TĐKT - Dịch bệnh Covid-19 trong nước và trên thế giới diễn biến phức tạp đã tác động tiêu cực đến thị trường tiêu thụ các sản phẩm dầu khí nói chung và của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) nói riêng. Trong bối cảnh đó, Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng yêu cầu Tập đoàn chủ động dự báo thị trường, đẩy mạnh “quản trị biến động”, đảm bảo hiệu quả cho các mặt hoạt động.
Trong 8 tháng đầu năm 2021, kinh tế thế giới có dấu hiệu hồi phục “mong manh” bởi ảnh hưởng của biến thể mới Delta, đặc biệt tại khu vực Đông Nam Á. Ở Việt Nam, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, lây lan nhanh, mạnh, trên diện rộng cùng việc thực hiện giãn cách xã hội ở nhiều tỉnh, thành phố theo Chỉ thị số 16/CT-TTg đã ảnh hưởng, tác động lớn hoạt động sản xuất, kinh doanh (SXKD) của các doanh nghiệp, trong đó có Petrovietnam và các đơn vị thành viên. Tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ tiêu dùng trong tháng 7 giảm 8,3% so với tháng trước và khoảng 20% so với cùng kỳ năm 2020. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa giảm 0,8%. Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước (NSNN) giảm 1,7%. Cùng với đó, cầu thị trường yếu khiến nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm dầu khí như dầu thô, khí, điện, xăng dầu, phân bón… đều giảm mạnh.
Người lao động PV Oil
Nửa cuối năm 2021, dự báo nhu cầu dầu thô của khu vực châu Á -Thái Bình Dương, Đông Nam Á giảm sút do Covid-19, thị trường tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Gần đây nhất, OPEC+ đã ban hành mức sản lượng áp dụng trong tháng 8, 9/2021. Theo đó, Saudi Arabia và Nga có thể tăng sản lượng 100.000 thùng/ngày mỗi tháng; các nước còn lại trong OPEC+ sẽ tăng khoảng 10.000 thùng/ngày. Nhu cầu phục hồi từ các nền kinh tế phát triển: Mỹ, Trung Quốc, Nhật và tốc độ tăng trưởng nhu cầu dầu thô của Ấn Độ, các nước Đông Nam Á, Hàn Quốc giảm do Covid-19 dự kiến hết năm 2021 mới có thể kiểm soát. Dự báo trong năm 2022, dịch bệnh Covid-19 tiếp tục ảnh hưởng nặng nề đến mọi hoạt động của nền kinh tế, khiến làm chậm quá trình phục hồi ở một số nền kinh tế, trong khu vực trong đó có Việt Nam.
Trong nước hiện nay do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhu cầu xăng dầu giảm mạnh do giãn cách xã hội nên không có thị trường tiêu thụ được sản phẩm lọc dầu. Các nhà máy lọc dầu như Dung Quất, Nghi Sơn đã chủ động điều tiết công suất cùng các giải pháp quyết liệt để giải quyết tình trạng tồn kho nhưng mức độ tồn kho tại các nhà máy vẫn ở mức cao - trên 85%.
Bên cạnh đó, sản lượng tiêu thụ xăng dầu của PVOIL trong tháng 8/2021 ước giảm khoảng 44% so với kế hoạch. Nhu cầu xăng dầu trong nước giảm nghiêm trọng, trong bối cảnh giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 ở nhiều tỉnh thành, sản lượng bán lẻ giảm đến 80% tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, 60% tại Hà Nội, tổng nhu cầu thị trường giảm khoảng 40%. Đồng thời với việc tiếp tục nhập khẩu xăng dầu cùng việc tồn kho cao dẫn đến dư thừa nguồn cung xăng dầu. Trước tình hình đó, vừa qua, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có văn bản đề nghị Thủ tướng quan tâm, xem xét về chủ trương ưu tiên sử dụng nguồn xăng dầu từ các nhà máy lọc dầu trong nước để đảm bảo cân đối cung cầu, giảm thiểu nguồn nhập khẩu xăng dầu nhằm hỗ trợ ổn định sản xuất và tiêu thụ sản phẩm xăng dầu của các đơn vị trong nước.
Dịch bệnh cũng dẫn đến nhu cầu thị trường cho các sản phẩm khí cũng giảm sút, đặc biệt lượng khí huy động cho phát điện giảm mạnh. Huy động khí cho sản xuất điện 7 tháng đầu năm đã thấp hơn kế hoạch của Bộ Công thương (khu vực Đông Nam Bộ đạt 94,2%, Tây Nam Bộ đạt 72,8%). Dự kiến các tháng cuối năm, sản lượng khí tiêu thụ sẽ còn thấp hơn khi các tỉnh, thành phía Nam vẫn đang thực hiện giãn cách xã hội, các nhà máy, hộ tiêu thụ sử dụng khí làm nguyên liệu, nhiên liệu dừng hoạt động hoặc hoạt động ở mức cầm chừng. Sản phẩm phân bón của 2 nhà máy Đạm Phú Mỹ và Đạm Cà Mau cũng rơi vào tình trạng cung dư hơn cầu do thời điểm mùa vụ đã qua. Tính đến ngày 11/8/2021, tồn kho tại Nhà máy Đạm Cà Mau là 48,2 nghìn tấn Ure, con số ở Đạm Phú Mỹ là 65,5 nghìn tấn Ure.
Nhận diện những khó khăn thách thức từ thị trường tiêu thụ các sản phẩm dầu khí, lãnh đạo Petrovietnam cùng các đơn vị đã tập trung trao đổi, thảo luận đưa ra các giải pháp tháo gỡ. Trong bối cảnh hiện nay, thị trường giữ vai trò “sống còn” đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Với vị thế là doanh nghiệp giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế đất nước, Petrovietnam đã chủ động nắm bắt thời cơ, tiếp tục đẩy mạnh “quản trị biến động”, thường xuyên cập nhật dữ liệu, dự báo thị trường, đưa ra kịch bản tối ưu, đảm bảo hiệu quả cho các hoạt động của Tập đoàn. Bên cạnh đó, Petrovietnam tiếp tục xây dựng các giải pháp, kế hoạch tiêu thụ các sản phẩm dầu khí, đẩy mạnh xuất khẩu song song với việc phát triển, củng cố, kiểm soát thị trường, tạo cơ sở phát triển và nắm bắt cơ hội tiêu thụ sản phẩm khi dịch bệnh cơ bản được kiểm soát kéo theo nhu cầu của thị trường tăng trong thời gian tiếp theo.
