TĐKT - Hiện nay, Cục Hải quan Hải phòng đã và đang tích cực thực hiện nhiều nội dung liên quan, để thực hiện thành công hệ thống Hải quan số và mô hình Hải quan thông minh theo kế hoạch của Tổng cục Hải quan.
Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn làm việc với Cục Hải quan Hải Phòng về thực hiện hệ thống Hải quan số và mô hình Hải quan thông minh
Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn yêu cầu Cục tiếp tục chủ động, sẵn sàng để là một trong những đơn vị đầu tiên của toàn ngành thực hiện thí điểm, tập trung nguồn lực và sẵn sàng triển khai thành công hệ thống Hải quan số và mô hình Hải quan thông minh theo kế hoạch của Tổng cục Hải quan. Theo dó, từ khi có chủ trương của lãnh đạo Bộ Tài chính, lãnh đạo Tổng cục Hải quan về thực hiện hệ thống Hải quan số và mô hình Hải quan thông minh, đơn vị đã chủ động quán triệt đến toàn thể cán bộ, công chức (CBCC) trong đơn vị; đồng thời thành lập các nhóm chuyên gia nghiên cứu các nội dung liên quan từ tài liệu của Tổng cục Hải quan để tham gia đóng góp nhiều ý kiến từ quy trình thủ tục, giải pháp công nghệ, mô hình thực hiện, cách thức tổ chức triển khai… Đây là nền tảng quan trọng để Hải quan Hải Phòng tiếp tục thực hiện các nội dung công việc liên quan, sẵn sàng thực hiện thí điểm thành công hệ thống Hải quan số và mô hình Hải quan thông minh.
Trước đó, ngày 8/2/2021, Cục Hải quan Hải Phòng đã có quyết định thành lập Ban Chỉ đạo do Cục trưởng làm trưởng ban; thành lập các tổ, nhóm nghiên cứu để thực hiện hệ thống Hải quan số và mô hình Hải quan thông minh. Các tổ, nhóm nghiên cứu sẽ duy trì hoạt động từ khi thành lập đến khi hệ thống đi vào triển khai để đảm bảo quá trình thực hiện diễn ra một cách xuyên suốt. Ngoài ra, Cục Hải quan Hải Phòng đã cử hàng chục cán bộ, công chức tham gia nhóm nghiệp vụ, nhóm kỹ thuật và cả đội ngũ làm việc chuyên trách, bán chuyên trách tại Tổng cục Hải quan. Đây sẽ là lực lượng nòng cốt trong quá trình thực hiện thí điểm và triển khai chính thức trong thời gian tới.
Từ thực tế hoạt động ở địa phương và trên cơ sở nghiên cứu hệ thống tài liệu do Tổng cục Hải quan xây dựng, đại diện Cục Hải quan Hải Phòng cho rằng, thực hiện thành công hệ thống Hải quan số và mô hình Hải quan thông minh sẽ mang lại nhiều lợi ích.
Đối với công tác quản lý nhà nước về hải quan, có những lợi ích cụ thể như: Hoạt động kiểm soát hải quan, thu thuế xuất nhập khẩu, phân tích dữ liệu… hiệu quả hơn; thông quan nhanh hơn; áp dụng thống nhất các quy định của Luật Hải quan; công tác thống kê hải quan chính xác, kịp thời; nâng cao chất lượng dữ liệu…
Về lợi ích đối với cộng đồng doanh nghiệp, cho phép doanh nghiệp khai báo thủ tục mọi lúc, mọi nơi, trên mọi công cụ; thời gian thông quan nhanh sẽ giảm thiểu nhiều chi phí logistics. Đáng chú ý, doanh nghiệp được sử dụng phần mềm miễn phí do cơ quan Hải quan cung cấp; chỉ thực hiện khai báo thông tin hàng hóa một lần để thực hiện nhiều thủ tục hành chính; dễ dàng theo dõi tiến trình xử lý của các cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình giải quyết thủ tục liên quan đến hàng hóa…Với khoảng 24.000 doanh nghiệp làm thủ tục thường xuyên tại Hải quan Hải Phòng mỗi năm với hàng triệu tờ khai, kim ngạch hàng chục tỷ USD, lợi ích của Hải quan số và mô hình Hải quan thông minh mang lại sẽ rất to lớn.
