Điển hình tiên tiến

Giao lưu điển hình toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2019

TĐKT - Sáng 19/8, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Chương trình giao lưu điển hình toàn quốc 2019 trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với chủ đề "Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng". Chương trình giao lưu toàn quốc là dịp để giới thiệu, biểu dương, tôn vinh các tập thể, cá nhân điển hình tiêu biểu, mô hình hay, cách làm hiệu quả trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thời gian qua, tạo sức lan tỏa từ các tấm gương người tốt, việc tốt trong toàn Đảng và toàn xã hội, làm cho việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW ngày càng đi vào chiều sâu, có kết quả thực chất. Tới dự chương trình có các Ủy viên Bộ Chính trị: Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình. Cùng dự còn có các đồng chí: Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Nguyễn Hòa Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan, đoàn thể Trung ương; lãnh đạo Ban Tuyên giáo các tỉnh, thành ủy, các đơn vị có điển hình khu vực và toàn quốc; một số điển hình tiêu biểu, các nhân chứng lịch sử. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại chương trình Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ: Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ thiên tài của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới. Với mỗi chúng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là biểu tượng ngời sáng về đạo đức cách mạng, tấm gương hy sinh, hiến dâng trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Người đã để lại cho các thế hệ hôm nay và mai sau một di sản tinh thần vô cùng quý báu, đó là tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức Hồ Chí Minh, phong cách Hồ Chí Minh và thời đại Hồ Chí Minh. Sinh thời, Bác Hồ rất quan tâm đến việc bồi dưỡng, xây dựng và nêu gương người tốt, việc tốt. Người từng căn dặn: “Mỗi người tốt, mỗi việc tốt là một bông hoa đẹp, cả dân tộc ta là một rừng hoa đẹp”. Những lời dạy của Người đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Những mong muốn của Người vẫn luôn là động lực phấn đấu và hành động của mỗi chúng ta. Thủ tướng nêu rõ: Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và lâu dài của các tổ chức đảng, các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan, đơn vị và của từng cán bộ, đảng viên, góp phần xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước. Bộ Chính trị đã ban hành nhiều chỉ thị về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác, mà gần đây nhất là Chỉ thị số 05 ngày 15/5/2016. Đây là một văn bản quan trọng nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng để phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế trong việc thực hiện Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị khóa XI về "Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Trong thời gian qua, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, bước đầu ngăn chặn được sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Nội dung sinh hoạt chính trị, văn hóa quan trọng này ngày càng sâu rộng, trở thành công việc thường xuyên, tự giác, thiết thân của mỗi người, mỗi nhà, mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương. Kết quả của việc học tập và làm theo tấm gương Bác đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng nếp sống văn hóa mới, củng cố nền tảng tư tưởng và đạo đức cho toàn xã hội; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về việc tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta hăng hái phấn đấu, thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh và biểu dương Ban Tuyên giáo Trung ương - cơ quan giúp việc Bộ Chính trị, Ban Bí thư - chỉ đạo tổ chức thực hiện Chỉ thị 05, đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị từ trung ương đến địa phương tổ chức nhiều hoạt động thiết thực để tuyên truyền về kết quả của việc học tập và làm theo Bác, đặc biệt là tổ chức giao lưu điển hình tiêu biểu. Cùng với những hoạt động tuyên truyền, cổ vũ, nhân rộng các điển hình tiên tiến, Ban Tuyên giáo Trung ương cũng đã phối hợp với các ban, bộ, ngành và địa phương tổ chức nhiều cuộc giao lưu tôn vinh những tập thể, cá nhân điển hình, những mô hình hay, cách làm hiệu quả trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Thủ tướng khẳng định đây là công việc cần thiết, ý nghĩa nhằm nhân rộng gương người tốt, việc tốt, để xã hội ngày càng có nhiều bông hoa đẹp trong rừng hoa đẹp của đất nước, như lời Bác dạy. 25 điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhiệt liệt chúc mừng và biểu dương các tập thể, cá nhân đại diện cho các điển hình tiêu biểu trong cả nước, đồng bào ở nước ngoài và bạn bè quốc tế tham dự buổi gặp mặt. Thông qua các tập thể, cá nhân tiêu biểu, những tấm gương sáng trong học tập và làm theo Bác, những câu chuyện cảm động về tình yêu quê hương, đất nước, yêu thương con người, về đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư sẽ được lan tỏa trong đời sống xã hội, tạo động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước, góp phần khẳng định, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, để đất nước sớm “sánh vai với các cường quốc năm châu” như Bác Hồ hằng mong ước. Để việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đạt được kết quả cao hơn nữa, ngày càng có nhiều điển hình tiên tiến, nhiều nhân tố mới, bài học hay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lưu ý cần làm thật tốt công tác tuyên truyền, giáo dục để cùng nhau nhận thức sâu sắc hơn về những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người thật sự trở thành một nền tảng tinh thần vững chắc của đời sống xã hội, của nền văn hóa và con người Việt Nam.  Tiếp tục xây dựng và nhân rộng hơn nữa các nhân tố mới, điển hình tiên tiến, đẩy mạnh hơn nữa các phong trào thi đua yêu nước của các cấp, các ngành, trong mọi tầng lớp nhân dân, trên tất cả các lĩnh vực. Đồng thời, cần nghiêm khắc phê bình, uốn nắn những nhận thức lệch lạc, nói không đi đôi với làm, kiên quyết đẩy lùi nạn tham nhũng, quan liêu, thói vô cảm, vô trách nhiệm; những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; đấu tranh với các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội. Thủ tướng nhấn mạnh: Đảng, Nhà nước tin tưởng các tập thể, cá nhân điển hình tiêu biểu có mặt tại chương trình giao lưu toàn quốc các điển hình tiên tiến học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, không ngừng nỗ lực phấn đấu để gặt hái thêm nhiều thành tích, nhân rộng thêm nhiều điển hình tiêu biểu, xứng đáng là tấm gương để mọi người noi theo, tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác Hồ, tạo sức lan tỏa rộng khắp, mạnh mẽ trong toàn xã hội, trong mỗi ngành, địa phương, đơn vị và mỗi gia đình. Tại chương trình, 25 gương điển hình tiêu biểu được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen. Mai Thảo

