Kinh tế

Nescafe Plan: Tự hào 10 năm phát triển cà phê bền vững

TĐKT - Nhân dịp Ngày Quốc tế Cà phê (1/10), công ty Nestlé Việt Nam đã có những chia sẻ về hành trình 10 nămphát triển cà phê bền vững của chương trình NESCAFÉ Plan. Kể từ khi triển khai vào năm 2011, NESCAFÉ Plan đã mang đến nhiều cải tiến kỹ thuật và áp dụng công nghệ mới, tạo tác động tích cực đến sự phát triển bền vững cho ngành cà phê Việt Nam: nâng cao đời sống của người nông dân, đóng góp vào phát triển tăng cường liên kết chuỗi, gia tăng chất lượng và giá trị cho hạt cà phê Việt Nam, hướng đến mục tiêu đưa Việt Nam trở thành tham chiếu cho cà phê Robusta thế giới. • Phân phối trên 46 triệu cây giống kháng bệnh năng suất cao tới người nông dân. • Cải tạo 46.000 hecta diện tích cà phê già cỗi tại khu vực Tây Nguyên thông qua hoạt động tái canh. • Hỗ trợ phát triển và xây dựng công cụ quản lý Nhật ký nông hộ (Digital Farmer Field Book – FFB) dựa trên công nghệ số (FARMS App – Farmer Relationship Management Solution), nhằm kết nối chặt chẽ hơn giữa nông dân với các chuyên gia của NESCAFÉ Plan, giúp nông dân quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, thay thế việc quản lý bằng giấy tờ. • Tập huấn và đào tạo kỹ thuật canh tác bền vững cho hơn 260.000 lượt nông dân với sự tham gia của các kỹ sư nông nghiệp. • Hơn 21.000 nông hộ đạt chứng chỉ cà phê quốc tế 4C. • Tiết kiệm 40% lượng nước tưới; giảm 20% lượng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu. • Tăng trên 30% thu nhập cho người nông dân với chương trình NESCAFÉ Plan. Ông Binu Jacob, Tổng giám đốc Công ty Nestlé Việt Nam chia sẻ về mục tiêu nâng cao giá trị và hình ảnh hạt cà phê Việt Nam Cán bộ nông nghiệp Dự án Nestlé Plan hướng dẫn nông dân cách chăm sóc cà phê Với Nestlé, duy trì hợp tác tốt với các đối tác là điều cốt lõi nhằm tạo ra giá trị chung cho cộng đồng, đồng thời hướng đến sự phát triển bền vững. Trên tinh thần đó, trong suốt 10 năm qua, đội ngũ chuyên gia nông nghiệp của Nestlé đã phối hợp chặt chẽ với Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm Tây Nguyên (WASI) trong hành trình gắn kết với nông dân. Ngoài ra, với vai trò đối tác sáng lập của Đối tác phát triển nông nghiệp bền vững Việt Nam (PSAV) và đồng chủ trì nhóm Hợp tác Công tư ngành hàng Cà phê Việt Nam (PPP Coffee Taskforce), Nestlé Việt Nam luôn hợp tác chặt chẽ với các đối tác công và tư nhằm triển khai các hoạt động hỗ trợ nông dân canh tác cà phê bền vững, góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trên thế giới. Chương trình NESCAFÉ Plan được đánh giá là mô hình thành công trong hợp tác công tư (PPP). Trong năm 2019, công ty Nestlé Việt Nam đã vinh dự được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trao bằng khen với thành tích xuất sắc đóng góp cho ngành cà phê Việt Nam và phát triển nông nghiệp bền vững theo mô hình PPP, góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn. Ông Binu Jacob, Tổng Giám đốc công ty Nestlé Việt Nam, nhấn mạnh: “Trong suốt 25 năm qua tại Việt Nam, Nestlé đã và đang tạo nhiều giá trị chung cho cộng đồng cũng như phát triển các hoạt động bền vững của công ty, và chương trình NESCAFÉ Plan là một ví dụ thành công điển hình. Chúng tôi tự hào khi chương trình NESCAFÉ Plan tại Việt Nam đã mang đến những tác động tích cực đến sự phát triển bền vững của ngành cà phê trong nước, góp phần nâng cao giá trị hạt cà phê Việt trên thương trường thế giới trong suốt 10 năm qua, trở thành mô hình tiêu biểu của chương trình NESCAFÉ Plan toàn cầu. Những thành quả mà NESCAFÉ Plan đạt được ngày hôm nay là động lực để chúng tôi tiếp tục phát triển và mở rộng chương trình NESCAFÉ Plan trong thời gian tới.” Trong thời gian tới, chương trình NESCAFÉ Plan sẽ đẩy mạnh việc áp dụng những cải tiến khoa học công nghệ trong việc canh tác và thu hoạch cà phê, giúp hạt cà phê Việt Nam đạt những tiêu chuẩn cao ở các thị trường phát triển; gia tăng sản lượng chế biến sản phẩm cà phê cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu; nghiên cứu và phát triển những sản phẩm cà phê mới đáp ứng những thị hiếu mới của người tiêu dùng; cũng như hướng đến tầm nhìn 2030: Không tạo ra tác động tiêu cực lên môi trường trong tất cả các hoạt động sản xuất, kinh doanh. NESCAFÉ Plan sẽ tiếp tục đóng góp vào canh tác cà phê bền vững, phát triển tăng cường liên kết chuỗi, gia tăng chất lượng và giá trị cho hạt cà phê Việt Nam, góp phần duy trì vị trí Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới. Thông qua đó, Nestlé Việt Nam giữ vững mục tiêu và cam kết “Chúng ta tối ưu hóa vai trò của thực phẩm để nâng cao chất lượng cuộc sống của mọi người hôm nay và thế hệ mai sau” của Tập đoàn Nestlé. Thục Anh      

Hợp tác đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong xúc tiến thương mại

TĐKT - Ngày 30/9, tại Tòa nhà Công nghệ cao Bưu chính Viễn thông - TP Hà Nội, Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông (VNPT VinaPhone) và Cục Xúc tiến thương mại (XTTM) đã ký kết Thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2020 - 2025. Thông qua Thỏa thuận hợp tác này, VNPT VinaPhone và Cục XTTM cam kết cùng nhau hợp tác nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong xúc tiến thương mại giai đoạn 2020 - 2025. Đại diện Cục XTTM và VNPT VinaPhone ký kết thỏa thuận hợp tác VNPT VinaPhone và Cục xúc tiến thương mại thống nhất các lĩnh vực cùng nhau nghiên cứu và hợp tác gồm: Xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL), thông tin tập trung trong công tác xúc tiến thương mại, cụ thể như CSDL doanh nghiệp, CSDL mạng lưới XTTM, CSDL báo cáo, nghiên cứu thị trường; CSDL chỉ dẫn địa lý các cụm, khu công nghiệp nằm nâng cao hiệu quả các hoạt động kết nối xúc tiến đầu tư. Hợp tác nghiên cứu khả năng xây dựng các sàn giao dịch thương mại điện tử; nền tảng hội chợ, triển lãm trực tuyến. Xây dựng, triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc xúc tiến thương mại hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh mở rộng thị trường xuất khẩu. Xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến (E-learning) nhằm nâng cao hiệu quả các chương trình đào tạo, khóa tập huấn về xúc tiến thương mại, công nghệ thông tin và truyền thông. Nghiên cứu, đề xuất giải pháp phát triển, đồng bộ hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin để vận hành hệ thống. Tư vấn xây dựng các hệ thống quản lý chuyên ngành và các ứng dụng công nghệ thông tin khác hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp. Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục XTTM nhận định: Với năng lực nội tại của VNPT Vinaphone về công nghệ, với mạng lưới doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa và sự liên kết chặt chẽ với các cơ quan xúc tiến thương mại trên toàn quốc của Cục XTTM, hoạt động hợp tác hai bên sẽ là cơ sở vững chắc cho việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong XTTM. Dự kiến, các hoạt động huấn luyện và đào tạo về CNTT, các hoạt động hướng dẫn và tư vấn nhằm phát triển đồng bộ hạ tầng kỹ thuật CNTT sẽ được hai bên lên kế hoạch triển khai nhằm nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp và hệ thống XTTM. Các ứng dụng do hai bên hợp tác phát triển dựa trên những nghiên cứu và tìm hiểu sát thực tế hứa hẹn sẽ mang lại những hiệu quả thiết thực cho hoạt động XTTM, góp phần nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường xuất khẩu. Phương Thanh    

Cải cách Mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu

TĐKT - Chiều 24/9, tại Hà Nội, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn đã chủ trì buổi họp báo giới thiệu Đề án “Cải cách Mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu”. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn phát biểu tại buổi họp báo. Phát biểu khai mạc buổi họp báo, Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Cẩn nhấn mạnh, nhằm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi thúc đẩy hoạt động sản xuất,kinh doanh, Chính phủ đã có những chỉ đạo tạo bước đột phá trong công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK). Trong đó, Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì xây dựng đề án cải cách kiểm tra chuyên ngành nhằm đổi mới căn bản, tạo bước đột phá trong công tác kiểm tra chuyên ngành. Qua đó tạo thuận lợi đầu tư, thương mại, đảm bảo an ninh, an toàn và lợi ích quốc gia, cũng như đảm bảo thực thi đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm trong các hiệp định song phương và đa phương. Chính vì vậy, cùng với các giải pháp cải cách đang được đẩy mạnh của Chính phủ, cùng với việc kết nối liên thông một cửa quốc gia thì lĩnh vực kiểm tra chuyên ngành cần đồng bộ. Với vai trò cơ quan được Chính phủ giao soạn thảo Đề án, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) đã chủ động phối hợp các hiệp hội, bộ, ngành, doanh nghiệp, đồng thời tham khảo ý kiến chuyên gia, phù hợp điều kiện Việt Nam để xây dựng Đề án: “Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu”. Đây là chủ trương lớn, cải cách, tiên tiến, phù hợp các nước tiên tiến. Trên cơ sở đánh giá, phân tích thực trạng công tác kiểm tra chuyên ngành hiện nay; nghiên cứu mô hình kiểm tra chất lượng của một số nước trên thế giới; thực hiện chỉ đạo của Chính phủ trong nhiều năm qua về cải cách toàn diện công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa nhập khẩu; kế thừa những kết quả đã đạt được, Bộ Tài chính với sự phối hợp, hỗ trợ từ Văn phòng Chính phủ, các bộ, ngành, cộng đồng doanh nghiệp, các đơn vị, tổ chức liên quan và các chuyên gia nghiên cứu độc lập đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm, nghiên cứu, phản biện để xây dựng Đề án này. Đề án nhằm cải cách thực chất công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa nhập khẩu, giảm chi phí, giảm thời gian cho doanh nghiệp, phát huy trách nhiệm của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Ngày 16/9/2020, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã có Tờ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt Đề án. Theo Đề án, nhiều thủ tục kiểm tra theo mô hình mới được đơn giản hóa nhờ nguồn thông tin, cơ sở dữ liệu của người nhập khẩu được tập trung vào một đầu mối là cơ quan hải quan. Khi hàng hóa đủ điều kiện được áp dụng chế độ miễn kiểm tra chất lượng hoặc kiểm tra giảm thì hệ thống điện tử hải quan tự động cập nhật, người nhập khẩu không phải làm thủ tục xin miễn giảm như hiện hành; giảm nhiều giấy tờ trùng lặp giữa hồ sơ hải quan và hồ sơ kiểm tra chất lượng. Đề án gồm 7 nội dung cải cách lớn: Thứ nhất, giao cơ quan Hải quan là đầu mối trong kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu. Thứ hai, áp dụng đồng bộ 3 phương thức kiểm tra cho cả lĩnh vực chất lượng, an toàn thực phẩm nhằm cắt giảm số lô hàng nhập khẩu phải kiểm tra gồm: Kiểm tra chặt; kiểm tra thông thường; kiểm tra giảm. Thứ ba, đơn giản hóa thủ tục kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu. Thứ tư, áp dụng kiểm tra theo mặt hàng để cắt giảm số lượng các lô hàng phải kiểm tra (chuyển đổi phương thức kiểm tra từ kiểm tra chặt sang kiểm tra thông thường, từ kiểm tra thông thường sang kiểm tra giảm áp dụng đối với hàng hóa giống hệt, không phân biệt nhà nhập khẩu). Thứ năm áp dụng đầy đủ, thực chất nguyên tắc quản lý rủi ro trong kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu để đảm bảo vai trò quản lý nhà nước và nâng cao tính tuân thủ của doanh nghiệp. Thứ sáu, mở rộng đối tượng được miễn kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm, với dự kiến bổ sung 18 nhóm đối tượng để giảm chi phí quản lý nhà nước và chi phí của doanh nghiệp. Thứ bảy, ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin trong Mô hình mới để cắt giảm thời gian, hỗ trợ doanh nghiệp và các cơ quan hữu quan. Hồng Thiết

Tập đoàn Hoa Sen tiếp tục được vinh danh niêm yết có hoạt động IR tốt nhất năm 2020

TĐKT - Sáng ngày 22/9, Vietstock phối hợp với Tạp chí Tài chính và Cuộc sống điện tử - FiLi.vn (cơ quan của Hiệp hội Các nhà quản trị tài chính Việt Nam) tổ chức vinh danh các doanh nghiệp niêm yết có hoạt động quan hệ nhà đầu tư (IR) tốt nhất năm 2020. Nhà báo Nguyễn Như Hùng - Tổng Biên tập FiLi phát biểu khai mạc Buổi lễ có sự tham dự của lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tại TP Hồ Chí Minh, đại diện của Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh, lãnh đạo các doanh nghiệp niêm yết, lãnh đạo các công ty quản lý quỹ và công ty chứng khoán. Mở đầu bài phát biểu khai mạc Lễ Vinh danh, Nhà báo Nguyễn Như Hùng – Tổng Biên tập của FiLi nhận định thị trường chứng khoán là kênh giữ vai trò quan trọng trong việc huy động vốn trung và dài hạn cho sự phát triển của nền kinh tế nước nhà. Song hành cùng sự phát triển là nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức. Trong đó, thông tin minh bạch là một trong những yếu tố cốt lõi đảm bảo cho sự phát triển bền vững của thị trường chứng khoán. Tập đoàn Hoa Sen được trao chứng nhận doanh nghiệp niêm yết có hoạt động IR được nhà đầu tư yêu thích nhất nhóm Mid Cap năm 2020 Để được vinh danh trong sự kiện IR Awards, các doanh nghiệp niêm yết phải đảm bảo chấp hành đầy đủ và kịp thời các quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam theo các tiêu chí khảo sát, phải vượt qua được vòng đánh giá khắt khe về hoạt động quan hệ nhà đầu tư (Investor Relations - IR) từ các định chế tài chính chuyên nghiệp cũng như nhận được sự bình chọn nhiều nhất từ cộng đồng nhà đầu tư. Chương trình IR Awards được mở ra với mong muốn mang lại những hoạt động thiết thực nhằm gia tăng động lực cho các doanh nghiệp minh bạch thông tin, đẩy mạnh hoạt động quan hệ nhà đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường vốn. Ông Hùng đánh giá đây chính là cơ hội để các doanh nghiệp thành công được tôn vinh, được ghi nhận một cách xứng đáng. Đồng thời, tạo công cụ để doanh nghiệp đánh giá toàn diện về hoạt động quan hệ nhà đầu tư thông qua các tiêu chí từ Chương trình. Năm 2020, IR Awards ghi dấu mốc 10 năm đồng hành cùng thị trường tài chính Việt Nam. Để được ghi nhận là doanh nghiệp niêm yết có hoạt động IR tốt nhất năm 2020, doanh nghiệp làm tốt thôi là chưa đủ, mà còn phải xuất sắc dẫn đầu toàn thị trường xét về hoạt động truyền thông tài chính hiệu quả, tạo dựng được danh tiếng trên thị trường vốn cũng như quản trị tốt sự kỳ vọng của thị trường chứng khoán. Ba doanh nghiệp niêm yết có hoạt động IR được nhà đầu tư yêu thích nhất trong nhóm Mid Cap năm 2020 Trong 10 năm, Chương trình đã tạo dựng được một địa chỉ đáng tin cậy, tập hợp các bên tham gia thị trường chứng khoán, để có thể hỗ trợ nhau cùng phát triển hoạt động quan hệ nhà đầu tư ngày một hiệu quả. Ba doanh nghiệp niêm yết có hoạt động IR được nhà đầu tư yêu thích nhất trong nhóm Mid Cap năm 2020, trong đó có Tập đoàn Hoa Sen. Doanh nghiệp đoạt giải là các doanh nghiệp nhận được số điểm đánh giá cao nhất từ 28 định chế tài chính thông qua hệ thống chấm điểm. Trong khuôn khổ của IR Awards 2020, từ 729 doanh nghiệp niêm yết ban đầu, vượt qua các vòng khảo sát và bình chọn các đơn vị xuất sắc, chọn ra những doanh nghiệp với danh hiệu “Top 3 Doanh nghiệp niêm yết có hoạt động IR được nhà đầu tư yêu thích nhất 2020” và “Top 3 Doanh nghiệp niêm yết có hoạt động IR được định chế tài chính đánh giá cao nhất 2020” theo nhóm vốn hóa. Doanh nghiệp được vinh danh là doanh nghiệp nhận số lượt bình chọn nhiều nhất từ các nhà đầu tư tại website IR.Vietstock.vn. Bình chọn IR được mở công khai trong vòng 20 ngày, từ 25/6 đến 14/7/2020. Nhà đầu tư thực hiện bình chọn dựa vào mức độ hài lòng của bản thân đối với hoạt động IR của doanh nghiệp niêm yết thông qua bộ tiêu chí: Doanh nghiệp công bố thông tin minh bạch, chủ động và kịp thời; website IR hữu ích và dễ sử dụng; nhà đầu tư có thể dễ dàng thu thập được thông tin về doanh nghiệp từ các phương tiện truyền thông đại chúng. Số liệu tài chính và các tài liệu cổ đông đáng tin cậy, minh bạch và có giá trị tham khảo tốt cho các quyết định đầu tư. Ban lãnh đạo uy tín. Nhà đầu tư đánh giá cao về hoạt động quan hệ nhà đầu tư đại chúng của doanh nghiệp. Cổ phiếu của Tập đoàn Hoa Sen được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh với mã chứng khoán HSG. Với những kết quả ấn tượng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, Tập đoàn Hoa Sen đã và đang giữ vững vị trí số 1 trong thị trường tôn thép ở Việt Nam. Với kết quả đạt được, năm nay Tập đoàn Hoa Sen tiếp tục nhận được giải thưởng uy tín này. Xuân Phúc    

Phát huy vai trò nòng cốt trong phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã

TĐKT - Những năm qua, Liên minh hợp tác xã (HTX) tỉnh Ninh Bình đã tổ chức, triển khai thực hiện nhiều giải pháp tích cực, chủ động góp phần đưa phong trào kinh tế tập thể (KTTT), HTX trên địa bàn tỉnh ngày càng khởi sắc. Các HTX, tổ hợp tác (THT) có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, đã xuất hiện thêm nhiều mô hình mới hoạt động hiệu quả. Vai trò của LMHTX tỉnh tiếp tục được khẳng định là nòng cốt trong phát triển KTTT trên địa bàn tỉnh. Liên minh HTX tỉnh Ninh Bình tư vấn, hỗ trợ mô hình ứng dụng mạ khay, cấy máy trong sản xuất lúa tại HTX nông nghiệp Liên Dương, Khánh Dương Theo bà Lê Thị Tâm, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Ninh Bình, 5 năm qua (2015 - 2020), mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, các mô hình KTTT trên địa bàn tỉnh đã có những đóng góp quan trọng cho sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế xã hội của Ninh Bình; tạo sự chuyển biến mới về chất trong tổ chức, quản lý, nội dung và phương thức hoạt động. Nhiều loại hình kinh tế hợp tác phát triển đa dạng ở các ngành, lĩnh vực kinh tế. Trong đó xuất hiện một số mô hình hoạt động có hiệu quả, gắn bó chặt chẽ với lợi ích vật chất, tinh thần của xã viên. Xác định được vai trò quan trọng của công tác tuyên truyền, 5 năm qua, Liên minh HTX tỉnh đã đẩy mạnh tuyên truyền về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác thi đua, khen thưởng cho cán bộ, thành viên HTX, các đơn vị thành viên, người lao động trong khu vực kinh tế hợp tác, HTX để thấy rõ thi đua, khen thưởng là động lực phát triển. Qua đó đã kêu gọi cán bộ, nhân viên và đông đảo  thành viên, người lao động khu vực KTTT, HTX tích cực tham gia, tạo khí thế thi đua sôi nổi, đạt nhiều kết quả trên mọi lĩnh vực, góp phần khẳng định vị thế của KTTT, HTX trong giai đoạn mới. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, các mô hình kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Riêng 6 tháng đầu năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhưng tỉnh Ninh Bình đã thành lập mới 16 HTX và 15 THT, nâng tổng số HTX trên địa bàn tỉnh lên 406, trong đó có 310 HTX lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản; 57 HTX lĩnh vực phi nông nghiệp; 39 Quỹ Tín dụng nhân dân; 448 THT. So với năm 2015, số lượng mô hình KTTT đã tăng lên là 82 HTX và trên 300 THT. Tổng số vốn hoạt động của các HTX là gần 3.800 tỷ đồng, thu hút hơn 330.000 thành viên, giải quyết việc làm cho 4.000 lao động. Doanh thu bình quân ước đạt 2 tỷ đồng/HTX, lợi nhuận bình quân ước đạt 200 triệu đồng/HTX. Cũng theo đánh giá của bà Tâm, hầu hết các HTX, THT hoạt động khá ổn định và hiệu quả. Thời gian gần đây, doanh thu và lợi nhuận có biến động do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 như lĩnh vực vận tải, HTX chế biến, xuất khẩu nông sản, sản phẩm thủ công mỹ nghệ… Tuy nhiên, với sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, UBND, của Liên minh HTX Việt Nam và Liên minh HTX tỉnh, hầu hết các HTX đã cơ bản khắc phục khó khăn, làm tốt vai trò phục vụ thành viên. Nhiều mô hình HTX đã chủ động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư mở rộng quy mô, trang bị máy móc, áp dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh, tạo nhiều việc làm mới, doanh thu và thu nhập của thành viên, người lao động năm sau luôn cao hơn năm trước. Điển hình như: HTX sản xuất, chế biến và tiêu thụ nấm Nhật Minh; HTX Sinh Dược; HTX rau an toàn Đại Hoàng; HTX dê Ninh Bình; HTX Hoa cây cảnh Tam Điệp; HTX nông sản và du lịch Ninh Bình… Bên cạnh đó, với vai trò là tổ chức đại diện cho HTX, Liên minh HTX tỉnh Ninh Bình đã chủ động tham mưu, phối hợp tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành nhiều nghị quyết, chương trình, kế hoạch phát triển KTTT và các cơ chế, chính sách, tạo chuyển biến tích cực cho KTTT, HTX. Đồng thời, phát động các phong trào thi đua lao động sản xuất trong các khối HTX nông nghiệp và phi nông nghiệp, gắn các nhiệm vụ, chỉ tiêu của HTX với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương như phong trào thi đua lao động sản xuất gắn với nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX, Liên hiệp HTX; gắn phong trào thi đua lao động sản xuất, kinh doanh giỏi với việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh… Bên cạnh những thuận lợi và kết quả đạt được, Liên minh HTX tỉnh Ninh Bình cũng xác định khu vực kinh tế hợp tác, HTX còn gặp nhiều khó khăn như năng lực tài chính yếu, khả năng cạnh tranh thấp, quản trị hạn chế, khả năng tiếp cận, ứng dụng công nghệ cao, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm còn khó khăn. Một số HTX nông nghiệp có quy mô nhỏ, diện tích canh tác ít do đô thị hóa. Các HTX chuyên ngành, phi nông nghiệp năng lực tài chính hạn chế, khả năng phát triển chậm, chưa thích ứng kịp trong nền kinh tế thị trường. Việc liên doanh, liên kết trong nội bộ HTX, giữa các HTX với nhau và với các doanh nghiệp chưa mang lại nhiều hiệu quả, chưa thể hiện rõ nét vai trò hỗ trợ thành viên. Đặc biệt do tác động của dịch bệnh Covid-19, doanh thu của các HTX lĩnh vực du lịch, vận tải, tiểu thủ công nghiệp và các HTX tham gia hoạt động xuất khẩu hàng hóa, nông sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng. “Để giúp các HTX khắc phục được những khó khăn, hạn chế này, thời gian tới Liên minh HTX tỉnh Ninh Bình sẽ đẩy mạnh thực hiện các chính sách khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển KTTT theo phương châm tích cực nhưng vững chắc; xuất phát từ nhu cầu thực tế của xã viên; khơi dậy ý thức tự chủ, tự vươn lên của các tổ chức KTTT gắn với nhu cầu thị trường.”- bà Tâm cho biết. Tùng Chi

Diễn đàn Công nghệ năng lượng Việt Nam 2020

TĐKT - Ngày 17/9, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp cùng Bộ Công thương và Hội đồng Năng lượng thế giới tổ chức Diễn đàn Công nghệ năng lượng Việt Nam 2020. Toàn cảnh Diễn đàn Diễn đàn được tổ chức nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu làm chủ, ứng dụng và phát triển công nghệ với mục tiêu tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng, đồng thời trao đổi về thách thức và giải pháp công nghệ trong phát triển ngành năng lượng. Thông qua đó, góp phần thúc đẩy thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW về Định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Tại Diễn đàn, đại diện nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp và nhà đầu tư đã chia sẻ các nội dung liên quan đến chính sách phát triển hạ tầng bền vững và nâng cao nội lực ngành công nghiệp chế tạo, dịch vụ về năng lượng; chuyển dịch cơ cấu năng lượng gắn với phát triển năng lượng bền vững; xu hướng công nghệ trong lĩnh vực năng lượng trên thế giới và khả năng ứng dụng tại Việt Nam; phát triển hệ thống điện gắn với an ninh năng lượng quốc gia... Trong phiên Tọa đàm, đại diện các bộ, ngành, cơ quan nghiên cứu, doanh nghiệp có hoạt động nghiên cứu đổi mới công nghệ đã cùng đại biểu tham dự chia sẻ, thảo luận về các chính sách, giải pháp, kinh nghiệm nghiên cứu làm chủ, ứng dụng công nghệ và triển khai các dự án trong lĩnh vực năng lượng. Trong giai đoạn vừa qua, ngành năng lượng Việt Nam đã có bước phát triển nhanh, tương đối đồng bộ trong tất cả các phân ngành, lĩnh vực, bám sát định hướng và đạt được nhiều mục tiêu đáng ghi nhận: Cung cấp năng lượng, đặc biệt là cung cấp điện cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội với chất lượng ngày càng được cải thiện; chỉ số tiếp cận điện năng đứng thứ 27/190 quốc gia, vùng lãnh thổ; công nghiệp khai thác dầu khí và lọc hóa dầu phát triển mạnh; sản lượng khai thác than thương phẩm tăng; thủy điện phát triển nhanh; gần đây, điện gió và điện mặt trời bắt đầu phát triển với tốc độ cao. Việt Nam đã huy động được một nguồn lực lớn cho đầu tư phát triển với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Ngành năng lượng trở thành ngành đóng góp rất quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh của đất nước và tại nhiều địa phương. Tuy nhiên, ngành năng lượng nước ta vẫn còn nhiều hạn chế: Các nguồn cung trong nước không đủ đáp ứng yêu cầu, phải nhập khẩu năng lượng ngày càng lớn; một số chỉ tiêu bảo đảm an ninh năng lượng đang biến động theo chiều hướng bất lợi; cơ sở hạ tầng ngành năng lượng còn thiếu và chưa đồng bộ; trình độ công nghệ trong một số lĩnh vực thuộc ngành năng lượng chậm được nâng cao; việc nội địa hóa và hỗ trợ thị trường từ các dự án trong ngành năng lượng cho hàng hóa cơ khí chế tạo sản xuất trong nước còn hạn chế... Diễn đàn là cơ hội để các nhà quản lý, các nhà khoa học, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài quan tâm đến lĩnh vực năng lượng trao đổi, chia sẻ, kết nối nhằm phát triển bền vững, góp phần hiện thực hóa Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam. Phương Thanh  

Thương hiệu sản xuất vật liệu xây dựng đất sét nung Việt Nam lập cú đúp Kỷ lục Thế giới

TĐKT - Sáng 12/9, tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra buổi Lễ công bố và trao 2 Kỷ lục Thế giới của Liên minh Kỷ lục Thế giới cùng các Kỷ lục Việt Nam cho Nhà sản xuất Gốm Đất Việt. Đây là lần đầu tiên Việt Nam có một thương hiệu cùng lúc đạt được cú đúp Kỷ lục của Liên minh Kỷ lục Thế giới. Tham dự buổi lễ có lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ninh, lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành của Trung ương và địa phương, lãnh đạo thị xã Đông Triều. Về phía Tổ chức Kỷ lục Việt Nam có ông Lê Doãn Hợp, nguyên Ủy viên TW Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông, Chủ tịch Hội đồng xác lập Tổ chức Kỷ lục Việt Nam; ông Thang Văn Phúc, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội Vụ, Chủ tịch TW Hội Kỷ lục gia Việt Nam; Đại sứ Ngô Quang Xuân, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Liên hợp quốc, Phó Chủ tịch TW Hội Kỷ lục gia Việt Nam; Luật sư Nguyễn Văn Viễn, Viện trưởng Viện sở hữu Trí tuệ Việt Nam, Phó Chủ tịch TW Hội Kỷ lục gia Việt Nam cùng các lãnh đạo của Hội Kỷ lục gia Việt Nam, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam.   Nhà sản xuất Gốm Đất Việt được trao 2 Kỷ lục Thế giới Gốm Đất Việt thành lập ngày 25 tháng 1 năm 2010 trên diện tích 31 ha tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Sau 10 năm hình thành, phát triển, đến nay sản phẩm Gốm Đất Việt đã hiện diện khắp 63 tỉnh thành trên cả nước, xuất khẩu trên 51 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Sản phẩm Gốm Đất Việt được sử dụng cho nhiều công trình như biệt thự, nhà hàng, khách sạn, resort, cung điện nguy nga tráng lệ, đến các công trình tâm linh đặc biệt như: Công trình thuộc Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Đình chùa Trường Sa, chùa Ngọa Vân, chùa Ba Vàng… vừa mang nét cổ kính vừa đậm đà bản sắc dân tộc Việt. Việc xác lập cú đúp Kỷ lục Thế giới là sự ghi nhận và khẳng định vị thế số 1 của Gốm Đất Việt trong ngành sản xuất gạch ngói, đất sét nung Việt Nam. Đây không chỉ là niềm tự hào của riêng Nhà sản xuất Gốm Đất Việt mà còn là niềm tự hào chung của ngành sản xuất gạch ngói, đất sét nung và của toàn ngành sản xuất vật liệu xây dựng Việt Nam. Ban Tổ chức trao các kỷ lục cho Công ty cổ phần Gốm Đất Việt Cũng trong chương trình này, thương hiệu Gốm Đất Việt vinh dự đón nhận thêm 11 kỷ lục Việt Nam do Tổ chức Kỷ lục Việt Nam trao tặng. Trước đó vào ngày 12 tháng 6 năm 2020 Gốm Đất Việt cũng đã vinh dự đón nhận 6 Kỷ lục Việt Nam. Như vậy tính đến thời điểm hiện tại, thương hiệu Gốm Đất Việt đã xác lập được 17 Kỷ lục Việt Nam và 2 Kỷ lục Thế giới, đưa Gốm Đất Việt chính thức trở thành: “Đơn vị sản xuất gạch ngói, đất sét nung xác lập nhiều Kỷ lục nhất Việt Nam”. Do tình hình đại dịch Covid - 19 trên thế giới vẫn không ngừng gia tăng và diễn biến phức tạp, lãnh đạo Liên minh Kỷ lục Thế giới không trực tiếp qua trao bằng Kỷ lục Thế giới cho Gốm Đất Việt được nên đã có Thư ủy quyền cho lãnh đạo Tổ chức Kỷ lục Việt Nam trao tặng. Để có được những thành tích đáng tự hào như ngày hôm nay, Gốm Đất Việt đã mất hơn 10 năm nghiên cứu, lao động sáng tạo không ngừng nghỉ, vượt qua biết bao khó khăn, thử thách, liên tục cải tiến, sáng tạo, đưa ra những phát minh, sáng chế mới, thiết thực và hữu hiệu để nâng cao năng suất và chất lượng. Đội ngũ lãnh đạo và nhân viên luôn lao động cần cù, năng động, sáng tạo, có tư duy đổi mới, tự tôn dân tộc, luôn cháy bỏng khát vọng đưa sản phẩm của mình chinh phục người Việt và những người yêu sản phẩm đất sét nung trên toàn thế giới. Với phương châm: “Sự hài lòng của khách hàng là thành công của chúng tôi”, Gốm Đất Việt luôn không ngừng cải tiến, sáng tạo nhằm cho ra những sản phẩm mới, chất lượng với tính năng ưu việt nhằm đáp ứng mọi thị hiếu của khách hàng, mang lại vẻ đẹp sang trọng, ấm áp cho mỗi công trình, với giá thành hợp lý nhất, trở thành sự lựa chọn hàng đầu và là niềm tự hào của ngành đất sét nung Việt Nam. Ban Tổ chức trao các kỷ lục Việt Nam cho Công ty Cổ phần Gạch ngói Đất Việt Phát biểu sau buổi lễ đón nhận Kỷ lục, AHLĐ Nguyễn Quang Mâu – Chủ tịch HĐQT Gốm Đất Việt cho biết: “Việc nhận cú đúp Kỷ lục Thế giới cùng các Kỷ lục Việt Nam ngày hôm nay là niềm tự hào và là niềm động viên, khích lệ to lớn đối với tập thể lãnh đạo, cán bộ công nhân viên của Gốm Đất Việt, để từ đó Gốm Đất Việt không ngừng vươn lên, phát triển cả về quy mô và chất lượng, xứng đáng với danh vị số 1 của ngành sản xuất gạch ngói, đất sét nung Việt Nam”. Cú đúp Kỷ lục Thế giới mà thương hiệu Gốm Đất Việt xác lập được là: 1. Đơn vị sản xuất viên gạch Cotto siêu mịn lớn nhất thế giới (2.600mm x 600mm) – Dây chuyền sản xuất gạch Cotto siêu mịn đồng bộ với công nghệ nghiền khô, đùn dẻo, sấy nung nhanh vượt công suất thiết kế lớn nhất (Sở hữu Kỷ lục: Công ty cổ phần Gốm Đất Việt). 2. Doanh nghiệp Khoa học Công nghệ có nguồn đất sét tại chỗ dồi dào, chất lượng cao sử dụng nhiều bằng sáng chế và giải pháp hữu ích nhất trong lĩnh vực sản xuất gạch ngói đất sét nung bằng phương pháp nghiền khô, nung trong lò nung Tuynel đạt được năng suất lớn nhất (Sở hữu Kỷ lục: Công ty cổ phần Gạch ngói Đất Việt). Sản phẩm Gốm Đất Việt với đặc trưng thuần Việt đó là: Màu đỏ quýt trầu, âm thanh trong chắc, dùng búa gõ vào viên gạch, viên ngói được sản xuất theo công nghệ mới đột phá của Gốm Đất Việt có cảm giác đây là tiếng chuông ngân. Đặc biệt gạch lát nền của Gốm Đất Việt không trơn trượt, không nồm, không rêu mốc. Ngói lợp Gốm Đất Việt mãi mãi không phai màu, ấm áp về mùa đông, mát mẻ về mùa hè, chịu va đập mưa đá thời tiết khắc nhiệt. Mai Thảo

Sản phẩm hồng đông lạnh Hàn Quốc đã có mặt tại hệ thống K - Market

TĐKT - Sự kiện "Quảng bá hồng đông lạnh Hàn Quốc" diễn ra từ ngày 9 - 22/9/2020, tại 6 siêu thị K-Market: Golden Place, Keangnam, Sapphire, Gardenia, Skylake S2, Ruby. Hồng Hàn Quốc là đặc sản của xứ Hàn, không chỉ biết tới bởi hương vị thơm ngon và còn một món quà đầy ý nghĩa, sang trọng. Người Hàn có nhiều cách chế biến món ăn từ quả hồng, được biết đến nhiều nhất là hồng khô, hồng dẻo. Trong sự kiện lần này, K-Market giới thiệu sản phẩm "Hồng đông lạnh" đầy mới lạ và hấp dẫn. Đây là loại hồng đã bóc vỏ, cấp đông vì vậy giữ được độ tươi của những miếng hồng, khi ăn có vị thanh ngọt, tươi mát đặc trưng. Có thể thưởng thức quả này bằng cách bóc ra ăn liền hoặc xay ra như một món sinh tố mát lạnh. Không chỉ mang hương vị thơm ngon, một quả hồng còn chứa rất nhiều vitamin cần thiết, có lợi cho sức khỏe như tăng cường hệ miễn dịch, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, chống ung thư, chống lão hóa, tăng cường thị giác, giảm huyết áp cao, cải thiện lưu thông máu... Sản phẩm được cấp đông với công nghệ cao, không có chất phụ gia nên đặc biệt an toàn. Đặc biệt dễ dàng bảo quản sử dụng lâu dài. PT

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp góp phần phát triển kinh doanh bền vững

TĐKT - Sáng 11/9, tại Hà Nội, Báo Văn hóa phối hợp với Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh tổ chức Hội thảo Văn hóa doanh nghiệp và phát triển thương hiệu. Hội thảo là một diễn đàn đa chiều về văn hóa doanh nghiệp gắn với phát triển thương hiệu, đưa ra các ý kiến đóng góp để từ đó tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế, tạo cơ sở pháp lý bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp. Toàn cảnh Hội thảo Nội dung chính của Hội thảo tập trung vào quan hệ tương tác giữa xây dựng văn hóa doanh nghiệp góp phần tích cực vào phát triển thương hiệu của doanh nghiệp, từ đó phát triển kinh doanh một cách bền vững. PGS. TS Dương Thị Liễu, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Phát triển Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam, Viện trưởng Viện Văn hóa kinh doanh nhấn mạnh: Văn hóa doanh nghiệp là một trong những công cụ quan trọng nhất của lãnh đạo doanh nghiệp trong việc quản lý điều hành, là yếu tố căn bản trong công tác quản trị doanh nghiệp để dẫn dắt sự phát triển bền vững trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0. Văn hóa doanh nghiệp là bản sắc riêng, là tư tưởng và niềm tin phát triển của doanh nghiệp. Đó luôn là năng lực cạnh tranh và sức mạnh riêng có để các doanh nghiệp phát triển mạnh, bền vững, không chỉ trong hiện tại mà đặc biệt là trong kỷ nguyên 4.0. Khi Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra rất nhanh, đang thúc đẩy cạnh tranh và làm mờ ranh giới giữa các ngành, văn hóa doanh nghiệp cũng phải thay đổi cho phù hợp với nhịp tiến vũ bão của cuộc cách mạng này. Việc chậm thay đổi văn hóa doanh nghiệp sẽ tương đồng với hiệu quả âm trong kinh tế. PGS. TS Dương Thị Liễu đưa ra một số gợi ý cho việc xây dựng, thay đổi văn hóa doanh nghiệp để phù hợp, thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: Cụ thể hóa việc đổi mới, nâng tầm văn hóa thời 4.0 bằng các chương trình hành động theo từng giai đoạn; chuyển đổi môi trường doanh nghiệp theo mô hình gắn liền với công nghệ và số hóa; phải luôn sáng tạo đổi mới dây chuyền công nghệ, mô hình quản lý và kinh doanh phù hợp, điều hành doanh nghiệp theo hướng tư duy cạnh tranh sáng tạo về trí tuệ, ứng dụng công nghệ mới tạo năng suất cao, hiệu quả; minh bạch hóa toàn bộ các hoạt động, cho phép nhân viên nắm giữ nhiều thông tin hơn để họ cảm thấy mình thực sự là một phần trong doanh nghiệp, từ đó nhân viên sẽ có động lực để làm việc hiệu quả hơn; xây dựng văn hóa công ty bằng ứng dụng công nghệ... Theo Ths Nguyễn Đình Thành, đồng sáng lập Elite PR School, Giám đốc điều hành đơn vị tư vấn chiến lược CSCI Indochina, văn hóa doanh nghiệp nên bao gồm những thành tố: Văn bản về nền tảng thương hiệu (tên, ý nghĩa, triết lý, tầm nhìn, nhiệm vụ cần hoàn thành, đặc tính, định vị, lời hứa, bộ nhận diện thương hiệu); văn bản về lịch sử thương hiệu (khởi nguồn, câu chuyện, giai thoại, những con người quan trọng, những cột mốc đáng chú ý, truyền thống, phong trào); các văn bản quy định, nội quy, quy chế, quy trình chuẩn; các giá trị cốt lõi; sổ tay văn hóa hành xử, ứng xử online và offline; tài liệu đào tạo định hướng; văn bản mô tả, hướng dẫn các quy trình chuẩn; hệ thống quản trị chất lượng. Tất cả đi kèm với một hệ thống truyền thông nội bộ rõ ràng về chiến lược KPI, minh bạch về thông tin, chính xác về nhiệm vụ. Trong các yếu tố trên, tầm nhìn hay mục đích cốt lõi của doanh nghiệp và nhiệm vụ cần hoàn thành được ví như trụ cột quan trọng nhất, xoay quanh nó là 6 giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. "Văn hóa doanh nghiệp tồn tại tự nhiên như khí trời. Nhiều doanh nghiệp vẫn tồn tại dù không thực sự chú ý tới vấn đề này. Nhưng nếu muốn hướng đến sự vĩ đại, sự trường tồn, chủ doanh nghiệp cần đầu tư vào văn hóa doanh nghiệp một cách có chiến lược, chiến thuật trong cả 3 yếu tố: Con người - nguồn lực - phương pháp để có sức khỏe thương hiệu tốt nhất để đối mặt với các nguy cơ, khủng hoảng, xung đột và tạo ra sự sẵn sàng để nắm bắt mọi cơ hội kinh doanh, phát triển." - Ths Nguyễn Đình Thành nhận định. Tại Hội thảo, các doanh nghiệp cũng đã chia sẻ những câu chuyện về xây dựng văn hóa doanh nghiệp và phát triển thương hiệu. Phương Thanh

