Lần đầu tiên Bệnh viện K phẫu thuật robot điều trị ung thư thận
TĐKT - Anh Nguyễn Khải H., 50 tuổi, quê tại xã Toàn Thắng, huyện Kim Động, Hưng Yên đã được phẫu thuật bằng hệ thống robot Davinci thế hệ Xi hiện đại nhất hiện nay tại Bệnh viện K để điều trị ung thư thận. Phương pháp này lần đầu tiên được thực hiện ứng dụng vào điều trị ung thư thận tại Bệnh viện K, mang lại kết quả khả quan, bệnh nhân hồi phục rất tốt sau mổ và hiện đã ra viện, hẹn tái khám sau 3 tháng. Phát hiện ung thư thận giai đoạn I nhờ tầm soát ung thư sớm Với vai trò là cơ sở chuyên khoa đầu ngành của cả nước, bệnh viện K những năm qua có bước chuyển mình tích cực trong việc nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh; chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại; ứng dụng kỹ thuật cao, cập nhật các phác đồ tiên tiến nhất vào điều trị ung thư. Thực hiện mổ bằng robot điều trị ung thư thận Cách đây 1 tháng, anh Nguyễn Khải H. trong lần khám định kỳ kiểm tra sức khỏe phát hiện u thận trái. Kết quả siêu âm, chụp chiếu cho thấy anh H.có u thận đường kính 6cm, kết quả giải phẫu bệnh Carcinoma tế bào thận típ kị màu; sau khi thực hiện đầy đủ xét nghiệm, anh H. được các bác sĩ giải thích và chỉ định phẫu thuật. Các y, bác sĩ chuẩn bị cho ca phẫu thuật “Mặc dù bệnh nhân được chẩn đoán ung thư thận nhưng rất may mắn là giai đoạn I, bệnh được phát hiện rất sớm, đó là tín hiệu tích cực cho thấy nhiều người dân đã hình thành thói quen chủ động quan tâm tới sức khỏe của mình, tầm soát ung thư từ sớm để khi phát hiện thì việc điều trị rất dễ dàng, kết quả rất khả quan”. – PGS.TS Phạm Văn Bình, Phó Giám đốc Bệnh viện chia sẻ. Phẫu thuật điều trị ung thư thận bằng robot hiện đại nhất cho người bệnh Thời gian qua Bệnh viện K đã áp dụng nhiều phương pháp hiện đại trong phẫu thuật điều trị u thận. Với trường hợp bệnh nhân H., sau khi hội chẩn kỹ càng, các bác sĩ đã tư vấn cho người bệnh phẫu thuật bằng hệ thống robot Davinci thế hệ Xi hiện đại nhất hiện nay để đáp ứng tối đa những mong muốn của người bệnh và đảm bảo hiệu quả điều trị. Ngày 3/8/2022, ca phẫu thuật được thực hiện với sự tham gia của PGS.TS. Phạm Văn Bình, Phó Giám đốc Bệnh viện và ThS.BS CKII Đỗ Anh Tuấn, Trưởng khoa Ngoại tiết niệu cùng các bác sĩ trong khoa: BSCKII.ThS. Nguyễn Việt Dũng, Phó Trưởng khoa Ngoại tiết niệu; ThS.Trần Đình Tân, Phó Trưởng khoa Ngoại bụng 1; BS. Đoàn Hữu Đạt, Khoa Ngoại tiết niệu đã thực hiện thành công ca phẫu thuật cho bệnh nhân H. Khối u kích thước khoảng 6cm ở cực trên của thận trái, đây là vị trí tổn thương tương đối thuận lợi, vùng rốn thận chưa có xâm lấn, vì vậy ca phẫu thuật diễn ra rất thuận lợi, đặc biệt với các bác sĩ kinh nghiệm lâu năm của Bệnh viện K. Phẫu thuật robot đảm bảo lấy trọn tổn thương, bảo toàn tổ chức lành PGS.TS. Phạm Văn Bình, Phó Giám đốc Bệnh viện chia sẻ: “Phẫu thuật vẫn là phương pháp chính mang tính triệt căn trong điều trị ung thư thận. Phẫu thuật mổ mở kinh điển đã được áp dụng từ nhiều năm trước; phẫu thuật xâm nhập tối thiểu có nhiều ưu điểm hơn. Trong phẫu thuật xâm nhập tối thiểu thì phương pháp phẫu thuật bằng robot có nhiều ưu điểm vượt trội giúp phẫu thuật viện phẫu tích tỉ mỉ, hạn chế tối đa việc chảy máu, lấy được trọn vẹn khối u và hạch vùng, giảm sang chấn ở tạng lân cận. Phẫu thuật viên có thể thao tác linh hoạt bằng cánh tay Robot di dộng xoay 360 độ, quan sát rõ nét với phẫu trường 3D, của màn hình mổ, các bác sĩ có thể kiểm soát tốt cuộc mổ, kể cả các trường hợp khó. Phẫu thuật bằng Robot cho bệnh nhân H.được thực hiện đảm bảo nguyên tắc ung thư học, lấy trọn vẹn tổn thương, nạo vét hạch tối đa, bảo toàn tất cả tổ chức lành xung quanh”. Bệnh nhân phục hồi sau phẫu thuật Cách tiếp cận bằng phương pháp này giúp bệnh nhân giảm đau tối đa sau mổ, hồi phục nhanh chóng, sớm trở về sinh hoạt thường ngày nhanh hơn rất nhiều so với mổ mở thông thường, bệnh nhân hồi phục sau 3 - 5 ngày có thể ra viện. Sau ca phẫu thuật, anh H. và gia đình rất vui mừng vì có thể ăn uống, sinh hoạt bình thường và đã ra viện. Ngày 16/08, ê - kíp phẫu thuật trên của bệnh viện K tiếp tục phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân Lê Thị Ng. 30 tuổi, chẩn đoán ung thư thận cũng ở giai đoạn chưa xâm lấn, bệnh nhân Ng. được phẫu thuật bằng robot Davinci thế hệ Xi và chỉ 24h sau mổ, chị Ng. đã ngồi dậy được, không đau, tiếp xúc tốt, sau 2 ngày đã vận động trở lại. 2 ca phẫu thuật thực hiện thành công – đánh dấu bước ngoặt trong phẫu thuật điều trị ung thư thận tại Việt Nam. Đây là 2 trường hợp đầu tiên ở Bệnh viện K được phẫu thuật cắt u thận bằng robot thế hệ mới và cũng là 1 trong số rất ít ca bệnh ung thư thận ở Việt Nam được ứng dụng phương pháp hiện đại này. Hiện tại phương pháp này mới chỉ được áp dụng ở một số nước trên thế giới như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản… Việc thực hiện kỹ thuật mới trong điều trị ung thư nói chung, ung thư thận nói riêng sẽ giúp nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, khiến người bệnh yên tâm, tin tưởng vào nền y học nước nhà và nhiều người bệnh trong và ngoài nước tin tưởng lựa chọn điều trị tại Việt Nam. Hồng ThiếtChính trị - Xã hội
Ngày hội Thông tin – Information Day Cuộc thi Tài năng trẻ Logistics Việt Nam 2022
TĐKT – Ngày 27/8, Hiệp hội Phát triển nhân lực Logistics Việt Nam (VALOMA) tổ chức Ngày hội Thông tin - Information Day nhằm định hướng và giải đáp thắc mắc của các bạn sinh viên liên quan đến Cuộc thi Tài năng trẻ Logistics Việt Nam năm 2022. Ngày hội được tổ chức theo hình thức trực tuyến qua nền tảng Zoom Meetings kết hợp livestream trên fanpage Viet Nam Young Logistics Talents. Ngày hội Thông tin - Information Day Mục đích của ngày hội thông tin hướng tới việc phát động Cuộc thi Tài năng trẻ Logistics Việt Nam 2022; giới thiệu các thông tin quan trọng của Cuộc thi bao gồm: Đối tượng tham gia, các vòng thi, thể lệ, cơ cấu giải thưởng, các đơn vị tổ chức, nhà tài trợ đồng hành của cuộc thi; giao lưu với doanh nghiệp về đào tạo và hướng nghiệp logistics; giải đáp thắc mắc của của thí sinh, nhà trường, doanh nghiệp, báo chí về Cuộc thi; giao lưu cùng đội thi quán quân và á quân của Cuộc thi Tài năng trẻ Logistics Việt Nam 2021. PGS. TS. Trịnh Thị Thu Hương, Phó Chủ tịch VALOMA, Trưởng Ban Tổ chức phát biểu tại Ngày hội Phát biểu khai mạc Ngày hội, PGS. TS. Trịnh Thị Thu Hương - Trưởng Ban Tổ chức Cuộc thi nhấn mạnh: “Qua cuộc thi năm nay, chúng tôi sẽ tiếp tục tìm thấy được các bạn trẻ mà đầy nhiệt huyết trong phát triển trong tương lai. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng hy vọng, các bạn cũng là đại sứ logistics lan tỏa tinh thần yêu nghề, lan tỏa ý thức về logistics với cộng đồng”. Bên cạnh đó, bà Phan Nguyễn Trúc An - U&I Logistics cũng nhấn mạnh rằng: “U&I Logistics luôn đề cao và tôn trọng trí tuệ, và không ngừng phấn đấu hoàn thiện mình để vươn xa ở cả thị trường trong nước và quốc tế. Để hiện thực hóa điều này, chúng tôi cũng cần sự tham gia và nỗ lực của các bạn trẻ đam mê lĩnh vực logistics. Mong rằng các bạn sẽ luôn giữ được lòng nhiệt huyết, sự sáng tạo và tinh thần làm việc hăng say, giúp ngành Logistics Việt Nam sẽ ngày càng phát triển hơn.” Chương trình đã nhận được nhiều câu hỏi từ các bạn sinh viên liên quan đến Cuộc thi. Ban Tổ chức Cuộc thi đã cung cấp đầy đủ thông tin cho tất cả những người quan tâm và theo dõi Cuộc thi Tài năng trẻ Logistics Việt Nam 2022. Những chia sẻ của các doanh nghiệp tài trợ như U&I Logistics và nhiều nhà tài trợ khác, cùng chia sẻ của các thầy, cô, cựu thí sinh và Ban Tổ chức đã tiếp thêm động lực giúp cho các bạn sinh viên định hướng rõ ràng về việc tham gia Cuộc thi cũng như theo đuổi ngành Logistics như một đam mê sự nghiệp của mình. Các khách mời dự Ngày hội “Tài năng trẻ Logistics Việt Nam” – Vietnam Young Logistics Talents là cuộc thi thường niên do Hiệp hội Phát triển nhân lực Logistics Việt Nam phối hợp cùng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) tổ chức. Bắt đầu từ năm 2018 đến nay, cuộc thi đã lan tỏa mạnh mẽ và trở thành sân chơi trí tuệ, hấp dẫn dành cho các bạn sinh viên Việt Nam tài năng và đam mê logistics ở mọi miền tổ quốc, góp phần đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao cho lĩnh vực logistics tại Việt Nam. Năm 2018, cuộc thi đã thu hút 349 đội thi đến từ 28 trường đại học cao đẳng và cơ sở đào tạo về logistics tại Việt Nam. Năm 2019, số đội tham gia dự thi đã tăng lên 396 đội đến từ 40 trường và cơ sở đào tạo, tăng 47 đội và 12 trường so với năm đầu tiên. Năm 2020, cuộc thi đã thu hút sự tham gia của 495 đội thi đến từ 48 trường. Năm 2021, đã có 547 đội thi tham gia đến từ 50 trường đại học, cao đẳng ở cả 3 miền đất nước. Năm 2022, mùa thứ 5 của cuộc thi chính thức quay trở lại kể từ ngày 15/08 vừa qua để tiếp nối hành trình tìm kiếm những bạn sinh viên tài năng, đồng thời khẳng định vị thế quan trọng của ngành logistics đối với nền kinh tế Việt Nam. Cuộc thi Tài năng trẻ Logistics Việt Nam 2022 diễn ra hơn 2 tháng, bắt đầu từ đầu tháng 9 và kết thúc vào giữa tháng 11 và có được sự hỗ trợ rất lớn từ U&I Logistics, VSICO, Khải Minh Global, Headway JSC., Delta International, Bee Logistics, ASL, Xuân Cương, Smartlog, YCH - Protrade, CMU Logistics, Phaata, Tập đoàn Vinacontrol... Vòng Chung kết dự kiến sẽ được tổ chức tại Hà Nội với sự đổi mới về các vòng thi và sự đầu tư hơn về quy mô, hứa hẹn sẽ là màn tranh tài gay cấn của những đội thi xuất sắc nhất. U&I Logistics được biết đến là Nhà tài trợ kim cương đồng thời cũng là đối tác lâu năm của cuộc thi, là một trong những công ty hàng đầu trong việc cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, kinh doanh kho, bãi và dịch vụ hàng hóa, vận tải hàng hóa quốc tế, đại lý thủ tục hải quan... Với 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hàng hóa trong nước và quốc tế, U&I Logistics luôn hướng tới giá trị cốt lõi là nỗ lực cung cấp dịch vụ đáp ứng đúng yêu cầu của từng khách hàng với chất lượng tốt nhất, tuân thủ giá trị cốt lõi "Trung thực - Kỹ luật - Uy tín". Phương ThanhTĐKT - Sáng 26/8, tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, liên minh ba tổ chức Plan International Việt Nam, CARE Quốc tế tại Việt Nam và Trung tâm Nghiên cứu Sáng kiến Phát triển Cộng đồng (RIC) tổ chức Hội thảo khởi động giới thiệu chương trình “Tiến về phía trước - Cải thiện chất lượng cuộc sống của các nhóm cộng đồng đặc biệt khó khăn tại tỉnh Quảng Trị và Hòa Bình”.
Sự kiện tạo tiền đề cho sự hợp tác với các cơ quan liên quan trong thời gian triển khai hoạt động sắp tới vì sự thay đổi tích cực cho các cộng đồng.
Buổi lễ diễn ra trong không khí trang trọng và ấm cúng với sự hiện diện của khoảng 60 đại biểu đến từ Đại sứ quán Ireland tại Việt Nam, Ủy ban Dân tộc và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Sở Kế hoạch và Đầu tư, chính quyền các cấp huyện, xã, trường học và đại diện người dân thuộc địa bàn triển khai chương trình cùng lãnh đạo và cán bộ của ba tổ chức Plan International, CARE và RIC.
Chương trình “Tiến về phía trước - Cải thiện chất lượng cuộc sống của các nhóm cộng đồng đặc biệt khó khăn tại tỉnh Quảng Trị và Hòa Bình” với sự tài trợ của Đại sứ quán Ireland tại Việt Nam được thực hiện trong khoảng thời gian từ 6/2022 – 8/2023. Chương trình hướng tới cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn tại sáu xã của huyện Đakrông và Hướng Hóa thuộc tỉnh Quảng Trị và ba xã của huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình thông qua các hoạt động hỗ trợ phát triển sinh kế, phòng, chống rủi ro thiên tai và áp dụng các phương thức tiếp cận lấy cộng đồng làm trung tâm và cộng đồng quyết định.
Các đại biểu chia sẻ tại Hội thảo
Phát biểu trong buổi lễ, ông Seán Farrell - Phó Đại sứ, Đại sứ quán Ireland tại Việt Nam, đã chia sẻ về chiến lược hỗ trợ của Ireland tại Việt Nam cũng như kỳ vọng đối với chương trình này: “Đây là một trong những chương trình quan trọng nhất của Ireland tại Việt Nam và khu vực. Chương trình có mục tiêu giải quyết những thách thức trên nhiều phương diện đối với các cộng đồng dễ bị tổn thương nhất như người dân tộc thiểu số nghèo, phụ nữ gặp hoàn cảnh khó khăn, những người chịu rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu và người khuyết tật. Các mục tiêu của chương trình phù hợp với các lĩnh vực ưu tiên trong Chính sách hợp tác phát triển quốc tế của Ireland. Nội dung chương trình được xây dựng dựa trên bề dày các hoạt động hỗ trợ cộng đồng dân tộc thiểu số và các nhóm dễ bị tổn thương của Ireland tại Việt Nam và trong khu vực””.
Bà Phạm Thu Ba, Quyền Giám đốc quốc gia của tổ chức Plan International Việt Nam – Trưởng nhóm liên minh triển khai chương trình, nhấn mạnh: “Thông qua chương trình này, các cộng đồng dân tộc thiểu số, đặc biệt là trẻ em gái, người khuyết tật và phụ nữ tại chín xã đặc biệt khó khăn thuộc hai tỉnh Hòa Bình và Quảng Trị sẽ được nâng cao năng lực để có thể ứng phó, thích ứng với vấn đề biến đổi khí hậu. Họ cũng có cơ hội tiếp cận các dịch vụ cơ bản, tham gia vào các mô hình phát triển kinh tế để tự chủ hơn trong cuộc sống, nâng cao vị thế của họ trong gia đình, cộng đồng và xã hội. Can thiệp của Chương trình sẽ đóng góp vào cam kết hỗ trợ 2 triệu trẻ em gái học tập, lãnh đạo, quyết định và phát triển trong chiến lược 5 năm của tổ chức Plan International Việt Nam giai đoạn 2020 - 2025”.
