Xây dựng nông thôn mới

Xã Ninh Thạnh Lợi A đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2019

TĐKT - Vừa qua, UBND huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) tổ chức lễ công bố Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh công nhận xã Ninh Thạnh Lợi A đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao năm 2019. Đây là xã đầu tiên của huyện Hồng Dân đạt danh hiệu này. Ninh Thạnh Lợi A vinh dự được trao bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao Đạt chuẩn NTM từ cuối năm 2018, phát huy kết quả đạt được, xã tiếp tục xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng các tiêu chí xã NTM hướng tới xây dựng xã đạt chuẩn NTM giai đoạn 2019 - 2020. Sau gần 3 năm triển khai thực hiện, xã đã huy động nguồn lực xây dựng NTM nâng cao với tổng kinh phí đã thực hiện là trên 167 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước chiếm 61%, còn lại huy động từ sự tham gia đóng góp của nhân dân, doanh nghiệp và nguồn vốn tín dụng phát triển sản xuất. Hiện tại tất cả các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn xã đã được đồng bộ, phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Tỷ lệ đường giao thông trục ấp, liên ấp được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông Vận tải đạt 100%; tỷ lệ đường giao thông ngõ xóm được cứng hóa đạt trên 80%. Cảnh quan, không gian nông thôn được xây dựng, chỉnh trang theo hướng sáng - xanh - sạch - đẹp; tỷ lệ nhà ở đạt chuẩn theo quy định trên 90%; tỷ lệ hộ sử dụng điện an toàn từ các nguồn đạt 99,9%. Về cơ sở vật chất trường học, tỷ lệ trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia đạt 100%. Toàn xã có 5/5 nhà văn hóa ấp được xây dựng cơ bản, đảm bảo các hoạt động sinh hoạt chính trị của địa phương, phục vụ hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, đáp ứng yêu cầu phục vụ văn hóa, văn nghệ cho nhân dân. Bên cạnh đó, sản xuất không ngừng phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định ở mức cao, chính sách xã hội thực hiện tốt, an sinh xã hội và tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, thu nhập của người dân tăng cao, tất cả các ấp được công nhận ấp đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp nhân dân được cải thiện và nâng lên rõ nét. Hiện nay xã còn 8 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 0,34%, hộ cận nghèo 119 hộ, chiếm tỷ lệ 4,99%. Toàn xã có 5.259 lao động trong độ tuổi, trong đó có 4.838 lao động có việc làm thường xuyên. Nhân dịp này, có 8 tập thể và 44 cá nhân được tặng Bằng khen của UBND, Giấy khen của UBND huyện Hồng Dân và xã Ninh Thạnh Lợi A vì đã có thành tích xuất sắc trong xây dựng NTM ở địa phương. Hà Anh    

Quảng Ninh: Sức bật từ Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” OCOP

TĐKT - Bước vào xây dựng nông thôn mới với xuất phát điểm rất thấp, tuy nhiên, bằng sự quyết tâm của hệ thống chính trị, sự quyết liệt trong chỉ đạo, sáng tạo trong cách làm, Quảng Ninh đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, là địa phương đầu tiên trên toàn quốc có xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Đặc biệt, Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) được triển khai sâu rộng trên khắp các địa phương trong toàn tỉnh đã góp phần nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân vùng nông thôn. Các sản phẩm OCOP của Quảng Ninh được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng Tỉnh xác định tái cấu trúc ngành nông nghiệp phải bắt đầu từ việc xác định lợi thế của các địa phương, quy hoạch vùng sản xuất tập trung, lựa chọn sản phẩm lợi thế, ứng dụng khoa học công nghệ nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, phát triển theo chuỗi giá trị gắn với thị trường, cải cách hành chính, thu hút doanh nghiệp tại chỗ, doanh nghiệp ngoài địa bàn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, khu vực nông thôn. Trên cơ sở nghiên cứu, học tập kinh nghiệm phong trào Mỗi làng một sản phẩm (OVOP) của Nhật Bản và Chương trình Mỗi cộng đồng một sản phẩm (OTOP) của Thái Lan, Quảng Ninh nhận thấy đây là những chương trình phát triển kinh tế trọng tâm có thể ứng dụng và giải mã được cho các nút thắt trong phát triển nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh. Chủ thể chính là người dân có sự hợp tác bằng các mô hình tổ chức kinh tế cộng đồng như doanh nghiệp vừa và nhỏ, mô hình hợp tác xã, nhà nước làm “bà đỡ” bằng hỗ trợ chính sách, khoa học kỹ thuật, xúc tiến thương mại. Từ đó, tỉnh đã xây dựng, triển khai Chương trình Mỗi xã, phường một sản phẩm (gọi tắt là Chương trình OCOP) với 3 mục tiêu: Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ có lợi thế ở các địa bàn xã, phường, thị trấn, góp phần tái cơ cấu nền kinh tế Quảng Ninh theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị. Thực hiện có hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Thông qua việc phát triển sản xuất tại các địa bàn nông thôn, góp phần hạn chế việc di cư ra thành phố, bảo vệ môi trường và gìn giữ ổn định xã hội nông thôn. Sau 6 năm triển khai Chương trình, tỉnh đã thành lập được hệ thống tổ chức (Ban Chỉ đạo/Điều hành OCOP) ở cấp tỉnh và 14 huyện, thị xã, thành phố; ban hành được Bộ công cụ quản lý chương trình; thiết kế, đăng ký được nhãn hiệu sở hữu trí tuệ OCOP và đã được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp bằng chứng nhận sở hữu trí tuệ để làm cơ sở bảo hộ cho toàn bộ sản phẩm, dịch vụ của chương trình. Tổ chức hội thi thiết kế nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp bao bì, đã có 46/300 tác phẩm dự thi đạt giải. Xây dựng và đưa vào hoạt động 29 trung tâm, điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP. Đặc biệt, chương trình xúc tiến thương mại OCOP được thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh, một số thị trường trọng điểm trong nước (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, đồng bằng sông Hồng, khu vực Tây Bắc) và tại thị trường Trung Quốc thông qua các kỳ triển lãm, hội chợ thương mại. Riêng Hội chợ OCOP thường niên đã được tổ chức 2 kỳ tại TP Hạ Long vào dịp xuân và hè, giúp thiết lập thông tin thị trường hữu ích giữa hộ sản xuất và thị trường. Sau 6 năm triển khai, đến nay, đã có 169 doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở hộ sản xuất với 421 sản phẩm tham gia Chương trình; trong đó có 196 sản phẩm đạt từ 3 - 5 sao. Quy mô, năng lực của các tổ chức kinh tế tham gia Chương trình OCOP có sự tăng trưởng nhanh, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế khu vực nông thôn. Các sản phẩm từng bước hoàn thiện, đảm bảo tiêu chuẩn cao về an toàn thực phẩm, mẫu mã và được người tiêu dùng đón nhận. Các sản phẩm OCOP đều nằm trong các nhóm sản phẩm lợi thế quốc gia (tôm thẻ chân trắng, thủy sản chế biến); nhóm sản phẩm lợi thế địa phương (hàu Thái Bình Dương, lợn Móng Cái, gà Tiên Yên, dược liệu ba kích, trà hoa vàng…) và nhóm đặc sản vùng miền (miến dong, gạo nếp, gạo thảo dược, hoa quả, các món ăn ngon, lạ…). Một số sản phẩm được thị trường ngoài nước đón nhận như: Rượu mơ Yên Tử, ngọc trai Hạ Long, gốm sứ Quang Vinh… Đến nay, có gần 85% sản phẩm thuộc Chương trình OCOP đã được dán tem điện tử hoặc đã có mã số, mã vạch. Việc dán tem truy suất nguồn gốc đã góp phần khẳng định uy tín, thương hiệu của sản phẩm OCOP, chống hàng giả, hàng kém chất lượng, tạo niềm tin đối với người tiêu dùng. Cùng với đó, tỉnh đã triển khai cấp quyền sử dụng nhãn hiệu OCOP-QN cho 138/138 sản phẩm OCOP (sản phẩm đạt 3 sao trở lên) của 14 địa phương trong toàn tỉnh. Năm 2018, tổng doanh thu các sản phẩm tham gia OCOP đạt 359.041 triệu đồng, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm 2017; lợi nhuận đạt 38.668 triệu đồng, tăng 10% so với cùng kỳ 2017. Tạo công ăn việc làm cho 3.532 lao động, với mức thu nhập bình quân từ 5 - 9 triệu đồng/người/tháng. Hầu hết các sản phẩm đều gia tăng về doanh thu, lợi nhuận. Từ hiệu quả của Chương trình, Trung ương đã chỉ đạo làm điểm và nhân rộng ra toàn quốc thành Chương trình Quốc gia “Mỗi xã một sản phẩm” trong xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và đây là cơ sở để Trung ương đề nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 66/2006/NĐ-CP ngày 7/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn. Chương trình OCOP đã góp phần nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân vùng nông thôn, tạo sức bật mạnh mẽ cho Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Đến nay, Quảng Ninh đã có 3 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (Đông Triều, Cô Tô, Cẩm Phả), có 2 đơn vị (Uông Bí, Móng Cái) đã được Hội đồng thẩm định Trung ương thông qua, đang trình Thủ tướng Chính phủ công nhận. Đến hết năm 2019 có 90/111 xã đạt chuẩn và 1 đơn vị cấp huyện hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới. Quảng Ninh là tỉnh duy nhất trong cả nước xây dựng Đề án “Nhiệm vụ và giải pháp đưa các xã, thôn ra khỏi diện đặc biệt khó khăn, hoàn thành mục tiêu chương trình 135 giai đoạn 2017 - 2020”. Nhiều mục tiêu quan trọng của Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới đã được triển khai và có kết quả, một số chỉ tiêu đạt được cao hơn so với toàn quốc: Xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 81,1%; số tiêu chí bình quân đạt 18,03 tiêu chí; thu nhập của người dân khu vực nông thôn năm 2018 đạt 41,1 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều toàn tỉnh là 1%; trong năm 2018 đã có 400 hộ dân trên địa bàn tỉnh tự nguyện viết đơn xin ra khỏi danh sách hộ nghèo. Diện mạo khu vực nông thôn có bước thay đổi rõ nét, cảnh quan môi trường ngày càng được cải thiện, khang trang, sạch đẹp hơn; đã hình thành nhiều tuyến đường trồng hoa, cây xanh, góp phần tạo cảnh quan môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp, điển hình như xã Việt Dân, An Sinh và Bình Khê thuộc thị xã Đông Triều; xã Quảng Minh - huyện Hải Hà; xã Hải Tiến - TP Móng Cái. Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh đã đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, nông nghiệp giảm từ 7,3% năm 2010 xuống còn 5,9% năm 2018; công nghiệp giảm từ 53,4% năm 2010 xuống còn 50,3% năm 2018; dịch vụ tăng từ 39,3% năm 2010 lên 43,8% năm 2018. Tỉnh đang từng bước chuyển đổi theo hướng phát triển các ngành dịch vụ có tiềm năng, lợi thế, có hàm lượng logistics, công nghệ thông tin, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm. Cách làm đồng bộ, quyết liệt, liên tục và sáng tạo của Quảng Ninh trong xây dựng nông thôn mới luôn được Trung ương, các bộ, ngành và nhiều địa phương ghi nhận, đánh giá cao, là điển hình để các địa phương khác học tập và nhân rộng. Nguyệt Hà

