Chuyên đề

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái: Đánh giá cao tính nhân văn của chương trình “Mái ấm gia đình Việt”

Chương trình “Mái ấm gia đình Việt” với sự đồng hành của MC Quyền Linh dự kiến sẽ được tổ chức ghi hình tại thành phố Yên Bái vào các ngày 7, 8, 9/6/2024. Chương trình được Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái đánh giá cao về tính nhân văn mà chương trình mang lại. Ngày 9/5, tại UBND tỉnh Yên Bái, đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái đã chủ trì buổi làm việc với đại diện Tập đoàn Hoa Sen, Công ty Truyền thông Bee và các đơn vị, sở ngành liên quan về công tác tổ chức ghi hình Chương trình “Mái ấm gia đình Việt” tại tỉnh nhà. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Vũ Thị Hiền Hạnh phát biểu tại buổi làm việc Tại buổi làm việc cùng UBND tỉnh Yên Bái, bà Vũ Thị Hiền Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao tính nhân văn của chương trình “Mái ấm gia đình Việt”. Đồng chí bày tỏ vui mừng khi được Tập đoàn Hoa Sen lựa chọn Yên Bái là địa điểm tổ chức chương trình. Bà cũng mong muốn, thông qua chương trình sẽ lan tỏa tình yêu thương để hỗ trợ, giúp đỡ các em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Đồng thời, đây cũng là dịp để giới thiệu, quảng bá về đất và người Yên Bái với những nét văn hóa đặc sắc đặc trưng Tây Bắc tới cả nước. Đến với “cửa ngõ vùng Tây Bắc” lần này, Mái ấm gia đình Việt dự kiến sẽ tổ chức ghi hình tại Trường THPT Lý Thường Kiệt, tỉnh Yên Bái “Mái ấm gia đình Việt” là chuyến xe nhân văn tiếp nối chuỗi hành trình thiện nguyện đã giúp đỡ cho hơn 2.000 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở các mái ấm, nhà mở, trường giáo dưỡng, làng trẻ em SOS… do Tập đoàn Hoa Sen tổ chức thường niên hơn 10 năm qua. Với những hoạt động ý nghĩa, thiết thực, chương trình “Mái ấm gia đình Việt” trong suốt nhiều năm liền đã tạo được sự lan tỏa mạnh mẽ về tình yêu thương dành cho các em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt, những “mầm non” cần sự hỗ trợ, nâng đỡ, bao bọc từ cộng đồng. Nối tiếp dự án thiện nguyện cùng tên, xuất phát từ mong muốn những hoàn cảnh trẻ em khó khăn rất cần một điểm tựa vững chắc, cần sự chung tay của cộng đồng để không bị bỏ lại phía sau, chương trình truyền hình thực tế “Mái ấm gia đình Việt” phiên bản truyền hình đã ra đời. Chương trình đã để lại nhiều cảm xúc trong lòng khán giả khi lần đầu tiên đặt chân đến Bắc Bộ và tỉnh Vĩnh Phúc Trải qua gần 2 năm phát sóng, “Mái ấm gia đình Việt” đã đi qua 33 tỉnh thành, gần 90 chương trình được sản xuất, hỗ trợ 264 hoàn cảnh khó khăn với sự tham gia của 175 nghệ sĩ. Tổng giá trị tiền thưởng được trao đi là gần 9 tỷ đồng. Ngoài ra, các nghệ sĩ tham gia chương trình và các mạnh thường quân có mặt trực tiếp cũng đã trao tặng gia đình các em nhỏ mồ côi số tiền hơn 2,4 tỷ đồng cùng nhiều suất học bổng đến lớp 12. Các phần quà đặc biệt như xe đạp điện, xe đạp, quần áo, giày mới... cũng đã được trao đi. Bên cạnh đó, các nhà tài trợ như Hệ thống siêu thị Vật liệu xây dựng và Nội thất Hoa Sen Home (Tập đoàn Hoa Sen) và Ống nhựa Hoa Sen - Dẫn nguồn hạnh phúc cũng có những hoạt động hỗ trợ sau ghi hình như sửa nhà, xây nhà vệ sinh mới, lợp lại mái tôn cho các gia đình khó khăn. Từ đó, chương trình đã lan tỏa những giá trị yêu thương, trở thành cầu nối giữa các trẻ em có hoàn cảnh khó khăn với những đơn vị hỗ trợ, nhà tài trợ, các nghệ sĩ để giúp các em có một tương lai tốt đẹp hơn. Với việc truyền tải thành công những giá trị nhân văn, cách thức tổ chức độc đáo, mới lạ, chương trình “Mái ấm gia đình Việt” liên tiếp lọt vào vòng bầu chọn tại giải Mai Vàng năm 2022 và 2023 ở hạng mục Chương trình trên nền tảng số và truyền hình được yêu thích nhất. Cũng trong năm 2023, chương trình đã thắng giải Thương hiệu có hoạt động xã hội ý nghĩa tại Lễ Vinh danh Giải thưởng Quảng cáo Sáng tạo Việt Nam 2023, đạt giải nhì tại Lễ trao giải Quảng cáo Sáng tạo Việt Nam năm 2023 – Hạng mục Giải thưởng của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; chương trình còn được đề cử vào hạng mục Dự án của Giải thưởng Hành động vì cộng đồng – Human Act Prize 2023. Mái Ấm Gia Đình Việt luôn đón nhận được tình cảm yêu mến của khán giả tại mỗi nơi mà chương trình đặt chân đến. Đến với tỉnh Yên Bái, chương trình dự kiến ghi hình 6 tập vào các ngày 7, 8, 9/6/2024 tại trường THPT Lý Thường Kiệt, phường Hồng Hà, thành phố Yên Bái. Đây cũng là lần thứ 2 ê-kíp chương trình có mặt tại miền Bắc, tìm kiếm và hỗ trợ các em nhỏ mồ côi của 18 gia đình tại các tỉnh: Yên Bái, Hòa Bình, Thái Nguyên, Phú Thọ, Lai Châu, Tuyên Quang và Lạng Sơn. Đón xem chương trình “Mái ấm gia đình Việt” lên sóng lúc 20h20 thứ 6 hàng tuần trên kênh HTV7. Chương trình do Công ty Truyền thông Bee phối hợp với Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh thực hiện, với sự đồng hành của Hệ thống siêu thị Vật liệu xây dựng và Nội thất Hoa Sen Home (Tập đoàn Hoa Sen) và Ống nhựa Hoa Sen - Dẫn nguồn hạnh phúc.  

Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội tổ chức giải thể thao chào mừng các ngày lễ lớn

Sáng ngày 26/4, hòa trong không khí thi đua sổi nổi chào mừng các ngày lễ lớn, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội tưng bừng khai mạc giải thể thao của sinh viên trong trường. GS.TS Nguyễn Công Nghiệp, Phó Hiệu trưởng Thường trực nhà trường dự buổi lễ. Ths Nghiêm Xuân Thúc - Chủ nhiệm Khoa Giáo dục Thể chất, Trưởng ban Tổ chức phát biểu khai mạc Phát biểu khai mạc, Ths Nghiêm Xuân Thúc - Chủ nhiệm Khoa Giáo dục Thể chất, Trưởng Ban Tổ chức đã biểu dương ý nghĩa của ngày hội và đánh giá cao công tác chuẩn bị của Khoa Giáo dục thể chất, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Công đoàn, Hội Sinh viên, Phòng Công tác sinh viên và các phòng ban. Ths Nghiêm Xuân Thúc nhấn mạnh: “Tôi mong muốn các vận động viên, các đoàn thể thao tham gia thi đấu với tinh thần: Đoàn kết – Trung thực – Cao thượng; với khẩu hiệu: Nhanh hơn - Cao hơn - Mạnh hơn, với mục đích: Khỏe để học tập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. GS. TS. Nguyễn Công Nghiệp, Phó Hiệu trưởng Thường trực nhà trường cùng các thầy, cô trong Ban Tổ chức trao cờ lưu niệm cho các đội Việc tổ chức giải thi đấu các môn thể thao dành cho sinh viên, học viên nhà trường là hoạt động nhằm thúc đẩy phong trào tập luyện thể dục thể thao, tăng cường sức khỏe, nâng cao hiệu quả học tập. Nguyễn Đức Bình

Xi măng Long Sơn: Xây dựng thương hiệu từ những giá trị vững bền

Đồng hành cùng phát triển, đồng hành cho những điều tốt đẹp hơn, thương hiệu "Xi măng Long Sơn" không chỉ được tạo dựng trên nền tảng dây chuyền công nghệ hiện đại, chất lượng sản phẩm và chất lượng môi trường mà còn là những đóng góp cho xã hội để hướng đến những giá trị vững bền. Chương trình đưa đồng bào nghèo đang sinh sống trên sông lên bờ ổn định cuộc sống của tỉnh Thanh Hóa được hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà ở với sự đồng hành của Công ty Xi măng Long Sơn. Với quyết tâm “không để ai bị bỏ lại phía sau”, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa, các cấp, các ngành, các địa phương đang nỗ lực đồng hành, hỗ trợ hộ nghèo, gia đình chính sách nói chung, đồng bào sinh sống trên sông được lên bờ nói riêng sớm ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế bền vững, chung tay cùng các cấp các ngành, bằng tình cảm và trách nhiệm, Công ty Xi măng Long Sơn đã ủng hộ 18 tỷ đồng để hỗ trợ xây dựng nhà ở cho đồng bào nghèo đang sinh sống trên sông, với mức hỗ trợ 50 triệu đồng 1 căn. Từ chủ trương đến hành động, số kinh phí trên đang được Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hóa chuyển đến kịp thời, đầy đủ theo quy định, góp phần giúp đỡ nhân dân khắc phục khó khăn, sớm lên bờ ổn định cuộc sống. Được lên bờ thoát khỏi cuộc đời sông nước là bước ngoặt, là niềm vui của toàn bộ đồng bào sông nước nơi đây. Cuộc sống của những hộ dân sinh sống trên sông được cấp đất làm nhà ở, không còn phải “đêm lo ngày sợ” vào mùa bão. Từ nay, con cháu sẽ được cắp sách tới trường học hành đầy đủ, lao động được vào nhà máy làm việc, có một cuộc sống mới, tươi đẹp hơn.   Cùng với việc hỗ trợ xây dựng nhà ở cho đồng bào nghèo đang sinh sống trên sông, chia sẻ với những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về nhà ở tại nhiều địa phương, trong những năm qua, Công ty Xi măng Long Sơn luôn quan tâm và phối hợp với các cấp, ngành và chính quyền các địa phương hỗ trợ xây dựng gần 500 căn nhà tình thương, nhà “khăn quàng đỏ”, nhà đại đoàn kết tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước như: Sóc Trăng, Ninh Bình, Long An, An Giang… góp phần tiếp thêm động lực để giúp những hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở kiên cố, từng bước ổn định cuộc sống và vươn lên thoát nghèo. Không chỉ chung tay tạo dựng nơi an cư cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, hướng đến thế hệ trẻ tương lai Việt Nam, nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn yên tâm tới trường, không ngừng nỗ lực vươn lên trong học tập, Xi măng Long Sơn đã phối hợp với Hội Khuyến học các tỉnh Thanh Hóa, Ninh Bình trao học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Qua mỗi năm, số lượng học bổng được tăng dần, phạm vi được mở rộng, số tiền học bổng cũng được nâng lên từ 4,5 triệu đồng/em/năm học lên 6,3 triệu đồng/em/năm học. Những suất học bổng được trao đã góp phần động viên, chia sẻ khó khăn, tiếp sức cùng các em trên con đường học tập, theo đuổi ước mơ. Chia sẻ về chương trình này, ông Lê Tiến Dũng, Phó Giám đốc Xi măng Long Sơn cho biết: “Những suất học bổng gửi đến các em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thể hiện sự quan tâm của Công ty Xi măng Long Sơn cũng như các nhà phân phối nhằm hỗ trợ các em giảm bớt khó khăn trong cuộc sống để con đường đến trường của các em sẽ rộng mở hơn. Chúng tôi hy vọng rằng các em được nhận học bổng sẽ không ngừng nỗ lực, phấn đấu thi đua học tập, rèn luyện vượt khó vươn lên trở thành những người con ngoan trò giỏi, người công dân có ích cho xã hội trong tương lai”. Thời gian qua, diễn biến bất lợi, khó lường của thế giới tiếp tục ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp. Nỗ lực vượt khó, không chỉ duy trì ổn định sản xuất - kinh doanh, Công ty Xi măng Long Sơn vẫn tiếp tục đồng hành và tham gia nhiều hoạt động an sinh xã hội, vì cộng đồng ý nghĩa khác như: Tài trợ Giải bóng đá nhi đồng cúp Báo Thanh Hóa, tài trợ đội bóng chuyền nữ Thanh Hóa, trao quà cho người nghèo và gia đình chính sách, tham gia chương trình mẹ đỡ đầu với Hội Phụ nữ tỉnh Thanh Hóa, ủng hộ xi măng xây dựng đường giao thông nông thôn và các công trình kết cấu hạ tầng nông thôn mới… Thương hiệu của một doanh nghiệp được tạo dựng không chỉ bởi doanh thu cao, xuất khẩu lớn, đóng góp cho ngân sách Nhà nước nhiều, mà còn phải là doanh nghiệp chăm lo tốt cho người lao động, tích cực tham gia các hoạt động xã hội…. Với những gì đã và đang làm bằng tất cả nhiệt huyết, tình cảm, trách nhiệm và sự sẻ chia, Công ty Xi măng Long Sơn đang xây dựng cho mình nền móng vững chắc để phát triển vững bền cùng quê hương, đất nước.    