Trong chương trình “Tiến về phía trước”, các tổ chức trong liên minh sẽ đưa ra những hỗ trợ có tính tổng hợp và ở nhiều khía cạnh khác nhau, ví dụ như hỗ trợ các mô hình sinh kế, phát triển các mô hình quản lý và thích ứng với biến đổi khí hậu, các mô hình trường học an toàn và thực hiện xây mới và duy tu, bảo dưỡng các công trình cộng đồng vi mô giúp người dân cải thiện cuộc sống.
Ông Lê Văn Hải, Giám đốc Trung tâm RIC trao đổi thêm về phương pháp tiếp cận của chương trình: “Chương trình sẽ được thực hiện trên cơ sở cộng đồng là trung tâm của các hoạt động. Cộng đồng đề xuất các sáng kiến, tham gia vào quá trình lập kế hoạch, xây dựng sáng kiến và thực hiện hoạt động. Về hợp phần xây dựng và vận hành bảo trì công trình vi mô dựa vào cộng đồng, chúng tôi sẽ áp dụng phương pháp cộng đồng tự quản. Đây là phương pháp tiếp cận mà người dân là chủ thể của quá trình phát triển, họ có quyền và có năng lực tự đánh giá nhu cầu, xếp hạng ưu tiên, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện vận hành bảo trì và xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng vi mô tại địa phương. Thông qua phương pháp tiếp cận này, người dân sẽ được tăng cường năng lực và trách nhiệm để thực hiện các sáng kiến phát triển tại địa phương để cải thiện điều kiện sống của họ”.
Bên cạnh các hoạt động trực tiếp tại cộng đồng, chương trình cũng thực hiện ở cấp quốc gia với những hoạt động cụ thể nhằm kết nối các nguồn lực và tạo ra sự thay đổi một cách có hệ thống. Ở góc độ này, bà Lê Kim Dung, Giám đốc quốc gia của tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam cho biết: “Chương trình này cũng thúc đẩy tiến trình học hỏi, thực hành chính sách và xây dựng các quan hệ đối tác với các cơ quan trung ương, tăng cường việc thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi cùng với các chương trình khác nhằm hỗ trợ các cộng đồng và nhóm dân số dễ bị tổn thương nhất ứng phó với những biến động của nền kinh tế cũng như thích ứng hiệu quả với các thách thức từ khí hậu và môi trường.”
Hưng Vũ
66 chuyến xe yêu thương miễn phí đưa người bệnh khó khăn trở về nhà sau mỗi đợt điều trị
TĐKT - Với mong muốn chung tay chia sẻ, động viên, khích lệ tinh thần người bệnh ung thư đặc biệt là những người bệnh có hoàn cảnh khó khăn sinh sống ở vùng sâu vùng xa, bệnh viện K đã phối hợp với Nhóm PUN - Hành trình kết nối yêu thương, Công ty Ô tô Hà Thành đưa người bệnh trở về nhà sau đợt điều trị. Chuyến xe yêu thương đưa bệnh nhân về nhà Hỗ trợ bệnh nhân ung thư có hoàn cảnh khó khăn Chương trình được thực hiện từ tháng 5/2022 và hỗ trợ được 66 chuyến xe đi khắp các tỉnh thành như Nghệ An, Hà Tĩnh, Yên Bái… Chuyến xa nhất là về Mèo Vạc - Hà Giang, bán kính 500km. Theo đó, đơn vị hỗ trợ chính là Nhóm PUN sẽ phối hợp cùng bệnh viện để tổng hợp nhu cầu, nguyện vọng của người bệnh có mong muốn được đưa đi khám, đón về sau khi điều trị, Nhóm PUN thực hiện được những chuyến xe như vậy cũng nhờ những "bác tài" tốt bụng, trực sẵn ở khắp các tỉnh thành để hỗ trợ người bệnh khi cần. Phần lớn những chuyến xe đi đến vùng sâu vùng xa, qua đèo núi địa hình rất hiểm trở, tuy nhiên, bằng tấm lòng hảo tâm, chia sẻ, đồng cảm với người bệnh ung thư nên dù nắng hay mưa, sớm hay tối thì các bác tài cũng luôn đưa người bệnh trở về nhà, sau đó mới yên tâm quay về tiếp tục với công việc của mình. Không chỉ có vậy, trên mỗi hành trình ấy, người bệnh còn được trao tặng quà, tiền mặt hỗ trợ cũng như cơm ăn, nước uống trên đường đi. Dù số tiền hỗ trợ không phải là quá lớn nhưng đây là tình cảm rất đáng trân trọng của đơn vị đồng hành cùng bệnh viện là nhóm PUN - Hành trình kết nối yêu thương, Công ty Ô Tô Hà Thành. Ai cũng có công việc của riêng mình tuy nhiên họ đã dành thời gian, tâm sức và vật chất để chia sẻ đến những mảnh đời khó khăn hơn, đó là một nghĩa cử vô cùng cao quý thể hiện tinh thần tương thân tương ái truyền thống của con người Việt Nam. Chuyến xe nào cũng được kết thúc bởi những nụ cười bởi các bác tài đều đưa người bệnh trở về nhà an toàn, trong niềm vui phấn khởi khi được quan tâm, chia sẻ của các bác, cô chú bệnh nhân. Tuy nhiên, trên hành trình ấy là rất nhiều cảm xúc bồi hồi, ngậm ngùi và xúc động bởi những trái tim ấm áp đã được kết nối với nhau tạo nên những điều tuyệt vời điểm tô sắc màu cho cuộc sống của chiến binh ung thư. Anh Đinh Văn Hoe, là người dân tộc Tày thuộc hộ nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, điều trị ung thư trực tràng tại bệnh viện K, rất xúc động chia sẻ trên hành trình về nhà: "Tôi chưa bao giờ nghĩ đi bệnh viện điều trị mà còn được xe đón đưa tận nhà, với chúng tôi tiền xăng xe đi lại, chi phí ăn uống cũng phải dành dụm mãi cho mỗi đợt điều trị. Tôi còn một mẹ già và hai con đang đi học, chỉ có vợ là vừa chăm chồng vừa gánh vác. Chính vì thế gia đình hết sức khó khăn. Nay được các chú đưa về nhà, trên đường lo ăn uống đầy đủ, quan tâm hỏi han và tặng quà, tiền cho tôi khiến tôi rất xúc động. Đây cũng là động lực để tôi lạc quan hơn vào cuộc sống bởi có rất nhiều người tốt và những điều tốt đẹp đang ở phía trước". Bữa cơm đủ đầy của bác tài với vợ chồng anh Hoe có canh nóng, thịt gà, đậu sốt, đơn giản mà ấm cúng và cả những giọt nước mắt xúc động... Chị Ngọc Diệu, đại diện nhóm PUN chia sẻ "Mỗi chuyến xe không chỉ đơn giản là việc chở người bệnh về đến nhà an toàn mà chúng tôi còn mong muốn gửi gắm những thông điệp và tình cảm yêu thương chia sẻ đến với những bệnh nhân ung thư nghèo, dù họ mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo nhưng không bao giờ bị bỏ lại phía sau bởi luôn luôn có những vòng tay yêu thương ấm áp của cộng đồng, đó là điều nhóm thiện nguyện của chúng tôi muốn lan tỏa". Hành trình những chuyến xe yêu thương đã và đang được nối dài, hy vọng rằng sẽ có thêm sự đồng hành của các nhà hảo tâm và các mạnh thường quân trên cả nước để cùng chung tay chia sẻ giúp người bệnh tự tin vượt qua căn bệnh hiểm nghèo sớm trở lại cuộc sống bình thường. Thông tin liên hệ hỗ trợ các chuyến xe: Đ/c Nguyễn Văn Quân 097 1411566, cán bộ Phòng công tác xã hội, bệnh viện K. Hồng ThiếtĐại hội đại biểu toàn quốc Hội Chữ thập đỏ Việt Nam lần thứ XI sẽ diễn ra ngày 29 và 30/8
TĐKT - Với chủ đề: “Xây dựng Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ngày càng vững mạnh, phát huy hiệu quả vai trò nòng cốt trong công tác nhân đạo, tích cực thực hiện chính sách an sinh xã hội của Đảng, Nhà nước”, Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Chữ thập đỏ Việt Nam lần thứ XI, nhiệm kỳ 2022-2027 sẽ được tổ chức trọng thể tại Thủ đô Hà Nội trong hai ngày 29 - 30/8/2022. Dự Đại hội có 502 đại biểu ưu tú đại diện cho hơn 7,2 triệu cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh thiếu niên Chữ thập đỏ cả nước. Bà Bùi Thị Hòa – Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phát biểu tại buổi gặp mặt báo chí thông tin về Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Chữ thập đỏ Việt Nam lần thứ XI, nhiệm kỳ 2022 - 2027 Đại hội nhằm đánh giá kết quả công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ nhiệm kỳ Đại hội X (2017 - 2022); quyết định mục tiêu, nhiệm vụ, chỉ tiêu, định hướng và những giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy toàn diện công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ trong nhiệm kỳ 2022 - 2027, góp phần thực hiện Chiến lược phát