Chuyên đề

Cục Chính trị Quân khu 5 đẩy mạnh phong trào thi đua Quyết thắng xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện

Cục Chính trị Quân khu 5 được giao chức năng, nhiệm vụ là cơ quan tham mưu lãnh đạo, chỉ đạo các mặt hoạt động công tác đảng (CTĐ), công tác chính trị (CTCT) trong lực lượng vũ trang (LLVT) Quân khu và triển khai thực hiện toàn diện các mặt công tác nội bộ. Quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ của đơn vị những năm gần đây diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực diễn biến phức tạp. Trong nước, tình hình kinh tế, xã hội cơ bản ổn định, tiềm lực quốc phòng - an ninh được giữ vững và tăng cường. Tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức; các thế lực thù địch, bọn cơ hội chính trị trong và ngoài nước đẩy mạnh “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”,“tự chuyển hóa”, thực hiện âm mưu “phi chính trị hóa” quân đội; tăng cường hoạt động chống phá, lôi kéo kích động, gây rối... gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định và phát triển của đất nước. Trên địa bàn Quân khu, tình hình kinh tế, xã hội, quốc phòng - an ninh cơ bản ổn định. Song, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội, phản động trong và ngoài nước tiếp tục lợi dụng vấn đề “dân tộc”, “tôn giáo”, “dân chủ”, “nhân quyền” đả kích, chống phá Đảng, Nhà nước, hạ thấp uy tín quân đội. Ở Tây Nguyên, chúng tiếp tục chỉ đạo, hỗ trợ FULRO tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số tham gia “Tin lành Đê Ga”, vượt biên trái phép, đòi ly khai, tự trị... Tình hình tai nạn, tệ nạn xã hội, vi phạm kỷ luật kể cả trong hoạt động quản lý kinh tế có chiều hướng gia tăng đã chi phối, tác động đến hoạt động CTĐ, CTCT. Đối với Cục Chính trị, tổ chức biên chế một số cơ quan, đơn vị còn bất cập; cán bộ chủ trì của Cục và các phòng, ban, đơn vị có nhiều biến động theo yêu cầu nhiệm vụ. Nhận thức sâu sắc đặc điểm tình hình, chức năng, nhiệm vụ và được sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Thường vụ Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu; sự phối hợp, giúp đỡ tạo điều kiện của các cơ quan, đơn vị. Công tác TĐKT luôn được quan tâm, phong trào TĐQT trong Cục luôn được duy trì và phát triển rộng khắp, tạo được không khí thi đua sôi nổi với những nội dung, hình thức phù hợp, cổ vũ, động viên cán bộ, chiến sĩ, nhân viên nỗ lực, phấn đấu vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, tô thắm thêm truyền thống vẻ vang của Cục Chính trị. Thực hiện nhiệm vụ chính trị trọng tâm được giao, hằng năm Cục Chính trị đã tham mưu Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác quốc phòng, quân sự địa phương (QP, QSĐP), xây dựng các tiềm lực trong khu vực phòng thủ và nền quốc phòng toàn dân. Năm 2018, Cục Chính trị Quân khu 5 đã được Thường vụ Đảng ủy, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Quân khu xét, đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng Cờ Thi đua ghi nhận những kết quả và thành tích nổi bật sau: Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức học tập, quán triệt và triển khai thực hiện nghị quyết, chỉ thị các cấp đúng quy định. Tham gia Hội thi cán bộ giảng dạy chính trị giỏi toàn quân năm 2018, Liên hoan truyền hình toàn quân lần thứ XII và Liên hoan Ca, Múa, Nhạc toàn quốc đạt kết quả tốt. Tổ chức thành công Hội diễn nghệ thuật quần chúng LLVT Quân khu lần thứ XII. Công tác TĐKT và phong trào TĐQT năm 2018 đạt hiệu quả tốt. Theo dõi, chỉ đạo, hướng dẫn Đại hội TĐQT cấp trên trực tiếp cơ sở đúng quy định. Chỉ đạo củng cố, kiện toàn các cấp ủy, tổ chức đảng kịp thời, đúng nguyên tắc; tổ chức đại hội chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở, đảng bộ bộ phận nhiệm kỳ 2018 - 2020 đạt kết quả tốt. Duy trì nghiêm túc chế độ nền nếp sinh hoạt và nguyên tắc lãnh đạo của Đảng. Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng. Triển khai thực hiện các mặt công tác cán bộ đúng nguyên tắc. Thực hiện tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ bảo đảm an toàn cho các hoạt động của LLVT Quân khu. Đẩy mạnh các hoạt động công tác chính sách đối với quân đội và hậu phương quân đội và công tác dân vận - TTĐB, nhất là thực hiện chủ trương “Xoá một hộ đói, giảm một hộ nghèo”, “Hũ gạo vì người nghèo”. Hoạt động của các tổ chức quần chúng được duy trì có nền nếp, hiệu quả. Công tác kế hoạch - Tổng hợp, Vật tư có chuyển biến tiến bộ. Tổng kết lịch sử CTĐ, CTCT đúng kế hoạch. Các cơ quan bảo vệ pháp luật thực hiện tốt chức năng điều tra, truy tố xét xử tội phạm bảo đảm đúng pháp luật; tích cực tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức pháp luật trong LLVT Quân khu. Thực hiện nhiệm vụ xây dựng nội bộ, Cục Chính trị đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng cơ quan, đơn vị trong Cục vững mạnh toàn diện, cán bộ, nhân viên, chiến sĩ luôn đề cao trách nhiệm, sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao. Triển khai thực hiện có hiệu quả CTĐ, CTCT trong các nhiệm vụ. Hoạt động của các tổ chức quần chúng luôn được đổi mới và đạt hiệu quả cao. Duy trì thực hiện nghiêm các chế độ, qui định về SSCĐ. Tổ chức huấn luyện và kiểm tra quân sự, chính trị, điều lệnh, thể lực đúng kế hoạch, đạt kết quả cao. Triển khai thực hiện có hiệu quả nội dung “Năm mẫu mực về Điều lệnh - Chính quy”, “Năm an toàn giao thông”. Công tác hậu cần, kỹ thuật được quan tâm chỉ đạo đúng mức thông qua phong trào thi đua trọng tâm “Ngành Hậu cần Quân đội làm theo lời Bác Hồ dạy”, thực hiện Cuộc vận động 50 và “Chính quy - Mẫu mực ngành kỹ thuật”. Trong năm 2019, chấp hành Nghị quyết của Đảng ủy Quân khu, mệnh lệnh của Tư lệnh Quân khu về nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, Cục Chính trị đã quán triệt và tổ chức triển khai toàn diện các mặt công tác, trong đó tiếp tục đẩy mạnh công tác thi đua và phong trào thi đua quyết thắng./.

