Tập đoàn Central Retail sẽ tiêu thụ khoảng 1.000 tấn vải thiều mùa vụ năm 2022
TĐKT- Ngày 25/5, trong khuôn khổ của “Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều” diễn ra tại tỉnh Bắc Giang, Tập đoàn Central Retail đã phối hợp cùng Ban tổ chức, thực hiện nghi thức xuất hành các chuyến xe container vận chuyển vải thiều Lục Ngạn – Bắc Giang chín sớm đầu tiên của năm nay vào Hệ thống phân phối của Central Retail, gồm: GO!, Big C, Tops Market và siêu thị mini go!. Lễ ký kết thoải thuận hợp tác giữa UBND tỉnh Bắc Giang và Tập đoàn Central Retail tại Việt Nam về tiêu thụ vải thiều mùa vụ 2022 Bà Nguyễn Thị Bích Vân, Giám đốc Truyền thông Tập đoàn Central Retail tại Việt Nam, cho biết: “Hôm nay, ngay sau nghi thức xuất hành với các xe containers đưa vải thiều vào hệ thống bán lẻ của chúng tôi, người tiêu dùng sẽ được thưởng thức trái vải thơm ngon nhất của Bắc Giang tại chuỗi siêu thị GO! Big C Tops Market. Và ngay trong tuần sau, Central Retail phối hợp với UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức Lễ hội trái cây Việt Nam, đưa quả vải thiều từ miền Bắc vào miền Nam tiêu thụ, qua đó góp phần quảng bá, đẩy mạnh tiêu thụ vào dịp Tết Đoan Ngọ - Mùng 5 thánng 5 Âm lịch, cũng như trong suốt các tuần lễ của mùa vải. Ngoài ra, chúng tôi đang phối hợp cùng đội ngũ của chúng tôi ở Thái Lan, hiện đang cùng tham gia Hội nghị vải thiều này tại văn phòng Sứ quán Việt Nam tại Thái lan, để có các hoạt động xúc tiến đưa trái vải sang thị trường Thái Lan một cách hiệu quả nhất. Những hoạt động xúc tiến tiêu thụ vải thiều tỉnh Bắc Giang năm 2022 trên đây một lần nữa, tái khẳng định cam kết của chúng tôi về việc hỗ trợ hàng Việt nói chung, và sản phẩm của tỉnh Bắc Giang nói riêng”. Lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác tiêu thụ vải Bắc Giang Dự kiến, mùa vải năm 2022, hệ thống siêu thị GO!, Big C, Tops Market, mini go! của Central Retail trên toàn quốc sẽ tiêu thụ khoảng 1.000 tấn vải thiều. Trước đó, ngày 20/5, đã diễn ra Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa UBND tỉnh Bắc Giang và tập đoàn Central Retail tại Việt Nam về tiêu thụ vải thiều mùa vụ 2022. Theo đó, Central Retail sẽ phối hợp với tỉnh Bắc Giang để thúc đẩy tiêu thụ mạnh nhất có thể vải thiều 2022 trên tất cả các cửa hàng, các kênh trực tiếp và trực tuyến. Vườn vải tại Lục Ngạn – Bắc Giang Cụ thể, mùa vụ vải năm nay, Central Retail sẽ dành những vị trí đẹp nhất trong hệ thống siêu thị GO!, Big C, Tops Market và mini go! trưng bày trái vải sao cho thật sự bắt mắt, đồng thời áp dụng hàng loạt chương kích cầu mua sắm đặc biệt hấp dẫn: Central Retail hợp tác với các trang thương mại điện tử và app GO!, app Big C để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Cụ thể, Central Retail sẽ bán vải thiều đầy đủ trên các nền tảng online: App GO! & Big C, Zalo, GrabMart, Baemin, ShopeeFood, Tiki. Thời gian bán trên các nền tảng này sẽ đồng thời với thời gian có vải thiều tại siêu thị. Đặc biệt năm nay, lần đầu tiên, bộ phận bán hàng tại các các siêu thị của Central Retail sẽ tiến hành live stream bán vải nhằm tiếp cận nhiều tệp khách hàng hơn. Chú trọng vào việc trưng bày tại các cửa hàng và bảo đảm chất lượng vải khi bày bán tại siêu thị. Đặc biệt đây là lần đầu tiên Central Retail phối hợp với UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức Lễ hội trái cây Việt Nam: Đem trái vải miền Bắc vào tiêu thụ ở miền Nam, qua đó quảng bá, đẩy mạnh tiêu thụ trái vải vào dịp Tết Đoan Ngọ - Mùng 5 tháng 5 Âm lịch. Giới thiệu sản phẩm vải thiều có đầy đủ chỉ dẫn địa lý: Lục Ngạn; trái vải thiều có tem truy xuất nguồn gốc, đạt chứng nhận VietGAP... Áp dụng hình thức kích cầu đặc biệt dành cho trái vải; nhằm kích cầu tiêu thụ, đồng thời đảm báo giá bán tốt nhất. Đồng thời giới thiệu tới khách hàng một số món ăn và thức uống được chế biến từ trái vải như chè vải rau câu, chè vải hạt sen, thạch rau câu vị vải, kem vải, bánh flan vải, nước trái vải, vải chiên xù và bánh rán mặn nhân vải… góp phần mang đến cho thực khách nhiều sự lựa chọn hơn. Ngoài ra, năm nay, Central Retail tiếp tục xúc tiến xuất khẩu trái vải của Bắc Giang sang Thái Lan: bày bán trên kệ của hệ thống đại siêu thị Tops, Central Food Hall (Chuỗi Kinh doanh Bán lẻ Thực phẩm của Central Group Thái Lan) để giới thiệu đến người dân Thái Lan trái vải nổi tiếng của Việt Nam. Hồng ThiếtKinh tế
Công tác quản lý nhà nước về Hải quan đối với việc nhập khẩu xe ô tô dưới dạng quà biếu, tặng