Người truyền lửa tình nguyện cho thanh niên Bắc Kạn

TĐKT - “Tuổi trẻ chỉ có một lần, hãy sống cho thật ý nghĩa” – suy nghĩ ấy thường trực trong tâm trí người cán bộ Đoàn trẻ tuổi, năng động Ma Thị Mận – Phó Bí thư Tỉnh đoàn Bắc Kạn ngay từ những ngày đầu chị làm giáo viên của huyện Ba Bể. Chị đã thắp lên ngọn lửa thanh niên tình nguyện tỉnh Bắc Kạn với những việc làm thiết thực hướng về trẻ em vùng cao. Phó Bí thư Tỉnh đoàn Ma Thị Mận (thứ 2 từ phải sang) thăm, tặng quà cho gia đình chính sách, người có công với cách mạng tại Thị trấn Bằng Lũng Mận là người dân tộc Tày, sinh ra và lớn lên tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn trong một gia đình có truyền thống nghề giáo. Từ nhỏ, rong ruổi theo bố mẹ tham gia xóa mù chữ tại các thôn bản khó khăn, Mận đã ấp ủ ước mơ về một môi trường giáo dục lý tưởng cho cho trẻ em vùng cao. Năm 2008, tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Kạn, chuyên ngành Sinh – Hóa, Mận về công tác tại Trường THCS Đồng Phúc, xã Đồng Phúc (Bắc Kạn) – một xã đặc biệt khó khăn của huyện Ba Bể. Năm 2009, Mận chuyển công tác về Phòng Giáo dục và Đào tạo của huyện Ba Bể. Tại đây, Mận có cơ hội được đi đến nhiều trường học khó khăn trong huyện. Tận mắt chứng kiến, trăn trở trước cuộc sống khó khăn của các em nhỏ vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, năm 2013, Mận và các giáo viên, bạn bè của mình đã tập hợp nhau lại, thành lập Câu lạc bộ (CLB) thiện nguyện “Vì trẻ em vùng cao” huyện Ba Bể, thường xuyên huy động nguồn lực tổ chức các hoạt động tình nguyện, thăm hỏi, tặng quà, hỗ trợ trẻ em vùng cao... Ma Thị Mận kể lại: “Tôi đã đi tới những miền sâu, miền xa, đến những nơi trẻ ăn còn không đủ, nói gì đến việc có đủ dụng cụ học tập để phục vụ cho việc học hành. Các bé không bỏ một buổi học nào, dù nắng, dù gió, dù rét, dù chân đất, dù đầu trần, các bé vẫn đến lớp. Tôi cảm thấy trẻ em ở quê mình còn nghèo lắm, còn khó khăn lắm, nên tôi muốn làm gì đó cho quê hương, cho vùng đất này và nhất là cho những em nhỏ vô tư, trong sáng lúc nào cũng ánh lên niềm tin vào một tương lai tươi đẹp.” Từ khi được thành lập, CLB thiện nguyện “Vì trẻ em vùng cao” đã thăm và tặng quà nhiều điểm trường với những hoạt động thiết thực: Tổ chức các đêm nhạc từ thiện, bán hàng gây quỹ, quyên góp tiền cho trẻ em vùng cao; tổ chức Tết thiếu nhi, Tết Trung thu cho các em nhỏ; láng nền 2 phòng học với diện tích 60 m2 tại Phja phạ - Phúc Lộc, Bản Lấp - Bành Trạch; định kỳ mỗi tháng 1 lần vào thứ 7 cuối tháng, tổ chức đi tặng quà tại các điểm trường vùng cao: Ngạm Khét - Cao Thượng, Khuổi Khét - Bành Trạch, Đông Đăm - Hà Hiệu, Phja Phạ, Phja Khao – Phúc Lộc… Bên cạnh đó, câu lạc bộ còn giúp đỡ các em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mắc bệnh hiểm nghèo có cơ hội khám và chữa bệnh: Em Lý Văn Quyến (Nghiên loan – Pác Nặm) mắc bệnh tim bẩm sinh; em Triệu Dào On (Phjêng Chỉ - Phúc Lộc - Ba Bể - Bắc Kạn) bị di chứng bỏng; em Bàn Đức Anh (Dương Phong - Bạch Thông - Bắc Kạn) bị di chứng bỏng, em Hoàng Lòng Nhật (Cao Thượng - Ba Bể - Bắc Kạn) bị ung thư máu.... Đồng thời, chị cùng các thành viên trong CLB kết nối, kêu gọi sự giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân hỗ trợ kinh phí tổ chức ăn trưa cho các điểm trường vùng cao: Lủng Cháng - Hà Hiệu, Tẩn Lùng, Khưa Quang, Lủng Mình - Đồng Phúc, Đán Mảy - Nam Mẫu… Trong đó, Lủng Cháng, Lủng Cam – Hà Hiệu được tổ chức “Cơm có thịt” Hungary nhận đỡ đầu. Những việc làm tuy nhỏ bé nhưng có ý nghĩa hết sức thiết thực của Ma Thị Mận đã góp phần làm vơi bớt đi những khó khăn của các em học sinh vùng cao, tiếp thêm nghị lực, quyết tâm cho các em trên hành trình tìm đến “con chữ”. Đó cũng là cơ duyên đưa chị tới với công tác Đoàn và phong trào thanh niên. Năng nổ, nhanh nhẹn trong các hoạt động tình nguyện, hoạt động Đoàn, Hội, năm 2015, Mận chuyển sang công tác tại Huyện đoàn Ba Bể, giữ chức vụ Phó Bí thư, rồi Bí thư Huyện đoàn. Từ 20/2/2019 đến nay Mận giữ chức Phó Bí thư Tỉnh đoàn Bắc Kạn. Mận đã tổ chức nhiều hoạt động, công trình thanh niên ý nghĩa tại địa phương như: Hội trại hè, tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn; tham gia xây dựng đời sống văn hóa; nâng cao cảnh giác phòng, chống tệ nạn xã hội… Phó Bí thư Tỉnh đoàn Bắc Kạn Ma Thị Mận trao quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên học giỏi. Không chỉ nhận được sự tin yêu, quý mến của đoàn viên, thanh niên, mà đối với cấp ủy, chính quyền các địa phương, Ma Thị Mận cũng là một gương cán bộ Đoàn điển hình khi luôn hết lòng vì công tác phong trào, góp phần cùng với địa phương thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, xây dựng địa phương ngày càng phát triển. Với chị, hoạt động Đoàn, hoạt động thiện nguyện không chỉ là nhiệm vụ, là niềm đam mê, sự cống hiến, mà còn là một phần của tuổi trẻ. Những hoạt động này đã cung cấp cho chị thêm nhiều kiến thức xã hội, kiến thức thực tế và thêm yêu, gắn bó với hoạt động phong trào. Chị cho biết: “Thông qua những hoạt động thiện nguyện, tôi và đồng nghiệp có cơ hội đến và được sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn, đến với những nơi đang cần sự tham gia góp sức của tuổi trẻ, từ đó thấy cuộc sống của mình có ý nghĩa hơn. Đồng thời, là một cán bộ Đoàn, việc tham gia các hoạt động thiện nguyện cũng chính là cách để tôi tiếp cận với đoàn viên, thanh niên của mình. Từ đó, tập hợp đoàn kết thanh niên tham gia nhiều hơn vào các hoạt động ý nghĩa của Đoàn, Hội.”  “Sống hết mình, cống hiến tuổi trẻ, góp sức tham gia các hoạt động xung kích vì cộng đồng, hướng tới một xã hội tốt đẹp hơn, văn minh hơn” – đó không chỉ là tâm nguyện của Ma Thị Mận mà còn là ngọn đuốc thắp sáng niềm tin để chị truyền nhiệt huyết tới đoàn viên, thanh niên tỉnh Bắc Kạn suốt thời gian qua và cả những năm tiếp theo. Phương Thanh  

Tỏa sáng hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” trong lòng nhân dân Tây Nguyên

TĐKT - Tham gia vào Đội Tuyên truyền văn hóa cơ sở, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Kon Tum, được đi nhiều nơi, tận mắt chứng kiến cuộc sống khó khăn, thiếu thốn của bà con, nhiều gia đình “cơm không đủ ăn”, “áo không đủ mặc”, Thượng úy, quân nhân chuyên nghiệp Nguyễn Thị Trinh không khỏi thương cảm. “Bộ đội cũng là con em của dân, mình đi tuyên truyền, vận động người dân thì cũng phải làm gì đó để người dân đỡ khổ.” - Suy nghĩ ấy luôn thường trực trong tâm trí người nữ cán bộ trẻ. Thượng úy, quân nhân chuyên nghiệp Nguyễn Thị Trinh là một điển hình tiên tiến tiêu biểu trong thực hiện Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ” Quân khu 5 là địa bàn chiến lược trọng điểm trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh trên các địa bàn chiến lược trọng điểm, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Kon Tum nói riêng và các tỉnh trên địa bàn Tây Nguyên nói chung vẫn duy trì có hiệu quả hoạt động của các Đội Tuyên truyền văn hóa cơ sở. Là một tuyên truyền viên của Đội, khắc ghi lời Bác Hồ với đồng bào Tây Nguyên “Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ, no đói bên nhau… Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt”, Thượng úy Nguyễn Thị Trinh đã tham mưu cho Đảng ủy, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Kon Tum tổ chức phong trào quyên góp đồ dùng cho đồng bào nghèo. Tranh thủ ngày nghỉ, giờ nghỉ, chị Trinh lại cùng chị em đi vận động, thu nhận hàng ngàn bộ quần áo, chăn màn cũ về giặt sạch. Riêng bản thân chị đã quyên góp được 21,5 triệu đồng, hơn 5 tạ gạo, hơn 600 cuốn sách vở, ti vi, mì tôm, dầu ăn, bột ngọt... để giúp đỡ đồng bào. Việc làm của chị đã nhận được sự ủng hộ của đồng chí, đồng đội và được bà con tin yêu, coi chị như con em của bản làng. Cuối năm 2017, tình hình tranh chấp đất đai trên địa bàn trở lên phức tạp. Một số kẻ cầm đầu quá khích đã kích động người dân chiếm đất của nông trường. Chúng đe dọa, cưỡng ép người dân phải theo chúng, nếu không chúng sẽ cô lập, không cho ai đến nhà khi có việc cưới xin, có người chết; thậm chí hàng ngày, cử người đến chửi bới, dọa nạt, đánh đập, hành hung bà con. Thượng úy Nguyễn Thị Trinh kể lại: “Khi được chỉ huy phân công xuống địa bàn nắm tâm tư, nguyện vọng của bà con, tôi rất lo lắng, trăn trở, nhiều đêm không ngủ được với suy nghĩ: Liệu mình có hoàn thành nhiệm vụ được không? Làm thế nào để bà con tin chính quyền, tin bộ đội, không nghe theo kẻ xấu xúi giục? Qua các lần tiếp xúc với bà con, tôi nhận ra rằng, đồng bào chỉ tin vào những điều mắt thấy, tai nghe; những cán bộ miệng nói thì tay phải làm.” Vì vậy, chị đã cùng với anh em xuống từng nhà, gặp từng người, thực hiện “3 bám, 4 cùng”: “Bám vào đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng - Bám vào nhiệm vụ chính trị - Bám sát địa bàn dân cư; Cùng ăn - Cùng ở - Cùng làm - Cùng biết tiếng đồng bào”. Chị và đồng đội hết lòng giúp đỡ bà con những công việc thường ngày, từ trồng lúa, chăm sóc cà phê, đến đào mương, làm nhà, hướng dẫn làm chế độ chính sách, khéo léo vận động, giải thích cho bà con hiểu, biết đề phòng, không nghe, không tin lời kẻ xấu xúi giục. Chị còn nhớ như in đầu tháng 3 năm 2018, lực lượng chức năng bắt giữ một số đối tượng phá hoại tài sản, chiếm đất trái pháp luật. Những kẻ cầm đầu đã gây rối, kích động người dân bắt giữ cán bộ làm con tin. “Khi được bà con gọi điện “Bộ đội Trinh ơi vào cứu buôn làng đi”, tôi thật sự bối rối nhưng vẫn cố giữ bình tĩnh, động viên dân làng không được vi phạm pháp luật, hành hạ con tin.” – Chị chia sẻ. Ngay đêm hôm đó, chị được cấp trên tin tưởng giao nhiệm vụ xuống địa bàn để tìm hướng giải quyết. Những kẻ gây rối rất manh động, hung hăng, bất chấp pháp luật, sẵn sàng chống trả lực lượng chức năng, đe dọa đến tính mạng. Chị nói: “Lúc đó, tôi chỉ nghĩ, bộ đội “vì nhân dân quên mình, vì nhân dân hy sinh” là chuyện thường; mình làm vì dân thì chắc chắn dân sẽ không bao giờ hại mình.” Sau 2 ngày đêm chị kiên trì vận động, thuyết phục, các đối tượng cầm đầu đã chấp nhận thả cán bộ, trả lại sự bình yên cho buôn làng. Khi đó, những người già trong làng cứ đến ôm chị và nói “cảm ơn bộ đội Trinh, bộ đội Trinh đã giúp làng mình”. Cùng sống và cảm thông với bà con, trước những bức xúc của bà con, Thượng úy Nguyễn Thị Trinh đã tham mưu cho các cấp đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, xây dựng được 5 nhà đại đoàn kết, vận động bà con viết đơn xin cấp đất, xin làm công nhân, nhận khoán cao su, vay vốn sản xuất và tham gia đối thoại với chính quyền để giải quyết các vấn đề còn vướng mắc. Qua đó, đã cảm hóa được đa số người dân không tham gia vào các việc làm sai trái, vi phạm pháp luật; trở thành cầu nối giữa cấp ủy, chính quyền với người dân địa phương; làm tỏa sáng hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” trong lòng nhân dân Tây Nguyên.  Thượng úy Nguyễn Thị Trinh (thứ 2, bên phải sang) tại buổi giao lưu, tuyên dương mô hình thi đua tiêu biểu của phụ nữ lực lượng vũ trang Quân khu 5 giai đoạn 2016 – 2018 Bên cạnh làm tốt công tác dân vận, chị Trinh luôn nỗ lực phấn đấu để hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn. Trong quá trình công tác, thấy việc hủy giấy loại còn lãng phí, gây nguy cơ cháy nổ, ô nhiễm môi trường, chị đã mạnh dạn nghiên cứu, chế tạo thành công máy hủy giấy đa năng, có nhiều tính năng ưu việt, giá thành rẻ hơn so với các loại máy hiện có trên thị trường. Quá trình áp dụng thu gom, xử lý giấy loại tại đơn vị và bán ra thị trường, thu về hơn 65 triệu đồng. Số tiền ấy được chị đưa vào Quỹ hoạt động của Hội Phụ nữ để thăm nom các gia đình chính sách, hội viên ốm đau, hỗ trợ các cháu học sinh nghèo vượt khó.  Với những thành tích đã đạt được, 2 năm liền chị được tuyên dương điển hình tiên tiến toàn quốc; được Bộ Quốc phòng tuyên dương “Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”; nhiều năm liền là chiến sĩ thi đua cơ sở và được tặng nhiều Bằng khen của Quân khu, Tỉnh ủy và UBND tỉnh Kon Tum. Năm 2018, chị được công nhận là 01 trong 10 gương mặt phụ nữ tiêu biểu toàn quốc; được nhận giải thưởng “Phụ nữ Việt Nam”. Theo chị, có được thành công ấy là nhờ sự quan tâm, tạo điều kiện của cấp ủy, chỉ huy các cấp, sự đoàn kết, chia sẻ của đồng chí, đồng đội và đặc biệt là sự thương yêu, tin tưởng của nhân dân. Chị tâm niệm: “Đối với nhiệm vụ phải luôn tận tâm, tận lực, dám nghĩ, dám làm; khi về với dân phải gương mẫu, đi đầu trong mọi việc; nói thì phải làm; việc gì cũng vì dân; coi dân như người thân trong gia đình, biết cảm thông, chia sẻ, động viên bà con, không được thờ ơ, vô cảm trước những khó khăn, bức xúc của người dân, để hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” lan tỏa trong nhân dân và toàn xã hội.” Phương Thanh