Các doanh nghiệp tôn mạ và ống thép đồng loạt lên tiếng sau đề xuất điều tra chống bán phá giá thép cuộn cán nóng nhập khẩu từ Trung Quốc

Mới đây, 2 doanh nghiệp sản xuất thép cán nóng (HRC) tại Việt Nam bao gồm Tập đoàn Hòa Phát và Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đã gửi hồ sơ đến Cục Phòng vệ thương mại đề nghị khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm HRC nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam. Trước thông tin này, nhiều doanh nghiệp trong ngành sản xuất tôn mạ, ống thép đã bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về khả năng khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm HRC nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam. Sản lượng sản xuất thép cán nóng trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu Thép cán nóng HRC là nguyên liệu chính để sản xuất các sản phẩm tôn thép mạ kẽm, mạ lạnh, mạ màu, ống thép, thép kết cấu và các sản phẩm thép khác được sử dụng trong nhiều ứng dụng của ngành xây dựng, cơ khí và các ngành công nghiệp khác. Theo số liệu từ Báo cáo Hiệp hội Thép Việt Nam, nhu cầu tiêu thụ HRC của toàn Việt Nam hiện đang nằm trong khoảng 10 triệu tấn đến hơn 13 triệu tấn/năm, vừa phục vụ cho việc sản xuất thành phẩm, vừa dự trữ lượng hàng tồn kho cần thiết cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tại Việt Nam, sản phẩm HRC chỉ được sản xuất bởi 2 doanh nghiệp, bao gồm Tập đoàn Hòa Phát và Công ty TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh. Tổng công suất thiết kế sản xuất HRC của 2 đơn vị này khoảng 8,2 triệu tấn/năm. Trong trường hợp cả Hòa Phát và Formosa Hà Tĩnh chạy tối đa công suất và chỉ bán nội địa, không xuất khẩu thì vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ HRC tại Việt Nam. Báo cáo của Hiệp hội thép Việt Nam tháng 12/2023 cũng cho thấy, sản lượng thép cán nóng Hòa Phát và Formosa Hà Tĩnh bán nội địa trong năm 2023 chỉ đạt 3,4 triệu tấn, được phân bổ cho các công ty sản xuất tôn mạ và ống thép. Vậy, cung trong nước chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu. Hiện nay, các doanh nghiệp tôn mạ và ống thép phải nhập khẩu HRC từ các quốc gia khác nhau để đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng. Không chỉ về sản lượng, về giá cả, Hòa Phát và Formosa Hà Tĩnh bán HRC cho các doanh nghiệp tôn mạ và ống thép Việt Nam với giá cao hơn giá các doanh nghiệp đi nhập khẩu HRC, từ 10 – 20 USD/tấn, cao điểm có thể chênh lệch tới 40 – 50 USD/tấn. Dù giá bán cao nhưng Hòa Phát và Formosa Hà Tĩnh luôn trong tình trạng không đủ hàng để bán. Vì khi xuất khẩu sang một số thị trường như Hoa Kỳ và Mexico, các công ty tôn mạ và ống thép luôn ưu tiên sử dụng và chấp nhận phải mua giá cao sản phẩm HRC có nguồn gốc xuất xứ Việt Nam do Hòa Phát và Formosa Hà Tĩnh sản xuất để làm nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu vào 2 thị trường này. Quan trọng hơn, sản lượng xuất khẩu sang 2 thị trường này chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng sản lượng xuất khẩu của các công ty tôn mạ và ống thép Việt Nam. Do vậy, Hòa Phát và Formosa Hà Tĩnh đang hưởng lợi rất lớn từ việc bán HRC cho các công ty tôn mạ và ống thép xuất khẩu sang 2 thị trường Hoa Kỳ và Mexico. Chính vì không đủ nguồn cung thép cán nóng từ 2 công ty Hòa Phát và Formosa Hà Tĩnh, các doanh nghiệp ngành tôn mạ và ống thép Việt Nam buộc phải nhập khẩu từ nước ngoài. Đặc biệt, thực tế cho thấy tình trạng các công ty thành viên của Hòa Phát cũng phải nhập khẩu thép cán nóng từ nước ngoài, trong khi chính Hòa Phát đang sản xuất thép cán nóng. Điều này càng chứng minh rằng cung thép cán nóng trong nước đang thấp hơn nhu cầu thực tế rất nhiều. Theo Báo cáo Hiệp hội Thép Việt Nam tháng 12/2023, ngành sản xuất HRC là một điểm sáng trong bức tranh kinh doanh ảm đạm của toàn ngành thép Việt Nam.Tình hình sản xuất và bán hàng HRC trong năm 2023 tăng trưởng lần lượt là 11,4% và 9,94% so với cùng kỳ năm 2022. Trong khi đó, tình hình sản xuất và bán hàng tôn mạ gần như không đổi, chỉ tăng so với cùng kỳ lần lượt là 1,4% và 2%, còn các mặt hàng thép khác như thép cán nguội, ống thép, thép xây dựng cả năm 2023 đều ghi nhận mức tăng trưởng âm so với cùng kỳ năm 2022. Sản phẩm HRC từ Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam không bán phá giá và những hệ quả khó lường nếu khởi xướng điều tra chống bán phá giá sản phẩm HRC nhập khẩu từ Trung Quốc Trong văn bản đồng thuận của tập thể 9 công ty tôn mạ và ống thép gồm: Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen, Công ty Cổ phần Thép TVP, Công ty Cổ phần Tôn Đông Á, Công ty Cổ phần Thép Nam Kim, Công ty Tôn Phương Nam, Công ty Cổ phần Tôn Pomina, Công ty Cổ phần Sản xuất Thép Vina One, Công ty Cổ phần Sản xuất Kinh doanh Thép Việt Nhật, và Công ty Cổ phần Kim khí Nam Hưng gửi đến các Cơ quan, cho biết đã thu thậpcác dữ liệu bao gồm: Giá bán nội địa của sản phẩm HRC tại thị trường Trung Quốc từ S&P Global trong giai đoạn 01/01/2023 – 31/12/2023; đơn giá xuất khẩu trung bình HRC từ Trung Quốc vào Việt Nam theo điều khoản CFR; ước tính giá xuất khẩu sau khi điều chỉnh về giá xuất khẩu tại xưởng sau khi trừ tất cả các loại chi phí có liên quan của sản phẩm HRC từ Trung Quốc vào Việt Nam. Theo tính toán, biên độ phá giá chỉ 1,26% và đơn vị này cho rằng sản phẩm HRC từ Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam đang không bán phá giá. Đối với việc thép HRC nhập khẩu gây ảnh hưởng đến sản xuất trong nước, tập thể 9 công ty tôn mạ và ống thép cho rằng không thể có thiệt hại, bởi Hòa Phát và Formosa đều đạt được sự tăng trưởng tốt về cả sản lượng sản xuất và sản lượng bán hàng trong giai đoạn 2019 – 2023. Cụ thể, năm 2019, tổng lượng bán HRC do các công ty Việt Nam sản xuất đạt mức 4.095.490 tấn. Đến năm 2020, lượng bán đạt được sự tăng trưởng nhất định lên 4.287.458 tấn, tăng khoảng 4,68% so với cùng kỳ năm trước. Sự tăng trưởng nhanh chóng và đột ngột trong lượng bán HRC do các công ty Việt Nam sản xuất diễn ra từ năm 2020 đến năm 2021, với lượng bán tăng mạnh từ 4.287.458 tấn trong năm 2020 lên 7.129.809 tấn trong năm 2021, tăng khoảng 66,28% so với năm trước. Mặc dù không tăng vọt như giai đoạn trước, nhưng giai đoạn 2021 - 2022, lượng bán vẫn được duy trì ở mức cao và sau đó tiếp tục chứng kiến sự tăng trưởng khá mạnh mẽ trong giai đoạn 2022 – 2023 khi lượng bán HRC do các công ty Việt Nam sản xuất tăng từ 6.192.018 tấn trong năm 2022 lên 6.808.337 tấn trong năm 2023, tăng khoảng 9,94% so với cùng kỳ. Như vậy, hoàn toàn không có thiệt hại của ngành sản xuất HRC tại Việt Nam khi lượng bán HRC do các công ty Việt Nam sản xuất tăng trưởng tốt trong giai đoạn 2019 – 2023. Theo Luật Quản lý Ngoại thương, Hòa Phát và Formosa Hà Tĩnh phải chứng minh được thiệt hại của ngành sản xuất HRC nội địa thì mới đủ điều kiện khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với HRC nhập khẩu. Như vậy, từ việc hoàn toàn không có thiệt hại của ngành sản xuất HRC tại Việt Nam, có thể khẳng định chắc chắn không có căn cứ pháp lý để khởi xướng điều tra chống bán phá giá HRC nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam. Các doanh nghiệp cho rằng HRC là nguyên liệu chính để sản xuất các sản phẩm tôn thép mạ kẽm, mạ lạnh, mạ màu, ống thép, các sản phẩm thép khác được sử dụng trong nhiều ứng dụng của ngành xây dựng, cơ khí và các ngành công nghiệp khác. Bất kỳ diễn biến bất lợi nào xảy ra với nguồn nguyên liệu HRC cũng có thể gây ra ảnh hưởng cực kỳ trầm trọng đến toàn ngành thép. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp còn quan ngại rằng các ngành nông, lâm, thủy sản Việt Nam có thể đối mặt với khả năng bị trả đũa thương mại từ Trung Quốc nếu Việt Nam áp thuế chống bán phá giá đối với HRC nhập khẩu từ Trung Quốc. “Việc áp thuế phòng vệ thương mại hoặc xây dựng bất kỳ rào cản thuế quan nào khác đối với HRC nhập khẩu đều làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất tôn mạ và ống thép nội địa, gây ảnh hưởng cực kỳ tiêu cực và trầm trọng đối với công ăn việc làm của hàng chục nghìn người lao động và gia đình sau lưng họ, và chắc chắn nền kinh tế Việt Nam sẽ không thể phát triển nếu ngành thép lâm nguy”, văn bản nhấn mạnh.  

