Chính trị - Xã hội

BHXH Việt Nam hướng dẫn thanh toán chi phí xét nghiệm COVID-19 đối với người có thẻ BHYT

TĐKT - Ngày 30/7/2020, ngay sau khi nhận được Công văn số 4051/BYT-KHTC về việc thanh toán chi phí xét nghiệm COVID-19 của Bộ Y tế, BHXH Việt Nam đã ban hành Công văn số 2418/BHXH-CSYT gửi BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân (BHXH tỉnh) về việc triển khai nội dung này. Cụ thể, theo nội dung Công văn số 4051/BYT-KHTC, Bộ Y tế đề nghị BHXH Việt Nam chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành phố tạm thời thanh toán chi phí xét nghiệm COVID-19 đối với người có thẻ BHYT trong các trường hợp sau: Người bệnh phải thực hiện các biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế, người nhiễm COVID-19 đang khám, chữa bệnh (KCB) tại các cơ sở y tế. Các trường hợp được cơ sở y tế chỉ định thực hiện xét nghiệm theo hướng dẫn của Bộ Y tế về chẩn đoán, điều trị viêm đường hô hấp cấp do nCoV. Công văn số 4051/BYT-KHTC cũng nêu rõ, về mức giá áp dụng quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 13/2019/TT-BYT ngày 5/7/2019 của Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 39/2018/TT-BYT ngày 30/11/2018 của Bộ Y tế quy định thống nhất giá dịch vụ KCB BHYT giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí KCB trong một số trường hợp, cụ thể:  Dịch vụ số 1735 (xét nghiệm vi khuẩn, virus, vi nấm, ký sinh trùng Real-time PCR): 734.000 đồng/mẫu xét nghiệm đối với trường hợp xét nghiệm bằng phương pháp Real-time PCR.  Dịch vụ số 1736 (xét nghiệm vi khuẩn, virus, vi nấm, ký sinh trùng test nhanh): 238.000 đồng/mẫu xét nghiệm đối với trường hợp thực hiện test nhanh. Trên cơ sở đề nghị của Bộ Y tế, tại Công văn số 2418/BHXH-CSYT, BHXH Việt Nam yêu cầu, BHXH các tỉnh phối hợp với cơ sở KCB BHYT trên địa bàn thực hiện, kịp thời giám định và thanh toán chi phí xét nghiệm COVID-19 đối với người có thẻ BHYT theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại Công văn số 4051/BYT-KHTC. Đồng thời, đề nghị BHXH các tỉnh tiếp tục thực hiện theo các nội dung đã hướng dẫn tại Công văn số 2146/BYT-BH ngày 17/4/2020 và Công văn số 2276/BYT-BH ngày 24/4/2020 của Bộ Y tế về việc thanh toán chi phí KCB BHYT liên quan đến dịch bệnh COVID-19. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, BHXH các tỉnh kịp thời báo cáo BHXH Việt Nam để được hướng dẫn, giải quyết. Trong lúc dịch bệnh COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, BHXH Việt Nam quyết tâm nâng cao tinh thần, nhiệm vụ chính trị của ngành, đảm bảo phối hợp chặt chẽ với các bộ, ban, ngành, kịp thời có những chỉ đạo với những giải pháp cụ thể, bám sát thực tế triển khai chính sách BHYT tại các địa phương nhằm đảm bảo tốt hơn nữa quyền lợi của người tham gia BHYT; chung tay cùng các cấp, các ngành thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19 một cách hiệu quả nhất. Hồng Thiết