Làm du lịch cộng đồng, Sin Suối Hồ đổi thay kỳ diệu

TĐKT - Nằm cheo leo trên đỉnh núi cao hơn 1.400 m, bản người Mông Sin Suối Hồ (xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu) tự làm du lịch cộng đồng, mỗi năm thu hút hàng nghìn lượt khách tới tham quan. Từ một bản làng có nhiều tệ nạn, Sin Suối Hồ nay đã trở thành bản du lịch không khói thuốc, sạch sẽ, văn  minh; đời sống ấm no, hạnh phúc. Theo trưởng bản Vàng A Chỉnh, trước đây Sin Suối Hồ từng là “điểm nóng” với số người nghiện ma túy khá đông. Trước năm 1992, hầu hết người dân ở Sin Suối Hồ trồng cây thuốc phiện và nghiện thuốc phiện. Thuốc phiện làm đời sống người dân nơi đây trở nên mù mịt, khốn khổ, đói rách, kiệt sức, bệnh tật, dẫn đến nhiều tệ nạn, mất an ninh trật tự. Tuy nhiên, từ năm 2005, số người nghiện đã giảm dần. Đến nay cả bản không còn người nghiện ma túy nhờ sự phát triển của du lịch cộng đồng. Từ chỗ là một bản nghèo, sau 15 năm, hiện nay nguồn thu nhập của các hộ gia đình đều tăng từ việc làm du lịch và bán các sản vật của địa phương. Đặc biệt, đi vào hoạt động được hơn 4 năm, mô hình du lịch cộng đồng sinh thái không khói thuốc với nhiều hình thức trải nghiệm mới được triển khai đã phát huy hiệu quả, ngày càng thu hút du khách và đem lại thu nhập cho người dân nơi đây. Tới đây, du khách được hòa mình vào cuộc sống của người Mông Bản Sin Suối Hồ hiện có hơn 100 hộ, trong đó có 10 hộ làm du lịch theo hình thức nghỉ dưỡng homestay. Nhiều hộ gia đình đã tự đầu tư hoặc nâng cấp nhà nghỉ để phục vụ nhu cầu ngày càng lớn của khách du lịch. Trung bình mỗi tháng có hàng trăm lượt du khách đến du lịch và nghỉ dưỡng tại bản Sin Suối Hồ, trong đó đa số là du khách nước ngoài. Du khách tới bản có thể ở cả tuần, cả tháng, cùng chia sẻ ẩm thực, văn hóa và được trải nghiệm các hoạt động: Gặt lúa, hái thảo quả, làm bánh, dệt vải… Được cùng ăn, cùng ở với chủ nhà trong không khí ấm cúng, thân thiện, du khách sẽ hiểu hơn về cuộc sống, con người và giá trị truyền thống dân tộc. Bên cạnh đó, Sin Suối Hồ cũng phát triển mô hình chợ du lịch truyền thống của người Mông, bán các sản vật của địa phương như thuốc lá, thổ cẩm, ẩm thực gắn liền với không gian trình diễn các công đoạn sản xuất đặc trưng. Một sân khấu đã được xây dựng ở trung tâm bản để biểu diễn các tiết mục văn nghệ đặc sắc. So với các khu du lịch khác, mô hình có nhiều điểm mới: Xu hướng dân làm - dân hưởng đem lại động lực phát triển kinh tế bền vững cho người dân địa phương; toàn bộ nguồn thực phẩm được sử dụng là thực phẩm sạch, không hóa chất; mô hình du lịch đậm chất văn hóa và thấm đượm bản sắc dân tộc; du lịch gắn liền với tạo sinh kế nông nghiệp cho người dân. Bản Sin Suối Hồ cũng để lại ấn tượng trong lòng du khách nhờ cộng đồng người dân đoàn kết, thân thiện, hiếu khách, sống văn minh. Bên cạnh đồ lưu niệm thông thường, Sin Suối Hồ còn phát triển thêm các sản phẩm đặc trưng như cây cảnh: Địa lan, phong lan, hoa đào và các loại cây ăn quả như mận, đào, táo mèo. Địa lan là loại cây tạo nên điểm nhấn của bản du lịch Sin Suối Hồ, mang lại thu nhập 200 – 300 triệu đồng/hộ/năm. Đến nay 100% hộ trong bản đều trồng địa lan, nhà nào ít thì mấy chục chậu, nhà nào nhiều thì khoảng 500 - 600 chậu. Vườn đào là một trong những địa điểm thu hút khách du lịch tại Sin Suối Hồ Mảnh đất từng trồng thuốc phiện khi xưa giờ đã khởi sắc với hơn 30.000 chậu địa lan, hơn 15.000 cây đào, 18.000 cây táo mèo, 10 homestay, một hợp tác xã kinh doanh nhà hàng và các loại cây cảnh, cùng với 3 phòng bungalow. Thu nhập của cả làng hơn 600 người lên đến 200 - 500 triệu đồng/hộ/năm, từ nhiều nguồn: Trồng lan, thảo quả, táo mèo, chăn nuôi dê. Du khách trải nghiệm dịch vụ homestay Để phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của du khách, những người làm du lịch cộng đồng tại Sin Suối Hồ đang ấp ủ dự định trong 3 năm tới sẽ làm thổ cẩm bằng vải lanh, vẽ sáp ong trên vải lanh tạo thành các sản phẩm riêng biệt của người Mông, người Hoa và xuất ra thị trường. Cùng với đó, tạo ra các sản phẩm hoàn toàn từ tự nhiên theo phong cách cổ truyền của người Mông như dầu gội, xà phòng, dầu rửa tay, rửa bát, thuốc tắm, thuốc diệt muỗi. 100% thực phẩm sạch từ thiên nhiên không hóa chất và hoàn toàn tự cung tự cấp. Từ sự thành công của bản Sin Suối Hồ, hiện Lai Châu đã và đang tiếp tục nhân rộng mô hình này. Đến nay, toàn tỉnh đã có 9 điểm bản du lịch cộng đồng ở hầu hết các huyện và thành phố Lai Châu. Đề án Phát triển du lịch Lai Châu giai đoạn 2016 - 2020 cũng xác định ưu tiên đầu tư phát triển sản phẩm chủ lực là du lịch cộng đồng gắn với phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa danh lam thắng cảnh tại khu vực thành phố Lai Châu, huyện Phong Thổ, huyện Tam Đường. Phương Thanh  

