Chuyên đề

Phát huy vai trò của tổ chức Đảng tại Bệnh viện Đa khoa Vân Đình

BTĐKT - Để từng bước hiện thực hóa 3 mục tiêu: Đưa Bệnh viện Đa khoa Vân Đình trở thành bệnh viện thông minh của thành phố, nâng hạng bệnh viện lên hạng I và nâng cao đời sống cán bộ, viên chức, lao động trong đơn vị, thời gian qua, Đảng ủy Bệnh viện Đa khoa Vân Đình luôn đề cao và phát huy tối đa vai trò quan trọng của tổ chức Đảng và tính tiên phong gương mẫu của từng cán bộ, đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Ông Nguyễn Khuyến, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Vân Đình  cho biết: Là bệnh viện hạng II trực thuộc Sở Y tế Hà Nội có nhiệm vụ: Khám chữa bệnh và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân khu vực phía Nam thành phố Hà Nội; hoạt động cơ chế tự chủ từ năm 2021 theo Nghị định 60/2021/NĐ-CP của Chính phủ, Bệnh viện Đa khoa Vân Đình hiện có quy mô 370 giường bệnh; 24 khoa, phòng với tổng số 479 cán bộ, viên chức, người lao động, trong đó có 126 đảng viên, đang sinh hoạt tại 8 chi bộ. Bệnh nhân nhi đang được thăm khám bởi PGS.TS.BS Nguyễn Tiến Dũng tại Bệnh viện Đa Khoa Vân Đình Đảng bộ bệnh viện luôn duy trì và phát huy tốt vai trò nòng cốt, hạt nhân lãnh đạo của Đảng trong mọi hoạt động; trong đó, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai quán triệt tới 100% cán bộ, đảng viên các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên về mục tiêu phát triển sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Từ đó, nhận thức của cán bộ, đảng viên có sự chuyển biến tích cực, tạo ra sự đoàn kết thống nhất cao trong tư tưởng và hành động, khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt chức trách nhiệm vụ được giao. Năm 2023, xác định rõ những thuận lợi và khó khăn mà bệnh viện gặp phải khi cả nước vừa trải qua 3 năm dịch bệnh diễn biến phức tạp, Đảng ủy bệnh viện đã tập trung thực hiện nhiệm vụ kép, vừa tiếp tục tham gia phòng, chống các dịch bệnh, vừa thực hiện khám thu dung bệnh nhân. Theo đó, bệnh viện tập trung thực hiện cải cách hành chính, triển khai áp dụng công nghệ thông tin vào công tác khám, chữa bệnh, thanh toán viện phí và quản lý bệnh viện. Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, kỹ năng giao tiếp ứng xử, giảm bớt các thủ tục phiền hà cho người bệnh. Thực hiện quy trình khám chữa bệnh hợp lý, bố trí bộ phận tiếp đón, hướng dẫn người bệnh đến khám, chữa bệnh, phối kết hợp giữa khoa khám bệnh với các bộ phận và các khoa lâm sàng, cận lâm sàng giảm thời gian chờ đợi của người bệnh. Xây dựng các quy trình kỹ thuật, phác đồ điều trị để thực hiện theo các tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện. Thực hiện Thông tư số 19/2013/TT-BYT ngày 12/7/2013 của Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện quản lý chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện, Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện, Bệnh viện Đa khoa Vân Đình đã xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng khám chữa bệnh năm 2023. Tổ chức thành lập đoàn tự kiểm tra, rà soát đánh giá chất lượng, tìm ra các mặt còn hạn chế, thiếu sót, những mục tiêu cần ưu tiên, các tiêu chí phấn đấu trong năm 2023. Thực hiện công bằng trong công tác khám chữa bệnh, quan tâm đến các đối tượng chính sách xã hội, người cao tuổi, trẻ em dưới 6 tuổi. Thực hiện nghiêm quy chế chuyên môn, hàng tháng tổ chức giám sát quy chế tại Khoa Khám bệnh và các khoa, phòng. Sau kiểm tra, giám sát đã có các giải pháp khắc phục những tồn tại, do đó đã giảm bớt các sai sót, tai biến, biến chứng trong quá trình điều trị. Bệnh viện Đa khoa Vân Đình có nhiều đổi mới trong cải cách hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh Bệnh viện cũng tổ chức thường trực, tiếp dân và trực đường dây nóng để giải quyết kịp thời các ý kiến của nhân dân, tạo được niềm tin đối với nhân dân… Với những nỗ lực đó, chất lượng Bệnh viện Đa khoa Vân Đình trong năm 2023 được đánh giá có nhiều tiêu chí đạt ở mức khá và tốt. Qua đợt kiểm tra tự đánh giá chất lượng bệnh viện đạt mức điểm 3,77/5 điểm (năm 2022: 3,53/5 điểm). Tổng số khám bệnh 200.566 lượt người; tổng số người bệnh nằm điều trị nội trú 20.267 lượt người; điều trị ngoại trú 15.506 lượt người. Bệnh viện đã chủ động điều trị được nhiều bệnh nặng, phức tạp, không phải chuyển tuyến. Năm 2023, Đảng bộ bệnh viện vinh dự được Huyện ủy Ứng Hòa đánh giá “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”. Bệnh viện có 2 chi bộ và 19 đảng viên thuộc Đảng bộ bệnh viện đạt danh hiệu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2023. Đánh giá cao những thành tích mà Đảng bộ bệnh viện đạt được trong năm 2023, ông Đặng Viết Đông, Ủy viên Ban thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Ứng Hòa mong rằng: Tập thể bệnh viện tiếp tục đoàn kết, phát huy những kết quả đạt được, khắc phục tồn tại, hạn chế; rà soát các mục tiêu, chỉ tiêu, nội dung được giao, để triển khai quyết liệt, xây dựng hình ảnh và thương hiệu Bệnh viện Đa khoa Vân Đình sớm đạt được 3 mục tiêu: Đưa Bệnh viện Đa khoa Vân Đình trở thành bệnh viện thông minh của thành phố, nâng hạng bệnh viện lên hạng I và nâng cao đời sống cán bộ, viên chức, lao động. Mai Thảo  