Theo nghiên cứu, so sánh thực tế của Hải quan Hải Phòng, hệ thống Hải quan số và mô hình Hải quan thông minh cũng sẽ mang lại nhiều lợi ích đối với các bộ, ngành, bởi được thực hiện thủ tục hành chính trên cùng một hệ thống; được tự động chia sẻ thông tin về các lô hàng xuất nhập khẩu; theo dõi, quản lý hàng hóa từ khi đăng ký tờ khai hải quan đến khi lưu thông trên thị trường…
Hồng Thiết
Kinh tế
Tiến tới khuôn khổ pháp lý toàn diện thúc đẩy kinh doanh và phát triển thị trường khí
TĐKT - Sáng 30/11, Bộ Công Thương (Vụ Thị trường trong nước) phối hợp với Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, Hiệp hội Gas Việt Nam và các đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị "Kinh doanh khí: Tiến tới khuôn khổ pháp lý toàn diện thúc đẩy kinh doanh và phát triển thị trường tại Hà Nội". Hội nghị "Kinh doanh khí: Tiến tới khuôn khổ pháp lý toàn diện thúc đẩy kinh doanh và phát triển thị trường tại Hà Nội". Hội nghị được tổ chức với mục tiêu thu thập nhiều ý kiến phản biện, góp ý đến từ các nhà quản lý, doanh nghiệp, cơ quan nghiên cứu thông qua hoạt động trao đổi, thảo luận, đồng thời đưa ra các giải pháp tháo gỡ thách thức để hoàn thiện pháp lý thúc đẩy phát triển thị trường khí quốc gia. Thời gian qua, Bộ Công Thương cùng các bộ, ngành đã tham mưu cho Chính phủ xây dựng tương đối đầy đủ hệ thống văn bản pháp lý về kinh doanh khí. Tuy nhiên, qua rà soát và thực tiễn thi hành, các cơ quan quản lý Nhà nước nhận thấy một số chính sách cần được xem xét điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với thực tiễn, nhiều quy định cần được thay thế, điều chỉnh để đảm bảo tính khả thi và phù hợp với mục tiêu quản lý. Vụ Thị trường trong nước cho biết, hoạt động kinh doanh khí hiện nay được điều chỉnh theo các quy định tại Nghị định số 87/2018/NĐ-CP ngày 15/6/2018 của Chính phủ về kinh doanh khí và các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan. Thời gian vừa qua, Bộ Công Thương đã chủ trì hoặc tham gia phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các hội nghị, diễn đàn về thị trường kinh doanh khí để lắng nghe các ý kiến đóng góp từ cộng đồng doanh nghiệp kinh doanh khí về những bất cập cần sớm xem xét, đánh giá tổng thể và sửa đổi đối với các quy định về kinh doanh khí. Một số bất cập cụ thể: Tồn tại một số loại hình thương nhân kinh doanh LPG đang hoạt động nhưng chưa được điều chỉnh, một số quy định chưa thống nhất và rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của các loại hình thương nhân (thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu khí, thương nhân sản xuất, chế biến khí và thương nhân kinh doanh, mua bán khí). Chưa quy định đầy đủ, rõ ràng và cụ thể về các loại hình kinh doanh khí thuộc hệ thống phân phối. Tình trạng một số doanh nghiệp kinh doanh LPG chiếm dụng trái phép chai LPG của các doanh nghiệp có uy tín, trong đó có nhiều chai LPG bị chiến dụng, cắt tay xách, mài vỏ, không được kiểm định và đưa ra lưu thông trên thị trường có chiều hướng phức tạp và tinh vi hơn, tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn, rò rỉ gas, cháy nổ, đe dọa trực tiếp tới tài sản, tính mạng người sử dụng. Ngoài ra, chưa có quy định cụ thể để các doanh nghiệp kinh doanh LPG chai, chạm chiết nạp LPG vào chai trong việc trao đổi, hoàn trả chai LPG hoặc hợp đồng thỏa thuận trao đổi chai LPG không được thực hiện nghiêm túc dẫn đến tình trạng chiếm dụng chai LPG, khó kiểm soát hoạt động kinh doanh. Quy định về thuê chai LPG, nhãn hiệu hàng hóa chai LPG đã và đang gây cản trở cho các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác phòng, chống các hành vi gian lận thương mại... Thiếu quy định về quản lý đối với trạm cấp khí. Việc triển khai công tác kê khai giá, kiểm soát giá không được thực hiện nghiêm túc và khó kiểm tra... Tại Hội thảo, các đại biểu đề xuất trong thời gian tới, nhiệm vụ hoàn thiện khuôn khổ pháp lý toàn diện về kinh doanh khí cần đạt được các yêu cầu: Xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi; bảo đảm quyền bình đẳng cho tất cả các loại hình tổ chức, thành phần kinh tế trong cơ hội tiếp cận các nguồn lực; hợp lý hóa các điều kiện kinh doanh; loại bỏ những điều kiện kinh doanh không còn phù hợp, không ban hành điều kiện kinh doanh trái quy định pháp luật, không đúng thẩm quyền; các quy định đưa ra phải đảm bảo yêu cầu rõ ràng, minh bạch, dễ thực hiện và có lộ trình tuân thủ phù hợp. Phương LinhCông bố Gian hàng quốc gia Việt Nam trên sàn thương mại điện tử JD.com
