Ngành BHXH Việt Nam với những hoạt động mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc
TĐKT - Tiếp tục phát huy hiệu quả “Chương trình tặng sổ bảo hiểm xã hội (BHXH), thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho người có hoàn cảnh khó khăn”, ngành BHXH Việt Nam vừa tổ chức trao tặng sổ BHXH, thẻ BHYT cho những người dân khó khăn tại Đà Nẵng, Quảng Nam. Đây là hoạt động mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện tinh thần tương thân, tương ái của ngành BHXH Việt Nam và các doanh nghiệp tài trợ đồng hành cùng Chương trình. Trao nhân ái, lan tỏa yêu thương Chương trình đã được trao tặng BHXH, thẻ BHYT cho những người dân khó khăn tại quận Hải Châu (TP. Đà Nẵng) và huyện Đại Lộc (tỉnh Quảng Nam). Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh phát biểu tại buổi lễ. Với thông điệp “Tặng sổ BHXH, thẻ BHYT: Trao nhân ái lan tỏa yêu thương”, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh chia sẻ, với mong muốn nhận được sự chung tay, góp sức của cộng đồng xã hội và doanh nghiệp để ngày càng có nhiều người dân có hoàn cảnh khó khăn được tham gia BHXH và được chăm sóc sức khỏe bằng thẻ BHYT, ngày 23/11/2022, BHXH Việt Nam đã phát động “Chương trình tặng sổ BHXH, thẻ BHYT cho người có hoàn cảnh khó khăn” trên phạm vi toàn quốc. Hưởng ứng Chương trình này, từ ngày 23/11/2022 đến nay, ngành BHXH Việt Nam đã huy động được khoảng 10.000 sổ BHXH và 120.000 thẻ BHYT trao tặng cho người có hoàn cảnh khó khăn trên cả nước. Số sổ BHXH, thẻ BHYT này được huy động từ nguồn kinh phí ủng hộ 1 ngày lương do công chức, viên chức và người lao động ngành BHXH Việt Nam đóng góp và do các doanh nghiệp, cá nhân trên toàn quốc tài trợ thông qua cơ quan BHXH các cấp. Hiện nay, toàn bộ số sổ BHXH và thẻ BHYT này đang được BHXH Việt Nam phân bổ đến 63 tỉnh, thành phố để trao tặng cho người dân có hoàn cảnh khó khăn, trên cơ sở rà soát số người có hoàn cảnh khó khăn cần được hỗ trợ (gồm: Đồng bào dân tộc thiểu số thuộc nhóm đối tượng không được ngân sách Nhà nước đóng, hỗ trợ đóng BHYT; người chưa có thẻ BHYT thuộc diện mới thoát nghèo; người thuộc hộ cận nghèo, người có mức sống trung bình chưa tham gia BHXH, BHYT và người có hoàn cảnh khó khăn, yếu thế khác…). Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh trao tặng sổ BHXH cho người dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Trong khuôn khổ chương trình, BHXH Việt Nam tổ chức trao tặng 260 sổ BHXH, 120 thẻ BHYT tới người dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn TP. Đà Nẵng; 191 sổ BHXH và 318 thẻ BHYT được trao tặng tới người dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam cho biết, chương trình này thể hiện sự động viên về tinh thần, giúp những người có hoàn cảnh khó khăn vơi bớt gánh nặng về chi phí khám, chữa bệnh nhờ có thẻ BHYT khi không may ốm đau; có cơ hội được tham gia BHXH tự nguyện để được hưởng lương hưu và chăm sóc sức khỏe khi tuổi già. Hiệu quả thiết thực Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN TP Đà Nẵng Hồ Kỳ Minh đã ghi nhận và đánh giá cao việc làm thiết thực của ngành BHXH Việt Nam và các nhà tài trợ đã kịp thời hỗ trợ, động viên, giúp đỡ cho bà con bằng việc làm thiết thực, ý nghĩa này. Thông qua cuốn sổ BHXH, thẻ BHYT được trao tặng góp phần tạo sự an tâm, tin tưởng sâu sắc của người dân đối với các chính sách an sinh xã hội. Thông qua cuốn sổ BHXH, thẻ BHYT được trao tặng góp phần tạo sự an tâm, tin tưởng sâu sắc của người dân đối với các chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước. Phó Chủ tịch thường trực UBND TP. Đà Nẵng đề nghị, bên cạnh sự nỗ lực của cơ quan BHXH các cấp trong việc triển khai các hoạt động thiện nguyện trao tặng sổ BHXH, thẻ BHYT, các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố cần tiếp tục có những hoạt động thiết thực hơn nữa để đồng hành với Chương trình đầy ý nghĩa này. Đại diện người dân của xã Đại Sơn, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam được nhận món quà an sinh ý nghĩa của Chương trình, chị Nguyễn Thị Kim Liên bày tỏ niềm vui, sự phấn khởi khi được quan tâm, tạo cơ hội tham gia và thụ hưởng chính sách an sinh của Đảng và Nhà nước. Thay mặt những người được nhận sổ BHXH, thẻ BHYT, chị đã gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ngành BHXH Việt Nam đã phát động Chương trình thiết thực này, để những người có hoàn cảnh khó khăn như các chị ấy có cơ hội có được tấm thẻ BHYT, chăm sóc sức khỏe cho bản thân. La GiangChính trị - Xã hội
Đảm bảo an sinh xã hội cho người tham gia và thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT, BHTN trong dịp Tết
TĐKT - Tiếp nối “Chương trình tặng sổ BHXH, thẻ BHYT cho người có hoàn cảnh khó khăn” vừa được Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh phát động trên toàn quốc từ ngày 23/11/2022, nhằm tiếp tục chăm lo, đảm bảo quyền lợi các chế độ, chính sách BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho người tham gia và thụ hưởng trong dịp Tết Dương lịch 2023 và Tết Nguyên đán Quý Mão, BHXH Việt Nam vừa ban hành Công văn số 3916/BHXH-VP gửi các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam và BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện một số biện pháp để phục vụ nhân dân, người lao động (NLĐ), người sử dụng lao động (SDLĐ) yên tâm đón Tết. Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh thăm hỏi, tặng quà bệnh nhân khó khăn Theo đó, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc, Giám đốc BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (BHXH tỉnh), Giám đốc BHXH các quận, huyện, thị xã (BHXH huyện) tập trung, chủ động và bám sát chỉ đạo của lãnh đạo ngành và của cấp ủy, chính quyền địa phương để triển khai các nhiệm vụ được giao trong dịp Tết Dương lịch 2023 và Tết Nguyên đán Quý Mão theo phương châm"Lấy người dân, doanh nghiệp làm chủ thể, trung tâm phục vụ". Toàn đơn vị cần tập trung huy động mọi nguồn lực sẵn có, tăng cường giao dịch điện tử đẩy nhanh tiến độ giải quyết chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN; phát huy lợi thế của hệ thống dữ liệu công nghệ thông tin (CNTT) và mã định danh của từng người tham gia, tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, rút gọn tối đa các công đoạn, thủ tục và thời gian để chi trả đúng - đủ - kịp thời; đảm bảo quyền lợi cho người tham gia và thụ hưởng BHXH, BHYT, BHTN,.... Cụ thể đối với BHXH các tỉnh, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam đề nghị tập trung triển khai một số nhiệm vụ, tuyệt đối không để ảnh hưởng đến đời sống và hoạt động sản xuất kinh doanh của nhân dân và doanh nghiệp, như: Phân công cán bộ tiếp nhận và xử lý hồ sơ trực tuyến và trực tiếp để trả kết quả kịp thời hạn và tiến độ theo quy định; giải quyết, thanh toán đầy đủ, kịp thời các chế độ BHXH như ốm đau, thai sản, chế độ BHTN…; cấp, đổi, gia hạn thẻ BHYT kịp thời; tạm ứng, thanh quyết toán đầy đủ, kịp thời kinh phí khám, chữa bệnh (KCB)BHYT theo đúng quy định; phối hợp chặt chẽ với cơ sở KCB để đảm bảo đủ thuốc, hoá chất, vật tư y tế phục vụ KCB BHYT trong danh mục được quỹ BHYT chi trả; bố trí bộ phận giám định thường trực để kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc về KCB BHYT được người dân phản ánh qua đường dây nóng hoặc đến gặp trực tiếp. Để tạo điều kiện thuận lợi cho người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng an vui, đón Tết, BHXH các tỉnh phối hợp với cơ quan Bưu điện tổ chức chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH hàng thángcủa tháng 1, tháng 2 năm 2023 cho người hưởng vào cùng kỳ chi trả tháng 1 năm 2023; tổ chức chi trả tại nhà cho người hưởng bằng tiền mặt đối với những người già yếu, cô đơn, ốm đau, bệnh tật không có khả năng đến trực tiếp để nhận; tăng cường vận động, khuyến khích người hưởng nhận chế độ BHXH, trợ cấp thất nghiệp qua tài khoản cá nhân để được nhận chế độ nhanh chóng, thuận tiện nhất. Bên cạnh đó, Tổng Giám đốc cũng chỉ đạo, phân công các nhiệm vụ cụ thể của các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam trong dịp nghỉ Tết, bảo đảm chất lượng, tiến độ, hiệu quả, không để ảnh hưởng đến việc giải quyết những thủ tục hành chính về quyền và lợi ích của người dân, doanh nghiệp, như: Đảm bảo đầy đủ kinh phí để tổ chức chi trả, phục vụ kịp thời cho người thụ hưởng chính sách về BHXH, BHYT, BHTN; đảm bảo hoạt động vận hành thường xuyên, liên tục hệ thống hạ tầng CNTT, các phần mềm nghiệp vụ, Cổng Dịch vụ công của ngành, ứng dụng VssID - Bảo hiểm xã hội số; kịp thời hỗ trợ, giải đáp, tư vấn cho người dân qua các đường dây nóng và các ứng dụng hỗ trợ, tư vấn của ngành; tiếp tục triển khai hiệu quả chương trình tặng sổ BHXH, thẻ BHYT cho người dân có hoàn cảnh khó khăn và tặng quà cho những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn theo kế hoạch của ngành; triển khai đa dạng, linh hoạt, sáng tạo các hoạt động, hình thức truyền thông, đặc biệt là sử dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội,... để đẩy mạnh truyền thông lan tỏa chính sách BHXH, BHYT, BHTN trong dịp nghỉ Tết tới mọi tầng lớp nhân dân. Chung tay, đồng hành cùng Chính phủ trong việc chăm lo, đảm bảo an sinh xã hội cho Nhân dân trong cả nước, hằng năm vào mỗi dịp Tết đến, xuân về, ngành BHXH Việt Nam đều triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa hướng đến người lao động và nhân dân.Thông qua các hoạt động nêu trên, BHXH Việt Nam mong muốnlan tỏa hơn nữa lợi ích, giá trị, ý nghĩa nhân văn của chính sách BHXH, BHYT để ngày càng có nhiều người dân được tham gia BHXH, được chăm sóc sức khỏe bằng thẻ BHYT và người tham gia, thụ hưởng các chính sách an sinh, xã hội của Đảng, Nhà nước luôn được chăm lo để an tâm đón Tết, xuân mới vui tươi, ấm áp. Góp phần đảm bảo quyền lợi cho người hưởng chế độ BHXH được đầy đủ, kịp thời nhân dịp Xuân Quý Mão 2023, trước đó, BHXH Việt Nam đã ban hành Công văn số 3908/BHXH-TCKT đề nghị BHXH các tỉnh và Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 1 và tháng 2/2023 trong cùng một đợt chi trả tháng 1/2023. Hiện cả nước có gần 3,3 triệu người hưởng các chế độ hưu trí và trợ cấp BHXH hằng tháng qua các hình thức chi trả linh hoạt như: Bằng tiền mặt, qua bưu điện, qua tài khoản cá nhân… Để được nhận lương hưu, trợ cấp BHXH nhanh chóng và thuận tiện nhất, BHXH Việt Nam khuyến nghị người hưởng nhận các chế độ này qua tài khoản cá nhân. Hiện toàn quốc đã có khoảng 61% số người nhận các chế độ BHXH, trợ cấp thất nghiệp qua tài khoản cá nhân tại khu vực đô thị, vượt chỉ tiêu được giao tại Quyết định số 1813/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ. Hồng ThiếtNgành BHXH Việt Nam mang Tết ấm đến với người có hoàn cảnh khó khăn tại Hà Tĩnh
TĐKT - Tiếp nối Chương trình “Tặng sổ BHXH, thẻ BHYT cho người có hoàn cảnh khó khăn”, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Đức Hòa cùng đoàn công tác của BHXH Việt Nam đã đến trao tặng 30 sổ BHXH và 30 thẻ BHYT đến những người có hoàn cảnh khó khăn tại các xã Thiên Lộc, Vượng Lộc, Xuân Lộc và thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. 30 sổ BHXH và 30 thẻ BHYT đã đến tận tay những người có hoàn cảnh khó khăn tại các xã Thiên Lộc, Vượng Lộc, Xuân Lộc và thị trấn Nghèn huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh Phát biểu tại buổi trao tặng, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Đức Hòa nhấn mạnh truyền thống tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách của dân tộc ta. Ngành BHXH Việt Nam với trọng trách đảm bảo an sinh xã hội đất nước, tổ chức thực hiện BHXH, BHYT, luôn mong muốn hỗ trợ người dân hiệu quả nhất ở mọi mặt. Trao tặng cuốn sổ BHXH, tấm thẻ BHYT đến từng người dân có hoàn cảnh khó khăn, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam mong rằng, món quà này sẽ phần nào chia sẻ bớt gánh nặng cuộc sống khi chẳng may ốm đau; hơn nữa, sẽ ngày càng có thêm nhiều người dân được đảm bảo thu nhập khi hết tuổi lao động bằng việc tham gia BHXH. Người dân xúc động khi được cầm trên tay cuốn sổ BHXH do ngành BHXH Việt Nam, các nhà tài trợ trao tặng. Phó Tổng Giám đốc cho biết thêm, thông qua Chương trình “Tặng sổ BHXH, thẻ BHYT cho người có hoàn cảnh khó khăn” do BHXH Việt Nam phát động, đến nay, trên toàn tỉnh Hà Tĩnh, đã có 230 sổ BHXH, 480 thẻ BHYT được trao đến người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Đây là tình cảm của công chức, viên chức ngành BHXH Việt Nam, các nhà tài trợ tại trung ương, doanh nghiệp địa phương cùng hy vọng mang Tết ấm đến với người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Thay mặt lãnh đạo BHXH Việt Nam, Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Đức Hòa cũng trân trọng gửi lời cảm ơn và tri ân sâu sắc tới các nhà tài trợ, đặc biệt là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Quân đội Việt Nam và Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam đã có nghĩa cử cao đẹp, đồng hành cùng ngành BHXH Việt Nam trong các hoạt động an sinh xã hội và Chương trình tặng sổ BHXH, thẻ BHYT cho người có hoàn cảnh khó khăn này. Nguyễn HàTrao Giải Báo chí toàn quốc “ Vì sức khỏe nhân dân” lần thứ nhất