Học viện Chính trị khu vực III tự hào chặng đường 70 năm xây dựng và phát triển

Trụ sở chính: Số 215 và 232 Nguyễn Công Trứ, quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng Website: https://hcma3.hcma.vn Học viện Chính trị khu vực III là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt, cán bộ khoa học lý luận chính trị của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên; nghiên cứu khoa học lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các khoa học chính trị, khoa học lãnh đạo, quản lý. Lịch sử hình thành và phát triển của Học viện Chính trị khu vực III đã trải qua chặng đường 70 năm vẻ vang với nhiều lần thay đổi tên gọi để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong từng thời kỳ. Từ năm 2014, Học viện chính thức được mang tên Học viện Chính trị khu vực III thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Hiện nay, Học viện có 15 đơn vị giảng dạy, nghiên cứu, thông tin, xuất bản và 6 đơn vị chức năng trực thuộc Ban Giám đốc với hơn 200 cán bộ công chức (trong đó có 11 phó giáo sư, tiến sĩ và 39 tiến sĩ), cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao hiện nay và những năm tới.   Hội nghị tổng kết công tác năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019 Với công tác quản lý, quy trình đào tạo khoa học, chặt chẽ, chỉ tính riêng 10 năm qua (2009 - 2019), Học viện đã mở hơn 300 lớp với số lượng hơn 22.000 học viên, bao gồm: Các lớp Cao cấp lý luận chính trị; các lớp bồi dưỡng chính trị dành cho các khối Tổ chức, Kiểm tra, Tuyên giáo, Dân vận; các lớp bồi dưỡng theo chức danh....  Cùng với đội ngũ giảng viên, công tác nghiên cứu khoa học của Học viện cũng được nâng lên tầm cao mới. Từ năm 2005 đến nay, Học viện đã triển khai thực hiện 299 công trình nghiên cứu khoa học các cấp, trong đó có 8 đề tài cấp quốc gia, 45 đề tài, dự án cấp bộ. Học viện cũng đã tổ chức và phối hợp cùng các đơn vị trung ương và địa phương tổ chức hơn 60 hội thảo và 130 tọa đàm khoa học. Bên cạnh đó, công tác xuất bản nhằm xã hội hóa công trình nghiên cứu đến với bạn đọc và đội ngũ nghiên cứu, giảng viên cũng được chú trọng thực hiện. Học viện đã xuất bản hơn 90 đầu sách chuyên khảo và tham khảo của tập thể tác giả và tác giả đang công tác tại Học viện.   Hội trường A – Học viện Chính trị khu vực III Năm 2019, Học viện Chính trị khu vực III tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm: Tiếp tục triển khai thực hiện Khung chương trình Cao cấp lý luận chính trị theo Quyết định số 3092-QĐ/HVCTQG ngày 24/7/2017, Quy chế đào tạo Cao cấp lý luận chính trị theo Quyết định số 6125-QĐ/HVCTQG ngày 18/10/2018 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, bảo đảm đúng tiến độ và chất lượng các đề tài, chú trọng hiệu quả, nâng cao tính ứng dụng và ý nghĩa thực tiễn của các đề tài nghiên cứu; kiện toàn và nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức hiện có của Học viện nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn các yêu cầu, nhiệm vụ được giao; tiếp tục tăng cường công tác chính trị tư tưởng, tạo sự thống nhất, đồng thuận trong toàn Đảng bộ Học viện; triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị gắn với Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII và xây dựng Văn hóa trường Đảng; rà soát, sắp xếp lại vị trí việc làm, cơ cấu tổ chức gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 6, khóa XII và Quyết định số 6589-QĐ/HVCTQG ngày 01/11/2018 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Học viện Chính trị khu vực III; tăng cường kỷ luật lao động, kỷ cương trong quản lý, điều hành các hoạt động của toàn Học viện; chuẩn bị triển khai Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu Đảng bộ Học viện theo kế hoạch của Đảng ủy Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Phong trào thi đua lập thành tích chào mừng 70 năm truyền thống Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và 70 năm truyền thống Học viện Chính trị khu vực III (1949 - 2019) lan tỏa sâu rộng trong toàn đơn vị, tiêu biểu là các phong trào thi đua “3 tốt” (giảng dạy tốt, nghiên cứu tốt đối với giảng viên; học tập tốt, rèn luyện tốt đối với học viên; quản lý tốt, phục vụ tốt đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý và nhân viên các đơn vị chức năng); thực hiện nền nếp, kỷ cương trong công tác, thi đua thực hiện nếp sống văn minh nơi công sở, giữ gìn cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp. Toàn thể cán bộ, công chức, viên chức Học viện thực hiện tốt nhiệm vụ gắn với phong trào thi đua yêu nước của Học viện trên các lĩnh vực công tác. Các nội dung thi đua gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; chú trọng nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng, công tác nghiên cứu khoa học; nâng cao ý thức, trách nhiệm công vụ trong cán bộ, công chức, viên chức Học viện; xây dựng hình ảnh mẫu mực của người cán bộ, giảng viên trường Đảng. Trong chặng đường 70 năm xây dựng và phát triển, Học viện Chính trị khu vực III đã thể hiện rõ bản sắc, vị thế, vai trò của mình, đáp ứng sự mong đợi và tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân, xứng đáng với những phần thưởng cao quý đã được trao tặng: Chủ tịch nước tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất năm 2001, Huân chương Hồ Chí Minh năm 2009; năm 2014 được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen và Cờ thi đua Chính phủ; 4 lần được tặng Cờ thi đua cấp Bộ, trong đó có 3 năm liên tiếp và 1 lần được Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng tặng Cờ thi đua. Đặc biệt, năm 2018, Học viện được tặng Cờ thi đua của Chính phủ và năm 2019 được tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất./.    

Tổng công ty Điện lực miền Bắc: Đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định trong tháng 10, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh 2 tháng cuối năm

Kết thúc tháng 10/2019, Tổng công ty Điện lực miền Bắc đã đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định, đáp ứng nhu cầu điện cho sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn 27 tỉnh miền Bắc. Tổng sản lượng điện thương phẩm tháng 10 của Tổng công ty Điện lực miền Bắc đạt 6,046 tỷ kWh tăng 8,1% so với cùng kỳ năm 2018. Lũy kế 10 tháng đầu năm tổng sản lượng thương phẩm đạt 58,669 tỷ kWh, tăng 9,65% so với cùng kỳ. Tỷ lệ tổn thất điện năng tháng 10 của Tổng công ty là 4,71%, lũy kế 10 tháng năm 2019 là 5,2 %. Trong tháng 10/2019, Tổng công ty đã tiếp nhận và giải quyết cấp điện mới cho 28.542 khách hàng mới, trong đó: Khách hàng không đầu tư công trình điện: 28.402 khách hàng (KH) (cấp điện mới cho KH sinh hoạt: 20.847 khách hàng; cấp điện mới cho KH ngoài sinh hoạt: 7.555 khách hàng); khách hàng đầu tư công trình điện: 140 khách hàng. Về chỉ số tiếp cận điện năng, tháng 10/2019, toàn Tổng công ty đã tiếp nhận giải quyết cấp điện cho 140 khách hàng trung áp, thời gian trung bình giải quyết các thủ tục của ngành điện là 5,18/7 ngày. Lũy kế 10 tháng, Tổng công ty đã tiếp nhận giải quyết cấp điện cho 1.988 khách hàng trung áp, thời gian trung bình giải quyết các thủ tục của ngành điện là 5,54/7 ngày; giảm 1,46 ngày so với quy định. Cũng như các tháng từ đầu năm đến nay, 14 chỉ tiêu chất lượng dịch vụ khách hàng của Tổng công ty trong tháng 10 đều đạt so với quy định của EVN. Tính đến hết tháng 10/2019, trên địa bàn 27 tỉnh miền Bắc do EVNNPC quản lý vận hành, kinh doanh bán điện đã có 1.535.345/8.490.908 khách hàng chuyển sang đăng ký nhận tin nhắn Zalo thay cho hình thức nhắn tin SMS. Tổng số tin nhắn đã gửi qua Zalo 10 tháng đầu năm 2019 là 12,15 triệu tin nhắn, tương đương đã tiết kiệm được 3,65 tỷ đồng so với hình thức nhắn tin SMS cho khách hàng. Trong tháng 10/2019 Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Bắc đã tiếp nhận được 114.399 cuộc gọi, 123.194 yêu cầu từ phía khách hàng qua tổng đài 19006769. Trung tâm cũng đã thực hiện 3.926 cuộc gọi đi nhằm mục đích nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng. Tính đến tháng 10/2019, toàn Tổng công ty có 879 khách hàng lắp đặt điện mặt trời áp mái với tổng công suất lắp đặt là 9,9 MWp; sản lượng phát tháng 10/2019 ước đạt 350.000 kWh. Về công tác triển khai thu tiền điện không dùng tiền mặt, Tổng công ty đã chỉ đạo các Công ty Điện lực tiếp tục nỗ lực phối hợp với các đối tác thu hộ, đặc biệt là Ecpay, Viettel Pay, VNPost để truyền thông, bố trí cán bộ hướng dẫn khách hàng sử dụng các giải pháp thanh toán tiền điện không sử dụng tiền mặt. Trong công tác đầu tư xây dựng, tháng 10/2019, Tổng công ty đã khởi công 7 công trình, đóng điện được 4 công trình với năng lực tăng thêm 40 MVA và 17,1 km đường dây 110 kV. Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, Tổng công ty đã thực hiện khởi công 55 công trình và đóng điện vận hành 47 công trình. Trong 2 tháng cuối năm 2019, Tổng công ty tiếp tục tăng cường các giải pháp đảm bảo cung ứng điện an toàn, ổn định cho khách hàng, giảm tổn thất điện năng, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình điện, nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh; tổ chức các hoạt động nhân tháng tri ân khách hàng và thực hiện hiệu quả chủ đề năm “Nâng cao hiệu quả vận hành hệ thống điện và thị trường điện”, cùng với các đơn vị trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện các hoạt động thiết thực hướng đến kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống ngành điện cách mạng Việt Nam.

