Kinh tế

Chuyển dịch sang nền công nghiệp dựa trên nền tảng sáng tạo

TĐKT – Sáng 6/1, Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2016 và triển khai nhiệm vụ năm 2017 ngành Công thương đã diễn ra tại 63 điểm cầu trên cả nước. Tại điểm cầu Hà Nội, tới dự có Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh.   Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2016 và triển khai nhiệm vụ năm 2017 ngành Công thương Năm 2016 đánh dấu sự vươn lên mạnh mẽ của ngành Công thương,  trong đó có vai trò, đóng góp to lớn của các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và các địa phương. Năm qua, chỉ số toàn ngành công nghiệp tăng 7,5%.  Đối với hoạt động xuất nhập khẩu, 25 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD đã góp phần đưa tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt gần 176 tỉ USD, tăng 8,6% so với năm 2015, thấp hơn mục tiêu tăng trưởng đặt ra là 10%; trong đó, giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 70%. Tính chung, cả năm xuất siêu 2,68 tỉ USD. Đây được coi là nỗ lực của ngành công thương trong bối cảnh thế giới biến động bất lợi, giá nhiều mặt hàng chủ lực giảm, như dầu thô, nông – thủy sản. Cùng với đó, ngành Công thương đã bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa thiết yếu và hàng tiêu dùng; tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội tăng cao (tăng 10,2%, so với 9,72% cùng kỳ). Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã phát huy hiệu quả mạnh mẽ, tạo thay đổi trong nhận thức của người tiêu dùng thông qua nhiều hoạt động xúc tiến thương mại. Công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng kém chất lượng được thực hiện cơ bản tốt… Cải cách hành chính, cơ cấu lại bộ máy, hoạt động của Bộ Công thương đạt kết quả tốt theo hướng tinh giản và hiệu quả. Bộ đã bỏ nhiều quy định, thủ tục về đầu tư, kinh doanh; khai trương cổng dịch vụ công trực tuyến tích hợp toàn bộ các dịch vụ công cấp độ 3, 4 của Bộ tại một cửa duy nhất.     Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận trong những thành tựu kinh tế - xã hội của đất nước năm 2016 có sự đóng góp quan trọng của ngành Công thương. Tuy nhiên, Thủ tướng cũng chỉ ra một số mặt tồn tại: ngành khai khoáng giảm sút mạnh (gần 6%), trong đó dầu thô giảm gần 10%. Nhiều dự án thuộc ngành công thương bị thua lỗ kéo dài. Một số dự án triển khai chậm, không bảo đảm tiến độ, nhất là một số dự án điện của các đơn vị thuộc Bộ Công Thương. Một số chiến lược, quy hoạch chưa phát huy được hiệu quả, chưa tạo được động lực và hỗ trợ cần thiết để khu vực tư nhân tham gia trong phát triển công nghiệp quốc gia như chiến lược phát triển ngành cơ khí, ô tô, thép… Việc sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, nhất là cổ phần hóa, được chú trọng một bước nhưng nói chung còn chậm, chưa hiệu quả. Công tác cán bộ thời gian qua còn nhiều bất cập, tạo dư luận không tốt, ảnh hưởng đến uy tín của ngành, trong đó có việc quản lý, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo một số doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc. Đề cập đến định hướng phát triển của ngành, Thủ tướng cho rằng, đó là phát triển nền công nghiệp Việt Nam giảm sự phụ thuộc vào lợi thế không bền vững dựa vào tài nguyên tự nhiên như dầu mỏ, than đá, quặng… mà thay vào đó, phải chuyển dịch sang nền công nghiệp dựa trên nền tảng sáng tạo, lấy khoa học công nghệ làm động lực và nền tảng cạnh tranh. Thời gian tới, ngành Công thương cần tập trung giải quyết những tồn đọng tại các dự án đang bị thua lỗ; phải bảo đảm một số cân đối lớn của nền kinh tế trong trung và dài hạn, chứ không chỉ ngắn hạn; tiếp tục hội nhập nhanh chóng, tích cực, chủ động; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, nâng cao chất lượng quản lý thị trường, có cơ chế phù hợp tổ chức lại thương mại biên giới, thương mại điện tử, tạo đột phá trong lĩnh vực này, quan tâm hơn nữa đến thị trường nội địa. Phấn đấu đạt và vượt chỉ tiêu về kim ngạch xuất nhập khẩu mà Quốc hội giao.  Phải có hàng rào thương mại đúng pháp luật để bảo vệ thị trường trong nước. Huy động mọi thành phần kinh tế, kể cả doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp FDI, nhất là doanh nghiệp tư nhân, kể cả doanh nghiệp cổ phần hóa, hợp tác xã nông nghiệp, hợp tác xã công thương tiêu thụ để phát triển ngành Công thương Việt Nam. Bên cạnh đó phải phát huy vai trò của các hiệp hội ngành nghề, xây dựng thương hiệu sản phẩm. Phát triển công nghiệp phụ trợ, công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nhất là nông nghiệp công nghệ cao. Chú trọng tái cơ cấu ngành công thương mạnh mẽ hơn để “chúng ta có một số sản phẩm là thế mạnh của Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4”.  Đặc biệt, trong sản xuất cần quan tâm bảo vệ môi trường… Nguyệt Hà

