Chính trị - Xã hội

Khai mạc chuỗi sự sự kiện truyền thông “Hội thảo khoa học học nâng cao kiến thức dinh dưỡng miễn dịch giai đoạn 2022-2024

TĐKT- Ngày 27/4, tại TP. Việt Trì (tỉnh Phú Thọ) đã diễn ra hội thảo khoa học nâng cao kiến thức dinh dưỡng miễn dịch đầu tiên trong chuỗi hội thảo cùng chung chủ đề do Bộ Y tế phối hợp với VitaDairy Việt Nam tổ chức. Chuỗi hội thảo được tổ chức trên toàn quốc nhằm cung cấp kiến thức về tăng cường miễn dịch bằng dinh dưỡng cho các cán bộ y tế và người dân. Với tình hình dịch COVID-19 diễn ra trong hơn 2 năm qua, Bộ Y tế xem việc trang bị kiến thức cho người dân, đặc biệt là trẻ em và người cao tuổi, nâng cao ý thức tự tăng cường sức khỏe nói chung và sức đề kháng nói riêng để chung sống an toàn với đại dịch COVID-19 là nhiệm vụ quan trọng. Bằng cách đó, chúng ta sẽ có một Việt Nam khỏe mạnh, đưa cuộc sống trở lại bình thường, sớm khôi phục phát triển kinh tế - xã hội. Ông Nguyễn Đình Anh - Vụ trưởng Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng Bộ Y Tế dự và phát biểu tại hội thảo Chuỗi hội thảo được kỳ vọng không chỉ tăng cường truyền thông và cung cấp kiến thức chuyên môn về vai trò của hệ miễn dịch, dinh dưỡng miễn dịch và biện pháp tăng cường miễn dịch, mà còn giúp cộng đồng cập nhật những kiến thức hữu ích nhất về ứng dụng dinh dưỡng miễn dịch trong việc chăm sóc sức khỏe của người dân, đặc biệt là trẻ nhỏ, giúp trẻ có nền tảng miễn dịch khỏe, phát triển toàn diện từ bên trong, góp phần bảo vệ toàn dân trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn còn tiếp tục. Chuỗi hội thảo đã được diễn ra tại nhiều tỉnh, thành phố lớn như Quảng Ninh, Hải Dương, Phú Thọ… và sẽ tiếp tục được triển khai tại khắp các tỉnh thành trên cả nước. Hội thảo với sự tham dự của gần 1000 cán bộ y tế và người dân Chuỗi hội thảo này nhằm tăng cường truyền thông và cung cấp kiến thức chuyên môn về vai trò của hệ miễn dịch, dinh dưỡng miễn dịch và biện pháp tăng cường miễn dịch thông qua dinh dưỡng tới cán bộ y tế, góp phần bảo vệ toàn dân trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn còn tiếp tục. Hội thảo có sự tham gia của các bác sĩ đầu ngành cùng cán bộ y tế khối cơ sở, đặc biệt là cán bộ y tế thuộc lĩnh vực y tế dự phòng. Ngoài những kiến thức chuyên môn y tế, hội thảo đặc biệt còn mang đến cho các bà mẹ trẻ nhiều kiến thức cập nhật và hữu ích nhất về ứng dụng dinh dưỡng miễn dịch trong việc chăm sóc sức khỏe của trẻ nhỏ hậu COVID-19, giúp trẻ có nền tảng miễn dịch khỏe, phát triển toàn diện từ bên trong. Phát biểu về việc Bộ Y tế tổ chức chuỗi sự kiện này, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh: “Với tình hình dịch bệnh như hiện nay, Bộ Y tế xem việc trang bị kiến thức cho người dân, đặc biệt là trẻ em và người cao tuổi, nâng cao ý thức tự tăng cường sức khỏe nói chung và sức đề kháng nói riêng để chung sống an toàn với dịch là nhiệm vụ quan trọng. Bằng cách đó, chúng ta sẽ có một Việt Nam khỏe mạnh, đưa cuộc sống trở lại bình thường, khôi phục phát triển kinh tế - xã hội, khi COVID-19 trở thành bệnh đặc hữu”. Bà Nguyễn Thị Hà, Tổng Giám đốc VitaDairy cho biết thêm, VitaDairy là đơn vị trải qua hơn 17 năm nghiên cứu và thành công trong việc ứng dụng sữa non - đặc biệt là sữa non ColosIgG 24h, được nhập khẩu độc quyền từ Mỹ với chất lượng hàng đầu thế giới và các sản phẩm dinh dưỡng giúp tăng cường miễn dịch, mang lại hệ miễn dịch khỏe. Các sản phẩm bổ sung kháng thể IgG tự nhiên từ sữa non ColosIgG 24h với hàm lượng chuẩn khoa học và kết hợp nhiều dưỡng chất giúp trẻ có miễn dịch khỏe, phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa và hô hấp, đặc biệt là trong giai đoạn “khoảng trống miễn dịch” giúp trẻ có nền tảng miễn dịch khỏe phát triển toàn diện từ bên trong. Không chỉ là đơn vị đồng hành cùng Bộ Y tế trong việc cập nhật cho thế hệ cha mẹ trẻ những kiến thức để nuôi con tốt hơn, VitaDairy còn thường xuyên tổ chức các hoạt động cộng đồng. VitaDairy trao tặng các sản phẩm sữa VitaDairy trị giá 10 tỷ đồng đến trẻ em trên khắp cả nước trong thời gian diễn ra chuỗi hội thảo Trong thời gian cả nước cùng phòng, chống dịch COVID-19, VitaDairy có nhiều chiến dịch củng cố sức khỏe cho người dân và ủng hộ ngành y chống dịch, trong đó, hoạt động gây được tiếng vang lớn trong cộng đồng là chiến dịch “Bảo vệ y bác sĩ 24h” năm 2020 và “Vaccine: Hành trình miễn dịch” năm 2021 thực hiện cùng Bộ Y tế, với tổng số tiền ủng hộ lên đến 15 tỷ đồng. Trong hơn hai năm chống dịch COVID-19, VitaDairy đã nghiên cứu thêm, hoàn thiện công thức miễn dịch trong các sản phẩm của mình, giúp người tiêu dùng, đặc biệt là người cao tuổi và trẻ em tăng cường được hệ miễn dịch để đối phó với dịch COVID-19. Tại hội thảo, các báo cáo cũng chỉ ra: “Hệ miễn dịch ở trẻ nhỏ thay đổi và phát triển theo từng giai đoạn khác nhau: Trước 6 tháng, trẻ nhận kháng thể từ mẹ truyền sang trong giai đoạn bào thai và lúc sinh nên có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Qua 6 tháng, lượng kháng thể dự trữ không còn, trong khi cơ thể chưa tự sinh ra được đủ kháng thể nên hệ miễn dịch của trẻ rất yếu và luôn có nguy cơ nhiễm bệnh, giai đoạn này kéo dài tới 36 tháng hoặc hơn nữa. Các chuyên gia y tế thường nhắc đến giai đoạn 6 - 36 tháng tuổi là giai đoạn “khoảng trống miễn dịch”.” Như vậy, ngoài việc phải đối diện với các nguy cơ gây bệnh thông thường như ô nhiễm, biến đổi khí hậu, vi khuẩn kháng kháng sinh… với tình hình dịch bệnh, trẻ còn phải đối diện với nguy cơ mắc COVID-19 và hậu COVID-19. Đặc biệt, trong giai đoạn “khoảng trống miễn dịch” hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, khi gặp các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, nấm mốc… trẻ rất dễ mắc bệnh do miễn dịch chưa hoàn thiện. Do vậy, việc bổ sung dinh dưỡng miễn dịch để tăng cường kháng thể, nâng cao sức khỏe trong giai đoạn khoảng trống này là rất quan trọng. La Giang