TĐKT- Chiều 25/5, tại Hà Nội, Tổng Cục Hải quan đã tổ chức họp báo thông tin Công tác quản lý nhà nước về Hải quan đối với việc nhập khẩu xe ô tô dưới dạng quà biếu, tặng. Đánh giá về tình hình nhập khẩu ô tô quà biếu, tặng, Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan) Âu Anh Tuấn cho biết, trước đây qua công tác quản lý, theo dõi, Tổng cục Hải quan đã phát hiện các hiện tượng gian lận, lợi dụng chính sách để nhập khẩu xe dưới dạng tài sản di chuyển của Việt kiều hồi hương, xe tạm nhập khẩu của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ, xe nhập khẩu dưới dạng quà biếu tặng. Công tác quản lý nhà nước về Hải quan đối với việc nhập khẩu xe ô tô dưới dạng quà biếu, tặng Tổng cục Hải quan đã điều tra, xử lý một số vụ việc hoặc chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi trốn thuế, gian lận, đồng thời báo cáo Bộ Tài chính để kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các chính sách quản lý để đảm bảo công tác quản lý, tránh việc lợi dụng. Đối với xe nhập khẩu dưới dạng quà biếu tặng, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 143/2015/TT-BTC theo đó quy định xe nhập khẩu dưới dạng quà biếu tặng phải được cấp phép trước khi làm thủ tục nhập khẩu và mỗi tổ chức, cá nhân chỉ được nhập 1 xe/1 năm. Thông tư 143/2015/TT-BTC ban hành tạo cơ sở pháp lý rõ ràng, góp phần đảm bảo công tác quản lý, hạn chế việc nhập khẩu tràn lan thông qua việc giới hạn định lượng nhập khẩu, không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu của các doanh nghiệp ô tô trong nước đồng thời tạo thuận lợi cho các đối tượng thực thi, thông qua việc quy định rõ ràng về đối tượng; quy định rõ ràng về hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu xe (chứng từ cho biếu tặng phải chứng thực từ bản chính). Thông tư đã giới hạn số lượng xe được nhập khẩu dưới dạng quà biếu tặng, mỗi tổ chức, cá nhân chỉ được nhập 1 xe/1 năm. Qua đó góp phần hạn chế nhập khẩu, bảo hộ sản xuất, lắp ráp trong nước. Về kiểm tra chất lượng, xe ô tô nhập khẩu phải đảm bảo các điều kiện về chất lượng theo quy định của Bộ Giao thông vận tải, đối với xe đã qua sử dụng thì năm sản xuất không quá 5 năm tính từ năm sản xuất đến thời điểm nhập khẩu, theo đó xe nhập khẩu dưới dạng quà biếu, tặng đều phải kiểm tra chất lượng theo quy định của Bộ Giao thông vận tải trước khi thông quan. Về chính sách thuế, được biết, theo quy định của pháp luật về thuế, đối với xe ô tô nhập khẩu dưới dạng quà biếu tặng, người khai hải quan phải nộp đủ các loại thuế: Thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng trước khi hàng hóa được thông quan, đối với xe quà biếu tặng phải nộp thêm thuế thu nhập bất thường tại cơ quan thuế nội địa. Đặc biệt, đối với xe ô tô nhập khẩu dưới dạng quà biếu, tặng mà các phương tiện thông tin đại chúng đã nêu trong thời gian vừa qua, cơ quan Hải quan đã thực hiện thủ tục theo đúng quy định hiện hành và thu đủ các loại thuế theo quy định. Đồng thời cơ quan Hải quan gửi hồ sơ liên quan đến cơ quan thuế nội địa để thực hiện việc thu thuế thu nhập bất thường. Bên cạnh đó, thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, để tăng cường quản lý chặt chẽ đúng pháp luật đối với loại hình nhập khẩu xe quà biếu tặng, hiện Bộ Tài chính đã phối hợp với các cơ quan liên quan đánh giá tình hình thực hiện và đề xuất biện pháp quản lý. Bộ Tài chính cũng giao Tổng cục Hải quan, khẩn trương hoàn thành việc rà soát khung khổ pháp luật và tổng kết, đánh giá kết quả triển khai thực hiện Thông tư 143/2015/TT-BTC để kịp thời đề xuất biện pháp cụ thể, hợp lý, khả thi, phù hợp với quy định của pháp luật để quản lý đối với xe ô tô nhập khẩu, tạm nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại. Trình Bộ Tài chính xin ý kiến các bộ, ngành có liên quan đối với dự thảo công văn báo cáo Thủ tướng Chính phủ, dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung theo hướng bãi bỏ thẩm quyền cấp giấy phép nhập khẩu. Hồng ThiếtTập đoàn Central Retail sẽ tiêu thụ khoảng 1.000 tấn vải thiều mùa vụ năm 2022
TĐKT - Ngày 25/5, trong khuôn khổ của “Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều” diễn ra tại tỉnh Bắc Giang, Tập đoàn Central Retail đã phối hợp cùng Ban Tổ chức thực hiện nghi thức xuất hành các chuyến xe container vận chuyển vải thiều Lục Ngạn – Bắc Giang chín sớm đầu tiên của năm nay vào Hệ thống phân phối của Central Retail, gồm: GO!, Big C, Tops Market và siêu thị mini go!. Lễ ký kết thoải thuận hợp tác giữa UBND tỉnh Bắc Giang và Tập đoàn Central Retail tại Việt Nam về tiêu thụ vải thiều mùa vụ 2022 Bà Nguyễn Thị Bích Vân, Giám đốc Truyền thông Tập đoàn Central Retail tại Việt Nam, cho biết: “Hôm nay, ngay sau nghi thức xuất hành với các xe container đưa vải thiều vào hệ thống bán lẻ của chúng tôi, người tiêu dùng sẽ được thưởng thức trái vải thơm ngon nhất của Bắc Giang tại chuỗi siêu thị GO! Big C Tops Market. Ngay trong tuần sau, Central Retail phối hợp với UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức Lễ hội trái cây Việt Nam, đưa quả vải thiều từ miền Bắc vào miền Nam tiêu thụ, qua đó góp phần quảng bá, đẩy mạnh tiêu thụ vào dịp Tết Đoan Ngọ - mùng 5 thánng 