Thủ tướng: Nâng mức hỗ trợ, tạo phong trào, ngày hội xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước
Thống nhất ngay từ ngày hôm nay (10/11), nâng mức hỗ trợ lên 60 triệu đồng/căn nhà xây mới và 30 triệu đồng/căn nhà sửa chữa để xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh việc làm này có ý nghĩa nhân văn sau sắc, phải tạo phong trào, xu thế, tổ chức như ngày hội, như chiến dịch để thúc đẩy hoàn thành mục tiêu đã đề ra. Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nâng mức hỗ trợ, tạo phong trào, ngày hội xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước - Ảnh: VGP/Nhật Bắc Sáng 10/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xoá nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo. Cùng dự có đồng chí Đỗ Văn Chiến, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, lãnh đạo các bộ, ngành là thành viên Ban Chỉ đạo. Tại phiên họp, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận, chia sẻ với tinh thần thẳng thắn, trách nhiệm, tập trung vào một số nội dung chính: Xác định rõ mục tiêu, quan điểm, định hướng chỉ đạo để thực hiện quyết liệt, hiệu quả Chương trình, bảo đảm hoàn thành trong năm 2025; phân tích, xác định cụ thể những khó khăn, vướng mắc (như xác định đối tượng, đất ở, huy động, sử dụng nguồn lực, cách thức triển khai thực hiện…) và biện pháp khắc phục; các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, kế hoạch, lộ trình thực hiện để hoàn thành mục tiêu vào năm 2025. "Không có lý do gì để người dân ở trong nhà tạm, dột nát" Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính trước hết nhấn mạnh việc xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện tình đồng chí, nghĩa đồng bào cao cả, mang tính toàn dân, toàn diện, cả hệ thống chính trị phải vào cuộc, phải tạo phong trào, xu thế, tổ chức như ngày hội, như chiến dịch, làm việc với tất cả tâm đức vì người nghèo, người có công với cách mạng để thúc đẩy hoàn thành mục tiêu đã đề ra. Thay mặt Ban Chỉ đạo, Thủ tướng ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH), Đài Truyền hình Việt Nam và các bộ, cơ quan liên quan đã chuẩn bị chu đáo, thực hiện tốt Chương trình truyền hình trực tiếp phát động xoá nhà tạm, nhà dột nát đầu tháng 10 vừa qua; đã huy động được gần 6.000 tỷ đồng. Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc Trong thời gian ngắn, Bộ LĐTB&XH đã phối hợp chặt chẽ với VPCP trình ban hành Quyết định thành lập, Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo và chuẩn bị chu đáo Phiên họp thứ nhất. Cơ bản nhất trí với nội dung báo cáo của Bộ LĐTB&XH và các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, sát thực tiễn của các thành viên Ban Chỉ đạo, đại biểu dự họp, Thủ tướng yêu cầu Bộ LĐTB&XH và VPCP tổng hợp đầy đủ, tiếp thu tối đa các ý kiến để hoàn thiện các báo cáo và Thông báo Kết luận để thống nhất thực hiện. Nhấn mạnh một số nội dung trọng tâm, Thủ tướng nêu rõ, việc chăm lo giải quyết nhà ở cho nhân dân, nhất là người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ bị ảnh hưởng của thiên tai luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm và xác định là một nhiệm vụ trọng tâm của an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, góp phần hình thành lưới an sinh xã hội, phát triển nhanh, bền vững, lấy con người làm trung tâm, chủ thể, là mục tiêu, động lực, nguồn lực. Trong thời gian qua, nhiều chính sách về nhà ở đối với người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ bị ảnh hưởng bởi thiên tai đã được ban hành và triển khai hiệu quả, gần đây nhất là Nghị quyết 24/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội và Quyết định 90/QĐ-TTg ngày 18/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ về chương trình quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; Nghị quyết 25/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội và Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi 2021-2030. Kết luận số 97-KL/TW của Hội nghị Trung ương 10 vừa qua đã nêu rõ: Tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách giảm nghèo, đẩy mạnh Phong trào thi đua "Chung tay xoá nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước" trong năm 2025. Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh việc xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện tình đồng chí, nghĩa đồng bào cao cả - Ảnh: VGP/Nhật Bắc Về mục tiêu, quan điểm, định hướng, Thủ tướng yêu cầu phấn đấu thực hiện bằng được mục tiêu: Hoàn thành xoá nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025, sớm hơn 5 năm so với mục tiêu ban đầu đề ra theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, tập trung huy động nguồn lực xã hội hoá kết hợp với nguồn lực của Nhà nước, phấn đấu trong năm 2025 hoàn thành đồng thời cả 3 nhiệm vụ: (i) Hỗ trợ nhà ở cho người có công; (ii) Hỗ trợ nhà ở theo các chương trình mục tiêu quốc gia; (iii) Xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân trên phạm vi cả nước. Thủ tướng nhấn mạnh, phải xác định rõ quan điểm hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng, xoá nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số là một nhiệm vụ chính trị quan trọng. Phải quán triệt phương châm: "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, MTTQ và các đoàn thể hỗ trợ, nhân dân làm chủ", "nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân", coi trọng thời gian để bảo đảm kịp thời, coi trọng trí tuệ với sự thông minh, linh hoạt trong triển khai, coi trọng sự quyết tâm, quyết liệt. Thủ tướng nêu rõ, tập trung triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình với tinh thần: Tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt, làm việc có trọng tâm trọng điểm, làm việc nào dứt việc đó; phân công rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ kết quả, rõ sản phẩm; đã nói là làm, đã cam kết phải thực hiện, đã làm, đã thực hiện phải có sản phẩm cụ thể, hiệu quả cân đong đo đếm được, được nhân dân ghi nhận. Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành, UBND các địa phương tập trung chỉ đạo thực hiện, trong đó chính quyền địa phương các cấp có vai trò quyết định sự thành công của Chương trình, dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong đó lưu ý phát huy vai trò và gắn trách nhiệm của người đứng đầu; xây dựng kế hoạch với lộ trình cụ thể để bảo đảm hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025. Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu đa dạng hóa nguồn lực theo hướng toàn dân, toàn diện, rộng khắp, bao trùm. Trung ương dành nguồn vốn ngân sách nhà nước theo các chương trình, đề án hỗ trợ về nhà ở cho người có công với cách mạng, các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Các bộ, ngành, địa phương bố trí, phân bổ đủ vốn cho các chương trình theo kế hoạch đề ra. Đồng thời, kêu gọi mọi người dân, doanh nghiệp đa dạng hóa các hình thức hỗ trợ với tinh thần: "Ai có gì góp nấy, ai có công góp công, ai có của góp của, ai có nhiều góp nhiều, ai có ít góp ít"; tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, tạo động lực truyền cảm hứng xã hội để mọi người ủng hộ, chia sẻ, cùng chung tay hỗ trợ trong triển khai thực hiện Chương trình với tinh thần "không để ai bị bỏ lại phía sau". Các bộ, ngành, địa phương thực hiện tốt việc kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện các chính sách theo quy định, không để bị lợi dụng, trục lợi, tiêu cực, lãng phí. Thủ tướng nhấn mạnh, sau 80 năm thành lập nước, chúng ta còn nhiều khó khăn do những nguyên nhân khách quan và chủ quan như trải qua 40 năm chiến tranh, 30 năm cấm vận, nhưng đến nay thu nhập bình quân đầu người đã hơn 4.300 USD, quy mô nền kinh tế Việt Nam gần 500 tỷ USD, không có lý do gì để người dân ở trong nhà tạm, dột nát. Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc Nâng mức hỗ trợ ngay từ ngày hôm nay Về một số vấn đề xin ý kiến Ban Chỉ đạo, Thủ tướng yêu cầu thành lập Ban Chỉ đạo tới cấp xã do bí thư cấp ủy đứng đầu, hoàn thành trước 30/11/2024, họp Ban Chỉ đạo hằng tháng để rà soát, kiểm tra, đôn đốc công việc. Về phân nhóm các địa phương và phương án phân bổ nguồn lực hỗ trợ, Thủ tướng giao Bộ LĐTB&XH - Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo chủ trì, phối hợp với Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam rà soát, hoàn thiện Phương án phân bổ nguồn lực hỗ trợ vận động được từ Chương trình phát động xoá nhà tạm, nhà dột nát và nguồn lực hiện có của Quỹ Vì người nghèo để tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả tích cực, đúng mục tiêu, lưu ý bảo đảm không trùng lắp, thất thoát, lãng phí. Về phương châm, trách nhiệm của địa phương trong việc huy động hỗ trợ, giải quyết số hộ phát sinh, Thủ tướng chỉ rõ đây là trách nhiệm của địa phương, cần đề cao tinh thần tự lực, tự cường, chủ động, sáng tạo, nỗ lực vận động nguồn lực thực hiện, không ỷ lại vào Trung ương. Về một số vấn đề cụ thể liên quan tới đất đai, kinh phí, nhân công, nguyên vật liệu, Thủ tướng nêu rõ nguyên tắc lãnh đạo, chỉ đạo xuyên suốt, đầy đủ từ Trung ương đến địa phương, địa phương tổ chức thực hiện sáng tạo, vận dụng linh hoạt các quy định, đặc biệt là cấp xã; bám dân, bám cơ sở, Trung ương không làm thay tỉnh, tỉnh không làm thay huyện, huyện không làm thay xã. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc Về đất đai, nguyên tắc là không có tranh chấp và công việc thuộc thẩm quyền của cấp nào thì cấp đó giải quyết; đa dạng hóa nguồn lực, nhân công (gồm cả lực lượng quân đội, công an), kêu gọi sự hỗ trợ của cộng đồng, dòng họ… và sử dụng hiệu quả nhất. Thủ tướng thống nhất từ ngày hôm nay, nâng mức hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát lên 60 triệu đồng/căn nhà xây mới (hiện là 50 triệu đồng) và 30 triệu đồng/căn nhà sửa chữa (hiện là 25 triệu đồng); cùng với ngân sách nhà nước thì cần khuyến khích các hình thức xã hội hoá. Về phân công nhiệm vụ các bộ, ngành, địa phương, Thủ tướng giao Bộ LĐTB&XH thực hiện vai trò điều phối, nắm tình hình, tham mưu, đề xuất với Ban Chỉ đạo; chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Bộ Xây dựng và các bộ, cơ quan liên quan rà soát, hướng dẫn các vấn đề còn vướng mắc về thủ tục. Bộ Xây dựng khẩn trương nghiên cứu, thiết kế một số mẫu nhà ở điển hình, bảo đảm yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng, hiệu quả, phù hợp với văn hoá, phong tục, tập quán và đặc điểm của từng địa phương, vùng miền, địa phương điều chỉnh phù hợp. Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu đa dạng hóa nguồn lực theo hướng toàn dân, toàn diện, rộng khắp, bao trùm - Ảnh: VGP/Nhật Bắc Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì đề xuất, bố trí, hướng dẫn về ngân sách nhà nước; yêu cầu việc sử dụng kinh phí từ nguồn tiết kiệm 5% chi ngân sách nhà nước, kinh phí hỗ trợ nhà ở từ 2 chương trình mục tiêu quốc gia phải bảo đảm thuận lợi, nhanh chóng, xóa cơ chế "xin-cho", chống thất thoát, lãng phí, tiêu cực. Ủy ban Dân tộc đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra các địa phương giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, bảo đảm hoàn thành hỗ trợ trong năm 2025. UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung tổ chức triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả việc hỗ trợ nhà ở cho người có công, phong trào thi đua "Chung tay xoá nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025"; thực hiện việc hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng, cho hộ nghèo, hộ cận nghèo bảo đảm đúng đối tượng, tiêu chuẩn, định mức, không trùng lặp với các hoạt động hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, tuân thủ trình tự, thủ tục theo đúng quy định pháp luật, không để xảy ra thất thoát, lãng phí, tham nhũng, tiêu cực. Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng kế hoạch truyền thông hiệu quả, chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí chủ động xây dựng kế hoạch, phương án truyền thông hiệu quả, vận động tích cực để lan toả mạnh mẽ phong trào, tạo khí thế thi đua sôi nổi, tạo đồng thuận xã hội để người dân, doanh nghiệp ủng hộ, chung tay, chia sẻ, cộng đồng trách nhiệm. Thủ tướng đề nghị Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam trực tiếp thực hiện và hướng dẫn MTTQ Việt Nam các cấp tiếp nhận ủng hộ từ các tổ chức, cá nhân để thực hiện hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát thông qua Quỹ Vì người nghèo. Thực hiện việc giám sát đối với việc thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng; kiểm tra, giám sát đối với việc hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên phạm vi cả nước. Theo https://baochinhphu.vn/Phong trào thi đua
BTĐKT - UBND TP Hải Phòng vừa ban hành Kế hoạch phát động phong trào thi đua nước rút thực hiện hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024.
Với chủ đề “Phát huy tinh thần đoàn kết, khắc phục khó khăn, tạo sự đồng thuận, thi đua thực hiện hoàn thành, hoàn thành vượt mức các mục tiêu nhiệm vụ, kế hoạch và chủ đề hành động năm 2024 của thành phố”, phong trào thi đua nước rút được phát động nhằm tạo nên khí thế thi đua sôi nổi trong việc thực hiện hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch năm 2024 của cơ quan, đơn vị và thành phố vào hai tháng cuối năm 2024.
Phong trào thi đua được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của thành phố, tập trung vào những nội dung: Thi đua triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 7/4/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng; các Nghị quyết, kết luận của Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy, các nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố; thực hiện hiệu quả chủ đề hành động năm 2024 của thành phố. Tập trung rà soát chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã thực hiện trong 10 tháng đầu năm, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đề cao trách nhiệm người đứng đầu, tổ chức phát động phong trào thi đua thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra, phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024. Tăng cường kỷ cương thu, chi ngân sách; rà soát các nguồn thu, sắc thuế, quyết liệt thu ngân sách nhà nước. Đẩy nhanh tiến độ triển khai các thủ tục về quy hoạch, đầu tư, đấu giá, đấu thầu, đất đai để tăng thu ngân sách nhà nước.
Thi đua thực hiện quyết liệt các giải pháp, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công. Tiếp tục giải quyết kịp thời các thủ tục đầu tư, vướng mắc về giải phóng mặt bằng, chuẩn bị sẵn mặt bằng sạch để ưu tiên thu hút các dự án đầu tư. Tích cực triển khai quyết liệt đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng giao thông, công nghiệp, du lịch trọng điểm đặc biệt là các dự án đầu tư về cảng biển, cảng hàng không, khu, cụm công nghiệp, các dự án du lịch. Tập trung đẩy nhanh tiến độ các nhiệm vụ chuyển đổi số bảo đảm tiến độ theo kế hoạch.
