TĐKT - Ngày 6/1, tại Hà Nội, Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) tổ chức Chương trình "Xuân đùm bọc - Tết đoàn viên 2023". Tại Chương trình, 154 suất quà với tổng trị giá trên 60 triệu đồng đã được trao cho các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
Anh Nguyễn Văn Điệp, Bí thư Đoàn Thanh niên Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ phát biểu tại Chương trình
Anh Nguyễn Văn Điệp, Bí thư Đoàn Thanh niên Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ cho biết: 8 năm qua - chương trình thiện nguyện "Xuân đùm bọc - Tết đoàn viên" đã thành hoạt động truyền thống mỗi dịp Tết đến, xuân về của thầy, trò Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội và được xã hội ghi nhận. Đây là một sự kiện văn hóa mang tính thường niên hàng năm do Đoàn Thanh niên – Hội sinh viên tổ chức. Chương trình thể hiện tinh thần "tương thân tương ái", phát huy truyền thống "lá lành đùm lá rách", chung tay giúp đỡ người nghèo, những bệnh nhân, những người có hoàn cảnh khó khăn được đón một năm mới với nhiều niềm vui và hạnh phúc.
8 năm qua, đã có hơn 800 triệu đồng được các thầy, cô và các bạn sinh viên, các nhà hảo tâm ủng hộ cho chương trình Xuân đùm bọc - Tết đoàn viên. Thầy, cô và sinh viên HUBT đã gói hơn 8.000 bánh chưng, hơn 5.000 suất ăn bệnh lý, hơn 3.000 kg gạo và nhiều quà tặng khác gửi đến bệnh nhân, những người có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp Tết cổ truyền của đất nước, của dân tộc tại các tỉnh Ninh Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Đà Nẵng, Hà Nội.
Ông Nguyễn Hữu Chiến, Chủ tịch Công đoàn HUBT trao quà Tết cho các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn
Tại Chương trình "Xuân đùm bọc - Tết đoàn viên 2023”, Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên HUBT đã trao 154 suất quà với tổng trị giá trên 60 triệu đồng cho các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang học tập tại trường. “Qua chương trình này, Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên mong muốn sẻ chia với các bạn sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, mong các bạn sẽ tự tin hơn, cố gắng hơn nữa, phấn đấu học tập, rèn luyện thật tốt để trở thành những người có ích cho xã hội sau này.” – Anh Nguyễn Văn Điệp, Bí thư Đoàn trường nhấn mạnh.
Trong khuôn khổ Chương trình, Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên HUBT sẽ tổ chức gói 1000 chiếc bánh chưng, tặng quà Tết cho đồng bào, bệnh nhân nghèo tại các tỉnh, thành phố: Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Hà Nội... nhân dịp Tết Quý Mão - 2023.
Phương Thanh
Chính trị - Xã hội
Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương công bố các quyết định về công tác cán bộ
TĐKT - Chiều 3/1/2023, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương tổ chức Hội nghị công bố các quyết định về công tác cán bộ. Đồng chí Phạm Huy Giang, Bí thư Đảng ủy, Trưởng ban Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương dự và chủ trì Hội nghị. Cùng dự có đồng chí Phan Văn Hùng, Thường vụ Đảng ủy, Phó Trưởng ban Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương; toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương. Đồng chí Phạm Huy Giang, Bí thư Đảng ủy, Trưởng ban Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương trao Quyết định bổ nhiệm cho các cán bộ chủ chốt của Ban Thực hiện Quyết định số 1247/QĐ-BNV ngày 27/12/2022 của Bộ Nội vụ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương trực thuộc Bộ Nội vụ, Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương đã tiến hành sắp xếp lại cơ cấu tổ chức gồm 8 phòng, đơn vị. Tại Hội nghị, 7 cán bộ chủ chốt của Ban đã nhận quyết định bổ nhiệm làm Trưởng các phòng, đơn vị thuộc Ban: Ông Thái Mạnh Hùng là Trưởng phòng Phòng Thi đua - Khen thưởng các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương (Phòng II); ông Nguyễn Anh Tuấn là Trưởng phòng Phòng Thi đua - Khen thưởng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Phòng III); ông Nguyễn Hữu Đoạt là Trưởng phòng Phòng Nghiên cứu - Tổng hợp (Phòng I); bà Đỗ Thúy Phượng là Trưởng phòng Phòng Tổ chức cán bộ; ông Nguyễn Thế Huân là Giám đốc Trung tâm Thông tin Truyền thông; ông Đỗ Ngọc Toàn là Trưởng phòng Pháp chế Thanh tra; ông Nguyễn Văn Thuật là Chánh Văn phòng Ban. Hội nghị cũng công bố quyết định bổ nhiệm các Phó Trưởng phòng hoặc tương đương cho các cán bộ chủ chốt: Ông Nguyễn Hồng Tiến, Phó Trưởng phòng Phòng Nghiên cứu - Tổng hợp; bà Ngô Thị Việt Hà, Phó Trưởng phòng Phòng Thi đua - Khen thưởng các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương; bà Đỗ Thị Thanh Hà, Phó Trưởng phòng Phòng Thi đua - Khen thưởng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; ông Bùi Quang Đức, Phó Trưởng phòng Phòng