Chính trị - Xã hội

24 nghìn “bữa cơm” dành cho người dân có hoàn cảnh khó khăn do tác động của Covid-19 tại Đà Nẵng và Quảng Nam

TĐKT - Sáng ngày 8/8, tại Đà Nẵng, hội viên thanh niên đã trực tiếp đến tận nhà trao tặng 2.400 “bữa cơm” đầu tiên trong số 12.000 “bữa cơm” trong 15 ngày hỗ trợ, tương ứng với các gói thực phẩm tươi gồm gạo, thịt, rau cho 800 người dân có hoàn cảnh khó khăn, người nghèo, người vô gia cư, công nhân, lao động tự do mất việc làm, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, người khuyết tật thuộc 7 quận, huyện của thành phố Đà Nẵng. Đồng thời, bắt đầu từ ngày 10/8/2020, Chương trình sẽ tiếp tục triển khai tại tỉnh Quảng Nam, trao tặng 12.000 “bữa cơm” cho 800 người dân có hoàn cảnh khó khăn bị tác động bởi Covid-19 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Đoàn viên, thanh niên hỗ trợ những bữa cơm đến những gia đình có hoàn cảnh khó khăn do tác động của Covid-19 tại Sơn Trà Chương trình “Triệu bữa cơm” là nỗ lực chung tay hợp tác của Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam cùng các đơn vị nhằm hưởng ứng lời kêu gọi "Không để ai bị bỏ lại phía sau" của Thủ tướng Chính phủ, chương trình được khởi xướng và triển khai từ ngày 13/4/2020 ngay trong làn sóng dịch bệnh Covid-19 với mong muốn kêu gọi sự lan tỏa yêu thương của cộng đồng và xã hội để trao tặng những “bữa cơm” giản dị mà ấp áp tình người tới những người có hoàn cảnh khó khăn. Nhằm tiếp tục chung tay, chia sẻ với người dân có hoàn cảnh khó khăn vượt qua đại dịch Covid-19, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp cùng các đơn vị tiếp tục triển khai Chương trình “Triệu bữa cơm” với thông điệp “Trao bữa cơm - Trao niềm tin”, để hỗ trợ người dân có hoàn cảnh khó khăn đang chịu tác động của dịch bệnh COVID-19 tại thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam, hai địa phương đang chịu hậu quả nặng nề của đợt tái bùng phát dịch Covid-19 với số ca nhiễm cao nhất trên cả nước. Tại thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam, Chương trình sẽ trao tặng 24 nghìn “bữa cơm” trị giá 360 triệu đồng cho 1.600 người dân có hoàn cảnh khó khăn bị tác động bởi Covid-19.  Những suất đồ ăn được các bạn đoàn viên, thanh niên chuẩn bị sẵn sàng Anh  Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư thường trực Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam cho biết: “Việc triển khai Chương trình "Triệu bữa cơm" là một trong những hành động cụ thể và thiết thực của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, hội viên, thanh niên trong việc đồng hành cùng cả nước phòng, chống dịch COVID-19. Ngay trong đợt đầu tiên của dịch bệnh Covid-19, với sự chung tay của các doanh nghiệp, cá nhân, hội viên, thanh niên đã đến trực tiếp từng nhà để trao tặng các suất thực phẩm đến cho những người có hoàn cảnh khó khăn. Hành động đó thể hiện sự chung tay sẻ chia, nhân ái của các bạn thanh niên và cộng đồng để góp phần động viên tinh thần và vật chất cho những người dân khó khăn vượt qua đại dịch. Chương trình sẽ tiếp tục mang “bữa cơm” giản dị và ấm áp tình người đến với những người dân khó khăn tại trong bùng phát dịch Covid-19 lần này”. Trước đó, ngay sau khi dịch bệnh COVID-19 vào Việt Nam lần đầu tiên, chương trình “Triệu bữa cơm” với sự tham gia của các đoàn viên, thanh niên tình nguyện đã trao tặng trực tiếp tại nhà và tại các điểm trao tặng hơn 500 nghìn “bữa cơm” cho hơn 33 nghìn người dân có hoàn cảnh khó khăn, người nghèo, người vô gia cư, công nhân, lao động tự do mất việc làm, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn để chia sẻ, trợ giúp người dân tại 5 thành phố lớn trực thuộc Trung ương: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng và Cần Thơ và các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Hậu Giang… “Bữa cơm” được trao đến người dân là các túi thực phẩm bao gồm gạo, thịt/trứng và rau của quả và được trao 3 ngày một lần trong vòng 15 ngày, tương ứng mỗi người được hỗ trợ 15 “bữa cơm” trong liên tiếp 15 ngày trị giá 225.000 đồng/người. Đồng thời, ngay sau khi khởi xướng, Chương trình “Triệu bữa cơm” đã được nhanh chóng lan tỏa và được Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam các tỉnh, thành phố triển khai bằng nhiều cách làm sáng tạo và cụ thể, với nguồn lực kêu gọi đóng góp từ các tổ chức, cá nhân tại địa phương. Thục Anh    