5 âm lịch, cũng như trong suốt các tuần lễ của mùa vải. Ngoài ra, chúng tôi đang phối hợp cùng đội ngũ của chúng tôi ở Thái Lan, hiện đang cùng tham gia Hội nghị vải thiều này tại văn phòng Sứ quán Việt Nam tại Thái Lan, để có các hoạt động xúc tiến đưa trái vải sang thị trường Thái Lan một cách hiệu quả nhất. Những hoạt động xúc tiến tiêu thụ vải thiều tỉnh Bắc Giang năm 2022 trên đây một lần nữa, tái khẳng định cam kết của chúng tôi về việc hỗ trợ hàng Việt nói chung và sản phẩm của tỉnh Bắc Giang nói riêng”. Lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác tiêu thụ vải Bắc Giang Dự kiến, mùa vải năm 2022, hệ thống siêu thị GO!, Big C, Tops Market, mini go! của Central Retail trên toàn quốc sẽ tiêu thụ khoảng 1000 tấn vải thiều. Trước đó, ngày 20/5, đã diễn ra Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa UBND tỉnh Bắc Giang và tập đoàn Central Retail tại Việt Nam về tiêu thụ vải thiều mùa vụ 2022. Theo đó, Central Retail sẽ phối hợp với tỉnh Bắc Giang để thúc đẩy tiêu thụ mạnh nhất có thể vải thiều 2022 trên tất cả các cửa hàng, các kênh trực tiếp và trực tuyến. Vườn vải tại Lục Ngạn – Bắc Giang Cụ thể, mùa vụ vải năm nay, Central Retail sẽ dành những vị trí đẹp nhất trong hệ thống siêu thị GO!, Big C, Tops Market và mini go! trưng bày trái vải sao cho thật sự bắt mắt, đồng thời áp dụng hàng loạt chương kích cầu mua sắm đặc biệt hấp dẫn: Central Retail hợp tác với các trang thương mại điện tử và app GO!, app Big C để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.Cụ thể, Central Retail sẽ bán vải thiều đầy đủ trên các nền tảng online: App GO! & Big C, Zalo, GrabMart, Baemin, ShopeeFood, Tiki. Thời gian bán trên các nền tảng này sẽ đồng thời với thời gian có vải thiều tại siêu thị. Đặc biệt năm nay, lần đầu tiên, bộ phận bán hàng tại các các siêu thị của Central Retail sẽ tiến hành live stream bán vải nhằm tiếp cận nhiều tệp khách hàng hơn. Chú trọng vào việc trưng bày tại các cửa hàng và bảo đảm chất lượng vải khi bày bán tại siêu thị. Đặc biệt, đây là lần đầu tiên Central Retail phối hợp với UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức Lễ hội trái cây Việt Nam: Đem trái vải miền Bắc vào tiêu thụ ở miền Nam, qua đó quảng bá, đẩy mạnh tiêu thụ trái vải vào dịp Tết Đoan Ngọ - Mùng 5 tháng 5 âm lịch.Giới thiệu sản phẩm vải thiều có đầy đủ chỉ dẫn địa lý: Lục Ngạn; trái vải thiều có tem truy xuất nguồn gốc, đạt chứng nhận VietGAP... Áp dụng hình thức kích cầu đặc biệt dành cho trái vải; nhằm kích cầu tiêu thụ, đồng thời đảm báo giá bán tốt nhất. Đồng thời, giới thiệu tới khách hàng một số món ăn và thức uống được chế biến từ trái vải như chè vải rau câu, chè vải hạt sen, thạch rau câu vị vải, kem vải, bánh flan vải, nước trái vải, vải chiên xù và bánh rán mặn nhân vải… góp phần mang đến cho thực khách nhiều sự lựa chọn hơn. Ngoài ra, năm nay, Central Retail tiếp tục xúc tiến xuất khẩu trái vải của Bắc Giang sang Thái Lan: Bày bán trên kệ của hệ thống đại siêu thị Tops, Central Food Hall (Chuỗi Kinh doanh Bán lẻ Thực phẩm của Central Group Thái Lan) để giới thiệu đến người dân Thái Lan trái vải nổi tiếng của Việt Nam. Hồng ThiếtLĩnh vực thương mại điện tử tiếp tục duy trì được đà phát triển nhanh và ổn định
TĐKT - Tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử Việt Nam năm 2022 có thể ở mức cao nhất từ trước tới nay. Đây là một trong những nhận định nổi bật của Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử (EBI) năm 2022 do Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) mới công bố. Theo Báo cáo, trong khó khăn chung của nền kinh tế, lĩnh vực thương mại điện tử tiếp tục duy trì được đà phát triển nhanh và ổn định. Ước tính năm 2021 lĩnh vực này đạt tốc độ tăng trưởng trên 20% và đạt quy mô trên 16 tỷ USD. Tốc độ này sẽ cao hơn nhiều trong năm 2022 nhờ kiểm soát tốt đại dịch Covid-19 và những động lực tăng trưởng từ Làn sóng thứ hai. Làn sóng thứ hai của thương mại điện tử diễn ra từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2021 trùng với đợt dịch thứ tư. Trong thời gian diễn ra hai làn sóng này toàn bộ hoạt động kinh tế xã hội bị trì trệ, kinh doanh thương mại điện tử bị tác động nghiêm trọng nhưng đông đảo thương nhân đã nỗ lực chuyển đổi số để nắm bắt cơ hội kinh doanh mới. Đồng thời, người tiêu dùng trực tuyến tăng mạnh cả về số lượng và chất lượng. Làn sóng thứ hai cộng hưởng với làn sóng thứ nhất sẽ thúc đẩy thương mại điện tử phát triển nhanh và vững chắc hơn. Báo cáo EBI 2022 đánh giá sự xuất hiện và phát triển của các nền tảng hỗ trợ mua bán trong cộng đồng (Social Commere) có thể tạo ra xu hướng mới thúc đẩy mạnh mẽ lĩnh vực bán lẻ trực tuyến trong giai đoạn tới ở nước ta, tăng trải nghiệm mua sắm của khách hàng và tạo ra nhiều việc làm mới tại mọi địa phương. Tuy nhiên, Báo cáo nhấn mạnh