Doanh nghiệp trẻ dấn thân vào chuyển đổi số y tế

Với mong muốn đồng hành cùng Chính phủ trong công cuộc chuyển đổi số, thời gian qua, lực lượng doanh nhân trẻ đã không ngừng sáng tạo và tiên phong bắt kịp các xu thế thay đổi của thời đại. Nhiều doanh nghiệp trẻ không ngại khó, đã bản lĩnh lựa chọn lĩnh vực y tế đầy thử thách để tham gia vào cuộc cách mạng chuyển đổi số. Họ đã đưa ra nhiều giải pháp sáng tạo, góp phần cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng. Doanh nhân trẻ Nguyễn Minh Kiều, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sản xuất thương mại và Dịch vụ Song Ân, TP Hồ Chí Minh là một trong những người trẻ tiêu biểu ấy. Trong thế giới kinh doanh ngày nay, nơi mà đối thủ cạnh tranh không ngừng nảy ra và thách thức đeo bám từng bước, việc xây dựng và phát triển một doanh nghiệp từ những bước đầu non trẻ, hoạt động tự thân, không được hỗ trợ nguồn lực tài chính, nhân sự không phải là điều dễ dàng.  Khó khăn nhưng cũng chính là cơ hội, thử thách, dám nghĩ, dám làm, dám theo đuổi đến cùng đam mê chinh phục mục tiêu, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sản xuất thương mại và Dịch vụ Song Ân đã làm được điều đó sau một chặng đường dài 15 năm từng bước xây dựng và đi lên, một hành trình chinh phục thị trường và vươn lên trong sự đầy cạnh tranh. Doanh nhân trẻ Nguyễn Minh Kiều đã ghi dấu ấn tại thị trường TP Hồ Chí Minh khi trở thành đầu tàu nỗ lực chèo lái con thuyền doanh nghiệp Song Ân từng bước phát triển, vượt qua các thời điểm cực kỳ khó khăn. Sinh năm 1984, Nguyễn Minh Kiều bắt đầu hành trình sự nghiệp của mình với tinh thần mạo hiểm và quyết tâm không ngừng. Tự lập và tự chủ, anh không hưởng lợi từ sự bảo hộ của nhà nước hay nguồn tài chính khổng lồ như các tập đoàn lớn, nhưng anh lại sở hữu đôi mắt nhìn xa và tầm nhìn chiến lược. Ngay từ những ngày đầu tiên, Công ty Song Ân đã chọn con đường khác biệt, không đi theo lối mòn mà tận dụng sự sáng tạo và đổi mới. Dù công ty được thành lập ở phía Nam, nhưng khách hàng lại ở nơi địa đầu Tổ quốc, tỉnh Điện Biên - một tỉnh còn nhiều khó khăn, thiếu thốn cả về đi lại và phương diện cập nhật công nghệ, kinh tế - xã hội. Điều này không chỉ là thách thức mà còn tạo ra cơ hội cho Song Ân một không gian sáng tạo và độc đáo trong sự phát triển công nghệ thông tin mà chưa có doanh nghiệp nào lựa chọn thời điểm ấy. Bất kỳ ai, khi bắt đầu bước chân ra xã hội, đặc biệt là các startup còn thiếu vốn và kinh nghiệm, thì hiếm khi lựa chọn lĩnh vực khó là phần mềm y tế để phát triển sự nghiệp, lại càng không lựa chọn vùng đất xa xôi, bất tiện về nhiều thứ để bắt đầu. Nhưng với anh Kiều, khó khăn không phải là tất cả. Anh luôn quan niệm: “Cái gì khó, dám đương đầu, dám thử thách bản thân thì mới mau trưởng thành, phải rời khỏi vòng an toàn nếu muốn có chỗ đứng trong thị trường này. Ngoài ra, đất nước cũng cần những người dám nghĩ, dám làm, không ngại xa, không ngại khó để mang đến sự phát triển đồng đều, tiến bộ về y tế cho người dân ở những tỉnh xa. Nếu ai cũng nghĩ cho riêng mình, thì ai sẽ là người giúp cho tình hình sức khỏe, đời sống tinh thần của người dân được nâng lên.” Lĩnh vực phần mềm y tế thật sự là lĩnh vực rất khó so với các mảng khác. Vì yêu cầu thông tin phần mềm phải quản lý chặt chẽ, đầy đủ, chính xác, không được phép sai số dù chỉ là 1/10000, phải đảm bảo tính bảo mật vì liên quan tới sức khỏe cá nhân của người bệnh, phải luôn cập nhật liên tục các thông tư, nghị định, văn bản hướng dẫn mới nhất của các cơ quan nhà nước. Ngoài ra, phần mềm cũng yêu cầu cập nhật công nghệ liên tục để mang đến những tiện ích nhất cho người dùng. Việc hỗ trợ phần mềm luôn là 24/7, đảm bảo không làm gián đoạn tới công tác khám chữa bệnh của cơ sở y tế, kể cả ngày nghỉ, ngày lễ tết cũng phải hỗ trợ kịp thời. Trải qua những năm đầu khó khăn, Song Ân đã không ngừng mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng dịch vụ. Từng bước tiến vững chắc, công ty đã đưa ra những sản phẩm và dịch vụ độc đáo, tận dụng công nghệ mới để tối ưu hóa quy trình sản xuất và nâng cao hiệu suất làm việc. Trong đó nổi bật là sản phẩm Hệ sinh thái phần mềm quản lý bệnh viện Ehis đạt giải 3 tại Cuộc thi Y tế thông minh 2018, giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam năm 2019. Được xây dựng dựa trên một hệ thống mở, hệ sinh thái phần mềm quản lý bệnh viện Ehis phục vụ cho việc phân tích điều hành tại bệnh viện, nghiên cứu khoa học; hỗ trợ tối ưu việc kết nối, trao đổi thông tin với các bệnh viện, các trạm y tế trong khu vực… Từ Điện Biên, Ehis được triển khai tại các cơ sở y tế tại TP Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lai Châu… Sau Hệ sinh thái phần mềm quản lý bệnh viện Ehis, đồng hành cùng sự phát triển của ngành y, Song Ân tiếp tục nghiên cứu, làm chủ nhiều sản phẩm công nghệ y tế khác như phần mềm quản lý phòng khám E-Clinic, phần mềm quản lý nhà thuốc E-Med, phần mềm quản lý viện dưỡng lão E-Nursinghome. Hiện hệ thống phần mềm được đưa vào hơn 50 bệnh viện, hơn 1.000 phòng khám và trạm y tế xã, phường, 5.000 nhà thuốc và 3 viện dưỡng lão trên cả nước, hỗ trợ tối ưu công tác khám chữa bệnh. Được biết, đội ngũ nhân sự của Song Ân đều có thâm niên từ 5 năm trở lên, có những người đã gắn bó hơn 10 năm, là những bạn trẻ gắn bó với công ty từ những ngày đầu cho tới hôm nay. Sự gắn bó, cống hiến với lực lượng nòng cốt với thời gian lên đến hơn 10 năm trong 1 doanh nghiệp trẻ, thị trường nhiều cạnh tranh như giai đoạn phát triển của Việt Nam hiện nay, cũng phần nào nói lên được uy tín, chất lượng sản phẩm và cái tâm, cái tầm của người đứng đầu doanh nghiệp, không chỉ là một đội ngũ chuyên nghiệp mà còn là minh chứng cho một môi trường làm việc tích cực và sự lãnh đạo xuất sắc. Những bạn trẻ này không chỉ là những nhân viên, mà là những người đồng hành, người sáng tạo và góp phần vào sự phát triển nhanh chóng của công ty. Gắn bó với công ty từ những ngày đầu, họ không chỉ là những nhân sự chất lượng mà còn là những người mang trong mình tinh thần và tri thức của doanh nghiệp. Sự gắn bó và cống hiến của đội ngũ nhân sự này là một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên uy tín của công ty. Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, sự ổn định và sự đồng lòng của nhóm người là một lợi thế lớn. Có thể nói, họ không chỉ là nhân viên mà còn là những người xây dựng nên tên tuổi của Song Ân trên thị trường. Ngoài ra, lòng tin và sự ủng hộ từ phía các cơ sở y tế là một chứng nhận không ngừng cho chất lượng và hiệu suất của sản phẩm Ehis. Dù đã trải qua những lần thay đổi giám đốc điều hành, sự ổn định trong mối quan hệ giữa Song Ân và đối tác là một tín hiệu tích cực. Điều này không chỉ là niềm tự hào của công ty mà còn là sự tin tưởng và đồng lòng giữa các đối tác và đồng đội. Với sự gắn bó và lòng tin này, Song Ân không chỉ xây dựng một đội ngũ nhân sự mạnh mẽ mà còn tạo nên một môi trường làm việc tích cực, khuyến khích sự sáng tạo và đóng góp cái tâm, cái tầm cho sự phát triển bền vững của công ty. Năm 2024, Ehis Song Ân đặt ra một thách thức mới, mở đầu cho một chương mới trong lịch sử của ngành Y tế Việt Nam - chuyển đổi số hoàn toàn trong quá trình khám chữa bệnh. Đây không chỉ là một sự đổi mới trong cách thức quản lý thông tin y tế, mà còn là một bước tiến quan trọng, hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích cho cả bệnh nhân và hệ thống y tế. Hệ thống sẽ dần dần chuyển đổi hồ sơ bệnh án từ giấy tờ sang điện tử, đánh dấu sự kết hợp giữa công nghệ và y tế. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm giấy mực mà còn tạo ra một hệ thống thông tin liên kết, giúp quản lý thông tin bệnh án một cách hiệu quả hơn. Không chỉ là sự số hóa đơn thuần, mà còn là sự hệ thống hóa, tạo ra giá trị pháp lý tương đương và thậm chí thay thế cho hồ sơ giấy, đánh dấu một sự chuyển đổi mạnh mẽ và tiên tiến. Sự chuyển đổi này không chỉ là một động thái của một doanh nghiệp, mà là một đóng góp lớn cho ngành Y tế Việt Nam trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ, tối ưu hóa quy trình làm việc và tạo ra môi trường y tế hiện đại, thuận tiện cho bệnh nhân và nhân viên y tế. Điều này không chỉ là một cam kết với tương lai mà còn là một lời hứa với sự phát triển bền vững của ngành Y tế. Sự đổi mới và không ngừng phấn đấu của Song Ân không chỉ là nguồn động viên lớn mà còn là một tín hiệu tích cực, hứa hẹn một ngày không xa, ngành Y tế Việt Nam sẽ có bước tiến mạnh mẽ và đem lại lợi ích lớn cho cộng đồng.

