Đồng thầy Trần Đức Thắng: Cả một đời tôn tạo, gìn giữ nét đẹp văn hóa dân tộc
TĐKT - Suốt 33 năm qua, đồng thầy Trần Đức Thắng ở 246 Âu Cơ, phường Nhật Tân, Tây Hồ (Hà Nội) vẫn miệt mài nghiên cứu, tìm hiểu, lặng lẽ giữ gìn và phát huy nét đẹp trong văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt. Đồng thầy Trần Đức Thắng cùng vợ đã dành nhiều công sức để giữ gìn và tôn tạo bản điện khang trang Năm nay đã bước qua tuổi 63, nhưng những thước phim của cuộc đời đồng thầy Đức Thắng lại được tua lại một cách rõ nét qua những ký ức cách đây chừng hơn 30 năm. Đồng thầy Trần Đức Thắng kể, gia đình nhà Thầy đã có truyền thống với công tác tâm linh từ trước những năm 1945. Khi đó, cụ nội của thầy là Trần Văn Nhớn có căn thờ phụng nhà Thánh đã lập bản điện từ rất sớm. Bản điện cũng là nơi nuôi các cán bộ tiền khởi nghĩa trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Là một người con, người cháu trong gia đình có truyền thống nhiều đời theo nghiệp phụng sự Thánh nên ít nhiều ngay từ nhỏ thầy Thắng cũng ảnh hưởng theo tín ngưỡng tâm linh. Từ nhỏ, thầy Thắng đã biết đến những đàn lễ của ông, của bố mẹ, những lời ca tiếng hát trong những giá hầu Mẫu, hầu Thánh. Thấu hiểu được đây là một công việc mang tính tín ngưỡng đậm bản sắc dân tộc, cần được bảo vệ, duy trì và phát triển nên thầy Thắng đã quyết định theo đuổi. Năm 1987, thầy Thắng chính thức đội lệnh xin làm việc Thánh. Kế thừa truyền thống cha truyền con nối, đời đời gìn giữ, bảo lưu những di sản quý của dòng họ và của đất nước, từ ngày cai quản bản điện, thầy Thắng luôn nhất tâm thành kính tu thiết bản đền. Thầy Thắng cho hay, trước đây bản điện chỉ là cây Hương Chúc Đài được các cụ dựng lại. Qua nhiều năm, bản điện nhiều lần bị phá bỏ do vỡ đê, giải tỏa làm đường. Điện được phục dựng lại năm 1974 nhưng còn rất nhỏ. Với sự đồng thuận của vợ, hai vợ chồng thầy đã chăm chỉ làm lụng, chắt chiu tôn tạo bản điện. Đến nay, bản điện Hương Chúc Đài rất khang trang, tôn nghiêm. Tại bản điện Hương Chúc Đài này đã có rất nhiều đệ tử tiếp tục kế thừa và gìn giữ những giá trị văn hóa tinh hoa của dân tộc. 33 năm phụng sự nhà Thánh, hiểu được những ý nghĩa nhân văn của công việc mình đang làm, đồng thầy Đức Thắng nguyện dành cả cuộc đời gìn giữ nét đẹp văn hoá vốn có của tín ngưỡng thờ Mẫu. Bên cạnh đó, thầy luôn phát tâm làm việc thiện. Với thầy, giúp đỡ mọi người cũng chính là giúp bản thân mình, giúp mình cảm thấy thanh thản và bình yên. Có dịp gặp gỡ, nghe thầy Đức Thắng chia sẻ về những nét đẹp trong văn hoá thờ Mẫu và hầu đồng của người Việt, mới thấy hết được nét văn hóa mang đậm bản sắc của dân tộc Việt Nam. Điều mà thầy Thắng luôn trăn trở là tín ngưỡng thờ Mẫu vẫn được cho là mê tín dị đoan, chứa nhiều bí ẩn đối với nhiều người mặc dù nghi thức này đã được UNESCO vinh danh. Hiện nay một số người làm công việc này đã tự “thần thánh hóa” bản thân, lợi dụng hầu đồng để chuộc lợi cá nhân, làm thay đổi ý nghĩa của hoạt động vốn có bản chất tốt đẹp mang lại hạnh phúc và bình an cho mọi người. Thầy Thắng bảo chỉ mong sao việc thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu được tôn trọng, lưu giữ và tạo điều kiện phát triển đúng chuẩn mực. Hiếu ThuậnVăn hóa - Thể thao
Bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch
TĐKT - Sáng 12/9, tại Hà Nội, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức Hội nghị tổng kết "50 năm bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch (1969 - 2019). Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam dự và phát biểu tại Hội nghị. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam phát biểu tại Hội nghị Sự kiện có sự tham gia của 150 đại biểu, là các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các nhà quản lý, hoạt động thực tiễn, đại biểu các bộ, ngành trung ương, các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo, nguyên cán bộ, cán bộ khoa học của Khu di tích và Bảo tàng Hồ Chí Minh... Ban tổ chức đã nhận được 41 bài tham luận đầy tâm huyết, trí tuệ, trách nhiệm của các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo, nguyên cán bộ, cán bộ khoa học của Khu di tích và Bảo tàng Hồ Chí Minh. Các bài tham luận đã đề cập tới nhiều vấn đề sâu sắc, giàu tính gợi mở, tập trung vào những vấn đề: Những thành tựu nổi bật sau 50 năm bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hồ Chí Minh tại Khu di tích Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch; đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp chỉnh lý trưng bày các tài liệu, hiện vật tại các nhà di tích; đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp công tác kiểm kê, sưu tầm tài liệu, hiện vật ở Khu di tích Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch; đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp công tác bảo quản các di tích và các tài liệu, hiện vật trong Khu di tích Phủ Chủ tịch... Báo cáo tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Công, Giám đốc Khu tích Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch cho biết: Nửa thế kỷ hoạt động và phát triển, Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch đã làm tốt công tác bảo tồn di sản văn hóa của Người, đồng thời không ngừng phát huy giá trị tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh thông qua việc nghiên cứu, sưu tầm, trưng bày tư liệu, hiện vật và tuyên truyền, giáo dục rộng rãi bằng nhiều hình thức phong phú tới các địa phương trong nước và quốc tế. Tính đến nay, Khu Di tích đã sưu tầm được hàng nghìn tư liệu bao gồm ảnh và các trang tài liệu về hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh; có gần 1.000 hiện vật được xác minh, xây dựng hồ sơ khoa học với đầy đủ các yếu tố lý lịch, bản ghi chép hiện vật, phiếu kiểm kê, lời kể nhân chứng, các bài viết có liên quan, ảnh chụp, bản vẽ thiết kế, sơ đồ định vị… Đến năm 2019, Khu di tích đã đón tiếp, phục vụ chu đáo hơn 80 triệu lượt khách, trong đó có trên 14 triệu lượt khách quốc tế đến từ hơn 160 quốc gia. Khu Di tích cũng phối hợp tổ chức thành công hàng trăm buổi lễ báo công, lễ kết nạp Đảng, lễ phát thẻ Đảng… Có thể nói, Khu di tích đã trở thành “địa chỉ đỏ”, “trường học lớn” cho các tổ chức đoàn thể, quần chúng đến nghiên cứu, học tập hưởng ứng các cuộc vận động cũng như là nhịp cầu hữu nghị, thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc tế. Phát biểu tại Hội nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam gửi lời tri ân các thế hệ cán bộ, công nhân viên Khu di tích Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch đã góp phần sưu tầm tài liệu, lan tỏa các giá trị tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong suốt 50 năm qua bằng sự chuyên nghiệp, tấm lòng tôn kính nhất dành cho Bác Hồ. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: Muốn đất nước phát triển, thu hẹp khoảng cách với các nước trên thế giới, để sánh vai với các cường quốc thì các tầng lớp nhân dân phải nỗ lực hơn nữa, thể hiện trách nhiệm với đất nước, làm cho hình ảnh Việt Nam, hình ảnh Bác Hồ ngày càng rực sáng trong lòng người dân, để mỗi người dân thực sự tự hào về quá khứ hào hùng, kết quả đạt được ngày nay, tự hào với thế giới về thành tựu phát triển đất nước trong tương lai… Lễ cắt băng khai mạc Triển lãm Sau Hội nghị, Ban tổ chức đã cắt băng khai mạc Triển lãm với hơn 200 bức ảnh tư liệu bao gồm 3 phần, giới thiệu những chặng đường lịch sử, những mốc sự kiện đáng nhớ từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt đầu về ở và làm việc trong khu vực này cho đến sự kiện Người qua đời (1954 - 1969); quá trình hình thành, phát triển cũng như công tác bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích từ năm 1969 đến năm 2019. Phương ThanhTĐKT - 8/9, Cua-rơ Jordan Parra (Bikelife Đồng Nai) đã xuất sắc giành chiến thắng tại chặng 8, chặng đua cuối cùng của giải xe đạp Quốc tế VTV Cúp Tôn Hoa Sen 2019.