Triển khai đồng bộ chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng

TĐKT - Sáng 4/1, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam tổ chức họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng năm 2016 và triển khai nhiệm vụ năm 2017.  Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng chủ trì họp báo. Trong năm 2016, NHNN đã triển khai đồng bộ các giải pháp, chính sách tiền tệ (CSTT) và hoạt động ngân hàng, đạt được các mục tiêu đề ra từ đầu năm, góp phần quan trọng trong kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế hợp lý, đồng thời đảm bảo an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng.     Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng chủ trì họp báo Đến ngày 29/12/2016, tổng phương tiện thanh toán tăng 17,88%, huy động vốn tăng 18,38% so với cuối năm 2015. Lạm phát cơ bản được kiểm soát ổn định và cả năm đạt 1,87%, góp phần quan trọng thực hiện kiểm soát lạm phát CPI cả năm 4,74%, đạt mục tiêu dưới 5% của Quốc hội đề ra. Mặt bằng lãi suất được giữ ổn định. Lãi suất cho vay hiện phổ biến khoảng 6 - 9%/năm đối với kỳ hạn ngắn và 9 - 11%/năm đối với trung và dài hạn. Cùng với đó, tỷ giá thị trường ngoại hối diễn biến tương đối ổn định. So với đầu năm, tỷ giá VND/USD tăng khoảng 1,1 - 1,2%, thanh khoản thị trường tốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng đầy đủ, kịp thời.  Diễn biến tín dụng và cơ cấu tín dụng phù hợp với chỉ tiêu và định hướng điều hành của NHNN. Đến ngày 29/12/2016, tín dụng tăng 18,71% so với cuối năm 2015. Thị trường vàng trong năm 2016 về cơ bản ổn định và điều tiết tốt. Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt và công nghệ, dịch vụ ngân hàng tiếp tục phát triển mạnh mẽ, phù hợp với xu thế thanh toán của các nước trong khu vực và trên thế giới. Đặc biệt, với việc triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, công tác thanh tra, giám sát và tái cơ cấu, xử lý nợ xấu đạt được những kết quả tích cực. Nợ xấu được giữ ổn định ở mức dưới 3%. Đến ngày 30/11/2016, tỷ lệ nợ xấu ước tính còn khoảng 2,46%. Từ đầu năm 2016 đến hết 30/11/2016, Công ty Quản lý tài sản VAMC đã thực hiện mua 839 khoản nợ, với tổng dư nợ gốc là 23.283 tỷ đồng, giá mua nợ là 22.483 tỷ đồng.    Về định hướng điều hành CSTT và hoạt động ngân hàng năm 2017, Phó Thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho biết: trên cơ sở chủ trương của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ và các đánh giá, nhận định về tình hình kinh tế vĩ mô, tiền tệ, năm 2017, NHNN sẽ điều hành CSTT chủ động, linh hoạt, phù hợp với diễn biến trên thị trường thế giới và trong nước, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm bảo đảm ổn định các cân đối vĩ mô và kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý. Trước mắt, để đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả, thông suốt trong thời gian trước, trong và sau dịp Tết Nguyên đán 2017, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước  yêu cầu các đơn vị thuộc NHNN, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chủ động triển khai tích cực, hiệu quả nhiệm vụ được giao. Trong đó, tập trung vào một số nội dung chủ yếu: đảm bảo chất lượng dịch vụ, an toàn hoạt động ATM, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu tiền mặt của các đơn vị, tổ chức và cá nhân; tiếp tục thực hiện các biện pháp quản lý, sử dụng tiền mệnh giá nhỏ, lẻ hợp lý, tiết kiệm trong dịp Tết; bảo đảm ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối và thanh toán trong hoạt động ngân hàng; đảm bảo hoạt động liên tục và an ninh bảo mật của hệ thống công nghệ thông tin; tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy, bảo đảm an ninh, an toàn kho quỹ và bảo vệ tài sản.     Phương Thanh

Huy động mọi nguồn lực phát triển ngành đường sắt có sức cạnh tranh cao, kinh doanh hiệu quả