Xi măng Long Sơn: Xây dựng thương hiệu từ những giá trị vững bền

Đồng hành cùng phát triển, đồng hành cho những điều tốt đẹp hơn, thương hiệu Xi măng Long Sơn không chỉ được tạo dựng trên nền tảng dây chuyền công nghệ hiện đại, chất lượng sản phẩm và chất lượng môi trường mà còn là những đóng góp cho xã hội để hướng đến những giá trị vững bền. Chương trình đưa đồng bào nghèo đang sinh sống trên sông lên bờ ổn định cuộc sống của tỉnh Thanh Hóa được hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà ở với sự đồng hành của Xi măng Long Sơn. Với quyết tâm “không để ai bị bỏ lại phía sau”, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa, các cấp, các ngành, các địa phương đang nỗ lực đồng hành, hỗ trợ hộ nghèo, gia đình chính sách nói chung, đồng bào sinh sống trên sông được lên bờ nói riêng sớm ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế bền vững. Chung tay cùng các cấp các ngành, bằng tình cảm và trách nhiệm, Xi măng Long Sơn đã ủng hộ 18 tỷ đồng để hỗ trợ xây dựng nhà ở cho đồng bào nghèo đang sinh sống trên sông, với mức hỗ trợ 50 triệu đồng 1 căn. Từ chủ trương đến hành động, số kinh phí trên đang được Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hóa chuyển đến kịp thời, đầy đủ theo quy định, góp phần giúp đỡ nhân dân khắc phục khó khăn, sớm lên bờ ổn định cuộc sống. Được lên bờ thoát khỏi cuộc đời sông nước là bước ngoặt, là niềm vui của toàn bộ đồng bào sông nước nơi đây. Cuộc sống của những hộ dân sinh sống trên sông được cấp đất làm nhà ở, không còn phải “đêm lo ngày sợ” vào mùa bão. Từ nay, con cháu sẽ được cắp sách tới trường học hành đầy đủ, lao động được vào nhà máy làm việc, có một cuộc sống mới, tươi đẹp hơn. Cùng với việc hỗ trợ xây dựng nhà ở cho đồng bào nghèo đang sinh sống trên sông, chia sẻ với những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về nhà ở tại nhiều địa phương, trong những năm qua, Xi măng Long Sơn luôn quan tâm và phối hợp với các cấp, ngành và chính quyền các địa phương hỗ trợ xây dựng gần 500 căn nhà tình thương, nhà “Khăn quàng đỏ”, nhà "Đại đoàn kết" tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước như: Sóc Trăng, Ninh Bình, Long An, An Giang… góp phần tiếp thêm động lực để giúp những hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở kiên cố, từng bước ổn định cuộc sống và vươn lên thoát nghèo. Không chỉ chung tay tạo dựng nơi an cư cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, hướng đến thế hệ trẻ tương lai Việt Nam, nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn yên tâm tới trường, không ngừng nỗ lực vươn lên trong học tập, Xi măng Long Sơn đã phối hợp với Hội Khuyến học các tỉnh Thanh Hóa, Ninh Bình trao học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Qua mỗi năm, số lượng học bổng được tăng dần, phạm vi được mở rộng, số tiền học bổng cũng được nâng lên từ 4,5 triệu đồng/em/năm học lên 6,3 triệu đồng/em/năm học. Những suất học bổng được trao đã góp phần động viên, chia sẻ khó khăn, tiếp sức cùng các em trên con đường học tập, theo đuổi ước mơ. Chia sẻ về chương trình này, ông Lê Tiến Dũng, Phó Giám đốc Xi măng Long Sơn cho biết: “Những suất học bổng gửi đến các em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thể hiện sự quan tâm của Xi măng Long Sơn cũng như các nhà phân phối nhằm hỗ trợ các em giảm bớt khó khăn trong cuộc sống để con đường đến trường của các em sẽ rộng mở hơn. Chúng tôi hi vọng rằng các em được nhận học bổng sẽ không ngừng nỗ lực phấn đấu thi đua học tập, rèn luyện vượt khó vươn lên trở thành những người con ngoan trò giỏi, người công dân có ích cho xã hội trong tương lai”. Thời gian qua, diễn biến bất lợi, khó lường của thế giới tiếp tục ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp. Nỗ lực vượt khó, không chỉ duy trì ổn định sản xuất - kinh doanh, Xi măng Long Sơn vẫn tiếp tục đồng hành và tham gia nhiều hoạt động an sinh xã hội, vì cộng đồng ý nghĩa khác như: Tài trợ Giải bóng đá nhi đồng Cúp báo Thanh Hóa, tài trợ đội bóng chuyền nữ Thanh Hóa, trao quà cho người nghèo và gia đình chính sách, tham gia chương trình mẹ đỡ đầu với Hội Phụ nữ tỉnh Thanh Hóa, ủng hộ xi măng xây dựng đường giao thông nông thôn và các công trình kết cấu hạ tầng nông thôn mới… Thương hiệu của một doanh nghiệp được tạo dựng không chỉ bởi doanh thu cao, xuất khẩu lớn, đóng góp cho ngân sách nhà nước nhiều, mà còn phải là doanh nghiệp chăm lo tốt cho người lao động, tích cực tham gia các hoạt động xã hội…. Với những gì đã và đang làm bằng tất cả nhiệt huyết, tình cảm, trách nhiệm và sự sẻ chia, Xi măng Long Sơn đang xây dựng cho mình nền móng vững chắc để phát triển vững bền cùng quê hương, đất nước.

