Đưa ngành Hàng không Việt Nam trở lại vững vàng hơn sau đại dịch
TĐKT – Sáng 15/9, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, Triển lãm Quốc tế Hàng không Việt Nam – VIEA 2022 đã chính thức khai mạc. Sự kiện do Công ty CP Triển lãm Hàng không Việt Nam kết hợp cùng Công ty TNHH GK Wintron tổ chức. Là sự kiện chính thống và duy nhất nhằm thúc đẩy sự giao thương, liên kết kỹ thuật, dịch vụ giữa ngành Hàng không Việt Nam với ngành Hàng không các nước trên thế giới trong những năm tới, Triển lãm Quốc tế Hàng không Việt Nam – VIEA 2022 thu hút sự tham dự của hơn 50 doanh nghiệp, nhà sản xuất, trường đào tạo, hãng Hàng không trong và ngoài nước. Lễ khai mạc Triển lãm Quốc tế Hàng không Việt Nam – VIEA 2022 Đặc biệt, VIEA 2022 có sự tham gia của hai nhà tài trợ: Boeing (Mỹ) và Embraer (Brazil). Đây là hai hãng sản xuất máy bay đứng đầu thế giới, có những định hướng chiến lược phát triển tại thị trường Việt Nam, mang đến triển lãm những sản phẩm tàu bay thế hệ mới với nhiều công nghệ tiên tiến. Với chủ đề “Phát triển bền vững cho tương lai tươi sáng”, VIEA 2022 là nơi trưng bày đa dạng các thiết bị, công nghệ hàng không tiên tiến, các mô hình máy bay hiện đại đến từ các quốc gia có ngành Hàng không vũ trụ phát triển hàng đầu. Đây đồng thời là diễn đàn của các nhà khoa học hàng không, các chuyên gia, các diễn giả, lãnh đạo doanh nghiệp kết nối kinh doanh, chia sẻ các cơ hội phát triển mới với các chủ đề như: Phục hồi và phát triển ngành Hàng không trong bối cảnh mới; chiến lược phát triển đội tàu bay thế hệ mới của Hàng không Việt Nam đến năm 2050; phát triển kết cấu hạ tầng Cảng Hàng không Việt Nam trong bối cảnh mới; chuyển đổi số trong ngành Quản lý bay của Việt Nam; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hàng không Việt Nam trong bối cảnh mới. Triển lãm tạo cầu nối hợp tác cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước Phát biểu tại lễ khai mạc, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Anh Tuấn nhấn mạnh, Triển lãm Quốc tế Hàng không Việt Nam 2022 là sự kiện đánh dấu sự phục hồi mạnh mẽ của hàng không Việt Nam sau dịch Covid-19. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp trao đổi, hợp tác giao thương nhằm phát triển và thúc đẩy các hoạt động trong lĩnh vực hàng không; quảng bá hình ảnh ngành hàng không, thương hiệu hàng không Việt Nam, đất nước và con người Việt Nam tới bạn bè quốc tế. Ngành Hàng không Việt Nam được đánh giá nhiều tiềm lực và phát triển mạnh mẽ trong khu vực. Theo dự báo của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), Việt Nam sẽ là thị trường hàng không phát triển nhanh thứ 5 thế giới, đạt 150 triệu lượt hành khách vận chuyển vào năm 2035. Gian triển lãm của Hiệp hội Doanh nghiệp Hàng không Việt Nam thu hút khách tham quan Ngành Hàng không Việt Nam 10 năm trở lại đây có sự tăng trường vượt trội so với các ngành khác và xuất hiện thêm nhiều hãng bay mới. Tính đến tháng 6/2022, đã có hơn 60 đường bay nội địa nối các thành phố lớn đến 19 sân bay địa phương từ hãng hàng không Việt Nam. Về quốc tế, 30 hãng hàng không nước ngoài và 4 hãng bay Việt Nam khai thác 96 đường bay quốc tế kết nối Việt Nam với 21 quốc gia/vùng lãnh thổ khác nhau. Điều này, đồng thời cũng sẽ tạo tác động tích cực đến cả các doanh nghiệp dịch vụ hàng không khác trong ngành. Triển lãm Quốc tế Hàng không Việt Nam – VIEA 2022 được kỳ vọng sẽ tạo cầu nối cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước có cơ hội trao đổi và bàn luận về những chủ đề liên quan, từ đó thúc đẩy sự hợp tác cùng phát triển và đưa ngành Hàng không trở lại vững vàng hơn sau những khó khăn từ dịch bệnh vừa qua. Triển lãm diễn ra từ ngày 15 – 17/9/2022. Phương ThanhKinh tế
Thu ngân sách nhà nước 8 tháng đầu năm 2022 đạt 85,6% dự toán
TĐKT - Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) 8 tháng ước đạt 1.208,2 nghìn tỷ đồng, bằng 85,6% dự toán, tăng 19,4% so với cùng kỳ năm 2021; tổng chi NSNN 8 tháng đạt 956,4 nghìn tỷ đồng, bằng 53,6% dự toán, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2021. Thu NSNN 8 tháng đầu năm 2022 đạt 85,6% dự toán Cụ thể, thu nội địa đạt 81,1% dự toán, tăng 15,9%, riêng các khoản thu từ 3 khu vực kinh tế (trực tiếp từ hoạt động sản xuất - kinh doanh) ước đạt 76,8% dự toán, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm 2021 (cụ thể: Thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước đạt 74,9% dự toán, tăng 9,8%; thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 71,9% dự toán, tăng 3,4%; thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt 82% dự toán, tăng 18,4%); thu từ dầu thô đạt 181,2% dự toán, tăng 98,8% so với cùng kỳ năm 2021; thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 99,3% dự toán, tăng 21,5%. Tuy nhiên, vẫn còn 2 khoản thu chưa đảm bảo tiến độ dự toán là thu thuế bảo vệ môi trường (đạt 57,6%) và thu hồi vốn, thu cổ tức, lợi nhuận, lợi nhuận sau thuế, chênh lệch thu, chi của Ngân hàng Nhà nước (đạt 50,9%). Cũng theo báo cáo, có 60/63 địa phương thực hiện thu nội địa 8 tháng ước đạt từ 68% dự toán trở lên; 49/63 địa phương thu cao hơn so với cùng kỳ, 14 địa phương thu thấp hơn so với cùng kỳ. Tổng chi NSNN 8 tháng đạt 956,4 nghìn tỷ đồng, bằng 53,6% dự toán, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó: Chi đầu tư phát triển ước đạt 40,3% dự toán Quốc hội quyết định; chi trả nợ lãi ước đạt 62,9% dự toán; chi thường xuyên ước đạt 60,9% dự toán. Các nhiệm vụ chi ngân sách trong 8 tháng được thực hiện theo dự toán, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý nhà nước và thanh toán các khoản nợ đến hạn, đảm bảo kinh phí phòng, chống dịch, các nhiệm vụ chi an sinh xã hội, chăm lo cho các đối tượng hưởng lương, lương hưu và trợ cấp xã hội từ NSNN. Ngân sách trung ương (NSTW) đã chi từ dự phòng dự toán năm 2022 khoảng 2,4 nghìn tỷ đồng, trong đó chủ yếu là hỗ trợ cho các địa phương kinh phí phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh theo quy định. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đã thực hiện xuất cấp khoảng 27,6 nghìn tấn gạo dự trữ quốc gia để khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, cứu trợ cho nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt đầu năm. Về chi đầu tư phát triển, tiến độ giải ngân 8 tháng đầu năm vẫn chậm so với yêu cầu và cùng kỳ năm trước. Mặc dù số vốn giải ngân tăng 13,3% so với cùng kỳ, nhưng tỷ lệ mới đạt 39,15% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (cùng kỳ năm 2021 đạt 40,6%), trong đó giải ngân vốn ngoài nước đạt 14,02% kế hoạch. Có 7 bộ, cơ quan trung ương và 12 địa phương tỷ lệ giải ngân đạt trên 45% kế hoạch, trong khi vẫn còn 27 bộ, cơ quan trung ương và 03 địa phương tỷ lệ giải ngân đạt dưới 20% kế hoạch vốn được giao. Cân đối NSTW và ngân sách các cấp địa phương được đảm bảo. Tính đến hết ngày 25/8/2022, đã thực hiện phát hành 99,6 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, với kỳ hạn bình quân 13,91 năm, lãi suất bình quân 2,56%/năm. La GiangTĐKT - Trong khuôn khổ của chuỗi sự kiện thiết thực kỷ niệm Ngày Truyền thống ngành Thuế Việt Nam, được sự cho phép của Tổng cục Thuế, ngày 9/9/2021, Tạp chí Thuế đã phát động Cuộc thi viết về Thuế với thương mại điện tử (TMĐT). Hội đồng chung khảo đã thống nhất lựa chọn ra 38 tác phẩm dự thi để trao giải, gồm: 3 giải A; 5 giải B; 10 giải C; 20 giải khuyến khích
Lễ trao giải cuộc thi viết về thuế với thương mại điện tử
Theo đánh giá của Ban Tổ chức, ngay sau khi phát động, cuộc thi đã tạo được sự lan tỏa rộng khắp, với sự tham gia đông đảo từ các phóng viên, nhà báo, các học giả, chuyên gia, nhà nghiên cứu kinh tế, các hiệp hội, tổ chức, doanh nghiệp và người dân... trên cả nước, cho dù đây là chủ đề mới và khó tiếp cận.
Thực tế cho thấy, trong những năm vừa qua, cùng với sự phát triển của Internet, TMĐT ở nước ta đã có những bước phát triển nhanh chóng cả về nền tảng kỹ thuật cũng như thị trường kinh doanh. Những ứng dụng của công nghệ số xuất hiện mọi lúc mọi nơi, cùng với thực tế sinh động, phức tạp của các hoạt động TMĐT đã thu hút sự quan tâm lớn của toàn xã hội trong việc kiếm tìm những giải pháp quản lý kinh tế, đặc biệt là quản lý thuế, để đảm bảo sự công bằng, bình đẳng cho môi trường kinh doanh.
Vì thế, việc Tạp chí Thuế đề xuất tổ chức “Cuộc thi Viết về thuế với TMĐT” với sự tham dự của đông đảo người dân, doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức..., nhằm tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật thuế đối với hoạt động quản lý thuế TMĐT, qua đó trang bị, bổ sung kiến thức để các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt pháp luật thuế.
Cuộc thi cũng như cuộc khảo sát về thực trạng hiểu biết về chính sách thuế đối với TMĐT trong cộng đồng, giúp ngành Thuế có định hướng giải pháp về công tác tuyên truyền để nâng cao ý thức chấp hành của người nộp thuế trong hoạt động kinh doanh TMĐT. Qua đó, mọi người dân có thể phát huy vai trò lan tỏa kiến thức, cũng như tham gia thực hiện giám sát thực thi chính sách quản lý thuế.
Sau một năm phát động và triển khai cuộc thi, tính đến hết thời gian tiếp nhận bài dự thi (ngày 30/6/2022), Ban tổ chức đã nhận được 1.313 tác phẩm từ đông đảo các tác giả ở khắp mọi miền đất nước gửi về. Trong đó, số lượng tác phẩm dự thi từ các cơ quan báo chí chiếm tỷ lệ lớn nhất, 73%. Các cơ quan báo chí có nhiều bài dự thi gồm: Thời báo Tài chính Việt Nam, VOV, TTXVN, báo Nhân Dân, Cổng thông tin điện tử Chính phủ, báo Công thương... Nhiều cục thuế cũng tham gia dự thi với số lượng lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Yên Bái, Nam Định…
Ngoài ra, trong khối các trường/viện có Học viện Tài chính, Đại học Thương mại, Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh là các đơn vị có nhiều bài dự thi. Con số này không chỉ minh chứng cho tính cấp thiết, thời sự của chủ đề cuộc thi mà còn cho thấy tinh thần trách nhiệm, nghiêm túc, rốt ráo với các vấn đề mới, quan trọng của công tác quản lý thuế nói riêng và quản lý kinh tế nói chung.
Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuế Cao Anh Tuấn phát biểu
Đáng chú ý, bên cạnh sự tham gia đông đảo của các đơn vị, tổ chức, cá nhân nêu trên, thì thể loại các tác phẩm dự thi cũng rất phong phú (bao gồm ghi chép, phản ánh, phóng sự, điều tra, phân tích, bình luận...). Trong đó, các tác phẩm được trao giải đều đã đáp ứng được các tiêu chí, mục tiêu chính mà cuộc thi đề ra. Với cách tiếp cận chủ đề đa dạng, nhìn chung, mỗi tác phẩm dự thi đều đã thể hiện được các góc nhìn khác nhau về hoạt động TMĐT tại Việt Nam. Đồng thời nêu ra quan điểm cá nhân để hiến kế giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế. Đây cũng chính là mục tiêu cao nhất mà cuộc thi đề ra.
Sau hơn 2 tháng làm việc nghiêm túc từ các vòng tuyển chọn cơ sở, vòng sơ khảo, vòng chung khảo, Hội đồng chung khảo đã thống nhất lựa chọn ra 38 tác phẩm dự thi để trao giải, gồm: 3 giải A; 5 giải B; 10 giải C; 20 giải khuyến khích (không có giải đặc biệt). Hội đồng Giám khảo cũng quyết định trao giải Tập thể cho 5 đơn vị tham gia tích cực và có nhiều tác phẩm dự thi đạt chất lượng tốt. Các tác phẩm dự thi đạt giải ngoài giải thưởng bằng tiền, người đạt giải còn được tặng giấy chứng nhận của Ban Tổ chức. Đối với giải tập thể, còn được Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuế tặng giấy khen.