Cua-rơ số áo 22 - Jordan Parra là người giành chiến thắng tại chặng 8 (chặng đua cuối cùng)
CÁC DANH HIỆU CÁ NHÂN CHUNG CUỘC
Áo vàng: Loic Desriac (Bikelife Đồng Nai)
Áo xanh: Jordan Parra (Bikelife Đồng Nai)
Áo chấm đỏ: Javier Perez (VUS TP Hồ Chí Minh)
Áo trắng: Quàng Văn Cường (Tập đoàn Lộc Trời)
GIẢI ĐỒNG ĐỘI
Hạng nhất: Bikelife Đồng Nai
Hạng 2: Philippine Navy Standard
Hạng 3: VUS TP Hồ Chí Minh
KẾT QUẢ CHẶNG 8 GIẢI XE ĐẠP QUỐC TẾ VTV CÚP TÔN HOA SEN 2019
Nhất chặng: Jordan Parra (Bikelife Đồng Nai)
Về thứ 2: Lê Văn Duẩn (VUS TP Hồ Chí Minh)
Về thứ 3: Jacob Langham (Velofit Australia)
Về thứ 4: Nguyễn Tấn Hoài (Dược Domesco Đồng Tháp)
Về thứ 5: Trịnh Đức Tâm (Tập đoàn Lộc Trời)
Sprint 1:
Về nhất: Trần Tuấn Kiệt (Dược Domesco Đồng Tháp)
Về thứ 2: Nguyễn Minh Việt (VUS TP Hồ Chí Minh)
Về thứ 3: Ronald Oranza (Philippine Navy Standard)
Về thứ 4: Kittidet Chaimusik (Bonne Chance ACA)
Sprint 2:
Về nhất: Ronald Oranza (Philippine Navy Standard)
Về thứ 2: Kittidet Chaimusik (Bonne Chance ACA)
Về thứ 3: Matej Drinovec (Global Cycling Team)
Về thứ 4: Lê Ngọc Sơn (Tập đoàn Lộc Trời)
Kết quả leo đèo Le:
Về nhất: Lê Ngọc Sơn (Tập đoàn Lộc Trời)
Về thứ 2: Nguyễn Minh Việt (VUS TP Hồ Chí Minh)
Về thứ 3: Timothy Harvey (Velofit Australia)
Sprint 3:
Về nhất: Ronald Oranza (Philippine Navy Standard)
Về thứ 2: Shinichi Fukushima (Bonne Chance ACA)
Về thứ 3: Nguyễn Minh Việt (VUS TP Hồ Chí Minh)
Về thứ 4: Matej Drinovec (Global Cycling Team)
Chặng 6 Giải xe đạp Quốc tế VTV Cúp Tôn Hoa Sen 2019: Quảng Bình - Huế (162 km)
TĐKT - Ngày 6/9, cua-rơ Im Jaeyeon (Korail Cycling Team) đã là người xuất sắc giành chiến thắng tại chặng 6 Giải xe đạp Quốc tế VTV Cúp Tôn Hoa Sen 2019 có lộ trình từ Quảng Bình đến Huế. Cua-rơ Im Jaeyeon (Korail Cycling Team) đã là người xuất sắc giành chiến thắng tại chặng 6 Giải xe đạp Quốc tế VTV Cúp Tôn Hoa Sen 2019. KẾT QUẢ CHẶNG 6 GIẢI XE ĐẠP QUỐC TẾ VTV CÚP TÔN HOA SEN 2019 Nhất chặng: Im Jaeyeon (Korail Cycling Team) Hạng 2: El Joshua Cariño (Philippines Navy Standard) Hạng 3: Alexander Cools (Global Cycling Team) Hạng 4: Mathew Upton (Velofit Australia) Hạng 5: Loic Desriac (Bikelife Đồng Nai) Sprint 1: Về nhất: Im Jaeyeon Về thứ 2: Ngô Văn Phương (Hà Nội) Về thứ 3: Trần Nguyễn Minh Trí (Dược Domesco Đồng Tháp) Về thứ 4: El Joshua Cariño (Philippines Navy Standard) Sprint 2: Về nhất: Im Jaeyeon (Korail Cycling Team) Về thứ 2: El Joshua Cariño (Philippines Navy Standard) Về thứ 3: Alexander Cools (Global Cycling Team) Về thứ 4: Mathew Upton (Velofit Australia) CÁC DANH HIỆU CÁ NHÂN Áo vàng: Im Jaeyeon (Korail Cycling Team) Áo xanh: Parra Jordan (Bikelife Đồng Nai) Áo trắng: Quàng Văn Cường (Tập đoàn Lộc Trời)TĐKT - Vào ngày 27 - 28/9/2019 tới đây, Giải vô địch Câu lạc bộ golf Hà Nội lần thứ 3 - Fastee Cup do Hội Golf TP Hà Nội tổ chức, dưới sự bảo trợ của Hiệp hội Golf Việt Nam, sẽ diễn ra tại sân golf Long Biên.