triển Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045. Chủ tịch Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam Bùi Thị Hòa cho biết, từ ngày 27-28/8 sẽ diễn ra các hoạt động bên lề Đại hội, các hoạt động tôn vinh 100 người hiến máu tình nguyện tiêu biểu toàn quốc năm 2022. Trong hai ngày 29 - 30/8 sẽ diễn ra các hoạt động chính thức của Đại hội: Các đại biểu tham dự Lễ báo công và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh; Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Danh dự Hội Chữ thập đỏ Việt Nam gặp mặt 80 đại biểu tiêu biểu toàn quốc; Chủ tịch nước tiếp đoàn đại biểu quốc tế; tổ chức Triển lãm “Hệ sinh thái nhân đạo”. Đại hội XI có các nhiệm vụ: Đánh giá kết quả công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ nhiệm kỳ 2017-2022, chỉ ra những hạn chế, khó khăn, rút ra những bài học kinh nghiệm; xác định mục tiêu, phương hướng công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ nhiệm kỳ 2017-2022. Bên cạnh đó, Đại hội cũng sẽ thông qua Tờ trình về việc tiếp tục thực hiện Điều lệ Hội; kiểm điểm hoạt động của Ban Chấp hành Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam khóa X, nhiệm kỳ 2017-2022; bầu Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra Trung ương Hội khóa XI, nhiệm kỳ 2022-2027; suy tôn Chủ tịch danh dự Hội Chữ thập đỏ Việt Nam khóa XI. Tại phiên khai mạc trọng thể Đại hội XI, dự kiến đại diện Hiệp hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế sẽ phát biểu chào mừng; đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước sẽ có bài phát biểu quan trọng chỉ đạo Đại hội. Tại Đại hội, 26 nội dung tham luận của Hội Chữ thập đỏ các tỉnh, thành phố, các bộ, ngành Trung ương, các doanh nghiệp đối tác được trình bày, thảo luận trong “Diễn đàn Hệ sinh thái nhân đạo” sẽ tập trung đánh giá các lĩnh vực hoạt động trọng tâm của Hội trong nhiệm kỳ qua, đồng thời đưa ra những định hướng trong thời gian tới. Với chủ đề “Xây dựng Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ngày càng vững mạnh, phát huy hiệu quả vai trò nòng cốt trong công tác nhân đạo, tích cực thực hiện chính sách an sinh xã hội của Đảng, Nhà nước”, Đại hội XI hướng tới mục tiêu xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh, phát huy hiệu quả vai trò nòng cốt trong công tác nhân đạo, thiết thực trợ giúp những người có hoàn cảnh khó khăn, người bị tổn thương vươn lên trong cuộc sống, tích cực thực hiện chính sách an sinh xã hội của Đảng, nhà nước, chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái, đóng góp tích cực trong phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế. Phương ThanhPhát động Chương trình Sáng kiến an toàn giao thông Việt Nam năm 2022
TĐKT - Sáng 26/8, tại Hà Nội, Cục Cảnh sát Giao thông - Bộ Công an phối hợp với Báo Điện tử Dân trí và Công ty Ô tô Toyota Việt Nam tổ chức Lễ phát động Chương trình Sáng kiến An toàn giao thông (ATGT) Việt Nam năm 2022. Lễ phát động Chương trình Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động sôi nổi, thiết thực hưởng ứng Năm An toàn giao thông 2022 với mục tiêu huy động sức mạnh trí tuệ của mọi tầng lớp nhân dân nhằm đưa ra các giải pháp giải quyết thực trạng giao thông đường bộ Việt Nam, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT). Chương trình là cầu nối giữa các cơ quan quản lý Nhà nước về TTATGT với người dân, mở ra cơ hội để toàn thể nhân dân cùng các chuyên gia và lực lượng chức năng thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ bảo đảm TTATGT, bảo vệ tính mạng và sự an toàn của mỗi người dân. Thông qua Chương trình, người dân được nâng cao kiến thức hiểu biết về pháp luật và công tác bảo đảm TTATGT, có ý thức tự giác chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông, xây dựng văn hóa giao thông văn minh, hiện đại, an toàn. Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà khẳng định: Chương trình sáng kiến ATGT Việt Nam năm 2022 có ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc. Những kết quả từ chương trình mang lại sẽ góp phần giúp cơ quan quản lý nhà nước tìm kiếm và phát triển những giải pháp ATGT thiết thực, góp phần cứu sống hàng vạn cuộc đời, gia đình. Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà mong muốn các tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng doanh nghiệp và đông đảo tầng lớp nhân dân tiếp tục tham gia đóng góp để chương trình trở nên thực sự có ý nghĩa, cùng chung tay, chung sức, đồng lòng xoa dịu những nỗi đau mà tai nạn giao thông đã gây ra cho các nạn nhân và gia đình họ. Các đại biểu bấm nút khởi động Chương trình Sáng kiến ATGT năm 2022 Khảo sát, lấy ý kiến người tham gia giao thông là một trong 3 hoạt động chính của Chương trình Sáng kiến ATGT Việt Nam năm 2022. Mỗi người dân góp một tiếng nói phản ánh về thực trạng tình hình giao thông hiện nay. Qua đó, các cơ quan quản lý Nhà nước về TTATGT có thể hiểu được những khó khăn, tâm tư, nguyện vọng của người tham gia giao thông để có những giải pháp thực tế, cải thiện tình hình giao thông mỗi ngày. Cuộc thi Sáng kiến ATGT Việt Nam năm 2022 là hoạt động trọng tâm của Chương trình, được tổ chức 2 năm một lần trên quy mô toàn quốc với mục tiêu tìm kiếm những ý tưởng mới, sản phẩm sáng tạo, ứng dụng công nghệ giải quyết thực trạng còn nhiều bất cập về giao thông đường bộ tại Việt Nam. Năm 2022, Cuộc thi tập trung vào chủ đề giảm thiểu ùn tắc giao thông và hạn chế vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông. Cuộc thi có 2 hạng mục dự thi: Hạng mục “Ý tưởng về ATGT” là các giải pháp hoàn thiện thể chế về pháp luật giao thông đường bộ, giải pháp tác động đến hành vi, ý thức của người tham gia giao thông; hạng mục “Giải pháp công nghệ ATGT” là nhóm giải pháp phần mềm ứng dụng và giải pháp phần cứng thiết bị kỹ thuật giải quyết các vấn đề ATGT. Cuộc thi được tổ chức qua 3 vòng: Sơ khảo; chung khảo; chung kết và trao giải. Tổng giá trị giải thưởng 300 triệu đồng dành cho 2 hạng mục. Ở mỗi hạng mục, Ban Tổ chức sẽ trao 1 giải Nhất trị giá 100 triệu đồng, 1 giải Nhì 30 triệu, 1 giải Ba 10 triệu đồng, 2 giải Khuyến khích 5 triệu đồng/giải. Cá nhân, tập thể dự thi có thể gửi bài từ ngày 1/9/2022 đến trước ngày 20/11/2022 theo dấu bưu điện và thời gian trên email. Bài dự thi gửi trực tiếp về địa chỉ: Tòa soạn Báo điện tử Dân trí, số 2 Giảng Võ, Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội; hoặc qua email: sangkienatgt@dantri.com.vn Trong khuôn khổ Chương trình sẽ diễn ra các buổi tọa đàm trao đổi, thảo luận, tham khảo ý kiến chuyên gia, tập trung hoàn thiện và phát triển các ý tưởng, giải pháp trong Cuộc thi có tính ứng dụng cao được áp dụng vào thực tiễn. Ban Tổ chức Chương trình kỳ vọng sau Lễ phát động này, cùng với sự vào cuộc của các cấp, các ngành, sự quan tâm, ủng hộ của các cơ quan truyền thông, Chương trình Sáng kiến ATGT Việt Nam năm 2022 sẽ được đông đảo công chúng đón nhận và tham gia hưởng ứng nhiệt tình, có được nhiều ý tưởng, sản phẩm đi vào cuộc sống. Phương ThanhTĐKT - Đồng chí Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên BCH TƯ Đảng, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Bảo trợ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam (Quỹ BTTEVN) đến thăm và tặng quà cho trẻ em điều trị và phẫu thuật khe hở môi, vòm miệng, u nang vùng hàm mặt tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba (Hà Nội).