Tiếp tục phát huy truyền thống, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ trong thời kỳ mới

TĐKT - Sáng 15/8, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị Sơ kết và tôn vinh điển hình tiên tiến 5 năm thực hiện Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ” gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (2014 - 2019). Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì Hội nghị. Dự Hội nghị có các Ủy viên Bộ Chính trị: Võ Văn Thưởng, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Ban Tuyên giáo Trung ương; Hoàng Trung Hải, Bí thư Thành ủy Hà Nội. Cùng dự, có các Bí thư Trung ương Đảng: Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Đại tướng Lương Cường, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; các Ủy viên Trung ương Đảng, đại diện các bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương và TP Hà Nội, đại biểu các cơ quan chức năng thuộc Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và 84 đại biểu đại diện tập thể, 119 cá nhân điển hình tiên tiến. Đại tướng Ngô Xuân Lịch và Đại tướng Lương Cường trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và tặng hoa cho các tập thể điển hình tiên tiến. 5 năm qua, toàn quân quán triệt, triển khai toàn diện, đồng bộ Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”, gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (2014 - 2019). Các cơ quan, đơn vị trong toàn quân đã đề ra nhiều nội dung, biện pháp tổ chức thực hiện phù hợp với tình hình, chức năng, nhiệm vụ của quân đội, được cán bộ, chiến sĩ hưởng ứng, thi đua thực hiện với quyết tâm, trách nhiệm chính trị cao. Cuộc vận động đã khơi dậy và phát huy cao độ ý thức, trách nhiệm, trí tuệ, tài năng, sức sáng tạo to lớn và khát vọng cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN; trở thành động lực to lớn cổ vũ toàn quân đoàn kết, phấn đấu, vượt qua khó khăn, thử thách, vươn lên hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Toàn quân đã có 27 tập thể, cá nhân được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới; 1.187 tập thể được tặng Cờ thi đua của Chính phủ, Cờ thi đua của Bộ Quốc phòng; 17 Chiến sĩ Thi đua toàn quốc, 2.775 Chiến sĩ Thi đua toàn quân; 1.406 tập thể, cá nhân được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. 203 tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong thực hiện Cuộc vận động được tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Báo cáo tại Hội nghị, Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị khẳng định: Sau 5 năm thực hiện, Cuộc vận động đã được lãnh đạo, chỉ huy, cơ quan chính trị các cấp trong toàn quân tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, triển khai thực hiện toàn diện, đồng bộ; thực sự là nét đặc sắc, tiêu biểu riêng có trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thể hiện trách nhiệm chính trị cao của Quân đội trước Đảng, Nhà nước và nhân dân. Thời gian tới, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng lãnh đạo, chỉ đạo toàn quân tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động, coi đây là giải pháp nền tảng thực hiện thắng lợi phương hướng xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN trong tình hình mới. Tại Hội nghị, 84 tập thể và 119 cá nhân đã được nhận Bằng khen vì những thành tích và đóng góp xuất sắc trong 5 năm thực hiện Cuộc vận động. Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phát biểu tại Hội nghị Phát biểu tại Hội nghị, thay mặt Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Đại tướng Ngô Xuân Lịch đánh giá cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chỉ huy, cơ quan chính trị đã tích cực, chủ động, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, tham mưu, đề xuất và triển khai thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động; đồng thời biểu dương tinh thần đoàn kết, chung sức, đồng lòng, ra sức khắc phục khó khăn, gian khổ, tự lực, tự cường, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu học tập, rèn luyện, cống hiến của cán bộ, chiến sĩ toàn quân, đặc biệt là 203 tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong toàn quân được tôn vinh dịp này. Đại tướng Ngô Xuân Lịch khẳng định, quá trình thực hiện Cuộc vận động đã góp phần tô thắm danh hiệu "Bộ đội Cụ Hồ" - biểu tượng cao đẹp, nét văn hóa độc đáo, riêng có của Quân đội nhân dân Việt Nam. Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng yêu cầu cấp ủy, chỉ huy các cấp triển khai Cuộc vận động theo đúng mục tiêu, yêu cầu đã được Thường vụ Quân ủy Trung ương xác định, coi đây là nền tảng quan trọng trong xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị, góp phần chủ động phòng ngừa, đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Bên cạnh đó, cần làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, quần chúng trong toàn quân, thực hiện Cuộc vận động một cách tự giác, trách nhiệm; đề cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ trì các cấp. Đồng thời, nội dung, chỉ tiêu của Cuộc vận động cần được tiếp tục cụ thể hóa, vận dụng sáng tạo; lựa chọn đúng, trúng khâu đột phá, hướng vào việc khắc phục dứt điểm những hạn chế, khuyết điểm của cơ quan, đơn vị; tích cực đổi mới nội dung, hình thức, biện pháp thực hiện phù hợp với từng đối tượng, đặc điểm, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, nhất là ở cấp cơ sở. Các điển hình tiên tiến, mô hình mới, cách làm hay... cần được quan tâm xây dựng, lan tỏa và nhân rộng, để Cuộc vận động thẩm thấu, xuyên suốt trong mọi lĩnh vực công tác, tạo thành động lực tinh thần, cổ vũ, khích lệ cán bộ, chiến sĩ đoàn kết, hiệp đồng, lập công, quyết thắng. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch nhấn mạnh, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tin tưởng, cán bộ, chiến sĩ toàn quân trong thời gian tới sẽ tiếp tục phát huy cao độ bản chất, truyền thống và hình ảnh cao đẹp "Bộ đội Cụ Hồ", đoàn kết, sáng tạo, khắc phục khó khăn, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Chiều cùng ngày, các cá nhân, tập thể điển hình tiên tiến trong 5 năm thực hiện Cuộc vận động sẽ tham gia Lễ báo công dâng Bác tại Hà Nội. Phương Thanh  

