TĐKT - Ngày 20/9, tại Hà Nội, Văn phòng Ban Chỉ đạo Tiết kiệm năng lượng (Bộ Công Thương) phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Lễ phát động cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2022".
Các đại biểu nhấn nút khởi động Cuộc thi
Trong giai đoạn vừa qua, nhu cầu năng lượng của Việt Nam không ngừng tăng trưởng với tốc độ cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Trong đó, nhu cầu năng lượng sơ cấp trong giai đoạn 2010 - 2019 tăng trưởng khoảng 6%/năm, đặc biệt là tốc độ tăng trưởng sản lượng điện thương phẩm bình quân là 10,9% trong giai đoạn 2010 - 2015 và 10,1% trong giai đoạn 2016 - 2019.
Với nỗ lực của các cấp, các ngành, về cơ bản Việt Nam vẫn luôn đảm bảo cung cấp đủ năng lượng và điện năng cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh và phục vụ đời sống nhân dân, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế và đảm bảo ổn định về xã hội, chính trị, an ninh, quốc phòng.
Theo dự báo trong 5 năm tới, nhu cầu điện năng vẫn tăng trưởng ở mức khoảng 8,5%/năm. Vì vậy, song song với việc khai thác, nhập khẩu các nguồn năng lượng sơ cấp để đáp ứng nhu cầu về năng lượng của nền kinh tế và toàn xã hội, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Ông Trịnh Quốc Vũ, Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Tiết kiệm năng lượng, Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) phát biểu tại Lễ phát động
Phát biểu tại buổi lễ, ông Trịnh Quốc Vũ, Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Tiết kiệm năng lượng, Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) nhấn mạnh: Tiết kiệm điện năng là một trong những giải pháp hữu hiệu nhất giúp giảm áp lực trong việc khai thác, chế biến và cung ứng các dạng năng lượng, giúp cải thiện hiệu quả của nền kinh tế, đồng thời giúp đảm bảo an ninh cung ứng điện quốc gia, bảo vệ môi trường và giảm phát thải khí nhà kính, đóng góp cho việc thực hiện cam kết của Việt Nam tại Thỏa thuận Paris về ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu cũng như tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP26 về thực hiện lộ trình giảm phát thải khí nhà kính về 0 vào năm 2050.
Nằm trong khuôn khổ các hoạt động truyền thông thuộc Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Văn phòng Ban Chỉ đạo Tiết kiệm năng lượng tổ chức cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2022". Hoạt động nhằm góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ về sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, năng lượng, hướng tới hình thành lối sống xanh, bền vững.
Cuộc thi được tổ chức tại địa chỉ: https://cuocthi.tietkiemnangluong.com.vn/, bắt đầu từ 8h00 ngày 20/9/2022 đến 12h00 ngày 23/10/2022, được chia thành 5 kỳ thi. Tại mỗi kỳ thi, thí sinh tham gia trả lời 10 câu trắc nghiệm theo hình thức trực tuyến với thời gian trả lời tối đa là 30 phút.
Nội dung thi bao gồm các chủ đề về sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả trong gia đình, trong các ngành công nghiệp, công trình xây dựng và giao thông vận tải, văn phòng - nhà xưởng, năng lượng sạch, chính sách năng lượng, nhãn năng lượng, chiến dịch Giờ Trái đất...
Người thi có thể tham gia thi từ máy tính cá nhân hoặc các thiết bị di động. Mỗi người được tham gia thi tối đa mỗi kỳ là 5 lần. Hệ thống sẽ tính lần tham gia có kết quả cao nhất. Người đạt giải là người trả lời đúng nhiều câu hỏi nhất trong thời gian ngắn nhất. Mỗi kỳ thi, Ban tổ chức sẽ trao 7 phần thưởng cho 7 người thi có kết quả cao nhất với trị giá 1 triệu đồng/giải. Tổng giá trị giải thưởng của cuộc thi lên tới 35 triệu đồng.
Đây là lần đầu tiên một cuộc thi về chủ đề tiết kiệm năng lượng được tổ chức trên nền tảng trực tuyến, hướng tới mọi đối tượng không phân biệt vị trí địa lý, lứa tuổi. Cuộc thi là tiền đề đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về năng lượng và tiết kiệm năng lượng.
Tại Lễ phát động, diễn đàn "Tiết kiệm năng lượng trong các doanh nghiệp sử dụng năng lượng trọng điểm" đã được tổ chức. Diễn đàn cung cấp thông tin đa chiều trong việc thực thi hiệu quả năng lượng tại doanh nghiệp, chính sách quản lý của nhà nước, thực tế triển khai. Từ đó, đưa ra giải pháp, hỗ trợ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong công nghiệp.