Pháp chế Thanh tra; ông Đỗ Trọng Hùng, Phó Trưởng phòng Phòng Tổ chức cán bộ; ông Vũ Xuân Phú, Phó Trưởng phòng Phòng Quản lý và Khai thác hồ sơ; bà Đỗ Minh Hương, Phó Chánh Văn phòng Ban. Đồng chí Phạm Huy Giang, Bí thư Đảng ủy, Trưởng ban Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương phát biểu tại Hội nghị Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Phạm Huy Giang, Bí thư Đảng ủy, Trưởng ban Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương mong rằng: Với tinh thần “Càng khó khăn thì càng phải thi đua”, các cán bộ chủ chốt vừa được bổ nhiệm sẽ luôn cố gắng, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được phân công. Đồng chí đề nghị các phòng, đơn vị trong thời gian nhanh nhất phải xây dựng và hoàn thiện xong các quy định về chức năng, nhiệm vụ của phòng, đơn vị mình để mau chóng triển khai các công việc đảm bảo tiến độ, chất lượng theo yêu cầu. Đồng chí Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng phòng Phòng Thi đua - Khen thưởng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phát biểu tại Hội nghị Phát biểu nhận nhiệm vụ, đồng chí Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng phòng Phòng Thi đua - Khen thưởng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đại diện các đồng chí vừa nhận quyết định bổ nhiệm, bày tỏ mong muốn các đồng chí lãnh đạo Đảng ủy, lãnh đạo Ban tiếp tục quan tâm tạo môi trường thuận lợi để các cán bộ, công chức, viên chức cùng nhau cố gắng, đoàn kết, nỗ lực thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Đồng chí xin hứa sẽ thực thi những nhiệm vụ được giao với kết quả cao nhất. Phương ThanhMái ấm gia đình Việt: Nối dài con đường đến trường cho trẻ mồ côi, hiếu học
TĐKT - Chương trình truyền hình thực tế “Mái ấm gia đình Việt” là một trong những dự án thiện nguyện được tài trợ bởi Hệ thống siêu thị Vật liệu xây dựng và Nội thất Hoa Sen Home (Tập đoàn Hoa Sen) với mong muốn đồng hành, nâng đỡ, hỗ trợ cho trẻ em mồ côi và các gia đình rơi vào hoàn cảnh khó khăn sau đại dịch Covid-19. Nơi gắn kết những trái tim nhỏ kiên cường “Mái ấm gia đình Việt” không chỉ là nơi trẻ mồ côi được chở che bằng tình yêu thương; đó còn là mái nhà chung – nơi gặp gỡ, gắn kết những trái tim kiên cường chưa bao giờ chùn bước trước khó khăn, nghịch cảnh. Tham gia trong Tập 12, câu chuyện về hoàn cảnh gia đình em Nguyễn Lê Tường Vy (13 tuổi, ngụ tại huyện Bình Chánh, Hồ Chí Minh) là một trong những thước phim khiến khán giả có mặt tại hiện trường và cả khán giả truyền hình không kiềm được cảm xúc. NSƯT Kim Tử Long và diễn viên Cát Phượng góp mặt trong Tập 12, dốc sức giúp gia đình em Tường Vy vượt qua thử thách Sau khi ba mất vì Covid-19, cuộc sống gia đình Tường Vy trở nên chật vật, khó khăn hơn rất nhiều. Giờ đây, gánh nặng chăm lo cho hai cô con gái nhỏ ăn học đến nơi đến chốn và cả gánh nặng mưu sinh cùng khoản nợ gần 60 triệu đổ dồn lên đôi vai chị Thu Thủy – mẹ bé Tường Vy. Dù gặp vấn đề về thị lực với chứng bệnh sụp mí bẩm sinh từ nhỏ, Tường Vy vẫn nỗ lực học tập, nhiều năm liền em đều đạt danh hiệu học sinh giỏi. Hoàn cảnh của các mảnh đời mồ côi đã thực sự chạm đến trái tim của khán giả và cả sao Việt tham gia chương trình Góp mặt trong tập 13, em Võ Thị Yến Nhi (13 tuổi, Quận Bình Tân) cũng là một bông hoa nhỏ giàu nghị lực. Trải qua cú sốc mất mẹ vì Covid-19, Yến Nhi đã phải mất một khoảng thời gian khá dài để chữa lành nỗi đau. Vắng mẹ, giờ đây căn nhà trọ nhỏ chỉ còn hai cha con nương tựa vào nhau. Ba của Nhi vất vả mưu sinh, nhọc nhằn với nghề thợ hồ nhưng chỉ kiếm vỏn vẹn vài trăm nghìn đồng mỗi ngày. Hiểu được nỗi cơ cực của ba, em luôn tự nhủ mình phải mạnh mẽ và chỉ có con đường học tập mới có thể giúp em thay đổi cuộc đời, giảm bớt gánh nặng mưu sinh cho ba. Thắp sáng những ước mơ, lan tỏa thông điệp nhân văn Thấu hiểu nỗi đau, nỗi mất mát của những mảnh đời kém may mắn, “Mái ấm gia đình Việt” đã và đang xoa dịu nỗi đau, hong khô những giọt nước mắt mồ côi và hỗ trợ cho các hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn. Hơn 1,2 tỷ đồng là số tiền thưởng Hệ thống Siêu thị Vật liệu xây dựng và Nội thất Hoa Sen Home (Tập đoàn Hoa Sen) đã trao cho 39 gia đình tham gia trong 13 tập phát sóng vừa qua. Hơn 1,2 tỷ đồng là số tiền thưởng Mái ấm gia đình Việt đã trao cho các hoàn cảnh khó khăn qua 13 số phát sóng Thế nhưng nằm ngoài con số, động lực cho hành trình bền bỉ của “Mái ấm gia đình Việt” đến từ tiếng cười hạnh phúc, rạng rỡ trên gương mặt những đứa trẻ mồ côi cùng gia đình khi giành chiến thắng sau mỗi tập và rút được bảng logo tiền thưởng giá trị từ chương trình. Số tiền thưởng này có thể giúp các gia đình bước qua những khó khăn, nâng bước đến trường, chắp cánh cho những ước mơ của các em nhỏ. MC Quyền Linh và các nghệ sĩ khách