EVNNPC: Tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh 9 tháng đầu năm, nhiệm vụ và giải pháp 3 tháng cuối năm 2019

Trong 9 tháng đầu năm 2019, hệ thống lưới điện của Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) chịu nhiều diễn biến bất lợi và đột biến của thời tiết như những đợt nắng nóng cực đoan của mùa hè; ảnh hưởng của bão, mưa lớn làm sạt lở, ngập lụt đã gây ra thiệt hại nặng nề lưới điện 110 kV và lưới điện trung, hạ thế, làm gián đoạn cung cấp điện tại các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Hòa Bình, Sơn La, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Giang, Hưng Yên, Lạng Sơn, Phú Thọ... Nhưng với sự chỉ đạo kịp thời và sự nỗ lực của các cán bộ, công chức và người lao động, các đơn vị đã chủ động ứng phó với thiên tai, thực hiện tốt việc đảm bảo cung ứng điện ổn định phục vụ sản xuất, sinh hoạt, các hoạt động chính trị, vui chơi giải trí của nhân dân các tỉnh, thành phía Bắc trong các dịp lễ, tết, các sự kiện chính trị của các địa phương. Toàn cảnh Hội nghị sơ kết tình hình thực hiện kế hoạch 9 tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp thực hiện 3 tháng cuối năm 2019 Sản lượng điện thương phẩm 9 tháng đầu năm 2019 đạt 52.623,5 tr.kWh, tăng 9,83% so với cùng kỳ và đạt 74,58% kế hoạch cả năm EVN giao. Thành phần CNXD chiếm tỷ trọng 63,15% và tăng 8,04% so với 9 tháng đầu năm 2018, thành phần QLTD chiếm 30,05% và tăng 12,89% so với 9 tháng đầu năm 2018. Trong 9 tháng, 14 chỉ tiêu dịch vụ khách hàng của Tổng công ty đều đạt theo quy định, chỉ số tiếp cận điện năng lũy kế 9 tháng đầu năm 2019 toàn Tổng công ty tiếp nhận giải quyết cấp điện cho 1.802 khách hàng trung áp, thời gian trung bình giải quyết các thủ tục của ngành điện là 5,57/7 ngày; giảm 1,43 ngày so với quy định. Tính đến hết tháng 9/2019, đã có hơn 1,2 triệu khách hàng chuyển sang đăng ký nhận tin nhắn Zalo thay cho hình thức nhắn tin SMS, đạt 54% kế hoạch năm 2019. Đã có 631 khách hàng lắp đặt Điện mặt trời mái nhà với tổng công suất 5,76 MWp, dự kiến năm 2019 tổng công suất lắp đặt sẽ vào khoảng 7,5 MWp. Cũng trong 9 tháng đầu năm, Tổng công ty đã tổ chức thành công hội thảo: “Sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả trách nhiệm và lợi ích của doanh nghiệp” tại 9 tỉnh: Hưng Yên, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Giang, Quảng Ninh, Phú Thọ, Thanh Hóa, Thái Bình, Bắc Ninh. Tính đến hết tháng 9/2019 các Công ty Điện lực đã làm việc, trao đổi được với 3.017 khách hàng và đã ký được thỏa thuận tham gia điều chỉnh phụ tải phi thương mại (DR) với 2.068 khách hàng và khả năng điều chỉnh ước đạt 905,24 MW. Thực hiện chỉ đạo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty đang triển khai cung cấp dịch vụ điện theo phương thức điện tử tại Công ty Điện lực Bắc Ninh, Ninh Bình, Vĩnh Phúc. Đến nay, đã có 87 khách hàng hoàn tất việc cung cấp dịch vụ theo phương thức điện tử và 14 khách hàng đang trong quá trình tiếp nhận, giải quyết yêu cầu. Tính đến hết tháng 9/2019, EVNNPC đã đưa vào vận hành 11 TTĐKX và điều khiển xa 99 TBA 110kV. Dự kiến đến hết năm 2019 sẽ đưa vào vận hành thêm 16 TTĐKX còn lại; tiếp tục cải tạo, chuyển đổi thêm 34 TBA đang vận hành thuộc 10 TTĐK sang không người trực. Đã khởi công 49 dự án, hoàn thành đóng điện 46 dự án 110kV với năng lực tăng thêm1345MVA và 232,42km ĐZ110kV. Hoàn thành đóng điện 315/335 dự án ĐTXD cải tạo lưới điện trung hạ thế năm  2019 tương ứng với 1.795/1.851 TBA phân phối. Tổng công ty đã chủ động phối hợp với UBND các tỉnh đẩy nhanh việc rà soát, lập, phê duyệt quy hoạch lưới điện của các tỉnh để thực hiện triển khai các dự án đáp ứng quy hoạch, đồng thời đảm bảo đầu tư hiệu quả, tránh lãng phí. Năm 2019 là năm ghi dấu một diện mạo mới của Tổng công ty Điện lực miền Bắc, đó là, kể từ tháng 6/2019 Tổng công ty đã đi vào hoạt động hoàn thiện theo mô hình tổ chức Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc và Kiểm soát viên theo quy định của Luật doanh nghiệp. Với mô hình quản lý mới, chức năng quản lý của Chủ tịch HĐTV và chức năng điều hành của Tổng giám đốc được tách bạch, góp phần nâng cao hiệu quả xử lý công việc, đảm bảo kịp thời, đúng chức năng, đồng thời phát huy được sức mạnh trí tuệ tập thể. Với bề dày truyền thống 50 năm hình thành và phát triển, vào ngày 4/10/2019 tại Nhà hát lớn Hà Nội, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc cũng đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập (6/10/1969 - 6/10/2019) và đón nhận Huân chương lao động Hạng Nhì do Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trao tặng cùng nhiều phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước. Đây là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, là niềm tự hào của CBCNV và người lao động của Tổng công ty vì thành tích luôn nỗ lực vượt khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ lao động, sản xuất trên từng vị trí công tác, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển của Tổng công ty Điện lực miền Bắc và ngành Điện lực Việt nam. Trong 3 tháng cuối năm 2019, Tổng công ty tiếp tục tăng cường các giải pháp đảm bảo cung ứng điện an toàn, ổn định cho khách hàng, giảm tổn thất điện năng, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình điện, tiếp tục triển khai các hoạt động tuyên truyền sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả; đẩy mạnh việc truyền thông thanh toán không dùng tiền mặt trên các phương tiện truyền thông; tổ chức các hoạt động nhân tháng tri ân khách hàng và thực hiện hiệu quả chủ đề năm “Nâng cao hiệu quả vận hành hệ thống điện và thị trường điện”. EVNNPC phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch năm 2019 với sản lượng điện thương phẩm 70,5 - 70,8 tỷ kWh; tỷ lệ tổn thất điện năng cả năm 2019 ≤ 4,85%; chỉ số tiếp cận điện năng: ≤ 06 ngày...  

Lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập (6/10/1969 - 6/10/2019) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì của Tổng công ty Điện lực miền Bắc