Giao lưu điển hình tiên tiến "Sáng mãi phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ"

TĐKT - Tối 14/8, tại Hội trường Bộ Quốc phòng, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức chương trình giao lưu "Sáng mãi phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ" nhân dịp sơ kết 5 năm toàn quân thực hiện Cuộc vận động "Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ" (giai đoạn 2014 - 2019). Chương trình được phát sóng trực tiếp trên Kênh Truyền hình Quốc phòng Việt Nam. Tới dự, có: Đại tướng Lương Cường Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam. Giao lưu với các điển hình tiên tiến tiêu biểu Trải qua 75 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Quân đội nhân dân Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân lập nên những kỳ tích "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, được nhân dân tôn vinh với danh hiệu cao quý “Bộ đội Cụ Hồ”. Theo đó, phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” là một hệ thống chuẩn mực, giá trị nhân cách của người quân nhân cách mạng, trở thành một biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Để tiếp tục lan tỏa nét đẹp của hình ảnh "Bộ đội Cụ Hồ", ngày 26/12/2013, Thường vụ Quân ủy Trung ương đã ra Chỉ thị 788 về việc phát động Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”. Đây là sự cụ thể hóa việc thực hiện Chỉ thị số 03 ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị khóa XI; Chỉ thị số 05 ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh", phù hợp với đặc điểm, tình hình, chức năng, nhiệm vụ của Quân đội ta trong tình hình mới. Những kết quả, thành tích toàn quân thực hiện Cuộc vận động trong 5 năm qua có ý nghĩa hết sức thiết thực để kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong chương trình, khán giả đã được giao lưu với những tấm gương điển hình tiên tiến trong thực hiện Cuộc vận động. Tiêu biểu trong số đó là Thiếu tá Trần Văn Phương, Phó thuyền trưởng Tàu ngầm 184 Hải Phòng, Lữ đoàn 189, Quân chủng Hải quân và Thiếu tá Nguyễn Dự Long, Đội trưởng Đội tiêu binh danh dự, Đoàn 275, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tuy còn trẻ tuổi, nhưng đều là những cá nhân có thành tích xuất sắc trong quá trình huấn luyện, thực hiện nhiệm vụ những năm qua, góp phần không nhỏ vào việc xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện. Trung tá Nguyễn Quốc Trung, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Bộ binh 141, Sư đoàn 312, Quân đoàn 1 đã lãnh đạo Trung đoàn 141 nhiều năm liền được Bộ Quốc phòng tặng cờ "Đơn vị huấn luyện giỏi", trở thành một tập thể tiêu biểu trong học tập, thi đua xứng danh Bộ đội Cụ Hồ, đặc biệt là ở nội dung thực hành dân chủ, kỷ luật tự giác, nghiêm minh. Trung tá, Tiến sĩ Hồ Hữu Thọ, Trưởng phòng Công nghệ Gien và Di truyền Tế bào, Viện Nghiên cứu Y Dược học Quân sự, Học viện Quân y, là tác giả công trình khoa học đầu tiên của ngành Quân y Việt Nam được cấp bằng sáng chế của Cục Thương hiệu và Bản quyền Hoa Kỳ, cho công nghệ phát hiện đột biến gien có độ chính xác vượt trội, một bước quan trọng trong việc chẩn đoán sớm, định hướng chiến lược để điều trị nhiều bệnh lý ung thư và di truyền tại Việt Nam. Thiếu tá Đinh Hoàng Long, Đội trưởng Đội Bay 2, Công ty trực thăng miền Nam, Binh đoàn 18 tại sân bay Vũng Tàu, đã có 6000 giờ bay tích lũy, trong đó có 200 giờ bay cứu hộ cứu nạn. Đáng chú ý, anh đã trực tiếp bay cấp cứu nhiều chuyến đưa bệnh nhân từ quần đảo Trường Sa về đất liền. Trong chương trình, khán giả cũng được xem các phóng sự cảm động ghi lại những hình ảnh rất đời thường về cuộc sống, sinh hoạt, làm việc của các sĩ quan, bác sĩ trong lực lượng Gìn giữ hòa bình Việt Nam. Dù làm nhiệm vụ xa nhà, nhưng chức năng đội quân lao động sản xuất vẫn được các sĩ quan Việt Nam nỗ lực phát huy. Qua quá trình công tác, họ nhận được sự trân trọng, yêu quý của người dân nước sở tại dành cho "bộ đội Cụ Hồ". Cùng với đó là những hình ảnh chân thực về sự hy sinh thầm lặng của bộ đội đặc công nước trong huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu. Các đại biểu cũng chia sẻ nhiều kinh nghiệm và mô hình tiêu biểu trong thực hiện Cuộc vận động: Kinh nghiệm làm công tác dân vận hiệu quả với đồng bào Khmer của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Trà Vinh; mô hình "Bữa sáng cho em" ở Đồn Biên phòng Lóng Sập, Mộc Châu, Sơn La... Với phương châm "chủ động, quyết liệt, tích cực", cuộc vận động "Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ" đã được cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị cụ thể hóa theo hướng thiết thực, sát đặc điểm, tình hình nhiệm vụ của từng đơn vị. Cuộc vận động đã trở thành việc làm tự giác, thường xuyên của mọi cán bộ, Đảng viên và quần chúng. Đây là tiền đề, cơ sở để các cơ quan, đơn vị tiếp tục học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh, đạt nhiều thành tích cao trong phong trào thi đua quyết thắng và thi đua ái quốc. Phương Thanh

Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an: Phát triển nguồn nhân lực chuyên sâu cả y học cổ truyền và hiện đại

