Hà Nội thi đua ái quốc

Chợ Nhân đạo - Thêm cơ hội giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn trong dịch Covid-19

TĐKT - Tiếp tục các chuỗi chương trình hỗ trợ người có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch Covid-19 trên địa bàn TP Hà Nội, sáng 5/5, tại trường Tiểu học Quang Trung, Hội Chữ thập đỏ TP Hà Nội tổ chức Chương trình “Chợ Nhân đạo” năm 2020. Đây là hoạt động hưởng ứng Lễ phát động Tháng Nhân đạo năm 2020 do Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tổ chức. Khai mạc Chợ Nhân đạo năm 2020 Tháng Nhân đạo năm 2020 được diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, do đó, các chương trình của Hội Chữ thập đỏ TP Hà Nội tập trung vào các hoạt động chăm sóc sức khỏe cộng đồng, hướng tới một cộng đồng khỏe mạnh đẩy lùi dịch bệnh cũng như các hoạt động chăm lo, hỗ trợ sinh kế, hỗ trợ lương thực, thực phẩm… tới những người có hoàn cảnh khó khăn, người yếu thế trong xã hội, người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch bệnh. Người tham dự đổi phiếu để nhận hàng Khi đến tham dự phiên chợ đặc biệt này của Hội Chữ thập đỏ TP Hà Nội, “người mua” và “người bán” sẽ giao dịch với nhau bằng những nụ cười ấm tình người, những nụ cười của sự đồng cảm, sự sẻ chia trong dịch bệnh. Theo đó, tại phiên chợ, ban tổ chức bố trí các gian hàng do các Cụm thi đua phụ trách với mỗi gian hàng là những mặt hàng khác nhau như: Gạo, mỳ tôm, dầu ăn, rau sạch... Người đến tham dự sẽ được phát phiếu để đổi nhận hàng tại mỗi gian hàng. Dự kiến 400 suất quà là những nhu yếu phẩm, lương thực sẽ được phát miễn phí tại phiên chợ dành tặng người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố. Công tác tổ chức, tiếp đón, phát quà được ban tổ chức sắp xếp hợp lý, đảm bảo an toàn trong công tác phòng, chống dịch. Phát quà tặng người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố Bên cạnh đó, khi đến “Chợ Nhân đạo” mọi người cùng nhìn lại những hoạt động nổi bật của Hội Chữ thập đỏ thành phố tới các cơ sở Hội trong công tác phòng, chống dịch bệnh thời gian qua. Thời gian tới, tiếp tục phát huy vai trò, vị thế của tổ chức Hội trong các hoạt động góp phần đảm bảo công tác an sinh xã hội trên địa bàn, Hội Chữ thập đỏ TP Hà Nội tới các cơ sở Hội triển khai các hoạt động nhân đạo từ thiện, các chương trình trao tặng, hỗ trợ thiết thực và ý nghĩa hướng về cộng đồng, hướng về những mảnh đời khó khăn, bất hạnh trong cuộc sống với phương châm “Dù bạn là ai - Khi bạn cần, chúng tôi có mặt”. Phương Thanh  