HUBT trao bằng tốt nghiệp cử nhân Dược sĩ khóa đầu tiên

TĐKT - Ngày 08/8/2020, Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội tổ chức Lễ tốt nghiệp và trao bằng cho các tân cử nhân chuyên ngành Dược sĩ (hệ Đại học chính quy) của lớp TSDK 21.01, niên khóa 2015 - 2020. Lễ công bố Quyết định tốt nghiệp Dược sĩ đại học đầu tiên của Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Dự buổi Lễ, đại diện Ban Giám hiệu nhà trường có PGS.TS. Hà Đức Trụ, Phó Hiệu trưởng; PGS.TS. Phạm Dương Châu, Phó Hiệu trưởng phụ trách Khối sức khỏe; về phía Khoa Dược có PGS.TS. Lê Văn Truyền, Chủ nhiệm Khoa cùng các Phó Chủ nhiệm Khoa, tập thể giảng viên, kỹ thuật viên của Khoa và đại diện lãnh đạo các đơn vị, phòng ban chức năng của nhà trường; đại diện lãnh đạo Tập đoàn Dược phẩm MERAP và Bệnh viện Thanh Nhàn... Mở đầu buổi Lễ, PGS.TS. Phạm Văn Thỉnh, Phó Chủ nhiệm Khoa Dược đã báo cáo tổng kết quá trình học tập của Khóa TSDK 21.01. Theo đó, ngày 19/11/2015 Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép Nhà trường mở mã ngành đào tạo Dược sĩ trình độ đại học, Khoa Dược chính thức được tiếp nhận 22 sinh viên từ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Sau đó, do những hoàn cảnh khác nhau và năng lực học tập khác nhau nên đến năm thứ 5 sĩ số của lớp còn lại 18 sinh viên. Học kỳ II năm học thứ năm (2019 - 2020), theo chủ trương của Ban Giám hiệu, tất cả 18 sinh viên đều được Khoa Dược phân công làm khóa luận tốt nghiệp sau khi đã hoàn thành 182 tín chỉ (lý thuyết và thực hành) theo chương trình đào tạo Dược sĩ đại học của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Ban Chủ nhiệm Khoa Dược đã phân công các giảng viên các Bộ môn xây dựng danh mục đề tài, thông qua đề cương khóa luận của sinh viên và chuẩn bị các điều kiện (hóa chất, dược liệu, thuốc men, trang thiết bị…) một cách tốt nhất để sinh viên thực hiện khóa luận tốt nghiệp. 12 sinh viên được bảo vệ khóa luận (đợt I) vào hai ngày 21 - 22/7. Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp nhận thấy các sinh viên đã vận dụng khá tốt kiến thức tiếp thu được trong toàn khóa học để hoàn thành khóa luận. Các em đã bảo vệ thành công với 7 khóa luận được đánh giá xuất sắc và 5 khóa luận được đánh giá giỏi. Một số giảng viên của các trường đại học tham gia Hội đồng chấm khóa luận đã nhận xét rằng: “Khóa luận các sinh viên Dược khoa Lào Khóa TS.DK21.01 rất tốt, không thua kém gì các khóa luận của sinh viên Việt Nam tại các trường/khoa Dược công lập mà chúng tôi đã tham gia chấm”. Mặc dù khóa luận tốt nghiệp của các sinh viên đã bảo vệ đều được đánh giá loại giỏi và xuất sắc, song do những hạn chế về ngôn ngữ trong 5 năm học tập cùng với một vài lý do khách quan khác nên chỉ có 10 sinh viên tốt nghiệp được xét công nhận tốt nghiệp đạt loại Khá ở đợt 1. Các sinh viên còn lại đang tiếp tục hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp và dự kiến sẽ tiến hành bảo vệ vào đầu năm học tới khi được Ban Giám hiệu cho phép. Tại buổi Lễ, Ông Nguyễn Như Ngọc, Phó Trưởng phòng Quản lý – Đào tạo đã thay mặt cho Ban Giám hiệu nhà trường công bố Quyết định xét công nhận tốt nghiệp cho 10 tân cử nhân chuyên ngành Dược học. Tiếp theo đó, TS. Nguyễn Đình Đức, Phó Trưởng phòng Công tác sinh viên cũng đã công bố Quyết định trao thưởng cho Tân cử nhân Xeosengmany, lớp TSDK 21.01 đã đạt thành tích học tập xuất sắc. PGS.TS. Hà Đức Trụ, Phó Hiệu trưởng nhà trường phát biểu tại buổi Lễ Chia sẻ tại buổi lễ, PGS.TS. Hà Đức Trụ, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết, đây là khóa tốt nghiệp trình độ đại học chính quy chuyên ngành Dược học đầu tiên của Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Đó được coi là dấu mốc lịch sử quan trọng, khẳng định sự trưởng thành, thành công trong sứ mệnh đào tạo Khối sức khỏe của nhà trường và củng cố thêm tình hữu nghị đặc biệt, gắn kết giữa hai dân tộc Việt - Lào. Điều đặc biệt của buổi Lễ chính là các tân dược sĩ được trao bằng tốt nghiệp là những lưu học sinh đến từ nước CHDCND Lào đã trải qua 6 năm học tập, rèn luyện tại Khoa Dược dưới mái trường Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (1 năm học tiếng Việt, 5 năm học chuyên ngành). PGS.TS. Hà Đức Trụ nhiệt liệt biểu dương thành tích dạy và học của thầy trò Khoa Dược đã đạt được trong thời gian vừa qua, đồng thời mong muốn Khoa Dược tiếp tục phát huy thế mạnh trong công tác đào tạo, gặt hái thêm nhiều thành công hơn nữa. “Ban Giám hiệu nhà trường cũng như Khoa Dược luôn vững tin vào tương lai của tất cả các dược sĩ được trưởng thành từ mái trường này. Hãy luôn tự hào mình là sinh viên, là một phần của mái nhà Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Điều quan trọng hơn cả đó là các em hãy tiếp tục phấn đấu học tập, trau dồi kiến thức, tích lũy kinh nghiệm cho bản thân, qua đó góp phần khẳng định thương hiệu cũng như hình ảnh của Khoa Dược nói riêng và nhà trường nói chung trong hệ thống giáo dục nước nhà. Sự thành công của các em chính là sứ mạng mà nhà trường luôn hướng tới”, Phó Giáo sư Hà Đức Trụ cũng nhấn mạnh. PGS.TS. Lê Văn Truyền, Chủ nhiệm Khoa Dược phát biểu tại buổi Lễ Tại buổi lễ, PGS.TS. Lê Văn Truyền, Chủ nhiệm Khoa Dược biểu dương và chúc mừng 10 tân cử nhân chuyên ngành Dược sĩ hệ đại học chính quy đã hoàn thành khóa học với những nỗ lực, quyết tâm không ngừng nghỉ của bản thân. Để có được kết quả đáng tự hào nói trên phải kể đến sự giúp đỡ của Ban Giám hiệu, công lao dạy bảo của các thầy cô giáo trong nhà trường cũng như các thầy cô là giảng viên thỉnh giảng tại các bệnh viện lớn, các tập đoàn, công ty dược phẩm… đã luôn đồng hành, góp sức đào tạo sinh viên Dược khoa khóa đầu tiên của nhà trường, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cho hệ thống y học của nước ta. PGS.TS. Lê Văn Truyền cũng gửi lời cảm ơn tới gia đình các sinh viên đã luôn hỗ trợ, quan tâm, tạo mọi điều kiện cho các bạn yên tâm học tập, cảm ơn các thầy cô giáo đã luôn nhiệt tình, trách nhiệm trong giảng dạy, truyền thụ kiến thức, kinh nghiệm, hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học, khám phá tri thức. “Đối với sinh viên người Việt Nam học về khối ngành sức khỏe đã khó thì sinh viên Lào còn khó khăn gấp bội vì khác biệt ngôn ngữ và hoàn cảnh sống. Tuy nhiên, bằng sự quyết tâm, phấn đấu luyện rèn, 10 tân cử nhân đã bứt phá thành công để nhận được tấm bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành Dược học trong niềm tự hào, hạnh phúc của Ban Giám hiệu nhà trường và tập thể cán bộ, giảng viên Khoa Dược”, PGS.TS. Lê Văn Truyền chia sẻ. Chủ nhiệm Khoa Dược cũng nhắn nhủ với các tân dược sĩ hãy cố gắng, phấn đấu học tập để khẳng định bản thân và thành công trong tương lai. Đây mới chỉ bắt đầu cho một sự nghiệp khoa học cứu người mà chúng ta được cả xã hội quan tâm, cảm thông và trân quý, được xã hội gọi bằng thầy thuốc. Do vậy, để trở thành người thầy thuốc giỏi - ngoài thời gian học tập, rèn luyện tại trường mà các bạn vừa trải qua, các bạn cần phải tiếp tục học hỏi về chuyên ngành mình yêu thích và có khả năng phát triển trong tương lai, không ngừng nâng cao trình độ ngoại ngữ và tin học, trau dồi y đức, quy tắc ứng xử trong hành nghề y dược, tôn trọng và sống theo pháp luật. Chủ nhiệm Khoa Dược cũng hy vọng rằng với những kiến thức đã được trang bị một cách có hệ thống, cập nhật, được tích lũy trong quá trình học tập, các dược sĩ của Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội sẽ đóng góp công sức của mình trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân. Thay mặt cho các cử nhân được trao bằng tốt nghiệp lần này, tân Dược sĩ Xeosengmany bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu nhà trường cùng toàn thể Ban Chủ nhiệm và các thầy cô giáo của Khoa Dược đã luôn hỗ trợ, giúp đỡ tận tình các lưu học sinh Lào trong quá trình học tập cũng như sinh sống tại nhà trường để gặt hái được những thành tích rất đáng ghi nhận và tự hào như ngày hôm nay. Ban Chủ nhiệm Khoa Dược chụp ảnh lưu niệm với các tân Dược sĩ và sinh viên của lớp TSDK 21.01 Tin: Thu Hương Ảnh: Huy Thuyết