TĐKT - Chiều 5/1, tại Hà Nội, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2016. Tới dự, có Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông. Năm 2016 là năm đầu tiên của kế hoạch trung hạn 2016 - 2020, cũng là năm đầu tiên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tổ chức thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh theo mô hình tổ chức mới sau giai đoạn tái cơ cấu 2012 - 2015 với nhiều thuận lợi và không ít khó khăn. Tổng công ty và các đơn vị trực thuộc đã tập trung ổn định tổ chức, sản xuất, kinh doanh theo mô hình mới và đạt được một số kết quả nổi bật: xử lý, giải quyết sự cố sập cầu Ghềnh, khắc phục kịp thời hậu quả do bão lũ gây ra tại các tỉnh miền Trung, góp phần đảm bảo sản xuất vận tải bình hành; việc khai thác hàng hóa tại các đường nhánh, đường chuyên dùng có chuyển biến tích cực; các quy chế, quy định nội bộ được hoàn thiện, ban hành, tạo hành lang pháp lý cho các đơn vị triển khai hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đáng chú ý, công tác an toàn giao thông đường sắt được giữ vững trên cả 3 tiêu chí, số vụ tai nạn do chủ quan đã giảm đáng kể (giảm 19 vụ, tương đương 59,4% so với cùng kỳ). Chỉ tiêu tàu đi, đến đúng giờ đảm bảo ở mức cao. Toàn cảnh Hội nghị Tại Hội nghị, các đại biểu cũng thẳng thắn chỉ rõ những tồn tại, hạn chế trong hoạt động của Tổng công ty năm 2016. Sản lượng và doanh thu toàn Tổng công ty sụt giảm mạnh so với cùng kỳ và không đạt kế hoạch. Một số nhiệm vụ trọng tâm chưa thực hiện được: đồng nhất tải trọng trên toàn tuyến đường sắt Bắc - Nam; tổ chức chạy tàu kế tiếp tại các khu gian có đủ điều kiện... Các công ty vận tải đã đổi mới về tư duy và cách làm nhưng chưa theo kịp với thị trường nên các giải pháp đề ra chưa mang lại kết quả như mong đợi, chưa tổ chức được vận chuyển từ kho đến kho, giá cước vẫn chưa cạnh tranh và phù hợp với thị trường. Cá biệt còn có đơn vị chuyển sang hoạt động theo mô hình tổ chức mới không kịp thích ứng nên kết quả sản xuất, kinh doanh rất thấp.   Nhằm tháo gỡ khó khăn, khắc phục hạn chế, năm 2017, toàn ngành đường sắt phấn đấu thực hiện mục tiêu kinh doanh giai đoạn 2016 - 2020: "Năng động, sáng tạo để huy động mọi nguồn lực phát triển Tổng công ty Đường sắt Việt Nam có sức cạnh tranh cao, kinh doanh hiệu quả; chủ động, tích cực thực hiện chiến lược phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050", với 8 nhiệm vụ trọng tâm. Tổng công ty sẽ tập trung chỉ đạo triển khai hiệu quả nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh năm 2017 ngay từ đầu năm, làm tốt công tác vận chuyển hành khách Tết Đinh Dậu, đảm bảo an toàn các mặt. Kiềm chế và giảm dần tai nạn giao thông đường sắt, phấn đấu giảm so với năm 2016 từ 5% - 7% ở cả 3 tiêu chí: số vụ tai nạn, số người bị chết và số người bị thương. Tiếp tục nghiên cứu, rà soát, đánh giá để bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện Đề án tái cơ cấu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, hoàn thành công tác thoái vốn tại các công ty cổ phần. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn sự nghiệp kinh tế cho quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt theo hướng đầu tư có trọng điểm để nâng đồng đều về tốc độ và tải trọng chạy tàu, đảm bảo an toàn chạy tàu. Đẩy mạnh các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị phần, phát triển sản phẩm dịch vụ mới và nâng cao sản lượng, doanh thu vận tải hành khách, hàng hóa. Đồng thời, tăng cường các hoạt động xã hội hóa trong kinh doanh vận tải đường sắt, đầu tư phương tiện vận tải, các công trình hỗ trợ vận tải. Tiếp tục thực hiện các dự án trọng điểm của ngành, đặc biệt các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng và đóng mới đầu máy, toa xe. Tập trung nghiên cứu đổi mới công tác quản trị doanh nghiệp, cải cách thủ tục hành chính...  Nguyệt Hà

Huy động mọi nguồn lực phát triển ngành đường sắt có sức cạnh tranh cao, kinh doanh hiệu quả