Hiệu quả từ những chính sách đúng và trúng

TĐKT - Với những cách làm sáng tạo và hiệu quả, Thanh Hóa đã huy động được nguồn lực đáng kể đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ đời sống dân sinh và đã tạo được sức mạnh toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới (NTM). Người dân đã hiểu rõ giá trị của chương trình NTM phục vụ cho chính mình và tích cực tham gia đóng góp tiền của, ngày công, hiến đất… xây dựng làng quê ngày càng phát triển. Sau gần 10 năm triển khai, chương trình xây dựng NTM đã bao phủ toàn diện về nông nghiệp, nông dân và nông thôn Thanh Hóa, không những góp phần thay đổi bộ mặt làng quê mà còn thay đổi nhận thức của hệ thống chính quyền cơ sở và người dân nông thôn trong nỗ lực chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập, vươn lên làm giàu... Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM, tháng 6/2010, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành đề án xây dựng NTM của tỉnh, đặt ra mục tiêu, nhiệm vụ chính trị cho toàn Đảng bộ, chính quyền và hệ thống chính trị trong tỉnh. Theo đó, tỉnh thành lập đồng bộ hệ thống bộ máy tổ chức chỉ đạo, điều hành từ tỉnh đến cơ sở, trong đó phân công đồng chí bí thư cấp ủy làm trưởng ban chỉ đạo; tăng cường bộ phận tham mưu giúp việc chuyên trách, chuyên nghiệp để đủ sức điều phối chương trình. Trong khi một số nội dung, vấn đề chưa có hướng dẫn hoặc còn phải chờ văn bản hướng dẫn của Trung ương, căn cứ điều kiện cụ thể của địa phương và với cách tiếp cận tự tin, sáng tạo, năm 2011, tỉnh Thanh Hóa đã chủ động ban hành hướng dẫn lập quy hoạch xã NTM 3 trong 1, gồm quy định “Lấy phiếu đánh giá về sự hài lòng của người dân”, “Quy định trình tự, thủ tục đánh giá, công nhận đạt chuẩn tiêu chí NTM”. Đặc biệt, đến đầu năm 2014, tỉnh đã ban hành “Bộ tiêu chí thôn bản NTM”. Về huy động nguồn lực, bên cạnh triển khai nghiêm việc tiếp nhận, thụ hưởng cơ chế chính sách của Trung ương, Thanh Hóa là một trong những địa phương chủ động kiến tạo khung pháp lý và sớm ban hành cơ chế chính sách riêng trong xây dựng NTM như: Để lại tiền thu từ chuyển quyền sử dụng đất, hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình, hỗ trợ phát triển mô hình phát triển sản xuất, thưởng thôn, bản, xã, huyện đạt chuẩn NTM, trong đó, một mặt quy định mức hỗ trợ cụ thể từ ngân sách tỉnh cho thôn, xã và huyện, mặt khác đã định hướng về quyền chủ động ban hành cơ chế chính sách, huy động nguồn lực của các địa phương cấp huyện, xã. Chính vì thế, trong gần 10 năm qua, tỉnh đã huy động được hơn 56.394 tỷ đồng cho xây dựng NTM. Cùng với nguồn vốn Nhà nước hỗ trợ, các địa phương đã chủ động khai thác, huy động các nguồn nội lực trong dân, như: góp công lao động, hiến đất, vật liệu, tiền; động viên người thân thành đạt tham gia; chú trọng khai thác, huy động các nguồn từ ngân hàng, doanh nghiệp và xã hội. Từ nguồn vốn nêu trên, cùng với cách làm hiệu quả, thiết thực, toàn tỉnh đã đầu tư xây dựng mới và nâng cấp, cải tạo được 13.965 km đường giao thông nông thôn, 1.944 km giao thông nội đồng, 1.274 công trình thủy lợi nhỏ, 3.892 km kênh mương nội đồng, 12.039 phòng học các cấp, 972 trạm biến áp và 7.286 km đường dây tải điện các loại, 538 nhà văn hóa và khu thể thao xã, 3.431 nhà văn hóa thôn, 506 chợ nông thôn, 518 trạm y tế, 350 trụ sở xã, hơn 33.548 công trình cấp nước sinh hoạt, 1.960 công trình vệ sinh và xử lý môi trường nông thôn, xây mới và chỉnh trang hơn 176.055 nhà ở dân cư. Chỉ đạo các xã lựa chọn những công việc mà phần lớn người dân trong thôn, bản và trong xã thấy cần tập trung làm trước; đã khuyến khích triển khai những nội dung, tiêu chí từng thôn, bản, từng hộ dân có thể tự làm được. Mặt khác, đã tập trung cao cho nhiệm vụ phát triển sản xuất nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ. Chú trọng dồn đổi, tập trung ruộng đất gắn với quy hoạch đồng ruộng, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, cơ giới hóa các khâu trong quá trình sản xuất, chế biến. Coi trọng cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, xây dựng, thúc đẩy các mối liên kết, hợp tác giữa nông dân với doanh nghiệp và nhà khoa học, giữa nông dân với nông dân thông qua tổ hợp tác và hợp tác xã để tăng thu nhập cho nông dân. Riêng từ nguồn vốn trực tiếp của chương trình, toàn tỉnh đã xây dựng được 1.790 mô hình sản xuất các loại. Về lĩnh vực xã hội, đã có sự quan tâm tập trung chỉ đạo công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn để nâng cao kỹ năng tay nghề, chất lượng lao động và giải quyết việc làm theo cả hai hướng phi nông nghiệp và nông nghiệp. Đây là giải pháp đột phá, căn cơ để chuyển lực lượng lao động nông nghiệp hiện đang dư thừa sang ngành nghề khác có thu nhập cao hơn. Đến nay toàn tỉnh đã có 5 huyện đạt chuẩn NTM (gồm: Yên Định, Quảng Xương, Đông Sơn, Thọ Xuân và Vĩnh Lộc), trong đó có 3 huyện đã tổ chức đón nhận (Yên Định, Quảng Xương, Đông Sơn), Thành phố Thanh Hóa đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Thị xã Bỉm Sơn đã có 100% số xã đạt chuẩn NTM. Toàn tỉnh đã có 347 xã đạt 19 tiêu chí NTM, trong đó có 332 xã được công nhận đạt chuẩn, chiếm tỷ lệ 58,35% (có 23/100 xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 và 30a và 16/30 xã bãi ngang ven biển đạt chuẩn NTM) vượt 2,55% so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh. Bình quân toàn tỉnh đạt 16,56 tiêu chí/xã, cao hơn 1,3 tiêu chí so với bình quân chung cả nước. Thanh Hóa không còn xã nào dưới 5 tiêu chí. Hiện có 4 xã hoàn thành 15 tiêu chí NTM nâng cao và 2 xã đang xây dựng thí điểm NTM kiểu mẫu. Riêng xây dựng thôn, bản NTM có 592/1.659 thôn, bản miền núi (sau khi sáp nhập) đạt chuẩn NTM, vượt 15,68% so với mục tiêu phấn đấu của tỉnh. Mức thu nhập của người dân không ngừng được nâng cao, từ 8,9 triệu đồng/người (khu vực nông thôn) năm 2010 lên 37,6 triệu đồng năm 2018. Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm sâu, từ gần 27% (năm 2010) xuống còn 6,25% (năm 2018), bình quân giảm 2,56%/năm. Huyện Như Xuân đã thoát ra khỏi huyện nghèo theo Nghị quyết 30a, 5/100 xã và 55/181 thôn, bản hoàn thành mục tiêu Chương trình 135. Chặng đường 10 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM ở Thanh Hóa đã khẳng định hướng đi và cách làm đúng đắn. Đây cũng là bước tạo đà cho Thanh Hóa tiếp tục phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu của chương trình đến năm 2030 có 15 huyện trở lên và 100% số xã đạt chuẩn NTM. Bình quân toàn tỉnh đạt 19 tiêu chí/xã, 100% thôn, bản đạt chuẩn NTM, 40% số xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 10% số xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu và mỗi huyện có ít nhất 5 thôn, bản NTM kiểu mẫu. Minh Phương  