TĐKT - Sáng 30/11, tại Hà Nội, Cục Thương mại điện tử (TMĐT) và Kinh tế số - Bộ Công Thương tổ chức họp báo công bố chương trình "Gian hàng quốc gia Việt Nam trên sàn thương mại điện tử JD.com". Gian hàng quốc gia Việt Nam trên sàn TMĐT JD.com do Cục TMĐT và Kinh tế số phối hợp với Tập đoàn JD và các đối tác xây dựng, với mục tiêu hỗ trợ phát triển và thúc đẩy xuất khẩu hàng Việt ra thị trường nước ngoài thông qua TMĐT xuyên biên giới một cách hiệu quả hơn. Đây sẽ là không gian hàng hóa Việt đầu tiên trên nền tảng TMĐT tại thị trường Trung Quốc nói riêng và trên sàn TMĐT quốc tế nói chung do Cơ quan phía Việt Nam (Bộ Công Thương, Cục TMĐT và Kinh tế số) chủ trì triển khai qua phương thức TMĐT xuyên biên giới. Qua đó, doanh nghiệp Việt Nam sẽ nhận được sự hỗ trợ nhiều mặt từ vận hành, logistics, hỗ trợ tài chính và quảng bá hình ảnh ngay tại thị trường quốc gia nhập khẩu, từ các cơ quan chức năng cũng như các đối tác của chương trình. Với vai trò là đơn vị tổ chức, hỗ trợ kết nối, Cục TMĐT và Kinh tế số, Bộ Công Thương sẽ tập hợp, tổ chức, hướng dẫn các doanh nghiệp, thương hiệu Việt Nam tham gia phân phối trên hệ thống của JD theo đúng quy định của sàn TMĐT và của luật pháp tại nước nhập khẩu, đồng thời tìm kiếm các nguồn lực từ các đối tác để quảng bá, hỗ trợ cho doanh nghiệp Việt phân phối thuận lợi trên nền tảng TMĐT của JD, thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc theo mô hình TMĐT xuyên biên giới B2B2C đã được nhiều quốc gia triển khai thời gian qua. TMĐT xuyên biên giới sẽ là kênh nhanh nhất để kết nối trực tiếp với khách hàng, hỗ trợ hữu hiệu cho kênh phân phối truyền thống khi thương hiệu doanh nghiệp được quảng bá trực tiếp tại thị trường nhập khẩu. Hình thức này sẽ giúp giảm chi phí vận hành, vừa giúp phân phối sản phẩm của doanh nghiệp Việt, thương hiệu Việt đến người dùng cuối tại nhiều thị trường mà không phải qua các khâu trung gian, có thể giúp phát triển và duy trì thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp tại thị trường nhập khẩu. TMĐT xuyên biên giới cũng là cơ hội để doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tham nhập vào các thị trường khó tính, nơi tồn tại rất nhiều rào cản và tốn nhiều chi phí nếu giao thương theo cách truyền thống. Phương ThanhCông thức quản lý vận đơn 5* đồng hành giúp doanh nghiệp vượt khó trong đại dịch
TĐKT - Chiều 29/11, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) đã tổ chức Hội thảo công thức quản lý vận đơn 5* dưới hình thức trực tuyến. Hội thảo nằm trong chuỗi Go Online Series – Chương trình hỗ trợ Doanh nghiệp ứng dụng Thương mại điện tử quốc gia Go Online do Bộ Công Thương triển khai. Tại Hội thảo, chủ doanh nghiệp kinh doanh online đã được chia sẻ những bí kíp cũng như những trợ lực mạnh với gói hỗ trợ chi phí vận chuyển hàng hóa cho 2 triệu đơn hàng dành cho mọi cửa hàng online từ Viettel Post; hướng dẫn ứng dụng công nghệ thông minh trong vận hành để “nối liền” đứt đoạn vận hành trước bối cảnh hạn chế về nhiều mặt và tối ưu chi phí. Theo ông Lê Đức Anh, Giám đốc trung tâm Tin học và Công nghệ số (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số), trong 8 tháng đầu năm 2021, có khoảng 85,5 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm 2020, trung bình mỗi tháng có gần 10,7 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Ông Lê Đức Anh, Giám đốc Trung tâm Tin học và Công nghệ số chia sẻ tại Hội thảo Trước tình trạng doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong bán hàng; dịch bệnh phức tạp làm gia tăng hàng giả, hàng nhái và niềm tin của người tiêu dùng; các chi phí tăng cao như vận chuyển, kho bãi, nguyên vật liệu; nguồn cung nguyên vật liệu bị ảnh hưởng…, chương trình GoOnline được triển khai với mục tiêu thúc đẩy phát triển các giải pháp ứng dụng thương mại điện tử để hỗ trợ thị trường trong các tình huống khẩn cấp/tình hình mới. Chương trình đem lại những lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng khi tham gia mua sắm, xây dựng một liên kết chặt chẽ, bền vững giữa cộng đồng doanh nghiệp từ nhà sản xuất, nhà phân phối đến các đơn vị cung ứng dịch vụ hạ tầng cho thương mại điện tử. Các đối tượng chính tham gia vào quy trình gồm: Nhà sản xuất, sàn thương mại điện tử và người tiêu dùng với sự điều phối chung của chương trình. Chương trình Go Online triển khai 8 nhóm giải pháp phát triển thương mại điện tử bao gồm: Hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động chuyển phát giao hàng; hỗ trợ doanh nghiệp tham gia Gian hàng Việt trực tuyến quốc gia; hỗ trợ doanh nghiệp bán hàng trên các sàn thương mại điện tử; hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số để bán hàng trên thương mại điện tử