TĐKT – Với phương châm “lấy bệnh nhân làm trung tâm, lấy hài lòng làm tiêu chuẩn”, Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an đang dần khẳng định vị thế của một cơ sở y tế đáng tin cậy trong khám và điều trị bệnh cho nhiều cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an và nhân dân trên cả nước. Đặc biệt, mô hình kết hợp y học cổ truyền (YHCT) và y học hiện đại (YHHĐ) trong chăm sóc sức khỏe cho người bệnh đang được triển khai tại Bệnh viện ngày càng khẳng định tính phù hợp và hiệu quả thiết thực. Nhằm chia sẻ những kết quả cũng như kinh nghiệm trong triển khai mô hình này, phóng viên Tạp chí Thi đua Khen thưởng đã có bài phỏng vấn Thiếu tướng, Tiến sĩ, Bác sĩ Phạm Bá Tuyến, Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an. Thiếu tướng, Tiến sĩ, Bác sĩ Phạm Bá Tuyến, Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an Phóng viên: Xin đồng chí cho biết, những thành quả nổi bật của Bệnh viện trong công tác chăm sóc sức khỏe của cán bộ, chiến sĩ trong thời gian qua? Thiếu tướng Phạm Bá Tuyến trả lời: Bệnh viện chính thức được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 1996, có nhiệm vụ khám, chữa bệnh cho cán bộ, chiến sĩ CAND, sau 20 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, là bệnh viện hạng I với 400 giường điều trị nội trú và là một trong 5 bệnh viện đứng đầu của hệ thống bệnh viện y học cổ truyền trong toàn quốc.  Hiện nay, bệnh viện có nhiều trang thiết bị y tế hiện đại, đáp ứng tốt các yêu cầu về chuyên môn kỹ thuật, phục vụ cho công tác khám, chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhân, kết hợp hài hòa giữa y học hiện đại (YHHĐ) và y học cổ truyền (YHCT) trong công tác khám và điều trị. Bệnh viện đã kế thừa và phát triển các sản phẩm từ những bài thuốc cổ phương, những công trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp bộ và cấp cơ sở được nghiệm thu, các đề tài đã ứng dụng vào thực tiễn sản xuất trên 50 sản phẩm thuốc được áp dụng vào điều trị và đạt hiệu quả cao như: Hoàn thanh não (Điều trị rối loạn chuyển hóa lipid và tăng huyết áp), hoàn vigab (Điều trị bệnh lý về gan), hoàn phong thấp, siro dưỡng âm bổ phế, siro viêm họng… Chính vì thế, số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện ngày càng tăng (năm 2010: 37.606 lượt; năm 2015: 130.869 lượt; năm 2018: 153.412 lượt), lượng thẻ BHYT đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu tại bệnh viện tăng dần theo từng năm (Năm 2010: 25.000 thẻ; năm 2018: 74.000 thẻ). Phóng viên: Ngày 12/4/2017 tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về phát triển dược liệu Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Y tế tiếp tục đẩy mạnh triển khai chương trình YHCT kết hợp với YHHĐ trong khám bệnh, chữa bệnh và sản xuất thuốc. Bệnh viện đã có những hướng đi, cách làm cụ thể như thế nào để đáp ứng những kỳ vọng trên? Thiếu tướng Phạm Bá Tuyến trả lời: Bệnh viện đã và đang đẩy mạnh kết hợp YHCT và YHHĐ trong điều trị nhiều bệnh khó; đi sâu nghiên cứu, vận dụng những ưu điểm, thành tựu của hai nền y học trong các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và sản xuất thuốc. Các y bác sĩ khoa Điều trị cao cấp, Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an đang giao ban, điểm bệnh Thứ nhất, nhận thức được tầm quan trọng của việc đào tạo đội ngũ cán bộ y tế có trình độ đáp ứng nhu cầu thực tiễn khám, chữa bệnh kết hợp YHCT với YHHĐ, bệnh viện tập trung đào tạo chuyên môn chuyên sâu cả YHCT lẫn YHHĐ cho đội ngũ y, bác sĩ, để có thể kết hợp một cách khoa học, nhuần nhuyễn hai nền y học trong khám, chữa bệnh. Bệnh viện có nhiều hình thức đào tạo linh hoạt: Tại chỗ, chuyên sâu, chuyên khoa tại các cơ sở y tế trong nước và quốc tế. Hàng tuần có các buổi giao ban chuyên môn dành cho tất cả các bác sĩ trong bệnh viện, tại đó đưa ra các ca bệnh điển hình để cùng thảo luận, rút kinh nghiệm trong chẩn đoán, điều trị. Đồng thời, lãnh đạo bệnh viện cũng phối hợp với lãnh đạo khoa, phòng đi điểm bệnh, hội chẩn các ca bệnh khó đang nằm điều trị tại các khoa phòng, để giúp các bác sĩ trau dồi kiến thức lâm sàng, nâng cao trình độ. Cùng với đó, mời các chuyên gia về các lĩnh vực, chuyên khoa đến hội chẩn và giảng dạy lâm sàng tại chỗ cho các bác sĩ. Ngoài ra, bệnh viện mở các lớp chuyên sâu cho tất cả các bác sĩ trong bệnh viện  về các chuyên khoa hô hấp, tiêu hóa, tim mạch, xương khớp… nhằm phổ cập kiến thức cho từng bác sĩ. Mở các lớp đào tạo gửi các bác sĩ đi học ở các bệnh viện, cơ sở đào tạo y tế có uy tín như Học viện Quân y, Đại học Y Hà Nội, nhằm đào tạo, phổ cập kiến thức về YHCT và YHHĐ để bác sĩ nhuần nhuyễn trong chẩn đoán, điều trị xử lý các ca bệnh cấp cứu. Hàng năm, bệnh viện cũng cử các bác sĩ đi đào tạo sau đại học, các lớp chuyên khoa 1, 2, thạc sĩ, tiến sĩ trong và ngoài nước. Ngoài ra, hàng năm bệnh viện cử 2 - 3 đoàn tham quan học hỏi kinh nghiệm ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Hiện tại toàn bệnh viện có hơn 100 bác sĩ trong đó có 20 bác sĩ, tiến sĩ, chuyên khoa 2, hơn 40 thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa I, là đội ngũ những người tâm huyết, đủ năng lực phẩm chất và chuyên môn, đáp ứng nhu cầu thực tiễn khám, chữa bệnh kết hợp YHCT với YHHĐ. Thứ hai, bệnh viện tập trung cải cách hành chính, hướng tới sự hài lòng của người bệnh. Việc đổi mới nâng cao tinh thần thái độ, kỹ năng giao tiếp ứng xử của nhân viên y tế, phong cách phục vụ chăm sóc người bệnh luôn được lãnh đạo bệnh viện quan tâm do đó chất lượng phục vụ của bệnh viện ngày càng được nâng cao, uy tín của bệnh viện ngày càng được khẳng định trong lực lượng y tế CAND nói riêng cũng như các bệnh viện trong ngành y tế nói chung. Để bắt kịp xu thế phát triển chung của xã hội cũng như của ngành y tế, bệnh viện tổ chức các tổ công tác xã hội, tổ tư vấn tiếp đón hướng dẫn người bệnh, tổ quản lý chất lượng bệnh viện, tổ công nghệ thông tin… phục vụ công tác khám, chữa bệnh. Thứ ba, bệnh viện dần chủ động hơn trong cung cấp nguồn dược liệu cho công tác khám và điều trị bệnh. Ngoài việc hợp tác với các đơn vị uy tín trong cung cấp nguồn dược liệu đảm bảo chất lượng, trong những năm qua, bệnh viện đã tiến hành dự án nuôi trồng cây con thuốc tại các cơ sở giam giữ, bước đầu đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Phóng viên: Thưa ông, định hướng phát triển trong thời gian tới của bệnh viện là gì? Thiếu tướng Phạm Bá Tuyến trả lời: Thời gian tới, bệnh viện phấn đấu trở thành Bệnh viện đa khoa Y dược cổ truyền hạng đặc biệt, với 26 khoa phòng và 600 giường bệnh; phát triển các đơn vị, các trung tâm theo định hướng chuyên khoa sâu; kết hợp nhuần nhuyễn giữa y học cổ truyền và y học hiện đại trong công tác khám, chữa bệnh nhằm đáp ứng với yêu cầu của nhiệm vụ mới. Bên cạnh đó, bệnh viện sẽ đầu tư trang thiết bị, xây dựng khu sản xuất thuốc thành phần y học cổ truyền hiện đại để nâng cao chất lượng thuốc, đáp ứng cung cấp cho nhu cầu điều trị tại bệnh viện và hướng tới cung cấp ra ngoài thị trường. Thiếu tướng Phạm Bá Tuyến cùng các lãnh đạo khoa phòng đang hội chẩn một ca bệnh khó Vì vậy, bên cạnh tiếp tục bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn về YHCT và YHHĐ; khơi dậy tâm đức của đội ngũ y, bác sĩ mặc sắc phục công an; tiếp tục đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của cán bộ, chiến sĩ và người bệnh…, trong thời gian tới, bệnh viện định hướng phối hợp với các nhà khoa học, các doanh nghiệp trong và ngoài nước để đẩy mạnh hợp tác, liên doanh liên kết, xã hội hóa y tế, nhằm phát huy nguồn lực và thế mạnh của bệnh viện cũng như của các nhà khoa học để đáp ứng công tác chăm sóc, khám chữa bệnh cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân. Phóng viên: Trân trọng cảm ơn ông! Mai Thảo (thực hiện)