Thi đua khắc phục các hậu quả của cơn bão số 3, hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố sớm khôi phục sản xuất, kinh doanh, đảm bảo trật tự, an ninh, an toàn cho người dân. Tập trung vận động các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng các công trình nông thôn mới kiểu mẫu, nông thôn mới nâng cao theo kế hoạch của thành phố gắn với việc kịp thời hỗ trợ nhân dân, nhất là hộ nghèo, cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn xây, sửa nhà khắc phục hậu quả cơn bão số 3. Thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống cháy nổ, an toàn giao thông trên địa bàn thành phố.
Thực hiện đổi mới công tác khen thưởng bảo đảm chính xác, kịp thời, công khai, minh bạch; coi trọng việc phát hiện, lựa chọn các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc để khen thưởng.
Phong trào được thực hiện cao điểm từ nay đến hết tháng 12/2024. Thành tích của phong trào thi đua là một trong các tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ công tác năm của tập thể, cá nhân. Chủ tịch UBND thành phố sẽ tặng Bằng khen đối với các tập thể, cá nhân tiêu biểu thực hiện hoàn thành xuất sắc vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch được UBND thành phố giao năm 2024.
Phương Thanh
Chiều 31/10, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Ninh tổ chức Hội nghị công bố tỉnh không còn hộ nghèo; phát động phong trào “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên địa bàn.
Ông Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Thanh Thương/TTXVN
Tại Hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến ghi nhận, biểu dương những kết quả tỉnh Bắc Ninh đạt được trong công tác giảm nghèo thời gian qua. Đồng thời, khẳng định sự kiện này có ý nghĩa chính trị, xã hội quan trọng và rất đáng tự hào của các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân Bắc Ninh; thể hiện quyết tâm cao của tỉnh với nhiều cách làm hay, sáng tạo phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đề nghị tỉnh tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm giảm nghèo bền vững, bảo đảm không tái nghèo; tính toán nâng mức chuẩn nghèo của tỉnh cao hơn mức bình quân chung của cả nước, nhằm nâng cao hơn nữa đời sống nhân dân.
Cùng với đó, ông Đỗ Văn Chiến lưu ý tỉnh Bắc Ninh việc xóa nhà tạm, dột nát cho hộ khó khăn cần được thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch; bảo đảm tiến độ, chất lượng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Ủy ban MTTQ các cấp trong tỉnh chủ động, tích cực tham gia chương trình từ sớm, từ cơ sở như chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam lần thứ X.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Lê Xuân Lợi cho biết, thời gian qua, Ban Chỉ đạo giảm nghèo tỉnh đã bám sát điều kiện thực tế của địa phương, đưa ra mục tiêu phù hợp cùng với hệ thống giải pháp khoa học nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững. Bên cạnh những hỗ trợ công tác an sinh xã hội của Trung ương, Bắc Ninh đã ban hành nhiều chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội như: 100% học sinh là con hộ nghèo đang học tại các cấp phổ thông trong tỉnh được miễn, giảm một phần học phí; 100% người nghèo, người cao tuổi được cấp thẻ bảo hiểm y tế; 100% hộ nghèo, cận nghèo có nhu cầu về vốn để sản xuất, kinh doanh được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội; 100% hộ nghèo được hỗ trợ tiền điện theo quy định…
Đặc biệt, với quyết tâm chính trị đến năm 2025 tỉnh không còn hộ nghèo, trong 2 năm 2023 - 2024, Bắc Ninh đã ban hành thêm nhiều chính sách mới, đặc thù, tập trung vào lĩnh vực trọng yếu nhằm đảm bảo an sinh xã hội. UBND tỉnh xây dựng, trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết quy định chính sách trợ giúp xã hội trên địa bàn tỉnh. Đến nay đã có hơn 2.800 hộ với hơn 6.800 nhân khẩu được hưởng trợ cấp hơn 53,7 tỷ đồng; qua đó đảm bảo mức thu nhập cao hơn so với mức chuẩn nghèo hiện hành.
Theo kết quả rà soát đến tháng 10/2024, Bắc Ninh đã chính thức không còn hộ nghèo (bằng 0%), vượt xa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra đến năm 2025 tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 1%.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến cùng các đại biểu nhấn nút phát động phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Ảnh: Thanh Thương/TTXVN
Tại Hội nghị, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Nguyễn Thị Hà đã phát động phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên địa bàn tỉnh. Thực hiện chương trình, Bắc Ninh phấn đấu từ nay đến hết năm 2025 hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh cho 760 hộ; bảo đảm sau khi hỗ trợ các hộ xây dựng được nhà ở an toàn, góp phần cải thiện cuộc sống ổn định, bền vững.
Với tinh thần “Không để ai bị bỏ lại phía sau”, các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh phát huy tính chủ động, sáng tạo, linh hoạt, phấn đấu hoàn thành mục tiêu hỗ trợ làm nhà ở cho các đình người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ, hộ cận nghèo, người yếu thế trên địa bàn toàn tỉnh xong trước tháng 10/2025.
Theo TTXVN
TP Phổ Yên: Phát huy hiệu quả phong trào Toàn dân tham gia phòng cháy, chữa cháy
BTĐKT - Với phương châm "Phòng cháy hơn chữa cháy", lực lượng Công an thành phố Phổ Yên (tỉnh Thái Nguyên) đã không ngừng theo dõi, nắm chắc tình hình, phối hợp cùng các đơn vị liên quan để xây dựng vững chắc hệ thống phòng cháy, chữa cháy (PCCC) của từng cơ sở. Phong trào "Toàn dân tham gia PCCC" đã lan tỏa mạnh mẽ, tạo nên một bức tường vững chắc bảo vệ cuộc sống của người dân trên địa bàn thành phố. Thành phố Phổ Yên tích cực tổ chức các hội thao phòng cháy chữa cháy cho đội ngũ thuộc Tổ liên gia an toàn PCCC Công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH) không chỉ là một nhiệm vụ, mà còn là một nhu cầu cấp thiết của xã hội. Việc bảo vệ tính mạng, tài sản của người dân, bảo đảm an ninh trật tự luôn là ưu tiên hàng đầu. Thời gian qua, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự hưởng ứng tích cực của người dân thành phố Phổ Yên, công tác PCCC và CNCH đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Đặc biệt, phong trào "Toàn dân tham gia PCCC" đã trở thành một sức mạnh tổng hợp, góp phần quan trọng vào việc giảm thiệt hại do cháy nổ gây ra. Quán triệt quan điểm lấy phòng ngừa là chính, với phương châm “cơ bản – chiến lược – lâu dài”, trong 9 tháng đầu năm 2024, Công an thành phố Phổ Yên đã tích cực, chủ động trong công tác tham mưu, đề xuất cấp ủy, chính quyền chỉ đạo, quán triệt các ngành, các cấp tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng phong trào toàn dân tham gia PCCC và CNCH. Để phong trào “Toàn dân tham gia PCCC” tiếp tục phát huy hiệu quả, tạo hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa trong cộng đồng, Công an thành phố Phổ Yên xác định công tác vận động, hướng dẫn quần chúng nhân dân đóng vai trò hết sức quan trọng. Do đó, Công an thành phố đã tham mưu UBND thành phố chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCCC dưới nhiều hình thức trên toàn địa bàn; tham mưu chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ, Công an các xã, phường phối hợp với Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH – Công an tỉnh, các đoàn thể, trường học tổ chức 8 buổi tuyên truyền, trải nghiệm, thực hành chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và phòng, chống đuối nước trên địa bàn, thu hút trên 2.500 lượt người tham gia. Thông qua phong trào toàn dân PCCC, nhiều mô hình quần chúng như “Nhà tôi có bình chữa cháy”, Tổ liên gia an toàn về PCCC, Điểm chữa cháy công cộng,… tiếp tục được mở rộng, phát triển về quy mô, củng cố về chất lượng. Đáng chú ý, trong quá trình vận động phong trào “Nhà tôi có bình chữa cháy”, với khẩu hiệu “vì người nghèo – không để ai bị bỏ lại phía sau”, nhiều doanh nghiệp, nhà hảo tâm trên địa bàn đã trao tặng tổng cộng 1.457 bình chữa cháy cho các hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố. Cũng trong 9 tháng đầu năm nay, các địa phương đã vận động thành lập được thêm 10 Tổ liên gia an toàn PCCC, nâng tổng số Tổ liên gia