Chuyên đề

Huyện Việt Yên (tỉnh Bắc Giang): Từ Huyện nông thôn mới, phấn đấu trở thành đơn vị Anh hùng Lao động

Là địa phương giàu truyền thống, phát triển năng động nhất tỉnh Bắc Giang, năm 2018, Việt Yên được công nhận là Huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh. Trên đà thắng lợi, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Việt Yên đang ra sức phấn đấu, xây dựng phát triển huyện trở thành đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới; cũng như lập những thành tích đáng tự hào hướng tới kỷ niệm 200 năm thành lập huyện vào năm 2020. Bí thư Tỉnh ủy Bùi Văn Hải trao Quyết định công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2018 cho lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ huyện Việt Yên Bức tranh nông thôn mới hiện hữu trên quê hương Anh hùng Trên chặng đường xây dựng và phát triển quê hương, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Việt Yên đã được Đảng và Nhà nước tặng nhiều danh hiệu, phần thưởng cao quý: Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ chống Pháp; 4 danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang; Huân chương Lao động các hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; 15.000 Huân, Huy chương Kháng chiến; 15 Huân chương Chiến công; 126 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng được phong tặng và truy tặng; hàng trăm Cờ thi đua, Bằng khen của Chính phủ, các bộ ngành Trung ương, UBND tỉnh cho các tập thể thuộc huyện. Truyền thống anh hùng đã trở thành điểm tựa để Việt Yên vươn lên trong hiện tại, nhất là trong công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM). Sau 8 năm triển khai thực hiện phong trào xây dựng NTM, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành, sự tích cực vào cuộc của chính quyền và nhân dân trong huyện, đến tháng 6/2018 Việt Yên đã hoàn thành 9/9 tiêu chí huyện nông thôn mới; ngày 8/11/2018,  được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, trở thành huyện thứ 56 toàn quốc và là địa phương đầu tiên của tỉnh Bắc Giang đạt huyện nông thôn mới. Đồng chí Lê Ô Pích, Chủ tịch UBND huyện cho biết “Thành công này xuất phát từ sự chung sức đồng lòng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân toàn huyện. Trong xây dựng NTM, cùng với ngân sách Nhà nước, Việt Yên đã huy động được hàng chục nghìn ngày công và hàng trăm tỷ đồng, vận động người dân hiến hàng nghìn m2 đất để làm đường và các công trình phúc lợi ở địa phương”. Diện mạo nông thôn của huyện đã có nhiều chuyển biến rõ nét. Hệ thống giao thông trên địa bàn được đảm bảo theo chuẩn NTM. Tỷ lệ đường xã, liên xã được cứng hóa đạt 98,06%. Tỷ lệ đường trục thôn, liên thôn được cứng hóa đạt 76,45%. Tỷ lệ đường ngõ, xóm được cứng hóa đạt 81,19%. Hệ thống thủy lợi nội đồng đảm bảo phục vụ sản xuất và phòng chống thiên tai; tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu nước chủ động tại các xã đạt trên 90%. Có 100% số xã có hệ thống điện nông thôn đạt chuẩn, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện; 100% số hộ được sử dụng điện thường xuyên, an toàn.  Tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia đạt 92,4%. Số lao động có việc làm qua đào tạo đạt 65%. Trên địa bàn huyện không có hộ ở nhà tạm, nhà dột nát, 92,18% hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn theo quy định. 17/17 xã có hội trường văn hoá đa năng. 154/154 thôn có nhà văn hóa, điểm sinh hoạt cộng đồng, khu thể thao, sân thể thao. Tỷ lệ làng văn hóa đạt 81,2% và có 88,4% gia đình đạt danh hiệu Gia đình văn hóa. Huyện có 331 di tích lịch sử được bảo tồn và phát huy, trong đó khu di tích cấp quốc gia đặc biệt chùa Bổ Đà, “Bộ Mộc bản Kinh Phật cổ nhất Việt Nam”, “Vườn tháp lớn nhất Việt Nam”, đình Thổ Hà, dân ca quan họ và 5 làng quan họ cổ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại. Bệnh viện đa khoa huyện được công nhận là bệnh viện hạng 2. Huyện có 100% trạm y tế đạt chuẩn quốc gia. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế toàn huyện đạt 97,3%. Bước phát triển toàn diện Bức tranh nông thôn mới đầy tươi sáng mới chỉ phản ánh phần nào sự phát triển năng động, toàn diện của huyện Việt Yên năm 2018.  Trong năm, huyện đã có 13/15 chỉ tiêu vượt kế hoạch (KH), 2/15 chỉ tiêu đạt kế hoạch do Nghị quyết HĐND huyện về phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 đề ra. Điển hình: Tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao 20,15%, bằng 242,77% KH. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 1.048,409 tỷ đồng, bằng 151,88% KH. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 75.419 tấn, bằng 101,92% KH. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội là 5.861 tỷ đồng, bằng 130,24% KH. Giá trị sản xuất trên 1ha đất nông nghiệp đạt 119 triệu đồng, bằng 110,19% KH. Mức giảm tỷ lệ sinh đạt 0,84‰, bằng 763,64% KH. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4,13%, bằng 118,64% KH. Huyện đã tạo việc làm mới cho 3.350 người, bằng 115,52% KH. Sản xuất công nghiệp vẫn là điểm nhấn trong toàn cảnh phát triển kinh tế địa phương. Trên địa bàn huyện có 7 khu, cụm công nghiệp, tạo việc làm ổn định cho gần 70.000 lao động. Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng đạt 4.385,968 tỷ đồng, bằng 116,23% KH; tốc độ tăng trưởng đạt 28,21%. Song song đó, Việt Yên còn đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng NTM. Trong đó gần 90% diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện được cơ giới hóa tạo thành các vùng sản xuất rau củ quả ứng dụng công nghệ cao như vùng rau củ quả diện tích 20 ha ở xã Trung Sơn; 50 ha ở xã Việt Tiến; vùng sản xuất thủy sản tập trung với 82 ha...  Đã hình thành được một số chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp: Dược liệu, nấm sạch, rau củ quả, ớt, lúa... mang lại hiệu quả kinh tế cao, được nhân rộng trong toàn huyện. Khép lại năm 2018, huyện Việt Yên đã được Chính phủ tặng Cờ thi đua. Danh hiệu này sẽ tạo động lực mạnh mẽ để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Việt Yên tiếp tục phấn đấu xây dựng huyện NTM kiểu mẫu; lập thành tích hướng tới kỷ niệm 200 năm thành lập huyện vào năm 2020; xây dựng, phát triển Việt Yên lên một tầm cao mới, trở thành đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới và đô thị loại IV trực thuộc tỉnh vào năm 2022.  

Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây: Đổi mới để nâng cao chất lượng đào tạo

- Chuyên đề  14/2/2019 Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây: Đổi mới để nâng cao chất lượng đào tạo Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây, tiền thân là trường trung cấp sư phạm liên tỉnh Hà Nội - Hà Đông - Sơn Tây, được thành lập tại khu học xá Đông Phù, huyện Đông Mỹ, Thanh Trì, Hà Nội từ năm 1959 và là một trong những ngôi trường sư phạm đầu tiên ở đồng bằng Bắc Bộ tính từ sau hòa bình lập lại. Hiện nay là trường trực thuộc UBND TP Hà Nội và là một cơ sở đào tạo giáo viên có chất lượng của Thủ đô có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên từ bậc mầm non đến tiểu học và trung học cơ sở. Quy mô đào tạo của nhà trường hiện nay có 11 ngành đào tạo cao đẳng và 2 ngành đào tạo trung cấp với khoảng 2.000 sinh viên và 160 cán bộ, giảng viên, nhân viên. Chỉ tiêu tuyển sinh những năm gần đây của nhà trường đều đạt từ 80 - 90%. Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp hàng năm đạt trên 90% và trên 90% sinh viên có việc làm đúng chuyên môn đào tạo sau khi ra trường. Để bắt kịp với yêu cầu của đổi mới giáo dục hiện nay, nhà trường xác định, nâng cao chất lượng đào tạo được coi là ưu tiên hàng đầu. Để thực hiện mục tiêu này, nhà trường đã áp dụng nhiều giải pháp đồng bộ: Một là đổi mới cơ chế quản lý theo hướng quản lí theo mục tiêu, chất lượng; hai là phát triển chương trình đào tạo theo hướng mềm dẻo, liên thông, cập nhật với định hướng phát triển chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2020, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên (SV) được học cùng lúc 2 chương trình, học cải thiện điểm; ba là, đổi mới phương pháp dạy học (PPDH), kiểm tra đánh giá theo định hướng tiếp cận năng lực người học và đáp ứng nhu cầu xã hội. Nhà trường đã thử nghiệm một số mô hình đổi mới trong khâu tổ chức đào tạo như khảo sát chất lượng đầu vào của sinh viên và đánh giá kĩ năng nghề của SV trước khi đi thực tập; mời giảng viên người nước ngoài tham gia giảng dạy ngoại ngữ tại trường, áp dụng mô hình đào tạo lớp chất lượng cao đối với một số ngành, khảo sát tỷ lệ SV có việc làm sau 1 năm ra trường... Việc đổi mới PPDH theo hướng dạy SV cách học, đổi mới hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, thực tập nghề nghiệp cho sinh viên theo hướng chú trọng rèn các kỹ năng nghề được nhà trường xác định là mũi nhọn trong đổi mới công tác đào tạo. Để tiếp tục là một cơ sở đào tạo giáo viên có uy tín của Thủ đô, nhà trường xác định nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới là đổi mới toàn diện hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng chuẩn đầu ra; duy trì và nâng cao hơn nữa chất lượng các ngành đào tạo hiện có, từng bước đa dạng hóa các ngành đào tạo và mở rộng các dịch vụ giáo dục đáp ứng nhu cầu xã hội, gắn công tác đào tạo với thực tiễn sử dụng nguồn nhân lực, đảm bảo giáo dục toàn diện, nhằm đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục từ nay đến 2020, tầm nhìn đến 2030. Đổi mới PPDH theo hướng dạy SV cách học, không truyền thụ kiến thức lí thuyết một chiều, tăng cường thực hành ứng dụng theo tiêu hình thành kiến thức và kĩ năng nghề nghiệp; đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá theo xu hướng đánh giá quá trình và hướng tới đánh giá năng lực người học; tổ chức hoạt động dạy học độc lập với hoạt động kiểm tra, đánh giá; từng bước cải tiến các khâu trong quy trình đào tạo, tích cực ứng dụng các phần mềm quản lí, tiến tới xây dựng quy trình quản lí theo chuẩn ISO. Thực hiện tốt cuộc vận động nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục; nói không với đào tạo không đạt chuẩn và không đáp ứng yêu cầu xã hội. Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, những năm gần đây, nhà trường còn tập trung nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu khoa học, có kế hoạch xây dựng những nhóm nghiên cứu trọng điểm; chú trọng những đề tài có giá trị ứng dụng thực tiễn vào việc đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường và của giáo dục địa phương; tìm kiếm cơ hội hợp tác quốc tế trong đào tạo sinh viên và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giảng viên. Thực hiện tốt công tác thông tin khoa học, xây dựng kho học liệu và tài nguyên khoa học đáp ứng yêu cầu dạy học, nghiên cứu của cán bộ, giảng viên và học sinh (HS), SV. Với mục tiêu giáo dục toàn diện đối với SV, nhà trường cũng rất chú trọng đến việc tạo môi trường học tập thân thiện, chú trọng rèn luyện các kĩ năng mềm và triển khai công tác tư vấn hướng nghiệp, giới thiệu việc làm cho HSSV bên cạnh các hoạt động tư vấn học đường khác. Nhiều hình thức ngoại khóa, câu lạc bộ học thuật, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao đã thu hút được đông đảo HSSV tham gia. Được xác định là nhân tố quyết định trong mục tiêu đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, những năm qua, đội ngũ cán bộ, giảng viên nhà trường luôn được bổ sung theo hướng đủ về số lượng, mạnh về chất lượng và từng bước trẻ hóa. Đến nay, trường có gần 80% giảng viên có trình độ thạc sĩ và tiến sĩ. Nhà trường sẽ xây dựng cơ chế thu hút nhân tài để có thể tuyển dụng được những giảng viên có trình độ cao về giảng dạy tại trường. Tiếp tục có biện pháp hữu hiệu để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giảng viên, khuyến khích những người có đóng góp tích cực, tạo sự tin tưởng và đồng thuận cao trong đội ngũ cán bộ, giảng viên, gắn kết quyền lợi của người lao động với sự phát triển của nhà trường.  Đi đôi với nâng cao chất lượng đội ngũ, nhà trường đã đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và cảnh quan sư phạm. Trên diện tích 14 ha được xây dựng mở rộng đến nay đã có gần 100 phòng học và giảng đường đạt tiêu chuẩn, hơn 10 phòng thực hành, thí nghiệm với nhiều trang thiết bị dạy học hiện đại được đưa vào sử dụng. Ngoài ra, trường còn có Trung tâm thư viện với diện tích trên 4000m2; nhà tập đa năng, hệ thống sân chơi bãi tập cũng đã đáp ứng tốt nhu cầu của người học. Hệ thống dịch vụ hỗ trợ trong nhà trường cũng được quan tâm đầu tư xây mới như ký túc xá, nhà ăn, thư viện,... Với những thành tích đã đạt được, Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây đã vinh dự được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Ba; Huân chương Lao động hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; nhà trường và nhiều đơn vị trực thuộc, nhiều cá nhân được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục Đào tạo, UBND TP Hà Nội tặng Bằng khen. Nhiều cán bộ giảng viên đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua mỗi năm. Đảng bộ nhà trường được công nhận là Đảng bộ trong sạch, vững mạnh. Công đoàn, Đoàn thanh niên và các tổ chức đoàn thể khác luôn là đơn vị dẫn đầu trong các hoạt động của TP Hà Nội và được các bộ, ngành, đoàn thể cấp Trung ương khen tặng. Phát huy truyền thống 60 năm xây dựng và phát triển, dưới sự chỉ đạo sát sao của Đảng ủy - Ban giám hiệu và sự đồng thuận, quyết tâm của đội ngũ cán bộ giảng viên, nhân viên và HSSV trong toàn trường, với phương châm SÁNG TẠO - CHẤT LƯỢNG - PHÁT TRIỂN - HIỆU QUẢ, Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây thực sự là nơi ươm mầm cho những hạt giống tâm hồn, đang vững bước và tiếp tục đi lên trên con đường thực hiện sứ mệnh là trường sư phạm có uy tín, đào tạo có chất lượng, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục và đào tạo, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa.