TĐKT - Chiều 5/1, tại Hà Nội, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2016. Tới dự, có Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông.  Năm 2016 là năm đầu tiên của kế hoạch trung hạn 2016 - 2020, cũng là năm đầu tiên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tổ chức thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh theo mô hình tổ chức mới sau giai đoạn tái cơ cấu 2012 - 2015 với nhiều thuận lợi và không ít khó khăn. Tổng công ty và các đơn vị trực thuộc đã tập trung ổn định tổ chức, sản xuất, kinh doanh theo mô hình mới và đạt được một số kết quả nổi bật: xử lý, giải quyết sự cố sập cầu Ghềnh, khắc phục kịp thời hậu quả do bão lũ gây ra tại các tỉnh miền Trung, góp phần đảm bảo sản xuất vận tải bình hành; việc khai thác hàng hóa tại các đường nhánh, đường chuyên dùng có chuyển biến tích cực; các quy chế, quy định nội bộ được hoàn thiện, ban hành, tạo hành lang pháp lý cho các đơn vị triển khai hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đáng chú ý, công tác an toàn giao thông đường sắt được giữ vững trên cả 3 tiêu chí, số vụ tai nạn do chủ quan đã giảm đáng kể (giảm 19 vụ, tương đương 59,4% so với cùng kỳ). Chỉ tiêu tàu đi, đến đúng giờ đảm bảo ở mức cao. Toàn cảnh Hội nghị Tại Hội nghị, các đại biểu cũng thẳng thắn chỉ rõ những tồn tại, hạn chế trong hoạt động của Tổng công ty năm 2016. Sản lượng và doanh thu toàn Tổng công ty sụt giảm mạnh so với cùng kỳ và không đạt kế hoạch. Một số nhiệm vụ trọng tâm chưa thực hiện được: đồng nhất tải trọng trên toàn tuyến đường sắt Bắc - Nam; tổ chức chạy tàu kế tiếp tại các khu gian có đủ điều kiện... Các công ty vận tải đã đổi mới về tư duy và cách làm nhưng chưa theo kịp với thị trường nên các giải pháp đề ra chưa mang lại kết quả như mong đợi, chưa tổ chức được vận chuyển từ kho đến kho, giá cước vẫn chưa cạnh tranh và phù hợp với thị trường. Cá biệt còn có đơn vị chuyển sang hoạt động theo mô hình tổ chức mới không kịp thích ứng nên kết quả sản xuất, kinh doanh rất thấp.   Nhằm tháo gỡ khó khăn, khắc phục hạn chế, năm 2017, toàn ngành đường sắt phấn đấu thực hiện mục tiêu kinh doanh giai đoạn 2016 - 2020: "Năng động, sáng tạo để huy động mọi nguồn lực phát triển Tổng công ty Đường sắt Việt Nam có sức cạnh tranh cao, kinh doanh hiệu quả; chủ động, tích cực thực hiện chiến lược phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050", với 8 nhiệm vụ trọng tâm. Tổng công ty sẽ tập trung chỉ đạo triển khai hiệu quả nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh năm 2017 ngay từ đầu năm, làm tốt công tác vận chuyển hành khách Tết Đinh Dậu, đảm bảo an toàn các mặt. Kiềm chế và giảm dần tai nạn giao thông đường sắt, phấn đấu giảm so với năm 2016 từ 5% - 7% ở cả 3 tiêu chí: số vụ tai nạn, số người bị chết và số người bị thương. Tiếp tục nghiên cứu, rà soát, đánh giá để bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện Đề án tái cơ cấu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, hoàn thành công tác thoái vốn tại các công ty cổ phần. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn sự nghiệp kinh tế cho quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt theo hướng đầu tư có trọng điểm để nâng đồng đều về tốc độ và tải trọng chạy tàu, đảm bảo an toàn chạy tàu. Đẩy mạnh các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị phần, phát triển sản phẩm dịch vụ mới và nâng cao sản lượng, doanh thu vận tải hành khách, hàng hóa. Đồng thời, tăng cường các hoạt động xã hội hóa trong kinh doanh vận tải đường sắt, đầu tư phương tiện vận tải, các công trình hỗ trợ vận tải. Tiếp tục thực hiện các dự án trọng điểm của ngành, đặc biệt các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng và đóng mới đầu máy, toa xe. Tập trung nghiên cứu đổi mới công tác quản trị doanh nghiệp, cải cách thủ tục hành chính...  Nguyệt Hà

Triển khai đồng bộ chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng

TĐKT - Sáng 4/1, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam tổ chức họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng năm 2016 và triển khai nhiệm vụ năm 2017.  Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng chủ trì họp báo. Trong năm 2016, NHNN đã triển khai đồng bộ các giải pháp, chính sách tiền tệ (CSTT) và hoạt động ngân hàng, đạt được các mục tiêu đề ra từ đầu năm, góp phần quan trọng trong kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế hợp lý, đồng thời đảm bảo an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng.     Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng chủ trì họp báo Đến ngày 29/12/2016, tổng phương tiện thanh toán tăng 17,88%, huy động vốn tăng 18,38% so với cuối năm 2015. Lạm phát cơ bản được kiểm soát ổn định và cả năm đạt 1,87%, góp phần quan trọng thực hiện kiểm soát lạm phát CPI cả năm 4,74%, đạt mục tiêu dưới 5% của Quốc hội đề ra. Mặt bằng lãi suất được giữ ổn định. Lãi suất cho vay hiện phổ biến khoảng 6 - 9%/năm đối với kỳ hạn ngắn và 9 - 11%/năm đối với trung và dài hạn. Cùng với đó, tỷ giá thị trường ngoại hối diễn biến tương đối ổn định. So với đầu năm, tỷ giá VND/USD tăng khoảng 1,1 - 1,2%, thanh khoản thị trường tốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng đầy đủ, kịp thời.  Diễn biến tín dụng và cơ cấu tín dụng phù hợp với chỉ tiêu và định hướng điều hành của NHNN. Đến ngày 29/12/2016, tín dụng tăng 18,71% so với cuối năm 2015. Thị trường vàng trong năm 2016 về cơ bản ổn định và điều tiết tốt. Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt và công nghệ, dịch vụ ngân hàng tiếp tục phát triển mạnh mẽ, phù hợp với xu thế thanh toán của các nước trong khu vực và trên thế giới. Đặc biệt, với việc triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, công tác thanh tra, giám sát và tái cơ cấu, xử lý nợ xấu đạt được những kết quả tích cực. Nợ xấu được giữ ổn định ở mức dưới 3%. Đến ngày 30/11/2016, tỷ lệ nợ xấu ước tính còn khoảng 2,46%. Từ đầu năm 2016 đến hết 30/11/2016, Công ty Quản lý tài sản VAMC đã thực hiện mua 839 khoản nợ, với tổng dư nợ gốc là 23.283 tỷ đồng, giá mua nợ là 22.483 tỷ đồng.    Về định hướng điều hành CSTT và hoạt động ngân hàng năm 2017, Phó Thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho biết: trên cơ sở chủ trương của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ và các đánh giá, nhận định về tình hình kinh tế vĩ mô, tiền tệ, năm 2017, NHNN sẽ điều hành CSTT chủ động, linh hoạt, phù hợp với diễn biến trên thị trường thế giới và trong nước, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm bảo đảm ổn định các cân đối vĩ mô và kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý. Trước mắt, để đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả, thông suốt trong thời gian trước, trong và sau dịp Tết Nguyên đán 2017, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước  yêu cầu các đơn vị thuộc NHNN, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chủ động triển khai tích cực, hiệu quả nhiệm vụ được giao. Trong đó, tập trung vào một số nội dung chủ yếu: đảm bảo chất lượng dịch vụ, an toàn hoạt động ATM, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu tiền mặt của các đơn vị, tổ chức và cá nhân; tiếp tục thực hiện các biện pháp quản lý, sử dụng tiền mệnh giá nhỏ, lẻ hợp lý, tiết kiệm trong dịp Tết; bảo đảm ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối và thanh toán trong hoạt động ngân hàng; đảm bảo hoạt động liên tục và an ninh bảo mật của hệ thống công nghệ thông tin; tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy, bảo đảm an ninh, an toàn kho quỹ và bảo vệ tài sản.     Phương Thanh

