Phát động Ngày hội "Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực"
BTĐKT - Ngày 18/5, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam tổ chức họp báo công bố Ngày hội "Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực" giai đoạn 2023 - 2025. Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội LHTN Việt Nam Nguyễn Kim Quy cho biết, Ngày hội "Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực" giai đoạn 2023 - 2025 được tổ chức tại các khu công nghiệp, khu chế xuất nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng, tạo môi trường giao lưu, cổ vũ tinh thần giúp thanh niên công nhân nâng cao hiệu suất công việc, góp phần phát triển doanh nghiệp, địa phương và đất nước. Ông Nguyễn Kim Quy, Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội LHTN Việt Nam (bên phải) và ông Nguyễn Thanh Huân, Tổng Giám đốc công ty TCP (bên trái) trao đổi với báo chí tại buổi họp báo. Từ đó, Trung ương Hội cũng nghiên cứu đề xuất các chính sách, nội dung hoạt động cần thiết cho thanh niên nói chung và thanh niên các khu công nghiệp, khu chế xuất nói riêng; mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên, thành lập tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN Việt Nam tại các khu công nghiệp, khu chế xuất. Các hoạt động chính của ngày hội gồm có: Hoạt động khám bệnh, tư vấn sức khỏe, phát thuốc miễn phí; hội chợ giảm giá hỗ trợ cho thanh niên công nhân; giải bóng đá nam thanh niên công nhân; đêm nhạc "Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực", cuộc thi "Tìm kiếm tài năng thanh niên công nhân"… Ngày hội "Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực" năm 2023 lần đầu tiên tổ chức là hoạt động thiết thực truyền tải tinh thần "Năng lượng tích cực, húc tung thách thức" cho thanh niên công nhân; góp phần trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết, bổ ích, tạo môi trường giao lưu, học hỏi, góp phần chăm lo, hỗ trợ, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của thanh niên công nhân. Ngày hội diễn ra từ tháng 5 đến tháng 11 tại 6 khu vực, khởi động vào ngày 20 - 21/5 tại khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Dự kiến, ngày hội sẽ thu hút khoảng 50.000 lượt thanh niên công nhân tham gia, khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho hơn 16.000 thanh niên công nhân. Thục AnhChính trị - Xã hội
Việc học tập và làm theo Bác phải thực chất, đi vào cuộc sống
Chiều 18/5, tại Hà Nội, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương tổ chức Hội nghị sơ kết việc thực hiện Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2021-2023. Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu chỉ đạo tại hội nghị - Ảnh: VGP/Diệu Anh Dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Nguyễn Văn Thể, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương; Lê Quốc Minh, Tổng Biên tập Báo Nhân dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, cùng đại diện lãnh đạo các Ban Đảng Trung ương, các ban, bộ ngành, đoàn thể Trung ương. Tạo sự chuyển biến lớn trong tu dưỡng, rèn luyện Báo cáo về việc thực hiện Kết luận số 01, đồng chí Lại Xuân Lâm, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Khối cho biết, sau hơn 2 năm triển khai thực hiện Kết luận số 01, cơ quan Đảng ủy Khối đã đạt được những kết quả tích cực. Nhận thức của cán bộ, đảng viên đã được nâng lên và việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW trở thành những nhiệm vụ thường xuyên. Theo đó, việc cụ thể hóa nội dung Kết luận số 01 được cấp ủy các cấp nghiêm túc thực hiện từ việc xây dựng kế hoạch toàn khóa, kế hoạch hằng năm của tập thể và cá nhân, xây dựng chuyên đề hằng năm cho phù hợp với điều kiện thực tiễn đặc thù của các tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị. Việc triển khai thực hiện Kết luận số 01 được gắn với việc thực hiện các nghị quyết Trung ương về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và các quy định về nêu gương đã trở thành đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng bộ. Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã trở thành việc làm thường xuyên, ngày càng thực chất, đi vào chiều sâu, dần trở thành ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm của mỗi tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, của từng cán bộ, đảng viên và người lao động ở các cơ quan Trung ương. Đặc biệt, các cấp ủy đã đề cao vai trò, trách nhiệm, tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt, cấp ủy, người đứng đầu ở các cơ quan, đơn vị thông qua việc triệt để thực hiện phương châm "trên trước, dưới sau", "trong trước, ngoài sau", "học đi đôi với làm theo", xây dựng tập thể đoàn kết, vững mạnh, hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị và giải quyết những vấn đề nổi cộm của từng cơ quan, đơn vị. Công tác tuyên truyền việc thực hiện Kết luận số 01, biểu dương các gương điển hình tiêu biểu, những mô hình hay, cách làm hiệu quả trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được thực hiện thường xuyên, liên tục, cụ thể, có nhiều đổi mới tạo hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội… Tham luận tại hội nghị, các đại biểu khẳng định tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là tấm gương sáng, chứa đựng những giá trị sâu sắc, bền vững, soi rọi, định hướng cho công tác xây dựng Đảng hiện nay. Đặc biệt, cán bộ, đảng viên Đảng ủy Khối luôn coi trọng việc tự phê bình và phê bình những biểu hiện suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ... Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương Nguyễn Văn Thể phát biểu tại hội nghị - Ảnh: VGP/DIệu Anh Chú trọng xây dựng văn hóa nêu gương Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh, công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Kết luận số 01 được các cấp ủy, tổ chức đảng trong toàn Đảng bộ Khối triển khai nghiêm túc, bài bản, tạo chuyển biến rõ nét từ nhận thức đến hành động trong cấp ủy, người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng các cấp. Ban Thường vụ Đảng ủy Khối xác định các nội dung đột phá, chú trọng xây dựng văn hóa nêu gương. Hội nghị sơ kết là dịp để chúng ta biểu dương, khích lệ các điển hình tiêu biểu, tạo sức lan tỏa, sâu rộng từ điển hình ra diện rộng xã hội, nhân rộng các gương người tốt, việc tốt. Quan trọng hơn là giúp chúng ta nhìn lại, đánh giá và đề ra phương hướng, nhiệm vụ cụ thể, có tính khả thi cao, mang lại hiệu quả hơn nữa trong học tập và làm theo Bác, đáp ứng yêu cầu cách mạng trong tình hình mới. "Là đơn vị đặc thù, quan trọng của Trung ương, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương phải luôn nỗ lực, phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng, thực hiện thường xuyên, sâu rộng, hiệu quả việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị", đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh. Để đáp ứng yêu cầu này, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa đề nghị Đảng ủy Khối các cơ quan cần tiếp tục nâng cao nhận thức và đẩy mạnh thực hiện Kết luận số 01, coi đây là nhiệm vụ chính trị hàng đầu, thường xuyên trong công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động. Các tập thể tiêu biểu, có thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo Bác giai đoạn 2021-2023 được tặng bằng khen - Ảnh: VGP/Diệu Anh Đồng thời, tiếp tục chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 10-CT/TW của Ban Bí thư (khoá X) về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, gắn với các quy định nêu gương, đưa nội dung học tập và làm theo Bác vào sinh hoạt chi bộ định kỳ, trở thành việc làm thường xuyên, thực chất. Lấy đội ngũ đảng viên là trung tâm, cần thực hiện tốt việc nêu gương. Nghiên cứu các giải pháp khắc phục nhanh chóng, dứt điểm, hiệu quả những hạn chế, tồn tại đã nêu trong báo cáo. Làm được điều này, chính là chúng ta đã tạo ra khâu đột phá, kết quả mới trong xây dựng nội bộ đảng viên. Việc học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh phải thực chất, đi vào cuộc sống chứ không phải chỉ hình thức. Ngoài ra, cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và quản lý đảng viên, nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên. Kịp thời ngăn chặn, uốn nắn những nhận thức, hành vi lệch lạc, thiếu gương mẫu, đấu tranh phản bác các thông tin xấu độc, quan điểm sai trái của các thế lực thù địch, phản động… Tiếp thu ý kiến chỉ đạo, Bí thư Đảng ủy Khối Nguyễn Văn Thể cho biết, thời gian tới, các tổ chức đảng trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Kết luận số 01. Tiếp tục thực hiện Kết luận 01 một cách đồng bộ, chặt chẽ, kết hợp việc tổ chức học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với công tác xây dựng Đảng; chú trọng công tác sơ kết, tổng kết việc thực hiện Kết luận, chuyên đề toàn khóa và chuyên đề hằng năm ở các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị… Tại hội nghị, 50 tập thể được tặng Bằng khen của Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương vì đã có thành tích xuất sắc trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2021-2023. Theo Chinhphu.vnCông an học tập, thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy thực chất, có chiều sâu