Đây là hoạt động ý nghĩa nhằm đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”; kỷ niệm 65 năm ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/1954 – 10/10/2019); đồng thời góp phần tạo sân chơi và mang đến cơ hội cọ sát chuyên nghiệp, giao lưu và nâng cao tinh thần đoàn kết, thúc đẩy tinh thần phát triển chung của các câu lạc bộ (CLB) golf trên địa bàn Hà Nội.
Năm nay, giải đã có bước phát triển vượt bậc với quy mô năm 2018. Cụ thể, sau vòng đấu loại, từ 45 CLB đăng ký tham gia, 34 CLB golf với 408 vận động viên chính thức và 136 vận động viên dự bị đến từ các CLB trên địa bàn Hà Nội sẽ tranh tài để giành chiếc cúp vô địch danh giá.
Đại diện Ban tổ chức trả lời câu hỏi của báo chí
Giải đấu được tổ chức theo thể thức đồng đội, kết quả thi đấu của các CLB là điểm tổng hợp từ 12 thành viên. Đây là điểm độc đáo của Giải vô địch CLB golf Hà Nội lần thứ 3 - Fastee Cup so với các hoạt động của làng golf Việt, thường thi đấu theo hình thức cá nhân.
Về phương thức thi đấu, mỗi câu lạc bộ có 16 thành viên (12 VĐV chính thức và 4 VĐV dự bị). Giải thi đấu theo thể thức đấu gậy dựa trên điểm Net, mỗi câu lạc bộ được cử 12 vận động viên thuộc 4 bảng thi đấu trong hai ngày, mỗi vận động viên chỉ được thi đấu 1 trận: Bảng A (Handicap 0-9), Bảng B (Handicap 10-15), Bảng C (Handicap 16-20), Bảng D (Handicap 21-26). Kết quả của câu lạc bộ được tính dựa trên tổng điểm Net của 12 vận động viên.
So với giải năm ngoái, năm nay, thể lệ thi đấu đã có một số thay đổi quan trọng. Theo đó, Handicap chính thức được áp dụng theo hệ thống Vhandicap tính tại thời điểm ngày 1/9/2019 (Handicap đấu loại được tính từ 1/8/2019). Cùng với đó, điểm Net được tính dựa trên Handicap chính thức, cắt (-2) và (+10).
Tinh thần của giải đấu lần này vẫn nhằm tạo một sân chơi fair-play (chơi đẹp) và nâng cao tinh thần thượng võ dành cho tất cả các golf thủ trên địa bàn thủ đô.
Về cơ cấu giải thưởng, từ 34 CLB, giải đấu sẽ tìm ra những tập thể xuất sắc nhất và vinh danh 1 đội Nhất, 1 Nhì, 1 Ba và 1 đội phong cách. Cùng với đó, các golf thủ có cơ hội nhận được nhiều phần quà đặc biệt khi may mắn trúng giải thưởng Hole in One gồm 1 căn hộ Bình Minh đến từ thương hiệu Cenhomes cùng nhiều giải thưởng có giá trị khác.