Cùng dự chương trình tặng quà của Phó Chủ tịch nước có các đồng chí lãnh đạo Văn phòng Chủ tịch nước, lãnh đạo Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam, các đồng chí lãnh đạo Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba, đại diện tổ chức Operation Smile…
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm và tặng quà cho trẻ em đang điều trị, phẫu thuật tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba
Nhân dịp này, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã trao tặng hỗ trợ cho 65 trẻ em (bao gồm 1 phần quà và 2 triệu đồng/em) cho 65 trẻ em của các tỉnh Hà Giang, Ninh Bình, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Hà Nội đang điều trị, phẫu thuật khe hở môi, vòm miệng, u nang vùng hàm mặt đang phẫu thuật và điều trị phẫu thuật tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba do Tổ chức Operation Smile tài trợ.
Hàng năm có khoảng 2.000 trẻ em ra đời bị mắc dị tật khe hở môi, vòm miệng. Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam đã bắt đầu triển khai chương trình Phẫu thuật nụ cười từ năm 1994 nhằm mục đích phẫu thuật nhân đạo khe hở môi, hàm ếch cho trẻ em. Đến năm 1997, Quỹ hợp tác với Tổ chức Operation Smile để tổ chức chương trình, các đối tượng của chương trình đã được mở rộng sang thanh thiếu niên và người lớn.
Tính đến nay, Quỹ BTTEVN đã hỗ trợ phẫu thuật cho trên 30.000 trẻ em bị dị tật về môi. Năm 2022, dự kiến tiếp tục hỗ trợ phẫu thuật cho 2.000 trẻ em tại các tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ… Toàn bộ chi phí phẫu thuật, đi lại, ăn, nghỉ của trẻ em được tài trợ.
Quỹ BTTEVN đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa
Với sự tài trợ của các tổ chức quốc tế và trong nước, cùng với sự tham gia tích cực của Quỹ BTTE 63 tỉnh thành phố, đến nay hầu hết trẻ em bị sứt môi và hở hàm ếch trên phạm vi toàn quốc đã được phẫu thuật, đây là chương trình thực sự có ý nghĩa, đã được gia đình, cộng đồng và toàn xã hội đánh giá rất cao. Để giúp đỡ Quỹ thực hiện chương trình, một số tổ chức và cá nhân trong nước và quốc tế đã hỗ trợ kinh phí phẫu thuật thông qua Quỹ như: Tổ chức Operation Smile (phẫu thuật nụ cười), Tổ chức ESSO (Mỹ), Việt Nam Outreach (Úc), Câu lạc bộ Phụ nữ quốc tế, Bộ Tài chính và một số bộ, ngành khác...
Ngoài việc vận động kinh phí hỗ trợ phẫu thuật, Quỹ BTTEVN còn vận động nhà tài trợ hỗ trợ kinh phí để hỗ trợ trị liệu cho trẻ em sau phẫu thuật. Việc trị liệu cho trẻ em sau phẫu thuật để các em luyện phát âm là rất quan trọng, nâng cao hiệu quả của quá trình điều trị trẻ em bị mắc dị tật khe hở môi, vòm miệng, giúp các em nhanh chóng hòa nhập với cộng đồng, tiếp tục học tập theo kịp các bạn cùng trang lứa.
Trong bối cảnh đất nước còn nhiều khó khăn với hơn 1,5 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khoảng trên 2,5 triệu trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, với phương châm hành động “Tận tâm – Minh bạch – Kịp thời – Cùng tham gia”, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam mong muốn các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước có những đóng góp thiết thực, kịp thời giúp các trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt có môi trường phát triển và học tập ngày một tốt hơn.
Được biết, Quỹ BTTEVN là quỹ duy nhất của Nhà nước được thành lập từ ngày 4/5/1992 theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (Nay sửa đổi là Luật Trẻ em 2016), có chức năng vận động sự đóng góp tự nguyện của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở trong nước và nước ngoài, viện trợ quốc tế và hỗ trợ của ngân sách nhà nước trong trường hợp cần thiết để thực hiện các mục tiêu về trẻ em được nhà nước ưu tiên.
Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam có Hội đồng Bảo trợ, hiện nay do bà Võ Thị Ánh Xuân – Phó Chủ tịch nước CHXHCNVN là Chủ tịch Hội đồng Bảo trợ và 20 ủy viên là những chính khách, người có uy tín, vị thế cao trong xã hội, là đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, lãnh đạo các tập đoàn, doanh nghiệp lớn…
Trải qua 30 năm thành lập và phát triển, Quỹ Bảo trợ trẻ em các cấp đã huy động được hơn 7.600 tỷ đồng, hỗ trợ cho trên 34 triệu lượt trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn trên toàn quốc.
Với mô hình đặc thù, Quỹ BTTEVN đã và đang hiện thực hóa chủ trương của Đảng về “xã hội hóa”. Hoạt động của Quỹ BTTEVN và hệ thống Quỹ BTTE các địa phương đã góp phần khẳng định chủ trương của Đảng góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Có thể khẳng định các hoạt động kết nối của Quỹ BTTEVN đã tạo điều kiện cho nhiều tập đoàn kinh tế, nhiều công ty, xí nghiệp, nhiều tổ chức và hàng chục triệu cá nhân có điều kiện thể hiện sứ mệnh cộng đồng của mình trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, đặc biệt là trẻ em vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng bị thiên tai bão lũ; góp phần đắc lực cùng Đảng, Nhà nước và nhân dân ta thực hiện thành công Luật BVCSGD trẻ em và Luật trẻ em 2016.