Hồng Thiết
Kinh tế
Tập đoàn Hoa Sen là “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín” năm 2020 do Bộ Công thương phê duyệt
TĐKT - Ngày 18/8, Bộ Công thương đã ban hành Quyết định số 1974/QĐ-BCT phê duyệt danh sách “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín” năm 2020. Danh sách được tổng hợp và công bố trên cơ sở xét chọn và đề xuất của các cơ quan hữu quan, được xét chọn trên cơ sở các tiêu chí do Bộ Công thương quy định về mức kim ngạch xuất khẩu tối thiểu, về uy tín trong kinh doanh đối với bạn hàng nước ngoài, về việc chấp hành nghĩa vụ đối với Nhà nước trong lĩnh vực hải quan, lĩnh vực thuế, lĩnh vực môi trường,… Danh sách phê duyệt gồm 315 doanh nghiệp (tương đương với 323 lượt doanh nghiệp) theo 26 ngành hàng. Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen được vinh danh là Top 1 “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín” năm 2020 của ngành Vật liệu xây dựng do Hiệp hội Thép Việt Nam xét chọn đề xuất và được Bộ Công thương phê duyệt. Trong nhiều năm qua, Tập đoàn Hoa Sen cũng là doanh nghiệp được Tổng cục Hải quan cấp thẻ doanh nghiệp ưu tiên hải quan để hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa diễn ra thuận lợi, nhanh chóng. Sản phẩm Tôn của Tập đoàn Hoa Sen xuất khẩu đến châu Âu Xuất khẩu là một trong hai kênh bán hàng chủ lực đóng góp lớn vào sự phát triển của Tập đoàn Hoa Sen. Với kênh xuất khẩu rộng khắp đến hơn 87 quốc gia và vùng lãnh thổ, đặc biệt trong giai đoạn đại dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu nhưng sản lượng xuất khẩu của Tập đoàn Hoa Sen vẫn tăng trưởng mạnh mẽ. Theo báo cáo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), 6 tháng đầu năm 2021, Tập đoàn Hoa Sen tiếp tục dẫn đầu thị trường tôn mạ với tổng sản lượng bán hàng 931.073 tấn, chiếm 36,7% thị phần, tăng 3,3% so với mức 33,4% thị phần của năm 2020; trong đó, sản lượng xuất khẩu tôn mạ 06 tháng đầu năm 2021 tăng trưởng vô cùng ấn tượng đạt 614.304 tấn, tăng trưởng gần 139% so với cùng kỳ (6 tháng 2020 sản lượng xuất khẩu tôn mạ Hoa Sen đạt 257.337 tấn), chiếm hơn 42% sản lượng xuất khẩu tôn mạ toàn ngành. Tập đoàn Hoa Sen tiếp tục củng cố vững chắc vị thế doanh nghiệp số 1 trong lĩnh vực tôn mạ tại Việt Nam ở cả thị trường nội địa và xuất khẩu. Tập đoàn Hoa Sen cho biết, đã ký các hợp đồng xuất khẩu với khách hàng đến hết tháng 11/2021, với sản lượng xuất khẩu trung bình trên 120.000 tấn/tháng. Hệ thống 536 chi nhánh - cửa hàng bán lẻ phân bổ rộng khắp các vùng miền và 10 nhà máy phân bổ gần các cảng quốc tế đã đảm bảo chắc chắn việc sản xuất và cung ứng hàng hoá trong mọi điều kiện, bảo đảm cho các nhà máy sản xuất với công suất tối đa từ bây giờ đến hết niên độ tài chính. Sản phẩm Tôn của Tập đoàn Hoa Sen Ngoài ra, sản phẩm thương hiệu Hoa Sen được sản xuất theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn an toàn cao đối với người sử dụng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo thời gian giao hàng nhanh chóng nên được được các thị trường khó tính trên thế giới ưa chuộng và tín nhiệm cao. Đây chính là những nền tảng vững chắc tạo động lực để Tập đoàn Hoa Sen tiếp tục đạt được những thành quả mới trong thời gian sắp tới. Xuân PhúcTĐKT - Ngày 16/8, Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh tiếp tục bắt giữ hơn 30kg ma túy tổng hợp MDMA và Ketamin vận chuyển trái phép trong các kiện hàng nhập khẩu gửi qua đường chuyển phát nhanh, bưu chính.
Ngày 16/8/2021, Chi cục Hải quan Chuyển phát nhanh thuộc Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh phối hợp với Đội Kiểm soát phòng chống ma túy - Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh, Đội 6 – Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan), PC04 – Công an TP Hồ Chí Minh đã thực hiện thành công Kế hoạch 30/KH-KSMT ngày 6/7/2021 do Cục trưởng Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh Đinh Ngọc Thắng phê duyệt, khám xét 10 kiện hàng nhập khẩu từ Pháp vào Việt Nam qua đường chuyển phát nhanh, bưu chính, qua công tác soi chiếu nghi vấn có cất giấu chất ma tuý, thu giữ hơn 29,439kg ma túy tổng hợp MDMA và 1,437 kg Ketamine.
Hàng nghìn viên ma túy tổng hợp ngụy trang trong các gói kẹo
Ma túy được bắt giữ trong đợt cao điểm này đều xuất phát từ chỉ một địa chỉ, một người gửi từ Pháp, gửi cho nhiều cá nhân khác nhau, địa chỉ không có thực tại Việt Nam. Thủ đoạn cất giấu rất tinh vi bằng cách ngụy trang trong những gói bánh kẹo và viên kẹo sô-cô-la, với phương thức đóng gói bao bì, trọng lượng của các gói kẹo như sản phẩm thật, bằng mắt thường không thể phát hiện được.
Trong bối cảnh dịch bệnh đang đang bùng phát dữ dội, TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam đang phải cách ly xã hội, cơ quan Hải quan vừa phải tổ chức đảm bảo thực hiện nhiệm vụ được giao theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ nhưng vẫn phải đảm bảo đồng hành, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân hoạt động xuất nhập khẩu. Chiến công của Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh trên mặt trận đấu tranh phòng, chống ma túy lần này đã góp phần ngăn chặn việc lợi dụng tình hình dịch bệnh để vận chuyển trái phép các chất ma túy vào Việt Nam.