Hết lòng với sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân

TĐKT - Đến với y học cổ truyền như bước trên con đường đầy hoa hồng lắm chông gai, nhưng Thiếu tá, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Huệ, Trưởng Khoa Điều trị Cao cấp, Bệnh biện Y học cổ truyền Bộ Công an luôn nỗ lực để trở thành người bác sĩ giỏi về chuyên môn, tận tụy với công việc và hết lòng với sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ, xứng đáng với lời dạy của Bác Hồ “Lương y như từ mẫu”. Gian nan đường đến với y học cổ truyền Tốt nghiệp chuyên ngành Đa khoa, Đại học Y Hà Nội năm 1993 - đúng vào thời điểm khó khăn để tìm việc, trong khi nhiều bạn bè rẽ ngang sang làm trái ngành thì cô gái trẻ Nguyễn Thị Huệ vẫn quyết tâm lập nghiệp tại Thủ đô và kiên trì theo đuổi đam mê của mình. Thiếu tá, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Huệ, Trưởng Khoa Điều trị Cao cấp, Bệnh biện Y học cổ truyền Bộ Công an Sau 2 năm lăn lộn theo các dự án lớn nhỏ về y tế để học hỏi và tích lũy kinh nghiệm, năm 1996, được biết Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an tuyển dụng, cô quyết định nộp hồ sơ vào thử sức. Để vượt qua các thử thách của “nhà tuyển dụng”, cô phải chuyển sang học định hướng y học cổ truyền, rồi định hướng sản phụ khoa chuyên sâu, sau này là định hướng tim mạch và rối loạn chuyển hóa. Dù tất cả đều là những lĩnh vực rất mới, nhưng với quyết tâm, không ngại khó, ngại khổ và với vốn kiến thức y học đa khoa cơ bản sẵn có nên khi tiếp cận với nền đông y, bác sĩ Nguyễn Thị Huệ khá thuận lợi và nhanh chóng trưởng thành. Đặc biệt, tình yêu và sự đam mê, tin tưởng vào việc chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền cứ lớn dần lên trong chị. Năm 1997, bác sĩ Huệ trở thành bác sĩ tại Khoa Ngoại, được ban giám đốc tin tưởng, giao phụ trách mảng bệnh lý phụ khoa. Bằng tài năng và đạo đức nghề nghiệp, chị dần tạo dựng uy tín của mình trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Với suy nghĩ nghiên cứu khoa học sẽ là đôi cánh giúp các bác sĩ bay cao, bay xa hơn trong quá trình chữa trị bệnh cho bệnh nhân, bên cạnh việc chữa trị, chị rất chú trọng đến công tác nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ chuyên môn và sáng tạo ra nhiều phương pháp chữa bệnh hiệu quả. Năm 2000, chị đã nghiên cứu thành công viên Quế chi phục linh hoàn, giúp nhiều bệnh nhân bị u xơ tử cung thoát bệnh. Quế chi phục linh hoàn trở thành sản phẩm điều trị đặc hiệu của riêng bệnh viện từ đó đến nay. Đặc biệt, để tiếp cận với nền đông y tiên tiến hàng đầu thế giới, năm 2005, vượt qua những khó khăn về rào cản ngôn ngữ, hoàn cảnh gia đình khó khăn, con nhỏ, chị đến đất nước Trung Quốc để tu dưỡng, nâng cao trình độ về lĩnh vực tim mạch và rối loạn chuyển hóa. “Nơi đất khách quê người, mọi thứ đều rất mới và lạ lẫm. Càng nhớ nhà, nhớ con, tôi càng quyết tâm tranh thủ thời gian, tận dụng từng điều kiện, cơ hội để nhanh chóng thích nghi, học hỏi được nhiều nhất có thể. Cứ thế, tôi đắm mình với những phương pháp chữa bệnh đông y của nước bạn và tham gia rất nhiều đề tài nghiên cứu quốc tế. Càng ngày tôi càng nhận thấy vai trò cũng như sự kỳ diệu của phương pháp chữa bệnh bằng y học cổ truyền.” – Chị Huệ nhớ lại. Bác sĩ Nguyễn Thị Huệ đang thăm hỏi, động viên bệnh nhân Năm 2012, trở về nước với 2 tấm bằng thạc sĩ và tiến sĩ trong tay, chị tự tin nhận mọi nhiệm vụ, trọng trách mà ban giám đốc bệnh viện giao phó. Nhớ lại ca bệnh đầu tiên chị tiếp nhận khi mới trở về, chị Huệ chia sẻ:  Đó là một cán bộ bị thoát vị đĩa đệm và cao huyết áp, dù đã điều trị bằng nhiều phương pháp cả y học cổ truyền và y học hiện đại nhưng bệnh không thuyên giảm. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng rất đau đớn, đứng, ngồi hay nằm đều không có tư thế nào giảm đau, khiến chị vô cùng trăn trở. Chị mạnh dạn vận dụng phương pháp phúc châm đã được học ở nước bạn, kết hợp dùng thuốc đông y, sau 15 ngày, bệnh nhân hoàn toàn giảm đau, xuống giường vận động được không cần trợ giúp. Ca bệnh thành công một lần nữa củng cố thêm niềm tin, sức mạnh và nhiệt huyết của chị với con đường đang đi; đồng thời mở ra một phương pháp điều trị mới, hiệu quả bằng phương pháp y học cổ truyền tại Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an từ đó cho đến nay –  phương pháp “Phúc châm hỗi trợ giảm đau thoát vị đĩa đệm”. Với nhiều người bệnh, bác sĩ Nguyễn Thị Huệ như một vị cứu tinh, một chuyên gia đầu ngành về chữa bệnh bằng phương pháp phúc châm. Còn với nhiều đồng nghiệp, chị thực sự là tấm gương sáng về nghị lực phấn đấu học tập và  nghiên cứu, có trình độ chuyên môn cao và tâm huyết với nghề. Chị là chủ nhiệm của nhiều đề tài khoa học có giá trị, nhiều phương pháp chữa bệnh hiệu quả: “Chôn chỉ để làm giảm mỡ máu”, “điều trị mất ngủ bằng phương pháp nhĩ châm” và hiện tại chị đang ấp ủ đề tài cấp bộ “Đánh giá tác dụng giảm đau cơn gút cấp bằng chỉ thống cao”. Đồng thời, chị là giảng viên thỉnh giảng về y học cổ truyền của 3 trường đại học trên địa bàn Hà Nội, hướng dẫn khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ cho nhiều thế hệ sinh viên. Cánh chim đầu đàn của khoa cao cấp Từ năm 2014, khi Khoa Điều trị Cao cấp, Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an mới được thành lập một thời gian, chị được bổ nhiệm làm lãnh đạo khoa.  Nhận thấy đó niềm vinh dự song cũng là trách nhiệm nặng nề đối với chị trong việc đưa khoa trở thành địa chỉ đỏ đáng tin cậy cho bệnh nhân đến khám và điều trị. Bởi vậy, ngay từ những ngày đầu đảm nhận trọng trách của người thủ lĩnh, chị đã có nhiều phương pháp sáng tạo, quyết liệt trong đào tạo đội ngũ y bác sĩ, điều dưỡng trở thành những người thầy thuốc vừa hồng, vừa chuyên. Chị thường nhắc nhở cán bộ của mình rằng: Mỗi bệnh nhân đến với mình, đồng nghĩa họ đang trao cả mạng sống, cả tương lai cho mình. Vì vậy hãy đặt người bệnh lên trên hết. Hãy sống cùng cơn đau, “thấm” từng niềm vui, nước mắt của người bệnh khi đó chúng ta mới có thể thực sự sống cùng nghề y cao quý. Đặc biệt, đối tượng bệnh nhân của khoa là các đồng chí lãnh đạo cấp cao của đảng, nhà nước và của ngành công an vì vậy, công tác chăm sóc, phục hồi, nâng cao sức khỏe và điều trị cho người bệnh luôn đòi hỏi không để xảy ra sai sót. Để giúp cho trình độ chuyên môn của đội y, bác sĩ khoa cao cấp ngày một vững vàng, có thể xử lý được những ca bệnh khó, giúp bệnh nhân yên tâm chữa trị, vào các buổi sáng, chị thường xuyên tiến hành giao ban toàn khoa, truy các bài thuốc cổ phương hay được ứng dụng trong điều trị bệnh nhân, hoặc cập nhật về kiến thức mới của các hội thảo trong nước, quốc tế mà chị được tham gia hoặc phân tích một bài thuốc mà bác sĩ trong khoa vận dụng điều trị cho bệnh nhân. Thi thoảng, chị tiến hành kiểm tra đột xuất các phác đồ điều trị và phương pháp điều trị của từng bác sĩ thông qua những bệnh nhân cụ thể. Ngoài ra, việc rèn luyện thái độ phục vụ người bệnh như: Thăm khám bệnh nhân thường xuyên theo quy định, gõ cửa phòng bệnh trước khi bước vào, chào hỏi và động viên bệnh nhân luôn được chị quan tâm nhắc nhở, rèn giũa. Bác sĩ Nguyễn Thị Huệ thường xuyên chủ trì buổi giao ban toàn khoa và truy các bài thuốc cổ phương hay được ứng dụng trong điều trị bệnh nhân Đặc biệt, để tạo nên sự đoàn kết, thống nhất cao trong đội ngũ tập thể y, bác sĩ, chị đã tiến hành đánh giá, phân loại nhân viên, kịp thời động viên, khen thưởng khi có thành tích và ngược lại, nếu mắc lỗi sẽ bị xử lý theo đúng quy định. Chính vì vậy, chi bộ Đảng Khoa Điều trị Cao cấp do chị phụ trách luôn đạt được sự đồng thuận cao trong việc bầu chọn các danh hiệu thi đua và đề xuất các chỉ tiêu đi học để nâng cao trình độ, nâng lương, thăng cấp hàm cho cán bộ, công nhân viên. Hiện nay, dưới sự dẫn dắt của chị, khoa Điều trị cao cấp trở thành một trong những đơn vị đi đầu trong Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an về chất lượng về chăm sóc và điều trị bệnh. Thiếu tướng Phạm Bá Tuyến, Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an nhận xét: “Bác sĩ Huệ là người luôn tận tụy với sự nghiệp cứu người, có tinh thần trách nhiệm cao với mỗi nhiệm vụ được giao và luôn say mê nghiên cứu khoa học. Những đóng góp của chị trong thời gian qua là niềm tự hào của Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an nói riêng và nền y học cổ truyền Việt Nam nói chung, xứng đáng trở thành tấm gương bác sĩ tiêu biểu hết lòng vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe của nhân dân”. Từ những đóng góp trong thời gian qua đối với ngành y học cổ truyền, chị đã nhận được nhiều bằng khen, giấy khen của Bộ trưởng Bộ Công an, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và 5 năm liên tục đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. Đây là phần thưởng xứng đáng để chị sẽ có thêm nhiều cố gắng và nỗ lực hơn nữa để tiếp tục có những cống hiến cho nền y học nước nhà trong thời gian tới. Mai Thảo

