Chính trị - Xã hội

Chương trình 25 Năm Internet Việt Nam & Internet Day 2022

TĐKT – Nhân kỷ niệm 25 năm khai trương dịch vụ Internet Việt Nam, hưởng ứng và tiếp nối ngày Chuyển đổi số quốc gia (10/10), Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) và Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) sẽ tổ chức chương trình “25 năm Internet Việt Nam & Internet Day 2022” vào ngày 7/12 tại Hà Nội với chủ đề “Tương lai bền vững cho Hệ sinh thái Internet Việt Nam”. Dự kiến sự kiện thu hút 1000 khách mời là các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực Internet, ICT… Chương trình sẽ diễn ra với nhiều hoạt động phong phú: Hội thảo (gồm 1 phiên toàn thể “25 Năm Internet Việt Nam & Tương lai bền vững cho Hệ sinh thái Internet Việt Nam” và 2 phiên chuyên đề: Hạ tầng số xanh và bền vững; kinh tế số xanh và bền vững); Triển lãm Công nghệ đặc sắc; sự kiện ngoại giao (trong khuôn khổ kỷ niệm 30 năm quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc) về “Korea-Vietnam ICT & Metaverse Cooperation Conference”. Ngày 19/11/1997 đã mở đầu trang lịch sử Internet Việt Nam. Tại trụ sở Tổng cục Bưu điện, thay mặt cho Ủy Ban điều phối quốc gia về Internet Việt Nam, Tổng Cục trưởng Tổng cục Bưu điện đã tổ chức họp báo quốc tế công bố chính thức Việt Nam kết nối với mạng Internet toàn cầu và trình diễn kỹ thuật và thông báo các văn bản quy phạm pháp luật và chính sách để quản lý dịch vụ Internet tại Việt Nam. Sau 25 năm, Internet Việt Nam đã hình thành và có những bước phát triển vượt bậc. Việt Nam hiện tại đã được xếp hạng cao trong kết quả khảo sát của McKinsey tại các quốc gia với câu hỏi: Có sẵn sàng cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0?  Báo cáo "e-Conomy SEA 2022" của  Google, Temasek and Bain & Company (mới công bố vào 27/10/2022) cũng khẳng định: Việt Nam sẽ dẫn đầu về kinh tế Internet ở Đông Nam Á. Bên cạnh đó, theo kết quả khảo sát của Vietnam Report thực hiện mới đây thì các xu hướng kỳ vọng dẫn dắt ngành công nghệ trong giai đoạn bình thường tiếp theo bao gồm: Điện toán đám mây (Cloud computing), Trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), Công nghệ 5G, Internet băng thông rộng cố định và Chuỗi khối (Blockchain). Năm 2022, đánh dấu mốc kỉ niệm 25 năm Khai trương dịch vụ Internet Việt Nam, cũng là năm thứ 11 sự kiện Internet Day được tổ chức. Ban Tổ chức chương trình mong mỏi sẽ mang đến các nội dung chuyên môn sâu xoay quanh 6 lĩnh vực dẫn dắt kể trên cũng như về chủ đề Tương lai bền vững cho Hệ sinh thái Internet Việt Nam. Chương trình hội tụ những tên tuổi rất lớn trong làng công nghệ Việt Nam và Quốc tế có thể kể đến như: Viettel, VNPT, NetNam, Google, Meta, Amazon, Intel, Huawei, Traveloka, Cộng đồng Game Hàn Quốc - Việt Nam,.... để cùng nói về các chủ đề xoay quanh các lĩnh vực xu hướng dẫn dắt CNTT-VT: Cloud Computing, AI, IoT, 5G, Internet băng rộng cố định, Blockchain, Gaming,... Phương Thanh  

Phẫu thuật nội soi đặt tấm lưới trong phúc mạc, phục hồi thành bụng cho người bệnh thoát vị tam giác thắt lưng bên phải

TĐKT - Vừa qua, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tiếp nhận trường hợp người bệnh nam B.M.T (35 tuổi, Hà Nội), tiền sử khỏe mạnh. Anh T vào viện vì đau vùng thắt lưng phải 1 tháng nay, đã khám và điều trị tại một cơ sở y tế nhưng không khỏi hẳn.Ngoài triệu chứng đau mỗi khi gắng sức hay ho rặn thìngười bệnh thường xuyên xuất hiện khối ở vùng này. Tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, TS.BS Dương Trọng Hiền, Trưởng khoa Phẫu thuật Cấp cứu Tiêu hóa đã trực tiếp thăm khám cho người bệnh, chẩn đoán bệnh nhân bị thoát vị tam giác thắt lưng bên phải. Anh T. được chỉ định làm các xét nghiệm cần thiết, chụp cộng hưởng từ thắt lưng, xác định có khối thoát vị kích thước 7x8cm qua vị trí mất liên tục cơ thành lưng. Sau khi hội chẩn kỹ lưỡng, các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật cho anh T. Phẫu thuật nội soi đặt tấm lưới trong phúc mạc Là bệnh viện ngoại khoa hạng đặc biệt, hàng năm Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tiếp nhận và điều trị cho nhiều ca bệnh được chẩn đoán là thoát vị thành bụng. Tuy nhiên trường hợp gặp thoát vị tam giác thắt lưng tự nhiên mà không có tiền sử phẫu thuật hay chấn thương là rất hiếm gặp. Việc chẩn đoán và điều trị với những trường hợp có thoát vị tam giác thắt lưng đòi hỏi các bác sĩ phải có chuyên môn sâu và nhiều kinh nghiệm. Những yếu tố liên quan đến thoát bị thắt lưng tự phát này bao gồm: Tuổi, tình trạng dinh dưỡng và các bệnh mạn tính…  Phương pháp phẫu thuật tốt nhất cho những trường hợp thoát vị hố thắt lưng là phẫu thuật nội soi đặt tấm lưới nhân tạo để phục hồi thành bụng. So với phẫu thuật mổ mở thông thường, phẫu thuật nội soi giảm đau sau mổ và cho sẹo mổ thẩm mĩ tốt hơn, giảm phơi nhiễm các cơ quan nội tạng đến bên ngoài nên giảm nguy cơ nhiễm trùng và thời gian nằm viện cũng ngắn hơn. Ngược lại phẫu thuật nội soi tiếp cận lỗ thoát vị hố thắt lưng như trên cần đòi hỏi phẫu thuật viên là người có kinh nghiệm và kíp mổ chuyên nghiệp. Khoa Phẫu thuật cấp cứu tiêu hóa - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức là cơ sở ngoại khoa lớn về chuyên khoa tiêu hóa thực hiện thành công hàng trăm ca phẫu thuật nội soi tiêu hóa hàng năm, là nơi điều trị phẫu thuật hàng đầu đặc biệt những trường hợp khó như trên. Hồng Thiết  