Gạo ST25 Việt Nam đạt giải gạo ngon nhất thế giới năm 2023

BTĐKT - Ông Jeremy Zwinger, Giám đốc điều hành (CEO) The Ricer Trader, đơn vị tổ chức Hội nghị thượng đỉnh lúa gạo quốc tế vừa công bố và trao giải “Gạo ngon nhất thế giới 2023” chính là ST25 của Việt Nam. Theo thông tin tư đơn vị tổ chức Hội nghị thượng đỉnh lúa gạo quốc tế (World's Best Rice - WBR), cuộc thi có sự tham gia của 30 mẫu gạo từ nhiều quốc gia. Chỉ có 3 giống gạo được chọn vào tốp 3 của vòng chung kết là: Một giống gạo của Campuchia, một giống gạo của Ấn Độ và một giống gạo của Việt Nam. Mẫu gạo chiến thắng đã được chọn một cách thống nhất giữa các đầu bếp chấm điểm, cuộc thi hoàn toàn khách quan và không đầu bếp nào biết giống gạo nào là của công ty nào khi họ đánh giá chấm điểm. Với nhiều mẫu gạo tham dự năm nay, đơn vị tổ chức đã công bố các loại gạo vào vòng chung kết và gạo đạt giải: Top 3 lọt vào chung kết gồm Campuchia (đạt giải 2022) với gạo thơm, Việt Nam (một nhà cựu vô địch) với gạo thơm và Ấn Độ lần đầu tiên vào chung kết năm nay với gạo Basmati. Nhà vô địch năm nay đã được chọn bởi tất cả các đầu bếp tham gia đánh giá dù điểm số của các loại gạo rất sát nhau. Giống gạo đạt giải “Gạo ngon nhất thế giới năm 2023” là ST25 của Việt Nam. Đây là vinh dự của ngành lúa gạo Việt Nam, vì những cố gắng trong nhiều năm qua để đạt đến đỉnh cao này. Anh hùng Lao động Hồ Quang Cua Gạo ST25 được phát triển bởi doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang Trí. Không có bất kỳ mẫu gạo nào khác của Việt Nam được chọn vào top 3 của vòng chung kết. ST25 đã được phát triển bởi đội ngũ nghiên cứu lãnh đạo bởi ông Hồ Quang Cua, cựu Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Sóc Trăng. Năm 2019, gạo ST25 của ông Hồ Quang Cua cũng là giống gạo đạt giải lần đầu tiên cho Việt Nam và là một thành tựu tự hào cho đất nước. Gạo ông Cua là thương hiệu độc quyền thuộc sở hữu của doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang Trí. Gạo ông Cua tượng trưng cho các dòng gạo ST, cụ thể là ST24, ST25... được nghiên cứu và phát triển bới kỹ sư, Anh hùng Lao động Hồ Quang Cua, TS. Trần Tấn Phương và ThS. Nguyễn Thị Thu Hương. Các dòng gạo này đã đạt rất nhiều giải thưởng quốc tế và trong nước, góp phần tăng thu nhập cho nông dân, tăng sản lượng và giá trị xuất khẩu gạo thơm Việt Nam cũng như nâng tầm thương hiệu gạo thơm Việt Nam trên thương trường thế giới. Ông Jeremy Zwinger, CEO The Ricer Trader cho biết:Trong những ngày qua có nhiều thông tin không chính xác trên báo chí xác nhận rằng, giống gạo của họ đạt giải “Gạo ngon nhất thế giới”. Tổ chức The Rice Trader đã rất khó chịu với vài cá nhân cố gắng đánh cắp dữ liệu, danh sách khách hàng trong năm qua cùng với việc một doanh nghiệp nào đó cố gắng đánh cắp thành quả của bên khác trong ngành gạo của chúng ta là điều rất đáng buồn. Nếu các hành vi không thể chấp nhận được này còn tiếp diễn, thì tổ chức The Rice Trader sẽ làm hết sức để bảo vệ tính trung thực của giải thưởng. Ông Jeremy Zwinger hy vọng giải thưởng được trao cho quốc gia, nhưng nếu bị bắt buộc phải làm rõ giống gạo nào đạt giải và giống của công ty nào không đạt giải thì The Ricer Trader sẽ công bố chính thức giống gạo nào đã đạt giải nhất “Gạo ngon nhất thế giới 2023” để bảo vệ công sức và thành quả mà nhà vô địch xuất sắc nhất đã dành hàng thập kỷ nghiên cứu ngoài đồng. Đây là niềm tự hào của Việt Nam có niềm vui chiến thắng này. Anh hùng Lao động Hồ Quang Cua (đứng thứ tư từ phải sang trái) cùng các cộng sự nhận Giải thưởng gạo ngon nhất thế giới Ngành lúa gạo Việt Nam đã rất nỗ lực để trở thành nhà cung ứng lương thực chất lượng cao. Đây là thành quả thông qua những hợp đồng mua gạo chất lượng cao từ những nhà nhập khẩu trên toàn cầu. Có nhiều đóng góp từ các khía cạnh đã giúp dịch chuyển ngành lúa gạo Việt Nam như khâu vận chuyển, thiết bị sản xuất, thử nghiệm, sự đều đặn trong giao thương, quản lý chất lượng... đều được tôn trọng và đánh giá cao. Ông Jeremy Zwinger, CEO The Ricer Trader đánh giá: “Với vai trò là người sáng lập ý tưởng về cuộc thi “Gạo ngon nhất thế giới” và đầu tư để biến nó thành sự thật, mục đích của tôi luôn là công nhận sự xuất sắc của ngành và nâng cao tính trung thực. Chúng tôi đã bắt đầu thêm vào các giải thưởng khác để công nhận sự xuất sắc trong ngành lúa gạo của các cá nhân và các công ty đã thật sự vượt xa sự nỗ lực thông thường để xây dựng một ngành gạo của thế giới. Việc khen thưởng những bên đã dành ra hàng nhiều năm để phát triển và vượt qua được những khó khăn trong quá trình tìm kiếm sự xuất sắc là một điều tôi tin rằng tất cả chúng ta đều đồng ý rằng có lợi chung. Với các vấn đề không ngờ tới mà chúng ta đang phải đối mặt, có vẻ như chúng tôi bắt buộc phải vào cuộc để bảo vệ tính trung thực của giải thưởng và để công nhận cá nhân xuất sắc mà chúng tôi rất trân trọng”. Ngày 09/11/2023 đánh dấu cột mốc quan trọng với gạo ông Cua ST25 chính thức xuất khẩu lô hàng đầu tiên đi thị trường Mỹ. Dự kiến vào đầu tháng 1/2024 gạo ông Cua ST25 sẽ có mặt tại các siêu thị chợ Việt Nam và châu Á tại California, đặc biệt là khu vực thành phố San Jose nơi có nhiều người Việt sinh sống nhất. Đối tác phân phối gạo ông Cua ST25 tại thị trường Mỹ là Công ty LeeBros Food Services, đồng thời cũng là công ty có hệ thống cửa hàng Lee's Sandwiches. Đóng góp cho ngành lúa gạo Việt Nam, kỹ sư Hồ Quang Cua và nhóm nghiên cứu đã nhận được 10 Huân chương Lao động các hạng, trong đó cá nhân ông Hồ Quang Cuađược tặng thưởng Huân chương Lao hạng Nhì và 2 lần Huân chương Lao động hạng Nhất. Năm 2010, ông được Viện Lúa Quốc tế mời tham dự nhân sự kiện 50 năm thành lập Viện. Cuối năm 2013, ông được Chủ tịch nước tặng thưởng danh hiệu Anh hùng Lao động. Thành quả chọn tạo giống của nhóm nghiên cứu đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trao tặng 2 giải thưởng Bông lúa vàng và đoạt hạng nhất trong tất cả các cuộc thi trong nước. Năm 2014, ông cùng với Tiến sĩ Trần Tấn Phương được Tổ chức Lương nông quốc tế (FAO) và Viện Năng lượng Nguyên tử Quốc tế cấp chứng nhận thành tựu trong nghiên cứu lúa. Cá nhân kỹ sư Hồ Quang Cua 2 lần vinh dự được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề cử là đại biểu dự Vinh quang Việt Nam (năm 2014 và 2017). Năm 2018, ông được đề cử là đại biểu dự hội nghị nhân kỷ niệm 70 năm Bác Hồ ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc. Hiện gia đình ông có 2 doanh nghiệp: Doanh nghiệp tư nhân thương mại dịch vụ Hồ Quang và Doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang Trí. Sau khi về hưu, ông tập trung cho việc nghiên cứu chọn tạo các giống lúa ST mới, trong đó thành tựu nổi bật nhất là giống lúa ST24 và ST25. Từ năm 2017 - 2022, ông liên tục tham dự Hội nghị Lúa gạo Quốc tế và dự thi gạo ngon nhất thế giới. Kết quả là 4 năm liên tiếp đều được vinh danh trên đấu trường quốc tế: Năm 2017 và 2018, gạo ST24 của ông đều đoạt giải Top 3 gạo ngon nhất thế giới; năm 2019,gạo ST25 đạt giải "Gạo ngon nhất thế giới", đến năm 2020 và năm 2022 gạo ST25 đạt giải Nhì "Gạo ngon nhất thế giới", đã nâng tầm gạo Việt Nam trên thương trường thế giới. Ngày 18/11/2021, Hội đồng Khoa học Công nghệ cấp nhà nước họp tại Thủ đô Hà Nội đã thống nhất công trình "Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa thơm Sóc Trăng: ST24 và ST25 giai đoạn 2008 - 2016" của ông và các cộng sự được công nhận đạt giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ lần thứ 6. Đây là giải thưởng cao nhất về thành tựu khoa học công nghệ được tổ chức 5 năm​ một lần. Ngày 17/11/2022, ông Hồ Quang Cua được Tổ chức Thương mại lúa gạo TRT trao giải "Thành tựu trọn đời" (World Rice Community - Lifetime Achievement Award). Đây là giải thưởng dành cho các cá nhân xuất sắc, có thành tích và đóng góp tích cực vào sự phát triển của ngành lúa gạo cho quốc gia và thế giới. Ngày 30/11/2023, tại hội nghị lúa gạo toàn cầu (World's Rice Conference) lần thứ 15 diễn ra tại Cebu, Philippines, gạo ông Cua ST25 được vinh danh là "Gạo ngon nhất thế giới 2023" (The World's Best Rice 2023) lần thứ hai kể từ 2019. Giải thưởng lần hai này đã khẳng định vững chắc vị thế của gạo thơm Việt Nam trên thương trường thế giới. Xuân Phúc