Với phương châm hoạt động “Tận tâm – Minh bạch – Kịp thời – Cùng tham gia”, Quỹ BTTE Việt Nam đã và đang làm tốt vai trò, sứ mệnh của mình là cầu nối giữa những tấm lòng vàng với trẻ em khó khăn Việt Nam. Với những thành tích đạt được, Quỹ BTTE Việt Nam đã nhận được các phần thưởng cao quý của Đảng, Chính phủ trao tặng như Huân chương Lao động hạng Ba, hạng Nhì, hạng Nhất; Cờ Thi đua Chính phủ; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, danh hiệu Anh hùng Lao động…
Hồng Thiết
Phiên họp Ban Chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử, Chuyển đổi số của Bộ Nội vụ
Chiều ngày 18/8, tại Trụ sở Bộ, Bộ Nội vụ tổ chức Phiên họp Ban Chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử, chuyển đổi số của Bộ Nội vụ (Ban Chỉ đạo). Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, Trưởng ban Ban Chỉ đạo chủ trì Phiên họp. Dự phiên họp có Thứ trưởng Trương Hải Long, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo; các thành viên Ban Chỉ đạo; lãnh đạo, đại diện lãnh đạo một số đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, Trưởng ban Ban Chỉ đạo phát biểu chỉ đạo tại Phiên họp. Tại Phiên họp, Giám đốc Trung tâm Thông tin Nguyễn Thanh Bình, Ủy viên Thường trực Ban Chỉ đạo đã Báo cáo tóm tắt công tác Chuyển đổi số của Bộ Nội vụ trong 7 tháng đầu năm 2022, phương hướng nhiệm vụ 5 tháng cuối năm 2022. Chánh Văn phòng Bộ Vũ Đăng Minh, Ủy viên Thường trực Ban Chỉ đạo báo cáo chuyên đề về triển khai dịch vụ công trực tuyến của Bộ; Chuyển đổi số để đổi mới việc báo cáo giao ban Bộ và Phó Vụ trưởng Vụ Công chức - Viên chức Nguyễn Xuân Tự, Ủy viên Ban Chỉ đạo báo cáo về triển khai Đề án Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước. Thứ trưởng Trương Hải Long, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo phát biểu tại Phiên họp Giám đốc Trung tâm Thông tin Nguyễn Thanh Bình trình bày Báo cáo tại Phiên họp Chánh Văn phòng Bộ Vũ Đăng Minh báo cáo chuyên đề về triển khai dịch vụ công trực tuyến của Bộ; Chuyển đổi số để đổi mới việc báo cáo giao ban Bộ Tại Phiên họp, sau khi nghe các Báo cáo, các thành viên Ban Chỉ đạo và đại biểu đã thẳng thắn trao đổi, thảo luận và đóng góp nhiều ý kiến thiết thực vào dự thảo Báo cáo. Nhìn chung, các ý kiến góp ý tập trung vào một số nội dung: nhân lực chuyên trách công nghệ thông tin phục vụ chuyển đổi số; vấn đề gửi nhận văn bản điện tử; tính liên thông, kết nối giữa các phần mềm tại Bộ; tiến độ triển khai thực hiện các dự án mà Bộ được giao; kinh phí phục vụ cho chuyển đổi số của Bộ; sự phối hợp giữa các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ trong việc triển khai thực hiện các dự án, đề án; số hóa hồ sơ, dữ liệu để xử lý toàn bộ thủ tục hành chính trên môi trường mạng; đổi mới báo cáo giao ban Bộ;… Phát biểu kết luận Phiên họp, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh, đây là phiên họp đầu tiên của Ban Chỉ đạo, tuy nhiên, quá trình thực hiện công việc vẫn được triển khai tích cực ngay từ đầu năm. Bộ trưởng đánh giá, từ năm 2021 đến nay, hoạt động chuyển đổi số của Bộ Nội vụ đã nhận được những kết quả tích cực và có những ưu điểm như: (1) Nhận thức và trách nhiệm của lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động đối với công tác chuyển đổi số của Bộ đã được nâng lên một bước và thể hiện rõ nét qua việc tham mưu, quán triệt, quá trình tổ chức thực hiện. (2) Công tác tham mưu để thực hiện công tác chuyển đổi số của Bộ Nội vụ đã có nhiều cố gắng và tích cực, đến nay, nhiều văn bản quan trọng mang tính chỉ đạo, định hướng cho công tác chuyển đổi số hằng năm, 5 năm và định hướng đến năm 2030 được thể hiện khá rõ; cụ thể: Bộ trưởng đánh giá cao công tác tham mưu của Trung tâm Thông tin cho Ban Cán sự đảng Bộ ban hành Nghị quyết số 21-NQ/BCSĐ ngày 28/7/2022 về chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của Bộ Nội vụ đã thể hiện cụ thể, rõ nét định hướng, sự quyết tâm lớn của Ban Cán sự đảng Bộ, của Bộ trưởng trong công tác chuyển đổi số của Bộ Nội vụ; kế hoạch hằng năm, kế hoạch thực hiện 5 năm tới đã được xây dựng cụ thể, việc đề xuất ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo … (3) Kết quả về chuyển đổi số bước đầu đã có tiến bộ: cơ bản 100% cán bộ, công chức, viên chức được cung cấp chữ ký số trên môi trường điện tử; các dịch vụ công trực tuyến của Bộ tuy không nhiều nhưng nhìn chung đã thực hiện khá tích cực; xếp hạng về chuyển đổi số năm 2021 Bộ Nội vụ chưa đạt thứ hạng cao, đang ở mức giữa của các Bộ nhưng cũng là nỗ lực, cố gắng chung của cả Bộ; trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị thuộc, trực thuộc đã có thay đổi và chuyển biến rõ nét. Tuy nhiên, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cũng chỉ ra một số tồn tại hạn chế, như: (1) Nhận thức về chuyển đổi số có sự chuyển biến nhưng chưa đồng đều, cơ bản còn hạn chế, bất cập, còn lúng túng, chưa hiểu hết được tầm quan trọng và sự cần thiết của chuyển đổi số, cho nên sự thay đổi không nhanh về phương thức, cách thức và đặc biệt là do sự hạn chế về mặt kiến thức. (2) Trong công tác tham mưu tổ chức thực hiện có những mặt còn chưa sát với yêu cầu chuyển đổi số của Bộ, ngành Nội vụ. (3) Kết quả đạt được về chuyển đổi số của Bộ trong thời gian qua nhìn chung vẫn còn thấp, như: phạm vi của chuyển đổi số rất rộng, an toàn an ninh mạng, số hóa, dữ liệu số, công nghệ số, đổi mới sáng tạo vẫn chậm chạp, chưa thấy được sự thay đổi hoàn toàn về phương thức làm việc và tư duy hành động. (4) Nguồn nhân lực cho chuyển đổi số vừa thiếu vừa yếu. (5) Cơ chế kiểm tra, giám sát để triển khai thực hiện chuyển đổi số chưa được chú trọng một cách chặt chẽ và đáp ứng được yêu cầu đề ra. (6) Công tác phối hợp trong thực hiện chuyển đổi số trong các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ còn chưa tốt. Toàn cảnh Phiên họp Về nhiệm vụ từ nay đến hết năm 2022, Bộ trưởng đề nghị các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ bám sát mục tiêu tại Quyết định số 549/QĐ-BCĐCPĐTCĐS ngày 11/7/2022 của Ban Chỉ đạo xây dựng CPĐT,CĐS của Bộ Nội vụ về Kế hoạch hoạt động của Ban chỉ đạo xây dựng CPĐT,CĐS của Bộ Nội vụ năm 2022, trong đó tập trung vào một số nội dung sau: Thứ nhất, đảm bảo 100% cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Bộ được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về chuyển đổi số và thực hiện được đúng phương thức để đảm bảo an toàn, an ninh mạng cũng như thay đổi được nhận thức về chuyển đổi số. Thứ hai, 100% cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có dữ liệu trong cơ sở dữ liệu về cán bộ, công chức, viên chức và có thẻ công chức, viên chức điện tử. Về nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà đề nghị thực hiện một số nội dung sau: Thứ nhất, giao Giám đốc Trung tâm Thông tin khẩn trương tham mưu đề xuất kiện toàn Ban Chỉ đạo và Tổ công tác của Ban Chỉ đạo. Bộ trưởng nhấn mạnh, thành viên Ban Chỉ đạo là thủ trưởng các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ, qua đó gắn trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ để triển khai các nhiệm vụ, đồng thời xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm của trọng tâm nhằm thay đổi phương thức, lề lối, tư duy làm việc. Tổ công tác, cần được tổ chức tinh gọn, lựa chọn những người thực sự có trách nhiệm, có khả năng tham mưu giúp việc chuyển đổi số tại các đơn vị. Giao 01 đồng chí Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin làm Tổ trưởng Tổ công tác, Văn phòng Bộ, các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ mỗi đơn vị lựa chọn 01 người có kiến thức, kinh nghiệm về chuyển đổi số để cử tham gia vào Tổ công tác. Giao Ban Chỉ đạo thiết kế, phân công rõ ràng nhiệm vụ cho từng thành viên để trình ký ban hành vào ngày 25/8/2022. Thứ hai, xây dựng Kế hoạch phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ trong 05 tháng cuối năm 2022 trên cơ sở nội dung của Phiên họp này, xác định rõ nhiệm vụ chung cần phải làm và những nhiệm vụ cụ thể mà các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ cần thực hiện trong những tháng cuối năm gắn với trách nhiệm cá nhân người đứng đầu các đơn vị. Các đơn vị cần bám sát vào những nhiệm vụ được phân công cụ thể, nhiệm vụ này