Hà Nội khen thưởng điển hình trong phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2016

TĐKT - Chiều 3/1, Ban chỉ đạo (BCĐ) 389 TP Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2016, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2017.  Tại Hội nghị, 26 tập thể, 20 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2016 đã được tôn vinh, khen thưởng. Tới dự có các đồng chí: Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công thương; Lê Hồng Sơn, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, Trưởng BCĐ 389 TP Hà Nội. Tính đến hết 15/12/2016, các lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ, xử lý 23.589 vụ việc vi phạm, khởi tố 205 vụ đối với 222 đối tượng. Trong đó, có  3.147 vụ hàng cấm nhập lậu; hơn 19.100 vụ gian lận thương mại; hơn 1.300 vụ hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ. Tổng thu nộp ngân sách Nhà nước gần 3.875,6 tỷ đồng; phạt hành chính hơn 1.400 tỷ đồng (tăng hơn 760 tỷ đồng so với năm 2015); truy thu thuế, thu thuế sau thanh tra, kiểm tra hơn 2.444 tỷ đồng; tiền bán hàng tịch thu gần 12 tỷ đồng. Tang vật vi phạm chủ yếu các lực lượng đã bắt giữ rất đa dạng, như chất gây nghiện, vàng, thuốc tân dược, ngà voi, động vật hoang dã, gỗ quý hiếm, thuốc lá, rượu, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng... Cùng với đó là nhiều loại tem nhãn, bao bì, hàng hóa giả các thương hiệu nổi tiếng...       Hội nghị tổng kết công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2016, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2017 Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2016, BCĐ 389 TP Hà Nội xác định công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là nhiệm vụ quan trọng nhưng nhiều khó khăn, cần phải tập trung quyết liệt hơn nữa. Trước mắt, BCĐ 389 tập trung kiểm tra các mặt hàng phục vụ nhu cầu người dân trong dịp Tết như rượu, bia, thuốc lá, pháo nổ, đồ may mặc, da giày, điện tử, điện lạnh, thực phẩm; phát hiện các hành vi vi phạm để có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn vào dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Đinh Dậu năm 2017. Đồng thời, phân định rõ trách nhiệm theo địa bàn, lĩnh vực về đề cao trách nhiệm của người đứng đầu; chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại nghiêm trọng trên địa bàn, đặc biệt trong các dịp lễ, tết.    Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, Trưởng BCĐ 389 TP Hà Nội Lê Hồng Sơn trao Quyết định khen thưởng cho các tập thể, cá nhân Bên cạnh đó, BCĐ 389 các cấp tập trung quán triệt đến công chức về đạo đức công vụ, cải cách hành chính; chống quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu; nêu cao tinh thần phục vụ và hỗ trợ doanh nghiệp; kiên quyết xử lý các công chức vi phạm, gây phiền hà cho doanh nghiệp; không thanh tra, kiểm tra khi không có căn cứ theo quy định của pháp luật.  Đặc biệt, BCĐ 389 sẽ ban hành cơ chế biểu dương, khen thưởng kịp thời đối với tổ chức, cá nhân báo tin về các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả cho các lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý đạt hiệu quả. Mai Thảo

Hà Nội khen thưởng điển hình trong phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2016