Bộ trưởng Tô Lâm khẳng định việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Bác Hồ và 6 điều Bác Hồ dạy Công an đã đi vào thực chất, có chiều sâu hơn, chuyển mạnh từ "học tập" sang "làm theo." Bộ trưởng Tô Lâm phát biểu tại Hội nghị. (Nguồn: Cổng thông tin Điện tử Bộ Công an) Ngày 18/5, tại Hà Nội, Bộ Công an tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết 2 năm thực hiện Kết luận số 01, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị "Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" và tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 04, ngày 19/5/2018 của Bộ Công an về đổi mới, nâng cao chất lượng phong trào Công an Nhân dân học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy. Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì hội nghị. Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ Công an Trần Quốc Tỏ nêu rõ Hội nghị được tổ chức nhằm đánh giá kết quả, chỉ ra tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, rút ra những kinh nghiệm từ thực tiễn, những mô hình hay, cách làm hiệu quả, đề xuất những giải pháp khả thi, thiết thực và biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức,phong cách Hồ Chí Minh và Sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân. Thời gian qua, Kết luận số 01 của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 04 của Bộ Công an đã được các cấp ủy, đơn vị, đoàn thể chính trị-xã hội trong Công an Nhân dân lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc; đã tập trung chuyển mạnh từ "học tập" sang "làm theo" tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thông qua việc đề ra các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá; đề cao trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong tu dưỡng, rèn luyện, kiểm điểm tự phê bình và phê bình, "tự soi," "tự sửa," "tự nhận diện," cam kết không suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống; nâng cao ý thức chấp hành điều lệnh, kỷ luật, trách nhiệm đối với công việc, tinh thần phục vụ nhân dân. Nhiều cấp ủy đã xây dựng, phát triển hiệu quả một số mô hình phù hợp như: "Mỗi ngày làm một việc tốt vì dân," "Tiết kiệm theo gương Bác," "Nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin," "Xây dựng phong cách bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ," nghiên cứu, cụ thể hóa nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thành các chỉ tiêu công tác, tiêu chí phấn đấu tu dưỡng, rèn luyện cụ thể của cán bộ, đảng viên, chiến sỹ. [Tôn vinh 75 điển hình tiên tiến Công an Nhân dân làm theo lời Bác] Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và Sáu điều Bác Hồ dạy đi vào thực chất hơn, có chiều sâu hơn, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, chiến sỹ có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành tuyệt đối với công việc, không ngại khó khăn, gian khổ, hy sinh trong đấu tranh trấn áp tội phạm. Tham luận tại hội nghị, Trung tá Đồng Đức Vũ, Trưởng Ban Thanh niên Công an Nhân dân cho biết thanh niên Công an là lực lượng nòng cốt trong công tác bảo đảm an ninh trật tự; phát huy trách nhiệm xã hội trong các hoạt động tình nguyện chung sức cùng cộng đồng, góp phần lan tỏa mạnh mẽ tính nhân văn, tinh thần vì nhân dân phục vụ; thực sự là lực lượng tiên phong trong ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số phục vụ công tác Công an và thực hiện nhiệm vụ quốc tế. Từ các phong trào đã xuất hiện nhiều tấm gương thanh niên tiêu biểu, lập nhiều chiến công xuất sắc, được Đảng, Nhà nước và nhân dân biểu dương, khen thưởng. "Tự soi," "tự sửa," tự tu dưỡng, rèn luyện, coi trọng danh dự Phát biểu kết luận hội nghị, Bộ trưởng Tô Lâm khẳng định sau 2 năm triển khai thực hiện Kết luận số 01 của Bộ Chính trị và 5 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 04 của Bộ Công an, cấp ủy, lãnh đạo các cấp trong Công an nhân dân đã nhận thức sâu sắc, đầy đủ hơn về ý nghĩa, tầm quan trọng, sự cần thiết của việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và Sáu điều Bác Hồ dạy đối với công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng Công an Nhân dân. Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và Sáu điều Bác Hồ dạy đã đi vào thực chất, có chiều sâu hơn, chuyển mạnh từ "học tập" sang "làm theo" bằng những việc làm rất thiết thực, cụ thể hằng ngày trong công tác, chiến đấu, phục vụ nhân dân của cán bộ, chiến sỹ. Trong thời gian tới, Bộ trưởng Tô Lâm lưu ý cấp ủy, lãnh đạo các cấp tiếp tục tổ chức tốt các đợt sinh hoạt chính trị học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và Sáu điều Bác Hồ dạy; trong đó, quán triệt, thực hiện hiệu quả phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Chương trình kỷ niệm 75 năm Công an Nhân dân học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy về ba vấn đề cốt yếu là: "học tập," "quyết tâm thực hiện, làm theo" và "gương mẫu đi đầu"... Các đại biểu dự Hội nghị. (Nguồn: Cổng thông tin Điện tử Bộ Công an) "Tiếp tục nghiên cứu, cụ thể hóa Sáu điều Bác Hồ dạy thành các chuẩn mực đạo đức cụ thể, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện, dễ kiểm tra, đánh giá, phù hợp với từng cấp ủy, đơn vị, cá nhân để việc học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy trở thành việc làm tự giác, thường xuyên, hằng ngày, thành lối sống, nếp nghĩ, cách làm của từng đảng viên, cán bộ, chiến sỹ trong đơn vị, hình thành nên chuẩn mực về "Tư cách người Công an cách mệnh," Bộ trưởng Tô Lâm chỉ rõ. Bên cạnh đó là tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện, chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng điển hình tiên tiến; biểu dương, khen thưởng, tôn vinh các tập thể, cá nhân điển hình, tiêu biểu trong học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; đẩy mạnh tuyên truyền gương người tốt, việc tốt, hành động dũng cảm, nghĩa cử cao đẹp, tận tụy, nhân văn, vì nhân dân phục vụ của cán bộ, chiến sỹ để nhân dân hiểu, chia sẻ, giúp đỡ, ủng hộ lực lượng Công an Nhân dân; chủ động tuyên truyền, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác kịp thời các quan điểm sai trái, thù địch, nhất là các thông tin ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của lực lượng Công an Nhân dân. Bộ trưởng Tô Lâm nhấn mạnh việc tập trung triển khai có hiệu quả các đề án thành phần thực hiện Nghị quyết số 12 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 16 ngày 18/1/2023 của Đảng ủy Công an Trung ương về "Tăng cường công tác chính trị, tư tưởng đáp ứng yêu cầu xây dựng lực lượng Công an Nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại;" siết chặt kỷ luật, kỷ cương, quy tắc ứng xử của Công an Nhân dân. Cấp ủy, lãnh đạo các cấp tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; kịp thời phát hiện, đấu tranh ngăn chặn những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tham nhũng, tiêu cực; khuyến khích bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung, khắc phục tình trạng đùn đẩy, né tránh, sợ trách nhiệm. Đồng thời tiếp tục thể chế hóa việc học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy thành các văn bản quy định, quy chế, hướng dẫn để triển khai thực hiện toàn diện, sâu rộng trong toàn lực lượng, coi đây là tiêu chí quan trọng trong công tác đánh giá cán bộ hằng năm. "Mỗi cán bộ, chiến sỹ Công an Nhân dân dù ở cương vị công tác nào cũng phải thường xuyên "tự soi," "tự sửa," tự tu dưỡng, rèn luyện; phải luôn nhận thức sâu sắc, phải nỗ lực cao nhất để thực hiện thật tốt Sáu điều Bác Hồ dạy, đặc biệt là lời huấn thị: "Đối với tự mình, phải cần, kiệm, liêm, chính" để giữ mình cho thật trong sạch, thật vững vàng, không bị sa ngã trước mọi cám dỗ, luôn luôn tâm niệm và coi trọng danh dự, xác định rõ "Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất," Bộ trưởng Tô Lâm nhấn mạnh. Bộ trưởng Tô Lâm yêu cầu Bí thư cấp ủy, thủ trưởng Công an các cấp phải gương mẫu trong lãnh đạo, chỉ đạo; phải thể hiện vai trò nêu gương toàn diện trên các mặt tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong; tự phê bình và phê bình; trách nhiệm trong công tác; ý thức tổ chức kỷ luật và đoàn kết nội bộ; quan hệ với nhân dân; cấp trên làm trước, làm gương cho cấp dưới, đảng viên phải làm gương cho quần chúng với phương châm: "Trên làm gương mẫu mực, dưới tích cực làm theo."./. Theo TTXVNKể từ ngày 18/5/1946 khi các báo ở Thủ đô Hà Nội lần đầu thông tin với đồng bào ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ngày 19/5/1890, cứ vào dịp sinh nhật Bác, đồng bào, đồng chí và bạn bè quốc tế lại gửi tới Người những tình cảm sâu nặng và lời chúc mừng tốt đẹp nhất. Nhưng Bác luôn từ chối những lễ nghi phiền phức, Bác thường dặn trước các địa phương, cơ quan không nên tổ chức linh đình... Ôn lại kỷ niệm về những ngày sinh của Bác là một lần chúng ta lại thấy sáng ngời phẩm chất cao đẹp của một con người vĩ đại!
