Chuyên đề

Trường THPT Quảng Xương 1, tỉnh Thanh Hóa: Niềm tự hào của ngành giáo dục tỉnh

Được biết đến là ngôi trường THPT lâu đời và giàu thành tích nhất của tỉnh Thanh Hóa, Trường THPT Quảng Xương 1 đã trải qua 58 năm không ngừng phấn đấu vươn lên. Từ mái trường này, lớp lớp học sinh đã trưởng thành, cống hiến trí lực góp phần xây dựng, phát triển đất nước. Trong những năm gần đây, trường duy trì, giữ vững vị thế  dẫn đầu khối THPT tỉnh nhà. Thầy và trò nhà trường hiện đang ra sức thi đua dạy tốt, học tốt, lập những thành tích cao nhất hướng tới kỷ niệm 60 năm thành lập trường (1961 - 2021). Xây dựng  cơ sở vật chất, tăng cường trang thiết bị dạy học, đáp ứng yêu cầu giáo dục thời kỳ mới luôn là mối quan tâm hàng đầu của Ban giám hiệu Trường THPT Quảng Xương 1. Trong ba năm trở lại đây, nhà trường đã được làm mới, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa, thay thế nhiều hạng mục làm cho cơ sở vật chất ngày càng khang trang hơn. Khuôn viên nhà trường rộng rãi, thoáng mát, đảm bảo xanh, sạch đẹp, đủ chỗ cho học sinh vui chơi, giải trí sau những giờ học. Đồng chí Lê Văn Dỵ- Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường Chất lượng đội ngũ nhà giáo là một điểm nhấn trong toàn cảnh phát triển Trường THPT Quảng Xương 1. 100% giáo viên nhà trường đạt chuẩn trở lên; trong 5 năm gần đây có trên 50% giáo viên đạt danh hiệu giáo viên giỏi các cấp. Nhiều thầy cô giáo là cốt cán chuyên môn của ngành như: Cô Lê Thị Liên (Giáo dục công dân), thầy Phạm Văn Cường (Tin học), thầy Đỗ Thế Minh (Hóa học),... Nhiều thầy cô giáo là những tấm gương tiêu biểu, có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngành giáo dục tỉnh và đất nước như thầy Trần Văn Nam là giáo viên duy nhất của tỉnh Thanh Hóa 2 lần liên tục có đội tuyển học sinh giỏi môn Toán đứng đầu toàn tỉnh; thầy Đỗ Thế Minh có 02 học sinh đạt điểm thi Đại học môn Hóa 9,5; cô Lương Thị Thanh (Toán học) vinh dự được chọn là một trong hai gương mặt tiêu biểu của ngành Giáo dục Thanh Hóa được Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tôn vinh trong chương trình truyền hình trực tiếp “Thay lời tri ân” chào mừng 35 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2017;... Đội ngũ nhà giáo nhiệt huyết, giàu chuyên môn, không ngại khó khăn, gian khổ để vững bước tiến lên cùng sự nghiệp đổi mới, phát triển giáo dục là niềm tự hào, là nhân tố quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Họ đã truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ học sinh chinh phục các đỉnh cao tri thức. Chất lượng giáo dục đại trà của trường năm sau luôn cao hơn năm trước. Hàng năm, số học sinh hạnh kiểm khá, tốt đạt từ 80% trở lên; số học sinh học lực giỏi đạt từ 3% trở lên, loại khá từ 35% trở lên. Chất lượng giáo dục mũi nhọn đã làm nên thương hiệu Trường THPT Quảng Xương 1. Trong 15 năm trở lại đây nhà trường luôn nằm trong tốp đầu của tỉnh về kết quả thi học sinh giỏi các môn văn hóa (10 lần xếp thứ nhất, 2 lần xếp thứ nhì và 3 lần xếp thứ ba); trong đó có nhiều học sinh giỏi quốc gia. Từ năm 2012 đến 2017, trong các kỳ thi tuyển sinh vào Đại học nhà trường đều có học sinh thủ khoa. Đáng chú ý, năm 2014, em Lê Bá Tùng là học sinh có điểm cao nhất cả nước với tổng số 29,5; năm 2016, em Lê Đình Nguyên là học sinh có điểm thi cao nhất tại cụm thi tỉnh Thanh Hóa; năm 2017 em Nguyễn Hải Đăng đạt điểm tuyệt đối 30/30. Có thể khẳng định, Trường THPT Quảng Xương 1 ngày nay mang dáng vóc của một ngôi trường chuẩn Quốc gia, dẫn đầu khối THPT toàn tỉnh. Với những thành tích đã đạt được, nhà trường đã được tặng nhiều danh hiệu và phần thưởng xứng đáng.Tiêu biểu: Chính phủ tặng Cờ thi đua năm học 2012 - 2013, 2017 - 2018; Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen năm học 2014 - 2015, 2015 - 2016; UBND tỉnh Thanh Hóa tặng nhiều Cờ thi đua, Bằng khen; cùng nhiều Bằng khen của Công đoàn Giáo dục Việt Nam, Hội Khuyến học Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và Giấy khen của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa. Đặc biệt năm 2014, nhà trường vinh dự được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhất. Phát huy những thành tích vẻ vang của mái trường thân yêu, thầy và trò Trường THPT Quảng Xương 1 hôm nay đang ra sức phấn đấu thi đua dạy tốt, học tốt, tạo lập những giá trị mới, hướng tới kỷ niệm 60 năm thành lập trường (1961 - 2021), xứng danh ngôi trường dẫn đầu khối THPT tỉnh Thanh Hóa.

Tổng công ty Điện lực miền Bắc: Tăng cường các giải pháp đảm bảo cung ứng điện an toàn, ổn định cho khách hàng trong mùa nắng nóng

Trong tháng 4/2019, Tổng công ty Điện lực miền Bắc đã đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định, đáp ứng nhu cầu điện cho sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn 27 tỉnh, thành phố miền Bắc. Đặc biệt, dịp Giỗ Tổ Hùng Vương, kỷ niệm ngày giải phóng miền Nam (30/4) và Quốc tế lao động (1/5/) đã ưu tiên và đảm bảo điện ổn định tại các địa điểm diễn ra các hoạt động chính trị, văn hoá của các địa phương. Do ảnh hưởng của giông lốc tại các tỉnh Bắc Giang, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An và Lào Cai làm gián đoạn việc cung cấp điện cho 39.551 khách hàng, Tổng công ty Điện lực miền Bắc đã động viên và chỉ đạo kịp thời các đơn vị liên quan huy động các nguồn lực cần thiết, khẩn trương tổ chức khắc phục sự cố, cấp lại điện cho nhân dân trong thời gian sớm nhất. Sản lượng điện thương phẩm tháng 4/2019 ước thực hiện 5.736,62 triệu kWh, tăng 11,50% so với cùng kỳ năm 2018. Thành phần Công nghiệp xây dựng chiếm tỷ trọng 67,77% và tăng 10,86%, thành phần Quản lý tiêu dùng chiếm 26,26% và tăng 13,01% so với cùng kỳ.  Tổn thất điện năng tháng 4/2019 toàn Tổng công ty ước thực hiện 5,1%, giảm 0,06% so với cùng kỳ 2018. Độ tin cậy cung cấp điện: Chỉ số SAIDI là 32,84 phút, chỉ số SAIFI là 0,37 lần và chỉ số MAIFI là 0,03 lần.  Tổng công ty Điện lực miền Bắc nỗ lực đảm bảo cung ứng điện an toàn, ổn định Bên cạnh đó, Tổng công ty đã đóng điện được 7 dự án (với năng lực tăng thêm 142 MVA và 1,264 km ĐZ110 kV), thực hiện khởi công 3 dự án ĐZ và TBA 110 kV: Nâng cao khả năng truyền tải ĐZ 110 kV lộ 175 NĐ Uông Bí đến TBA 110 kV Chợ Rộc; nâng công suất MBA T1 TBA 110 kV Đồng Niên; lắp MBA T2 TBA 110 kV Sa Pa… cùng nhiều công trình lưới điện trung, hạ thế, góp phần nâng cao năng lực lưới điện và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện. Cũng trong tháng này, tất cả 14 chỉ tiêu dịch vụ khách hàng đều đạt theo quy định, trong đó đã tiếp nhận và giải quyết cấp điện mới cho 111 khách hàng trung áp với thời gian bình quân là 5,67/6 ngày, giảm 1,33 ngày so với quy định.  Tính đến cuối tháng 4/2019, Tổng công ty đã tiến hành làm việc với 1.002 khách hàng trên tổng số 1.607 khách hàng có mức sản lượng trên 3 triệu kWh/năm; đã ký thỏa thuận với 517 khách hàng tham gia chương trình điều chỉnh phụ tải (DR). Trong  tháng 5 năm 2019, Tổng công ty tiếp tục tăng cường các giải pháp đảm bảo cung ứng điện an toàn, ổn định cho khách hàng, giảm tổn thất điện năng, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình điện, tiếp tục triển khai các hoạt động tuyên truyền sử dụng điện tiết kiệm mùa nắng nóng, hưởng ứng tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2019 của Tổng công ty Điện lực miền Bắc./.