Hồng Thiết
Cần xử lý các vướng mắc liên quan đến xác định mã số hàng hóa và trị giá hải quan
TĐKT - Thời gian qua, trên một số phương tiện thông tin đại chúng có thông tin về việc trong quá trình làm thủ tục hải quan, một số doanh nghiệp phản ánh gặp khó khăn, vướng mắc liên quan đến xác định mã số hàng hóa và trị giá hải quan. Thực tế có nhiều nguyên nhân, do cách hiểu khác nhau về áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật, do tính chất đặc thù của lĩnh vực chuyên môn, đặc biệt là lĩnh vực mã số hàng hóa (mã HS) và trị giá hải quan, do thông tin khai báo từ phía doanh nghiệp chưa đầy đủ hoặc do năng lực thực thi của một số cán bộ công chức hải quan. Phân loại hàng hóa còn nhiều vướng mắc Hiện nay vẫn tồn tại các trường hợp áp dụng mã số không thống nhất đối với cùng mặt hàng là do: Mục tiêu khi xây dựng các Danh mục HS của Tổ chức Hải quan thế giới, Danh mục Biểu thuế ASEAN và Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam là tạo thuận lợi thương mại và kiểm soát hàng hóa cần kiểm soát nên có trường hợp mặt hàng có kim ngạch thấp, mặt hàng mới, công nghệ mới... chưa được định danh hoặc chưa có quy định cụ thể tiêu chí để phân biệt. Bốc dỡ hàng hóa tại cảng Cát Lái, Thành phố Hồ Chí Minh Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, nhiều mặt hàng được tích hợp nhiều công dụng, nhiều thành phần... dẫn tới khó xác định, khó phân biệt khi phân loại. Việc áp dụng quản lý rủi ro trong quá trình thông quan với mục tiêu chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm để tạo thuận lợi thương mại, giảm thời gian thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nên có thể phát sinh một số trường hợp hàng hóa thuộc tờ khai luồng xanh nhập khẩu cùng một mặt hàng nhưng doanh nghiệp khai báo mã số khác nhau, việc này sẽ được kiểm tra, điều chỉnh sau thông quan. Nhiều doanh nghiệp chưa hiểu rõ về Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa, có một số trường hợp tiêu chuẩn của lĩnh vực chuyên ngành có thể khác lĩnh vực phân loại, doanh nghiệp có thể dựa trên tiêu chuẩn của lĩnh vực chuyên ngành để áp dụng chung cho lĩnh vực phân loại. Bên cạnh đó, trình độ, năng lực của một số ít công chức làm công tác phân loại tại cửa khẩu còn chưa được đồng đều, chuyên sâu do chế độ luân chuyển vị trí công tác theo định kỳ trong khi đặc thù của công việc này đòi hỏi kỹ thuật nghiệp vụ hiểu biết chuyên sâu về ngành hàng. Hiện nay, Tổng cục Hải quan đã và đang nỗ lực triển khai các giải pháp để khắc phục các tồn tại, tháo gỡ khó khăn vướng mắc liên quan đến xác định mã số hàng hóa như: Tích cực phối hợp, tham gia đàm phán xây dựng Danh mục HS, Danh mục Biểu thuế ASEAN, đưa các mặt hàng dễ lẫn, khó phân loại vào Danh mục với các tiêu chí phân biệt rõ ràng để thực hiện thống nhất. Rà soát, đánh giá để tham gia ý kiến, đề xuất kiến nghị sửa biểu thuế với các nguyên tắc làm đơn giản hóa biểu thuế, tạo thuận lợi khi thực hiện;Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý tập trung để tra cứu, thống nhất trong thực hiện phân loại. Hệ thống đang tiếp tục được nâng cấp/ xây dựng mới để sử dụng có hiệu quả hơn việc kiểm tra, kiểm soát việc khai báo, áp dụng mã số. Tăng cường đào tạo, tập huấn cho cán bộ hải quan và cộng đồng doanh nghiệp nâng cao nhận thức, năng lực trong lĩnh vực phân loại hàng hóa. Có các công văn hướng dẫn thống nhất đối với các mặt hàng khó, phức tạp, các mặt hàng có ý kiến của Tổ chức Hải quan thế giới nhưng còn chưa được sửa trong Danh mục HS (còn chờ sửa theo định kỳ 5 năm một lần)... Đồng thời xây dựng Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về phân loại hàng hóa và áp dụng mức thuế để làm cơ sở cho cán bộ hải quan sử dụng tra cứu, kiểm tra kiểm soát đối với mặt hàng dễ lẫn, khó phân loại, hàng có tính rủi ro cao về mã số, ngăn ngừa gian lận khi áp dụng các Biểu thuế. Qua đó cũng tăng cường tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra để giám sát việc thực hiện. Trị giá hải quan sẽ được doanh nghiệp tự kê khai Nguyên tắc, phương pháp xác định trị giá hải quan, kiểm tra, xử lý kết quả kiểm tra trị giá đã được quy định đầy đủ, cụ thể tại Luật Hải quan, Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015, Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018, Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015, Thông tư số 60/2019/TT-BTC ngày 30/8/2019 và Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018. Người khai hải quan tự kê khai, tự xác định trị giá hải quan theo các nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải quan. Cơ quan hải quan kiểm tra trị giá khai báo, tham vấn và xử lý kết quả kiểm tra, tham vấn theo quy định. Trường hợp đủ cơ sở bác bỏ trị giá do người khai hải quan tự xác định, kê khai thì xác định trị giá. Người khai hải quan được yêu cầu cơ quan hải quan thông báo bằng văn bản về trị giá hải quan, cơ sở, phương pháp được sử dụng để xác định trị giá hải quan trong trường hợp trị giá hải quan do cơ quan hải quan xác định. Khi xác định trị giá thì cả người khai hải quan và cơ quan hải quan đều phải thực hiện đúng quy định về nguyên tắc, phương pháp xác định trị giá của hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại các quy định nêu trên. Nếu doanh nghiệp không đồng ý với kết quả xác định trị giá của cơ quan hải quan thì được quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật. Hồng ThiếtTĐKT - Ngày 12/8, Tổng cục Hải quan vừa ban hành Công văn về hỗ trợ thông quan hàng hóa phòng, chống dịch COVID-19. Đáng chú ý, Tổng cục Hải quan yêu cầu, khi có phản ánh vướng mắc, trong thời hạn 3 giờ kể từ khi nhận được thông tin do Chi cục Hải quan báo cáo, Cục Hải quan tỉnh, thành phố phải hướng dẫn và xử lý ngay.
Tổng cục Hải quan cho biết, trong quá trình xử lý các vướng mắc về thủ tục hải quan, Tổng cục Hải quan nhận được một số kiến nghị, phản ánh của doanh nghiệp (DN) liên quan đến khó khăn trong việc nộp các chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan của tờ khai hải quan điện tử trong thời gian giãn cách xã hội để phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Quang cảnh nhập khẩu ở Cát Lái – TP Hồ Chí Minh
Bên cạnh đó, theo báo cáo mức độ hài lòng của DN về việc thực hiện thủ tục hành chính xuất nhập khẩu năm 2020 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), USAID và Tổng cục Hải quan phối hợp thực hiện, vẫn có nhiều DN được khảo sát phản ánh về việc một số công chức hải quan yêu cầu người khai hải quan phải nộp các chứng từ ngoài hồ sơ hải quan hoặc các chứng từ giấy, mặc dù đã khai báo và gửi trên hệ thống cho cơ quan hải quan.
Sau khi tiếp nhận những phản ánh trên, Tổng cục Hải quan đã ban hành Công văn số 3980/TCHQ-GSQL về hỗ trợ DN thông quan hàng hóa phòng, chống dịch COVID-19 nhằm quán triệt các đơn vị tạo thuận lợi cho người khai hải quan trong việc giải quyết thủ tục thông quan hàng hóa, đảm bảo mục tiêu kép vừa chống dịch có hiệu quả vừa bảo đảm hoạt động xuất nhập khẩu được thông suốt.
Cụ thể, về nộp hồ sơ hải quan của tờ khai hải quan điện tử, người khai hải quan khai và nộp đầy đủ bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 16 và điểm a khoản 1 Điều 18 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5, khoản 7 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính cho cơ quan hải quan qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan để giải quyết thủ tục hải quan.
Trường hợp các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan theo quy định, người khai hải quan phải nộp bản giấy là bản chính dưới dạng giấy/bản sao y công chứng/chứng thực... khi làm thủ tục hải quan. Nếu người khai hải quan khai thông tin đề nghị được chậm nộp thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan hướng dẫn người khai hải quan khai thông tin đề nghị chậm nộp tại chỉ tiêu thông tin phần ghi chữ trên tờ khai hải quan điện tử gửi cơ quan hải quan thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan và nộp bản chứng từ giấy được chuyển đổi sang chứng từ điện tử (bản scan có xác nhận bằng chữ ký số) cho cơ quan hải quan.
Các Chi Cục trưởng Chi cục Hải quan căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 27 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 của Chính phủ để xem xét quyết định gia hạn thời gian nộp bản giấy theo quy định các chứng từ này trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.