Theo đánh giá của Ban Tổ chức, các đề cử của giải thưởng năm nay đã bao quát rộng khắp thực trạng hoạt động TMĐT và chính sách pháp luật quản lý thuế trong lĩnh vực này; làm rõ các phương thức giao dịch, phương tiện thanh toán; quy mô hoạt động của các ngành, lĩnh vực có hoạt động TMĐT, từ đó đề xuất những giải pháp, giúp cơ quan thuế nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện các giải pháp đưa chính sách thuế với TMĐT phát huy hiệu quả trong cuộc sống.
Hồng Thiết
Diễn đàn điện tử NEPCON: Sản xuất tinh gọn và chuỗi cung ứng của ngành điện tử
TĐKT - Ngày 14/9, RX Tradex, nhà tổ chức triển lãm hàng đầu Đông Nam Á đã phối hợp cùng Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam và Hiệp Hội Công nghệ Thông tin và Truyền thông Singapore tổ chức Diễn đàn Điện tử Việt Nam 2022 kết hợp cùng chương trình kết nối kinh doanh trong khuôn khổ chuỗi sự kiện khai mạc Triển lãm điện tử quốc tế - NEPCON Việt Nam. Triển lãm diễn ra từ ngày 14 - 16/09/2022 tại Cung Việt Xô, 91 Trần Hưng Đạo, Hà Nội với nhiều hoạt động thiết thực hỗ trợ doanh nghiệp điện tử tái sản xuất, mở rộng thị trường và tiếp cận cơ hội kinh doanh quốc tế, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu với chủ đề “Sản xuất tinh gọn 4.0 và phát triển bền vững”. Các diễn giả trao đổi tại Diễn đàn Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong những tháng đầu năm 2022 đến nay, có hơn 578 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Từ đó cho thấy, khi các rào cản từ đại dịch Covid-19 dần được xóa bỏ và nhu cầu giao thương, phục hồi sản xuất ngày càng gia tăng thì cần có những cơ hội thiết thực để các doanh nghiệp trong ngành điện tử Việt Nam tiếp cận, học hỏi các xu thế mới của thị trường, các thành tựu đổi mới về kỹ thuật, công nghệ cũng như gặp gỡ và giao lưu với các đối tác tiềm năng đến từ khắp nơi trên thế giới. Ông Vũ Trọng Tài, Tổng Giám đốc, RX Tradex, chia sẻ: “Bên cạnh các hoạt động thường niên tại các khu gian hàng và cuộc thi hàn tay điện tử IPC, Diễn đàn Điện tử năm 2022 và Chương trình kết nối kinh doanh ngày 14/9 chính là sự kiện tiêu điểm của Triển lãm điện tử quốc tế NEPCON Việt Nam diễn ra từ ngày 14 - 16/09/2022. Bên cạnh diễn đàn, với sự tham gia của nhiều đối tác, chúng tôi tin tưởng rằng, NEPCON năm nay sẽ mang đến các chương trình kết nối kinh doanh hữu ích đặc biệt với nhiều hoạt động như khóa đào tạo ngắn, chương trình tư vấn kinh doanh, các hội thảo công nghệ chuyên sâu dưới chủ đề “Sản xuất và vận hành tinh gọn 4.0 cho doanh nghiệp điện tử.”” Bà Đỗ Thị Thúy Hương, Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam, chia sẻ: “Sau đại dịch, ngành điện tử Việt Nam cần có những đột phá để thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng với nhu cầu ngày càng cao về sản xuất và vận hành tinh gọn của thị trường nhằm giúp doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể giảm chi phí và tối ưu hóa hoạt động sản xuất. Diễn đàn điện tử NEPCON Việt Nam 2022 trong khuôn khổ triển lãm điện tử quốc tế NEPCON Việt Nam là cơ hội để hỗ trợ các doanh nghiệp cùng chia sẻ và giao lưu, học hỏi lẫn nhau để cùng hướng đến sự phát triển bền vững cũng như cập nhật những xu hướng, công nghệ tiên tiến và các giải pháp sản xuất thông minh.” Diễn giả và đối tác kết nối doanh nghiệp trong triển lãm NEPCON 2022, ông George Choo, Chủ tịch Hiệp hội Công nghệ Thông tin và Truyền thông Singapore, bày tỏ quan điểm: “Trong khoảng thời gian khó khăn của COVID-19, chúng tôi tiếp tục hành trình của mình thông qua các phương tiện trực tuyến để kết nối thế giới xuyên biên giới từ Singapore với các quốc gia trên toàn cầu. Tất cả đều là nhờ vào thành quả từ sự phát triển của công nghệ điện tử, viễn thông và công nghệ thông tin - liên lạc trong những năm qua. Điều quan trọng đối với hiệp hội của chúng tôi là duy trì kết nối với các thành viên, đối tác kinh doanh tại địa phương và trên khắp thế giới. Với sự mở cửa trở lại và cơ hội tham gia triển lãm điện tử quốc tế NEPCON Vietnam 2022, chúng tôi rất vui mừng được chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình về ngành công nghệ và viễn thông Singapore cũng như những chủ đề có liên quan cần thiết cho đối tác Việt Nam và tất cả khách tham quan triển lãm.” Triển lãm Điện tử quốc tế NEPCON Việt Nam năm 2022 có sự góp mặt của các đơn vị triển lãm đến từ hơn 20 quốc gia cùng gần 300 thương hiệu công nghệ và máy móc, thiết bị trong lĩnh vực điện tử, SMT, hàn linh kiện bề mặt tại các khu trưng bày và các gian hàng quốc tế trực tuyến đến từ Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, Thái Lan, Đức, Ấn Độ… Xuyên suốt những ngày diễn ra triển lãm sẽ là các hoạt động giao thương hướng đến doanh nghiệp nội địa và quốc tế như chuỗi hội thảo tư vấn chuyên đề, các khóa đào tạo có cấp giấy chứng nhận, cuộc thi hàn tay điện tử IPC và các bản tin cập nhật công nghệ tiên tiến nổi bật từ các thương hiệu hàng đầu trên thế giới và đặc biệt là chương trình hỗ trợ tư vấn kinh doanh hoàn toàn miễn phí trực thuộc Dự án Cộng đồng Sáng kiến Doanh nghiệp nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp điện tử vực dậy trong và sau đại dịch Covid-19. Phương ThanhKinh nghiệm kết nối để phát triển bền vững của Nestlé Việt Nam