sự phát triển nhanh của thương mại điện tử nước ta phụ thuộc rất lớn vào khả năng thu hút vốn đầu tư vào các nền tảng trong hệ sinh thái kinh doanh trực tuyến cũng như nguồn nhân lực chất lượng cao. Báo cáo năm nay đã phân tích kỹ hơn hai điều kiện cần này đối với thương mại điện tử giai đoạn tới. Đồng thời, VECOM tiếp tục đề xuất các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp quan tâm tới hoạt động hỗ trợ các địa phương thu hẹp khoảng cách số nói chung và thương mại điện tử nói riêng. TP Hồ Chí Minh và Hà Nội là những địa phương chịu phong toả nặng nề nhất để phòng chống Covid-19 nhưng tiếp tục dẫn đầu về thương mại điện tử. Trong khi đó, các địa phương ở khu vực miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam bộ có mức độ phát triển thương mại điện tử thấp hơn đáng kể so với trung bình cả nước. Toàn văn Báo cáo EBI 2022: http://ebi.vecom.vn/Bao-Cao/Noi-dung-bao-cao/48/Bao-cao-Chi-so-Thuong-mai-dien-tu-Viet-nam-2022.aspx Phương Thanh200 gian hàng tham gia Triển lãm Quốc tế ngành Sữa và sản phẩm sữa lần thứ 3 tại Việt Nam
TĐKT - “Triển lãm Quốc tế ngành Sữa và sản phẩm sữa lần thứ 3 tại Việt Nam - VIETNAM DAIRY 2022” diễn ra từ ngày 31/5 - 4/6/2022 tại Cung Văn hóa Hữu nghị - 91 Trần Hưng Đạo, Hà Nội sẽ là hoạt động xúc tiến thương mại quan trọng, làm cầu nối cho các doanh nghiệp trong nước và quốc tế gặp gỡ, trao đổi, tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường, tăng cường hợp tác đầu tư, trao đổi thương mại, khoa học kỹ thuật góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh hướng tới sự phát triển bền vững cho ngành Sữa Việt Nam. Triển lãm do Hiệp hội Sữa Việt Nam - VDA, Công ty CP Hội chợ Triển lãm và Quảng cáo Việt Nam - VIETFAIR phối hợp tổ chức tổ chức, là dịp chào mừng “Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6” và Ngày Sữa Thế giới - World Milk Day 1/6. Ban Tổ chức thông tin về Triển lãm Triển lãm quy tụ 200 gian hàng của các đơn vị là những thương hiệu uy tín trong nước và quốc tế trưng bày và giới thiệu thương hiệu sữa và các sản phẩm sữa; nguyên liệu phụ gia sử dụng trong ngành sữa; công nghệ, dây chuyền và bao bì phụ kiện trong chế biến sữa; kỹ thuật chăn nuôi bò sữa; các doanh nghiệp kinh doanh giống bò sữa; thức ăn chăn nuôi; thuốc thú y; công nghệ xử lý môi trường, hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng an toàn thực phẩm; tài chính, ngân hàng, dịch vụ tư vấn, du lịch, vận tải; tư vấn chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng… Trong khuôn khổ triển lãm, Ban tổ chức chức phối hợp với các cơ quan hữu quan, giới chuyên môn, Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam và doanh nghiệp đồng hành, tổ chức các hội thảo chuyên ngành: Hội thảo “Ngành sữa Việt Nam phát triển trong điều kiện bình thường mới” từ 14h - 16h45 ngày 1/6/2022; Hội thảo “Sử dụng các công nghệ cao trong phát triển chăn nuôi bò sữa” từ 08h30 - 11h30 ngày 2/6/2022; Hội thảo “Sữa, sản phẩm sữa với tăng cường sức khỏe, phòng chống dịch bệnh Covid -19 tại Việt Nam” từ 14h -16h45 ngày 2/6/2022; Hội thảo “Chuyển đổi số Công nghiệp 4.0 - Chiến lược triển khai và ứng dụng trong ngành Công nghiệp Sữa” từ 9h – 11h30 ngày 3/6/2022. Đồng thời Ban tổ chức phối hợp với các cơ quan hữu quan, doanh nghiệp đồng hành tổ chức Lễ kỷ niệm “Ngày Sữa thế giới” - Chương trình “Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6” với các chương trình văn nghệ chào mừng; khu vui chơi với các hoạt động rèn luyện thể chất dành cho thiếu nhi; chương trình “Trải nghiệm sản phẩm sữa”: Tặng sản phẩm, tư vấn sử dụng của các nhãn hàng; các hoạt động phổ biến kiến thức; tư vấn chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng; cách sử dụng sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa… Tới gian hàng triển lãm, các cháu thiếu nhi sẽ được tham dự miễn phí nhiều trò chơi hấp dẫn PGS.TS Trần Quang Trung - Chủ tịch Hiệp hội Sữa Việt Nam - VDA cho biết: Tham dự “Triển lãm Quốc tế ngành Sữa và sản phẩm sữa lần thứ 3 - VIETNAM DAIRY 2022” là các thương hiệu uy tín trong nước và quốc tế như Vinamilk, Friesland Campina, Nestle, Nutifood, Abbott, Vinasoy, Nutricare, Vitadairy, Aiwado… và một số các thương hiệu quốc tế đại diện cho ngành sữa của các quốc gia: Newzealand, Pháp, CH Séc,… Triển lãm mở cửa đón khách tham quan từ ngày 14h00 ngày 31/5 đến 12h00 04/6/2022; hàng ngày khách tham quan sẽ được trải nghiệm sản phẩm tại khu trải nghiệm của Ban tổ chức và các gian hàng triển lãm, các cháu thiếu nhi sẽ được tham dự miễn phí các trò chơi tại “Khu Nông trại vui vẻ” và các trò chơi nhà bóng, nhà phao, nặn sáp, tô tượng… Triển lãm các cháu sẽ được thưởng thức các tiết mục văn nghệ thiếu nhi trình diễn nghệ thuật, chú hề vui nhộn… Ban tổ chức tin tưởng rằng Triển lãm sẽ thu hút hàng chục ngàn lượt khách tham quan đến từ các tỉnh thành, sinh viên các Trường Đại học có đào tạo ngành công nghệ thực phẩm, hợp tác xã, hộ chăn nuôi bò – bò sữa và đông đảo người dân; những người đang có nhu cầu sử dụng sữa, sản phẩm sữa, các tổ chức cá nhân muốn tìm hiểu cơ hội kinh doanh Sữa và sản phẩm Sữa tại Việt Nam,… Triển lãm VIETNAM DAIRY 2022 sẽ thực hiện tốt vai trò là cầu nối, giúp các doanh nghiệp tăng cường quan hệ trao đổi thương mại, khoa học kỹ thuật với các đối tác trong và ngoài nước góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh hướng tới sự phát triển bền vững cho ngành Sữa Việt Nam. Phương ThanhTiến tới xây dựng mô hình Hải quan số theo kiến trúc Chính phủ số