TĐKT - Ngày 23/12, Bộ Y tế phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Báo chí toàn quốc "Vì sức khỏe nhân dân" lần thứ nhất năm 2022. Đây là giải báo chí nhằm ghi nhận những cống hiến, nỗ lực của ngành Y tế cho xã hội trong thời gian qua, đặc biệt là trong thời gian phòng, chống đại dịch Covid-19. Đồng thời, tôn vinh những đóng góp xuất sắc của tập thể, cá nhân đội ngũ những người làm báo đối với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân. Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan nhấn mạnh về ý nghĩa của Giải báo chí Thông qua Giải báo chí Vì sức khỏe nhân dân, những kết quả, thành tựu của công tác y tế, các tiến bộ y học trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân cũng được giới thiệu, quảng bá. Cùng với đó, phát hiện những tấm gương điển hình tiên tiến trong ngành y tế, cổ vũ, động viên các cán bộ trong toàn ngành y tế chung sức, đồng lòng tiếp tục cống hiến nhiều hơn nữa đối với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân. Sau thời gian phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 700 tác phẩm báo chí ở nhiều loại hình như báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình và ảnh báo chí gửi về tham gia dự. Các tác phẩm này đã phản ánh sinh động các lĩnh vực tuyên truyền đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về công tác y tế; phản ánh công tác y tế cơ sở và các nhiệm vụ, hoạt động trọng tâm của ngành y tế: Đổi mới phong cách thái độ phục vụ của cán bộ y tế, hướng tới sự hài lòng của người bệnh, xây dựng bệnh viện xanh, sạch, đẹp, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh;... Trao Giải đặc biệt cho tập thể tác giả là thầy thuốc Phát biểu tại Lễ tổng kết và trao giải, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan nhấn mạnh, báo chí đóng vai trò tiên phong trong công tác phòng, chống dịch trên cả nước, phản ánh tấm gương tận tụy, hy sinh của các y, bác sĩ trên tuyến đầu chống dịch; tinh thần đoàn kết, sẻ chia của người dân Việt Nam. Thành công lớn nhất của giải Báo chí toàn quốc "Vì sức khỏe nhân dân" lần thứ nhất năm 2022 là kịp thời ghi nhận, cổ vũ các phóng viên, nhà báo viết về ngành y tế tiếp tục không ngừng phấn đấu, khắc phục khó khăn để có những tác phẩm báo chí đạt chất lượng, mang lại hiệu quả xã hội cao. Giải báo chí toàn quốc “Vì sức khỏe nhân dân” lần thứ nhất được tổ chức trong bối cảnh đại dịch COVID-19 xảy ra, các phóng viên, nhà báo đã đồng hành, sát cánh bên những y, bác sĩ, bên những người bệnh để có những thước phim, tư liệu chân thực nhất về cuộc chiến với đại dịch COVID-19. Trong hơn 700 tác phẩm dự thi, Ban Tổ chức đã trao thưởng cho 57 tác phẩm. Trong đó, loại hình báo in có 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba và 5 giải Khuyến khích; báo điện tử gồm 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba và 5 giải Khuyến khích; phát thanh gồm 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba và 5 giải Khuyến khích; truyền hình gồm 1 giải Nhất, 1 giải Nhì, 3 giải Ba và 5 giải Khuyến khích; ảnh báo chí: 2 giải Nhì, 1 giải Ba và 5 giải Khuyến khích. Ngoài ra, Ban Tổ chức quyết định trao 3 giải tập thể (đồng hạng), 2 giải đặc biệt cho tác nghiệp ở tâm dịch và 1 giải đặc biệt cho tác giả là thầy thuốc. La GiangTrao giải Cuộc thi viết “Ngành Đồ uống Việt Nam với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”
TĐKT - Sau hơn một năm phát động và nhận bài dự thi, sáng 23/12/2022, tại Hà Nội, Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) và Tạp chí Đồ uống Việt Nam tổ chức Lễ Tổng kết và Trao giải Cuộc thi viết “Ngành đồ uống Việt Nam với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”. Ông Nguyễn Văn Chương - Phó Tổng biên tập Phụ trách Tạp chí Đồ uống Việt Nam tổng kết Cuộc thi Theo Ban tổ chức Cuộc thi, kể từ khi phát động (tháng 11/2021) đến ngày 10/12/2022, Tạp chí Đồ uống Việt Nam đã nhận được hơn 100 bài dự thi của các nhà văn, nhà báo, người viết đến từ mọi miền đất nước. Nhìn chung, các tác phẩm dự thi đều đúng với thể lệ, tiêu chí mà Ban Tổ chức đề ra. Các tác phẩm dự thi có nội dung phong phú, văn phong mạch lạc, có sức hút đối với người đọc, hiểu khá rõ những thông tin, số liệu về ngành Đồ uống, với các thể loại như phản ánh, ghi chép, tiểu phẩm và thơ. Năm nay, các tác phẩm dự thi có nội dung phong phú hơn, đề tài rộng mở hơn, bên cạnh phản ánh hoạt động cộng đồng của các doanh nghiệp ngành bia, các tác giả còn mang đến cho bạn đọc những thông tin, câu chuyện rất nhân văn của ngành Nước giải khát, những người mẹ tảo tần kinh doanh đồ uống nuôi con ăn học, rồi những kỷ niệm, kỷ vật của cha con về một sản phẩm nước giải khát... Các tác phẩm đạt giải là những tác phẩm đã biết biến những con số khô khan trở nên mềm mại hơn thông qua văn phong, câu chữ và lối dẫn chuyện của mình, đặc biệt là có tính khái quát, có phân tích, đánh giá khách quan, có tính dự báo... Nội dung các tác phẩm đã phản ánh sinh động toàn cảnh ngành Đồ uống Việt Nam, trong đó nổi bật là nhóm chủ đề như: Vị trí, vai trò của ngành đồ uống đối với sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước, đóng góp ngân sách, tạo việc làm cho người lao động, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, thực hiện tốt trách nhiệm với cộng đồng, công tác an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững; nét văn hóa uống ở các vùng miền; tuyên truyền uống có trách nhiệm, không lạm dụng đồ uống có cồn, đã uống rượu bia thì không lái xe... Cuộc thi năm nay, thể loại cũng khá phong phú, đa dạng như ghi chép, phản ánh, tiểu phẩm, thơ... Có những tác giả còn tự thiết kế ảnh minh họa rất ấn tượng, phù hợp với nội dung bài viết. Công tác tổ chức của Ban Tổ chức cùng ngày càng chuyên nghiệp hơn, thông tin, quảng bá về Cuộc thi rộng rãi trên nhiều kênh thông tin và các cơ quan báo đài nên số lượng người đọc cao và thu hút ngày càng nhiều người tham gia gửi tác phẩm dự thi. Ban Tổ chức trao Giải A cho tác phẩm “Ngành Đồ uống Việt Nam lớn mạnh cùng đất nước” của tác giả Lê Thị Thu Thanh Từ số lượng hơn 100 bài dự thi, Ban Tổ chức, Hội đồng chấm giải đã lựa chọn được 24 tác phẩm có chất lượng vượt trội, đề tài đúng với mục tiêu đề vào chung khảo. Sau nhiều giờ làm việc công tâm, đúng quy chế và đầy trách nhiệm, các Thành viên Hội đồng chấm giải đã thống nhất chấm và lựa chọn 11 tác phẩm để trao giải, đảm bảo đúng với cơ cấu giải thưởng: Giải A được trao cho tác phẩm “Ngành Đồ uống Việt Nam lớn mạnh cùng đất nước” của Lê Thị Thu Thanh; 2 Giải B: “Bức tranh ngành Đồ uống Việt Nam: Triển vọng trong thời đại mới” của Trúc Quỳnh; “Thức uống tự nhiên và nét văn hóa uống của người Cơ Tu” của Trần Đức Sáng. 3 Giải C gồm: “Người mẹ tảo tần gần 30 năm kinh doanh đồ uống nuôi các con thành tài” của Thi Hoàng Khiêm; “Tiêu dùng xanh - Môi trường xanh” của Bình An; “Ý thức của các doanh nghiệp đồ uống với an toàn giao thông” của Đinh Thành Trung. 