TĐKT - “Phát triển bền vững không chỉ là điều nên làm mà là điều chúng ta cần làm nếu có đủ khả năng. Đây cũng là điều chúng ta bắt buộc phải làm nếu muốn thành công. Và chúng ta hãy bắt đầu càng sớm càng tốt”. Đó là một chia sẻ nổi bật của của ông Binu Jacob, Tổng Giám đốc Công ty Nestlé Việt Nam, đồng Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam tại Diễn đàn Nhịp cầu ASEAN ++ với chủ đề: “Kết nối để phát triển bền vững” tổ chức ngày 9/9/2022 tại TP Hồ Chí Minh. Sự kiện do Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh cùng Hội Nữ doanh nhân TP Hồ Chí Minh (HAWEE) phối hợp tổ chức, với tham gia của hơn 400 doanh nghiệp Việt Nam và các nước ASEAN để cùng chia sẻ về tư duy, tầm nhìn phát triển kinh tế xanh, phát triển bền vững. Ông Binu Jacob, Tổng Giám đốc Công ty Nestlé Việt Nam tham gia chia sẻ kinh nghiệm tại Diễn đàn Nhịp cầu ASEAN ++ với chủ đề: “Kết nối để phát triển bền vững” Đại diện cho Nestlé Việt Nam – một doanh nghiệp đã triển khai nhiều hoạt động hướng đến phát triển bền vững, ông Binu cho biết, để phát triển bền vững trước hết lãnh đạo doanh nghiệp phải có niềm tin và phải cam kết hành động, sự phát triển bền vững của doanh nghiệp phải tạo nên giá trị, đem lại sự tốt đẹp cho xã hội. Ông Binu Jacob đánh giá, dù người tiêu dùng Việt Nam đã hiểu về phát triển bền vững nhưng vấn đề là cộng đồng đang nghĩ đó là trách nhiệm của các doanh nghiệp chứ không phải của chính bản thân người tiêu dùng. Vì thế, theo ông, doanh nghiệp cần hành động mạnh mẽ hơn nữa để cộng đồng cùng chung tay thực hiện phát triển bền vững. Đại diện Nestlé Việt Nam và các đơn vị cùng kết nối để phát triển bền vững Bà Cao Thị Ngọc Dung - Phó Chủ tịch Hội Nữ doanh nhân Việt Nam chia sẻ rằng, người tiêu dùng hiện đại đang có xu hướng ưu tiên sử dụng sản phẩm của các doanh nghiệp có cam kết phát triển bền vững. “Phát triển bền vững” hiện đang là từ khóa quan trọng cho tất cả các doanh nghiệp với mong muốn phát triển vững mạnh và lâu dài. Tại diễn đàn này, ông Binu Jacob đã khẳng định cam kết của Nestlé là luôn nỗ lực thực hiện các hành động tạo ra tác động tích cực đối với ba lĩnh vực gồm cá nhân, và gia đình, cộng đồng và hành tinh. Đặc biệt, ông nhấn mạnh tầm quan trọng của nông nghiệp tái sinh như một cách tiếp cận nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường và phục hồi hệ sinh thái. Với quan điểm con người không thể sống mà không có hành tinh, ông Binu Jacob đã chia sẻ câu chuyện về chương trình NESCAFÉ Plan. Thông qua chương trình này, Nestlé Việt Nam đã đồng hành cùng nông dân trồng cà phê Việt Nam chuyển đổi mô hình canh tác bền vững, tăng chất lượng cho hạt cà phê Việt và tăng thu nhập cho người nông dân. Điều này không chỉ mang lại tác động tích cực đến môi trường, tiết kiệm tài nguyên mà còn nâng cao nhận thức và tạo cơ hội việc làm cho nông dân, đặc biệt là nâng cao vai trò của người phụ nữ trong hoạt động kinh tế nông thôn. Năm 2021, Nestlé Việt Nam được vinh danh là Doanh nghiệp Bền vững nhất Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất do Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam bình chọn. Với vai trò là doanh nghiệp tiên phong trong phát triển bền vững, Nestlé Việt Nam luôn tích cực tham gia chia sẻ các sáng kiến, kinh nghiệm thực tiễn, truyền cảm hứng cho nhiều doanh nghiệp khác để phát triển bền vững ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam. Thục AnhDiễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ VII: Xây dựng người nông dân chuyên nghiệp
TĐKT - Sáng 12/9/2022, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, giao Báo Nông thôn ngày nay/Dân Việt phối hợp với Công ty CP Phân bón Bình Điền, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) tổ chức Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ VII với chủ đề: Người nông dân chuyên nghiệp. Diễn đàn có sự tham dự của đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ban ngành, đại diện các địa phương, Hội Nông dân các cấp, nhà khoa học, viện nghiên cứu, các doanh nghiệp và 300 nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi trong phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi giai đoạn 2017 - 2022 do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phát động. Đồng chí Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước dự và phát biểu tại Diễn đàn Phát biểu khai mạc Diễn đàn, đồng chí Lương Quốc Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khẳng định vai trò chủ thể của nông dân trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, bảo vệ quốc phòng, an ninh, nhấn mạnh vai trò chủ thể của nông dân có tính quyết định đến sự thành công trong tổ chức thực hiện Nghị quyết 19 Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII của Đảng. Vì vậy, Diễn đàn Nông dân Việt Nam với chủ đề "Người nông dân chuyên nghiệp" được tổ chức nhằm tạo cầu nối trao đổi, nhận diện thực trạng, đối thoại cởi mở, thảo luận, đưa ra những đề xuất, kiến nghị xây dựng "Người nông dân chuyên nghiệp". Đồng chí Lương Quốc Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phát biểu khai mạc Diễn đàn Phát biểu tại Diễn đàn, đồng chí Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước khẳng định: Nông nghiệp luôn giữ vai trò đặc biệt quan trọng, là trụ đỡ của nền kinh tế, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Mặc dù chịu tác động nặng nề bởi đại dịch Covid-19, khủng hoảng và xung đột trên thế giới, nhưng năm 2021, nông nghiệp nước ta vẫn giữ được đà tăng trưởng, đạt mức 2,98% (cao hơn GDP bình quân chung cả nước), kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt mức kỷ lục 48,6 tỷ USD; 8 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu đạt 36,3 tỷ USD, xuất siêu 6,4 tỷ USD. Nông thôn nước ta đang ngày càng phát triển theo hướng văn minh, hiện đại, hạnh phúc. Đến nay, cả nước có hơn 71% xã và hơn 39% đơn vị cấp huyện được công nhận hoàn thành nhiệm vụ, đạt chuẩn nông thôn mới; 16 tỉnh có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; nhiều địa phương xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. “Những thành tựu đó có được là nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng; nỗ lực của cấp ủy, chính quyền địa phương; sự tham gia, đóng góp tích cực, hiệu quả của cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là sự nỗ lực, cố gắng, tinh thần lao động cần cù, sáng tạo của bà con nông dân chúng ta.” – Phó Chủ tịch nước khẳng định Tuy nhiên, theo Phó Chủ tịch nước, bên cạnh những thành tựu đạt được, nông nghiệp nước ta phát triển còn thiếu bền vững; chất lượng, hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế tập thể chưa cao. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế; lao động nông thôn có xu hướng già hóa; năng suất lao động và thu nhập bình quân của cư dân nông thôn còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Xây dựng nông thôn mới chưa đồng đều; ô nhiễm môi trường nông thôn gia tăng; an ninh nông thôn phát sinh nhiều vấn đề phức tạp... Các đại biểu tham gia ý kiến tại Diễn đàn Phó Chủ tịch nước đánh giá cao diễn đàn lần này. Đây là dịp tập hợp các ý kiến của nông dân giỏi các cấp về các vấn đề trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn hiện nay, đặc biệt là nội dung xây dựng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, xây dựng người nông dân chuyên nghiệp theo tinh thần của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đề ra; các vấn đề đặt ra đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn hiện nay. Phó Chủ tịch nước đề nghị, sau Diễn đàn, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam sớm tổng hợp các đề xuất, kiến nghị của bà con nông dân, các doanh nghiệp và các đại biểu tham dự, từ đó phối hợp với các ban, bộ, ngành liên quan đề xuất các chính sách, giải pháp nhằm giải quyết hiệu quả những vấn đề trước mắt và lâu dài cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta. Tại Diễn đàn, đã có 3 báo cáo tham luận và 2 phiên thảo luận với tổng số 12 câu hỏi, 18 trao đổi của đại biểu nông dân, hợp tác xã, giám đốc doanh nghiệp nông nghiệp, nông thôn. Nội dung các tham luận và các vấn đề thảo luận, trao đổi tại Diễn đàn đã góp phần phác họa bức tranh toàn cảnh, làm rõ hơn vai trò của nông dân, đặc biệt là người nông dân chuyên nghiệp trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam trong tình hình mới; đã nêu lên được các nhiệm vụ, giải pháp nhằm xây dựng được người nông dân chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu của thực tiễn một nền kinh tế năng động, hội nhập, một hình ảnh Việt Nam năng động, trách nhiệm ngày càng có vị thế, tiếng nói trên trường quốc tế. Một số ý kiến chia sẻ, kiến nghị, đề xuất của các đại biểu nông dân đã trao đổi về các nội dung vấn đề cụ thể, khó khăn cụ thể, nhưng tựu chung và nhìn rộng ra vẫn là những vấn đề đang đặt ra trong phát triển nông nghiệp bền vững, yêu cầu về nhận thức mới, kỹ năng mới của người nông dân và mục tiêu lâu dài, xuyên suốt của công cuộc xây dựng nông thôn mới đã được thể hiện trong chủ trương, chính sách của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Tại Diễn đàn, các chuyên gia, nhà quản lý cũng đã cùng nhau đi tìm câu trả lời thế nào là người nông dân chuyên nghiệp; người nông dân cần phải làm gì để trở thành nông dân chuyên nghiệp; chỉ ra những vấn đề đặt ra đối với nông dân trong giai đoạn mới… Rất nhiều ý kiến tâm huyết và thiết thực được đưa ra tại Diễn đàn. Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan nhấn mạnh đến việc người nông dân phải chủ động tiếp cận, chủ động nắm bắt để tự nâng cao tri thức, tăng giá trị của bản thân, gia tăng giá trị sản phẩm làm ra. Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan phát biểu tại Diễn đàn “Bà con đừng nói không có tiền để mua điện thoại thông minh. Trong thời đại số, hãy coi điện thoại thông minh là nông cụ để những người làm nông nghiệp tiếp cận với tri thức, mua bán nông sản, giúp chúng ta chuyên nghiệp hơn.” – Bộ trưởng Lê Minh Hoan gợi ý. Theo Bộ trưởng, chỉ khi nào người nông dân tư duy chuyển từ bán “giá cả” sang “giá trị” thì họ mới thực sự giàu có và thành công. Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ VII là một trong các hoạt động có ý nghĩa thiết thực nhằm tổng kết việc thực hiện phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi giai đoạn 2017 – 2022. Được biết, 300 nông dân tiêu biểu nhất trong phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi toàn quốc giai đoạn 2017 - 2022 sẽ được tuyên dương tại Hội nghị biểu dương nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi toàn quốc lần thứ VI do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức vào ngày 13/9, tại Hà Nội. Mai ThảoTĐKT- Sáng ngày 11 tháng 09, tại Thủ đô Newdehli - Ấn Độ, Liên minh Kỷ lục Thế giới (Worldkings) đã tổ chức chương trình “Hội ngộ Kỷ lục Thế giới lần thứ 4”. Chương trình có sự tham gia gần 3.000 lãnh đạo các doanh nghiệp và cộng đồng Kỷ lục gia trên Thế giới. Nhiều Kỷ lục Thế giới mới của Việt Nam đã được vinh danh tại sự kiện hội ngộ lần này.
AHLĐ. Nguyễn Quang Mâu - Chủ tịch HĐQT Gốm Đất Việt nhận bằng Giáo sư Danh dự, ông Nguyễn Quang Toàn - TGĐ Công ty CP Gạch ngói Đất Việt và ông Đồng Đức Chính - Nguyên TGĐ Công ty CP Gốm Đất Việt nhận bằng Tiến sĩ danh dự của Viện Đại học Kỷ lục Thế giới
Cũng trong chương trình, Anh hùng Lao động Nguyễn Quang Mâu – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Gốm Đất Việt đã vinh dự đón nhận danh hiệu Giáo sư danh dự của Viện Đại học Kỷ lục Thế giới (World Records University – WRU) – Trực thuộc Liên minh Kỷ lục Thế giới (Worldkings). Qua đó, AHLĐ. Nguyễn Quang Mâu chính thức trở thành một trong những người đầu tiên của Việt Nam vinh dự được đón nhận danh hiệu cao quý này.
Trước đó, vào ngày 20 tháng 12 năm 2020, tại TP Hồ Chí Minh, Anh hùng Lao động Nguyễn Quang Mâu, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Gốm Đất Việt cũng đã vinh dự đón nhận danh hiệu Tiến sĩ danh dự của Viện Đại học Kỷ lục Thế giới.
Gốm Đất Việt là thương hiệu gạch ngói đất sét nung cao cấp số 1 Việt Nam được sáng lập và lãnh đạo bởi AHLĐ. Nguyễn Quang Mâu - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Gốm Đất Việt, thành viên Liên đoàn các Nhà sáng tạo Thế giới, nguyên Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch HĐQT - Tổng Giám đốc Viglacera Hạ Long và ông Nguyễn Duy Hưng, nguyên Bí thư tỉnh Quảng Ninh – Chủ tịch Hội đồng cố vấn Tổ hợp Công ty CP Gốm Đất Việt.