Khai mạc Đại hội Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam lần thứ VI

TĐKT - Ngày 26/4, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam lần thứ VI (nhiệm kỳ 2022 - 2027). Đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương  tới dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội. Cùng dự có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam. Tham dự Đại hội có 350 đại biểu của 47 tỉnh, thành phố, hội, cùng những cá nhân tiêu biểu. Đặc biệt, có nhiều đại biểu là người khuyết tật hoặc trưởng thành từ trẻ mồ côi, nay là cán bộ hội, là doanh nghiệp hoặc những nhân tố tích cực trong hoạt động trợ giúp người khuyết tật, trẻ mồ côi. Đại hội tổng kết 5 năm hoạt động nhiệm kỳ V (2017 - 2022), đồng thời đề ra phương hướng hoạt động trong nhiệm kỳ tiếp theo. Đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương phát biểu tại chỉ đạo Đại hội Trong khuôn khổ Đại hội sẽ diễn ra Lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam và Chương trình giao lưu nghệ thuật “Một trái tim - Một thế giới” lần thứ 17. Nhiệm kỳ vừa qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, động viên và ghi nhận của Đảng, Nhà nước; sự ủng hộ giúp đỡ, tạo điều kiện của các ban, bộ, ngành có liên quan. Phương thức hoạt động của hội ngày càng đa dạng, phong phú, có nhiều đổi mới, chuyển mạnh sang các hoạt động trợ giúp mang tính bền vững, tạo môi trường, tạo cơ hội để người khuyết tật, trẻ mồ côi, các đối tượng yếu thế tự vươn lên tham gia vào các hoạt động kinh tế - xã hội, hòa nhập cộng đồng… Hoạt động hội đã đạt nhiều kết quả cao, toàn diện cả về nguồn lực vận động và số lượng đối tượng được trợ giúp. Trong suốt nhiệm kỳ 2017 - 2022, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam đã vận động được gần 2.900 tỷ đồng, bao gồm cả tiền và hiện vật quy đổi thành tiền (vượt gần gấp đôi so với chỉ tiêu 1.500 tỷ đồng đại hội đề ra và cao hơn nhiệm kỳ IV khoảng 1.000 tỷ đồng). Với nguồn lực huy động được, Trung ương Hội và các tổ chức thành viên đã thực hiện nhiều hoạt động trợ giúp, hỗ trợ hơn 16 triệu lượt người khuyết tật, trẻ mồ côi và các đối tượng khó khăn, yếu thế khác cải thiện cuộc sống... Phát biểu tại Đại hội, đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương ghi nhận và đánh giá cao kết quả Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam đã đạt được trong nhiệm kỳ qua và yêu cầu: Trong nhiệm kỳ tới, hội tiếp tục thực hiện tốt công tác phản biện xã hội, kịp thời phát hiện, tham mưu đề xuất với Đảng, Nhà nước hoàn thiện hệ thống pháp luật về người khuyết tật trẻ mồ côi nói riêng và các chính sách xã hội nói chung. Tập trung thực hiện chính sách xã hội hóa bằng việc đổi mới nội dung hình thức, tăng hiệu quả công tác vận động, nguồn lực xã hội; sáng tạo những hình thức hoạt động mới, vừa đảm bảo tuân thủ pháp luật, vừa phù hợp với những yêu cầu, điều kiện mới để đáp ứng tốt hơn quyền lợi chính đáng của người khuyết tật, trẻ mồ côi. Đồng chí Trưởng ban Dân vận Trung ương cũng đề nghị các tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội cũng như các bộ, ngành liên quan quan tâm, tạo điều kiện cho hội và các tổ chức thành viên hoạt động ngày càng có hiệu quả hơn. Các cộng đồng doanh nghiệp và mọi người dân Việt Nam cần tiếp tục phát huy truyền thống tương thân, tương ái, tham gia tích cực, hưởng ứng những lời kêu gọi, những phong trào, hoạt động của hội nhằm hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện nhiều hơn nữa cho người khuyết tật, trẻ mồ côi và những người có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội. Cùng ngày, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập (25/4/1992 - 25/4/2022) và chương trình “Một trái tim - Một thế giới” lần thứ 17 năm 2022. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam phát biểu tại Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam. Dự và phát biểu tại lễ kỷ niệm, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam chúc mừng những kết quả Hội đạt được trong 30 năm phát triển. Theo Phó Thủ tướng, hiện nay, ngoài sự quan tâm về nguồn lực vật chất, người khuyết tật và trẻ mồ côi cần được quan tâm về đời sống tinh thần. Việc triển khai các chương trình, hoạt động trợ giúp đa dạng, linh hoạt hơn, chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại để việc trợ giúp đạt hiệu quả toàn diện. Về huy động nguồn lực, Hội cần huy động sự đóng góp của xã hội cả về tri thức, thời gian, tâm tư, tình cảm... Trong chặng đường 30 năm thành lập, phát triển, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam và các tổ chức thành viên đã trợ giúp về nhiều mặt cho hơn 25,8 triệu lượt người khuyết tật, trẻ mồ côi với nguồn lực đạt tổng trị giá hơn 5.385 tỷ đồng. Tại chương trình “Một trái tim - Một thế giới” lần thứ 17, bước đầu, các tổ chức, cá nhân đã ủng hộ nguồn lực đạt trị giá hơn 32 tỷ đồng. Hồng Thiết

