BTĐKT - Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến công tác thi đua, khen thưởng, Người nói “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua và những người thi đua là những người yêu nước nhất”. Thấm nhuần lời dạy đó của Bác, trong những năm qua, huyện Mê Linh (TP Hà Nội) luôn coi trọng và phát huy tốt vai trò, tác dụng của công tác thi đua, khen thưởng đối với sự phát triển chung của huyện.
Năm 2024 đánh dấu bước chuyển quan trọng trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021 - 2025). Hưởng ứng các phong trào thi đua do trung ương và thành phố phát động, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Mê Linh đã triển khai các phong trào thi đua yêu nước đồng bộ và hiệu quả.
Các phong trào không chỉ bám sát các chương trình thi đua lớn của trung ương, mà còn gắn liền với các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh trọng tâm của địa phương, hướng tới các ngày lễ lớn của đất nước như: 70 năm Giải phóng Thủ đô, 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân. Qua đó, đã tạo nên không khí thi đua sôi nổi, thu hút đông đảo cán bộ, đảng viên, chiến sĩ và nhân dân tham gia, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu của huyện.
Lễ khánh thành và gắn biển công trình kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) đối với Trường Tiểu học Thạch Đà B (xã Thạch Đà, huyện Mê Linh)
Nổi bật là, phong trào thi đua “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới” được triển khai sôi nổi và thiết thực. Huyện chú trọng nâng cấp các sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP, với 20 sản phẩm đạt chuẩn 3 - 4 sao. Đồng thời, khuyến khích người dân ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp để nâng cao năng suất và chất lượng. Nổi bật trong các mô hình sản xuất là sản xuất lúa chất lượng cao theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Thạch Đà và mô hình sản xuất khoai tây chế biến gắn với chuỗi tiêu thụ sản phẩm tại 3 xã với quy mô 63 ha, mang lại hiệu quả rõ rệt. Huyện cũng triển khai chương trình hỗ trợ nông nghiệp theo Nghị quyết số 08/2023/NQ-HĐND của TP Hà Nội, với diện tích cấy lúa bằng máy đạt 250 ha. Năm 2024, huyện đã ghi nhận thêm 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (Thanh Lâm, Tiến Thắng, Hoàng Kim, Thạch Đà) và 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (Tự Lập, Tiến Thịnh, Đại Thịnh). Đặc biệt, có 6 tập thể và 3 cá nhân thuộc huyện đã vinh dự nhận Bằng khen của UBND thành phố vì những thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua này.
Phong trào thi đua “Vì người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau” được huyện Mê Linh thực hiện hiệu quả. Huyện đã phối hợp xây dựng và sửa chữa nhà ở cho 33 hộ cận nghèo, hộ khó khăn trên địa bàn, trị giá 3,3 tỷ đồng (từ nguồn hỗ trợ của Thành phố, của huyện và của xã).
Triển khai phong trào “Doanh nghiệp Thủ đô hội nhập và phát triển”, huyện đã tạo điều kiện tối đa để các hộ kinh doanh, hợp tác xã rút ngắn thời gian gia nhập thị trường. 100% thủ tục thành lập và hoạt động của hộ kinh doanh được thực hiện trực tuyến, đảm bảo đơn giản hóa thủ tục và trả kết quả nhanh chóng, đúng hạn. Trong năm 2024, trên địa bàn huyện đã có 937 hộ đăng ký thành lập mới.
Thực hiện chủ đề năm “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển” của TP Hà Nội, huyện Mê Linh có những bước tiến mạnh mẽ trong cải cách hành chính và chuyển đổi số. Huyện đã đầu tư hơn 40 tỷ đồng vào hệ thống giám sát an ninh trật tự, số hóa dữ liệu hộ tịch và triển khai học bạ điện tử tại 100% các trường tiểu học. Đồng thời, triển khai 5 mô hình chuyển đổi số điển hình, bao gồm khám chữa bệnh từ xa, ứng dụng thực tế ảo tại các di tích lịch sử và triển khai gian hàng thương mại điện tử mang thương hiệu địa phương.
Phong trào “An toàn thực phẩm”, thi đua “Sáng kiến, sáng tạo Thủ đô” được huyện đặc biệt quan tâm triển khai. Từ đầu năm 2024, huyện đã kiểm tra 2.012 cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm, xử phạt 70 cơ sở vi phạm với tổng số tiền 406 triệu đồng. Cả năm, toàn huyện có 950 sáng kiến kinh nghiệm được công nhận và 15 sáng kiến đạt hiệu quả cấp thành phố, góp phần tạo giá trị trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội.
Đặc biệt, phong trào “Người tốt, việc tốt” và Cuộc thi viết về gương điển hình tiên tiến đã mang lại hiệu quả thiết thực. Sau 1 năm phát động, huyện đã phát hiện 230 gương “Người tốt, việc tốt”, trong đó có 38 gương đạt cấp thành phố. UBND Thành phố đã tặng Bằng khen cho UBND huyện Mê Linh và nhiều tập thể, cá nhân vì những thành tích xuất sắc trong phong trào này.