bằng các công cụ thông minh; hỗ trợ doanh nghiệp tích hợp, ứng dụng thanh toán điện tử; hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động vay vốn tài chính; hỗ trợ nhà sản xuất xây dựng chuỗi cung ứng bán hàng thương mại điện tử; hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử xuyên biên giới. Ông Nguyễn Thanh Sơn, Trưởng phòng Thiết kế sản phẩm - Trung tâm Kinh doanh Chuyển phát - Viettel Post đã giới thiệu gói dịch vụ 5+ Cũng tại Hội thảo ông Nguyễn Thanh Sơn, Trưởng phòng Thiết kế sản phẩm - Trung tâm Kinh doanh Chuyển phát - Viettel Post đã giới thiệu gói dịch vụ 5+, đây được xem như chìa khóa quan trọng giúp doanh nghiệp tiến tới chuyển đổi số và kinh doanh online. Dịch vụ 5+ được ra đời nhằm cung cấp một giải pháp toàn diện cho nhà bán hàng online. Gói dịch vụ bao gồm 5 nhóm dịch vụ chính: Dịch vụ chuyển phát, dịch vụ phần mềm quản lý bán hàng đa kênh, dịch vụ phần mềm chốt đơn tự động, dịch vụ Kho Fulfillment (Lưu kho, đóng gói, dán nhãn, lên đơn chuyển phát… ), dịch vụ Marketing online… Dịch vụ 5+ của Viettel giúp doanh nghiệp tiết kiệm rất nhiều về thời gian, nhân lực cũng như tối ưu hóa mô hình chuyển đổi sang kinh doanh online với ưu điểm nổi bật ở tính tự động hoàn toàn trên 1 nền tảng duy nhất và phục vụ chuyên nghiệp. Ông Sơn chia sẻ, cùng đồng hành với các doanh nghiệp Go Online, ViettelPost đã đưa ra chương trình 2 triệu voucher giảm giá, giảm giá 5.000đ/ đối với các đơn hàng trên 30.000đ; phối hợp với các ngân hàng uy tín cung cấp các gói cho vay thấu chi nhằm đưa ra các giải pháp về vốn cho các doanh nghiệp; miễn phí 100.000 gói Viettel Sale và miễn phí 3 tháng lưu kho khi các khách hàng sử dụng dịch vụ chuyển phát của ViettelPost… Trong thời kỳ đại dịch Covid - 19, Viettel đã cùng sàn thương mại điện tử VOSO giúp hàng ngàn nông dân, hộ kinh doanh nông sản có thể bán sản phẩm thông qua hình thức thương mại điện tử, bán hàng online mà không phải tiếp xúc trực tiếp, giúp bà con có thể đưa nông sản tới nhiều nơi trong nước. Tại Hội thảo, hàng trăm câu hỏi trực tiếp từ các doanh nghiệp đã được đặt cho các chuyên gia trả lời như: Công cụ nào là khả thi nhất để hàng hóa đến tay khách hàng an toàn và thông suốt mặc cho dịch bệnh diễn ra; hệ thống reply tin nhắn tự động trong quản lý đơn hàng có hiệu quả; liệu có thể phát triển chu trình quản lý vận đơn chỉ cần 1 người quản lý; làm sao để vận đơn một cách nhanh và kịp được tiến độ; làm cách nào để có thể xuất khẩu hàng hóa ra thị trường thế giới... Bên cạnh đó, các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực thương mại điện tử cũng đã chia sẻ các bí quyết giúp doanh nghiệp tối ưu các chi phí trong việc quản lý đơn hàng trực tiếp bằng cách sử dụng hiệu quả các công cụ, gói ưu đãi của các doanh nghiệp cung cấp hạ tầng hỗ trợ thương mại điện tử; sử dụng hiệu quả các công cụ tối ưu quy trình quản lý vận đơn của các doanh nghiệp… Như vậy, trong giai đoạn 2021 - 2025, các doanh nghiệp sản xuất, phân phối, người bán hàng có nhu cầu triển khai thương mại điện tử, sử dụng các giải pháp chuyển đổi số và cập nhật những thông tin kiến thức mới nhất về thương mại điện tử đã có một địa chỉ kết nối tin cậy là Goonline.gov.vn. Với chuỗi Hội thảo Go Online Series do Bộ Công Thương khởi động, các doanh nghiệp có thể tìm được “liều vắc-xin” cho doanh nghiệp của mình để vượt đại dịch. “Liều vắc-xin” đầu tiên từ Go Online Series mang tên "Công thức quản lý vận đơn 5*" đã góp phần giúp doanh nghiệp tối ưu các chi phí trong việc quản lý đơn hàng trực tiếp bằng cách sử dụng hiệu quả các công cụ, gói ưu đãi của các doanh nghiệp cung cấp hạ tầng hỗ trợ thương mại điện tử. Phương ThanhTĐKT - Ngày 26/11, Chính phủ ký ban hành Nghị định 103/NĐ-CP quy định mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước trước bối cảnh dịch Covid-19.
Các loại xe tương tự xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước bằng 50% mức thu quy định hiện hành.
Theo đó, kể từ ngày 1/12/2021 đến hết ngày 31/5/2022, mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước bằng 50% mức thu quy định hiện hành.
Kể từ ngày 1/6/2022 trở đi, mức thu lệ phí trước bạ tiếp tục thực hiện theo quy định tại Nghị định số 20/2019/NĐ-CP ngày 21 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 140/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 tháng 2016 của Chính phủ về lệ phí trước bạ; các Nghị quyết hiện hành của Hội đồng nhân dân hoặc Quyết định hiện hành của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về mức thu lệ phí trước bạ tại địa phương và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).