Người phụ nữ tâm huyết với công tác đoàn thể của khu dân cư

TĐKT - “Sáu hai tuổi vẫn còn xoan/ Dáng người khỏe mạnh chưa toan về già/ Yêu văn nghệ, thích thơ ca/Hát hay, múa dẻo như là thanh niên/Tính chị vui vẻ dịu hiền/ Miệng cười tươi tắn như “tiên” giáng trần/Việc nhà, việc phố, việc dân/Việc nào chị cũng chuyên cần hăng say/Từ ngày có chị đến nay/ Việc dân, việc phố đổi thay rất nhiều/ Mọi người kính trọng mến yêu/ Dành tặng cho chị rất nhiều lời khen”. Đó là những tình cảm trân trọng và sự yêu mến của nhiều hội viên dành tặng cho bà Nguyễn Thị Bốn, Chi hội phó Chi hội Khuyến học, Chi hội phó Chi hội Phụ nữ Nam Thăng Long 3, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Vốn là một đảng viên gương mẫu, có nhiều năm công tác trong quân đội, nên ngay sau khi về hưu, bà Bốn sẵn sàng tham gia gánh vác các công việc chung ở địa phương. Với tinh thần nhiệt huyết và năng nổ, bà nhanh chóng được nhân dân tín nhiệm bầu làm Chi hội phó Chi hội Khuyến học và Chi hội phó Chi hội Phụ nữ Nam Thăng Long 3. Chị Nguyễn Thị Bốn, Chi hội phó Chi hội Khuyến học Nam Thăng Long 3 Do đặc thù Nam Thăng Long 3 là khu đô thị mới, nên đa phần cư dân sinh sống ở đây là từ các nơi đổ về. Bởi vậy, việc tìm hiểu, nắm bắt thông tin để tổ chức các hoạt động, phong trào cho phù hợp cũng đã là điều không hề đơn giản. Tuy nhiên, bằng sự năng động, sáng tạo và tấm lòng nhiệt huyết, bà đã từng bước góp phần đưa công tác khuyến học, khuyến tài của địa phương trở nên sôi nổi và ý nghĩa. Để Chi hội hoạt động hiệu quả, bà Bốn đã cùng với Chi hội trưởng xây dựng kế hoạch từng năm và tổ chức thực hiện trên cơ sở bám sát kế hoạch của Hội phường, Chi bộ; tiến hành đăng ký gia đình và dòng họ học tập vào dịp đầu năm của khu dân cư. Song song với đó, bà tổ chức sinh hoạt hè cho các cháu học sinh nhằm phát huy tiềm năng, tố chất, thể chất, tạo sự thoải mái trước khi bước vào năm học mới. Hàng năm, nhằm khuyến khích, động viên tinh thần cố gắng của các cháu học sinh, bà cùng Chi hội, hệ thống chính trị khu dân cư tổ chức trao phần thưởng cho những học sinh đạt giải cao trong học tập. Tính riêng, năm học 2016 - 2017 toàn khu dân cư có 178 cháu đạt danh hiệu học sinh giỏi, trong đó có 17 cháu đạt giải từ cấp quận trở lên và 3 cháu đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp quốc gia, được nhận các phần quà tặng khác nhau. Tuy phần thưởng ấy không lớn nhưng đó là động lực để các cháu tiếp tục phấn đấu trong năm học tới với nhiều thành tích cao hơn. Đặc biệt, bà Bốn luôn dành thời gian, tình cảm để đi tìm hiểu các cháu có hoàn cảnh khó khăn rồi báo cáo với Chi hội, hệ thống chính trị khu dân cư tạo điều kiện khắc phục khó khăn, giúp các cháu học tập tốt hơn. Điều đáng nói là, không chỉ riêng bản thân bà Bốn mà tất cả các thành viên trong gia đình đều tận tâm với phong trào khuyến học, khuyến tài. Gia đình bà đã nhiều lần tham gia đóng góp tiền, để mua quà tặng các cháu học sinh giỏi của khu dân cư. Bản thân chồng của bà cũng là một trong những người tích cực tham gia công tác ở địa phương, giữ chức vụ Chi ủy viên, Trưởng ban công tác mặt trận, Chi hội trưởng Chi hội cựu chiến binh Nam Thăng Long 3. Bà Phương Hải, hội viên Chi hội khuyến học Nam Thăng Long 3 cho biết: Gia đình chị Bốn chính là một trong những tấm gương sáng nhất về tinh thần hiếu học trong khu dân cư của chúng tôi, khi có tới 4 người là thạc sĩ, 3 người là cử nhân đại học. Hai cô con gái lớn của chị đang là giáo viên trung học, có nhiều năm liền đạt danh hiệu “Giáo viên dạy giỏi cấp thành phố”; các cháu ngoại đều ngoan ngoãn và học giỏi. Bà Nguyễn Thị Bốn cùng mọi người trao quà từ thiện tại xã Nam Sơn, Tân Lạc, Hòa Bình Không chỉ năng nổ trong công tác khuyến học, bà Bốn còn là Chủ nhiệm Câu lạc bộ Văn nghệ và Chi hội phó Chi hội phụ nữ Nam Thăng Long 3. Vốn có rất nhiều tài lẻ trong việc tổ chức hoạt động phong trào văn nghệ, bà đã học hỏi, cải biên rồi hướng dẫn cho đội văn nghệ múa, hát với lòng nhiệt tình và nhiều sáng tạo, nên hai năm liền Câu lạc bộ Văn nghệ đã đạt nhiều giải cao ở phường và quận. Cụ thể, năm 2016, Câu lạc bộ đạt hai giải xuất sắc ở phường. Đầu năm 2018, Câu lạc bộ Văn nghệ cùng với Đội Văn nghệ của phường Nhân Chính tham gia thi ở quận Thanh xuân đạt hai giải, một giải xuất sắc và một giải A1. Ngoài những công việc được phân công phụ trách, bà còn là người giàu lòng nhân ái. Bà thường tự tìm những địa chỉ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, cần giúp đỡ để chia sẻ; nhiều trường hợp bà đến tận nơi ủng hộ những mảnh đời nghèo khó. Không những thế, bà còn vận động gia đình cùng chung tay đóng góp cùng hệ thống chính trị khu dân cư đi làm từ thiện. Năm 2017, đoàn đã đến xã Do Nhân – Tân Lạc – Hòa Bình, trao tận tay gia đình quân nhân Bùi Văn Sơn một chiếc ti vi 25 inch trị giá 4 triệu đồng; tặng 700 quyển vở, 200 khăn ấm cho các cháu học sinh Liên trường Tiểu học – Trung học cơ sở xã Do Nhân. Tặng 3 thùng quà Tết và 10 thùng quần áo cũ, mới cho đồng bào nghèo trong xã. Năm 2018, bà là người khởi xướng, đi vận động hệ thống chính trị khu dân cư và đơn vị M2 – Ban Cơ yếu Chính phủ ủng hộ bà con xã Nam Sơn – Tân Lạc – Hòa Bình, nơi bị lũ quét đi qua. Đoàn đã đem gạo, mì chính, xà phòng, tiền mặt trao tận tay cho đồng bào. Gần đây nhất, gia đình bà cùng với hai gia đình khác lại tiếp tục đi từ thiện tại xóm Khí (Hòa Bình) gồm: Gạo, mì chính, nước mắm, quần áo và tiền mặt. Ngoài ra, bà còn tham gia “Nhóm cháo tình thương” ở bệnh viện K vào các ngày chủ nhật hàng tuần nhằm giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn… Đặc biệt, bà đã cùng Chi hội phụ nữ duy trì thường xuyên chế độ vệ sinh đường, hè phố khu dân cư vào mỗi buổi sáng thứ 7 hàng tuần, làm cho khu phố luôn xanh, sạch, đẹp, đảm bảo tốt vệ sinh môi trường. Với những đóng góp tích cực ấy của mình, bà Bốn đã nhận được nhiều sự tin yêu, nể phục từ những người bạn, người hàng xóm láng giềng và cả những người từng được bà giúp đỡ trong lúc khó khăn, hoạn nạn. Gia đình bà được bầu chọn là Gia đình văn hóa xuất sắc và được phường khen thưởng hai năm liên tục. Bà được UBND thành phố Hà Nội tặng danh hiệu “Người tốt, việc tốt” năm 2019. Ngọc Huyền

Ngành Giáo dục Hà Nội trao ủng hộ 10 bộ máy tính cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