UBND TP Hà Nội tặng danh hiệu "Người tốt, việc tốt" năm 2024 cho các cá nhân tiêu biểu trên địa bàn huyện Mê Linh
Năm 2024, huyện Mê Linh đã hoàn thành 15/16 chỉ tiêu do thành phố giao và 18/19 chỉ tiêu do HĐND huyện giao. Trong số này, 9/16 chỉ tiêu vượt kế hoạch của thành phố, và 8/19 chỉ tiêu vượt kế hoạch của HĐND huyện. Tổng giá trị các ngành kinh tế trên địa bàn huyện ước đạt 39.178 tỷ đồng, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện đạt hơn 10.000 tỷ đồng, trong đó thu nội địa đạt 3.019 tỷ đồng, bằng 201% dự toán thành phố giao và bằng 161% dự toán HĐND huyện giao sau điều chỉnh, bằng 219% so với cùng kỳ, đây là mức thu nội địa đạt cao nhất của huyện Mê Linh từ trước đến nay. Về giải ngân vốn đầu tư công, huyện đã thực hiện 2.002 tỷ đồng, đạt 117% dự toán thành phố giao và 95% dự toán huyện giao.
Trong năm, huyện có 1 tập thể được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba, 1 tập thể và 3 cá nhân được tặng Cờ Thi đua xuất sắc và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Ngoài ra, nhiều tập thể, cá nhân được khen thưởng cấp thành phố và cấp huyện.
Đó là những con số biết nói, minh chứng cho những nỗ lực đổi mới, sáng tạo và phát huy tối đa vai trò, tác dụng của công tác thi đua, khen thưởng trong công cuộc xây dựng và phát triển huyện Mê Linh.
Phát huy những kết quả đạt được, năm 2025, huyện Mê Linh tiếp tục chú trọng công tác thi đua, khen thưởng, tập trung phát động và triển khai các phong trào thi đua thiết thực nhằm hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh. Công tác thi đua, khen thưởng sẽ được nâng cao chất lượng, bảo đảm kịp thời, chính xác và công khai, cùng với việc phát hiện và nhân rộng các điển hình tiên tiến, bồi dưỡng mô hình mới.
Tin tưởng rằng, với sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng bộ, chính quyền và tinh thần thi đua sôi nổi của các tầng lớp nhân dân, huyện Mê Linh sẽ tiếp tục đoàn kết, hoàn thành xuất sắc các mục tiêu phát triển đề ra trong hành trình xây dựng huyện Mê Linh giàu mạnh, văn minh và hiện đại.
Mai Thảo
Hà Nội thi đua ái quốc
Ngành Công thương Hà Nội phát động phong trào thi đua năm 2025
BTĐKT - Ngày 9/1, Sở Công thương Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành Công thương năm 2025. Phát biểu tại Hội nghị, Phó Giám đốc phụ trách Sở Công thương Nguyễn Kiều Oanh nhấn mạnh: Với những nỗ lực, sáng tạo và chủ động trong triển khai nhiệm vụ, ngành Công thương Hà Nội đã góp phần quan trọng vào sự phục hồi tích cực của sản xuất công nghiệp, thương mại nội địa, xuất nhập khẩu trong năm 2024, đóng góp lớn vào mức tăng trưởng kinh tế của Thủ đô. Phó Giám đốc phụ trách Sở Công thương Nguyễn Kiều Oanh phát biểu tại hội nghị Cụ thể, Sở đã triển khai đầy đủ, đúng tiến độ hơn 70 sự kiện, chuỗi sự kiện nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp, kích cầu nội địa trên địa bàn theo kế hoạch; đã tổ chức động thổ, khởi công thêm được 14 cụm công nghiệp; phát triển thêm 7 điểm bán sản phẩm OCOP đưa tổng số lên trên 110 điểm trên địa bàn thành phố; đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế thúc đẩy phát triển lĩnh vực công thương; triển khai các nội dung Chương trình khuyến mại tập trung quốc gia, Chương trình khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội, triển khai cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” … Ngành Công thương đã thực hiện tốt công tác hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong các lĩnh vực công nghiệp, thương mại, xuất nhập khẩu và điện. Cung cấp điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hưởng các chính sách hỗ trợ của trung ương và thành phố, giúp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, xúc tiến xuất khẩu và mở rộng thị trường tiêu thụ. Đồng thời, ngành đã đảm bảo sự cân đối cung - cầu hàng hóa, triển khai hiệu quả các chương trình xúc tiến thương mại, kích cầu nội địa, liên kết vùng, góp phần ổn định đời sống người dân và thúc đẩy tăng trưởng thương mại dịch vụ…. Năm 2025, ngành Công thương Thủ đô đặt mục tiêu hoàn thành toàn diện 70 chỉ tiêu và 295 nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, giá trị gia tăng ngành công nghiệp dự kiến đạt mức tăng trưởng 6,95% trở lên, kim ngạch xuất khẩu tăng trên 5%, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội tăng từ 9% trở lên. Đồng thời, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) sẽ được kiểm soát dưới 4,5% và tỷ lệ cụm công nghiệp có trạm xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn sẽ đạt 100% đối với các cụm công nghiệp đang hoạt động. Để động viên toàn ngành ra sức thi đua phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra trong năm 2025, tại hội nghị, ông Phạm Anh Minh, Chủ tịch Công đoàn ngành Công thương Hà Nội đã phát động phong trào thi đua năm 2025. Ông Phạm Anh Minh, Chủ tịch Công đoàn ngành Công thương Hà Nội phát động phong trào thi đua năm 2025 Trong đó, đối với khu vực hành chính, sự nghiệp, phong trào thi đua tập trung vào việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và chủ đề công tác năm 2025, đồng thời xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu quả gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Các cán bộ được khuyến khích