Hội Người khuyết tật quận Thanh Xuân tri ân các thương, bệnh binh
TĐKT – Sáng 27/7, tại Hà Nội, Hội Hội Người khuyết tật (NKT) quận Thanh Xuân, TP Hà Nội tổ chức gặp mặt, tặng quà cán bộ, hội viên là thương, bệnh binh nhân dịp kỷ niệm 71 năm Ngày Thương binh - liệt sĩ. Bà Nguyễn Thị Thúy Ngân, Chủ tịch Hội NKT quận Thanh Xuân đọc báo cáo hoạt động của Hội 6 tháng đầu năm Bà Nguyễn Thị Thúy Ngân, Chủ tịch Hội NKT quận Thanh Xuân cho biết: Đây là hoạt động thường niên được Hội duy trì trong nhiều năm qua. Do đặc thù, Hội có nhiều hội viên NKT là thương, bệnh binh, do đó công tác tri ân, chăm sóc thương, bệnh binh và người có công rất được chú trọng. Hàng năm, dù khó khăn nhưng Hội vẫn duy trì thăm hỏi, tặng những phần quà giá trị hoặc tiền mặt cho các hội viên là thương, bệnh binh từ nguồn kinh phí xã hội hóa của Hội. Đặc biệt, trong những năm qua, Hội NTK quận Thanh Xuân đã chủ động vận động hội viên tham gia học các lớp dạy nghề (do Hội phối hợp với một số đơn vị tổ chức): Nấu ăn, pha chế đồ uống, sửa chữa xe máy, điện lạnh, tin học, photoshop…; sau đó cùng với câu lạc bộ việc làm triển khai tìm việc cho nhiều NKT trẻ tuổi - là con em của những hội viên thương, bệnh binh, gia đình chính sách. Trong 6 tháng đầu năm 2018, đã có 5 học viên của lớp tin học là NKT trẻ, con thương, bệnh binh nặng và con của NKT có việc làm với mức thu nhập ổn định từ 4,5 – 6,5 triệu đồng. Đây là niềm vui không chỉ của Hội NKT, của các gia đình thương, bệnh binh mà còn là của cả quận Thanh Xuân, góp phần cùng cả nước làm tốt công tác an sinh xã hội. Các hội viên được Hội NKT TP Hà Nội khen thưởng Tháng 1/2018, Hội NKT quận Thanh Xuân vinh dự được Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội tặng Bằng khen vì có nhiều thành tích trong công tác tạo việc làm cho NKT giai đoạn từ 2013 – 2017; được UBND quận Thanh Xuân tặng Giấy khen đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 6 tháng đầu năm. Tại buổi gặp gỡ, nhiều hội viên xuất sắc của Hội NKT quận Thanh Xuân đã được tặng Giấy khen của Hội NKT TP Hà Nội và UBND quận Thanh Xuân. Hưng VũHà Nội thi đua ái quốc
TĐKT – Nhân kỷ niệm 10 năm thực hiện Nghị quyết số 15/2008/NQ- QH12 của Quốc hội khóa XII về việc điều chỉnh địa giới hành chính TP Hà Nội (1/8/2008 - 1/8/2018), ngày 26/7, tại Bảo tàng Hà Nội, UBND TP Hà Nội giao cho Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Hà Nội đổi mới và phát triển”.
Với chủ đề “Hà Nội đổi mới và phát triển”, triển lãm quy tụ gần 200 bức ảnh, tư liệu là những nét khái quát, tiêu biểu về những thành tựu nổi bật của Thủ đô sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 của Quốc hội khóa XII về việc điều chỉnh địa giới hành chính TP Hà Nội (1/8/2008 -1/8/2018).
Nghi thức cắt băng khai mạc triển lãm
Triển lãm bao gồm các nội dung về cảnh đẹp Thủ đô Hà Nội; các hoạt động kinh tế, chính trị; các hoạt động của Đảng và Nhà nước với Hà Nội; các hoạt động văn hóa, xã hội... Bên cạnh các bức ảnh, các số liệu ấn tượng, những thước phim về Hà Nội qua 10 năm đổi mới cũng là điểm nhấn của triển lãm.
Điều chỉnh địa giới hành chính TP Hà Nội là quyết định có tính lịch sử, quan trọng, đúng đắn của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước nói chung, Thủ đô nói riêng.
Trong 10 năm, từ 2008 đến nay, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành của Trung ương, sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô, TP Hà Nội đã đạt được nhiều thành tựu toàn diện trong quá trình đổi mới, phát triển với mục tiêu là thành phố xanh - văn hiến - văn minh - hiện đại - phát triển bền vững, xứng đáng là trái tim của cả nước.
Triển lãm sẽ diễn ra từ ngày 26/7 đến 3/8.
Mai Thảo
TĐKT - Hơn 4,5 tỷ đồng là tổng số kinh phí mà bà Nguyễn Thị Thúy Ngân (65 tuổi ở Thanh Xuân, Hà Nội) đã nỗ lực vận động được từ nhiều nguồn lực khác nhau trong xã hội; nhằm hỗ trợ cuộc sống cho hàng ngàn người khuyết tật (NKT) cũng như duy trì, thực hiện các hoạt động của Hội NKT quận Thanh Xuân trong 5 năm qua (2013 – 2017).
Đặc biệt, với tài năng “dân vận khéo”, nữ cựu chiến binh còn vận động được đông đảo thương, bệnh binh, vợ liệt sĩ và nhiều Thượng tá, Đại tá, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân… trở thành hội viên gương mẫu, tích cực; góp phần đưa Thanh Xuân trở thành quận duy nhất của cả nước đã có tổ chức Hội NKT phủ kín cấp phường (11/11 hội NKT cấp phường).
Nữ “Dũng sĩ diệt Mỹ” …
Trong cái nắng hè oi ả, chúng tôi tìm đến trụ sở làm việc của Hội NKT quận Thanh Xuân để gặp bà, người từng được coi là nữ “Dũng sĩ diệt Mỹ” những năm 1971 – 1972, rồi “Nhà giáo chiến sĩ” những năm 2000. Tuổi tác, bệnh tật khiến cho sức khỏe của “nữ dũng sĩ” một thời đã có phần sa sút, nhưng tinh thần lạc quan, tươi vui vẫn hiện rõ trên gương mặt nhân hậu của bà.
Nhớ lại khoảng thời gian trực tiếp tham gia kháng chiến, bà kể, năm 1971, vừa bước sang tuổi 18, bà là một trong số ít nữ học sinh tốt nghiệp cấp 3 tình nguyện viết đơn xin nhập ngũ, nguyện cống hiến sức trẻ cho công cuộc bảo vệ Tổ quốc thiêng liêng.
Chiến trường ác liệt, nhưng ngày ấy được đầu quân vào Tiểu đoàn nữ đầu tiên của Quân khu Tả ngạn bổ sung cho Mặt trận phía Nam, được làm lính Bảo mật của Bộ tư lệnh (BTL) F473 - Bộ đội Trường Sơn và được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam là vinh dự vô cùng lớn lao với người con gái trẻ tuổi Thúy Ngân năm ấy.