Phương Thanh
Chính trị - Xã hội
BHYT học sinh, sinh viên: Góp phần phát triển một nền giáo dục toàn diện
TĐKT - Quá trình triển khai chính sách bảo hiểm y tế (BHYT) học sinh, sinh viên (HSSV), có thể thấy hiệu quả của chính sách này không chỉ thể hiện qua diện bao phủ BHYT tới HSSV liên tục tăng trưởng hằng năm, góp phần hoàn thiện mục tiêu BHYT toàn dân, mà còn thể hiện ở ý nghĩa, lợi ích thiết thực của chính sách BHYT trong việc đem lại cho thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước một cơ chế chăm sóc sức khỏe toàn diện ngay từ trường học. BHYT học sinh, góp phần phát triển một nền giáo dục toàn diện Được hưởng nhiều quyền lợi BHYT Theo thống kê của BHXH Việt Nam, năm học 2021 - 2022, chính sách BHYT đã bao phủ đến 96% HSSV cả nước với khoảng 18,8 triệu em tham gia. Điều đó đồng nghĩa với việc trên toàn quốc đã có gần 19 triệu HSSV được đảm bảo và thụ hưởng đầy đủ các quyền lợi BHYT theo quy định. Trong đó, nếu không may ốm đau, bệnh tật, các em sẽ được quỹ BHYT thanh toán số tiền khám chữa bệnh (KCB) không giới hạn theo phạm vi, mức hưởng, có thể lên tới hàng tỷ đồng/năm. Khi tham gia BHYT, nếu HSSV đi KCB đúng tuyến sẽ được quỹ BHYT chi trả 80% chi phí KCB trong phạm vi, quyền lợi được hưởng. Trường hợp KCB trái tuyến, các em sẽ được hưởng theo phạm vi, mức hưởng BHYT như sau: 40% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện (BV) tuyến Trung ương; 100% chi phí điều trị nội trú tại BV tuyến tỉnh; 100% chi phí tại BV tuyến huyện. Trong quá trình phát triển, chính sách BHYT ngày càng được hoàn thiện theo hướng quyền lợi, chất lượng KCB BHYT ngày càng được nâng cao và mở rộng. Theo đó, HSSV khi tham gia cũng được hưởng nhiều lợi ích hơn từ chính sách BHYT như: Được chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ) ngay tại trường học; được tham gia KCB BHYT với các thủ tục thuận tiện, thông thoáng; được tiếp cận các dịch vụ y tế kỹ thuật cao, chi phí lớn;…. Thực tế cho thấy, quỹ BHYT đã chi trả cho rất nhiều bệnh nhân là HSSV mắc các bệnh nan y, mạn tính phải điều trị dài ngày, nhiều đợt (như: Chạy thận nhân tạo, điều trị ung thư, phẫu thuật tim mạch,…) với chi phí từ vài chục triệu đến hàng tỷ đồng. Qua đó, nhờ có tấm thẻ BHYT, nhiều HSSV và gia đình chủ động về chi phí KCB, vơi đi gánh nặng tài chính giữa lúc khó khăn khi không may bị ốm đau, bệnh tật, để HSSV yên tâm chữa bệnh, điều trị sớm quay lại môi trường cuộc sống và học tập bình thường. Đáng chú ý, trong khi Luật BHYT chưa có quy định chi tiết cho y tế dự phòng nhưng nhóm HSSV đã gián tiếp được hưởng các quyền lợi này thông qua việc chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ) tại nhà trường. Công tác CSSKBĐ tại các trường học hiện đang vận hành chủ yếu từ nguồn kinh phí trích lại từ quỹ KCB BHYT cho hoạt động y tế trường học (trong đó có nội dung chi hỗ trợ khám sức khỏe định kỳ và phân loại sức khỏe cho học sinh đầu năm học; tổ chức các hoạt động tư vấn giáo dục, sức khỏe và phòng bệnh…). Công tác CSSKBĐ tại trường học không chỉ giúp HSSV và gia đình phát hiện bệnh kịp thời, chăm sóc và tạo điều kiện điều trị các căn bệnh học đường liên quan đến thị lực, điều chỉnh tư thế viết, ngồi học chống cong vẹo cột sống… mà còn dự phòng nhiều căn bệnh, phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường có thể dẫn tới những căn bệnh mạn tính, nan y nguy hiểm, đảm bảo sức khỏe các em trong tương lai. Thể hiện lòng nhân ái, trách nhiệm với cộng đồng Theo quy định của Luật BHYT, HSSV là đối tượng bắt buộc tham gia BHYT. Do đó, việc tham gia BHYT không những là quyền lợi mà còn là trách nhiệm tuân thủ pháp luật, thể hiện tinh thần tương thân, tương ái của HSSV thông qua việc đóng góp, chia sẻ rủi ro với những người không may bị ốm đau, bệnh tật…, đặc biệt với những người nghèo, người thuộc nhóm yếu thế trong xã hội. Theo thống kê, hiện cả nước vẫn còn khoảng 4% HSSV chưa tham gia BHYT, tập trung ở nhóm SV các trường đại học và HS các trường cao đẳng, trung cấp, đào tạo nghề. Trong số này, một số HSSV và phụ huynh vẫn còn hiểu chưa thấu đáo về chính sách BHYT, cho rằng chỉ cần tham gia BHYT những lúc ốm đau. Chúng ta cần phải hiểu và nhận thức rõ ràng, BHYT là một trong những chính sách an sinh xã hội quan trọng, thể hiện tính nhân đạo, nhân văn và tinh thần tương thân tương ái, chia sẻ rủi ro giữa người khỏe với người ốm, giữa người trẻ với người già, giữa người có thu nhập cao với người có thu nhập thấp,… nhằm hướng tới việc bao phủ BHYT toàn dân, đảm bảo công bằng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân không vì mục đích lợi nhuận, góp phần đảm bảo an sinh xã hội cho mọi người dân, không phân biết giàu nghèo và các tầng lớp xã hội. Có thể khẳng định, chính sách BHYT không chỉ tạo nguồn lực quan trọng trong chăm sóc sức khỏe HSSV mà còn góp phần giáo dục nhân cách cho các em ngay từ khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Vì vậy, để đạt được mục tiêu 100% HSSV tham gia BHYT vì một nền giáo dục toàn diện, để mọi HSSV đều được chăm sóc sức khỏe ngay từ trường học, bên cạnh sự chỉ đạo quyết liệt từ Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ giữa BHXH Việt Nam và Bộ Giáo dục và Đào tạo, rất cần có sự vào cuộc của toàn xã hội, mà quan trọng hơn cả chính là ý thức tự giác, chủ động tham gia BHYT của mỗi HSSV và phụ huynh. Hồng ThiếtTĐKT - Tóc cho người bệnh ung thư là chương trình do Bệnh viện K và Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư – Ngày mai tươi sáng phối hợp nhằm kêu gọi chị em phụ nữ chia sẻ mái tóc của mình để thiết kế thành những bộ tóc thật đẹp dành tặng chị em đang điều trị ung thư.
Nhiều em bé đã tặng cho bệnh nhân K bộ tóc dài đẹp của mình
Hình ảnh mái tóc duyên dáng thưa rụng dần sau mỗi đợt điều trị luôn khiến mỗi chị em mặc cảm, như mất đi một điều quý giá, họ mất đi sự tự tin và thay vào đó là những lo lắng, trầm mặc bên cạnh nỗi lo lắng bệnh tật. Thấu hiểu tâm tư đó, Bệnh viện K, Quỹ Ngày mai tươi sáng mong muốn kêu gọi các đơn vị, các nhà hảo tâm cùng đồng hành để gây dựng quỹ tóc trao tặng các bộ tóc thiết kế được dệt từ tóc thật cho các chị em đang điều trị ung thư.