Ngày sinh nhật Bác quang vinh
Là ngày sinh nhật hồn xanh muôn người
(thơ Xuân Diệu)
Bác luôn dành tình yêu thương đặc biệt cho các em thiếu nhi. Ảnh tư liệu
Kỷ niệm sinh nhật Bác lần đầu tiên: 19/5/1946
Ngày 19/5, nhân dân Thủ đô Hà Nội vô cùng hạnh phúc được thay mặt đồng bào cả nước đến chúc mừng sinh nhật Bác.
Ngay từ sáng sớm, các đồng chí trong Thường vụ và trong Chính phủ đã tới chúc thọ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau đó, trong rừng cờ đỏ sao vàng, các cháu nhi đồng Tháng Tám, mũ ca-lô đội lệch, súng gỗ vác trên vai, kéo sang Bắc Bộ phủ. Bác Hồ cùng cụ Huỳnh Thúc Kháng và đồng chí Võ Nguyên Giáp vẫy tay chào các cháu. Bác đề nghị mở cửa Bắc Bộ phủ cho các cháu vào.
Trong các em thiếu nhi đến chúc mừng sinh nhật Bác hôm ấy, có em hằng ngày vẫn phải đi bán báo, có em là trẻ mồ côi ở trường trẻ mồ côi Hàng Bột. Các em đua nhau gắn huy hiệu măng mọc thẳng lên áo Bác, tặng Bác những chữ "i", "t" tượng trưng cho phong trào bình dân học vụ, những tập sách nhỏ in điều lệ và bài hát của Hội Nhi đồng cứu quốc.
Quà của Bác Hồ cho các cháu bé là một cây bách tán với lời gửi gắm: "Mai sau cái cây này sẽ mọc ra một trăm cái tán. Các cháu về chăm cho cây lớn, cây tốt thế là các cháu yêu Bác lắm đấy!".
Các em thiếu nhi vui mừng hát một bài cảm ơn Bác. Khi các em vừa khênh chậu cây bách tán ra thì một đoàn hơn 50 anh, chị là những người thay mặt cho miền Nam đang chiến đấu tới chúc mừng sinh nhật Bác.
Trong phái đoàn có chị Nguyễn Thị Định, người sau này trở thành một nữ tướng, người đại diện cho truyền thống "Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang" của phụ nữ Việt Nam. Chị kể lại trong hồi ký rằng, Bác đã xúc động nói: "Tôi xin cảm ơn các cô, các chú Nam Bộ. Thật ra các báo ở Thủ đô trong dịp này đã làm to ngày sinh của tôi. Hiện nay nước ta đang có nhiều khó khăn". Câu tiếp theo, giọng Bác càng xúc động hơn: "Các cô, các chú về báo cáo với nhân dân miền Nam thân yêu rằng: Lòng già Hồ, lòng nhân dân miền Bắc lúc nào cũng ở bên cạnh đồng bào Nam Bộ"[1].
Cũng trong buổi sáng ngày 19/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp một số đoàn thể đến chúc mừng sinh nhật Người, trong đó có đại diện của Tổng hội Công chức và Hội đồng Kiến thiết quốc gia; Ban vận động Trung ương Đời sống mới. Lực lượng Thanh niên Thủ đô thì tổ chức tuần hành mừng sinh nhật Bác Hồ.
Xúc động trước tình cảm của đồng bào, đồng chí, Bác nói: "… Chỉ vì nhà báo nào biết đến ngày sinh của tôi mà đem ra làm bận rộn đến đồng bào. Từ trước tới nay tôi đã là người của đồng bào, thì từ nay về sau tôi vẫn thuộc về đồng bào. Tôi quyết giữ lòng trung thành với Tổ quốc… Hôm nay đồng bào cho tôi nhiều hoa bánh. Những thứ đó đáng giá cả. Nhưng xin đồng bào nghĩ đến các đồng bào nghèo khó, hơn là hao phí cho tôi"[2].
Kỷ niệm sinh nhật Bác ở chiến khu Việt Bắc
Ở chiến khu Việt Bắc, công việc kháng chiến bề bộn nhưng Bác luôn tạo nên một không khí bình thản, tự tại, một cuộc sống đầm ấm mang nặng tình đồng chí, nghĩa đồng bào để vượt qua thử thách, gian nan, thiếu thốn.
Sinh nhật năm 1948 là kỷ niệm sinh nhật không bao giờ quên đối với Bác. Trước đó vài ngày, đồng chí Lộc (tên thật là Nguyễn Văn Ty) - người phục vụ nấu ăn cho Bác cũng là người đồng chí, người bạn thân thiết đã cùng Bác hoạt động ở Thái Lan, Trung Quốc rồi sau đó theo Bác trở về nước tham gia hoạt động cách mạng - vừa mới qua đời do sốt rét ác tính. Vì vậy mà kỷ niệm sinh nhật Bác diễn ra lặng lẽ.
Sáng sớm ngày 19/5/1948, các đồng chí phục vụ mang một bó hoa rừng đến chúc mừng sinh nhật Bác. Khi nhận bó hoa rừng và những lời chúc mừng, Bác xúc động rơm rớm nước mắt: "Bác cảm ơn các chú. Bác đề nghị dành bó hoa này cùng đến viếng mộ đồng chí Lộc". Thế là lễ mừng sinh nhật của Bác Hồ năm ấy, Bác đã dành để nói chuyện về một tấm gương trung thành với Đảng, suốt đời làm việc cho Đảng, không tính toán cá nhân, đòi hỏi địa vị.
Ngày 19/5/1949, anh em cơ quan định tổ chức một bữa ăn "tươi" mừng sinh nhật Bác. Lúc này bác cháu đang ở tại một bản đồng bào Mán, thuộc tỉnh Thái Nguyên, giáp Bắc Kạn. Anh em chưa kịp nói gì thì Bác đã chủ động thân mật bảo: "Bác cảm ơn các chú, thôi để về Thủ đô tha hồ mà chúc". Rồi Bác phân công anh em, người sang bên "vô tuyến điện" để lấy tin tức, người làm nốt một số công việc ở cơ quan, người thì đi làm thêm dây câu cá để cải thiện... Bác vừa thân tình không để cho anh em chúc thọ, vừa thiết thực giao việc cho anh em làm. "Về Thủ đô tha hồ mà chúc!", câu nói giản dị, thân tình của Bác sao mà đúng tâm tình của anh em đến thế, nên đã càng thúc đẩy mọi người hăng say mọi mặt công tác để kháng chiến mau chóng thắng lợi còn về Thủ đô chúc thọ Bác Hồ!