Bà Nguyễn Thị Thúy Ngân, Chủ tịch Hội NKT quận Thanh Xuân
Niềm tự hào đó đã biến thành sức mạnh, trí tuệ và sự dũng cảm chiến đấu với giặc Mỹ đến cùng. Thúy Ngân gan dạ, mưu trí khi được giao nhiệm vụ, lập nhiều chiến công hiển hách, 3 lần được Bác Hồ tặng danh hiệu “Dũng sĩ diệt Mỹ”.
Nhớ lại một kỷ niệm mà bà không bao giờ quên, bà kể: “Cuối năm 1971, để chuẩn bị cho chiến dịch Thành Cổ - Quảng Trị, tôi và đồng chí Vân được giao nhiệm vụ về Đoàn bộ 559 công tác (Bộ đội Trường Sơn), chúng tôi ở BTL F473, phía Đông Trường Sơn. Sau khi hoàn thành chuyến công tác từ BTL 559 trở về, chị em tôi đã lạc đường 7 ngày trong rừng.
Không ai dám nghĩ chúng tôi còn sống, vì khu vực ấy rất nhiều thú dữ. Chúng tôi cố gắng làm chỗ dựa tinh thần, trấn an, nương tựa nhau. Có chút lương khô dù tiết kiệm, dè xẻn thì cũng chỉ đủ cầm cự cho chị em tôi trong 3 ngày. Cả ngày thứ tư nhịn đói, luồn rừng để tìm đường, rồi ngày thứ năm vô vọng; cái đói, cái rét dày vò…Sức khỏe cũng kiệt dần. Tôi nằm lả đi trong cơn đau bụng quằn quại giữa rừng... Trong khi ở đơn vị, mọi người đã làm lễ truy điệu cho chị em chúng tôi.
Ngày thứ 6, với sự nỗ lực của Vân và sự hỗ trợ của một cô gái người Lào Thưng, chúng tôi tìm ra đường tuyến. Ngày thứ 7, chúng tôi tìm về đến đơn vị trong niềm vui vỡ òa và sự ấm áp của đồng đội.”
…tận tâm với công tác người người có công
Chiến tranh qua đi, những người lính cụ Hồ lại bước tiếp vào một cuộc chiến mới, đấu tranh với cái đói, cái nghèo. Năm 1980, sau khi tốt nghiệp khoa Văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, bà theo chồng về miền núi Hoàng Liên Sơn (Yên Bái) lập nghiệp.
Trong ký ức của một số thương binh ở tỉnh Yên Bái thời đó, đất nước phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, bị cuộc sống cơm áo gạo tiền làm cho chật vật đến nghẹt thở. Nhiều thương binh trở về sau chiến thắng nhưng sức khỏe thì yếu, không có đất canh tác, sản xuất, trình độ thấp, không nghề nghiệp, họ chỉ biết lên rừng kiếm củi để lấy tiền nuôi con ăn học. Trước hoàn cảnh đó, hơn 100 thương, bệnh binh của thị xã Yên Bái quyết tâm thành lập Câu lạc bộ Thương binh để giúp nhau vượt qua đói nghèo.
Vừa là cô giáo dạy văn, vừa đảm nhận vai trò Chủ nhiệm câu lạc bộ, cô giáo Thúy Ngân mang trong mình nhiều trăn trở, luôn cố gắng suy nghĩ, tìm mọi cách để hỗ trợ tối đa cho những đồng đội của mình vượt khó.
Suốt 10 năm dạy thêm cho học sinh là con em thương binh, liệt sĩ ở TP Yên Bái, cô giáo Ngân đều tình nguyện dạy miễn phí. Đồng thời, còn nhận đỡ đầu cho 3 con liệt sĩ. Ngoài ra, bà còn chủ động đứng ra vận động các phụ huynh; đề xuất với lãnh đạo thị xã tạo điều kiện và cho phép thành lập Hợp tác xã trông giữ xe ở chợ Yên Bái, giúp cho 35 thương, bệnh binh có hoàn cảnh khó khăn có được công ăn việc làm.
Có lẽ được chứng kiến các thương, bệnh binh lần lượt nhau thay thế những căn nhà lợp lá, dột nát bằng các ngôi nhà hai tầng với ti vi, xe máy và con cái được học hành đầy đủ, thành đạt là niềm hạnh phúc nhất với bà trong những năm tháng ấy.
Với những đóng góp đó, nhiều năm liền cô giáo Thúy Ngân được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công nhận là điển hình tiêu biểu, có nhiều đóng góp cho ngành, được biểu dương, khen thưởng ở quy mô toàn quốc. Đặc biệt, năm 2000, bà được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận là “Nhà giáo chiến sĩ” tiêu biểu toàn quốc.
Nâng bước cho nhiều người khuyết tật Thủ đô
Tạm biệt mảnh đất Yên Bái gắn bó, năm 2006 khi đến tuổi nghỉ hưu, bà trở lại làm công dân của Thủ đô Hà Nội. Với lối sống trách nhiệm và bao dung, người lính cụ Hồ Thúy Ngân nhanh chóng hòa mình với môi trường mới, gắn bó, tích cực đóng góp cho khu dân cư nơi mình đang sinh sống.
Trong vai trò là Phó Chủ tịch, rồi Chủ tịch Hội NKT quận Thanh Xuân từ năm 2008 đến nay, hơn 10 năm, bà đã làm tốt công tác xã hội hóa để xây dựng Hội NKT phát triển toàn diện bền vững, góp phần nâng bước cho nhiều người khuyết tật Thủ đô. Hơn 4,5 tỷ đồng là tổng số kinh phí mà bà đã nỗ lực tìm kiếm và vận động được trong 5 năm qua (2013 – 2017).
Khai giảng lớp học công nghệ thông tin cho người khuyết tật quận Thanh Xuân năm 2017
Bà là người có công lớn trong công tác xóa mù chữ cho người khuyết tật. Được phân công phụ trách công tác giáo dục của Hội NKT TP Hà Nội, bà không quản ngại đến các quận, huyện để tìm hiểu thực trạng số NKT mù chữ để đề xuất với lãnh đạo Hội NKT Hà Nội tổ chức các lớp xóa mù tại các quận huyện, giúp người khuyết tật biết đọc, biết viết…
Riêng ở quận Thanh Xuân, bà đã đứng ra tổ chức mở lớp và đích thân đến từng gia đình để vận động NKT đi học. Bản thân bà tự nguyện làm giáo viên xóa mù; đồng thời vận động thêm một giáo viên nghỉ hưu cùng đứng lớp. 4 lớp xóa mù chữ được tổ chức đã giúp các em đã biết đọc, biết viết, tự tin hơn trong cuộc sống.
Để trang bị nghề nghiệp cho NKT, bà chủ động xây dựng kế hoạch, tiếp cận, vận động các nguồn tài trợ. Hàng năm bà vận động từ 20 - 30 hội viên tham gia học nghề: Nấu ăn, pha chế đồ uống, sửa chữa xe máy, điện lạnh… cho NKT tại Trung tâm dạy nghề quận Thanh Xuân.