Những chiến binh áo trắng làm việc hết sức mình để truy lùng Covid-19

TĐKT - Trong suốt những ngày qua, các cán bộ, nhân viên Y tế thuộc CDC Đà Nẵng với sự hỗ trợ của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Viện Pasteur Nha Trang làm việc hết công suất mỗi ngày, thực hiện xét nghiệm hàng nghìn mẫu bệnh phẩm để tìm ra trường hợp dương tính với COVID-19. PGS.TS Nguyễn Lê Khánh Hằng Chạy đua từng giây phút Trong những ngày vừa qua, dịch COVID-19 đã bùng phát mạnh mẽ tại Đà Nẵng cũng như hàng loạt tỉnh thành khác. Việc truy vết, khoanh vùng cũng như tiến hành cách ly đối với những trường hợp liên quan đến ca bệnh là F1, F2 là vô cùng quan trọng. Đặc biệt, đối với công tác xét nghiệm để xác định trường hợp dương tính sớm là một trong những mắt xích quan trọng, hạn chế việc lây lan ra cộng đồng cũng như giúp cơ quan chức năng sớm có các biện pháp ngăn chặn COVID-19. Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp tại Đà Nẵng, Bộ Y tế đã tăng cường chi viện nhân lực, hỗ trợ liên tục cho Đà Nẵng về điều trị, xét nghiệm, dự phòng... khẩn trương triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19. Lấy mẫu xét nghiệm tại cộng đồng Là Phó đội trưởng Đội xét nghiệm, PGS. TS Nguyễn Lê Khánh Hằng (Phó trưởng khoa Virus, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương) được điều động vào Đà Nẵng cho biết, mẫu xét nghiệm tăng đột biến từng ngày. Chưa bao giờ thực hiện nhiều mẫu xét nghiệm như thế, cường độ làm việc của các thành viên luôn quá tải bởi lượng mẫu quá nhiều. Để phục vụ công tác quét các đối tượng nghi ngờ dương tính, đội xét nghiệm hoạt động tại Đà Nẵng phân thành 3 nhóm chính gồm: Nhóm 1: Triển khai truy vết về kháng thể, truy vết những trường hợp từng nhiễm COVID-19 hay chưa bằng phương pháp huyết thanh học (phương pháp elisa). Tìm trong cộng đồng đã tồn tại những kháng thể hay chưa tức những người này đã từng nhiễm. Nhóm huyết thanh học (Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương) trực tiếp triển khai. Sau đó, nhóm triển khai phòng thí nghiệm huyết thanh học tại CDC Đà Nẵng. Số lượng mẫu thu thập khoảng 7000, hiện đã xét nghiệm 5000 mẫu, dự kiến có thể thu thập từ 10.000 – 20.000 mẫu.          Nhóm 2: Nhóm Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh, Nhóm xét nghiệm của BV Bạch Mai. Phòng xét nghiệm chẩn đoán sinh học phân tử và chuyển giao kỹ thuật cho BV Phổi Đà Nẵng. Nhóm 3: Nhóm thực hiện trực tiếp tại CDC Đà Nẵng tiến hành xét nghiệm sinh học phân tử để xác định những ca đang nhiễm COVID-19, từ đó có biện pháp cách ly, điều trị kịp thời. Có sự tham gia trực tiếp của Viện Pasteur Nha Trang. Làm xuyên đêm, có mặt từ tờ mờ sáng Được biết, trước đây tại Đà Nẵng có 4 đơn vị có khả năng xét nghiệm, trong đó CDC Đà Nẵng là đơn vị phụ trách chính. Bệnh viện Đà Nẵng cũng triển khai xét nghiệm, cho ra kết quả khoảng 300 – 500 mẫu/ngày. Tuy nhiên, nhờ có sự tăng cường, chi viện nhân lực từ khắp cả nước thì tính đến nay đã xét nghiệm được khoảng 15.000 – 17.000 mẫu kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát tại Đà Nẵng. Do lượng mẫu chuyển về lớn nên các đơn vị đã mở ra 2 khu vực để thiết lập máy móc, chính vì vậy việc kiểm soát chất lượng mẫu khá tốt, vì phân thành những khu vực chuyên biệt. Các nhân viên xét nghiệm làm việc xuyên đêm ở CDC Đà Nẵng Với cường độ làm việc cao, nhân sự trong Đội xét nghiệm đôi lúc cũng áp lực nhưng với tinh thần chung tay cùng người dân Đà Nẵng, người dân cả nước chống dịch nên đội đã làm việc xuyên ngày đêm không quản ngại gian khó. PGS.TS Nguyễn Lê Khánh Hằng Phó trưởng khoa Virus, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương nghẹn ngào chia sẻ, có nhiều bạn làm việc đến 12h đêm mới tạm thời kết thúc công việc trong ngày, nhưng sáng sớm hôm sau vẫn có mặt để thực hiện nhiệm vụ. Đặc biệt, giờ nghỉ trưa hiếm hoi thì các bạn tranh thủ ngồi mỗi người một góc, cầm trên tay hộp cơm tranh thủ ăn lấy sức để tiếp tục cuộc chiến mới. Trong mấy ngày tăng cường vào Đà Nẵng vừa qua, hiện nay công việc xét nghiệm đã phối hợp với nhau nhịp nhàng, đơn cử như: Khoa kiểm soát bệnh hỗ trợ khâu đầu vào như nhận mẫu, phân loại mẫu rồi chuyển lên phòng thí nghiệm… Các khoa này làm việc rất hiệu quả và nhịp nhàng. Dù vất vả, khó khăn đến đâu thì Phó Trưởng khoa Virus, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương Nguyễn Lê Khánh Hằng và đồng đội luôn sẵn sàng nhận nhiệm vụ với kinh nghiệm đã trải qua rất nhiều vụ dịch bệnh như: SARS 2003, H5N1 2004, H1N1 2009, gần đây dịch COVID-19 - ổ dịch lớn tại Hà Nội từ tháng 2 đến tháng 5. Lê Bảo - Phạm Minh Thuỳ (Bộ Y tế)