mời cùng vỡ òa cảm xúc khi gia đình nhân vật giành chiến thắng Việt Nam hiện có hơn 4.400 trẻ mồ côi vì Covid-19 và ngoài xã hội vẫn còn hàng trăm ngàn đứa trẻ đang phải chịu cảnh mồ côi, bất hạnh, không nơi nương tựa. Trên hành trình thực hiện trách nhiệm xã hội với cộng đồng, chuyến xe nhân văn của Hoa Sen Home (Tập đoàn Hoa Sen) vẫn không ngừng lăn bánh vì ước mơ đến trường của các em nhỏ mồ côi. Với mong muốn tạo điều kiện để các em nhỏ mồ côi, có tinh thần hiếu học tiếp tục nuôi dưỡng những ước mơ tươi đẹp, vững bước hướng đến một tương lai tươi sáng, hành trình nhân văn của “Mái ấm gia đình Việt” sẽ không chỉ dừng lại ở 13 số phát sóng, không chỉ giúp đỡ cho 39 hoàn cảnh hay các em nhỏ mồ côi vì Covid-19. Tiếp tục đồng hành cùng chương trình ở Mùa 2, ông thần bấm giờ Quyền Linh tiết lộ vẫn sẽ cố gắng “ăn gian” để giúp đỡ các gia đình khó khăn Đại diện nhà sản xuất cho biết: Ê-kíp của chương trình sẽ tiếp tục rong ruổi khắp những nẻo đường để tìm kiếm, lắng nghe, thấu hiểu câu chuyện của những hoàn cảnh chịu ảnh hưởng sau đại dịch. Đó có thể là những mảnh đời không may mất đi cha, mẹ hoặc người thân vì Covid-19 hoặc là các em học sinh thuộc diện mồ côi nói chung nhưng đều có nghị lực vượt khó, là những tấm gương điển hình vươn lên trong nghịch cảnh để nỗ lực học tập, phấn đấu trở thành người có ích cho xã hội. Mùa 2 của “Mái ấm gia đình Việt” với 13 số phát sóng tiếp theo, chắc chắn rằng sẽ có thêm nhiều giọt nước mắt thương cảm xen lẫn nụ cười hạnh phúc và cảm xúc vỡ oà. Chương trình “Mái ấm gia đình Việt” được tài trợ bởi Hệ thống siêu thị Vật liệu xây dựng và Nội thất Hoa Sen Home sẽ tiếp tục lên sóng vào lúc 20h30 Thứ 4 hàng tuần trên kênh HTV7. Hơn 21 năm kiên định với triết lý “Trung thực – Cộng đồng – Phát triển”, Tập đoàn Hoa Sen đã và đang khẳng định dấu ấn thương hiệu thông qua nhiều chương trình tài trợ, từ thiện mang ý nghĩa xã hội và tính nhân văn sâu sắc như: Vượt lên chính mình, Trái tim nhân ái, Lục lạc vàng, Toả sáng nghị lực Việt, Tôn Hoa Sen – Cùng em đi học, Giải bóng đá Futsal cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, Cặp lá yêu thương, Hát cho ngày mai, Mái ấm gia đình Việt,… Xuân PhúcTổng kết công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới trong quân đội năm 2022
TĐKT - Sáng 28/12, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị tổng kết công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới trong quân đội năm 2022. Thiếu tướng Nguyễn Văn Gấu, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Phó Trưởng Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ (VSTBCPN) Bộ Quốc phòng chủ trì Hội nghị. Thiếu tướng Nguyễn Văn Gấu chủ trì Hội nghị Hội nghị được tổ chức ở điểm cầu trung tâm tại Hội trường Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và 104 điểm cầu trong toàn quân. Báo cáo tại Hội nghị, đồng chí Phùng Thị Phú, Trưởng Ban Phụ nữ Quân đội cho biết: Năm 2022, trong điều kiện còn nhiều khó khăn chi phối, tác động, song công tác VSTBCPN và bình đẳng giới trong quân đội đã triển khai thực hiện toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, trong đó, tập trung triển khai thực hiện Thông tư 167 của Bộ Quốc phòng và Kế hoạch hành động VSTBCPN và bình đẳng giới giai đoạn 2021 - 2025 trong toàn quân. Ban VSTBCPN các cấp được củng cố, kiện toàn, phát huy vai trò tích cực trong tham mưu, đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công tác VSTBCPN và bình đẳng giới. Hội phụ nữ các đơn vị đã thực hiện tốt vai trò đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ và trẻ em. Cán bộ, hội viên phụ nữ luôn nêu cao ý thức, trách nhiệm, hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng tổ chức đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu, xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”. Đồng chí Phùng Thị Phú, Trưởng Ban Phụ nữ Quân đội báo cáo tại Hội nghị Công tác xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ nữ được cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tăng cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Tỷ lệ cán bộ nữ đạt 3,1% so với tổng số cán bộ đang công tác (tăng 0,1% so với cùng kỳ năm 2021); tỷ lệ tuyển chọn, tuyển dụng cán bộ nữ vào đội ngũ cán bộ đạt 2,2% so với tổng số cán bộ được tuyển chọn, tuyển dụng; tỷ lệ cán bộ nữ giữ chức vụ chỉ huy, quản lý đạt gần 2,6% so với tổng số cán bộ giữ chức vụ chỉ huy, quản lý; 1 nữ sĩ quan được thăng quân hàm cấp tướng. Tỷ lệ đảng viên nữ trên tổng số đảng viên tại các đảng bộ trong toàn quân đạt 9,53% (tăng 0,06% so với cùng kỳ năm 2021); tỷ lệ kết nạp đảng viên nữ đạt 8,69% so với tổng số đảng viên mới được kết nạp (cao hơn 1,25% so với cùng kỳ năm 2021); tỷ lệ đảng viên nữ tham gia cấp ủy các cấp đạt 2,91%. Toàn quân đã giải quyết các