TĐKT - Ngày 29/4, tại huyện Hoài Đức, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Nội phối hợp với Công đoàn ngành đã trao 10 bộ máy tính cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của hai trường THPT Vạn Xuân - Hoài Đức và THPT Cao Bá Quát - Quốc Oai (đợt II). Dự Lễ trao tặng có Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Hà Nội Trần Thị Thu Hà; Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng trường THPT Vạn Xuân Phan Huy Chính; Phó Hiệu trưởng trường THPT Cao Bá Quát Nguyễn Thị Huệ cùng đại diện Ban giám hiệu và giáo viên, học sinh hai đơn vị được nhận trợ cấp. Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Hà Nội Trần Thị Thu Hà trao tặng 5 bộ máy tính cho học sinh trường THPT Vạn Xuân – Hoài Đức Chương trình “Máy tính cho em” được Sở GDĐT và Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội phát động nhằm giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đang thiếu điều kiện học tập, nhất là các em học sinh lớp 9, lớp 12. Đây là một chương trình có ý nghĩa nhân văn nhằm kịp thời chia sẻ, giúp đỡ học sinh có thêm điều kiện học tập, đặc biệt là học tập trực tuyến, tạo thêm động lực giúp các em vượt qua khó khăn, cố gắng học tập tốt, đạt được thành tích cao trong kỳ thi sắp tới. Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Hà Nội Trần Thị Thu Hà cho biết: “Mười bộ máy tính gửi tặng các em học sinh hai đơn vị nhà trường hôm nay là tình cảm của các thầy cô giáo Trường Tiểu học Yên Thường và Mầm non Thị trấn Trâu Quỳ huyện Gia Lâm ủng hộ chương trình “Máy tính cho em” với mong muốn giúp đỡ các em học sinh có điều kiện học tập tốt. Mong rằng, với những phần quà ý nghĩa, thiết thực này, 10 em học sinh của hai đơn vị nhà trường sẽ cố gắng phát huy, học tập để đạt kết quả cao nhất. Đồng thời, tiếp tục lan tỏa tinh thần hiếu học tới bạn bè trong lớp, trong trường, trong gia đình để phong trào học tập ngày càng cao hơn”, bà Hà chia sẻ. Chủ tịch Công đoàn GD Hà Nội Trần Thị Thu Hà trao tặng 05 bộ máy tính cho học sinh trường THPT Cao Bá Quát – Quốc Oai Tại Lễ trao tặng, trân trọng cảm ơn sự quan tâm kịp thời của ngành Giáo dục Hà Nội và các thầy cô giáo Trường Tiểu học Yên Thường và Mầm non Thị trấn Trâu Quỳ huyện Gia Lâm với học sinh có hoàn cảnh khó khăn của nhà trường, thầy Phan Huy Chính, Hiệu trưởng trường THPT Vạn Xuân nhắn nhủ tới học sinh “Những tình cảm, sự quan tâm của các thầy cô giáo Sở GDĐT và huyện Gia Lâm ngày hôm nay trao tặng, mong rằng bằng phương tiện này các em hãy học tập thật tốt và đạt được kết quả tốt nhất trong kỳ thi sắp tới. Các em hãy nhớ mãi việc làm của các thầy cô giáo đã dành cho các em. Mai sau khi trưởng thành, các em hãy làm nhiều việc tốt như này để xã hội của chúng ta không ai bị bỏ lại phía sau”. Thầy giáo nhà trường hướng dẫn các em học sinh lắp đặt máy tính Trước đó, ngày 27/4, tại Lễ phát động “Chương trình máy tính cho em”, Sở GDĐT Hà Nội cùng Công đoàn ngành đã trao đợt I với 52 máy tính cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn; Công đoàn Giáo dục Việt Nam trao hỗ trợ 30 triệu đồng cho các nhà giáo, người lao động thủ đô có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19; Liên đoàn Lao động thành phố trao 125 suất quà hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động các đơn vị ngoài công lập trực thuộc Sở GDĐT mỗi nhà giáo 1 triệu đồng, công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội hỗ trợ 500.000 đ. Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng với tinh thần đoàn kết, yêu nước, “chống dịch như chống giặc”, nhiều cán bộ, giáo viên, học sinh ngành GDĐT Thủ đô đã tích cực hưởng ứng chung tay phòng, chống dịch Covid-19 dưới nhiều hình thức với tổng số tiền và quà trị giá trên 14,7 tỷ đồng (không tính số tiền ủng hộ 1 ngày lương). Bên cạnh các hoạt động chung tay phòng, chống dịch với thành phố và các địa phương, Sở GDĐT, Công đoàn ngành, nhiều phòng GDĐT, các nhà trường đã chủ động nắm tình hình, chăm lo trực tiếp cho giáo viên và học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Trong đợt dịch này, Sở và Công đoàn ngành đã quyết định trao hỗ trợ 500 giáo viên và 400 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt với tổng số tiền 700 triệu đồng từ nguồn quỹ ủng hộ giáo dục khó khăn của ngành. Hưng Vũ