5 giải Khuyến khích gồm: “Chàng rể tiếp thị” của Tuyết Nhung; “Giữ hương cho trà sen” của Giang Nam; “Kỷ niệm với công ty có truyền thống hơn 60 năm phát triển cùng đất nước” của Chu Thị Xuân Hương; “Những "chiến sỹ thầm lặng" trên mặt trận tuyên truyền "Uống bia rượu văn minh"” của Lê Văn Tâm; “Suýt chết vì lấy rượu giải sầu” của Mộc Kiều. Về giá trị giải thưởng, Giải A có số tiền thưởng là 10 triệu đồng; mỗi giải Khuyến khích có giá trị giải thưởng là 1,5 triệu đồng/giải. Cuộc thi viết “Ngành Đồ uống Việt Nam với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước” phải kể đến đóng góp quan trọng của 2 đơn vị đồng hành là Tổng công ty CP Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội - HABECO và Công ty TNHH Nước giải khát Coca - Cola Việt Nam. Đánh giá về công tác tổ chức cùng chất lượng các bài tham dự, ông Hồ Quang Lợi - Chủ tịch Hội đồng chấm giải cho rằng, việc Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam và Tạp chí Đồ uống Việt Nam tổ chức Cuộc thi trong bối cảnh nền kinh tế và các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID - 19 có tác dụng rất lớn trong việc cổ vũ, động viên các thành phần kinh tế trong công cuộc khắc phục khó khăn, phục hồi kinh tế. Cuộc thi đã thu hút các tác giả đến từ mọi miền đất nước, với cách tiếp cận khác nhau đã đem đến những nội dung đa dạng, phong phú và tạo nên sức hấp dẫn riêng. Thành công của Cuộc thi năm nay sẽ tiếp tục là tiền đề quan trọng cho thành công những cuộc thi tiếp theo. Ông Lợi đánh giá rất cao việc Ban Tổ chức phát động những cuộc thi viết như thế này. Đó không chỉ là sự đổi mới của Tạp chí Đồ uống Việt Nam mà còn tạo ra môi trường thi đua trong hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, phát huy thế mạnh của các đồng nghiệp, nhà văn và bạn viết trên cả nước góp phần làm cho nội dung của Tạp chí ngày càng phong phú, hấp dẫn hơn, có cái nhìn khách quan hơn từ những người ngoài ngành. Cái được lớn nhất chính là thông điệp mà ngành Đồ uống gửi tới công chúng báo chí đó là “Ngành Đồ uống chung tay góp phần vào sự phát triển của đất nước, các doanh nghiệp họ không chỉ quan tâm đến sản xuất, kinh doanh mà luôn coi trọng và đồng hành cùng đất nước, có trách nhiệm với cộng đồng vì sự phát triển bền vững... Mặc dù Ban Tổ chức đã chọn những chủ đề mang tính đặc thù của ngành nhưng có tác dụng giáo dục, tuyên truyền rất lớn tới cộng đồng, xã hội, giúp cho công chúng báo chí hiểu hơn về ngành Đồ uống, đó là “Văn hóa uống - Uống có trách nhiệm”, “Ngành Đồ uống Việt Nam với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước” và năm 2023 là “Ngành Đồ uống Việt Nam với kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn”. Thông qua các cuộc thi viết, công chúng báo chí sẽ có cái nhìn tổng quan, nhiều chiều về các hoạt động sản xuất, kinh doanh của ngành Đồ uống, vai trò, vị trí của ngành đối với kinh tế xã hội của đất nước trong việc đóng góp ngân sách, giải quyết việc làm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng như những đóng góp quan trọng của các doanh nghiệp trong ngành đối với an sinh xã hội, thể hiện trách nhiệm với cộng đồng bằng những hoạt động thiết thực, ý nghĩa và rất nhân văn mà các doanh nghiệp trong ngành đã thực hiện trong thời gian qua. Lãnh đạo VBA cho biết: “Cuộc thi có vai trò vô cùng quan trọng nhằm giúp công chúng có thêm thông tin và hiểu hơn về những đóng góp tích cực của ngành Đồ uống Việt Nam với cộng đồng, từ đó có cái nhìn khách quan, đúng đắn hơn về một ngành kinh tế có đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển đất nước và hội nhập quốc tế...”. Năm 2023, Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam và Tạp chí Đồ uống Việt Nam tiếp tục phát động Cuộc thi viết mang tên “Ngành Đồ uống Việt Nam với kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn”. Cuộc thi phát động từ tháng 12/2022 đến tháng 30/11/2023 với giải thưởng lớn dành cho các cây viết xuất sắc. Phương ThanhTích cực đẩy mạnh chuyển đối số, phục vụ tốt người dân và doanh nghiệp tham gia BHXH tại tỉnh Cà Mau
TĐKT - Với mục tiêu đẩy mạnh chuyển đối số, phục vụ tốt người dân và doanh nghiệp tham gia BHXH, tỉnh Cà Mau triển khai nhiều biện pháp hiệu quả, quyết liệt và đã có nhiều kết quả nổi bật, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân khi tham gia bảo hiểm. Nhiều tiện ích khi người bệnh tham gia bảo hiểm Là một người bị tiểu đường lâu năm, bà Phan Thị Đ. (nhà khóm 6, phường 5, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau) thường xuyên phải đến các cơ sở y tế khám bệnh. Trước đây, khi đi khám, bà Đ phải đem theo thẻ BHYT và giấy chứng minh nhân dân. Vì vậy, đôi lúc quên mang theo một trong hai loại giấy tờ trên sẽ không khám được và nếu làm thất lạc thẻ BHYT phải làm lại, mất thời gian. Tuy nhiên, từ khi bà Đ cài đặt ứng dụng VssID những phiền toái trên đã được giải quyết và rất tiện lợi. Nhiều người sau khi cài đặt ứng dụng VssID thông qua đó có thể trực tiếp theo dõi, giám sát việc đóng BHXH, BHYT, BHTN của chủ sử dụng lao động cho bản thân mình, qua đó có thể phản ánh đến các cơ quan chức năng để kịp thời phát hiện và xử lý, giúp giảm tình trạng trốn đóng, nợ đọng, bảo đảm quyền lợi cho người lao động. Thực hiện hướng dẫn của Bộ Y tế và chỉ đạo của BHXH Việt Nam về việc thí điểm sử dụng thẻ CCCD gắn chíp hoặc ứng dụng VNEID thay thế thẻ BHYT giấy để khám bệnh, chữa bệnh BHYT, theo đó BHXH tỉnh Cà Mau và các cơ sở khám chữa bệnh BHYT trên địa bàn tỉnh phối hợp triển khai tiếp đón người bệnh khám chữa bệnh BHYT bằng CCCD có gắn chíp. Kết quả tính đến tháng 12/2022 có 116 cơ sở khám chữa bệnh (100%) thực hiện hơn 104.200 lượt tra cứu CCCD, trong đó có hơn 57.700 lượt tra cứu thành công để khám