Tham vấn kinh nghiệm quốc tế về xây dựng chính sách và sửa đổi luật BHYT

TĐKT - BHXH Việt Nam phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức hội thảo “Tham vấn kinh nghiệm quốc tế về xây dựng chính sách và sửa đổi Luật BHYT”. Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Phạm Lương Sơn và Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam Kidong Park đồng chủ trì Hội thảo. Cùng dự Hội thảo có bà Nguyễn Thị Kim Phương - chuyên gia lĩnh vực Tài chính y tế & BHYT (WHO tại Việt Nam), đại diện Vănphòng WHO khu vực Tây Thái bình Dương; bà Marielle Phe Goursat - Giám đốc dự án ILO-LUX về Hỗ trợ mở rộng bảo trợ y tế xã hội tại Đông Nam Á; đại diện Văn phòng An ninh Y tế Quốc gia và Chương trình Chính sách Y tế Quốc tế, Thái Lan; đại diện Vụ BHYT, Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế); đại diện các Vụ, Ban của BHXH Việt Nam; đại diện BHXH các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng; đại diện các Bệnh viện: Đa khoa Xanh Pôn, Hữu Nghị… Quang cảnh Hội thảo Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Phạm Lương Sơn chobiết, trong chặng đường 30 năm triển khai thực hiện chính sách BHYT, chúng ta đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, độ bao phủ tăng dần qua các năm và đảm bảo mục tiêu bao phủ toàn dân, quỹ BHYT đã góp phần thay thế hiệu quả cơ chế tài chính về y tế. Nếu như các năm 2009, 2015, độ bao phủ BHYT lần lượt đạt 57% và 74,7% dân số, thì đến năm 2021 độ bao phủ đã đạt 91% dân số. "Đây là một trong những thành tựu có sự đóng góp không nhỏ của ngành BHXH Việt Nam” - Phó Tổng Giám đốc Phạm Lương Sơn nhấn mạnh. Song hành với đó, việc đảm bảo quyền lợi khám chữa bệnh (KCB) cho người có thẻ BHYT đã đạt được nhiều kết quả tiến bộ. Hàng năm, có hơn 100 triệu lượt người KCB BHYT được đảm bảo quyền lợi. Năm 2020 – 2021, do tác động của dịch Covid-19, quỹ BHYT đã cùng ngân sách nhà nước (NSNN) góp phần không nhỏ trong công tác khắc phục hậu quả và phòng, chốngdịch Covid-19, tiếp tục khẳng định vai trò trụ cột của chính sách BHYT trong hệ thống an sinh xã hội của đất nước. Tuy nhiên, theo Phó Tổng Giám đốc Phạm Lương Sơn, việc thực hiện chính sách BHYT tại Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức như: Độ bao phủ tuy rộng nhưng phát triển còn thiếu tính bền vững; mức đóng BHYT xét về tỷ lệ/thu nhập là cao tuy nhiên vẫn còn khá thấp so với yêu cầu thực tiễn, trong khi quyền lợi liên tục được mở rộng, nâng cao cho người bệnh; chưa đảm bảo sự hài hòa cân đối giữa năng lực của các cơ sở KCB, vẫn còn dòng người khá lớn đi KCB ở bên ngoài;…. Phát sinh từ thực tiễn cho thấy còn nhiều bất cập từ luật BHYT vì vậy phải có sửa đổi, nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế ày. Phát biểu tại Hội thảo, Trưởng Đại diện WHO tại Việt Nam Kidong Park cho biết, BHYT toàn dân là mục tiêu chung của bất kỳ hệ thống y tế trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đáng chú ý, BHYT là một biện pháp hữu hiệu để bảo đảm khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế thiết yếu cho tất cả mọi người và bảo vệ tài chính cho tất cả mọi người khi sử dụng các dịch vụ y tế cần thiết. “Việt Nam hiện đã có 91% dân số tham gia BHYT. Đây là một thành tích đáng ghi nhận.” - Ông Kidong Park cho biết. Theo ông Kidong Park, Việt Nam vẫn cần phấn đấu đạt 100% tỷ lệ bao phủ BHYT, nghĩa là đạt hơn 9% dân số còn lại, cũng như duy trì mức bao phủ hiện tại một cách bền vững là một ưu tiên trong công tác tổ chức, thực hiện chính sách BHYT. Đồng thời, Việt Nam cần thực hiện chức năng bảo vệ tài chính của cơ chế BHYT mạnh mẽ hơn nữa. Tình trạng người bệnh tự thanh toán tiền viện phí vẫn còn rất cao và một số dữ liệu cho thấy nó đang có xu hướng ngày gia tăng. Để tiệm cận với mục tiêu BHYT toàn dân, Việt Nam cần suy nghĩ về cách thức đổi mới ngoài cách làm thông thường, để tiếp cận các khu vực phi chính thức bất kể họ làm gì, ở đâu, họ sẽ vẫn được đóng BHYT…. Ông Kidong Park cũng nhấn mạnh “WHO cam kết hợp tác với BHXH Việt Nam, Bộ Y tế và các đối tác quan trọng khác để hướng tới mục tiêu cải thiện sức khỏe người dân Việt Nam. Để làm được như vậy, Bộ Y tế và BHXH Việt Nam cần phải làm việc cùng nhau và được trao quyền.” Tại Hội thảo, các chuyên gia đã cùng đánh giá tình hình triển khai thực hiện Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật BHYT và vai trò của cơ quan quản lý quỹ trong việc tham gia xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách BHYT; những nội dung dự kiến sửa đổi Luật BHYT lần này; cũng như, chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về vai trò, mô hình hoạt động, quyền và trách nhiệm của cơ quan quản lý quỹ BHYT; mô hình hoạt động của cơ quan giám định BHYT, kinh nghiệm tổ chức hoạt động giám định BHYT và khuyến nghị cho Việt Nam… Hồng Thiết  

Phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo cho người bệnh ngoại quốc

TĐKT - Anh E.A (35 tuổi, quốc tịch Ai Cập) đã sinh sống tại Việt Nam được 3 năm đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức do bị chấn thương cách đây 2 tháng sau khi chơi thể thao. Trong khoảng thời gian 2 tháng, anh đã đến nhiều bệnh viện, tuy nhiên, anh vẫn tin tưởng chọn Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức - Bệnh viện ngoại khoa hạng đặc biệt nơi có những chuyên gia đầu ngành về chấn thương chỉnh hình để thăm khám và tiến hành phẫu thuật. PGS.TS Nguyễn Mạnh Khánh - Phó Viện trưởng Viện Chấn thương chỉnh hình, Trưởng khoa Phẫu thuật Chi trên và Y học thể thao đã trực tiếp thăm khám cho bệnh nhân. Qua khám lâm sàng và các kết quả chụp chiếu, bác sĩ kết luận anh E.A bị đứt dây chằng chéo trước, theo dõi nghi ngờ rách sụn chêm ngoài. Đây là một chấn thương rất thường gặp trong khi chơi thể thao, tổn thương điển hình của đứt dây chằng chéo trc khớp gối. Các bác sĩ phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo cho người bệnh ngoại quốc Rất may mắn 2 sụn chêm của bệnh nhân không bị rách, sụn mặt khớp còn tốt nguyên vẹn cả xương đùi lẫn phần mâm chày, các bác sĩ đã quyết định tiến hành phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước gối. Ưu điểm của phương pháp nội soi tái tạo dây chằng chéo trước gối “Tất cả bên trong” (All-inside technique) là chỉ lấy 1 gân thay vì phải lấy 2 gân, đường kính gân đủ to (8mm); phần xương khoan phẫu thuật chỉ 25mm, đường mổ nhỏ giúp giảm đau đớn cho bệnh nhân. Ca phẫu thuật diễn ra nhanh chóng chỉ trong 15 phút, người bệnh sau mổ ổn định hoàn toàn, được tập phục hồi chức năng sớm để lấy lại vận động và ra viện sau 3 ngày. Với cơ sở vật chất, trình độ chuyên môn, chất lượng khám và điều trị bệnh ngang hàng với các nước trong khu vực cộng vớichi phí không cao, trong những năm gần đây, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã đa dạng hóa các loại hình dịch vụ khám chữa bệnh, thu hút số đông nước ngoài đến khám bệnh và điều trị. Hồng Thiết

Tháng Nhân đạo năm 2022: “Gắn kết cộng đồng - Lan tỏa hành động nhân ái”