Từ ngày 30 - 31/7 Việt Nam có thêm 50 ca mắc COVID-19

TĐKT - Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID cho biết đã có thêm 50 ca mắc COVID-19, hiện Việt Nam có 509 ca bệnh. CA BỆNH 460 (BN460): Bệnh nhân nữ, 49 tuổi, ở xã Đại Nghĩa, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. CA BỆNH 461 (BN461): Bệnh nhân nữ, 45 tuổi, ở phường Sơn Phong, TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam. CA BỆNH 462 (BN462): Bệnh nhân nam, 53 tuổi, ở phường Minh An, TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam. CA BỆNH 463 (BN463): Bệnh nhân nữ, 45 tuổi, ở Cẩm Nam, TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam. CA BỆNH 464 (BN464): Bệnh nhân nữ, 69 tuổi, ở phường Minh An, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. CA BỆNH 465 (BN465): Bệnh nhân nữ, 29 tuổi, nhân viên Bệnh viện Đà Nẵng. CA BỆNH 466 (BN466): Bệnh nhân nam, 64 tuổi, người nhà chăm sóc bệnh nhân tại Bệnh viện Đà Nẵng. CA BỆNH 467 (BN467): Bệnh nhân nữ, 42 tuổi, người nhà chăm sóc bệnh nhân tại Bệnh viện Đà Nẵng. CA BỆNH 468 (BN468): Bệnh nhân nữ, 42 tuổi, người nhà chăm sóc bệnh nhân tại Bệnh viện Đà Nẵng. CA BỆNH 469 (BN469): Bệnh nhân nữ, 52 tuổi, người nhà chăm sóc bệnh nhân tại Bệnh viện Đà Nẵng. CA BỆNH 470 (BN470): Bệnh nhân nữ, 67 tuổi, người nhà chăm sóc bệnh nhân tại Bệnh viện Đà Nẵng. CA BỆNH 471 (BN471): Bệnh nhân nữ, 42 tuổi, người nhà chăm sóc bệnh nhân tại Bệnh viện Đà Nẵng. CA BỆNH 472 (BN472): Bệnh nhân nam, 51 tuổi, người nhà chăm sóc bệnh nhân tại Bệnh viện Đà Nẵng. CA BỆNH 473 (BN473): Bệnh nhân nữ, 38 tuổi, người nhà chăm sóc bệnh nhân tại Bệnh viện Đà Nẵng. CA BỆNH 474 (BN474): Bệnh nhân nữ, 68 tuổi, người nhà chăm sóc bệnh nhân tại Bệnh viện Đà Nẵng. CA BỆNH 475 (BN475): Bệnh nhân nữ, 85 tuổi, bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng. CA BỆNH 476 (BN476): Bệnh nhân nữ, 27 tuổi, bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng. CA BỆNH 477 (BN477): Bệnh nhân nam, 56 tuổi, bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng. CA BỆNH 478 (BN478): Bệnh nhân nam, 80 tuổi, bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng. CA BỆNH 479 (BN479): Bệnh nhân nam, 87 tuổi, bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng. CA BỆNH 480 (BN480): Bệnh nhân nữ, 59 tuổi, bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng. CA BỆNH 481 (BN481): Bệnh nhân nữ, 65 tuổi, bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng. CA BỆNH 482 (BN482): Bệnh nhân nữ, 82 tuổi, bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng. CA BỆNH 483 (BN483): Bệnh nhân nữ, 37 tuổi, bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng. CA BỆNH 484 (BN484): Bệnh nhân nữ, 61 tuổi, bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng. CA BỆNH 485 (BN485): Bệnh nhân nữ, 55 tuổi, bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng. CA BỆNH 486 (BN486): Bệnh nhân nam, 64 tuổi, bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng. CA BỆNH 487 (BN487): Bệnh nhân nam, 66 tuổi, bệnh nhân điều trị tại khoa Phục hồi chức năng - Bệnh viện Đà Nẵng. CA BỆNH 488 (BN488): Bệnh nhân nam, 67 tuổi, bệnh nhân điều trị tại khoa Phục hồi chức năng - Bệnh viện Đà Nẵng. CA BỆNH 489 (BN489): Bệnh nhân nữ, 71 tuổi, bệnh nhân điều trị tại khoa Phục hồi chức năng - Bệnh viện Đà Nẵng. CA BỆNH 490 (BN490): Bệnh nhân nữ, 27 tuổi, bệnh nhân điều trị tại khoa Phục hồi chức năng - Bệnh viện Đà Nẵng. CA BỆNH 491 (BN491): Bệnh nhân nữ, 65 tuổi, bệnh nhân điều trị tại khoa Phục hồi chức năng - Bệnh viện Đà Nẵng. CA BỆNH 492 (BN492): Bệnh nhân nam, 27 tuổi, bệnh nhân điều trị tại khoa Phục hồi chức năng - Bệnh viện Đà Nẵng. CA BỆNH 493 (BN493): Bệnh nhân nữ, 65 tuổi, bệnh nhân điều trị tại khoa Phục hồi chức năng - Bệnh viện Đà Nẵng. CA BỆNH 494 (BN494): Bệnh nhân nữ, 41 tuổi, người nhà bệnh nhân điều trị tại khoa Phục hồi chức năng - Bệnh viện Đà Nẵng. CA BỆNH 495 (BN495): Bệnh nhân nữ, 30 tuổi, bệnh nhân điều trị tại khoa Phục hồi chức năng - Bệnh viện Đà Nẵng CA BỆNH 496 (BN496): Bệnh nhân nam, 55 tuổi, bệnh nhân điều trị tại khoa cấp cứu - Bệnh viện Đà Nẵng CA BỆNH 497 (BN497): Bệnh nhân nam, 68 tuổi, bệnh