Ngày 15/09, Bệnh viện đã phối hợp với CLB Tóc đẹp Việt Nam tổ chức chương trình “Cắt tóc miễn phí” cho các bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện có nhu cầu được làm tóc giả từ tóc của mình và các cán bộ y tế, người lao động, các bà/bác/chị, em có mong muốn được chia sẻ, tặng tóc cho người bệnh ung thư.
Trong những ngày qua, Bệnh viện K đã nhận được rất nhiều mái tóc được gửi về từ mọi vùng miền khác nhau, mỗi mái tóc gửi về là một câu chuyện khác nhau với thông điệp đong đầy yêu thương. “Đó là mái tóc con rất yêu” của bé Phạm Gia Hân 12 tuổi, bé Ngô Kiều An 10 tuổi, Nguyễn Hoàng Ngân 14 tuổi đều là con của cán bộ y tế đang công tác tại bệnh viện đã cắt tóc và gửi đến tặng người bệnh; mái tóc đã được gửi trao lần thứ 2 của em Nguyễn Bảo Ngọc – con gái của cán bộ diều dưỡng đã từng cắt mái tóc của mình cách đây 4 năm để tặng 1 bệnh nhân khoa Nội Quán Sứ và giờ em tiếp tục gửi đến tặng bệnh viện. Có rất nhiều câu chuyện xúc động, như chị Nguyễn Thị Hiền, 47 tuổi là “chiến binh chiến thắng ung thư” cũng tới tham gia cắt tóc để tặng bệnh nhân ung thư.
Và mái tóc ngắn sau khi cho tóc
“Đi xe từ Thanh Hóa ra lúc sớm, tôi cũng rất hồi hộp trước khi cắt tóc vì nghĩ đến chương trình là thấy xúc động, muốn chia sẻ với các chị em phụ nữ không may mắc bệnh cũng như tôi trước đây, cùng bị bệnh và cũng bị rụng tóc nên tôi rất thấu hiểu nỗi buồn đó, hy vọng rằng mái tóc của tôi sẽ là món quà nhỏ để các chị em tự tin hơn, mong là sẽ có thật nhiều chị em tham gia tặng tóc để ai ai cũng xinh đẹp, lạc quan”. - chị Nguyễn Thị Hiền trước điều trị ung thư tại khoa Nội vú – phụ khoa Bệnh viện K.
Mái tóc gửi trao cùng bao yêu thương là những điều trân quý mà các chị em đang điều trị bệnh mong muốn nhận được. Với thông điệp “Bao nhiêu sợi tóc - Bấy nhiêu sợi tình”, mái tóc ấy chính là món quà tiếp thêm tinh thần, nghị lực cho những chị em phụ nữ chiến thắng căn bệnh hiểm nghèo này. Cuộc sống càng trở nên tươi đẹp hơn bởi những nụ cười rạng rỡ, hạnh phúc của những “chiến binh nữ” ấy, khi họ cảm nhận được tình yêu thương, sẻ chia của gia đình và cộng đồng.
Bệnh viện K và Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư – Ngày mai tươi sáng rất mong nhận được sự đồng hành, chia sẻ của các bà/bác/cô/chị em để lan tỏa thông điệp ý nghĩa của chương trình, để niềm kiêu hãnh, sự tự tin, rạng ngời luôn hiện hữu với mỗi “nữ chiến binh”.
Hồng Thiết
Bệnh viện K phẫu thuật thành công cho cụ ông 107 tuổi mắc ung thư da vùng bàn tay
TĐKT - Vừa qua, Khoa Điều trị theo yêu cầu, Bệnh viện K đã tiếp nhận bệnh nhân N.V.H, 107 tuổi quê ở tại Hưng Yên tới khám vì khối u da vùng mu bàn tay trái. Khoảng 1 năm trước, người bệnh không chú ý tới biểu hiện khác vùng da bàn tay nhưng khối u ngày một to lên, lan rộng, loét và chảy dịch khiến gia đình lo lắng và đưa cụ ông đến bệnh viện kiểm tra. TS.BS. Dương Mạnh Chiến đã trực tiếp thăm khám, hội chẩn ca bệnh của cụ ông N.V.H và kết luận chẩn đoán là ung thư da tế bào vảy vùng bàn tay. Ca phẫu thuật Ung thư da là một trong các ung thư thường gặp có 3 loại chính là ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào vảy và ung thư hắc tố. Ung thư da tế bào vảy là loại có độ ác tính khá cao, nguy cơ di căn hạch và có thể di căn xa. Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị ung thư da tế bào vảy nhưng phẫu thuật cắt bỏ tổ chức ung thư vẫn là phương pháp chủ yếu và hữu hiệu nhất. Nguyên tắc phẫu thuật là lấy u đủ rộng, đảm bảo diện cắt xung quanh không còn tế bào ung thư, do đó cần cân nhắc kỹ các yếu tố như vị trí, kích thước, bề rộng hay mức độ thâm nhiễm của khối u. Sau khi cắt bỏ tổn thương thì cần thiết phải tạo hình phục hồi tổn khuyết bằng các kỹ thuật tạo hình như ghép da hay sử dụng vạt tổ chức. Trong trường hợp của cụ N.V.H 107 tuổi, đây là một trường hợp rất đặc biệt vì vấn đề đặt ra không chỉ là lấy bỏ hết tổ chức ung thư như các bệnh nhân khác mà bệnh nhân rất lớn tuổi, việc thực hiện phẫu thuật sẽ đi kèm với nhiều nguy cơ, tai biến khi vô cảm, đồng thời việc cố gắng bảo tồn chức năng, tạo hình lại bàn tay cũng là một vấn đề vô cùng khó khăn. Ekip phẫu thuật gồm các bác sĩ Khoa Điều trị theo yêu cầu đứng đầu là TS. Dương Mạnh Chiến và ekip Khoa Gây mê hồi sức đã tiến hành phẫu thuật cắt rộng tổn thương ung thư vùng bàn tay đến diện cắt không còn u và tạo hình tổn khuyết sau cắt u. Sau mổ bệnh nhân ổn định, tại chỗ vết mổ khô, liên tốt. Bệnh nhân đã xuất viện sau 3 ngày phẫu thuật. Theo TS.BS Đào Văn Tú, Trưởng khoa Điều trị theo yêu cầu, Bệnh viện K thì ung thư da là bệnh nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể phòng tránh bằng cách tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, sử dụng kem chống nắng, quần áo bảo hộ lao động khi làm việc ngoài trời, đến các cơ sở y tế khi có các biểu hiện bất thường trên da để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Ung thư da nếu được phát hiện sớm có thể điều trị khỏi. Cũng theo TS.BS Đào Văn Tú thì cụ N.V.H 107 tuổi là trường hợp bệnh nhân cao tuổi nhất từng được điều trị tại Bệnh viện K. Hiện tại, cụ N.V.H đã hồi phục hoàn toàn và chia sẻ vui với các y bác sĩ về bí quyết sống trường thọ của cụ. Theo cụ H., “không bao giờ ăn quá no và không bao giờ lo lắng quá” là hai “bí kíp” chính giúp cụ vượt qua bệnh tật và vượt qua sóng gió cuộc đời. Giờ đây cụ tiếp tục tận hưởng cuộc sống không còn lo lắng về căn bệnh ung thư nữa. Hồng ThiếtCông bố Báo cáo Quốc gia Việt Nam 2022: Khắc phục hậu quả chiến tranh ở Việt Nam