an toàn PCCC trên địa bàn đạt 89 tổ. Đồng thời, các địa phương tiếp tục rà soát, thành lập mới 21 Điểm chữa cháy công cộng, nâng tổng số mô hình Điểm chữa cháy công cộng trên địa bàn lên 320 điểm. Trên địa bàn thành phố cũng đã triển khai, hướng dẫn 58 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học đăng ký đơn vị điển hình tiên tiến về PCCC năm 2024. Bên cạnh đó, Công an thành phố Phổ Yên đã chỉ đạo thành lập 296 đội dân phòng, trang bị cho lực lượng dân phòng gồm: 76 đội mức 1 (5 bình bột chữa cháy 8kg, 5 bình khí chữa cháy 5kg, 1 đèn pin, 10 khẩu trang lọc độc, 1 khóa mở trụ nước, 2 câu liêm, 1 thang chữa cháy, 1 dây cứu người), 220 đội mức 2 (5 bình bột chữa cháy 8kg, 2 bình khí chữa cháy 5kg, 1 đèn pin, 10 khẩu trang lọc độc, 2 câu liêm, 1 thang chữa cháy). Phong trào "Toàn dân tham gia PCCC" trên địa bàn thành phố Phổ Yên đã và đang phát huy hiệu quả tích cực trong việc bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân. Nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự hưởng ứng nhiệt tình của người dân, hệ thống PCCC trên địa bàn thành phố đã được mở rộng, củng cố; đồng thời, nhận thức về công tác PCCC và CNCH của người dân cũng được nâng cao. Phong trào còn là biểu hiện của tình yêu thương, sự đoàn kết và trách nhiệm, góp phần xây dựng một cộng đồng đoàn kết, chung tay vì một cuộc sống an toàn, hạnh phúc. Hương GiangThi đua lao động sáng tạo, hoàn thành vượt mức tiến độ các công trình giao thông trọng điểm quốc gia
BTĐKT - Hưởng ứng phong trào thi đua “Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”, phát huy truyền thống “đi trước mở đường”, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Giao thông vận tải đang nỗ lực vượt qua khó khăn, lao động sáng tạo, chung sức, đồng lòng để đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo chất lượng các công trình giao thông trọng điểm quốc gia. Tuyến cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo được đầu tư đồng bộ, hiện đại. Để triển khai thực hiện phong trào, dưới sự lãnh đạo của Ban Cán sự đảng, tập thể lãnh đạo Bộ GTVT đã quyết liệt chỉ đạo toàn diện, quán triệt tới toàn bộ các cơ quan, đơn vị, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động trong ngành phát huy tinh thần làm việc với quyết tâm cao nhất, luôn bám sát các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương, sự giám sát của Quốc hội, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Bộ yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, trách nhiệm nêu gương, nghiêm cấm các hành vi gây khó khăn, phiền hà, kéo dài thời gian xử lý công việc; tăng cường chỉ đạo đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, tập trung vào những lĩnh vực chuyên môn sâu, phức tạp, khép kín để loại bỏ cơ hội, điều kiện phát sinh tham nhũng, tiêu cực. Cùng với đó, Bộ GTVT đã chủ động rà soát, hoàn thiện, ban hành cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông; sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư, xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông gắn với đảm bảo chất lượng các công trình, dự án, đồng thời đảm bảo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Với phương châm tập trung về cơ sở, bám sát nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, trên tinh thần “Vượt nắng, thắng mưa”, “ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương” thi công “3 ca, 4 kíp”, Bộ GTVT đã triển khai, phát động nhiều phong trào thi đua chuyên đề với hình thức phong phú ngay trên công trường. Tiêu biểu là các phong trào thi đua: “Xuân Quý Mão trên các công trường giao thông”; “Xuân Giáp Thìn trên các công trường giao thông”; “120 ngày đêm thông xe kỹ thuật 4 dự án đường bộ cao tốc: Mai Sơn - QL45, Cam Lộ - La Sơn, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây”; "100 ngày thông hầm 2 tại gói thầu XL2 và hoàn thành toàn bộ công tác giải phóng mặt bằng dự án thành phần đoạn Quảng Ngãi - Hoài Nhơn thuộc Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025"; “Rút ngắn tiến độ hoàn thành công trình, hạng mục công trình lớn chào mừng kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4/2025”… Kêu gọi, động viên, khích lệ toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, các ban quản lý dự án, tư vấn giám sát, các nhà thầu thi công tranh thủ thời gian, nỗ lực vượt khó, làm việc xuyên lễ, Tết để đẩy nhanh tiến độ các công trình hạ tầng giao thông, phấn đấu hoàn thành các dự án theo tiến độ mà Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo. Để góp phần phục hồi và phát triển nền kinh tế đất nước trong bối cảnh đại dịch Covid-19, Bộ GTVT đã phát động phong trào thi đua “Đẩy mạnh tiến độ thực hiện, giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công” giai đoạn 2021 - 2025 nhằm hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư công hằng năm và cả giai đoạn 2021 - 2025, được Chính phủ đánh giá cao. Tại Hội nghị đánh giá kết quả công tác 6 tháng đầu năm 2024, Chánh Văn phòng Bộ GTVT Uông Việt Dũng cho biết: Phát huy ý chí “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, “vượt nắng, thắng mưa”, “dự án sau phải nhanh hơn, tốt hơn, đồng bộ hơn dự án trước”, lãnh đạo Bộ GTVT đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, quyết tâm cao nhất; các cơ quan chuyên môn theo chức năng, nhiệm vụ thường xuyên làm việc với các bộ, ngành, địa phương để tháo gỡ khó khăn, yêu cầu huy động tối đa nguồn lực, máy móc, thiết bị, nhân lực để đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm chất lượng các dự án. 6 tháng đầu năm 2024, toàn ngành đưa 4 dự án đã hoàn thành vào khai thác, trong đó có 2 dự án đường bộ cao tốc được đầu tư theo hình thức BOT là Cam Lâm - Vĩnh Hảo, Diễn Châu - Bãi Vọt, qua đó đã đưa vào khai thác toàn bộ 11 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, giúp nối thông và rút ngắn thời gian đi từ Hà Nội đến TP. Vinh và từ TP. Hồ Chí Minh đến Nha Trang, nâng tổng số km đường bộ cao tốc trên cả nước lên hơn 2.000 km. Về đường sắt, 2 dự án đường sắt đô thị TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đang được tập trung tháo gỡ. Về hàng không, gói thầu 5.10 dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành đang thi công vượt tiến độ so với hợp đồng; dự án T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đảm bảo tiến độ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ phấn đấu hoàn thành trước 3 tháng so với kế hoạch. Về hàng hải, đường thủy nội địa, các dự án nâng cấp tuyến luồng Cái Mép - Thị Vải và dự án cải tạo, nâng cấp luồng hàng hải vào các bến cảng khu vực Nam Nghi Sơn, Thanh Hóa thi công đảm bảo tiến độ. Có thể thấy, các phong trào thi đua với nội dung phong phú, hấp dẫn, tên gọi dễ nhớ, tiêu chí cụ thể, đã thu hút đông đảo cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hưởng ứng, tham gia. Qua các phong trào thi đua, đã có nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật giúp nâng cao năng suất lao động, hiệu quả trong công tác, sản xuất kinh doanh; đời sống người lao động được cải thiện. Nhiều tập thể và cá nhân có thành tích tiêu biểu đã được biểu dương, tôn vinh, kịp thời. Thầm nhuần lời dạy của Bác “Giao thông vận tải là mạch máu của tổ chức. Giao thông tốt thì các việc đều dễ dàng. Giao thông xấu thì các việc đình trệ”, “Càng khó thì càng phải thi đua”, phát huy những kết quả đã đạt được, mỗi cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành GTVT tiếp tục tập trung cao độ, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, quyết tâm phấn đấu hoàn thành các dự án, các chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao bảo đảm chất lượng, tiến độ. Ngọc HoaBTĐKT - Thực hiện phong trào thi đua “Mỗi người dân tự học, học tập suốt đời đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững trong thời kỳ chuyển đổi số”, thời gian qua, công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện của các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, sự tích cực hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Qua đó, góp phần nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo nhân lực chất lượng cao, đáp ứng sự phát triển của địa phương.