chế độ BHXH đối với 3.612 hội viên phụ nữ; hỗ trợ 20.483 hội viên phụ nữ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp, với số tiền gần 56 tỷ đồng. Đại đa số gia đình cán bộ, nhân viên, chiến sĩ, hội viên phụ nữ, người lao động trong quân đội có sự bình đẳng, hỗ trợ giữa các thành viên trong tham gia công việc gia đình; trong đó 99,5% gia đình đạt chuẩn gia đình văn hóa. 100% hội viên phụ nữ trong quân đội được tham gia BHYT và bảo đảm đầy đủ quyền lợi khám bệnh, chữa bệnh BHYT. Tỷ lệ khám sức khỏe định kỳ và khám chuyên khoa tăng, tỷ lệ mắc bệnh phụ khoa và nạo phá thai giảm. Tỷ lệ giới tính khi sinh của trẻ đạt 109,2 trẻ em trai/100 trẻ em gái; 100% phụ nữ có thai được khám đủ 3 lần trước sinh; 81,12% phụ nữ sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại; trên 130 nghìn cán bộ, nhân viên, chiến sĩ, hội viên phụ nữ được khám chuyên khoa. Không có trường hợp tai biến sản khoa, tử vong của mẹ liên quan đến thai sản. Hiện nay, cán bộ nữ có trình độ cao đẳng, đại học trở lên đạt 99,9%; tỷ lệ cán bộ nữ có trình độ thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa 1 trên tổng số cán bộ có trình độ thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa 1 đạt trên 11%; tỷ lệ cán bộ nữ có trình độ tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa 2 trên tổng số cán bộ có trình độ tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa 2 đạt gần 7%. Tỷ lệ nữ được cử đi đào tạo, bồi dưỡng trên tổng quân số được cử đi đào tạo, bồi dưỡng tại các học viện, nhà trường trong và ngoài quân đội đạt gần 3,5%. Năm 2022, có 18 nữ nhà giáo được công nhận đạt danh hiệu Nhà giáo giỏi cấp Bộ; 6 nữ học viên được tuyên dương tốt nghiệp thủ khoa và đạt giải cao trong các kỳ thi cấp toàn quân. Bộ Quốc phòng tuyển sinh được 63 học viên nữ ở các ngành, lĩnh vực phù hợp trong kỳ thi tuyển sinh đại học vào các học viện, nhà trường quân đội. Hoạt động “Tuổi trẻ sáng tạo” trong quân đội đã thu hút nhiều nữ đoàn viên thanh niên tham gia, với 100 nữ/1.252 đoàn viên, thanh niên là chủ nhiệm đề tài và tham gia các đề tài, 59/354 công trình đạt giải có nữ quân nhân tham gia nghiên cứu; 9/60 đơn vị trực thuộc Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng có cán bộ đảm nhiệm công tác thanh niên là nữ; 1 nữ đoàn viên thanh niên trên tổng số 10 đồng chí được tuyên dương “Gương mặt trẻ tiêu biểu” toàn quân, 4 nữ đoàn viên thanh niên trên tổng số 36 đồng chí được tuyên dương “Gương mặt trẻ triển vọng” toàn quân. Trao tặng Bằng khen của Trưởng Ban VSTBCPN Bộ Quốc phòng cho các tập thể, cá nhân tại điểm cầu trung tâm Phát biểu kết luận tại hội nghị, Thiếu tướng Nguyễn Văn Gấu đánh giá cao kết quả công tác VSTBCPN của các cơ quan, đơn vị trong toàn quân đạt được năm 2022; đồng thời nhấn mạnh: Năm 2023 và những năm tiếp theo, nhiệm vụ xây dựng quân đội, bảo vệ Tổ quốc đặt ra yêu cầu ngày càng cao; quân đội tiếp tục triển khai thực hiện Đề án điều chỉnh tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 và những năm tiếp theo; vì vậy công tác VSTBCPN và bình đẳng giới trong quân đội cũng đặt ra những yêu cầu cao hơn. Đối với các cơ quan, đơn vị trong toàn quân, Thiếu tướng Nguyễn Văn Gấu yêu cầu tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chỉ huy cơ quan, đơn vị các cấp trong triển khai thực hiện công tác VSTBCPN và bình đẳng giới; trọng tâm là tổ chức tập huấn công tác VSTBCPN và bình đẳng giới cho thành viên Ban VSTBCPN các cơ quan, đơn vị và đội ngũ giảng viên khoa học xã hội và nhân văn tại các học viện, nhà trường quân đội. Các cơ quan chức năng, các tổ chức quần chúng phải chủ động nắm bắt tâm tư, tình cảm; tham mưu giải quyết tốt các chế độ chính sách, nâng cao chất lượng đời sống, phát triển kinh tế gia đình hội viên phụ nữ trong quân đội. Các cơ quan thành viên Ban VSTBCPN Bộ Quốc phòng cần chủ động nghiên cứu, tham mưu, đề xuất, phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai các giải pháp khắc phục hạn chế, khuyết điểm còn tồn tại, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu thời gian tới. Cùng với đó, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị và cá nhân; tuyên truyền sâu rộng những tấm gương điển hình trong thực hiện bình đẳng giới. Nhân dịp này, Hội nghị đã tiến hành khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong thực hiện công tác Vì sự tiến bộ và bình đẳng giới năm 2022. 50 tập thể và 43 cá nhân tiêu biểu đã được trao tặng Bằng khen của Trưởng Ban VSTBCPN Bộ Quốc phòng. Phương ThanhTĐKT- Về giám định chi phí KCB BHYT trên hồ sơ tài liệu, tài liệu để thực hiện giám định chi phí KCB BHYT gồm hồ sơ bệnh án do cơ sở KCB lập theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12; hoặc được lập dưới dạng bản điện tử đối với các cơ sở KCB đáp ứng quy định của Bộ Y tế.
