Phong trào thi đua

5 thành phố trực thuộc Trung ương tổng kết phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động

 TĐKT – Ngày 18/11, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội nghị tổng kết phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), hoạt động công đoàn năm 2017 của Cụm thi đua 5 Liên đoàn lao động (LĐLĐ) thành phố trực thuộc Trung ương (bao gồm LĐLĐ TP Hà Nội, LĐLĐ TP Hồ Chí Minh, LĐLĐ TP Hải Phòng, LĐLĐ TP  Đà Nẵng và LĐLĐ TP Cần Thơ). Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Mai Đức Chính đã đến dự, phát biểu chỉ đạo. Năm 2017, trên cơ sở chỉ đạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Thành ủy 5 thành phố, LĐLĐ 5 thành phố đã chủ động xây dựng kế hoạch, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp công đoàn tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ hoàn thành các chỉ tiêu đề ra. Công tác chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích cho người lao động luôn được quan tâm thực hiện. Công tác chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho người lao động được các cấp công đoàn 5 thành phố triển khai thực hiện và mang lại hiệu quả cao, nhất là các hoạt động hưởng ứng “Tháng công nhân”; “Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động” năm 2017; “Năm vì lợi ích đoàn viên Công đoàn”, ký thỏa thuận hợp tác với các đơn vị doanh nghiệp về chăm lo phúc lợi đoàn viên và CNVCLĐ.  Đặc biệt là hoạt động chăm lo cho CNVCLĐ nhân dịp Tết nguyên đán Đinh dậu 2017, với nhiều hoạt động chăm lo thiết thực giúp cho đoàn viên công đoàn, CNVCLĐ có hoàn cảnh khó khăn được vui Tết mỗi khi xuân về. Từ những hiệu quả thiết thực của công tác này, các hoạt động chăm lo cho người lao động của tổ chức công đoàn các cấp, luôn được cấp ủy đảng, chính quyền, doanh nghiệp đồng tình ủng hộ và quan tâm hỗ trợ. Hội nghị tổng kết phong trào CNVCLĐ, hoạt động công đoàn năm 2017 cụm LĐLĐ 5 thành phố trực thuộc Trung ương Chức năng đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp người lao động được chú trọng với nhiều hình thức, biện pháp, đặc biệt là việc thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể, đã góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ trong các doanh nghiệp. Công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện đã có chuyển biến, nhiều nơi đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chỉ đạo, điều hành, đảm bảo sự đồng bộ, linh hoạt, kịp thời. Công tác tuyên truyền, quán triệt đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước được công đoàn 5 thành phố triển khai thực hiện thường xuyên, sâu rộng đến cơ sở, đoàn viên và người lao động, các nội dung tuyên truyền được cụ thể hóa bằng nhiều hình thức đa dạng và phong phú, thu hút được đối tượng cần tuyên truyền. Công đoàn 5 thành phố phối hợp các ngành làm tốt công tác tham gia giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc, số lượng đơn vị tổ chức Hội nghị người lao động, tổ chức đối thoại từng bước được nâng lên, chất lượng các hội nghị được chú trọng về nội dung, đảm bảo đúng quy trình. Tỷ lệ Thỏa ước lao động tập thể tăng, nội dung có chất lượng, góp phần vào việc xây dựng đề án Thư viện Thỏa ước theo hướng dẫn của Tổng Liên đoàn.  Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Mai Đức Chính đánh giá cao sự nỗ lực, cố gắng, năng động, sáng tạo cũng như kết quả của LĐLĐ 5 thành phố đạt được trong năm 2017. Thời gian tới, đồng chí Mai Đức Chính yêu cầu LĐLĐ 5 thành phố tiếp tục đẩy mạnh tổ chức, triển khai các phong trào thi đua yêu nước thiết thực, hiệu quả để chào mừng Đại hội XII Công đoàn Việt Nam và kỷ niệm 70 năm ngày Bác Hồ ra Lời kêu gọi thi đua yêu nước. Trong đó, tập trung tổ chức tốt Đại hội công đoàn các cấp tiến tới Đại hội XII Công đoàn Việt Nam. Tiếp tục chú trọng tổ chức các hoạt động chăm lo lợi ích cho đoàn viên, người lao động, trước mắt là quan tâm tổ chức tốt các hoạt động chăm lo Tết nguyên đán Mậu Tuất cho người lao động. Trong đó, quan tâm hơn đến đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn, đoàn viên, người lao động ở các tỉnh bị thiên tai, lũ lụt. Tập trung tổ chức hiệu quả các hoạt động Tháng Công nhân năm 2018. Đẩy mạnh thực hiện và nâng cao chất lượng thực các thỏa thuận đã ký kết với doanh nghiệp để đảm bảo lợi ích cho đoàn viên, xúc tiến triển khai xây dựng các thiết chế công đoàn… Tại Hội nghị, LĐLĐ 5 thành phố đã bình xét thi đua năm 2017; ký kết giao ước thi đua năm 2018 và phát động phong trào thi đua trong CNVCLĐ với chủ đề “Công đoàn đổi mới, sáng tạo vì quyền và lợi ích thiết thực của đoàn viên, CNVCLĐ”; phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2018. Mai Thảo  