Trường Cao đẳng nghề Nghi Sơn - tỉnh Thanh Hóa: Nỗ lực góp phần giải bài toán lao động chất lượng cao cho tỉnh nhà

Bước tiến đáng tự hào Trường Cao đẳng nghề Nghi Sơn được thành lập theo Quyết định số 883/QĐ-LĐTBXH ngày 25/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trên cơ sở nâng cấp Trường Trung cấp nghề Nghi Sơn. Sau gần 5 năm, trường đã có những bước tiến mạnh mẽ, nằm trong tốp đầu của tỉnh về đào tạo nghề và ghi những dấu ấn đẹp trong sự nghiệp đào tạo nghề của đất nước. Ngay sau khi thành lập, Trường Cao đẳng nghề Nghi Sơn đã tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên đông đảo về số lượng, có chiều sâu về mặt chất lượng. Đến nay, nhà trường có 22/71 cán bộ, giáo viên (CBGV), công nhân viên có trình độ thạc sĩ; 61/61 CBGV có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy nghề và tương đương. Đội ngũ cán bộ, giảng viên tận tâm, trách nhiệm, không ngừng vươn lên nâng cao trình độ chuyên môn, đi tiên phong trong đổi mới chính là nhân tố quan trọng để mang đến những khởi sắc trong hoạt động đào tạo của nhà trường. Hiện, trường đã hoàn thiện và đào tạo 7 chuyên ngành mũi nhọn, trong đó có 1 nghề đạt cấp độ ASEAN và 3 nghề đạt cấp độ Quốc gia. Lưu lượng đào tạo hàng năm đạt hơn 1.000 học sinh sinh viên (HSSV). Tỷ lệ HSSV đỗ tốt nghiệp hàng năm đạt trên 95%; trong đó tỷ lệ khá, giỏi đạt từ 40 - 50%; 100% HSSV tốt nghiệp đều được nhà trường giới thiệu việc làm và được các đơn vị sử dụng lao động đánh giá cao về trình độ tay nghề cũng như ý thức tổ chức kỷ luật. Với những thành tích đã đạt được, Trường Cao đẳng nghề Nghi Sơn đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khen thưởng xứng đáng: Năm 2016 được Tổng cục Dạy nghề tặng Giấy khen có thành tích trong quá trình tổ chức Hội thi thiết bị đào tạo tự làm toàn quốc lần thứ V năm 2016; năm 2017 được Bộ trưởng Bộ LĐ - TB&XH tặng Bằng khen có thành tích xuất sắc trong công tác đào tạo nghề năm học 2016 -2017; năm 2018 được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng Bằng khen có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua Lao động giỏi và xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh năm học 2017 - 2018. Dấu ấn người Hiệu trưởng tâm huyết với giáo dục nghề nghiệp Thành công hôm nay của Trường Cao đẳng nghề Nghi Sơn đến từ những nỗ lực, cống hiến hết mình của đội ngũ cán bộ giảng viên - những người luôn miệt mài lao động sáng tạo, dành tâm huyết để giải bài toán lao động chất lượng cao cho tỉnh Thanh Hóa. Trong đó nổi bật lên tấm gương Hiệu trưởng - Thạc sĩ Hoàng Anh Tuấn. Về lãnh đạo Trường Cao đẳng nghề Nghi Sơn ngay những ngày đầu thành lập trên cơ sở nâng cấp từ Trường Trung cấp nghề Nghi Sơn, với kinh nghiệm nhiều năm công tác tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Thanh Hóa,ThS. Hoàng Anh Tuấn đã làm tốt công tác lãnh chỉ đạo hoạt động của nhà trường; đặc biệt đã phát động và triển khai các hoạt động thi đua cụ thể, thiết thực trong đội ngũ CBGV và HSSV mang đến những hiệu quả cao. Trường đã phát động và tổ chức dự thi giáo viên giỏi hàng năm, những giáo viên đạt kết quả cao được bồi dưỡng tham gia dự thi các cấp. Năm 2017, nhà trường có 4 giáo viên giỏi cấp tỉnh, với 1 giải Nhất, 2 giải Nhì và 1 giải Ba; năm 2018 có 2 nhà giáo được lựa chọn tham gia Hội giảng nhà giáo giáo dục Quốc gia được tổ chức vào tháng 8/2018. Bên cạnh đó, ThS. Hoàng Anh Tuấn cùng Ban Giám hiệu nhà trường luôn khuyến khích CBGV làm đồ dùng dạy học, tổ chức hội đồng đánh giá và lựa chọn đồ dùng tham gia dự thi các cấp. Năm 2016, Trường có 1 đồ dùng đạt giải Khuyến khích cấp Quốc gia. Từ phong trào bồi dưỡng, dự thi học sinh giỏi tay nghề, nhiều HSSV của nhà trường đã đạt giải cao tại hội thi các cấp. Tiêu biểu là năm 2016, có 4 HSSV dự thi học sinh giỏi tay nghề cấp tỉnh và đều đạt giải với 1 giải Ba nghề hàn, 1 giải Ba nghề điện, 1 giải Ba và 1 giải Khuyến khích nghề may; năm 2018, có 5 HSSV dự thi học sinh giỏi tay nghề cấp tỉnh và tất cả đều đạt giải cao, với 1 giải Nhất nghề điện công nghiệp, 1 giải Nhất và 1 giải Nhì nghề may thời trang, 1 giải Nhì và 1 giải Ba nghề hàn, có 1 sinh viên được chọn đi tham dự hội thi cấp Quốc gia. Dù bận rộn với công tác lãnh đạo, chỉ đạo các mặt hoạt động của nhà trường, Hiệu trưởng Hoàng Anh Tuấn vẫn miệt mài với công tác nghiên cứu khoa học. Thầy được biết đến là một cây sáng kiến khi chỉ trong 5 năm đã có nhiều đề tài, đề án, sáng kiến được đánh giá cao. Năm 2014, ThS. Hoàng Anh Tuấn đã được Tổng LĐLĐ Việt Nam tặng Bằng lao động sáng tạo. Từ những đóng góp tích cực cho sự nghiệp giáo dục nghề nghiệp tỉnh Thanh Hóa nói riêng, đất nước nói chung, ThS. Hoàng Anh Tuấn nhiều năm đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, năm học 2014 - 2015 là Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh; được tặng nhiều Bằng khen của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thanh Hóa, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh tặng Giấy khen. Đặc biệt, thầy hiện đang được đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen cho những thành tích nổi bật giai đoạn 2013 - 2018.