TĐKT - Ngày 15/9, tại Hà Nội, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Justus Liebig, Giessen, CHLB Đức và Quỹ Hanns Seidel, CHLB Đức tổ chức Tọa đàm công bố Báo cáo Quốc gia Việt Nam 2022 khắc phục hậu quả chiến tranh ở Việt Nam. Tại buổi công bố, các tác giả đã chia sẻ những kết quả nghiên cứu chính trong Báo cáo và thảo luận về các vấn đề liên quan. Ban Biên tập báo cáo gồm có: GS. TS. Phạm Quang Minh, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội; TS. Detlef Briesen, Đại học Justus Liebig, Giessen và TS. Nguyễn Thị Thùy Trang, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Thay mặt Ban Biên tập, TS. Detlef Briesen, Đại học Justus Liebig, Giessen cho biết: Đây là số thứ tư trong chuỗi Báo cáo Quốc gia về Việt Nam. Với ấn phẩm đặc biệt này, các tác giả tập trung vào một vấn đề chưa được quan tâm một cách thấu đáo từ góc độ học thuật - vấn đề giải quyết hậu quả chiến tranh ở một đất nước đã trải qua nhiều cuộc chiến trong gần 50 năm như Việt Nam. Trong quá trình biên soạn báo cáo, các tác giả nhận thấy rằng đối phó với hậu quả của chiến tranh là một chủ đề dường như bị lãng quên, ngay cả trên bình diện quốc tế - ít nhất là nếu người ta so sánh chủ đề này với một số lượng lớn các luận thuyết học thuật hoặc mô tả phổ biến trong các tiểu thuyết, hồi ký, phim ảnh... Vì vậy, trọng tâm của Báo cáo số này là tiếp cận vấn đề khắc phục hậu quả của chiến tranh ở Việt Nam từ góc độ chính trị - xã hội: Việt Nam được tái thiết như thế nào sau sự tàn phá của chiến tranh? Việt Nam đã cố gắng giải quyết những hậu quả xã hội của chiến tranh như thế nào? Có quá nhiều vấn đề chính trị - xã hội cần giải quyết ở Việt Nam kể từ khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, những vấn đề đã được chỉ ra trong các bài viết độc lập. Đặc biệt là sau năm 1954 và 1975, phần lớn lãnh thổ của Việt Nam ngày nay đã bị tàn phá khủng khiếp, hàng trăm nghìn sinh mạng mất đi và hàng trăm nghìn người khác sống sót sau chiến tranh rơi vào cảnh góa bụa, mổ côi hoặc bị tổn thương nặng nề về thể chất và tinh thần. Những hậu quả lâu dài của chiến tranh vẫn còn hiện rõ cho đến ngày nay, nhiều năm sau khi chiến tranh kết thúc, cụ thể là vô số vật liệu nổ còn sót lại vẫn có thể tìm thấy ở khắp mọi nơi trên đất nước Việt Nam. Khủng khiếp hơn nữa là những hậu quả lâu dài đối với con người và môi trường gây ra bởi các chất độc hóa học, chất khai quang, đặc biệt là chất độc da cam/dioxin mà Mỹ sử dụng trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam. May mắn thay, ngày nay tất cả chỉ còn là quá khứ và Việt Nam đã và đang nhận được sự hợp tác từ các tổ chức quốc tế khác nhau cũng như các tổ chức viện trợ chính phủ và phi chính phủ từ nhiều quốc gia trên thế giới để rà phá bom mìn, khử ô nhiễm đất và cải thiện tình hình của những người bị ảnh hưởng. Tương lai thuộc về những nỗ lực này. Báo cáo bao gồm các bài viết: Khắc phục hậu quả chiến tranh ở Việt Nam; Chính sách ưu đãi người có công ở Việt Nam; Chăm sóc sức khỏe - Khắc phục hậu quả chiến tranh ở Việt Nam; Chính sách xây dựng vùng kinh tế mới sau năm 1975: Mục tiêu và thành tựu; Vấn đề bom mìn và vật liệu nổ từ góc độ kinh tế - xã hội sau năm 1975; Giải quyết hậu quả của chất độc hóa học được sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam; Nghiên cứu đặc biệt: Điều kiện sống của nạn nhân chất độc da cam và gia đình của họ ở Việt Nam - Dựa trên khảo sát thực địa tại Thanh Hóa; Các chính sách khắc phục hậu quả của chiến tranh trong thế kỷ 20 - Nghiên cứu trường hợp Việt Nam; Thể chế và sáng kiến ở Việt Nam. “Chúng tôi hy vọng rằng ấn phẩm của chúng tôi sẽ gợi ra nhiều vấn đề để suy ngẫm hoặc thậm chí có thể giúp đưa ra các biện pháp cải thiện tình hình trong tương lai, bởi vì dù sao thì quá khứ cũng không thể thay đổi: Chiến tranh đã để lại rất nhiều người tàn tật hoặc chấn thương và môi trường của một số khu vực, ví dụ như ở những nơi lưu trữ vũ khí hóa học trước đây của Mỹ như chất độc màu da cam bị ô nhiễm nặng, không được an toàn về mặt sức khỏe và sinh thái.” - TS. Detlef Briesen, Đại học Justus Liebig, Giessen nhấn mạnh. Phương ThanhTĐKT-Chiều ngày 12/9, Bộ Y tế tổ chức lễ phát động Chiến dịch truyền thông phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới với chủ đề “Vì một Việt Nam vững vàng và khỏe mạnh”.