Đối với giấy phép, khi tiếp nhận bản scan do người khai gửi kèm tờ khai hải quan, công chức tiếp nhận phải thực hiện cập nhật thông tin theo dõi trừ lùi trên hệ thống E-Customs5 theo hướng dẫn tại Công văn số 8175/TCHQ-GSQL ngày 31/12/2013 của Tổng cục Hải quan... Trường hợp phát hiện lượng hàng ghi trên giấy phép đã được sử dụng để nhập khẩu hết hoặc không còn đủ số lượng để nhập khẩu thì xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo Tổng cục Hải quan, người khai hải quan phải nộp bổ sung bản giấy các chứng từ được chậm nộp nêu trên cho cơ quan hải quan trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.
Trong trường hợp bất khả kháng, DN hoặc Chi cục Hải quan có địa chỉ thuộc khu vực giãn cách, cách ly, phong tỏa theo chỉ thị của Chính phủ hoặc UBND các tỉnh, thành phố, khiến người khai hải quan không thể nộp đúng thời hạn nêu trên thì trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ khi hết thời gian giãn cách/cách ly/phong tỏa theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền, người khai hải quan phải nộp bản giấy các chứng từ nêu trên cho cơ quan hải quan.
Tổng cục Hải quan yêu cầu hải quan các tỉnh, thành phố chỉ đạo lực lượng chống buôn lậu, quản lý rủi ro thuộc Cục và các Chi cục trực thuộc tăng cường công tác thu thập thông tin, đánh giá rủi ro đối với các trường hợp chậm nộp bản giấy các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan nêu trên để kịp thời kiểm tra, xử lý các vi phạm (nếu có) theo đúng quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan đề nghị các đơn vị hải quan thành lập các Tổ hỗ trợ, xử lý vướng mắc về thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu (đặc biệt là hàng hóa phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19 như: Vật tư, thiết bị y tế, thuốc tân dược, vaccine, sinh phẩm xét nghiệm...).
Trường hợp có phản ánh vướng mắc, trong thời hạn 3 giờ kể từ khi nhận được thông tin do Chi cục Hải quan báo cáo, Cục Hải quan tỉnh, thành phố phải hướng dẫn và xử lý ngay. Cùng với công tác hỗ trợ DN, Tổng cục Hải quan yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố chỉ đạo các Chi cục Hải quan trực thuộc tăng cường giám sát, kiểm tra việc thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan của các công chức.
Trong trường hợp phát hiện công chức vi phạm kỷ luật, thực hiện không đúng quy trình nghiệp vụ, có thái độ gây khó khăn, phiền hà, kéo dài thời gian thông quan hàng hóa thì tạm đình chỉ công tác trong thời hạn 15 ngày để xem xét trách nhiệm và xử lý theo quy định.
La Giang
TĐKT - Mặc dù dịch Covid -19 đang diễn biến phức tạp và lan rộng nhưng bằng sự nỗ lực không ngừng, trong tháng 7, Tổng cục Thuế đã đạt nhiều kết quả nổi bật ngoài mong đợi.
Kết quả vượt bậc
Kết quả đó được thể hiện từ nguồn thu ngân sách nhà nước (NSNN) ước đạt 104.400 tỷ đồng, bằng 9,3% so với dự toán pháp lệnh, bằng 103,2% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, thu từ dầu thô ước đạt 3.100 tỷ đồng, bằng 13,4% so với dự toán, bằng 168,2% so với cùng kỳ năm 2020 trên cơ sở giá dầu thô bình quân dự kiến đạt 74,6 USD/thùng, bằng 165,8% so với giá dự toán, bằng 185,6% so với cùng kỳ, sản lượng ước đạt 0,67 triệu tấn, bằng 8,3% dự toán, bằng 86,4% so với sản lượng cùng kỳ.
Thu ngân sách 7 tháng cao hơn cùng kỳ năm 2020
Thu nội địa, ước đạt 101.300 tỷ đồng, bằng 9,3% so với dự toán pháp lệnh, bằng 102% so với cùng kỳ. Số thu không kể tiền sử dụng đất, cổ tức và phần lợi nhuận còn lại (LNCL) và thu từ xổ số kiến thiết và chênh lệch thu chi của Ngân hàng Nhà nước (thu từ thuế, phí nội địa) ước đạt 79.000 tỷ đồng, bằng 9% so với dự toán pháp lệnh, bằng 108,4% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong tháng 7, cơ quan thuế tiếp tục thực hiện gia hạn tiền thuế theo Nghị định số 52/2021/NĐ-CP ngày 19/4/2021 khoảng 20.000 tỷ đồng (thuế GTGT tháng 7 và quý II gia hạn khoảng 9.000 tỷ, thuế TNDN quý II gia hạn khoảng 11.000 tỷ, bên cạnh đó, trong tháng 7 sẽ thực hiện thu thuế TNDN quý I/2021 đã được gia hạn khoảng 8.683 tỷ đồng.
Được biết, sở dĩ thu NSNN trong 7 tháng đầu năm đạt khá chủ yếu là do tình hình kinh tế hồi phục từ những tháng cuối năm 2020 duy trì cho đến nửa đầu năm 2021 và tăng thu đột biến từ một số nguồn thu do được hưởng lợi từ các chính sách tài khóa, tiền tệ mà Chính phủ đã triển khai thực hiện trong năm 2020, trong đó một số ngành tăng trưởng khá như: Ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, sản xuất lắp ráp ô tô... Trong đó: Khối các ngân hàng thương mại, tăng trưởng tín dụng và huy động vốn năm 2020 đạt khá, chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi ở mức cao, đồng thời, các ngân hàng gia tăng lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ (dịch vụ ngân hàng số, thanh toán, ngân quỹ, ủy thác, tư vấn…), cắt giảm chi phí hoạt động, chi phí dự phòng rủi ro... đã góp phần tăng lợi nhuận của khối ngân hàng thương mại dẫn đến số thuế TNDN quý IV và nộp sau quyết toán của các ngân hàng tăng cao, lũy kế 7 tháng đầu năm tăng khoảng 72,9% so với cùng kỳ tương đương khoảng 6.000 tỷ đồng.
Thị trường bất động sản tăng trưởng cuối năm 2020 và đầu năm 2021, nhiều dự án bất động sản được chuyển nhượng, làm tăng thu thuế từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản khoảng 61,7% so với cùng kỳ, tương đương khoảng 9.500 tỷ đồng. Bên cạnh đó, trong những tháng đầu năm 2021, sau đợt ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 năm 2020, hoạt động sáp nhập, hợp nhất, đánh giá lại tài sản khi góp vốn, chuyển nhượng vốn tăng cao, theo đó, số thu thuế TNDN từ hoạt động này gấp 2,6 lần cùng kỳ tương đương với tăng khoảng 3.500 tỷ đồng.
Thu từ hoạt động kinh doanh chứng khoán gấp 2,47 lần cùng kỳ, tương đương tăng khoảng 3.000 tỷ đồng.
Kinh tế những tháng cuối năm 2020 hồi phục khá, cộng với việc thực hiện chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ đối với xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đến hết ngày 31/12/2020, dẫn đến lượng xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước tiêu thụ trong tháng 12/2020 gấp 2 lần so với cùng kỳ, dẫn đến số thu ngân sách từ tiêu thụ xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước tăng 47,1% so với cùng kỳ, tương đương khoảng 11.200 tỷ đồng... Nếu loại trừ các yếu tố chính sách gia hạn thuế và những khoản tăng thu đột biến nêu trên thì tổng thu do cơ quan thuế quản lý 7 tháng tăng 1,3% so với cùng kỳ, trong đó số thu từ thuế, phí nội địa tăng 2,4%.