Trường Đại học Quảng Nam: Đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo để thu hút người học

Trong quá trình xây dựng và phát triển, với sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của tập thể cán bộ, giảng viên và sinh viên, Trường Đại học Quảng Nam đã từng bước đi lên vững chắc. Từ một trường trung học sư phạm đào tạo giáo viên dạy bậc Tiểu học và Mầm non, năm 2000 nhà trường đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ra quyết định nâng cấp thành Trường Cao đẳng Sư phạm (CĐSP) Quảng Nam. Đến tháng 11/2006, trên cơ sở Trường CĐSP Quảng Nam, nhà trường được Thủ tướng Chính phủ đồng ý về nguyên tắc thành lập Trường Đại học Quảng Nam với quy mô đào tạo đa ngành, đa hệ, đa cấp… và Quyết định số 722/QĐ-TTg ngày 08/6/2007 thành lập chính thức Trường Đại học Quảng Nam. Khuôn viên Trường Đại học Quảng Nam Với những thành quả đạt được, nhà trường đã được Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh tặng nhiều bằng khen và năm 2007 đã được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba tại Quyết định số 675/2007/QĐ-CTN ngày 06/7/2007. Ngày 31/5/2017, Chủ tịch nước đã có Quyết định số 1006/QĐ-CTN tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì cho nhà trường vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác GD&ĐT, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Trường Đại học Quảng Nam đang từng bước trở thành trung tâm đào tạo có uy tín của khu vực, cung cấp cho người học môi trường giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học tốt nhất, có tính chuyên nghiệp cao, đảm bảo cho người học sau khi tốt nghiệp đủ năng lực cạnh tranh và thích ứng với nền kinh tế phát triển. Trường Đại học Quảng Nam kỷ niệm 20 năm thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì năm 2017 Năm học 2018 - 2019, nhà trường tập trung thực hiện phương hướng chủ đạo của giáo dục đại học là tiếp tục đẩy mạnh việc tự chủ của các trường đại học, nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học phù hợp với bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đáp ứng nhu cầu của xã hội để sinh viên ra trường có việc làm phù hợp với chuyên ngành đào tạo; nâng cao chất lượng giáo dục và các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục; thực hiện nghiêm kỷ cương, nền nếp, dân chủ trong trường học, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường và thực hiện tốt vệ sinh trường học; tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống, kỹ năng sống, ứng xử văn hóa cho học sinh, sinh viên; xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt và giảng viên có trình độ chuyên môn vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt. Đóng góp vào thành tích của nhà trường trong những năm qua có vai trò rất lớn của PGS.TS Huỳnh Trọng Dương - Hiệu trưởng nhà trường. Nêu cao tinh thần trách nhiệm của người lãnh đạo, quản lý, PGS.TS Huỳnh Trọng Dương đã cùng với các đồng chí trong ban lãnh đạo và cán bộ chủ chốt xây dựng trường Đại học Quảng Nam thành một tập thể đoàn kết thống nhất; chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm của năm học như tiếp tục nâng cao chất lượng dạy và học ở tất cả mọi loại hình đào tạo, đẩy mạnh việc nghiên cứu khoa học trong giảng viên và sinh viên, mở rộng hợp tác quốc tế… Để nâng cao hiệu quả đào tạo của nhà trường, PGS.TS Huỳnh Trọng Dương đã tập trung chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch cho từng khoá, từng ngành, từng năm học và từng học kỳ sát với yêu cầu chương trình khung tối thiểu của Bộ GD&ĐT quy định; thường xuyên bổ sung cập nhật lại chương trình đào tạo; tổ chức tốt các đợt thực tập, kiến tập tại các trường phổ thông nhằm giúp cho sinh viên tiếp cận được chương trình, phương pháp dạy học, cách kiểm tra đánh giá học sinh ở trường phổ thông. Đồng thời chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, quản lý giảng dạy và học tập; thực hiện nghiêm túc quy chế thi, kiểm tra và đánh giá, xây dựng ngân hàng câu hỏi đề thi để tách khâu dạy và thi; sử dụng phần mềm chấm thi trắc nghiệm môn Tin học, Ngoại ngữ và một số học phần đạt kết quả khách quan. Các hình thức đào tạo liên thông, liên kết, vừa làm vừa học (VLVH) được tập thể lãnh đạo trường chú trọng và quan tâm đầu tư về chất lượng, đưa ra nhiều giải pháp để đổi mới quản lý đào tạo, quản lý sinh viên. Đối với công tác dạy và học, nhà trường đã tập trung phát huy mọi nguồn lực nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học, đào tạo liên thông, đào tạo VLVH các hệ; đồng thời tiến hành rà soát lại một số mã ngành đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu xã hội.  Trong năm học qua, các hoạt động chuyên môn thực hiện khá hiệu quả, duy trì tổ chức hội giảng ở cấp khoa, cấp trường. Nền nếp sinh hoạt chuyên môn ở các khoa, bộ môn được thực hiện theo đúng kế hoạch, tổ chức tốt các buổi hội thảo khoa học trong sinh viên bước đầu mang lại hiệu quả đáng kể. Bên cạnh nội dung học tập tại trường, người học còn được tạo điều kiện tham gia các hoạt động ngoại khóa, thực tập, kiến tập tại cơ sở. Từ đó, giúp cho sinh viên có những kiến thức thực tế, những trải nghiệm bổ ích nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, không bỡ ngỡ giữa lý thuyết và thực hành, sau khi ra trường sớm bắt nhịp với công việc. Trong công tác đào tạo liên kết, nhà trường đã thực hiện nghiêm túc quy trình liên kết đào tạo theo quy định của Bộ GD&ĐT; liên kết có chất lượng và theo đúng chỉ tiêu được giao. Quản lý chặt chẽ chất lượng các lớp dạy tiếng Việt cho lưu học sinh Lào. Quản lý chặt chẽ chất lượng các lớp bồi dưỡng văn hóa cho học sinh người dân tộc thuộc diện cử tuyển và tiếng Việt cho lưu học sinh Lào. Trong mỗi năm học, nhà trường đều thành lập các hội đồng bảo vệ khóa luận tốt nghiệp và tổ chức thi tốt nghiệp ra trường cho các khóa đào tạo đảm bảo an toàn, nghiêm túc, chất lượng, đúng quy chế. Sinh viên tốt nghiệp ra trường được các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đánh giá cao về năng lực chuyên môn và kỹ năng mềm. Về kết quả điểm rèn luyện sinh viên hằng năm tỷ lệ xuất sắc và khá giỏi tăng, không có tỷ lệ sinh viên bị xếp loại yếu kém về rèn luyện, không có sinh viên vi phạm pháp luật, vi phạm an ninh trật tự. Trường Đại học Quảng Nam - Nơi học tập lý tưởng của sinh viên Tại Đại học Quảng Nam, các phong trào thi đua cũng diễn ra sôi nổi, có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả lao động, nâng cao chất lượng các hoạt động góp phần thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, xây dựng các đoàn thể và tổ chức chính trị của nhà trường vững mạnh. Phong trào thi đua đã tạo sự chuyển biến tích cực về rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo; thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; tăng cường giáo dục đạo đức, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, ý thức trách nhiệm cho cán bộ, viên chức và sinh viên. Hầu hết cán bộ, viên chức đã hoàn thành tốt và xuất sắc công tác chuyên môn và nghiên cứu khoa học, tham gia học tập nâng cao năng lực bản thân và phục vụ cho phát triển nhà trường; chấp hành tốt kỷ luật và giờ giấc lao động; đảm bảo văn minh trong giao tiếp và ứng xử; tích cực, tự giác, sáng tạo trong lao động, hoàn thành nhiệm vụ với chất lượng cao, đúng tiến độ. Toàn thể cán bộ, viên chức tham gia tích cực các phong trào hoạt động do đoàn thể phát động. Trong đó, Đoàn trường và Hội sinh viên nhà trường đã đẩy mạnh các hoạt động theo các chủ đề và các phong trào do Trung ương Đoàn, Trung ương Hội, Tỉnh Đoàn và Hội sinh viên tỉnh tổ chức sôi nổi, hiệu quả. Nổi bật là các hoạt động Tiếp sức mùa thi, Tiếp sức đến trường, chiến dịch Mùa hè xanh, tham gia xây dựng nông thôn mới và các hoạt động tình nguyện hướng về biên giới, biển đảo tổ quốc. Hội Sinh viên trường đã chỉ đạo các đơn vị cơ sở Hội tổ chức thành công các chương trình tình nguyện như tham gia hiến máu cứu người, duy trì hoạt động thường xuyên của ngân hàng máu sống. Với những kết quả mà Trường Đại học Quảng Nam đạt được trong hơn 20 năm qua, tin tưởng rằng nhà trường sẽ không ngừng nỗ lực nâng cao vị thế, xây dựng mô hình giáo dục hiện đại, tiên tiến phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại, nhằm phục vụ hiệu quả cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và khu vực. PGS.TS. Huỳnh Trọng Dương Hiệu trưởng Trường Đại học Quảng Nam Gần 14 năm giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng và 5 năm đảm nhận chức vụ Hiệu trưởng Trường Đại học Quảng Nam, PGS.TS Huỳnh Trọng Dương đã được nhận nhiều danh hiệu thi đua, phần thưởng cao quý: Đạt nhiều Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Nam, Bằng khen của Tỉnh trưởng tỉnh Sê Koong - Nước CDHCND Lào “Về đóng góp đối với công tác đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh Sê Koong, nước CHDCND Lào giai đoạn 2012 - 2017”, Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Giáo dục”, Huy hiệu “Vì sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh Quảng Nam” của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, Giấy khen của Ban Chấp hành Đảng bộ khối các cơ quan tỉnh Quảng Nam có “Thành tích xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (2011 - 2016)”... Năm 2017, ông vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba và tháng 3 năm 2019 được Thủ tướng Chính phủ khen tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc.        