Trao truyền yêu thương, sẻ chia hạnh phúc

TĐKT - “Chỉ cần nghĩ đến những hình ảnh vui tươi của những người bệnh lần đầu được biết đến bông hoa của ngày 8/3, lần đầu được thổi nến sinh nhật và cất lên những bát hát vui tươi, yêu đời ngay cả khi đang ngồi trên xe lăn... chúng tôi càng quyết tâm thực hiện những công việc của mình dù cuộc sống vẫn còn nhiều thứ phải lo toan” - Đó là tâm sự của anh Lê Sỹ Hiếu, Đội phó Đội cháo từ thiện tự nguyện Từ tế, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội - người đã đóng góp nhiều công sức cho phong trào từ thiện và hoạt động chung của đoàn thể. Anh là một trong những cá nhân tiêu biểu, được tặng danh hiệu “Người tốt, việc tốt” của thành phố Hà Nội năm 2019. Sinh ra và lớn lên ở phường Nhân Chính – một phường vốn thuần nông với nhiều truyền thống tốt đẹp, chàng trai Lê Sỹ Hiếu luôn trân trọng những giá trị của cuộc sống mang lại. Đặc biệt, anh luôn thấu hiểu và đồng cảm với những số phận bất hạnh. Anh Lê Sỹ Hiếu trong một lần tham gia điều hành động từ thiện của Đội cháo từ thiện tự nguyện Từ tế Nhiều năm nay, đã thành lệ, cứ đều đặn các buổi sáng thứ 6, 7 và chủ nhật, đúng 9 giờ 30, anh Hiếu và các thành viên trong Đội cháo từ thiện tự nguyện Từ tế lại tất bật với việc chuẩn bị nguyên vật liệu và nổi lửa nấu cháo. Mỗi ngày, họ thường nấu hai nồi cháo với số lượng: 14 kg gạo bắc hương thơm ngon và các nguyên liệu như: Đỗ đen, đậu đỏ, ngô tươi non, bí đỏ, thịt lợn xay... tạo nên những suất cháo bổ dưỡng và hợp vệ sinh, an toàn thực phẩm để phát tặng đến 150 bệnh nhân. Đúng 15 giờ thì đội tiến hành chia cháo ra các thùng, chia thành các nhóm nhỏ và chở đến bệnh viện Nội tiết (Thái Thịnh), K2 Thanh Trì, K3 Tân triều, Da Liễu, Phục hồi chức năng Thanh Xuân… Anh Hiếu cho biết, 8 năm trước, với mục đích giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn trong các bệnh viện, Đội cháo từ thiện này đã được thành lập với 15 thành viên ban đầu, đến nay đội đã có tới 50 thành viên với độ tuổi từ 6 – 86.   Với vai trò là đội phó, anh Hiếu được phân công nhiệm vụ liên hệ với các bệnh viện thông qua phòng công tác xã hội để chia sẻ những bát cháo, phần quà đến tay các bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn trong viện. Luôn khiêm tốn và bao dung, anh Hiếu quan niệm: “Tôi tham gia đội thiện nguyện với sứ mệnh là một chú chim bồ câu kết nối những sự chung tay, giúp đỡ của những người có lòng hảo tâm trao truyền tình thương đến với những số phận kém may mắn trong xã hội.” Nhận món quà từ anh cùng những tình nguyện viên tích cực của Đội cháo từ thiện Từ tế, nhiều người đã xúc động đến mức, họ không chỉ coi đây là những buổi phát quà từ thiện mà còn là ngày hội chung vui. Ở đó, họ được tham gia các trò chơi dân gian, hoạt động thể thao, cùng trò chuyện, sẻ chia với những người xa lạ mà tốt bụng về những câu chuyện nhỏ chứa chan tình người. Nhận thấy rõ ý nghĩa của Đội cháo, Ban quản lý đình làng Quan Nhân đã tạo điều kiện cho Đội được sử dụng gian bếp để nấu các nồi cháo từ thiện vào những ngày cuối tuần. Dần dần nhờ sự giúp đỡ của các mạnh thường quân, Đội cháo thiện nguyện đã được trang bị bếp ga công nghiệp để đảm bảo chất lượng nồi cháo và hạn chế ô nhiễm môi trường. Tiếng lành đồn xa, nhiều người biết đến hoạt động cũng như ý nghĩa của Đội cháo, đã có cụ bà đã hơn 80 tuổi vẫn nhiệt tình tham gia các hoạt động và ủng hộ mỗi tháng 6 triệu đồng. Đáng kể đến, có một mạnh thường quân chưa bao giờ xuất hiện nhưng vẫn ủng hộ đều đặn mỗi tháng 5 triệu đồng để duy trì sự hoạt động của Đội cháo. Đội cháo từ thiện tự nguyện tử tế từ lâu đã trở thành một mái nhà chung của nhiều tình nguyện viên giàu lòng nhân ái Không những thế, Đội cháo thiện nguyện của anh đã đến các tỉnh khó khăn như Thái Nguyên, Sơn La, Hòa Bình... để hỗ trợ với mức từ 300 ngàn - 1 triệu đồng cùng các nhu yếu phẩm. Chưa hết, anh cùng các cộng sự của mình đã tiến hành tổ chức các đêm hội vui trung thu cho các trẻ em nghèo, có hoàn cảnh kém may mắn ở Trung tâm nuôi dưỡng trẻ em khuyết tật Bắc Ninh, xã miền núi Cẩm Sơn, tỉnh Thanh Hóa... Ở mỗi một địa chỉ tiến hành công tác từ thiện, Đội cháo từ thiện tình nguyện Từ tế đều kết hợp với Đoàn Thanh niên phường Nhân Chính tổ chức phát quà, giao lưu hết sức ý nghĩa, góp phần xoa dịu những nỗi đau với những phận người thiệt thòi, giúp họ có thêm niềm vui, nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Ở mỗi chuyến đi của mình, anh Hiếu cũng kết hợp các hoạt động xã hội bên lề như: Thắp hương tri ân các Anh hùng Liệt sĩ, giúp nhà chùa những công quả, tham gia giao lưu các hoạt động văn hóa, văn nghệ với người dân địa phương. Đây không chỉ là cách tạo nên không khí vui vẻ cho các thành viên trong Đội, mà còn góp phần bồi đắp những tình cảm nhân văn, nhân đạo tốt đẹp đến mỗi người trẻ và đưa hơi ấm tình người đến gần nhau hơn trong cộng đồng, xã hội. Đội cháo nhiều năm nay đã trở thành một địa chỉ tin cậy cho nhiều bậc phụ huynh gửi gắm con em mình đến tham gia các hoạt động xã hội và hoàn thiện các kỹ năng mềm của mình. Anh Lê Sỹ Hiếu chia sẻ: “Vào mỗi dịp hè, tôi thường nhận được ít nhất từ 5 - 10 cuộc điện thoại của phụ huynh mong muốn được gửi con để cùng tham gia vào hoạt động của đội thiện nguyện.” Theo đó, mỗi thành viên nhỏ tuổi khi đến với Đội cháo thiện nguyện luôn được tạo điều kiện để tham gia trực tiếp vào các khâu chuẩn bị các phần quà, trao tận tay những người có hoàn cảnh khó khăn. Từ đó, các em sẽ dần biết hoàn thiện mình để sống hướng thiện hơn. Không chỉ là một thanh niên tích cực tham gia công tác thiện nguyện, trong vai trò là Đại biểu HĐND phường, anh còn tích cực tham gia các hoạt động của hệ thống chính trị khu dân cư, đặc biệt là công tác khuyến học và công tác chăm lo đến các hộ nghèo, gia đình chính sách. Với mong muốn trong tương lai gần nhất sẽ giúp đỡ được những mẹ Việt Nam Anh hùng có hoàn cảnh khó khăn có được những mái nhà khang trang, sạch sẽ, Đội phó đội cháo tình nguyện cũng đang có những nỗ lực hết mình để biến dự định của mình thành hiện thực trong một tương lai không xa. Ngọc Huyền – Thục Anh        