Mặc dù số thu 7 tháng đạt khá cả về tiến độ và tốc độ so với mức thực hiện cùng kỳ những năm gần đây do thu ngân sách 4 tháng đầu năm đạt khá, tuy nhiên, diễn biến thu qua các tháng có xu hướng giảm dần và đặc biệt giảm nhanh từ khi dịch bệnh bùng phát trở lại từ cuối tháng 4 đến nay, thu thuế phí nội địa từ mức tăng 15,9% ở thời điểm tháng 4, đến tháng 6 chỉ còn tăng 5,6%, tháng 7 ước giảm 10,4%.
Số thu ngân sách trung ương lũy kế 7 tháng năm 2021 ước đạt 327.500 tỷ đồng, bằng 63,9% dự toán, bằng 107,3% so với cùng kỳ. Thu ngân sách địa phương ước đạt 436.305 tỷ đồng, bằng 72,2% dự toán, bằng 117,8% cùng kỳ.
Nhiều biện pháp quản lý thu, khai thác tăng thu NSNN
Trong những tháng cuối năm, kinh tế nước ta đứng trước những khó khăn, thách thức lớn, nhất là tình hình dịch bệnh Covid-19 đang tiếp tục diễn biến phức tạp đặc biệt là tại các địa phương trọng điểm kinh tế của cả nước như TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu... năng lực nội tại của nền kinh tế còn thấp, phụ thuộc lớn vào khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, áp lực lạm phát trong trong nước tăng do chịu ảnh hưởng bởi tình hình quốc tế, rủi ro thiên tai, dịch bệnh, đời sống một bộ phận dân cư còn nhiều khó khăn, nếu dịch bệnh không được sớm kiểm soát sẽ ảnh hưởng lớn đến kinh tế và thu NSNN trong thời gian tới.
Để phấn đấu hoàn thành vượt mức nhiệm vụ thu NSNN năm 2021 được Quốc hội, Chính phủ giao ở mức cao nhất, cơ quan thuế các cấp cần tập trung triển khai thực hiện một số giải pháp trọng tâm sau:
Thứ nhất, căn cứ Nghị quyết số 128/2020/QH14 về dự toán NSNN năm 2021, Quyết định số 1950/QĐ-TTg ngày 28/11/2020 về giao dự toán thu NSNN năm 2021 và các Quyết định của Bộ Tài chính về giao dự toán thu chi NSNN năm 2021, bám sát chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 01/2021/NQ-CP về triển khai thực hiện dự toán NSNN năm 2021, chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính, cơ quan thuế các cấp triển khai quyết liệt các giải pháp thực hiện nhiệm vụ thu NSNN năm 2021.
Thứ hai, tiếp tục tổ chức thực hiện tốt việc gia hạn, miễn, giảm tiền thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất cho DN và người dân theo Nghị định số 52/2021/NĐ-CP, Nghị quyết số 1148/2020/UBTVQH14 ngày 21/12/2020 về giảm 30% thuế bảo vệ môi trường nhiên liệu bay và các chính sách giảm phí, lệ phí khác... để tháo gỡ, hỗ trợ kịp thời những khó khăn cho DN và người dân, hồi phục và thúc đẩy sản xuất kinh doanh. T
hứ ba, tổ chức dự báo sát tình hình phát triển nền kinh tế và khả năng thu NSNN năm 2021 trên cả nước và từng địa bàn để báo cáo Bộ Tài chính tham mưu cho Chính phủ tiếp tục ban hành các giải pháp hỗ trợ về thuế cho DN nhanh chóng khôi phục đà tăng trưởng kinh tế, tạo nguồn tăng thu cho NSNN. Theo dõi chặt chẽ tiến độ thu ngân sách, đánh giá, phân tích cụ thể từng địa bàn, từng khu vực, từng sắc thuế, tổng hợp báo cáo kịp thời kết quả thu, qua đó, xác định các nguồn thu còn tiềm năng, các lĩnh vực, loại thuế còn thất thu để kịp thời đề xuất và triển khai các giải pháp quản lý thu hiệu quả, kiến nghị với UBND chỉ đạo các ngành, các cấp ở địa phương cùng phối hợp với cơ quan thuế để tăng cường quản lý thu, đẩy mạnh các biện pháp chống thất thu ngân sách.
Thứ tư, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền chính sách thuế, thủ tục hành chính thuế, đa dạng hóa các hình thức hỗ trợ DN ở tất cả các khâu, các bộ phận, các lĩnh vực thông qua việc đổi mới phương thức, phát triển đa dạng, phong phú các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế. Đăng tải kịp thời các hướng dẫn về nội dung sửa đổi trong các chính sách thuế mới trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Thứ năm, thực hiện kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ công tác kê khai thuế của người nộp thuế, tập trung kiểm tra các tờ khai có dấu hiệu rủi ro, những lĩnh vực kinh doanh có dấu hiệu tiềm ẩn kê khai không đủ thuế, rà soát tình hình tạm nộp thuế TNDN, cổ tức, lợi nhuận còn lại của năm 2020 để chủ động đôn đốc DN nộp số thuế TNDN, cổ tức, LNCL còn phải nộp theo quyết toán năm 2020, tạm nộp thuế, cổ tức, LNCL phát sinh các quý năm 2021 sát với thực tế của hoạt động kinh doanh, kiên quyết xử phạt đối với các trường hợp vi phạm quy định về kê khai thuế, thực hiện ấn định thuế đối với người nộp thuế vi phạm pháp luật về thuế theo đúng qui định của Luật Quản lý thuế. Tăng cường quản lý chặt chẽ công tác hoàn thuế ngay từ đầu năm. Tiếp tục triển khai mạnh mẽ và có hiệu quả công tác hoàn thuế điện tử.
Thứ sáu, triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế, tập trung thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT đối với các thuộc ngành nghề, lĩnh vực có rủi ro cao về thuế, các hoàn thuế GTGT hàng hóa xuất khẩu, các được hưởng các chính sách ưu đãi miễn, giảm thuế, các có giao dịch liên kết; giao dịch liên quan đến thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số, các giao dịch đáng ngờ. Trên cơ sở đó tiếp tục có biện pháp yêu cầu các tổ chức, cá nhân thực hiện đầy đủ nghĩa thuế đối với thu nhập từ hoạt động kinh doanh và thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định (đặc biệt là các tổ chức nước ngoài lớn như Facebook, Google, Youtube, Netflix...)...
Cuối cùng là tổ chức triển khai quyết liệt công tác quản lý thu nợ thuế tại cơ quan thuế các cấp. Trong đó, yêu cầu cơ quan quản lý thu nợ thực hiện phân loại các khoản nợ thuế đầy đủ và theo đúng hướng dẫn tại Quy trình quản lý nợ thuế để có giải pháp quản lý, đôn đốc thu phù hợp.