Khoa Sinh học - Công nghệ sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh: Tự hào đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cho xã hội

Là một trong những thành viên tiêu biểu của Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, Khoa Sinh học - Công nghệ sinh học (CNSH) hiện đào tạo 2 ngành bậc đại học, 8 chuyên ngành bậc sau đại học. Khoa là cái nôi cung cấp nguồn nhân lực trong lĩnh vực sinh học, CNSH cho cả nước, được ghi nhận bằng nhiều danh hiệu, phần thưởng cao quý: Huân chương Lao động hạng Nhì, Huân chương Lao động hạng Ba, Cờ thi đua của Chính phủ, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Cờ thi đua và Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bằng khen của Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc… Một trong những yếu tố làm nên thương hiệu của Khoa phải kể đến đội ngũ nhân sự với 1 giáo sư, 12 phó giáo sư, 47 tiến sĩ, 53 thạc sĩ có trình độ chuyên môn cao và tâm huyết với công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học. Khoa Sinh học – Công nghệ Sinh học là một trong những đơn vị đi đầu trong hoạt động nghiên cứu khoa học với nhiều chủ đề nghiên cứu mang tính ứng dụng cao liên quan đến lĩnh vực y sinh, công nghiệp, nông nghiệp, sinh thái - sinh học tiến hoá. Trong giai đoạn 2006 - 2018, Khoa đã đã nghiệm thu 223 đề tài các cấp, công bố 551 bài báo trong nước, 359 bài báo nước ngoài; xuất bản, tái bản 28 giáo trình, 3 sách trong nước, 1 giáo trình, 12 sách nước ngoài và 9 chương sách viết chung với sách nước ngoài.   Tập thể cán bộ, giảng viên của khoa Nhằm mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, Khoa Sinh học – Công nghệ Sinh học luôn chú trọng đến việc nâng cao chất lượng chương trình đào tạo cả ở bậc đại học và sau đại học, chủ động áp dụng các mô hình đào tạo tiên tiến như CDIO (Conceive Design Implement Operate), không ngừng cập nhật phương pháp giảng dạy, nâng cao năng lực của đội ngũ giảng viên. Hàng năm, Khoa Sinh học - Công nghệ Sinh học cung ứng khoảng 400 cử nhân cho thị trường lao động, khoảng 80% sinh viên sẽ có việc làm phù hợp với ngành học và định hướng của bản thân sau 6 tháng tốt nghiệp. Khoa luôn nỗ lực để xây dựng môi trường học giúp người học phải nỗ lực để hoàn thiện bản thân, thích nghi với các điều kiện học tập từ cổ điển đến hiện đại, chủ động rèn luyện các kỹ năng, thái độ tốt dưới sự hướng dẫn và hỗ trợ của đội ngũ giảng viên và nhà trường. Sinh viên cũng được rèn luyện các kỹ năng, định hướng nghề nghiệp thông qua nhiều hoạt động sinh hoạt tập thể, câu lạc bộ, chương trình văn nghệ, thể thao được tổ chức dưới nội dung, hình thức phong phú như: Chương trình gặp gỡ giữa sinh viên và nhà tuyển dụng mang tên My Jobs, chuỗi các chương trình tọa đàm online FBB’s talk, hoạt động tập huấn kỹ năng mềm, kỹ năng nghề nghiệp, hội thi học thuật Vườn ươm Mendel… Sinh viên của Khoa đã để lại dấu ấn với nhiều phần thưởng: Giải nhất Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp thành phố; giải đặc biệt và giải ba Sinh viên nghiên cứu khoa học Eureka cấp thành phố… Tính đến năm 2018, Khoa Sinh học - CNSH đã có 2 chương trình đào tạo đạt chuẩn kiểm định chất lượng đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế AUN-QA (ASEAN University Network - Quality Assurance) đó là chương trình đào tạo Cử nhân ngành Sinh học và chương trình đào tạo thạc sĩ ngành CNSH. Song song với đó, từ năm 2017, chương trình đào tạo cử nhân CNSH chất lượng cao được xây dựng và triển khai. Với tiêu chuẩn chất lượng tương đương với các trường đại học tiên tiến trong khu vực, Khoa đã cung cấp cho sinh viên kiến thức khoa học sâu, rộng, tập trung vào các hướng mũi nhọn, chú trọng việc vận dụng tri thức để giải quyết các vấn đề đặt ra, tăng cường trình độ ngoại ngữ. Đặc biệt, Khoa Sinh học - CNSH là một trong những đơn vị chủ động trong việc hợp tác với doanh nghiệp và các trường đại học trong và ngoài nước để nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học. Tính đến thời điểm hiện tại, Khoa đã xây dựng và duy trì mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với hơn 30 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực sinh học - CNSH; đồng thời thúc đẩy hợp tác đào tạo và nghiên cứu với nhiều đại học lớn trên thế giới như: Đại học Tsukuba (Nhật Bản), Đại học Hallym (Hàn Quốc), Đại học Genoble (Pháp), Đại học Victoria (Wellington - Newzealand), Đại học Quốc lập Trung ương Đài Loan… Tự hào với những thành tích đã đạt được, trong thời gian tới, Khoa Sinh học - Công nghệ Sinh học sẽ nỗ lực phấn đấu xây dựng Khoa trở thành đơn vị đào tạo uy tín, nghiên cứu về sinh học và CNSH mạnh của cả nước, uy tín trong khu vực cũng như trên thế giới. Liên hệ website để cập nhật thêm các thông tin: http://fbb.hcmus.edu.vn/vn/trang-chu.html  