Bộ Y tế tiếp nhận 50.000 Test one-Step RT-PCR Covid-19 Kit Thái Dương

TĐKT - Ngày 3/8, Bộ Y tế tổ chức Lễ tiếp nhận 50.000 test thử phát hiện RNA của virut SARS-CoV-2 (One-step RT-PCR COVID-19 Kit Thái Dương, Multiplex-3 target genes, Version 1.0), trị giá 20 tỷ đồng của Công ty Cổ phần Sao Thái Dương ủng hộ công tác phòng, chống dịch COVID-19. Bộ Y tế tiếp nhận 50.000 Test one- Step RT-PCR Covid-19 Kit Thái Dương (Ảnh: Trần Minh) Phát biểu tại Lễ tiếp nhận, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên hoan nghênh Công ty Cổ phần Sao Thái Dương đã chung tay và tích cực hỗ trợ công tác phòng, chống dịch COVID-19, đặc biệt là đã hỗ trợ các test xét nghiệm RT-PCR, giúp các đơn vị y tế có thêm test xét nghiệm để thực hiện xét nghiệm, phát hiện sớm, chẩn đoán kịp thời các trường hợp mắc COVID-19. Do tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến vô cùng phức tạp tại Việt Nam, đặc biệt là tại Đà Nẵng, đề nghị Công ty cổ phần Sao Thái Dương khẩn trương xuất cấp 50.000 test xét nghiệm nói trên cho các đơn vị theo phân bổ của Bộ Y tế, hỗ trợ chi phí vận chuyển hàng từ kho bảo quản về nơi sử dụng của các đơn vị tiếp nhận theo quy định, thông báo cho đơn vị tiếp nhận giá trị của các loại vật tư y tế để làm cơ sở hạch toán theo quy định, hướng dẫn việc sử dụng vật tư y tế cho các đơn vị tiếp nhận. Bộ Y tế mong muốn Công ty cổ phần Sao Thái dương tiếp tục ủng hộ, hỗ trợ các tỉnh, các đơn vị thực hiện công tác xét nghiệm chẩn đoán mắc COVID-19, trước tiên là thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam và một số đơn vị, địa phương theo chỉ định của Bộ Y tế. Số lượng 50.000 test thử phát hiện RNA của virut SARS-CoV-2 (One-step RT-PCR COVID-19 Kit Thái Dương, Multiplex-3 target genes, Version 1.0) được phân bổ đến 5 đơn vị thực hiện xét nghiệm COVID-19: Viện Pasteur Nha Trang (10.000 test), Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (5.000 test), Bệnh viện đa khoa Trung ương Huế (10.000 test), Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng (15.000 test), Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Nam (10.000 test) (tại Quyết định 3341/QĐ-BYT ngày 28/7/2020 của Bộ Y tế). Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên giao Cục Y tế dự phòng là đầu mối, phối hợp 5 đơn vị được tiếp nhận test xét nghiệm khẩn trương thực hiện quy trình tiếp nhận số vật tư y tế nêu trên để phục vụ cho công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19; thực hiện bảo quản, quản lý, sử dụng vật tư y tế được cấp phát tiết kiệm, hiệu quả, đúng mục tiêu và chỉ sử dụng để thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao; thực hiện hạch toán và theo dõi số vật tư được cấp phát theo đúng chế độ kế toán. Thực hiện việc quyết toán theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính, Bộ Y tế về kinh phí phòng, chống dịch. Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Sao Thái Dương Nguyễn Thị Hương Liên, test thử phát hiện RNA của virut SARS-CoV-2 là bộ sinh phẩm mang tên thương mại One-step RT-PCR Covid-19 kit Thái DươngVersion 1.0, được Công ty cổ phần Sao Thái Dương sản xuất nghiên cứu chế tạo, sản xuất thành công trên quy mô công nghiệp và được thử nghiệm cho phát hiện SARS-Cov-2 từ bệnh phẩm lâm sàng tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Bệnh viện bệnh Nhiệt đới Trung ương. Bộ sinh phẩm này có ưu điểm nổi bật: Giảm thời gian trả lời kết quả 4 giờ (bao gồm 1 giờ 30 phút cho giai đoạn trước PCR và 2 giờ 30 phút cho PCR và phân tích kết quả); độ đặc hiệu phân tích 100%, không có phản ứng chéo với 40 tác nhân gây viêm đường hô hấp; độ chính xác cao 100% với CV tái lặp <5%; không có nhiễm chéo (Cross contamination) khi thử nghiệm trên panel mẫu dương nồng độ cao và mẫu âm; độ đặc hiệu lâm sàng 100% (95%CI: 97-100%). La Giang

Ngành Y tế nỗ lực chống dịch Covid-19 tại miền Trung

TĐKT - Chiều 31/7, PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Trưởng bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại TP Đà Nẵng đã đến ngay Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 đóng tại huyện Phong Điền, cách TP Huế 20 km về phía Bắc. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn (áo trắng, bên phải) tặng quà cho các bác sĩ đang điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2. Tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã đến ngay khu cách ly điều trị bệnh nhân COVID-19, thăm, động viên cán bộ y tế đang làm nhiệm vụ, trực tiếp kiểm tra công tác quản lý, điều trị bệnh nhân tại đây. Được biết, khu vực điều trị bệnh nhân COVID-19 tại cơ sở 2 của Bệnh viện Trung ương Huế, nhiều bác sĩ đã tình nguyện ở lại điều trị cho bệnh nhân đến khi hết dịch. Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn  chia sẻ, lãnh đạo Bộ Y tế đánh giá cao sự vào cuộc và nỗ lực của các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế, bệnh viện đã trở thành hậu phương vững chắc cho tuyến đầu của Đà Nẵng. Sau khi thăm cán bộ y tế đang ứng trực tại khu điều trị bệnh nhân COVID-19, buổi làm việc giữa Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn với điểm cầu Đà Nẵng được diễn ra ngay tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2. Báo cáo với thứ trưởng, ông Phạm Như Hiệp - Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, hiện nay bệnh viện đang điều trị cho 18 bệnh nhân mắc COVID-19 từ Đà Nẵng và Quảng Nam chuyển ra. Hầu hết là các bệnh nhân rất nặng, vừa lọc máu, chạy máy thở. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn kiểm tra sắp xếp, phân luồng bệnh nhân COVID-19 Được sự chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Y tế, trong 2 ngày, Bệnh viện Trung ương Huế đã khẩn trương xây dựng xong đơn vị lọc máu tại khu cách ly phục vụ bệnh nhân. Đồng thời, điều động nhiều chuyên gia giỏi từ cơ sở 1 tăng cường ra trực tiếp hỗ trợ cho cơ sở 2. Đến thời điểm chiều tối 31/7/2020, sức khỏe của một số bệnh nhân 436, 438 tiến triển tốt hơn. 4 bệnh nhân suy thận được chuyển ra điều trị đã có sức khỏe tốt. Đặc biệt công tác chống nhiễm khuẩn được lãnh đạo bệnh viện quán triệt nghiêm, thực hiện sâu sát. Cố gắng không để lây nhiễm chéo trong bệnh viện và lây sang cán bộ y tế. Tại điểm cầu Đà Nẵng, Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng Ngô Thị Kim Yến báo cáo nhanh, đến nay thành phố đã phát hiện 6 ca dương tính với SARS-CoV-2 ở ngoài cộng đồng không liên quan đến các cơ sở y tế. Hiện nay, Đà Nẵng đã lấy mẫu xét nghiệm tất cả những trường hợp sốt, ho, khó thở. Đến tối 31/7, các trường hợp đều có kết quả âm tính. Đối với Bệnh viện Đà Nẵng hiện hiện nay chỉ còn 250 bệnh nhân đang tiếp tục điều trị. Theo chỉ đạo của lãnh đạo TP Đà Nẵng, chiều 31/7 đã xây dựng bệnh viện dã chiến với quy mô 700 giường, dự kiến trong 4 ngày sẽ xây xong. Thêm vào đó, TP Đà Nẵng hiện đã huy động được 600 sinh viên y khoa, tỉnh nguyện viên được đào tạo để thành lập tổ COVID cộng đồng; đào tạo 100 kỹ thuật viên xét nghiệm để có thể có thể đi lấy mẫu xét nghiệm. Tham dự cuộc họp tại đầu cầu Đà Nẵng, ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Đội trưởng đội điều trị, thông tin cho biết, hiện nay Bệnh viện Bạch Mai đã điều thêm 2 nhóm hồi sức và một nhóm tâm lý vào tăng cường cho Bệnh viện Đà Nẵng, đây là sự chi viện kịp thời từ Bộ Y tế để nâng cao năng lực điều trị cho bệnh nhân. Quá trình giảm tải cho Bệnh viện Đà Nẵng, hiện nay tại bệnh viện chỉ còn điều trị cho 250 bệnh nhân. Các bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2 đã được chuyển ra các bệnh viện trên địa bàn. Ông Trần Như Dương, Đội trưởng Đội điều tra, giám sát dịch báo cáo ngắn gọn: TP Đà Nẵng đã lấy mẫu xét nghiệm cho những người có biểu hiện mệt mỏi, ho, sốt đến khai báo y tế được 413 mẫu, đều có kết quả âm tính với virus SARS-CoV-2. Hiện nay đã lấy được hết các mẫu xét nghiệm tại Bệnh viện Đà Nẵng. Kết luận tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn biểu dương nỗ lực làm việc của các bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại Đà Nẵng. Theo báo cáo của Bệnh viện Trung ương Huế, quá trình vận chuyển bệnh nhân từ Đà Nẵng, Quảng Nam ra, tuy đường dài, nhiều bệnh nhân rất nặng, thời gian điều trị bị ngắt quãng, tuy nhiên, đã có bệnh nhân tiến triển tốt. Bệnh viện Trung ương Huế tiếp tục nỗ lực tối đa điều trị tốt các bệnh nhân, là hậu phương vững chắc cho Đà Nẵng. Với các đề xuất, kiến nghị của bệnh viện, lãnh đạo Bộ Y tế sẽ hỗ trợ tối đa về máy thở, trang thiết bị y tế quan trọng khác. TP Đà Nẵng cần quan tâm đến các khu cách ly, tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm cho toàn bộ bệnh nhân, cán bộ y tế tại các Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Đà Nẵng. La Giang    