AHLĐ. Nguyễn Quang Mâu là người thổi hồn, đưa Gốm Đất Việt trở thành nhà sản xuất gạch ngói đất sét nung cao cấp số 1 Việt Nam, đồng thời cũng chính ông đã góp phần thay đổi cách thức sản xuất gạch ngói Việt Nam đương đại. Sản phẩm Gốm Đất Việt với đặc trưng thuần Việt đó là: Màu đỏ quýt trầu, âm thanh trong chắc, dùng búa sắt gõ vào sản phẩm âm vang phát ra như gõ vào tấm thép. Gạch lát nền không trơn trượt, không nồm, không rêu mốc. Ngói lợp mãi mãi không phai màu, ấm áp về mùa đông, mát mẻ về mùa hè, chịu va đập mưa đá thời tiết khắc nhiệt.
Tổ hợp Công ty CP Gốm Đất Việt nhận cú đúp Kỷ lục Thế giới tại chương trình Hội ngộ Kỷ lục Thế giới lần thứ 4 tại Ấn Độ.
Sau hơn 10 năm đi vào sản xuất, kinh doanh, sản phẩm Gốm Đất Việt đã hiện diện tại 63 tỉnh thành trong cả nước, xuất khẩu đến 51 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Sản phẩm Gốm Đất Việt tự hào hiện diện tại 3 công trình Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, 3 công trình khu di tích K9, 4 công trình đình chùa đảo Trường Sa, cùng nhiều khu biệt thự, resort 5 sao nổi tiếng trên cả nước.
Trong sự kiện Hội ngộ lần này, Gốm Đất Việt cũng đã vinh dự đón nhận được thêm 2 Kỷ lục Thế giới mới đó là: Đơn vị sản xuất loại ngói đất sét nung lớn nhất Thế giới (500x300mm) bằng phương pháp nghiền khô siêu mịn và đơn vị đạt nhiều Kỷ lục Quốc gia và Kỷ lục Thế giới nhất trong lĩnh vực sản xuất gạch ngói đất sét nung.
Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại thương hiệu Gốm Đất Việt đã xác lập được 34 Kỷ lục Việt Nam và 4 Kỷ lục Thế giới.
Cũng trong chương trình Hội ngộ Kỷ lục Thế giới lần này, ông Đồng Đức Chính – nguyên TGĐ Công ty CP Gốm Đất Việt và ông Nguyễn Quang Toàn – TGĐ Công ty CP Gạch ngói Đất Việt cũng đã vinh dự được đón nhận danh hiệu Tiến sĩ danh dự của Viện Đại học Kỷ lục Thế giới – Trực thuộc Liên minh Kỷ lục Thế giới.
Việc trao tặng những danh hiệu cao quý này chính là sự ghi nhận và đánh giá cao của Liên minh Kỷ lục Thế giới đối với những đóng góp và sáng kiến của đội ngũ ban lãnh đạo Gốm Đất Việt trong việc thay đổi phương thức sản xuất gạch ngói đất sét nung Việt Nam đương đại, đồng thời đưa thương hiệu Gốm Đất Việt vươn tầm thế giới, trở thành nhà sản xuất gạch ngói đất sét nung cao cấp số 1 Việt Nam, góp phần xây dựng cộng đồng Kỷ lục Gia Việt Nam ngày một phát triển.
Mai Thảo
TĐKT - Sáng ngày 8/9, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen là doanh nghiệp tư nhân Việt Nam duy nhất được tôn vinh là “Doanh nghiệp nộp thuế lớn, tuân thủ tốt pháp luật về hải quan”. Buổi lễ nằm trong khuôn khổ Diễn đàn Hải quan – Doanh nghiệp năm 2022 do Tổng cục Hải quan phối hợp cùng Tạp chí Hải Quan tổ chức, nhân kỷ niệm 77 năm thành lập Hải quan Việt Nam (10/9/1945 – 10/9/2022).
Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn trao Kỷ niệm chương cho ông Nguyễn Tấn Hòa - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Hoa Sen.
Tại buổi lễ, Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn và Tổng Biên tập Tạp chí Hải quan đã trao Kỷ niệm chương và hoa cho đại diện 9 doanh nghiệp được bình chọn “Doanh nghiệp nộp thuế lớn, tuân thủ tốt pháp luật về hải quan” trong khuôn khổ Diễn đàn Hải quan - Doanh nghiệp năm 2022 gồm:
1. Công ty Ô tô Toyota Việt Nam;
2. Công ty TNHH Ford Việt Nam;
3. Tổng công ty Dầu Việt Nam- Công ty Cổ phần;
4. Công ty Cổ phần China Steel & Nippon Steel Việt Nam;
5. Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen;
6. Công ty TNHH Điện tử Samsung HCMC- Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh;
7. Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam;
8. Công ty Sony Việt Nam;
9. Công ty TNHH Một thành viên Herbalife Việt Nam.
Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn và Tổng biên tập Tạp chí Hải quan đã trao Kỷ niệm chương và hoa cho đại diện 9 doanh nghiệp được tôn vinh.
Vượt qua các doanh nghiệp khác, trong 9 doanh nghiệp được tôn vinh lần này, Tập đoàn Hoa Sen là doanh nghiêp tư nhân duy nhất của Việt Nam hoạt động trong ngành công nghiệp chế tạo, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh tôn mạ được vinh danh.
Năm 2021, vượt qua những khó khăn của đại dịch Covid-19, ngành thép Việt Nam lần đầu tiên xuất khẩu thành công 14 triệu tấn thép, thu về 12,7 tỷ USD; trong đó Tập đoàn Hoa Sen mang về hơn 1,2 tỷ USD, chiếm 10% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành thép. Niên độ tài chính 2020 - 2021, Tập đoàn Hoa Sen đạt sản lượng hơn 2,2 triệu tấn, doanh thu hơn 2 tỷ USD, đóng góp vào ngân sách nhà nước gần 3.000 tỷ đồng.
Qua hơn 21 năm hoạt động, Tập đoàn Hoa Sen luôn giữ vững vị thế số 1 trong lĩnh vực tôn mạ tại Việt Nam, chiếm 36% tổng thị phần tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, chiếm hơn 40% sản lượng xuất khẩu toàn ngành (theo báo cáo Hiệp hội Thép Việt Nam năm 2021). Tập đoàn Hoa Sen hiện xuất khẩu đến hơn 87 quốc gia và vùng lãnh thổ với chất lượng sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.