Tổng cục Hải quan ký kết ý định thư với Samsung SDS

TĐKT - Chiều ngày 15/11, Tổng cục Hải quan và Công ty TNHH Samsung SDS GSCL Việt Nam (gọi tắt là Samsung SDS) đã ký kết ý định thư liên quan đến xác định các cơ hội có lợi cho cả hai bên trong các quan hệ hợp tác chuỗi khối tại Việt Nam. Phó Tổng cục trưởng Vũ Ngọc Anh và ông Kim Hyung Tae ký ý định thư Phát biểu tại buổi ký kết, Phó Tổng cục trưởng Vũ Ngọc Anh cho biết: trong trục quan hệ đối tác Hải quan - doanh nghiệp (DN) nói chung thì hiện nay quan hệ giữa Tổng cục Hải quan và Samsung đang rất tốt đẹp. Theo đó, những gợi ý của Samsung SDS với Hải quan Việt Nam đối với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc bảo mật thông tin đang rất được quan tâm. Phó Tổng cục trưởng Vũ Ngọc Anh hy vọng, việc ký văn bản này sẽ thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa Hải quan- DN nói chung và giữa Tổng cục Hải quan với Samsung SDS lên tầm cao mới. Đồng thời, việc ký kết này sẽ giúp DN có hướng đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam cũng như để cơ quan Hải quan biết được những mong muốn của DN trong hoạt động về hải quan. Theo ông Kim Hyung Tae, Phó Chủ tịch Samsung SDS, trong lĩnh vực logistic, Samsung SDS là công ty mới. Samsung SDS tự tin có thể áp dụng công nghệ thông tin mới trong thủ tục hải quan và các hoạt động của DN và đây là cơ hội để Samsung SDS phát triển và hợp tác với các bên trong tương lai. Ý định thư nhằm ghi nhận những hiểu biết nhất định giữa SDS và Tổng cục Hải quan liên quan đến xác định các cơ hội có lợi cho cả hai bên trong các quan hệ hợp tác chuỗi khối tại Việt Nam. Tất cả các thông tin, dữ liệu trao đổi và các cuộc thảo luận và đàm phán giữa các bên có liên quan đều là thông tin mật và phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam. Theo đó, các bên tuyệt đối không tiết lộ thông tin mật của nhau, không tiết lộ cho bất kỳ bên thứ ba nào trừ lãnh đạo, cán bộ, nhân viên, đại lý và cố vấn chuyên môn của các công ty, đơn vị trực thuộc để đánh giá, phê duyệt hoặc thúc đẩy mục đích hợp tác. La Giang

Bộ Y tế nỗ lực cải cách hành chính

TĐKT- Ngày 15/11, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí cung cấp thông tin về việc thực hiện cải cách, cắt giảm và đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC) trong lĩnh vực y tế. Dự kiến tháng 12 tới, Bộ Y tế sẽ trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 38 để Chính phủ xem xét. Họp báo cung cấp thông tin y tế TS. Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho biết ngay từ năm 2010, Bộ Y tế đã có các đề án kiểm soát TTHC, đơn giản hóa 227 TTHC. Theo đánh giá, việc đơn giản TTHC này đã giúp tiết kiệm 1000 tỷ đồng mỗi năm. Hàng năm, theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế vẫn xây dựng theo phương án đơn giản hóa TTHC, đưa ra các nhóm trọng tâm, trọng điểm liên quan lợi ích người dân và doanh nghiệp. Chẳng hạn, năm 2015, Bộ Y tế đã rà soát các nhóm TTHC liên quan đến khám, chữa bệnh cho người dân. Qua xem xét, đối chiếu, tính toán, đã tiết kiệm 300 tỷ đồng mỗi năm liên quan nhóm thủ tục khám bệnh chữa bệnh. Năm 2017, Bộ Y tế tiếp tục tổ chức triển khai xây dựng đơn giản hóa. Bên cạnh đó, tổ chức đánh giá các tác động của TTHC, công bố công khai TTHC được ban hành, kiểm tra thường xuyên việc thực hiện tại địa phương… Theo thống kê, trong toàn ngành y tế có 11 lĩnh vực thực hiện cải cách TTHC: lĩnh vực dược, mỹ phẩm, an toàn thực phẩm (ATTP), y tế dự phòng, dân số - kế hoạch hóa gia đình, giám định y khoa, tài chính y tế…. Bên cạnh đó, trong lĩnh vực ATTP, có 5 nhóm TTHC được đề xuất Chính phủ, Bộ Y tế bãi bỏ: điều kiện sản xuất kinh doanh thực phẩm theo các quy định tại Nghị định số 67/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016; công bố sản phẩm thực phẩm, kiểm tra nhà nước về thực phẩm; chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; quảng cáo thực phẩm; xác nhận kiến thức về ATTP. Cụ thể, sẽ bãi bỏ 5 điều kiện đối với cơ sở sản xuất thực phẩm; 3 điều kiện với cơ sở kinh doanh thực phẩm; bãi bỏ 8 điều kiện với cơ sở sản xuất, kinh doanh (SX - KD) thực phẩm chức năng và thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng; bãi bỏ điều kiện đối với cơ sở SX-KD phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; bãi bỏ 9 điều kiện đối với SX-KD nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai, nước đá dùng liền. So với Nghị định số 38/2012, dự thảo Nghị định mới đã lược bỏ bớt các thành phần hồ sơ: giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với sản phẩm nhập khẩu; giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đối với sản phẩm nhập khẩu; kế hoạch kiểm soát chất lượng; kế hoạch giám sát định kỳ; bản thông tin chi tiết về sản phẩm; mẫu sản phẩm... Bà Trần Thị Nga, Phó Cục trưởng Cục ATTP cho biết: sau một thời gian triển khai, dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 đã mang lại hiệu quả tốt. Theo đó, các doanh nghiệp không cần đến làm các TTHC trực tiếp mà có thể làm từ xa, online; thành phần hồ sơ công khai minh bạch; và chỉ được hệ thống đưa vào xử lý khi đủ thành phần hồ sơ; tích hợp thanh toán phí, lệ phí online… giúp tiết kiệm chi phí in ấn giấy tờ doanh nghiệp. Với cơ quan quản lý, hệ thống chỉ rõ thời gian cần xử lý các TTHC, TTHC nào còn tồn đọng, quá hạn, thống kê hồ sơ dễ dàng hơn, việc lưu trữ hồ sơ giấy được giải quyết tối đa. Hồng Thiết