BHXH Việt Nam: Triển khai các giải pháp đôn đốc thu, giảm nợ, phát triển người tham gia BHXH, BHYT những tháng cuối năm

TĐKT - Để phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ được giao trong năm 2022, BHXH Việt Nam tiếp tục triển khai các giải pháp nhằm đôn đốc thu, giảm nợ, phát triển người tham gia BHXH, BHYT trong những tháng cuối năm. Thời gian qua, Ban Cán sự Đảng BHXH Việt Nam cũng như BHXH Việt Nam đã có nhiều văn bản chỉ đạo về thực hiện các giải pháp phát triển người tham gia, đôn đốc thu, giảm số tiền chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN như: Nghị Quyết số 317-NQ/BCSĐ ngày 21/10/2022 của Ban Cán sự Đảng BHXH Việt Nam gửi Tỉnh ủy, Thành ủy các tỉnh về việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN; Công văn số 2588/BHXH-TST ngày 19/9/2022 gửi UBND các tỉnh về việc tăng cường công tác chỉ đạo phát triển người tham gia BHXH, BHYT; các Công văn số 326/BHXH-TST ngày 09/02/2022, 1664/BHXH-TST ngày 21/6/2022 và 2861/BHXH-TST ngày 07/10/2022 gửi BHXH các tỉnh về thực hiện công tác thu, phát triển người tham gia BHXH, BHYT… Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, công chức, viên chức, người lao động (NLĐ) trong toàn ngành BHXH Việt Nam có nhiều nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức trong giai đoạn “nước rút” nhằm phấn đấu về đích với những kết quả tích cực.   BHXH Việt Nam tiếp tục triển khai một số giải pháp để có thể hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2022 Tuy nhiên, hiện số người tham gia BHXH, BHYT, BHTN vẫn chưa đạt được như kỳ vọng; số tiền chậm đóng BHXH, BHYT ở một số địa phương chưa giảm sâu. Do đó, để phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ được giao năm 2022, trong đó quyết tâm giảm số tiền chậm đóng xuống mức thấp nhất, BHXH Việt Nam yêu cầu Giám đốc BHXH các tỉnh quyết liệt thực hiện tham mưu Hội đồng nhân dân (HĐND) cấp tỉnh, cấp huyện đưa vào Nghị quyết hằng năm về chỉ tiêu phát triển BHXH, BHYT; đề xuất hỗ trợ thêm cho người tham gia BHXH tự nguyện, BHYT tự đóng có hoàn cảnh khó khăn, người mới thoát nghèo, nông thôn mới, người dân sinh sống tại các xã mới thoát khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Với các địa phương đã có Nghị quyết của HĐND về hỗ trợ thêm mức đóng cho người tham gia BHYT, kịp thời lập danh sách người tham gia để cấp thẻ BHYT. Bên cạnh đó, quyết liệt rà soát, khai thác, phát triển người tham gia BHXH, BHYT, BHTN từ dữ liệu do cơ quan Thuế và các cơ quan liên quan; đẩy mạnh thanh tra chuyên ngành; phân công cán bộ bám sát, phối hợp với các đơn vị liên quan để tăng cường các giải pháp đôn đốc, vận động người tham gia BHYT hết hạn sử dụng thẻ BHYT nhưng chưa tham gia lại; vận động, phấn đấu có ít nhất 70% người thuộc hộ gia đình nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình và 100% người thuộc hộ cận nghèo, học sinh, sinh viên, nhất là sinh viên từ năm thứ hai trở đi tham gia BHYT. Ngoài ra, yêu cầu các tổ chức dịch vụ mở rộng mạng lưới nhân viên, cộng tác viên, tăng cường các giải pháp tuyên truyền, vận động linh hoạt, phù hợp để phát triển người tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình, đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu theo cam kết với cơ quan BHXH. Tiếp tục đề xuất UBND tỉnh trình HĐND hỗ trợ ngân sách địa phương hoặc kêu gọi doanh nghiệp (DN), cá nhân, mạnh thường quân hỗ trợ kinh phí mua thẻ BHYT cho người dân có hoàn cảnh khó khăn. Đối với công tác thu, giảm số tiền chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng yêu cầu UBND tỉnh về tình trạng chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN của các DN trên địa bàn để lãnh đạo, chỉ đạo, yêu cầu các DN chấp hành nghiêm việc đóng BHXH, BHYT, BHTN đầy đủ, kịp thời theo quy định. Đẩy mạnh hoạt động của Tổ thu nợ liên ngành cấp tỉnh, cấp huyện, tổ chức các buổi làm việc với DN chậm đóng; phân công cán bộ bám sát tình hình hoạt động của DNđể đôn đốc đóng đủ, không để phát sinh số tiền chậm đóng mới. Đồng thời,  tăng cường thanh tra chuyên ngành đối với DN chậm đóng từ 3 tháng trở lên, kiên quyết xử phạt vi phạm hành chính, ban hành Quyết định cưỡng chế thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền đã được quy định. Phối hợp chặt chẽ, kịp thời với cơ quan Công an trong việc điều tra, xử lý đối với DN cố tình trốn đóngBHXH, BHYT, BHTN cho NLĐ và các ngành chức năng để đề xuất UBND tỉnh các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn, thu hồi số tiền chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN tại các DN nhằm đảm bảo quyền lợi cho NLĐ. Tăng cường công tác tuyên truyền, đối thoại bằng các hình thức linh hoạt, phù hợp để nâng cao nhận thức, ý thức tuân thủ pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN đối với chủ sử dụng lao động và NLĐ; phê phán các hành vi vi phạm trốn đóng, chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN trên các phương tiện thông tin đại chúng. Việc các đơn vị sử dụng lao động, DN để nợ đọng BHXH, BHYT với số tiền lớn đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích an sinh hợp pháp, chính đáng của NLĐ. Do đó, nhằm đảm bảo quyền lợi cho NLĐ, thời gian qua, ngành BHXH Việt Nam đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp cụ thể, linh hoạt, phù hợp, như:tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương trong công tác tổ chức, thực hiện chính sách BHXH, BHYT; thành lập các Đoàn công tác của BHXH Việt Nam do Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc làm Trưởng đoàn làm việc với 63 BHXH tỉnh để đôn đốc, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác thu, thu nợ, phát triển người tham gia BHXH, BHYT, BHTN và công tác khám, chữa bệnh BHYT… Có thể khẳng định, việc hoàn thành chỉ tiêu thu, phát triển người tham gia BHXH, BHYT năm 2022 có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với mục tiêu bao phủ BHXH, BHYT toàn dân, đảm bảo an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước; là tiền đề góp phần giúp toàn ngành BHXH Việt Nam phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước, Chính phủ giao trong năm 2022 và các năm tiếp theo./. Hồng Thiết        

