuyến tàu đầu tiên này, Đường sắt Việt Nam sẽ phối hợp với UBND tỉnh Hà Tĩnh, UBND TP Hồ Chí Minh và chính quyền địa phương tiếp tục tổ chức thêm các chuyến tàu khác để đưa 2300 hành khách là công dân Hà Tĩnh đang sinh sống tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam về quê. Được biết, UBND Hà Tĩnh thực hiện việc hỗ trợ 100% tiền vé và kinh phí test Covid-19 hai lần tại khu cách ly cho người dân và xem xét hỗ trợ chi phí cách ly đối với người dân có hoàn cảnh khó khăn. Hiện, Tổng công ty ĐSVN đã và đang làm việc với UBND và hội đồng hương các tỉnh Nghệ An, Quảng Trị, Quảng Nam… để tiếp tục tổ chức các đoàn tàu chuyên biệt đưa người dân các tỉnh về quê an toàn. Thục AnhTập đoàn Hoa Sen nối dài hành trình “San sẻ yêu thương - Chung tay cùng vượt qua đại dịch”
TĐKT - Tiếp tục hành trình “San sẻ yêu thương – Chung tay cùng vượt qua đại dịch”, được sự hỗ trợ của Sở Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh, Trung tâm Công tác Xã hội Thanh thiếu niên – Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Báo Công an TP Hồ Chí Minh, từ ngày 21 - 23/7, Tập đoàn Hoa Sen tiếp tục trao tặng đợt 2 các vật phẩm gồm các trang thiết bị y tế như kính chắn giọt bắn, khẩu trang 3M, găng tay, nước tẩy, nước lau sàn, khăn mặt, muối cho lực lượng y, bác sĩ tuyến đầu ở Bệnh viện dã chiến số 8 tại TP Thủ Đức, quy mô tiếp nhận và điều trị 3.000 - 4.000 ca nhiễm và Bệnh viện dã chiến số 5A, Quân khu 7 tại huyện Hóc Môn quy mô 340 giường bệnh. Tập đoàn Hoa Sen trao tặng các thực phẩm, nhu yếu phẩm cho Báo Công an TP Hồ Chí Minh Đồng thời, đợt 2 Tập đoàn Hoa Sen còn trao tặng các thực phẩm, nhu yếu phẩm như gạo, mì, bánh, gia vị thiết yếu đến các chiến sĩ lực lượng liên ngành, cảnh sát, công an, kiểm soát quân sự, tình nguyện viên tham gia chống dịch và các Bếp ăn thiện nguyện 0 đồng nấu cơm tặng cho các bệnh viện, lực lượng tuyến đầu, khu cách ly, người dân khó khăn như bếp Hello 5, bếp chị Tưởng – chú Ba quận 5, bếp Suối mát từ tâm, bếp Tường Nguyên... Tập đoàn Hoa Sen trao tặng các thực phẩm, nhu yếu phẩm cho Cục Cảnh sát Giao thông Trong đợt 2, Tập đoàn Hoa Sen cũng tiếp sức các Siêu thị 0 đồng được duy trì và có thêm hàng hóa đa dạng để tiếp tục phục vụ và đón chào những vị khách “đặc biệt” là những gia đình khó khăn, công nhân lao động, những người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch Covid-19. Cũng trong đợt này, Hoa Sen đã đi đến hàng chục điểm phát quà cho bà con hoàn cảnh khó khăn và sinh viên ở các trường đại học đang ở các khu cách ly, phong tỏa. Tập đoàn Hoa Sen trao tặng các thực phẩm, nhu yếu phẩm cho Sở Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh Trước đó, Tập đoàn Hoa Sen cũng đã ủng hộ 6 tỷ đồng vào Quỹ phòng, chống dịch bệnh Covid -19 tại Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam của tại các tỉnh thành nơi các nhà máy, văn phòng của công ty đang hoạt động. Ngày 16 - 17/7, vừa qua, Tập đoàn Hoa Sen đã phối hợp trao tặng đợt 1 gần 50 tấn vật phẩm gồm gạo, rau củ quả, mì và các gia vị thiết yếu đến 7 điểm bếp ăn thiện nguyện, công suất hơn 30.000 suất ăn miễn phí mỗi ngày và 8 điểm phát quà đến bà con có hoàn cảnh khó khăn tại TP Hồ Chí Minh. Tập đoàn Hoa Sen trao tặng các thực phẩm, nhu yếu phẩm cho Bệnh viện dã chiến 5A Quân khu 7 Đại diện Tập đoàn Hoa Sen cho biết, kết thúc đợt 1 vừa qua, chúng tôi đã mang yêu thương san sẻ nhiều nơi, giúp đỡ thêm nhiều hoàn cảnh khó khăn cũng như chứng kiến tinh thần đoàn kết, nghĩa tình của người dân TP Hồ Chí Minh dành cho nhau trong mùa dịch. Chính vì vậy, đợt 2 được thực hiện gấp rút trong giai đoạn thực hiện giãn cách 19 tỉnh thành phía Nam theo Chỉ thị 16, việc tìm kiếm nguồn hàng đảm bảo và tập trung hàng hóa với khối lượng lớn khá khó khăn, tuy vậy, chúng tôi vẫn quyết tâm thực hiện. Đợt 2 với khối lượng vật phẩm khoảng 50 tấn gồm các trang thiết bị y tế, thực phẩm, nhu yếu phẩm đến các lực lượng tuyến đầu, bếp ăn thiện nguyện và bà con, sinh viên ở các khu phong tỏa, cách ly với mong muốn tiếp lửa, chia sẻ khó khăn, chung tay cùng TP Hồ Chí Minh sớm đẩy lùi đại dịch Covid-19. Kế hoạch đợt 3 sẽ tiếp tục thực hiện trong tuần tiếp theo và Tập đoàn Hoa Sen sẽ duy trì thêm các hoạt động ý nghĩa, thiết thực, tiếp tục nối dài hành trình “San sẻ yêu thương – Chung tay cùng vượt qua đại dịch”. Đây là một trong những hoạt động HSG lan tỏa đến cộng đồng đúng như giá trị cốt lõi "Trung thực – Cộng đồng – Phát triển" của công ty trong suốt 20 năm qua. Xuân PhúcTrang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 98
- 99
- 100
- 101
- 102
- …
- sau ›
- cuối cùng »