Lữ đoàn 45 (Binh chủng Pháo binh): Đẩy mạnh giáo dục truyền thống

TĐKT - Là đơn vị có bề dạy lịch sử truyền thống, những năm qua Lữ đoàn Pháo binh 45 (Binh chủng Pháo binh) đã có nhiều hình thức, biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động phong trào thi đua Quyết thắng. Một trong những biện pháp đó là thực hiện công tác giáo dục truyền thống. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ đơn vị đã lập được nhiều chiến công vang dội, là đơn vị bắn phát đạn đầu tiên mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ và cũng là đơn vị bắn loạt đạn cuối cùng vào Bộ Tổng tham mưu quân đội ngụy Sài Gòn,kết thúc chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Lữ đoàn 45 là cái nôi của phong trào “Pháo thủ toàn năng”, đơn vị vinh dự được Đảng, Nhà nước 2 lần phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, hàng trăm huân, huy chương các loại. Đây chính là cơ sở, động lực quan trọng để cán bộ, chiến sĩ toàn Lữ đoàn giữ vững, phát huy truyền thống, ra sức thi đua, cống hiến tài năng trên mọi phương diện công tác. Lữ đoàn 45 thực hiện nhiệm vụ bắn pháo lễ kỷ niệm 70 năm thành lập nước CHXHCN Việt Nam Đại tá Nguyễn Công An, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Lữ đoàn cho biết: nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của công tác giáo dục truyền thống, phát huy các giá trị truyền thống trong hoạt động thi đua của đơn vị, Đảng ủy, chỉ huy Lữ đoàn đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng kế hoạch, triển khai tổ chức thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ. Coi đây là biện pháp hữu hiệu, thiết thực để tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua Quyết thắng, tiếp lửa truyền thống, phát huy tinh thần, trí tuệ của cán bộ, chiến sĩ, vươn lên, khắc phục khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Căn cứ nội dung, kế hoạch phong trào thi đua Quyết thắng từng năm, Đảng ủy Lữ đoàn đã có chỉ thị, chương trình hành động cụ thể, chỉ đạo cơ quan chính trị trong phong trào thi đua Quyết thắng năm cũng như các đợt thi đua cao điểm phải gắn với những giai đoạn, sự kiện lịch sử. Từ đó, xây dựng kế hoạch, hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục, tuyên truyền, xác định chỉ tiêu, mô hình, hình thức hoạt động thi đua, bảo đảm sôi nổi, sáng tạo, hiệu quả, gắn sát nhiệm vụ của đơn vị. Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Đại tá Phùng Văn Khầu nói chuyện truyền thống với cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 45 Quá trình tổ chức thực hiện, các cơ quan, đơn vị đã quán triệt nghiêm túc yêu cầu hướng dẫn, bám sát nội dung, ý nghĩa từng đợt thi đua, lựa chọn nội dung truyền thống vẻ vang của đơn vị để tiến hành giáo dục, tuyên truyền. Hình thức tiến hành chủ yếu được kết hợp trong công tác giáo dục thường xuyên, diễn đàn thanh niên, truyền thanh nội bộ, tham quan, học tập phòng truyền thống, mời các cựu chiến binh nói chuyện lịch sử truyền thống đơn vị… Qua đó đã khơi dậy lòng tự hào, nêu cao tinh thần tích cực trong mỗi cán bộ, chiến sĩ, tạo động lực thúc đẩy phong trào thi đua tiến lên, nhanh chóng đạt và vượt chỉ tiêu đề ra bằng nhiều mô hình, hình thức tổ chức thi đua sáng tạo, hiệu quả: mô hình huấn luyện “pháo thủ toàn năng”, “tuần huấn luyện giỏi”… Kết quả, hàng năm Lữ đoàn luôn giữ vững ổn định, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị trung tâm, đơn vị bảo đảm an toàn tuyệt đối, nhiều năm liên tục Lữ đoàn được tặng thưởng Cờ thi đua của Chính phủ, của Bộ Quốc phòng, được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Ba (năm 2015). Để phát huy những thành tích đạt được, trong thời gian tới, Lữ đoàn sẽ đẩy mạnh, nâng cao hơn nữa nhận thức của cấp ủy Đảng các cấp, cán bộ chủ trì, cơ quan chính trị về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc phát huy các giá trị truyền thống trong tổ chức, hoạt động phong trào thi đua, coi đây là biện pháp giáo dục truyền thống hiệu quả bằng thực tiễn hoạt động, công tác và cũng là cách thức thúc đẩy phong trào thi đua tiến lên chiếm lĩnh những đỉnh cao mới. Đồng thời, Lữ đoàn sẽ xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động thi đua phù hợp. Lựa chọn nội dung, chương trình giáo dục truyền thống phải ngắn gọn, bao quát ở các giai đoạn chiến đấu, chiến công vẻ vang của Lữ đoàn đạt được trong lịch sử gắn với mục đích, ý nghĩa, yêu cầu của phong trào thi đua hướng tới. Hình thức, phương pháp tiến hành giáo dục truyền thống trong các phong trào thi đua phải đa dạng, phong phú, mềm dẻo, linh hoạt. Bên cạnh đó, trong quá trình thi đua, cấp ủy Đảng, cán bộ chủ trì các cấp sẽ chú trọng việc xây dựng, nhân rộng các mô hình hay, cách làm sáng tạo trong thi đua… Có thể nói, công tác giáo dục truyền thống có tác dụng to lớn trong xây dựng, hình thành chủ nghĩa anh hùng cách mạng của dân tộc, từng bước hoàn thiện phẩm chất, đạo đức, nhân cách của người quân nhân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Công tác giáo dục truyền thống sẽ thực sự trở thành động lực thúc đẩy đơn vị vươn lên nếu được thực hiện hiệu quả trong phong trào thi đua. Những kết quả, thành tích tiêu biểu trong các phong trào thi đua Quyết thắng của Lữ đoàn 45, Binh chủng Pháo binh thời gian qua đã minh chứng cho phương pháp động viên phong trào thi đua, góp phần tô thắm truyền thống “Đoàn kết, tất thắng, đánh giỏi, bắn trúng” của đơn vị 2 lần anh hùng. Hồng Thái

Hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo đảm hậu cần Quân đội năm 2017

TĐKT -  Ngày 14/11, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua “Ngành Hậu cần Quân đội (HCQĐ) làm theo lời Bác Hồ dạy” và xét khen thưởng năm 2017. Thượng tướng Trần Đơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng ban chỉ đạo Phong trào thi đua chủ trì Hội nghị. Hội nghị tổng kết phong trào thi đua và xét khen thưởng năm 2017 Năm 2017, ngành HCQĐ đã quán triệt sâu sắc nghị quyết, chỉ thị của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về nhiệm vụ quân sự quốc phòng, bám sát phương hướng, mục tiêu phong trào thi đua Quyết thắng, gắn kết chặt chẽ với các phong trào thi đua, cuộc vận động của các cấp, các ngành. Cấp ủy, chỉ huy các cấp trong toàn quân quan tâm, triển khai toàn diện, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm và có nhiều đổi mới, sáng tạo trong thi đua, hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo đảm hậu cần năm 2017, trong đó có nhiệm vụ hoàn thành xuất sắc. Phong trào thi đua đã tạo động lực cho ngành hậu cần đảm bảo nâng cao nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu. Chất lượng đời sống bộ đội không ngừng được nâng lên, tỷ lệ quân số khỏe cao, toàn quân không để xảy ra dịch bệnh. Doanh trại các đơn vị được xây dựng chính quy xanh, sạch, đẹp, ngày càng đi vào chiều sâu vững chắc. Công tác xăng dầu, vận tải đã có những nỗ lực vượt bậc để các đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị trung tâm. Phát biểu tại Hội nghị, Thượng tướng Trần Đơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng ban chỉ đạo Phong trào thi đua khẳng định: sức lan tỏa từ phong trào thi đua “Ngành HCQĐ làm theo lời Bác dạy” đã góp phần năng niềm tin của quần chúng nhân dân vào môi trường quân đội, nhất là đối với cấp ủy, chính quyền địa phương và các bậc phụ huynh khi có con em nhập ngũ vào các đơn vị quân đội những năm qua. Đồng thời, nó cũng làm cho cán bộ, chiến sĩ thêm yêu mến, gắn bó với “ngôi nhà chung”, ra sức thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên các cương vị, chức trách được giao. Thượng tướng Trần Đơn yêu cầu: trong năm 2018, ngành HCQĐ cần tiếp tục quán triệt sâu sắc các chỉ thị, nghị quyết của trên, nhất là Nghị quyết 623 của Quân ủy Trung ương “Về công tác HCQĐ đến năm 2020 và những năm tiếp theo”, tiếp tục nghiên cứu, đổi mới công tác bảo đảm hậu cần theo sự phát triển của quân đội trong tình hình mới. Các cơ quan, đơn vị cần phát huy tinh thần tự lực tự cường, thực hiện kết hợp chặt chẽ với các phong trào thi đua của các địa phương trên địa bàn đơn vị đóng quân. Thường xuyên tổng kết, rút kinh nghiệm trong thi đua, tích cực xây dựng và đẩy mạnh nhân điển hình tiên tiến, xây dựng mô hình điểm trong công tác hậu cần. Chủ động nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ cao và phát huy các sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong các mặt công tác bảo đảm hậu cần, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Minh Phương

Tuổi trẻ Quân đội “Kiên định - trí tuệ - xung kích - quyết thắng”