Lãnh đạo Hội Khuyến học tỉnh Ninh Bình trao học bổng "Cùng em đến trường" cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Hoa Lư
Hưởng ứng phong trào thi đua, huyện Nho Quan đã triển khai có hiệu quả các mô hình học tập như: “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập”, “Đơn vị học tập”, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, góp phần tạo môi trường học tập rộng khắp.
Hiện nay, trên địa bàn huyện Nho Quan có 54 thư viện trường học; 27/27 xã, thị trấn; 184 thôn (xóm, bản, tổ dân phố) có tủ sách pháp luật. Theo thống kê, có 95% học sinh, sinh viên và người học khác tại các cơ sở giáo dục; trên 50% người dân ở khu vực nông thôn, vùng đồng bào dân tộc, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức và các dịch vụ liên quan tại các thư viện công cộng, thư viện của các cơ sở giáo dục, văn hóa, khoa học; trung tâm học tập cộng đồng.
Tại huyện Kim Sơn, phong trào thi đua học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị được đẩy mạnh. Tiêu biểu như dòng họ Vũ, thôn Thủ Trung, xã Kim Chính, luôn chú trọng kiện toàn Ban Khuyến học, lựa chọn người tâm huyết, trách nhiệm tham gia, xây dựng quy ước, đảm bảo mọi người đều có quyền học tập, rèn luyện để trở thành công dân gương mẫu. Dòng họ còn phát động thi đua “Gia đình phổ cập đại học”, đến nay đã có 12/121 gia đình tiệm cận tiêu chí này. Cả dòng họ hiện có 62 cử nhân, 9 thạc sĩ, 4 tiến sĩ. Con cháu học tập thành đạt, đời sống kinh tế được cải thiện. 10 năm qua, đã có gần 300 lượt con em có thành tích học tập tốt được các cấp khen thưởng.
Dòng họ Vũ, thôn Thủ Trung duy trì lớp học luyện chữ và lớp tiếng Anh miễn phí
Ông Vũ Toàn Thắng, Trưởng Ban Khuyến học dòng họ Vũ xã Kim Chính cho biết: Ban Khuyến học dòng họ Vũ có 3 thành viên, là những người có uy tín trong dòng họ, nêu cao tinh thần, trách nhiệm, tâm huyết với công tác khuyến học, khuyến tài. Khi được dòng họ tín nhiệm cử vào Ban Khuyến học, các thành viên nắm bắt tâm tư, tình cảm, khích lệ sự ham học của con cháu trong dòng họ, tuyên truyền truyền thống hiếu học của cha ông. Qua đó, khơi dậy ở con cháu lòng tự hào, ý chí quyết tâm vượt khó, tự giác học tập, rèn luyện để trở thành người có ích cho xã hội.
Hiện Quỹ khuyến học của họ Vũ, thôn Thủ Trung có trên 200 triệu đồng. Nguồn quỹ dành cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn vay để đóng học phí học vào các trường chuyên nghiệp, thời hạn vay từ 5 - 6 năm và dành để khen thưởng cho con em đạt nhiều thành tích trong học tập từ bậc học mầm non đến trên đại học. Mức thưởng quy định từ 100.000 đồng đến 2 triệu đồng tùy thuộc vào thành tích học tập của các cháu.
Tại xã Yên Thắng, huyện Yên Mô, ngoài việc phát động phong trào xây dựng quỹ khuyến học trong các dòng họ, các chi hội khuyến học và đóng góp của cộng đồng, mỗi năm xã có hơn 200 triệu đồng để cấp học bổng cho hàng trăm học sinh, sinh viên nghèo vượt khó học tập tốt. Hội Khuyến học xã Yên Thắng còn phát động các gia đình đăng ký phấn đấu trở thành gia đình hiếu học. Từ phong trào xây dựng gia đình hiếu học, nhiều gia đình làm nghề nông, ngoài cây lúa, mớ rau, con lợn không còn thu nhập gì khác nhưng vẫn ra sức chăm lo cho con em mình đi học. Tại đây, các dòng họ như Đinh Nhất Lang, Đinh Nhị Lang, họ Lê Văn, Lê Đình, Lê Huy, họ Dương, họ Đinh, họ Nguyễn Văn, Nguyễn Phúc, Nguyễn Kim, họ Lưu, họ Bùi, họ Mai... là những dòng họ có phong trào khuyến học với những hoạt động sôi nổi đã tạo động lực cho nhiều học sinh vượt khó học giỏi, mang vinh quang về cho gia đình, dòng họ.
Ở Yên Thắng, phong trào xây dựng gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học đã lôi cuốn những người lớn tuổi tích cực tham dự các lớp học chuyên đề của Trung tâm học tập cộng đồng. Những tiến bộ khoa học kỹ thuật học được từ Trung tâm học tập cộng đồng đã được bà con áp dụng có hiệu quả vào sản xuất, kinh doanh, mang lại thu nhập ổn định, phát triển kinh tế.
Với những cách làm sáng tạo, linh hoạt, phong trào thi đua “Mỗi người dân tự học, học tập suốt đời đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững trong thời kỳ chuyển đổi số” tại Ninh Bình đã tạo nên không khí thi đua sôi nổi đến mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi dòng họ.
5 năm qua, các cấp Hội Khuyến học, các cơ quan, đơn vị, các ngành, đoàn thể trong tỉnh đã tổ chức khen thưởng cho trên 588.000 lượt học sinh, sinh viên, trên 10.000 lượt giáo viên giỏi; tặng học bổng, trao quà cho gần 89.000 lượt học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vươn lên học tốt.