TĐKT - Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tổ chức Lễ phát động Tháng Nhân đạo năm 2022 với chủ đề “Gắn kết cộng đồng - Lan tỏa hành động nhân ái” và kỷ niệm Ngày Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (8/5) gắn với chùm hoạt động thiết thực hướng tới cộng đồng. Chương trình dự kiện được tổ chức 20h ngày 28/4/2022 tại Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh Thừa Thiên Huế, truyền hình trực tiếp trên kênh VTV2 (Đài Truyền hình Việt Nam), tiếp sóng trên kênh HTV1 (Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh). Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam gặp mặt báo chí thông tin về sự kiện Xuất phát từ ý tưởng chủ đề của Ngày Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, thông điệp của Tháng Nhân đạo năm 2022 là “Gắn kết cộng đồng - Lan tỏa hành động nhân ái” nhằm kêu gọi mọi người hãy gắn kết với nhau bằng những việc làm tử tế cho dù nhỏ bé. Từ mỗi hành động nhân ái nhỏ bé sẽ có tác động lan tỏa mạnh mẽ, rộng khắp, nhân lên thành nhiều hành động đẹp, góp phần xây dựng một cộng đồng đoàn kết, giàu lòng nhân ái. Tháng Nhân đạo năm 2022 bắt đầu từ ngày 1/5 đến ngày 31/5, cao điểm từ ngày 8/5 (Ngày Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế) đến ngày 19/5 (Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người sáng lập và là Chủ tịch danh dự đầu tiên của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam). Bà Bùi Thị Hòa, Chủ tịch Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, cho biết: Trong Tháng Nhân đạo năm 2022, toàn Hội phấn đấu vận động nguồn lực đạt 400 tỷ đồng để trợ giúp 1 triệu lượt người có hoàn cảnh khó khăn, trong đó có 100.000 địa chỉ nhân đạo (cá nhân và tập thể), mỗi tỉnh, thành Hội tổ chức được ít nhất 1 công trình, phần việc nhân đạo, chương trình gắn địa chỉ nhân đạo có sự tham gia ủng hộ trực tiếp của lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, các sở, ban, ngành địa phương; quan tâm các hoạt động cảnh báo từ sớm, từ xa. Đặc biệt, tại Lễ phát động Tháng Nhân đạo năm 2022, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam khởi động 2 Chương trình trọng điểm triển khai trong 5 năm tới, đó là Chương trình: “An toàn cho ngư dân nghèo, khó khăn” và “Dinh dưỡng cho trẻ em nghèo, khuyết tật” trong toàn hệ thống Hội với mong muốn kêu gọi và tiếp nhận nguồn lực của toàn xã hội chung tay trợ giúp những ngư dân nghèo, khó khăn yên tâm vươn khơi, bám biển và hỗ trợ cải thiện dinh dưỡng cho trẻ em nghèo, khuyết tật, giúp các em thực hiện những ước mơ học tập và từng bước thay đổi chất lượng cuộc sống. Để khởi động cho Tháng Nhân đạo năm 2022, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã tham mưu Ban Dân vận Trung ương có văn bản chỉ đạo toàn hệ thống chính trị, Trung ương Hội chỉ đạo 63 tỉnh, thành Hội xây dựng và triển khai Tháng Nhân đạo; hỗ trợ các tỉnh, thành Hội tổ chức Chợ Nhân đạo, tặng Cờ Tổ quốc và hỗ trợ 14 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung: 15.000 bộ áo phao cứu sinh đa năng trị giá 22 tỷ đồng, túi sơ cấp cứu và nhà an toàn cho ngư dân trị giá 5 tỷ đồng, hỗ trợ 17 tỷ đồng tặng người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19. Với nguồn lực hiện có từ Tháng Nhân đạo 2022, tại Lễ phát động, Chương trình sẽ trao đợt đầu cho đại diện 14 tỉnh, thành khu vực miền Trung; tổ chức Chợ Nhân đạo cho người dân có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh; thao diễn sơ cấp cứu; tập huấn phòng ngừa, ứng phó thảm họa và tập huấn kỹ năng sơ cấp cứu cho tình nguyện viên và ngư dân; các hỗ trợ khác trong chương trình “An toàn cho ngư dân nghèo, khó khăn” và “Dinh dưỡng cho trẻ em nghèo, khuyết tật”; phát động Chiến dịch gây quỹ cho 2 Chương trình trên thông qua APP “Thiện nguyện” tài khoản 2022. Cũng tại Lễ phát động, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam sẽ tôn vinh một số tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước đã tích cực đồng hành và ủng hộ cho Tháng Nhân đạo. Phương Thanh    

Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam lần thứ VI (nhiệm kỳ 2022 - 2027) sẽ khai mạc vào ngày 26/4

TĐKT - Ngày 22/4, tại Hà Nội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam tổ chức gặp mặt báo chí giới thiệu về Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam lần thứ VI (nhiệm kỳ 2022 - 2027), Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Hội và Chương trình "Một trái tim - Một thế giới" lần thứ XVII. Quang cảnh họp báo Tại buổi họp báo, Chủ tịch Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam Lương Phan Cừ cho biết, Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam lần thứ VI (nhiệm kỳ 2022 - 2027) sẽ chính thức khai mạc tại Hà Nội vào ngày 26/4. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với công tác hội ở trung ương và 45 tổ chức thành viên. Đại hội có nhiệm vụ tổng kết 5 năm hoạt động nhiệm kỳ V (2017 - 2022), nhìn nhận những kết quả đạt được, chưa đạt được, rút ra bài học kinh nghiệm, đồng thời đề ra phương hướng hoạt động nhiệm kỳ VI (2022 - 2027). Tham dự Đại hội có 350 đại biểu chính thức được lựa chọn từ 47 tỉnh, thành, những cá nhân tiêu biểu. Trong đó, có 182 đại biểu là nữ, 26 đại biểu người dân tộc, 24 đại biểu tôn giáo. Đặc biệt, có nhiều đại biểu là người khuyết tật hoặc trưởng thành từ trẻ mồ côi nay là cán bộ hội, doanh nghiệp hoặc những nhân tố tích cực trong hoạt động trợ giúp người khuyết tật, trẻ mồ côi. Trong khuôn khổ các hoạt động của Đại hội sẽ diễn ra Lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam (1992 – 2022) và chương trình Giao lưu nghệ thuật “Một trái tim – Một thế giới” lần thứ XVII. Đặc biệt, nhiệm kỳ qua, Hội đã chú trọng triển khai các chương trình hỗ trợ gần hơn với nhu cầu của người khuyết tật, trẻ mồ côi, đặc biệt là chăm lo cho các đối tượng ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Xu hướng đưa hoạt động bảo trợ theo cách tiếp cận mới đã đi vào chiều sâu, mang tính bền vững. 5 năm qua dù có nhiều khó khăn nhưng Trung ương Hội và các tổ chức thành viên đã nỗ lực trực tiếp vận động ủng hộ quỹ bằng tiền và hiện vật quy tiền là 2.862 tỷ đồng, vượt xa so với chỉ tiêu đề ra. Bình quân mỗi năm vận động đạt 572,4 tỷ đồng, trong đó có khoảng 85% nguồn lực vận động được từ trong nước, 15% từ các nguồn tài trợ nước ngoài. Riêng số tiền vận động được trong đợt dịch bệnh đạt khoảng 1.500 tỷ đồng. Hội đã tổ chức nhiều chương trình, hình thức và phương thức, giải pháp kết nối, vận động các nguồn lực, duy trì việc tổ chức các chương trình như “Một trái tim – Một thế giới”, “Nối vòng tay nhân ái”, “Trái tim nhân hậu”, “Những trái tim hồng”… Trong hành trình 5 năm ấy, Hội hướng tới 6 chương trình trọng tâm như: Mổ mắt thay thủy tinh thế cho người cao tuổi khuyết tật nhìn; phẫu thuật chỉnh hình PHCN cho người khuyết tật; tặng xe lăn, xe lắc, làm đường tiếp cận cho người khuyết tật vận động; tặng xe đạp, học bổng, đồ dùng học tập cho trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật, trẻ em nghèo; hỗ trợ cải thiện điều kiện ăn ở, sinh hoạt, nước sạch, vệ sinh cho gia đình nghèo có người khuyết tật, trẻ mồ côi; dạy nghề, đào tạo việc làm, hỗ trợ tìm việc và sinh kế cho người khuyết tật. Tổng cộng, Hội đã hỗ trợ hơn 16 triệu lượt người khuyết tật, trẻ mồ côi và các đối tượng khó khăn, yếu thế khác cải thiện cuộc sống. Về xây dựng tổ chức Hội, nhiệm kỳ vừa qua cũng đánh dấu sự phát triển mới với trọng tâm xây dựng, củng cố tổ chức Hội vững mạnh. Đến nay, cả nước có 45 Hội cấp tỉnh; 292 Hội cấp huyện; 2006 Hội cấp huyện và 1.565 chi hội; 5.938 hội viên tập thể và 566.335 hội viên cá nhân. Ngày 26/4 tới đây, Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam lần thứ VI (nhiệm kỳ 2022 - 2027) sẽ chính thức khai mạc tại Hà Nội với sự tham dự của 350 đại biểu chính thức. Hồng Thiết