TĐKT - Chiều 3/1, Ban chỉ đạo (BCĐ) 389 TP Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2016, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2017.  Tại Hội nghị, 26 tập thể, 20 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2016 đã được tôn vinh, khen thưởng. Tới dự có các đồng chí: Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công thương; Lê Hồng Sơn, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, Trưởng BCĐ 389 TP Hà Nội. Tính đến hết 15/12/2016, các lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ, xử lý 23.589 vụ việc vi phạm, khởi tố 205 vụ đối với 222 đối tượng. Trong đó, có  3.147 vụ hàng cấm nhập lậu; hơn 19.100 vụ gian lận thương mại; hơn 1.300 vụ hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ. Tổng thu nộp ngân sách Nhà nước gần 3.875,6 tỷ đồng; phạt hành chính hơn 1.400 tỷ đồng (tăng hơn 760 tỷ đồng so với năm 2015); truy thu thuế, thu thuế sau thanh tra, kiểm tra hơn 2.444 tỷ đồng; tiền bán hàng tịch thu gần 12 tỷ đồng. Tang vật vi phạm chủ yếu các lực lượng đã bắt giữ rất đa dạng, như chất gây nghiện, vàng, thuốc tân dược, ngà voi, động vật hoang dã, gỗ quý hiếm, thuốc lá, rượu, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng... Cùng với đó là nhiều loại tem nhãn, bao bì, hàng hóa giả các thương hiệu nổi tiếng...       Hội nghị tổng kết công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2016, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2017 Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2016, BCĐ 389 TP Hà Nội xác định công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là nhiệm vụ quan trọng nhưng nhiều khó khăn, cần phải tập trung quyết liệt hơn nữa. Trước mắt, BCĐ 389 tập trung kiểm tra các mặt hàng phục vụ nhu cầu người dân trong dịp Tết như rượu, bia, thuốc lá, pháo nổ, đồ may mặc, da giày, điện tử, điện lạnh, thực phẩm; phát hiện các hành vi vi phạm để có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn vào dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Đinh Dậu năm 2017. Đồng thời, phân định rõ trách nhiệm theo địa bàn, lĩnh vực về đề cao trách nhiệm của người đứng đầu; chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại nghiêm trọng trên địa bàn, đặc biệt trong các dịp lễ, tết.    Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, Trưởng BCĐ 389 TP Hà Nội Lê Hồng Sơn trao Quyết định khen thưởng cho các tập thể, cá nhân Bên cạnh đó, BCĐ 389 các cấp tập trung quán triệt đến công chức về đạo đức công vụ, cải cách hành chính; chống quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu; nêu cao tinh thần phục vụ và hỗ trợ doanh nghiệp; kiên quyết xử lý các công chức vi phạm, gây phiền hà cho doanh nghiệp; không thanh tra, kiểm tra khi không có căn cứ theo quy định của pháp luật.  Đặc biệt, BCĐ 389 sẽ ban hành cơ chế biểu dương, khen thưởng kịp thời đối với tổ chức, cá nhân báo tin về các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả cho các lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý đạt hiệu quả. Mai Thảo

Đưa thương hiệu xe điện Việt vươn ra toàn cầu

TĐKT - Chiều ngày 27/12, tại Hà Nội, hãng xe điện Việt HKbike đã công bố đổi tên thương hiệu thành PEGA để phù hợp với việc nhận diện thương hiệu quốc tế và khẳng định quyết tâm đưa sản phẩm xe điện Việt vươn ra toàn cầu.   Ông Lê Hoàng Long – Giám đốc điều hành PEGA (HKbike) chia sẻ về định hướng phát triển toàn cầu của thương hiệu xe điện Việt  PEGA (HKbike) là công ty xe điện đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam tính đến thời điểm này chủ động từ thiết kế, nghiên cứu, sản xuất, lắp ráp sản phẩm đến marketing và phân phối. Đây được xem là một lĩnh vực khó và mới tại một nước vốn có lợi thế về nông nghiệp, thuỷ hải sản, giày da,... như Việt Nam. Gia nhập thị trường xe điện từ cuối năm 2012 chỉ với 1 showroom nhỏ có diện tích 50m2 tại Hà Nội, sau 4 năm gây dựng và phát triển, đến nay PEGA (HKbike) đã trở thành thương hiệu xe điện có hệ thống phân phối lớn và chuyên nghiệp nhất tại Việt Nam, với 500 điểm bán hàng, trong đó có 230 showroom chính hãng có diện tích từ 100 - 350m2 được đặt tại khu vực trung tâm của các thành phố lớn trên toàn quốc. PEGA (HKbike) đang xây dựng nhà máy lắp ráp rộng 15.000m2 tại khu công nghiệp Yên Dũng - Bắc Giang, với máy móc và công nghệ hiện đại, công suất thiết kế đạt 40.000 xe/tháng. Khi đưa vào sử dụng, nhà máy này sẽ giúp PEGA (HKbike) tăng quy mô sản xuất và đảm bảo chất lượng lắp ráp. Theo chia sẻ từ đại diện thương hiệu HKbike, thời điểm này, HKbike đã có thể sản xuất ra một chiếc xe điện "made in Việt Nam" nhờ vào việc hợp tác với các nhà sản xuất hàng đầu tại Việt Nam. Đặc biệt, hợp đồng với Tập đoàn công nghệ Bosch trong việc cung cấp linh kiện chính cho xe điện là tiền đề để cho ra đời những sản phẩm xe điện 2 bánh tốt, đủ tiêu chuẩn xuất ra thế giới.          Phương Thanh