Từ 2015 - 2017, Hội NKT phối hợp với Trung tâm Dạy nghề để thực hiện dự án “Thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số cho NKT Hà Nội” do Hội Phục hồi chức năng NKT Hàn Quốc tài trợ. Vì Trung tâm Dạy nghề không có phòng học ở tầng 1 nên không tiếp cận cho NKT đi xe lăn. Bà đã đứng ra vận động các nguồn tài trợ cũng như đề xuất lãnh đạo quận Thanh Xuân tạo điều kiện hỗ trợ 462 triệu đồng, xây dựng một phòng họp đầy đủ tiện nghị, khang trang, sạch đẹp ở tầng 1 của Trung tâm cho lớp Tin học của NKT.
Từ khi có phòng học đến nay, Hội đã tổ chức dạy thành công 8 lớp tin học cho 140 người là thương bệnh binh, NKT và con em họ; thời gian học tập 6 tháng/1 khóa học.
Ngoài ra, mấy năm nay, Hội cùng với CLB Thanh niên khuyết tật tổ chức nhiều lớp tiếng Anh miễn phí cho trẻ khuyết tật và các bạn khuyết tật trẻ. Cũng trong dịp này, Hội cùng với Câu lạc bộ Thanh niên khuyết tật tổ chức lớp học nữ công gia chánh và tiếng Anh cho thanh niên và phụ nữ khuyết tật Thanh Xuân.
Anh Dương Đức Thành, giáo viên dạy ở Trung tâm giáo dục nghề quận Thanh Xuân cho biết: Từ năm 2008 đến nay, hầu như năm nào cũng có lớp dạy nghề cho NKT. Đáng quý là không có lớp nào mà cô Ngân không tham gia vận động, kêu gọi học viên. Cô rất nhiệt tình và tâm huyết với Hội, chăm lo cho hội viên như con, như cháu.
Nguyễn Phương Thành, hội viên CLB Thanh niên khuyết tật chia sẻ: Là NKT và là con của một thương binh nặng, sau khi tốt nghiệp THPT, em ở nhà phụ mẹ bán hàng để mưu sinh. May được cô Ngân động viên học tin học văn phòng, rồi Trung cấp tin học và Photoshop của Hội NKT Thanh Xuân phối hợp Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên tổ chức. Đến nay, em được Công ty TNHH Thương mại In Tuấn Nam nhận vào làm việc với mức lương khởi điểm là 4,5 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, em còn tổ chức một nhóm bạn cùng học bán hàng Online nên thu nhập hàng tháng khá ổn, em cũng giúp mẹ một phần chi phí của gia đình và giúp đỡ bạn bè trong CLB. Em vui lắm.
Không chỉ có Thành mà 23 học viên khác cũng đã tìm được việc làm với mức lương từ 4,5 triệu - 6,5 triệu đồng/tháng.
Bên cạnh đó, từ năm 2012 đến nay, với tư cách là chủ dự án, bà đã tham gia vào việc cùng với Ngân hàng Chính sách xã hội giải ngân vốn vay giải quyết việc làm cho NKT với số tiền 2 tỷ 480 triệu đồng, lãi suất 0,3%, đã tạo được việc làm mới cho 101 NKT. Việc tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi góp phần hỗ trợ NKT và gia đình họ tạo thu nhập và ổn định cuộc sống.
Đặc biệt, với tài năng “dân vận khéo”, nữ cựu chiến binh còn vận động được đông đảo đảng viên là thương, bệnh binh, vợ liệt sĩ và nhiều Thượng tá, Đại tá, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân… trở thành hội viên gương mẫu, tích cực. Từ 43 hội viên đến nay Hội đã có 679 hội viên, góp phần đưa Thanh Xuân trở thành quận duy nhất của cả nước đã có tổ chức Hội NKT phủ kín cấp phường (11/11 hội NKT cấp phường).
Với những đóng góp to lớn đó, bà Nguyễn Thị Thúy Ngân đã được tặng nhiều giấy khen, bằng khen của quận, hội và các bộ, ngành, địa phương.
Hưng Vũ
TĐKT - Cách đây 10 năm, thực hiện Nghị quyết số 15 của Quốc hội khóa XII, thủ đô Hà Nội đã mở rộng địa giới hành chính. Đây là một dấu mốc có tính lịch sử thể hiện sự vươn mình mạnh mẽ trong toàn bộ tiến trình phát triển của Thăng Long - Hà Nội. Một quyết định mang tầm vóc lớn, có ảnh hưởng và tác động lâu dài và nhiều mặt đến đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của Thủ đô.
Bước chuyển mình của Đảng bộ khối các cơ quan thành phố
Hà Nội mở rộng với bộn bề công việc, thực hiện quyết định của Thành ủy Hà Nội về hợp nhất Đảng bộ Khối Dân chính Đảng tỉnh Hà Tây và Đảng bộ Khối Dân chính Đảng Hà Nội thành Đảng bộ Khối Dân chính Đảng TP Hà Nội và nay là Đảng bộ Khối các cơ quan thành phố. Ban Thường vụ Đảng ủy Khối đã lãnh đạo cấp ủy các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc bám sát các chương trình công tác lớn của Thành ủy, các nhiệm vụ trọng tâm và khâu đột phá của thành phố, tham mưu cho Thành ủy, HĐND, UBND, MTTQ thành phố, đoàn thể chính trị xã hội trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, đề ra những chủ trương, giải pháp thực hiện toàn diện các nhiệm vụ của thành phố.
Mười năm đi qua đã ghi dấu những bước trưởng thành to lớn về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị của Đảng bộ Khối.
Hội nghị lần thứ mười hai BCH Đảng bộ TP Hà Nội khoá XVI
Việc ban hành các chỉ thị, nghị quyết và phương pháp, hình thức tổ chức nghiên cứu, quán triệt thực hiện chỉ thị, nghị quyết của Đảng được quan tâm chỉ đạo đổi mới theo hướng gọn, rõ, thiết thực, hiệu quả; rà soát, bổ sung, xây dựng các quy chế, quy định để thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt và hoạt động của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo đi đôi với phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo và trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu.
Công tác nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng, sinh hoạt chuyên đề và sức chiến đấu của chi bộ được tập trung chỉ đạo tăng cường, trong đó, chú trọng đưa nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào sinh hoạt định kỳ.
Công tác kiểm tra, giám sát trong Đảng được quan tâm chỉ đạo hiệu quả, nhất là việc kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên và tổ chức đảng về phẩm chất đạo đức, kết quả thực hiện nhiệm vụ, việc chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và việc chấp hành Điều lệ Đảng.
Công tác đánh giá cán bộ được thực hiện theo hướng thực chất, khách quan, từ đó quy hoạch và đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện thử thách cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Công tác xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh hằng năm đạt kết quả tốt.