chữa bệnh BHYT. BHXH tỉnh Cà Mau cho biết, trong thời gian tới, tiếp tục phối hợp các cơ sở khám chữa bệnh BHYT trên địa bàn tỉnh triển khai, xử lý vướng mắc về phần mềm tiếp nhận dữ liệu khám chữa bệnh khi sử dụng thẻ CCCD gắn chíp. Tiếp tục cập nhật thông tin định danh cá nhân, CCCD của người tham gia vào cơ sở dữ liệu của bảo hiểm để đảm bảo việc đồng bộ với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Tích cực triển khai các dịch vụ công khi có hướng dẫn triển khai chính thức từ BHXH Việt Nam. Thực hiện Kế hoạch 23/KH-UBND ngày 28/1/2022 của UBND tỉnh Cà Mau triển khai thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 theo Quyết định 06/QĐ-TTg ngày 6/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt Đề án 06), BHXH tỉnh Cà Mau xác định đây là một nhiệm vụ quan trọng. Theo đó, BHXH tỉnh Cà Mau đã tích cực chỉ đạo việc cập nhật bổ sung số định danh cá nhân, CCCD của người tham gia trong cơ sở dữ liệu BHXH Việt Nam quản lý và tiếp tục cài đặt, sử dụng ứng dụng VssID-BHXH số. Với phương châm “Lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ”, BHXH tỉnh Cà Mau tập trung mọi nguồn lực, quyết liệt triển khai mạnh mẽ việc chuyển đổi số toàn diện và hiệu quả. Việc triển khai thực hiện Đề án 06 được đơn vị xác định là một nhiệm vụ quan trọng, góp phần đẩy mạnh việc cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Cà Mau nói chung và tại BHXH tỉnh nói riêng, tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị sử dụng lao động, người lao động tham gia BHXH, BHYT, người thụ hưởng các chế độ BHXH, BHYT, BHTN giao dịch với cơ quan BHXH, nâng cao hiệu quả xử lý công việc của công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị. Theo đó, BHXH tỉnh Cà Mau sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, không ngừng đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền trực quan, chú trọng những tiện ích khi sử dụng các dịch vụ công trực tuyến, cách thức tạo lập tài khoản sử dụng dịch vụ công, 5 nhóm tiện ích của Đề án 06; hướng dẫn, hỗ trợ để người dân, doanh nghiệp lựa chọn tối đa việc nộp hồ sơ trực tuyến trên Cổng dịch vụ công, qua đó giúp doanh nghiệp, người dân dễ nắm bắt, tiếp cận, tích cực tham gia tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động. BHXH tỉnh Cà Mau cho biết, một trong những nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên của đơn vị là thực hiện cải cách hành chính. Theo đó, đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ công tác kiểm soát nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, tiết kiệm chi phí và thời gian, tạo thuận lợi tối đa cho tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính về BHXH, BHYT, BHTN. Để công tác cải cách hành chính đạt hiệu quả cao, Ban Giám đốc BHXH tỉnh Cà Mau thường xuyên chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và đội ngũ công chức, viên chức trong hệ thống BHXH tỉnh quán triệt và nghiêm túc thực hiện các văn bản, quy định của BHXH Việt Nam về kỷ luật, kỷ cương hành chính và đạo đức công vụ của công chức, viên chức; thực hiện kiểm tra thường xuyên, đột xuất đối với viên chức trong thực thi nhiệm vụ nhằm kịp thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ, gây khó khăn, phiền hà cho tổ chức và cá nhân trong giải quyết thủ tục hành chính. Nguyễn Hà (HT)TĐKT - Ngày 20/12, BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn Quy trình giám định BHYT. Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Đức Hòa dự và chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo một số đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Đức Hòa cho biết, quy trình giám định BHYT được BHXH Việt Nam được xây dựng căn cứ trên các quy định hướng dẫn thực hiện BHYT và một số văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Đến thời điểm hiện tại, một số văn bản quy phạm pháp luật nêu trên đã không còn hiệu lực và được thay thế bằng các văn bản quy phạm pháp luật khác như Nghị định số 146/2018/NĐ-CP của Chính phủ; Thông tư số 09/2019/TT-BYT ngày 10/6/2019…
Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và thanh toán chi phí KCB tất yếu và được thể chế hoá tại các văn bản quy phạm pháp luật như quy định về liên thông dữ liệu phục vụ quản lý KCB, giám định và thanh toán chi phí BHYT. Nhiều nghiệp vụ giám định theo quy trình ban hành theo Quyết định số 1456/QĐ-BHXH trước đây phải thực hiện “thủ công” thì hiện tại đã có thể thực hiện được trên Hệ thống thông tin giám định BHYT, đồng thời Hệ thống thông tin giám định BHYT đã có sự liên thông với các phần mềm nghiệp vụ khác của Ngành... Do vậy, việc xây dựng quy trình giám định BHYT mới là hết sức cần thiết.
Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Đức Hòa dự và chủ trì hội nghị tập huấn Quy trình giám định BHYT ngành BHXH Việt Nam.
Đến nay, dự thảo quy trình giám định BHYT đã tạo được sự đồng thuận của tất cả các đơn vị liên quan trong quá trình xây dựng, những vấn đề các đơn vị chưa thống nhất cũng đã được báo cáo giải trình thoả đáng. Lãnh đạo BHXH Việt nam đánh giá cao Trung tâm Giám định BHYT và Thanh toán đa tuyến, Ban Thực hiện chính sách BHYT đã có nhiều đóng góp trong quá trình xây dựng và các đơn vị tham gia ý kiến đóng góp rất tích cực.
Hội nghị đã được nghe Ban Thực hiện chính sách BHYT, Trung tâm Giám định BHYT và Thanh toán đa tuyến (BHXH Việt Nam) báo cáo các nội dung của Quy trình gồm 1 chuyên đề tổng quan và 6 chuyên đề chuyên môn liên quan trực tiếp đến việc thực hiện quy trình.
Trong quá trình diễn ra Hội nghị, các vấn đề BHXH các tỉnh/thành phố hiện thấy vướng mắc, chưa rõ, đề nghị đăng ký và trao đổi trực tiếp với các Ban CSYT, Trung tâm đa tuyến đã được hướng dẫn thực hiện đúng nội hàm của vấn đề.
Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Đức Hòa khẳng định, quy trình giám định BHYT là một tài liệu hết sức quan trọng để thực hiện công tác giám định BHYT, góp phần quản lý, sử dụng quỹ BHYT hiệu quả, minh bạch, đảm bảo quyền lợi của người tham gia.
Cũng tại Hội nghị, các đại biểu tập huấn đã phát biểu các tham luận, đưa ra các tình huống khó khăn, vướng mắc trong công tác giám định BHYT tại các cơ sở KCB. Các khó khăn, vướng mắc đã được giải đáp thỏa đáng.
Nguyễn Hân
TĐKT - Được biết, HĐND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành Nghị quyết số 61/2022/NQ-HĐND về việc Quy định hỗ trợ kinh phí đóng BHYT đối với một số nhóm đối tượng có đăng ký thường trú trên địa bàn tỉnh.