TĐKT- Xây dựng mô hình Hải quan số theo kiến trúc Chính phủ số, Hải quan thông minh theo khuyến nghị của WCO với mức độ số hóa và tự động hóa ngày càng cao là mục tiêu mà Tổng Cục Hải quan đang hướng tới. Tiến tới xây dựng mô hình Hải quan số theo kiến trúc Chính phủ số Theo đó, Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030 đưa ra những giải pháp về thể chế, nghiệp vụ hải quan, tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực, ứng dụng công nghệ thông tin và công nghệ số, hiện đại hóa cơ sở vật chất, hợp tác, hội nhập quốc tế, hợp tác giữa cơ quan Hải quan với các bên liên quan. Trong đó, về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, sẽ áp dụng phương pháp quản lý theo chuỗi: Triển khai mô hình quản lý chuỗi cung ứng tích hợp theo hướng dẫn tại Khung an ninh và tạo thuận lợi thương mại (SAFE) của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO); quản lý theo chuỗi giá trị đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước về Hải quan đối với toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, nghiên cứu, từng bước triển khai thực hiện bảo hiểm bảo lãnh thông quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu; tái thiết kế hệ thống quy trình thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan làm cơ sở để xây dựng mô hình Hải quan số theo kiến trúc Chính phủ số, Hải quan thông minh theo khuyến nghị của WCO với mức độ số hóa và tự động hóa ngày càng cao. Triển khai mô hình quản lý biên giới hải quan thông minh theo khuyến nghị của WCO đảm bảo cơ quan Hải quan có thể giám sát, kiểm soát hàng hóa từ đầu vào các nguồn nguyên liệu đến khi đưa vào sản xuất, chế biến, vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu. Triển khai Hải quan xanh đó là, khuyến khích và thúc đẩy hoạt động thương mại hướng tới phát triển bền vững theo mô hình nền kinh tế tuần hoàn thông qua việc triển khai hiệu quả các điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường và động vật hoang dã mà Việt Nam đã ký kết, có những biện pháp khuyến khích doanh nghiệp xuất nhập khẩu thực hiện các giải pháp theo mô hình nền kinh tế tuần hoàn. Giám sát và kiểm soát hiệu quả sự di chuyển hàng hóa xuyên biên giới, kịp thời ngăn chặn các vi phạm ảnh hưởng tới sức khỏe con người, ảnh hưởng tới môi trường, hệ sinh thái bảo vệ động vật hoang dã. Triển khai thực hiện hiệu quả Đề án Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu. Xây dựng, triển khai mô hình thông quan tập trung thông qua việc hình thành các địa điểm kiểm tra hồ sơ hải quan tập trung tại các Hải quan Vùng. Xây dựng, triển khai mô hình địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa tập trung, ứng dụng công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại trong công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan. Về tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực, Chiến lược đặt ra sẽ xây dựng tổ chức bộ máy Hải quan 3 cấp (cấp Tổng cục, cấp Vùng và cấp Chi cục) theo hướng tinh gọn, giảm đầu mối trung gian, đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu quản lý theo mô hình nghiệp vụ hải quan tập trung, thông minh. Tổ chức hoạt động của bộ máy theo hướng Hải quan Vùng. Việc tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ hải quan theo hướng tập trung theo phương thức điện tử. Việc kiểm tra thực tế, giám sát hàng hóa, theo dõi quản lý hoạt động nhập khẩu hàng hóa cơ bản được giao cho Chi cục Hải quan cửa khẩu hoặc Chi cục Hải quan quản lý địa bàn nơi doanh nghiệp có cơ sở sản xuất thực hiện. Nghiên cứu đổi mới tổ chức và hoạt động của các đơn vị chuyên sâu về phân tích, xác định trọng điểm theo từng loại hình cửa khẩu (đường bộ, đường biển, đường hàng không, đường sông, đường sắt); đơn vị phân loại hàng hóa; đơn vị quản lý giá, xuất xứ hàng hóa; đơn vị kiểm tra hồ sơ hải quan. Kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác kiểm định hải quan để triển khai Đề án Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu. Xây dựng, phát triển đội ngũ công chức hải quan các cấp có trình độ chuyên môn sâu, hoạt động liêm chính, có tác phong làm việc chuyên nghiệp, làm chủ được công nghệ, trang thiết bị hiện đại, đủ về số lượng, cơ cấu phù hợp, được tổ chức, quản lý khoa học, gắn với nhu cầu thực tiễn của vị trí việc làm với năng lực của từng cá nhân, đáp ứng mô hình quản lý hải quan hiện đại. Đội ngũ công chức cấp Chiến lược có phẩm chất, năng lực, uy tín, tinh nhuệ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Xây dựng và phát triển đội ngũ chuyên gia nghiệp vụ 2 cấp Tổng cục và Hải quan vùng. Hồng ThiếtTriển lãm “Sản phẩm có trách nhiệm với xã hội và môi trường 2022” trên nền tảng công nghệ thực tế ảo