không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, sáng tạo, cải tiến quy trình làm việc, cải cách hành chính và tích cực tham gia vào chương trình chuyển đổi số quốc gia. Bên cạnh đó, Chủ tịch Công đoàn Phạm Anh Minh cũng đề cao việc phát triển đoàn viên, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn, triển khai nhiều hoạt động thiết thực vì lợi ích của đoàn viên và người lao động. Trong khối doanh nghiệp, phong trào thi đua được phát động triển khai qua hai đợt, tập trung vào việc nâng cao kỹ năng, tay nghề, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp,” cải thiện điều kiện làm việc và đảm bảo an toàn lao động, góp phần nâng cao năng suất, đời sống và thu nhập cho người lao động… Mai Thảo“Chợ Tết nhân ái - Chợ Tết 0 đồng” tặng quà cho 2.000 hoàn cảnh khó khăn tại Hà Nội
BTĐKT - Ngày 4/1, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) Hà Nội tổ chức chương trình “Chợ Tết nhân ái - Chợ Tết 0 đồng”, trao tặng quà cho 2.000 người dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố. Đây là năm thứ ba liên tiếp, Hội CTĐ Hà Nội phối hợp cùng Coca-Cola Việt Nam tổ chức chương trình này. Chương trình “Chợ Tết nhân ái - Chợ Tết 0 đồng” 2025 tại Hà Nội có tổng trị giá 1,6 tỷ đồng, với sự tham gia của 2.000 người nghèo và các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn đến từ các quận Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, huyện Thường Tín, Thanh Trì, Hoài Đức, Phú Xuyên, cùng các hội viên gặp khó khăn của Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Người cao tuổi, Hội Cựu Thanh niên xung phong TP Hà Nội và các sinh viên nghèo thuộc Trường Đại học Thương Mại. Mỗi người tham gia chương trình nhận được một voucher trị giá 600.000 đồng, sử dụng để mua sắm miễn phí tại các gian hàng với nhiều mặt hàng đa dạng, phong phú, giúp họ lựa chọn những sản phẩm phù hợp với nhu cầu cá nhân. 2.000 lượt người có hoàn cảnh khó khăn tham gia mua sắm tại “Chợ Tết nhân ái - Chợ Tết 0 đồng” 2025 Chia sẻ về niềm vui khi được tham gia chương trình, Hoàng Thị Thu Hòa, sinh viên lớp K60 BLH1, Trường Đại học Thương Mại, đến từ một gia đình nghèo ở Lạng Sơn, cho biết: “Em rất vui và hạnh phúc khi nhận được voucher mua hàng tại Chợ Tết 0 đồng. Sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các nhà hảo tâm đã giúp em hiểu thêm về tinh thần nhân ái và lòng thương người. Em sẽ cố gắng học tập và sống tốt hơn để có thể thành công và khi có cơ hội, em cũng muốn tham gia các hoạt động nhân ái để giúp đỡ những người khó khăn như mình.” Bà Bùi Thị Lan Phương, Chủ tịch Hội Chữ Thập đỏ quận Cầu Giấy, chia sẻ: "Chợ Tết 0 đồng là một mô hình ý nghĩa mà Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam phối hợp với Coca-Cola tổ chức thường niên và năm nay đã là năm thứ ba triển khai. Tại quận Cầu Giấy, 200 cá nhân và gia đình có hoàn cảnh khó khăn đã nhận được quà trong dịp này. Đây là minh chứng cho sự sẻ chia đầy yêu thương từ Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam và Coca-Cola. Thay mặt Hội Chữ Thập đỏ quận Cầu Giấy, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các đồng chí lãnh đạo của Coca-Cola, Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam và Hội Chữ Thập đỏ TP Hà Nội." Bà Phương cũng cho biết thêm, qua mô hình "Chợ Tết 0 đồng", Hội Chữ Thập đỏ quận Cầu Giấy đã học hỏi, rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình này tại địa phương. Mỗi dịp Tết đến, Hội luôn nỗ lực vận động và tổ chức Hội chợ Tết Nhân ái quận Cầu Giấy, trao tặng từ 500 đến 700 suất quà cho các đối tượng khó khăn như cán bộ, hội viên người khuyết tật, hội viên Hội Người mù, nạn nhân chất độc da cam, cựu thanh niên xung phong, cựu chiến binh và những gia đình gặp khó khăn. Dịp Tết Ất Tỵ 2025 sắp tới, Hội Chữ Thập đỏ quận Cầu Giấy dự kiến sẽ trao từ 500 đến 700 suất quà, mỗi suất trị giá từ 500.000 đến 700.000 đồng, dành tặng các hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn quận. Đại diện Coca-Cola Việt Nam trao biểu trưng hỗ trợ 1,6 tỷ đồng tại “Chợ Tết nhân ái - Chợ Tết 0 đồng” Hà Nội 2025 Đại diện Coca-Cola Việt Nam vinh dự nhận Bằng ghi nhận "Tấm lòng vàng nhân đạo" của Ban Chấp hành Hội Chữ Thập đỏ TP Hà Nội và cam kết sẽ tiếp tục đồng hành trong các hoạt động lan tỏa nhân ái, nhằm xây dựng một cộng đồng đoàn kết và bền vững, đặc biệt trong mỗi dịp Tết đến, xuân về, để không ai bị bỏ lại phía sau. Hưởng ứng phong trào "Tết nhân ái" xuân 2025, Hội Chữ Thập đỏ TP Hà Nội phấn đấu chăm lo, trao tặng 67.000 suất quà Tết cho người nghèo, người khuyết tật, người dễ bị tổn thương, với tổng trị giá 33 tỷ đồng. Mai ThảoBTĐKT - Ngày 30/12, Sở Xây dựng Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tới dự có: Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị; Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn.
Tại hội nghị, nhiều cá nhân và tập thể đã được vinh danh. Cụ thể, 15 cá nhân được tặng Kỷ niệm chương vì sự phát triển ngành Xây dựng; 2 tập thể được UBND TP Hà Nội tặng Cờ “Đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua năm 2024”; 10 tập thể được tặng danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc” năm 2024; 1 tập thể và 14 cá nhân được tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND TP Hà Nội.