Hồng Thiết
Phát động chương trình Tuần lễ thương mại điện tử và Ngày mua sắm trực tuyến Online Friday 2021
TĐKT - Ngày 26/11, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương tổ chức họp báo để thông tin về chương trình Tuần lễ thương mại điện tử (TMĐT) và Ngày mua sắm trực tuyến Online Friday 2021. Đây sẽ là sự kiện lớn nhất trong năm 2021 về TMĐT do Bộ Công Thương phối hợp cùng các cơ quan của Chính phủ, UBND các tỉnh/thành phố, hiệp hội, các doanh nghiệp phát triển hạ tầng cùng đồng hành, tổ chức. Dự họp báo, có: Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân; Cục trưởng Cục TMĐT và Kinh tế số Đặng Hoàng Hải, lãnh đạo các Sở Công Thương, doanh nghiệp tiêu biểu trong lĩnh vực TMĐT là thành viên Ban Tổ chức, đối tác chương trình. Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu tại họp báo Phát biểu tại họp báo, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân nhấn mạnh: Trong 8 năm qua, chương trình Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam Online Friday không thể thiếu sự đồng hành của các doanh nghiệp, trong đó có các sàn TMĐT, các đơn vị cung cấp giải pháp hạ tầng chuyển đổi số, hạ tầng hỗ trợ thanh toán điện tử, logistic chuyển phát, đặc biệt là sự đồng hành của các nhà báo, phóng viên đến từ các cơ quan thông tấn. Chương trình Online Friday năm 2021 diễn ra trong bối cảnh Việt Nam đang thực hiện các biện pháp thích ứng an toàn phòng, chống dịch Covid-19, doanh nghiệp cần những cú huých mạnh mẽ tác động sâu sắc đến thị trường để hỗ trợ doanh nghiệp sau thời gian gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Chương trình Online Friday 2021 và chuỗi hoạt động sắp tới của Chương trình Phát triển doanh nghiệp ứng dụng TMĐT quốc gia Go Online được Bộ Công Thương kỳ vọng sẽ góp phần hỗ trợ thúc đẩy hơn nữa cho sự phát triển của TMĐT Việt Nam nói riêng và cho ngành Công Thương nói chung. Ban Tổ chức thông tin về chương trình Tuần lễ thương mại điện tử và Ngày mua sắm trực tuyến Online Friday 2021. Theo ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục TMĐT và Kinh tế số - Trưởng Ban tổ chức chương trình, trong giai đoạn 8 năm triển khai, chương trình Ngày mua sắm trực tuyến - Online Friday đã thể hiện vai trò kết nối, hợp tác, hỗ trợ của cơ quan chính phủ với các tổ chức, hiệp hội, doanh nghiệp... góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế số theo định hướng của Chính phủ về phát huy lợi thế công nghệ, đón bắt cơ hội đem lại từ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra trên toàn cầu. Bắt đầu từ năm 2014, với tổng doanh số bán hàng của các doanh nghiệp tham gia đạt ở mức trên 160 tỷ đồng, đến năm 2020, chương trình đã thu hút được hơn 3000 doanh nghiệp tham gia với hơn 247.112 mặt hàng, sản phẩm chính hãng được đăng ký. Tuần lễ TMĐT năm 2021 sẽ diễn ra từ ngày 27/11 - 4/12 với nhiều chuỗi hoạt động: Sự kiện Go Online Series 1: Công thức vận hành đơn 5 sao; họp báo công bố chương trình "Gian hàng quốc gia Việt Nam trên Sàn TMĐT JD.COM"; Lễ kích hoạt Tháng Khuyến mại quốc gia 2021; Hội thảo về marketing online... Bấm nút khai trương ứng dụng Thương mại điện tử Go Online Tại Lễ phát động, Cục TMĐT và Kinh tế số cũng đã chính thức công bố thời gian diễn ra Chương trình 60 giờ mua sắm lớn nhất trong năm. Theo đó, chương trình sẽ diễn ra từ 0h00 thứ Sáu ngày 3/12/2021 đến hết 12h00 ngày Chủ nhật 5/12/2021. Ngày hội mua sắm năm nay thu hút được đông đảo các doanh nghiệp TMĐT, các nhà bán hàng lớn, có uy tín như Shopee, Tiki, Sendo, Voso, Lazada..., các doanh nghiệp sản xuất, cùng các nhà phân phối hàng chính hãng để triển khai các chương trình giảm giá sâu độc quyền lên đến 100%. Trong khuôn khổ buổi lễ, Chương trình “Công bố Chương trình Phát triển doanh nghiệp ứng dụng Thương mại điện tử Go Online” cũng đã được lãnh đạo Bộ Công Thương, lãnh đạo Cục TMĐT và Kinh tế số công bố và bấm nút khai trương. Với 3 mục tiêu và 7 nhóm giải pháp trọng tâm nhằm hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi mô hình kinh doanh từ truyền thống sang đa kênh, vượt đại dịch, Chương trình Go Online sẽ là kênh đồng hành cùng doanh nghiệp trong quá trình ứng dụng TMĐT từ khi bắt đầu đến lúc kinh doanh, hoạt động được trên môi trường trực tuyến. Chương trình này có sự đồng hành của các tập đoàn viễn thông, công nghệ, hệ thống TMĐT lớn nhất đất nước hiện nay, nhắm đến đối tượng là các nhà sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp, cá nhân trên toàn quốc muốn tiếp cận và ứng dụng TMĐT, đặc biệt, trong những tình huống khẩn cấp như dịch bệnh và hàng hóa cần “giải cứu”. Chương trình cũng hình thành một liên minh có kết nối chặt chẽ để triển khai các công tác hỗ trợ. Phương ThanhCentral Retail vinh dự xếp vị trí quán quân Top 10 Công ty uy tín ngành Bán lẻ năm 2021