Theo Nghị quyết số 61/2022/NQ-HĐND, 3 nhóm đối tượng có đăng ký thường trú trên địa bàn tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ 100% kinh phí đóng BHYT gồm: Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố; người từ đủ 70 tuổi đến dưới 75 tuổi có hộ khẩu thường trú trên địa bàn tỉnh Ninh Bình; người thuộc các xã An toàn khu của Trung ương trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Nhiều đối tượng được hỗ trợ đóng BHYT
Cụ thể, với người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố là người hoạt động không chuyên trách quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị quyết số 118/2020/NQ-HĐND ngày 9/12/2020 của HĐND tỉnh gồm: Bí thư chi bộ; Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố; Trưởng ban công tác Mặt trận.
Người từ đủ 70 tuổi đến dưới 75 tuổi có hộ khẩu thường trú trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, bao gồm: Người chưa tham gia BHYT; người đang được cấp thẻ BHYT theo hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình; người đang tham gia BHYT hộ gia đình.
Người thuộc các xã An toàn khu của Trung ương trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ (9 xã An toàn khu thuộc huyện Nho Quan theo Quyết định số 121/QĐ-TTg ngày 23/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận xã An toàn khu tại tỉnh Ninh Bình) bao gồm người chưa tham gia BHYT; người đang được cấp thẻ BHYT theo hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình; người đang tham gia BHYT hộ gia đình; HSSV.
Người dân thuộc đối tượng nêu trên đến UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú để đề nghị UBND cấp xã cấp thẻ BHYT. Thẻ BHYT của các đối tượng trên sẽ có giá trị sử dụng từ tháng UBND cấp xã gửi danh sách đề nghị cấp thẻ BHYT cho cơ quan BHXH.
Trước đó, HĐND tỉnh Ninh Bình đã ban hành nhiều Nghị quyết để đóng và hỗ trợ đóng cho nhiều nhóm đối tượng tham gia BHYT cụ thể như sau: Người cận nghèo được ngân sách Trung ương hỗ trợ 70%, ngân sách tỉnh hỗ trợ 25%, ngân sách huyện hỗ trợ 5% mức đóng; người cao tuổi từ 75 tuổi đến dưới 80 tuổi được ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% mức đóng; HSSV đang theo học tại các trường công lập trên địa bàn tỉnh được ngân sách tỉnh hỗ trợ 20%, ngân sách Nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng; Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình trên địa bàn tỉnh được ngân sách tỉnh hỗ trợ 20%, ngân sách Nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng.
HT
11 Dự án xuất sắc đạt giải Cuộc thi Sinh viên Tài năng kinh doanh số 2022
TĐKT - Chiều tối ngày 22/12/2022, Lễ Chung kết Cuộc thi Sinh viên Tài năng kinh doanh số 2022 được tổ chức tại Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh. Lễ Chung kết đã thu hút sự quan tâm của nhiều trường đại học, doanh nghiệp thương mại điện tử, các tổ chức liên quan và đông đảo sinh viên cả nước. Ông Nguyễn Ngọc Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Điện tử phát biểu khai mạc Lễ chung kết Sau Vòng Sơ khảo, Hội đồng Giám khảo đã tuyển chọn 15 đội thi nổi bật trong số trên 200 đội thi lọt vào Vòng Chung khảo. Ngày 17/12/2022, các đội thi này đã bảo vệ kết quả trực tiếp hoặc trực tuyến trước Hội đồng. Bà Lại Việt Anh, Phó Cục trưởng Cục Thương mại Điên tử và Kinh tế số phát biểu chào mừng Lễ chung kết Kết quả cuối cùng, 11 đội thi - 11 dự án xuất sắc nhất đã đạt giải, bao gồm một giải nhất, một giải nhì, ba giải ba và sáu giải khuyến khích. Giải thưởng cho các đội rất phong phú, bao gồm 50 triệu đồng cho đội đạt giải Nhất và nhiều gói quà tặng là sản phẩm, dịch vụ từ các doanh nghiệp thương mại điện tử hàng đầu. Cuộc thi Kinh doanh số “thực chiến” đầu tiên của sinh viên! Tháng 8 năm 2022 Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) và Mạng lưới các trường đại học đào tạo thương mại điện tử (VecomNet) quyết định hàng năm sẽ tổ chức Cuộc thi Sinh viên Tài năng Kinh doanh số. Lễ phát động Cuộc thi đầu tiên được VECOM và Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức vào ngày 08/10/2022. Sự kiện này nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt từ hàng chục trường đại học và hàng vạn sinh viên trên cả nước. Tại Lễ phát động, bà Lại Việt Anh – Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, đã đánh giá cuộc thi sẽ góp phần tích cực vào hoạt động đào tạo thương mại điện tử tại các trường đại học, gắn đào tạo với thực tiễn kinh doanh của một trong những lĩnh vực đang trở thành mũi nhọn của nền kinh tế. Cuộc thi Sinh viên Tài năng Kinh doanh số 2022 chính thức bắt đầu vào ngày đầu tiên của tháng 11 và kết thúc vào ngày 10/12/2022. Cuộc thi này đánh dấu bước ngoặt của hoạt động đào tạo chính quy tại các trường đại học về thương mại điện tử và kinh doanh số ở nước ta. Lần đầu tiên hàng nghìn sinh viên có thể “thực chiến” kinh doanh trên các nền tảng thương mại điện tử hàng đầu như Lazada, Sapo, Haravan, PostMart hay LadiPage. Hơn nữa, nhiều doanh nghiệp nổi bật trong lĩnh vực tiếp thị số và đầu tư khởi nghiệp như VinaLink, Acesstrade, Do Ventures hay BambuUp đã đồng hành, tư vấn hỗ trợ cho các đội thi trong suốt thời gian thi. Những doanh nghiệp đang kinh doanh trực tuyến như Bảo hiểm Hùng Vương, Droppii và nhiều doanh nghiệp khác đã giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của mình tới các đội thi, giúp họ nắm vững thông tin về sản phẩm để có thể “thực chiến” thành công. Đội thi UITERS - Trường Đại học Công nghệ Thông tin - ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh đạt giải nhất và giải yêu thích nhất của cuộc thi Gần 50 trường đại học với 210 đội thi đã tham gia cuộc thi này. Mỗi đội thi bao gồm từ hai tới năm sinh viên cùng một trường nhằm nâng cao kỹ năng làm việc nhóm và năng lực khởi nghiệp kinh doanh. Miền Bắc có nhiều trường và đội thi nhất với các con số tương ứng là 22 và 111. Tiếp đó là miền Nam với 15 trường và 86 đội thi. Toàn bộ miền Trung với nhiều trường đại học tại các trung tâm đào tạo lớn ở Vinh, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang hay Đà Lạt chỉ vỏn vẹn có 2 trường với 6 đội dự thi. Những con số này cũng phản ánh chính xác sự mất cân đối rất lớn của thương mại điện tử nước ta với trên 70% tập trung