nhân khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đà Nẵng CA BỆNH 498 (BN498): Bệnh nhân nữ, 46 tuổi, bệnh nhân Bệnh viện Ung Bướu Đà Nẵng CA BỆNH 499 (BN499): Bệnh nhân nữ, 68 tuổi, bệnh nhân Bệnh viện Ung Bướu Đà Nẵng CA BỆNH 500 (BN500): Bệnh nhân nữ, 41 tuổi, bệnh nhân Bệnh viện Phổi Đà Nẵng CA BỆNH 501 (BN501): Bệnh nhân nữ, 58 tuổi, bệnh nhân Bệnh viện Phổi Đà Nẵng CA BỆNH 502 (BN502): Bệnh nhân nam, 60 tuổi, bệnh nhân Bệnh viện Phổi Đà Nẵng. CA BỆNH 503 (BN503): Bệnh nhân nữ, 29 tuổi, bệnh nhân Bệnh viện Phổi Đà Nẵng. CA BỆNH 504 (BN504): Bệnh nhân nữ, 51 tuổi, bệnh nhân điều trị tại Trung tâm Y tế Sơn Trà, Đà Nẵng. CA BỆNH 505 (BN505): Bệnh nhân nam, 57 tuổi, Trung tâm Y tế quận Sơn Trà, Đà Nẵng. CA BỆNH 506 (BN506): Bệnh nhân nam, 69 tuổi, Trung tâm Y tế quận Sơn Trà, Đà Nẵng. CA BỆNH 507 (BN507): Bệnh nhân nam, 57 tuổi, Trung tâm Y tế quận Sơn Trà, Đà Nẵng. CA BỆNH 508 (BN508): Bệnh nhân nam, 31 tuổi, Hòa An, Cẩm Lệ, Đà Nẵng. CA BỆNH 509 (BN509): Bệnh nhân nữ, 46 tuổi, Trung tâm Y tế Cẩm Lệ, Đà Nẵng . Tổng số ca mắc: 509 ca. Tính đến 6h ngày 31/7: Việt Nam, có tổng cộng 509 ca mắc COVID-19, trong đó 276 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay. Số lượng ca mắc mới trong cộng đồng tính từ ngày 25/7 đến nay: Ghi nhận 93 ca. Tính từ 18h ngày 30/7 đến 6h ngày 31/7: Ghi nhận 45 ca mắc mới. Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 53.767, trong đó: Cách ly tập trung tại bệnh viện: 619. Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 14.625. Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 38.523. Tình hình điều trị: Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị - Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19: Đến thời điểm này đã có 369/509 ca bệnh COVID-19 của nước ta được công bố khỏi bệnh, chiếm 72,5% tổng số ca bệnh. Riêng đối với bệnh nhân người nước ngoài, đến nay có 50 bệnh nhân mang quốc tịch nước ngoài đã được Việt Nam điều trị khỏi. Không có trường hợp bệnh nhân COVID-19 nặng nào tử vong cho đến thời điểm này. Tính đến sáng ngày 31/7, trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị, theo dõi sức khỏe tại các cơ sở y tế, hiện có 18 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính từ 1- 2 lần với virus SARS-CoV-2. Hiện còn 122 bệnh nhân dương tính với virus gây COVID-19. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đêm 30/7, Bộ Y tế đã quyết định thành lập “Bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch COVID-19 tại TP Đà Nẵng” để tăng cường công tác chỉ đạo và thực hiện các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 và điều trị bệnh nhân tại khu vực này. Đội được đặt dưới sự chỉ huy của PGS. TS. Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế - Phó Trưởng Tiểu ban Điều trị, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 (người lần thứ hai tới Đà Nẵng kể từ khi phát hiện ra ca dương tính đầu tiên tại địa phương này hồi cuối tuần trước). Đội thường trực đặc biệt chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế bao gồm 65 người là lãnh đạo, chuyên gia, bác sĩ.... từ các đơn vị của Bộ Y tế như Cục Y tế Dự phòng, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Cục Quản lý Môi trường Y tế, Vụ Truyền thông và Thi đua - Khen thưởng, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh, Viện Pasteur Nha Trang, các bệnh viện: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Tim Hà Nội và các trường Đại học như Đại học Y Dược Huế, Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng. Bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại TP Đà Nẵng bao gồm 4 đội hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật bao gồm: Đội Điều tra giám sát dịch gồm 10 thành viên do PGS. TS Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương làm đội trưởng. Đội Điều trị gồm 30 người do ThS. BS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh làm đội trưởng cùng thành viên là những bác sĩ giỏi của các Bệnh viện Bạch Mai, Chợ rẫy, Bệnh viện Tim Hà Nội. Đội Xét nghiệm gồm 13 người do PGS. TS Lê Thị Quỳnh Mai, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương làm đội trưởng. Hồng Thiết