Thông qua giao ban công tác, Hội Khuyến học các cấp trong tỉnh đã trao đổi, rút kinh nghiệm, học tập cách thức xây dựng các mô hình tốt, cách làm hay ở mỗi nơi, nhờ đó rút ngắn khoảng cách về phong trào giữa các địa phương trong tỉnh, đưa phong trào từng bước nâng lên về chất lượng và hiệu quả.
Hải Hà
BTĐKT - Những năm qua, công tác đoàn và phong trào thanh niên trong Quân chủng Phòng không - Không quân đã diễn ra sôi nổi, rộng khắp. Đặc biệt, phong trào thi đua “Thanh niên Quân chủng rèn đức, luyện tài, xung kích, sáng tạo xứng danh Bộ đội Cụ Hồ thời kỳ mới” được phát huy hiệu quả, gắn kết chặt chẽ với phong trào thi đua Quyết thắng, với những nội dung, chỉ tiêu cụ thể, phù hợp từng đối tượng, trên các lĩnh vực công tác.
Giao lưu tuổi trẻ với điển hình tiên tiến chào mừng Đại hội thi đua Quyết thắng Quân chủng Phòng không - Không quân giai đoạn 2019 - 2024
Nở rộ các mô hình mới, cách làm hay
Qua triển khai các phong trào thi đua, xuất hiện nhiều mô hình, điển hình tiên tiến tiêu biểu trên các lĩnh vực hoạt động, cổ vũ, động viên đoàn viên, thanh niên Quân chủng Phòng không - Không quân hăng hái thi đua học tập, rèn luyện, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của đơn vị.
Trong khối các đơn vị chiến đấu, huấn luyện và phục vụ sẵn sàng chiến đấu đã xuất hiện các mô hình “Trận địa thanh niên quyết thắng”; “Phiên ban, kíp trực, kíp chiến đấu thanh niên”; “Tổ máy bay, tổ đài, đường băng, nhà xe, con đường thanh niên”; “Giờ học thanh niên tự quản”; mô hình “Chi đoàn huấn luyện giỏi”; “Câu lạc bộ cụm số”; mô hình “Ngày bảo quản thanh niên”, “Tháng trực ban mẫu”... Qua đó, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) đã thể hiện tinh thần khắc phục khó khăn, dám nghĩ, dám làm, từng bước nâng cao trình độ kỹ, chiến thuật và chuyên môn nghiệp vụ, nắm vững, sử dụng thành thạo các loại trang thiết bị, vũ khí hiện có; làm chủ khí tài mới, ứng dụng công nghệ thông tin vào trong thực hiện nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao của Quân chủng. ĐVTN đã xung kích vào thực hiện tốt nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, góp phần bảo vệ thành công các sự kiện chính trị trọng đại của đất nước; tham gia các hoạt động tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, giúp đỡ đồng bào phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh; 100% các đơn vị trực ban chiến đấu đạt tiêu chuẩn “đơn vị trực ban khá”; tích cực tổ chức huấn luyện với hàng chục ngàn chuyến bay; tham gia tốt các đợt hội thao, hội thi, bắn, ném bom, diễn tập bắn đạn thật... Nhiều cán bộ đoàn, ĐVTN đã thể hiện được bản lĩnh chính trị, trình độ, có những hành động dũng cảm xử lý tốt các tình huống bất trắc, bảo đảm an toàn cho người và vũ khí, trang bị kỹ thuật.
Khối các học viện, nhà trường đã có nhiều nỗ lực trong học tập, sáng tạo nghiên cứu khoa học và hoạt động xã hội, đóng góp đáng kể vào thành tích nghiên cứu khoa học và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Nét mới trong tổ chức các hoạt động của tuổi trẻ học viện, nhà trường là các loại hình: Câu lạc bộ “Học viên giỏi”, mô hình “Chi đoàn học tốt, rèn nghiêm”; “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” với khẩu hiệu hành động “Học thật, rèn thật, thi thật”; Hội thi Olympic các môn khoa học Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Hội thi Toán, Lý, tiếng Nga sinh viên toàn quốc; Liên hoan câu lạc bộ tiếng Anh khối các học viện nhà trường, viện, bệnh viện trong quân đội theo mọi hình thức đạt kết quả cao.
Ở khối các nhà máy, viện kỹ thuật, kho xưởng, tuy số lượng ĐVTN ít, hoạt động phân tán, nhưng tổ chức Đoàn đã đoàn kết vượt qua mọi khó khăn, khẳng định ý chí tự lực, tự cường, vươn lên làm chủ khoa học kỹ thuật. ĐVTN đã đẩy mạnh phong trào “Nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả”; phong trào “Phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật”. Nhiều đề tài sáng kiến của các kỹ sư, thợ kỹ thuật trẻ có giá trị về kinh tế và quốc phòng đã được áp dụng vào thực tiễn. Nhiều công trình khoa học, sáng kiến cải tiến kỹ thuật của cán bộ ĐVTN tham gia Giải thưởng “Sáng tạo trẻ” cấp quân chủng và Giải thưởng “Tuổi trẻ sáng tạo” cấp toàn quân đạt giải cao.
Đối với các công ty, doanh nghiệp kinh tế, thời gian dành cho hoạt động đoàn thanh niên ít, song các tổ chức đoàn đã khắc phục khó khăn, xác định nội dung, chương trình hoạt động phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp và đối tượng ĐVTN; năng động, sáng tạo, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, thu nhập tăng.
Những bông hoa quyết thắng
Từ phong trào thanh niên những năm qua đã xuất hiện nhiều nhân tố mới, nhiều công trình thanh niên hiệu quả, nhiều tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến được nhận khen thưởng của Trung ương Đoàn, Tổng cục Chính trị, Quân chủng và đơn vị. Tiêu biểu như: Đoàn thanh niên cơ sở Trung đoàn 250, Sư đoàn 361; Đoàn thanh niên cơ sở Trung đoàn 937, Sư đoàn 370; Đoàn thanh niên cơ sở Trung đoàn 274, Sư đoàn 377; Đoàn thanh niên cơ sở Nhà máy A31…
Một trong những cá nhân tiêu biểu là Thiếu tá Lê Văn Tùng, Phó Phi đội trưởng, Phi đội 2, Trung đoàn 937, Sư đoàn 370 có 4 năm liên tục đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở, là Chiến sĩ thi đua toàn quân, là Gương mặt trẻ triển vọng Việt Nam, là một trong 10 Gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quân năm 2023. Thiếu tá Lê Văn Tùng là phi công quân sự cấp 3, đã có trên 600 giờ bay tích lũy và thường xuyên thực hiện nhiệm vụ bay trinh sát tuần tiễu trên đất liền - biển đảo, thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc. Anh luôn xác định đây vừa là nhiệm vụ, vừa là niềm vinh dự, tự hào. “Khi cất cánh bay lên tôi được ngắm nhìn bầu trời, được ngắm nhìn đất nước tươi đẹp trên cao, một góc nhìn mà không phải ai cũng có, từ đó càng thôi thúc tôi tiếp tục học tập, rèn luyện, vững tay lái để bảo vệ vững chắc vùng trời, biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc”, Thiếu tá Lê Văn Tùng cho hay.