Chào Xuân Kỷ Hợi 2019 - Tổng công ty Điện lực miền Bắc hướng đến sự hài lòng khách hàng

Tiết Lập xuân là thời khắc của sự giao thoa để năm cũ qua đi và bước sang một năm mới đàng hoàng hơn, tươi đẹp hơn. Thời thiết ấm dần ... những cây đào, cây mai đâm chồi nảy lộc, đua nhau khoe sắc, một mùa xuân mới đã và đang đến với mọi nhà, mọi người. Trong không khí tưng bừng của cả nước đón năm mới, năm Kỷ Hợi, nhìn lại những chỉ tiêu, nhiệm vụ chính trị và kế hoạch sản xuất kinh doanh (SXKD) năm 2018, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã đạt được nhiều thành tích đáng tự hào. Đây là động lực, là niềm tin để thực hiện thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ SXKD trong năm mới 2019. Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc EVNNPC Thiều Kim Quỳnh trong buổi gặp mặt đầu Xuân Kỷ Hợi Đột phá nhiều chỉ tiêu kinh doanh Năm 2018, EVNNPC thành công với nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch đề ra trên nhiều lĩnh vực, trong đó, phụ tải đạt sản lượng ngày max 241,90 triệu kWh, tăng 17,69% so với năm 2017; công suất Pmax đạt 11.320,9 MW tăng 14,47% so với 2017. Đây cũng là năm sản lượng điện thương phẩm của Tổng công ty đạt 64.271,85 tỷ kWh và tăng trưởng 12,09% so với năm 2017, đạt 100,58% kế hoạch EVN giao. Một thành công khác của EVNNPC trong năm 2018 là công tác giảm tổn thất điện năng (TTĐN). Tổng công ty thực hiện đạt 5,10%, giảm 0,41% so với kế hoạch EVN giao (5,51%) và giảm 0,53% so với năm 2017. Có 26/27 Công ty điện lực hoàn thành chỉ tiêu TTĐN phấn đấu. Đạt được nhiều điểm sáng về dịch vụ Năm 2018, công tác dịch vụ khách hàng của Tổng công ty tiếp tục có chuyển biến tốt, chỉ số tiếp cận điện năng và các chỉ số độ tin cậy cung cấp điện được cải thiện rõ rệt. Chỉ số tiếp cận điện năng năm 2018 của Tổng công ty đạt 5,77 ngày/7 ngày, giảm 1,23 ngày so với quy định. Việc tiếp nhận và giải quyết các thủ tục cấp điện được các đơn vị thực hiện theo cơ chế một cửa tại: Các phòng giao dịch Điện lực/Công ty Điện lực, Trung tâm hành chính công, cổng thông tin dịch vụ công trực tuyến của tỉnh, đảm bảo rút ngắn thời gian, công khai minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho khách hàng. Đã có 15/27 Công ty Điện lực cung cấp dịch vụ tại trung tâm hành chính công của tỉnh, huyện; 12 tỉnh chưa có Trung tâm hành chính công, Điện lực đã cung cấp dịch vụ qua Cổng thông tin của tỉnh. 14 chỉ tiêu dịch vụ khách hàng của Tổng công ty đều đạt kế hoạch. Nhằm đa dạng và nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, Tổng công ty đã thực hiện dịch vụ khách hàng trực tuyến, qua đó khách hàng có thể tiếp cận tất cả các dịch vụ online của ngành điện. Mức độ hài lòng của khách hàng đạt 8,01 điểm, tăng 0,15 điểm so với năm 2017. Năm 2018, các Công ty Điện lực đã nỗ lực triển khai phối hợp với các đơn vị để nâng cao tỷ lệ khách hàng thanh toán qua Ngân hàng và tổ chức trung gian, so với kế hoạch giao các Công ty Điện lực đều thực hiện đạt. Tính đến 31/12/2018, có 46,65 % khách hàng thanh toán tiền điện qua ngân hàng và tổ chức trung gian, với 100.040 tỷ/144.988 tỷ doanh thu, như vậy doanh thu qua ngân hàng và tổ chức trung gian là 87%. Công tác chăm sóc khách hàng (CSKH) qua trung tâm CSKH đã dần khẳng định và tạo niềm tin cho người sử dụng điện. Bên cạnh đó, EVNNPC cũng đã triển khai có hiệu quả chương trình văn hóa doanh nghiệp (VHDN) gắn với sản xuất kinh doanh, dịch vụ khách hàng nhằm xây dựng hình ảnh thương hiệu một EVNNPC phát triển toàn diện, minh bạch vì niềm tin và lợi ích của khách hàng sử dụng điện. Tính đến cuối năm 2018, trên địa bàn Tổng công ty quản lý, số huyện có điện đạt 100%, số xã có điện đạt 100% và số hộ dân nông thôn được sử dụng điện lưới quốc gia đạt 98,5%. Đến nay, hầu hết các thôn, bản biên giới đã được cấp điện, góp phần cùng chính quyền địa phương thực hiện mục tiêu định canh định cư, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế và giữ gìn an ninh khu vực biên giới – hải đảo. Tháng 9/2018 đã cấp điện cho đảo Rều (đảo Khỉ) tỉnh Quảng Ninh, đảo cuối cùng có dân sinh sống được cấp điện. Trong năm 2018, Tổng công ty đã tiếp nhận: 17 xã, cụm với 18.892 hộ dân. Tổng công ty đã thực hiện tốt việc đảm bảo điện phục vụ cho các đợt tưới tiêu, các sự kiện chính trị - xã hội, các ngày lễ lớn, các kỳ thi... theo chỉ đạo của Tập đoàn. Chuẩn bị đầy đủ nhân lực, phương tiện, tăng cường ứng trực 24/24h để đối phó, xử lý kịp thời với các tình