Yên Thắng đẩy mạnh các mô hình kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân

TĐKT - Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM). Xác định được nhiệm vụ quan trọng đó, những năm qua, xã Yên Thắng (huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình) đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, chú trọng phát triển các mô hình mới đem lại năng suất, hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Người dân trên địa bàn xã tích cực chuyển đổi diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang mô hình lúa - cá Với ưu thế và tiềm năng lớn để phát triển thủy sản, Yên Thắng đã có nhiều giải pháp phát huy tiềm năng, lợi thế để đẩy mạnh phát triển kinh tế phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương. Xã đã tích cực vận động người dân chuyển đổi diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang mô hình lúa - cá theo quy hoạch. Nhiều hộ dân đã chuyển đổi hàng nghìn m2 đất và có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Trước kia, gia đình ông Nguyễn Văn Ký, thôn Vân Hạ chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa nên đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, những năm gần đây, nhờ định hướng và hỗ trợ kỹ thuật từ chính quyền địa phương, gia đình ông đã mạnh dạn chuyển đổi hơn 2 mẫu đất trũng cấy lúa kém hiệu quả sang mô hình 2 vụ cá và 1 vụ lúa - 1 vụ cá. Mỗi năm gia đình ông xuất ra thị trường 4 tấn cá thịt. Thu nhập sau khi trừ chi phí cao gấp 3 - 4 lần so với trồng lúa. “Có thể khẳng định, chuyển đổi từ cấy lúa kém hiệu quả sang mô hình lúa - cá là một chủ trương đúng đắn của xã Yên Thắng, giúp người nông dân có thể vươn lên phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng”- ông Ký vui mừng chia sẻ. Ông Đinh Quang Vinh, Chủ tịch UBND xã Yên Thắng cho biết: Nhờ đẩy mạnh chuyển đổi sản xuất, lĩnh vực thủy sản của Yên Thắng có bước phát triển đột phá về diện tích, năng suất và hiệu quả kinh tế. Nhiều hộ đã mạnh dạn đưa vào nuôi các loại thủy sản đặc sản bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao như: Nuôi ếch, cá quả, tôm… ở thôn Khai Khẩn; mô hình ao nổi (ở thôn Bình Hào); mô hình trồng chuối, nuôi cá (ở thôn Quảng Hạ) với tổng diện tích 30 ha... Đến nay, toàn xã đã chuyển đổi được 124 ha cấy lúa kém hiệu quả sang mô hình lúa - cá, tăng 80 ha so với cách đây 5 năm. Sản lượng cá ước đạt 720 tấn/năm và thu nhập bình quân đạt từ 120 - 130 triệu đồng/ha/năm. Song song với việc đẩy mạnh nuôi, trồng thủy sản, Yên Thắng tập trung mở rộng diện tích lúa chất lượng cao, tích cực chuyển đổi phương thức gieo cấy và áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp để nâng cao giá trị sản xuất trên 1 ha đất canh tác. Hiện, diện tích cấy lúa chất lượng cao đang chiếm trên 80% diện tích. Năng suất lúa bình quân trong 5 năm qua đạt 116,2 tạ/ha/năm; sản lượng lương thực có hạt bình quân đạt trên 5.717 tấn. Đồng thời, xã cũng tích cực chỉ đạo phát triển các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như: Rau, củ, quả các loại; thực hiện chuyển đổi một số diện tích đất màu kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả, hoa… Lĩnh vực chăn nuôi tiếp tục duy trì ổn định và phát triển theo hướng trang trại, gia trại. Nhờ đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp đã nâng giá trị sản xuất canh tác đến năm cuối nhiệm kỳ đạt 135 triệu đồng/ha; góp phần nâng cao thu nhập bình quân đầu người lên 47 triệu đồng/năm. Theo ông Vinh, thời gian tới, xã phấn đấu đến năm 2025 chuyển đổi được 170 ha diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang mô hình sản xuất có giá trị kinh tế cao; giá trị sản xuất đạt 145 triệu đồng/ha; thu nhập bình quân đầu người đạt 60 triệu đồng/năm. Tin rằng với những việc làm bước đi phù hợp, đúng đắn, Yên Thắng sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển, nâng cao hơn nữa đời sống người dân, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà xã đặt ra. Bảo Linh

Huyện Đức Trọng “thay áo mới”