Năm 2024, dù tình hình thế giới còn nhiều bất ổn và nền kinh tế trong nước gặp khó khăn, Sở Xây dựng Hà Nội đã nỗ lực vượt qua thách thức và đạt được kết quả đáng ghi nhận. Một trong những điểm nổi bật là Sở đã hoàn thành hơn 94% các nhiệm vụ UBND thành phố giao, tham mưu UBND thành phố ban hành hai văn bản quy phạm pháp luật, 15 quyết định và kế hoạch chuyên ngành.
Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội quan trọng cũng đã đạt và vượt kế hoạch: Tỷ lệ cấp nước sạch cho người dân đô thị duy trì đạt 100%, nước sạch cho nông thôn đạt 95%; tỷ lệ xử lý nước thải đô thị đạt 40,8%, vượt mục tiêu 40%; diện tích nhà ở bình quân đầu người đạt 29,1 m² (vượt mục tiêu 28,8 m²). Năm 2024, thành phố đã hoàn thành 2,354 triệu m² sàn nhà ở, đạt khoảng 15.400 căn nhà.
Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị tặng Kỷ niệm chương cho các cá nhân tiêu biểu
Sở Xây dựng cũng thực hiện tốt vai trò Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo Chương trình số 03-CTr/TU của Thành ủy về "Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2020 - 2025", tham mưu tổ chức các chỉ tiêu và nhiệm vụ quan trọng trong chương trình này.
Về hạ tầng kỹ thuật đô thị, Sở Xây dựng đã tham mưu xây dựng mới và cải tạo 49 công viên, vườn hoa (đạt 109% kế hoạch), trồng hơn 165.000 cây bóng mát, tạo không gian xanh cho người dân. Đồng thời, Sở đã tích cực đôn đốc hoàn thành đầu tư hệ thống cấp nước cho 57 xã, nâng tổng số xã tiếp cận nước sạch lên 95%. Một trong những dự án quan trọng khác là việc đưa nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vào vận hành thử nghiệm với công suất 100.000 m³/ngày đêm, nâng tổng công suất các trạm xử lý lên 414.300 m³/ngày đêm.
Công tác phát triển đô thị và nhà ở cũng được chú trọng. Sở đã tham mưu triển khai Chương trình phát triển nhà ở thành phố giai đoạn 2021 - 2030, lập đề xuất đầu tư cho 4 dự án nhà ở xã hội, tạo ra khoảng 1 triệu m² sàn. Đồng thời, công tác cải tạo chung cư cũ, tái định cư và quản lý nhà ở công cũng được thúc đẩy mạnh mẽ.
Về cải cách hành chính và chuyển đổi số, Sở Xây dựng đã hoàn thành việc xây dựng Hệ thống thông tin kiểm soát công trình vi phạm trật tự xây dựng và triển khai hai cơ sở dữ liệu chuyên ngành, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý.
Với những nỗ lực đó, trong năm 2024, Sở Xây dựng đã vinh dự được tặng Huân chương Lao động hạng Ba của Chủ tịch nước; Bằng khen của UBND thành phố và Bộ Xây dựng.
Để tiếp tục phát triển trong năm 2025, Sở Xây dựng đã phát động phong trào thi đua năm 2025; đề ra những chỉ tiêu quan trọng, trong đó có việc duy trì tỷ lệ cấp nước sạch cho khu vực đô thị và nông thôn đạt 100%, hoàn thành 4.670 căn nhà ở xã hội, xử lý nước thải đô thị đạt 50 - 55% và nâng diện tích nhà ở bình quân đầu người lên 29,5 m².
Những kết quả nổi bật của năm 2024 và các mục tiêu đặt ra cho năm 2025 sẽ là nền tảng vững chắc để ngành xây dựng Hà Nội tiếp tục phát triển, góp phần nâng cao chất lượng sống cho người dân Thủ đô.