Đại diện Tập đoàn Hoa Sen cho biết: Tập đoàn Hoa Sen luôn đáp ứng tiêu chí nộp thuế đầy đủ, tuân thủ tốt pháp luật về hải quan, kê khai và nộp hồ sơ đúng, đầy đủ về kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu. Tập đoàn Hoa Sen tự hào vì hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của công ty đã đóng góp một phần trong việc thúc đẩy dòng chảy thương mại và logistics Việt Nam phát triển. Đặc biệt, giải thưởng “Doanh nghiệp nộp thuế lớn, tuân thủ tốt pháp luật về hải quan” càng khẳng định vị thế và uy tín của Tập đoàn Hoa Sen trên thị trường trong nước và quốc tế.
Trước đó, Tập đoàn Hoa Sen cũng đã được Bộ Công Thương vinh danh là “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín” trong nhiều năm liền. Đồng thời, Tập đoàn Hoa Sen cũng được hưởng các chế độ ưu tiên về thủ tục hải quan, được cấp thẻ doanh nghiệp ưu tiên hải quan để hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa diễn ra thuận lợi và nhanh chóng.
Với chủ đề “Hải quan Việt Nam tạo thuận lợi cho thương mại và logistics phát triển”, lãnh đạo Tổng cục Hải quan đã cùng bàn luận, chia sẻ về những định hướng hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, thực hiện kế hoạch phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19, nhằm hướng đến mục tiêu khơi thông, thúc đẩy dòng chảy thương mại và logistics phát triển, đóng góp vào sự phát triển bền vững của đất nước, nỗ lực hiện thực hóa “Khát vọng Việt Nam hùng cường vào năm 2045” theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Qua đó, cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước đang kinh doanh đầu tư tại Việt Nam có góc nhìn toàn cảnh về những kết quả, hiệu quả của quá trình cải cách, hiện đại hóa của cơ quan Hải quan; từ đó nắm bắt, tin tưởng vào quá trình đổi mới, hiện đại hóa công tác quản lý nhà nước về Hải quan trong giai đoạn tiếp theo.
Diễn đàn còn là dịp tôn vinh các doanh nghiệp tiêu biểu trong lĩnh vực hoạt động xuất nhập khẩu, đóng góp số thuế lớn cho ngân sách nhà nước; đồng thời, tuân thủ tốt pháp luật về hải quan, đóng góp tích cực vào quá trình tạo thuận lợi cho thương mại và logistics tại Việt Nam phát triển.
Xuân Phúc
TĐKT - Ngày 29/9/2022 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), TP. Hồ Chí Minh, sẽ diễn ra Diễn đàn Xúc tiến đầu tư Bất động sản Việt Nam do Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VnRea) tổ chức. Đây là lần đầu tiên một sự kiện xúc tiến đầu tư bất động sản quy mô được diễn ra tại Việt Nam với mục tiêu mở rộng hợp tác liên kết đầu tư trong nước và quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài,… tạo xung lực mới cho thị trường bất động sản.
Bất động sản (BĐS) là lĩnh vực có khả năng lan tỏa đến hơn 40 ngành kinh tế quan trọng khác. Vì vậy, ngày 16/6/2022 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW “về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”. Nghị quyết đã xác định vai trò quan trọng của thị trường bất động sản trong việc giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, thúc đẩy tăng trưởng.
Mới đây, Chỉ thị 13/CT-TTg ngày 29/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững. Chỉ thị nêu rõ, đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản.
Chỉ thị 13 đã tập trung vào một số giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững cũng đã khẳng định, thị trường BĐS có vai trò quan trọng trong việc giữ ổn định nền kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, thúc đẩy tăng trưởng, cần theo dõi và đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản.
Diễn đàn Xúc tiến đầu tư Bất động sản 2022 được tổ chức với mục tiêu triển khai Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ trong việc tham mưu xây dựng công cụ chính sách lành mạnh, phù hợp, hiệu quả để đảm bảo liên thông, an toàn, chắc chắn giữa các thị trường vốn với thị trường bất động sản, đa dạng hóa nguồn vốn, mở rộng hợp tác liên kết trong nước và nước ngoài, kết nối, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài,… tạo động lực, xung lực mới cho phát triển thị trường bất động sản.
Với chủ đề “Huy động nguồn lực phát triển bất động sản nhà ở và khu công nghiệp”, Diễn đàn đặt trọng tâm vào 2 phân khúc bất động sản nhà ở phù hợp thu nhập và bất động sản công nghiệp, tập trung vào các vấn đề xoay quanh chính sách của Chính phủ, địa phương, thực trạng xây dựng cơ sở hạ tầng, pháp lý và cơ hội đầu tư... Tất cả đều được các chuyên gia nghiên cứu, phân tích kỹ lưỡng và chia sẻ thông tin trong sự kiện này.
Diễn đàn Xúc tiến đầu tư Bất động sản Việt Nam là sự kiện xúc tiến đầu tư có quy mô trong lĩnh vực bất động sản
Theo VnRea, Diễn đàn xúc tiến Đầu tư Bất động sản Việt Nam 2022 là sự kiện xúc tiến đầu tư bất động sản tổng thể, tập trung lần đầu tiên tổ chức ở Việt Nam có quy mô, quy tụ sự tham dự của lãnh đạo các Bộ ban ngành; địa phương và nhiều tập đoàn, quỹ đầu tư, nhà phát triển bất động sản trong nước và quốc tế.
TS. Nguyễn Văn Khôi – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho biết: “Hiệp hội xác định xúc tiến đầu tư, huy động hiệu quả nguồn vốn nước ngoài thông qua cơ chế huy động tài chính quốc tế, liên danh, liên kết vào thị trường bất động sản sẽ góp phần thúc đẩy phát triển ngành bất động sản Việt Nam cũng như nhiều ngành kinh tế liên quan. Chính vì vậy, Diễn đàn xúc tiến đầu tư Bất động sản có vai trò quan trọng trong việc kết nối các tổ chức tài chính, nhà đầu tư quốc tế vào thị trường Việt Nam”.
Nằm trong khuôn khổ của Lễ hội Bất động sản Quốc Tế Việt Nam 2022, Diễn đàn là dịp để địa phương, nhà đầu tư trong nước và quốc tế chia sẻ thông tin, tìm kiếm giải pháp kết nối và huy động nguồn lực, xúc tiến đầu tư vào các địa phương có tiềm năng phát triển bất động sản, nhất là bất động sản nhà ở phù hợp thu nhập và bất động sản công nghiệp. Trong chương trình, có công khai danh mục các dự án cần kêu gọi đầu tư có sử dụng đất của một số địa phương; tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư trong và ngoài nước có thể dễ dàng tiếp cận và tham gia đầu tư nhà ở, bất động sản.