Chiến sĩ quân giải phóng miền Nam Việt Nam ủng hộ chiến sĩ tuyến đầu chống dịch Covid - 19

TĐKT - Ngày 28/4, UBTƯ MTTQ Việt Nam đã tiếp nhận ủng hộ số tiền 100 triệu đồng cho công tác phòng, chống covid – 19 từ Cựu chiến binh Truyền thống 3 chiến dịch Lịch sử Việt Nam. Đặc biệt trong những cựu chiến binh đó, có thương binh Ngô Xuân Chiến, là chiến sĩ quân giải phóng miền Nam Việt Nam hiện đã 80 tuổi, đang sống tại quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội ngoài chung tay cùng đồng đội, ông đã mang toàn bộ số tiền hỗ trợ người cao tuổi quý I/2020 của mình để mong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chuyển tới những “chiến sĩ” nơi tuyến đầu chống dịch. Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng tiếp nhận ủng hộ từ thương binh Ngô Xuân Chiến Thương binh Ngô Xuân Chiến chia sẻ, là người trải qua sự khốc liệt của trận chiến Mậu Thân năm 1968, chúng tôi hiểu rõ những gian nguy, những nhọc nhằn trước bom đạn của kẻ thù, nhưng có khó khăn đến đâu thì bằng sức trẻ, bằng niềm đam mê của tuổi thanh xuân chúng tôi đều quyết tâm đứng lên, giành lại độc lập cho dân tộc. Nhưng những ngày này, thấy đất nước đang phải đối diện với một thứ giặc vô hình - đó là giặc dịch, những người lính Bộ đội Cụ Hồ năm ấy không thể ngồi im và đều tự nhủ phải đóng góp một phần nào đó cùng đất nước, cùng Tổ quốc vượt qua những khó khăn này. “Số tiền hỗ trợ này tuy nhỏ nhưng tôi gửi tới Mặt trận với cả niềm tin, cả tinh thần chiến đấu của người lính Bộ đội Cụ Hồ năm xưa, mong Mặt trận sẽ gửi tới những “chiến sĩ” giữa thời bình đang ngày đêm căng mình chống dịch và tiếp thêm nguồn lực giúp những chiến sĩ ấy sớm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh để mỗi người dân chúng tôi được quay trở về cuộc sống bình yên”, ông Ngô Xuân Chiến bày tỏ. Những tấm lòng, những nghĩa cử cao đẹp này sẽ là động lực để nhân dân cả nước đồng tâm, hiệp lực chiến thắng dịch bệnh Covid – 19. Mai Thảo  

Hà Nội tiếp tục kiểm soát tốt dịch bệnh

TĐKT - Chiều 28/4, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp Thường trực Chính phủ nghe báo cáo của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19. Dự tại điểm cầu TP Hà Nội có Phó Chủ tịch UBND thành phố Ngô Văn Quý, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 thành phố, cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ngành liên quan. Phát biểu khai mạc cuộc họp, Thủ tướng bày tỏ vui mừng khi 12 ngày liên tiếp không có ca lây nhiễm mới trong cộng đồng. Tại các vùng có nguy cơ cao được công bố tại cuộc họp trước đều không có ca lây nhiễm mới. Với 270 ca nhiễm COVID-19 trong 100 triệu dân, hệ số lây nhiễm dịch bệnh ở nước ta thuộc nhóm thấp nhất thế giới. Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp Thường trực Chính phủ nghe báo cáo của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19 chiều 28/4 Chúng ta đã thực hiện tốt, có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch đúng đắn, chi phí thấp, được các tổ chức quốc tế, các quốc gia đánh giá cao. Đến giờ phút này, có thể nói, Việt Nam đã cơ bản đẩy lùi được COVID-19. Báo cáo tại Phiên họp, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý khẳng định: Trong tuần qua, Hà Nội đã triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị 19 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới, trong đó, đối với hai huyện Mê Linh và Thường Tín thì thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ; đối với các quận, huyện còn lại thuộc diện nguy cơ thì thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế cũng như Chỉ thị số 19 của Thủ tướng… Với việc thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương và triển khai đồng bộ các giải pháp trên địa bàn, đến thời điểm hiện nay, Hà Nội tiếp tục kiểm soát tốt dịch bệnh; các quận, huyện trên địa bàn thành phố không phát sinh ca mới; thành phố tiếp tục thực hiện nghiêm việc cách ly theo quy định. Trong đó, cách ly tập trung chỉ còn 412 người, cách ly tại cộng đồng 4.040 người. Song song với đó, thành phố tiếp tục rà soát cơ sở vật chất theo hướng tiết kiệm, chủ động khi có tình huống xảy ra. Trên cơ sở đó, Phó Chủ tịch UBND thành phố kiến nghị, đến thời điểm các ổ dịch kết thúc mà không có ca nhiễm mới, đề nghị Ban chỉ đạo Trung ương cho Hà Nội xuống nhóm nguy cơ thấp, tiếp tục triển khai thực hiện các biện pháp trong tình hình mới. Liên quan đến thực hiện Nghị quyết 42 của Chính phủ, Phó Chủ tịch UBND thành phố Ngô Văn Quý cho biết, ngay sau khi nhận được Quyết định 15 của Thủ tướng Chính phủ, thành phố đã triển khai rà soát. Qua rà soát, các quận, huyện có 1.477.000 đối tượng theo Nghị quyết 42 cần hỗ trợ, dự kiến kinh phí khoảng 3.520 tỷ đồng. Dự kiến trong chiều nay (28/4), TP Hà Nội triển khai ban hành quyết định triển khai cho 4 đối nhóm tượng: Đối tượng người có công, đối tượng bảo trợ xã hội, người nghèo và cận nghèo (dự kiến khoảng 414.000 người với kinh phí là 505 tỷ đồng). Như vậy, các đối tượng này sẽ được hưởng hỗ trợ của Chính phủ cũng như của thành phố Hà Nội trước ngày 30/4/2020. Hưng Vũ  