Nhận thức của cán bộ, đảng viên các tổ chức cơ sở của Đảng bộ Khối được nâng cao, xác định rõ trách nhiệm, tích cực trong công tác tham mưu, phục vụ; phát huy tính tiền phong, gương mẫu, khắc phục khó khăn, đóng góp phần quan trọng vào kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của thành phố.
Các tổ chức chính trị - xã hội từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, xung kích trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ Khối.
Thực hiện Chương trình số 01 của Thành ủy về “Nâng cao năng lực lãnh đạo sức chiến đấu của tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng bộ; tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) tạo chuyển biến mạnh về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; xây dựng hệ thống chính trị các cấp thực sự trong sạch, vững mạnh giai đoạn 2016 - 2020”, Đảng ủy Khối đã ban hành 3 Chương trình toàn khóa về công tác xây dựng đảng, xây dựng hệ thống chính trị; xây dựng và ban hành 9 đề án công tác để triển khai cụ thể những nhiệm vụ, giải pháp khắc phục những hạn chế, nâng cao chất lượng công tác xây dựng đảng, cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu xác định trong chương trình toàn khóa.
Thời gian qua, cấp ủy các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc đã chỉ đạo cụ thể hóa thành các chương trình, đề án phù hợp với đặc điểm tình hình và nhiệm vụ của các đơn vị để triển khai thực hiện, đồng thời coi trọng công tác tự kiểm tra, giám sát của cấp ủy cơ sở; kịp thời giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện.
Với những nỗ lực không ngừng, Đảng ủy Khối các cơ quan thành phố ngày càng thể hiện rõ vị trí, vai trò của mình trong công tác xây dựng Đảng đối với các cơ quan của thành phố, được sự ghi nhận, đánh giá cao của các cấp lãnh đạo Trung ương, thành phố.
Năm 2017, Đảng ủy Khối được vinh dự nhận Cờ thi đua của Chính Phủ và được Ban Thường vụ Thành ủy đánh giá là một trong năm Đảng bộ cấp trên cơ sở trong sạch, vững mạnh tiêu biểu của Đảng bộ thành phố. Đây là sự ghi nhận rất đáng trân trọng khi Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước triển khai đánh giá chất lượng Đảng bộ cấp trên cơ sở.
Cầu nối đoàn kết, thống nhất tạo nên những thành tựu
Cùng với các ngành, các cấp, các địa phương, Đảng bộ Khối các cơ quan thành phố thực sự là cầu nối tăng cường sự đoàn kết, thống nhất và phối hợp hỗ trợ nhau trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, đóng góp quan trọng tạo nên những thành tựu của Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp nhân dân Thủ đô trong những năm qua.
Mười năm mở rộng địa giới hành chính, Thủ đô đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức để rồi đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả về quy mô, diện mạo với những thành tựu to lớn, toàn diện, xứng đáng là trái tim của Tổ quốc, là đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế.
Kinh tế, xã hội Thủ đô tiếp tục phát triển, đạt mức tăng trưởng khá cao; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; các ngành dịch vụ, công nghiệp, nông -lâm - thủy sản phát triển toàn diện. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Thủ đô tiếp tục hoàn thiện. Tăng trưởng GRDP từ năm 2008 đến 2017 bình quân đạt 7,4%/năm.
Các lĩnh vực xây dựng, quản lý, phát triển đô thị được đặc biệt chú trọng và có nhiều chuyển biến, tiến bộ rõ rệt. Nhiều năm liền, thành phố chọn chủ đề “Năm kỷ cương hành chính”, “Năm trật tự và văn minh đô thị” để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Thành phố đã huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đẩy mạnh đầu tư phát triển đồng bộ và từng bước hiện đại hóa kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
Cùng hướng tới mục tiêu xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại, công tác xây dựng nông thôn mới cũng được tập trung chỉ đạo và đạt được kết quả nổi bật, thu hẹp khoảng cách đời sống giữa nông thôn và thành thị. Trong 10 năm qua, thành phố đã huy động bình quân khoảng 1.800 tỷ đồng/năm cho đầu tư xây dựng nông thôn mới.
Đời sống văn hóa, tinh thần của các tầng lớp nhân dân Thủ đô được cải thiện rõ rệt. Thành phố đã quan tâm đầu tư, hoàn thiện hệ thống các thiết chế văn hóa và bảo tồn, tôn tạo, nghiên cứu, giới thiệu, quảng bá, phát huy giá trị di sản văn hóa của Thủ đô.
Các hoạt động văn học, nghệ thuật, giao lưu văn hóa trong nước, khu vực và quốc tế tiếp tục mở rộng. Thành phố cũng là địa phương đầu tiên trong cả nước đã xây dựng và triển khai Bộ quy tắc và ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô và Bộ quy tắc ứng xử công cộng, đưa vào giảng dạy bộ tài liệu Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Thủ đô... góp phần nâng cao nhận thức, khơi dậy niềm tự hào của ngưòi Hà Nội.
An ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô được giữ vững trong mọi tình huống. Quan hệ, liên kết với các tỉnh, các vùng kinh tế trọng điểm trong nước và nước ngoài; quan hệ đối ngoại, giao lưu hợp tác với Thủ đô các nước, các tổ chức quốc tế được đẩy mạnh theo hướng mở rộng hơn, sâu sắc hơn.
Những thành tựu to lớn và toàn diện đạt được trong 10 năm qua là minh chứng hết sức sinh động và đầy thuyết phục về tầm nhìn và tính đúng đắn của quyết định mang tính lịch sử của Đảng và Quốc hội. Đó cũng là kết quả của sự nỗ lực to lớn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô, sự đoàn kết, nhất trí cao trong cả hệ thống chính trị.