Hơn 2 thập kỷ hồi sinh những mảnh đời lầm lỡ

TĐKT - Hơn 2 thập kỷ gắn bó với công tác quản lý, giáo dục cải tạo phạm nhân, với Thượng tá Đàm Minh Phong, Giám thị trại giam Thanh Cẩm (Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Bộ Công an), đây là một nghề đặc biệt, tuy phải chịu nhiều gian nan, vất vả, thậm chí phải chấp nhận hy sinh hạnh phúc của bản thân, nhưng nó mang lại cho anh nhiều xúc cảm. Mỗi một cuộc đời lầm lỡ được đánh thức, hồi sinh chính là động lực để anh tiếp tục tâm huyết với công việc của mình. Sẵn sàng nhận mọi nhiệm vụ Chủ động hẹn gặp Thượng tá Đàm Minh Phong qua điện thoại, trái lại với suy nghĩ ban đầu của chúng tôi về một giám thị nghiêm khắc là giọng nói trầm ấm của một người đàn ông đã đứng tuổi nhưng luôn cởi mở. Anh vui vẻ đồng ý và nhanh chóng sắp xếp một lịch hẹn cụ thể. Gặp chúng tôi, Thượng tá Phong gần gũi như người thân đã lâu chưa có dịp gặp lại, anh ôn tồn kể chuyện, đôi mắt xa xăm hồi tưởng về chặng đường công tác lắm gian truân nhưng vô cùng ý nghĩa của mình. Thượng tá Đàm Minh Phong, Giám thị Trại giam Thanh Cẩm Anh cho biết, từ thuở nhỏ đã luôn mơ ước được khoác trên mình bộ sắc phục màu xanh hi vọng nên dù thi đỗ vào Học viện Tài chính nhưng cậu học trò xứ Nghệ ấy đã từ chối cơ hội đến với giảng đường đại học và đăng ký đi lính nghĩa vụ công an. Trải qua một thời gian dài huấn luyện gian khổ tại các trại giam Phú Sơn 4 và trại giam Thanh Phong, năm 1998, anh được biên chế vào ngành, chính thức trở thành chiến sĩ Công an nhân dân, được phân về công tác tại trại giam Thanh Phong. Hơn 20 tuổi, bắt đầu tham gia công tác giáo dục, cải tạo phạm nhân với nhiệm vụ chính được giao là tuần tra, canh gác, dẫn giải phạm nhân. Trong điều kiện môi trường trại giam nhiều khắc nghiệt, cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, chàng chiến sĩ trẻ tuổi đã gặp phải không ít khó khăn mà trước đó không thể lường trước được. Nhưng với lòng yêu nghề cùng tinh thần ham học hỏi, người lính ấy đã vượt qua tất cả, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Vừa làm, vừa học tập nâng cao trình độ nên từ một chiến sĩ bảo vệ mục tiêu, anh tiếp tục được lãnh đạo tin tưởng giao phụ trách nhiều nhiệm vụ quan trọng khác như: Cán bộ quản giáo, trực trại, trinh sát, giáo dục phạm nhân, cán bộ tham mưu rồi Phó Giám thị. Ở bất kỳ vị trí công tác nào, anh luôn gương mẫu, sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, năm 2013, với vai trò là Phó Giám thị trại giam Thanh Phong, anh được giao phụ trách trạm giam số 5. Đơn vị mới được xây dựng, đóng quân trên địa bàn có địa hình vô cùng hiểm trở, lại phức tạp về tôn giáo nên tình hình an ninh, chính trị luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất ổn định.  Bằng sự nỗ lực không biết mệt mỏi của bản thân cùng sự lãnh đạo kịp thời, chính xác của cấp trên, anh cùng cán bộ, chiến sĩ không chỉ bảo vệ thành công phân trại mà còn xây dựng nên mối quan hệ chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền và đồng bào các dân tộc tại địa phương, tạo được tình cảm tốt đẹp, gắn bó quân dân ngày càng thắm thiết, tạo nên thế trận lòng dân và thế trận an ninh nhân dân vững chắc trên địa bàn nơi đơn vị đóng quân. Năm 2014, trước diễn biến phức tạp của tình hình điện thoại và ma túy được đưa vào trại giam ngày một nhiều, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, trật tự trong trại, đồng chí Đàm Minh Phong tiếp tục được cấp trên tin tưởng giao phụ trách phân trại số 2. Tại đây, anh cùng các đồng nghiệp đã tổ chức triệt phá được 3 vụ án vận chuyển ma túy từ bên ngoài vào cung cấp cho các phạm nhân đang chấp hành án cùng rất nhiều vụ đưa đồ vật cấm vào trong trại với các hình thức hết sức tinh vi và thủ đoạn. Sáng tạo và gương mẫu trong chỉ đạo, điều hành Với nhiều thành tích và kinh nghiệm công tác, năm 2017, Thượng tá Đàm Minh Phong vinh dự được cấp trên tin tưởng, bổ nhiệm giữ chức vụ Giám thị Trại giam Thanh Cẩm. Với gần 300 cán bộ, chiến sĩ, quản lý hơn 2000 phạm nhân, trong đó 2/3 là đối tượng phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng và tái phạm nguy hiểm, có nhiều tiền án, tiền sự, lại mắc nhiều bệnh nặng, truyền nhiễm… Đặc biệt, hiện nay trong trại ngày càng tiếp nhận thêm nhiều phạm nhân có dấu hiệu bị rối loạn hành vi như hoang tưởng, ảo giác… Đó là thách thức không nhỏ đối với những người làm công tác quản lý, giáo dục cải tạo ở Trại giam Thanh Cẩm. Là Bí thư Đảng bộ cơ sở, người đứng đầu đơn vị trại giam, anh luôn thực hiện tốt vai trò đầu tầu, gương mẫu, phát huy trách nhiệm, nêu gương, là hạt nhân trong xây dựng khối đoàn kết, thống nhất toàn đơn vị; chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua, góp phần quan trọng vào thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của trại giam. Thượng tá Đàm Minh Phong biểu dương cán bộ, chiến sĩ tiêu biểu trong công tác năm 2018 Anh cùng với tập thể cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị đề ra và thực hiện nhiều kế hoạch, biện pháp, Nghị quyết sáng tạo, đúng đắn, phù hợp. Duy trì thực hiện sâu rộng các phong trào thi đua trong toàn đơn vị, nhất là các phong trào học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; phong trào "Công an nhân dân học tập, thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy" gắn với phong trào thi đua "Vì an ninh Tổ quốc", khơi dậy tinh thần đoàn kết, hăng say lao động, sáng tạo và tâm huyết với nghề trong đội ngũ cán bộ, chiến sĩ. Cùng với đó, anh quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt chế độ, các chính sách đối với phạm nhân, đảm bảo đúng quy định của Nhà nước; tổ chức phát động các đợt thi đua trong phạm nhân toàn trại gắn với phong trào thi đua chấp hành án phạt tù, thi đua chấp hành nghiêm Nội quy trại giam. Tổ chức tốt cuộc thi viết với chủ đề “Biết ơn người thầy”, “Viết cảm nhận về sách”, tổ chức “Ngày hội đọc sách cho phạm nhân”, hội thi báo tường, hội thi “Tiếng hát tình đời phạm nhân”. Tổ chức tốt mô hình “5 không” – “Không có phạm nhân vi phạm nội quy trại giam liên quan đến ma túy; liên quan tới điện thoại di động; phạm nhân phạm tội mới; phạm nhân chết không rõ nguyên nhân; phạm nhân trốn trại”… góp phần làm chuyển biến tích cực trong công tác quản lý, giáo dục cải tạo phạm nhân của trại giam. Tính đến hết tháng 3/2019, phạm nhân xếp loại cải tạo khá tốt cao, giảm tỷ lệ phạm nhân xếp loại cải tạo trung bình, kém chỉ còn dưới 1,8%. Đặc biệt, nhiều phạm nhân nhắc đến anh với sự trân trọng và cảm phục. Nhờ sự quan tâm, truyền cảm hứng của đồng chí giám thị ấy, nhiều phạm nhân thường xuyên vi phạm, cộm cán đã quay đầu tìm về nẻo thiện. Phạm nhân Vũ Tiến Hùng (tức Hùng Bưởi) là đối tượng có 8 tiền án, bị phạt 20 năm tù giam. Tuy nhiên, trong quá trình cải tạo, dù được cán bộ, chiến sĩ quan tâm giáo dục nhưng phạm nhân luôn có tư tưởng trốn trại quyết liệt, có hành vi chống phá, với 35 lượt vi phạm nội quy trại giam nên 19 năm qua luôn phải ở buồng giam giữ riêng. Khi về công tác tại Trại giam Thanh Cẩm, Thượng tá Đàm Minh Phong đã rất trăn trở về điều này. Dù hàng ngày bộn bề với công việc nhưng anh vẫn dành thời gian đến gặp gỡ, tiếp cận đối tượng. Sau nhiều lần được đích thân đồng chí giám thị trực tiếp chia sẻ, động viên chân thành, phạm nhân Hùng đã có nhiều chuyển biến tích cực trong tư tưởng. Trên cơ sở nắm chắc tình hình phạm nhân, giám thị Phong đã chủ động lập kế hoạch đưa phạm nhân Hùng từ buồng giam giữ riêng xuống buồng giam giữ chung để quản lý theo quy định; đồng thời tiếp tục theo dõi, tác động giáo dục. Đến nay, phạm nhân đã cải tạo tiến bộ, tích cực thi đua chấp hành nội quy trại giam. Gặp chúng tôi, phạm nhân Vũ Tiến Hùng với vẻ ngại ngùng nói những lời sám hối: Tôi rất hối hận về những việc làm của mình. Gần 20 năm trong trại, tôi chứng kiến có những cán bộ, chiến sĩ ở đây từ lúc mái tóc còn xanh giờ đã nhiều sợi điểm bạc. Họ đã hết lòng hướng dẫn hướng thiện nhưng tôi đã phủ nhận tất cả. Nếu tôi nhận ra điều đó sớm hơn thì đường về nhà của tôi có lẽ đã ngắn đi rất nhiều. Chứng kiến anh ngày qua ngày phải trải qua môi trường trại giam phức tạp, quanh năm tiếp xúc với những đối tượng cộm cán, mặt trái của xã hội, có người hỏi liệu có khi nào anh cảm thấy quá áp lực, mệt mỏi, chán nản với công việc của mình… Chia sẻ với chúng tôi bằng nụ cười hồn hậu và chất giọng điềm đạm, Thượng tá Đàm Minh Phong bảo rằng: Ai cũng vậy, nếu đã lựa chọn nghề cảnh sát trại giam là chọn cho mình một con đường đi không ít chông gai. Song, tôi chưa bao giờ ân hận vì sự lựa chọn của mình mà ngày càng cảm nhận rõ ràng hơn niềm vinh dự, tự hào của những “người thầy đặc biệt”. Mỗi một cuộc đời lầm lỡ được đánh thức, hồi sinh là động lực để chúng tôi tiếp tục công việc đầy khó khăn, vất vả nơi đất trại. Mai Thảo