Suy tôn Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng lên ngôi vị Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam

TĐKT – Sáng 29/11, Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX đã biểu quyết và cử hành nghi thức tấn phong giáo phẩm Hòa thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư. Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX cử hành Nghi thức tấn phong giáo phẩm, biểu quyết nhân sự bổ sung Hội đồng Chứng minh, nhân sự chính thức và dự khuyết Hội đồng Trị sự khóa IX Toàn thể Đại hội thống nhất thông qua danh sách tấn phong 268 vị lên giáo phẩm Hòa thượng, 1.102 vị lên giáo phẩm Thượng tọa, 391 vị lên giáo phẩm Ni trưởng và 1.571 vị lên giáo phẩm Ni sư. Đại hội đã thống nhất suy tôn 112 Ủy viên Hội đồng Chứng minh và suy cử 235 ủy viên chính thức, 45 ủy viên dự khuyết Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam khóa IX, nhiệm kỳ 2022 - 2027. Tại phiên họp thứ nhất, Ủy viên Hội đồng Chứng minh đã thống nhất suy tôn 30 ủy viên tham gia Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh. Hội đồng suy tôn Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng, quyền Pháp chủ khóa VIII, lên ngôi vị Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam khóa IX (nhiệm kỳ 2022 - 2027), suy tôn 11 Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh. Tại phiên họp thứ nhất của Hội đồng Trị sự, các ủy viên đã thống nhất suy cử 65 ủy viên tham gia Ban Thường trực Hội đồng Trị sự. Hội đồng tái suy cử Hòa thượng Thích Thiện Nhơn là Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam khóa IX (nhiệm kỳ 2022 - 2027), suy cử 21 Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự. Hòa thượng Thích Trí Quảng, thế danh Ngô Văn Giáo, sinh năm 1938, tại Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh. Hòa thượng xuất gia năm 10 tuổi tại tổ đình Huê Nghiêm (Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh), thọ giới Tỳ - kheo năm 1960. Từ năm 1965 – 1972, Hòa thượng du học tại Đại học Rissho, Tokyo, Nhật Bản. Năm 1981, Hòa thượng được suy cử Ủy viên thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Hoằng pháp Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Ngài là một trong những vị giáo phẩm tham gia thành lập Ban Trị sự Thành hội Phật giáo TP Hồ Chí Minh, được Trung ương Giáo hội chỉ định tham gia Ban Trị sự, đảm nhiệm Phó Trưởng ban Trị sự Thành hội Phật giáo, Phó Trưởng ban Thường trực, Quyền Trưởng ban rồi chính thức lãnh đạo Phật giáo TP Hồ Chí Minh trong trách nhiệm Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP Hồ Chí Minh từ tháng 11/1998 đến tháng 6/2022. Tại Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ thứ V (2002), ngài được suy cử đảm nhiệm Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Tháng 7/2015, ngài được Giáo hội suy tôn lên ngôi vị Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Tại Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII (2017), ngài được suy tôn ngôi vị Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Ngày 1/12/2021, Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh họp phiên đặc biệt, đồng thanh suy cử Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng đảm nhiệm ngôi vị Quyền Pháp chủ. Hội nghị kỳ 6 - Khóa VIII (31/12/2021) đã nhất tâm suy tôn ngài lên ngôi vị Quyền Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Phương Thanh

Thông qua Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam sửa đổi lần thứ 7

TĐKT – Tại Phiên làm việc thứ 2, chiều 28/11, Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX, nhiệm kỳ 2022 - 2027 đã biểu quyết thông qua Hiến chương sửa đổi với 14 chương, nhiều hơn Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) hiện hành 1 chương và 16 điều. Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX, nhiệm kỳ 2022 - 2027 Hiến chương tu chỉnh lần này tập trung vào cơ cấu hệ thống tổ chức các cấp hành chính Giáo hội, sửa đổi bổ sung cấp hành chính cơ sở. Sau khi tu chỉnh, Hiến chương GHPGVN sẽ có 4 cấp hành chính: GHPGVN cấp Trung ương (bao gồm: Hội đồng Chứng minh và các cơ quan của Hội đồng Chứng minh; Hội đồng Trị sự và các cơ quan của Hội đồng Trị sự); GHPGVN cấp tỉnh, thành phố (bao gồm: Ban Chứng minh; Ban Trị sự và các cơ quan của Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, thành phố); GHPGVN cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (bao gồm: Ban Chứng minh; Ban Trị sự và các cơ quan của Ban Trị sự GHPGVN quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương); GHPGVN cấp cơ sở: Ban Quản trị tự viện. Hiến chương tu chỉnh lần này đã dành riêng một chương mới quy định về GHPGVN cấp cơ sở (Chương VIII). Trong đó quy định, chùa, tổ đình, tịnh xá, thiền viện, tu viện, tịnh viện, tịnh thất, niệm Phật đường là cơ sở tôn giáo thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam (gọi chung là tự viện). Tự viện đang hoạt động hợp pháp theo quy định của Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và pháp luật Nhà nước được thành lập Ban Quản trị tự viện. Hiến chương tu chỉnh cũng có quy định cụ thể về tài sản của tổ chức tôn giáo trực thuộc GHPGVN và tài sản của tăng ni; quy định về việc thành lập Ban khen thưởng – kỷ luật ở cấp Trung ương và cấp tỉnh, thành phố; quy định mức khen thưởng tuyên dương công đức cao bằng biểu tượng là “Tuyên dương công đức Phật Hoàng Trúc Lâm”. Trong lần tu chỉnh Hiến chương này đã kiện toàn cơ cấu tổ chức của Hội đồng Chứng minh, các quy định trong Hiến chương cụ thể hóa vai trò của Hội đồng Chứng minh là cơ quan lãnh đạo tối cao về đạo pháp và giới luật. Nâng cao vị thế lãnh đạo của Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh và các cơ quan của Hội đồng Chứng minh: Văn phòng Hội đồng Chứng minh, Ban Giám luật, Ban Giám sát và Kỷ luật là một trong những điểm quan trọng. Phương Thanh