Văn Minh
Cụm thi đua số 13 (TP Hà Nội) sơ kết công tác thi đua - khen thưởng 6 tháng đầu năm 2018
TĐKT – Chiều 25/7, Cụm thi đua số 13 (TP Hà Nội) tổ chức Hội nghị sơ kết tình hình thực hiện giao ước thi đua 6 tháng đầu năm 2018. Trưởng Ban Thi đua - Khen thưởng TP Hà Nội Nguyễn Công Bằng tới dự. Toàn cảnh Hội nghị Cụm thi đua số 13 TP Hà Nội bao gồm: 16 đơn vị thành viên thuộc các Khối đơn vị sự nghiệp quản lý; khối ban quản lý dự án – đơn vị sự nghiệp và khối phát thanh, truyền hình, báo chí và xuất bản. Trong 6 tháng đầu năm, các đơn vị đã ra sức thi đua thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị của đơn vị theo các nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch công tác của thành phố và đơn vị. Dưới sự chỉ đạo của UBND thành phố, trực tiếp là sự chỉ đạo, hướng dẫn thường xuyên của Ban Thi đua - Khen thưởng TP Hà Nội, các đơn vị trong Cụm thi đua số 13 đã chủ động bám sát các nội dung thi đua để triển khai, hướng dẫn nhằm nâng cao chất lượng các phong trào thi đua và thực hiện tốt công tác khen thưởng. Ngay từ những tháng đầu năm, các đơn vị đã triển khai ký kết giao ước thi đua, ban hành kế hoạch công tác thi đua, khen thưởng, trong đó tập trung vào việc phát động các phong trào thi đua chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn với hình thức đa dạng, phong phú. Thực hiện chủ đề năm 2018 của thành phố và các phong trào thi đua 70 năm Ngày chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc, các đơn vị đã chủ động phát động và tổ chức thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua, đặc biệt chú trọng việc triển khai các phong trào thi đua đặc thù riêng, các mô hình hay, cách làm tốt, bám sát và giải quyết các nhiệm vụ trọng tâm, chủ yếu và các khâu đột phá năm 2018 của thành phố và của từng đơn vị. Khối phát thanh và truyền hình phối hợp với Ban Thi đua - Khen thưởng thành phố tập trung tuyên truyền gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt thông qua các chuyên trang, chuyên đề, bài viết, các buổi giao lưu trực tuyến; sản xuất và phát sóng chạy trailer cổ động 70 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 - 11/6/2018)… Các đơn vị cũng tích cực triển khai tham gia gửi bài viết về gương điển hình tiên tiến. Tiêu biểu như Viện quy hoạch kiến trúc 4 bài thi, Quỹ đầu tư phát triển Hà Nội 2 bài thi, Liên minh Hợp tác xã 4 bài và Ban quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông 3 bài thi… tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, người lao động. Trong 6 tháng đầu năm, thông qua việc triển khai các phong trào thi đua, các đơn vị đã chủ động khen thưởng cho tập thể và cá nhân có thành tích trong công tác. Trong đó, chú trọng sử dụng các hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền, quan tâm hơn trong việc khen thưởng đột xuất, khen thưởng người lao động trực tiếp. Trong 6 tháng cuối năm 2018, Cụm thi đua số 13 tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua, phát hiện và nhân rộng các điển hình tiên tiến; tổ chức sơ kết, tổng kết, khen thưởng kịp thời đúng người, đúng việc để công tác thi đua - khen thưởng thực sự có hiệu quả. Trong đó, tập trung thi đua thực hiện có hiệu quả chương trình cải cách hành chính, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; phòng, chống tham nhũng; thực hiện tốt công tác quốc phòng - an ninh, đối ngoại; thi đua “An toàn thực phẩm”; “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới - văn minh đô thị” và các chương trình khác do cấp trên phát động. Thục AnhKỷ niệm 10 năm điều chỉnh địa giới hành chính, Hà Nội nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất
TĐKT - Chiều 24/7, Ban Tuyên giáo Thành ủy phối hợp với UBND TP Hà Nội tổ chức cung cấp thông tin tới báo chí về tổng kết, chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 10 năm thực hiện Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 về điều chỉnh địa giới hành chính TP Hà Nội (1/8/2008 - 1/8/2018). Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Nguyễn Văn Phong chủ trì hội nghị. Theo đó, tại Lễ kỷ niệm 10 năm Hà Nội điều chỉnh địa giới hành chính do Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội tổ chức vào 8h ngày 28/7 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, TP Hà Nội sẽ vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất. Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong thông tin với báo chí Sau 10 năm điều chỉnh địa giới hành chính, không gian sản xuất, kinh doanh của Hà Nội được mở rộng. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng, đạt trung bình 7,41%/năm (cách tính cũ là 9,51%) và nhiều chỉ tiêu tăng từ 2 - 3 lần: Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP)/người tăng 2,3 lần, thu nhập bình quân đầu người của nông dân tăng 2,92 lần, thu ngân sách trên địa bàn tăng 2,93 lần… Với những kết quả này đã tiếp tục khẳng định Hà Nội có vị trí đầu tàu, là động lực phát triển vùng kinh tế trọng điểm bắc bộ và ngày càng đóng vai trò quan trọng với kinh tế cả nước. Hà Nội có diện tích 21,2% so với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nhưng đóng góp GRDP tới 51,1% và đóng góp thu ngân sách tới 54,1%. So với cả nước, Hà Nội có diện tích chỉ chiếm 1%, dân số chiếm 8,1% nhưng đóng góp GRDP 16,46%, đóng góp về thu ngân sách 19,05%. Bên cạnh đó, giá trị văn hoá truyền thống và những phong tục tập quán tốt đẹp của văn hoá Tràng An, văn hoá xứ Đoài ngày càng được duy trì và phát huy, lan tỏa. Đặc biệt, không gian đô thị phát triển theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô tạo nên diện mạo mới sau 10 năm phát triển. Nhiều dự án khu đô thị mới văn minh, hiện đại đã và đang hình thành. TP cũng đang tiếp tục đẩy mạnh phát triển vùng đô thị mở rộng lên phía Bắc với một số dự án: Công viên Kim Quy, Trung tâm hội chợ triển lãm Quốc gia... Phát biểu tại buổi họp báo, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong khẳng định: Sự phát triển vượt bậc của Hà Nội trong 10 năm qua đã cho thấy tính đúng đắn, tầm nhìn chiến lược, ý nghĩa lịch sử, thực tiễn lâu dài của chủ trương mở rộng địa giới hành chính đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô. Hưng VũTĐKT - Xây dựng nông thôn mới như luồng gió mới, thổi đi những tư duy giản đơn, manh mún của người nông dân Việt Nam, quanh năm chỉ biết gắn bó với con trâu, cái cày. Nông thôn mới đã và đang tạo nên những người nông dân mới, với tư duy sáng tạo, mạnh dạn, dám biến những vùng đất cằn thành những mảnh đất “vàng”.
Đất khó ra bạc triệu
Chỉ tay về phía những vạt đất sỏi, chị Nguyễn Thị Hoàn, thôn Lâm Trường, xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn cho biết: Người dân ở đây chẳng bao giờ “được” cấy lúa, trồng ngô bởi đây là vùng đồi gò, đất mối, phải rất khó khăn mới trồng được cây lâm nghiệp và cây ăn quả nên cuộc sống người Lâm Trường nhiều năm lay lắt với đói nghèo.
Năm 2013, trên hành trình thử nghiệm các giống cây mới, một vài hộ dân trong thôn đã tìm kiếm được một loại cây mới là thanh long ruột đỏ. “Bước đầu tiên tuy bỡ ngỡ, vất vả nhưng chúng tôi không nản trí, tích lũy vốn kiến thức qua những lần đi tham quan thực tế, các buổi tập huấn, rồi vừa làm vừa học hỏi rút kinh nghiệm.
“Lứa thu hoạch đầu tiên, cả gia đình đều vui mừng khi nhìn 500 cây thanh long đều tăm tắp quả, cho thu nhập gấp đôi trồng vải. So với vải, mỗi năm chỉ có một vụ thu hoạch và chín rộ trong hai tháng thì thanh long ruột đỏ lại cho thu hoạch từ 7 - 8 đợt mỗi năm nên quanh năm nhà nông có thu nhập. Đầu ra ổn định vì chất lượng quả thanh long đỏ tốt, thơm ngọt hơn so với thanh long trắng” – chị Hoàn phấn khởi.