Bảo hiểm xã hội quận Long Biên: Nỗ lực phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm

TĐKT - Trong thời gian qua, BHXH quận Long Biên đã chủ động xây dựng kế hoạch, phương án triển khai đồng bộ nhiều biện pháp như công tác tuyên truyền về chính sách BHXH, BHYT, BHTN đến chủ sử dụng, người lao động và nhân dân trên địa bàn do đó đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHXH tự nguyện ngày một tăng cao. Minh chứng rõ nét cho nhận định trên là kết quả hoạt động trong năm 2018, 2019 mà BHXH quận Long Biên đạt được trên các mặt công tác trọng tâm như phát triển đối tượng tham gia BHXH, số thu các loại bảo hiểm, giảm tỷ lệ nợ bảo hiểm, giải quyết các chế độ chính sách... Cán bộ, viên chức BHXH quận Long Biên Theo đó, năm 2018 tổng số đơn vị tham gia BHXH là 4.558 đơn vị; số người tham gia BHXH là 65.939 người, BHYT là: 215.367 người, BHTN là: 63.897 người; BHXH tự nguyện là: 834 người. Trong năm 2019, phát triển thêm được 5.450 đơn vị tham gia BHXH; số người tham gia BHXH là: 70.641 người, BHYT là: 237.890 người, BHTN là: 69.382 người đảm bảo tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 88.9% dân số trên địa bàn. BHXH tự nguyện là: 1.303, tốc độ tăng BHXH tự nguyện (ít nhất tăng 30% so với năm 2018) hoàn thành theo Quyết định 6568 của UBND quận Long Biên. Bên cạnh đó, BHXH quận cũng tập trung vào việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH tại các đơn vị ngoài nhà nước: Năm 2018 đã khai thác phát triển mới được 915 đơn vị với 6.188 người. Năm 2019 đã khai thác phát triển mới được 891 đơn vị với 13.403 người. Công tác thu luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, hàng năm BHXH quận Long Biên đã áp dụng nhiều giải pháp trong việc đốc thu, giảm nợ, tham mưu với Ủy ban nhân dân quận trong việc đôn đốc các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thu nộp BHXH, BHYT, BHTN; phối hợp với các ngành trong thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN; thực hiện đối chiếu số tiền nợ và thông báo đôn đốc thu thường xuyên đối với các đơn vị nợ từ 1 tháng trở lên. Với sự chỉ đạo sát sao của Ban giám đốc và sự nỗ lực cố gắng của viên chức, lao động hợp đồng trong cơ quan, kết quả thu BHXH, BHYT, BHTN của BHXH quận Long Biên đều hoàn thành vượt mức kế hoạch của Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội giao. Năm 2018, số thu BHXH, BHYT, BHTN là 1.584 tỷ 061 triệu đồng, đạt 100.04% kế hoạch BHXH thành phố giao. Số thu BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc và thu tự nguyện là: 1.826 tỷ 647 triệu đồng phấn đấu đạt 105% kế hoạch BHXH thành phố giao. Năm 2019, số thu BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc và thu tự nguyện là: 1.826 tỷ 647 triệu đồng, phấn đấu đạt 105% kế hoạch BHXH thành phố giao. Về công tác cấp sổ BHXH, thẻ BHYT: Năm 2018 cấp sổ cho 11.241 trên tổng dân số toàn quận quản lý là 255.968 người. Thực hiện CV4027, đến 30/9/2018 toàn quận đã thực hiện đạt 100% cấp lại sổ BHXH. Số lượng người dân có thẻ trên địa bàn quận là 226.119 trong đó số thẻ được in trên toàn quận năm 2018 là 163.531 người. Năm 2019 cấp sổ cho 9.980 sổ BHXH. Số lượng người dân có thẻ trên địa bàn quận là 239.275 thẻ BHYT, trong đó số thẻ được in trên toàn quận năm 2019 là 72.292 người. Việc giải quyết chế độ BHXH đúng đối tượng, đúng mức hưởng theo quy định của pháp luật, đảm bảo tiến độ thời gian. Năm 2018 giải quyết chế độ cho 58.479 lượt người; năm 2019 giải quyết chế độ cho 59.221 lượt người. Công tác chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH đảm bảo đúng đối tượng, kịp thời, an toàn không thất thoát. Trong đó, BHXH quận đã tham mưu với UBND quận ký văn bản chỉ đạo tổ chức chi lương hưu qua hệ thống Bưu điện; phối hợp với Bưu điện, UBND các phường thực hiện có hiệu quả kỳ chi lương hưu, tạo thuận lợi cho người dân. Thực hiện công tác giám định, thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT, BHXH, quận đã phối hợp chặt chẽ với các cơ sở khám, chữa bệnh (KCB) trong việc thực hiện giám định chi phí KCB, đồng thời kiểm soát chi phí và chống hiện tượng lạm dụng quỹ KCB BHYT. Công tác thanh tra, kiểm tra được thực hiện nghiêm túc và thực chất đã kịp thời phát hiện, thu hồi tiền nợ BHXH. Cùng với việc hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chuyên môn, BHXH quận Long Biên đã đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào các hoạt động nghiệp vụ của ngành, triển khai ứng dụng phần mềm "một cửa điện tử", phần mềm quản lý và điều hành văn bản. Có lắp đặt camera giám sát trong công tác tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế "một cửa", “một cửa liên thông”. Đến nay, việc tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ bằng phần mềm đã đi vào ổn định, đáp ứng được việc luân chuyển hồ sơ liên thông giữa các bộ phận, giữa BHXH quận với BHXH thành phố. Số đơn vị thực hiện đăng ký giao dịch điện tử đạt 98%, đảm bảo tiết kiệm thời gian kê khai BHXH cho doanh nghiệp, giảm 90% số người đến giao dịch tại BHXH quận. Cán bộ của BHXH quận Long Biên tiếp nhận hồ sơ tại bộ phận một cửa Công tác tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT, BHTN được BHXH quận thực hiện thường xuyên, liên tục qua nhiều kênh truyền thông khác nhau như: Phối hợp với các các cơ quan báo chí để tuyên truyền về chính sách BHXH, BHYT; trả lời hỏi đáp của người tham gia BHXH, BHYT; trực tiếp đăng tin bài trên cổng thông tin điện tử; phối hợp với Ban Tuyên giáo quận, Liên đoàn Lao động quận tổ chức các hội nghị, hội thảo, đối thoại về chính sách BHXH... Qua đó, người lao động và nhân dân toàn quận nâng cao nhận thức về vai trò quan trọng của việc tham gia BHXH, BHYT. Để góp phần tạo nên những thành tích trong công tác, bên cạnh sự nỗ lực của toàn thể cán bộ, viên chức thì lãnh đạo BHXH quận Long Biên luôn xác định các phong trào thi đua là một động lực quan trong khích lệ người lao động không ngừng phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ. Bởi vậy, hằng năm, BHXH quận Long Biên tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua do BHXH thành phố Hà Nội, UBND quận phát động. Tiêu biểu như phong trào thi đua năm 2018 và năm 2019 với chủ đề “Trách nhiệm, hiệu quả vì sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp Thủ đô”; các phong trào thi đua chào mừng các ngày lễ lớn của Thủ đô và đất nước, thi đua hưởng ứng các cuộc vận động, phong trào lớn trong cả nước như “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”... Tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, trong năm 2020 BHXH quận Long Biên tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình và xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác an sinh xã hội trên địa bàn./. Thu Phương