ở hai thành phố Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Nội dung thi đa dạng gắn với thực tiễn kinh doanh số Bốn nội dung thi đã bao quát khá đầy đủ những thành phần cơ bản của thương mại điện tử, bao gồm bán sản phẩm hàng hóa và dịch vụ trực tuyến, tiếp thị số, giải pháp công nghệ và ý tưởng kinh doanh số. Trên 50% đội thi đã chọn nội dung thi bán sản phẩm trực tuyến, khoảng 25% đội thi chọn nội dung tiếp thị số, 20% chọn nội dung ý tưởng kinh doanh số. Khá ít đội chọn nội dung giải pháp công nghệ. Điều này phản ánh xu hướng hiện nay khi phần lớn các trường đào tạo ngành thương mại điện tử đã tập trung vào các học phần kinh doanh và giảm nhẹ các học phần về công nghệ thông tin. Hoạt động hỗ trợ sinh viên phong phú Ngay sau khi cuộc thi bắt đầu, VECOM cùng các doanh nghiệp đồng hành đã tổ chức các cuộc tập huấn trực tuyến cho các đội thi, lập các nhóm chat để tư vấn nhanh chóng cho các đội thi. Nhiều trường đại học cũng cử các giảng viên giỏi hỗ trợ sinh viên vận dụng những kiến thức cơ bản học được trên giảng đường tới thực tiễn kinh doanh trực tuyến cực kỳ sôi động và cạnh tranh. Các doanh nghiệp thương mại điện tử đã tích cực hỗ trợ các đội thi với nhiều hình thức phong phú, giúp sinh viên tiếp cận tới thực tiễn kinh doanh. Đối với nội dung thi bán hàng trực tuyến, Sàn Thương mại điện tử Lazada và PostMart đã cho phép và hỗ trợ các đội thi mở gian hàng cũng như kết nối với các nền tảng hỗ trợ bán hàng đa kênh Sapo và Haravan. Ban tổ chức Cuộc thi đã tuyển chọn năm doanh nghiệp với trên 20 sản phẩm để các đội thi có thể bán hàng trên nhiều kênh. Các doanh nghiệp đã tổ chức nhiều buổi tập huấn cho các đội thi cách mở gian hàng, kết nối với nhà cung cấp và các bên liên quan như chuyển phát, thanh toán, tiếp thị. Với sự nhiệt tình của các đội thi và sự hỗ trợ tích cực của các doanh nghiệp, chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn có những đội thi đã bán được hàng trăm đơn vị sản phẩm với doanh thu hàng chục triệu đồng. Ban Tổ chức chụp ảnh lưu niệm cùng các đội thi đạt giải Đối với nội dung thi tiếp thị số, nền tảng bán hàng xã hội Droppii và Bảo hiểm Hùng Vương đã đưa ra nhiệm vụ cụ thể cho các đội thi. Nhiều doanh nghiệp tiếp thị số hàng đầu như VinaLink, Accesstrade, LadiPage không chỉ tổ chức các buổi tập huấn mà còn đồng hành, tư vấn trực tuyến liên tục cho các đội thi. Với nội dung thi giải pháp công nghệ và ý tưởng kinh doanh, các chuyên gia từ nền tảng Sapo và Haravan, quỹ đầu tư mạo hiểm DoVentures hay nền tảng hỗ trợ khởi nghiệp BambuUp đã có nhiều hoạt động linh hoạt hỗ trợ các đội thi. Nhiều khoa đào tạo thương mại điện tử nhận thấy cuộc thi mang lại giá trị thiết thực cho hoạt động đào tạo và là một kênh quan trọng, hiệu quả để gắn đào tạo với thực tiễn. Do đó, nhiều khoa đã động viên sinh viên tham gia tích cực và cử giảng viên hỗ trợ chuyên môn. Cuộc thi cũng cuốn hút sinh viên ở nhiều trường chưa đào tạo ngành thương mại điện tử. Nhiều đội thi từ những trường này không chỉ lọt vào Vòng Sơ khảo và Chung khảo mà đã đạt giải. Thực tế này cho thấy hoạt động dạy và học kinh doanh số ở các trường đại học hiện nay đã trở nên phổ biến. Những thành công nổi bật của Cuộc thi Ngay từ đầu Hiệp hội Thương mại điện tử và Mạng lưới các trường đại học đào tạo thương mại điện tử đã xác định mục tiêu của Cuộc thi không chỉ giới hạn ở việc tuyển chọn một số đội thi xuất sắc nhất. Cuộc thi đầu tiên này đã đạt được mục tiêu lớn nhất là tạo ra môi trường hấp dẫn để sinh viên các ngành thương mại điện tử và liên quan như tiếp thị số, kinh tế số, tài chính ngân hàng, công nghệ thông tin, logistics và quản lý chuỗi cung ứng vận dụng kiến thức từ nhà trường vào thực tiễn kinh doanh và khởi nghiệp sáng tạo. Cuộc thi cũng đã kết nối được các doanh nghiệp thương mại điện tử hàng đầu tới đông đảo sinh viên trên phạm vi cả nước. Không chỉ là thực hiện trách nhiệm xã hội mà các doanh nghiệp này cũng có cơ hội để nắm bắt thực tế đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực, quảng bá giải pháp của mình tới đội ngũ nhân sự quan trọng cho lĩnh vực kinh doanh số trong giai đoạn tới. Cuộc thi đã góp phần kết nối sinh viên và giảng viên các trường đại học, là cơ hội quý để thầy trò các trường giao lưu, học tập lẫn nhau. Lễ Chung kết và trao giải Cuộc thi Sinh viên Tài năng Kinh doanh số 2022 là cơ hội vàng để các trường đại học cùng các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp liên quan tới kinh tế số và thương mại điện tử có được bức tranh toàn diện về đào tạo nguồn nhân lực chính quy cho lĩnh vực này ở nước ta./. Kết quả Chung cuộc Giải nhất: Đội thi UITERS - Trường Đại học Công nghệ Thông tin - ĐH Quốc gia TP HCM: 50 triệu đồng tiền mặt Giải nhì: Đội thi NHÓM 1 - ĐẠI HỌC THỦY LỢI - Trường Đại học Thủy lợi Giải ba: Đội thi SIVITALENT - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Đội thi VER - Trường Đại học Kinh tế TP HCM Đội thi DIGITHI - Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Giải khuyến khích: Đội thi 9920 - Trường Đại học Quốc tế Miền Đông Đội thi AGERA - Học viện Ngân hàng Đội thi 519QTK - Trường Đại học Hòa Bình Đội thi THE FIGHTER - Học viện Tài chính Đội thi ECOMMERCE - PDU (Trường Đại học dân lập Phương Đông) Đội thi DBLS - Trường Đại học Công nghệ TP HCM Giải thưởng phụ - Đội thi được yêu thích nhất: đội thi UITERS đến từ trường Đại học Công nghệ Thông tin - ĐHQG TPHCM. - Giải thưởng Lazada awards thuộc về 3 đội thi: NHÓM 1 - ĐẠI HỌC THỦY LỢI: Trường Đại học Thủy lợi ECOMMERCE – PDU: Trường Đại học dân lập Phương Đông 519QTK: Trường Đại học Hòa Bình Phương ThanhThử nghiệm khung tiêu chí đổi mới sáng tạo trong khu vực công