Ngày 4/10, tại Nhà hát lớn Hà Nội, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập (6/10/1969 - 6/10/2019) và đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhì do Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trao tặng. Đến dự buổi lễ, về phía lãnh đạo Đảng, Nhà nước có bà Đặng Thị Ngọc Thịnh – Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ông Trịnh Đình Dũng – Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ. Về phía các bộ/ban/ngànhTrung ương có ông Nguyễn Hoàng Anh – Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước; lãnh đạo các tỉnh, thành phố, các địa phương; về phía Tập đoàn Điện lực Việt Nam có ông Dương Quang Thành – Bí Thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên, các ông trong Ban lãnh đạo và các đơn vị thành viên của Tập đoàn Điện lực Việt Nam; các đồng chí nguyên là lãnh đạo Tập đoàn, Tổng công ty và các đơn vị thành viên qua các thời kỳ; hơn 300 đại biểu đại diện cho gần 28.000 cán bộ, CNVC và người lao động trong toàn Tổng công ty Điện lực miền Bắc. Nhân dịp Lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập, Tổng công ty Điện lực miền Bắc cũng vinh dự nhận được điện hoa chúc mừng của các ông/bà Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ: Ông Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư BCH Trung ương Đảng, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam; ông Nguyễn Xuân Phúc - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng nước CHXHCN Việt Nam; bà Nguyễn Thị Kim Ngân - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam; bà Tòng Thị Phóng - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam; ông Vương Đình Huệ - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng nước CHXHCN Việt Nam, ông Hoàng Trung Hải - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội. Ngày 06/10/1969, Công ty Điện lực - tiền thân của Tổng công ty Điện lực miền Bắc ngày nay, được thành lập theo Quyết định số 106/QĐ-TC của Bộ trưởng Bộ Điện và Than. Công ty Điện lực ra đời được tổ chức hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế với đầy đủ tư cách pháp nhân và là một trong những công ty quốc doanh lớn nhất của miền Bắc xã hội chủ nghĩa lúc bấy giờ. Ngay từ những ngày đầu thành lập, trong bối cảnh nguồn điện và lưới điện cũng như cơ sở vật chất nghèo nàn, trang thiết bị điện lạc hậu, trình độ tự động hóa thấp, chủ yếu vận hành thủ công, hơn nữa lại bị chiến tranh tàn phá hết sức nặng nề, nhưng Công ty đã luôn nỗ lực huy động mọi khả năng, trí tuệ, nhiệt huyết của tập thể cán bộ, công nhân viên để giữ vững dòng điện trong chiến tranh cũng như khôi phục và xây dựng hạ tầng ngành điện lớn mạnh trong đổi mới. Năm 2010 đã đánh dấu một mốc son đáng nhớ trong lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Điện lực 1, đó là sự ra đời của Tổng công ty Điện lực miền Bắc theo quyết định số 0789/QĐ-BTC ngày 05/2/1010 của Bộ Công thương. Tổng công ty Điện lực miền Bắc được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Công ty Điện lực 1 và tiếp nhận trở lại các Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Phòng, Hải Dương và Ninh Bình. Việc chuyển đổi mô hình tổ chức từ Công ty Điện lực 1 thành Tổng công ty Điện lực miền Bắc là một ghi nhận xứng đáng về quy mô, tầm vóc của Tổng công ty, đánh dấu một bước chuyển biến lớn trong sự trưởng thành và phát triển của Tổng công ty cả về lượng và về chất trong thời kỳ mới. Báo cáo về quá trình xây dựng và trưởng thành của Tổng công ty Điện lực miền Bắc tại Lễ kỷ niệm, Bà Đỗ Nguyệt Ánh – Thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Điện lực miền Bắc cho biết: Giai đoạn 10 năm, từ 2010-2019 là giai đoạn có nhiều diễn biến khó khăn và phức tạp. Đây là giai đoạn Tổng công ty đã tập trung cao độ các nguồn lực để thực hiện các chương trình, mục tiêu lớn mà Đảng và Chính phủ giao cho ngành điện, đó là thực hiện cung cấp điện cho các dự án, công trình trọng điểm quốc gia; hoàn thành tiếp nhận toàn bộ lưới điện hạ áp khu vực nông thôn, trực tiếp bán điện đến các hộ dân, đảm bảo người dân được hưởng giá bán điện theo đúng quy định của Chính phủ; đó là tiếp tục thực hiện chương trình đầu tư xây dựng các dự án lưới điện đưa điện đến các thôn bản, miền núi và hải đảo những nơi chưa có điện lưới quốc gia nhằm phục vụ đời sống, sinh hoạt của nhân dân góp phần tích cực trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội, đồng thời đóng góp quan trọng vào thành tựu 10 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới như đánh giá của Bộ Công thương tại Hội thảo được tổ chức ngày 01-02/10/2019 tại tỉnh Thanh Hóa. Để đáp ứng tốc độ tăng trưởng cao về nhu cầu điện, với sứ mệnh “điện đi trước một bước” Tổng công ty đã ưu tiên tập trung mạnh mẽ các nguồn lực vào đầu tư, phát triển lưới điện theo các Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia và Quy hoạch điện lực của các địa phương. Hệ thống lưới điện liên tục được đầu tư mở rộng phạm vi, qui mô và năng lực sản xuất, nổi bật là các công trình trọng điểm cấp điện cho các khu công nghiệp lớn tại các tỉnh Bắc Ninh, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Nghệ An, Hà Tĩnh, Lào Cai, Thanh Hóa, Quảng Ninh,... đặc biệt năm 2014 Tổng công ty đã hoàn thành dự án đầu tư xây dựng đường dây cáp ngầm xuyên biển đưa điện ra huyện đảo Cô Tô, huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc. Bên cạnh đó Tổng công ty cũng luôn trú trọng công tác phát triển lưới điện trung áp và hạ áp nông thôn đáp ứng được yêu cầu phục vụ phát triển kinh tế, chính trị, ổn định an ninh quốc phòng và an sinh xã hội trên địa bàn các tỉnh, thành phố thuộc phạm vi quản lý của Tổng công ty. Đến nay trên địa bàn quản lý của Tổng công ty, 100% số huyện và số xã và 98,65% số hộ dân đã có điện lưới quốc gia. Tốc độ tăng trưởng điện bình quân hàng năm của Tổng công ty trong giai đoạn này vẫn giữ được ổn định từ 13-14%; ổn định việc làm và thu nhập cho người lao động, thu nhập bình quân đầu người hằng năm tăng từ 7-8%. Tính đến tháng 7/2019, Tổng công ty quản lý vận hành 254 trạm biến áp 110kV với tổng công suất là 19.188 MVA, 8.866,41 km đường dây 110kV; 191 trạm biến áp trung gian, 52.410 trạm biến áp phân phối, 138.394 km đường dây trung thế và 152.150,87 km đường dây hạ thế; sản lượng điện thương phẩm của toàn Tổng công ty năm 2019 ước đạt 70,4 tỷ kWh; số lượng khách hàng đạt trên 10,2 triệu khách hàng, chiếm trên 1/3 tổng số lượng khách hàng của toàn Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Cùng với việc đầu tư phát triển lưới điện để tăng cường năng lực truyền tải công suất của hệ thống và nâng cao độ ổn định, tin cậy cung ứng điện, Tổng công ty đã kiên trì hoàn thiện và từng bước củng cố bộ máy tổ chức quản lý, kinh doanh từ Tổng công ty đến các đơn vị thành viên. CBCNV và người lao động trong Tổng công ty đã tích cực đổi mới mạnh mẽ để đáp ứng ngày càng tốt hơn các yêu cầu về điện của khách hàng, phấn đấu đưa Tổng công ty Điện lực miền Bắc trở thành nhà cung ứng điện và các dịch vụ điện xuất sắc, tin cậy của nhân dân và xã hội. Năm 2019 là năm ghi dấu một diện mạo mới của Tổng công ty Điện lực miền Bắc, đó là, kể từ tháng 6/2019 Tổng công ty đã đi vào hoạt động hoàn thiện theo mô hình tổ chức Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc và Kiểm soát viên theo quy định của Luật doanh nghiệp. Với mô hình này sẽ phát huy được sức mạnh tập thể, trí tuệ của từng cá nhân trong Hội đồng hành viên và Ban Tổng giám đốc trong hoạt động quản lý, chỉ đạo và điều hành, đã tách bạch rõ vai trò trách nhiệm trong quản lý, giám sát của Hội đồng thành viên với vai trò trách nhiệm trong lãnh đạo và điều hành các hoạt động hàng ngày của Tổng giám đốc. Hiện nay, yêu cầu đổi mới và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và đặc biệt là tác động của cuộc “cách mạng công nghiệp lần thứ tư” đã đặt ra cho các doanh nghiệp điện, trong đó có Tổng công ty Điện lực miền Bắc những thời cơ và thách thức mới. Trước mắt Tổng công ty cần phải khẩn trương tiến hành và hoàn thành công tác sắp xếp, tái cơ cấu, từng bước chuyển đổi mô hình hoạt động của Tổng công ty sang hoạt động theo cơ chế thị trường phù hợp với lộ trình hình thành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh đã được Chính phủ phê duyệt; loại bỏ các yếu tố bao cấp, cạnh tranh lành mạnh, không ngừng cải tổ và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ xuất sắc cho khách hàng. Trong đầu tư phát triển Tổng công ty cần phải chuyển đổi mô hình tăng trưởng chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, chú trọng tính hiệu quả, tính bền vững lâu dài đối với lưới điện của Tổng công ty phù hợp với quy hoạch chung của hệ thống điện quốc gia nhằm phát huy được vai trò của một ngành trọng yếu của nền kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, khả năng cạnh tranh trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, đáp ứng yêu cầu đảm bảo an ninh năng lượng cho tăng trưởng kinh tế trên địa bàn các tỉnh miền Bắc Việt nam. Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, phát biểu tại lễ kỷ niệm, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng ghi nhận, trân trọng và biểu dương những thành tích rất quan trọng mà các thế hệ lãnh đạo và cán bộ công nhân viên Tổng công ty Điện lực miền Bắc đã đạt được trong 50 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành. Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhằm đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 hiện nay, việc đáp ứng đủ điện cho nhu cầu phát triển và sinh hoạt của người dân là điều kiện tiên quyết, yêu cầu đặt ra với ngành điện là phải đáp ứng đủ điện cho phát triển kinh tế và tiêu dùng của nhân dân. Đây là nhiệm vụ không hề dễ dàng, nhưng không thể thoái lui, phải thực hiện cho bằng được. Thời gian qua, Chính phủ đã thường xuyên chỉ đạo Bộ Công Thương và ngành Điện triển khai đồng loạt các giải pháp như phát triển nguồn điện; hệ thống truyền tải và phân phối điện; nâng cao hiệu quả quản lý, vận hành hệ thống; giảm tổn thất điện năng; sử dụng điện tiết kiệm. Tại sự kiện quan trọng này, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu tập thể cán bộ, công nhân viên, người lao động Tổng công ty Điện lực miền Bắc cần tiếp tục đoàn kết, phát huy truyền thống tốt đẹp và những thành quả đã đạt được trong 50 năm qua để hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao, thực hiện các yêu cầu sau: Một là, bám sát định hướng, quy hoạch phát triển điện lực quốc gia (Quy hoạch điện 7 điều chỉnh – sắp tới là Quy hoạch điện 8); quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh để có kế hoạch phát triển trung và dài hạn. Trong đó, tập trung mọi nguồn lực để tiếp tục đầu tư, mở rộng, cải tạo, nâng cấp hệ thống điện trong phạm vi quản lý, đảm bảo cung ứng điện an toàn liên tục, ổn định, với chất lượng ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và đời sống sinh hoạt của nhân dân, giữ vững vai trò chủ đạo trong cung cấp điện và đảm bảo an ninh năng lượng, giữ gìn và nâng cao uy tín của ngành điện trong cộng đồng. Đặc biệt, cần tiếp tục ưu tiên đầu tư hệ thống lưới điện nông thôn, với mục tiêu đưa điện về tất cả các thôn, bản vào năm 2020 theo Quyết định của Thủ tướng. Đây là nhiệm vụ chính trị rất quan trọng, đề nghị lãnh đạo 27 tỉnh, thành khu vực phía Bắc cùng tập trung nguồn lực, chỉ đạo tổ chức thực hiện. Hai là, tiếp tục rà soát, sắp xếp, đổi mới mô hình quản lý và hoạt động theo hướng tinh gọn bộ máy, đơn giản, minh bạch hóa thủ tục, tạo sự chủ động và nâng cao năng lực điều hành, quản trị doanh nghiệp; Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng suất lao động, giảm thời gian tiếp cận điện năng, tạo lợi thế cạnh tranh trong cơ chế thị trường và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình triển khai các cấp độ thị trường điện cạnh tranh. Ba là, chủ động nghiên cứu, ứng dụng và khai thác hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ và công nghệ thông tin; mở rộng hợp tác quốc tế để từng bước hiện đại hóa hệ thống điện, phát triển lưới điện phân phối thông minh, hiện đại, tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng (đo đếm, thanh toán tiền điện…). Bốn là, đẩy mạnh thực hành tiết kiệm và kiên quyết phòng chống tham nhũng, lãng phí. Phối hợp với các địa phương tăng cường tuyên truyền, vận động khách hàng và nhân dân nâng cao ý thức sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả; phối hợp tốt với khách hàng sử dụng điện để triển khai các giải pháp quản lý nhu cầu điện. Năm là, quan tâm đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên đủ trình độ làm chủ công nghệ tiên tiến của thế giới trong thiết kế, xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống điện qui mô lớn. Chăm lo và từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ công nhân viên, tạo sự gắn bó giữa người lao động với đơn vị. Đồng thời, đề cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, thực hiện tốt các nhiệm vụ đảm bảo an sinh xã hội tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, góp phần cùng cả nước nâng cao chất lượng đời sống người dân. Phó Thủ tướng tin tưởng với truyền thống vẻ vang 50 năm xây dựng và trưởng thành sẽ là nền tảng vững chắc, là động lực, sức mạnh để Tổng công ty Điện lực miền Bắc tiếp tục vững bước vượt qua những khó khăn, thách thức, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Tại lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập, thay mặt Chủ tịch, bà Đặng Thị Ngọc Thịnh – Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam đã trao Huân chương Lao động hạng Nhì cho tập thể Tổng công ty Điện lực miền Bắc, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng trao Huân chương lao động hạng Nhì cho các cá nhân là: Ông Thiều Kim Quỳnh – Chủ tịch Hội đồng thành viên, bà Đỗ Nguyệt Ánh – Thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc Tổng công ty, ông Lê Quang Thái – Phó Tổng Giám đốc, ông Dư Cao Minh – Nguyên Phó Tổng Giám đốc; ông Nguyễn Hoàng Anh – Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước trao Huân chương Lao động hạng Ba cho các cá nhân: Ông Nguyễn Duy Mạnh Hùng – Phó Trưởng Ban Tổ chức nhân sự, Ông Hà Tiến Dũng – Nguyên Trưởng Ban Quan hệ cộng đồng, ông Phùng Kim Đại – Giám đốc Ban Quản lý phát triển điện lực. Các danh hiệu và thành tích Tổng công ty Điện lực miền Bắc và các đơn vị thành viên đã đạt được như sau: -           07 đơn vị được phong tặng và truy phong danh hiệu danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang; -           02 đơn vị được phong tặng Anh hùng Lao động thời kỳ chống Mỹ cứu nước; -           03 đơn vị được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, có 07 cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động qua các thời kỳ; Trong đó, Tổng công ty Điện lực miền Bắc đã vinh dự được đón nhận nhiều phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước trao tặng: Huân chương Độc lập hạng nhất, hạng nhì, hạng ba; danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới và nhiều Huy chương, Cờ thi đua, Bằng khen của Chính phủ, của các Bộ, ngành và các địa phương. Đây là ghi nhận của Đảng, Nhà nước trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, là niềm tự hào của CBCNV và người lao động của Tổng công ty vì thành tích luôn nỗ lực vượt khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ lao động sản xuất trên từng vị trí công tác, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển của Tổng công ty Điện lực miền Bắc và ngành Điện lực Việt nam. THÔNG TIN LIÊN HỆ: Ban Truyền thông - Tổng Công ty Điện lực miền Bắc Điện thoại: 04.2100653                                   Fax: 04.39263742 Địa chỉ: 20 Trần Nguyên Hãn - Hà Nội;  