Hà Nội và TP Hồ Chí Minh kiến nghị giảm mức giãn cách xã hội sau 22/4

TĐKT - Báo cáo Thủ tướng Chính phủ cụ thể về việc khoanh vùng dập dịch Covid-19 ở Thủ đô, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý khẳng định tình hình được kiểm soát tốt và đề xuất đến 22/4, nếu không có ca mắc mới, Hà Nội được điều chỉnh ra khỏi nhóm các tỉnh, thành có nguy cơ cao, giảm mức độ giãn cách xã hội; thực hiện phòng, chống dịch theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ… Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý báo cáo Thủ tướng Chính phủ phương án giảm mức độ giãn cách xã hội sau 22/4 Chiều 20/3, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, địa phương để nghe báo cáo tình hình và tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid -19 trong thời gian tới. Báo cáo Thủ tướng về tình hình kiểm soát dịch bệnh Covid-19, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý cho biết, tại ổ dịch Hạ Lôi, huyện Mê Linh, thành phố đã tiếp tục khoanh vùng cách ly thôn Hạ Lôi theo quy định. Thành phố cũng đã tiến hành xét 12.673 người ở xã Mê Linh; phát hiện 5 ca dương tính (từ trước tuần trước); 12.668 người âm tính. Các trường hợp tiếp xúc gần F1 có 734 trường hợp tại ổ dịch Hạ Lôi, chỉ có 7 ca dương tính ở giai đoạn trước và 727 âm tính hiện nay đã cách ly tại các cơ sở tập trung theo đúng quy định; 1.793 người liên quan đến chợ hoa Mê Linh đến thời điểm hiện nay đều âm tính. Về ổ dịch tại thôn Đông Cứu (xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín, Hà Nội), đến nay, 50 trường hợp F1 có kết quả xét nghiệm âm tính; 1.196 người trong tâm ổ dịch cũng có xét nghiệm âm tính... Trong 2 ngày qua, Hà Nội cũng tổ chức lấy 1.064 mẫu là các trường hợp tiểu thương kinh doanh tại 5 chợ đầu mối trên địa bàn thành phố và tất cả các mẫu này đều có kết quả âm tính. Từ đó, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội khẳng định, tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn thành phố đã được kiểm soát tốt; nguy cơ lây nhiễm ở cộng đồng đã giảm dần... Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội đề xuất, đến 22/4, nếu không có ca mới, các ổ dịch tiếp tục kiểm soát được Hà Nội thì Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Trung ương có thể nghiên cứu, giảm mức giãn cách xã hội ở Thủ đô; các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 thực hiện theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ. Hà Nội cũng kiến nghị Bộ Y tế và các đơn vị liên quan sớm có hướng dẫn cụ thể về việc đảm bảo an toàn tại các cơ quan, đơn vị, nhà máy, công trường, các loại hình kinh doanh khác được hoạt động để tại các địa phương thống nhất triển khai thực hiện. Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong cũng đề xuất tương tự như Hà Nội và kiến nghị Thủ tướng sớm có chỉ thị mới để thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, thúc đẩy phục hồi sản xuất, kinh doanh phù hợp với thực tế. Tại Hội nghị, ý kiến của các bộ ngành cũng đồng tình với việc giảm mức độ giãn cách xã hội ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh và tùy tình hình thực tế để gỡ bỏ dần các biện pháp giãn cách mạnh mẽ trên tinh thần không chủ quan nhưng cũng sẵn sàng để phục hồi sản xuất, kinh doanh... Mai Thảo