Chia sẻ các sáng kiến vì cộng đồng: Nhân rộng và kết nối

TĐKT - Chiều ngày 28/11, tại Hà Nội, Bộ biên tập Tạp chí Cộng sản, Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Thành ủy – HĐND- UBND thành phố Hà Nội và Tập đoàn Điện lực Việt Nam tổ chức Hội thảo “Chia sẻ các sáng kiến vì cộng đồng – Nhân rộng và kết nối” lần thứ IV, năm 2022. Đây là chương trình trình nằm trong chuỗi hoạt động giúp gia tăng cơ hội kết nối giữa các tác giả, nhóm tác giả có sáng kiến được đánh giá tới các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân quan tâm.  Quang cảnh Hội thảo Cuộc thi sẽ góp phần truyền tải những thông điệp chương trình, khích lệ tinh thần sáng tạo trong xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trong mọi tầng lớp nhân dân, tạo hiệu ứng tốt giúp các sáng kiến hỗ trợ cộng đồng ngày càng được nhân lên sâu rộng hơn, mạnh mẽ hơn. Căn cứ thể lệ cuộc thi và 7 tiêu chí chấm điểm: Tính phát triển; đối tượng tác động và kết quả mong đợi; tính sáng tạo; tính khả thi; tính bền vững và khả năng nhân rộng; hiệu quả chi phí; năng lực của đơn vị triển khai, qua hai vòng thẩm định của Hội đồng sơ khảo và Hội đồng chung khảo, đã có 165 sáng kiến được bình chọn vòng sơ khảo, 40/165 sáng kiến được xét duyệt tham gia vòng chấm chung khảo. Kết quả, Ban Tổ chức đã lựa chọn được 22 hồ sơ sáng kiến để tiến hành biểu dương bao gồm: 2 Giải A; 04 giải B; 06 giải C; 10 giải khuyến khích. Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi “Sáng kiến vì cộng đồng” lần thứ IV và Phát động cuộc thi “Sáng kiến vì cộng đồng” lần thứ V sẽ được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV2 vào hồi 20h ngày 29/11/2022, tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Dự Lễ tổng kết và trao giải có đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước các cơ quan ban, bộ, ngành và các đại diện đoạt giải. Sau gần 10 năm thực hiện hoạt động tìm kiếm và tôn vinh với 4 lần trao giải, đã có hàng chục sáng kiến đạt giải từ Chương trình được triển khai ứng dụng trong nhiều lĩnh vực xây dựng, phát triển kinh tế, trong đời sống văn hóa – xã hội, góp phần mang đến những hiệu quả thiết thực trong công cuộc xây dựng, phát triển bền vững chung của đất nước. Hồng Thiết

Trường Đại học RMIT Việt Nam giành quán quân Cuộc thi Tài năng trẻ Logistics Việt Nam 2022

TĐKT - Ngày 27/11, tại Trường Đại học Thủy lợi, Hà Nội đã diễn ra Chung kết Cuộc thi Tài năng trẻ Logistics Việt Nam 2022. Đội thi LOGPRO, đại diện đến từ trường Đại học RMIT Việt Nam đã xuất sắc giành ngôi vị cao nhất của Cuộc thi. PGS. TS. Trịnh Thị Thu Hương, Trưởng Ban Tổ chức phát biểu khai mạc Chung kết Cuộc thi Theo PGS. TS. Trịnh Thị Thu Hương, Phó Chủ tịch Hiệp hội Phát triển nhân lực Logistics Việt Nam, Trưởng Ban Tổ chức: “Cuộc thi Tài năng trẻ Logistics Việt Nam được tổ chức với mong muốn tạo ra sân chơi hữu ích cho các em sinh viên trên toàn quốc và trở thành cầu nối giữa sinh viên, nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo logistics để tạo ra môi trường học tập, nghiên cứu thực tế và hiệu quả”.  Năm 2022, Cuộc thi quay trở lại với mùa thi thứ 5, tiếp tục tìm kiếm và ươm mầm những tài năng trẻ, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành logistics. Cuộc thi là một cơ hội để các em sinh viên được cọ xát với nhau, là một bước đệm để các em có những trải nghiệm, tiếp xúc gần hơn với môi trường làm việc tương lai, tiếp cận gần hơn với thực tế ngành, vận dụng những kiến thức được học trên giảng đường vào thực tiễn và ý thức được tầm quan trọng của logistics trong đối với nền kinh tế đất nước. Ông Trần Duy Khiêm, Giám đốc Phát triển thương hiệu U&I Logistics có đôi lời chia sẻ trên cương vị là đại diện nhà tài trợ Kim Cương của Cuộc thi Ông Trần Duy Khiêm, Giám đốc Phát triển thương hiệu U&I Logistics cho rằng: “U&I Logistics đã đồng hành cùng Tài năng trẻ Logistics Việt Nam từ năm đầu tiên, chứng kiến Cuộc thi ngày càng nâng cao chất lượng tổ chức và chuyên môn, mở rộng quy mô, lan tỏa và thành công như ngày hôm nay, chúng tôi vô cùng tự hào và vinh dự. U&I Logistics luôn sẵn sàng tạo mọi điều kiện về vật chất, môi trường thực tế cũng như chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm cho các bạn học hỏi và trải nghiệm.” Các đội thi trải qua các vòng tranh tài sôi nổi, gay cấn Chung kết năm nay có sự góp mặt của 16 đội thi đến từ 16 trường đại học, cao đẳng, cơ sở đào tạo trên toàn quốc. Các đội thi đã cùng tranh tài trong 4 phần thi (Chinh phục, Khát vọng, Thử thách, Vinh quang) để tìm ra được đội thi xứng đáng nhất với ngôi vị quán quân. Đội LOGPRO - đại diện Trường Đại học RMIT Việt Nam giành ngôi vị Quán quân của Cuộc thi Bằng sự nỗ lực của mình, đội LOGPRO - đại diện Trường Đại học RMIT Việt Nam đã xuất sắc chinh phục được ngôi vị Quán quân trong cuộc hành trình tìm kho báu tại Cuộc thi Tài năng trẻ Logistics Việt Nam 2022. Giải nhì thuộc về đội CHILL - đại diện Trường Đại học Kinh tế Quốc dân; giải ba thuộc về 2 đội: SPEEDY - đại diện Học viện Ngân hàng, 4FIS - đại diện Trường Đại học Thương mại. Giải khuyến khích được trao cho 4 đội thi: VITALITY - đại diện Trường Đại học Giao thông vận tải phân hiệu tại TP Hồ Chí Minh; GSLOGS - đại diện Trường Đại học Lâm nghiệp;  APK - Đại diện Trường Đại học Công nghệ TP Hồ Chí Minh; ILOGU22 - Đại diện Trường Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh. Ngoài ra, Ban Tổ chức trao giải Triển vọng cho 8 đội thi. Đội được yêu thích nhất Vòng Chung kết là đội LOGFIRE - đại diện Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại. Đánh dấu 5 năm kể từ khi Cuộc thi được khởi xướng, Hiệp hội Phát triển nhân lực Logistics Việt Nam đã tổ chức Lễ trao học bổng VALOMA và Gala kỷ niệm với sự tụ hội của rất nhiều đối tác, cựu thí sinh, cựu cộng tác viên đã tham dự Cuộc thi trong các năm qua. Cuộc thi khép lại với nhiều cung bậc cảm xúc của các đội thi và các bạn khán giả. Để có một mùa thi thành công như vậy, Ban Tổ chức Cuộc thi gửi lời cảm ơn chân thành đến U&I Logistics, Vietjet Air, VSICO, Khải Minh Global, Headway JSC., Maersk Việt Nam, Delta International, Bee Logistics, Worldwide Link, Lazada Logistics, ASL Logistics, Xuân Cương, Smartlog, YCH-Protrade, CMU Logistics, Kuehne+Nagel Việt Nam, Phaata, Vinacontrol, Ratraco, FPT Next Education, VILAS, VLI, VIL, EDINS, Airseaglobal, Vietnam Shipping Gazette. Phương Thanh