Thay khớp háng toàn thân ở bệnh nhân gãy cũ cổ xương đùi

TĐKT - Gãy cổ xương đùi thường gặp trên đối tượng người già vốn tiềm ẩn nhiều bệnh lý nội khoa. Việc dùng các biện pháp bảo tồn hay kết hợp xương thường khó và để lại nhiều biến chứng do thời gian phục hồi chậm. Nhờ áp dụng phương pháp phẫu thuật thay khớp háng - một kỹ thuật y khoa tiên tiến giúp cải thiện tốt mức độ đau khớp, phục hồi tốt chức năng khớp háng, giúpngười bệnh sớm trở lại sinh hoạt bình thường và hạn chế tối đa biến chứng do nằm lâu. Phim X-Quang cho thấy hình ảnh tiêu cổ xương đùi phải do gãy cũ cổ xương đùi kèm theo tình trạng loãng xương ở xương đùi và xương chậu. Mới đây, các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã phẫu thuật thành công thay khớp háng toàn phần cho nữ bệnh nhân, 72 tuổi, gãy cũ cổ xương đùi 1 năm. Chia sẻ về case lâm sàng, TS. BS Lê Mạnh Sơn - Trưởng Khoa Phẫu thuật Chấn thương Chung, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết: Bệnh nhân bị tai nạn sinh hoạt trượt chân ngã cách 1 năm, đau khớp háng phải, đắp lá tại nhà. Đợt này khớp háng phải đau nhiều, đi lại rất khó khăn. Bệnh nhân đến với chúng tôi trong tình trạng đau, hạn chế vận động nhiều khớp háng phải, chân phải ngắn hơn chân trái 5cm, cơ quanh khớp háng và cơ đùi teo, co rút. Bệnh nhân được phẫu thuật thay khớp háng toàn bộ đã được tiến hành, tuy nhiên cuộc mổ gặp nhiều nguy cơ và khó khăn do xương loãng, mức độ co rút phần mềm nhiều. Sau mổ ngày thứ 4, bệnh nhân đã tập đi lại với khung. Để lấy lại được chức năng của chi thể thì chương trình tập luyện sau mổ phải thật bài bản và tích cực. Sau mổ đã phục hồi được giải phẫu của khớp háng Sau khi phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo, bệnh nhân nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Đặc biệt, người bệnh nên chú ý đến vấn đến chế độ ăn uống để bệnh nhanh chóng hồi phục. Tuyệt đối tuân thủ các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Nền y học cổ truyền của Việt Nam đã có một bề dày lịch sử hình thành và phát triển, có rất nhiều thành tựu đã được ghi nhận và kiểm chứng bằng khoa học. Đã có rất nhiều người đã lựa chọn phương pháp điều trị cho bệnh của mình dựa vào “các phương pháp dân gian” mà thực sự không biết được nguy cơ, rủi ro hay các tác hại khôn lường của các phương pháp đấy mang lại. Có những trường hợp tổn thương điều trị theo phương pháp dân gian cần phải theo dõi rất kỹ và rất sát. Khi có vấn đề phát sinh, chúng ta nên đi bệnh viện kiểm tra sớm. TS. BS Lê Mạnh Sơn -Trưởng Khoa Phẫu thuật Chấn thương Chung, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đang thay khớp háng cho bệnh nhân Lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp phải dựa trên các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của từng đối tượng người bệnh để thiết lập một kế hoạch điều trị cụ thể. Điều trị gãy xương không đúng cách có thể tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ như dị ứng, nhiễm trùng, viêm loét tại chỗ, teo cơ cứng khớp, lệch trục, bỏ qua khoảng thời gian vàng trong điều trị, thậm chí có thể dẫn đến tàn tật hoặc nguy hiểm đến tính mạng, TS Lê Mạnh Sơn khuyến cáo. Hồng Thiết

Phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ VIII

TĐKT - Sáng 19/4, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại (TTĐN), Báo Nhân dân và các cơ quan liên quan tổ chức họp báo phát động Giải thưởng toàn quốc về TTĐN lần thứ VIII và ra mắt cuốn sách "Rạng danh Tổ quốc, cơ đồ Việt Nam - Dấu ấn năm 2021". Họp báo phát động Giải thưởng Phát biểu tại họp báo, đồng chí Lê Hải Bình, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Công tác TTĐN nhấn mạnh: Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 gây ra những hệ lụy vô cùng khó khăn trên nhiều mặt cho toàn bộ thế giới trong những năm qua; tình hình thế giới có nhiều biến động nhanh chóng, phức tạp, đáng chú ý là cuộc xung đột tại Ukraine gây ra những tác động sâu sắc đến quan hệ quốc tế, trật tự thế giới và đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu..., với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự điều hành linh hoạt của Nhà nước, nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự đồng tình, ủng hộ của các tầng lớp nhân dân trong và ngoài nước, Việt Nam tiếp tục vững vàng vượt qua khó khăn, thử thách, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực. Cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế của đất nước ngày càng được nâng lên; sự quan tâm ngày càng gia tăng của chính giới, dư luận truyền thông quốc tế về Việt Nam tiếp tục là tín hiệu tích cực, là nguồn chất liệu, cảm hứng cho các tác giả, nhóm tác giả sáng tạo ra những tác phẩm, sản phẩm thông tin đối ngoại có ý nghĩa và giá trị. Trải qua 7 kỳ tổ chức liên tục, Giải thưởng toàn quốc về TTĐN đã được khẳng định là một giải thưởng chất lượng, uy tín, thu hút sự quan tâm của các tác giả trong và ngoài nước; là diễn đàn để các tác giả, nhóm tác giả trao đổi, trau dồi nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ; đồng thời mở ra không gian sáng tạo cho đội ngũ những người làm công tác TTĐN trong và ngoài nước. Tiếp nối những thành công đã đạt được, trước những yêu cầu, nhiệm vụ đẩy mạnh khôi phục, phát triển kinh tế trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp khó lường, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Chỉ đạo Công tác TTĐN chính thức phát động Giải thưởng toàn quốc về TTĐN lần thứ VIII. Giải thưởng sẽ góp phần thông tin quảng bá về hình ảnh đất nước, văn hóa, con người Việt Nam; khơi dậy khát vọng xây dựng phát triển đất nước, niềm tự hào dân tộc; củng cố và nâng cao hơn nữa vị thế, uy tín, sức ảnh hưởng của quốc gia trên thế giới; tạo động lực cho toàn lực lượng TTĐN trong và ngoài nước triển khai hiệu quả nhiệm vụ năm 2022. Giải thưởng toàn quốc về TTĐN lần thứ VIII tiếp tục xét tặng những tác phẩm, sản phẩm bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài ở nhiều hạng mục: Báo in tiếng Việt; báo điện tử, trang thông tin điện tử tiếng Việt; báo in tiếng nước ngoài; báo điện tử, trang thông tin điện tử tiếng nước ngoài; phát thanh; truyền hình; ảnh (gồm ảnh báo chí và ảnh phong cảnh); sách; video clip và các sáng kiến, ý tưởng, sản phẩm có giá trị TTĐN được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng; xuất bản, phát hành, công bố và áp dụng ở trong và ngoài nước, trong thời gian từ 1/7/2021 đến hết ngày 30/6/2022. Đối với những tác phẩm phát hành trước hoặc sau thời điểm nêu trên, phải có ít nhất 2/3 thời lượng, số lượng tác phẩm được công bố trong thời gian quy định. Giải thưởng dự kiến được công bố và trao vào cuối tháng 8/2022. Các tác phẩm dự thi gửi đến Cơ quan thường trực Giải thưởng trước ngày 1/8/2022 (tính theo dấu bưu điện), tại địa chỉ: Văn phòng Đảng ủy và các đoàn thể Báo Nhân dân, 71 Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội. Điện thoại: 024 39381487. Email: giaidoingoailan8@gmail.com. Ngoài bì thư ghi rõ: Hồ sơ dự Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại. Cũng trong sáng nay, Ban tổ chức đã giới thiệu cuốn sách “Rạng danh tổ quốc, cơ đồ Việt Nam - Dấu ấn 2021”. Cuốn sách nhằm phục vụ công tác thông tin đối ngoại, giới thiệu khái quát với bạn bè quốc tế về những thành tựu mà nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đã gặt hái nhiều thành công sau hơn 75 năm giành được độc lập và 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới. Đồng thời, góp phần để mỗi người dân Việt Nam nhìn lại cơ đồ và vị thế của đất nước để thêm tự hào, phấn khởi và tin tưởng vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của dân tộc. Qua đó, càng tự hào về “cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín” mà dân tộc ta đã tạo dựng, vun đắp trong thời gian qua. Phương Thanh

Tìm hiểu về thân thế và sự nghiệp của Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh

TĐKT - Thực hiện chương trình sinh hoạt chuyên đề, được sự đồng ý của Đảng ủy Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương, các Chi bộ Vụ Tổ chức Cán bộ, Chi bộ Vụ Nghiên cứu Tổng hợp (Vụ I) và Chi bộ Vụ Pháp chế Thanh tra tổ chức đi thực tế tại Khu di tích lưu niệm Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên, vào chiều ngày 15/4/2022. Chuyến đi có sự tham gia của Ban Thi đua – Khen thưởng, Sở Nội vụ tỉnh Hưng Yên. Đoàn đã tới thăm và dâng hương tưởng niệm tại Khu di tích lưu niệm Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, tham quan và tìm hiểu truyền thống gia đình Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đền thờ thân mẫu của Chủ tịch Hồ Chí Minh; giao lưu, trao đổi nghiệp vụ công tác thi đua, khen thưởng với Ban Thi đua - Khen thưởng, Sở Nội vụ tỉnh Hưng Yên… Đoàn thăm và dâng hương tưởng niệm tại Khu di tích lưu niệm Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh Đoàn nghe giới thiệu về thân thế, sự nghiệp của đồng chí Nguyễn Văn Linh Trước đó, các Chi bộ đã tổ chức nghiên cứu thân thế và sự nghiệp của Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh. Đồng chí Nguyễn Văn Linh tên thật là Nguyễn Văn Cúc, sinh ngày 1/7/1915 tại xã Giai Phạm, huyện Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên, mất ngày 27/4/1998. Ông là Tổng Bí thư thứ 8 của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhiệm kỳ 1986 – 1991. Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh có bút danh N.V.L. ("Nói Và Làm") với một loạt những bài báo trong chuyên mục “Những việc cần làm ngay” trên báo Nhân Dân, bàn về những việc cần phải chấn chỉnh trong xã hội. Ông được xem là người mở đường và có công lớn trong công cuộc Đổi mới của Việt Nam. Đồng chí Phạm Đức Toàn, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Trưởng ban Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương thay mặt Đoàn viết lưu bút bày tỏ cảm tưởng, lòng kính trọng Cố Tổng Bí thư Đoàn chụp ảnh lưu niệm tại khu vực Tượng đài Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh Đoàn tới thăm quan Đền thờ thân mẫu của Chủ tịch Hồ Chí Minh Thông qua sinh hoạt chuyên đề, các đảng viên thuộc các Chi bộ tìm hiểu sâu sắc hơn về phẩm chất đạo đức, phong cách của nhà lãnh tụ tiền bối, nguyện phấn đấu rèn luyện, tu dưỡng, học tập và làm theo, nâng cao năng lực thực tiễn để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao đối với công tác thi đua, khen thưởng giai đoạn hiện nay. Các đảng viên luôn ghi nhớ lời căn dặn của Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh: “…Phải nhìn thẳng vào sự thật, phải thấy rằng thiếu sót chủ quan của chúng ta là nghiêm trọng và kéo dài. Phải có tinh thần dũng cảm tự phê phán mạnh mẽ và triệt để, để đổi mới, không như thế chúng ta sẽ rơi vào tình trạng trì trệ kéo dài với những tai họa thật sự - những tai họa không phải do bản chất của chế độ chúng ta gây ra mà là do khuyết điểm của chúng ta gây ra…” Phương Linh

Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi

TĐKT - Ngày 13/4, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức gặp mặt báo chí về tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 – 12 tuổi. Theo đó, vaccine được tiêm cho trẻ trong độ tuổi từ 5 - dưới 12 tuổi tại Quảng Ninh ngày 14/4 là vaccine Moderna. Gặp mặt báo chí cung cấp thông tin y tế Thông tin tại buổi gặp mặt báo chí, PGS. TS Dương Thị Hồng - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, lô vaccine phòng COVID-19 đầu tiên tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi đã về Việt Nam tối ngày 8/4, là vaccine Moderna do Chính phủ Úc tài trợ. Lô vaccine đã kiểm định xong đã được chuyển đến Quảng Ninh để tiến hành tiêm cho trẻ đang học lớp 6 trên địa bàn tỉnh vào ngày 14/4. Đồng thời, vaccine sẽ được vận chuyển đến các địa phương khác để tuần tới sẽ tiến hành tiêm cho trẻ lớp 6 trên toàn quốc. Được biết, Bộ Y tế đã phê duyệt Vaccine Moderna tiêm cho trẻ từ 6 – dưới 12 tuổi. Tiêm bắp, liều tiêm bằng ½ liều cơ bản của người lớn (tương đương 0,25ml), giống như tiêm vaccine cho người lớn liều nhắc lại. Tiêm 2 mũi cách nhau 4 tuần. Vaccine Moderna đóng lọ nhiều liều: Lọ 10 liều (mỗi liều 0,5ml) tương đương với 20 liều mỗi liều 0,25ml. Bảo quản nhiệt độ -25⁰C đến -15⁰C,  hạn sử dụng 9 tháng kể từ ngày sản xuất.  Bảo quản nhiệt độ nhiệt độ +2⁰C đến +8⁰C, sử dụng  tối đa 30 ngày. Đối với vaccine Moderna, các phản ứng rất thường gặp là: Sưng hạch nách ở cùng bên với vị trí tiêm, một số trường hợp sưng hạch bạch huyết khác (ví dụ: Ở cổ, ở trên xương đòn), đau đầu, buồn nôn/ nôn, đau cơ, đau khớp, đau tại vị trí tiêm, mệt mỏi, ớn lạnh, sốt, sưng tại vị trí tiêm, ban đỏ tại vị trí tiêm. Các phản ứng bất lợi được báo cáo nhiều nhất ở trẻ em từ 6 - dưới 12 tuổi sau liệu trình tiêm cơ bản là đau tại vị trí tiêm (98,4%), mệt mỏi (73,1%), đau đầu (62,1%), đau cơ (35,3%), ớn lạnh (34,6%), buồn nôn/ nôn mửa (29,3%), sưng/ đau ở nách (27,0%), sốt (25,7%), ban đỏ tại vị trí tiêm (24,0%), sưng tại vị trí tiêm và đau khớp. Phản ứng thường gặp là: Tiêu chảy, phát ban, nổi mề đay tại vị trí tiêm, phát ban tại vị trí tiêm, phản ứng muộn tại vị trí tiêm; phản ứng ít gặp là: Chóng mặt, ngứa tại vị trí tiêm; phản ứng hiếm gặp là: Giảm cảm giác, sưng mặt ở người có tiền sử tiêm chất làm đầy da; phản ứng rất hiếm gặp là: Viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim. Hồng Thiết

Trang