7 doanh nghiệp tự nguyện thí điểm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

TĐKT - Sáng 22/12, tại Hà Nội, Tổng cục Năng lượng (Bộ Công thương) tổ chức Lễ ký kết doanh nghiệp tham gia chương trình thỏa thuận tự nguyện thí điểm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (gọi tắt là Chương trình VA).  Tại buổi lễ, 7 doanh nghiệp đã tiên phong ký thỏa thuận với Tổng cục Năng lượng, cam kết thực hiện Chương trình VA: Công ty TNHH Sản phẩm Ricoh Imaging Việt Nam, Công ty TNHH Giầy Annora Việt Nam, Công ty cổ phần Giấy Vĩnh Huê, Công ty cổ phần Lương thực - Thực phẩm Colusa - Miliket, Công ty TNHH một thành viên Dệt kim Đông Xuân, chi nhánh Công ty cổ phần Sữa Việt Nam - Nhà máy Sữa Sài Gòn, Công ty cổ phần Việt Nam Food.      Đại diện lãnh đạo các doanh nghiệp ký thỏa thuận tham gia Chương trình VA Thỏa thuận tự nguyện có thời hạn 10 năm, trong đó giai đoạn thí điểm là 2 năm. Sau giai đoạn thí điểm, Bộ Công thương sẽ đánh giá khả năng thực thi và chỉnh sửa nội dung các thỏa thuận trước khi quyết định mở rộng quy mô chương trình trong tương lai.  Chương trình VA nằm trong khuôn khổ Dự án Tiết kiệm năng lượng và sản xuất sạch hơn tại Việt Nam (CPEE) do Ngân hàng Thế giới và Quỹ Môi trường toàn cầu tài trợ. Tham gia Chương trình VA, các doanh nghiệp cam kết thực hiện các mục tiêu giảm tiêu thụ năng lượng trong sản xuất dựa trên sự hỗ trợ từ Bộ Công thương. Mục đích của Chương trình VA là thúc đẩy hoạt động tiết kiệm năng lượng trong công nghiệp ở Việt Nam, hỗ trợ các doanh nghiệp cải thiện hiệu quả năng lượng, giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh và đáp ứng yêu cầu của pháp luật.    Phát biểu tại Lễ ký kết, ông Đỗ Đức Quân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng nhấn mạnh: Lễ ký kết hôm nay có 7 doanh nghiệp đầu tiên trong cả nước được lựa chọn tham gia chương trình thí điểm. Chúng tôi hy vọng rằng, thông qua chương trình này, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội tăng cường năng lực hoạt động, giảm thiểu năng lượng tiêu thụ, giảm chi phí sản xuất, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh để đáp ứng các yêu cầu của pháp luật, góp phần phát triển bền vững. Chương trình được triển khai trên toàn quốc. Tất cả các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, doanh nghiệp sử dụng năng lượng trọng điểm quốc gia, doanh nghiệp có nguyện vọng xây dựng và thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong sản xuất lâu dài và bền vững đều có thể tham gia chương trình.     Doanh nghiệp tham gia Chương trình VA sẽ được cấp chứng nhận của Bộ Công thương, được tặng cúp doanh nghiệp nếu thực hiện tốt các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, được quảng bá thương hiệu thông qua các sự kiện của Bộ Công thương tổ chức, được đào tạo nhằm nâng cao nhận thức và năng lực của doanh nghiệp trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Đặc biệt, doanh nghiệp được hỗ trợ 100% chi phí kiểm toán năng lượng lần đầu nhằm đánh giá hiện trạng sử dụng năng lượng, xác định các giải pháp sử dụng tiết kiệm năng lượng và hiệu quả, từ đó, lập kế hoạch thực hiện và giám sát.     Phương Thanh - Mai Thảo

Hiệu quả từ “Ngày mua sắm trực tuyến – Online Friday 2016”