EVNNPC: Chủ động, sẵn sàng ứng phó với các tình huống thiên tai

Công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn là hoạt động mang tính chất rất quan trọng và được đặt lên hàng đầu của Tổng công ty Điện lực miền Bắc, với yêu cầu chủ động, sẵn sàng ứng phó với các tình huống thiên tai có thể xảy ra. Đây là khẳng định của bà Đỗ Nguyệt Ánh - Phó Tổng Giám đốc Thường trực Tổng Công ty Điện lực miền  Bắc, Tổng chỉ huy buổi diễn tập Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN), quản lý trình tự công việc, đảm bảo an toàn cho con người và thiết bị, xử lý sự cố lưới điện và hệ thống viễn thông cấp Tổng công ty năm 2019 khu vực Đồng bằng ven biển, được tổ chức ngày 12/4/2019 tại Hải Phòng. Phó Tổng giám đốc Thường trực - Đỗ Nguyệt Ánh phát lệnh diễn tập Đây là buổi diễn tập thứ hai sau buổi diễn tập vào cuối tháng 3/2019 được EVNNPC tổ chức tại Điện Biện thuộc khu vực Tây Bắc Bộ. Buổi diễn tập với sự tham gia của các đơn vị PC Hải Phòng, PC Quảng Ninh, PC Thái Bình, Công ty dịch vụ Điện lực miền Bắc, Công ty thí nghiệm Điện miền Bắc, Trường Cao đẳng Điện lực miền Bắc. Phát lệnh tại buổi diễn tập, Phó Tổng giám đốc Thường trực Đỗ Nguyệt Ánh nhấn mạnh: Diễn tập PCTT&TKCN là hoạt động mang tính chất rất quan trọng thường xuyên liên tục và định kỳ của EVNNPC. Với nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh cung cấp điện trên địa bàn 27 tỉnh thành phía Bắc, EVNNPC hiện đang quản lý một khối lượng tài sản lớn nhất gồm có: 350 TBA 110kV, hơn 8.500km đường dây 110kV, hàng trăm nghìn đường dây trung và hạ thế; gần 47.162 trạm biến áp phân phối. Cùng địa hình kinh doanh phức tạp bao gồm cả miền núi, đồng bằng, trung du và hải đảo, thường xuyên phải đối mặt với các hiện tượng cực đoan của thời tiết, với nhiều hình thái thiên tai. Hàng năm, EVNNPC thường xuyên đầu tư xây dựng về sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên, vật tư, thiết bị dự phòng, cũng như trang bị cho các đơn vị để thường xuyên gia cố lưới điện trước mùa mưa bão. Tuy nhiên, một việc hết sức quan trọng đó là phải tổ chức diễn tập định kỳ và huy động tổng lực tất cả cán bộ làm công tác quản lý kỹ thuật, an toàn công tác quản lý vận hành và những phần liên quan để chủ động và kịp thời ứng phó khi có thiên tai xảy ra. Sử dụng thuyền tiếp cận vị trí để đưa nạn nhân vào đất liền cấp cứu Bà Ánh yêu cầu tất cả các đơn vị tham gia Chương trình diễn tập ngày hôm nay phải thực hiện diễn tập theo đúng kế hoạch và kịch bản và những tình huống đã đề ra. Với một tinh thần nghiêm túc, khẩn trương, thực hiện đúng, đủ theo quy trình, trình tự quản lý kỹ thuật vận hành, quy trình an toàn lao động và trong quá trình đó phải đảm bảo thực hiện nghiêm túc các quy định của địa phương, đảm bảo an toàn nơi công cộng và an toàn giao thông đường bộ và đường sông khi tham gia diễn tập. Đảm bảo tiến độ khẩn trương trong công tác xử lý khi tham gia diễn tập. Tình huống sơ cứu nạn nhân trong khi thực hiện diễn tập Xử lý tình huống khi xảy ra tai nạn, làm 01 công nhân gãy tay, 01 công nhân gãy chân Xử lý tình huống sự cố thuộc đường dây 110kV mạch kép từ 171, 172 Tình huống giả định được đặt ra trong diễn tập tại khu vực Hải Phòng: Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn Trung ương, cơn bão N đi vào biển Đông sẽ đổ bộ vào Hải Phòng có sức gió mạnh cấp 10, giật cấp 12, vị trí gần tâm bão từ 90 - 120 km/h. Mưa bão kèm theo gió giật mạnh khi đổ bộ vào đất liền gây đổ cây cối vào đường dây. Gió lốc làm bay mái tôn của một số công trình gần đường dây gây ra sự cố: Hư hỏng nhiều chuỗi sứ tại 2 vị trí cột 5 và 6 nhánh rẽ TBA 110kV Lạch Tray (E2.3) thuộc đường dây 110kV mạch kép từ 171, 172 TBA 220kV Đình Vũ - TBA 220kV Đồng Hòa; gió lốc cuốn các vật liệu công trình bay vào dàn trạm TBA Đài Liệt Sỹ 250kVA-22/0,4kV thuộc lộ 22kV 484 TBA 110kV Lạch Tray làm hư hỏng MBA, vỡ sứ đầu trạm, nổ chì FCO gây mất điện khu vực trong đó có phụ tải quan trọng; hư hỏng TU tại trạm đo đếm ranh giới giữa Điện lực Ngô Quyền và Điện lực Hải An thuộc lộ 22kV 475 TBA 110kV Cát Bi (E2.13), làm mất điện một phần lưới trung áp khu vực quản lý của Điện lực Ngô Quyền. Mưa lớn nước dâng làm ngập một số hòm hộp công tơ của Điện lực Ngô Quyền phải huy động nhân lực từ các Điện lực khác thuộc PC Hải Phòng đến hỗ trợ kiểm tra lưới hạ áp, ghi chỉ số công tơ. Sét đánh vào cáp quang OPGW làm mất đường truyền (hướng Hải Phòng - Hải Dương) của hệ thống viễn thông dùng riêng phải chuyển sang hướng dự phòng Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh phục vụ điều hành sản xuất, kinh doanh và điều hành lưới điện của TTĐK PC Hải Phòng. Trong quá trình đi kiểm tra tìm điểm sự cố của đường dây 110kV trên khu vực đảo Cát Hải đã xảy ra tai nạn, làm 1 công nhân gãy tay, 1 công nhân gãy chân, tiến hành sơ cứu, sử dụng thuyền tiếp cận vị trí để đưa nạn nhân vào đất liền cấp cứu... Bà Đỗ Nguyệt Ánh trực tiếp chỉ huy tại hiện trường diễn tập Tổng Công ty Điện lực miền Bắc do bà Đỗ Nguyệt Ánh - Phó Tổng Giám đốc, Trưởng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN đã cùng cán bộ xuống trực tiếp phối hợp với Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Công ty Điện lực Hải Phòng và chỉ đạo Công ty Điện lực Hải Phòng ứng phó với bão N. Trưởng Ban PCTT&TKCN Công ty Điện lực Hải Phòng tiếp thu ý kiến chỉ đạo Trưởng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN Tổng Công ty, theo đó các đơn vị trực thuộc tại PC Hải Phòng sẵn sàng triển khai và ứng phó với cơn bão N. Thường xuyên, liên tục theo dõi diễn biến của thời tiết, cập nhật thông tin của Ban chỉ huy PCTT&TKCN TP Hải Phòng, thực hiện chỉ đạo Ban chỉ huy PCTT&TKCN Tổng Công ty Điện lực miền Bắc, nắm bắt tình hình sự cố và thiệt hại do bão lũ gây ra báo cáo Ban chỉ huy PCTT&TKCN TP Hải Phòng và Tổng Công ty Điện lực miền Bắc theo quy định. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện phương án thích hợp mỗi tình huống để có hướng xử ký kịp thời ngay sau khi bão tan. Sau buổi diễn tập, Ban chỉ huy PCTT&TKCN đã tổ chức họp rút kinh nghiệm. Trưởng ban chỉ huy PCTT & TKCN Đỗ Nguyệt Ánh đã đánh giá cao công tác chuẩn bị, các đơn vị tham gia trong quá trình diễn tập đã thực hiện đúng quy trình và các tình huống đã đặt ra; thực hiện công tác diễn tập về sớm trước thời gian so với kế hoạch. Bà Ánh cho rằng: Để có được kết quả như ngày hôm nay là có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, từ đơn vị tổ chức đến các cán bộ cùng tham gia vào công tác diễn tập và việc giám sát thực hiện các tình huống. Với tinh thần nghiêm túc, khẩn trương và đặc biệt là các tình huống xử lý trong diễn tập đã thực hiện đúng quy trình, đảm bảo theo sát các kịch bản và kế hoạch đã đề ra.