Từ ngày 29 - 30/7 Việt Nam thêm 10 ca mắc COVID-19

TĐKT - Theo bản tin của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Việt Nam đã ghi nhận thêm 10 trường hợp mắc COVID-19 từ ngày 29 - 30/7. Đến thời điểm này Việt Nam có 459 ca bệnh. CA BỆNH 447 (BN447): Bệnh nhân nam, 23 tuổi, ở Nam Từ Liêm, Hà Nội. Từ ngày 12 - 15/7/2020 bệnh nhân đi du lịch tại thành phố Đà Nẵng. CA BỆNH 448 (BN448): Bệnh nhân nữ, 21 tuổi, ở xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk. Từ ngày 22/6 - 17/7/2020, bệnh nhân thực tập tại Bệnh viện Đà Nẵng. CA BỆNH 449 (BN449): Bệnh nhân nam, 57 tuổi, quốc tịch Mỹ, sống ở phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng. CA BỆNH 450 (BN450): Bệnh nhân nữ, 46 tuổi, là người chăm sóc BN449. CA BỆNH 451 (BN451): Bệnh nhân nữ, 36 tuổi, là điều dưỡng Bệnh viện Đà Nẵng. CA BỆNH 452 (BN452): Bệnh nhân nam, 52 tuổi, là bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng. CA BỆNH 453 (BN453): Bệnh nhân nữ, 56 tuổi, là bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng. CA BỆNH 454 (BN454): Bệnh nhân nữ, 65 tuổi, là người nhà đi chăm sóc bệnh nhân tại Bệnh viện Đà Nẵng. CA BỆNH 455 (BN455): Bệnh nhân nữ, 32 tuổi, là bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng. CA BÊNH 456 (BN456): Bệnh nhân nữ, 57 tuổi, ở đường Hải Phòng, quận Hải Châu, Đà Nẵng. CA BỆNH 457 (BN457): Bệnh nhân nam, 70 tuổi, ở Hùng Vương, quận Hải Châu, Đà Nẵng. CA BỆNH 458 (BN458): Bệnh nhân nữ, 38 tuổi, ở Hòa Sơn, Hòa Vang, Đà Nẵng. CA BỆNH 459 (BN459): Bệnh nhân nam, 76 tuổi, ở Hoàng Hoa Thám, Tây Hồ, Hà Nội. Bệnh nhân đi Đà Nẵng khoảng 3 tuần nay. Ngày 21/7/2020, bệnh nhân đến khám, xét nghiệm tại Bệnh viện C Đà Nẵng do tim nhịp nhanh. Tổng số ca mắc: 459 ca. Tính đến 6h ngày 30/7: Việt Nam có tổng cộng 459 ca mắc COVID-19, trong đó 276 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay. Số lượng ca mắc mới trong cộng đồng tính từ ngày 25/7 đến nay: Ghi nhận 43 ca. Tính từ 18h ngày 29/7 đến 6h ngày 30/7: Ghi nhận 9 ca mắc mới. Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 81.546, trong đó: Cách ly tập trung tại bệnh viện: 472. Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 14.213.  Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 66.861. Tình hình điều trị: Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị - Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19: Đến thời điểm này đã có 369/459 ca bệnh COVID-19 của nước ta được công bố khỏi bệnh, chiếm 80,4% tổng số ca bệnh. Riêng đối với bệnh nhân người nước ngoài, đến nay có 50 bệnh nhân mang quốc tịch nước ngoài đã được Việt Nam điều trị khỏi. Không có trường hợp bệnh nhân COVID-19 nặng nào tử vong cho đến thời điểm này. Tính đến sáng ngày 30/7, trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị, theo dõi sức khỏe tại các cơ sở y tế, hiện có 12 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính từ 1 - 2 lần với virus SARS-CoV-2. Hiện còn 79 bệnh nhân dương tính với virus gây COVID-19. Hiện Việt Nam có 6 ca bệnh nặng là BN 436, BN 438, BN 437, BN 433, BN 416, BN 418 đều là những bệnh nhân cao tuổi, có nhiều bệnh lý nền đi kèm, trong đó ca bệnh 416 và 437 hiện đang được can thiệp ECMO. Nhấn mạnh tại buổi hội chẩn tình hình sức khỏe bệnh nhân nặng chiều ngày 29/7, PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, nhắc lại yêu cầu của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, của Quyền Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long và của lãnh đạo Cục Quản lý Khám, chữa bệnh về việc các bệnh viện cần tuyệt đối tuân thủ yêu cầu về quy trình tiếp nhận, sàng lọc, phân luồng, cách ly người bệnh, điều trị, chống nhiễm khuẩn... quy định theo các văn bản của Ban Chỉ đạo Quốc gia, của Bộ Y tế và Cục Quản lý Khám, chữa bệnh. Hồng Thiết

Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trong tình hình mới

TĐKT - Theo diễn biến của dịch bệnh hiện nay, Bộ Y tế xây dựng khuyến cáo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trong tình hình hình mới. Cụ thể: Thứ nhất: Thường xuyên rửa tay đúng cách bằng xà phòng dưới vòi nước sạch, hoặc bằng dung dịch sát khuẩn có cồn (ít nhất 60% cồn). Thứ hai: Đeo khẩu trang nơi công cộng, trên phương tiện giao thông công cộng và đến cơ sở y tế. Thứ ba: Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn giấy, khăn vải, khuỷu tay áo. Thứ tư: Tăng cường vận động, rèn luyện thể lực, dinh dưỡng hợp lý xây dựng lối sống lành mạnh. Thứ năm: Vệ sinh thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc. Thứ sáu: Nếu bạn có dấu hiệu sốt, ho, hắt hơi, và khó thở, hãy tự cách ly tại nhà, đeo khẩu trang và gọi cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị. Thứ bảy: Thực hiện khai báo y tế trực tuyến tại https://tokhaiyte.vn hoặc tải ứng dụng NCOVI từ địa chỉ https://ncovi.vn và thường xuyên cập nhật tình trạng sức khoẻ của bản thân. Thứ tám: Cài đặt ứng dụng Bluezone để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19, giúp bảo vệ bản thân và gia đình: https://www.bluezone.gov.vn/. La Giang

BHXH Việt Nam chỉ đạo công tác chi trả trong thời gian tiếp tục phòng, chống dịch COVID-19