Xây dựng tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam trang nghiêm, vững mạnh, phát triển

TĐKT – Sáng 28/11, tại Hà Nội, Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX, nhiệm kỳ 2022 - 2027 Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) chính thức khai mạc, với chủ đề “Kỷ cương – Trách nhiệm – Đoàn kết - Phát triển”. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tặng hoa chúc mừng Đại hội. Đại hội vinh dự đón Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tới dự và phát biểu ý kiến. Dự Đại hội, có các đồng chí Bí thư Trung ương Đảng: Đỗ Văn Chiến, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Bùi Thị Minh Hoài, Trưởng ban Ban Dân vận Trung ương… Đại hội có sự tham dự của 1.091 đại biểu gồm Chư tôn đức Hòa thượng thành viên Hội đồng Chứng minh; Chư tôn đức Hòa thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư, Đại đức Tăng Ni, Cư sĩ, tín đồ Phật tử thành viên Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam; đại biểu các Ban, Viện trực thuộc Trung ương Giáo hội; Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố trong cả nước; đại biểu tang, ni, Phật tử Hội Phật tử Việt Nam ở nước ngoài. Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam phát biểu khai mạc Đại hội Phát biểu khai mạc Đại hội, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhấn mạnh: Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX, nhiệm kỳ 2022 - 2027 là sự kiện đặc biệt quan trọng đối với tăng ni, đồng bào tín đồ Phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam ở trong nước và nước ngoài. Thành công của Đại hội có ý nghĩa hết sức quan trọng trong sự nghiệp hoằng dương Phật pháp, góp phần chung tay cùng cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề nghị Đại hội phát huy cao nhất tinh thần trách nhiệm, tập trung trí tuệ để đánh giá đúng thành tựu Phật sự đạt được, chỉ rõ những hạn chế, nguyên nhân, rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác điều hành Phật sự của Hội đồng Trị sự; đồng thời phân tích sâu những tiềm năng, lợi thế, nhìn ra những khó khăn, thách thức phía trước, từ đó đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ Phật sự trọng tâm và sáng tạo đột phá nhằm thực hiện thành công một cách hữu hiệu nhất các Phật sự ích đạo, lợi đời, đồng hành cùng cả hệ thống chính trị đem lại đời sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Đại hội Phát biểu tại Đại hội, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận, đánh giá cao những kết quả tốt đẹp, những đóng góp quan trọng của GHPGVN trong nhiệm kỳ 2017 – 2022 vào sự phát triển chung của đất nước. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến công tác tôn giáo, đã ban hành nhiều chính sách, pháp luật liên quan nhằm đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. Đảng, Nhà nước ta luôn thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, thực hiện bình đẳng giữa các tôn giáo, bảo đảm sinh hoạt tôn giáo đúng pháp luật, đúng hiến chương và điều lệ của các tôn giáo được Nhà nước công nhận. Qua đó, giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và nguồn lực của các tôn giáo cho sự nghiệp phát triển đất nước, không ngừng chăm lo đời sống cho nhân dân, tạo điều kiện cho đồng bào có đạo và chức sắc tôn giáo thực hiện tốt việc tu hành chân chính và làm tròn bổn phận của công dân với Tổ quốc. Đánh giá cao GHPGVN đã lựa chọn chủ đề đại hội là “Kỷ cương – Trách nhiệm – Đoàn kết - Phát triển”, Chủ tịch nước đề nghị Đại hội tập trung thảo luận, thống nhất ý chí và hành động của toàn thể Giáo hội để quyết tâm thực hiện thành công 12 mục tiêu tổng quát về hoạt động Phật sự trong nhiệm kỳ 2022 - 2027 đã đề ra. Xây dựng tổ chức GHPGVN trang nghiêm, vững mạnh, phát triển; suy tôn, suy cử các quý vị lãnh đạo trong Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự là những người tiêu biểu về đạo hạnh và năng lực, đại diện cho các hệ phái, vùng miền, xứng đáng là “thạch trụ tùng lâm”. Thống nhất tu chỉnh Hiến chương phù hợp và đáp ứng yêu cầu hoạt động của Giáo hội trong giai đoạn mới, tiếp tục phát huy những giá trị tốt đẹp của Phật giáo, khẳng định vị thế của tổ chức Phật giáo duy nhất ở Việt Nam đại diện cho Tăng, Ni, Phật tử Việt Nam ở trong và ngoài nước, làm cơ sở để tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp "Hộ quốc an dân" của Phật giáo Việt Nam trong giai đoạn mới. Đảng, Nhà nước và MTTQ Việt Nam mong rằng với tôn chỉ, mục đích cao cả của phật giáo, với đường hướng hành đạo: “Đạo pháp - dân tộc -chủ nghĩa xã hội”, trong nhiệm kỳ mới, GHPGVN tiếp tục tập trung chỉ đạo, tập hợp đoàn kết tăng ni, Phật tử Việt Nam ở trong và ngoài nước, tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, gắn bó, đồng hành cùng dân tộc của Phật giáo Việt Nam, góp phần tích cực vào đoàn kết và hòa hợp dân tộc, thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước, chung tay thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Phật giáo Việt Nam trực tiếp đóng góp vào sự phát triển hùng vường, thịnh vượng của Việt Nam vào năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nhân dịp này, Chủ tịch nước đề nghị các ban, bộ, ngành trung ương và các cấp ủy, chính quyền địa phương cùng MTTQ Việt Nam luôn quan tâm và thực hiện đúng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với tôn giáo; hướng dẫn, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng hoạt động tuân thủ pháp luật, tạo môi trường sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo ổn định, lành mạnh ở nước ta. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao Huân chương Lao động tặng các tập thể, cá nhân thuộc GHPGVN Hoạt động Phật sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong nhiệm kỳ VIII (2017 -2022) vừa qua đã diễn ra trong bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế vô cùng đặc biệt với nhiều thuận lợi và cũng phải đối diện với những khó khăn, thách thức chưa từng diễn ra. Mặc dù vậy, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự đã điều hành linh hoạt, sáng tạo các hoạt động Phật sự của Giáo hội. Các Ban, Viện Trung ương, Ban Trị sự các cấp đã đạt được những mục tiêu, kế hoạch đề ra trong nhiệm kỳ. Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố đã rất nỗ lực trong các Phật sự và chỉ đạo tổ chức thành công Đại hội đại biểu Phật giáo cấp huyện nhiệm kỳ 2021 - 2026 theo đúng kế hoạch Thông tư 205/TT-HĐTS của Hội đồng Trị sự. Đại hội đại biểu Phật giáo cấp tỉnh nhiệm kỳ 2022 - 2027 đã diễn ra thành công ở tất cả 63 tỉnh, thành phố theo đúng Thông tư 60/TT-HĐTS để tổ chức thành công Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX. Toàn thể tăng ni, Phật tử trong Giáo hội đã hòa hợp, nỗ lực, cố gắng vượt bậc đạt được nhiều thành tựu Phật sự quan trọng, đó là: Tăng sự trang nghiêm, tăng ni đoàn kết; các kỳ An cư kết hạ được tổ chức ở tất cả các Ban Trị sự, tổ chức thành công 70 Đại Giới đàn truyền thụ giới pháp cho hơn 20 ngàn giới tử tiếp nối hậu lai, báo Phật ân đức; hàng trăm ngàn đồng bào Phật tử được quy y Tam bảo; chùa và cơ sở tự viện được mở mang xây dựng; nhiều buổi thuyết pháp, tưởng niệm tri ân Anh hùng liệt sĩ, nhiều khóa tu mùa hè, khóa giảng và tu online được tổ chức đáp ứng cho nhu cầu của đồng bào Phật tử và giới trẻ thanh thiếu niên; công tác từ thiện an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo được thực hiện thường xuyên, liên tục với giá trị hơn 7.000 tỷ đồng. Công tác ích nước, lợi dân, ích đạo, lợi đời có sự phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong hệ thống chính trị, có hiệu quả thiết thực chung tay thực hiện tốt sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc, chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo, thực hiện đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19, một lần nữa tăng ni, Phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã càng chứng tỏ tinh thần Phật giáo Việt Nam luôn đồng hành cùng dân tộc trong mọi hoàn cảnh lịch sử. Các cấp Giáo hội đã chung tay cùng cả hệ thống chính trị và toàn xã hội góp phần đẩy lùi, chiến thắng dịch bệnh. Tăng ni, Phật tử tích cực đóng góp nguồn lực cho Quỹ phòng, chống dịch Covid-19, Quỹ Vaccine do Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát động, mua sắm trang thiết bị y tế, phòng áp lực âm, xe cứu thương, thuốc cho bệnh nhân… và hàng trăm tấn lương thực gạo, thực phẩm rau quả, hàng triệu suất ăn yêu thương trong vùng tâm dịch, hàng nghìn túi an sinh, túi thuốc F0… Nhiều tăng ni, Phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã xung phong vào phong trào “Cởi áo cà sa, khoác áo blouse” tình nguyện vào tuyến đầu chống dịch phục vụ tại các bệnh viện dã chiến, bệnh viện thu dung tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Nhiều chùa được sử dụng làm nơi cách ly tập trung phòng, chống dịch bệnh Covid-19 để chung tay chiến thắng đại dịch đưa cuộc sống trở lại bình an. Quan hệ Phật giáo quốc tế và hoạt động đối ngoại giao lưu, hợp tác quốc tế là một trong những thành tựu Phật sự nổi bật trong nhiệm kỳ vừa qua, trong điều kiện phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức trong hoạt động giao lưu quốc tế do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và giãn cách xã hội ở khắp nơi trên thế giới. Song, trong những năm đầu nhiệm kỳ trước khi xảy ra dịch bệnh, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã cử và tổ chức hàng trăm đoàn của Giáo hội đi thăm viếng Phật giáo các nước, tham dự các hội thảo Phật giáo quốc tế làm tăng cường tình hữu nghị và làm sâu sắc mối quan hệ quốc tế. Giáo hội đã tổ chức thành công Đại lễ Vesak Liên hợp quốc lần thứ 3 tại Việt Nam năm 2019 tại chùa Tam Chúc, tỉnh Hà Nam có sự tham dự của các đại biểu đến từ 112 quốc gia, vùng lãnh thổ, có 5 vị nguyên thủ là Tổng thống, Thủ tướng các quốc gia tham dự. Qua các kỳ Vesak rất thành công, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã khẳng định vai trò, vị thế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong đời sống tôn giáo ở Việt Nam, cũng như sự chủ động, năng lực hội nhập quốc tế của Giáo hội. Qua đó, góp phần khẳng định Việt Nam luôn là thành viên tích cực của Liên hợp quốc, giới thiệu về truyền thống văn hóa, hình ảnh tốt đẹp về đất nước và con người Việt Nam với bạn bè thế giới. Nhiệm kỳ IX (2022 - 2027), tăng ni, tín đồ Phật tử các cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam nỗ lực phấn đấu theo định hướng: Kỷ cương, Trách nhiệm, Đoàn kết, Phát triển. Tại Đại hội này, các đại biểu có nhiệm vụ tập trung thảo luận, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm, phương thức thực hiện hiệu quả các Phật sự trong điều kiện, hoàn cảnh thực tế trong nhiệm kỳ vừa qua. Qua đó, đề ra phương hướng hoạt động Phật sự nhiệm kỳ tới; thảo luận, đóng góp ý kiến vào 12 mục tiêu Phật sự lớn của Giáo hội trong nhiệm kỳ tới, các dự thảo văn kiện trình Đại hội; suy tôn Đức Pháp chủ và bổ sung Hội đồng Chứng minh; suy cử Hội đồng Trị sự khóa IX, nhiệm kỳ 2022 – 2027. Một trong những nội dung quan trọng của Đại hội kỳ này là tiến hành tu chỉnh Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đảm bảo Hiến chương thực sự phù hợp với các quy định trong Luật tín ngưỡng, tôn giáo và pháp luật Nhà nước liên quan, cũng như phù hợp với thực tiễn trong công tác điều hành Phật sự. Trong phiên khai mạc, Đại hội đã tiến hành nghi thức khen thưởng: Trao tặng 2 Huân chương Lao động hạng Nhì, 6 Huân chương Lao động hạng Ba cho các tập thể, cá nhân; trao tặng Huân chương Đại đoàn kết dân tộc cho 13 cá nhân; tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho 4 tập thể và 13 cá nhân; tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho 3 cá nhân; Bằng khen của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho 17 cá nhân tiêu biểu. Phương Thanh