Một trong những tấm gương tiêu biểu của tuổi trẻ quân chủng về ý chí tự học, tự rèn, đam mê nghiên cứu sáng tạo, vươn lên làm chủ kiến thức khoa học là Thượng sĩ Bùi Huy Hoàng, học viên, Đại đội 73, Tiểu đoàn 7, Học viện Phòng không - Không quân. Anh đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở” năm 2020, 2021, 2022, 2023; “Chiến sĩ thi đua toàn quân” năm 2022; tham gia thi Olympic Cơ học toàn quốc năm 2022 đạt giải Nhất; là Gương mặt trẻ triển vọng toàn quân năm 2022 và 2023... Hoàng chia sẻ về lựa chọn nghề binh của mình: “Quân đội là môi trường lớn, là niềm mơ ước và cũng là cơ hội để thực hiện khát vọng của thanh niên Việt Nam trong việc đóng góp công sức, trí tuệ và sức trẻ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với quyết tâm đó, tôi đã thi vào chuyên ngành kỹ sư hàng không, Học viện Phòng không - Không quân với ước mơ trở thành “Người chiến sĩ khòng không - không quân ưu tú”, được góp sức mình cho sự nghiệp bảo vệ bầu trời Tổ quốc”.
Có thể khẳng định, phong trào thi đua “Thanh niên Quân chủng rèn đức, luyện tài, xung kích, sáng tạo xứng danh Bộ đội Cụ Hồ thời kỳ mới” gắn với phong trào thi đua Quyết thắng đã khơi dậy được tiềm năng, trí tuệ, sức sáng tạo của tuổi trẻ, những người trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu lao động sản xuất. Qua đó, đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân điển hình, là những bông hoa nổi bật trong vườn hoa rực rỡ, tô đẹp thêm phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, người chiến sĩ phòng không - không quân ưu tú, góp phần xây dựng tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh, cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện và góp phần tích cực xây dựng Quân chủng Phòng không - Không quân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.
Phương Thanh
Hội Cựu chiến binh huyện Hòa Vang giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi
BTĐKT - Những năm qua, Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng đã có nhiều cách làm sáng tạo, giúp nhau vượt khó, vươn lên làm giàu chính đáng. Với sự nỗ lực vượt bậc, Hội CCB huyện Hòa Vang đã xóa 100% hộ CCB nghèo theo tiêu chuẩn mới. Khởi công xây dựng Nhà đại đoàn kết tặng hội viên nghèo tại xã Hòa Phong Xác định giúp nhau giảm nghèo và hoạt động tình nghĩa là một trong năm nhiệm vụ chính trị trọng tâm của hội, các cấp Hội CCB huyện Hòa Vang đã tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên CCB nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Đồng thời, Hội CCB đã phát động rộng khắp phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” và“Cựu chiến binh giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi”. Hằng năm, Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh huyện đều xây dựng Chương trình hành động về phát triển kinh tế, xóa nghèo nhanh, bền vững, góp phần phát triển kinh tế - xã hội; giao chỉ tiêu giảm hộ gia đình hội viên CCB nghèo trong năm theo đến từng hội cơ sở. Thường trực Hội CCB huyện thường xuyên làm tốt công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động công tác xóa nghèo, xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hội viên CCB. Hằng năm, các cấp hội rà soát các hộ gia đình hội viên nghèo để có biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ. Đầu năm 2021, trên địa bàn huyện còn 15 hộ hội viên CCB nghèo với 49 nhân khẩu, có 12 hộ không còn sức lao động. Qua khảo sát nâng chuẩn mức nghèo mới năm 2021 - 2025,huyện phát sinh thêm 41 hộ CCB nghèo năm 2021, phát sinh 3 hộ nghèo năm 2022 và 2023. Như vậy, tổng số hộ CCB nghèo của huyện giai đoạn 2021 - 2025 là 59 hộ. Trong đó có 43 hộ còn sức lao động và 16 hộ không còn sức lao động. Huyện đã xây dựng Câu lạc bộ sản xuất, kinh doanh của CCB huyện và 2 câu lạc bộ cấp xã, duy trì hoạt động của 7 doanh nghiệp nhỏ, 2 hợp tác xã, 11 tổ hợp tác, 9 trang trại, 43 gia trại, 95 hộ kinh doanh do CCB làm chủ, thu hút hơn 300 lao động, chủ yếu là CCB, cựu quân nhân và con em của họ. Ngoài nguồn vốn ủy thác từ Ngân hàng Chính sách xã hội, các cấp Hội CCB duy trì các nguồn quỹ “Nghĩa tình đồng đội”, góp vốn quay vòng gần 4 tỷ đồng để hội viên vay không lãi đầu tư cho sản xuất, kinh doanh. Hỗ trợ bò giống cho hộ hội viên nghèo trên địa bàn huyện Các cấp Hội CCB vận động, quyên góp từ nhiều nguồn và đóng góp của hội viên để hỗ trợ sinh kế cho hộ hội viên nghèo với 12 con bò giống, 6.000 con gà, 10 tấn thức ăn gia súc, gia cầm, cải tạo 26 vườn tạp trồng cây ăn quả, 1 xe máy, xe bán nước mía, tặng 3 sổ tiết kiệm với tổng số tiền trên 800 triệu đồng, trợ dưỡng thường xuyên 16 nạn nhân chất độc da cam là con CCB, mua hỗ trợ 2 năm đầu 28 sổ bảo hiểm xã hội, 6 sổ bảo hiểm y tế với số tiền 109 triệu đồng; sửa chữa, xây mới 28 nhà với số tiền 1,125 tỷ đồng. Hằng năm vào dịp Tết, các ngày lễ lớn, Hội CCB huyện thăm, tặng 8.428 suất quà, trị giá gần 3,8 tỷ đồng cho hội viên nghèo và các đối tượng chính sách. Đặc biệt, trong phòng, chống dịch Covid-19, ngoài việc tham gia các công việc ở địa phương, Hội CCB các cấp vận động 1,5 tỷ đồng và thực phẩm đóng góp cho các hoạt động phòng, chống dịch trên địa bàn. Với sự nỗ lực vượt bậc, 5 năm qua, Hội CCB huyện Hòa Vang đã xóa 100% hộ CCB nghèo theo tiêu chuẩn mới.Nhiều hộ CCB vượt khó vươn lên trở thành tấm gương lao động sản xuất, kinh doanh giỏi, sống trọn nghĩa với đồng đội và cộng đồng. Từ phong trào đã xuất hiện nhiều mô hình, việc làm mới mang lại hiệu quả thiết thực. Tiêu biểu là CCB Đặng Văn Hòa, thôn Đông Sơn, xã Hòa Ninh với mô hình trồng bưởi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Vườn bưởi của hội viên CCB Đặng Văn Hòalà một trong ba vườn bưởi có diện tích lớn nhất của xã, với gần 100 gốc bưởi, mỗi năm cho thu hoạch 2 vụ. Khi bưởi kết trái, thương lái đến tận nơi đặt cọc thu mua, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình anh Hòa gần 50 triệu đồng/năm. Từ hiệu quả kinh tế của giống cây này, hiện nay mô hình trồng bưởi đã phát triển rộng khắp ở nhiều thôn của xã Hòa Ninh với diện tích trên 17 ha. Đây là một trong những mô hình kinh tế hiệu quả do CCB làm chủ được nhân rộng ra toàn huyện, là minh chứng rõ nét cho sự tìm tòi, sáng tạo, không ngại khó, ngại khổ của người CCB trên mặt trận kinh tế. Bên cạnh đó là tấm gương CCB Nguyễn Văn Lô (xã