TĐKT - Sáng 20/5, tại Hà Nội, Ban Tổ chức triển khai Cuộc vận động "Xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam" (gọi tắt là Ban Tổ chức 248) tổ chức gặp gỡ báo chí giới thiệu Đề án Hội chợ triển lãm "Sản phẩm có trách nhiệm với xã hội và môi trường 2022". Ban Tổ chức gặp gỡ báo chí giới thiệu Đề án Hội chợ triển lãm Hội chợ triển lãm do Ban Tổ chức 248 phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các bộ, ban, ngành liên quan tổ chức (Hiệp hội Phát triển văn hóa doanh nghiệp Việt Nam và Công ty cổ phần IEX Group phối hợp thực hiện). Đây là một trong những hoạt động thiết thực hưởng ứng Cuộc vận động "Xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam" do Thủ tướng Chính phủ phát động, đồng thời góp phần hiện thực hóa Nghị quyết của Đảng và Chính phủ về xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; thể hiện được tính đặc thù so với các hội chợ triển lãm thông thường đó là gắn liền văn hóa doanh nghiệp với trách nhiệm với xã hội và môi trường. Qua đó, giúp các doanh nghiệp quảng bá thương hiệu, tìm kiếm tiềm năng hợp tác và đầu tư mở rộng thị trường; giúp người tiêu dùng có thể nhận diện được sản phẩm có uy tín và đạt chất lượng cao, có trách nhiệm với xã hội và môi trường. Đây là một trong những sự kiện sẽ được diễn ra hàng năm trong khuôn khổ hoạt động của Ban Tổ chức 248. Các hoạt động chính của Triển lãm: Trưng bày, giới thiệu các sản phẩm có trách nhiệm với xã hội và môi trường; xúc tiến thương mại, kết nối giao thương; tọa đàm với chủ đề: Vai trò doanh nhân, doanh nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội; trao chứng nhận cho các nhà tài trợ tích cực hưởng ứng sự kiện và có sản phẩm có trách nhiệm với xã hội và môi trường. Điểm nổi bật nhất của sự kiện lần này đó là Hội chợ triển lãm sẽ được tổ chức trên nền tảng công nghệ thực tế ảo - hình thức triển lãm dựa vào nền tảng trực tuyến, cho phép người xem tham gia và tương tác như các sự kiện bình thường bằng các thiết bị thông minh như smartphone, PC, table, thiết bị VR... Các doanh nghiệp tham dự Hội chợ triển lãm sẽ được nhận diện thương hiệu, sản phẩm trong không gian showroom ảo với đa tính năng liên kết, là cơ hội được kết nối giao thương hiệu quả theo mô hình B2B và B2C. Việc tổ chức Hội chợ triển lãm ảo cũng là một trong những hoạt động tích cực để đồng hành và hỗ trợ các doanh nghiệp trong xu hướng chuyển đổi số mạnh mẽ hiện nay. Hội chợ triển lãm với chủ đề "Sản phẩm có trách nhiệm với xã hội và môi trường 2022" dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 29/7 - 29/8/2022. Phương ThanhHội thảo “Triển khai chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển giai đoạn hậu Covid-19”
TĐKT - Ngày 19/5, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học “Triển khai chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển giai đoạn hậu Covid-19”. PGS. TS Đinh Văn Nhã – Phó Chủ nhiệm phụ trách khoa Tài chính, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội phát biểu khai mạc Hội thảo Tham luận tại Hội thảo, PGS. TS Đinh Văn Nhã – Phó Chủ nhiệm phụ trách khoa Tài chính, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội – chia sẻ: Nghị quyết số 43 của Quốc hội có hiệu lực kể từ ngày 11/1/2022. Đây là Nghị quyết có tính đặc thù vì hầu hết các Nghị quyết của Quốc hội có chứa nội dung quy phạm pháp luật đều có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký ban hành. Điều này khẳng định ý nghĩa vô cùng quan trọng và cấp bách của các chính sách hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước do Quốc hội quyết định tại phiên họp bất thường của Quốc hội. Tuy nhiên, theo PGS.TS Đinh Văn Nhã, có một số ý kiến cho rằng thời điểm ban hành các chính sách hỗ trợ phục hồi và phát triển là chậm so với yêu cầu hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Thực tế cho thấy, cuối năm 2020 đã nghiên cứu chuẩn bị khá kỹ lưỡng, Chính phủ đã phải chủ động trình các cơ quan có thẩm quyền quyết định sớm hơn vào tháng 7, 8/2021, khi Việt Nam bắt đầu thực hiện mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa gắn với mục tiêu phục hồi sản xuất và kinh doanh. Thời điểm đó, môi trường kinh tế vĩ mô ổn định hơn, không bị áp lực giá cả và lạm phát tăng lên, dư địa nới lỏng tiền tệ thuận