Dược Nam Hà 24 năm liên tiếp giữ vững danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao

Mới đây, tại TP Hồ Chí Minh, Dược Nam Hà tiếp tục được tôn vinh danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao 2024” nhóm ngành Dược phẩm do người tiêu dùng bình chọn, nối dài chuỗi 24 năm liên tiếp đạt được danh hiệu này. Hàng Việt Nam chất lượng cao là một trong những danh hiệu có bề dày uy tín, minh bạch và khách quan. Để đạt danh hiệu "Hàng Việt Nam chất lượng cao", Dược Nam Hà phải đáp ứng ba tiêu chí khắt khe của chương trình: Được người tiêu dùng bình chọn với số phiếu tín nhiệm cao, có hồ sơ thông tin minh bạch, chấp hành tốt chính sách của Nhà nước và pháp luật. Đại diện lãnh đạo Công ty Cổ phần Dược phẩm Nam Hà đón nhận danh hiệu "Hàng Việt Nam chất lượng cao 2024" 24 năm liên tiếp đạt chứng nhận Hàng Việt Nam chất lượng cao, Dược Nam Hà ngày càng khẳng định vị thế của một doanh nghiệp dược phẩm hàng đầu. Các thương hiệu như: Thuốc ho Bổ Phế Nam Hà, thuốc xịt mũi Coldi B DNH, kem bôi da trẻ em SkinBiBi, Naphacogyl… và các sản phẩm của Dược Nam Hà luôn được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn và sử dụng từ nhiều năm nay. Chứng nhận Hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2024 Trong hơn 60 năm có mặt trên thị trường, Dược Nam Hà vinh dự được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhì năm 2000 và 2020; nhận được nhiều giải thưởng, chứng nhận uy tín như: Doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2020 và 2022; nhiều năm liền nằm trong top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, Top 5 Công ty Đông dược Việt Nam uy tín… Những giải thưởng cao quý trên chính là sự khẳng định vị thế của Dược phẩm Nam Hà trên thị trường. Song song với phát triển sản xuất kinh doanh, Dược Nam Hà luôn tích cực thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bằng những việc làm, hành động thiết thực và ý nghĩa. Nhiều năm qua, Dược Nam Hà là đơn vị đóng góp trong các chương trình, dự án cộng đồng như: Tài trợ cho Quỹ Bảo trợ trẻ em, Hiến máu nhân đạo “Blouse trắng, trái tim hồng”, Hành trình “Trao quà Tết - Gửi yêu thương” Xuân 2024, tài trợ khám chữa bệnh miễn phí cho cựu Thanh niên xung phong…

Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên niên độ tài chính năm 2023 - 2024

BTĐKT - Ngày 18/3, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (HOSE: HSG) tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên niên độ tài chính năm 2023 - 2024. Thông qua các báo cáo tại hội nghị, Hội đồng Quản trị, Ban Tổng Giám đốc trình bày chi tiết cho Đại hội đồng cổ đông về kết quả hoạt động của HSG trong niên độ tài chính 2022 - 2023 vừa qua, đề xuất Đại hội đồng cổ đông thông qua kế hoạch kinh doanh và một số định hướng hoạt động quan trọng của HSG trong niên độ tài chính năm 2023 - 2024 và giai đoạn sắp tới.   Đoàn Chủ tọa điều hành đại hội Năm 2023 là một năm khó khăn chung của nền kinh tế thế giới và Việt Nam, các doanh nghiệp phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là tình trạng tổng cầu suy giảm mạnh. Tuy nhiên, HSG vẫn duy trì sự ổn định về tình hình tài chính và tình hình sản xuất, kinh doanh. Kết thúc niên độ tài chính 2022 - 2023, sản lượng tiêu thụ hợp nhất HSG đạt 1.433.830 tấn, hoàn thành 94% kế hoạch; doanh thu hợp nhất HSG đạt 31.651 tỷ đồng, hoàn thành 93% kế hoạch; lợi nhuận sau thuế hợp nhất HSG đạt 30 tỷ đồng. Dự báo về tình hình năm 2024, HSG nhận định thị trường vẫn tiềm ẩn rất nhiều bất ổn, khó lường có thể gây tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp ở cả thị trường trong và ngoài nước. Chính vì vậy, HSG đặt kế hoạch kinh doanh niên độ tài chính năm 2023 - 2024 theo 2 phương án, cụ thể: Stt Chỉ tiêu Đơn vị tính Kế hoạch kinh doanh NĐTC 2023 – 2024 Phương án 1 Phương án 2 1 Sản lượng tiêu thụ tấn 1.625.000 1.730.000 2 Doanh thu thuần tỷ đồng 34.000 36.000 3 Lợi nhuận sau thuế tỷ đồng 400 500 Tại đại hội, HSG đã trình Đại hội đồng cổ đông thông qua chủ trương tái cấu trúc, chuyên môn hóa mảng sản xuất, kinh doanh ống thép, chuyển đổi Công ty TNHH MTV Hoa Sen Phú Mỹ thành Công ty Cổ phần Ống thép Hoa Sen do HSG sở hữu 99% vốn điều lệ. Công ty Cổ phần Ống thép Hoa Sen sẽ tiếp nhận toàn bộ hạ tầng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh ống thép, thời gian và lộ trình triển khai dự kiến từ 1 đến 5 năm. Sau khi Công ty Cổ phần Ống thép Hoa Sen hoàn tất việc tiếp nhận mảng sản xuất, kinh doanh ống thép và đi vào hoạt động ổn định, có lợi nhuận, HĐQT sẽ tiếp tục xây dựng, trình Đại hội đồng cổ đông xem xét thông qua phương án IPO và niêm yết cổ phiếu của Công ty Cổ phần Ống thép Hoa Sen trên thị trường chứng khoán.   Biểu quyết thông qua chủ trương tiến hành Đại hội đồng cổ đông HGS niên độ tài chính năm 2023 - 2024 Trước đó, để tối ưu nguồn lực và tăng hiệu quả hoạt động của mảng nhựa, HSG đã chuyển giao toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh mảng nhựa của Tập đoàn cho Công ty Cổ phần Nhựa Hoa Sen. Sau 2 năm thực thi, hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Nhựa Hoa Sen đã ghi nhận những kết quả tích cực. Công ty đang tiếp tục làm việc với các đơn vị tư vấn để nghiên cứu, xây dựng phương án tối ưu để IPO và niêm yết cổ phiếu của Công ty Cổ phần Nhựa Hoa Sen trong tương lai. Đối với mảng kinh doanh phân phối vật liệu xây dựng – nội thất, HSG tiếp tục củng cố hiệu quả hoạt động của 114 siêu thị Hoa Sen Home hiện tại, song song với việc tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với Hệ thống Hoa Sen Home, hướng đến mục tiêu đưa Hoa Sen Home thành một hệ thống hoạt động độc lập. Đồng thời, HSG chuẩn bị phương án và hoàn thiện các điều kiện cần thiết để thành lập Công ty Cổ phần Hoa Sen Home và chuyển giao toàn bộ Hệ thống Hoa Sen Home cho Công ty Cổ phần Hoa Sen Home vào một thời điểm phù hợp. HSG cũng trình Đại hội đồng cổ đông phương án chi trả cổ tức của niên độ tài chính 2022 - 2023 bằng tiền mặt với tỷ lệ dự kiến 5%, nguồn chi từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến ngày 30/9/2023 theo Báo cáo tài chính hợp nhất niên độ tài chính năm 2022 - 2023 đã kiểm toán. Đại hội năm nay, Đại hội đồng cổ đông cũng tiến hành bầu cử các thành viên Hội đồng Quản trị công ty nhiệm kỳ mới 2024 - 2029 theo đúng quy định về bầu cử. Danh sách ứng cử viên Hội đồng Quản trị HSG nhiệm kỳ 2024 - 2029 bao gồm: Ông Lê Phước Vũ; ông Trần Ngọc Chu; ông Trần Quốc Trí; ông Lý Văn Xuân; ông Nguyễn Văn Luân; ông Đinh Viết Duy. Xuân Phúc  

Bất ngờ về sức sáng tạo của các bạn sinh viên TP Hồ Chí Minh tại bán kết Bảng Phong trào mở rộng Dalat Best Dance Crew - Hoa Sen Home International Cup 2024