huống quá tải cục bộ, sự cố, đảm bảo an toàn cung cấp điện, an toàn cho thiết bị, công trình và an toàn cho nhân dân, phối hợp với các đơn vị điều độ, truyền tải, thay đổi kết dây, đảm bảo lưới điện truyền tải và lưới điện 110kV vận hành an toàn. Đặc biệt, Tổng công ty đã chỉ đạo các đơn vị bị thiệt hại nặng nề của bão, lũ tập trung nguồn lực, có phương án tối ưu cấp điện cho các khách hàng (đặc biệt là tiêu úng), không để ảnh hưởng đến kết quả thu hoạch của bà con nông dân trong khu vực. Tổng công ty đã đẩy mạnh công tác chỉ đạo, kiểm tra các đơn vị quản lý lưới điện thực hiện có hiệu quả các giải pháp để nâng cao độ tin cậy cung cấp điện. Năm 2018, chỉ số độ tin cậy cung cấp điện SADI 873,66 phút/ kế hoạch giao 924 phút (giảm 482,34 phút so với năm 2017), MAIFI 0,7 lần/kế hoạch giao 2,12 lần (giảm 0,19 lần so với năm 2017), SAIFI 6,61 lần/kế hoạch giao 12,29 lần (giảm 7,85 lần so với năm 2017). Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc EVNNPC Thiều Kim Quỳnh trao cờ cho các đơn vị đạt giải nhất hoàn thành xuất sắc toàn diện các mặt công tác năm 2018 Góp phần trong việc hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu của Tổng công ty trong năm 2018 phải kể đến các đơn vị như PC Hưng Yên, PC Vĩnh Phúc, PC Hà Nam, PC Thanh Hóa, PC Quảng Ninh, PC Nam Định, Trung tâm Chăm sóc khách hàng... Trong đó, PC Hưng Yên là một trong những lá cờ đầu. Các chỉ tiêu về giảm tổn thất điện năng, các sáng kiến kinh nghiệm về công nghệ thông tin được đưa vào ứng dụng ngay trong Điều độ vận hành; Trung tâm Điều khiển từ xa. PC Hưng Yên đã dùng camera nhiệt để phát hiện sự cố rất nhanh và chính xác, giảm thiểu gần như triệt để các sự cố thoáng qua trên lưới; là đơn vị đầu tiên đã hoàn thành 100% công tác 5S trạm biếp áp và đường dây trung thế trong toàn Tổng Công ty. Với những nỗ lực và thành tích đã đạt được, PC Hưng Yên xứng đáng là đơn vị đứng đầu trong SXKD năm 2018. Tạo đà đột phá năm 2019 Tại buổi gặp mặt đầu Xuân Kỷ Hợi, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Thiều Kim Quỳnh nói: “Ngành điện chúng ta nói chung và EVNNPC nói riêng là một trong những ngành kinh doanh có nét đặc thù riêng biệt, đó là ngành kinh doanh kỹ thuật cao, lãi lỗ, an toàn hay không chính là công tác quản lý điều hành lưới điện thật tốt, việc áp dụng 5S vào đường dây và trạm cũng hết sức cần thiết các đơn vị phải nhìn nhận và xác định cho đúng nhiệm vụ, có như thế với hoàn thành và hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu SXKD mà EVN và EVNNPC giao cho”. Thực hiện chủ đề năm của Tập đoàn là “Nâng cao hiệu quả vận hành hệ thống điện và thị trường điện”, EVNNPC đề ra các chỉ tiêu kế hoạch SXKD năm 2019 cụ thể: Điện thương phẩm: 72,5 tỷ kWh, tăng trưởng 12,8% so với thực hiện năm 2018; vận hành an toàn, ổn định hệ thống điện, đảm bảo cung cấp đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội và sinh hoạt của nhân dân; chăm sóc khách hàng với phương châm khách hàng là trung tâm; đảm bảo tiến độ, chất lượng đầu tư xây dựng, thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ môi trường trong đầu tư xây dựng; tiếp tục sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp, hoàn thiện bộ máy tổ chức sản xuất phù hợp với định hướng tái cơ cấu của Tổng công ty. Năm 2019, Tổng công ty triển khai chỉ đạo toàn diện và quản lý điều hành một cách đồng bộ các công tác hoạt động văn hóa doanh nghiệp với nhiệm vụ cụ thể: Triển khai các nội dung của Hành trình văn hóa EVNNPC 2020 và chương trình truyền thông lan tỏa văn hóa EVNNPC; tăng cường công tác giáo dục, đào tạo đội ngũ; phát triển văn hóa lãnh đạo và văn hóa học tập; tăng cường công tác văn hóa doanh nghiệp vào hoạt động kinh doanh, an toàn... Dù đã đạt được nhiều thành tích đáng kể, song con đường phía trước vẫn còn nhiều thách thức, phát biểu tại Hội nghị tổng kết năm 2018 và triển khai phương hướng năm 2019, ông Thiều Kim Quỳnh, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc EVNNPC nói: “Trọng trách nặng nề đang đặt ra đối với ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ, công nhân viên với nhiệm vụ 2019 của EVN giao cho Tổng công ty là phải hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu SXKD, trong khi đó các chỉ tiêu SXKD ở năm 2018 chúng ta đã hoàn thành trước một năm so với kế hoạch rồi, việc vượt trên “Đỉnh” của “Đỉnh” thật sự là không đơn giản chút nào. EVNNPC xác định một năm 2019 sẽ có nhiều khó khăn, thử thách cần