lợi hơn để thực hiện mục tiêu chính sách. Thời điểm thực hiện Nghị quyết số 43 từ nay đến cuối năm 2022 và năm 2023 có nhiều yếu tố không thuận như: Áp lực giá cả, lạm phát tăng cao hơn, việc nới lỏng tiền tệ gặp bất lợi, bội chi ngân sách Nhà nước (NSNN) tăng cao hơn so với dự đoán cũng tạo áp lực tăng lãi suất huy động. “Vấn đề đặt ra thời gian tới là, phải phối hợp điều hành chính sách tài khóa và tiền tệ như thế nào để có môi trường kinh tế vĩ mô thuận lợi nhằm thực hiện Nghị quyết số 43 có hiệu quả.” - PGS.TS Đinh Văn Nhã nêu ý kiến. Kiến nghị giải pháp tiếp tục thực hiện một số chính sách tài chính, TS Nguyễn Minh Tân – Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính Ngân sách, Văn phòng Quốc hội – nhìn nhận, đánh giá các chính sách tài chính ứng phó với dịch Covid-19 nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân vượt qua khó khăn do dịch bệnh đã được ban hành và triển khai trong thời gian qua là phù hợp với điều kiện thực tế của đất nước, đơn giản hoá quy trình, thủ tục. Đồng thời, các bộ ngành, địa phương tập trung triển khai tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân được thụ hưởng đầy đủ, kịp thời các chính sách, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo TS. Lê Xuân Sang – Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, Việt Nam đã hỗ trợ các đối tượng bị tổn thương vì đại dịch Covid-19 tương đối sớm, đúng đối tượng, và kịp thời. Tuy nhiên thực tế thực thi chi NSNN cho thấy, các chính sách còn tương đối thận trọng, quá chặt chẽ và mang tính “nghe ngóng”, nhất là giai đoạn từ Quý III/2021 trở về trước; trong khi đó, còn nhiều lỗ hổng về giám sát mua sắm trang thiết bị, thuốc phòng, chống Covid-19 khiến tham nhũng xuất hiện trong hệ thống các trung tâm y tế kiểm soát dịch bệnh (CDC) các địa phương. Việc quy định quá chặt chẽ trong hỗ trợ của Chính phủ khiến người thụ hưởng nhận sự hỗ trợ còn chậm so với dự kiến. Các liều hỗ trợ không tính đến đầy đủ trường hợp bệnh bùng phát và thực hiện giãn cách xã hội trên diện rộng nên khi những điều này xảy ra khiến mức hỗ trợ trở nên nhỏ giọt. Chương trình phục hồi kinh tế 2022 - 2023 được thiết kế để giúp hồi phục nhanh và vững chắc hơn nền kinh tế trên cơ sở đại dịch về cơ bản đã được kiểm soát tốt hơn và thực hiện chủ trương từ bỏ Zero Covid. PVTĐKT - Sáng 17/5, Hiệp hội Công nghệ chuỗi khối Việt Nam (Hiệp hội Blockchain Việt Nam) chính thức ra mắt.
Theo Quyết định số 343/QĐ-BNV được Bộ Nội vụ phê duyệt ngày 27/4/2022, Hiệp hội Blockchain Việt Nam được cho phép thành lập, trở thành tổ chức có pháp nhân chính thức đầu tiên quy tụ những người đam mê nghiên cứu và ứng dụng công nghệ blockchain trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Ông Hoàng Văn Huây, Chủ tịch Hiệp hội phát biểu tại Lễ ra mắt
Đại hội lần thứ I của Hiệp hội Công nghệ chuỗi khối Blockchain Việt Nam được tổ chức vào sáng ngày 16/5/2022 tại Khách sạn Melia, Hà Nội đã đánh dấu sự thành lập của Hiệp hội, công bố ban chấp hành chính thức, tôn chỉ và phương hướng hoạt động của Hiệp hội. Trong đó, trọng tâm là chuỗi chương trình hành động ứng dụng blockchain với mục tiêu thúc đẩy nền kinh tế số, sớm đưa Việt Nam ngang tầm quốc tế về kinh tế số và sẽ bắt đầu từ chương trình hành động thiết thực: nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp công nghệ blockchain trong mọi mặt đời sống kinh tế.
Như vậy, Hiệp hội Blockchain Việt Nam trở thành cầu nối có tính pháp nhân duy nhất giữa Cộng đồng Blockchain Việt Nam với các cơ quan, ban ngành Nhà nước nhằm xây dựng khung pháp lý cho ngành công nghệ Blockchain Việt Nam hướng đến mục tiêu quốc gia kỹ thuật số - kinh tế số. Đồng thời, Hiệp hội sẽ là nơi hội tụ của những người quan tâm đến nghiên cứu, thử nghiệm, đánh giá, chuẩn hóa và khuyến khích ứng dụng công nghệ blockchain ở Việt Nam.
Hiệp hội sẽ thực hiện những nhiệm vụ như: cùng với các thành viên mở rộng quan hệ với các tổ chức, cộng đồng blockchain trên thế giới; chia sẻ kinh nghiệm, nguồn lực để nghiên cứu, thử nghiệm, ứng dụng, triển khai, kinh doanh công nghệ blockchain theo quy định của pháp luật Việt Nam; thu hút đầu tư cho hoạt động của ngành blockchain, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công nghệ số.
Công bố hợp tác toàn diện về thúc đẩy chiến lược ứng dụng blockchain trong kinh tế số và chuyển đổi số quốc gia.
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã chứng kiến sự du nhập và phát triển nhanh chóng của công nghệ blockchain. Khi số doanh nghiệp, nhà nghiên cứu và kỹ sư theo đuổi công nghệ blockchain ngày càng tăng cao, nhu cầu kết nối, hợp tác, chia sẻ và hỗ trợ cũng ngày càng mạnh mẽ. Vì vậy, một tổ chức chính thức có đầy đủ pháp nhân để đáp ứng tốc độ mở rộng và mục tiêu phát triển vững mạnh của cộng đồng Blockchain Việt Nam là hết sức cần thiết.