TĐKT - Sáng 9/11, tại Hà Nội, Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Quân đội lần thứ IX (2017 - 2022) đã chính thức khai mạc. Dự và chỉ đạo Đại hội có các đồng chí: Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Thượng tướng Lương Cường, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam; Lê Quốc Phong, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh... 450 đại biểu chính thức, đại diện cho hàng chục vạn cán bộ, đoàn viên, thanh niên toàn quân trên khắp mọi miền Tổ quốc đã về dự Đại hội. Đại tướng Ngô Xuân Lịch Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phát biểu tại Đại hội 5 năm qua, công tác Đoàn và phong trào thanh niên Quân đội có sự phát triển toàn diện, vững chắc trên nhiều mặt. Tổ chức Đoàn các cấp được xây dựng vững mạnh, tích cực tham gia xây dựng tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh, xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện. Tuổi trẻ toàn quân đã tổ chức thực hiện hiệu quả phong trào thi đua “Thanh niên Quân đội vươn tới những đỉnh cao”; “Thanh niên Quân đội tiến quân vào khoa học và công nghệ” và các phong trào do Trung ương Đoàn phát động gắn với thực hiện Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ” và phong trào thi đua Quyết thắng của toàn quân. Đáng chú ý, hoạt động Giải thưởng “Tuổi trẻ sáng tạo” trong Quân đội có sự phát triển mạnh mẽ, qua đó cổ vũ, động viên tuổi trẻ toàn quân phát huy tài năng, trí tuệ. Trong 5 năm qua đã có 5.967 công trình, sáng kiến cấp cơ sở; 1.831 công trình, sáng kiến tham gia cấp toàn quân; có 429 công trình, sáng kiến tham gia FESTIVAL “Sáng tạo trẻ”, giải thưởng “Quả cầu vàng”, VIFOTEC, giải thưởng Khoa học thanh niên... Tổ chức đoàn các cấp trong Quân đội tiếp tục được xây dựng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng đơn vị. Kết quả phân loại cán bộ đoàn bình quân hằng năm có 98,75% khá, giỏi; 88,91% chi đoàn, 81,71% liên chi đoàn, 81,07% đoàn cơ sở đạt vững mạnh. Đặc biệt, có 70.256 đoàn viên đã được kết nạp vào Đảng. 5 năm qua, tuổi trẻ Quân đội đã đóng góp hàng triệu ngày công, xây dựng hơn 100 km đường bê tông trị giá gần 50 tỷ đồng, nạo vét gần 1.000 km kênh mương, xây dựng hơn 200 phòng học ở vùng sâu, vùng xa, biên giới; khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho hơn 308.000 lượt người; xây 668 ngôi nhà từ mô hình “Ngôi nhà 100 đồng” trị giá hơn 46 tỷ đồng tặng cán bộ, ĐVTN có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, gia đình chính sách; hiến tặng 62.434 đơn vị máu; phối hợp tổ chức cho hơn 450.000 lượt học sinh tham gia chương trình “Học kỳ Quân đội”, giúp đỡ hơn 2.800 học sinh đến trường, tu sửa 6.250 nhà văn hóa, điểm vui chơi thiếu nhi… Với những thành tích xuất sắc đạt được, nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức Đoàn, cán bộ, đoàn viên, thanh niên trong Quân đội đã được Đảng, Nhà nước, Quân đội, các ban, bộ, ngành, đoàn thể trung ương và các địa phương biểu dương, khen thưởng. Thanh niên Quân đội 5 năm liên tục được nhận Cờ thi đua của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Ban Thanh niên Quân đội vinh dự được Nhà nước trao tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất (năm 2017). Đại tướng Ngô Xuân Lịch  tặng Thanh niên Quân đội bức trướng với nội dung: “Trung thành, dũng cảm; tâm trong, trí sáng; chủ động, sáng tạo; đoàn kết, kỷ luật; xung kích, quyết thắng” Đại hội xác định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ công tác Đoàn và phong trào thanh niên Quân đội 5 năm tới, với 3 khâu đột phá: nâng cao chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, đào tạo, nghiên cứu khoa học và cải tiến kỹ thuật; đổi mới phương pháp, tác phong công tác, nâng cao kỹ năng hoạt động của đội ngũ cán bộ Đoàn, cán bộ đảm nhiệm công tác thanh niên; nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, kỷ luật, xây dựng nền nếp chính quy và thực hiện nếp sống văn hóa. Phát biểu chỉ đạo Đại hội, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương những thành tích đạt được trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên Quân đội 5 năm qua. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng yêu cầu trong những năm tới, tuổi trẻ Quân đội cần thường xuyên quán triệt sâu sắc Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, các nghị quyết, chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ X, nhất là các Nghị quyết, Chỉ thị về công tác thanh niên quân đội trong thời kỳ mới; bám sát mục tiêu, nhiệm vụ của cách mạng, nhiệm vụ của quân đội để xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình hoạt động đúng định hướng, góp phần tích cực vào công tác xây dựng tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh gắn với xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, xứng đáng là lực lượng xung kích, đi đầu trong phong trào thi đua Quyết thắng của Quân đội. Cùng với đó, tăng cường hơn nữa công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; chăm lo xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh, thực sự là trường học xã hội chủ nghĩa trong Quân đội, đội dự bị tin cậy của Đảng. Đặc biệt, tiếp tục tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Thanh niên Quân đội rèn đức, luyện tài, xung kích, sáng tạo, quyết thắng” và các phong trào do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phát động gắn với thực hiện Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ” và phong trào thi đua Quyết thắng của Quân đội. Đổi mới hoạt động thi đua theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, xung kích vào những nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, khâu yếu, mặt yếu; hướng phong trào thi đua vào nhiệm vụ trọng tâm của Quân đội. Chủ động phát hiện, bồi dưỡng, xây dựng và nhân rộng các mô hình tốt, cách làm hay, sáng tạo, các gương điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực công tác, tạo sự lan tỏa sâu rộng trong toàn quân, toàn quốc.      Tại Đại hội, Đại tướng Ngô Xuân Lịch đã trao tặng Thanh niên Quân đội bức trướng với nội dung: “Trung thành, dũng cảm; tâm trong, trí sáng; chủ động, sáng tạo; đoàn kết, kỷ luật; xung kích, quyết thắng”. Nguyệt Hà