TĐKT - Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 ngày càng diễn biến phức tạp, thực hiện Thông báo số 253/TB-VPVP ngày 25/7/2020 về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19, ngày 28/7/2020, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh đã ký ban hành Công văn số 2388/BHXH-TCKT gửi Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam và BHXH các tỉnh, thành phố về phương án chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) hằng tháng trong thời gian tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch. Chi trả lương hưu hàng tháng trong cùng một kỳ chi trả qua hệ thống Theo đó, BHXH Việt Nam yêu cầu, BHXH các tỉnh, thành phố chủ động phối hợp với Bưu điện tỉnh báo cáo UBND tỉnh phương án chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH, BHTN tháng 8/2020 và các tháng tiếp theo, đề xuất các biện pháp phòng, chống dịch tại các điểm chi trả và thời gian chi trả trong thời gian tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp với từng địa bàn có nguy cơ cao, địa bàn có nguy cơ và địa bàn có mức nguy cơ thấp đảm bảo an toàn cho người hưởng. Riêng địa bàn có nguy cơ cao phải thực hiện giãn cách xã hội, triển khai xây dựng phương án tổ chức chi trả tại nhà cho người hưởng. Đồng thời, hai ngành phải tuyên truyền sâu rộng các nội dung thay đổi về phương thức, thời gian, địa điểm chi trả cho người hưởng biết để phối hợp thực hiện. Tại điểm chi trả, nhân viên chi trả và người hưởng phải đeo khẩu trang, sát khuẩn. Người hưởng phấn khởi khi được nhận lương hưu, trợ cấp xã hội tại nhà ở BHXH Việt Nam cũng đề nghị Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam chỉ đạo các Bưu điện tỉnh, thành phố tích cực phối hợp với BHXH tỉnh, sớm thông báo cho người hưởng về những thay đổi trong công tác chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH, BHTN; thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch tại các điểm chi trả; tăng cường nhân viên chi trả, bố trí thêm bàn chi trả để giảm thời gian chờ đợi của người hưởng, không để tập trung quá đông người theo đúng tinh thần Chỉ thị số 19/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Trước đó, trong đợt cao điểm phòng, chống dịch COVID-19 vào tháng 3 - 4/2020, thực hiện Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 4/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội ứng phó với dịch COVID-19, BHXH Việt Nam đã kịp thời, chủ động ban hành các công văn gửi Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam và BHXH các tỉnh, thành phố nhằm đảm bảo chi trả đầy đủ, kịp thời, an toàn cho người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH trong thời gian phòng, chống dịch COVID-19; thực hiện chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH, BH thất nghiệp tháng 4 - 5/2020 vào cùng một kỳ; chi trả qua hệ thống Bưu điện. Đồng thời khẩn trương, quyết liệt triển khai nhiều giải pháp, đặc biệt trong lĩnh vực khám chữa bệnh BHYT; hỗ trợ người dân, người lao động, doanh nghiệp (DN) trong khai báo y tế điện tử, đóng nộp BHXH, BHYT; hỗ trợ DN, đơn vị giảm gánh nặng khi thực hiện tạm dừng đóng BHXH vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với các DN bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19; đảm bảo chi trả đầy đủ các chế độ BHTN cho người lao động bị thất nghiệp do dịch bệnh gây ra… Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, khó lường, BHXH Việt Nam quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ “kép” vừa tiếp tục phòng, chống dịch theo Chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ vừa đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn của ngành, đảm bảo tốt nhất quyền lợi cho người tham gia và người thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT, BHTN. Hồng Thiết

BHXH Việt Nam đẩy mạnh chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH và BHTN không dùng tiền mặt qua hệ thống ngân hàng