Các hồ sơ giám định theo hình thức này là hồ sơ được đánh dấu trạng thái “giám định chủ động” trong quy trình giám định tự động và các hồ sơ theo các chuyên đề do Trung tâm Giám định BHYT và TTĐT thông báo, hoặc chuyên đề do BHXH tỉnh xây dựng.
Người dân KCB bằng BHYT
Giám định các hồ sơ khác sau khi tiếp nhận bảng tổng hợp đề nghị thanh toán chí phí KCB BHYT theo tháng và quý của cơ sở KCB, với tổng số hồ sơ giám định được thực hiện theo hướng dẫn của BHXH Việt Nam.
Đối với hồ sơ từ chối theo kết quả giám định tự động, chi phí từ chối được giảm trừ trực tiếp trên từng hồ sơ. Đối với hồ sơ giám định chủ động, chi phí sai sót được giảm trừ trực tiếp và cập nhật vào dữ liệu XML trên phần mềm giám định.
Kết quả giám định sẽ chưa tổng hợp thanh toán các hồ sơ sau giám định chủ động trùng lặp thời gian, chỉ định, chi phí điều trị
Kết thúc đợt giám định, BHXH tỉnh sẽ lập bản tổng hợp kết quả từ phần mềm giám định để thông báo cho cơ sở KCB; dữ liệu chi tiết các trường hợp từ chối được gửi qua Cổng tiếp nhận.
Trường hợp cơ sở KCB có ý kiến về các nội dung từ chối thanh toán, BHXH tỉnh xác định các nội dung giải thích hợp lý, điều chỉnh kết quả giám định. BHXH tỉnh thông báo kết quả giám định trong kỳ quyết toán bằng văn bản cho cơ sở KCB kèm theo bảng tổng hợp chi phí KCB BHYT đưa vào quyết toán
Quy định thời gian giám định chi phí KCB BHYT trên hồ sơ, bệnh án được xác định như sau: Trong thời hạn 5 ngày làm việc đầu mỗi tháng hoặc đầu mỗi quý (đối với trường hợp giám định hằng tháng hoặc hằng quý), BHXH tỉnh thông báo kế hoạch giám định cho cơ sở KCB.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo quyết toán chi phí KCB BHYT của cơ sở KCB, BHXH tỉnh hoàn thành việc giám định và thông báo kết quả giám định cho cơ sở KCB.
Về giám định hồ sơ thanh toán trực tiếp, thì hồ sơ, tài liệu đề nghị thanh toán trực tiếp là của người bệnh theo quy định tại Điều 28 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP.
Theo đó, BHXH tỉnh sẽ tiếp nhận hồ sơ theo quy định của BHXH Việt Nam tại bộ phận tiếp nhận theo cơ chế “Một cửa”, “Một cửa liên thông”. Phân công giám định viên hoặc lập Phiếu yêu cầu giám định trong thời hạn 2 ngày làm việc, gửi cơ quan BHXH nơi phát sinh chi phí KCB để giám định.
Cơ quan BHXH sẽ thông báo kết quả giám định chi phí KCB BHYT trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận được Phiếu yêu cầu giám định. Trường hợp sau giám định có chi phí được thanh toán trực tiếp, sẽ lập bảng thanh toán trực thiếu chi phí KCB BHYT theo mẫu quy định.
Quy trình giám định mới của BHXH Việt Nam cũng hướng dẫn quản lý, khai thác Hệ thống thông tin giám định BHYT và quản lý chi phí KCB BHYT trên các phần mềm nghiệp vụ của cơ quan BHXH.
Cụ thể hướng dẫn quản lý, khai thác Hệ thống thông tin giám định BHYT; hướng dẫn liên thông các phần mềm quản lý chi KCB BHYT...
Theo quy trình giám định mới này, Giám đốc BHXH tỉnh căn cứ vào số lượng, trình độ của người làm công tác giám định hiện có và tình hình thực tiễn tại địa phương để bố trí người làm công tác giám định vào các bộ phận để thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu: Quản lý hợp đồng và thanh toán trực tiếp; phân tích dữ liệu, thống kê tổng hợp; quản lý thuốc và vật tư y tế; giám định chuyên đề.
PV
TĐKT- Theo thống kê, Việt Nam vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao, là một trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới, với hơn 172.000 người mắc bệnh và 10.400 người chết vì bệnh lao. Trong đó, 63% bệnh nhân lao thường và 98% bệnh nhân lao kháng thuốc và gia đình phải đối mặt với những “chi phí thảm họa”- nghĩa là chi phí cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh vượt quá 20% thu nhập hằng năm của cả hộ gia đình.
Chăm sóc bệnh nhân lao
Bên cạnh đó, có tới 70% người mắc lao ở trong độ tuổi lao động; khoảng 70% bệnh nhân lao thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo. Dù thuốc chống lao được cấp miễn phí, song với thời gian điều trị kéo dài từ 6-8 tháng, thậm chí lên tới 2 năm nếu là lao kháng thuốc, cùng với nhiều bệnh lý kèm theo, nên chi phí điều trị cho một bệnh nhân có thể lên tới vài trăm triệu đồng.