Ngồi “ghế nóng” vòng bán kết Bảng Phong trào mở rộng các trường đại học tại TP Hồ Chí Minh của cuộc thi Dalat Best Dance Crew 2024 - Hoa Sen Home International Cup, biên đạo Huỳnh Mến bất ngờ về sức sáng tạo và “lửa” đam mê của các bạn trẻ. Đồng thời, cô cũng thẳng thắn chia sẻ quan điểm về nghề vũ công. Mới đây, 8 nhóm nhảy đến từ các trường đại học ở TP Hồ Chí Minh đã tranh tài trong vòng bán kết Bảng Phong trào mở rộng của cuộc thi Dalat Best Dance Crew 2024 - Hoa Sen Home International Cup diễn ra tại Trường Đại học Kinh tế - Luật. Qua các vòng tranh tài “nảy lửa”, 4 cái tên đầu tiên bước vào chung kết Bảng Phong trào mở rộng của Dalat Best Dance Crew 2024 - Hoa Sen Home International Cup đã chính thức lộ diện: Big Boom Dance Team (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn), SILVER TEAM (Đại học Kinh tế - Luật), B2C (Đại học Hoa Sen) và MAX Crew (Đại học Sài Gòn). Trở lại với “ghế nóng” vòng bán kết Bảng Phong trào mở rộng của cuộc thi Dalat Best Dance Crew 2024 - Hoa Sen Home International Cup, biên đạo Huỳnh Mến cho biết, ngay khi nhận được lời mời từ Ban Tổ chức, cô đã ngay lập tức nhận lời. Bởi lẽ, nữ biên đạo đã được gắn bó với chương trình trong mùa 1 và cô yêu từng khoảnh khắc được hòa mình vào tình yêu và nhiệt huyết của các bạn trẻ đam mê nhảy. Biên đạo Huỳnh Mến, Giám khảo chuyên môn tại vòng bán kết Bảng Phong trào mở rộng của cuộc thi Dalat Best Dance Crew 2024 - Hoa Sen Home International Cup diễn ra tại Trường Đại học Kinh tế - Luật Huỳnh Mến bày tỏ sự tự hào vì sau hai mùa, cuộc thi đã trở thành sân chơi vũ đạo uy tín và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ trong cộng đồng yêu nhảy trong nước và khu vực Đông Nam Á. Đặc biệt chất lượng thí sinh ngày càng đi lên từ sự sáng tạo, đầu tư chỉn chu đến kỹ thuật. “Ngay từ vòng bán kết Bảng Phong trào mở rộng cụm các trường đại học tại TP Hồ Chí Minh, tôi đã được chứng kiến những màn tranh tài “nảy lửa”. Dù không phải là những dancer chuyên nghiệp nhưng các bạn chinh phục tôi bởi tinh thần và niềm đam mê với bước nhảy, âm nhạc. Tôi tin rằng, với sức nóng này, Dalat Best Dance Crew - Hoa Sen Home International Cup năm nay sẽ bùng nổ hơn nữa”, nữ giám khảo bày tỏ. Huỳnh Mến cũng cho biết, cô rất hào hứng với chủ đề “Be You, Be Unique - Khẳng định chất tôi” của Dalat Best Dance Crew 2024 - Hoa Sen Home International Cup. Bởi lẽ chỉ có chất riêng mới tạo nên chỗ đứng vững chắc trên con đường nghệ thuật. Cô cũng tiết lộ bí quyết để các đội thi chinh phục “đấu trường vũ đạo” này: “Đoàn kết và sức mạnh của đội nhóm trên sân khấu là yếu tố rất quan trọng. Bên cạnh đó, khi đến vòng chung kết, sức nóng từ hàng trăm nghìn khán giả sẽ rất lớn, tôi hi vọng các bạn giữ được lửa, năng lượng để tự tin thể hiện được ý tưởng bài diễn một cách trọn vẹn nhất”. Tại hậu trường, biên đạo Huỳnh Mến cũng cho biết, dù cùng đứng trên sân khấu nhưng các vũ công chịu nhiều thiệt thòi hơn so với ca sĩ. “Có người nói rằng, chúng tôi chỉ đang minh hoạ cho ca sĩ, những màn biểu diễn nhảy sẽ ít được chú ý hơn so với ca hát. Tôi không chạnh lòng về điều đó. Bởi lẽ, ở Việt Nam, nhảy múa mới nhận được nhiều sự quan tâm của khán giả trong thời gian gần đây. Tôi hi vọng có thêm nhiều cuộc thi nhảy chất lượng như Dalat Best Dance Crew - Hoa Sen Home International Cup để các bạn vũ công được thể hiện tài năng, khẳng định bản thân và cũng là cơ hội để nghề nhảy múa được nâng cao vị trí trên bản đồ nghệ thuật. Biết đâu chừng, trong tương lai, các dancer cũng trở thành thần tượng của hàng nghìn khán giả, có cát xê “khủng” xứng đáng với nỗ lực của các bạn bỏ ra. Tuy nhiên, để làm được điều đó, chất lượng nhảy múa cũng phải được nâng tầm”. Giải Nhất chung cuộc đã thuộc về nhóm Big Boom Dance Team đến từ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Sau 2 mùa thành công, Dalat Best Dance Crew 2024 – Hoa Sen Home International Cup quay trở lại với chủ đề “Be You, Be Unique - Khẳng định chất tôi”. Với chủ đề này, Ban Tổ chức mong muốn tìm kiếm màu sắc cá nhân – điều riêng biệt định hình cá tính, sự khác biệt của thế hệ trẻ hiện nay thông qua các màn trình diễn vũ đạo bùng nổ. Các tiết mục vũ đạo sôi động sẽ thể hiện tinh thần nhiệt huyết, khẳng định chất riêng của mỗi nhóm, mỗi cá nhân và lan tỏa những năng lượng tích cực, đam mê nhảy múa đến với tất cả mọi người. Đặc biệt, theo Ban Tổ chức, sự kiện sẽ gồm có 2 bảng thi đấu chính thức: Bảng Phong trào mở rộng và Bảng Quốc tế quy tụ các nhóm nhảy hàng đầu Việt Nam và các nước khu vực châu Á. Điểm mới của mùa giải năm nay là Bảng Phong trào mở rộng sẽ có sự tranh tài của các đội nhảy đến từ các trường đại học tại TP Hồ Chí Minh và khu vực Tây Nguyên. Đây là cơ hội để các bạn trẻ yêu nhảy được thử sức và hòa mình vào lễ hội vũ đạo ngoài trời lớn nhất năm 2024. Sắp tới, ngày 24/3, vòng bán kết Bảng Phong trào tỉnh Lâm Đồng sẽ diễn ra. Theo bà Trần Diệp Mỹ Dung, Phó Bí thư Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội tỉnh Lâm Đồng, hiện tại có hơn 70 đội thi đăng ký tham gia. “Các đội nhảy phong trào tỉnh Lâm Đồng đang ráo riết tập luyện với tinh thần sẵn sàng cao độ để tham gia một cuộc thi lớn như Dalat Best Dance Crew 2024 – Hoa Sen Home International Cup đồng thời có cơ hội cọ xát với các đội thi tại TP Hồ Chí Minh và Tây Nguyên. Hi vọng rằng với tinh thần giao lưu, học hỏi, cố gắng hết mình, các bạn sẽ đem đến những khoảnh khắc bùng nổ và đầy dấu ấn”, bà Trần Diệp Mỹ Dung bày tỏ. 18 đội thuộc Bảng Phong trào mở rộng sẽ cũng tranh tài trong đêm chung kết diễn ra vào ngày 29/4 tại Quảng trường Lâm Viên, Đà Lạt, Lâm Đồng. Chương trình Dalat Best Dance Crew 2024 – Hoa Sen Home International Cup do Hệ thống Siêu thị Vật liệu xây dựng và Nội thất Hoa Sen Home và thương hiệu ống nhựa Hoa Sen (Tập đoàn Hoa Sen) phối hợp với Tỉnh đoàn Lâm Đồng và Công ty Truyền thông Bee tổ chức.

Lộ diện 4 nhóm nhảy đầu tiên sẽ tranh tài trong Chung kết Dalat Best Dance Crew 2024 - Hoa Sen Home International Cup

8 nhóm nhảy đến từ các trường đại học tại TP Hồ Chí Minh đã tranh tài trong vòng bán kết Bảng Phong trào mở rộng, Cuộc thi Dalat Best Dance Crew 2024 - Hoa Sen Home International Cup diễn ra vào ngày 9/3. Giải Nhất chung cuộc đã thuộc về nhóm Big Boom Dance Team đến từ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Chương trình Dalat Best Dance Crew 2024 - Hoa Sen Home International Cup với chủ đề “Khẳng định chất tôi” vừa diễn ra vòng bán kết trong khuôn khổ “Bảng Phong trào mở rộng các trường đại học tại TP Hồ Chí Minh” được tổ chức tại Trường Đại học Kinh tế - Luật TP Hồ Chí Minh. Chương trình có sự tham gia của biên đạo Huỳnh Mến và đại diện ban tổ chức ở vai trò giám khảo. Ông Vũ Văn Thanh, Phó Tổng Giám đốc Trực Tập đoàn Hoa Sen phát biểu tại vòng bán kết Bảng Phong trào mở rộng các trường đại học tại TP Hồ Chí Minh trong khuôn khổ Chương trình Dalat Best Dance Crew 2024 – Hoa Sen Home International Cup Đại diện Tập đoàn Hoa Sen, ông Vũ Văn Thanh, Phó Tổng Giám đốc Trực phát biểu: “Năm thứ 3 liên tiếp Tập đoàn Hoa Sen đồng hành cùng cuộc thi, chúng tôi mong muốn rằng, Dalat Best Dance Crew 2024 – Hoa Sen Home International Cup sẽ tiếp tục lan tỏa nguồn năng lượng tích cực, cổ vũ tinh thần yêu thích nhảy múa, vận động của giới trẻ, tạo đòn bẩy đẩy mạnh phong trào tập luyện thể dục thể thao cho thế hệ thanh - thiếu niên trên khắp cả nước”. Tiết mục mở màn đến từ Nhóm B2C của Trường Đại học Hoa Sen Tại vòng bán kết Bảng Phong trào khu vực TP Hồ Chí Minh, 8 đội thi đã mang đến những màn trình diễn sôi động của âm nhạc và vũ đạo. Mở màn cuộc thi là phần trình diễn của B2C đến từ Trường Đại học Hoa Sen. Với trang phục màu xanh bắt mắt, B2C khiến hội trường ngỡ ngàng với những chuyển động mượt mà trong việc di chuyển đội hình, các động tác sàn cùng với hiệu ứng domino đặc trưng. Tiếp nối sức nóng của B2C là sân khấu cực cháy của Big Boom Dance Team của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Bài nhảy chứa đựng nhiều sự bất ngờ trong giai điệu beat sôi động được lòng đa số các thành viên Ban Giám khảo. Giám khảo Huỳnh Mến dành lời khen: “Cảm ơn nguồn năng lượng của các bạn. Mến nể các bạn vì quá giỏi, không biết thời gian đâu mà các bạn có thể vừa đi học vừa cùng nhau tập nhảy”. Biên đạo Huỳnh Mến, Giám khảo Chuyên môn tại Bán kết Bảng Phong trào mở rộng Cuộc thi DaLat Best Dance Crew 2024 - Hoa Sen Home International Cup Đặc biệt, nữ biên đạo còn quyết định “chơi lớn” tài trợ phòng tập luyện cho các thí sinh trẻ của Dalat Best Dance Crew mùa giải năm nay. “Nếu có khó khăn trong việc tập luyện hay phòng tập thì liên hệ Mến nha”, biên đạo Huỳnh Mến nói với các thí sinh. Bên cạnh đó, thành viên Ban Giám khảo, ông Trần Đình Phương, Phó Tổng Giám đốc Công ty Truyền thông Bee cũng có chia sẻ: “Đây là năm thứ 3, chúng tôi đã có cơ hội biết đến tài năng của các nhóm phong trào. Qua mỗi năm, tôi thấy là chương trình đón nhận được nhiều màu sắc khác biệt hơn qua đam mê nhảy múa của các bạn”. Giải Nhì thuộc về nhóm Silver Team đến từ Trường Đại học Kinh tế - Luật TP Hồ Chí Minh Tiếp tục vòng thi đấu, Silver Team đến từ Trường Đại học Kinh tế - Luật TP Hồ Chí Minh như một ngọn lửa càn quét sàn diễn với sắc đỏ trong trang phục. Bài nhảy lồng ghép những điệu nhảy trend TikTok đã khuấy động không khí và  nhận được sự ủng hộ cuồng nhiệt của cả khán phòng. Nhóm nhảy thứ 4 tranh tài tại vòng thi này là nhóm nhảy vừa được thành lập và tập luyện vỏn vẹn trong 2 tuần – TDTU Dance Crew của Trường Đại học Tôn Đức Thắng. Tiếp sau đó là sự xuất hiện của MAX Crew đến từ Trường Đại học Sài Gòn, gây ấn tượng mạnh với phần trình diễn độc đáo khi các thành viên “thay đồ” ngay trên sân khấu. Tiết mục của nhóm TDTU Dance Crew đến từ Trường Đại học Tôn Đức Thắng Sôi động hơn nữa là tiết mục cover đoạn nhạc huyền thoại “The Boys” của SNSD và “Fire” của BTS mà nhóm BDC - Bách Khoa’s Dance Crew. Tuy nhiên, ở một cuộc thi nhiều đối thủ mạnh như Dalat Best Dance Crew 2024, biên đạo Huỳnh Mến thẳng thắn nhận xét để giúp các nhóm nhảy cải thiện tốt hơn. “Mến sẽ không nói để các bạn vui nhưng rồi không đọng lại điều gì có ý nghĩa cho các bạn nên chị phải nói thật. Bài của nhóm chưa đủ thuyết phục và khá an toàn để đấu với các đội đối thủ khác”, giám khảo Huỳnh Mến nghiêm khắc chỉ dạy các thí sinh. Hai đối thủ “nặng ký” cuối cùng của vòng bán kết Bảng Phong trào là PHQCrew x BeDancer đến từ Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh và BAIU Entertainment của Trường Đại học Quốc tế. Kết thúc ngày thi đấu sôi nổi, gay cấn, Ban Tổ chức đã trao 1 giải Nhất với phần thưởng 20 triệu, 1 giải Nhì cùng 10 triệu, 2 giải Ba trị giá 5 triệu và 4 giải Khuyến khích, mỗi giải 3 triệu cho các đội thi có những màn trình diễn xuất sắc nhất trong vòng thi này. Trong đó, xuất sắc giành được giải Nhất chính là Big Boom Dance Team đến từ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Chia sẻ về chiến thắng mở màn tại mùa giải Dalat Best Dance Crew năm nay, đội trưởng của Big Boom Dance Team tiết lộ: “Em rất vui vì hôm nay được giao lưu cùng các nhóm nhảy ở các trường đại học khác. Mặc dù thời gian tập luyện rất gấp nhưng phần trình diễn nào cũng đặc biệt. Chính vì vậy, nên em cũng rất bất ngờ khi đội của mình giành chiến thắng. Chiến thắng này là động lực giúp em và cả nhóm nỗ lực nhiều hơn trong khoảng thời gian chuẩn bị cho chung kết”. Giải Nhì thuộc về SILVER TEAM đến từ Trường Đại học Kinh Tế - Luật. 2 giải Ba của vòng thi này là B2C của Trường Đại học Hoa Sen và MAX Crew của Trường Đại học Sài Gòn. Giải Ba thuộc về nhóm B2C của Trường Đại học Hoa Sen và MAX Crew của Trường Đại học Sài Gòn Như vậy, 4 cái tên đầu tiên sẽ góp mặt trong chung kết Bảng Phong trào Dalat Best Dance Crew 2024 - Hoa Sen Home International Cup đã chính thức lộ diện. Cùng chờ đợi 14 đối thủ còn lại sẽ dần được lộ diện tại bán kết Bảng Phong trào mở rộng các Trường Đại học tại Lâm Đồng vào ngày 24/3 sắp tới. Hứa hẹn một mùa giải Dalat Best Dance Crew 2024 - Hoa Sen Home International Cup đầy kịch tính và cuồng nhiệt hơn bao giờ hết. Chương trình Dalat Best Dance Crew 2024 – Hoa Sen Home International Cup do Hệ thống Siêu thị Vật liệu xây dựng và Nội thất Hoa Sen Home và thương hiệu ống nhựa Hoa Sen (Tập đoàn Hoa Sen) phối hợp với Tỉnh đoàn Lâm Đồng và Công ty Truyền thông Bee tổ chức.

Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội tuyển sinh đại học hình thức vừa làm vừa học

Năm học 2023 - 2024, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội tuyển sinh 700 chỉ tiêu đại học hình thức vừa làm vừa học, ở 11 ngành đào tạo. Đối tượng tuyển sinh là những người tốt nghiệp THPT trở lên (THPT, trung cấp, cao đẳng, đại học). Nhà trường xét tuyển theo 3 hình thức: Theo học bạ THPT; theo bảng điểm trung học chuyên nghiệp, cao đẳng; xét tuyển theo bảng điểm đại học (Chi tiết tổ hợp xét tuyển trong đề án tuyển sinh trên: www.hubt.edu.vn). Năm học này, nhà trường có 11 ngành đào tạo tuyển sinh đại học hình thức vừa làm vừa học, với chỉ tiêu cụ thể: Kế toán (50 chỉ tiêu); Tài chính-Ngân hàng (50 chỉ tiêu); Công nghệ thông tin (50 chỉ tiêu); Ngôn ngữ Anh (100 chỉ tiêu);  Ngôn ngữ Trung Quốc (100 chỉ tiêu); Quản trị kinh doanh (50 chỉ tiêu); Luật kinh tế (100 chỉ tiêu); Quản lý nhà nước (50 chỉ tiêu); Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành(50 chỉ tiêu); Quản lý đô thị và công trình(50 chỉ tiêu); Kỹ thuật xây dựng(50 chỉ tiêu). Thời gian đào tạo là 2,5 - 3 năm đối với đối tượng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp các ngành trở lên(tùy theo khối lượng kiến thức, kỹ năng đã tích lũy của người học đã có); 4 - 4,5 năm đối với đối tượng tốt nghiệp THPT. Nhà trường tổ chức xét tuyển liên tục cho đến khi đủ chỉ tiêu. Các thí sinh có nguyện vọng xét tuyển đại học hình thức vừa làm vừa học tại Trường nộp hồ sơ theo mẫu (Bằng THPT+Học bạ và nếu có:THCN, CĐ+Bảng điểm hoặc Bằng đại học+Bảng điểm, 04 ảnh 3x4, Giấy khai sinh, CMT/CCCD, Phiếu tuyển sinh). Nhà trường phát hành và nhận hồ sơ tại Khoa Đào tạo Tại chức (Phòng A412, tòa nhà A, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội; địa chỉ: Ngõ 124, phố Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội; điện thoại: 0243.6380184).  

Trang