phải vượt qua”. Trong lời chúc Tết ở các đơn vị, với giọng nói trầm ấm, vẫn nụ cười rạng rỡ hiền hậu, ông Thiều Kim Quỳnh dành gửi tặng cán bộ, công nhân viên các đơn vị lời chúc năm mới sức khoẻ an khang thịnh vượng. Ông Quỳnh không quên trao tặng quà của Tổng công ty cho các đơn vị nhân dịp đầu xuân năm mới. Có lẽ sau bao nhiêu năm ông Thiều Kim Quỳnh đảm nhận nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và EVN giao cho, với bao thăng trầm khó khăn vất vả của Ban Tổng giám đốc cùng toàn thể cán bộ, công nhân viên Tổng Công ty, chúng tôi nhận thấy năm 2018 mới là năm mà EVNNPC đạt nhiều thành tích cao nhất như trong phần phát biểu của Chủ tịch HĐTV Tập Đoàn Điện lực Việt Nam Dương Quang Thành đã khen ngợi trong  Hội nghị tổng kết năm 2018 của EVNNPC. Chúng tôi hay nói vui với nhau, Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch của EVNNPC là người thuyền trưởng kiên cường. Ông đã chèo lái con thuyền vĩ đại "EVNNPC" đi đúng hướng và ngày một phát triển hơn về tất cả mọi mặt… Nhìn ông dạo này như trẻ ra và thần sắc như tươi tắn hơn trước rất nhiều.... báo hiệu một năm mới đầy hứa hẹn những điều tốt đẹp, người cầm lái vĩ đại cũng đã mãn nguyện… lặng thầm với cảm giác yên bình trên con thuyền đang căng buồm no gió, băng băng lướt sóng giữa đại dương mênh mông để đi đến đích mà không hề ngại ngần trước cơn giông bão nào có thể cản trở được. Ông Thiều Kim Quỳnh - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc EVNNPC khẳng định: Với những mục tiêu và kế hoạch của năm 2019, EVNNPC sẽ phải hiện thực hóa bằng những cam kết, chiến lược, kế hoạch, hành động cụ thể với các mục tiêu đã đề ra ngay từ những ngày đầu năm 2019, phấn đấu thực hiện mục tiêu dài hạn của Tổng công ty là trở thành một doanh nghiệp ngang tầm khu vực. Ban QHCĐ.EVNNPC

10 sự kiện tiêu biểu của ngành Than – Khoáng sản

TĐKT - Năm 2018, Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã có những cố gắng và nỗ lực vượt bậc và hoàn thành mục tiêu, kế hoạch đề ra. Nổi bật là 10 sự kiện tiêu biểu. Thứ nhất, Tập đoàn đã điều chỉnh kế hoạch sản xuất, phát động chiến dịch thi đua 90 ngày đêm sản xuất và tiêu thụ than trong quý IV/2018 nhằm cung cấp đủ than cho các hộ tiêu thụ đã ký kết hợp đồng với TKV. Theo đó, sản lượng than tiêu thụ đạt cao nhất trong vòng 5 năm qua. Riêng tiêu thụ than cho điện đạt 28,8 triệu tấn, tăng 5,4 triệu tấn so với năm 2017. Thứ hai, hai dự án bauxite đạt và vượt công suất thiết kế, sản xuất có hiệu quả cao, rút ngắn thời gian lỗ kế hoạch (dự án Tân Rai đạt lợi nhuận trên 1,7 ngàn tỷ đồng, dự án Nhân Cơ cân đối được tài chính và đã có lợi nhuận). Thứ ba, nhà máy luyện ferochrom (thuộc dự án Chromite Cổ Định - Thanh Hóa) tái khởi động đã sản xuất ra 2.000 tấn ferochrom đạt chất lượng. Thứ tư, tiền lương người lao động của Tập đoàn lần đầu tiên đạt hai con số hàng triệu (10,8 triệu đồng/người/tháng), sẽ là một trong những nhân tố về thu hút lao động, nhất là lao động thợ lò trong thời gian tới. Thứ năm, ba lò chợ cơ giới hóa công suất 1,2 triệu tấn, 600 ngàn tấn và 450 ngàn tấn tại Công ty than Hà Lầm và Công ty than Vàng Danh đạt và vượt công suất thiết kế, mở ra triển vọng về cơ giới hóa sử dụng ít lao động. Thứ sáu, số mét lò chống neo vượt trên 24.000 mét, đạt trên 10% tổng số mét lò đào, ngoài việc tiết kiệm chi phí chống giữ còn cải thiện điều kiện mang vác cho công nhân từ 1,2 tấn vật liệu/1 mét lò xuống còn 0,25 tấn vật liệu/1 mét lò. Thứ bảy, chấm dứt hoạt động của Nhà máy Tuyển than Nam Cầu Trắng sau hơn 23 năm hoạt động, không chỉ góp phần đảm bảo môi trường khu dân cư, mà còn tạo cảnh quan cho TP Hạ Long, Vịnh Hạ Long và cũng là cam kết của ngành than với tỉnh Quảng Ninh, ngành than luôn đồng hành và gắn kết với sự phát triển kinh tế của địa phương.  Thứ tám, khởi công dự án khai thác than lộ thiên Bắc Bàng Danh - Công ty than Hà Tu (ngày 26/12/2018), đưa thêm mỏ mới vào huy động, nâng cao năng lực sản xuất than, đảm bảo cung cấp than cho nền kinh tế theo Quy hoạch 403/QĐ-TTg. Thứ chín, trên cơ sở báo cáo của Tập đoàn, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã giải quyết điều chỉnh chức danh nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để xử lý các tồn tại trong việc ghi sổ bảo hiểm xã hội, đảm bảo quyền lợi người lao động cho trên 21.000 trường hợp. Thứ mười, tổ chức thành công chuỗi hoạt động kỷ niệm 82 năm ngày Truyền thống công nhân Vùng mỏ - Truyền thống ngành than 12/11 và 50 năm Bác Hồ gặp đoàn đại biểu công nhân, cán bộ ngành than 15/11, kỷ niệm 60 năm Bác Hồ về thăm Mỏ thiếc Tĩnh Túc - Cao Bằng: Giải văn nghệ quần chúng toàn Tập đoàn, lễ báo công dâng Bác và thăm khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh, lễ mít tinh kỷ niệm và tuyên dương cá nhân, điển hình tiên tiến tại Quảng trường 12/11, TP Cẩm Phả… đã tạo không khí vui tươi phấn khởi tự hào của người thợ mỏ, được dư luận đánh giá cao. Hồng Thiết