Hải quan Việt Nam hướng tới mục tiêu bảo vệ lợi ích chủ quyền quốc gia

TĐKT - Ngày 8/9, tại Tổng cục Hải quan, Báo Hải quan phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ - Tổng cục Hải quan tổ chức Tọa đàm với chủ đề Kỷ niệm 75 năm thành lập Hải quan Việt Nam “Vì mục tiêu bảo vệ lợi ích chủ quyền quốc gia”. Dự Tọa đàm có đại diện Bộ Tài chính; Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn; các đồng chí Phó Tổng cục trưởng: Nguyễn Dương Thái, Mai Xuân Thành, Lưu Mạnh Tưởng và 150 đại biểu đại diện các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan. Tọa đàm với chủ đề Kỷ niệm 75 năm thành lập Hải quan Việt Nam “Vì mục tiêu bảo vệ lợi ích chủ quyền quốc gia”. Buổi tọa đàm được tổ chức nhân kỷ niệm 75 năm thành lập Hải quan Việt Nam (10/9/1945 - 10/9/2020). Hải quan Việt Nam được thành lập theo Sắc lệnh số 27/SL do Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp thay mặt Chủ tịch Chính phủ lâm thời ký ngày 10/9/1945, chỉ 8 ngày sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều này khẳng định vai trò quan trọng không thể thiếu của lực lượng Hải quan đối với lịch sử phát triển của đất nước. Trải qua 75 năm xây dựng và phát triển, gắn liền với lịch sử đấu tranh cách mạng của đất nước, Hải quan Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh và trưởng thành về mọi mặt, luôn phấn đấu vì mục tiêu “Bảo vệ lợi ích chủ quyền quốc gia”. Trong bối cảnh tình hình chính trị, kinh tế thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, đất nước hội nhập quốc tế sâu rộng, Hải quan Việt Nam đã chủ động tham mưu cho Bộ Tài chính, Chính phủ nhiều giải pháp hữu hiệu nhằm thực thi chính sách quản lý nhà nước trong lĩnh vực hải quan, góp phần đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh cũng như tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại quốc tế. Song song đó, lực lượng Hải quan đóng góp vai trò quan trọng trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, góp phần bảo vệ an ninh kinh tế, an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng. Với vai trò là “người gác cửa nền kinh tế”, trong chiều dài lịch sử 75 năm qua, các thế hệ cán bộ, công chức Hải quan Việt Nam đã không ngừng phát huy truyền thống, đoàn kết, nhất trí, đề cao tinh thần trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ; nỗ lực phấn đấu, chủ động sáng tạo, thi đua lập nhiều thành tích xuất sắc, nỗ lực xây dựng Hải quan Việt Nam “Chuyên nghiệp - Minh bạch - Hiệu quả”. Trong 75 năm qua, Hải quan Việt Nam đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý. Trong đó, 2 lần được tặng Huân chương Hồ Chí Minh (năm 1995 và năm 2005). Chỉ tính trong 5 năm qua (2016 - 2020), toàn ngành đã có 28 tập thể được tặng Cờ thi đua của Chính phủ, 1 tập thể được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất, 1 tập thể được tặng Huân chương Độc lập hạng Ba, 7 tập thể được tặng Huân chương Lao động hạng Nhất, 29 tập thể và 44 cá nhân được tặng Huân chương Lao động hạng Nhì, 16 tập thể và 70 cá nhân được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba. Nhiều tập thể, cá nhân thuộc ngành Hải quan cũng được tặng thưởng Huân chương Chiến công các hạng trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại. Tại Hội nghị điển hình tiên tiến ngành Hải quan lần thứ VI  (tổ chức ngày 20/8 tại Hà Nội), Tổng cục Hải quan vinh dự được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất (tại Quyết định số 1456/QĐ-CTN ngày 19/8/2020). Nhân kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Hải quan Việt Nam, được sự nhất trí của lãnh đạo Tổng cục Hải quan, Báo Hải quan phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ (Tổng cục Hải quan) tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề Kỷ niệm 75 năm thành lập Hải quan Việt Nam “Vì mục tiêu bảo vệ lợi ích chủ quyền quốc gia” nhằm gặp gỡ, chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm với các khách mời là lãnh đạo Tổng cục Hải quan và một số đơn vị, lĩnh vực công tác tiêu biểu, có nhiều thành tích, dấu ấn nổi bật, có đóng góp to lớn của Hải quan Việt Nam trong thời kỳ phát triển kinh tế, hội nhập hiện nay. Buổi tọa đàm này sẽ góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm, bồi dưỡng tình cảm, ý chí phấn đấu cho toàn thể công chức, viên chức, người lao động ngành Hải quan nỗ lực thi đua, tiếp tục hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp đổi mới, phát triển và hội nhập của đất nước trong giai đoạn mới, xứng đáng với sự quan tâm, chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng, Chính phủ, Bộ Tài chính, sự hợp tác, giúp đỡ của các bộ, ngành, địa phương và sự tin cậy của nhân dân cả nước. Cuộc tọa đàm được tổ chức dưới hình thức trao đổi, thảo luận, tương tác giữa Báo Hải quan với khách mời, được chia làm 2 phiên thảo luận với nội dung: Phiên 1: Bảo vệ lợi ích chủ quyền, an ninh an toàn cộng đồng. Nội dung thảo luận trao đổi xoay quanh vấn đề thách thức đối với công tác quản lý hải quan trong bối cảnh hội nhập sâu rộng; sự chủ động và phối hợp tích cực đấu tranh của cơ quan Hải quan nhằm kịp thời phát hiện các hành vi buôn lậu, vi phạm; những chiến công xuất sắc của lực lượng kiểm soát hải quan; chia sẻ về sự vất vả, hy sinh, gian khó của cán bộ công chức Hải quan trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại. Phiên 2 là cải cách, hiện đại hóa mạnh mẽ, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại. Nội dung thảo luận, trao đổi xoay quanh tiến trình cải cách, hiện đại hóa của Hải quan Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, với những dấu ấn đậm nét trong lĩnh vực: Cải cách thể chế; cải cách đổi mới ứng dụng trong công nghệ; bài học kinh nghiệm trong triển khai tại địa phương, những đóng góp của đội ngũ cán bộ, công chức. Hồng Thiết      

Trang