Từ tháng 7/2022, thuốc chống lao từ nguồn quỹ BHYT được cấp cho bệnh nhân lao trên toàn quốc đã đánh dấu cột mốc quan trọng, nhằm bảo đảm tài chính cho chương trình điều trị lao tại Việt Nam. Sau 4 tháng triển khai, việc cấp thuốc lao bằng nguồn quỹ BHYT thể hiện sự nhân văn của chính sách và nâng cao giá trị của tấm thẻ BHYT. Như vậy, từ bây giờ, người bệnh có thể sử dụng thẻ BHYT để vừa đi khám bệnh khác, vừa sử dụng thuốc điều trị lao mà các quyền lợi vẫn được bảo đảm như trước.
Người bệnh lao đa số thuộc diện nghèo, không thể tự trang trải chi phí điều trị, nên họ có động lực tham gia BHYT. “Các nhà tài trợ đang chuyển hướng từ hỗ trợ trực tiếp cho người bệnh mua thuốc lao thành hỗ trợ mua thẻ BHYT, trong một số năm đầu người bệnh chưa có thẻ BHYT sẽ được hỗ trợ từ các nguồn tài trợ, viện trợ hoặc từ ngân sách địa phương để mua thẻ BHYT. Như vậy, việc này sẽ xóa tan đi nỗi lo gánh nặng bệnh lao bấy lâu nay”- PGS-TS.Nguyễn Viết Nhung- Giám đốc BV Phổi Trung ương cho biết.
Hiện chi phí điều trị bệnh lao đã được quỹ BHYT chi trả, trong khi đó các nghiên cứu gần đây cho thấy, nếu tuân thủ phác đồ điều trị, bệnh lao có thể hoàn toàn chữa khỏi. Do vậy, cần có những chính sách hỗ trợ đảm bảo 100% bệnh nhân lao có thẻ BHYT. Thực tế cho thấy, COVID-19 khiến người dân không tiếp cận y tế thường xuyên, nên tỷ lệ điều trị khỏi lao và tái phát mới chỉ đạt 77%, thấp hơn rất nhiều so với chỉ tiêu của WHO (85%) và của Chương trình Chống lao quốc gia (90%). Bên cạnh đó, việc chuyển đổi cơ chế mua sắm, thanh toán thuốc chống lao từ NSNN sang BHYT đã bắt đầu được triển khai, nhưng nhiều địa phương gặp khó khăn và vướng mắc cần được hỗ trợ tháo gỡ.
Theo đánh giá, về TTHC cũng như dòng kinh phí thanh toán đối với thuốc chống lao sẽ không có vấn đề gì phát sinh, bởi tất cả các cơ sở KCB đều đã liên thông dữ liệu, việc thay thế hay bổ sung các gói thuốc chỉ là thêm một thao tác bổ sung vào danh mục và chỉ định cho người bệnh. Cơ sở KCB từ trước đến nay vẫn phải lập báo cáo để tổng hợp quyết toán nên sẽ không phát sinh chứng từ, thủ tục. Người bệnh thậm chí còn thuận lợi hơn, vì trước đây có thể họ phải đi lĩnh thuốc từ 2 nguồn (thuốc BHYT ở một quầy và thuốc ngân sách ở một quầy), thì nay chỉ cần đến một quầy thuốc.
Bảo Hân
TĐKT- Tính đến hết tháng 11/2022, mặc dù số người tham gia BHXH, BHYT trên địa bàn Nghệ An tăng so với cùng kỳ và cả thời điểm cuối năm 2021, nhưng địa phương này vẫn đang đối diện với nhiều khó khăn trong việc thực hiện chỉ tiêu năm 2022. Cụ thể, chỉ riêng tháng 11/2022, tỉnh Nghệ An tăng 13.418 người tham gia BHYT so với tháng trước, đưa tổng số người tham gia BHYT tại tỉnh này lên 2.865.235 người, tăng 52.871 người so với cuối năm 2021, đạt 96,08% chỉ tiêu BHXH Việt Nam giao.
Khó khăn trong mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm
Tuy nhiên, do tác động của Quyết định số 861/QĐ-TTg và Quyết định số 353/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Nghệ An có 266.400 người không còn thuộc nhóm được NSNN hỗ trợ miễn phí BHYT. Hiện tại, Nghệ An đã vận động được 185.000 người tiếp tục tham gia theo các nhóm đối tượng khác; còn hơn 81.000 người chưa tham gia. Thời gian qua, BHXH tỉnh Nghệ An đã tập trung nhiều giải pháp như tuyên truyền, vận động, hỗ trợ để người dân tham gia BHYT nhằm đảm bảo quyền lợi KCB, nhưng nhóm đối tượng này vẫn chưa tham gia BHYT trở lại.
Về BHXH bắt buộc, trong tháng 11/2022, Nghệ An tăng 824 người tham gia so với tháng trước, đạt 95,52% chỉ tiêu BHXH Việt Nam giao. Tuy nhiên, con số này đã có thể cao hơn, nếu như trong tháng 11, trên địa bàn Nghệ An không bị sụt giảm 1.257 NLĐ do không có việc làm, thuộc các ngành nghề dệt may-da giày, hàng dân dụng...
Bên cạnh đó, theo tính toán, trong tháng 12/2022, BHXH tỉnh Nghệ An phải phát triển hơn 27.000 người tham gia BHXH tự nguyện, thì mới hoàn thành chỉ tiêu giao của BHXH Việt Nam. Trong khi đó, khó khăn đặt ra hiện nay là việc tăng mức đóng BHXH tự nguyện theo mức chuẩn nghèo mới được quy định tại Nghị định số 07/NĐ-CP, đã tác động đến việc vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện. Hiện tại, Nghệ An có hơn 16.286 người tham gia BHXH tự nguyện đã hết hạn đóng nhưng chưa tiếp tục tham gia, do người dân gặp khó khăn với mức đóng mới...