TĐKT - Bắt tay vào xây dựng nông thôn mới từ năm 2011, đến nay, sau hơn 10 năm, với những cách làm sáng tạo và linh hoạt, huyện miền núi Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng đã hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) với nhiều điểm nhấn; trở thành huyện NTM thứ hai của tỉnh Lâm Đồng và cả khu vực Tây Nguyên. Mới đây, ngày 24/6/2020, Chủ tịch nước đã có Quyết định tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Đức Trọng vì những thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2016 - 2020. Diện mạo mới từ hành động thiết thực Những ai đã từng đặt chân đến huyện Đức Trọng hơn 10 năm trở về trước, chắc chắn hôm nay khi trở lại sẽ không khỏi ngạc nhiên bởi sự vươn mình, bứt phá, bởi sự thay da đổi thịt của mảnh đất và con người nơi đây. Từ một huyện thuần nông, thu nhập bình quân đầu người thấp, chỉ đạt 23 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, kinh tế phát triển manh mún nhỏ lẻ…, đến nay diện mạo nông thôn Đức Trọng đã thực sự đổi mới, khang trang, đời sống của nhân dân được nâng lên rõ rệt. Hiện nay, huyện Đức Trọng đang hội tụ đầy đủ các yếu tố để trở thành đô thị loại 3. Hơn 10 năm triển khai, toàn huyện đã huy động được hơn 5 nghìn tỷ đồng vào xây dựng NTM. Từ nguồn kinh phí này, hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, trường học và các thiết chế văn hóa trên địa bàn được đầu tư nâng cấp, làm thay đổi diện mạo nông thôn theo hướng tích cực. Cảng hàng không Liên Khương huyện Đức Trọng ngày càng khai thác hiệu quả dịch vụ vận tải hàng không, góp phần mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội to lớn. Cụ thể, các tuyến đường giao thông quan trọng của xã và từ trung tâm xã đến huyện với tổng chiều dài 184,51 km được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông Vận tải. Đặc biệt, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Lâm Đồng, huyện Đức Trọng đã thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển mạng lưới giao thông đối ngoại và kinh doanh dịch vụ giao thông vận tải. Nổi bật nhất là việc phối hợp cùng các đơn vị đảm bảo an ninh, an toàn hàng không, tạo điều kiện tốt nhất để khai thác hiệu quả dịch vụ vận tải hàng không ở Cảng hàng không Liên Khương, với sản lượng hành khách đạt trên 2 triệu, tăng gấp 10 lần năm 2009; sản lượng hàng hóa - bưu kiện vận chuyển đạt hơn 7.300 tấn, tăng gấp 10,4 lần năm 2009; 8 hãng hàng không trong nước và quốc tế hoạt động tại Cảng hàng không Liên Khương…, mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội to lớn. Trên địa bàn huyện có 1 chợ trung tâm,  chợ đầu mối nông sản có quy mô cấp tỉnh và 1 siêu thị đang xây dựng… đảm bảo cho hoạt động buôn bán, giao thương văn minh, hiện đại. Hệ thống thủy lợi được đầu tư nâng cấp, kiên cố hóa kênh mương…, đảm bảo nhu cầu tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp, nhất là ở những vùng sâu, vùng xa. Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, an toàn, đến nay, tỷ lệ hộ sử dụng điện an toàn, thường xuyên đạt 99,81%. Trên địa bàn huyện không còn hộ gia đình phải sử dụng nước ô nhiễm, xóa sổ hoàn toàn nhà dột nát; 100% các trường học công lập các cấp đều có cơ sở vật chất và trang thiết bị đạt chuẩn quốc gia, đáp ứng đủ yêu cầu dạy và học cho con em toàn huyện; 100% các xã có nhà văn hóa, khu vui chơi, trung tâm văn hóa, thể thao được bố trí đầy đủ các phòng chức năng, công trình phụ trợ và cơ sở vật chất trang thiết bị đảm bảo tổ chức các hoạt động cộng đồng thường xuyên và tổ chức các sự kiện tập trung, hội nghị toàn xã… Nhiều văn phòng một cửa điện tử, 7 điểm cầu tại các xã được đưa vào sử dụng để phục vụ yêu cầu họp trực tuyến, giảm thời gian đi lại đối với các địa phương…. Mũi nhọn trong phát triển bền vững Xác định nông nghiệp công nghệ cao gắn với xây dựng NTM là một trong những chương trình trọng tâm, góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện nhằm tăng thu nhập và xóa đói, giảm nghèo cho người dân và phát triển kinh tế - xã hội, trong những năm qua, huyện Đức Trọng đã tập trung các giải pháp, huy động tối đa mọi nguồn lực để phát triển lĩnh vực này. Vùng trồng cà chua tập trung của người dân huyện Đức Trọng Tính đến cuối năm 2019, trên địa bàn huyện có khoảng 9,4 ha sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt trên 242 triệu đồng/ha/năm. Đáng kể nhất trong số đó là việc hệ thống tổ chức sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp, nông thôn tiếp tục được đổi mới phù hợp hơn với cơ chế thị trường. Các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại tiếp tục phát triển nhanh về số lượng và quy mô sản xuất và địa bàn thực hiện, kinh tế hộ cũng có nhiều chuyển biến từ kỹ năng tổ chức sản xuất, kiến thức khoa học, nguồn lực đầu tư và sự chuyên môn hóa sản xuất. Ngày càng nhiều các hình thức liên kết hình thành và phát triển, đặc biệt là mô hình chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản. Thông qua đó, gắn kết được sản xuất với thị trường, ổn định và nâng cao thu nhập cho người dân. Đến nay, huyện có 26 tổ hợp tác, 4049 hộ sản xuất nông nghiệp (chiếm 15% số hộ của huyện) tham gia các hình thức liên kết và tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ. Điển hình  như các chuỗi liên kết giữa nông dân với các công ty TNHH Sản xuất và Thương mại nông sản Phong Thúy, Viên Sơn và các hợp tác xã An Phú, Tiến Huy… Nhờ đó, đến nay, thu nhập bình quân đầu người của huyện đã tăng lên rõ rệt, đạt 811,27 triệu đồng/người (năm 2019), bằng 3,53 lần so với năm 2011. Cùng với đó, huyện cũng đặc biệt chú trọng đến việc đào tạo và giải quyết việc làm cho các lao động trong địa phương. Từ năm 2011 - 2019, huyện đã giải quyết việc làm cho hơn 38 ngàn lao động, góp phần hạn chế lao động thất nghiệp, nâng cao tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên tạo ra thu nhập giúp cuộc sống ổn định và giảm nghèo bền vững. Chỉ trong năm 2019, tỷ lệ lao động qua đào tạo của từng xã đều đạt trên 25%. Từ sự phát triển của kinh tế, công tác y tế của huyện cũng có nhiều tiến bộ trong việc hạn chế đến mức thấp nhất số người mắc và chết do dịch bệnh. Đội ngũ y, bác sĩ được tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Chính sách dân số và bảo hiểm y tế được đặc biệt quan tâm, trong đó 100% hộ nghèo, hộ cận ngèo được cấp thẻ BHYT, nâng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế từ 43,7% năm 2011 lên 85,2% năm 2019. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện hiện nay chỉ còn 0,81%... Tuy là địa phương có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống (33,4% dân số), với 4 tôn giáo chính, tỷ lệ đồng bào theo các tôn giáo chiếm 47,57% dân số, song nhờ xây dựng được hệ thống chính trị vững mạnh, phát huy tính dân chủ, thượng tôn pháp luật…, tình hình an ninh chính trị, an toàn xã hội luôn được đảm bảo, nhân dân đoàn kết, bác ái. Với những nỗ lực toàn diện, không ngừng, đến nay, 14/14 xã trên địa bàn huyện Đức Trọng đã được công nhận đạt chuẩn NTM; thị trấn Liên Nghĩa được công nhận văn minh đô thị. Đặc biệt, ngày 14/4/2020, huyện Đức Trọng đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn Nông thôn mới. Nhìn lại chặng đường đã qua trong phong trào xây dựng NTM, chính quyền và nhân dân huyện Đức Trọng thực sự đáng tự hào. Đó không chỉ là thành quả của sự nỗ lực, đoàn kết của toàn thể cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong huyện mà còn là sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ kịp thời của các cấp, ngành trung ương, của tỉnh và cộng đồng các doanh nghiệp. Trong thời gian tới, 100% số xã của huyện sẽ tiếp tục đẩy mạnh nâng cao chất lượng tiêu chí nông thôn mới, trong đó có 4 xã đang ký xây dựng xã NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Đây vừa là thời cơ, vừa là thách thức để Đảng bộ và nhân dân huyện Đức Trọng gặt hái được nhiều thành công hơn nữa trong chặng đường đổi mới và phát triển. Mai Thảo  