Ngành Hải quan: Hoàn thành tốt nhiệm vụ phối hợp đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy

Trong năm 2023, công tác phối hợp giữa lực lượng Hải quan và các lực lượng chức năng khác trong phòng chống ma túy đạt nhiều kết quả nổi bật, triệt phá tận gốc đối với tội phạm liên quan đến ma túy và ổn định đời sống nhân dân. Triệt phá nhiều vụ việc, thu giữ khối lượng lớn ma túy Trước tình hình tội phạm ma túy trên các tuyến, địa bàn trọng điểm tiếp tục diễn biến phức tạp, gây ra nhiều thách thức, khó khăn đối với công tác đấu tranh phòng, chống ma túy, cơ quan Hải quan nhận thức rõ yêu cầu về việc tiếp tục nỗ lực, chủ động, đẩy mạnh triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả công tác tham mưu và trực tiếp đấu tranh phòng, chống ma túy và kiểm soát tiền chất trên các tuyến đường bộ, đường hàng không và chuyển phát nhanh. Lực lượng hải quan phát hiện nhiều thủ đoạn cất giấu ma túy tinh vi. Cụ thể, trên tuyến đường bộ, ngày 7 và 8/3/2023, Chi cục Hải quan cửa khẩu La Lay (Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị) đã chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng triệt phá thành công phát hiện 2 vụ vận chuyển trái phép các chất ma túy từ Lào vào Việt Nam qua cửa khẩu quốc tế La Lay, tỉnh Quảng Trị. Bằng các nghiệp vụ kiểm soát hải quan, lực lượng Hải quan đã phát hiện ma túy các loại được gia cố rất tinh vi trong lòng các nồi nướng điện, trong các cuộn lá xanh giả dạng các đòn chả, trong các bao cà phê, trong các bao gói nhựa với nhiều kích cỡ…, bọc kỹ trong nhiều lớp nilon. Được sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo, các lực lượng Hải quan, Công an, Biên phòng đã tổ chức phối hợp đánh án theo phương án đã được thống nhất và triển khai hiệu quả tại cửa khẩu Lao Bảo, bắt giữ một đối tượng tại địa bàn huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, thu giữ tang vật ban đầu khoảng 2,1 kg ma túy đá (vụ ngày 7/3/2023) và khoảng 3 kg ma túy Ketamine cùng 1,4 kg ma túy tổng hợp khác (vụ ngày 8/3/2023). Cũng trên tuyến đường bộ, ngày 29/6/2023, tại khu vực biên giới thuộc bản Căng Tỵ, xã Chiềng Khừa, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, Phòng Phòng, chống ma túy và tội phạm (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La) chủ trì, phối hợp với Đồn Biên phòng cửa khẩu Lóng Sập, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Công an tỉnh Sơn La) và Đội Kiểm soát phòng, chống ma túy (Cục Hải quan tỉnh Điện Biên) đã bắt giữ đối tượng Dừ Thị Chư (sinh năm 1978, thường trú tại bản Căng Tỵ, xã Chiềng Khừa, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) khi đang thực hiện hành vi vận chuyển trái phép 12.000 viên nén (ma túy tổng hợp) có nguồn gốc từ Lào qua biên giới vào Việt Nam tiêu thụ. Còn trên tuyến hàng không, chuyển phát nhanh, ngày 12/01/2023, Cục Hải quan TP Hà Nội phối hợp với Phòng 3, Đội 5 - Cục điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan); PC04 - Công an TP Hà Nội; PC04 - Công an tỉnh Bắc Ninh phát hiện và bắt giữ 1 đối tượng với hành vi buôn bán, vận chuyển trái phép chất ma tuý, thu giữ 6.790 gam Ketamin và 51,788 kg ma tủy tổng hợp MDMA đựng trong túi nilon, cất giấu tinh vi trong các túi kẹo socola đóng trong thùng carton hòng qua mặt lực lượng chức năng. Ở vụ việc khác, từ nguồn thông tin PC04 - Công an TP Hà Nội, Đội Kiểm soát phòng, chống ma túy (Cục Hải quan TP Hà Nội); Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài đã thực hiện công tác soi chiếu, phát hiện lô hàng từ Hà Lan về Việt Nam có dấu hiệu nghi vấn. Tiến hành các biện pháp nghiệp vụ, lực lượng hải quan và công an đã phát hiện, thu giữ hơn 14,6 kg ma túy tổng hợp MDMA; gần 5,3 kg ketamin. Số tang vật được các đối tượng nguy trang dưới vỏ bọc của các lon bia. Ngày 10/5, từ nguồn thông tin cảnh báo hàng xuất khẩu của Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) và Cục Hải quan TP Hà Nội, qua công tác soi chiếu của Chi cục Hải quan Chuyển phát nhanh phát hiện lô hàng xuất khẩu đi Nhật Bản gồm 4 kiện có dấu hiệu nghi vấn chứa ma túy. Kiểm tra thực tế hàng hóa, lực lượng chức năng phát hiện, thu giữ hơn 1,37 kg ketamin. Toàn bộ số tang vật được cất giấu tinh vi dưới đáy các hộp kem dưỡng da. Tiếp đó, ngày 11/5, từ thông tin cảnh báo của Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) và Cục Hải quan TP Hà Nội, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài soi chiếu lô hàng từ Séc về Việt Nam phát hiện nhiều dấu hiệu nghi vấn. Tiến hành kiểm tra thực tế, lực lượng chức năng phát hiện, thu giữ hơn 8 kg ma túy MDMA. Toàn bộ số tang vật được cất giấu trong các hộp sốt mayonnaise và trà trộn với các loại hàng hóa khác. Tiếp đó, ngày 16/3/2023, bằng các biện pháp nghiệp vụ, cơ quan Hải quan đã phát hiện dấu hiệu bất thường trong hành lý của 4 tiếp viên hãng hàng không Vietnam Airlines. Ngay sau khi soi chiếu phát hiện nghi vấn, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã phối hợp với C04 (Bộ Công an) và PC04 - Công an TP Hồ Chí Minh và Đội 6 - Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) để kiểm tra trọng điểm các kiện hành lý này, phát hiện 8.400 gam viên nén màu xám và 3.080 gram chất bột màu trắng. Kết quả thử nhanh mẫu thử có phản ứng dương tính với ma túy là Methamphetamine, Ketamin, được cất giấu tinh vi trong các tuýp kem đánh