Ông Hoàng Văn Huây, Chủ tịch Hiệp hội chia sẻ: "Hiệp hội Blockchain Việt Nam cam kết góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng và tham mưu tư vấn xây dựng các hành lang pháp lý, các tiêu chuẩn, quy chuẩn trong việc ứng dụng phát triển các sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng công nghệ blockchain. Trong thời gian tới đầy, Hiệp hội rất mong nhận được sự tham gia và đóng góp xây dựng nhiệt tình của các cá nhân, doanh nghiệp nghiên cứu, phát triển công nghệ blockchain ở Việt Nam nhằm xây dựng Hiệp hội ngày càng vững mạnh hơn nữa cả về chất và lượng".
Ông Trần Văn Tùng, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) chia sẻ tại Lễ ra mắt: Chúng tôi rất mong muốn Hiệp hội Blockchain Việt Nam có phối hợp, hỗ trợ Bộ KH&CN và các bộ ngành liên quan khác trong xây dựng, hoàn thiện hành lang pháp lý trong nghiên cứu phát triển, thử nghiệm các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp dựa trên nền tảng công nghệ blockchain. Hiện Bộ KH&CN đang triển khai Chương trình trọng điểm cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2025 “Hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0”, mã số KC-4.0/19-25, trong đó blockchain là một trong những công nghệ chủ chốt của công nghiệp 4.0 được Chương trình này ưu tiên.
Ra đời đúng dịp kỷ niệm 8 năm ngày Khoa học – Công nghệ Việt Nam (18/05/2022), Hiệp hội Blockchain Việt Nam được kỳ vọng là bước tiến tiếp theo của ngành khoa học – công nghệ trong nước, góp phần tích cực vào sự tăng tốc của nền kinh tế số, từ đó, tạo ra nhiều thành tựu hơn nữa trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam.
Phương Thanh
Phổ biến “Đề án cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia tới năm 2030”
TĐKT - Ngày 13/5, tại thành phố Hạ Long, Quảng Ninh, Bộ Tài chính phối hợp cùng Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và các ngân hàng tư vấn, hỗ trợ cho Việt Nam về công tác xếp hạng tín nhiệm (XHTN) quốc gia tổ chức Hội nghị phổ biến “Đề án Cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia tới năm 2030”. Cục trưởng Cục Quản lý Nợ và Tài chính Trương Hùng Long Đến dự Hội nghị có đại diện của các tổ chức quốc tế ADB, IMF, WB, Ngân hàng Standard Chartered Bank - tổ chức tư vấn XHTN cho Việt Nam, các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Quốc hội, các doanh nghiệp và các ngân hàng thương mại. Ngày 31 tháng 3 năm 2022, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ban hành quyết định phê duyệt “Đề án Cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia tới năm 2030”. Đề án do Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan xây dựng, đã đánh giá kết quả đạt được trong công tác XHTN quốc gia giai đoạn 2013 - 2020 và đề xuất mục tiêu phấn đấu tới năm 2030 nâng XHTN của Việt Nam lên hạng Đầu tư. Để đạt được các mục tiêu của Đề án, Việt Nam sẽ tiếp tục phát huy những thế mạnh về hồ sơ tín nhiệm như sức mạnh kinh tế, tài khóa, đồng thời cần tiếp tục cải thiện các chỉ tiêu về sức mạnh quản trị và thể chế, khu vực ngân hàng, doanh nghiệp nhà nước, các chỉ tiêu xếp hạng toàn cầu. Toàn cảnh Hội nghị Hiện theo đánh giá của 3 tổ chức XHTN Moody’s, S&P và Fitch, Việt Nam đạt mức BB (theo Fitch và S&P), mức Ba3 theo Moody’s; cả ba tổ chức đều đánh giá Việt Nam ở triển vọng Tích cực. Chính phủ Việt Nam đã thực hiện phát hành thành công 3 đợt phát hành trái phiếu quốc tế vào năm 2005, 2010 và 2014, với chi phí phát hành rẻ hơn nhiều qua các năm nhờ vào hệ số và triển vọng tín nhiệm quốc gia được cải thiện kết hợp với điều kiện thị trường vốn quốc tế thuận lợi. Việc tiếp tục cải thiện XHTN quốc gia trong thời gian tới theo mục tiêu đặt ra của Đề án đóng vai trò quan trọng để cải thiện hồ sơ tín dụng của Việt Nam, tạo hiệu ứng lan tỏa cho toàn bộ nền kinh tế. Ngoài ra, việc nâng hạng còn góp phần nâng cao uy tín của quốc gia, gia tăng niềm tin đối với các nhà đầu tư quốc tế, bao gồm cả nhà đầu tư trực tiếp và gián tiếp vào Việt Nam. Việc củng cố các yếu tố cấu thành XHTN của một quốc gia là động lực chính để cải thiện XHTN quốc gia; ngược lại, việc thường xuyên duy trì đánh giá XHTN sẽ thúc đẩy tiếp tục cải cách sâu rộng các lĩnh vực này. Liên quan trực tiếp đến vay nợ, việc nâng bậc tín nhiệm góp phần tạo cơ sở vững chắc để Chính phủ và doanh nghiệp vay vốn trong nước và quốc tế với chi phí hợp lý. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng khi nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi dành cho Việt Nam đang giảm dần. Hội nghị được tổ chức ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt Đề án, nhằm kịp thời phổ biến cho các cơ quan, tổ chức liên quan về Đề án. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu nhiều thách thức, tác động sâu rộng tới việc phục hồi và tăng trưởng kinh tế Việt Nam, các bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp cần chung tay, nỗ lực triển khai hiệu quả kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế xã hội, các chiến lược ngành, lĩnh vực, triển khai các nhóm giải pháp đồng bộ để đạt mục tiêu Đề án, góp phần phấn đấu nâng XHTN của Việt Nam lên hạng Đầu tư. Hồng ThiếtTrang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 27
- 28
- 29
- 30
- 31
- …
- sau ›
- cuối cùng »