Các hoạt động triển lãm ảnh thực sự hiệu quả và lan tỏa đến hàng triệu trái tim

Triển lãm ảnh với gần 80 bức ảnh, kết hợp với cách trang trí bắt mắt như khung check in, cổng hoa, các standee trưng bày các dấu mốc lịch sử 50 năm ngành điện miền Bắc, hình vẽ hoạt hình các chú thợ điện... đã thực sự mang lại cho Phố đi bộ Hồ Gươm thêm một nét đẹp văn hóa đặc biệt. Những bức ảnh đẹp nhất, đặc biệt nhất của tác giả Ngọc Hà TTXVN đã cho thấy sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo Đảng và Nhà nước đối với ngành điện. Bộ ảnh cũng đã khắc họa rõ nét và sâu sắc hình ảnh của người thợ điện gắn liền với địa danh đặc trưng của các địa phương, qua đó giúp cho mọi người chia sẻ sự khó khăn, vất vả của người thợ điện và khẳng định vai trò quan trọng, đóng góp rất lớn của Tổng công ty Điện lực miền Bắc đối với sự phát triển kinh tế - chính trị - xã hội của 27 tỉnh phía Bắc. Hoạt động triển lãm ảnh và ngày hội văn hóa đã thu hút sự tham quan của hàng chục nghìn người trong và ngoài nước. Rất nhiều du khách trầm trồ vì có rất nhiều bức ảnh đẹp và đặc biệt. Một số du khách sau khi tham quan cảm nhận rõ nét hơn những gian nan, vất vả của người thợ điện miền Bắc. Nội dung trải nghiệm tập làm chú thợ điện đã thu hút sự tham gia của gần 800 cháu thiếu niên, nhi đồng là con em CBCNV trong cơ quan và con của du khách.   Các cháu được thực hành làm quạt, làm đèn pin bằng các vật liệu tái chế; trải nghiệm nghệ thuật tô vẽ tượng, đặc biệt là hình ảnh chú thợ điện. Qua đó giáo dục cho các cháu thấy nghề thợ điện thật vất vả nhưng cũng rất đáng yêu và đáng tự hào. Đối với không gian đổi giấy lấy cây xanh, những cây sen đá được đổi cho 2 kg giấy loại, việc đổi giấy lấy cây này giúp cho các cháu hiểu hơn và tăng cường tham gia bảo vệ môi trường. Với các trò chơi vui nhộn, trò chơi dân gian, đặc biệt là những câu hỏi về tiết kiệm điện, sử dụng các thiết bị điện hiệu quả đã thu hút rất nhiều người dân và các cháu thiếu niên, nhi đồng tích cực tham gia.   Có rất nhiều du khách và các cháu nhỏ khi trả lời câu hỏi đã cho thấy sự hiểu biết rất rõ về việc lựa chọn và sử dụng hiệu quả, an toàn, tiết kiệm các thiết bị điện như tivi, tủ lạnh, máy giặt, điều hòa, bình nóng lạnh, bàn là... Khu vực diễn ra triển lãm ảnh bố trí rất nhiều điểm nhấn quan trọng để níu chân du khách và hầu như mọi người khi tham quan đều chọn và chụp cho mình những bức ảnh đẹp nhất. Qua hai ngày đã có hàng chục nghìn người chụp ảnh và đưa lên mạng xã hội để chia sẻ với người thân và bạn bè.   Khung hình check in có lôgô 50 Năm EVNNPC - Vì niềm tin của bạn, có nhiều hashtag với dòng chữ như “Tự hào 50 năm EVNNPC”; “Tôi yêu EVNNPC”; “EVNNPC - Vì niềm tin của bạn”; “Tiết kiệm điện là ích nước lợi nhà”... nhìn từ xa đã thu hút người đi bộ và hầu hết ai cũng muốn dừng lại để chụp ảnh. Cổng hoa được trang trí rất đẹp và hiện đại, được làm bằng hoa lụa với các màu sắc sặc sỡ, bắt mắt, là nơi để mọi người chụp ảnh và check in, đặc biệt là phụ nữ và giới trẻ.   Các hình ảnh hoạt hình của chú thợ điện ngộ nghĩnh, gần gũi và thân thiện đã thu hút ánh nhìn của mọi du khách đến tham quan và hầu như mọi người. Đặc biệt là du khách nước ngoài và các em nhỏ đều cố gắng chụp cho mình một bức ảnh với chú thợ điện. Trong chuỗi sự kiện, hai đêm nhạc sôi động với tên gọi “Giai điệu tự hào” đã thu hút hàng nghìn người xem. Các ca khúc ngọt ngào đã được thể hiện bởi các giọng ca ấn tượng của các bạn đoàn viên, thanh niên và lãnh đạo ban. Các đêm nhạc thực sự chất lượng và bùng nổ với sự tham gia của các du khách như độc tấu kèn saxophone của du khách nước ngoài. Đặc biệt là sự tham gia nhiệt tình của các ca sĩ chuyên nghiệp và những giọng ca được nhiều khán giả yêu thích. Điểm nhấn tưởng chừng như nhỏ nhưng để lại ấn tượng cực kỳ to lớn đối với hàng chục nghìn người đó là những bình nước với dòng chữ “Nước uống miễn phí, mời bà con sử dụng” có in lô gô “50 năm EVNNPC Vì niềm tin của bạn”. Rất nhiều du khách cảm ơn vì sau khi đi bộ nửa vòng Bờ Hồ, những cốc nước mát lành này sẽ làm dịu cơn khát của họ. Thiết nghĩ chỉ cần một việc làm nhỏ như thế thôi cũng đủ lan tỏa và tạo hiệu ứng cực mạnh trong cộng đồng về những việc làm thiện nguyện của các CBCNV, đoàn viên thanh niên Tổng công ty. Sau những ngày đêm miệt mài phục vụ du khách, tôi cảm thấy vẫn còn lâng lâng vì đã cùng với anh em CBCNV Ban Truyền thông và Đoàn thanh niên Tổng công ty thực hiện tốt việc quảng bá và lan tỏa hình ảnh tốt đẹp của EVNNPC đến với hàng triệu người trong và ngoài nước. Đây là lần đầu tiên Tổng công ty Điện lực miền Bắc tổ chức hoạt động văn hóa thu hút được sự tham gia của nhiều người như vậy. Các hình ảnh, các clip của du khách tham quan đã chia sẻ về triển lãm đã làm lan tỏa rộng rãi đến hàng triệu người sử dụng mạng xã hội trong và ngoài nước, EVNNPC - Tự hào 50 năm, Vì niềm tin của bạn. Nguyên Ngọc - Ban Truyền thông EVNNPC  