răng, nước súc miệng. Lực lượng Hải quan phát hiện lô hàng nghi vấn chứa ma túy ngụy trang trong hộp cacao Chưa dừng lại ở đó, ngày 22/6/2023, tại Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội, Đội Kiểm soát phòng, chống ma túy (Cục Hải quan TP Hà Nội) chủ trì, phối hợp với Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội, PC04, PC09 (Công an TP Hà Nội) tiến hành kiểm tra lô hàng gồm 2 thùng hàng, tổng trọng lượng khoảng 30 kg, phát hiện trong mỗi thùng hàng có 10 hộp màu vàng. Trong mỗi hộp có 1 túi nilon chứa tinh thể màu trắng là Ketamin, tổng trọng lượng hơn 19 kg được ngụy trang tinh vi các gói tang vật dưới đáy của các hộp cacao, sau đó phủ bằng một lớp bột cacao lên trên các túi và đóng gói tinh vi, trà trộn lẫn với bánh kẹo và các mặt hàng tiêu dùng khác để qua mặt lực lượng chức năng. Tích cực, chủ động, quyết liệt thực hiện nhiệm vụ Để triệt phá thành công nhiều vụ việc điển hình về ma túy trong năm 2023 như trên, lực lượng Hải quan đã luôn tích cực, chủ động và quyết liệt trong công tác phòng chống ma túy. Ông Nguyễn Văn Hoàn, Phó Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) cho biết: Cơ quan Hải quan tăng cường tập trung, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn ngành, đặc biệt là lực lượng hải quan chuyên trách phòng, chống ma túy. Đặc biệt chú trọng đẩy mạnh hiệu quả phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan chức năng và lực lượng chuyên trách trong công tác kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy và phòng, chống tội phạm ma túy. Trong phối hợp triển khai, luôn bám sát quy định của pháp luật, quy trình nghiệp vụ, quy chế phối hợp và căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi lực lượng, cơ quan. Trong địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan Hải quan thực hiện vai trò chủ trì; ngoài địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan Hải quan phối hợp với các lực lượng, bộ, ngành, nòng cốt là lực lượng Công an trong công tác phòng chống tội phạm ma túy (PCTPMT). Bên cạnh đó, toàn ngành Hải quan thống nhất, quyết tâm triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp mang tính toàn diện sau: Củng cố, tăng cường năng lực cho lực lượng hải quan chuyên trách PCMT. Đẩy mạnh hiệu quả các biện pháp kiểm tra, giám sám, kiểm soát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh thông qua việc sử dụng các máy móc, phương tiện kỹ thuật như: Máy soi hàng hóa, hành lý, máy phát hiện ma túy…, làm tốt công tác thu thập, phân tích thông tin trong và ngoài nước, công tác điều tra cơ bản, xác minh các đối tượng, phương tiện có liên quan đến hoạt động mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy, tiền chất để xác lập các kế hoạch, chuyên án đấu tranh với tội phạm mua bán, vận chuyển ma túy qua địa bàn hoạt động hải quan. Tích cực phối hợp với các lực lượng chuyên trách PCTPMT (gồm: Công an, Bội đội Biên phòng, Cảnh sát biển) trong trao đổi thông tin, phối hợp xây dựng và triển khai các nhiệm vụ, yêu cầu, kế hoạch tăng cường đấu tranh PCMT. Hoạt động trao đổi, phối hợp thực hiện kịp thời, thống nhất, xuyên suốt từ khâu đầu đến khâu cuối; đảm bảo các yêu cầu nghiệp vụ, tính bảo mật và hiệu quả đấu tranh; tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau trong đấu tranh PCTPMT. Các hoạt động phối hợp giữa lực lượng Hải quan và các lực lượng chuyên trách PCTPMT được trển khai trên hầu hết các lĩnh vực, nhiệm vụ công tác như: Tham mưu xây dựng văn bản, chương trình, kế hoạch đấu tranh PCMT; trao đổi thông tin, triển khai các biện pháp nghiệp vụ, điều tra xác minh; phối hợp xây dựng và tổ chức kế hoạch đấu tranh, bắt giữ, xử lý các vụ việc, chuyên án đấu tranh đối với hoạt động mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy; đào tạo, tập huấn nghiệp vụ và tuyên truyền về PCMT. Thời gian qua, lực lượng Hải quan và các lực lượng chức năng đã phối hợp xác lập, khám phá thành công nhiều chuyên án lớn về ma túy liên quan đến hầu hết các tuyến và nhiều địa bàn trong cả nước. Kết quả thu được từ các chuyên án cho thấy sức mạnh và yếu tố then chốt quyết định thành công của các vụ việc, chuyên án ma túy nói riêng và công tác đấu tranh PCTPMT nói chung. Đó chính là sức mạnh của niềm tin và tinh thần hiệp đồng tác chiến vì mục tiêu chung, vì sứ mệnh chung là phòng ngừa từ sớm, từ xa và đấu tranh đến cùng, triệt phá tận gốc đối với tội phạm liên quan đến ma túy.

Cổ phiếu HSG được HOSE cho giao dịch ký quỹ trở lại từ ngày 26/12/2023

BTĐKT - Ngày 26/12/2023, Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) có văn bản số 2049/TB-SGDHCM thông báo về việc mã chứng khoán HSG của Công ty Cổ phần Tâp đoàn Hoa Sen được đưa ra khỏi danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ. Như vậy, nhà đầu tư sẽ được sử dụng margin do công ty chứng khoán cấp để mua mã cổ phiếu HSG trở lại. Theo báo cáo tài chính hợp nhất niên độ tài chính năm 2022 – 2023 đã được kiểm toán công bố mới đây, doanh thu hợp nhất HSG đạt 31.650 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất HSG đạt 30 tỷ đồng, tăng 1,7 tỷ đồng tương đương 5,96% so với báo cáo tài chính hợp nhất tự lập (28,3 tỷ đồng). Xuân Phúc

Tập đoàn Hoa Sen sẽ được xem xét giao dịch ký quỹ trở lại sau khi công bố lợi nhuận sau thuế hợp nhất kiểm toán niên độ tài chính 2022 – 2023 đạt 30 tỷ đồng