Mai Thảo
Tuyên dương 70 gương mặt “Người tốt, việc thiện” tiêu biểu năm 2024
BTĐKT - Ngày 28/12, Hội Chữ thập đỏ TP Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ năm 2024, đồng thời tôn vinh 70 tấm gương “Người tốt, việc thiện” tiêu biểu vì những đóng góp xuất sắc trong hoạt động nhân đạo và cộng đồng. Năm 2024, Hội Chữ thập đỏ TP Hà Nội đã triển khai hiệu quả các hoạt động, với tổng giá trị đạt trên 292,1 tỷ đồng, hỗ trợ hơn 932 nghìn lượt người khó khăn, yếu thế. Dù gặp nhiều thách thức, các cấp Hội luôn nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ, phát huy sự sáng tạo và huy động tối đa nguồn lực xã hội. Trao tặng danh hiệu “Người tốt, việc thiện” tiêu biểu năm 2024 cho các cá nhân Các chương trình, phong trào thi đua nổi bật của Hội Chữ thập đỏ TP Hà Nội trong năm 2024, tiêu biểu là: Phong trào “Tết Nhân ái” 2024, trao tặng 127.538 suất quà, tổng trị giá hơn 72 tỷ đồng; Chương trình Tháng nhân đạo, hỗ trợ 48.862 người, trị giá hơn 17 tỷ đồng; Chương trình “Dinh dưỡng cho trẻ em nghèo, khuyết tật”, đạt giá trị trên 15,2 tỷ đồng; Chiến dịch “An toàn cho ngư dân nghèo, khó khăn”, hỗ trợ 4.428 ngư dân, trị giá trên 4 tỷ đồng; phong trào hiến máu tình nguyện, tiếp nhận 322.959 đơn vị máu, đạt 109% kế hoạch năm. Ngoài ra, Hội còn ghi dấu ấn với các hoạt động ứng phó thiên tai, thảm họa, hỗ trợ khắc phục hậu quả bão lũ và thăm hỏi các gia đình bị ảnh hưởng bởi hỏa hoạn. Trong khuôn khổ hội nghị, Hội Chữ thập đỏ TP Hà Nội đã tuyên dương 70 cá nhân tiêu biểu trong phong trào “Người tốt, việc thiện - Chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái”. Đây là những tấm gương sáng, lan tỏa giá trị nhân đạo, góp phần thúc đẩy tinh thần tương thân tương ái và đoàn kết dân tộc. Ông Nguyễn Vĩnh Hạnh, Chủ tịch Hội đồng Trường Tiểu học Nguyễn Siêu, một trong 70 cá nhân tiêu biểu được vinh danh, bày tỏ niềm tự hào khi nhận danh hiệu này. Ông chia sẻ: “Danh hiệu là nguồn động viên to lớn, tiếp thêm động lực cho tôi trên hành trình lan tỏa giá trị nhân ái trong cộng đồng. Trong thời gian tới, với vai trò là người đứng đầu nhà trường, tôi sẽ tiếp tục triển khai nhiều mô hình và phương pháp sáng tạo, truyền tải tinh thần nhân đạo và hành động nhân ái đến các thế hệ học trò, từ đó góp phần xây dựng một xã hội giàu lòng nhân văn, nhân ái”. Các đơn vị đăng ký ủng hộ phong trào Tết Nhân ái 2025 Dịp này, hội nghị cũng vinh danh các tập thể và cá nhân xuất sắc trong năm 2024: 4 đơn vị xuất sắc được tặng Cờ thi đua của Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam; 15 tập thể và 7 cá nhân trong phong trào hiến máu tình nguyện được UBND thành phố tặng Bằng khen; 5 đơn vị được tặng Cờ thi đua xuất sắc của Hội Chữ thập đỏ TP Hà Nội. Hướng tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Hội đã khởi động phong trào Tết Nhân ái với hơn 30 chương trình chợ Tết được tổ chức từ nay đến ngày 26/1/2025. Tại hội nghị, Hội đã tiếp nhận hơn 67,8 tỷ đồng (gồm tiền mặt và hàng hóa quy đổi) từ các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân ủng hộ phong trào. Hội nghị không chỉ là dịp tổng kết và nhìn lại một năm hoạt động hiệu quả mà còn là cơ hội tôn vinh những cá nhân và tập thể xuất sắc, lan tỏa những giá trị nhân đạo và tình người trong xã hội. Mai ThảoPhát động phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động Thủ đô năm 2025
BTĐKT - Ngày 26/12, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn năm 2024, đồng thời triển khai nhiệm vụ và phát động phong trào thi đua năm 2025. Trong năm 2024, các phong trào thi đua trong CNVCLĐ Thủ đô đã có sự đổi mới mạnh mẽ, hướng tới nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác. Các phong trào thi đua được phát động gắn với chủ đề công tác của thành phố và Tổng LĐLĐ Việt Nam, nổi bật là các phong trào “Lao động sáng tạo”, “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, “Văn hóa thể thao” và “Xanh - sạch - đẹp bảo đảm ATVSLĐ”. Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu trao tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho 1 tập thể, 1 cá nhân Đặc biệt, phong trào sáng kiến sáng tạo đã đạt được những kết quả đáng chú ý, với 95.523 sáng kiến được ghi nhận, có giá trị làm lợi lên tới 86,2 tỷ đồng. Hơn 159 công trình sản phẩm cũng được vinh danh, với giá trị làm lợi lên đến 67,5 tỷ đồng. Liên đoàn Lao động TP Hà Nội đã công nhận 100 sáng kiến tiêu biểu trong CNVCLĐ Thủ đô và trao tặng bằng khen cho 100 cá nhân xuất sắc. Một điểm nhấn quan trọng năm 2024 là công tác phát triển đoàn viên và thành lập công đoàn cơ sở. LĐLĐ đã thành lập mới 855 công đoàn cơ sở, đạt 173,8% kế hoạch, kết nạp mới 123.666 đoàn viên, đạt 81,2% kế hoạch và phát triển 46 nghiệp đoàn với 8.100 đoàn viên ở khu vực lao động phi chính thức. Tổng số công đoàn cơ sở toàn thành phố hiện đạt 9.898, với 781.268 đoàn viên. Ghi nhận những nỗ lực trong các phong trào thi đua của CNVCLĐ Thủ đô, tại hội nghị, LĐLĐ quận Cầu Giấy và Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội Lê Đình Hùng đã được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Tổng LĐLĐ Việt Nam tặng Cờ thi đua cho 10 tập thể và Bằng khen cho 7 tập thể có thành tích nổi bật trong phong trào thi đua Lao động giỏi và xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh năm 2024. LĐLĐ TP Hà Nội tặng Cờ thi đua xuất sắc cho 24 tập thể và Giấy khen cho 2 tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác công đoàn. Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Phạm Quang Thanh trao Cờ thi đua của LĐLĐ thành phố cho các đơn vị Dịp này, LĐLĐ TP Hà Nội đã phát động phong trào thi đua trong CNVCLĐ và các cấp Công đoàn Thủ đô năm 2025 với chủ đề “Quyết tâm đổi mới, tích cực sáng tạo, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công tác, tiết kiệm, chống lãng phí, chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, Đại hội Thi đua yêu nước các cấp, Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ XI”. Với khối doanh nghiệp, LĐLĐ thành phố phát động phong trào thi đua nâng cao kỹ năng, tay nghề, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ nhằm nâng cao năng suất lao động và hiệu quả công việc. Các phong trào thi đua trọng tâm gồm “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, “Công nhân giỏi Thủ đô”, “Sáng kiến sáng tạo Thủ đô”, “Ôn lý thuyết, luyện tay nghề, thi thợ giỏi”… Đối với khu vực hành chính sự nghiệp, LĐLĐ thành phố phát động phong trào thi đua hoàn thành các nhiệm vụ công tác, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, đồng thời tiếp tục vận động cán bộ, công chức, viên chức và người lao động học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; các phong trào thi đua trọng tâm gồm: “Người tốt, việc tốt”, “Tham mưu giỏi, phục vụ tốt”, “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Vì người nghèo- Không để ai bị bỏ lại phía sau” và “Đẩy mạnh cải cách hành chính”. Mai ThảoTổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội phát động phong trào thi đua năm 2025
BTĐKT - Sáng 24/12, Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội (HANDICO) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025. Nhân dịp này, Tổng Công ty phát động phong trào thi đua năm 2025 với chủ đề “Quyết tâm đổi mới, tích cực sáng tạo, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công tác, tiết kiệm, chống lãng phí”, nhằm chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và Đại hội Thi đua yêu nước các cấp. Trong năm 2024, HANDICO đã hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất, kinh doanh, đạt những kết quả ấn tượng trong các lĩnh vực. Tổng giá trị sản xuất, kinh doanh của Tổng Công ty đạt 12.052 tỷ đồng, vượt 3,9% so với năm 2023. Doanh thu đạt 11.090 tỷ đồng, nộp ngân sách 1.677 tỷ đồng, lợi nhuận 1.700 tỷ đồng, tăng trưởng mạnh mẽ so với năm trước. Đặc biệt, thu nhập bình quân của người lao động đạt 8,2 triệu đồng/tháng, vượt kế hoạch đề ra. Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025 của HANDICO Bên cạnh đó, các hoạt động đầu tư phát triển dự án và thi công xây lắp vẫn là trọng tâm sản xuất của HANDICO. Các công trình tiêu biểu như tuyến đường 48m từ Yên Vinh đến đường 36m Khu công nghiệp Quang Minh, huyện Mê Linh, hay dự án xây dựng trụ sở hành chính huyện Thường Tín, đều được triển khai đúng tiến độ, chất lượng và đảm bảo an toàn.... Năm 2025, HANDICO đặt mục tiêu tiếp tục đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh với tổng giá trị đạt 12.200 tỷ đồng, doanh thu 11.200 tỷ đồng, nộp ngân sách 1.150 tỷ đồng và lợi nhuận đạt 1.300 tỷ đồng. Tổng Công ty sẽ tập trung vào các dự án đang triển khai, đảm bảo tiến độ và chất lượng, đồng thời tìm kiếm các cơ hội mới để mở rộng thị trường và đầu tư. Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên HANDICO Trương Hải Long khẳng định: “Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá về đích. Với sự đoàn kết của toàn thể cán bộ, công nhân, viên chức, lao động (CBCNVCLĐ), HANDICO sẽ hoàn thành xuất sắc các mục tiêu sản xuất, kinh doanh và các nhiệm vụ trọng tâm, đồng thời xây dựng thương hiệu và văn hóa doanh nghiệp, nâng cao đời sống người lao động.” Để đạt được các mục tiêu đề ra trong năm 2025, tại hội nghị, Chủ tịch Công đoàn Tổng công ty HANDICO Ngô Minh Tuấn đã phát động phong trào thi đua đến toàn thể CBCNVCLĐ, với các mục tiêu và hoạt động cụ thể. Các phong trào thi đua tập trung vào việc nâng cao năng suất lao động, phát huy sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, ứng dụng khoa học, công nghệ vào công tác, đồng thời đảm bảo hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Cụ thể là, phát động phong trào “Thi đua nâng cao trình độ tay nghề”, khuyến khích CBCNVCLĐ thi đua học tập nâng cao tay nghề, phát huy sáng kiến, cải tiến quy trình sản xuất, đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác sản xuất kinh doanh; phong trào “Thi đua cao điểm chào mừng các sự kiện lớn”, tổ chức các đợt thi đua gắn biển các công trình, phần việc chào mừng các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của Thủ đô và đất nước, đặc biệt là kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng (3/2/1930 - 3/2/2025) và 80 năm ngày thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2/9/1945 - 2/9/2025); phong trào “Thi đua thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp” phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống thu nhập cho người lao động; phong trào “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”, thi đua xây dựng môi trường làm việc văn minh, chuyên nghiệp, bảo vệ sức khỏe người lao động và bảo vệ môi trường, thực hiện tốt công tác an toàn lao động và phòng, chống cháy nổ.... Với sự quyết tâm và đồng lòng của toàn thể CBCNVCLĐ, HANDICO kỳ vọng sẽ tiếp tục khẳng định vị thế vững mạnh trên thị trường, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và cả nước. Mai ThảoHội khuyến học Hà Nội được tặng Bằng khen của Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam
BTĐKT - Sáng 19/12, Hội Khuyến học Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết công tác khuyến học và phong trào thi đua, khen thưởng năm 2024. Dịp này, Hội Khuyến học Hà Nội được tặng Bằng khen của Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam; nhiều tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động khuyến học và phong trào thi đua được biểu dương, khen thưởng. Năm 2024, phong trào thi đua khuyến học, khuyến tài trên địa bàn thành phố đạt được nhiều kết quả quan trọng. Trong đó, công tác phát triển tổ chức Hội, phát triển hội viên được coi là điểm nhấn hoạt động khuyến học trong năm. Toàn thành phố đã phát triển mới được 355 tổ chức Hội, tăng 3,07% so với năm 2023 và phát triển mới được gần 110.000 hội viên, tăng gần 19% so với năm 2023. Việc này đã góp phần nâng tổng số hội viên hội khuyến học toàn thành phố lên gần 2 triệu người, đạt tỷ lệ gần 24% so với tổng số dân trên địa bàn. Đại diện lãnh đạo Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam tặng Bằng khen cho Hội Khuyến học Hà Nội Nhiều mô hình học tập được nhân rộng, tạo khí thế thi đua học tập sôi nổi trong gia đình, dòng họ, cộng đồng và đơn vị. Các mô hình học tập đều đạt và vượt chỉ tiêu định hướng của Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam giao. Cụ thể: Mô hình “Gia đình học tập” đạt hơn 75%; mô hình “Dòng họ học tập” đạt gần 71%,; mô hình “Cộng đồng học tập” đạt hơn 82%; mô hình “Đơn vị học tập” đạt tỷ lệ cao nhất, gần 96%. Công tác xã hội hóa các nguồn lực cho công tác khuyến học được các cấp hội tăng cường. Năm 2024, tổng quỹ khuyến học các cấp là gần 440 tỷ đồng, đạt bình quân hơn 52 nghìn đồng/người dân. Năm 2025, Hội Khuyến học Hà Nội phấn đấu đạt tỷ lệ hội viên đạt trên 20% so với tổng số dân toàn thành phố; tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng các mô hình học tập; phấn đấu xây dựng quỹ khuyến học của các cấp Hội đạt bình quân 55.000 đồng/người dân; phấn đấu xây dựng từ 10 - 12 quận, huyện đạt danh hiệu “Quận, huyện học tập”. Ghi nhận những kết quả đạt được trong phong trào thi đua khuyến học, khuyến tài, tại hội nghị, Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam đã trao tặng Bằng khen cho Hội Khuyến học Hà Nội. Dịp này, nhiều tập thể, cá nhân thuộc Hội cũng được biểu dương, khen thưởng. Với những kết quả tích cực và mục tiêu rõ ràng, Hội Khuyến học Hà Nội tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong trong phong trào khuyến học, khuyến tài, góp phần xây dựng xã hội học tập bền vững. Mai ThảoĐình - chùa Hà: Nơi lan tỏa giá trị hướng thiện và gắn kết cộng đồng
BTĐKT - Đình - chùa Hà từ lâu đã trở thành điểm đến của không chỉ những tín đồ Phật giáo mà còn là nơi tổ chức nhiều hoạt động hướng thiện, lan tỏa những giá trị tâm linh và giáo dục trong cộng đồng. Mỗi năm, tại đây đều diễn ra những sự kiện mang đậm ý nghĩa văn hóa và tâm linh, góp phần nuôi dưỡng tinh thần đoàn kết, phát triển trí tuệ và lòng nhân ái trong xã hội. Ngày húy kỵ của giác linh thiền sư đệ nhị trụ trì tại chùa Hà, diễn ra ngày 30/10 âm lịch hàng năm, đã trở thành một sự kiện mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Đây không chỉ là dịp để tưởng nhớ công đức của vị thiền sư, mà còn là cơ hội để cộng đồng, các Phật tử và người dân thể hiện lòng thành kính, tri ân đối với những giá trị đạo đức mà ngài đã truyền lại. Bà Hoàng Thị Đàn, Trưởng Tiểu Ban Quản lý Đình - chùa Hà cho biết: Thiền sư đệ nhị trụ trì chùa Hà là một bậc cao tăng đức độ, người đã cống hiến cả đời cho sự nghiệp tu hành và hoằng pháp. Dưới sự dẫn dắt của ngài, chùa Hà đã trở thành nơi quy ngưỡng tâm linh, điểm tựa tinh thần cho nhiều thế hệ Phật tử. Ngài không chỉ chú trọng việc xây dựng cơ sở vật chất mà còn đặt nền móng cho việc phát triển giáo lý, khuyến khích đời sống hướng thiện, đoàn kết cộng đồng. Lễ húy kỵ của giác linh thiền sư đệ nhị trụ trì tại chùa Hà năm 2024 diễn ra trong không khí trang nghiêm, với những nghi thức truyền thống Lễ húy kỵ của giác linh thiền sư đệ nhị trụ trì tại chùa Hà năm 2024 diễn ra trong không khí trang nghiêm, với những nghi thức truyền thống như tụng kinh, dâng hương và cúng dường, không chỉ thể hiện lòng kính trọng đối với giác linh thiền sư mà còn là dịp để tăng ni, Phật tử cùng nhau cầu nguyện, hồi hướng công đức cho ngài. Đồng thời, đây là lúc để khơi dậy trong mỗi người