TĐKT - Ngày 25/11, tại Hà Nội, Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) tổ chức Lễ công bố Top 10 Công ty uy tín ngành Thực phẩm – Đồ uống – Bán lẻ năm 2021. Tại sự kiện, Tập đoàn Central Retail đã lần đầu tiên được vinh danh xếp vị trí quán quân Top 10 Công ty uy tín ngành Bán lẻ năm 2021. Top 10 Công ty Bán lẻ uy tín năm 2021 được xây dựng dựa trên nguyên tắc khoa học và khách quan. Các công ty được đánh giá, xếp hạng dựa trên 3 tiêu chí chính: Năng lực tài chính thể hiện trên báo cáo tài chính năm gần nhất; uy tín truyền thông được đánh giá bằng phương pháp Media Coding - mã hóa các bài viết về công ty trên các kênh truyền thông có ảnh hưởng; khảo sát đối tượng nghiên cứu và các bên liên quan được thực hiện trong tháng 8 và 9/2021. Đại diện Ban tổ chức trao Giấy chứng nhận và cúp vị trí quán quân Top 10 Công ty uy tín bán lẻ năm 2021 cho Tập đoàn Central Retail Việt Nam Ông Olivier Langlet, Tổng Giám đốc Tập đoàn Central Retail, cho biết: “Chúng tôi rất lấy làm vinh dự khi được một tổ chức xếp hạng uy tín như Vietnam Report vinh danh ở vị trí quán quân trong Top 10 Công ty uy tín ngành Bán lẻ năm 2021. Có được kết quả này, trước hết là nhờ sự nỗ lực làm việc chăm chỉ, phục vụ người tiêu dùng của toàn thể nhân viên chúng tôi; họ đã làm việc chăm chỉ, không quản ngại khó khăn, nguy hiểm do đại dịch Covid-19 gây ra. Bên cạnh đó, Central Retail rất tin tưởng vào môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Do đó, trong năm nay, chúng tôi không ngừng phát triển mở rộng các trung tâm thương mại và đại siêu thị mới, như GO! Thái Nguyên, GO! Bà Rịa – Vũng Tàu, và sắp tới đây là GO! Thái Bình. Đặc biệt, chúng tôi không thể không cảm ơn người tiêu dùng đã luôn ủng hộ chúng tôi mỗi ngày. Central Retail luôn đặt mình vào trung tâm cuộc sống của người tiêu dùng nhằm kết nối, đáp ứng nhu cầu cũng như mang lại trải nghiệm phong phú thông qua hệ sinh thái sản phẩm, dịch vụ với nhiều cải tiến đột phá, qua đó, đóng góp vào sự thịnh vượng của Việt Nam và nâng cao chất lượng sống của người Việt.” Dù ảnh hưởng của dịch bệnh, ngành Bán lẻ vẫn tăng trưởng khả quan trong những tháng đầu năm 2021, tuy nhiên làn sóng Covid lần thứ tư quay trở lại từ tháng 5 mang theo biến thể mới với cường độ lớn hơn, nhiều tỉnh thành kinh tế trọng điểm thực hiện siết chặt giãn cách và phong tỏa từ tháng 7 đã hạn chế rất nhiều dịch vụ trực tiếp tại các cửa hàng và khiến cho tốc độ tăng trưởng của ngành Bán lẻ so với cùng kỳ năm trước bị giảm mạnh. Theo dữ liệu của Tổng cục Thống kê, doanh thu bán lẻ hàng hóa 9 tháng năm 2021 ước tính đạt 2.779,7 nghìn tỷ đồng, giảm 3,4% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu bán lẻ chỉ tính riêng tháng 8 giảm 8% so với tháng trước và giảm 25,3% so với cùng kỳ nhưng đã có sự tăng nhẹ gần 4,5% trong tháng 9 khi các biện pháp giãn cách xã hội được nới lỏng tại nhiều tỉnh. Tuy vậy, kênh bán lẻ vẫn đang khẳng định vai trò quan trọng trong phân phối hàng hóa, kết nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Từ những ngày đầu có mặt tại Việt Nam, Tập đoàn Central Retail liên tục mở rộng hệ thống cửa hàng và đa dạng hóa các hạng mục kinh doanh với 3 lĩnh vực chính: Bán lẻ thực phẩm; khối gia dụng, nội thất và giải trí; trung tâm thương mại, với các thương hiệu nổi bật như: GO!, Tops Market, Big C, go!, Lan Chi Mart, Nguyen Kim, Supersports, LookKool, Kubo, BIPBIP, và Robins… Tính đến nay, Central Retail đã từng bước trở thành một trong những nhà bán lẻ đa lĩnh vực có vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam với hơn 290 cửa hàng và 38 trung tâm thương mại trải dài khắp 39 tỉnh thành trên cả nước, với tổng diện tích bán lẻ lên đến hơn 1.000.000 mét vuông, tạo công ăn việc làm cho khoảng 15.000 người lao động. Hồng ThiếtPetrovietnam – Về đích trước 39 ngày chỉ tiêu khai thác dầu khí
TĐKT - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch tổng sản lượng khai thác dầu trong và ngoài nước năm 2021, 9,72 triệu tấn - về đích trước thời hạn 39 ngày. Nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng Kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống ngành Dầu khí Việt Nam, ngày 24/11, Petrovietnam tổ chức Lễ mừng công cán đích kế hoạch khai thác 9,72 triệu tấn dầu năm 2021 trước 39 ngày và hướng tới mốc khai thác vượt 1 triệu tấn cho cả năm; như Petrovietnam đã cam kết với các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đóng góp trách nhiệm, cùng cả nước vượt qua khó khăn do đại dịch Covid-19. Trước đó, từ ngày 19/11, Petrovietnam đã về đích trước 42 ngày sản lượng dầu trong nước đạt 7,99 triệu tấn và đến ngày 22/11 về đích trước 39 ngày tổng sản lượng trong và ngoài nước đạt 9,72 triệu tấn. Đây thực sự là một kết quả phi thường phản ánh nỗ lực quản trị điều hành sát sao và hiệu quả của Petrovietnam dưới sự chỉ đạo mạnh mẽ của lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Hoàn thành kế hoạch sản lượng khai thác dầu Trong bối cảnh dự báo các khó khăn cả về dịch bệnh, kỹ thuật và thị trường bất ổn; tiếp nối việc xây dựng, triển khai ứng phó các tác động của khủng hoảng trong năm 2020, ngay từ Quý IV/2020, Petrovietnam đã tổ chức làm việc với từng người điều hành tại các lô mỏ khai thác để đánh giá, phân tích các rủi ro, tìm kiếm cơ hội, chắt chiu, tận dụng từng giải pháp gia tăng sản lượng khai thác và tổng hợp thành kế hoạch quản trị hoàn chỉnh, khả thi để thực hiện. Cùng với sự hợp tác, đồng hành của các nhà thầu dầu khí, bản lĩnh kiên định vượt khó, năng lực quản trị biến động được trui rèn thường xuyên và nhanh nhạy trong tận dụng thời điểm giá dầu đạt đỉnh, Petrovietnam một lần nữa vững bước, vượt lên thách thức và gặt hái thành công đầy ý nghĩa. Trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp lớn gặp khó khăn, thua lỗ dưới tác động nghiêm trọng của đại dịch Covid -19, những đóng góp quan trọng của Petrovietnam thực sự là tâm huyết, tấm lòng của gần 60.000 người lao động dầu khí; thể hiện tình cảm, trách nhiệm với đất nước trong giai đoạn khó khăn hiện nay. Đây là một tin vui hết sức ý nghĩa của Petrovietnam, tiếp tục viết tiếp trang sử vàng với sứ mệnh vinh quang “tìm dầu để làm giàu cho Tổ quốc”. Hồng ThiếtSắp diễn ra Chương trình “Tháng khuyến mại tập trung quốc gia 2021”