Các chiến sĩ Điện Biên mừng sinh nhật Bác (19/5/1954). Ảnh tư liệu
Kỷ niệm sinh nhật giải phóng
Sau 9 năm gian lao kháng chiến, quân và dân ta giành được những thắng lợi to lớn, đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ đầu tháng 5/1954. Chiến thắng Điện Biên Phủ diễn ra đúng dịp sinh nhật Bác Hồ kính yêu, là món quà vô giá và đặc biệt nhất của quân và dân ta kính dâng lên Bác nhân kỷ niệm ngày sinh của Người.
Có lẽ đây là kỷ niệm sinh nhật vui và hạnh phúc nhất trong cuộc đời Bác Hồ. Hoà cùng với niềm vui chung của quân và dân ta, Bác viết thư gửi cán bộ, chiến sĩ ở mặt trận Điện Biên Phủ, bức thư được đăng trên báo Nhân dân, số 184.
Trong thư, Người nhắc nhở không được chủ quan, khinh địch; phải luôn luôn sẵn sàng chiến đấu để giành thắng lợi lớn hơn nữa. Người và Chính phủ dự định tặng thưởng cho các chiến sĩ và cán bộ đã tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ huy hiệu "Chiến sĩ Điện Biên Phủ". Số báo trên còn đăng bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ, ký bút danh C.B. Bài thơ ca ngợi tinh thần dũng cảm, gan dạ vượt nhiều gian khổ, khó khăn của quân và dân ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
Cũng nhân dịp sinh nhật, Bác đã chiêu đãi những chiến sĩ tiêu biểu trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Sáng 19/5/1954, đoàn chiến sĩ thi đua từ mặt trận Điện Biên Phủ về mừng sinh nhật Bác. Bác khen ngợi và hỏi về đời sống chiến đấu ở Điện Biên Phủ cũng như hoàn cảnh gia đình của từng người.
Bác xúc động khi nghe kể về hoàn cảnh khó khăn của các chiến sĩ và động viên: Đất nước rồi sẽ độc lập, chắc chắn dân sẽ đủ ăn. Bác căn dặn các chiến sĩ: Phải tranh thủ học tập thật nhiều nâng cao trình độ văn hoá. Có học mới phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng [3]. Bác tự tay gắn huy hiệu cho Hoàng Đăng Vinh, người đã bắt sống tướng De Castries. Gắn huy hiệu xong, Người đề nghị để đạo diễn Liên Xô Roman Karmen cùng chụp ảnh với các chiến sĩ. Người nói vui: "Phải cười tươi lên đấy! Ai cười to, Bác cưới cho vợ đẹp". Buổi tối, Người mở tiệc chiêu đãi các chiến sĩ đã lập công trong chiến thắng Điện Biên Phủ và các bạn Liên Xô [4].
Theo đồng chí Vũ Kỳ-Thư ký riêng của Bác: "Trong khoảng thời gian 4 năm, từ 10/5/1965 đến 19/5/1969, Bác đã để cả thảy 28 buổi, phần lớn mỗi buổi hai giờ rưỡi để viết Di chúc" - Ảnh tư liệu
Kỷ niệm sinh nhật, Bác viết tài liệu "Tuyệt đối bí mật"
Kỷ niệm sinh nhật Bác năm 1965 là dịp hết sức đặc biệt: Bác Hồ tròn 75 tuổi. Dường như Người dự liệu trước được quy luật khắc nghiệt mà cuộc đời bất kỳ con người nào cũng phải trải qua nên Người bắt đầu viết "Di chúc" để lại cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta.
Sáng ngày 10/5/1965, tại phòng làm việc ở nhà sàn trong Phủ Chủ tịch, vào lúc 9h sáng - giờ đẹp nhất của một ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt bút viết những dòng đầu tiên của tài liệu "Tuyệt đối bí mật".
Với đức khiêm tốn cao cả, Bác không gọi là "Di chúc", "Chúc thư" hay "Di huấn"... mà Bác gọi rất giản dị là "Tài liệu", là "Thư", là "Mấy lời… tóm tắt vài việc". Bác cũng không muốn cho nhiều người biết việc làm của một người sắp "đi xa", ngại dẫn đến những suy nghĩ không có lợi trong hoàn cảnh cả nước đang đánh Mỹ, nên mở đầu bài viết, Bác ghi rõ "Nhân dịp 75 tuổi" và phía bên lề trái, Bác ghi chú thêm hàng chữ "Tuyệt đối bí mật", có nghĩa tài liệu này sẽ chỉ được công bố khi Người "đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác".
Những ngày tiếp theo của tháng 5/1965 hay những ngày trung tuần tháng 5 của những năm sau cũng vậy, Bác viết, sửa chữa, bổ sung tài liệu "Tuyệt đối bí mật" ở phòng làm việc Nhà sàn.
Theo đồng chí Vũ Kỳ-thư ký riêng của Bác: "Trong khoảng thời gian 4 năm, từ 10/5/1965 đến 19/5/1969, Bác đã để cả thảy 28 buổi, phần lớn mỗi buổi hai giờ rưỡi để viết Di chúc"[5]. Tại ngôi nhà sàn lộng gió thời đại, Bác ung dung, thư thái viết ra những điều Bác đã suy nghĩ, đúc kết những tư tưởng lớn lao, những suy tư trăn trở và tầm nhìn bao quát về công cuộc đấu tranh thống nhất Tổ quốc và dựng xây lại cho đất nước "đàng hoàng hơn, to đẹp hơn". Di chúc của Bác do đó là tài sản tinh thần vô giá Bác trao cho thế hệ chúng ta hôm nay cũng như các thế hệ mai sau.
Kỷ niệm sinh nhật cuối cùng của Bác Hồ
Sang năm 1969, sức khoẻ của Bác Hồ có phần yếu nhiều. Dịp kỷ niệm sinh nhật năm ấy, Bác không đi "công tác xa" như những năm trước đó. Đây cũng là lần đầu tiên trong 4 năm (1965-1969) Bác viết và sửa Di chúc muộn hơn, từ 9h30 đến 10h30 ngày 10/5/1969 (do Bác đi dự Hội nghị Trung ương ở nhà khách Hồ Tây về đến nhà sàn đã hơn 9h sáng).
Ngày hôm đó Bác đã viết lại toàn bộ phần mở đầu của Di chúc vào mặt sau tờ cuối cùng của tập bản Tin tham khảo đặc biệt (Việt Nam Thông tấn xã phát hành) số ra thứ 7 ngày 3/5/1969.
Bản viết này Bác viết bằng bút mực Cửu Long xanh đen, còn những chữ sửa lại, viết thêm thì Bác dùng bút mực đỏ, những chỗ gạch chân, chữ số, Bác dùng bút bi đỏ. Ngày 12/5, do buổi sáng Bác đi dự họp Bộ Chính trị nên Bác chuyển giờ viết Di chúc vào buổi chiều, từ 15h đến 16h. Những ngày này Bác chủ yếu sửa chữa đoạn mở đầu và viết thêm Di chúc năm 1968.
Chiều ngày 11/5/1969, Bác đến thăm và nói chuyện với các đại biểu dự Hội nghị cán bộ cao cấp toàn quân. Cả hội trường vang dậy những tràng vỗ tay vui mừng phấn khởi được đón Bác. Thiếu tướng Vương Thừa Vũ thay mặt các cán bộ và chiến sĩ toàn quân mang hoa đến chúc thọ Bác. Đồng chí xúc động bày tỏ: "Thưa Bác! Nhân dịp mừng thọ Bác 79 tuổi, chúng cháu xin thay mặt cán bộ chiến sĩ toàn quân, kính chúc Bác mạnh khoẻ, sống lâu. Toàn thể lực lượng vũ trang nhân dân tin tưởng tuyệt đối và biết ơn sâu sắc sự lãnh đạo, giáo dục và thương yêu chăm sóc của Đảng, của Bác". Đồng chí Vương Thừa Vũ vừa dứt lời, Bác vui vẻ rút một bông hoa đẹp nhất tặng lại đồng chí [6].