Nữ Tổng Giám đốc đầu tiên của ngành điện tiết lộ sự thành công của EVNNPC

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC), bà Đỗ Nguyệt Ánh, Tổng Giám đốc EVNNPC đã dành một chút thời gian để chia sẻ về những thành công của doanh nghiệp này cũng như dự định trong thời gian tới. “Chúng tôi thành công là nhờ truyền thống” Bà Đỗ Nguyệt Ánh rất xúc động khi chia sẻ trong suốt 50 năm xây dựng và phát triển, EVNNPC đã làm đúng sứ mệnh của mình trong việc cung cấp nguồn điện, phục vụ mọi mặt của đời sống - kinh tế - xã hội của người dân Việt Nam. Một số dự án, công trình mang tính biểu tượng của EVNNPC như nhà máy điện Hòa Bình, nhà máy nhiệt điện Phả Lại các công trình 220kW, 500kW Bắc - Nam đều hoạt động rất hiệu quả. Bà Đỗ Nguyệt Ánh khẳng định, để được thành quả như ngày hôm nay, EVNNPC đã phải trải qua rất nhiều khó khăn, thử thách. “Nếu như nói thách thức, chúng tôi phải đối mặt với rất nhiều vấn đề, thách thức lớn nhất là nguồn lực bị hạn chế. Bà Đỗ Nguyệt Ánh, Tổng Giám đốc EVNNPC Trong giai đoạn mới thành lập công ty, cả nước đang bước vào giai đoạn cao trào của cuộc chiến chống Đế quốc Mỹ và giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, cho nên chúng tôi vừa phải sản xuất (ở miền Bắc) rất tiết kiệm, vừa phải chiến đấu. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng thấp, ngành công nghiệp điện của Việt Nam trong thời kỳ đầu không thể tiếp cận với khoa học tiên tiến của thế giới. Tuy nhiên, bằng tất cả cố gắng, EVNNPC đã phấn đấu không ngừng nghỉ để dòng điện luôn hoạt động, phục vụ người dân”, bà Ánh nhấn mạnh. Sự thành công của EVNNPC nằm ở tính truyền thống Có thể nói, Tổng công ty Điện lực miền Bắc được coi là đơn vị khó khăn nhất trong ngành điện. Bởi vì 70% khu vực do EVNNPC quản lý là nông thôn miền núi. Trong đó, lưới điện của EVNNPC có nguồn gốc khác nhau, điều này khiến cho việc xây dựng hệ thống điện không được đồng nhất. Vượt lên mọi khó khăn, EVNNPC rất tự hào khi 100% số huyện, xã và 98,65% số dân trên địa bàn do EVNNPC quản lý đã được cấp điện bằng điện lưới quốc gia. Đây là tỷ lệ cao nhất trong khu vực và thế giới. Ngoài ra, trong nhiều năm, tốc độ tăng trưởng trung bình của EVNNPC luôn đạt con số ngưỡng mộ tù 12 - 14%/năm. Có năm đạt tới 20%/năm. “Cấp điện công nghiệp chính là điểm sáng của EVNNPC. Có rất nhiều doanh nghiệp lớn của thế giới như Samsung hoặc LG đánh giá rất cao về dịch vụ của EVNNPC”, bà Ánh khẳng định. Bà Ánh rất tự hào khi nhắc đến những thành tựu mà EVNNPC đã đạt được trong suốt 50 năm gắn liền với dòng chảy của lịch sử. Bà Ánh chia sẻ, EVNNPC có được thành công như ngày hôm nay là nhờ sự cống hiến không quản ngại hy sinh gian khổ của các thế hệ CBCNV và truyền thống của vẻ vang của Tổng công ty. “Tất cả nhân viên EVNNPC ngày hôm nay đều rất tự hào về truyền thống. Đầu tiên, EVNNPC là đơn vị ra đời đầu tiên gánh trên vai nhiệm vụ sứ mệnh mà Đảng, Chính phủ tin tưởng. Tôi nghĩ rằng đây là chìa khóa then chốt cho toàn bộ cán bộ, công nhân ngành điện để chúng tôi thực hiện tốt nhiệm vụ của mình”, bà Ánh nói. Trong thời gian tới, EVNNPC sẽ có sự thay đổi lớn Tiếp nối truyền thống và hướng tới tương lai Năm 2019 là một dấu mốc cực kỳ quan trọng của tập thể cán bộ, công nhân viên của EVNNPC khi thay thế mô hình tổ chức quản lý từ Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc sang mô hình Hội đồng thành viên và thành lập Công ty Dịch vụ Điện lực miền Bắc. Đây là thời khắc lịch sử của ngành điện nói chung, nhưng nó cũng là một thử thách rất lớn tới EVNNPC. Thử thách đầu tiên là vấn đề cơ sở hạ tầng. Bà Ánh nói: “Nhu cầu sử dụng điện trong đời sống - xã hội ngày càng tăng cao, trong khi đó các công trình đầu tư xây dựng nguồn điện, lưới điện cần thiết đang không đảm bảo tiến độ, điều này khiến chúng tôi cũng rất khó khăn trong việc cấp điện cho nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng của khách hàng”. Thứ hai, trong thời gian tới, ngành điện sẽ bước sang một giai đoạn quyết định. Đặc biệt, ngành điện sẽ phát triển theo mô hình thị trường bán lẻ cạnh tranh mà Chính phủ đã phê duyệt. “Năm 2021 sẽ phải tiến hành tái cơ cấu khối Tổng Công ty để có thể cạnh tranh với các đối thủ khác sẽ sớm xuất hiện trong ngành điện. Hiện nay chúng tôi đang ở độc quyền tự nhiên nhưng sắp tới sẽ phải bước vào thị trường điện bán lẻ cạnh tranh, rất nhiều doanh nghiệp khác sẽ tiếp cận thị trường, nếu chúng tôi không chuẩn bị chu đáo sẽ thua ngay trên sân nhà”, bà Ánh tiết lộ. Để tiếp tục gặt hái được những thành tựu to lớn khác trong lương lai, bà Ánh cho rằng, mọi cán bộ, công nhân viên của EVNNPC sẽ phải vượt lên chính bản thân mình. Bởi vì, sau khi không còn ở thế độc quyền tự nhiên, EVNNPC sẽ rất khó để cạnh tranh nếu vẫn còn hoạt động theo cơ chế cũ. Bà Ánh khẳng định, EVNNPC hiện nay đang phấn đấu trở thành doanh nghiệp đạt năng suất lao động cao và không ngừng nâng cao độ hài lòng của khách hàng. “Nếu nhìn vào các Công ty phân phối điện trong khu vực và thế giới, tôi thấy vẫn có những khoảng cách. Vì vậy, bản thân EVNNPC sẽ phải có giải pháp, chỉ đạo một cách đồng bộ. Trong đó, EVNNPC sẽ lấy thước đo về năng suất lao động và độ hài lòng của khách hàng làm kim chỉ nam để doanh nghiệp hoạt động”, bà Ánh nói.