sẽ được đưa vào nhiệm vụ được giao bổ sung của năm 2022. Đồng thời, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao sẽ được báo cáo vào cuối năm và làm tiêu chí để đánh giá, xếp loại cuối năm đối với đơn vị và người đứng đầu của đơn vị. Giao Tổ công tác và trực tiếp là Giám đốc Trung tâm Thông tin sẽ tham mưu, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ này và hoàn thành vào ngày 29/8/2022. Bộ trưởng mong muốn, trên cơ sở chủ trương chung, tinh thần về chuyển đổi số cần thể chế hóa cho bằng được chuyển đổi số của Bộ Nội vụ một cách rõ nét, toàn diện theo công thức 6+: “Công nghệ thông tin + Số hóa + Dữ liệu + Đổi mới sáng tạo + Công nghệ số + An toàn thông tin”. Thứ ba, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cũng yêu cầu tập trung triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm như sau: Một là, tiếp tục bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức về chuyển đổi số làm sao đảm bảo hoàn thành 100% các chỉ tiêu nêu trên; xây dựng cuốn “Cẩm nang về chuyển đổi số của Bộ Nội vụ”. Mục đích của cuốn cẩm nang là cung cấp những hiểu biết cơ bản về chuyển đổi số, những yêu cầu của chuyển đổi số, các vấn đề cụ thể về chuyển đổi số của Bộ Nội vụ và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong chuyển đổi số của Bộ Nội vụ. Cuốn cẩm nang sẽ giúp cán bộ, công chức, viên chức trong Bộ tự học, tự đọc nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết về chuyển đổi số của Bộ. Bộ trưởng giao Chánh Văn phòng Bộ tham mưu thành lập Tổ giúp việc xây dựng cẩm nang nêu trên. Tổ này gồm: Chánh Văn phòng Bộ, Giám đốc Trung tâm Thông tin và một số thành viên. Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà gợi mở cho Ban Chỉ đạo phát động phong trào thi đua nhằm hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia. Đồng thời, giao Công đoàn Bộ chủ trì tổ chức Cuộc thi tìm hiểu về chuyển đổi số của Bộ Nội vụ trong đội ngũ công chức, viên chức; khuyến khích đoàn viên công đoàn có những bài thu hoạch, những góp ý, hiến kế cho Bộ Nội vụ và các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ về chuyển đổi số của Bộ, của các đơn vị trong thời gian tới. Hai là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống các văn bản của Bộ về chuyển đổi số. Về nhiệm vụ này, Bộ trưởng giao Trung tâm Thông tin là đơn vị tham mưu, rà soát lại toàn bộ các quy định đã có để đánh giá xem cần thiết phải bổ sung những văn bản, quy định nào cho phù hợp. Ba là, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án về chuyển đổi số của Bộ hiện có. Về nhiệm vụ này, Bộ trưởng giao Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính chủ trì, phối hợp với thủ trưởng các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ để nắm bắt, theo dõi tình hình triển khai, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc nhằm thúc đẩy tiến độ nhằm đảm bảo chất lượng và yêu cầu đề ra. Khẩn trương hoàn thành dự án Dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức. Về nhiệm vụ này, Bộ trưởng giao Thứ trưởng Trương Hải Long trực tiếp chỉ đạo để hoàn thành vào cuối tháng 11/2022. Các dự án còn lại thực hiện theo tiến độ đã cam kết. Bộ trưởng cũng yêu cầu, khi thực hiện các dự án này yêu cầu các đơn vị tư vấn phải đảm bảo được sự tích hợp và thống nhất, đồng bộ liên thông giữa các hệ thống; đồng thời, nghiên cứu, khảo sát kỹ để đảm bảo tính liên thông với các đơn vị thuộc, trực thuộc. Sự đồng bộ, liên thông này phải đảm bảo thống nhất một đầu mối vận hành, tiết kiệm kinh phí, vừa đảm bảo được tính đồng bộ và khả năng nâng cấp. Trong quá trình triển khai thực hiện dự án cần lưu ý làm đến đâu chắc chắn đến đó và tận dụng, tranh thủ tối đa các cơ quan chức năng, các đơn vị chuyên môn chức năng có chuyên ngành sâu về vấn đề này để tư vấn, giúp cho Bộ Nội vụ có thể điều chỉnh, bổ sung một cách kịp thời. Tham mưu ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trên một số lĩnh vực của Bộ đang thực hiện chức năng quản lý nhà nước, như: cán bộ, công chức, viên chức; đánh giá về cải cách hành chính và đo lường sự hài lòng; quản lý hồ sơ và giải quyết các thủ tục hành chính của các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ; quỹ, hội; tổ chức - biên chế; tín ngưỡng, tôn giáo; địa phương. Bộ trưởng đề nghị xây dựng một Bộ chỉ số chuẩn để đánh giá công tác chuyển đổi số của các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ. Bộ trưởng nhấn mạnh, Bộ Chỉ số này cần bám vào các căn cứ, tiêu chuẩn cụ thể và phù hợp với đặc thù của Bộ để đánh giá. Về nhiệm vụ này, Bộ trưởng giao Trung tâm Thông tin tham mưu, lấy ý kiến góp ý các đơn vị và hoàn thành trong tháng 9/2022 để triển khai đánh giá về chuyển đổi số của các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ năm 2022. Trên cơ sở Bộ chỉ số được ban hành, các đơn vị căn cứ tự đánh giá về mức độ chuyển đổi số tại đơn vị mình, ứng dụng công nghệ thông tin vào việc chấm điểm để đảm bảo khách quan, minh bạch, công bằng. Bộ trưởng giao đến hết Quý I/2023 hoàn thành việc đánh giá chuyển đổi số năm 2022 của các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ. Tổ chức kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện về hoạt động chuyển đổi số của các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ và các điều kiện ngân sách kèm theo để đề xuất, kiến nghị kịp thời. Đồng thời, từ nay đến hết năm 2022, Ban Chỉ đạo sẽ tổ chức Đoàn kiểm tra do Thứ trưởng làm Trưởng đoàn. Về nhiệm vụ này, Bộ trưởng giao Trung tâm Thông tin tham mưu lãnh đạo Bộ, Ban Chỉ đạo để triển khai thực hiện. Về hạ tầng số, giao Trung tâm Thông tin tham mưu trình Bộ trưởng về quy hoạch của Trung tâm tích hợp dữ liệu của Bộ Nội vụ đáp ứng thúc đẩy chuyển đổi số đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030. Về nguồn nhân lực chuyển đổi số, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà gợi mở nghiên cứu thực hiện theo hai nguồn. Nguồn thứ nhất, tuyển dụng theo Nghị định số 140/2017/NĐ-CP để bổ sung số viên chức vào Trung tâm Thông tin. Nguồn thứ hai, tổ chức tuyển chọn những người có trình độ về công nghệ thông tin từ các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan đơn vị khác đáp ứng được yêu cầu về vị trí việc làm để về làm việc tại Bộ Nội vụ. Giao Vụ Tổ chức cán bộ nghiên cứu, rà soát lại toàn bộ đội ngũ công chức, viên chức của Bộ Nội vụ và lên phương án tổ chức đưa đến các cơ sở đào tạo chuyên sâu về chuyển đổi số để đào tạo nâng cao. Vụ Tổ chức cán bộ yêu cầu các đơn vị lựa chọn công chức, viên chức tiêu biểu, ưu tú để đi đào tạo thêm chuyên sâu về chuyển đổi số trong một thời gian nhất định. Nhiệm vụ này được triển khai chậm nhất bắt đầu từ tháng 11/2022. Bộ trưởng yêu cầu, mỗi một đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ thành lập Tổ chuyển đổi số với số lượng tối thiểu là 03 người và tối đa là 05 người (đối với các đơn vị có từ 30 người trở lên). Tổ chuyển đổi số này sẽ được tổ chức đào tạo, tập huấn, hướng dẫn về kỹ năng chuyển đổi số để phục vụ thực hiện nhiệm vụ. Giao Vụ Kế hoạch - Tài chính khẩn trương tham mưu để đảm bảo nguồn kinh phí cho hoạt động của chuyển đổi số, như: thuê hạ tầng, dự án chuyển tiếp, đặt hàng các dịch vụ thiết yếu, cần thiết cho đào tạo, tập huấn,….; Vụ Kế hoạch - Tài chính phối hợp với Vụ Tiền lương nghiên cứu cơ chế chính sách đặc thù cho nhân lực trực tiếp về chuyển đổi số và an toàn an ninh mạng. Theo moha.gov.vnNhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Bộ Nội vụ và ngày truyền thống ngành Tổ chức nhà nước (28/8/1945 - 28/8/2022), thay mặt Ban Cán sự đảng, Lãnh đạo Bộ Nội vụ, đồng chí PHẠM THỊ THANH TRÀ, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ gửi Thư chúc mừng tới các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Bộ Nội vụ, ngành Nội vụ. Cổng thông tin điện tử Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương trân trọng giới thiệu toàn văn bức thư.
TĐKT - Hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, Công ty TNHH TCP Việt Nam miệt mài với nỗ lực mang lại giá trị lâu dài cho xã hội, đồng thời lan tỏa những giá trị tốt đẹp và năng lượng sống tích cực đến cộng đồng thông qua các chương trình, dự án được phối hợp với các đơn vị để triển khai.