Chia sẻ về giải đấu, ông Lê Hùng Nam, Tổng thư ký Hội Golf TP Hà Nội, Giám đốc giải cho biết: “Số lượng vận động viên và câu lạc bộ tham gia giải đấu năm nay rất đông đảo. Sự ủng hộ và tinh thần nhân văn của các vận động viên dành cho bộ môn golf chính là động lực để Ban tổ chức tiếp tục nâng tầm sân chơi thường niên này. Chúng tôi hi vọng rằng, Giải vô địch các CLB golf Hà Nội lần thứ 3 sẽ là một nguồn cảm hứng, lan truyền tinh thần đoàn kết giữa các thành viên câu lạc bộ nói riêng, cũng như toàn thể các CLB golf trên địa bàn thành phố”.
Ông Nguyễn Trung Vũ - Đại diện Nhà tài trợ xứng danh Fastee cho biết: “Ứng dụng đặt sân golf Fastee ra đời với mong muốn đóng góp và truyền cảm hứng để xây dựng một cộng đồng golf và ngành công nghiệp golf Việt Nam tốt hơn, phát triển mạnh mẽ hơn. Fastee cho phép người dùng đặt giờ chơi golf theo hình thức đặt chỗ trực tuyến thời gian thực tại các sân golf Việt Nam. Đặc biệt, ứng dụng có thể chạy trên nhiều loại thiết bị và đa nền tảng app (Androi/iOS) và web, cho phép người dùng đặt giờ chơi golf theo hình thức đặt chỗ trực tuyến một cách nhanh chóng, thuận tiện, được xác nhận ngay lập tức.
Chúng tôi cam kết sẽ tiếp tục đồng hành với Hội Golf TP Hà Nội trong các mùa giải tiếp theo, sẽ còn nhiều giải thưởng hơn nữa để các golfer có cơ hội trải nghiệm và tăng thêm phần hứng khởi khi tham gia giải đấu.”
Giải vô địch các CLB golf Hà Nội lần thứ 3 - Fastee Cup được kỳ vọng sẽ mang lại cho các golf thủ không khí thi đấu tập thể đích thực, song hành cùng tinh thần thể thao cao thượng và nhân văn. Đồng thời, Ban tổ chức cũng mong muốn thông qua giải đấu, kết nối giới golf thủ và phát triển mạnh mẽ hơn nữa phong trào chơi golf tại Hà Nội và cả nước.
Mai Thảo
TĐKT - Ngày 4/9, tại Hà Nội, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam phối hợp với Website Lục Bát Việt Nam; Hội Di sản Văn hóa Việt Nam; Hội đồng Thơ Hội Nhà văn Việt Nam… tổ chức Hội thảo khoa học “Thơ Lục Bát với Di sản Văn hóa dân tộc”, nhằm góp phần xây dựng môi trường sống văn hóa lành mạnh, tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc.
Hội thảo khoa học “Thơ Lục Bát với di sản văn hóa dân tộc”
Hội thảo đã thu hút hơn 40 bài viết và ý kiến tham luận của hơn 40 tác giả là những nhà nghiên cứu, nhà thơ có uy tín về thể loại Lục Bát, nhiều người hiện đang làm việc và sinh sống tại nước ngoài. Mỗi nhà nghiên cứu đã tiếp cận một góc độ khác nhau, bằng nhiều cứ liệu lịch sử, xã hội và dẫn chứng thuyết phục, đều khẳng định giá trị và vị thế của Thơ Lục Bát trong di sản văn hóa dân tộc.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã khẳng định rằng: Lục Bát không chỉ là tên một thể thơ truyền thống của Việt Nam, mà còn là hồn quê, là văn hóa cội nguồn và tâm linh của người Việt. Đó vừa là di sản vô giá, vừa là tài sản độc đáo, từ bao đời cha ông truyền lại cho con cháu hôm nay và mai sau, nên dù có làm ăn, sinh sống ở đâu, người Việt cũng yêu thơ Lục Bát. Bởi đã là người Việt Nam, thì không ai là không thuộc một đôi câu dân ca, ca dao bằng thơ Lục Bát. Dù sinh sống ở đâu trên thế giới, thì từ sâu thẳm tâm hồn mỗi người Việt Nam đều có những lời ru của mẹ từ thuở ấu thơ, đều có những câu ca dao đằm thắm bay lên từ nắng gió đồng quê; đó là hành trang theo ta đi suốt cuộc đời, vừa gần gũi, vừa thiêng liêng như gia đình và nguồn cội dân tộc.
Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du là một tác phẩm thơ Lục Bát điển hình, là niềm tự hào của người Việt Nam với thế giới. Nhà nghiên cứu văn hóa Phạm Quỳnh - Chủ bút tạp chí Nam Phong đầu thế kỷ 20 – đã có một câu nói để đời: "Truyện Kiều còn thì tiếng ta còn, mà tiếng ta còn thì nước ta còn". Suy rộng ra: Thơ Lục Bát còn thì văn hóa Việt Nam còn và văn hóa Việt Nam còn thì dân tộc ta sẽ trường tồn. Bởi thế, Thơ Lục Bát – Sáu Tám rất xứng đáng được tôn vinh không chỉ quy mô một Quốc gia, mà trên cả thế giới.
Các nhà nghiên cứu cho biết: “Thơ Lục Bát - Sáu Tám không chỉ có trong 3254 câu trong kiệt tác “Truyện Kiều”; trong “Tống Trân Cúc Hoa”; trong “Phạm Tải Ngọc Hoa”; trong “Thạch Sanh”; trong “Hoàng Trìu”… Hàng ngàn câu, hàng trăm nhân vật, cảnh ngộ, nỗi niềm… mà chỉ cần “Sáu Tám” là gánh chịu được hết! Có thể nói 14 chữ cộng lại trong 2 câu 6/8 là 14 phép thần thông biến hoá. Có thể thơ nào, có phép vận trù nào huyền ảo, phong phú như thế.
Ấy là chưa kể đến một không gian dường như vô tận mà Thơ “Sáu Tám” đã dâng tràn lan tỏa là dân ca: Hàng trăm làn điệu chèo và quan họ có ca từ đều là “Sáu Tám”. Rồi trống quân, cò lả, ví, dặm, nam ai, nam bình, ả đào, chầu văn, ca trù… Các nhạc sĩ dân gian xin cứ “phổ” cho “Sáu Tám” là ai cũng thuộc, cũng nhớ, cũng có thể hát được vài câu”.
Ban tổ chức chụp ảnh kỷ niệm với các khách mời tại chương trình
Bên cạnh việc khẳng định giá trị của thơ Lục Bát, là quốc thi của Việt Nam và xứng đáng là “Di sản Văn hóa phi vật thể” của quốc gia, nhiều đại biểu cũng bày tỏ mong muốn có địa phương hoặc tổ chức nào đó sẽ “đăng cai” làm hồ sơ khoa học cho Thơ Lục Bát, trình lên Hội đồng Thẩm định Di sản Văn hóa phi vật thể, để đưa vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia và xa hơn nữa là trình lên UNESCO… để Lục Bát được cả thế giới tôn vinh.
Ngày hội Lục Bát Kỷ Hợi – 2019, chính thức diễn ra vào ngày 6/8/2019 (âm lịch) với dự tham gia của đại diện gần 30 Câu lạc bộ Thơ Lục Bát đến từ khắp mọi miền đất nước: TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Gia Lai, Quảng Ninh, Hải Phòng, Phú Thọ, Hòa Bình, Hải Phòng, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Nguyên… không chỉ có các nghi thức đặc trưng được duy trì đã 11 năm liên tục: Sắp đặt các Lục Bát quán, Lễ Rước Thơ, Lễ Phát lộc Thơ Lục Bát… mà còn có nhiều nội dung mới, lần đầu xuất hiện, trước sự chứng kiến của báo giới và công chúng yêu thể thơ truyền thống của dân tộc…
Mai Thảo
Chặng 4 Giải xe đạp Quốc tế VTV Cúp Tôn Hoa Sen 2019: Loic Desriac nhất chặng, giành áo Vàng
TĐKT - Ngày 4/9, Chặng đua thứ 4 - tính giờ cá nhân đã kết thúc với thành tích tốt nhất thuộc về cua-rơ Loic Desriac (Bikelife Đồng Nai): 10 phút 38 giây 12. KẾT QỦA CHẶNG ĐUA THỨ 4 TÍNH GIỜ CÁ NHÂN Nhất chặng: Loic Desriac (Bikelife Đồng Nai) - 10'38.12 Hạng 2: Trịnh Đức Tâm (Tập đoàn Lộc Trời) - 10'51.36 Hạng 3: Saccani Williams (Velofit Australia) - 10'52.39 Hạng 4: Quàng Văn Cường (Tập đoàn Lộc Trời) - 10'53.77 Hạng 5: Mirsamad Pourseyedi (Hà Nội) - 10'59.92 CÁC DANH HIỆU CÁ NHÂN Áo vàng: Loic Desriac (Bikelife Đồng Nai) Áo xanh: Parra Jordan (Bikelife Đồng Nai) Áo trắng: Quàng Văn Cường (Tập đoàn Lộc Trời)Chặng 3 Giải xe đạp Quốc tế VTV Cúp Tôn Hoa Sen 2019: Parra Jordan về nhất