Khi đã “chắc ăn” với diện tích trồng thanh long đỏ, chị Hoàn mới mạnh dạn xen canh thêm cam canh để tăng thêm nguồn cung. Loại quả này dễ bán, lại thu hoạch chính vụ trong mùa đông xuân nên nhu cầu thị trường lớn, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán. Số lượng 500 gốc cam trĩu trịt hàng tấn quả của gia đình chị cũng luôn sẵn sàng phục vụ nhu cầu của người dân.
Hiện ở Lâm Trường có hàng chục hộ nông dân cũng chuyển đổi từ trồng vải sang trồng thanh long ruột đỏ, có nhà xen canh thêm bưởi diễn, nuôi ong… cho thu nhập bình quân từ 100 – 300 triệu đồng/hộ gia đình/năm.
Đất đã không phụ công người, cuộc sống của người dân xã NTM Lâm Trường khấm khá hơn.
Cũng như gia đình chị Hoàn, gia đình chị Nguyễn Thị Hiền là một trong những hộ đầu tiên trồng rau húng quế cho thu nhập cao trên vùng đất trũng của xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên.
Rau húng quế được trồng trên vùng đất trũng của xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội cho thu nhập cao
Nếu như trước đây Hồng Thái là một vùng đất trũng, ít người lựa chọn đất canh tác thì nay nó được người dân ví như cánh đồng "hoa Oải hương - Lavender" với sắc tím ngắt một màu phủ bạt ngàn.
Chị Nguyễn Thị Hiền kể lại, ở vùng đồng trũng này, trồng lúa, trồng màu đều khó nên chị bàn với chồng chuyển đổi cây trồng và tìm ra cây húng quế. Tuy nhiên, loại cây gia vị này nếu chỉ bán để sử dụng như một loại rau thì chỉ túc tắc nên sau một thời gian tìm hiểu thị trường và công nghệ, chị Hiền đã tìm ra một ngách mới. Đó là sơ chế, chiết xuất rau húng quế thành tinh dầu để bán, vừa có giá trị kinh tế lớn vừa có đầu ra ổn định.
Thay đổi cung cách sản xuất, nhà nông sẽ vất vả hơn, theo chị Hiền, để chiết xuất được tinh dầu, đòi hỏi phải chăm sóc, phòng bệnh cho rau cẩn thận và chọn thời điểm “vàng” thu hoạch. Chi phí đầu tư cho sào trồng rau húng quế chỉ khoảng 200 nghìn đồng/vụ nhưng nhà nông phải nắm được kỹ thuật chiết xuất, đầu tư dụng cụ với giá hàng chục triệu đồng. Bù lại, thành phẩm có giá hơn, được thị trường thu mua 700.000 đ/cân. Mỗi một héc - ta húng quế nhà nông có thể thu được 50 triệu đồng.
“Hiện nay, nhiều hộ gia đình cũng thấy được hiệu quả từ trồng rau húng quế nên cũng bắt đầu học hỏi kinh nghiệm để nhân rộng trong thời gian tới” – ông Phạm Văn Hoạt, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hồng Thái cho biết.
Hà Nội tiếp tục là địa phương đi đầu trong xây dựng nông thôn mới
Với 285/386 xã đạt chuẩn NTM (chiếm 73,8%); 4 huyện đạt chuẩn NTM là Đan Phượng, Đông Anh, Thanh Trì, Hoài Đức, Hà Nội tiếp tục là đơn vị dẫn đầu cả nước trong xây dựng NTM.
Không dừng lại ở những kết quả đã đạt được về mặt số lượng, đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Hà Nội cho biết, trong 5 năm tới Thành ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp trọng tâm. Đó là phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, chuyên canh tập trung, giá trị cao, bền vững và bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm, thực hiện tốt khâu đột phá trong sản xuất nông nghiệp là “sản xuất giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao”; có chính sách hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp.
Dưới sự chỉ đạo, hỗ trợ kịp thời của Thành ủy Hà Nội và các cơ quan chức năng của TP, thời gian qua ghi nhận bước phát triển về chất trong quá trình xây dựng NTM ở vùng ngoại thành Hà Nội.
Trao đổi với báo chí, những người nông dân ngoại thành Hà Nội cho biết, họ thực sự có niềm tin rằng: “có sức người sỏi đá cũng thành cơm”, thành công chính là nằm ở sự quyết tâm và ý chí của mỗi người. Họ đã sẵn sàng đón nhận và làm chủ công nghệ, học hỏi và phấn đấu không ngừng để không bị bỏ lại phía sau trong quá trình phát triển.
Hưng Vũ
TĐKT –Thiết thực kỷ niệm 70 năm Ngày Bác Hồ ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 – 11/6/2018), 10 năm thực hiện Nghị quyết số 15 của Quốc hội khóa XII về mở rộng địa giới Thủ đô và thực hiện “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị thành phố năm 2018”, Đảng ủy Khối các cơ quan TP Hà Nội tổ chức chung khảo Hội thi “Bí thư Chi bộ giỏi” năm 2018.
Đây đồng thời là hoạt động ý nghĩa nhằm tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng sinh hoạt chi bộ, đặc biệt là công tác sinh hoạt chuyên đề với vai trò của đồng chí Bí thư chi bộ.
Tham dự vòng chung khảo gồm 9 thí sinh xuất sắc nhất được lựa chọn từ 45 thí sinh vòng sơ khảo tại 44 đảng bộ cơ sở. Các thí sinh trải qua 3 phần thi sôi nổi: Thi tự giới thiệu bản thân và chi bộ, thi thuyết trình kỹ năng điều hành buổi sinh hoạt chuyên đề, thi kiến thức chung.
Kết quả, Ban tổ chức đã trao 1 giải nhất cho thí sinh Đinh Thị Bích Thủy, đến từ chi bộ Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hà Nội. Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao 2 giải nhì, 3 giải ba và 3 giải khuyến khích.
Ban tổ chức đã trao giải nhất cho thí sinh Đinh Thị Bích Thủy, đến từ chi bộ Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hà Nội
Phát biểu tại Hội thi, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan TP Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh: Chi bộ đảng là nền tảng của Đảng. Đảng muốn mạnh phải mạnh từ từng tổ chức cơ sở đảng, từ từng đảng viên. Chi bộ đảng là nơi trực tiếp lãnh đạo, quản lý đảng viên; đây cũng là nơi lựa chọn, bồi dưỡng những quần chúng ưu tú để kết nạp vào Đảng, bổ sung đội ngũ của Đảng. Các chủ trương, đường lối của Đảng chủ yếu được thực hiện thông qua chi bộ đảng.
Mặt khác, chi bộ đảng còn là hạt nhân chính trị ở cơ sở. Đây là nơi tổ chức đảng, vừa là thành tố trong hệ thống chính trị nhưng đồng thời là người lãnh đạo hệ thống chính trị; là trung tâm của sự đoàn kết tập hợp sức mạnh của cả hệ thống chính trị ở cơ sở.
Nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò của chi bộ đảng mà trong đó vị trí, vai trò của đồng chí Bí thư chi bộ là người đứng đầu chi bộ và là người có trách nhiệm tổ chức thực hiện sự lãnh đạo của chi bộ trên mọi mặt công tác theo quy định của Điều lệ Đảng, Đảng ủy Khối các cơ quan TP Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 03- NQ/ĐUK ngày 28/01/2016, về “Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ trong Đảng bộ Khối các cơ quan thành phố giai đoạn 2015- 2020" và Kế hoạch số 18- KH/ĐUK để triển khai thực hiện.
Đến nay, việc sinh hoạt chi bộ đã đi vào nền nếp, chất lượng sinh hoạt chi bộ tại các đơn vị đã có nhiều chuyển biến tích cực, tuân thủ theo quy trình hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương, Ban Tổ chức Thành ủy. Nội dung sinh hoạt chi bộ đã được đổi mới theo hướng thiết thực, cụ thể hơn; đã gắn nội dung sinh hoạt chi bộ với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị và giải quyết các vấn đề thực tiễn đang đặt ra hàng ngày tại cơ sở.
Theo lộ trình thực hiện Kế hoạch, năm 2018, Đảng ủy Khối đã ban hành Kế hoạch và chỉ đạo tổ chức Hội thi Bí thư chi bộ giỏi năm 2018 cấp cơ sở và Hội thi cấp Đảng bộ Khối.
Qua Hội thi tại 44 đảng bộ cơ sở, có thể nói các Hội thi đã tạo ra sức lan toả và tầm ảnh hưởng sâu rộng đến toàn Đảng bộ Khối; tạo niềm tin, sự vui mừng, phấn khởi trong đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Tại đó, 363 thí sinh là các đồng chí Bí thư chi bộ và quy hoạch chức danh Bí thư đã trải qua ba phần thi: Tự giới thiệu, hiểu biết về nghiệp vụ công tác đảng và thuyết trình điều hành nội dung sinh hoạt chuyên đề tại chi bộ. Qua quá trình triển khai, ban tổ chức các đơn vị và các thí sinh đã có sự chuẩn bị chu đáo, công phu, sáng tạo, nhất là nội dung thi phong phú, hấp dẫn, bảo đảm cả "phần thi" và "phần hội".
Bên cạnh đó, Hội thi cũng giúp cho Ban Thường vụ Đảng ủy Khối và các Đảng ủy cơ sở đánh giá tình hình của các Chi bộ, đội ngũ Bí thư Chi bộ sát và đúng hơn, từ đó có giải pháp lãnh đạo để củng cố và nâng cao chất lượng công tác xây dựng Đảng ở cơ sở.
Từ những bài dự thi về điều hành sinh hoạt chi bộ theo chuyên đề của các thí sinh, Đảng ủy Khối các cơ quan thành phố cũng đã lựa chọn, biên tập 37 bài viết để đưa vào Tài liệu nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên đề gửi tới các đồng chí.
Với những bài viết dược đầu tư có chất lượng, xuất phát từ tình hình thực tế và đưa ra những giải pháp thiết thực góp phần giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác xây dựng Đảng, công tác chuyên môn nảy sinh trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo ở cơ sở, đây sẽ là cơ sở để các đồng chí bí thư chi bộ trong Đảng bộ Khối xây dựng cho mình phương pháp chỉ đạo có hiệu quả, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt chuyên đề, tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò lãnh đạo trong thực hiện công tác xây dựng Đảng và nhiệm vụ chính trị tại chi bộ.
Hội thi Bí thư chi bộ giỏi đã thực sự đem lại những kiến thức quý báu và những bài học kinh nghiệm bổ ích trong công tác xây dựng Đảng, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, thanh lịch và hiện đại.
Mai Thảo
TĐKT - Sáng 14/7, huyện Thạch Thất (TP Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì và tổng kết 10 năm thực hiện điều chỉnh địa giới hành chính TP Hà Nội. Tới dự có các đồng chí: Phạm Quang Nghị, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội; Ngô Thị Thanh Hằng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội.
10 năm qua, kinh tế của huyện tiếp tục ổn định và phát triển, đạt mức tăng trưởng bình quân 12,2%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực (công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp). Thu nhập bình quân đầu người đạt 52 triệu đồng/năm, tăng gấp 4,5 lần so với trước khi hợp nhất về Hà Nội. Thạch Thất là huyện có thu nhập bình quân cao nhất khu vực nông thôn.
Đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhì cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thạch Thất
Đến nay, toàn huyện đã có 21/21 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM); phấn đấu trong năm 2018 đạt huyện NTM.
Công tác thu, chi ngân sách được tập trung thực hiện đồng bộ, hiệu quả. Năm 2017, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt trên 500 tỷ đồng, bằng 255% dự toán thành phố giao.
Huyện đã hoàn thành quy hoạch chung, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Thạch Thất đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; quy hoạch các xã NTM, quy hoạch thị trấn và các quy hoạch ngành, lĩnh vực khác.
Về cấp nước sạch, đến nay, huyện đã hoàn thành việc cấp nước sạch ở 10 xã, thị trấn, tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch đạt 69%. Công tác giải phóng mặt bằng được chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đáp ứng kịp thời về mặt bằng cho chủ đầu tư các dự án trọng điểm như Đại lộ Thăng Long, Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Đại học quốc gia Hà Nội, dự án tái định cư, dự án phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Công tác quốc phòng, quân sự địa phương được củng cố, tăng cường; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định…
Chủ tịch HĐND huyện Thạch Thất Nguyễn Doãn Hoàn được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì vì đã có thành tích xuất sắc giai đoạn 2012 -2016, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc
Với những thành tích đó, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong huyện đã được Đảng, Nhà nước và cấp trên tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý: Năm 2012 huyện được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba; 16 tập thể, 14 cá nhân được tặng thưởng Huân chương Lao động; 32 tập thể, 44 cá nhân được tặng Bằng khen củaThủ tướng Chính phủ; 157 lượt tập thể, 330 lượt cá nhân được thành phố, các bộ, ban, ngành Trung ương tặng Bằng khen; 8 tập thể được nhận Cờ thi đua xuất sắc của Chính phủ, 66 lượt tập thể được nhận Cờ thi đua xuất sắc của thành phố và các bộ, ban, ngành Trung ương...Năm 2017, huyện Thạch Thất được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì.
Tại buổi lễ, thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng đã trao Huân chương Lao động hạng Nhì cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thạch Thất. Chủ tịch HĐND huyện Thạch Thất Nguyễn Doãn Hoàn được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì vì đã có thành tích xuất sắc giai đoạn 2012-2016, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc.