TĐKT - Chương trình “Tháng khuyến mại tập trung quốc gia 2021 – Vietnam Grand Sale 2021” sẽ được tổ chức từ ngày 1/12/2021 đến ngày 1/1/2022 trên phạm vi toàn quốc. Chương trình nhằm tăng cường xúc tiến thương mại gắn với đẩy mạnh xây dựng thương hiệu hàng Việt Nam, thực hiện các giải pháp để triển khai đồng bộ, linh hoạt các chính sách kích cầu tiêu dùng nội địa, kích thích tiêu dùng hàng Việt Nam theo Quyết định số 163/QĐ-BCT ngày 19 tháng 01 năm 2021 của Bộ Công Thương về việc ban hành Chương trình hành động của ngành Công Thương thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ; góp phần cụ thể hóa các hoạt động trên tinh thần Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2021 của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19, Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 21 tháng 9 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc thúc đẩy sản xuất, lưu thông, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản trong bối cảnh phòng, chống dịch bệnh Covid, Nghị quyết số 127/NQ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2021. Họp báo thông tin về Chương trình “Tháng khuyến mại tập trung quốc gia 2021” do Bộ Công Thương chủ trì tổ chức, giao cho Cục Xúc tiến thương mại làm đầu mối, phối hợp với các đơn vị có liên quan của Bộ Công Thương (Vụ Thị trường trong nước, Văn phòng Bộ, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Tổng cục Quản lý thị trường); Các hiệp hội, ngành hàng, Tổng cục Du lịch - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cùng các thương nhân, tổ chức và cá nhân có liên quan; các cơ quan, đơn vị truyền thông cùng phát động, thực hiện đồng thời trên phạm vi toàn quốc. Chia sẻ tại họp báo thông tin về Chương trình, ông Lê Hoàng Tài – Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cho biết, với mục đích đã đề ra, Vietnam Grandsale 2021 được xây dựng và triển khai trên cơ sở tạo ra một “mùa” trong năm để tất cả các thương nhân thuộc mọi lĩnh vực, ngành nghề kinh tế của Việt Nam (không có các khâu xét chọn, đăng ký tham gia Chương trình) có thể chủ động xây dựng và thực hiện các chương trình khuyến mại mà trong đó hạn mức tối đa giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại. Mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại có thể lên đến 100% tùy vào lựa chọn của doanh nghiệp, thay cho việc bị giới hạn như trong các điều kiện khuyến mại thông thường. Khách hàng, người tiêu dùng trong nước và khách quốc tế đến Việt Nam trong thời gian này sẽ được hưởng những quyền lợi, ưu đãi, hỗ trợ nhiều nhất, hấp dẫn nhất từ cộng đồng các doanh nghiệp. Hiệu ứng kết nối cung - cầu trên cả nước nhờ đó sẽ được lan tỏa mạnh mẽ và rộng khắp. Theo đó, các doanh nghiệp sẽ chủ động xây dựng những hoạt động khuyến mại với nội dung, hình thức đa dạng, hấp dẫn với tiêu chí đưa đến cho khách hàng, người tiêu dùng những cơ hội tiếp cận với hàng hóa, dịch vụ đảm bảo chất lượng, giá cả phù hợp. Các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp tại các địa phương cũng chủ động phối hợp, triển khai các hoạt động khuyến mại kết hợp với việc tổ chức các hoạt động hội chợ, trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại địa phương để không chỉ thực hiện kết nối hiệu quả giữa sản xuất và tiêu thụ, thúc đẩy tiêu dùng nội địa, thúc đẩy phát triển thị trường trong nước mà còn thu hút, kích cầu và góp phần phục hồi, phát triển ngành du lịch. Thông qua các hoạt động khuyến mại được triển khai, Chương trình năm nay được nhận định sẽ tiếp nối thành công của năm 2020, qua đó, góp phần hướng tới thực hiện thành công các nhiệm vụ được giao tại các Nghị quyết của Chính phủ, tiếp tục thực hiện linh hoạt, hiệu quả “mục tiêu kép”. Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội; phục hồi sản xuất, kinh doanh an toàn, thông suốt của doanh nghiệp trong điều kiện “bình thường mới”; kết nối hiệu quả giữa sản xuất và tiêu thụ, thúc đẩy tiêu dùng nội địạ; thực hiện đồng bộ các giải pháp khai thông, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ thị trường trong nước; thúc đẩy phát triển thương mại điện tử để tạo kênh tiêu thụ ổn định, thuận lợi; hỗ trợ kết nối tiêu thụ sản phẩm của tại địa phương đang có dịch bệnh diễn biến phức tạp; sớm đưa cuộc sống trở lại trạng thái “bình thường mới”. Phương ThanhTĐKT - Ngày 21/11, tại Hà Nội, Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị trực tuyến công bố triển khai hệ thống hóa đơn điện tử (HĐĐT).