TĐKT – “Bắt đầu từ ngày 2/12, Ngày mua sắm trực tuyến 2016 đã mang lại kết quả tích cực, với hơn 700.000 người tiêu dùng đã thực hiện trên 18.000.000 lượt xem và tương tác; thu hút hơn 3000 doanh nghiệp tham gia, 360.000 sản phẩm khuyến mãi được đăng tải…”  Đó là những con số biết nói, thể hiện được hiệu quả Ngày mua sắm trực tuyến 2016. 644 tỉ đồng, 540.000 đơn hàng từ 30 doanh nghiệp lớn Để đưa việc mua sắm trực tuyến tới gần hơn với nhiều đối tượng người tiêu dùng, đồng thời thu hút nhiều doanh nghiệp đưa ra nhiều sản phẩm khuyến mại trong ngày hội, Ban tổ chức Online Friday 2016 đã có những bước chuẩn bị chu đáo: truyền thông về ngày hội; chuẩn bị sẵn sàng hệ thống website Store.OnlineFriday.vn; tổ chức lễ khai mạc chuỗi sự kiện hưởng ứng Ngày mua sắm trực tuyến Online Friday 2016; sự kiện BigOFF tổ chức tại không gian phố đi bộ hồ Gươm, Hà Nội… Do đó, năm nay, ngày mua sắm trực tuyến có sự tham gia của trên hơn 3000 doanh nghiệp trên toàn quốc với hơn 360.000 đầu sản phẩm được khuyến mãi. Theo báo cáo mới nhất, tham gia ngày mua sắm trực tuyến 2016, các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực thương mại điện tử: Lazada, Tiki, Adayroi, Hotdeal, Sendo đều có doanh số tăng từ 200-300% so với ngày thường, các hệ thống Omni-channel như Thế giới di động, FPT Shop, Viettel Store, Pico đều ghi nhận đơn hàng tăng trưởng trong cả online và offline, một số doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường thương mại điện tử Việt Nam như Lotte ghi nhận doanh số tăng gần 10 lần so với ngày thường. Thống kê sơ bộ từ 30 doanh nghiệp lớn tham gia chương trình, tổng số đơn hàng của nhóm này đạt hơn 540.000 đơn hàng với tổng trị giá trên 644 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần so với cùng kỳ Online Friday 2015.   Hoạt động mua sắm trực tuyến được thực hiện qua hệ thống website Store.OnlineFriday.vn Không chỉ tạo ra số lượng đơn hàng lớn, Online Friday 2016 còn mang đến những cách làm sáng tạo, lợi ích nhất cho người tiêu dùng. Qua chương trình Online Friday 2016, người tiêu dùng có thể tham gia vào các hoạt động mua sắm trực tuyến, đồng thời cũng có thể lấy coupon/voucher để đến mua sắm tại các cửa hàng, trung tâm thương mại tham gia vào chương trình. Đặc biệt, chương trình Deal Shock trong 24h với những sản phẩm giảm giá sốc như iPhone 7 có giá chỉ từ 9.000.000 đ – 11.000.000 đ, điều hòa Nagakawa phân phối chính hãng giá 1000đ cùng hơn 120 đầu sản phẩm giảm giá từ 2.000.000 đ đến 6.000.000 đ. Chương trình đã thu hút hơn 92.000 lượt quét mã sản phẩm với trên 16.000 người tham gia trúng các coupon mua sắm với các mức ưu đãi khác nhau. Sự kiện BigOFF hưởng ứng chương trình Online Friday bắt đầu từ 18h00 ngày 01/12 đến hết 23h00 ngày 3/12 tại khu vực phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm với sự tham gia hoạt động của hơn 20 doanh nghiệp thương mại điện tử và các đối tác của chương trình như: Tập đoàn Viettel, VnPost, Lazada, Tiki, Sendo, Lotte, Adayroi; các nhà sản xuất Acer, Asus, Oppo, HP, Nagakawa đã thu hút hơn 50,000 lượt người dân thủ đô đến trải nghiệm các hoạt động mua sắm thương mại điện tử. Hơn 600 phản ánh của người tiêu dùng trong ngày 2/12 Trong bối cảnh số sản phẩm của các doanh nghiệp tham gia nhiều hơn gấp 4 lần và số lượt xem, tương tác của người tiêu dùng nhiều gấp 3 lần so với Online Friday mua sắm mùa Thu, tổng số lượt phản ánh của người tiêu dùng trong ngày mua sắm trực tuyến 2016 ghi nhận là 600 phản ánh hợp lệ, giảm hơn 200 phản ánh so với sự kiện ngày 30/9. Điều này thể hiện Online Friday 2016 đã tìm ra cách để hạn chế được các khuyến mãi kém chất lượng, gây phản cảm cho người tiêu dùng tham gia mua sắm. Đặc biệt, ngay khi có phản ánh của người tiêu dùng, Ban tổ chức đã tiến hành rà soát và xử lý các sản phẩm đó một cách hợp lý, mang lại niềm tin cho người tiêu dùng về mua sắm trực tuyến. Online Friday mở rộng hợp tác với các đối tác hỗ trợ thương mại điện tử Online Friday 2016 đã diễn ra thành công với sự tham gia của nhiều đối tác về hạ tầng, công nghệ. FPT Online là đối tác hỗ trợ hạ tầng công nghệ, đảm bảo toàn bộ hệ thống hoạt động hiệu quả mặc dù số lượt truy cập tại thời điểm cao nhất lên đến 42000 người tại một thời điểm. Các doanh nghiệp sản xuất, với vai trò vừa cung cấp khuyến mãi tốt cho người tiêu dùng, vừa hỗ trợ các doanh nghiệp bán lẻ như Acer, Asus, HP, Oppo, Nagakawa; các đơn vị chuyển phát như VnPost, Viettel Post với các chính sách hỗ trợ riêng cho các doanh nghiệp tham gia Online Friday; các ngân hàng, tổ chức thanh toán với tổng giá trị Cash-back lên đến trên 2 tỷ đồng. Các đối tác về dữ liệu so sánh giá như Websosanh, Topgia, Chongiadung đã giúp chương trình và người tiêu dùng có thêm công cụ để loại bỏ các khuyến mãi kém chất lượng, góp phần giúp Ngày mua sắm trực tuyến – Online Friday 2016 diễn ra thành công và giúp người tiêu dùng ngày càng có niềm tin hơn vào hoạt động mua sắm trực tuyến tại Việt Nam. Mai Thảo

Trang