Hưng Vũ
Tổng kết Giải thưởng Sáng tạo Khoa học công nghệ TP Hà Nội năm 2017
TĐKT - Sáng 13/7, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Tổng kết Giải thưởng Sáng tạo Khoa học công nghệ (KHCN) Việt Nam TP Hà Nội năm 2017 và phát động Giải thưởng năm 2018. Năm 2017, Ban tổ chức Giải thưởng Sáng tạo KHCN Việt Nam TP Hà Nội đã lựa chọn, chấm điểm và thống nhất gửi 5 công trình tiêu biểu nhất tham dự thi Giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam vào cuối tháng 10/2016. Kết quả, Hội đồng chuyên môn của Ban Tổ chức giải thưởng KHCN Việt Nam đã chấm và thống nhất trao giải cho 4 công trình của TP Hà Nội gửi lên. GS, TS. Vũ Hoan, Chủ tịch Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội phát biểu tại Hội nghị Giải nhì dành cho công trình “Quy trình và hệ thống thiết bị sấy rác sử dụng thiết bị thu hồi nhiệt có khối vật liệu thu hồi nhiệt không chuyển động và phương pháp sắp xếp khối vật liệu” của tác giả Nguyễn Phúc Thành và cộng sự (Công ty cổ phần dịch vụ môi trường Thăng Long) Đề tài có tính mới là có ít nhất 2 thiết bị thu hồi nhiệt làm việc luân phiên, hiện chưa thấy có cơ sở đốt rác thải nào áp dụng tại Việt Nam, có tính sáng tạo, khả năng ứng dụng và nhân rộng rất tốt do hệ thống thiết kế theo mo - dun nên có thể dễ dàng áp dụng vào các nhà máy có quy mô công suất khác nhau; có thể tận dụng nhiệt dư thừa từ sau lò đốt cho sấy hoặc nâng nhiệt của các công nghệ khác có nhu cầu, kể cả các nhà máy lân cận có nhu cầu sử dụng nhiệt. Hiệu quả kinh tế của đề tài đó là giảm 90% nhiên liệu dầu DO so với các hệ thống lò đốt rác thông thường. Hiệu quả kinh tế và hiệu quả môi trường mang lại cao, giảm các tác động môi trường và xã hội từ nước rác. Giải ba dành cho công trình “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo máy về chỏm cầu Trung Nghĩa - MCV20X5000” của tác giả Thân Đức Ngân và cộng sự (Công ty TNHH Cơ khí thực phẩm Trung Nghĩa). Sản phẩm máy công cụ gia công áp lực chuyên môn hóa này là sản phẩm lớn, có tính hiện đại về công nghệ cơ khí thủy lực. Độ phức tạp và ứng dụng truyền dẫn thủy lực tạo lực ép viên, đủ điều kiện chế tạo và tổ chức lắp ở Việt Nam. Sản phẩm có nhiều đóng góp về ý nghĩa hiệu quả kinh tế, thể hiện ở có thể giảm nhập khẩu máy tương tự, chi phí sản xuất máy về chỏm cầu chỉ bằng 40% so với giá nhập ngoại đối với máy cùng loại và cần chuyên môn hóa hợp lý. Đây là nghiên cứu sáng tạo, áp dụng thực tiễn với sự tự chủ của tác giả, nghiên cứu này phù hợp với xu thế phát triển của ngành cơ khí chế tạo máy của Việt Nam hiện nay. Lần đầu tiên công ty đã tự thiết kế, chế tạo thành công máy về chỏm cầu Trung Nghĩa đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước và thay thế được máy nhập ngoại. Đây là mô hình nghiên cứu sáng tạo, khả năng áp dụng vào thực tế cao, mô hình nghiên cứu phù hợp với xu thế phát triển công nghệ trong tương lai. Giải ba khác được trao cho công trình “Máy lọc nước mặn thành nước ngọt đáp ứng nhu cầu cuộc sống người dân vùng xâm nhập mặn đồng bằng sông Cửu Long, ngư dân tàu cá, các đảo ven bờ và quận đảo Trường Sa” của tác giả Trần Vũ Thành và cộng sự (Câu lạc bộ Trí thức trẻ Hà Nội - Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội). Công trình có ý nghĩa và hiệu quả thực tiễn lớn, có khả năng đáp ứng nhu cầu về nước dân dụng phục vụ sự phát triển kinh tế, xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng của đất nước trong giai đoạn hiện nay. Đề tài có tính sáng tạo thể hiện ở các thiết kế hệ thống lọc nước biển phù hợp với các địa chỉ ứng dụng với các yêu cầu đặc thù riêng, có chế độ rửa, súc, xả đòi hỏi chi phí duy tu, bảo dưỡng thấp nhất. Tính sáng tạo của công trình là ngoài thiết bị lọc nước biển với lõi chính là lọc RO thì các bộ phận khác được chế tạo chủ yếu trong nước nên đã phù hợp hơn với điều kiện khắc nghiệt của môi trường. Về tính khoa học của đề tài đó là một số bộ thiết bị có trang bị hệ thống cấp năng lượng mặt trời. Giải ba khác được trao cho công trình “Công nghệ chế tạo và ứng dụng lồi cầu và thân xương hàm dưới bằng vật liệu y sinh PEEK” của tác giả Bùi Công Khê và cộng sự (Trung tâm vật liệu mới — Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội) Công nghệ vật liệu PEEK và C-PEEK dùng trong tạo hình tổn khuyết xương hàm dưới có mất lồi cầu đã được xây dựng trong công trình này là công nghệ độc đáo, xây dựng lần đầu tiên ở Việt Nam cũng như trên thế giới (trên thế giới hiện nay chưa có quốc gia nào chế tạo và ứng dụng thành công công nghệ này và chưa có sản phẩm lồi cầu và thân xương hàm dưới bằng vật liệu PEEK và C-PEEK được ứng dụng lâm sàng vào bệnh nhân). Giá trị của công trình này là: Đã xây dựng hoàn chỉnh công nghệ chế tạo sản phẩm lồi cầu và thân xương hàm dưới bằng vật liệu y sinh PEEK, C-PEEK; đã xây dựng phương pháp đánh giá chất lượng, xây dựng tiêu chuẩn cơ sở. Xây dựng quy trình ứng dụng lâm sàng, các chỉ định điều trị cho bệnh nhân từng trường hợp cụ thể. Đã tạo hình hàm mặt cho 30 bệnh nhân, trong đó có 2 trường hợp mất Vi hàm dưới, 4 ca dính hàm từ 5 -25 năm, 24 ca thay thế lồi cầu. Đã đăng ký bản quyền sáng chế năm 2017. Tại hội nghị, Giám đốc Sở Khoa học công nghệ TP Hà Nội đã phát động Giải thưởng sáng tạo KHCN TP Hà Nội năm 2018. Giải thưởng tập trung vào 6 lĩnh vực: Cơ khí và tự động hoá; công nghệ thông tin, điện tử và viễn thông; công nghệ sinh học phục vụ sản xuất và đời sống; công nghệ vật liệu; công nghệ nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên; công nghệ năng lượng. Mai ThảoTrang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 90
- 91
- 92
- 93
- 94
- …
- sau ›
- cuối cùng »