Ngày 18/5/1969, các cán bộ trong cơ quan Phủ Chủ tịch tổ chức mừng thọ Bác. Mọi người phấn khởi thưa với Bác về những chiến công mà quân và dân miền Nam đã giành được kính dâng lên Bác nhân dịp sinh nhật. Đồng chí Vũ Kỳ - thư ký riêng của Bác, thay mặt các cán bộ văn phòng và những người giúp việc đứng dậy xúc động nói: "Thưa Bác, nguyện vọng tha thiết của anh em là cố gắng mọi mặt mong Bác ăn được ngon, ngủ được tốt. Kính chúc Bác mạnh khoẻ sống lâu, lãnh đạo toàn dân kháng chiến thắng lợi".
Chiều cùng ngày, các đồng chí trong Bộ Chính trị và một số đồng chí Ủy viên Trung ương vào chúc thọ Bác ở căn nhà họp Bộ Chính trị gần ngôi nhà sàn trong khu Phủ Chủ tịch. Buổi lễ mừng sinh nhật Bác lần thứ 79 rất đơn giản, đầm ấm. Mọi người đều đứng xung quanh Bác. Đồng chí Tố Hữu tặng hoa, đồng chí Lê Duẩn đọc lời chúc mừng sinh nhật Bác. Bác cười vui thân mật mời mọi người ăn bánh kẹo và không quên dặn "nhớ mang phần về cho các cô và các cháu ở nhà".
Ngày 19/5/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn dậy sớm như thường lệ và cố gắng tập những động tác thể dục đơn giản nhất. Bác cố gắng và kiên trì tập ném bóng vào chiếc giỏ đựng giấy để cách xa khoảng vài mét ở dưới nhà sàn. Bác bình tĩnh chuẩn bị ra đi vào cõi vĩnh hằng nhưng vẫn kiên nhẫn muốn có thêm thời gian, thêm sức khoẻ để ở lại với đồng bào, đồng chí, vì sự nghiệp cách mạng chưa trọn vẹn, miền Nam chưa được giải phóng, đất nước chưa được thống nhất.
9h sáng của ngày sinh nhật lần thứ 79, Bác lại ngồi vào bàn làm việc, xem và chỉnh sửa, bổ sung bản Di chúc. Bác thay đổi ba chữ trên trang đầu: Bác thêm chữ "rất" thay chữ "như thường" trong câu "Nhưng tinh thần, đầu óc vẫn sáng suốt như thường" để thành "Nhưng tinh thần, đầu óc vẫn rất sáng suốt"; Bác thay chữ "tuổi" bằng chữ "xuân" trong câu "Khi người ta đã ngoài 70 tuổi" và Bác dùng từ "sẽ" thay chữ "phải" trong câu "phòng khi tôi phải đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác"[7].
10h30 Bác tiếp và mời cơm chị Phan Thị Quyên (vợ liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi) và chị Nguyễn Thị Châu (Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Thanh niên và Sinh viên giải phóng khu Sài Gòn Chợ Lớn - Gia Định) đến chúc thọ Người. Và bữa cơm trưa ngày 19/5 ấy, ngày 19/5 cuối cùng trong cuộc đời 79 mùa xuân của Bác Hồ, đã diễn ra thật ấm cúng, thân tình: Bác ngồi ở đầu bàn, chị Quyên ngồi bên trái Bác, chị Châu ngồi bên phải Bác, cạnh Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Thế là gần đủ 3 thế hệ, có cả miền Bắc, miền Trung, miền Nam. Hôm ấy, Bác ăn ngon miệng, Bác vừa ăn, vừa nói chuyện rất vui.
14h, các bác sĩ đến kiểm tra sức khoẻ cho Bác. 14h30, Người lên nhà sàn viết thư khen thiếu niên Hợp tác xã măng non thôn Phú Mẫn, xã Hàm Sơn, huyện Yên Phong, tỉnh Hà Bắc đã có nhiều thành tích trong việc chăm sóc trâu bò.
Đây là bức thư cuối cùng Bác Hồ gửi cho thiếu nhi Việt Nam, trong thư có đoạn viết: "Các cháu tuy tuổi còn nhỏ cũng có thể làm những việc ích nước, lợi dân. Các cháu là những người chủ tương lai của nước nhà, của hợp tác xã". Trong ngày, Bác gửi tặng cán bộ nhân dân tỉnh Nghệ An tấm ảnh chân dung của Người. Phía dưới tấm ảnh Người viết: "Cán bộ, đảng viên phải gương mẫu trong công tác, phải hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân". Người cũng gửi tặng ảnh chân dung cho cán bộ, công nhân Nhà máy xi măng Hải Phòng và Đảng bộ tỉnh Nghệ An nhân dịp kỷ niệm lần thứ 79 ngày sinh của Người[8].
Sinh nhật Bác Hồ năm 1969 diễn ra bình thường như những ngày làm việc của Bác và tất cả mọi người đều không ai nghĩ rằng đó là dịp kỷ niệm sinh nhật Bác Hồ lần cuối cùng.
Theo Chinhphu.vn
Phổ biến kiến thức “Bệnh lý về đường tiêu hóa - Chẩn đoán và phòng ngừa”
BTĐKT - Trong khuôn khổ Triển lãm Quốc tế Chuyên ngành Y Dược Việt Nam lần thứ 30 – VIETNAM MEDI-PHARM 2023, Ban Tổ chức triển lãm phối hợp cùng Bệnh viện Bạch Mai, Hội Chữ thập đỏ thành phố Hà Nội, Công ty TNHH Morinaga Milk Việt Nam... tổ chức Chương trình Hội thảo tọa đàm, phổ biến kiến thức “Bệnh lý về đường tiêu hóa - Chẩn đoán và phòng ngừa”. Bác sĩ, chuyên gia về đường tiêu hóa phố biến kiến thức chẩn đoán, phòng ngừa các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa Bệnh lý đường tiêu hóa là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, hầu hết mọi người đều có nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa; theo thống kê cho thấy 62% dân số thế giới đang gặp các vấn đề về sức khỏe tiêu hóa, có đến 40% dân số thế giới bị các vấn đề mạn tính về đường tiêu hóa và có đến 62% dân số đang gặp phải các vấn đề liên quan đến sức khỏe tiêu hóa phổ biến như đau dạ dày, khó tiêu… Tiêu hóa khỏe đồng nghĩa với hệ miễn dịch khỏe mạnh, là chìa khóa phòng tránh bệnh tật; tại Việt Nam, các vấn đề về sức khỏe hệ tiêu hóa còn chưa được người dân chú trọng đúng mức trong đời sống sinh hoạt hằng ngày. Ngoài vai trò chính giúp tiêu hóa thức ăn tạo năng lượng cho cơ thể, hệ thống tiêu hóa còn đóng vai trò rất quan trọng hỗ trợ chức năng miễn dịch bởi 70% hệ miễn dịch biểu mô của chúng ta nằm ở hệ tiêu hóa. Tặng hoa cho các đại biểu tham gia chương trình Khi bị bệnh về đường tiêu hóa sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống, tuy nhiên bệnh lý này hoàn toàn có thể phòng tránh được và chữa khỏi nếu phát hiện sớm, từ đó người mắc bệnh lý sẽ có hướng điều trị, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng với lối sống lành mạnh và khoa học hơn. Tọa đàm được tổ chức với mục tiêu giúp người dân nhận thức được tầm quan trọng của sức khỏe tiêu hóa đối với sức khỏe của người dân. Đồng thời hoạt động cũng nhằm hưởng ứng “Ngày sức khỏe tiêu hóa thế giới 29/5” với mong muốn chung tay xây dựng một cộng đồng khỏe mạnh. Thông qua đó, giúp tuyên truyền bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân; giúp người dân hiểu rõ hơn về bệnh, đồng thời đẩy mạnh việc áp dụng khoa học kỹ thuật mới trong công tác chẩn đoán điều trị bệnh... Hồng ThiếtĐiểm tựa vững chắc của người lao động khi có bảo hiểm thất nghiệp