Thông qua diễn đàn, VnRea kỳ vọng sẽ góp phần tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư tại Việt Nam; nâng cao hiệu quả của các chương trình xúc tiến đầu tư tại các Địa phương, cũng như giúp các Địa phương nắm bắt xu hướng, nhu cầu của các nhà đầu tư Quốc tế, đồng thời giới thiệu môi trường đầu tư tại các Địa phương đến các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong nước và quốc tế, bao gồm danh mục các dự án, địa bàn thu hút đầu tư, chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư.
Đăng ký tham dự Diễn đàn bằng cách truy cập website https://xuctiendautu.vnrea.vn/ hoặc liên hệ 0916 59 2229 để được hỗ trợ tốt nhất.
Phương Thanh
TĐKT – Ngày 7/9, tại Hà Nội Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (iDEA) phối hợp Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) tổ chức Hội thảo Đào tạo thương mại điện tử tại các trường đại học 2022 - “mạng lưới mới, sức mạnh mới”.
Hội thảo thu hút sự tham gia của các cơ quan quản lý nước và các tổ chức liên quan tới thương mại điện tử, công nghệ thông tin, logictics, thanh toán, đầu tư, khoa học và công nghệ, đông đảo đội ngũ giảng viên giảng dạy thương mại điện tử từ nhiều trường đại học và các doanh nghiệp thương mại điện tử (TMĐT).
Các diễn giả trao đổi tại hội thảo
Trong khuôn khổ hội thảo, các diễn giả đã cùng trao đổi về hai chủ đề chính. Chủ đề thứ nhất là đánh giá nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển TMĐT trong giai đoạn từ nay tới năm 2025 và xa hơn tới năm 2030, khả năng đáp ứng nhu cầu này từ các cơ sở giáo dục đại học trên cả nước. Chủ đề thứ hai đi sâu vào các vấn đề liên quan trực tiếp tới giảng dạy TMĐT tại các trường đại học.
Các diễn giả đã cùng nhau tập trung thảo luận các nội dung liên quan: Đánh giá mức độ đáp ứng của nguồn nhân lực trình độ đại học đối với sự phát triển thương mại điện tử hiện nay; sự cần thiết phải đào tạo nguồn nhân lực TMĐT trình độ cao đẳng và trường nghề; tỷ lệ giữa số lượng nhân lực trình độ đại học với cao đẳng và trường nghề; khả năng hoàn thành các mục tiêu về đào tạo nguồn nhân lực nêu tại Kế hoạch tổng thể Phát triển TMĐT quốc gia giai đoạn 2021 - 2025; những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp TMĐT khi tuyển dụng và sử dụng nhân lực.
Các diễn giả cũng đề cập tới một số khó khăn nổi bật của các trường đại học đào tạo thương mại điện tử; những gợi ý của doanh nghiệp đối với hoạt động đào tạo TMĐT tại các trường đại học; tình hình Kiểm định chất lượng giáo dục Chương trình đào tạo chính quy trình độ đại học ngành thương mại điện tử; thúc đẩy sự liên kết giữa các trường đại học đào tạo thương mại điện tử; tăng cường liên kết giữa các trường đại học với doanh nghiệp, gắn đào tạo với thực tiễn; phổ biến tuyên truyền về ngành đào tạo thương mại điện tử; tình hình tuyển sinh ngành thương mại điện tử; đào tạo TMĐT gắn với Logistics, Digital Marketing, Fintech; mối quan hệ giữa đào tạo ngành TMĐT với ngành Kinh tế số…
Từ năm 2015, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) đã dự đoán giai đoạn 10 năm 2016 – 2025 thương mại điện tử nước ta sẽ bước vào giai đoạn phát triển nhanh và ổn định. Trên thực tế nửa đầu của giai đoạn đã chứng kiến sự tăng trưởng ngoạn mục của lĩnh vực này. Trong hai năm 2020 – 2021 nước ta trải qua đại dịch Covid-19 với những tác động nặng nề tới kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, lĩnh vực thương mại điện tử tiếp tục duy trì được đà phát triển nhanh. Ước tính năm 2021 lĩnh vực này đạt tốc độ tăng trưởng vượt 20% và đạt quy mô trên 16 tỷ USD. Tốc độ này sẽ cao hơn nhiều trong bốn năm 2022 - 2025 nhờ kiểm soát tốt đại dịch Covid-19 và những động lực tăng trưởng từ Làn sóng thứ hai của thương mại điện tử.
Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử năm 2020 và 2022 đã nhấn mạnh nguồn nhân lực chất lượng cao về thương mại điện tử tại hàng triệu doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các hộ kinh doanh trên cả nước là một trong các yếu tố quyết định tới sự phát triển nhanh và bền vững của thương mại điện tử nước ta trong giai đoạn tới. Kênh chủ yếu để đào tạo nguồn nhân lực thương mại điện tử chuyên nghiệp, chất lượng cao là các trường đại học.
Theo Báo cáo Đào tạo Thương mại điện tử tại các trường đại học 2022 của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), trong năm 2021 đã có nhiều trường đại học bắt đầu đào tạo chính quy ngành thương mại điện tử. Cũng theo Báo cáo này nhiều trường đại học trên cả nước dự kiến mở ngành thương mại điện tử trong giai đoạn từ nay đến năm 2025.
Một số ngành đào tạo khác liên quan tới TMĐT cũng cho thấy nhu cầu nhân lực tăng nhanh. Chẳng hạn, thông tin tuyển sinh vào ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng năm học 2022 – 2023 thể hiện nhu cầu theo học ngành này rất cao. Đồng thời, từ năm học này Bộ Giáo dục và Đào tạo đã mở hai ngành đào tạo mới là Kinh tế số và Công nghệ tài chính (Fintech).
Theo ông Đoàn Quốc Tâm, Trưởng ban Hợp tác Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), với nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực này tăng rất cao từ nay đến 2025 và xa hơn, thì việc đào tạo nhân lực còn rất nhiều thách thức cần vượt qua, từ đội ngũ giảng viên cần nâng cao số lượng và chất lượng, cho đến việc các chương trình đào tạo phải đi vào thực tế hơn cũng như việc hợp tác đào tạo giữa nhà trường, cơ quan quản lý và doanh nghiệp phải được thắt chặt hơn.
Để phát triển thương mại điện tử giai đoạn tới năm 2025 và trung hạn tới năm 2030, VECOM đề xuất cần khảo sát định kỳ tình hình đào tạo thương mại điện tử tại các cơ sở giáo dục đại học và cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Cùng với đó, xây dựng mạng lưới các cơ sở đào tạo thương mại điện tử; bồi dưỡng giảng viên thương mại điện tử; chú trọng hơn tới kiểm định chất lượng chương trình đào tạo ngành thương mại điện tử...
Phương Thanh
Trang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 21
- 22
- 23
- 24
- 25
- …
- sau ›
- cuối cùng »