Quảng Nam: Xây dựng nông thôn mới từ những cách làm hay

TĐKT - Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1620/QĐ-TTg ngày 20/9/2011 về tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, phong trào đã được lãnh đạo Tỉnh ủy, Ủy ban  nhân dân tỉnh Quảng Nam quan tâm chỉ đạo quyết liệt từ tỉnh đến cơ sở. Từ cuối năm 2011, Ủy ban nhân dân tỉnh chính thức phát động phong trào thi đua “Quảng Nam chung sức xây dựng NTM”, xây dựng và ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện đi vào chiều sâu. Khu dân cư NTM kiểu mẫu xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam Hưởng ứng phong trào, các tổ chức chính trị - xã hội đã tích cực vận động các thành viên, hội viên tham gia thực hiện. Mặt trận Tổ quốc tỉnh chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn với xây dựng NTM. Ban Dân vận Tỉnh ủy đã triển khai nhiều mô hình phong trào “Dân vận khéo”. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã chỉ đạo triển khai nhiều mô hình, góp công sức, kinh phí thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động “5 không, 3 sạch” trong xây dựng NTM như: Xây dựng “Công trình đường giao thông nông thôn”, “Đoạn đường phụ nữ tự quản về vệ sinh môi trường”, “Những bông hoa đời thường”, phong trào “Túi rác tiết kiệm”, “Phụ nữ chung sức xây dựng NTM ”... Tỉnh đoàn Quảng Nam với phong trào “Thanh niên Quảng Nam chung tay xây dựng NTM ”. Hội Nông dân tỉnh, Hội Người cao tuổi, Hội Cựu chiến binh tỉnh đã phát động các cuộc vận động, tổ chức tập huấn, tuyên truyền cho các hội viên và người dân; tổ chức ký các chương trình phối hợp, giao ước thi đua giữa các tổ chức đoàn, hội và với các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới. Các huyện, thành phố và các xã trong tỉnh đã cụ thể hóa, phát động các phong trào thi đua gắn với điều kiện thực tế địa phương. Công tác tuyên truyền, vận động được đẩy mạnh với nhiều nội dung và hình thức phong phú, được các cấp, các ngành, các địa phương, các đơn vị quân đội, công an tích cực hưởng ứng, tham gia. Các cấp ủy Đảng, chính quyền đã làm tốt công tác tư tưởng cho cán bộ, đảng viên, nhất là đối với cán bộ cấp thôn và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh. Trước hết phải kể đến trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền và vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên trong Đảng bộ xã, thị trấn, huyện được phát huy theo tinh thần “Đảng viên đi trước, gương mẫu để quần chúng noi theo”: Tham gia đóng góp ngày công lao động trong xây dựng các công trình giao thông nông thôn, nhà văn hóa…, gương mẫu thực hiện nếp sống văn hóa khu dân cư, xây dựng gia đình văn hóa, gia đình hiếu học… Trong các buổi, đợt, hội nghị tuyên truyền về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, các cấp ủy Đảng thường xuyên lồng ghép nội dung thực hiện phong trào xây dựng NTM. Quy hoạch sắp xếp dân cư gắn với xây dựng NTM xã Lăng, huyện Tây Giang Qua thực hiện phong trào, trên bàn tỉnh Quảng Nam đã xuất hiện một số cách làm hay, sáng tạo, phù hợp với địa phương như: Phong trào “phát huy nội lực, hiến đất, góp công xây dựng đường giao thông nông thôn theo tiêu chí NTM”, phong trào “xóm làng huy động nhân dân cải tạo, chỉnh trang nhà ở, cải tạo ao, vườn, cổng, ngõ, tường rào xanh - sạch - đẹp; phong trào “Sáng - Xanh đường làng”; phong trào “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn với xây dựng Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và vườn mẫu; phong trào “Nhà sạch - Vườn đẹp - Môi trường trong lành - Ngõ xóm văn minh’’; mô hình “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”, “Tiếng kẻng an ninh”... Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Nam cũng cụ thể hóa Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh” thành phong trào “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch” đi vào chiều sâu; đã lựa chọn 2/5 tiêu chí “Không” và 2/3 tiêu chí “Sạch” để chỉ đạo thống nhất chung trên toàn tỉnh (gồm: Không đói nghèo, Không bạo lực gia đình; Sạch từ nhà ra ngõ, Sạch từ ngõ ra đường) và các tiêu chí còn lại giao Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp huyện lựa chọn phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế tại địa phương. 100% cơ sở Hội đã đăng ký với cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện ít nhất một hoạt động thiết thực góp phần xây dựng NTM, đô thị văn minh (mô hình: Chi hội phụ nữ 5 không, 3 sạch kiểu mẫu xây dựng NTM; làng quê không rác thải; nhà sạch, vườn đẹp; đường hoa thay cỏ dại; trồng bồn hoa, cây cảnh tại các nhà văn hóa thôn; hỗ trợ phụ nữ xây dựng các công trình vệ sinh...) được cấp ủy, chính quyền địa phương đánh giá cao; toàn tỉnh có 293.444/378.631 hộ gia đình đạt 8 tiêu chí (đạt tỷ lệ 77,5%). Riêng giai đoạn 2016 - 2019, toàn tỉnh có hơn 150 mô hình “Dân vận khéo”, 1.565 mô thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, 744 mô hình phát triển kinh tế, 493 mô hình bảo vệ môi trường nông thôn và hàng trăm mô hình trên các lĩnh vực đời sống xã hội.... có hiệu quả và được nhân rộng. Từ phong trào thi đua chung sức xây dựng NTM, đã xuất hiện nhiều gương điển hình tiên tiến tích cực đóng góp công sức, tiền của, đất đai, tài sản như: Hộ gia đình ông Trần Minh Thu, xã Trà Bui, huyện Bắc Trà My đã có 3 lần hiến hơn 4000 m2 đất để xây dựng trường học. Từ quan niệm “Việc làng, đất vàng cũng hiến”, ông Hồ Văn Vàng, người dân tộc Ca Dong tại thôn 2, xã Trà Vân, huyện Nam Trà My tự nguyện hiến hơn 6.000 m2 đất làm đường và xây nhà tái định cư cho dân làng, góp phần giúp bà con ổn định cuộc sống. Ông Lê Tất Dũng, xã Đại An, huyện Đại Lộc đã bỏ ra hơn 300 triệu đồng và công sức xây dựng cây cầu phao cho người dân đi lại… Với nhiều cách làm hay, mô hình sáng tạo, phong trào thi đua Cả nước chung sức xây dựng NTM tại Quảng Nam đã đạt được những kết quả nổi bật. Đến nay, bộ mặt nông thôn Quảng Nam đã có nhiều khởi sắc và chuyển biến theo chiều hướng tích cực; đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng nâng lên; hình thành và nhân rộng nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh có hiệu quả; kết cấu hạ tầng thiết yếu nông thôn từng bước được hoàn thiện; lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm có chuyển biến tích cực; hệ thống chính trị được củng cố; quốc phòng và an ninh trật tự được giữ vững. Kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu trong Chương trình NTM đảm bảo đạt theo Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XXI đề ra. Sau gần 10 năm triển khai thực hiện, Quảng Nam đã có 85 xã được công nhận đạt chuẩn NTM (đạt tỷ lệ 41,67% tổng số xã), không còn xã dưới 5 tiêu chí. Huyện Phú Ninh và thị xã Điện Bàn được công nhận đạt chuẩn NTM năm 2015; bình quân chung số tiêu chí đạt chuẩn của toàn tỉnh là 14,27 tiêu chí/xã (tăng 11,66 tiêu chí/xã so với năm 2010); có 58 thôn được công nhận đạt chuẩn khu dân cư NTM kiểu mẫu. Thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn đạt 31,58 triệu đồng/năm (tăng 21,4 triệu đồng/người so với năm 2010), tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 7,57% (giảm 24,2% so với năm 2010). Phát huy những kết quả đã đạt được, tỉnh Quảng Nam xác định xây dựng NTM giai đoạn 2021 - 2030 với phương châm: “Xây dựng NTM là quá trình thường xuyên, liên tục, có điểm khởi đầu, nhưng không có điểm kết thúc”; từ xã NTM, lên xã NTM nâng cao, rồi xã NTM kiểu mẫu... xây dựng khu, thôn, xóm, hộ NTM kiểu mẫu. Đó là cách làm, là bước đi để hướng tới đạt xã NTM kiểu mẫu, huyện NTM kiểu mẫu, góp phần nâng cao chất lượng đời sống của người dân nông thôn. Nguyệt Hà  