Hồng Thiết
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp mặt các điển hình tiên tiến ngành Dệt May
TĐKT - Chiều 3/8, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã gặp mặt các điển hình tiên tiến trong thực hiện mục tiêu kép của ngành Dệt May Việt Nam. Theo báo cáo của Tập đoàn Dệt May Việt Nam, 6 tháng đầu năm 2021, thị trường dệt may thế giới dù có khởi sắc hơn so với năm 2020 nhưng mức tăng trưởng chỉ mới đạt khoảng 2,3%. Trong bối cảnh đó, ngành Dệt May Việt Nam vẫn đạt mức xuất khẩu cao, 7 tháng qua, toàn ngành xuất khẩu đạt gần 23 tỷ USD so với mục tiêu khoảng 39 tỷ USD của năm nay. Nếu kiểm soát được dịch bệnh, năm nay toàn ngành có thể xuất khẩu được 40 tỷ USD. Riêng Tập đoàn Dệt May Việt Nam, lợi nhuận trước thuế hợp nhất tăng mạnh tới 217%, cao gấp đôi so với nửa đầu năm ngoái và cao nhất trong 25 năm qua, tương đương 620 tỷ đồng. Thu nhập bình quân của lao động là 8,4 triệu đồng/người/tháng. Do tác động của dịch COVID-19, hiện có trên 40 ngàn lao động khu vực phía Nam của Tập đoàn Dệt may Việt Nam đang làm việc trong điều kiện giãn cách. Toàn bộ tập đoàn có 209 ca F0 trên địa bàn cả nước. Tỷ lệ tiêm vaccine mới đạt 7.650 trong tổng số 150 ngàn lao động của Tập đoàn. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi gặp mặt Để duy trì tốt hoạt động sản xuất, kinh doanh, ngành đã áp dụng phương châm “3 tại chỗ” là cùng ăn, cùng ở và cùng làm việc, nên đảm bảo được 80% yêu cầu công việc so với lúc bình thường. Các doanh nghiệp nắm được địa bàn cư trú của công nhân, các khu nhà trọ để cùng địa phương kiểm soát dịch bệnh. Cùng với đó là bố trí nhà ăn ngăn vách, thời gian ăn cố định theo mã số nhân viên. Có phương án chuẩn bị điều kiện 3 tại chỗ cho khoảng 10% công nhân để hoàn thiện đơn hàng khi xảy ra cách ly. Với các biện pháp đó, ngay cả khi xuất hiện ca F0 thì cũng chỉ cách ly 15 đến 20 người. Đến nay, 100% các đơn vị thuộc tập đoàn vẫn có đủ đơn hàng trong các quý III, quý IV/2021. Theo dự báo, kịch bản trung bình, dệt may Việt Nam quyết tâm tăng trưởng 18% trong năm nay. Trong tình huống xấu hơn, tập đoàn vẫn đảm bảo kế hoạch có lợi nhuận. Tại buổi gặp mặt, các đại biểu là lãnh đạo các đơn vị tiêu biểu trong sản xuất, kinh doanh của ngành Dệt May Việt Nam cho biết: Hiện nay, ngành đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức: Đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa do khó khăn trong luân chuyển hàng hóa giữa các địa phương có dịch và từ nước ngoài vào Việt Nam; đứt gãy cung ứng lao động do bối cảnh làm việc theo mô hình giãn cách, việc người dân hồi hương quá lớn, dẫn đến tỷ lệ quay trở lại làm việc chỉ đạt khoảng 65% sau khi hoạt động bình thường trở lại. Trong khi đó, quý III, quý IV tới là khoảng thời gian sản xuất trọng yếu của ngành Dệt May Việt Nam… Các ý kiến cũng đề nghị Nhà nước, Chính phủ đẩy mạnh hơn nữa việc tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân, nhất là người lao động, trong đó có lao động ngành Dệt May để tránh đứt gãy chuỗi sản xuất và đảm bảo đủ nguồn nhân lực, điều kiện thực hiện các đơn hàng quy mô lớn thời điểm cuối năm 2021. Phát biểu tại buổi gặp mặt, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao kết quả của ngành Dệt May đạt được nửa đầu năm nay, trong bối cảnh dịch bệnh và cho rằng, đây là những nỗ lực rất đáng biểu dương, ghi nhận, có ý nghĩa lớn với đất nước. Đất nước rất cần những “bông hoa đẹp” như các điển hình tiên tiến ngành Dệt May. Chủ tịch nước yêu cầu Tập đoàn và Hiệp hội Dệt May Việt Nam tiếp tục phát huy kết quả đạt được, bám sát thực tiễn, có chính sách kịp thời, sáng tạo, linh hoạt, tự lực tự cường, hoàn thành mục tiêu kép. Có các giải pháp ưu tiên đến từng doanh nghiệp, từng giai đoạn và từng loại sản phẩm. Trong bối cảnh dịch bệnh, ưu tiên lớn nhất vẫn là bảo vệ sức khỏe của công nhân, tiếp tục hạn chế thấp nhất số ca F0 như hiện nay. Toàn bộ hệ thống doanh nghiệp cần động viên công nhân lao động, quan tâm hơn nữa đến đời sống, thu nhập, việc làm, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của công nhân, không để ảnh hưởng xấu đến sản xuất, kinh doanh. Phát huy tối đa năng lực sản xuất ở các vùng nguy cơ dịch bệnh thấp, giữ gìn chuỗi cung ứng toàn cầu của ngành Dệt May. Có phương án chuẩn bị sẵn sàng để khi kiểm soát được dịch bệnh thì bắt tay ngay vào đẩy mạnh sản xuất. Những đơn vị dẫn đầu, nòng cốt như Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã phát huy được vai trò dẫn dắt trong thời gian vừa qua và cần tiếp tục phát huy vai trò này. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Chính phủ, ngành Y tế, các địa phương phải quan tâm hơn nữa đến ngành Dệt May vì số công nhân rất đông, đặc biệt là hỗ trợ vaccine để tiêm cho công nhân của những ngành sản xuất những sản phẩm thiết yếu cho tiêu dùng, cho phòng, chống dịch và xuất khẩu. Ngành Dệt May Việt Nam nằm trong tiêu chí đó.” Theo đó, Chủ tịch nước yêu cầu các cấp ủy, chính quyền các địa phương, nhất là các doanh nghiệp phía Nam cần có chính sách hỗ trợ lao động, có chính sách giữ chân lao động và đưa lao động trở lại làm việc khi dịch bệnh được kiểm soát tốt, trong đó có lao động ngành Dệt May. Chủ tịch nước nhắc đến bài học của Thành phố Hồ Chí Minh đã tiên trong phong trong việc đề nghị lao động các địa phương ở lại thành phố để được tiêm vaccine. Chủ tịch nước đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cần phát động phong trào thi đua, thực hiện khen thưởng động viên những tấm gương tiêu biểu, những cách làm hay, sáng tạo ngay trong dịch bệnh. Các doanh nghiệp, nhất là các Đảng bộ, chi bộ, tổ chức công đoàn vận động tốt hơn công nhân, lao động đoàn kết, bảo vệ sản xuất, bảo vệ sức khỏe, tránh không bị kích động, xúi giục bởi thế lực thù địch. Phương ThanhTổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 7 ước đạt 53,5 tỷ USD