TĐKT - Ngày 3/9, chặng 3 Giải xe đạp quốc tế VTV Cúp Tôn Hoa Sen 2019 đã diễn ra với lộ trình TP Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) - TP Ninh Bình (tỉnh Ninh Bình). Chiếc áo Vàng của chặng này được trao cho vận động viên mang áo số 22 Parra Jordan của đội Bikelife Đồng Nai. Về thứ 2 là vận động viên số 17 Park Keonwoo, về thứ 3 là vận động viên mang áo số 11 Trịnh Đức Tâm, hai vận động viên này đều thuộc đội Tập đoàn Lộc Trời. Ban Tổ chức còn trao hạng tư, hạng năm, giải cho các vận động viên về nhất, nhì, ba các đoạn Thủy Nguyên (Hải Phòng), Vĩnh Bảo (Hải Phòng) và Thái Bình. Theo Ban Tổ chức, chặng 3 Giải xe đạp quốc tế VTV Cúp Tôn Hoa Sen 2019 từ Quảng Ninh đến Ninh Bình có chiều dài 175 km; đường tương đối đẹp nên tốc độ đoàn đua được đẩy lên rất cao. Chặng đua chứng kiến nhiều pha bứt phá, tăng tốc ngoạn mục. Do chất lượng các vận động viên tương đối đồng đều nên nhiều vận động viên có ý định tách tốp vươn lên nhưng không thể bứt phá khi có sự đeo bám hết sức quyết liệt. Giải xe đạp quốc tế VTV Cúp Tôn Hoa Sen 2019 quy tụ 12 đội đua mạnh trong nước và quốc tế với hơn 80 vận động viên. Với chủ đề “Hành trình di sản” nhằm tôn vinh, giới thiệu, quảng bá những di sản văn hóa và di sản thiên nhiên nổi tiếng của Việt Nam trên suốt hành trình đoàn đua đi qua với nhiều địa danh nổi tiếng thuộc Hà Nội, Ninh Bình, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Quảng Bình, Huế và kết thúc tại Hội An (Quảng Nam). Cua-rơ Parra Jordan (Bikelife Đồng Nai) đã xuất sắc về nhất chặng 3 giải xe đạp quốc tế VTV Cúp Tôn Hoa Sen 2019 ngày 03/9 có lộ trình từ Quảng Ninh đến Ninh Bình Kết quả chặng 3 giải đua xe đạp quốc tế VTV Cúp Tôn Hoa Sen 2019 Nhất chặng: Parra Jordan (Bikelife Đồng Nai) Hạng 2: Park Keonwoo (Tập đoàn Lộc Trời) Hạng 3: Trịnh Đức Tâm (Tập đoàn Lộc Trời) Hạng 4: George Luis Oconer (Philippine Navy Standard) Hạng 5: Nguyễn Trường Tài (VUS TP.HCM) Sprint 1: (Thủy Nguyên, Hải Phòng) Về nhất: El Joshua Carino (Philippine Navy Standard) Về thứ 2: Ronald Lomotos (Philippine Navy Standard) Về thứ 3: Jan Paul Morales (Philippine Navy Standard) Về thứ 4: Nguyễn Tấn Hoài (Dược Domesco Đồng Tháp) Sprint 2: (Vĩnh Bảo, Hải Phòng) Về nhất: Jan Paul Morales (Philippine Navy Standard) Về thứ 2: Nguyễn Tấn Hoài (Dược Domesco Đồng Tháp) Về thứ 3: Ronald Lomotos (Philippine Navy Standard) Về thứ 4: El Joshua Carino (Philippine Navy Standard) Sprint 3: (Thái Bình) Về nhất: Nguyễn Tấn Hoài (Dược Domesco Đồng Tháp) Về thứ 2: Jan Paul Morales (Philippine Navy Standard) Về thứ 3: El Joshua Carino (Philippine Navy Standard) Về thứ 4: Ronald Lomotos (Philippine Navy Standard) Xuân PhúcTĐKT - Sáng ngày 30/8, Lễ công bố Giải xe đạp Quốc tế VTV - Cúp Tôn Hoa Sen 2019 - lần thứ 4 đã diễn ra tại Đài Truyền hình Việt Nam.