EVNNPC: Không ngừng vươn xa

Với sự nỗ lực không ngừng, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã gặt hái được nhiều thành tựu to lớn sau 50 năm phát triển kể từ những ngày đầu với không ít khó khăn, thử khách. 50 năm - một chặng đường dài với biết bao nhiêu gian khổ và cả sự mất mát, hy sinh mà EVNNPC phải đối mặt. Nhưng chặng đường ấy cũng ghi dấu biết bao thành tựu to lớn có được nhờ nỗ lực, quyết tâm của toàn thể nhân viên. Ngày 6/10/1969 ghi dấu mốc quan trọng khi Công ty Điện lực, tiền thân của Tổng công ty Điện lực miền Bắc, được thành lập với quy mô nguồn điện và lưới điện nhỏ, lạc hậu. Càng khó khăn hơn khi công ty bị ảnh hưởng trực tiếp từ sự tàn phá của chiến tranh khốc liệt. Gian lao trong chiến tranh Tuy nhiên, sau nhiều nỗ lực không ngừng với tinh thần "vừa sản xuất, vừa sẵn sàng chiến đấu", cán bộ, nhân viên của công ty đã khôi phục các cơ sở điện lực bị tàn phá, đảm bảo dòng điện vận hành liên tục. Những nỗ lực đó đã kết thành những thành quả đầu tiên. Sau 4 năm kể từ ngày thành lập, công ty đã đưa 12 lò hơi, 11 tổ máy vào vận hành nâng công suất từ 181 MW khi tiếp nhận lên 231 MW, phục hồi toàn bộ hệ thống lưới điện, cung cấp điện ổn định cho sản xuất và phục vụ sinh hoạt, đời sống của nhân dân miền Bắc. Năm 1976, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Công ty Điện lực miền Bắc đã bắt tay vào thực hiện chủ trương phục hồi, mở rộng các cơ sở điện sẵn có ở các thành phố lớn, xây dựng mới đường dây 220kV đầu tiên ở miền Bắc tại Hà Nội. Đồng thời, chỉ đạo việc khảo sát, thi công Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại, Nhà máy Thủy điện Hòa Bình. Tính đến hết năm 1980, nguồn và lưới điện đáp ứng phụ tải của công nghiệp trung ương đã tăng hơn 1,6 lần; công nghiệp địa phương tăng hơn 1,4 lần. Việc hoàn thành và đưa vào sản xuất nhiều tổ máy mới đã khiến cho sản lượng điện của công ty liên tục được nâng cao lên hàng tỷ kWh do việc đưa vào vận hành nhiều tổ máy mới. Công trình Nhà máy Thủy điện Hòa Bình đi vào hoạt động cuối năm 1994 đã giúp tăng thêm 20% sản lượng điện cho hệ thống điện miền Bắc. Đồng thời, công ty cũng thực hiện đưa điện vào miền Trung, giải quyết một phần tình trạng thiếu điện, vận hành đường dây 110kW đưa điện đến vùng sâu, vùng xa. Trong giai đoạn 2000 - 2009, Công ty Điện lực 1 luôn hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, kế hoạch, đảm bảo cung ứng điện với mức tăng trưởng bình quân hàng năm từ 10,3% - 13%. Dấu ấn trong đổi mới Năm 2010, EVNNPC ra đời trên cơ sở tổ chức lại Công ty Điện lực 1 và tiếp nhận trở lại các công ty điện lực Hải Phòng, Hải Dương, Ninh Bình, hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Việc chuyển đổi mô hình này đánh dấu một bước trưởng thành lớn trong sự phát triển của Tổng công ty. Với những nỗ lực to lớn của mình, đến nay, EVNNPC đã được thu hoạch những “trái ngọt” đã dày công xây dựng, vun đắp suốt hàng chục năm qua. EVNNPC là đơn vị có tốc độ tăng doanh thu cao nhất trong EVN với mức tăng trưởng điện thương phẩm bình quân những năm gần đây tăng từ 12 đến hơn 14%. Năm 2018, sản lượng điện thương phẩm của Tổng công ty đạt 64,27 tỷ kWh với tốc độ tăng trưởng 12,1% , vượt 370 triệu kWh so với kế hoạch giao. Dự kiến cả năm 2019, sản lượng điện thương phẩm của EVNNPC đạt 71 tỷ kWh, tăng 10% so với năm 2018 và gấp 3 lần so với năm 2010. Ngoài ấn tượng về tăng trưởng, EVNNPC là đơn vị tiên phong đi đầu toàn ngành về công tác điện nông thôn. Tính đến năm 2019, Tổng công ty đã phát triển lưới điện đến 100% số xã; số hộ dân nông thôn được sử dụng điện lưới quốc gia đạt 98,65%. Tất cả các xã biên giới đã được EVNNPC cấp điện, góp phần cùng chính quyền địa phương phát triển kinh tế và giữ gìn an ninh khu vực biên giới. Những nỗ lực đáng ghi nhận của EVNNPC còn được thể hiện qua sự cố gắng trong việc không ngừng cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng. Năm 2018, chỉ số hài lòng của khách hàng bình quân của Tổng công ty đạt mức cao trong toàn ngành với 8,01 điểm. Nhận định được vai trò của việc nâng cao chất lượng các dịch vụ trong thời kỳ kinh tế phát triển và hội nhập, EVNNPC đã chủ trương thực hiện việc cải cách hành chính trong công tác phục vụ khách hàng, thành lập và đưa vào hoạt động Trung tâm Chăm sóc khách hàng. Tất cả những nỗ lực trên của EVNNPC cùng hướng đến mục tiêu thực hiện phương châm “Dễ tiếp cận - dễ tham gia - dễ giám sát” của toàn ngành điện. Trải qua một chặng đường dài xây dựng và phát triển, “dòng điện” của sự quyết tâm, sáng tạo được hun đúc từ những người đi trước và truyền qua từng thế hệ cán bộ nhân viên của EVNNPC. Đây cũng chính là “vũ khí” để EVNNPC gánh vác sứ mệnh lịch sử Đảng và nhân dân giao phó, tin cậy.

Nam Định: Gắn biển công trình Trung tâm Điều khiển xa chào mừng 50 năm ngày thành lập Tổng công ty Điện lực miền Bắc