Chia sẻ cùng cộng đồng
Một trong những trọng tâm đó là ngày 2/10/2020, Trung ương Hội LHTN Việt Nam và Công ty TNHH TCP Việt Nam (TCP Việt Nam) tổ chức ký kết Thỏa thuận hợp tác về việc triển khai phong trào “Tôi yêu Tổ quốc tôi” và chương trình “Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp”, giai đoạn 2020 - 2022.
Theo thỏa thuận hợp tác, hai bên sẽ đồng hành triển khai tìm kiếm và tuyên dương các hội viên, thanh niên tiêu biểu đạt giải thưởng “Thanh niên sống đẹp”, chương trình “Tỏa sáng nghị lực Việt” và chương trình “Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp” trong giai đoạn 3 năm này.
Công ty TNHH TCP Việt Nam trao tặng túi thuốc chăm sóc F0 cho tỉnh Tiền Giang
Cùng với đó, TCP Việt Nam luôn đồng hành trong hành trình đóng góp vào sự phát triển kinh tế của đất nước và chú trọng trách nhiệm với cộng đồng xã hội. Năm 2020, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid–19 và thiên tai, TCP Việt Nam đã đồng hành với các tổ chức xã hội để phòng, chống dịch bệnh và hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng. Trong đó, công ty đóng góp 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai của cơn bão số 6 đến số 13 tại miền Trung; ủng hộ 2 tỷ đồng hỗ trợ nghiên cứu kit xét nghiệm nhanh Covid–19 cho Trung tâm Nghiên cứu, sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tế (POLYVAC) và 600 triệu hỗ trợ công tác phòng, chống dịch Covid-19; 6.971 thùng sản phẩm nước tăng lực hỗ trợ công tác phòng, chống dịch Covid–19.
Trước những thách thức, biến động từ làn sóng dịch Covid-19 lần thứ tư, doanh nghiệp hiểu rõ trách nhiệm hỗ trợ người lao động và cộng đồng, chung tay đẩy lùi dịch bệnh. Ngay từ khi dịch bệnh bùng phát, Công ty luôn chủ động, tích cực trong công tác phòng, chống dịch, tuân thủ 5K, hỗ trợ tiêm vắc-xin để đảm bảo an toàn cho đội ngũ lao động. Song hành với các nỗ lực giữ “vùng xanh” trong nội bộ công ty, TCP Việt Nam liên tục có những hỗ trợ kịp thời, thiết thực cổ vũ và “chia lửa” cùng lực lượng tuyến đầu, nhất là tại các vùng cao điểm dịch bệnh.
UBND An Giang trao tặng Bằng khen tri ân đóng góp TPCN trong công tác phòng, chống Covid-19 tại địa phương
Năm 2021, TCP Việt Nam tiếp tục tham gia hỗ trợ, ủng hộ cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế cho bệnh viện điều trị Covid-19 huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. Tháng 8/2021, đơn vị đã đóng góp hơn 2 tỷ đồng gồm tiền mặt và vật phẩm y tế, phục vụ công tác nghiên cứu, sản xuất và tăng cường vật tư, thiết bị y tế. Trong đó, khoản kinh phí 1 tỷ đồng - gần tương đương chiếc container tạo oxy trao tặng Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam - trực thuộc Bộ Y tế và một xe cứu thương trị giá 810 triệu đồng được gửi đến Bệnh viện quận 11, TP Hồ Chí Minh. Khoản đóng góp đã góp phần giải quyết các vấn đề cấp bách trong thời điểm công tác phòng, chống dịch còn nhiều khó khăn, thiếu thốn.
Bên cạnh hỗ trợ trang thiết bị y tế, TCP Việt Nam cũng trao 11.700 thùng nước tăng lực Red Bull, Warrior, tiếp lửa và cổ vũ tinh thần, sức mạnh cho y bác sĩ và lực lượng tuyến đầu tại TP Hồ Chí Minh và 18 tỉnh, thành phía Nam.
Trước đó, khi dịch Covid-19 bùng phát và ảnh hưởng trực tiếp đến hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh, thương hiệu Warrior, trực thuộc TCP Việt Nam, tài trợ 200 triệu đồng tiền mặt và 600 thùng sản phẩm để san sẻ những khó khăn với người dân tại hai tỉnh này. Riêng tại TP Hồ Chí Minh, TCP Việt Nam trao tặng Ủy ban MTTQ Quận 10 khoản tiền mặt trị giá 150 triệu nhằm hỗ trợ công tác phòng, chống dịch Covid-19 và người bị tác động nặng nề bởi dịch Covid-19 thông qua Quỹ Vì người nghèo của địa phương; cũng như phối hợp với Trung tâm Công tác Xã hội Thanh thiếu niên Việt Nam hỗ trợ thiết bị y tế trị giá tương đương 90 triệu đồng.
Công ty TNHH TCP Việt Nam vinh dự tiếp tục đồng hành cùng TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, TW Hội LHTN Việt Nam, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam và Trường Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh triển khai chương trình Trao tặng 1.200 túi thuốc chăm sóc F0 (trị giá 550 triệu đồng) tại 5 tỉnh miền Tây: Tiền Giang, Vĩnh Long, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau; cũng như gửi tặng 1.500 thùng nước tăng lực Warrior cho 13 tỉnh miền Tây Nam Bộ.
Ông Nguyễn Thanh Huân, Tổng Giám đốc TCP Việt Nam cho biết: “Lợi ích của cộng đồng luôn luôn là điều mà TCP Việt Nam quan tâm trong quá trình vận hành kinh doanh tại Việt Nam. Chúng tôi luôn nỗ lực thực hiện sứ mệnh vì cộng đồng thông qua những hành động thiết thực, kịp thời đến với đất nước, với người tiêu dùng. Hy vọng những nỗ lực của TCP Việt Nam, cùng các đơn vị, tổ chức, sẽ góp phần san sẻ khó khăn, tiếp sức, tiếp năng lượng tích cực cùng cộng đồng, xã hội vượt qua mọi thách thức, khó khăn”.
Hướng đến mục tiêu phát triển bền vững
Với tiêu chí “Tiếp năng lượng, bừng sức sống”, công ty TCP Việt Nam định hướng các hoạt động phát triển bền vững của công ty tuân theo 3 chiến lược chính của tập đoàn là “Hoàn thiện - Phát Triển - Quan tâm” cho sản phẩm, kinh tế, xã hội và môi trường.
“Trong nỗ lực thúc đẩy trách nhiệm xã hội, TCP Việt Nam đã xây dựng một bộ kế hoạch đầy đủ và tuân thủ chặt chẽ nhằm đạt mục tiêu phát triển bền vững. Chúng tôi sẽ không ngừng củng cố và mở rộng các mối quan hệ hợp tác với các tổ chức địa phương thông qua các chương trình hoạt động có ý nghĩa nhằm chung tay giải quyết nhiều vấn đề xã hội khác nhau cũng như góp phần lan tỏa hơn nữa tinh thần tích cực mà tập đoàn TCP luôn hướng đến.” - Ông Nguyễn Thanh Huân, Tổng Giám đốc TCP Việt Nam khẳng định.
TCP Việt Nam cũng tiếp tục đồng hành cùng Trung ương Hội LHTN Việt Nam tôn vinh các cá nhân với những câu chuyện đầy nghị lực, những tấm gương vượt khó thông qua chương trình “Toả sáng Nghị lực Việt” và “Thanh niên sống đẹp” được tổ chức vào cuối năm 2022. Những cá nhân này cùng ý nghĩa chương trình, đã lan toả niềm cảm hứng sống ý nghĩa đến thế hệ trẻ Việt Nam.
Hành trình lan tỏa giá trị tốt đẹp với sứ mệnh phát triển bền vững của TCP Việt Nam vẫn tiếp tục với những hoạt động không ngừng nghỉ. Những kết quả khả quan đã đạt được là bảo chứng cho sự đúng đắn của chiến lược bền vững mà doanh nghiệp đã và đang theo đuổi. Trong tương lai, TCP Việt Nam hứa hẹn tiếp tục đẩy mạnh những hoạt động nhằm củng cố sứ mệnh phát triển bền vững và lan tỏa năng lượng tích cực đến cộng đồng.
Hồng Thiết
Trang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 49
- 50
- 51
- 52
- 53
- …
- sau ›
- cuối cùng »