Trường THCS Nguyễn Huệ (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng): Xứng danh mang tên người anh hùng áo vải

Năm 1975, trường Phổ thông cơ sở Nguyễn Huệ, gồm cả cấp I và cấp II được thành lập trên cơ sở vật chất của trường Trung học Bồ Đề, còn gọi là trường Quyết Thắng. Năm học 1989 - 1990, theo Quyết định QĐ/609 của UBND thành phố ngày 24/5/1989, trường đổi thành trường Phổ thông cấp 2 Nguyễn Huệ, nay là trường THCS Nguyễn Huệ. Tự hào mang tên người anh hùng áo vải của dân tộc, nhà trường luôn nỗ lực tạo dựng môi trường sư phạm thân thiện, điều kiện học tập thuận lợi, chất lượng đào tạo cao cho học sinh thân yêu. Các em học sinh đại diện cho nhà trường - trẻ - năng động - sáng tạo Trong thời gian qua, trường đã tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng, ứng dụng công nghệ thông tin trong từng bài giảng. Các phòng học bộ môn hóa - sinh, vật lý, tin học, âm nhạc, thư viện đã phát huy được chức năng, tăng tính sinh động cho từng bài học, tạo cơ hội cho học sinh thực hành, sáng tạo. Học sinh còn yếu trong các môn Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ được giáo viên phụ đạo, hướng dẫn tận tình để các em bắt kịp với bài học trên lớp. Công tác kiểm tra, đánh giá năng lực của học sinh diễn ra công bằng, minh bạch và ngày càng đi vào thực chất. Trường đã tích hợp các nội dung giáo dục kỹ năng sống, an toàn giao thông, bảo vệ môi trường… vào các môn học cũng như giờ sinh hoạt ngoại khóa. Hoạt động xã hội, từ thiện cũng là một trong những điểm sáng tại Trường THCS Nguyễn Huệ khi cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường luôn nhiệt tình hưởng ứng phong trào “Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam”, ủng hộ “Góp đá Trường Sa”, đóng góp quỹ Đền ơn, đáp nghĩa, quỹ Ngày vì người nghèo, đồng bào chịu thiệt hại do thiên tai… Đoàn đại biểu trang trọng tới buổi lễ đón nhận Huân chương Lao động Hiệu trưởng nhà trường - thầy Võ Thanh Phước vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì Kết quả đào tạo trong 5 năm học gần đây đã phần nào minh chứng cho chất lượng ngày càng cao của nhà trường. Trung bình tỷ lệ học sinh xếp loại học lực khá và giỏi đạt 83,49%; tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt và khá đạt 94,41%; học sinh tốt nghiệp THCS đạt 100%; nằm trong tốp đầu Hội khỏe Phù Đổng cấp quận; đạt 355 giải trong cuộc thi học sinh giỏi cấp thành phố. Trường THCS Nguyễn Huệ cũng gặt hái nhiều thành tích ấn tượng trong cuộc thi các cấp như: Hội thi Vô địch Tin học văn phòng Thế giới khu vực miền Trung, Hội thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai, Olympic Tài năng Tiếng Anh cấp Quốc gia, Giải Toán qua mạng cấp Quốc gia, hùng biện và tốp ca danh nhân địa danh trường mang tên, thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn, Cuộc thi khoa học kỹ thuật, Hội thi văn nghệ “Mừng Đảng - Mừng xuân”… Hoạt động văn nghệ sôi nổi Sự chỉn chu, đầu tư quy mô trong từng tiết mục văn nghệ trong buổi lễ đón nhận Huân chương Vinh danh những cống hiến của nhà trường cho sự nghiệp “trồng người”, Đảng, Nhà nước ta đã trao tặng tập thể trường nhiều danh hiệu, phần thưởng cao quý: Huân chương Lao động hạng Nhì, Huân chương Lao động hạng Ba, Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bằng khen của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Cờ thi đua và Bằng khen của UBND TP Đà Nẵng, Bằng khen của Liên đoàn Lao động TP Đà Nẵng, danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc… Tin tưởng rằng, thầy và trò nhà trường sẽ tiếp tục thắp sáng ngọn lửa truyền thống Dạy tốt - Học tốt của trường THCS Nguyễn Huệ trong hiện tại và tương lai.    

Xã Nam Cường (huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình): Phát huy nội lực để tạo đột phát trong phát triển kinh tế - xã hội