Sáng 20/9, Trung tâm Điều khiển xa (TTĐKX) Công ty Điện lực Nam Định đã được gắn biển công trình chào mừng 50 năm ngày thành lập Tổng công ty Điện lực miền Bắc (6/10/1969 - 6/10/2019). Việc xây dựng TTĐKX là một bước tiến quan trọng trong việc hiện đại hóa, tự động hóa hệ thống điện theo lộ trình xây dựng lưới điện thông minh, góp phần nâng cao năng suất lao động, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, chất lượng điện năng, đảm bảo an ninh chính trị, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Tới dự buổi lễ, về địa phương, có: Ông Trần Lê Đoàn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định, ông Vũ Văn Nghĩa - Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh, Giám đốc Sở Công thương tỉnh và đại diện các ban, ngành tỉnh Nam Định. Về phía Tổng công ty Điện lực miền Bắc có: Ông Lê Minh Tuấn - Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty, ông Trần Nguyên Thắng - Phó Chủ tịch Công đoàn Tổng công ty và đại diện một số Ban chuyên môn. Về phía Công ty Điện lực Nam Định có ông Trần Mạnh Sỹ - Giám đốc, ông Vũ Dũng Tiến - Chủ tịch Công đoàn và các CBCNV các phòng, tổ, đội Công ty. Ông Vũ Văn Nghĩa - Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Nam Định trao Quyết định công nhận công trình TTĐKX Nam Định là công trình chào mừng 50 năm ngày thành lập Tổng công ty Điện lực miền Bắc Ông Vũ Dũng Tiến - Chủ tịch Công đoàn Công ty Điện lực Nam Định (PC Nam Định) cho biết: Việc xây dựng và đưa vào vận hành Trung tâm điều khiển xa là một trong những công trình trọng tâm của phong trào thi đua lao động, sản xuất phấn đấu hoàn thành toàn diện kế hoạch SXKD năm 2019 của PC Nam Định, góp phần xây dựng lưới điện thông minh, đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh trong thời đại công nghiệp 4.0. Trung tâm điều khiển xa Nam Định Theo ông Trần Mạnh Sỹ - Giám đốc PC Nam Định, thực hiện định hướng của Chính phủ và Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc, Công ty Điện lực Nam Định đã và đang thực hiện đầu tư xây dựng lưới điện thông minh để thích ứng với thay đổi của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư của thế giới, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về dịch vụ điện phục vụ khách hàng. Cùng với phong trào thi đua gắn liền với thực hiện tốt chủ đề năm 2019 về “Nâng cao hiệu quả vận hành hệ thống điện và thị trường điện”, Ban Giám đốc và Công đoàn Công ty đã phát động phong trào thi đua đẩy nhanh tiến độ hoàn thành xây dựng và đưa vào vận hành TTĐKX điều hành lưới điện khu vực tỉnh Nam Định. Theo đó, giai đoạn 2018 - 2019, Công ty thực hiện đầu tư hơn 48 tỷ đồng để cải tạo phòng điều khiển tại trụ sở Công ty thành TTĐKX với việc xây dựng mới hệ thống máy chủ, hệ thống SCADA, hệ thống camera, hệ thống hiển thị giám sát, thu thập dữ liệu, điều khiển thao tác từ xa các thiết bị trong quá trình vận hành lưới điện; kết nối thu thập thông tin giám sát quá trình quản lý vận hành từ các trạm 110 kV và điều khiển các thiết bị trên lưới điện trung áp về TTĐK; cải tạo nâng cấp 2 TBA 110 kV thành các TBA không người trực có thiết bị điều khiển xa. Song song với việc đầu tư, chuyển đổi Phòng Điều khiển thành TTĐKX, Công ty chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực để có đủ năng lực, trình độ vận hành thông suốt Trung tâm. Trong năm 2019, Công ty đã tổ chức đào tạo cho 23 cán bộ, nhân viên điều hành trung tâm bao gồm 13 trưởng kíp, 2 kỹ sư phương thức, 2 điều độ viên và 6 kỹ sư điều khiển hệ thống SCADA. Sau khi hoàn thành TTĐKX Nam Định, Công ty cũng đã lập các quy trình vận hành hệ thống công nghệ, vận hành và xử lý sự cố, phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ... tại 2 TBA 110kV không người trực là Ý Yên và Trực Ninh, sẵn sàng cho công tác kết nối và điều khiển từ xa. Theo dự kiến, giai đoạn 2 từ năm 2020 đến năm 2021, Công ty Điện lực Nam Định sẽ tiếp tục cải tạo toàn bộ 9 TBA 110 kV còn lại thành các TBA không người trực có điều khiển xa và kết nối toàn bộ các thiết bị đóng cắt trên lưới điện trung áp về TTĐKX, thực hiện thí điểm kết nối hệ thống đo đếm trên lưới điện hạ áp của TP Nam Định về TTĐKX. Thông tin về việc xây dựng lưới điện thông minh áp dụng các công nghệ hiện đại, ông Sỹ cũng cho biết, đơn vị đã đầu tư lắp đặt công tơ điện tử 1 pha, 3 pha, các thiết bị đóng cắt từ xa trên lưới điện trung áp như Recloser, LBS, Rơle kỹ thuật số… cũng như áp dụng các công nghệ hiện đại vào quản lý, vận hành lưới điện như sửa chữa, vệ sinh lưới điện Hotline, đo nhiệt độ đường dây bằng camera nhiệt, do kiểm tra phóng điện cục bộ PD; sử dụng flycam kiểm tra lưới điện trên cao để kịp thời phát hiện, xử lý các khiếm khuyết trên lưới điện, nâng cao rõ rệt độ tin cậy cung cấp điện. Việc xây dựng TTĐKX là một bước tiến quan trọng trong việc hiện đại hóa, tự động hóa hệ thống điện theo lộ trình xây dựng lưới điện thông minh, góp phần nâng cao năng suất lao động, độ tin cậy cung cấp điện, chất lượng điện năng, đảm bảo an ninh chính trị, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Nam Định. Giám đốc PC Nam Định cũng chia sẻ thêm, lợi ích rõ nét nhất khi đưa Trung tâm điều khiển vào vận hành là nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng năng suất lao động. Trước kia, với chế độ trực 3 ca 5 kíp, mỗi TBA 110 kV truyền thống đòi hỏi phải có ít nhất 10 nhân viên vận hành thay phiên nhau trực. Khi đưa TTĐK vào vận hành và chuyển các TBA sang mô hình vận hành không người trực, các điều độ viên tại phòng Điều độ - nay là Trung tâm điều khiển sẽ trực tiếp quản lý, giám sát và điều khiển thiết bị tại các trạm biến áp này. Như vậy, tại các TBA 110 kV sẽ không còn nhân viên vận hành trực tiếp, lực lượng này sẽ được Công ty sử dụng, bố trí vào các công tác khác. Đối với lưới điện, toàn bộ các thiết bị được điều khiển từ xa qua hệ thống mạng viễn thông dùng riêng và hệ thống các nhà mạng cung cấp. Đóng cắt thiết bị từ xa, đảm bảo vận hành an toàn tuyệt đối cho con người và thiết bị. CBNV TTĐKX chụp ảnh trong ngày Gắn biển TTĐKX PC Nam Định Đến dự và phát biểu chúc mừng việc đưa vào vận hành TTĐKX của PC Nam Định, ông Trần Lê Đoàn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã biểu dương những thành tích mà PC Nam Định đã đạt đưcọ trong việc vận hành và cung ứng điện phục vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh những năm qua. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, tỉnh Nam Định cũng đang triển khai mạnh mẽ việc ứng dụng công nghệ thông tin và các thành tựu khoa học công nghệ của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 vào công cuộc xây dựng và phát triển các lĩnh vực hoạt động của tỉnh. Việc đưa vào vận hành công trình TTĐKX của PC Nam Định có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hiện đại hóa, xây dựng lưới điện thông minh, trong đó ngành điện Nam Định là một trong những ngành đi đầu trong việc hiện đại hóa, ứng ựng công nghệ vào công tác điều hành, quản lý, vận hành. Ông Trần Lê Đoàn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định phát biểu tại buổi lễ Tỉnh đánh giá đây là một công trình hiện đại, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH của đất nước và mong muốn trong thời gian tới, EVN, EVNNPC luôn quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng cho Nam Định để từng bước tiếp tục nâng cao chất lượng điện năng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống dân sinh của nhân dân tỉnh. Trong năm tới, hy vọng PC Nam Định sẽ tiếp tục đầu tư giai đoạn 2 TTĐKX và thực hiện quản lý vận hành an toàn, ổn định, tin cậy TTĐKX, phát huy hiệu quả kinh tế, kỹ thuật phục vụ SXKD của đơn vị, góp phần phục vụ khách hàng, nhân dân trên địa bàn tỉnh. Ông Lê Minh Tuấn - Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty phát biểu tại Lễ gắn biển công trình Phát biểu tại Lễ gắn biển công trình, ông Lê Minh Tuấn - Phó Tổng Giám đốc đã thay mặt lãnh đạo EVNNPC nhiệt liệt chúc mừng tập thể CBCNV PC Nam Định đã có công trình được gắn biển chào mừng 50 năm ngày thành lập Tổng công ty. Việc đưa  vào vận hành TTĐKX là một sự thay đổi về chất trong công tác quản lý vận hành của đội quản lý vận hành lưới điện 110kV, trung hạ thế của PC Nam Định. TTĐKX vận hành tốt sẽ giúp Nam Định phân tích tình hình sự cố nhanh chóng, phát hiện kịp thời các khiếm khuyết cũng như đưa ra giải pháp để giảm tỷ lệ tổn thất điện năng, nâng cao độ tin cậy cung ứng điện cho đơn vị, góp phần hoàn thành các nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh mà EVNNPC đã giao, cùng với các đơn vị thành viên trong Tổng công ty thực hiện tốt nhiệm vụ cung ứng điện với chất lượng an toàn, tin cậy, hiệu quả, kinh tế./.  

Trang