TĐKT - Thời gian qua, ngành BHXH đã đặc biệt quan tâm đẩy mạnh chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) qua tài khoản cá nhân tại ngân hàng (thẻ ATM) để phục vụ người tham gia ngày càng tốt hơn. Điều đó đã góp phần quan trọng trong việc gia tăng số người nhận chế độ với phương thức thanh toán hiện đại, thuận tiện, phù hợp với sự phát triển của xã hội. Không dùng tiền mặt qua hệ thống ngân hàng Đảm bảo an toàn, tiết kiệm thời gian, chi phí Song song với chi bằng tiền mặt, đến nay tất cả 63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc đã thực hiện chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH, BHTN qua tài khoản thẻ ATM với hàng trăm nghìn người hưởng hằng tháng. Với phương thức này, hằng tháng, người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH, BHTN không cần phải đến địa điểm tập trung để nhận tiền và ký danh sách chi trả. Đặc biệt, trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 vừa qua, việc chi trả qua tài khoản thẻ ATM đã giúp người hưởng hạn chế đi lại, tiếp xúc, đảm bảo được an toàn và giãn cách xã hội theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Đối với người lao động (NLĐ) hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe, BHXH một lần, trợ cấp thất nghiệp, phương thức chi trả không dùng tiền mặt còn góp phần hạn chế tình trạng đơn vị sử dụng lao động chiếm dụng, chậm chi trả tiền chế độ cho NLĐ... Do đó, đảm bảo người tham gia được nhận chế độ đầy đủ, nhanh chóng, chính xác, kịp thời, an toàn, đúng thời gian quy định. Với cơ quan chi trả, việc tổ chức thực hiện phương thức này bảo đảm mục tiêu an toàn tiền mặt trong quá trình vận chuyển và lưu trữ, tránh được sai sót, giảm bớt áp lực, thời gian trong tổ chức chi trả và các bước trung gian qua chủ sử dụng lao động. Hiện, quy trình chi trả qua tài khoản thẻ ATM được thực hiện thống nhất tại tất cả các địa phương theo quy định: Người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng được cơ quan Bưu điện chuyển tiền vào tài khoản cá nhân ngay trong ngày hoặc chậm nhất là ngày làm việc kế tiếp kể từ khi nhận được danh sách chi trả từ cơ quan BHXH chuyển sang. NLĐ, thân nhân NLĐ hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe được cơ quan BHXH phối hợp với ngân hàng nơi người hưởng mở tài khoản, thực hiện đối chiếu thông tin, số hiệu tài khoản để chi trả ngay cho người hưởng.  NLĐ nhận trợ cấp thất nghiệp thì tháng đầu tiên được cơ quan BHXH chuyển tiền ngay khi nhận được danh sách chi trả; từ tháng hưởng trợ cấp thứ hai, chuyển tiền trong vòng 5 ngày kể từ ngày bắt đầu theo danh sách chi trả. Khuyến khích người hưởng nhận chế độ BHXH, BHTN qua tài khoản cá nhân tại ngân hàng Thời gian qua, ngành BHXH đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp phát triển người hưởng qua tài khoản cá nhân tại ngân hàng để phục vụ người tham gia BHXH, BHYT, BHTN ngày càng tốt hơn. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh thực hiện thanh toán qua ngân hàng, BHXH Việt Nam đã xây dựng Kế hoạch số 1764/KH-BHXH ngày 23/5/2019 về thực hiện đẩy mạnh chi trả dịch vụ an sinh xã hội qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt; Công văn số 2965/BHXH-TCKT ngày 15/8/2019 về giao chỉ tiêu phấn đấu chi trả qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt; Kế hoạch số 1823/KH-BHXH về đẩy mạnh thực hiện chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH, BHTN không dùng tiền mặt qua hệ thống ngân hàng từ năm 2020 đến năm 2025, trong đó đã đề ra các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu quyết tâm thực hiện trong giai đoạn tiếp theo. Ngoài việc giao chỉ tiêu phấn đấu cho BHXH các tỉnh, BHXH Việt Nam đã tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về chi trả an sinh xã hội qua hệ thống ngân hàng trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong đó, tập trung tuyên truyền về hiệu quả, lợi ích của phương thức chi trả này; yêu cầu Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam chỉ đạo Bưu điện các cấp phối hợp với cơ quan BHXH, ban hành các văn bản hướng dẫn, tuyên truyền, vận động người hưởng hiểu rõ hơn về tiện ích của việc giao dịch qua thẻ ATM, từ đó tích cực đăng ký tham gia.  Đặc biệt, để khuyến khích người hưởng nhận lương hưu và trợ cấp BHXH, BHTN qua tài khoản thẻ ATM, cơ quan BHXH hỗ trợ người hưởng chi phí mở tài khoản cá nhân lần đầu và chi phí chuyển tiền vào tài khoản cá nhân của người hưởng (nếu có). BHXH Việt Nam đã đề xuất với Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo hệ thống ngân hàng có cơ chế ưu đãi cho người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH, BHTN nhận tiền qua tài khoản cá nhân (giảm phí mở thẻ, thanh toán hóa đơn, rút tiền mặt, các giao dịch đều được giảm hoặc miễn phí); tăng cường lắp đặt mở rộng hệ thống trụ ATM, đặc biệt tại các khu vực vùng sâu, vùng xa để NLĐ, người hưởng dễ dàng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ của ngân hàng mọi lúc, mọi nơi một cách dễ dàng, hiệu quả; cung cấp đủ lượng tiền; thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng hệ thống máy ATM. Với những nỗ lực của ngành BHXH, số người nhận trợ cấp BHXH, BHTN qua tài khoản cá nhân tại ngân hàng đã gia tăng đáng kể: Năm 2019, số người hưởng tại khu vực đô thị ở nước ta đạt 33,8%, tăng 9,76% so với năm 2018, đạt 67,6% so với mục tiêu đề ra đến năm 2021 (theo Nghị quyết số 02/NQ-CP phải đạt 50% số người hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH qua tài khoản ATM ở khu vực đô thị); số tiền chi qua tài khoản cá nhân ước đạt 34%, hoàn thành vượt chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 241/QĐ-TTg (đến năm 2020 là 20%). Thời gian tới, BHXH Việt Nam xác định, mục tiêu quan trọng nhất của ngành trong việc thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt là xây dựng các nhiệm vụ, giải pháp để nâng cao tỷ lệ chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH, BHTN không dùng tiền mặt qua hệ thống ngân hàng, các tổ chức đại lý của ngân hàng; đẩy mạnh việc tổ chức cung cấp dịch vụ chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH, BHTN không dùng tiền mặt với dịch vụ đơn giản, thuận lợi, chi phí thấp để phục vụ cho người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH, BHTN ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, người có mức hưởng thấp. Phấn đấu hoàn thành các mục tiêu đối với dịch vụ chi trả an sinh xã hội ban hành tại Quyết định số 241/QĐ-TTG và Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 1/1/2019 của Chính phủ. Theo đó, để thực hiện thành công mục tiêu trên, BHXH Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh công tác phối hợp với các bộ, ban, ngành liên quan, đặc biệt là Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước, tranh thủ sự ủng hộ của UBND các cấp để đẩy mạnh công tác tổ chức, thực hiện chi trả trợ cấp BHXH, BHTN qua hệ thống ngân hàng, phục vụ người hưởng ngày càng tốt hơn. Như vậy, việc chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH, BHTN qua tài khoản thẻ ATM đã mang lại nhiều tiện ích và đang được ngành BHXH tích cực đẩy mạnh, đạt những hiệu quả tích cực, góp phần thiết thực đem tới sự thuận tiện, hài lòng cho người tham gia. Hi vọng rằng, với những giải pháp và bước đi phù hợp, ngành BHXH không chỉ đạt mục tiêu mở rộng phương thức chi trả hiện đại mà còn góp phần tích cực hơn nữa trong việc thực hiện hiệu quả Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 26/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam, qua đó đem lại những lợi ích thiết thực cho người hưởng và góp phần vào công cuộc hiện đại hóa nền kinh tế - xã hội đất nước. Hồng Thiết