Tình trạng khó khăn tương tự cũng diễn ra với BHXH tỉnh Thái Bình. Theo thống kê, hiện địa phương này đang có 225.644 người tham gia BHXH bắt buộc (tăng 8.010 người so với năm 2021); 51.383 người tham gia BHXH tự nguyện (tăng 10.505 người so với năm 2021); 214.640 người tham gia BH thất nghiệp (tăng 7.027 người so với năm 2021). Tuy nhiên, về BHYT lại giảm 3.640 người so với năm 2021, khiến tỉnh Thái Bình chỉ còn 1.615.970 người tham gia (đạt tỷ lệ bao phủ 86,2% dân số), trong đó BHYT hộ gia đình có 479.703 người tham gia.
Tại Thanh Hóa, số người tham gia BHXH, BHYT tính đến ngày 30/11/2022 là 3.305.114 người, tăng 29.908 người (0,91%) so với tháng trước, tăng 10.285 người (0,31%) so với cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên, về BHYT, Thanh Hóa hiện có trên 3,22 triệu người tham gia, sụt giảm khoảng 17.760 người so với thời điểm cuối năm 2021. Theo thống kê, sau khi Quyết định số 861/QĐ-TTg được ban hành, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 51 xã thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi rak khỏi diện đặc biệt khó khăn giai đoạn 2021-2025; đồng thời có trên 345.000 người thuộc hộ cận nghèo không tiếp tục được NSNN đóng BHYT.
Do đó, khi bước sang năm 2022, số người tham gia BHYT trên địa bàn Thanh Hóa đã sụt giảm trên 292.000 người; nhiều huyện miền núi có tỷ lệ người tham gia BHYT giảm từ 15-20% so với tháng 12/2021. Thời gian qua, cơ quan BHXH đã phối hợp với các sở, ngành, địa phương vận động, tuyên truyền, hướng dẫn người dân tham gia BHYT theo các nhóm khác, nhưng vẫn chưa đưa hết danh sách sụt giảm này trở lại hệ thống BHYT...
HT
Công tác tuyên truyền miệng góp phần đưa chính sách, pháp luật BHXH, BHYT vào cuộc sống
TĐKT- Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Trà Vinh Nguyễn Văn Út cho biết, thời gian qua, thông qua các hình thức tuyên truyền, trong đó có tuyên truyền miệng, đã từng bước mở rộng vững chắc diện bao phủ BHXH, góp phần đảm bảo cuộc sống của người dân trong tỉnh. Để chính sách BHXH, BHYT lan tỏa mạnh mẽ, chúng ta cần phải tiếp tục thực hiện nghiêm công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời ngăn chặn tình chiếm dụng, trục lợi BHXH, BHYT. Hội thảo tại tỉnh Trà Vinh Nói về tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, được biết, qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW, BHXH tỉnh Trà Vinh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo các cấp; cấp ủy, chính quyền các địa phương và các ngành liên quan tổ chức 1.243 cuộc đối thoại cho 79.246 người dân, NLĐ về chính sách BHXH, BHYT; 834 cuộc tuyên truyền miệng (tuyên truyền nhóm nhỏ) với 2.761 người dân. Ngoài ra, các cơ quan báo chí ở địa phương cũng đã thực hiện gần 200 chuyên trang, chuyên mục, phỏng vấn, phóng sự về BHXH, BHYT; đăng tải hơn 1.000 tin, bài với 675.281 lượt người truy cập, theo dõi. Cùng với đó, CCVC trong hệ thống BHXH tỉnh đã chia sẻ 9.283 tin, bài qua tài khoản cá nhân; cung cấp 374.341 sản phẩm truyền thông tới người dân… Theo đó, tỉnh Trà Vinh có khoảng 32% dân số là đồng bào DTTS. Nắm bắt đặc điểm này, BHXH tỉnh đã phối hợp với các cơ quan truyền thông của địa phương biên dịch, phiên dịch tin, bài, tờ gấp về lợi ích của việc tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình sang tiếng Khmer cấp cho 144 điểm chùa Khmer trong tỉnh, góp phần giới thiệu, tuyên truyền về các chính sách của Đảng và Nhà nước, trong đó có chính sách BHXH, BHYT đến những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Chính trong những lúc khó khăn, bằng nhiều giải pháp sáng tạo, trong đó có tuyên truyền miệng, chính sách BHXH, BHYT đã đến với người dân một cách hiệu quả nhất. Đến thời điểm này, thành công nhất trong tuyên truyền, đó là sự thay đổi hằng ngày, hằng giờ của cả hệ thống chính trị, cho đến đông đảo NLĐ, người dân về chính sách BHXH, BHYT. Sự thay đổi này rất quan trọng, là yếu tố then chốt tạo ra những thành công trong tổ chức thực hiện chính sách BHXH nói chung, trong đó nổi bật nhất là chính sách BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Năm 2021, số người tham gia BHXH tự nguyện ở Trà Vinh tăng gần 8,9 lần so với năm 2018; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt trên 97,02% dân số, tăng 1,48% so với năm 2018. Riêng 10 tháng năm 2022, toàn tỉnh có 85.491 người tham gia BHXH, chiếm 16,45% lực lượng lao động, đạt 104,17% chỉ tiêu được Tỉnh ủy, UBND tỉnh giao. Trong số đó có 17.786 người tham gia BHXH tự nguyện, chiếm 3,42% lực lượng lao động. Dự kiến đến cuối năm 2022, số người tham gia BHXH tự nguyện đạt 3,5% lực lượng lao động- đạt chỉ tiêu đề ra tại Nghị quyết số 08 của Tỉnh ủy... Trong bối cảnh dịch Covid-19 tác động rất lớn tới mọi mặt đời sống kinh tế-xã hội, có thể nói đây là những kết quả hết sức quan trọng, thể hiện tính đúng đắn của chính sách, quyết tâm chính trị của cấp ủy, chính quyền các cấp trong tổ chức thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW. Đặc biệt, kết quả này đã thể hiện rõ niềm tin của người dân vào chính sách BHXH, BHYT. Để tiếp tục duy trì những kết quả đạt được, trong thời gian tới, các đơn vị cần mạnh dạn tham mưu cho Ban Tuyên giáo Trung ương, để đưa ra các giải pháp “hữu hiệu” trong công tác tuyên truyền về chính sách BHXH, BHYT, đặc biệt là thu hút người dân tham gia BHXH tự nguyện. PVCơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm thúc đẩy hiện đại hóa ngành BHXH Việt Nam