Hàng ngàn cơ hội việc làm tại “Ngày hội việc làm sinh viên HUBT 2022”

TĐKT - Ngày 26/11/2022, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) tổ chức “Ngày hội việc làm sinh viên HUBT 2022” với sự tham gia của 120 doanh nghiệp. Chương trình dự kiến mang đến 6.800 cơ hội việc làm cho sinh viên của trường tại 135 gian hàng tuyển dụng. Các đại biểu cắt băng khai mạc Ngày hội Phát biểu khai mạc Ngày hội, PGS.TS Hà Đức Trụ - Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Trải qua 26 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội luôn theo tôn chỉ mô hình hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, lấy đào tạo nghề nghiệp – thực hành làm định hướng chủ yếu, lấy chất lượng đào tạo làm hàng đầu. Ngoài việc giảng dạy lý thuyết, nhà trường còn rất quan tâm đến hoạt động phục vụ người học và phục vụ cộng đồng, đặc biệt chú trọng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường. Theo báo cáo của Trung tâm Khảo sát Thông tin việc làm và đào tạo Khởi nghiệp, phần lớn sinh viên của trường tốt nghiệp đều có việc làm và làm đúng với chuyên môn được đào tạo. Các bạn sinh viên hào hứng tham quan, tìm hiểu tại các gian hàng của nhà tuyển dụng Hiện nay, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đã hợp tác với hơn 100 doanh nghiệp để tuyển dụng sinh viên của trường sau khi tốt nghiệp; phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức cho sinh viên đi thực tập, nâng cao trình độ kiến thức qua trải nhiệm thực tế tại các xí nghiệp sản xuất, kinh doanh có liên quan đến từng chuyên ngành đào tạo. Đồng thời, trường tổ chức nhiều lớp tập huấn kỹ năng cho sinh viên như: Kỹ năng viết hồ sơ ứng tuyển và trả lời phỏng vấn, kỹ năng xác định mục tiêu và lập kế hoạch thực hiện, kỹ năng khởi nghiệp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình… do trực tiếp lãnh đạo các doanh nghiệp giảng dạy để giúp sinh viên của trường đáp ứng được yêu cầu về vị trí việc làm của nhà tuyển dụng. PGS.TS Hà Đức Trụ kỳ vọng Ngày hội việc làm là dịp kết nối, giúp các em sinh viên dễ dàng tìm kiếm công việc phù hợp và phía doanh nghiệp sẽ tuyển dụng được nhân lực chất lượng cao. Ông Nguyễn Xuân An Việt, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo nhấn mạnh: Công tác học sinh, sinh viên cho biết công tác tư vấn, hỗ trợ việc làm, khởi nghiệp là một nội dung, nhiệm vụ quan trọng của các cơ sở giáo dục đại học. Việc tổ chức ngày hội việc làm ngày hôm nay của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội là một hoạt động hết sức ý nghĩa và thực sự cần thiết đối với các bạn sinh viên. Bởi hoạt động này thể hiện phần nào tầm nhìn của lãnh đạo nhà trường cũng như công tác tư vấn việc làm hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp nói riêng và công tác phát triển của nhà trường nói chung. Phương Thanh