PGS.TS.Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu
Tại buổi lễ, PGS.TS.Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế kêu gọi các Bộ, ngành, đoàn thể, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, người dân hãy cùng nhau hành động, nâng cao trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi cá nhân, tiếp tục chủ động thực hiện các biện pháp phòng dịch: Khẩu trang, khử khuẩn, vaccine, thuốc, điều trị, công nghệ và các biện pháp theo hướng dẫn của cơ quan y tế hoặc cơ quan có thẩm quyền tại Trung ương và địa phương.
Đồng thời, Bộ Y tế kêu gọi người dân trên khắp miền tổ quốc cùng đoàn kết, chung sức nâng cao ý thức phòng bệnh, thay đổi hành vi có lợi cho sức khỏe của cá nhân, gia đình và toàn thể xã hội.
Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương, Bộ Y tế mong muốn thông điệp phòng, chống dịch COVID-19 cùng với các biện pháp hữu hiệu: Khẩu trang, khử khuẩn, vaccine, thuốc, điều trị, công nghệ, ý thức người dân và các biện pháp khác sẽ được cộng đồng đón nhận và lan tỏa trên toàn quốc.
Bộ Y tế đã đưa khuyến cáo thực hiện Thông điệp 2K+ vaccine + thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân và các biện pháp khác để thay thế thông điệp 5K trước đây nhằm thực hiện giải pháp phù hợp với tình hình dịch bệnh hiện nay.
Phát động Chiến dịch truyền thông "Vì một Việt Nam vững vàng và khỏe mạnh", Bộ Y tế mong muốn người dân nâng cao ý thức thực hiện các hành vi cá nhân có lợi cho sức khỏe thông qua việc tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trong tình hình mới nhằm thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát tốt dịch bệnh.
Đồng thời, tăng cường vai trò và trách nhiệm của các Ban, ngành các cấp, đoàn thể và địa phương trong việc huy động sự đồng thuận của người dân thực hiện phòng, chống dịch COVID-19.
Đông đảo các đại biểu tham dự sự kiên
Thông tin tại lễ phát động cho biết: hiện nay, dịch COVID-19 được dự báo vẫn diễn biến phức tạp, khó lường với sự xuất hiện của những biến chủng mới. Tổ chức Y tế Thế giới tiếp tục khẳng định đến thời điểm hiện tại, chiến lược tiêm vaccine phòng COVID-19 vẫn hết sức quan trọng trong bối cảnh các biến thể lây lan nhanh hơn, gây khó khăn trong công tác phòng, chống dịch.
Trong nước, mặc dù tình hình dịch bệnh vẫn cơ bản được kiểm soát, nhưng thời gian gần đây, cả nước vẫn ghi nhận trung bình hơn 2.000 ca mắc mới mỗi ngày.
Nhiều địa phương đã ghi nhận các ca bệnh mắc các biến thể mới của Omicron với khả năng lây nhanh hơn biến chủng gốc. Các biến thể phụ mới xuất hiện được cơ quan chức năng theo dõi, đánh giá và phối hợp với các tổ chức quốc tế kiểm soát hiệu quả, thường xuyên đánh giá nguy cơ.
TS. Shane Fairlie, chuyên gia Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam phát biểu
Theo TS. Shane Fairlie, chuyên gia Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam nhận định: dịch COVID-19 chưa thể kiểm soát được hoàn toàn trước năm 2023, có thể xuất hiện các biến chủng virus mới nguy hiểm hơn làm cho dịch diễn biến phức tạp khó lường.
Do đó, tại Việt Nam vẫn cần tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới. Trong đó, tiêm bao phủ vaccine và thực hiện các biện pháp phòng bệnh cá nhân vẫn là những giải pháp quan trọng và cần thiết.