BTĐKT - Chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là một trong các chính sách quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội, là một công cụ quản trị thị trường lao động hữu hiệu, với mục tiêu hỗ trợ người lao động bảo vệ vị trí việc làm, duy trì việc làm, phòng tránh thất nghiệp. BHTN là chính sách quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội quốc gia Nếu gặp rủi ro về việc làm, chính sách bảo hiểm thất nghiệp có các biện pháp nhằm thay thế, bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi thất nghiệp, quan trọng hơn nữa là có các biện pháp để hỗ trợ người lao động tham gia học nghề để nâng cao trình độ kỹ năng nghề hoặc chuyển đổi nghề nghiệp; tư vấn, giới thiệu việc làm để người thất nghiệp nhanh chóng tìm được việc làm mới, đồng thời, người thất nghiệp còn được hưởng chế độ BHYT, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, những năm qua, số lượng đối tượng tham gia và quy mô của Quỹ BHTN tăng nhanh chóng, từng bước xã hội hóa nguồn hình thành Quỹ BHTN. Cụ thể, đến hết năm 2022 có khoảng 15.120.220 người tham gia BHTN. Từ năm 2015 đến nay, số tiền thu BHTN tăng bình quân 15%/năm, tính đến cuối năm 2020 số tiền thu là 18.693 tỷ, dự toán thu BHTN năm 2021 - 2022 khoảng 20 tỷ/năm, tiền lương bình quân đóng bảo hiểm thất nghiệp khoảng 5.669.322 đồng/tháng. Cùng với đó, theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, số người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp có xu hướng tăng qua các năm do đối tượng tham gia tăng và người đủ điều kiện hưởng tăng: Năm 2015 có 526.279 người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, tăng gấp 3,57 lần so với năm 2010. Từ khi Luật Việc làm có hiệu lực với việc thay đổi cách tính thời gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp, tỷ lệ tăng số người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp giai đoạn 2015 - 2019 là khá ổn định. Năm 2021 có 764.643 người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, giảm 29,68% so với năm 2020 (1.087.411 người). Trong 8 tháng đầu năm 2022 có 643.014 người nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp (bằng 84,1% so với số người nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp năm 2021). Trong năm 2020, đại địch COVID-19 đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các đơn vị, doanh nghiệp và hàng ngàn người lao động. Trong bối cảnh đó, chính sách BHTN đã giúp đảm bảo phần nào đời sống, người lao động thất nghiệp và gia đình. Ngoài ra, người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp còn được cung cấp thông tin về thị trường lao động để tìm việc làm và sớm trở lại thị trường lao động, được cấp thẻ bảo hiểm y tế trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động có thể khám chữa bệnh. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khẳng định, trong những năm qua, các cơ quan, ban, ngành đã phối hợp tổ chức thực hiện bảo hiểm thất nghiệp với phương châm 3 đúng “đúng đối tượng, đúng chế độ, đúng thời hạn” khi giải quyết chế độ hỗ trợ học nghề đã có tác động tích cực, trực tiếp đến người lao động, người sử dụng lao động và vấn đề an sinh xã hội. Gia LinhTiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp
BTĐKT- Hiện nay, để đáp ứng và mang lại lợi ích cho người lao động và để các đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) được bao phủ trên diện rộng, BHTN tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật. Theo đó, việc tổ chức thực hiện chính sách BHTN còn nhiều hạn chế, chưa thực sự thể hiện được vai trò là công cụ quản trị thị trường hiệu quả, còn nặng về giải quyết trợ cấp thất nghiệp, chưa chú ý thỏa đáng đến các giải pháp về đào tạo nghề, phòng ngừa thất nghiệp, duy trì việc làm. Một số người lao động và người sử dụng lao động chưa nhận thức đầy đủ quyền lợi và trách nhiệm của mình về BHTN, do đó, còn xảy ra tình trạng cố tình hưởng BHTN sai quy định, trốn đóng, nợ đóng BHTN gây ảnh hưởng đến công tác thực hiện chính sách BHTN; phần lớn người sử dụng lao động chưa thực hiện thông báo định kỳ về tình hình biến động lao động theo quy định tại Nghị định 28/2015/NĐ-CP nên không cập nhật được số liệu về tình hình lao động tại địa phương. Tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật về BHTN. Công tác quản lý lao động ở nước ta còn nhiều bất cập, chưa có đủ công cụ để quản lý lao động nên rất khó kiểm soát tình trạng việc làm của người lao động, do đó, vẫn còn trường hợp người lao động vừa đi làm vừa hưởng trợ cấp thất nghiệp. Việc phát hiện người lao động có việc làm chủ yếu phụ thuộc vào ý thức tự giác của người lao động hoặc do cơ quan BHXH phát hiện. Mặt khác, công tác thu hồi tiền trợ cấp thất nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn do không kiểm soát được việc người lao động di chuyển nơi ở, nơi làm việc đi địa phương khác. Kinh phí và vấn đề nhân sự tại các trung tâm dịch vụ việc làm còn gặp rất nhiều khó khăn. Đó là, định suất nhân sự thực hiện BHTN của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội từ năm 2011 đến nay chưa được bổ sung trong khi số người đề nghị và hưởng BHTN đã tăng gấp nhiều lần so với năm 2011 dẫn đến khối lượng công việc của nhân sự thực hiện BHTN tại các trung tâm dịch vụ việc làm rất lớn, đặc biệt là các trung tâm có nhiều lao động hưởng BHTN như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Hà Nội... Trụ sở, cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, bất cập, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ về BHTN. Ngoài ra, chưa thực hiện kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu thu - chi của ngành Bảo hiểm xã hội với dữ liệu tiếp nhận, giải quyết hưởng các chế độ BHTN của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội. Do đó, chưa kịp thời phát hiện các sai phạm để có biện pháp ngăn chặn, xử lý các hành vi gian lận, trục lợi Quỹ BHTN. Để hoàn thiện chính sách BHTN, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết cần tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật về BHTN và các văn bản có liên quan. Theo đó, cần tổ chức rà soát, phát hiện, sửa đổi và bổ sung kịp thời các văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp; hoàn thiện các văn bản xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHTN. Sửa đổi, bổ sung Luật Việc làm, trong đó mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp, các chế độ BHTN, cải tiến quy trình tổ chức thực hiện bảo hiểm thất nghiệp; xây dựng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về ban hành danh mục sự nghiệp công sử dụng Quỹ BHTN là cơ sở để xây dựng đơn giá, giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng BHTN, các địa phương sẽ thuận lợi hơn trong việc xây dựng kinh phí, bố trí nhân sự nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ BHTN. Tổ chức thực hiện đúng, đầy đủ các quy định hiện hành về BHTN: Rà soát các đối tượng tham gia BHTN; thực hiện việc thông báo biến động lao động của các doanh nghiệp; thực hiện việc thông báo hằng năm cho từng người lao động về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp; chốt sổ bảo hiểm xã hội về BHTN; tiếp nhận và giải quyết hưởng BHTN theo phương châm 3 đúng “đúng đối tượng, đúng chế độ và đúng thời hạn”; tăng cường các giải pháp tích cực để tư vấn, giới thiệu việc làm và hỗ trợ học nghề cho người thất nghiệp ngay từ khi người lao động đến đăng ký thất nghiệp, chú trọng công tác thông tin thị trường lao động để hỗ trợ cho người thất nghiệp, tổ chức có hiệu quả các sàn giao dịch để người thất nghiệp tham gia; đồng thời có các biện pháp để hạn chế việc sa thải lao động của các doanh nghiệp; phát hiện các sai phạm, trục lợi về bảo hiểm thất nghiệp để có biện pháp ngăn chặn, xử lý. Xây dựng các mô hình chuẩn hoạt động về BHTN để thực hiện tốt các nhiệm vụ về BHTN, tư vấn, thông tin thị trường lao động, giới thiệu việc làm, cung ứng lao động và đào tạo nghề. Không ngừng nâng cao năng lực nhân sự thực hiện BHTN: thông qua đào tạo, bồi dưỡng và tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng làm việc để thực hiện bảo hiểm thất nghiệp, tư vấn, giới thiệu việc làm và đào tạo nghề, hỗ trợ học nghề. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực BHTN: Xây dựng cơ sở dữ liệu về BHTN, thực hiện chia sẻ, kết nối dữ liệu thu, chi bảo hiểm thất nghiệp giữa ngành BHXH với dữ liệu tiếp nhận, giải quyết hưởng các chế độ BHTN của ngành LĐTBXH nhằm kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp hưởng BHTN sai quy đình. Gia LinhTiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp
BTĐKT- Hiện nay, để đáp ứng và mang lại lợi ích cho người lao động và để các đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) được bao phủ trên diện rộng, BHTN tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật. Theo đó, việc tổ chức thực hiện chính sách BHTN còn nhiều hạn chế, chưa thực sự thể hiện được vai trò là công cụ quản trị thị trường hiệu quả, còn nặng về giải quyết trợ cấp thất nghiệp, chưa chú ý thỏa đáng đến các giải pháp về đào tạo nghề, phòng ngừa thất nghiệp, duy trì việc làm. Một số người lao động và người sử dụng lao động chưa nhận thức đầy đủ quyền lợi và trách nhiệm của mình về BHTN, do đó, còn xảy ra tình trạng cố tình hưởng BHTN sai quy định, trốn đóng, nợ đóng BHTN gây ảnh hưởng đến công tác thực hiện chính sách BHTN; phần lớn người sử dụng lao động chưa thực hiện thông báo định kỳ về tình hình biến động lao động theo quy định tại Nghị định 28/2015/NĐ-CP nên không cập nhật được số liệu về tình hình lao động tại địa phương. Tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật về BHTN. Công tác quản lý lao động ở nước ta còn nhiều bất cập, chưa có đủ công cụ để quản lý lao động nên rất khó kiểm soát tình trạng việc làm của người lao động, do đó, vẫn còn trường hợp người lao động vừa đi làm vừa hưởng trợ cấp thất nghiệp. Việc phát hiện người lao động có việc làm chủ yếu phụ thuộc vào ý thức tự giác của người lao động hoặc do cơ quan BHXH phát hiện. Mặt khác, công tác thu hồi tiền trợ cấp thất nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn do không kiểm soát được việc người lao động di chuyển nơi ở, nơi làm việc đi địa phương khác. Kinh phí và vấn đề nhân sự tại các trung tâm dịch vụ việc làm còn gặp rất nhiều khó khăn. Đó là, định suất nhân sự thực hiện BHTN của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội từ năm 2011 đến nay chưa được bổ sung trong khi số người đề nghị và hưởng BHTN đã tăng gấp nhiều lần so với năm 2011 dẫn đến khối lượng công việc của nhân sự thực hiện BHTN tại các trung tâm dịch vụ việc làm rất lớn, đặc biệt là các trung tâm có nhiều lao động hưởng BHTN như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Hà Nội... Trụ sở, cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, bất cập, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ về BHTN. Ngoài ra, chưa thực hiện kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu thu - chi của ngành Bảo hiểm xã hội với dữ liệu tiếp nhận, giải quyết hưởng các chế độ BHTN của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội. Do đó, chưa kịp thời phát hiện các sai phạm để có biện pháp ngăn chặn, xử lý các hành vi gian lận, trục lợi Quỹ BHTN. Để hoàn thiện chính sách BHTN, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết cần tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật về BHTN và các văn bản có liên quan. Theo đó, cần tổ chức rà soát, phát hiện, sửa đổi và bổ sung kịp thời các văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp; hoàn thiện các văn bản xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHTN. Sửa đổi, bổ sung Luật Việc làm, trong đó mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp, các chế độ BHTN, cải tiến quy trình tổ chức thực hiện bảo hiểm thất nghiệp; xây dựng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về ban hành danh mục sự nghiệp công sử dụng Quỹ BHTN là cơ sở để xây dựng đơn giá, giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng BHTN, các địa phương sẽ thuận lợi hơn trong việc xây dựng kinh phí, bố trí nhân sự nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ BHTN. Tổ chức thực hiện đúng, đầy đủ các quy định hiện hành về BHTN: Rà soát các đối tượng tham gia BHTN; thực hiện việc thông báo biến động lao động của các doanh nghiệp; thực hiện việc thông báo hằng năm cho từng người lao động về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp; chốt sổ bảo hiểm xã hội về BHTN; tiếp nhận và giải quyết hưởng BHTN theo phương châm 3 đúng “đúng đối tượng, đúng chế độ và đúng thời hạn”; tăng cường các giải pháp tích cực để tư vấn, giới thiệu việc làm và hỗ trợ học nghề cho người thất nghiệp ngay từ khi người lao động đến đăng ký thất nghiệp, chú trọng công tác thông tin thị trường lao động để hỗ trợ cho người thất nghiệp, tổ chức có hiệu quả các sàn giao dịch để người thất nghiệp tham gia; đồng thời có các biện pháp để hạn chế việc sa thải lao động của các doanh nghiệp; phát hiện các sai phạm, trục lợi về bảo hiểm thất nghiệp để có biện pháp ngăn chặn, xử lý. Xây dựng các mô hình chuẩn hoạt động về BHTN để thực hiện tốt các nhiệm vụ về BHTN, tư vấn, thông tin thị trường lao động, giới thiệu việc làm, cung ứng lao động và đào tạo nghề. Không ngừng nâng cao năng lực nhân sự thực hiện BHTN: thông qua đào tạo, bồi dưỡng và tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng làm việc để thực hiện bảo hiểm thất nghiệp, tư vấn, giới thiệu việc làm và đào tạo nghề, hỗ trợ học nghề. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực BHTN: Xây dựng cơ sở dữ liệu về BHTN, thực hiện chia sẻ, kết nối dữ liệu thu, chi bảo hiểm thất nghiệp giữa ngành BHXH với dữ liệu tiếp nhận, giải quyết hưởng các chế độ BHTN của ngành LĐTBXH nhằm kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp hưởng BHTN sai quy đình. Gia LinhBTĐKT - Ngày 28/4, Hội Chữ thập đỏ thành phố Hà Nội phát động Tháng Nhân đạo năm 2023, kỷ niệm 160 năm ra đời của phong trào Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế.
Theo đó, Tháng Nhân đạo năm 2023 diễn ra từ ngày 1 - 31/5 với chủ đề “Từ trái tim mỗi chúng ta - Chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái”, cao điểm thực hiện vào tuần thứ 2, tuần thứ 3 của tháng với các hoạt động được triển khai sôi nổi từ thành phố đến các cơ sở.
Trong Tháng Nhân đạo 2023, các cấp Hội Chữ thập đỏ thành phố Hà Nội phấn đấu vận động nguồn lực đạt trị giá tối thiểu 15 tỷ đồng để trợ giúp 35.000 lượt người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, người dễ bị tổn thương. Các hoạt động được tổ chức gắn với triển khai phong trào “Người tốt, việc thiện - Chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái”, tập trung hỗ trợ 2 nhóm đối tượng của chương trình “An toàn cho ngư dân nghèo, khó khăn” và “Dinh dưỡng cho trẻ em nghèo, khuyết tật”.