Vĩnh Lộc phát triển kinh tế - xã hội bền vững từ xây dựng nông thôn mới

TĐKT - Những ngày tháng Năm lịch sử, nắng như đổ lửa, nhưng thời tiết không giảm được khí thế và nhiệt huyết của chúng tôi về Vĩnh Lộc nơi miền đất có nhiều di tích lịch sử, có Thành nhà Hồ một di tích quốc gia nổi tiếng đã được thế giới ghi nhận, nơi có nhiều tiềm năng trong xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế xã hội bền vững. Làng nghề mây tre đan xuất khẩu xã Vĩnh Hòa (ảnh: Minh Thành) Vĩnh Lộc là huyện trung du miền núi của tỉnh, cách thành phố Thanh Hóa 45 km về phía Tây; tổng diện tích tự nhiên 15.772,03 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp 11.262,5 ha; dân số 85.873 người, có 2 dân tộc chủ yếu là Kinh và Mường; toàn huyện có 15 xã và 1 thị trấn (trong đó có 6 xã miền núi). Năm 2010 Vĩnh Lộc triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới với mục tiêu xây dựng huyện có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp, dịch vụ và du lịch; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao. Sau 10 năm triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, đến nay diện mạo nông thôn của huyện Vĩnh Lộc đã có sự thay đổi toàn diện, mạnh mẽ. Tháng 11 năm 2019, Vĩnh Lộc được Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng công nghiệp, liên kết sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, đảm bảo an toàn thực phẩm ngày càng hiệu quả. Đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả cao. Đặc biệt, nhận thức của người nông dân đã từng bước chuyển sang tư duy sản xuất hàng hóa. Quy mô, chất lượng giáo dục - đào tạo giữ vững và ổn định. Thu nhập bình quân đầu người của huyện tăng 3,17 lần so với năm 2010. Giá trị xuất khẩu tăng từ 2,55 triệu USD năm 2010 lên 57 triệu USD năm 2018. Tổng thu ngân sách trên địa bàn tăng từ 29,8 tỷ đồng năm 2010 lên 263,17 tỷ đồng năm 2018. Huy động vốn đầu tư tăng từ 365 tỷ đồng năm 2010 lên 1.135 tỷ đồng năm 2018. Tỷ lệ thôn đạt tiêu chuẩn văn hóa tăng từ 54,68% năm 2010 lên 100% năm 2019. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 24,43% năm 2010 xuống còn 4,12% năm 2019… Năm 2018, huyện Vĩnh Lộc được xếp thứ nhất trong Cụm thi đua số 2 của tỉnh (gồm 8 huyện), tăng 2 bậc so với năm 2010. Hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn được đầu tư đồng bộ và ngày càng hoàn thiện: Giao thông, thủy lợi đáp ứng yêu cầu đi lại thuận tiện và thuận lợi cho sản xuất; trường, trạm, nhà văn hóa các thôn được đầu tư xây dựng khang trang, chợ nông thôn được xây mới, nâng cấp, đáp ứng nhu cầu giao thương, buôn bán của người dân, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế. Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể vững mạnh; công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên; đánh giá, quy hoạch, đào tạo và sử dụng cán bộ được quan tâm; công tác kiểm tra, giám sát trong Đảng được duy trì. Tình hình quốc phòng, an ninh được củng cố vững chắc, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội luôn được duy trì ổn định. Có thể khẳng định nhờ có chủ trương xây dựng NTM của Đảng và Nhà nước, đến thời điểm này, tình hình nông thôn của Vĩnh Lộc ổn định, nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, sự điều hành của chính quyền, sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị; không có đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh liên quan đến thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới. Mô hình sản xuất dược liệu sâm báo Theo bà Vũ Thị Hương, Chủ tịch UBND huyện cho biết:  Phát huy kết quả đạt được, Vĩnh Lộc phấn đấu đến hết năm 2020 có 3 xã hoàn thành bộ tiêu chí xã NTM nâng cao, 1 xã đạt chuẩn xã NTM kiểu mẫu. Từng bước xây dựng huyện Vĩnh Lộc đạt chuẩn huyện NTM kiểu mẫu gắn với phát triển du lịch. Huy động mọi nguồn lực tập trung phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân của huyện đạt 15% trở lên; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, trong đó: nông - lâm - thủy sản: 24,8%, công nghiệp - xây dựng: 40,7%; dịch vụ - thương mại: 34,5%. Từng bước nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Phấn đấu đến năm 2020 thu nhập bình quân đầu người đạt trên 46 triệu đồng/người/năm, cơ bản không còn hộ nghèo NTM. Tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội, tập trung xây dựng hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp hàng hóa, ưu tiên phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, nhất là nông nghiệp sạch, an toàn gắn với phát triển du lịch, thực hiện hiệu quả chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Khai thác, phát huy, sản phẩm phẩm văn hóa; đẩy mạnh bảo vệ môi trường, cảnh quan khu dân cư, đảm bảo an ninh trật tự trên các lĩnh vực, nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống trong nhân dân. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030 có 8 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 11 xã NTM kiểu mẫu. Thu nhập bình quân đầu người, ước đến năm 2025 đạt 80 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,5%. Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 97 %. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch đạt trên 100%. Để đạt được mục tiêu chung huyện đề ra một số nhiệm vụ giải pháp thực hiện đó là: Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội trên tất cả các lĩnh vực. Trong lĩnh vực nông nghiệp tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu theo quy mô lớn, công nghệ cao, theo chuỗi giá trị theo nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 11/01/2019 của BCH Đảng bộ tỉnh; chỉ đạo thực hiện nhân rộng các mô hình đã có hiệu quả, để thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân. Tập trung xây dựng các mô hình phát triển nông nghiệp, ứng dụng cao gắn với phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, quan tâm thu hút, kêu gọi nhà đầu tư đề xuất với tỉnh về cơ chế chính sách hỗ trợ để phát huy tiềm năng, lợi thế của Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, du lịch sinh thái, lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, tạo môi trường thuận lợi để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, để đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh. Tập trung chỉ đạo công tác bảo vệ an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường, trong đó chỉ đạo việc thực hiện nghiêm các tiêu chí về an toàn thực phẩm ở các xã, thị trấn; giải quyết tốt vấn đề xử lý rác thải, vệ sinh môi trường nông thôn, đảm bảo duy trì thường xuyên. Tiếp tục thu hút, đa dạng hóa các nguồn lực, trong đó, chú trọng khai thác sử dụng hiệu quả nguồn lực, thu hút, khai thác quỹ đất để xây dựng kết cấu hạ tầng và nâng cao các tiêu chí. Do có định hướng tốt và nhiệm vụ giải pháp cụ thể nên 6 tháng đầu năm 2020 mặc dù khó khăn do đại dịch Covid-19 và thời tiết khắc nghiệt nhưng kinh tế xã hội của Vĩnh Lộc vẫn phát triển bền vững. Tốc độ tăng giá trị sản xuất (theo giá 2010) ước đạt 11,01% (KH năm 15,4%), giảm 3,03% so với cùng kỳ do kinh tế chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Trong đó: Ngành Nông, Lâm, Thủy sản tăng: 2,27% (CK tăng 4,36%); Công nghiệp - Xây dựng tăng 16,3% (CK tăng 20,51%); các ngành dịch vụ tăng 14,57% (CK tăng 18,85%). Các ngành, lĩnh vực đã dần phát triển ổn định trở lại. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 879,2 tỷ đồng, bằng 44,6% KH, tăng 15,9% so với cùng kỳ. Các chỉ tiêu về chợ an toàn thực phẩm tiếp tục được duy trì, các cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn được chỉnh trang, cải tạo và sắp xếp lại hoạt động đáp ứng các yêu cầu về an toàn thực phẩm. Chỉ đạo thực hiện tốt việc kiểm soát thị trường, chống buôn lậu hàng giả, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại. Kiểm tra, xử lý 7 vụ, nộp ngân sách nhà nước 15,2 triệu đồng. An ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm, không xảy ra tai nạn giao thông nghiêm trọng. UBND huyện đã chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ, chặt chẽ các giải pháp phòng chống dịch bệnh, các nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh được thực hiện phù hợp với diễn biến, tình hình của dịch bệnh. Thu ngân sách nhà nước tại địa bàn vượt so với chỉ tiêu UBND tỉnh giao. Chế độ chính sách được thực hiện đầy đủ, kịp thời, đặc biệt là đảm bảo đời sống cho người dân trước tình hình dịch bệnh Covid-19; kiểm soát tốt dịch bệnh, không để dịch xảy ra trên địa bàn. Với những thành tích kết quả và kinh nghiệm đạt được trong 10 năm qua, trong thời gian tới Vĩnh Lộc kiên quyết khắc phục bằng được những tồn tại, hạn chế trong xây dựng NTM, quyết tâm vượt qua khó khăn, thử thách, thực hiện thắng lợi Chương trình MTQG xây dựng NTM ở giai đoạn tiếp theo, đồng thời với đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội bền vững. Anh Minh