Nâng cao năng lực chuyên môn cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong tiếp nhận quản lý và điều tra Covid-19

TĐKT - Ngày 1/8, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến nâng cao năng lực chuyên môn cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong công tác tiếp nhận, quản lý và điều trị COVID-19. Đến dự Hội nghị có các Vụ, Cục, đơn Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế và các bệnh viện trực thuộc Sở Y tế tại hơn 700 điểm cầu tại 63 tỉnh, thành phố, quận, huyện, thị xã. Chủ trì Hội nghị: GS. TS. Nguyễn Thanh Long, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế và PGS.TS. Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế, làm việc tại đầu cầu Bệnh viện Đà Nẵng. GS. TS. Nguyễn Thanh Long, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại Hội nghị Phát biểu khai mạc tại Hội nghị, GS. TS. Nguyễn Thanh Long, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, ngay từ khi phát hiện ca bệnh đầu tiên (bệnh nhân 416), Bộ Y tế đã đánh giá tình hình dịch COVID-19 lần này phức tạp hơn, cần ứng phó đáp ứng nhanh hơn, khẩn trương hơn. Tâm dịch lần này được xác định tại 3 bệnh viện của Đà Nẵng và chủ yếu là Bệnh viện Đà Nẵng. Đã xác định một số trường hợp mắc COVID-19 tại cộng đồng, Bộ Y tế đã phân tích dịch tễ và các yếu tố liên quan nhưng chưa tìm được mối liên quan giữa các ca tại cộng đồng và các ca mắc trong các bệnh viện tại Đà Nẵng. Bộ Y tế nhận định dịch COVID-19 tại Đà Nẵng đã trải qua 4-5 chu kỳ dịch. Với quyết tâm ngăn bằng được, chặn bằng được, giảm thiểu tối đa tử vong do COVID-19 tại Đà Nẵng, Bộ Y tế đã hành động quyết liệt, thành lập Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại TP Đà Nẵng, với sự chỉ đạo trực tiếp của Thứ trưởng Bộ Y tế, PGS.TS. Nguyễn Trường Sơn, cử các đội tinh nhuệ nhất như đội xét nghiệm (do PGS.TS Lê Thị Quỳnh Mai, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương trực tiếp chỉ đạo), Đội Giám sát dịch (do PGS.TS. Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, đã trực tiếp chỉ đạo tất cả các địa điểm cách ly COVID-19 tại Việt Nam, đến cắm chốt tại Đà Nẵng để chỉ huy toàn bộ công tác giám sát, điều tra dịch tễ); đội điều trị bao gồm các chuyên gia đầu ngành, đồng thời liên tục được các chuyên gia của Tiểu ban điều trị hội chẩn đưa ra phác đồ tối ưu nhất cho từng bệnh nhân COVID-19 tại Đà Nẵng, Quảng Nam và các bệnh viện liên quan (Tiểu ban Điều trị đã thực hiện 6 phiên hội chẩn), cử kíp điều trị hỗ trợ hơn 30 người của bệnh viện Bạch Mai về hồi sức cấp cứu, chống nhiễm khuẩn, thận nhân tạo, hỗ trợ điều trị tâm lý đến Đà Nẵng, Quảng Nam để hỗ trợ điều trị bệnh nhân và thiết lập đơn nguyên thận nhân tạo. Đồng thời, Bộ Y tế đã huy động và tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho đội ngũ gần 1.000 người bao gồm sinh viên trường y, nhân viên y tế, lực lượng quân đội để hỗ trợ cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại Đà Nẵng. Tất cả các bộ phận làm việc ngày đêm với quyết tâm cao nhất ngăn chặn dịch COVID-19 tại Đà Nẵng. Bộ Y tế nhận định tình hình dịch COVID-19 bùng phát tại Đà Nẵng rất phức tạp. Theo thống kê, từ đầu tháng 7/2020 đã có hơn 800.000 người đã từng đi đến Đà Nẵng và trở về các địa phương, có hơn 41.000 người đã đến 3 bệnh viện tại Đà Nẵng. Bộ Y tế đã yêu cầu các địa phương lập danh sách, giám sát, theo dõi cho tất cả các đối tượng này, đồng thời gửi tin nhắn khuyến cáo, hướng dẫn những người này theo dõi sức khỏe, liên hệ với cơ quan y tế địa phương để được tư vấn, giám sát và xét nghiệm phát hiện COVID-19 trong trường hợp cần thiết. Đối với các địa phương có liên quan đến dịch COVID-19 tại Đà Nẵng như Quảng Nam, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và nhiều địa phương khác, Bộ Y tế đề nghị khẩn trương xây dựng kịch bản, kế hoạch điều tra, giám sát tất cả những người đi đến và trở về từ Đà Nẵng, đến các địa điểm đã được Bộ Y tế cảnh báo, đảm bảo không để dịch COVID-19 xảy ra trên địa bàn. Chỉ đạo các bệnh viện thực hiện nghiêm công tác kiểm soát nhiễm khuẩn phòng lây nhiễm COVID-19 theo các quy trình, hướng dẫn của Bộ Y tế. Chỉ đạo hệ thống y tế cơ sở thực hiện: Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà soát từng đối tượng, không được để sót đối tượng có liên quan đến COVID-19 tại Đà Nẵng. Bộ Y tế sẽ triển khai giao ban định kỳ với Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố để rà soát thường xuyên các hoạt động, triển khai quyết liệt và đẩy mạnh các biện pháp kiểm soát dịch COVID-19. Nhân dịp này, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long chuyển lời động viên của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đến toàn bộ cán bộ, nhân viên y tế đang ngày đêm chiến đấu với COVID-19: Toàn ngành y tế cố gắng đoàn kết, quyết tâm chiến đấu và chiến thắng đại dịch COVID-19. Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đề nghị toàn ngành y tế quyết tâm cao độ, bằng tri thức, kinh nghiệm của mình để ngăn chặn đại dịch COVID-19 lần này. La Giang

Việt Nam có 6 trường hợp tử vong vì bệnh lý nặng và mắc Covid-19

TĐKT - Từ ngày 31/7 - 2/8, Việt Nam ghi nhận có 6 trường hợp tử vong do bệnh lý nặng và mắc Covid-19. Bệnh nhân 428: Nam, 70 tuổi, ở tại phường Minh Anh, TP Hội An, Quảng Nam. Bệnh nhân có tiền sử suy thận mạn, đã chạy thận nhân tạo 2 lần/tuần trên 10 năm, tăng huyết áp - suy tim, bệnh tim thiếu máu cục bộ. Nguyên nhân tử vong: Nhồi máu cơ tim trên bệnh nhân có bệnh lý nền tăng huyết áp, bệnh tim thiếu máu cục bộ, suy tim, suy thận mạn giai đoạn cuối, biến chứng: Suy hô hấp do suy tim và Covid-19. Bệnh nhân 437: 61 tuổi, trú tại phường Hòa An, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng. Nguyên nhân tử vong: Sốc nhiễm trùng, suy đa tạng, ngừng tuần hoàn hô hấp trên bệnh nhân viêm phổi, suy thận mạn đang chạy thận định kỳ có bệnh kèm tăng huyết áp, gout, mắc Covid-19. Bệnh nhân 499, nữ, 68 tuổi, nhập viện ngày 28/7/2020 tại bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng. Nguyên nhân tử vong của bệnh nhân: Ung thư máu không đáp ứng hóa chất giai đoạn cuối, viêm phổi nặng và Covid-19. Bệnh nhân 524: Nữ, 86 tuổi, quê Quảng nam. Nguyên nhân tử vong: Choáng nhiễm trùng, nhiễm độc, suy hô hấp cấp không hồi phục trên bệnh nhân suy đa tạng, mắc Covid-19 Bệnh nhân  475: 83 tuổi, quê quán Đà Nẵng. Nguyên nhân tử vong: Hội chứng mạch vành cấp, viêm túi mật, thoái hóa đa khớp, tăng huyết áp và mắc Covid-19 Bệnh nhân 429, nữ, 53 tuổi, bệnh nhân điều trị tại khoa Nội thận Bệnh viện Đà Nẵng, chạy thận tuần 3 lần. Nguyên nhân tử vong: Suy tim cấp, nhồi máu cơ tim, suy thận mạn, đái tháo đường type 2 và Covid-19. Hồng Thiết