TĐKT - Theo số liệu của Tổng cục Hải quan công bố ngày 2/8, trong tháng 7, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 53,5 tỷ USD, giảm 2,5% so với tháng trước. Trong đó tổng trị giá xuất khẩu ước đạt 26 tỷ USD, giảm 4,4% và tổng trị giá nhập khẩu ước đạt 27,5 tỷ USD, giảm 0,6%. So với cùng kỳ năm trước, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam dự kiến đạt 371,16 tỷ USD, tăng mạnh 29,5%; trong đó tổng trị giá xuất khẩu ước đạt 184,33 tỷ USD, tăng 24,8% và tổng trị giá nhập khẩu ước đạt 186,83 tỷ USD, tăng 34,4%. Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 53,5 tỷ USD Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong tháng 7/2021 ước tính thâm hụt 1,5 tỷ USD. Qua đó, nâng mức thâm hụt trong 7 tháng đầu năm 2021 lên 2,5 tỷ USD, ngược lại với con số xuất siêu 8,7 tỷ USD của 7 tháng đầu năm trước. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu trong tháng 7 gồm: Dầu thô; gỗ và sản phẩm gỗ; hàng giày dép; hàng dệt may; hàng thủy sản; điện thoại các loại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu, gồm: Xăng dầu các loại; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng; điện thoại các loại và linh kiện; vải các loại; sắt thép các loại; chất dẻo nguyên liệu; kim loại thường khác; nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày; ô tô nguyên chiếc các loại. Số thu ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu từ ngày 1/7 đến ngày 31/7 do Kho bạc Nhà nước cung cấp đạt 34.135 tỷ đồng, lũy kế từ đầu năm đến ngày 31/7 đạt 230.538 tỷ đồng bằng 73,2% dự toán, bằng 69,6% chỉ tiêu phấn đấu, tăng 31,53% so với cùng kỳ năm trước. Hồng ThiếtRa mắt chuỗi sự kiện DTM DAY và phát động giải thưởng “BEST SOLUTION 2021” do doanh nghiệp bình chọn
TĐKT - Ngày 22/7, Hiệp hội Thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam VECOM tổ chức Lễ công bố chuỗi sự kiện DTM DAY và phát động giải “Best Solution” 2021 do doanh nghiệp bình chọn. Sự kiện được tổ chức trực tuyến qua zoom meeting. Thương mại điện tử đã trở thành một xu hướng tất yếu của mọi doanh nghiệp, đặc biệt trong thời kỳ VUCA (hỗn loạn và khó lường) do ảnh hưởng Covid-19 như hiện nay. Trong đó, tiếp thị số (Digital Marketing) đóng một vai trò quan trọng trong phát triển thương mại điện tử của các doanh nghiệp. Tại Việt Nam, thị trường và cộng đồng tiếp thị số (digital marketing) và các giải pháp marketing (martech) hiện nay cũng đã có những bước phát triển chắc. Theo báo cáo Digital Marketing Report and Trend 2021 dự báo, tổng thị trường tiếp thị và quảng cáo số Việt Nam năm 2020 đã đạt mức gần 900 triệu USD. Số lượng các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ (marketing agency) và các công ty cung cấp giải pháp marketing cũng lớn mạnh không ngừng. Tuy nhiên, đa phần các doanh nghiệp Việt Nam còn lúng túng và chưa khai thác hết được sức mạnh của tiếp thị số. Do vậy, công tác tiếp thị số còn thiếu hiệu quả, manh mún, chưa đồng bộ và thiếu chiến lược dài hạn, vì vậy rất dễ bị ảnh hưởng khi các nền tảng lớn như Facebook, Google thay đổi. Nguyên nhân chính dẫn tới vấn đề này là thị trường tiếp thị số Việt Nam thiếu cả “thầy thuốc" và “thuốc tốt". “Thầy thuốc” ở đây là các chuyên gia marketing, những người trực tiếp xây dựng chiến lược, thực thi hoạt động tiếp thị số tại doanh nghiệp. “Thuốc tốt” chính là các giải pháp marketing như CRM (quản lý khách hàng), chatbot, email marketing, … phù hợp với doanh nghiệp. Sự kiện được tổ chức trực tuyến qua zoom meeting. Nhằm mục tiêu nâng cao năng lực trong hoạt động tiếp thị số cho các doanh nghiệp Việt Nam, cũng như xây dựng một mạng lưới các chuyên gia marketing hàng đầu, cũng như các giải pháp marketing xuất sắc nhất giới thiệu tới đông đảo doanh nghiệp, Hiệp hội TMĐT Việt Nam VECOM đã thành lập Chi hội Tiếp thị và Công nghệ số (viết tắt là DTM). Chuỗi hoạt động DTM DAY và Giải thưởng “The Best Solutions" chính là 2 trong số nhiều hoạt động quan trọng mà Chi hội DTM xây dựng nhằm hỗ trợ 700.000 doanh nghiệp Việt Nam tiến vào kỷ nguyên số 4.0 và vượt qua bão Covid thành công. DTM Day 2021 là sự kiện mở màn của chuỗi DTM Series Talk năm 2021 của Chi hội Tiếp thị và Công nghệ số - DTM. Đây cũng là buổi gặp mặt quan trọng đánh dấu sự kiện ra mắt Chi hội Tiếp thị và Công nghệ số tới cộng đồng doanh nghiệp tiếp thị, công nghệ, thương mại điện tử và công chúng nói chung. Sự kiện trực tuyến hướng tới khách hàng, đối tác và cộng đồng, những người đã và đang mong muốn phát triển kinh doanh trên môi trường trực tuyến. Đặc biệt chúng tôi mang cộng đồng các chuyên gia công nghệ, chuyên gia tiếp thị có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thương mại điện tử đến từ nhiều tổ chức khác nhau tới cùng chia sẻ.” Trong mỗi tháng, Chi hội Tiếp thị và Công nghệ số sẽ xây dựng và thông báo các chủ đề cụ thể của sự kiện sắp diễn ra và trong mỗi chủ đề của tháng sẽ đi kèm là các công cụ giải pháp mà có thể áp dụng theo từng các case study được doanh nghiệp đặt hàng. Với mỗi một lĩnh vực sẽ có những mức độ quan tâm về các vấn đề nóng và giải pháp khác nhau. Các nội dung này được phát triển trên các trụ cột chính gồm: Strategy – Chiến lược tiếp thị và công nghệ số cho phát triển eCommerce; Tactics – Công cụ và giải pháp thực chiến áp dụng theo từng mô hình; Growth Hacking – Tăng trưởng đột phá, với các bài toán và công cụ cho việc áp dụng nhanh; Scale Up – Tổng thể mở rộng quy mô kinh doanh từ mô hình hiện có. Giải thưởng “The best solutions" là giải thưởng được cộng đồng các nhà doanh nghiệp đánh giá, dựa trên kinh nghiệm sử dụng thực tế của mình, để lựa chọn ra Top 50 các giải pháp được doanh nghiệp sử dụng rộng rãi, hiệu quả nhất. Từ đó lan tỏa các giải pháp hay này tới cộng đồng 700.000 doanh nghiệp Việt Nam. Giải thưởng sẽ hoàn toàn miễn phí và do các doanh nghiệp, và hội đồng thẩm định là các chuyên gia uy tín lựa chọn. Giải thưởng là cầu nối chất lượng giữa doanh nghiệp và các giải pháp uy tín. Chuỗi sự kiện do Chi hội Tiếp thị và Công nghệ số tổ chức với mong muốn tạo ra các sự kiện định kỳ mà ở đó các chuyên gia về tiếp thị số, công nghệ số cũng như các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này sẽ “bắt mạch, kê đơn" cho từng doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tiếp cận các giải pháp tiếp thị và công nghệ hiệu quả, đơn giản mà chi phí phù hợp để thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên môi trường trực tuyến. Đây cũng là sân chơi mà các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giải pháp, các agency quảng bá giới thiệu sản phẩm dịch vụ, tìm kiếm tài năng cho doanh nghiệp của mình. Các sự kiện này nằm trong nhóm các hoạt động mà Chi hội DTM hướng tới: Tạo điều kiện hình thành mạng lưới doanh nhân, nhà cung cấp dịch vụ, giải pháp công nghệ có kinh nghiệm và chất lượng cao phục vụ chiến lược chuyển đổi số của các doanh nghiệp Hội viên VECOM và các doanh nghiệp khác trên toàn quốc; tạo ra các hoạt động trao đổi kinh nghiệm giữa các doanh nhân, các chuyên gia marketing và đại diện các cộng đồng doanh nghiệp; cung cấp tư vấn, giải pháp hữu ích cho các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm các giải pháp công nghệ, dịch vụ tiếp thị hiệu quả để