Hòa Nhơn) với mô hình chăn nuôi gà đàn, đạt mức thu nhập 200 triệu đồng mỗi năm, luôn nhiệt tình hỗ trợ giống, hướng dẫn kỹ thuật nuôi gà cho các hội viên nghèo ở địa phương. CCB Đào Xuân Thành (thôn Cẩm Toại Trung, xã Hòa Phong) là chủ cơ sở giết mổ, mỗi năm hỗ trợ tiền, gạo, thực phẩm cho 7 - 10 hội viên nghèo và thường xuyên gương mẫu, đóng góp các hoạt động nhân đạo, khuyến học. Có thể thấy, với tinh thần quyết tâm, đoàn kết, phát huy được sức mạnh tổng hợp, vận dụng kinh phí từ nhiều nguồn và có sự chỉ đạo, kiểm tra chặt chẽ của các cấp Hội, phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” và “Cựu chiến binh giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi”của Hội CCB huyện Hòa Vang đã mang lại nhiều kết quả đáng mừng. Qua đó, góp phần cùng cấp ủy, chính quyền địa phương hoàn thành mục tiêu giảm nghèo bền vững và bảo đảm an sinh xã hội. Nguyễn MaiHuyện Hoài Đức (TP Hà Nội): Đa dạng các giải pháp giảm nghèo bền vững
BTĐKT - Hưởng ứng phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, huyện Hoài Đức (TP Hà Nội) đã huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, các tổ chức xã hội, đẩy mạnh xã hội hóa, tập trung nguồn lực và giải pháp giảm nghèo. Nhờ đó, huyện đã trở thành 1 trong 3 quận, huyện đầu tiên của TP Hà Nội hoàn thành mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025. Lãnh đạo huyện Hoài Đức khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện công tác giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 Đồng chí Nguyễn Hoàng Trường, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức cho biết: Công tác giảm nghèo bền vững và nâng cao chất lượng đời sống nhân dân là nhiệm vụ lâu dài và rất quan trọng, gắn liền với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025, UBND huyện đã cụ thể hóa chỉ tiêu giảm nghèo thành các chương trình, kế hoạch chỉ đạo cụ thể. Hàng năm, Huyện ủy Hoài Đức ban hành Chỉ thị về việc tăng cường lãnh đạo cuộc vận động quỹ Vì người nghèo; UBND huyện ban hành công văn chỉ đạo UBND các xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học, lực lượng vũ trang,… trên địa bàn phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện và Ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, thị trấn tổ chức cuộc vận động quỹ Vì người nghèo, xây dựng kế hoạch điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, kế hoạch giảm nghèo theo chỉ đạo. Bên cạnh đó, UBND huyện bố trí kinh phí để Ngân hành Chính sách xã hội huyện ưu tiên cho hộ mới thoát nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu phát triển sản xuất được vay vốn với lãi suất thấp. Huyện thường xuyên quan tâm, giải quyết việc làm tại chỗ cho các hộ khó khăn thông qua việc vận động các doanh nghiệp trên địa bàn tiếp nhận người có khả năng lao động vào làm việc; xã hội hóa các nguồn lực để hỗ trợ người nghèo. Cùng với đó, tiếp tục triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách và giải pháp cụ thể để hỗ trợ, tạo điều kiện giúp hộ mới thoát nghèo, cận nghèo ổn định đời sống, phát triển kinh tế; gắn công tác giảm nghèo với thực hiện các phong trào thi đua “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, phong trào “Người tốt – việc tốt”; lồng ghép các chương trình, chính sách giảm nghèo với chính sách an sinh xã hội. Từ năm 2020 đến hết 30/9/2024, huyện đã thực hiện giải ngân cho 258 hộ cận nghèo, mới thoát nghèo, thoát cận nghèo và người lao động là thành viên hộ cận nghèo với tổng số tiền 11,925 tỷ đồng. Tổ chức tập huấn công tác vay vốn giải quyết việc làm tại 20 xã, thị trấn cho hơn 2.000 lao động, trong đó có 400 lao động thuộc hộ gia đình cận nghèo, thoát cận nghèo. Từ năm 2020 đến nay, huyện đã thực hiện giải quyết việc làm cho 30.815 lượt lao động. Trong đó 4.304 lượt lao động là thành viên hộ cận nghèo, mới thoát nghèo, mới thoát cận nghèo, chiếm tỷ lệ 14%. Từ 2020 đến tháng 9/2024, Sàn giao dịch việc làm của huyện đã tư vấn giới thiệu việc làm cho hơn 5.000 lượt lao động, trong đó khoảng hơn 800 lượt người lao động thuộc hộ cận nghèo, mới thoát nghèo, cận nghèo; khoảng 65% lượt lao động sau khi được tư vấn giới thiệu đã tìm được việc làm ổn định. Ngoài ra, chính quyền huyện còn hỗ trợ miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho gần 500 lượt học sinh là thành viên hộ nghèo được công nhận thoát nghèo với số tiền hơn 500 triệu đồng; rà soát đề nghị cấp thẻ BHYT cho gần 2.500 người thuộc hộ cận nghèo và 1.568 người mới thoát cận nghèo với số tiền khoảng hơn 5 tỷ đồng. Vận động nguồn lực xã hội hóa để tặng học bổng, hỗ trợ chi phí học tập cho 112 trẻ em nghèo có hoàn cảnh khó khăn với số tiền mỗi năm hơn 100 triệu đồng. Phối hợp với Quỹ Bảo trợ trẻ em Hà Nội tặng quà cho hơn 100 trẻ em mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em bị khuyết tật, mắc bệnh hiểm nghèo với số tiền gần 300 triệu đồng. Từ năm 2020 - 2024, huyện đã thực hiện hỗ trợ kinh phí cho 49 hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn xây mới, sửa chữa nhà ở với tổng kinh phí hơn 2,84 tỷ đồng (xây mới 37 nhà, sửa chữa 12 nhà), huy động các nguồn lực xã hội hóa, vận động ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” được hơn 4,588 tỷ đồng. Các xã, thị trấn tích cực huy động nguồn lực xã hội hóa để thực hiện công tác giảm nghèo, xóa hộ cận nghèo hiệu quả thông qua nhiều hình thức hỗ trợ thiết thực như trợ cấp hằng tháng cho các hộ đơn thân nuôi con nhỏ, người cao tuổi cô đơn, trợ cấp khó khăn cho các hộ gặp rủi ro đột xuất. Ngoài ra, các xã, thị trấn tặng học bổng cho trẻ em mồ côi, trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo, thăm hỏi tặng quà hộ nghèo, cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp Tết, ngày người khuyết tật, ngày cả nước vì người nghèo… với tổng số tiền hơn 3 tỷ đồng. Nhờ những giải pháp đồng bộ, từ quý II năm 2020 đến nay, trên địa bàn huyện Hoài Đức không có hộ nghèo, số hộ cận nghèo giảm từ 1.394 hộ (tỷ lệ 2,14% năm 2020) xuống còn 690 hộ, tỷ lệ 0,90% (cuối năm 2023). Đến tháng 9/2024, toàn huyện không còn hộ cận nghèo. Có thể khẳng định, cùng với thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước, phong trào “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” đã góp phần giúp huyện thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025. Nguyên Đạt