Thêm nhiều trường hợp mắc mới Covid-19 từ ngày 31/7 - 3/8

TĐKT - Theo thông tin mới nhất từ Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh Covid-19, 6h ngày 3/8 ghi nhận thêm 1 ca mắc COVID-19 CA BỆNH 621 (BN621): Bệnh nhân nữ, 60 tuổi, Bình Sơn, Quảng Ngãi. Ngày 18-22/7/2020, bệnh nhân chăm sóc người ốm tại Bệnh viện Đà Nẵng. Ngày 31/7/2020, bệnh nhân có triệu chứng sốt, ho. Trước đó, vào 18h ngày 2/8 ghi nhận thêm 30 ca mắc COVID-19 BN620: Bệnh nhân nữ, 44 tuổi, Phủ Lý, Hà Nam. Ngày 17-25/7/2020 vào thành phố Đà Nẵng làm quán ăn gần Bệnh viện Đà Nẵng. BN604 - 619: Các bệnh nhân được ghi nhận trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, được các đơn vị y tế (Bệnh viện Đà Nẵng; Bệnh viện Gia Đình; Bệnh viện 199; Trung tâm Y tế quận Cẩm Lệ, Liên Chiểu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Thanh Kê) lấy mẫu gửi Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng xét nghiệm ngày 2/8/2020. BN603: Bệnh nhân nam, 21 tuổi, Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Là du học sinh ở California, Mỹ. Ngày 30/7/2020, bệnh nhân từ Mỹ nhập cảnh tại sân bay Cam Ranh, Khánh Hòa trên chuyến bay VN319, đã được cách ly tập trung ngay sau khi nhập cảnh. Hiện đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Nhiệt đới Khánh Hòa. BN602: Bệnh nhân nam, 14 tuổi, TP Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk. Trong tháng 7/2020, BN601 và BN602 có đến thành phố Đà Nẵng và tham dự tiệc cưới tại Trung tâm For You Palace (nơi đã ghi nhận trường hợp nhiễm SARS-COV-2). BN601: Bệnh nhân nữ, 41 tuổi, thường trú quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh; tạm trú tại TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk. BN600: Bệnh nhân nữ, 7 tuổi, Thăng Bình, Quảng Nam BN599 và BN600 là cháu ngoại của BN522, BN523, là con của BN564, thường xuyên tiếp xúc với nhau. BN599: Bệnh nhân nữ, 9 tuổi, Thăng Bình, Quảng Nam. BN598: Bệnh nhân nữ, 8 tuổi, Thăng Bình, Quảng Nam. Bệnh nhân là cháu nội của BN522, BN523, là con của BN597, thường xuyên tiếp xúc với nhau. BN597: Bệnh nhân nam, 39 tuổi, Thăng Bình, Quảng Nam. Bệnh nhân là con và sống cùng nhà với BN522 và BN523. BN596: Bệnh nhân nữ, 23 tuổi, Thăng Bình, Quảng Nam. Bệnh nhân là nhân viên y tế phòng khám tư. Các ngày 14, 15, 16, 17, 19/07/2020 vào khoa Ngoại chấn thương thần kinh, Bệnh viện C Đà Nẵng thăm người bệnh. BN595: Bệnh nhân nữ, 50 tuổi, TP Biên Hòa, Đồng Nai. Ngày 19/7/2020, bệnh nhân tới Bệnh viện Đà Nẵng thăm bố và có tiếp xúc với BN510. Từ ngày 20 - 25/7/2020, BN595 và BN510 thay nhau chăm sóc bố tại Bệnh viện Đà Nẵng. BN594: Bệnh nhân nữ, 68 tuổi, TP. Hội An, Quảng Nam. Ngày 14 và 20/7/2020, bệnh nhân chăm con gái tại khoa Nội tổng hợp - Bệnh viện Đa Khoa Đà Nẵng. BN593: Bệnh nhân nam, 75 tuổi, TP. Hội An, Quảng Nam. Tháng 7 bệnh nhân thăm vợ điều trị khoa Nội - Thận - Nội tiết Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng. BN592: Bệnh nhân nữ, 100 tuổi, Duy Xuyên, Quảng Nam. Ngày 22/7/2020 vào điều trị tại Bệnh viện Bình An, tỉnh Quảng Nam và sau đó có thời gian điều trị cùng khoa Nội với BN524. BN591: Bệnh nhân nữ, 63 tuổi, Duy Xuyên, Quảng Nam. Ngày 19-20/7/2020 có tiếp xúc trực tiếp với BN456 tại TP Đà Nẵng. 6h ngày 2/8 ghi nhận thêm 4 ca mắc COVID-19 BN590: Bệnh nhân nam, 40 tuổi, ở Quảng Ngãi, tiếp xúc gần BN517 (bệnh nhân tại Bệnh viện Đà Nẵng). BN589: Bệnh nhân nam, 42 tuổi, ở TP Hồ Chí Minh, đã đi du lịch Đà Nẵng (Nam Hội An và quận Thanh Khê). BN587 - 588: Ngày 17/7, cả 2 người từ Liên bang Nga về Sân bay Vân Đồn lúc 5h15 trên chuyến bay VN5062 (trước đó có 21 ca dương tính trên chuyến bay này), được cách ly ngay sau nhập cảnh tại Hòa Bình, được lấy mẫu xét nghiệm 2 lần âm tính, kết quả xét nghiệm lần 3 ngày 1/8 của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương dương tính với SARS-CoV-2. 