TĐKT- Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh nhận định, để xây dựng Chính phủ số, phát triển kinh tế số, xã hội số thì dữ liệu số là nền tảng cơ bản và quan trọng nhất. Việc phát triển được các CSDL mang tính chất nền tảng như CSDL quốc gia về Bảo hiểm sẽ tạo tiền đề quan trọng cho việc thúc đẩy các hoạt động nghiệp vụ trên môi trường số của các Ngành nói riêng và thúc đẩy chuyển đổi số Quốc gia nói chung. Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh cho biết, CSDL Quốc gia về Bảo hiểm là 1 trong 6 CSDL quốc gia quan trọng cần ưu tiên triển khai tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử. Đây là Cơ sở dữ liệu quốc gia lưu trữ thông tin về BHXH, BHYT, BHTN và thông tin về y tế, an sinh xã hội. BHXH Việt Nam đang được Chính phủ giao là cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm xây dựng, quản lý, vận hành CSDL quốc gia về Bảo hiểm. Đến thời điểm hiện nay, ngành BHXH Việt Nam đang quản lý dữ liệu của trên 98,7 triệu dân và hộ gia đình (trong đó có 90,5 triệu người tham gia BHYT, 15,9 triệu người tham gia BHXH bắt buộc, 1,4 triệu người tham gia BHXH tự nguyện, 4,9 triệu người hưởng các chế độ BHXH, BHTN); kết nối trực tuyến với hơn 13.000 cơ sở KCB, xử lý và tiếp nhận gần 300 triệu lượt hồ sơ trực tuyến hằng năm (trong đó, trung bình mỗi năm có khoảng 170 triệu lượt đề nghị thanh toán chi phí KCB BHYT). Toàn bộ dữ liệu và ứng dụng nêu trên được quản lý và lưu trữ tập trung, liên thông, thống nhất tại Trung tâm dữ liệu chính và Trung tâm dữ liệu dự phòng. Như vậy có thể nói CSDL về bảo hiểm và tương tác của cơ quan BHXH Việt Nam với hầu hết người dân có sự lan tỏa, ảnh hưởng rất lớn. Thời gian tới, BHXH Việt Nam đang nghiên cứu, đánh giá hạ tầng CNTT, hệ thống phần mềm nghiệp vụ, CSDL của ngành BHXH Việt Nam để đầu tư trang bị, trong đó hướng đến mục tiêu là xây dựng CSDL quốc gia về Bảo hiểm như một cơ sở dữ liệu tham chiếu chung (Master data) cho tất cả các hệ thống phần mềm nghiệp vụ trong ngành BHXH Việt Nam khai thác đồng thời là nơi cung cấp cho các Bộ, Ngành, các tổ chức (qua nền tảng chia sẻ dữ liệu quốc gia NDXP do Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng). Tiếp tục làm giàu, hoàn thiện CSDL quốc gia về Bảo hiểm và đẩy mạnh việc kết nối, chia sẻ để phục vụ mục đích phát triển kinh tế xã hội. Mở rộng việc chia sẻ dữ liệu cho tổ chức, cá nhân theo các quy định. Đặc biệt tập trung vào chia sẻ dữ liệu mở để phát triển kinh tế số, xã hội số. B.HânChi trả gộp lương hưu tháng 1 và 2/2023 trong dịp Tết Quý Mão
TĐKT- BHXH Việt Nam vừa có công văn số 3908/BHXH-TCKT ngày 22/12/2022 yêu cầu Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam, BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 1 và tháng 2/2023 trong cùng một đợt. Theo đó, căn cứ kế hoạch cấp kinh phí của BHXH Việt Nam và thời gian nghỉ tết Âm lịch năm 2023, yêu cầu BHXH các tỉnh, thành phố chủ trì, phối hợp với Bưu điện tỉnh xây dựng phương án chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng của tháng 1 và tháng 2 vào cùng kỳ chi trả tháng 1/2023. Chi trả lương hưu tại huyện Ba Vì, Hà Nội Quá trình chi trả phải đảm bảo an toàn, phòng, chống dịch COVID-19 trong dịp Tết. Tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình chi trả cho người hưởng, phối hợp giải quyết, xử lý dứt điểm phát sinh, phản ánh kịp thời vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện. Cơ quan BHXH thông báo cho cơ quan Bưu điện kế hoạch chi trả, yêu cầu thông báo rộng rãi cho người hưởng biết lịch chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH của tháng 1 và tháng 2/2023 vào cùng kỳ chi trả tháng 1/2023. Phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương, địa phương, cơ quan bưu điện, ngân hàng, trung tâm giới thiệu việc làm… để tuyên truyền, vận động, khuyến khích người nhận chế độ BHXH, trợ cấp thất nghiệp qua tài khoản cá nhân, qua đó đảm bảo được nhận chế độ nhanh chóng, thuận tiện nhất. Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với cơ quan BHXH xây dựng kế hoạch chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng của tháng 1, tháng 2, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người hưởng là người già yếu, cô đơn, ốm đau, bệnh tật, không có khả năng đến nhận trực tiếp. N.HàTrang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 34
- 35
- 36
- 37
- 38
- …
- sau ›
- cuối cùng »