Biểu dương các chức sắc, chức việc tôn giáo tiêu biểu

TĐKT - Ngày 9/8, tại TP Đà Nẵng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã gặp mặt, biểu dương các chức sắc, chức việc tôn giáo có đóng góp tiêu biểu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sự kiện góp phần khẳng định sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam đối với công tác tôn giáo, cùng những chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Nhà nước ta. Phát biểu khai mạc buổi lễ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, chức sắc, chức việc các tôn giáo và đồng bào có đạo luôn đồng sức, đồng lòng, vượt qua mọi hy sinh, gian khổ, đóng góp cả về vật chất và tinh thần, thậm chí hy sinh cả xương máu của mình để bảo vệ đất nước, bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Trong thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước hiện nay, chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo ở Việt Nam đã và đang chung tay cùng các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, xóa đói, giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã gặp mặt, biểu dương các chức sắc, chức việc tôn giáo có đóng góp tiêu biểu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Theo Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, mỗi tôn giáo ở nước ta tuy có lịch sử hình thành và đặc điểm khác nhau, nhưng đều tồn tại trong lòng dân tộc, lợi ích của từng tôn giáo cũng gắn liền với lợi ích của quốc gia, dân tộc. Chính vì vậy, đoàn kết tôn giáo, hòa hợp dân tộc, tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo là những chủ trương cơ bản của Đảng, Nhà nước ta về tín ngưỡng, tôn giáo. “Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vấn đề dân tộc, tôn giáo, trong đó Người đặc biệt quan tâm đến tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, thực hiện đoàn kết tôn giáo ở nước ta. Thực hiện lời dạy của Người, những năm qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách và pháp luật về tôn giáo, tạo điều kiện thuận lợi để các cấp, các ngành thực hiện thống nhất quan điểm về công tác tôn giáo, phát huy nguồn lực của tôn giáo trong đời sống xã hội”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh. Ghi nhận và biểu dương những đóng góp to lớn của các tổ chức tôn giáo và đồng bào có đạo trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đặc biệt trong đó có những tấm gương điển hình là chức sắc, chức việc và đồng bào có đạo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, cuộc gặp mặt hôm nay là minh chứng sinh động cho sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam đối với các tôn giáo và chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Nhà nước ta, nhằm phát huy các nguồn lực tôn giáo, góp phần nâng cao sức mạnh tổng hợp trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong muốn tinh thần chia sẻ, thấu hiểu của cuộc gặp hôm nay sẽ càng tác động tích cực đến đường hướng hành đạo của các tổ chức tôn giáo, thúc đẩy các hoạt động tôn giáo phù hợp với chính sách pháp luật của Nhà nước, với thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa của dân tộc và nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo chính đáng của nhân dân. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tặng quà cho các chức sắc, chức việc tôn giáo tiêu biểu Theo báo cáo tại Hội nghị, tính đến đến tháng 8/2019, Nhà nước ta đã công nhận và cấp đăng ký hoạt động cho 43 tổ chức tôn giáo thuộc 16 tôn giáo. Hiện nay, trên địa bàn cả nước có trên 500 cơ sở y tế, phòng khám, chữa bệnh từ thiện do các tổ chức tôn giáo thành lập. Cả nước có khoảng 300 trường mầm non, 2.000 lớp học tình thương, 12 cơ sở dạy nghề thuộc các tổ chức tôn giáo; có gần 800 cơ sở bảo trợ xã hội của các tổ chức Phật giáo, Công giáo, Cao đài... đang nuôi dưỡng trên 12.000 trẻ em mồ côi, trẻ tàn tật, người già cô đơn, bệnh nhân tâm thần, HIV/AIDS, tiếp nhận nhiều nhóm đối tượng có hoàn cảnh khó khăn. Dù mỗi tôn giáo đều có đường hướng và phương châm hành đạo riêng nhưng đều chung một định hướng là sống “Tốt đời, đẹp đạo”, luôn gắn bó, đồng hành cùng sự phát triển của dân tộc. Trong 6 tháng đầu năm 2019, các tổ chức tôn giáo đã đóng góp cho xã hội hơn 1.000 tỷ đồng. Thông qua giáo lý khuyên răn con người sống hướng thiện, vị tha, bác ái, đặc biệt là những giá trị đạo đức sâu sắc, góp phần điều chỉnh hành vi ứng xử của con người, nhiều khu dân cư có đông đồng bào tôn giáo đã trở thành điểm sáng về phòng, chống tội phạm, phòng, chống ma túy và các tệ nạn xã hội khác, giữ gìn an ninh, trật tự xã hội. Các tôn giáo cũng cùng với chính quyền, MTTQ các cấp xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, cùng chung tay chăm lo cho người có công, cứu trợ thiên tai, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn, tham gia khám chữa bệnh, dạy nghề,… Mai Thảo  

Tôn vinh 203 điển hình tiên tiến tiêu biểu "xứng danh Bộ đội Cụ Hồ" trong toàn quân

TĐKT - Chiều 9/8, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu Hội nghị sơ kết tôn vinh điển hình tiên tiến 5 năm thực hiện Cuộc vận động "Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ", gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (2014 - 2019). Thiếu tướng Lê Xuân Sang, Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị chủ trì họp báo. Họp báo giới thiệu chương trình Hội nghị Phát biểu tại họp báo, Thiếu tướng Lê Xuân Sang, Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn cho biết: Hội nghị được tổ chức nhằm đánh giá ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân, rút ra bài học kinh nghiệm, đề xuất chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện Cuộc vận động (CVĐ), gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; góp phần xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh, cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện, các tổ chức quần chúng vững mạnh xuất sắc, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, thiết thực kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 - 2019). Đồng thời, Hội nghị sẽ góp phần cổ vũ, động viên cán bộ, chiến sĩ toàn quân tiếp tục giữ vững và phát huy truyền thống "Quyết chiến, quyết thắng", nỗ lực khắc phục khó khăn, cống hiến trí tuệ, tài năng, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, xứng danh "Bộ đội Cụ Hồ" trong thời kỳ mới.  Hội nghị sơ kết, tôn vinh điển hình tiên tiến sẽ diễn ra vào ngày 15/8 tại Hội trường Bộ Quốc phòng. Nhân dịp này, Bộ Quốc phòng ký quyết định tặng Bằng khen cho 203 điển hình tiên tiến (84 tập thể, 119 cá nhân) tiêu biểu được các đơn vị trong toàn quân tôn vinh ở đơn vị làm huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, đơn vị quân sự địa phương, các học viện, nhà trường, nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất, đoàn viên, thanh niên, hội viên phụ nữ. Trước đó, các đại biểu sẽ tham dự Chương trình Giao lưu điển hình tiên tiến vào 20h ngày 14/8 tại Hội trường Bộ Quốc phòng; Lễ báo công tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vào 14h ngày 15/8. Thời gian qua, CVĐ đã được Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị, cấp ủy, chính ủy, chính trị viên, chỉ huy các cấp trong toàn quân tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, triển khai toàn diện, đồng bộ; thực sự là nét đặc sắc, tiêu biểu riêng có trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thể hiện trách nhiệm chính trị của Quân đội trước Đảng, Nhà nước và nhân dân; là tình cảm, sự tôn kính của cán bộ, chiến sĩ QĐND Việt Nam với Bác Hồ kính yêu; góp phần xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.  CVĐ đã tạo động lực cổ vũ, động viên cán bộ, chiến sĩ toàn quân khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, tự lực, tự cường, mưu trí, sáng tạo, phấn đấu vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; phát huy dân chủ, xây dựng tinh thần đoàn kết, gắn bó, thương yêu đồng chí, đồng đội; nâng cao chất lượng xây dựng chính quy, rèn luyện kỷ luật và thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết gắn bó máu thịt quân - dân, thực hiện quân với dân một ý chí, xây dựng "thế trận lòng dân" vững chắc, xứng đáng là đội quân chiến đấu, lực lượng chính trị tuyệt đối trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Sau 5 năm triển khai thực hiện CVĐ, toàn quân đã xuất hiện ngày càng nhiều phong trào, mô hình mới, điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt tiêu biểu, có sức lan tỏa sâu rộng trong toàn quân và có hiệu ứng tích cực trong xã hội. Tiêu biểu là: Mô hình "Tự soi, tự sửa", "Thực hiện theo chức trách, nêu gương trong hành động", "Nêu cao trách nhiệm, chấn chỉnh phong cách", "5 không, 3 phát huy", "Giờ học tự quản", "Giờ học kiểu mẫu", "Nâng bước em đến trường", "Bệnh viện văn hóa", "Đảo là nhà, cán bộ, chiến sĩ đều là anh em ruột thịt", "Ngôi nhà một trăm đồng", "Xuân biên cương ấm lòng dân bản"... Từ tháng 3 đến tháng 8/2019, các đơn vị cơ sở, cấp trên trực tiếp cơ sở và 61/61 cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng đã tổ chức gặp mặt tôn vinh hàng trăm tập thể, hàng nghìn cá nhân điển hình tiên tiến trên tất cả các loại hình đơn vị. Việc sơ kết CVĐ đã tạo điều kiện để các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trao đổi, phổ biến, kinh nghiệm, nhân rộng những mô hình mới, cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả; kịp thời tôn vinh, khen thưởng, cổ vũ, động viên cán bộ, chiến sĩ và quần chúng trong toàn quân tiếp tục giữ vững và phát huy bản chất, truyền thống "Bộ đội Cụ Hồ". Phương Thanh

Trang