Bảo hiểm xã hội Việt Nam hưởng ứng phong trào thi đua “Doanh nghiệp hội nhập và phát triển”

TĐKT - Bảo hiểm xã hội Việt Nam (BHXH) Việt Nam ban hành Công văn số 4574/BHXH-TĐKT gửi BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam về việc hưởng ứng phong trào thi đua “doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển” và “Đoàn kết sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, hội nhập quốc tế”. Theo đó, để hưởng ứng hai phong trào thi đua trên, BHXH Việt Nam yêu cầu BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam hưởng ứng và triển khai một số nhiệm vụ sau: Tổ chức nghiên cứu, quán triệt và thực hiện các nội dung hướng dẫn tại Kế hoạch số 27/KH-HĐTĐKT ngày 29/8/2017 của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương về tổ chức hoạt động phong trào thi đua “Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển” và Đề án số 15/ĐA-MTTW-BTT ngày 18/8/2017 của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam về tổ chức, phát động phong trào thi đua “Đoàn kết sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, hội nhập quốc tế”. Phối hợp với chính quyền các cấp tại địa phương và Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cùng cấp trong việc chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, tổ chức tuyên truyền, triển khai thực hiện tốt phong trào thi đua “Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển” và phong trào thi đua “Đoàn kết sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, hội nhập quốc tế” bằng nhiều hình thức phong phú, đem lại hiệu quả thiết thực. Gắn các nội dung thực hiện phong trào thi đua “Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển” và phong trào thi đua “Đoàn kết sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, hội nhập quốc tế” với nhiệm vụ của ngành; đồng thời phát huy tính năng động, sáng tạo của tập thể, cá nhân trong công tác nghiên cứu, đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm hỗ trợ doanh nghiệp hội nhập và phát triển. Trong đó, tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hóa, rút ngắn thời gian xử lý các thủ tục hành chính (TTHC). Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa dịch vụ hành chính, đảm bảo gắn kết chặt chẽ, đồng bộ giữa cải cách TTHC với xây dựng Chính phủ điện tử, nhằm công khai, minh bạch, tạo điều kiện cho doanh nghiệp giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước; đảm bảo hàng năm cắt giảm tối thiểu 10% chi phí thực hiện TTHC và nâng cao hiệu quả công tác, góp phần cải cách TTHC trong lĩnh vực BHXH, BHYT. Việc hưởng ứng hai phong trào thi đua trên gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành cũng như với công tác thi đua, khen thưởng năm 2017 và những năm tiếp theo. Hàng năm, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp trong ngành lấy kết quả triển khai hai phong trào thi đua trên là một trong những nội dung để đánh giá thi đua, bình xét khen thưởng. Hồng Thiết

Ngành BHXH tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng

TĐKT - Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam vừa ban hành Công văn số 4793/BHXH-TĐKT, chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khắc phục hạn chế, tồn tại trong thực hiện công tác thi đua, khen thưởng. BHXH TP Hà Nội đón nhận Huân chương độc lập hạng Ba Trong những năm qua, phong trào thi đua của ngành BHXH đã từng bước đổi mới nội dung, hình thức, bám sát nhiệm vụ chính trị của ngành và từng địa phương. Công tác thi đua, khen thưởng đã động viên, tôn vinh kịp thời các tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc. Việc phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt được quan tâm hơn. Bộ máy làm công tác thi đua, khen thưởng các cấp được củng cố, kiện toàn. Cơ quan truyền thông của ngành cũng như BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (BHXH các tỉnh) đã có nhiều hình thức tuyên truyền về các phong trào thi đua và biểu dương người tốt, việc tốt. Tuy nhiên, thực tế qua kiểm tra, công tác thi đua, khen thưởng tại 20 BHXH các tỉnh năm 2017 đã cho thấy một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục. BHXH Việt Nam yêu cầu BHXH các tỉnh tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng theo tinh thần Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07/04/2014 của Bộ Chính trị và các văn bản hướng dẫn của ngành. Chủ động phát động các phong trào thi đua chuyên đề, đột xuất hướng vào các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá gắn với nhiệm vụ, đặc thù của tỉnh, của huyện nhằm phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao. Thực hiện nghiêm túc việc đôn đốc, kiểm tra, sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua. Bám sát vào các nội dung sau: Thứ nhất, BHXH các tỉnh cần bám sát những văn bản hướng dẫn của BHXH Việt Nam để hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện đúng các quy định: không yêu cầu đăng ký sáng kiến, giải pháp công tác hữu ích từ đầu năm; đăng ký thi đua theo trình tự từ danh hiệu thấp đến danh hiệu cao, không đăng ký hình thức khen thưởng; khuyến khích công chức, viên chức từ nhũng công việc hàng ngày đang làm suy nghĩ, đề xuất các giải pháp, sáng kiến nhằm mang lại lợi ích thiết thực, nâng cao hiệu quả công tác. Khi đề nghị khen thưởng cho các đối tượng là doanh nghiệp, người đứng đầu doanh nghiệp cần chú ý đến kết quả sản xuất, kinh doanh và dư luận xã hội. Thứ hai, đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc phát hiện những điển hình tiên tiến để khen thưởng và đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng. Quan tâm tạo điều kiện và phối hợp chặt chẽ với cơ quan truyền thông, báo chí trong việc phát hiện, xây dựng, tuyên truyền, nhân rộng các điển hình tiên tiến, nhân tố mới; biểu dương, tôn vinh điển hình người tốt, việc tốt tạo sự lan tỏa trong cơ quan, đơn vị, ngành, địa phương và cả nước. Thứ ba,  kịp thời kiện toàn Hội đồng Thi đua, khen thưởng và Hội đồng xét công nhận sáng kiến cấp cơ sở. Quy trình xét công nhận sáng kiến, quy trình bình xét khen thưởng phải theo đúng quy định của ngành. Cùng với việc bình xét khen thưởng cuối năm, Giám đốc và Hội đồng Thi đua, khen thưởng BHXH tỉnh cần lựa chọn, đánh giá và có văn bản công nhận những tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ để làm để làm cơ sở đề nghị hình thức khen thưởng cao sau này. Thứ tư,  thực hiện việc chi cho công tác thi đua, khen thưởng theo đúng quy định tại điều 28,29 Quy chế Thi đua, khen thưởng của BHXH Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 1368/QĐ-BHXH ngày 15/12/2014 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam. Cuối cùng là ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thi đua, khen thưởng; thiết lập hệ thống sổ sách, lưu trữ hồ sơ thi đua, khen thưởng, đảm bảo khoa học, tạo điều kiện lợi cho việc tra cứu và đáp ứng yêu cầu quản lý. La Giang  