Hội nghị Ban Chấp hành Hiệp hội An sinh xã hội ASEAN lần thứ 39

TĐKT - Trong 2 ngày (23 24/11), tại TP. Luông-Pha-Băng (Lào), Hội nghị Ban Chấp hành Hiệp hội An sinh xã hội ASEAN (Hội nghị ASSA) lần thứ 39 đã diễn ra với chủ đề “Bảo trợ xã hội trong quá trình phục hồi sau đại dịch”. Hội nghị có sự tham dự của 20 thành viên là các tổ chức an sinh xã hội (ASXH) của 10 quốc gia Đông Nam Á, trong đó, BHXH Việt Nam do Phó Tổng Giám đốc Đào Việt Ánh làm trưởng đoàn dự Hội nghị với tư cách là đại diện chính thức duy nhất của Việt Nam.   Lãnh đạo hai cơ quan ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giai đoạn 2022 - 2025 Hiệp hội ASSA thành lập năm 1998 và là diễn đàn khu vực của các tổ chức (ASXH) các nước Đông Nam Á. Là một trong những thành viên chính thức của ASSA, trong những năm qua, BHXH Việt Nam đã có nhiều đóng góp tích cực và nổi bật trong hoạt động chung của Hiệp hội. Tham gia Hội nghị ASSA lần này, góp phần tiếp tục khẳng định vai trò chủ động, tích cực của Việt Nam tại Hội nghị ASSA 39, cũng như khẳng định vị thế, hình ảnh của Việt Nam là đối tác tin cậy, trách nhiệm của cộng đồng ASXH khu vực, góp phần xây dựng hình ảnh Cộng đồng ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng theo Quyết định số 1160/QĐ-TTg ngày 13/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt Chương trình hành động của Chính phủ về tuyên truyền, quảng bá ASEAN. Trong khuôn khổ Hội nghị, ngay sau Lễ khai mạc, các đại biểu đã tham dự Hội thảo quốc tế với chủ đề “Hợp tác và huy động công bằng xã hội để tài trợ bền vững cho các hệ thống ASXH và hướng tới bảo trợ xã hội toàn cầu”. Tại Hội thảo, đại diện các tổ chức đã trình bày nhiều tham luận về các nội dung như: Bảo trợ xã hội bền vững vì một thế giới sau đại dịch lấy con người làm trung tâm; hướng tới hiện thực hóa quyền phổ cập về ASXH và việc làm bền vững cho tất cả mọi người; tài trợ phi tập trung và quan hệ đối tác cho phát triển nông thôn – nghiên cứu trường hợp từ CHDCND Lào; tài chính bền vững và quản lý tài chính công được cải thiện để đảm bảo ASXH toàn cầu và đầy đủ; thực hành tốt trong việc thúc đẩy khả năng tiếp cận SSF của người lao động (NLĐ) phi chính thức. Đồng thời, các đại biểu cũng thảo luận và chia sẻ nhiều vấn đề ASXH trong thực tiễn như: Dự báo quỹ BHXH và đầu tư; mở rộng chương trình BHXH hưu trí đối với người được xác định theo quy định của Luật Lao động; dự án hợp tác để tiến tới bao phủ y tế toàn dân nhằm thúc đẩy bảo vệ sức khỏe trong quá trình phục hồi sau đại dịch; chương trình chuyển tiền Covid-19 cho người nghèo và người dễ bị tổn thương; giải pháp chính sách của Việt Nam hỗ trợ NLĐ và người sử dụng lao động (SDLĐ) bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)… Sau phiên hội thảo, ngày 24/11, Ban chấp hành ASSA 39 họp Hội nghị xem xét, đánh giá, quyết nghị nhiều vấn đề quan trọng trong hoạt động của Hiệp hội năm 2022 - 2023 và đề xuất nhiều giải pháp, hoạt động trong thời gian tới. Cùng ngày, Hội nghị Ban Thư ký ASSA 39 cũng diễn ra giữa các tổ chức thành viên của Hiệp hội. Tại Hội nghị, các thành viên xem xét thông qua Biên bản họp Ban thư ký ASSA 38; đề xuất về Hội nghị Ban Chấp hành ASSA 40… Trong khuôn khổ chương trình, Hội nghị ASSA 39 tiến hành Trao giải thưởng Thực tiễn hiệu quả. Trong đó, BHXH Việt Nam vinh dự được nhận Giải thưởng với dự án “Giải pháp chính sách của Việt Nam hỗ trợ NLĐ và người SDLĐ bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ quỹ BHTN”. Đây là chính sách hỗ trợ từ quỹ BHTN có độ bao phủ rộng với những NLĐ yếu thế, NLĐ bị tổn thương do đại dịch Covid-19 và người SDLĐ bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Cụ thể, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 ảnh hưởng sâu rộng đến các hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước và mọi mặt đời sống của người dân nói chung, NLĐ tại các doanh nghiệp nói riêng, BHXH Việt Nam đã chủ động, tích cực đề xuất, tham gia phối hợp với các bộ, ngành liên quan kịp thời trình Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ban hành chính sách hỗ trợ NLĐ, giảm đóng cho người SDLĐ bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ quỹ BHTN. Phát huy lợi thế cơ sở dữ liệu tham gia BHTN với mã định danh của từng NLĐ và hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, BHXH Việt Nam đã tập trung huy động mọi nguồn lực sẵn có để triển khai hiệu quả các chính sách này đảm bảo minh bạch, khẩn trương, đúng đối tượng và đúng mục đích, không phát sinh thủ tục hành chính, chủ yếu thực hiện chi trả trực tiếp thông qua tài khoản cá nhân của NLĐ. Với sự nỗ lực, chủ động, tích cực, ngành BHXH Việt Nam đã thực hiện chi trả 31.836 tỷ đồng trực tiếp bằng tiền từ nguồn quỹ BHTN cho trên 13,3 triệu lượt NLĐ, với trên 99% NLĐ nhận tiền qua tài khoản cá nhân. Có thể thấy rằng, với số NLĐ được hỗ trợ trên quy mô lớn đã góp phần bù đắp một phần thu nhập, hỗ trợ NLĐ khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống khi đại dịch Covid-19 diễn ra. Song song với việc quyết liệt triển khai chính sách hỗ trợ NLĐ từ quỹ BHTN, dựa trên cơ sở dữ liệu tham gia BHTN đang quản lý, BHXH Việt Nam đã nhanh chóng xác định số đơn vị SDLĐ gắn với số tiền (dự kiến) được giảm đóng vào quỹ BHTN trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày 01/10/2021. Kết quả, tính đến hết tháng 9/2022, đã thực hiện giảm mức đóng BHTN cho khoảng 346,6 nghìn lượt đơn vị SDLĐ, với trên 12 triệu lượt NLĐ với số tiền giảm đóng khoảng 9.209 tỷ đồng. Việc triển khai nhanh chóng, hiệu quả, kịp thời gói hỗ trợ này của ngành BHXH Việt Nam đã được NLĐ, người SDLĐ và xã hội đón nhận, đánh giá cao, cho thấy vai trò chủ động, quyết liệt, tinh thần trách nhiệm, sự nỗ lực trong công tác đảm bảo ASXH cho người tham gia BHTN của ngành BHXH Việt Nam trong bối cảnh đặc biệt khó khăn, chưa có tiền lệ. Thông qua việc triển khai hiệu quả các gói hỗ trợ từ quỹ BHTN, đã tạo sự đồng thuận và góp phần củng cố niềm tin của NLĐ, người SDLĐ vào chính sách BHTN, cho thấy lợi ích của việc tham gia BHTN – là “giá đỡ cho NLĐ gặp khó khăn”, tăng cường sức đề kháng cho NSDLĐ, từ đó khuyến khích NLĐ, người SDLĐ tham gia và chấp hành các quy định của pháp luật về chính sách BHTN, góp phần hiệu quả trong công cuộc đảm bảo ASXH của đất nước.” Dự kiến trong ngày bế mạc, Hội nghị sẽ thực hiện chuyển giao nhiệm kỳ Chủ tịch ASSA mới, trong đó chuyển giao các chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký ASSA; thực hiện chuyển giao Biểu trưng ASSA và các tài liệu cho Chủ tịch và Tổng Thư ký nhiệm kỳ mới… Nhân dịp này, BHXH Việt Nam, Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội Lào đã tiến hành ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác giai đoạn 2022 - 2025, góp phần củng cố, tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa 2 nước theo tinh thần chỉ đạo của Đảng và Chính phủ trong năm “Đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam 2022./. Hồng Thiết

Trang