18h ngày 1/8 ghi nhận thêm 28 ca mắc COVID-19 BN569 - 586: Ghi nhận tại Đà Nẵng, độ tuổi từ 9 - 86, trong đó 11 ca liên quan Bệnh viện Đà Nẵng (6 khoa Nội Thần kinh, 3 khoa Ung bướu, 1 khoa Lão khoa, 1 khoa Cấp cứu) và 7 ca tại Đà Nẵng (2 quận Hải Châu, 2 quận Liên Chiểu, 2 quận Cẩm Lệ, 1 huyện Hòa Vang). BN 567 - 568: Ghi nhận tại TP Hồ Chí Minh, liên quan Bệnh viện Đà Nẵng (1 chăm sóc tại khoa Thận - Nội tiết, 1 chăm sóc tại khoa Ngoại - Thần kinh). Hiện 2 bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh. BN566: Ghi nhận tại Thái Bình, liên quan Bệnh viện Đà Nẵng (tiếp xúc BN522, bệnh nhân khoa Thận - Nội tiết, Bệnh viện Đà Nẵng. BN 561 - 565: Ghi nhận tại Quảng Nam, tuổi từ 19 - 75, liên quan Bệnh viện Đà Nẵng (3 người chăm sóc bệnh nhân; 1 tiếp xúc bệnh nhân; 2 là bệnh nhân tại Bệnh viện Đà Nẵng). BN 559 - 560: ghi nhận tại Trà Vinh, cách ly ngay sau nhập cảnh trên chuyến bay VJ2432 từ Indonesia về Cần Thơ ngày 29/7. 6h ngày 1/8 ghi nhận thêm 12 ca mắc COVID-19 BN558: Nữ, 72 tuổi, Bệnh nhân Khoa Nội- Thần kinh và Khoa Mắt, Bệnh viện Đà Nẵng. BN557: Nam, 2 tuổi, tiếp xúc gần BN509. BN556: Nam, 29 tuổi, Hoà Phước - Hòa Vang - Đà Nẵng. BN555: Nam, 33 tuổi, Bệnh nhân khoa Ngoại - Thần kinh, BV Đà Nẵng. BN554: Nam, 37 tuổi, tiếp xúc gần BN461. BN553: Nam, 25 tuổi, Bệnh nhân Khoa Y học nhiệt đới và Khoa Nội - Thần kinh, BV Đà Nẵng. BN552: Nam, 78 tuổi, Người nhà bệnh nhân tại Khoa Ngoại bỏng, BV Đà Nẵng. BN551: Nữ, 35 tuổi, tiếp xúc gần BN461. BN550: Nữ, 75 tuổi, tiếp xúc gần BN461. BN549: Nữ,55 tuổi, tiếp xúc gần BN461. BN548:Nam, 37 tuổi người nhà chăm sóc bệnh nhân tại khoa Nội-Thận-Nội tiết, BV Đà Nẵng. BN547: Nam, 52 tuổi, người nhà chăm sóc bệnh nhân tại khoa Nội-Thận-Nội tiết, BV Đà Nẵng. 18h00 ngày 31/7 có thêm 37 ca mắc mới COVID -19 BN527-546: Các bệnh nhân liên quan đến chuyến bay VN6 từ Guinea Xích đạo về Sân bay Nội Bài lúc 15h00 ngày 29/7/2020. BN526: Bệnh nhân nam, 50 tuổi, Duy Xuyên, Quảng Nam. Ngày 13 - 20/7/2020, bệnh nhân chăm sóc BN525 tại Bệnh viện Đà Nẵng. BN525: Bệnh nhân nam, 90 tuổi, Duy Xuyên, Quảng Nam. Ngày 13 - 20/7/2020 điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng. BN524: Bệnh nhân nữ, 86 tuổi, Duy Xuyên, Quảng Nam. Ngày 11 - 16/7/2020, bệnh nhân vào điều trị tại Bệnh viện Da liễu Đà Nẵng. Ngày 18 - 27/7/2020, bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện đa khoa Bình An. Ngày 27/7/2020, bệnh nhân chuyển đến điều trị tại Bệnh viện đa khoa khu vực Quảng Nam. BN523: Bệnh nhân nữ, 63 tuổi, Thăng Bình, Quảng Nam. Vợ BN522, ngày 09-22/07/2020 chăm sóc chồng điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng. BN522: Bệnh nhân nam, 67 tuổi, Thăng Bình, Quảng Nam. Ngày 09-22/07/2020 điều trị khoa Thận nội tiết, Bệnh viện Đà Nẵng. BN521: Bệnh nhân nam, 15 tuổi, Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Bệnh nhân là cháu ngoại BN433. BN520: Bệnh nhân nữ, 51 tuổi, Thị xã Điện Bàn, Quảng Nam. Ngày 20 -  24/07/2020 có đi điều trị tư cho BN433 BN519: Bệnh nhân nam, 40 tuổi, Hội An, Quảng Nam. Ngày 23/7/2020 chăm sóc BN428 tại Bệnh viện Đà Nẵng. BN518: Bệnh nhân nữ, 61 tuổi, ở phường Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh. Ngày 19 - 23/07/2020 đến Bệnh viện Đà Nẵng thăm và chăm sóc BN436. BN517: Bệnh nhân nữ, 55 tuổi, ở phường Lê Hồng Phong, TP Quảng Ngãi. Ngày 29/6/2020 - 22/7/2020 điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng. Ngày 22/7/2020 chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy TP Hồ Chí Minh. Từ ngày 23/7/2020 về nhà con gái tại phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức. BN511 - 516: Các bệnh nhân có quốc tịch Việt Nam, là các thuyền viên Tàu chở ga. Ngày 2 - 5/7/2020 ở Qatar, 14 - 16/7/2020 ở Ấn Độ, qua Singapore để tiếp nhiên liệu. Ngày 28/7 nhập cảnh Cảng Vũng Tàu, tất cả được cách ly ngay trên tàu sau nhập cảnh. BN510: Bệnh nhân nữ, 57 tuổi, ở phường 12, quận 10, TP Hồ Chí Minh. Trong thời gian từ 5 - 7/2020 bệnh nhân có chăm sóc mẹ, bố tại Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện Ung Bướu Đà Nẵng và Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng. La Giang  