Tân Yên thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

TĐKT - Tân Yên là huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, cách trung tâm TP Bắc Giang 15km về phía tây, có diện tích tự nhiên 204,3 km2. Gần 60 năm qua, với truyền thống anh hùng, cách mạng, tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo, cán bộ, Đảng viên, quân và dân huyện Tân Yên đã tích cực phấn đấu, thi đua thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Một góc thị trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên Trong những năm qua, được sự quan tâm của Huyện ủy, HĐND và UBND huyện; sự nỗ lực phấn đấu của các cấp, các ngành, Ủy ban MTTQ và các đoàn thể nhân dân và nhân dân trong huyện, phong trào thi đua yêu nước đã phát triển khá toàn diện cả về bề rộng và chiều sâu, thể hiện ý chí tự lực, tự cường, khơi dậy lòng yêu nước của các tầng lớp nhân dân. Nhiều phong trào thi đua yêu nước được phát động phong phú và mục tiêu cụ thể, thiết thực được đông đảo các tầng lớp nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng: phong trào thi đua thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI; thi đua chào mừng những ngày lễ lớn; thi đua xây dựng nông thôn mới, toàn dân đăng ký xây dựng đời sống văn hóa... Cùng với phong trào thi đua lớn, các phong trào thi đua chuyên đề được phát động thường xuyên hàng năm đã thu được nhiều kết quả quan trọng, góp phần tích cực hoàn thành vượt mức những nhiệm vụ, mục tiêu đại hội Đảng bộ huyện đề ra lần thứ XXI và các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2016. Kết quả,  kinh tế của huyện tiếp tục vượt qua khó khăn thách thức, từng bước phát triển khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Năm 2016, tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân là 14,4%, trong đó: nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 13,4%; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng tăng 15,3%; thương mại - dịch vụ chiếm 31,2%. Giá trị sản xuất bình quân đầu người đạt 46 triệu đồng (tăng 16 triệu đồng so với năm 2012); đời sống nhân dân tiếp tục được nâng cao, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được được đảm bảo. Cùng với đó, Tân Yên cũng là huyện đạt chuẩn về phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập THCS; 100% giáo viên mầm non, tiểu học, THCS và THPT đạt chuẩn đào tạo. Hàng năm, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS và THPT đạt trên 99%, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được vào lớp 10 đạt trên 90% (năm 2012 là 80%). Năm học 2015- 2016, có trên 900 học sinh thi đỗ vào các trường cao đẳng, đại học, đạt tỷ lệ 28,6%, tăng 9,1% so với năm học 2011 - 2012. Phong trào thi đua trong bồi dưỡng học sinh giỏi năm học 2015 - 2016 xếp thứ 3/10 huyện, thành phố (tăng 2 bậc so với năm học 2011-2012). Đến nay, tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 90,4% (tăng 8,2% so với năm 2012), có 67 trường chuẩn quốc gia, đạt 82,7% (tăng 14 trường so với năm 2012). Năm học 2015 - 2016 ngành giáo dục xếp thứ 3/10 huyện, thành phố (tăng 4 bậc so với năm học 2011 - 2012) và luôn được đánh giá trong tốp đầu của tỉnh. Góp phần vào đó là sự nghiệp văn hoá, thể thao, thông tin - truyền thông phát triển sâu rộng và bền vững, cơ bản đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá, tinh thần của nhân dân. Tỷ lệ gia đình văn hoá, thôn, khu phố đều vượt chỉ tiêu đề ra. Năm 2016 có 39.437 hộ đạt danh hiệu gia đình văn hoá, so với năm 2012 tăng 2.400 hộ; 275 đơn vị đạt danh hiệu làng văn hoá, khu phố văn hoá cấp huyện, tăng 95 đơn vị so với năm 2012; 176 đơn vị đạt cơ quan văn hoá cấp huyện, tăng 79 đơn vị so với năm 2012; 6 thôn, khu phố được UBND tỉnh công nhận 9 năm liền là thôn, khu phố văn hóa tiêu biểu. Đặc biệt huyện Tân Yên là huyện đầu tiên trong tỉnh xây dựng được mô hình “Thôn văn hóa điển hình”. Phát huy thành tích đã đạt được, phấn đấu đến năm 2020 toàn huyện tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất nông nghiệp hàng hoá; đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. Huy động mạnh mẽ các nguồn lực, tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn, xây dựng thành công mô hình nông thôn mới. Cùng với đó, huyện sẽ thường xuyên quan tâm lãnh đạo, tạo sự chuyển biến mới trên lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá, xã hội... Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; giải quyết tốt các vấn đề về lao động, việc làm, xoá đói, giảm nghèo. Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Xây dựng các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể nhân dân từ huyện tới cơ sở trong sạch, vững mạnh; nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành, phối hợp tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị đề ra. Chủ tịch UBND huyện Tân Yên Dương Ngô Mạnh cho biết: để hoàn thành nhiệm vụ đã đề ra, huyện sẽ đưa ra các giải pháp thực hiện và tập trung vào 6 vấn đề nổi bật. Thứ nhất, đẩy mạnh phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nông thôn mới. Thứ hai, tạo bước chuyển biến tích cực trên lĩnh vực văn hoá, xã hội: đẩy mạnh các hoạt động văn hoá, văn nghệ, từng bước nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần cho nhân dân. Thứ ba, tăng cường quốc phòng, an ninh, đảm bảo ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội. Thứ tư, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ: đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, tư tưởng gắn với thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết TW 4 (khóa XII) của Đảng tạo sự đồng thuận cao trong toàn Đảng bộ. Thứ năm, đẩy mạnh cải cách hành chính, chấn chỉnh tác phong, lề lối làm việc và nâng cao trách nhiệm, điều hành của cơ quan chính quyền các cấp: tiếp tục xây dựng và củng cố bộ máy quản lý các cấp thực sự trong sạch, vững mạnh, bảo đảm gọn nhẹ, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Thứ sáu, đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội. Với những kết quả đã đạt được, huyện Tân Yên đã đạt nhiều danh hiệu cao quý: Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; Cờ thi đua hạng Nhì, Ba của UBND tỉnh Bắc Giang; Cờ thi đua của Bộ Giao thông Vận tải… Hồng Thiết