Đến dự và chỉ đạo Hội nghị có các đồng chí: Lê Minh Khái - Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; Hồ Đức Phớc, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính; Phạm Tấn Công - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); đại diện lãnh đạo các tỉnh, thành phố tại điểm cầu 6 địa phương triển khai HĐĐT giai đoạn 1.
Theo báo cáo tại Hội nghị, từ năm 1991, Tổng cục Thuế đã đưa ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào công tác quản lý. Đến nay, qua 30 năm liên tục đầu tư và phát triển, hệ thống CNTT của ngành Thuế đã phát triển một cách toàn diện, điện tử hóa trong tất cả các khâu quản lý thuế, từ tiếp nhận, xử lý hồ sơ, hạch toán nghĩa vụ thuế của cá nhân, DN trên cả nước với trên 41 triệu mã số thuế và hàng trăm triệu hồ sơ thuế, đến truyền nhận các văn bản chỉ đạo trong nội bộ cơ quan thuế.
Nghi lễ nhấn nút kích hoạt hệ thống HĐĐT
Đặc biệt, với 12 năm phát triển cung cấp dịch vụ công trực tuyến, Tổng cục Thuế là một trong những cơ quan nhà nước tiên phong trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ điện tử cho người dân, DN.
Tổng cục Thuế luôn nỗ lực liên tục cải cách và hiện đại hóa công tác quản lý để mang lại những tiện ích cho người dân, DN. Theo đó, ngay từ năm 2010, Tổng cục Thuế đã đề xuất với Bộ Tài chính trình Chính phủ quy định bổ sung HĐĐT vào hệ thống hóa đơn chứng từ hạch toán kế toán, tạo cơ sở pháp lý để các DN hiện đại hóa công tác quản trị phù hợp với sự phát triển của xã hội hiện đại.
Theo đánh giá, mặc dù HĐĐT là công nghệ mới với nhiều tiện ích vượt trội so với hóa đơn giấy, song để thay đổi một cơ chế đã tồn tại lâu năm là thách thức rất lớn, đòi hỏi những nỗ lực vượt bậc của cả cơ quan thuế và người nộp thuế. Để nâng cao tính pháp lý của việc sử dụng HĐĐT, Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 đã bổ sung 1 chương về HĐĐT.
Để đưa các quy định về HĐĐT trong Luật Quản lý thuế vào thực tiễn, Bộ Tài chính đã kịp thời ban hành Thông tư hướng dẫn triển khai về HĐĐT và ban hành các quyết định triển khai hệ thống HĐĐT theo 2 giai đoạn. Cụ thể, giai đoạn 1 tại 6 tỉnh, thành phố là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Phú Thọ và Bình Định bắt đầu từ tháng 11/2021 và giai đoạn 2 tại 57 địa phương còn lại, đảm bảo đến ngày 30/6/2022 đạt 100% DN trên toàn quốc áp dụng HĐĐT.
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đánh giá cao và nhiệt liệt biểu dương sự nỗ lực, quyết tâm cao và kết quả đạt được của ngành Tài chính, ngành Thuế trên các mặt công tác, đóng góp quan trọng vào những thành tựu chung của đất nước trong thời gian qua. Đồng thời, cũng chúc mừng những kết quả bước đầu mà ngành Thuế đã phối hợp chặt chẽ cùng các cấp, các ngành, các địa phương, cộng đồng DN, người nộp thuế để kích hoạt, đưa Hệ thống HĐĐT vào hoạt động và phát huy hiệu quả.
Phó Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Tài chính, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế tăng cường quán triệt trong toàn ngành, tập trung triển khai thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau đây:
Thứ nhất, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hơn nữa Hệ thống HĐĐT; bảo đảm thông tin, dữ liệu chính xác, minh bạch, thống nhất, an ninh, an toàn, đáp ứng yêu cầu quản lý và tạo thuận lợi cho người nộp thuế; nỗ lực bắt kịp, tiến cùng và vươn lên trong quản lý thuế so với khu vực, thế giới.
Thứ hai, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về HĐĐT đến toàn thể nhân dân, cộng đồng DN; mở rộng các kênh tương tác để hỗ trợ hiệu quả người dân, DN.
Thứ ba, các định rõ việc triển khai hệ thống HĐĐT là một trong những giải pháp quan trọng góp phần thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xã hội số.
Thứ tư, phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan, địa phương có kế hoạch, phương án, giải pháp cụ thể để triển khai thành công hệ thống HĐĐT, nhất là phối hợp với ngành Ngân hàng để thanh toán điện tử, tạo sự minh bạch về tài chính, thuận tiện cho người sử dụng.
Thứ sáu, cơ quan Thuế tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát, phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong việc quản lý HĐĐT, nhất là trong các lĩnh vực dịch vụ, nhà hàng, khách sạn, thương mại diện tử, giao dịch xuyên biên giới... kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm.
Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Cao Anh Tuấn cam kết sẽ tiếp tục nỗ lực, huy động nguồn nhân lực toàn ngành Thuế để thực hiện thành công nhiệm vụ chính trị quan trọng này, góp phần thúc đẩy công cuộc chuyển đổi số của ngành Tài chính, thúc đẩy công cuộc chuyển đổi số ở các DN cũng như trong các cơ quan quản lý nhà nước, tiến tới phát triển Chính phủ số.
Hồng Thiết
Trang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 37
- 38
- 39
- 40
- 41
- …
- sau ›
- cuối cùng »