tham dự một tinh thần tri ân sâu sắc, thể hiện sự báo ân đối với những giá trị đạo đức mà thiền sư đã để lại. Thượng tọa Thích Đức Duyệt, Trưởng Ban Trị sự Phật giáo quận Cầu Giấy, trụ trì chùa Thọ Cầu, phường Dịch Vọng, chia sẻ về ý nghĩa sâu sắc của buổi lễ: “Lễ húy kỵ năm nay thu hút đông đảo tăng ni, Phật tử và người dân tham gia, không chỉ thể hiện tinh thần đoàn kết mà còn là minh chứng rõ ràng cho sự đồng lòng trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống văn hóa, tâm linh của dân tộc. Đây là dịp để cộng đồng lan tỏa năng lượng an lành, thấm nhuần hơn nữa tinh thần đạo hiếu của dân tộc, hướng tới một cuộc sống thiện lành, tích cực”. Đông đảo tăng ni, Phật tử và người dân tham gia lễ húy kỵ của giác linh thiền sư đệ nhị trụ trì tại chùa Hà Chị Trà My, một người dân tại phường Dịch Vọng, chia sẻ cảm nhận của mình: “Những nghi lễ và lời cầu nguyện trong ngày hôm nay giúp tôi và những người tham dự cảm nhận được sự an lạc trong tâm hồn, làm dịu đi những lo toan, giúp chúng tôi trở về với những giá trị giản dị nhưng sâu sắc trong cuộc sống”. Lễ húy kỵ của giác linh thiền sư đệ nhị trụ trì tại chùa Hà không chỉ là sự kiện tâm linh, mà còn là dịp để mỗi người nhìn lại và tiếp nối những giá trị nhân văn, tốt đẹp mà ngài đã để lại. Qua đó, tăng ni, Phật tử và cộng đồng cùng chung tay xây dựng một đời sống hướng thiện, giữ gìn và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp, từ đó góp phần vào việc xây dựng một xã hội an hòa, đoàn kết và yêu thương. Sự kiện này là cơ hội quý giá để các Phật tử từ khắp nơi tụ hội về tham dự, thắt chặt mối quan hệ trong cộng đồng, cùng nhau thực hành giáo lý của Phật giáo và sống trọn vẹn với những giá trị cao cả. Từ đó, Đình - chùa Hà tiếp tục là nơi lan tỏa những thông điệp yêu thương, giúp mọi người tìm thấy sự bình an trong tâm hồn và sự hòa hợp trong cuộc sống. Mai ThảoTrường Đại học Đông Đô được tặng Bằng khen của UBND TP Hà Nội
BTĐKT - Ngày 7/12, tại Hà Nội, Trường Đại học Đông Đô tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập (1994 – 2024). Dịp này, nhà trường vinh dự được tặng Bằng khen của UBND TP Hà Nội; nhiều tập thể, cá nhân thuộc trường được vinh danh, khen thưởng. Phát biểu tại buổi lễ, TS. Đào Hải - Hiệu trưởng Trường Đại học Đông Đô cho biết: Trường Đại học Đông Đô được thành lập ngày 3/10/1994, là một trong những trường đại học dân lập đầu tiên của cả nước, mở ra cơ hội học tập và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Ủy viên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng, Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng TP Hà Nội Nguyễn Công Bằng, trao Bằng khen của Chủ tịch UBND TP Hà Nội tặng Trường Đại học Đông Đô Từ những ngày đầu với chỉ 7 ngành đào tạo, đến nay, trường đã mở rộng lên 1 ngành tiến sĩ, 7 ngành thạc sĩ và 24 ngành đại học, bao phủ các lĩnh vực trọng điểm như kinh tế, khoa học công nghệ, y dược, nhân văn, ngoại ngữ và xây dựng. Trải qua ba thập kỷ phát triển, trường đã đào tạo hơn 50.000 kỹ sư, kiến trúc sư, dược sĩ, cử nhân và hàng nghìn thạc sĩ, tiến sĩ. Đặc biệt, 100% học viên, sinh viên tốt nghiệp đều có việc làm, với khả năng làm việc độc lập, làm việc nhóm và đáp ứng các yêu cầu sáng tạo, năng động của thị trường lao động. Các cựu sinh viên của trường hiện đang góp mặt ở mọi vùng miền, tham gia vào quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, trong đó nhiều người đảm nhận những vị trí trọng trách tại các cơ quan của Đảng, Nhà nước hoặc các doanh nghiệp lớn, có uy tín. Ghi nhận những thành tựu đạt được, nhà trường đã được tặng nhiều Bằng khen của Chính phủ, Bộ Giáo dục & Đào tạo cũng như các ban, ngành và thành phố Hà Nội. Lãnh đạo nhà trường tặng Giấy khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nhà trường. Tại buổi lễ, nhà trường đã vinh dự được trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND TP Hà Nội; nhiều tập thể, cá nhân được nhà trường tặng Giấy khen và Kỷ niệm chương vì sự phát triển Trường Đại học Đông đô. Phát biểu tại buổi lễ, TS. Trịnh Hữu Tuấn - Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Đông Đô, nhấn mạnh: “Chặng đường 30 năm qua là một hành trình đầy thách thức nhưng cũng rất đáng tự hào. Phía trước vẫn còn nhiều cơ hội và thách thức mới. Tuy nhiên, với tinh thần đoàn kết, sáng tạo và quyết tâm, nhà trường sẽ tiếp tục phát huy thế mạnh, nâng cao chất lượng giảng dạy, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và tạo điều kiện học tập tốt nhất cho sinh viên”. TS. Trịnh Hữu Tuấn khẳng định, trường Đại học Đông Đô sẽ không ngừng đổi mới để cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong nước và quốc tế. Qua đó, nhà trường sẽ tiếp tục đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của đất nước. Buổi lễ kỷ niệm 30 năm thành lập không chỉ là dịp tổng kết chặng đường đã qua mà còn là cột mốc để nhà trường định hướng những bước đi chiến lược trong tương lai, với mục tiêu khẳng định vị thế của mình trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam. Hưng VũTrang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- …
- sau ›
- cuối cùng »