Trường mầm non Hoa Phượng (huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa): Ngời sáng hình ảnh một ngôi trường giàu thành tích

Nằm ở trung tâm Thị trấn Diên Khánh, Trường Mầm non Hoa Phượng là một đơn vị giáo dục giàu truyền thống với nhiều thành tích cao. Nhà trường đã được công nhận đạt chuẩn Quốc gia mức độ I năm 2004, đạt chuẩn quốc gia mức độ II năm 2010 và 2016; được công nhận “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” cấp Tỉnh năm học 2009 - 2010; đạt chuẩn kiểm định giáo dục cấp độ 3 năm học 2013 - 2014. Tự hào với những thành quả đã đạt được, tập thể nhà trường đang nỗ lực phấn đấu đưa danh tiếng Mầm non Hoa Phượng không ngừng vươn xa. Đầu tư cho cơ sở vật chất, đội ngũ nhân sự Dù trong bất kỳ giai đoạn nào, Trường Mầm non Hoa Phượng cũng nỗ lực tạo dựng điều kiện sinh hoạt, vui chơi, học tập tốt cho trẻ với 17 phòng học, đầy đủ các phòng chức năng, bếp ăn một chiều, sân chơi ngoài trời có vườn hoa, các loại đồ chơi, vườn cổ tích, khu thể chất, khu khám phá khoa học… Nhà trường cũng dành sự đầu tư không nhỏ cho việc cải tạo, mua sắm các trang thiết bị để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Trường hiện sở hữu 20 máy tính, 1 máy chiếu đa năng, 19 ti vi, 17 đầu đĩa DVD, 1 đàn piano, 5 đàn organ, 3 máy ảnh kỹ thuật số. Nhờ thực hiện tốt công tác xã hội hóa, trường lớp được trang trí sinh động, hấp dẫn trẻ, trang trí theo chủ đề, chủ điểm; “vườn rau của bé” được quy hoạch theo từng loại rau, từng mùa để trẻ được trải nghiệm, khám phá. Xác định việc xây dựng tập thể sư phạm vững mạnh là một trong những yếu tố quan trọng làm nên thành công của đơn vị, trường đã dành sự quan tâm không nhỏ cho việc nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên thông qua các khóa bồi dưỡng, kiểm tra, dự giờ. Nhờ đó, 100% giáo viên nhà trường đạt trên chuẩn. Giáo viên Mầm non Hoa Phượng đã đạt nhiều giải thưởng cao trong cuộc thi giáo viên dạy giỏi các cấp, Hội thi kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Hội thi triển lãm và làm đồ dùng dạy học tự tạo… Không ngừng nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ Trên cơ sở chương trình khung giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi, Trường Mầm non Hoa Phượng đã xây dựng chương trình giáo dục phù hợp theo hướng lấy trẻ làm trung tâm, vận dụng thực tiễn, phát huy tính tích cực cho trẻ. Trẻ có thành tích xuất sắc được động viên, khen thưởng kịp thời. Hàng năm, trường có 100% trẻ đạt theo các lĩnh vực phát triển so với yêu cầu cần đạt cuối độ tuổi/cuối giai đoạn; 100% trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục mầm non; trên 50% trẻ đạt danh hiệu “Hoàn thành xuất sắc chương trình giáo dục mầm non” theo từng độ tuổi. Các hoạt động ngoại khóa; tham quan dã ngoại; Ngày hội Tết cổ truyền dân tộc và Hội chợ xuân gây quỹ ủng hộ học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn; Hội khỏe măng non cấp trường; Hội thi vẽ tranh cấp trường… đã tạo không khí sôi nổi, thu hút đông đảo trẻ tham gia. Chế độ sinh hoạt trong ngày của trẻ được thực hiện theo đúng quy định của từng độ tuổi. Bữa ăn luôn đầy đủ chất dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thường xuyên được thay đổi hình thức ăn. Tại trường, 100% trẻ được cân đo, theo dõi bằng biểu đồ, khám sức khỏe định kỳ. Năm học vừa qua, tỷ lệ suy dinh dưỡng cuối năm giảm 4,3% so với đầu năm. Trẻ tiếp xúc với thiên nhiên, được hít thở không khí trong lành, tắm nắng, thỏa mãn nhu cầu vận động, được trang bị những kỹ năng cơ bản để tự chăm sóc và bảo vệ bản thân, ứng phó với những tình huống bất ngờ. Trên từng bước đường hoạt động của Trường Mầm non Hoa Phượng là hình ảnh vui tươi, hồn nhiên của trẻ, sự tận tụy, yêu nghề của cô cùng những thành quả đáng trân trọng trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Thành tựu của nhà trường xứng đáng với những danh hiệu, phần thưởng cao quý: Huân chương Lao động hạng Ba, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Cờ thi đua và Bằng khen của UBND tỉnh Khánh Hòa, Giấy khen của UBND huyện Diên Khánh, danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc…