Để chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước, đặc biệt hướng đến kỷ niệm 74 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 – 2/9/2019); đồng thời nhằm phát triển và cổ vũ phong trào tập luyện, thi đấu môn xe đạp trên toàn quốc, được sự cho phép của Tổng cục Thể dục Thể thao và Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), Liên đoàn Xe đạp - Mô tô thể thao Việt Nam và Tập đoàn Hoa Sen tổ chức Giải xe đạp Quốc tế VTV Cúp Tôn Hoa Sen 2019 - lần thứ 4.
Ban tổ chức công bố Giải xe đạp Quốc tế VTV Cúp Tôn Hoa Sen 2019 – lần 4
Đây là giải đấu quy mô quốc tế được tổ chức thường niên. Với thông điệp “Vòng quay lan tỏa”, Giải xe đạp Quốc tế VTV Cúp Tôn Hoa Sen 2019 là giải đấu xuất phát từ thủ đô Hà Nội ngày 1/9/2019, đi qua TP Hải Phòng, TP Đà Nẵng và các tỉnh: Bắc Ninh, Hải Dương, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, kết thúc tại TP Hội An, tỉnh Quảng Nam ngày 8/9/2019.
Giải đua có tổng giải thưởng 973 triệu đồng. Trong đó, giải thưởng Áo Vàng chung cuộc giá trị 150 triệu đồng, có tiền thưởng cao nhất trong các giải đua xe đạp được tổ chức tại Việt Nam. Giải đấu năm nay quy tụ 12 đội mạnh trong nước cũng như quốc tế, với lộ trình đường đua dài 1.045 km.
Danh sách 12 đội tham dự Giải xe đạp quốc tế VTV Cúp Tôn Hoa Sen 2019, trong đó quy tụ 6 đội đua trong nước và 6 đội đua quốc tế.
Giải xe đạp quốc tế VTV Cúp Tôn Hoa Sen 2019 gồm 8 chặng đua. Chặng khai mạc diễn ra xung quanh Hồ Hoàn Kiếm tại thủ đô Hà Nội vào ngày 1/9 và chặng cuối của giải diễn ra tại tỉnh Quảng Nam vào ngày 8/9.
Với việc quy tụ 6 đội đua trong nước có thành tích thi đấu xuất sắc trong vòng 12 tháng qua và 6 đội đua quốc tế đến từ các câu lạc bộ có các vận động viên tên tuổi hàng đầu, giải đua là cơ hội để các vận động viên bộ môn xe đạp Việt Nam được giao lưu cọ xát thi đấu, nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ thuật, đưa bộ môn xe đạp Việt Nam phát triển và đạt chuẩn quốc tế.
Đặc biệt, Giải xe đạp Quốc tế VTV Cúp Tôn Hoa Sen 2019 có slogan là “Hành trình di sản” nhằm tôn vinh, giới thiệu, quảng bá những di sản văn hóa và di sản thiên nhiên nổi tiếng của Việt Nam trên suốt hành trình mà đoàn đua đi qua như Vịnh Hạ Long, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, quần thể di tích cố đô Huế, đô thị cổ Hội An.
Đặc biệt, chặng đua kết thúc ngày 8/9 tại Hội An, Quảng Nam cũng đúng vào dịp kỷ niệm kỷ niệm 20 năm đô thị cổ Hội An, Khu đền tháp Mỹ Sơn được UNESCO công nhận Di sản văn hóa thế giới và 10 năm Cù Lao Chàm - Hội An được công nhận Khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Đào Xuân Phúc
Trang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 28
- 29
- 30
- 31
- 32
- …
- sau ›
- cuối cùng »