450 đại biểu dự Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Quân đội lần thứ IX

TĐKT - Sáng 1/11, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ Quốc phòng tổ chức gặp mặt báo chí giới thiệu Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Quân đội lần thứ IX (2017 – 2020) nhằm cung cấp thông tin về nội dung, hoạt động chính của Đại hội. Qua đó tuyên truyền, tiếp tục nâng cao nhận thức, định hướng dư luận, thu hút sự quan tâm của đông đảo cán bộ, chiến sĩ, nhân dân hướng về Đại hội Đoàn toàn quân lần thứ IX. Thượng tá Đinh Quốc Hùng, Trưởng Ban Thanh niên Quân đội phát biểu tại buổi gặp mặt báo chí Đại hội đại biểu Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Quân đội lần thứ IX (2017 – 2020) sẽ diễn ra từ ngày 8/11 - 9/11/2017 tại Hà Nội. Đại hội do Quân ủy Trung ương – Bộ Quốc phòng chỉ đạo và Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam trực tiếp chủ trì thực hiện. Với chủ đề “Thanh niên Quân đội kiên định mục tiêu, lý tưởng cách mạng, rèn đức, luyện tài, xung kích, sáng tạo, quyết thắng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”, khẩu hiệu hành động của Đại hội là “Kiên trì – Trí tuệ - Xung kích – Quyết thắng”. Đại hội có 450 đại biểu chính thức, đại diện cho hàng chục vạn cán bộ, đoàn viên, thanh niên toàn quân trên khắp mọi miền Tổ quốc; đại diện các gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quốc, toàn quân từ năm 2012 – 2016. Độ tuổi trung bình của các đại biểu là 32 tuổi. Thượng tá Đinh Quốc Hùng, Trưởng Ban Thanh niên Quân đội cho biết: Đây là đại hội có quy mô đại biểu lớn nhất từ trước tới nay. Số đại biểu này thể hiện sự phát triển của phong trào thanh niên Quân đội cũng như sự quan tâm của cấp ủy đối với thanh niên Quân đội.   Đại hội lần này có nhiệm vụ đánh giá kết quả công tác Đoàn và phong trào thanh niên Quân đội trong 5 năm 2012 – 2017; xác định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ, nội dung, giải pháp công tác Đoàn và phong trào thanh niên Quân đội 5 năm tiếp theo (2017 – 2022); thảo luận, đóng góp ý kiến vào dự thảo Báo cáo chính trị và nội dung sửa đổi, bổ sung Điều lệ Đoàn của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khóa X trình Đại hội đại biểu Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh toàn quốc lần thứ XI, nhiệm kỳ 2017 – 2022; bầu đoàn đại biểu thanh niên Quân đội dự Đại hội Đoàn toàn quốc. Thành công của Đại hội cũng như sự phát triển vững chắc của công tác Đoàn và phong trào thanh niên Quân đội sẽ đóng góp thiết thực cho sự nghiệp xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Bên lề Đại hội sẽ diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa: dâng hương, hoa viếng các anh hùng liệt sỹ; báo công, đặt vòng hoa viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh; thăm quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam; dạ hội Thanh niên Quân đội với chủ đề “Thanh niên Quân đội tự hào tiến bước dưới cờ Đảng”; trưng bày, triển lãm tại Hội trường Bộ Quốc phòng… Phương Thanh

Trang