Việt Nam đã có tổng số 446 ca mắc COVID-19

TĐKT - Theo Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng, chống dịch COVID-19 cho biết đã có thêm 8 ca bệnh dương tính với COVID-19 ở Đà Nẵng. Đến thời điểm này, Việt Nam nâng tổng số ca mắc lên 446 ca. Ca bệnh 432 (BN432): Bệnh nhân nữ, 63 tuổi, địa chỉ tại thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, tham dự tiệc cưới tại Trung tâm Tiệc cưới và Hội nghị For You Place (quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng). Ca bệnh 433(BN433): Bệnh nhân nữ, 67 tuổi, ở xã Điện Thọ, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Đức. CA BỆNH 434(BN 434): Bệnh nhân nữ, 71 tuổi, địa chỉ tại phường An Hải Đông, quận Sơn Trà, TP Đã Nẵng, điều trị tại Bệnh viện 199 - Bộ Công An. CA BỆNH 435 (BN435): Bệnh nhân nữ, 29 tuổi, phường Vĩnh Trung, quận An Khê, TP Đà Nẵng, nhân viên Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Đà Nẵng. CA BỆNH 436(BN436): Bệnh nhân nam, 66 tuổi, xã Điện Trung, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, bệnh nhân khoa Hồi sức tích cực - chống độc Bệnh viện Đà Nẵng. CA BỆNH 437 (BN437): Bệnh nhân nam, 61 tuổi, phường Hòa An, quận Cẩm Lệ, TPĐà Nẵng, CA BỆNH 438 (BN438): Bệnh nhân nam, 56 tuổi, phường Tam Thuận, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng, bệnh nhân khoa Hồi sức tích cực - chống độc Bệnh viện Đà Nẵng. CA BỆNH 439 (BN439): Bệnh nhân nữ, 68 tuổi, là người nhà chăm bệnh nhân tại Bệnh viện Đà Nẵng. CA BỆNH 440 (BN440): Bệnh nhân nữ, 41 tuổi, là người nhà chăm bệnh nhân tại Bệnh viện Đà Nẵng. CA BỆNH 441 (BN441): Bệnh nhân nữ, 43 tuổi, là người nhà chăm bệnh nhân tại Bệnh viện Đà Nẵng. CA BỆNH 442 (BN442): Bệnh nhân nữ, 55 tuổi, là người nhà chăm bệnh nhân tại Bệnh viện Đà Nẵng. CA BỆNH 443 (BN443): Bệnh nhân nữ, 43 tuổi, là người nhà chăm bệnh nhân tại Bệnh viện Đà Nẵng. CA BỆNH 444 (BN444): Bệnh nhân. nam, 19 tuổi, là bệnh nhân tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng CA BỆNH 445 (BN445): Bệnh nhân nữ, 61 tuổi, là bệnh nhân tại Khoa Mắt, Bệnh viện C Đà Nẵng. CA BỆNH 446 (BN446): Bệnh nhân nữ, 39 tuổi, có địa chỉ tại Cẩm Lệ, Đà Nẵng, là bệnh nhân tại Bệnh viện Giao thông vận tải, Đà Nẵng. Qua điều tra, giám sát mở rộng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng đã lấy mẫu, xét nghiệm các trường hợp nghi ngờ.  Kết quả xét nghiệm ngày 28/7/2020 có 8 ca dương tính với vi rút SARS-CoV-2. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng tiếp tục điều tra dịch tễ, lập danh sách các trường hợp tiếp xúc gần, xử lý triệt để ổ dịch theo quy định không để lây lan. Số ca bình phục trong 24h qua: 4 ca. Số ca tử vong: 0. Số ca tiến triển tốt:  Số ca âm tính lần 1 với SARS-CoV-2: 9 ca. Số ca âm tính lần 2 trở lên với SARS-CoV-2: 3 ca. Số ca nặng: 2. Số người cách ly: 16.248. Cách ly tập trung tại bệnh viện: 375. Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 12.996. Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 3.352. Số trường hợp mắc nhập cảnh được quản lý ngay: 276. Số trường hợp mắc được phát hiện tại cộng đồng: 170. Dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia, đến 9h ngày 28/7 thế giới ghi nhận hơn 16,8 triệu ca mắc, hơn 660.000 người tử vong. Diễn biến dịch bệnh cực đoan, đáng lo ngại một số khu vực trên thế giới xuất hiện các đợt bùng phát dịch thứ hai, thứ ba. Tại khu vực Đông Nam Á, Indonesia vẫn là nước có số ca mắc cao. Việt Nam, Lào, Campuchia và Đông Timor là các nước trong khu vực Đông Nam Á chưa ghi nhận ca tử vong do COVID-19. Tại Việt Nam, trong những ngày qua, dịch bệnh đã có diễn biến phức tạp tại TP. Đà Nẵng, Quảng Nam, đã ghi nhận gần 20 ca nhiễm bệnh mới trong cộng đồng, trong đó có cả nhân viên y tế song chưa tìm được nguồn lây. Đáng nói là chủng virus được ghi nhận có khả năng lây lan nhanh; nguy cơ lây lan dịch bệnh tại Bệnh viện đa khoa Đà Nẵng, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện chỉnh hình và phục hồi chức năng Đà Nẵng, các quận Hải Châu, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn thuộc TP Đà Nẵng là rất cao và xuất hiện nguy cơ lây lan dịch bệnh tại nhiều tỉnh, thành phố khác trên cả nước. Trước tình hình đó, từ 0h ngày 28/7 Đà Nẵng đã thực hiện giãn cách xã hội, Quảng Nam cũng đã dừng một số hoạt động để phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Hà Nội, TPHồ Chí Minh đã thực hiện khai báo y tế và lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 đối với người trở về từ Đà Nẵng, đồng thời hai địa phương này cũng khuyến cáo người dân thưc hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo khuyến cáo của ngành y tế. Đồng thời, khuyến cáo người dân tạm thời không đến các vùng có dịch để phòng bệnh. Các địa phương còn lại khác cũng đã tiến hành lập danh sách, rà soát giám sát và cách ly tại nhà với những trường hợp đến Đà Nẵng để ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh hiệu quả. Bộ Y tế chỉ đạo và tăng cường lực lượng, phương tiện, vật tư… hỗ trợ TP Đà Nẵng xét nghiệm nhanh, truy vết, điều trị các bệnh nhân, không để xảy ra trường hợp tử vong; lưu ý bảo đảm an toàn cho đội ngũ cán bộ y tế và các lực lượng chức năng, kể cả phóng viên tác nghiệp về phòng, chống dịch.... Về tình hình điều trị: Sáng ngày 29/7, Việt Nam ghi nhận thêm 8 ca mắc mới, đa số các bệnh nhân COVID-19 đang được điều trị tại các cơ sở y tế trong tình trạng ổn định. Có 2 trường hợp bệnh nhân phải thở máy đó là BN 416 và BN 418. Tuy nhiên, theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị sáng 29/7, BN 416 chạy ECMO sau 5 ngày các chỉ số đã cải thiện, khả năng bệnh nhân nay sẽ được cai ECMO trong những ngày tới. BN 418 tiền sử mắc nhiều bệnh nền như tăng huyết áp, đái tháo đường type 2, gặp biến chứng suy hô hấp, suy tim, tổn thương thận cấp, trường hợp này tiếp tục được theo dõi, chưa có chỉ định ECMO, tiếp tục được theo dõi sát sao. Hiện cả hai trường hợp bệnh nhân 416 và 418 đều đã hết sốt. Đeo khẩu trang vẫn là một trong những "vũ khí" lợi hại để phòng chống COVID-19 Khuyến cáo: Người dân đến TP Đà Nẵng và trở về địa phương trong khoảng thời gian từ ngày 8/7 đến nay thực hiện việc khai báo y tế điện tử, tự theo dõi sức khoẻ; đối với người đã đến các khu vực có nguy cơ cao bị cách ly, phong toả, hoặc có biểu hiện ho, sốt thì yêu cầu thực hiện ngay việc xét nghiệm. Đồng thời, cần kiểm tra các trường hợp có biểu hiện ho, sốt trong cộng đồng để kịp thời áp dụng biện pháp phòng, chống dịch phù hợp. Người dân tại TP. Đà Nẵng thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống COVID-19. Tại 6 quận Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ, Liên Chiểu cần thực hiện: Gia đình cách ly với gia đình, tổ dân phố cách ly với tổ dân phố, phường cách ly với phường, quận cách ly với quận, huyện; phân xưởng, nhà máy sản xuất phải bảo đảm khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn theo quy định. Yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa, dừng hoạt động và các trường hợp khẩn cấp khác; thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp; không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng. Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đề nghị người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới, tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ với "nhiệm vụ kép", vừa phát triển kinh tế, vừa phòng, chống dịch COVID-19, cương quyết không để dịch bệnh lây nhiễm trong cộng đồng, biên giới phải được kiểm soát tốt. Hồng Thiết  