Xã Nam Cường là một trong những xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) sớm của huyện Tiền Hải (năm 2013). Đây là vùng đất ven biển, giàu tiềm năng để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản. Nhân dân xã Nam Cường luôn tự hào về truyền thống lao động cần cù, khai hoang lấn biển và vinh dự được Bác Hồ về thăm năm 1962. Trong cuộc đấu tranh giữ làng, giữ nước, hơn 800 người con của quê hương Nam Cường đã hăng hái lên đường làm nhiệm vụ giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Bác về thăm Nam Cường (26/03/1962) Năm 2019, xã Nam Cường kỷ niệm chặng đường 44 năm thành lập và phát triển (1975 - 2019) và 57 năm ngày Bác Hồ về thăm. Trong niềm phấn khởi, tự hào trước những đổi thay tích cực của quê hương, cán bộ, đảng viên và nhân dân xã đang ra sức thi đua phấn đấu, hăng say lao động, công tác để lập thành tích chào mừng những sự kiện quan trọng của quê hương, xây dựng xã ngày càng phát triển, giàu đẹp. Theo đồng chí Mai Văn Hoài, Chủ tịch UBND xã, từ năm 2010 đến nay, Đảng bộ và nhân dân xã Nam Cường đã đoàn kết, thống nhất, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, khai thác mọi nguồn lực xã hội để tập trung phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, giữ vững quốc phòng - an ninh, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân. Kinh tế phát triển tương đối toàn diện, tốc độ phát triển kinh tế tăng trưởng khá, tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản trong cơ cấu kinh tế tăng nhanh, nhiều dự án đầu tư được triển khai thực hiện. Trong năm 2018, với sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, cùng với sự quan tâm của cấp trên, kinh tế - xã hội của xã tiếp tục có bước phát triển mạnh mẽ, giá trị sản xuất toàn xã tăng 62,6%, cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Kỷ vật ngày Bác về thăm Nam Cường được lưu giữ tại Nhà truyền thống của xã Tổng giá trị sản xuất (theo giá so sánh năm 2010) năm 2018 đạt 137,7 tỷ đồng, tăng gần 4 lần so với năm 2010. Trong đó: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản đạt 17,8 tỷ đồng, thương mại - dịch vụ đạt 75,2 tỷ đồng, nông nghiệp - thủy sản đạt 44,7 tỷ đồng. Mặc dù nông nghiệp - thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của xã song xu hướng dịch chuyển sang thương mại - dịch vụ ngày càng rõ nét. Hiện nay cơ cấu giá trị sản xuất thực tế như sau: Nông nghiệp - thủy sản chiếm 32,5%; công nghiệp - xây dựng chiếm 13%, thương mại - dịch vụ chiếm 54,5%. Sản xuất nông nghiệp, thủy sản chuyển biến tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa, khai thác tốt hơn tiềm năng, lợi thế của xã ven biển và truyền thống thâm canh. Thu nhập bình quân đầu người năm 2018 đạt 42,7%, tăng gấp 3,7 lần so với năm 2010. Cống Lân II – Công trình thủy lợi quan trọng của tỉnh, huyện Tiền Hải tại Xã Nam Cường xây dựng năm 1994 Được biết, trong sản xuất nông nghiệp, xã đã tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ để tạo ra sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao; đặc biệt chú trọng xây dựng mô hình liên kết giữa nhà nông, nhà nước, nhà khoa học và doanh nghiệp từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm; thực hiện tốt các chính sách, cơ chế hỗ trợ sản xuất nông nghiệp... Trang trại lợn của Công ty Hưng Phú Cường, một trong những Công ty chăn nuôi dẫn đầu toàn tỉnh theo quy trình công nghệ cao khép kín đạt sản lượng cao Về nuôi trồng thủy sản, xã đã quy hoạch vùng nuôi ngao, nuôi tôm, nuôi cá là đối tượng nuôi chủ lực. Năm 2018, một số mô hình nuôi tôm thẻ thâm canh công nghệ cao vừa cho hiệu quả kinh tế cao vừa gắn với phát triển bền vững, bảo vệ môi trường đã cho thấy đây là hướng đi đúng. Ngoài ra, xã đã quy hoạch chuyển đổi 12 ha đất úng trũng sang nuôi thủy sản nước ngọt kết hợp mô hình VAC nuôi cá vược, cá chình, cá trắm đen... sản lượng từ 5-6 tấn/ha, giá trị 500-600 triệu đồng. Một số mô hình nuôi tôm thẻ, tôm sú đã cho giá trị 200-300 triệu đồng/ha. Bên cạnh đó, với 21 tàu thuyền tham gia đánh bắt ven biển đã bảo đảm đời sống ổn định cho trên 50 ngư dân. Diện mạo nông thôn ở Nam Cường như một bức tranh với những gam màu tươi sáng của những công trình xây dựng mới, những ngôi nhà cao tầng và con đường bê tông thẳng tắp, sạch sẽ, rộng rãi... Có được điều đó là nhờ xã đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống dân sinh. Công tác quản lý nhà nước về môi trường có chuyển biến tích cực. Các chương trình, dự án về môi trường, xử lý rác thải, chương trình nước sạch nông thôn thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia. Từ năm 2013 xã đã thực hiện việc xử lý rác thải theo công nghệ lò, 100% số thôn có tổ vệ sinh môi trường chuyên thu gom rác thải, qua đó môi trường nông thôn được cải thiện, hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường. Các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, an sinh xã hội cũng ngày càng phát triển và đạt được nhiều thành tựu mới; đời sống tinh thần của các tầng lớp nhân dân phong phú với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao được tổ chức thường xuyên... Cơ sở nuôi cá sấu của gia đình ông Trần Thanh Bình - thôn Hoàng Môn, xã Nam Cường Chia sẻ về mục tiêu, nhiệm vụ trong năm 2019, đồng chí Mai Văn Hoài cho biết: Năm 2019 là năm cuối, có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2015 - 2020). Trong bối cảnh có những thuận lợi và thách thức đan xen, UBND xã đề ra mục tiêu duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2019 đạt 12% trở lên; tổng giá trị sản xuất tăng 12% so với năm 2018; thu nhập bình quân đầu người đạt 48 triệu đồng/người/năm; làm tốt công tác giải phóng mặt bằng phục vụ các dự án trên địa bàn xã; chú trọng phát triển văn hóa, xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật; đẩy mạnh cải cách hành chính; củng cố quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Cán bộ và nhân dân toàn xã quyết tâm phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra để xứng đáng được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất.

Lữ đoàn Phòng không 210 tiếp nối truyền thống đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân

Trung đoàn Phòng không (PK) 210 (tiền thân của Lữ đoàn PK 210) được thành lập ngày 25/4/1959, có nhiệm vụ bảo vệ khu công nghiệp Gang Thép Thái Nguyên. Ra đời từ những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, dấu chân của cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn trải dài trên khắp các chiến trường Bắc, Trung, Nam, làm nghĩa vụ quốc tế cao cả trên đất nước bạn Lào, Cam-pu-chia. Trung đoàn đã tham gia hàng nghìn trận đánh, bắn rơi 66 máy bay Mỹ, cùng nhiều chiến công chói lọi khác. Với những thành tích ấy, Trung đoàn đã được Đảng, Nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Quân công hạng Ba; Huân chương Chiến công hạng Nhất, Nhì, Ba; danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang (LLVT) nhân dân thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước; Huân chương bảo vệ Tổ quốc hạng Ba, cùng các danh hiệu cao quý khác. Đại tá Trần Văn Thắng - Lữ đoàn trưởng Bề dày truyền thống đã tạo nên những giá trị tốt đẹp trong suốt chặng đường vẻ vang, rất đỗi tự hào của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn PK 210. Ngày nay, cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn PK 210 đang kề vai sát cánh tiếp bước những trang sử hào hùng về 60 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành. Những chiến công, thành tích oanh liệt của lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn sẽ là hành trang, bài học cho các thế hệ hôm nay và mai sau phấn đấu, học tập, noi theo. Tiếp nối truyền thống đơn vị Anh hùng LLVT nhân dân, bước vào thời kỳ mới (giai đoạn 2010 - 2019), dưới ánh sáng Nghị quyết đại hội Đảng các cấp, Nghị quyết của Đảng bộ Lữ đoàn nhiệm kỳ 2015 - 2020, tập trung quán triệt sâu sắc đường lối, quan điểm của Đảng, nhiệm vụ Quân đội, đơn vị, xây dựng cho cán bộ, chiến sĩ có bản lĩnh chính trị vững vàng, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng. Nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của Lữ đoàn, lãnh đạo hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của Lữ đoàn, nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu trong tình hình mới, đồng thời tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về xây dựng nền nếp chính quy và quản lý kỷ luật; bảo đảm tốt công tác hậu cần, kỹ thuật cho thực hiện các nhiệm vụ. Xây dựng Lữ đoàn vững mạnh toàn diện; Đảng bộ vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức; giữ vững nguyên tắc lãnh đạo của Đảng; cấp uỷ, chi bộ có năng lực lãnh đạo toàn diện và sức chiến đấu cao. Bên cạnh đó, Lữ đoàn luôn làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, động viên bộ đội, đẩy mạnh các hoạt động thi đua, nhân rộng các điển hình tiên tiến, bảo đảm tiêu chuẩn đời sống văn hóa tinh thần cho bộ đội. Thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với quân đội và hậu phương quân đội. Thường xuyên chăm lo, bồi dưỡng, giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên, chú trọng công tác phát triển đảng viên, thường xuyên kiện toàn đội ngũ cấp ủy viên các cấp góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp ủy, chi bộ. Tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng, nhất là sinh hoạt ra nghị quyết lãnh đạo, sinh hoạt chuyên đề. Đổi mới nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát. Tích cực chăm lo tạo nguồn, bồi dưỡng cán bộ, đội ngũ cán bộ các cấp được rèn luyện, trưởng thành từ cơ sở, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Mười năm qua, với tinh thần tích cực, chủ động, sáng tạo, cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn luôn có tinh thần cảnh giác cách mạng, nhận rõ âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, về đối tượng, đối tác; thu, nắm và quản lý chặt chẽ vùng trời được giao; duy trì nghiêm các chế độ sẵn sàng chiến đấu; không để bị bất ngờ, lỡ thời cơ. Lực lượng cơ động A2 sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ Để đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, Lữ đoàn đã quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc nghị quyết, mệnh lệnh, chỉ thị của cấp trên về công tác huấn luyện, nhất là Nghị quyết 765 của Quân ủy Trung ương, Nghị quyết 703 của Đảng ủy Quân khu về nâng cao chất lượng huấn luyện giai đoạn 2013 - 2020 và những năm tiếp theo. Đại đội PPK 57 thực hành bắn đạn thật  Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác chuẩn bị huấn luyện, tập huấn, bồi dưỡng cán bộ; tổ chức huấn luyện cho các đối tượng đúng, đủ nội dung, thời gian theo kế hoạch; huấn luyện từ dễ đến khó, sát với đặc điểm nhiệm vụ, điều kiện chiến đấu. Thực hành bắn đạn thật Tên lửa A72 tầm thấp  Kết hợp chặt chẽ giữa huấn luyện với rèn luyện thể lực, nâng cao sức bền cho bộ đội. Vì vậy, chất lượng huấn luyện ngày một nâng lên và có độ vững chắc. Kiểm tra kết thúc các năm đều đạt đơn vị huấn luyện giỏi. Tổ chức và tham gia diễn tập các cấp hoàn thành tốt nhiệm vụ, an toàn tuyệt đối. Tham gia các cuộc hội thi, hội thao bắn đạn thật với trên đều đạt giải cao. Hoạt động thể thao giờ thứ 8 Về công tác xây dựng chính quy, quản lý kỷ luật, Lữ đoàn đã chấp hành nghiêm chỉ thị, quy định của cấp trên về xây dựng chính quy, quản lý kỷ luật. Tiến hành nhiều biện pháp giáo dục, động viên tư tưởng tình hình chấp hành kỷ luật, xây dựng nền nếp chính quy có nhiều chuyển biến tiến bộ, không có vi phạm kỷ luật nghiêm trọng, vi phạm thông thường dưới 0,3%. Về cảnh quan môi trường, Lữ đoàn đã quan tâm, đầu tư xây dựng cơ bản, bằng chính nội lực hiện có. Với sự đoàn kết, quyết tâm cao, chỉ huy điều hành khoa học, quyết đoán, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của Chỉ huy, mỗi năm, mỗi thời gian trôi qua Lữ đoàn như khoác thêm chiếc áo mới, với diện mạo mới đầy khang trang, đẹp trong mắt của cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn và đẹp trong mắt đối với tất cả những ai đã bước chân đến Lữ đoàn. Đó cũng chính là môi trường, là điều kiện để cán bộ, chiến sĩ của Lữ đoàn phấn đấu, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Cảnh quan môi trường cơ quan Lữ đoàn bộ Với tinh thần quân dân như cá với nước, cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn thường xuyên giúp đỡ địa phương, đơn vị kết nghĩa, gia đình chính sách, có hoàn cảnh khó khăn, nhất là 2 địa chỉ đỏ của Lữ đoàn mỗi năm hàng nghìn ngày công và hàng trăm triệu đồng. Phối hợp nắm tình hình hoạt động của các tổ chức tôn giáo, các đối tượng trên địa bàn theo Quy chế phối hợp hoạt động. Các tổ chức quần chúng xung kích, sáng tạo đã góp phần xây dựng các cấp ủy, tổ chức đảng trong sạch vững mạnh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Hàng năm cán bộ, đoàn viên thanh niên thông qua phong trào quà tặng người thân đã tiết kiệm gửi về giúp đỡ gia đình hàng tỷ đồng. Hoạt động đền ơn, đáp nghĩa Thường xuyên đổi mới, sáng tạo trong công tác tăng gia sản xuất, bảo đảm đời sống, đơn vị tự túc 100% thịt, cá, gia cầm và các loại rau xanh, giá trị thu từ tăng gia sản xuất năm sau cao hơn năm trước, năm 2019 phấn đấu đạt 1.600.000đ/người/năm. Đã làm tốt công tác nuôi dưỡng bộ đội, đủ định lượng, an toàn tuyệt đối về thực phẩm. Công tác chăm sóc sức khỏe cho bộ đội được quan tâm, quân số khỏe hàng năm đạt hơn 99%. Thường xuyên củng cố, xây dựng doanh trại chính quy “Sáng, xanh, sạch, đẹp”. Lữ đoàn được Bộ tư lệnh Quân khu tặng Bằng khen trong phong trào thi đua “Ngành hậu cần quân đội làm theo lời Bác Hồ dạy”. Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Quân khu, thăm quan vườn tăng gia của Lữ đoàn Bảo đảm đầy đủ, đúng chủng loại, chất lượng và đồng bộ vũ khí thiết bị (VKTB) cho nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và các nhiệm vụ. Thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động 50, bảo đảm an toàn tuyệt đối về người và VKTB. Kiểm tra công tác kỹ thuật Mười năm tiếp bước các thế hệ cha anh (2010 - 2019), cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn luôn vững bước trên con đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dày công vun đắp. Dù trong bất kỳ điều kiện hoàn cảnh nào, cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn cũng đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, nội bộ đoàn kết, dân chủ mở rộng, được cấp trên, cấp ủy, chính quyền, nhân dân và các đơn vị trên địa bàn ủng hộ. Đó là điều kiện thuận lợi để cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn tiếp tục tô thắm truyền thống Lữ đoàn PK 210 - Đoàn PK Thái Nguyên anh hùng. Trong những năm qua mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng bằng sự cố gắng, quyết tâm cao, cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn đã được Bộ Quốc phòng tặng Cờ thi đua các năm 2010, 2012, 2014, 2015, 2017; năm 2018, Chính phủ tặng Cờ thi đua, Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì, cùng nhiều Bằng khen, Giấy khen, danh hiệu thi đua khác. Những thành tích đã đạt được là mục tiêu, là động lực để cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn tiếp tục phấn đấu, trưởng thành, viết tiếp những trang sử vẻ vang của Đoàn PK Thái Nguyên anh hùng. Đại tá Trần Văn Thắng Lữ đoàn trưởng, Lữ đoàn Phòng không 210/Quân khu 1

Trang