Nắm bắt tình hình công tác phòng, chống dịch Covid – 19 tại Hà Nội

TĐKT - Hưởng ứng Lời kêu gọi của Tổng Bí thư - Chủ tịch nước, Thư kêu gọi của Chủ tịch Quốc hội, thực hiện trách nhiệm đại biểu Quốc hội, ngày 14/4, đồng chí Ngọ Duy Hiểu, đại biểu Quốc hội khoá XIV, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã tới làm việc, nắm bắt tình hình công tác phòng, chống dịch tại thị xã Sơn Tây và các huyện Ba Vì, Thạch Thất và Phúc Thọ (Hà Nội). Tại nơi đến, đại diện lãnh đạo HĐND, UBND đã báo cáo công tác phòng, chống dịch tại địa phương, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của nhân dân và kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương... Đồng chí Ngọ Duy Hiểu tặng quà cho huyện Ba Vì, Hà Nội Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN đánh giá cao công tác chủ động phòng, chống dịch của địa phương và đơn vị, góp phần vào kết quả chung trên địa bàn cũng như của thành phố. Đồng chí đề nghị cần tiếp tục tuyên truyền, động viên nhân dân đoàn kết vượt qua khó khăn. Cùng với đó, quan tâm giải quyết nguyện vọng nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội trong mọi tình huống.  Đối với gói hỗ trợ của Chính phủ, cần triển khai kịp thời, đúng đối tượng, đồng chí cũng đề nghị công đoàn các cấp trên địa bàn cần vào cuộc tham gia giám sát việc thực hiện chính sách cho người lao động. Song song với phòng, chống dịch, chính quyền các cấp cần sớm có giải pháp, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn “hậu COVID-19”. Dịp này, đồng chí đã trao tặng tổng số 20.000 khẩu trang; 1.250 nước rửa tay sát khuẩn nhằm hỗ trợ cán bộ, nhân dân, người lao động tại địa phương phòng, chống dịch. Thăm và động viên cán bộ, đoàn viên Bệnh viện Đa khoa Sơn Tây, đồng chí đánh giá cao công tác phòng hộ chủ động cho cán bộ nhân viên y tế và chăm sóc bệnh nhân; chăm sóc đối tượng cách li y tế... Đồng chí mong Bệnh viện tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, nỗ lực chăm sóc sức khỏe nhân dân. Thay mặt lãnh đạo Tổng LĐLĐVN, đồng chí đã trao tặng 30 triệu đồng, 400 khẩu trang y tế cho Bệnh viện đa khoa Sơn Tây. Cẩm Tú

“Triệu bữa cơm” đến với người dân “xóm chạy thận”

TĐKT - Sáng 13/4, Chương trình “Triệu bữa cơm” đã trao 1.200 gói thực phẩm cho người dân tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Chương trình do Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp cùng các đơn vị tổ chức để hỗ trợ người dân có hoàn cảnh khó khăn đang chịu tác động của dịch bệnh COVID-19. Chương trình là hoạt động hưởng ứng lời kêu gọi "Không để ai bị bỏ lại phía sau" của Thủ tướng Chính phủ. Chương trình mong muốn kêu gọi sự lan tỏa yêu thương của cả cộng đồng và xã hội để có một triệu suất ăn hoặc hơn thế nữa, trao tặng những người có hoàn cảnh khó khăn, như một hành động thiết thực và nhân ái trong giai đoạn hiện nay. Chương trình được triển khai tại 5 thành phố: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng và Cần Thơ. Anh Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội LHTN Việt Nam trao quà cho người dân ở xóm chạy thận Cụ thể trong ngày đầu ra quân, chương trình đã trao tận tay 600 suất thực phẩm dùng trong 3 ngày bao gồm gạo, thịt và rau xanh cho 200 bệnh nhân chạy thận và người nhà có hoàn cảnh khó khăn tại “xóm chạy thận” (Hà Nội) với các gói thực phẩm hỗ trợ. Ngoài ra, 600 gói thực phẩm tương tự cũng đã được trao cho người già neo đơn, người dân có hoàn cảnh khó khăn tại phường 1, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh - cứ 3 ngày một lần trong vòng 15 ngày, thanh niên tình nguyện sẽ tiếp tục trao quà tại đây cho người dân. Các điểm trao quà đồng loạt sẽ được thực hiện sớm trong tuần. Trao tặng quà trực tiếp cho người dân tại xóm chạy thận, anh Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội LHTN Việt Nam cho biết: “Việc triển khai Chương trình ‘Triệu bữa cơm’ là một trong những hành động cụ thể và thiết thực của Hội LHTN Việt Nam, hội viên, thanh niên trong việc đồng hành cùng cả nước phòng, chống dịch COVID-19. Các thanh niên tình nguyện triển khai phân phát trực tiếp tại nhà và tại các điểm trao tặng ở cơ sở những túi thực phẩm đến cho những người có hoàn cảnh khó khăn, người nghèo, người vô gia cư, công nhân, lao động tự do mất việc làm, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn để chia sẻ, trợ giúp người dân sớm vượt qua đại dịch COVID-19”. 300 suất quà là các nhu yếu phẩm dùng hàng ngày đã được trao tận tay những bệnh nhân chạy thận. Món quà tuy không lớn nhưng ấm áp sự sẻ chia nhân ái của cộng đồng dành cho những con người kém may mắn trong xã hội. “Cuộc chiến với COVID-19 còn rất gian nan và diễn biến phức tạp, với tinh thần "tương thân tương ái", “lá lành đùm lá rách” những việc làm thiện nguyện vẫn đang được lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội, cùng nắm tay nhau để vượt qua giai đoạn khó khăn và lan tỏa những giá trị nhân văn, bồi đắp tình nhân ái để đẩy lùi dịch bệnh trong thời gian sớm nhất”, anh Tuấn nói. Bà Nguyễn Thị Sinh (74 tuổi, quê Bà Vì, Hà Nội) hơn chục năm nay là cư dân của xóm để chăm sóc con gái Vương Thị Xuyên (34 tuổi) chia sẻ: Chi phí điều trị đã được hỗ trợ, song tiền thuốc men, sinh hoạt của hai mẹ con đều trông cậy vào tiền lương hưu 3 triệu/tháng khiến đời sống của hai mẹ con gặp nhiều khó khăn. Sáng nay bà Sinh đưa con gái sang viện lọc máu ca 1, rồi quay về xếp hàng cùng với mọi người trong xóm nhận quà từ chương trình "Triệu bữa cơm". Nhận gói quà nhỏ có cân gạo, rau xanh, trứng... và nước khoáng, bà Sinh cảm động cảm ơn chương trình. "Một miếng khi đói bằng một gói khi no, tình cảm và quà của chương trình “Triệu bữa cơm” trong những ngày dịch COVID-19 càng thêm quý, động viên tinh thần, vật chất cho những người như chúng tôi", bà Sinh nói. Cùng ngày, anh Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội LHTN Việt Nam cũng đã đến thăm, tặng quà y bác sĩ tại Bệnh viện Thận Hà Nội. Mai Thảo  

Trang