Khẩn trương đẩy mạnh các biện pháp phòng và kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong cơ sở khám, chữa bệnh

TĐKT - Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống COVID-19 vừa ký công điện hỏa tốc về việc khẩn trương đẩy mạnh các biện pháp phòng và kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong cơ sở khám, chữa bệnh. Sau 99 ngày không có ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng, từ ngày 23/7 đến nay, các bệnh viện đã phát hiện nhiều ca bệnh COVID-19 mới, trong đó có nhân viên y tế và tất cả đều chưa xác định được nguồn lây. Trước diễn biến rất phức tạp, nguy hiểm của dịch COVID-19, đặc biệt tại TP Đà Nẵng, nhằm bảo đảm an toàn cho người bệnh, nhân viên y tế và cộng đồng, Ban Chỉ đạo quốc gia điện UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc bệnh viện, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan nghiêm túc khẩn trương rà soát, củng cố và thực hiện thật nghiêm các quy định về các biện pháp phòng và kiểm soát lây nhiễm dịch bệnh đã ban hành trong các cơ sở y tế; lập danh sách và theo dõi tất cả nhân viên y tế, người bệnh liên quan đến các thông báo khẩn của Bộ Y tế và những người có yếu tố dịch tễ. Đồng thời, tăng cường các biện pháp sàng lọc, chