Kinh tế

Kiến tạo thị trường bất động sản nông nghiệp

TĐKT - Ngày 26/12, dưới sự bảo trợ của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam tổ chức Hội thảo: “Kiến tạo thị trường bất động sản nông nghiệp: Thực trạng và kiến nghị chính sách”. Ông Đỗ Viết Chiến, Tổng Thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam phát biểu đề dẫn Hội thảo Phát biểu đề dẫn Hội thảo, ông Đỗ Viết Chiến, Tổng Thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho biết, hiện nay, khái niệm về thị trường bất động sản nông nghiệp tại Việt Nam vẫn chưa thực sự rõ ràng, thiếu tính nhất quán; nguồn lực tài sản đất đai, hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam vẫn chưa thực sự được vận hành theo cơ chế thị trường; cơ chế chính sách cho phát triển nông nghiệp nói chung và cho hoạt động đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nói riêng vẫn còn nhiều bất cập… Những khó khăn, vướng mắc nêu trên dẫn đến kết quả thực hiện chủ trương lớn của Đảng - Nhà nước về phát triển nông nghiệp còn hạn chế, chưa xứng với tiềm năng phát triển của nền nông nghiệp Việt Nam; chưa huy động được hết được nguồn lực và nhu cầu đầu tư vào nông nghiệp của các thành phần kinh tế. Trước thực trạng trên; Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho rằng: Việc xác định, công nhận bất động sản nông nghiệp là một loại hình sản phẩm bất động sản là điều cần thiết và phù hợp với nhu cầu thị trường (loại hình này đã có ở nhiều quốc gia). Việc đánh giá quy mô, tiềm năng phát triển; từ đó có các định hướng phát triển, đồng thời xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách, khung khổ pháp lý phù hợp cho loại hình này cũng là điều hết sức cấp thiết. Tham luận tại Hội thảo, TS. Lê Xuân Nghĩa khẳng định, phát triển thị trường mua bán đất đai nông nghiệp và xu hướng tập trung đất đai là tất yếu. Đó là xu hướng làm gia tăng sản lượng nông nghiệp, để áp dụng công nghệ, hiện đại hóa và tăng giá trị gia tăng cho đất nông nghiệp. Đây cũng là xu hướng ổn định nguồn cung và chất lượng nông sản để có thể tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Đồng thời, cũng là xu hướng tất yếu để thu hút lao động nông nghiệp ra khỏi khu vực nông thôn, tham gia vào các khu vực khác như công nghiệp, thương mại – dịch vụ. Vấn đề đặt ra là, Chính phủ phải có một chiến lược toàn diện về việc giải quyết những vướng mắc của thị trường bất động sản nông nghiệp. Quan trọng nhất là đầy đủ nền tảng pháp lý, tạo sự an toàn, dài hạn cho nhà đầu tư. Trên cơ sở đó, mới tập trung được nguồn lực đất đai để đi vào sản xuất lớn. Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Minh Phong khẳng định, thị trường bất động sản nông nghiệp có nhiều tiềm năng, cần được tiếp tục gỡ nút thắt, phát triển gắn với phát triển vùng nông nghiệp kết hợp du lịch trải nghiệm và các sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng xung quanh… để gia tăng cơ hội và tác động lan tỏa, liên ngành cả về kinh tế và xã hội. Tại Hội thảo, các chuyên gia đã tập trung làm rõ khái niệm, đặc điểm, những nhân tố tác động, bối cảnh của “bất động sản nông nghiệp”, “thị trường bất động sản nông nghiệp” Việt Nam; phân tích thực trạng và tiềm năng, cơ hội và nhu cầu phát triển của thị trường bất động sản nông nghiệp tại Việt Nam nói chung và các địa bàn trọng điểm nói riêng; phân tích làm rõ những vướng mắc pháp lý, chính sách và kiến nghị giải pháp phát triển bền vững thị trường bất động sản nông nghiệp tại Việt Nam… Tập trung kiến nghị chính sách đất đai cho nông nghiệp cần phải điều chỉnh, gồm: Quy hoạch sử dụng; giao cho thuê đất; quyền của chủ thể sử dụng; hạn mức và thời hạn giao cho thuê; hạ tầng phục vụ các giao dịch về quyền sử dụng đất và thu hồi đất; phân tích mô hình và kinh nghiệm quốc tế về phát triển thị trường bất động sản nông nghiệp và khả năng áp dụng cho Việt Nam. Các chuyên gia đều thống nhất cho rằng, những khó khăn về tích tụ, tập trung đất đai nông nghiệp đang là một trong những rào cản khiến doanh nghiệp khó đầu tư sản xuất ngành nông nghiệp quy mô lớn. Vấn đề này cần được giải quyết khi sửa đổi các luật và văn bản nghị định liên quan. Sau Hội thảo; Ban Tổ chức sẽ có văn bản kiến nghị lên Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước liên quan về các vấn đề được nêu trong Hội thảo; đặc biệt là định hướng xây dựng khung khổ pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường này. Phương Thanh

VNPT đảm bảo tốc độ truy cập internet chiều đi quốc tế trong lúc ba tuyến cáp quang biển gặp sự cố

TĐKT - Để khắc phục sự cố trên tuyến cáp AAG xảy ra vào sáng 22/12 đã làm mất tổng dung lượng 1.100 GB đi quốc tế qua hướng cáp này. VNPT sẽ thực hiện tốt và đảm bảo tốc độ truy cập internet chiều đi quốc tế trước sự cố. Tốc độ internet vẫn đảm bảo Dung lượng kết nối đi quốc tế của VNPT vẫn gần như không ảnh hưởng nhờ những sự chuẩn bị từ lâu của nhà mạng. Khách hàng của VNPT sẽ thấy tốc độ truy cập internet của mình gần như không bị suy giảm so với thông thường. Đó là nhờ việc xây dựng đường truyền quốc tế mới cộng với các biện pháp san tải đã được tối ưu, cùng với đó là tổng dung lượng khai thác của VNPT trên các tuyến cáp này chỉ chiếm tỷ lệ khá nhỏ. Cáp quang biển Cụ thể, VNPT đã đưa vào khai thác điểm đường truyền internet quốc tế mới tới Hồng Kông – trung tâm dữ liệu lớn nhất khu vực. Đường truyền này giúp VNPT tiết kiệm thời gian điều chỉnh định tuyến và cân tải lưu lượng cũng như thời gian tối ưu lưu lượng cho khách hàng, do đó chất lượng dịch vụ (QoS - Quality of Service) cho khách hàng luôn được đảm bảo. Việc mở thêm biên mạng (POP – Point Of Presence) tại Hồng Kông vào cuối năm 2018 đã đảm bảo khách hàng VNPT có đường truyền internet ổn định ngay cả khi gặp sự cố đứt cáp quang biển quốc tế. Đây cũng là dấu ấn của VNPT khẳng định vị thế nhà cung cấp dịch vụ internet hàng đầu Việt Nam. Nhờ đó, trong thời gian các tuyến cáp trên xảy ra sự cố, việc truy cập internet quốc tế, đặc biệt là các dịch vụ phổ dụng như Gmail, Google, Facebook hay Youtube vẫn được đảm bảo. Khách hàng VNPT có thể yên tâm sử dụng dịch vụ, kể cả vào giờ cao điểm. Kiểm tra, khắc phục sự cố Việc mở rộng biên mạng quốc tế nằm trong lộ trình đảm bảo quy hoạch về phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng đến năm 2020 của VNPT nhằm đảm bảo ít nhất 60% người dùng internet băng rộng sẽ được tiếp cận đường truyền tối thiểu 25 Mbps. VNPT hiện đang sở hữu cơ sở hạ tầng mạng lưới viễn thông hiện đại, rộng khắp, kết nối trực tiếp với hơn 240 quốc gia và trung tâm kinh tế, tài chính khu vực trên toàn thế giới. VNPT cũng là đơn vị duy nhất sở hữu mạng thông tin vệ tinh tại Việt Nam. Tổng dung lượng Internet quốc tế của VNPT đạt trên 4.000 Gbps và sẽ tiếp tục được nâng lên trong thời gian tới. Mạng truyền dẫn liên tỉnh của VNPT vào loại lớn và mạnh nhất Việt Nam với tổng dung lượng trên 24.000 Gbps. Hệ thống cáp quang được đưa tới tận nhà thuê bao (băng thông 10-1000 Mbps) đã triển khai tại 63 tỉnh thành, phủ sóng tới 96% số xã trên cả nước. Các dịch vụ vẫn “chạy tốt” Trước đó, theo kết quả đo kiểm Speedtest của Tổ chức Ookla đối với dịch vụ băng rộng và cố định, với tốc độ download đạt 64Mbps và tốc độ upload đạt 65,07Mbps ghi nhận trong kỳ đo kiểm, VNPT được công nhận là nhà mạng có tốc độ truy cập internet số 1 Việt Nam. Đây là tốc độ lý tưởng để người dùng thỏa sức xem phim online, chơi game hay livestream trên mạng xã hội mà không lo tình trạng chậm, đứng hình. Nhờ đó, mặc dù sự cố trên các tuyến cáp quang biển đang xảy ra, người dùng các dịch vụ như truyền hình MyTV hay cáp quang FilberVNN của VNPT gần như không nhận thấy bất kỳ sự suy giảm nào trong tốc độ đường truyền của mình. Đây cũng là lợi thế của người dùng các dịch vụ của VNPT so với các đối thủ khác mỗi khi có sự cố cáp quang biển xảy ra. Trong năm 2019, lợi thế về sự ổn định của đường truyền tốc độ cao đã giúp dịch vụ MyTV có sự tăng trưởng đột phá về thuê bao phát triển mới, với hơn 750.000 thuê bao, tăng 210% so với thực hiện năm 2018. Hiện tại, MyTV cung cấp 3 gói cước trên ứng dụng bao gồm gói: Chuẩn, Nâng cao, VIP. Các gói MyTV đều tích hợp sẵn chùm kênh VTVcab cùng nhiều kênh trong nước và quốc tế hấp dẫn, giá chỉ từ 42.000 đồng/tháng. Khách hàng cũng có thể bổ sung các gói kênh K+, Fim+, Danet… theo sở thích giải trí của gia đình. Cũng nhờ lợi thế đường truyền, VNPT đã ra mắt nhóm gói cước HOME tích hợp internet cáp quang và truyền hình theo tiêu chuẩn chất lượng mới, siêu tốc độ và hỗ trợ trải nghiệm 4K. Với mức giá chỉ từ 189.000 đồng/tháng, khách hàng được cung cấp đường truyền Internet có băng thông tương ứng từ 30Mbps - 50Mbps, thoải mái thưởng thức xem phim, truyền hình 4K (Ultra HD) hay các dịch vụ trực tuyến như livestream, video call, video conference, game online… Tốc độ của các gói cước đảm bảo đường truyền mượt mà cho nhiều người dùng, nhiều thiết bị, ứng dụng cùng lúc, thích hợp cho mức độ sử dụng của cả gia đình nhiều thành viên hay hộ kinh doanh nhỏ. Những hạn chế về đường truyền trước đây như độ trễ, giật đều sẽ được giảm thiểu tối đa, duy trì kết nối nhanh chóng, ổn định cho người dùng. La Giang                

Kho bạc Nhà nước đạt bước đột phá mới trong thực hiện báo cáo tài chính

TĐKT - Với những nỗ lực không ngừng, Kho bạc nhà nước đã đạt được kết quả cao, tạo bước đột phá mới trong việc thực hiện báo cáo tài chính. Phó Tổng Giám đốc Kho bạc nhà nước (KBNN) Nguyễn Quang Vinh cho biết, tính đến hết ngày 15/12/2019, lũy kế thu ngân sách Nhà nước (NSNN) trong cân đối đạt 1.414.290 tỷ đồng, bằng 100,21% so với dự toán năm 2019 được giao. Trong đó: Thu nội địa đạt 1.146.202 tỷ đồng, bằng 97,67% so với dự toán năm; thu từ dầu thô đạt 53.297 tỷ đồng, bằng 119,5% so với dự toán năm; thu từ xuất nhập khẩu đạt 332.762 tỷ đồng, bằng 110,74% so với dự toán năm. Phó Tổng Giám đốc Kho bạc nhà nước Nguyễn Quang Vinh Đối với chi thường xuyên, tính đến ngày 15/12/2019, hệ thống KBNN đã thực hiện kiểm soát đạt 846.353 tỷ đồng, đạt 81,2% dự toán chi thường xuyên của NSNN qua KBNN (không bao gồm chi trả nợ, viện trợ, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, dự phòng). Thông qua công tác kiểm soát chi NSNN, các đơn vị KBNN đã phát hiện 21.985 khoản chi chưa đủ thủ tục theo quy định, đã yêu cầu bổ sung các thủ tục cần thiết và số tiền thực từ chối thanh toán là 79 tỷ đồng. (Dự toán chi thường xuyên năm 2019 của NSNN qua KBNN không bao gồm số tạm ứng và dự toán từ năm trước chuyển sang là: 1.042.816 tỷ đồng). Bên cạnh đó, chi đầu tư xây dựng cơ bản, tính đến ngày 15/12/2019, lũy kế vốn đầu tư thuộc kế hoạch năm 2019 kiểm soát chi qua KBNN giải ngân là 257.455,8 tỷ đồng đạt 61,8% kế hoạch chính phủ giao; đạt 60% kế hoạch Quốc hội giao. Chính những nỗ lực ấy đã giúp KBNN thu được kết quả khả quan. Thứ nhất, về thu NSNN, năm qua KBNN đã thực hiện cải cách, hiện đại hóa công tác quản lý thu, thực hiện thu trực tuyến theo dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 4. Kết quả: Đến 15/12 thu đạt 100,21% dự toán được giao. Đến thời điểm hiện nay, thu ngân sách Trung ương (NSTW) mới đạt 96%, một số địa phương chưa hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách. Do đó, thời gian còn lại đến 31/12, KBNN sẽ cùng các cơ quan phấn đấu đạt tổng thu tối thiểu vượt 5%; phấn đấu thu NSTW và thu ngân sách của từng địa phương sẽ đạt dự toán. Thứ hai, về chi NSNN, KBNN tiếp tục cải cách, hiện đại hóa công tác kiểm soát chi với điểm nhấn là đã đưa dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 4 áp dụng cho tất cả các đơn vị dự toán có giao dịch với KBNN tỉnh và KBNN thị xã, quận. Đối với giải ngân và chi đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB), ông Vinh đánh giá tính đến ngày 15/12 đạt 61,8%, đây là một chỉ tiêu không cao. Trên cơ sở kiểm soát chi của gần 120 nghìn đơn vị dự toán trên toàn quốc, đã tổng hợp thống kê đầy đủ các nguyên nhân khách quan và chủ quan để báo cáo với Bộ Tài chính, Bộ Tài chính đã tham gia với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 94/NQ-CP để thúc đẩy phân bổ và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư năm 2019. Qua theo dõi của KBNN, Nghị quyết này đã đi vào cuộc sống và đang có chuyển biến tích cực. KBNN dự báo đến 31/1/2020 là hết thời điểm thanh toán vốn đầu tư thuộc niên độ ngân sách năm 2019 sẽ giải ngân trên 88% cho đầu tư XDCB. Thứ ba, đối với quản lý ngân quỹ có nhiều cải cách. Một trong những cải cách quan trọng, đột phá của KBNN đó là hình thành nên một tài khoản duy nhất. Cuối ngày, tất cả tiền gửi của KBNN nằm rải rác tại các ngân hàng thương mại sẽ về 0, tức là số dư chuyển hết về Ngân hàng Nhà nước. Khi chuyển về, mang lại một số lợi ích như: Hỗ trợ chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Kết quả cụ thể là có nguồn ngân quỹ nhàn rỗi chủ động điều hành, KBNN đã tham mưu và Bộ Tài chính ban hành Thông tư giảm chi phí tạm ứng tồn ngân cho NSTW cũng như ngân sách địa phương (NSĐP) từ 0,15%/tháng xuống còn 0,1%/tháng. Cùng với tiết kiệm lãi suất tạm ứng bội chi, tính sơ bộ, tiết kiệm này của Kho bạc cho NSTW và NSĐP là trên 2.600 tỷ đồng. Đồng thời, dùng nguồn ngân quỹ tạm thời nhàn rỗi gửi có kỳ hạn ở các ngân hàng thương mại tạo nên thặng dư và đã nộp NSNN được 5.000 tỷ đồng. Đây cũng chính là năm đầu tiên KBNN có thặng dư và nộp về ngân sách 5.000 tỷ đồng. Thứ tư, đối với công tác huy động vốn năm 2019, KBNN cũng có nhiều đổi mới. Đặc biệt KBNN đã bám sát tình hình tồn ngân của NSTW cũng như tiến độ thu vào NSNN. KBNN đã thường xuyên điều chỉnh các kỳ phát hành. Khối lượng phát hành đầu năm giao là 307 nghìn tỷ đồng, KBNN đã trình Bộ điều chỉnh giảm nhiệm vụ huy động vốn trong năm 2019 nhằm mục tiêu tiết kiệm chi phí lãi vay cho NSNN. Tính đến 15/12/2019, KBNN đã huy động được hơn 229.400 tỷ đồng, đạt số lượng phát hành. Lãi suất giảm so với năm 2018 là 0,2% và kỳ hạn dài hơn là xấp xỉ 1 năm. Thứ năm, năm 2019 là năm đầu tiên KBNN thực hiện báo cáo tài chính nhà nước (BCTCNN). Việc thực hiện BCTCNN này rất công phu, tổng hợp từ 53 nghìn đơn vị trên toàn quốc. Đây là một khâu đột phá. Theo thống kê, hiện nay trên toàn thế giới mới có khoảng 25 quốc gia có BCTCNN và BCTCNN này thực hiện chuẩn theo thông lệ quốc tế. Thứ sáu, thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW của Trung ương, KBNN tiếp tục đẩy mạnh tinh gọn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả. Cụ thể, đã sáp nhập 15 KBNN thành phố vào KBNN cấp tỉnh. Có nghĩa từ năm 2019, KBNN tỉnh thực hiện giao dịch với tất cả các đơn vị đóng trên địa bàn tỉnh, không còn đơn vị cấp huyện nằm trên địa bàn; đồng thời giảm cấp phòng từ 7 phòng xuống 5 phòng. Riêng Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, mỗi đơn vị giảm 3 phòng; tổng số giảm là 128 phòng, đạt 28%. Thứ bảy, về cải cách hành chính (CCHC), năm 2019, KBNN đẩy mạnh CCHC ở tất cả các khâu chuyên môn nghiệp vụ và được Bộ Tài chính đánh giá là 1 trong 2 đơn vị đi đầu trong ngành tài chính về tiến độ thực hiện CCHC. Phát huy thành tích đã đạt được, năm 2020, KBNN sẽ tiếp tục tăng cường kỳ hạn phát hành, giảm lãi suất phát hành và kéo dài kỳ hạn danh mục còn lại của trái phiếu. Cùng với đó, KBNN sẽ bám sát tình hình diễn biến thị trường để tổ chức phát hành trái phiếu chính phủ cho phù hợp. Hồng Thiết    

Xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, phát triển bền vững

TĐKT - Trong năm 2019, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã nỗ lực bám sát thực tiễn, vượt qua khó khăn, thách thức, triển khai quyết liệt các giải pháp đẩy mạnh tái cơ cấu gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng trên tất cả các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Nhờ đó, toàn ngành vẫn duy trì được đà tăng trưởng khá và đạt được những kết quả tích cực, nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch đề ra. Ứớc tính, tốc độ tăng GDP toàn ngành đạt khoảng 2,2% (trong đó thủy sản tăng cao 6,12%, lâm nghiệp tăng khá 3,98%). Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp Một trong những điểm sáng của ngành trong năm qua, đó là công tác mở cửa thị trường, xúc tiến thương mại nông lâm thủy sản được chú trọng, kịp thời giải quyết các vướng mắc để thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản (NLTS) sang các thị trường tuyền thống và mở rộng thêm đối với các thị trường có tiềm năng... Năm 2019, mặc dù khó khăn về thị trường, giá hầu hết các mặt hàng nông sản giảm từ 10 - 15%, nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu NLTS năm 2019 dự kiến đạt 41,3 tỷ USD tăng khoảng 3,2% so với với năm 2018 (riêng lĩnh vực lâm nghiệp đạt trên 11,2 tỷ USD, tăng 19,2%). Thặng dư thương mại toàn ngành ước đạt mức kỷ lục 10,4 tỷ USD, tăng 19,3% so với năm 2018. Bộ NN&PTNT đã chủ động triển khai rà soát, điều chỉnh chiến lược, quy mô và cơ cấu sản xuất phù hợp với lợi thế, nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; xây dựng chuỗi liên kết chặt chẽ giữa người sản xuất với các doanh nghiệp trong chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Các quy trình sản xuất tiên tiến, thân thiện với môi trường (như VietGAP, Global GAP...) được phổ biến nhân rộng. Năm 2019 diện tích được chứng nhận VietGAP là 39,3 nghìn ha. Đồng thời, Bộ đã cùng các địa phương, doanh nghiệp đang tiến hành xây dựng các chuỗi liên kết một số sản phẩm chủ lực như: Chuỗi liên kết cá tra ba cấp chất lượng cao vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL); chuỗi liên kết ngành hàng lâm sản chủ lực; chuỗi liên kết ngành hàng lúa gạo của 10.000 hộ trồng lúa ở vùng ĐBSCL. Năm 2019, cả nước đã thành lập mới được 6 Liên hiệp HTX nông nghiệp, 1.455 HTX nông nghiệp, nâng tổng số lên 45 Liên hiệp HTX nông nghiệp, 15.434 HTX nông nghiệp, trong đó có 72,89% số HTX hoạt động hiệu quả (năm 2018 là 55%). Tỷ lệ HTX tham gia dịch vụ tiêu thụ nông sản cho xã viên tăng từ dưới 10% trước đây lên 24,5%. Cùng với sự tác động của nhiều chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản, công nghiệp phụ trợ đã từng bước được nâng cao năng lực, một số tập đoàn kinh tế lớn đã chú trọng đầu tư vào chế biến sản phẩm nông nghiệp. Năm 2019 có 17 dự án với tổng mức đầu tư trên 20.000 tỷ đồng được khởi công, khánh thành, đi vào hoạt động, giúp nâng cao chất lượng, mẫu mã và đa dạng các mặt hàng nông sản, lâm, thủy sản. Bộ đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp về cơ chế chính sách để khuyến khích, tạo điều kiện thu hút các tổ chức, cá nhân tham gia ứng dụng khoa học công nghệ tạo các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao ở ba trục sản phẩm, gồm: Nhóm sản phẩm chủ lực cấp quốc gia; nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh; nhóm sản phẩm địa phương (OCOP). Theo đó, nhiều nhóm sản phẩm chủ lực cấp quốc gia, cấp tỉnh có hàm lượng ứng dụng KHCN rất cao được áp dụng từ khâu sản xuất giống, nuôi trồng, chế biến như: Tôm, cá tra…; có hàng chục doanh nghiệp lớn ứng dụng công nghệ cao, tiên tiến ngang tầm khu vực và thế giới. Cùng với đó, nhờ chủ động, quyết liệt, đồng bộ của cả hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương, công tác phòng, chống dịch bệnh, công tác thủy lợi và phòng, chống thiên tai đã có nhiều chuyển biến tích cực. Chương trình Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) đã về đích sớm trước một năm rưỡi. Đến hết năm 2019, cả nước có trên 4.806 xã (54%) đạt chuẩn nông thôn mới, bình quân cả nước đạt 15,66 tiêu chí/xã, không còn xã dưới 5 tiêu chí, hoàn thành trước 1,5 năm và vượt mục tiêu 10 năm (2010 - 2020). Đồng thời, có 63 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và xuất hiện địa phương có xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Có 112/664 đơn vị cấp huyện (16,86%) của 41 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn nông thôn mới; có 8 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Có 94% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh (tăng 2% so với năm 2018, tăng 8% so với năm 2015), vượt mục tiêu đề ra vào năm 2020. Tại Hội nghị trực tuyến tổng kết ngành năm 2019 và triển khai kế hoạch năm 2020, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết: Trong giai đoạn tới, trước các bối cảnh và yêu cầu mới; định hướng tổng thể phát triển ngành là: Tiếp tục cơ cấu lại nông nghiệp gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và xây dựng và nông thôn mới; tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị với 3 nhóm sản phẩm chủ lực; khai thác và tận dụng tốt lợi thế nền nông nghiệp nhiệt đới, xây dựng và phát triển vùng chuyên canh hàng hóa chất lượng cao, quy mô lớn đạt tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm; kết nối nông nghiệp với công nghiệp chế biến, bảo quản và thị trường, xuất khẩu, với chuỗi giá trị toàn cầu; tổ chức liên kết chặt chẽ giữa các địa phương trong vùng, tạo đột phá trong phát triển nhanh, bền vững, nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh. Nâng cao chất lượng, hiệu quả xây dựng nông thôn mới, cải thiện nhanh hơn đời sống của nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường. Năm 2020 là năm có ý nghĩa quan trọng, bứt phá, về đích hoàn thành Kế hoạch 5 năm 2016 – 2020; nhất là diễn ra Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII. Chỉ tiêu cơ bản năm 2020 của ngành NN&PTNT là: Tốc độ tăng trưởng GDP ngành 2,8 - 3%; tốc độ tăng giá trị sản xuất NLTS khoảng 2,9 - 3,05%; kim ngạch xuất khẩu NLTS trên 42 tỷ USD; tỷ lệ che phủ rừng 42%; tỷ lệ xã đạt chuẩn NTM 59%; ít nhất 121 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh 96%; thành lập mới 2.000 HTX nông nghiệp; cả nước có 17.000 HTX nông nghiệp. Để thực hiện thắng lợi những mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, toàn ngành xác định “Xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, hội nhập quốc tế, thích ứng với biển đổi khí hậu, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới phồn vinh và văn minh." Nguyệt Hà

EVFTA tác động đáng kể đến triển vọng thị trường và ngành dịch vụ logistics Việt Nam

TĐKT - Sáng 24/12, tại Hà Nội, Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công thương) phối hợp với Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh tổ chức Hội thảo "Nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển logistics gắn với đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Liên minh châu Âu". Quang cảnh Hội thảo Hội thảo nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam hiểu rõ hơn những cam kết của EVFTA trong các lĩnh vực ảnh hưởng tới ngành dịch vụ logistics của Việt Nam và có cái nhìn sâu rộng hơn về cơ hội, thách thức, tác động mà EVFTA mang lại. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 11 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu của nước ta đạt 241,7 tỷ USD, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm 2018, đạt chỉ tiêu 7 - 8% của Quốc hội giao; kim ngạch nhập khẩu đạt 230,7 tỷ USD, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 472 tỷ USD trong 11 tháng đầu năm. Với tiến độ như hiện nay, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sẽ vượt mốc 500 tỷ USD vào nửa sau tháng 12/2019. Bà Đinh Bảo Linh, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại (Bộ Công Thương) cho biết: Ngày 30/6/2019, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đã được ký và hiện hiệp định đang trong quá trình phê chuẩn nội bộ để chính thức có hiệu lực. Theo đó, dịch vụ logistics như vận tải, hỗ trợ vận tải… có các cam kết mở cửa mạnh hơn đáng kể so với Hiệp định thương mại quốc tế (WTO). Với tốc độ phát triển hàng năm đạt 16 - 20%, dự kiến EVFTA sẽ giúp gia tăng nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics và có tác động đáng kể đến triển vọng thị trường và ngành dịch vụ logistics Việt Nam, tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam có thể tiếp cận thị trường EU đầy tiềm năng với 512 triệu dân. Ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ cho biết, EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, quan hệ thương mại giữa Việt Nam - EU năm 2019 tăng 13,6 lần. Lợi nhuận lớn nhất là từ các cảng biển lớn, vận tải chiếm tới 46% tổng giá trị thị trường logistics. Theo ông Tạ Hoàng Linh, trước cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ trong EVFTA, quan hệ thương mại trong khuôn khổ hiệp định này có thể làm tăng nhu cầu vận chuyển không chỉ giữa EU và Việt Nam mà còn cả EU với Đông Nam Á. Với EVFTA, dự kiến kim ngạch xuất khẩu sang các nước EU sẽ tăng mạnh trong thời gian tới, tác động tích cực đến triển vọng thị trường và phát triển của ngành logistics Việt Nam. Về những thách thức đối với ngành dịch vụ logistics Việt nam, ông Nguyễn Cảnh Cường, Tham tán thương mại Việt Nam tại Anh khẳng định, các chủ doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải lựa chọn: Tăng trưởng hay bị thôn tính. Khi thị trường được mở rộng, các doanh nghiệp sẽ phải đồng thời đối diện với gia tăng sức ép, cạnh tranh và có thể bị mất nhân lực giỏi vào tay đối thủ. Tuy nhiên, cơ hội sẽ có nhiều, nhất là đối với người lao động. Người lao động sẽ có thêm cơ hội việc làm, thêm cơ hội nâng cao kỹ năng nghề nghiệp; tăng thu nhập và phúc lợi. Đặc biệt, đối với nền kinh tế nước ta, cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài, cùng công nghệ hiện đại và phương pháp quản trị tiên tiến trong lĩnh vực logistics sẽ gia tăng. Phương Thanh  

Lễ hội Dây tây Hàn Quốc 2019

TĐKT – Diễn ra từ ngày 20/12 – 23/12, Lễ hội Dây tây Hàn Quốc 2019 tiếp tục mang tới không khí nhộn nhịp tại chuỗi siêu thị K-market Hà Nội. Nhiều khách hàng đã tìm tới đây để nếm thử hương vị và lựa chọn cho gia đình mình những trái dâu tươi ngon, an toàn cho sức khỏe. Trái dâu tây Hàn Quốc được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng Tại Lễ hội dịp này, K-market giới thiệu tới người tiêu dùng Thủ đô sản phẩm dâu tây giống Maehyang đến từ Gimhae (Hàn Quốc). Đó là những trái dâu được lựa chọn kỹ càng từ nhà kính, kết hợp với công nghệ bảo quản mát giúp giữ được độ tươi ngon của quả. Dâu tây Maehyang có độ ngọt cao, quả đỏ, mọng nước. Đặc biệt, dâu tây Hàn Quốc chứa hàm lượng lớn vitamin (A, B1, B2, C) và chất khoáng (K, Na, Fe…), lượng đường Fructose cao. Đây là tính ưu việt của quả dâu tây, giúp tăng sức đề kháng, chống nhiễm trùng, nhiễm độc, cảm cúm và chống stress, chống lão hóa, giảm tác hại của thuốc lá. Nước dâu tây là thức uống giải khát rất được ưa chuộng. Bà Kim Chin Hi, Ban Lưu thông nông sản TP Gimhae cho biết: Tại Gimhae có khoảng 200.000 m2 trồng dâu tây. Năm vừa rồi, chúng tôi đã xuất khẩu được 45 tấn dâu tây tới Việt Nam, dự kiến con số này sẽ tăng lên thành 60 tấn vào năm sau. Chúng tôi hy vọng rằng, ngoài dâu tây, thời gian tới, Gimhae có thể xuất khẩu thêm quả hồng, một loại nông sản đặc trưng khác của thành phố tới thị trường Việt Nam. Lễ hội Dây tây Hàn Quốc 2019 diễn ra tại K-market Golden Palace, K-market Keangnam, K-market Goldmark Sapphire. Minh Phương

Hội thảo “Khoa học công nghệ - giải pháp cho phát triển nông nghiệp bền vững”

TĐKT - Trong khuôn khổ chương trình tuyên dương và trao giải thưởng Lương Định Của năm 2019, ngày 19/12, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) tổ chức Hội thảo “Khoa học công nghệ - giải pháp cho phát triển nông nghiệp bền vững”. Hơn 100 đại biểu, khách mời cùng 34 gương thanh niên điển hình đã tham gia Hội thảo. Quang cảnh Tọa đàm Tại Hội thảo, GS.TS Lê Huy Hàm, nguyên Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp đã trình bày chuyên đề “Xu hướng phát triển nông nghiệp bền vững trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0”. Trong đó nêu ra những thách thức đối với ngành nông nghiệp hiện nay: Quỹ đất dành cho nông nghiệp ngày càng thu hẹp, đất ít khả năng phục hồi, ô nhiễm môi trường..., ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Qua đó, GS.TS Lê Huy Hàm nêu ra các xu hướng phát triển nông nghiệp bền vững trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0. Hội thảo thu hút sự tham gia của 34 gương thanh niên điển hình Các đại biểu cũng được lắng nghe Tiến sĩ Nghiêm Quốc Đạt, Trưởng Phòng Phát triển dự án – Văn phòng các chương trình KHCN Quốc gia giới thiệu về chính sách hỗ trợ của các chương trình KHCN Quốc gia cho doanh nghiệp/ tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Bên cạnh đó, Hội thảo cũng lắng nghe những chia sẻ của đại diện một số dự án nông nghiệp tiêu biểu đã được hỗ trợ từ các chương trình KHCN Quốc gia. Chiều cùng ngày, các gương thanh niên nông thôn điển hình cũng được tập huấn kỹ năng bán hàng trên các trang thương mại điện tử, nghe chia sẻ từ các đại diện của các trang thương mại điện tử về yêu cầu các sản phẩm nông nghiệp giao dịch trên các trang thương mại điện tử. Đây cũng là dịp để các nhà nông trẻ từng bước tiếp cận và làm chủ kinh doanh trong thời đại số. Mai Thảo

Hội thảo khoa học về phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

TĐKT - Sáng 19/12, Khoa Quản lý Kinh doanh, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp”. Hội thảo được tổ chức nhằm báo cáo các kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học của Khoa Quản lý Kinh doanh và cùng thảo luận những vấn đề, thực trạng cũng như các chính sách, quy định pháp luật liên quan đến nền kinh tế tư nhân tại Việt Nam hiện nay. GS.TS. Đinh Văn Tiến, Phó Hiệu trưởng phát biểu tại Hội thảo Dự Hội thảo có GS.TS. Đinh Văn Tiến, Phó Hiệu trưởng; Phó Hiệu trưởng Trần Đức Minh cùng đại diện lãnh đạo các đơn vị, phòng ban chức năng trong nhà trường. TS. Đoàn Hữu Xuân, Chủ nhiệm Khoa Quản lý Kinh doanh phát biểu tại Hội thảo Báo cáo đề dẫn tại Hội thảo, TS. Đoàn Hữu Xuân, Chủ nhiệm Khoa Quản lý Kinh doanh cho rằng, đối với Việt Nam, phát triển kinh tế tư nhân để khởi động một bộ phận quan trọng có nhiều tiềm năng, gia tăng quy mô và nội lực kinh tế của đất nước. Về chính trị thì phát triển kinh tế tư nhân là thực quyền làm chủ của nhân dân, huy động rộng rãi mọi nguồn lực vào phát triển. Sự xuất hiện ngày càng nhiều các chủ thể sản xuất, kinh doanh trong tất cả các ngành, các lĩnh vực là giải pháp cơ bản tăng quy mô nền kinh tế, biến tiềm năng thành khả năng hiện thực. Từ vị trí mới, kinh tế tư nhân sẽ là nội lực tạo thành một đối chứng năng động cùng với các khu vực kinh tế khác hợp tác, cạnh tranh và phát triển. TS. Đoàn Hữu Xuân cũng bày tỏ mong muốn thông qua hội thảo lần này, các nhà khoa học tham dự sẽ đưa ra những ý kiến, giải pháp hữu hiệu để phát triển nền kinh tế tư nhân dưới sự tác động đa chiều của công nghệ 4.0. Phát biểu tại Hội thảo, GS.TS. Đinh Văn Tiến, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết, kinh tế tư nhân là nhân tố đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong những năm gần đây. Việc cải cách môi trường, thể chế, dỡ bỏ rào cản gia nhập thị trường đã tạo ra không khí phấn chấn, khuyến khích tinh thần kinh doanh, củng cố niềm tin của các doanh nghiệp tư nhân vào chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, nền kinh tế tư nhân cũng còn gặp một số khó khăn, thách thức nhất định cần được tháo gỡ, giải quyết. GS. TS. Đinh Văn Tiến hy vọng các tham luận được trình bày trong Hội thảo sẽ chỉ rõ những vấn đề vướng mắc của nền kinh tế tư nhân trong giai đoạn hiện nay để đưa ra giải pháp hữu dụng, qua đó góp phần nâng cao hoạt động nghiên cứu khoa học của các cán bộ, giảng viên trong Khoa Quản lý Kinh doanh. Hội thảo gồm có 2 phần: Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam - Cơ sở lý luận và thực tiễn; vai trò động lực của kinh tế tư nhân đối với sự phát triển của nền kinh tế - thực trạng và giải pháp. Các tham luận tại Hội thảo đã bàn luận một cách sâu sắc về những vấn đề liên quan đến nền kinh tế tư nhân, mang đến những cái nhìn toàn diện và đầy đủ về hình thức kinh tế này, đồng thời, cũng đưa ra những khuyến nghị chính sách hợp lý nhằm quản lý, phát triển cũng như kiểm soát nó hiệu quả hơn trong thời gian tới.                                                                                 Tin: Thu Hương                                                                                 Ảnh: Việt Anh