Chiến dịch phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới "Vì một Việt Nam vững vàng và mạnh khoẻ" diễn ra từ ngày 12/9/2022 - 31/10/2022, với nhiều hoạt động truyền thông tại trung ương và địa phương. Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam và các đối tác, đơn vị để triển khai nhiều nội dung hoạt động truyền thông phong phú và hiện đại trên các nền tảng mạng xã hội phổ biến, hướng đến tất cả các nhóm đối tượng trong cộng đồng xã hội.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm cùng đại diện thanh niên Việt Nam hưởng ứng chiến dịch
Chiến dịch có sự tham gia của đông đảo người nổi tiếng như nhạc sỹ Bùi Công Nam, Hoa hậu Thể thao Việt Nam năm 2022 Đoàn Thu Thủy, Mister Việt Nam 2019 Trần Mạnh Kiên, Nhà văn - nhà báo Hoàng Anh Tú, Hoa hậu và các Á hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022 Nguyễn Thị Ngọc Châu, Lê Thảo Nhi, Huỳnh Phạm Thủy Tiên, Á vương Mister Global 2022, các Mister Vietnam, Mister International, cầu thủ bóng đá Hoàng Đức, các diễn viên, Hot tiktoker và nhiều chuyên gia, KOLs trong các lĩnh vực y tế, văn hóa, giáo dục,…
Hồng Thiết
Biến thể mới có thể làm cho dịch COVID-19 trở nên phức tạp và gia tăng trở lại
TĐKT - Tổ chức Y tế thế giới đánh giá thế giới vẫn đang trong giai đoạn đại dịch COVID-19 và cảnh báo về những biến thể mới của SARS-CoV-2 có thể làm cho dịch COVID-19 trở nên phức tạp, gia tăng trở lại. Vaccine vẫn là biện pháp quan trọng trong phòng, chống dịch nên phải tiếp tục đẩy mạnh tiêm vaccine COVID-19... Ghi nhận các ca mắc COVID-19 nhiễm biến thể phụ Theo báo cáo của của Ban Chỉ đạo do Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan trình bày tại phiên họp cho biết, đến 11/9/2022, thế giới ghi nhận trên 613 triệu ca mắc COVID-19, trên 6,5 triệu trường hợp tử vong do COVID-19. Biến thể Omicron đang chiếm ưu thế so với các biến thể khác; trong đó đã ghi nhận các biến thể phụ như BA.4, BA.5, mới nhất là các biến thể dòng phụ thế hệ thứ hai của biến thể Omicron như BA.2.74, BA.2.75, BA.2.76, các biến thể phụ có khả năng lây lan nhanh hơn so với biến thể gốc và có thể làm gia tăng số ca mắc trở lại. Trong nước đã ghi nhận các trường hợp nhiễm biến thể phụ BA.4, BA.5, BA.2.74 trong cộng đồng, nhất là biến thể phụ BA.5 đang tiến tới chiếm ưu thế trong số các ca mắc. Trong 7 ngày qua (5/9 - 11/9/2022), cả nước ghi nhận trung bình khoảng 2.900 ca mắc mới mỗi ngày (ngày 7/9 ghi nhận 3.878 ca, cao nhất trong gần 4 tháng qua), số ca mắc đang có xu hướng gia tăng trở lại. Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan phát biểu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 liên tục có các chỉ đạo tăng cường thực hiện quyết liệt công tác phòng, chống dịch COVID-19; ban hành các văn bản yêu cầu các ngành, các cấp, địa phương tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác và yêu cầu thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch với mục tiêu kiểm soát dịch, không để bùng phát trở lại, đặc biệt tập trung đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19; đảm bảo thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế và nhân lực y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch và tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết 38/NQ-CP của Chính phủ. Các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện các chỉ đạo của của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia về công tác phòng, chống dịch COVID-19. Được biết, tính đến hết ngày 11/9, Việt Nam đã triển khai tiêm được 258,7 triệu liều vaccine phòng COVID-19. Tỷ lệ tiêm mũi 1, mũi 2 cho người từ 12 tuổi trở lên đạt xấp xỉ 100%. Tỷ lệ tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên đạt 77,0% và tỷ lệ tiêm mũi 3 người từ 12 đến dưới 18 tuổi là 55,2% (so với tổng dân số tỷ lệ này là 56%, cao gấp đôi tỷ lệ trung bình trên thế giới (28,0%)). Tỷ lệ tiêm mũi 4 là 77,0%. Tỷ lệ tiêm mũi 1 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi đạt 85,8%; tỷ lệ tiêm mũi 2 đạt 57,6%. Trong tháng 8, cả nước tiêm được khoảng 11 triệu liều vaccine, trung bình mỗi ngày tiêm được 360.000 liều (ngày thấp nhất tiêm được gần 100.000 liều, ngày cao nhất tiêm được hơn 800.000 liều). Tuy nhiên, cũng tại báo cáo này cho biết mặc dù người dân đã đi tiêm chủng nhiều hơn sau khi xuất hiện biến chủng của virus và sự vào cuộc quyết liệt của các cấp ủy đảng chính quyền cũng như đẩy mạnh công tác truyền thông, tuy nhiên tốc độ tiêm vaccine COVID-19 ở một số địa phương chưa đạt tiến độ; công tác vận động, khuyến khích người dân tham gia tiêm chủng chưa đạt như mong muốn. Cần có các biện pháp chặt chẽ Ban Chỉ đạo dự báo, trong thời gian tới dịch bệnh còn diễn biến khó lường trên thế giới. Tổ chức Y tế thế giới đánh giá thế giới vẫn đang trong giai đoạn đại dịch và cảnh báo về những biến thể mới của SARS-CoV-2 có thể làm cho dịch COVID-19 trở nên phức tạp và gia tăng trở lại. Vì vậy vaccine vẫn là biện pháp quan trọng trong phòng, chống dịch nên phải tiếp tục đẩy mạnh tiêm chủng vaccine COVID-19. Tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch, nhất là sự xuất hiện của các biến thể mới của COVID-19, thường xuyên đánh giá, phân tích tình hình và các yếu tố nguy cơ; chủ động xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó và triển khai đáp ứng với mọi tình huống có thể xảy ra của dịch; kịp thời cập nhật, bổ sung các hướng dẫn chuyên môn và hỗ trợ địa phương trong phòng chống dịch COVID-19; tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác. Tiếp tục tăng cường công tác thông tin, truyền thông về phòng, chống dịch bệnh; tuyên truyền nâng cao kiến thức người dân hướng đến thay đổi hành vi cá nhân có lợi cho sức khỏe để phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt tiếp tục đẩy mạnh thông tin về tác dụng, hiệu quả của vaccine trong ngăn ngừa bệnh nặng, tử vong, khuyến khích, vận động người dân tham gia tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch. La GiangCLB Nhà báo Thanh Hóa hỗ trợ 300 triệu đồng xây dựng điểm trường Mầm non bản Tai Giác