Tặng 2 xe máy cho người lao động nghèo thiếu phương tiện đi lại
Tại lễ phát động, các cơ sở hội, đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã ủng hộ và đăng ký ủng hộ nguồn lực đạt trị giá 22 tỷ đồng, vượt 7 tỷ đồng so với mục tiêu đề ra trong Tháng Nhân đạo. Trong đó, Hội Chữ thập đỏ các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố đăng ký hưởng ứng Tháng Nhân đạo với Hội Chữ thập đỏ Hà Nội nguồn lực hơn 12,7 tỷ đồng; gia đình Thiện Tâm Duyên đăng ký ủng hộ nguồn lực trị giá 3,2 tỷ đồng, Công ty TNHH Lock&Lock ủng hộ nguồn lực đạt trị giá 1 tỷ đồng, Công ty cổ phần liên doanh ô tô Huyndai Thành Công Việt Nam đăng ký ủng hộ 500 triệu đồng…
Tại buổi lễ, thay mặt cho gần 8000 cán bộ, hội viên Chữ thập đỏ quận Cầu Giấy, bà Bùi Thị Lan Phương, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ quận Cầu Giấy cho biết, hưởng ứng Tháng Nhân đạo năm 2023, Hội Chữ thập đỏ quận Cầu Giấy phấn đấu vận động nguồn lực đạt trị giá khoảng 1,5 tỷ đồng, trao sửa chữa 2 nhà Chữ thập đỏ, 2 xe máy, 26 suất học bổng, 50 xe đạp, 1500 suất quà tặng, 6 suất trợ vốn mỗi suất trị giá 5 triệu.
“Hội xin hứa sẽ nỗ lực hết mình, nguyện tiếp tục là địa chỉ tin cậy, là nơi gửi gắm tình yêu thương, nơi mang đến nụ cười hạnh phúc cho những mảnh đời khốn khó; là cánh tay phải đắc lực, cùng chính quyền quận Cầu Giấy thực hiện hiệu quả công tác đảm bảo an sinh xã hội và phát triển bền vững.” – bà Bùi Thị Lan Phương chia sẻ.
Hội Chữ thập đỏ thành phố Hà Nội và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội đã ký kết chương trình phối hợp tổ chức hoạt động nhân đạo, từ thiện và an sinh xã hội giai đoạn 2023 - 2027
Dịp này, Hội Chữ thập đỏ thành phố, Hội Chữ thập đỏ quận Cầu Giấy trao kinh phí hỗ trợ xây dựng 2 nhà Chữ thập đỏ, trao tặng 6 suất trợ vốn làm sinh kế cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, tặng 2 xe máy cho người lao động nghèo thiếu phương tiện đi lại, trao 26 suất học bổng cho học sinh nghèo…
Tại chương trình, Hội Chữ thập đỏ thành phố Hà Nội và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội đã ký kết chương trình phối hợp tổ chức hoạt động nhân đạo, từ thiện và an sinh xã hội giai đoạn 2023 - 2027 giữa 2 đơn vị. Đội tình nguyện viên Phản ứng nhanh Chữ thập đỏ thành phố Hà Nội với 20 thành viên cũng được ra mắt. Đội tình nguyện viên có trách nhiệm vận chuyển các suất ăn, vận chuyển người bệnh miễn phí và tổ chức các hoạt động nhân đạo khác do Hội Chữ thập đỏ thành phố giao.
Thục Anh
BTĐKT - Sáng 4/5, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức gặp mặt phóng viên báo chí thông tin về Lễ phát động hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo của tỉnh Điện Biên hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Theo đó, với chủ đề "Triệu tấm lòng yêu thương - Nghìn mái nhà hạnh phúc", Lễ phát động sẽ diễn ra lúc 9h ngày 12/5/2023 bằng hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến giữa điểm cầu chính tại cơ quan Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và điểm cầu các địa phương tại trụ sở Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam63 tỉnh, thành phố.Đây là sự kiện đặc biệt mở đầu cho các hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Phát biểu tại buổi gặp gỡ, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Hoàng Công Thủy cho biết: Điện Biên là một trong các tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước, hiện nay còn hàng vạn hộ nghèo, hộ cận nghèo cần được hỗ trợ về nhà ở và sinh kế để ổn định đời sống.
Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Hoàng Công Thủy chia sẻ thông tin tại buổi gặp mặt
Theo số liệu rà soát của UBND tỉnh Điện Biên, tính đến ngày 31/3/2023, trên địa bàn tỉnh Điện Biên có 7.447 hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo đang ở nhà tạm, nhà dột nát, hư hỏng có nhu cầu hỗ trợ làm mới và sửa chữa. Trong đó, số hộ nghèo, cận nghèo có nhu cầu hỗ trợ làm mới là 5.479 hộ; số hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu sửa chữa là 1.916 hộ; số hộ chính sách có nhu cầu làm mới là 28 hộ; số hộ chính sách có nhu cầu sửa chữa là 24 hộ.
Hưởng ứng phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” do Thủ tướng Chính phủ phát động; thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ và chào mừng Đại hội Mặt trận các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X (nhiệm kỳ 2024 - 2029), Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam phối hợp với tỉnh Điện Biên và các cơ quan liên quan triển khai Đề án vận động hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo của tỉnh Điện Biên.
Mục tiêu của chương trình là tập trung vận động các nguồn lực của xã hội để trong thời gian 1 năm (từ 7/5/2023 đến 7/5/2024) sẽ hỗ trợ làm mới 7.000 đến 8.000 nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo, hộ cận nghèo của tỉnh Điện Biên và địa bàn Tây Bắc (trong đó, hỗ trợ tỉnh Điện Biên làm 5.000 căn; sau khi hỗ trợ đủ 5.000 căn cho tỉnh Điện Biên, số còn lại hỗ trợ các địa phương khác trên địa bàn Tây Bắc).
Mức hỗ trợ 50 triệu đồng/căn nhà; tổng kinh phí vận động hỗ trợ dự kiến khoảng 350 đến 400 tỷ đồng. Ngoài mức hỗ trợ như trên, các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, các cơ quan, tổ chức, lực lượng vũ trang, nhân dân đóng quân trên địa bàn cùng tham gia vận động, hỗ trợ kinh phí, nguyên vật liệu, ngày công… để nâng cao giá trị công trình nhà đại đoàn kết cho các hộ gia đình.
Về phương thức ủng hộ, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có thể ủng hộ thông qua 3 hình thức: Ủng hộ qua tài khoản Quỹ “Vì người nghèo” Trung ương để Ban Vận động Quỹ “Vì người nghèo” Trung ương chuyển số kinh phí về tỉnh Điện Biên để thực hiện hỗ trợ đến các đối tượng; ủng hộ trực tiếp đến tài khoản Quỹ “Vì người nghèo” của tỉnh Điện Biên để tỉnh Điện Biên tổ chức triển khai đến các đối tượng được hỗ trợ; triển khai hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp các hộ gia đình của tỉnh Điện Biên.
Số tài khoản tiếp nhận ủng hộ và đầu mối liên hệ
(1) Tài khoản quỹ "Vì người nghèo" Trung ương
- Tên tài khoản: Quỹ Vì người nghèo Trung ương
- Số tài khoản: DBP07052024
- Tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank)- Chi nhánh thành phố Hà Nội.
- Đầu mối liên hệ:
+ Đ/c Nguyễn Thị Hồng Thương, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, điện thoại: 0903268111.
+ Đ/c Vũ Thị Hương, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, điện thoại: 0975705989.
(2) Tài khoản Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh Điện Biên:
- Tên tài khoản: Mặt trận Tổ quốc tỉnh (Quỹ Vì người nghèo)
- Số tài khoản: 3761.0.9031678.91046
- Tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Điện Biên
- Đầu mối liên hệ:
+ Đồng chí Quàng Văn Phong, Ủy ban MTTQ tỉnh Điện Biên, điện thoại: 0915182196.
+ Đồng chí Nguyễn Thị Hồng Minh, Ủy ban MTTQ tỉnh Điện Biên, điện thoại: 0976324078.
Thục Anh
Trang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 27
- 28
- 29
- 30
- 31
- …
- sau ›
- cuối cùng »