BTĐKT - Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (HOSE: HSG) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất của niên độ tài chính năm 2022-2023 (từ ngày 01/10/2022 đến ngày 30/9/2023) do Công ty KPMG Việt Nam kiểm toán. Theo báo cáo tài chính kiểm toán vừa công bố, niên độ tài chính năm 2022 – 2023 doanh thu hợp nhất HSG đạt 31.650 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất HSG đạt 30 tỷ đồng, tăng 1,7 tỷ đồng tương đương 5,96% so với báo cáo tài chính hợp nhất tự lập (28,3 tỷ đồng). Stt Chỉ tiêu Sau kiểm toán Trước kiểm toán Chênh lệch Tuyệt đối Tương đối (1) (2) (3) (4) (5)=(3)-(4) (6)=(5)/(4) 1 Doanh thu thuần 31.650.660.956.650 31.650.710.852.994 (49.896.344) 0,00% 2 Lợi nhuận gộp 3.060.642.089.644 3.057.658.521.929 2.983.567.715 0,10% 3 Lợi nhuận sau thuế 30.062.343.902 28.372.156.666 1.690.187.236 5,96% Kết quả kinh doanh hợp nhất niên độ tài chính năm 2022 - 2023 của HSG trước và sau kiểm toán Theo quy định trong Quy chế hướng dẫn giao dịch ký quỹ chứng khoán hiện hành, việc lợi nhuận sau thuế hợp nhất sau kiểm toán của HSG ghi nhận dương 30 tỷ đồng thì mã cổ phiếu HSG sẽ sớm được xem xét cho giao dịch ký quỹ trở lại. Hệ thống Siêu thị Vật liệu xây dựng & Nội thất Hoa Sen Home của Tập đoàn Hoa Sen Vừa qua, HSG đã được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp tư nhân có doanh thu lớn nhất Việt Nam năm 2023 (tăng 1 bậc so với năm 2022). Đây cũng là năm thứ 17 liên tiếp HSG có mặt trong bảng xếp hạng này. Theo đó, Bảng xếp hạng VNR500 năm 2023 ghi nhận và tôn vinh những doanh nghiệp có quy mô lớn, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả và ổn định trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều thách thức như hiện nay. Sau 22 năm hình thành và phát triển, hiện vốn điều lệ của HSG đã tăng hơn 205 lần, từ 30 tỷ đồng lên hơn 6.159 tỷ đồng; số lượng nhân sự tăng 343 lần từ 22 nhân viên lên 7.553 cán bộ công nhân viên. Cùng với đó, số lượng chi nhánh đã tăng lên 154 lần, từ 3 chi nhánh đầu tiên đến nay đã có 462 chi nhánh - cửa hàng, hệ thống siêu thị Hoa Sen Home trải dài khắp 63 tỉnh, thành. Tập đoàn hiện có hệ thống sản xuất 10 nhà máy lớn trên toàn quốc và mạng lưới kênh xuất khẩu đến hơn 87 quốc gia - vùng lãnh thổ. Ngoài ra, HSG còn nổi tiếng là một doanh nghiệp có nhiều hoạt động đóng góp cho cộng đồng mang ý nghĩa thiết thực và giá trị nhân sâu sắc. Ngày 15/12/2023 vừa qua, chương trình Mái ấm gia đình Việt do HSG thực hiện đã vinh dự được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận và trao tặng 2 giải thưởng danh giá cấp Bộ tại Lễ trao Giải thưởng sáng tạo Việt Nam 2023 ở 2 hạng mục: Giải Nhì ở loại hình “Quảng cáo truyền thông tích hợp” và hạng mục “Thương hiệu có hoạt động xã hội ý nghĩa”. Xuân Phúc

Tập đoàn Hoa Sen: Hướng tới bảo vệ môi trường thông qua kiểm kê khí nhà kính theo tiêu chuẩn ISO 14064-1:2018 và ISO 14067:2018

Ngày 24/10, tại nhà máy Tôn Hoa Sen Phú Mỹ, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã diễn ra sự kiện trao chứng nhận tiêu chuẩn ISO 14064-1:2018 và ISO 14067:2018về kiểm kê khí nhà kính cho sản phẩm tôn Hoa Sen. Sự kiện đã đánh dấu cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển bền vững của Tập đoàn Hoa Sen, thể hiện ý thức trách nhiệm và tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường của Tập đoàn Hoa Sen. Tiêu chuẩn ISO 14064-1 là cơ sở để tính toán lượng phát thải khí nhà kính của một doanh nghiệp. Phiên bản đầu tiên của ISO 14064-1 là 14064-1:2006 được ban hành vào tháng 3/2006, được cập nhật thành ISO 14064-1:2018 vào tháng 12/2018. Với tiêu chuẩn ISO 14067:2018 chứng nhận vết carbon trên sản phẩm, thuộc bộ tiêu chuẩn môi trường ISO 14000, đây được xem là tiêu chuẩn tham chiếu cho báo cáo truy vết carbon trên sản phẩm; xác định các nguyên tắc, yêu cầu và hướng dẫn để định lượng khí thải carbon của một sản phẩm. Nhận thấy vai trò và ý nghĩa quan trọng của việc kiểm kê khí nhà kính, Tập đoàn Hoa Sen đã thực hiện triển khai việc cung cấp số liệu hoạt động, thông tin liên quan để phục vụ kiểm kê khí nhà kính năm 2023. Việc tuân thủ các quy định hiện hành, cũng như chủ động kiểm kê, thiết lập báo cáo định lượng phát thải, hướng đến loại bỏ khí nhà kính là bước hành động nhằm cải thiện, cũng như quản lý nguồn phát thải khí nhà kính tại các nhà máy sản xuất tôn mạ của Tập đoàn Hoa Sen trên cả nước, tiến đếnthực hiện thành công việc truy vết carbon trên các dòng sản phẩm tôn của Tập đoàn Hoa Sen.   Ông Nguyễn Minh Phúc – Phó Tổng Giám đốc phụ trách Sản xuất Tập đoàn Hoa Sen nhận chứng nhận ISO 14067:2018 từ đại diện Bureau Veritas Việt Nam Buổi lễ trao chứng nhận tiêu chuẩnISO 14064-1:2018 và ISO 14067:2018có sự tham gia của đại diện các tổ chức hàng đầu thế giới trong lĩnh vực chứng nhận và kiểm định như BSI Việt Nam - tổ chức chứng nhận quốc tế hàng đầu của Vương quốc Anh; đại diện công ty Bureau Veritas Việt Nam - tổ chức có trụ sở chính tại Paris, Pháp với hệ thống mạng lưới hơn 140 quốc gia trên toàn cầu.   Tập đoàn Hoa Sen nhận chứng nhận tiêu chuẩn ISO 14064-1:2018 từ tổ chức BSI Việt Nam Theo đó, Tập đoàn Hoa Sen đã hoàn thành việc kiểm kê khí nhà kínhtại 3 nhà máy sản xuất Tôn là: Nhà máy Tôn Hoa Sen Phú Mỹ, Nhà máy Hoa Sen Nghệ An tại Đông Hồi, Nhà máy Hoa Sen Nhơn Hội – Bình Định; đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, đạt chứng nhận tiêu chuẩn ISO 14064-1:2018 về kiểm kê khí nhà kính tại doanh nghiệp. Cùng với đó, Tập đoàn Hoa Sen cũng hoàn thành việc truy vết carbon trên gần 20 dòng sản phẩm tôn Hoa Sen theo tiêu chuẩn ISO 14067:2018, bước đầu đáp ứng một số yêu cầu cho việc xuất khẩu hàng hóa sang thị trường châu Âu theo cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) có hiệu lực từ tháng 10/2023. Đại diện BSI Việt Nam, ông Đoàn Văn Khải cho biết việc đạt chứng nhận ISO 14064-1:2018 cho thấy dấu ấn rõ nét trong lộ trình cam kết kiểm soát giảm thải khí nhà kính tiến tới trung hòa carbon của Tập đoàn Hoa Sen. Với bước tiến đạt được, BSI Việt Nam tin rằng Tập đoàn Hoa Sen sẽ đạt được những cột mốc tiếp theo trên hành trình phát triển bền vững. Phát biểu tại buổi lễ, bà Lưu Thị Mai Hương - đại diện Bureau Veritas Việt Nam - đơn vị cấp chứng nhận cho nhà máy Tôn Hoa Sen đã đánh giá cao những nỗ lực của Tập đoàn Hoa Sen trong việc hoàn thành truy vết carbon tại 3 nhà máy với 20 dòng sản phẩm tôn Hoa Sen. Bà Mai Hương cũng khẳng định Tập đoàn Hoa Sen là đơn vị đầu tiên trong nhóm ngành của mình đạt được tiêu chuẩn truy vết carbon trên đơn vị sản phẩm. Với những cam kết mạnh mẽ cùng sự cố gắng của toàn thể Tập đoàn Hoa Sen, phía Bureau Veritas Việt Nam tin rằng chứng nhận ISO 14067:2018sẽ là nền tảng đầu tiên để chúng ta tính toán, tiếp tục đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế xuất khẩu ra các thị trường khó tính như thị trường châu Âu.   Ông Nguyễn Minh Phúc – Phó Tổng Giám đốc phụ trách Sản xuất Tập đoàn Hoa Sen phát biểu về định hướng mục tiêu và tổng kết quá trình triển khai truy vết carbon của sản phẩm Tôn Hoa Sen Ông Nguyễn Minh Phúc – Phó Tổng Giám đốc phụ trách Sản xuất Tập đoàn Hoa Sen đã khẳng định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đạt chứng nhận kiểm kê Khí nhà kính: “Việc thực hiện thu thập các dữ liệu và định lượng phát thải khí nhà kính có ý nghĩa quan trọng đối với Tập đoàn Hoa Sen, thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp với môi trường. Bằng việc tuân thủ các quy định về phát triển bền vững, Tập đoàn Hoa Sen sẽ tiếp tục triển khai xây dựng kế hoạch quản lý theo dõi, báo cáo kiểm kê Khí nhà kính định kỳ. Đây là thành công bước đầu của Tập đoàn Hoa Sen trong việc chủ động cập nhật và thực hiện các giải pháp để đáp ứng theo các yêu cầu mới, rộng đường xuất khẩu cho các sản phẩm tôn Hoa Sen sang thị trường châu Âu trong tương lai.” Việc đạt tiêu chuẩnISO 14064-1:2018 và ISO 14067:2018đã cho thấy sự nỗ lực, chủ động của Tập đoàn Hoa Sen trong việc thực hiện các bước đầu tiên nhằm xác định các điểm cần cải thiện để hạn chế phát thải carbon - giảm phát thải khí nhà kính theo yêu cầu pháp luật, tiết giảm chi phí thông qua việc sử dụng hiệu quả năng lượng; đảm bảo tuân thủ các yêu cầu của luật pháp trong và ngoài nước của Tập đoàn Hoa Sen, hướng tới thực hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam về việc đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 (Net Zero 2050) theo tuyên bố của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị biến đổi khí hậu COP26 diễn ra tại Anh Quốc năm 2021; thể hiện trách nhiệm của Tập đoàn Hoa Sentrong việc chống biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế bền vững.  