Công tác truyền thông góp phần xây dựng và lan tỏa giá trị thương hiệu HUBT

TĐKT - Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) là trường đại học hàng đầu Việt Nam đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, phát triển thế mạnh đào tạo, nghiên cứu khoa học ứng dụng; đi đầu trong xây dựng mô hình đại học điện tử và quản trị đại học; là trường hợp tác với nhiều trường đại học quốc tế, với nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước; là trường có tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm cao; đặc biệt là một trong những trường có số học sinh đăng ký nguyện vọng và đăng ký xét tuyển vào trường đông nhất cả nước. Có được kết quả như hôm nay, công tác truyền thông đã góp phần quan trọng làm nên “thương hiệu” HUBT và một trong những dấu ấn nổi bật, xuyên suốt đó là góp phần vào thành công trong công tác tuyên truyền tuyển sinh hàng năm. Sứ mệnh quảng bá thương hiệu HUBT Với truyền thống lịch sử 24 năm xây dựng và phát triển bằng những chiến lược đào tạo hợp lý, bền vững, các giải pháp sáng tạo, HUBT đã dần khẳng định mình và vươn lên trở thành một trong những trường đại học có quy mô, uy tín và chất lượng. Điều này thể hiện qua việc tuyển sinh các năm qua Trường luôn đạt chỉ tiêu đã đăng ký với Bộ Giáo dục và Đào tạo của các chuyên ngành đào tạo. Để đạt được kết quả đó, ngoài yếu tố thương hiệu, uy tín, chất lượng đào tạo và tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi ra trường, đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội thì công tác truyền thông có vai trò quan trọng và cần thiết trong quảng bá hình ảnh của nhà trường nói chung cũng như công tác tuyên truyền tuyển sinh nói riêng. Nắm bắt được vai trò và tầm quan trọng của công tác này, lãnh đạo nhà trường đã không ngừng quan tâm đầu tư để xây dựng cơ cấu trung tâm truyền thông với đầy đủ chức năng, nhiệm vụ nhằm phát huy vai trò thông tin tuyên truyền của trường đến cộng đồng xã hội. Trước kia, vai trò và hình ảnh của trường chưa được truyền tải một cách đầy đủ và trực tiếp đến đông đảo học sinh, sinh viên và xã hội. Việc chọn trường, chọn nghề, hiểu trường, hiểu nghề còn chưa đầy đủ, chưa kịp thời, nhiều ngành nghề của trường chưa được biết đến một cách rộng rãi trong xã hội. Hiểu rõ sức mạnh của truyền thông trong việc góp phần tạo nên uy tín và sức lan tỏa của nhà trường đối với xã hội, HUBT đã quyết định mang tính tiên phong, đột phá, sáng tạo trong việc tổ chức thực hiện công tác truyền thông, là một trong số các trường đại học ở Việt Nam có một bộ phận truyền thông chuyên trách. Trung tâm Truyền thông thành lập tháng 2/2013, đã được đầu tư về cơ sở vật chất và nhân lực, tạo tiền đề để Trung tâm vận hành hiệu quả. Có thể khẳng định, thành lập Trung tâm Truyền thông là một hướng đi đúng đắn, đón đầu thời cuộc, giúp nhà trường hoạch định các chiến lược truyền thông hình ảnh hấp dẫn, có đầu tư. Với việc ra đời của Trung tâm truyền thông, HUBT đã làm chủ được việc tuyên truyền, khai thác hiệu quả sức mạnh của truyền thông, là giải pháp quan trọng để nhà trường hướng đến các mục tiêu phát triển trên một tầm cao mới trong tương lai. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quảng bá thương hiệu Trước hết, nhà trường đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quảng bá thương hiệu cho nhà trường nói chung và công tác tuyển sinh nói riêng, nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho thí sinh và phụ huynh tiếp cận thông tin tuyển sinh của trường. Trong thời gian hoạt động, Trung tâm Truyền thông đã không ngừng đổi mới cách tiếp cận, phản ánh thông tin, việc phối, kết hợp giữa các phòng ban, đơn vị  liên quan trong việc cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác và thuận tiện để tra cứu ngành nghề đào tạo, thông tin tuyển sinh; giúp thí sinh hiểu, tin tưởng và lựa chọn HUBT. Phương pháp truyền thông được thực hiện sáng tạo, kết hợp giữa các kênh truyền thống với kênh mạng xã hội như facebook, zalo... Hiện nay, gần như 100% thí sinh tìm hiểu qua mạng Internet và tư vấn qua các kênh mạng xã hội. Hoạt động tư vấn tuyển sinh của nhà trường đã kết hợp giữa thông tin trên website với fanpage tuyển sinh, giúp thí sinh có thể tìm hiểu về tuyển sinh của nhà trường mọi lúc, mọi nơi. Hiện, Trung tâm được giao xây dựng chuyên trang tuyển sinh đăng ký trực tuyến, đã đi vào hoạt động và sử dụng, tên miền: tuyensinh.hubt-edu.com với số lượng đăng ký đã lên đến hơn 3 nghìn lượt người. Đặc biệt, website http://hubt.edu.vn/ thiết kế hiện đại với giao diện bắt mắt, xây dựng những chuyên mục chứa đựng các tin, bài, hình ảnh, video với nội dung phong phú, quảng bá hoạt động của các khoa, các ngành đào tạo, các đơn vị của trường một cách đầy đủ, hấp dẫn. Nhiệm vụ quan trọng của website, chuyên trang tuyển sinh là cập nhật đầy đủ thông tin, đặc biệt chú trọng thông tin về tuyển sinh. Cụ thể, số lần xem trang là 1.536.935 lượt (tính đến ngày 31/7/2020). Đồng thời, Trung tâm Truyền thông cũng được giao nhiệm vụ xây dựng lại website, phù hợp với giao diện máy tính và điện thoại; thiết lập lại trả lời tự động số tổng đài hotline 1900633695. Bên cạnh đó, Trung tâm truyền thông còn phối hợp, hợp tác truyền thông với khoảng 130 cơ quan báo chí trung ương, như: Đài truyền hình Việt Nam, Tạp chí Cộng sản, Báo Thanh tra, Báo Thanh niên, Báo Lao động, Báo Tiền phog, Báo Kiểm toán, Tạp chí Kiểm tra, Tạp chí Thi đua Khen thưởng, Tạp chí Truyền hình, Tạp chí Pháp lý, Tạp chí Thanh niên…. Tích cực tham gia tư vấn, hướng nghiệp tuyển sinh Công tác tuyên truyền tuyển sinh tại các tỉnh, thành phố cũng được nhà trường đặc biệt chú trọng. Trong đợt ra quân tuyển sinh tại các tỉnh, thành phố, cùng 17 đoàn tuyển sinh của trường, Trung tâm Truyền thông tham gia tích cực, chủ động và trách nhiệm. Trong công tác tư vấn hướng nghiệp, nhà trường luôn cung cấp thông tin trung thực, không “đánh bóng danh tiếng” gây nhiễu thông tin để “hút” thí sinh đăng ký xét tuyển. Ngoài ra, tư vấn tuyển sinh cũng đóng góp vai trò quan trọng trong công tác tuyển sinh của nhà trường. Đây chính là kênh nối trực tiếp giữa nhà trường với thí sinh. Trong những năm gần đây đã có sự thay đổi mạnh mẽ trong nội dung và cách thức tư vấn tuyển sinh: trước đây thí sinh thường chỉ tìm hiểu về danh mục ngành nghề, khối thi/xét tuyển và điểm chuẩn nhưng hiện nay sinh viên tìm hiểu chi tiết về chất lượng đào tạo, điều kiện học tập, cơ hội việc làm sau khi ra trường cũng như mức học phí… Tiếp tục đổi mới công tác truyền thông trong tuyển sinh Với việc thành lập Trung tâm truyền thông, công tác truyền thông của trường đã phát huy hiệu quả, sức mạnh, với những đổi mới mạnh mẽ bắt kịp xu thế thời kỳ mới, thời kỳ công nghệ số. Nếu như những năm về trước, công tác truyền thông phục vụ tuyển sinh chỉ là những bài viết, những mẫu quảng cáo bằng hình ảnh đơn điệu đăng trên báo giấy hoặc phát trên truyền hình thì nay, đáp ứng sự phát triển của xã hội, công tác truyền thông của trường đã hướng đến sự phong phú, đa chiều, tiếp cận nhanh hơn tới thí sinh và phụ huynh. Trong những năm học tiếp theo, Trung tâm Truyền thông tiếp tục phát huy những thế mạnh và đổi mới công tác truyền thông, phục vụ và tư vấn tuyển sinh, chủ động nâng cao chất lượng phục vụ tại đơn vị cũng như chất lượng tư vấn, hướng dẫn thủ tục làm hồ sơ xét tuyển vào các khối ngành hiện có, đóng góp vào sự nghiệp phát triển chung của HUBT. PGS. TS Hà Đức Trụ - Phó Hiệu trưởng  

Thêm 4 bệnh nhân mắc COVID -19 được công bố khỏi bệnh

TĐKT - Thông tin từ tiểu Ban điều trị - Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 cho biết, sáng nay 31/7, có 4 bệnh nhân mắc COVID-19 tại Bệnh viện bệnh Nhiệt đới Trung ương được công bố khỏi bệnh đó là các BN 356, BN 359, BN 383, BN 413. Như vậy đến thời điểm hiện tại đã có 373 bệnh nhân khỏi bệnh. Cụ thể 4 bệnh nhân được chữa khỏi như sau: Bệnh nhân 356: Nam, 42 tuổi, quốc tịch Việt Nam. Bệnh nhân vào viện ngày 5/7/2020. Các kết quả xét nghiệm của bệnh nhân trong các ngày 28/7/2020 và 30/7/2020 đều cho âm tính với SARS-CoV-2. Bệnh nhân 359: Nam, 35 tuổi, quốc tịch Việt Nam. Bệnh nhân vào viện ngày 5/7/2020. Quá trình điều trị tại bệnh viện, bệnh nhân đã có 2 lần xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2, lần 1 vào ngày 28/6/2020, lần 2 vào ngày 30/7/2020. Bệnh nhân 383: Nam, 40 tuổi, quốc tịch Myanmar. Bệnh nhân vào viện ngày 19/7/2020. Quá trình điều trị tại bệnh viện, bệnh nhân đã có 2 lần xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2, các kết quả xét nghiệm của bệnh nhân từ ngày 27/7/2020-30/7/2020 đều có xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2. Các bệnh nhân được công bố khỏi bệnh sáng 31/7 Bệnh nhân 413: Nam, 31 tuổi, quốc tịch Myanmar, BN vào viện ngày 19/7/2020. Các kết quả xét nghiệm của bệnh nhân trong các ngày 27/7 và 30/7 đều có xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2. Hiện tại sức khỏe các bệnh nhân ổn định, không sốt, không ho, không khó thở, đủ điều kiện công bố khỏi bệnh. Những trường hợp trên sẽ tiếp tục được cách ly và theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo. La Giang    

Trang