TĐKT - Sáng 12/9, CLB Nhà báo Thanh Hóa tại Hà Nội phối hợp với UBND huyện Quan Hóa (tỉnh Thanh Hóa) tổ chức Lễ khởi công xây dựng điểm trường Mầm non bản Tai Giác, xã Phú Sơn, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Nhà báo Nguyễn Viết Hưng, Chủ tịch CLB Nhà báo Thanh Hóa, Tổng Biên tập Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm cho biết: Đây là một trong những hoạt động có ý nghĩa thiết thực, nằm trong chuỗi chương trình thiện nguyện hướng về xây dựng quê hương xứ Thanh của CLB Nhà báo Thanh Hóa tại Hà Nội trong năm 2022. Các đại biểu thực hiện nghi thức khởi công xây dựng điểm trường Mầm non bản Tai Giác, xã Phú Sơn, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa sáng ngày 12/9/2022 Nhà báo Nguyễn Viết Hưng cho biết: Qua thực tế công tác và nhiều buổi làm việc, trao đổi với lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thanh Hóa, UBND huyện Quan Hóa và UBND xã Phú sơn, CLB Nhà báo Thanh Hóa tại Hà Nội biết được những khó khăn trong công tác dạy và học tại trường Mầm Non Phú Sơn (huyện Quan Hóa). Nhà báo Nguyễn Viết Hưng, Chủ tịch CLB Nhà báo Thanh Hóa phát biểu tại lễ khởi công Trường là đơn vị sự nghiệp thuộc UBND huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa; hiện có 3 điểm trường tại các bản thuộc xã Phú Sơn. Trong đó có 1 điểm chính đặt tại bản Chiềng, 2 điểm lẻ đặt tại bản Suối Tôn và bản Tai Giác. Tại bản Tai Giác, trong năm học 2021 - 2022, nhà trường thực hiện 4 nhóm lớp với 52 trẻ, là học sinh của bản Khoa và bản Tai Giác. Tuy nhiên, hiện tại, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, không đủ phòng học nên nhà trường gặp nhiều khó khăn trong công tác giáo dục, chăm sóc và nuôi dưỡng học sinh. Dó đó, CLB Nhà báo Thanh Hóa tại Hà Nội đã quyết định trích 300 triệu đồng từ nguồn kinh phí hoạt động của CLB để tài trợ xây dựng điểm trường Mầm non bản Tai Giác, xã Phú Sơn, huyện Quan Hóa, nhằm giúp các cháu học sinh nhanh chóng có địa điểm học tập sớm nhất. CLB Nhà báo Thanh Hóa tại Hà Nội chụp ảnh lưu niệm cùng đại diện lãnh đạo huyện Quan Hóa, xã Phú Sơn và nhà trường trong ngày Lễ khởi công Phát biểu tại buổi lễ, nhà báo Nguyễn Viết Hưng, Chủ tịch CLB Nhà báo Thanh Hóa tại Hà Nội cho biết: “Qua chia sẻ của lãnh đạo huyện Quan Hóa, lãnh đạo xã Phú Sơn, chúng tôi được biết, trên địa bàn còn rất nhiều hoàn cảnh khó khăn khác, rất cần được hỗ trợ. Với vai trò là những người làm báo, chúng tôi sẽ tiếp tục là cầu nối, thông tin đến các mạnh thường quân để có thể cùng chung tay hỗ trợ cho địa phương, không chỉ đối tượng hỗ trợ là học sinh, mà còn cả bà con có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong xã”. Mai ThảoTổ chức các hoạt động hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2022
TĐKT - Hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2022, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị các bộ, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm bảo vệ môi trường, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn (gọi tắt là Chiến dịch) do Australia khởi xướng, được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc phát động trên phạm vi toàn cầu từ năm 1993 (tổ chức định kỳ vào tuần thứ 3 tháng 9 hằng năm) và đã phát triển quy mô sự kiện môi trường quốc tế thường niên quan trọng, thu hút sự tham gia của hàng trăm quốc gia, hàng triệu lượt người trên toàn cầu thông qua các hoạt động trọng tâm về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Việt Nam tham gia hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn từ năm 1994 bằng nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực. Tiếp nối chủ đề đã được phát động tại Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2021 (Cùng hành động để thay đổi thế giới) và tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị các Bộ, ban ngành, tổ chức chính trị - xã hội, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan tổ chức các hoạt động hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2022. Cụ thể như sau: Một là, phát động các phong trào cộng đồng như ra quân làm vệ sinh môi trường; trồng cây; cải thiện, phục hồi môi trường tại các đô thị, khu dân cư và vùng lân cận, nhất là trên các hồ, sông, kênh, rạch... Quan tâm giải quyết những vấn đề môi trường tại địa phương, đơn vị như thu gom, phân loại, vận chuyển, xử lý các loại chất thải phát sinh theo đúng quy định, các vấn đề ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sinh kế người dân. Hai là, tuyên truyền và tổ chức thực hiện các quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật, tập trung vào các quy định mới. Lồng ghép nội dung về kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, phát triển bền vững trong việc xây dựng, thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, cơ quan. Ba là, kiểm soát, giám sát chặt chẽ khu vực tập trung nhiều nguồn thải tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề, lưu vực sông, điểm nóng về ô nhiễm môi trường...; kiểm soát ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường không khí. Bên cạnh đó, khởi công, xây dựng và bàn giao các dự án, công trình về bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu phục vụ tốt hơn các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và đời sống dân sinh. Bốn là, tăng cường nâng cao nhận thức về thực hiện trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu (gọi tắt là EPR) theo hướng sản xuất các sản phẩm tiết kiệm nguyên liệu, giảm sử dụng các loại nguyên liệu độc hại, khó tái chế, tối ưu hóa thiết