Trường Đại học Mở Hà Nội với Hành trình “Mở - Kết nối và Lan tỏa”

BTĐKT - Để giải quyết các thách thức trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước trong đó có giáo dục, lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã lựa chọn: Xây dựng xã hội học tập hỗ trợ người dân học tập suốt đời bằng cách nghiên cứu lý luận, thử nghiệm và phát triển hệ thống giáo dục mở; thực hiện thử nghiệm tự chủ giáo dục đại học, đưa nhanh ứng dụng công nghệ vào giáo dục đại học phục vụ người dân học mọi lúc, mọi nơi với mọi trình độ. Trong bối cảnh đó, Viện Đại học Mở Hà Nội (nay là Trường Đại học Mở Hà Nội) được thành lập năm 1993 là trường đại học công lập với sứ mạng và mục tiêu hiện thực hóa triết lý giáo dục mở đó.    Một trong những phòng học công nghệ được Trường Đại học Mở Hà Nội đầu tư tại các địa phương giúp người học thuận lợi tiếp cận giáo dục đại học Xuất phát là một cơ sở giáo dục công lập tự chủ ngay từ khi thành lập, điểm tựa để Trường Đại học Mở Hà Nội tìm lối đi chính là thực hiện xã hội hóa giáo dục: Khuyến khích, vận động người dân học tập thường xuyên, liên tục; xóa bỏ mọi rào cản, giới hạn về tuổi tác, không gian và thời gian; giúp người học tự xây tự dựng lộ trình học tập phù hợp với thực tế nội tại. Những năm đầu, trường xây dựng chương trình đào tạo đại học thí điểm cho 4 ngành (Quản trị kinh doanh, Kế toán, Tiếng Anh, Tin học); cử nhiều đoàn cán bộ đi tham quan, học tập kinh nghiệm tổ chức quản lý loại hình đào tạo từ xa tại nước ngoài; hợp tác với Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội để liên tục phát đi các chương trình bài giảng (mỗi ngày hai lần); tổ chức tuyên truyền rộng rãi về đào tạo từ xa trên địa bàn miền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên. Một buổi dạy - học trực tuyến tại Studio tiêu chuẩn quốc tế của trường Từ một địa điểm đào tạo ban đầu năm 1995, Trường Đại học Mở Hà Nội đã liên tục mở rộng hợp tác với nhiều đơn vị trên hầu hết các tỉnh thành trải dài từ Bắc vào Nam; xây dựng 6 studio đạt chuẩn quốc tế phục vụ đào tạo từ xa; sản xuất hàng trăm nghìn băng cassette, đĩa CD, in ấn hàng triệu cuốn sách cho người tự học, xây dựng nhiều phòng học công nghệ cao tại các địa phương nơi có các trạm đào tạo từ xa của trường... Từ quy mô ban đầu 1.750 học viên, đến nay Trường Đại học Mở Hà Nội đã tạo cơ hội cho hàng trăm nghìn người theo học. Rất đông trong số những học viên này thuộc lực lượng vũ trang, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo. Rất nhiều những người khuyết tật, đặc biệt là người khiếm thị đã thành công với loại hình đào tạo này. Trường Đại học Mở Hà Nội đón nhận nhiều bằng khen, giấy khen cho những nỗ lực không ngừng nghỉ Thông qua việc xây dựng hệ sinh thái giáo dục mở với hạ tầng công nghệ, tài nguyên giáo dục mở, cùng hàng trăm đơn vị liên kết, trạm đào tạo từ xa, thúc đẩy hợp tác, trao đổi quốc tế, trường đã thành công lan tỏa nhiều giá trị nhân văn tốt đẹp, tầm nhìn, tri thức đến đông đảo đại chúng. Với những thành tựu đã đạt được trong 30 năm xây dựng, phát triển và khẳng định thương hiệu, Trường Đại học Mở Hà Nội vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba năm 2008, Cờ thi đua của Chính phủ và Huân chương Lao động hạng Nhì năm 2018 cùng nhiều cờ thi đua, bằng khen các cấp. Trường Đại học Mở Hà Nội không chỉ là một cơ sở giáo dục, mà còn là một cộng đồng phát triển liên tục, nơi mỗi cá nhân đều thể hiện được trách nhiệm và vai trò quan trọng trong việc xây dựng một tương lai tốt đẹp, góp phần xây dựng xã hội học tập, thúc đẩy học tập suốt đời.

Trang