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình không ngừng cống hiến cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe toàn dân

Đồng hành trong suốt quá trình xây dựng và trưởng thành của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình là sự quan tâm của Đảng, chính quyền địa phương, sự lãnh đạo của Sở Y tế cùng tinh thần vượt khó, tài năng và y đức của đội ngũ nhân sự. Luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, Bệnh viện đã trở thành một mắt xích quan trọng trong hệ thống y tế của tỉnh cũng như để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Bệnh viện luôn tự hào bởi đội ngũ 1.131 cán bộ vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ, giàu tinh thần trách nhiệm với 19 tiến sĩ - BSCKII, 96 thạc sĩ - BSCKI, 1 dược sĩ CKII, 1 dược sĩ CKI, 1 thạc sĩ điều dưỡng… Với phương châm “Bệnh nhân đến tiếp đón niềm nở, bệnh nhân ở chăm sóc tận tình, bệnh nhân về dặn dò chu đáo”, y, bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên, nhân viên của Bệnh viện luôn giữ thái độ hòa nhã, tận tình khi tiếp xúc người bệnh và người nhà bệnh nhân. Nhằm tạo sự thuận lợi, giảm thời gian chờ đợi của người bệnh, Bệnh viện đã cải tiến quy trình khám bệnh, bố trí hợp lý các bộ phận, bỏ bước tạm ứng viện phí đối với bệnh nhân bảo hiểm y tế (BHYT) khám, chữa bệnh đúng tuyến, chủ động điều hành các bàn khám tại Khoa Khám bệnh, tổ chức tiếp đón người bệnh sớm hơn giờ quy định 30 phút, thay thế phần mềm mới HIS để giải quyết nhanh chóng các thủ tục hành chính, tài chính… Đặc biệt, từ tháng 4/2018, Bệnh viện đã triển khai Khu khám bệnh theo yêu cầu để đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân. Nhờ áp dụng nhiều kỹ thuật mới cũng như không ngừng cập nhật, tiếp thu các phương pháp tiên tiến, Bệnh viện có khả năng điều trị hiệu quả nhiều ca bệnh, góp phần giảm tải cho bệnh viện tuyến trên. Các kỹ thuật mới, kỹ thuật mũi nhọn có thể kể đến là: Đặt stent can thiệp động mạch vành, cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn, phẫu thuật tán sỏi qua da, nút mạch u gan, chấn thương… Sự trao đổi chuyên môn thường xuyên, sự hỗ trợ của Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai, Trung tâm Tim mạch Bệnh viện E, Bệnh viện Chợ Rẫy TP Hồ Chí Minh… đã giúp Bệnh viện giải quyết các trường hợp bệnh khó, phức tạp một cách kịp thời. Tin tưởng ở chất lượng khám chữa bệnh của Bệnh viện, số lượng bệnh nhân đến với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình năm sau cao hơn năm trước. Năm 2018, Bệnh viện đã khám cho hơn 269.000 lượt bệnh nhân, điều trị nội trú cho trên 66.600 lượt người bệnh, cấp cứu 40.230 ca, phẫu thuật hơn 13.000 ca.   Hàng năm, Bệnh viện đã xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh một cách khoa học, phù hợp với đặc thù tại địa phương; chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, nhân lực sẵn sàng tiếp đón thu dung điều trị bệnh nhân khi có dịch xảy ra. Bệnh viện cũng là môi trường thực tập, học hỏi kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm cũng như thái độ, phong cách làm việc cho bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Trường Đại học Y Dược Thái Bình, các cơ sở y tế trong và ngoài tỉnh. Bệnh viện luôn làm tốt công tác chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ chuyên môn theo đề nghị của các bệnh viện tuyến dưới; chi viện cấp cứu cho 12 bệnh viện tuyến huyện, bệnh viện tư nhân, trạm y tế. Nghiên cứu khoa học cũng là một trong những thế mạnh của Bệnh viện với việc thông qua 38 đề cương năm 2019, nghiệm thu 47 đề tài, áp dụng 31 kết quả nghiên cứu thành công của Bệnh viện và các đơn vị khác, tổ chức 18 buổi hội thảo, sinh hoạt khoa học trong năm 2018. Bệnh viện cũng thể hiện trách nhiệm với cộng đồng thông qua nhiều hoạt động từ thiện. Cụ thể là kết nối các quỹ nhân đạo và các nhà hảo tâm, tổ chức thành công đêm nhạc “Hát cho người bệnh nghe” hỗ trợ người bệnh có hoàn cảnh khó khăn; tư vấn, khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho các đối tượng chính sách; cung cấp hàng nghìn suất ăn từ thiện;… Không bằng lòng với những gì đã đạt được, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình sẽ không ngừng đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự đáp ứng với nhu cầu ngày càng cao của xã hội.  

Trang