An Giang: Khởi sắc từ xây dựng nông thôn mới

TĐKT - Sau 10 năm xây dựng nông thôn mới (NTM), nông thôn An Giang đã “khoác chiếc áo mới” với cơ sở hạ tầng được đầu tư khang trang, chất lượng, giáo dục, y tế hiện đại, mang lại sự hài lòng cho nhân dân. Xác định xây dựng NTM là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cả hệ thống chính trị, khi triển khai thực hiện, An Giang đã chọn giải pháp tối ưu, phù hợp với điều kiện xuất phát điểm của địa phương. Cùng với cả nước, An Giang bắt tay vào xây dựng NTM từ năm 2010. Là tỉnh có xuất phát điểm thấp, nhưng với tinh thần đoàn kết trên dưới một lòng của cả hệ thống chính trị, tỉnh đã thành công trong xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020 và trở thành một trong hai tỉnh dẫn đầu (An Giang, Hậu Giang) phong trào xây dựng NTM khu vực đồng bằng sông Cửu Long với nhiều mô hình mới, cách làm hay, sáng tạo. Những tuyến đường hoa ở An Giang Theo ông Nguyễn Sĩ Lâm, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang: Để triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào, An Giang đã chọn xã điểm, huyện điểm để chỉ đạo thực hiện, rồi rút kinh nghiệm và nhân rộng cho các địa phương khác. Cũng trong quá trình xây dựng NTM, tỉnh tập trung phát triển liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng công nghệ cao, nhằm nâng cao thu nhập, tạo sự ổn định khu vực nông thôn. Một số mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị như “Cánh đồng lớn”, chuỗi giá trị, rau màu, thủy sản… mang lại nhiều hiệu quả tích cực, giá trị sản xuất nông nghiệp không ngừng nâng lên. Từ đó, tạo điều kiện nâng cao thu nhập, đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Thực hiện cánh đồng lớn giai đoạn 2010 - 2019, có khoảng 6 - 10% sản lượng lúa và các loại nông sản chủ lực khác của An Giang được các doanh nghiệp và các tổ chức đại diện của nông dân thực hiện liên kết tiêu thụ thông qua hợp đồng. Mỗi năm trung bình có khoảng 20 doanh nghiệp tham gia ký hợp đồng liên kết tiêu thụ nông sản với nông dân. Riêng năm 2019, tỉnh thực hiện hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa với diện tích 40.244 ha đạt khoảng 6% diện tích gieo trồng cả tỉnh. Bên cạnh đó, các chuỗi giá trị lúa gạo, rau màu và thủy sản cũng hình thành và phát triển cùng với các hình thức liên kết sản xuất, góp phần ổn định lĩnh vực nuôi và chế biến thủy sản, đưa mô hình “cánh đồng lớn” đi vào thực chất. Sản xuất trồng trọt cũng đã có sự chuyển dịch rõ nét, chuyển từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như xoài, các loại cây ăn trái khác. Diện tích gieo trồng lúa năm 2013 từ hơn 641.000 ha, đến năm 2019 giảm còn khoảng 620.000 ha. Trong giai đoạn 2010 - 2019, tổng nguồn vốn huy động thực hiện chương trình xây dựng NTM tại An Giang gần 14.800 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách Trung ương là hơn 2.800 tỷ đồng, chiếm 18,99%. Với nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ, An Giang đã và đang triển khai thi công 677 danh mục công trình, chủ yếu là xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Tính đến tháng 3/2020, An Giang đã có 3 đơn vị cấp huyện hoàn thành xây dựng NTM; trong đó có 1 huyện NTM (huyện Thoại Sơn), 2 thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM (TP Châu Đốc và TP Long Xuyên) được Thủ tướng Chính phủ công nhận. Hiện tỉnh có 61/119 xã đạt chuẩn NTM (chiếm 51,26%), tăng 48 xã so với giai đoạn (2011 – 2015) và hoàn thành sớm hơn 1 năm so với lộ trình; 6 xã đạt 15 - 18 tiêu chí; 48 xã đạt 10 - 14 tiêu chí, 4 xã đạt 9 tiêu chí; không còn xã dưới 9 tiêu chí. Nhờ các chính sách đột phá, đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn đạt gần 42 triệu đồng (tăng gấp 3 lần so với năm 2010). Theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 - 2020, đến đầu năm 2020, An Giang còn 14.170 hộ nghèo (chiếm 2,63%); hộ cận nghèo có 29.414 hộ (chiếm 5,45%); hộ nghèo người dân tộc thiểu số là 3.318 hộ (chiếm 12,21%/tổng số hộ dân tộc thiểu số). Cuối năm 2020, An Giang phấn đấu có 14 xã đạt chuẩn xã NTM nâng cao. Giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh phấn đấu có thêm 28 xã đạt chuẩn NTM; có thêm 2 huyện (huyện Chợ Mới và Châu Thành) đạt chuẩn NTM; có ít nhất 3 xã/huyện phấn đấu đạt chuẩn xã NTM nâng cao; 75% các ấp trên địa bàn xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới đạt chuẩn Bộ tiêu chí “Ấp NTM”. Thu nhập bình quân khu vực nông thôn của các xã NTM đạt 65 triệu đồng/người/năm; mức giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều bình quân 0,5%/năm… Tuệ Minh

Xã Hương Trà (huyện Hương Khê, Hà Tĩnh): Điển hình trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

TĐKT - Hòa nhịp với xu thế đi lên của huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh và đất nước, xã Hương Trà đã bứt phá mạnh mẽ, trở thành một vùng quê phát triển toàn diện và đáng sống. Năm 2015, xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), năm 2018 được công nhận xã NTM nâng cao và hiện đang là địa phương điển hình trong xây dựng, hoàn thiện NTM kiểu mẫu. Xác định xây dựng NTM là không có điểm dừng, từ sau khi đạt chuẩn nông thôn mới đến nay, xã Hương Trà vẫn tiếp tục phấn đấu nâng cao hơn nữa các tiêu chí NTM và luôn là một điểm sáng, là điểm tham quan, học tập kinh nghiệm trong xây dựng NTM của cả nước, đặc biệt là xây dựng khu dân cư (KDC) NTM kiểu mẫu, vườn mẫu. Từ năm 2014 đến nay, xã đã đón tiếp trên 1.000 đoàn khách từ tỉnh bạn, huyện bạn về tham quan, học tập kinh nghiệm. Trong 5 năm, xã đã huy động được trên 11.597 triệu đồng để xây dựng NTM, trong đó nhân dân đóng góp trên 3.000 triệu đồng, chiếm 15,7%; tiếp tục củng cố KDC kiểu mẫu thôn Nam Trà và xây dựng thêm 6 KDC đạt 10/10 tiêu chí; vận động được 319 hộ gia đình xây công trình vệ sinh tự hoại, di dời 182 công trình chăn nuôi. UBND xã Hương Trà Song kết quả xây dựng NTM chỉ là một trong số những thành tựu đáng ghi nhận mà nhân dân và cán bộ xã Hương Trà đạt được. Đồng chí Phan Thế Hòa - Chủ tịch UBND xã cho biết: “Hiện nay, Hương Trà đã phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội, trở thành một địa phương đáng sống. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt trên 15%, riêng năm 2019 đạt trên 15,6%. Cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Thu nhập bình quân đầu người năm 2019 đạt 50,26 triệu đồng/người/năm, tăng 64,4% so với năm 2014. Thu ngân sách trên địa bàn hàng năm đạt chỉ tiêu huyện giao”. Cùng với sự phát triển về kinh tế, lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ. Năm 2019 vừa qua, xã có 827/917 hộ gia đình văn hóa, đạt tỷ lệ  90,1%; 464/917 hộ gia đình thể thao, chiếm tỷ lệ 50,5%. Chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên, duy trì giữ vững trường chuẩn Quốc gia. Chất lượng khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân được chú trọng. Xã triển khai có hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh ATTP, thực hiện đầy đủ các Chương trình mục tiêu Quốc gia về y tế được tăng cường. Từ 2014 đến nay, không có dịch, ngộ độc thực phẩm nào xảy ra trên địa bàn. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 95,2% tăng 15,2% so với năm 2014, cao hơn tỷ lệ huyện 9,6%; tỷ lệ người dân có hồ sơ quản lý sức khỏe điện tử đạt 92%. Chế độ, chính sách cho người có công và các đối tượng bảo trợ xã hội được thực hiện hiệu quả, kịp thời. Nhờ đó, năm 2019, xã còn 2 hộ nghèo(chiếm 0,22%), thấp hơn mức bình quân chung của huyện (6,7%) và 16 hộ cận nghèo (chiếm 1,7%). Hương Trà hôm nay đã có nhiều đổi thay, hình ảnh xã miền núi còn nhiều khó khăn ngày nào đã lùi xa, nhường chỗ cho một trong những địa phương phát triển bậc nhất huyện Hương Khê. Với những thành tựu đạt được trong xây dựng và phát triển quê hương, nhân dân và cán bộ xã Hương Trà đã vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba; Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen về thực hiện phong trào “Cả nước chung sức xây dựng NTM” giai đoạn 2011 - 2015; UBND tỉnh Hà Tĩnh tặng danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc, cùng nhiều Cờ thi đua và Bằng khen. Đặc biệt, xã hiện đang được Chủ tịch nước xét tặng Huân chương Lao động hạng Nhì cho những thành tích nổi bật 5 năm qua. Phần thưởng cao quý này sẽ là động lực quan trọng để mỗi người con Hương Trà tiếp tục phấn đấu đưa quê hương phát triển, hoàn thiện mục tiêu nông thôn mới kiểu mẫu và vững bước đi lên cùng đất nước. Minh Quân  

Trang