TĐKT - Ngày 22/12, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), Bộ Kế hoạch và Đầu tư, phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức Hội thảo “Đổi mới sáng tạo trong khu vực công” nhằm giới thiệu thử nghiệm khung tiêu chí đánh giá đổi mới sáng tạo trong khu vực công tại Việt Nam. Trong thập niên qua, Việt Nam đã có nhiều thành tựu đáng kể trong phát triển một nền kinh tế hiện đại dựa trên đổi mới sáng tạo (ĐMST) và ứng dụng các tiến bộ của khoa học công nghệ. Báo cáo Chỉ số ĐMST toàn cầu (GII) năm 2022 do Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) công bố ngày 30/9/2022 cho thấy Việt Nam xếp vị trí 48/132 quốc gia, nền kinh tế và thuộc nhóm quốc gia đạt được những tiến bộ lớn nhất trong thập kỷ qua. Theo các nghiên cứu tại Diễn đàn Quỹ Đầu tư Khởi nghiệp sáng tạo 2022 (Vietnam Venture Summit 2022), Việt Nam là một trong ba trụ cột chính của tam giác vàng khởi nghiệp Đông Nam Á đối với đầu tư cho ĐMST nói chung và khởi nghiệp nói riêng. Theo đó, trong 9 tháng đầu năm 2022, Việt Nam đã thu hút gần 500 triệu USD đầu tư vào khởi nghiệp ĐMST. Số lượng các thương vụ đầu tư ở các vòng gọi vốn giai đoạn sau đã cao hơn so với cùng kỳ năm 2021, một lượng lớn các công ty startups Việt Nam đang dần lớn mạnh, thu hút được nguồn vốn lớn hơn qua các năm. Có thể nói hệ sinh thái ĐMST Việt Nam đã bắt đầu hình thành và đạt được những kết quả tích cực trong thời gian vừa qua đặc biệt ở khu vực tư nhân. Ông Vũ Đăng Minh, Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ chia sẻ tại Hội thảo “Đổi mới sáng tạo trong khu vực công” Tuy nhiên, để xây dựng một hệ sinh thái ĐMST mang tính bền vững và đồng bộ thì kinh nghiệm quốc tế cho thấy sự vào cuộc của khu vực công đến từng cán bộ, công chức, viên chức là một yếu tố then chốt để kiến tạo nên một hệ sinh thái ĐMST hiệu quả. Việc thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực công là mục tiêu chính của các Chính phủ. Xây dựng khả năng nhận dạng và đánh giá khả năng ĐMST trong khu vực công, đặc biệt là trong xây dựng chính sách, cung cấp dịch vụ là cần thiết để các chính sách và dịch vụ công hướng tới mục tiêu và đáp ứng nhu cầu của cộng đồng tốt hơn và hiệu quả hơn. ĐMST trở nên quan trọng khi các cách tiếp cận truyền thống không thể giải quyết các vấn đề phức tạp và nan giải mà xã hội phải đối mặt. Sau một quá trình nghiên cứu, tham vấn chuyên sâu dựa trên kinh nghiệm quốc tế và trong nước, nhận thức được ý nghĩa quan trọng của việc cần một khung tiêu chí đánh giá đổi mới sáng tạo trong khu vực công, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), Bộ Kế hoạch và Đầu tư, phối hợp cùng Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam xây dựng Thử nghiệm khung tiêu chí đánh giá ĐMST trong khu vực công tại Việt Nam. Đề án nghiên cứu này nằm trong khuôn khổ Sáng kiến Đổi mới sáng tạo vì người dân (CPII) thuộc Chương trình nghiên cứu Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (PAPI), với sự tài trợ chính đến từ Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia (DFAT). Tại Hội thảo, ông Vũ Quốc Huy, Giám đốc NIC nhấn mạnh rằng: “Thử nghiệm khung tiêu chí ĐMST trong khu vực công được xây dựng nhằm cung cấp góc nhìn tổng quan trong việc hình thành khái niệm và đo lường ĐMST và năng lực ĐMST trong khu vực công. Đồng thời, việc thử nghiệm khung tiêu chí giúp các đơn vị trong khu vực công nhìn nhận rõ mức độ và động lực ĐMST của đơn vị mình. Trong tương lai, Thử nghiệm khung tiêu chí ĐMST trong khu vực công được kỳ vọng sẽ là thước đo tin cậy để các đơn vị, tổ chức trong khu vực công tự đánh giá được năng lực ĐMST của mình, từ đó điều chỉnh và triển khai các giải pháp phù hợp dựa trên các khuyến nghị được xây dựng bởi chuyên gia của NIC”. Trải qua hơn 6 tháng đồng hành với chuỗi chương trình Government Lab Studio và Hackathon, bộ khung tiêu chí (thử nghiệm) đã chính thức được giới thiệu với 04 trụ cột chính, bao gồm: Các yếu tố đầu vào của ĐMST; năng lực ĐMST; quá trình ĐMST và đầu ra ĐMST. Những kết quả thu thập ban đầu từ khảo sát thử nghiệm tại Cục Đầu tư nước ngoài, Cục Quản lý Đăng ký Kinh doanh và Cục Quản lý Đấu thầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Quảng Ninh, Ninh Thuận và Sở Nội vụ của tỉnh Đắk Lắk đã chỉ ra một số tín hiệu đáng mừng như: Thứ nhất, khoảng 36% người được hỏi của Bộ Kế hoạch & Đầu tư và 27% người được hỏi ở 3 tỉnh cho rằng đơn vị mình thực hiện đổi mới sản phẩm, dịch vụ trong 2 năm qua; 55% cá nhân ở đơn vị cấp bộ và 60% cá nhân ở đơn vị cấp tỉnh cho rằng đơn vị thực hiện đổi mới quy trình và ĐMST trên hết nhằm cải thiện hiệu suất, hiệu quả của đơn vị. Thứ hai, tỷ lệ nhân lực đáp ứng các yêu cầu đề xuất và thực hiện ĐMST khá cao. Thứ ba, hơn 50% cá nhân được khảo sát đánh giá quy trình, thủ tục tiến hành ĐMST là nhanh chóng, linh hoạt. Thứ tư, khoảng 68,2% cá nhân được hỏi ở đơn vị cấp bộ và 35,7% cá nhân được hỏi ở đơn vị cấp tỉnh cho rằng đơn vị mình đã có chiến lược ĐMST, chủ yếu là các chiến lược trung hạn. Tuy nhiên, hoạt động ĐMST trong khu vực công vẫn còn tồn đọng những hạn chế như đơn vị cấp tỉnh ít có ngân sách riêng, gặp khó khăn hơn về tài chính cho ĐMST và ít nhận được hỗ trợ về tài chính để thực hiện ĐMST. Tại Hội thảo, các khách mời là đại diện của cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức và doanh nghiệp đến tham dự chương trình đã có phần trao đổi cởi mở với các chuyên gia nhằm hiểu rõ hơn về ĐMST tại khu vực công và Thử nghiệm khung tiêu chí ĐMST trong khu vực công. Theo ông Vũ Đăng Minh, Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ, Chính phủ đã ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030 với 6 nội dung, bao gồm: Cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; cải cách chế độ công vụ; cải cách tài chính công và xây dựng phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số. Trong đó, khung chỉ số đo lường phải tập trung đi vào đánh giá mức độ sáng tạo trong cải cách thể chế, cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; cải cách chế độ công vụ; cải cách tài chính công. Đặc biệt, cần tính toán các trọng số của các tiêu chí theo khu vực hành chính công và sự nghiệp công. Đặc biệt, đại diện Bộ Nội vụ lưu ý trong khi khu vực hành chính công có nguyên tắc tuân thủ cao hơn trong khi sự nghiệp công thì có độ mở cao hơn, có dư địa cho đổi mới sáng tạo. Do vậy, việc có thêm những tiêu chí đánh giá riêng rẽ hai khu vực sẽ cho bức tranh rõ hơn về hiệu quả của từng khu vực. Hội thảo góp phần hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của mạng lưới ĐMST quốc gia, trong đó khu vực công là thành tố đặc biệt quan trọng./. Mai ThảoTrang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 35
- 36
- 37
- 38
- 39
- …
- sau ›
- cuối cùng »