Bàn giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản

TĐKT - Sáng 19/12, tại Hà Nội, Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị bàn giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản theo Luật Thủy sản năm 2017. Hội nghị được tổ chức nhằm đánh giá kết quả cũng như tồn tại, khó khăn và đưa ra định hướng, giải pháp cho công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản theo quy định của Luật Thủy sản 2017, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật và thực hiện thành công Nghị quyết số 36/NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045. Toàn cảnh Hội nghị Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, Việt Nam được đánh giá là một trong 16 quốc gia có đa dạng sinh học cao trên thế giới với khoảng hơn 11.000 loài sinh vật; cùng đó là đa dạng về cảnh quan tự nhiên, sinh thái và nguồn lợi hải sản, đóng vai trò quan trọng cho hoạt động khai thác hải sản, phát triển ngành kinh tế biển nói chung, kinh tế thủy sản nói riêng. Đến nay, tổng diện tích vùng biển thuộc các khu bảo tồn đã đi vào hoạt động là 133.766 ha (11/16 khu), tương ứng 0,134% diện tích vùng biển tự nhiên của Việt Nam, đạt 55,8% so với mục tiêu được phê duyệt. Năm 2019, trên cả nước có 54/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản với quy mô lớn, tổng số giống thủy sản được thả xuống các thủy vực tự nhiên là 91,3 triệu con gấp hơn 2 lần so với năm 2018. Công tác phục hồi hệ sinh thái và bảo vệ môi trường sống các loài thủy sản cũng được quan tâm... Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến khẳng định: Trong những năm qua ngành thủy sản đã phát triển tạo ra nhiều sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu có giá trị kinh tế cao đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ an ninh, chủ quyền biển đảo của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, ngành thủy sản Việt Nam cũng đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức như: Sự suy giảm nguồn lợi thủy sản ở cả vùng biển và vùng nội địa; ô nhiễm rác thải nhựa, môi trường nước, môi trường sống của các loài thủy sản do sự phát triển của một số ngành kinh tế (công nghiệp, du lịch…); suy thoái hệ sinh thái thủy sinh như: Hệ sinh thái san hô, hệ sinh thái cỏ biển… Chính vì vậy, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, nếu không có tư duy đúng về bảo tồn biển sẽ phải gánh chịu hậu quả lớn. Việc Luật Thủy sản năm 2017 được Quốc hội thông qua được đánh giá là bước ngoặt lớn trong việc định hướng, các giải pháp cho bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trong thời gian tới. Để bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, ông Lê Trần Nguyên Hùng - Vụ trưởng Vụ Bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản đề ra một số giải pháp: Tổ chức nghiên cứu, xây dựng chính sách thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản; chính sách về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản theo quy định pháp luật. Đồng thời, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức đến các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trong lĩnh vực thủy sản; trong đó tập trung tuyên truyền đối với các cá nhân, tổ chức được giao quản lý nguồn lợi thủy sản, người dân làm nghề khai thác thủy sản tự nhiên, đặc biệt là những người dân làm nghề khai thác thủy sản trái phép như xung điện, chất nổ, chất độc, giã cào. Tổ chức cho ngư dân ký cam kết tuân thủ quy định pháp luật trong khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản; chủ cơ sở thu mua, chế biến, kinh doanh thủy sản cam kết không buôn bán, nuôi nhốt các loài thủy sinh nguy cấp, quý, hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Song song với đó, cần tăng cường đào tạo cán bộ có chuyên môn nhằm kiện toàn hệ thống kiểm ngư, thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động liên quan đến công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản đồng bộ từ trung ương đến địa phương… PGS.TS Nguyễn Chu Hồi cũng đưa ra một số khuyến nghị nhằm bảo vệ và nâng cao hiệu quả quản lý các khu bảo tồn biển. Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trực tiếp là Tổng cục Thủy sản cần xây dựng một đề án huy động nguồn lực từ Chính phủ, hợp tác quốc tế để “quản lý hiệu quả và mở rộng hệ thống khu bảo tồn biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, góp phần thực hiện thành công Chiến lược biển 2030, Luật Thủy sản năm 2017. Cùng với đó, tiến hành đánh giá đa dạng sinh học, phục hồi các hệ sinh thái đã bị suy thoái trong các khu bảo tồn biển; triển khai thử nghiệm nghề cá giải trí trong các khu bảo tồn biển; tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách để quản lý hiệu quả các khu bảo tồn biển ở cấp quốc gia; quản lý du lịch bền vững trong khu bảo tồn; xây dựng và thực hiện dự án “Giảm thiểu và xử lý rác thải nhựa trong các Khu bảo tồn biển Việt Nam”… Phương Thanh

Sắp diễn ra Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp năm 2019

TĐKT - Sáng 19/12, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức họp báo cung cấp thông tin về Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp năm 2019. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Vũ Đại Thắng chủ trì họp báo. Theo đó, Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp năm 2019 sẽ được tổ chức ngày 23/12/2019, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, với chủ đề “Phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp – Hội nhập, hiệu quả, bền vững”. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Vũ Đại Thắng chủ trì họp báo Hội nghị do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì; dự kiến có khoảng 1000 đại biểu tham dự, bao gồm lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan trung ương, địa phương; đại diện các tổ chức, hiệp hội doanh nghiệp, bao gồm các tổ chức quốc tế như WB, ADB, AFD, JICA, KOICA, USAID; các tổ chức chính trị - xã hội; VCCI và các Hiệp hội doanh nghiệp đa ngành, chuyên ngành, hiệp hội quốc tế; các chuyên gia kinh tế; các doanh nghiệp trong và ngoài nước… Hội nghị là dịp để Thủ tướng Chính phủ cùng các cơ quan, bộ, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp cùng nhìn lại, đánh giá tình hình phát triển của khu vực doanh nghiệp thời gian qua về các kết quả đạt được; những hạn chế, tồn tại; nguyên nhân và đề xuất, giải pháp thúc đẩy phát triển doanh nghiệp mạnh mẽ, hiệu quả và bền vững hơn nữa. Thông qua Hội nghị, Chính phủ thể hiện sự quyết tâm luôn đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân phát huy tinh thần đoàn kết, biến lòng tự hào dân tộc thành sức mạnh để phát triển mạnh mẽ hơn nữa, đưa các doanh nghiệp Việt Nam tiến lên nấc thang mới trong chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu; đồng thời tăng cường trách nhiệm với cộng đồng, với xã hội, cùng nhau tạo dựng đất nước độc lập, tự chủ, bền vững và hùng cường. Bên lề Hội nghị có tổ chức trưng bày sản phẩm, dịch vụ, công nghệ, máy móc, thiết bị của một số tập đoàn và doanh nghiệp tiêu biểu như: SunGroup, FLC, Viettel, Habeco, VinGroup, Tập đoàn Cao su Việt Nam, Hapro… thể hiện sự phát triển mạnh mẽ, hiệu quả và bền vững của khu vực doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Mai Thảo

Trang