đầu tư, sử dụng. Ông Nguyễn Ngọc Dũng – Phó Chủ tịch VECOM cho biết: “Công nghệ tiếp thị đã từ lâu luôn đi liền với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Với sự phát triển của công nghệ và chuyển đổi mô hình kinh doanh từ truyền thống sang môi trường trực tuyến, công nghệ số đang mang đến những giải pháp mới và càng đóng vai trò quan trọng hơn. Đáp ứng nhu cầu và mong muốn của các doanh nghiệp thành viên cũng như các đối tác trong cộng đồng công nghệ và tiếp thị, VECOM đã quyết định thành lập Chi hội Tiếp thị và Công nghệ số. Sự kiện DTM Day ngày hôm nay là bước khởi đầu cho các hoạt động của Chi hội hướng đến cộng đồng và chúng tôi tin tưởng sẽ mang đến nhiều đóng góp hữu ích cho sự phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt trong giai đoạn khó khăn bởi dịch Covid-19 hiện nay.” Ông Đỗ Hữu Hưng – CEO ACCESSTRADE chia sẻ: “DTM là một tổ chức mở, với sự tham gia của đông đảo các chuyên gia, doanh nghiệp cung cấp giải pháp tiếp thị số. Những kinh nghiệm quý báu kể cả thành công lẫn thất bại từ các doanh nghiệp thành công trong tiếp thị số, trong thương mại điện tử sẽ được chia sẻ cho các doanh nghiệp. Chúng tôi mong muốn hướng tới là một cộng đồng hữu ích, có cả “thầy thuốc giỏi” và “thuốc hay” để doanh nghiệp Việt Nam thuận lợi hơn, dễ dàng hơn khi bước vào môi trường trực tuyến. Phương ThanhCông tác cải cách, hiện đại hóa hải quan luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm
TĐKT - Công tác cải cách, hiện đại hóa luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm chiến lược của Tổng cục Hải quan. Trong thời gian qua, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đã và đang nỗ lực thực hiện công cuộc cải cách trong toàn ngành nhằm đơn giản hóa thủ tục hải quan, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu, nâng cao chỉ số giao dịch thương mại qua biên giới và năng lực cạnh tranh quốc gia trong lĩnh vực hải quan. Từ kết quả khảo sát ý kiến cộng đồng doanh nghiệp năm 2018, Tổng cục Hải quan đã nhận diện các vấn đề cần phải tiếp tục nỗ lực cải cách như: Đơn giản hóa và nâng cao chất lượng thủ tục hành chính; đầu tư các máy móc thiết bị tiên tiến hiện đại; chống phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực; tăng cường đẩy mạnh hơn nữa sự phối hợp đồng bộ giữa cơ quan hải quan và các cơ quan khác liên quan. Hội nghị trực tuyến công bố báo cáo mức độ hài lòng của doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính xuất nhập khẩu Trong những năm qua, với sự nỗ lực cao, ngành Hải quan đã đạt được nhiều kết quả cao vượt bậc. Tổng cục Hải quan (TCHQ) đã thực hiện tốt vai trò là cơ quan chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, cơ quan Chính phủ trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nhà nước liên quan đến lĩnh vực hải quan, hoạt động xuất nhập khẩu, trong đó nổi bật là các văn bản về cải cách kiểm tra chuyên ngành và cải cách các thủ tục hành chính, triển khai mạnh mẽ Cơ chế một cửa quốc gia, Một cửa ASEAN, có thể kể đến như: Nghị định 85/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 của Chính phủ quy định thực hiện thủ tục hành chính theo Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, Quyết định số 38/QĐ-TTg ngày 12/01/2021 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Đề án cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu…. TCHQ tiếp tục đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Tính đến hết Quý II năm 2021, ngành Hải quan đã cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 cho 203 thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan, chiếm 85,6% tổng số thủ tục hành chính do ngành Hải quan thực hiện. Hoàn thành việc tích hợp 72 dịch vụ công trực tuyến lên Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ngành Hải quan không ngừng cải cách tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng cán bộ, công chức; tăng cường kỷ cương, kỷ luật, liêm chính trong thực thi công vụ; đổi mới phương pháp quản lý nguồn nhân lực theo năng lực dựa trên vị trí việc làm. Việc tổ chức thi đánh giá năng lực trong những năm vừa qua đã tạo ra phong trào học tập rộng khắp toàn ngành Hải quan nhằm nâng cao trình độ, kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ để phục vụ người dân và doanh nghiệp được tốt hơn. Để đẩy mạnh triển khai công tác cải cách thủ tục hành chính trong thời gian tới, đáp ứng yêu cầu hội nhập, trong đó, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, lấy sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp làm mục tiêu phấn đấu, Tổng Cục Hải quan sẽ tập trung cải cách thể chế và quy trình thủ tục, đảm bảo hành lang pháp lý đồng bộ cho việc triển khai các hiệp định tự do thế hệ mới (như CPTTP, EVFTA…), xây dựng mô hình hải quan số, hải quan thông minh; triển khai nhiệm vụ đầu mối chủ trì thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia, Một cửa ASEAN và kiểm tra chuyên ngành. Theo đó, ngành Hải quan tiếp tục đẩy mạnh triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN, tập trung nỗ lực xây dựng dự thảo Nghị định quy định về cơ chế quản lý, phương thức, trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng và kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu. Cơ quan Hải quan là đầu mối thực hiện kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu tại cửa khẩu. Song song với đó là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong ngành theo hướng: TCHQ xây dựng kiến trúc tổng thể hệ thống CNTT ngành hải quan hướng tới hải quan số trên cơ sở ứng dụng những thành tựu mới về công nghệ 4.0, tập trung ở mức cao, đáp ứng yêu cầu thực hiện thủ tục hải quan tự động, phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Triển khai và hoàn thiện hệ thống nộp thuế 24/7, hệ thống giám sát hàng hóa tự động tại kho, bãi, cảng nhằm phục vụ tốt hơn, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó, nghiên cứu, tổng kết, hoàn thiện và nhân rộng các mô hình cải cách, phát triển hiện đại hóa thành công. Kết quả ghi nhận mức độ hài lòng của doanh nghiệp về thực hiện thủ tục hành chính trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa cho thấy nỗ lực không ngừng của ngành Hải quan, các bộ, ngành, cơ quan của Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp. Đây sẽ là cơ sở để ngành Hải quan tiếp tục cố gắng hơn nữa và ngày càng nâng cao sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp. Hồng ThiếtTrang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 42
- 43
- 44
- 45
- 46
- …
- sau ›
- cuối cùng »