kế thuận tiện cho việc thu gom, phân loại và tái chế (thiết kế vì môi trường). Bên cạnh đó, nâng cao ý thức, trách nhiệm đối với các siêu thị, chuỗi cung ứng thực phẩm, hàng hóa, các chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và người dân,... trong các hoạt động mua sắm, tiêu dùng để giảm thiểu, hạn chế tối đa sử dụng túi nilông khó phân hủy và các sản phẩm nhựa dùng một lần (như ống hút nhựa, hộp xốp, cốc nhựa...); tăng cường thay thế, sử dụng bằng các sản phẩm thân thiện với môi trường; thu hồi các sản phẩm thải bỏ, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải, góp phần tạo nền tảng quan trọng cho xây dựng nền kinh tế tuần hoàn. Năm là, các cơ quan truyền thông, báo chí, Đài Phát thanh và Truyền hình các địa phương tăng thời lượng tuyên truyền, truyền thông về bảo vệ môi trường, đặc biệt là các nội dung có liên quan đến kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, các hoạt động vì môi trường... Thực hiện các chương trình truyền thông theo hướng đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, truyền thông phù hợp trên nền tảng công nghệ, phù hợp nhóm đối tượng. Sáu là, phát hiện, nhân rộng các gương điển hình, mô hình, sáng kiến, giải pháp, cách làm hay về bảo vệ môi trường. Khen thưởng theo thẩm quyền hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền khen thưởng tổ chức, cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong công tác bảo vệ môi trường. Bình NguyênNestlé Việt Nam tham gia làm sạch bãi biển, góp phần giảm thiểu rác thải đại dương
TĐKT - Hưởng ứng chiến dịch “Ngày Làm sạch thế giới 2022” (World Cleanup Day 2022), gần 200 nhân viên Nestlé Việt Nam đã tình nguyện đi thu gom rác thải ven bờ biển 30/4, huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh. Sau nửa ngày, gần 1,5 tấn rác đã được thu dọn và được công ty môi trường vận chuyển, xử lý theo đúng quy định. Nhằm chung tay góp phần giải quyết những thách thức về rác thải, gần 200 nhân viên Nestlé Việt Nam đã tham gia hoạt động “Dọn rác bãi biển – Trải nghiệm thiên nhiên” với chủ đề “Vì một đại dương xanh”. Chương trình nhằm mục đích lan tỏa mạnh mẽ tinh thần bảo vệ môi trường và nâng cao nhận thức thông qua hoạt động dọn sạch rác thải và rác thải được quản lý sai cách từ các bãi biển, sông, rừng và đường phố. Gần 200 nhân viên Nestlé Việt Nam đang tích cực thu gom rác thải ven bờ biển 30/4, huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh Ông Binu Jacob - Tổng Giám đốc Nestlé Việt Nam chia sẻ: “Trong suốt 27 năm thành lập và phát triển, Nestlé luôn cam kết hướng đến sự phát triển bền vững không chỉ trong lĩnh vực kinh tế - xã hội mà còn trong việc bảo vệ môi trường Việt Nam. Chúng tôi luôn xác đinh đóng vai trò đi tiên phong giải quyết các thách thức về rác thải bao gồm rác thải nhựa.” “Thông qua chương trình này, mỗi nhân viên của Nestlé đều được tham gia vào quá trình phát triển bền vững của công ty, từ những hành động nhỏ nhưng tạo ra những tác động tích cực lớn, góp phần bảo vệ môi trường và gắn liền với tầm nhìn toàn cầu của chúng tôi về một tương lai không rác thải”, ông Binu cho biết. Sau chương trình, toàn bộ rác thải do các nhân viên công ty Nestlé Việt Nam thu gom đã được công ty môi trường vận chuyển về bãi tập kết rác và tiến hành xử lý theo quy định. Trong khuôn khổ chương trình, nhân viên được tham quan, tìm hiểu đời sống sinh thực vật rừng ngập mặn tại khu du lịch Dần Xây (huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh). Chương trình không chỉ mang đến cơ hội để nhân viên của Nestlé được tham gia bảo vệ thiên nhiên môi trường thông qua các hành động cụ thể mà còn giúp nâng cao nhận thức, lan tỏa tình yêu và sự gắn kết giữa con người và thiên nhiên. Kết quả sau nửa ngày lao động cật lực, gần 1,5 tấn rác đã được thu dọn bởi các tình nguyện viên của Nestlé Việt Nam Trên lộ trình hiện thực hóa các cam kết bền vững, cũng trong năm nay, hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5/6/2022), nhóm Đại sứ môi trường Công ty Nestlé Việt Nam đã tổ chức hoạt động trồng rừng "Gieo mầm xanh – Ươm sự sống" tạo cơ hội để nhân viên góp phần tái tạo, phục hồi và tái sinh rừng và hệ sinh thái, làm hạn chế các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Trước đó, vào năm 2019, Công ty Nestlé Việt Nam đã phối hợp cùng UBND thị trấn Phước Hải tổ chức dọn vệ sinh bãi biển và thu gom được gần 1,1 tấn rác các loại, trong đó có 850kg rác tái chế và 280kg rác không tái chế. Giải quyết ô nhiễm rác thải, đặc biệt là rác thải nhựa đại dương từ lâu đã luôn là vấn đề cấp bách trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Việt Nam là quốc gia có lượng rác thải nhựa ra biển hằng năm ở mức cao. Rác thải nhựa đại dương hiện đang đe dọa đến các hệ sinh thái, môi trường sống của con người và các loài sinh vật. Nhận thức được điều này, Nestlé luôn tích cực phối hợp với các cơ quan, ban ngành trong mục tiêu giảm thiểu rác thải nhựa trên đất liền và đại dương, đồng hành cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường. Nestlé tại Việt Nam đã thực hiện nhiều hoạt động, chiến dịch, góp phần giảm thiểu rác thải nhựa, thúc đẩy và hiện thực hóa cam kết của Tập đoàn đó là đến năm 2025, 100% bao bì của Nestlé sẽ có thể tái chế hoặc tái sử dụng. Cam kết này song hành với tầm nhìn “Không bao bì nào của Nestlé, kể cả bao bì nhựa, bị chôn lấp hoặc trở thành rác thải”. Với những nỗ lực, đóng góp của mình, Nestlé Việt Nam đã được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trao tặng Giải thưởng môi trường Việt Nam 2019, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam bình chọn là Top 1 Doanh nghiệp bền vững 2021 trong lĩnh vực sản xuất. Mai ThảoTrang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 47
- 48
- 49
- 50
- 51
- …
- sau ›
- cuối cùng »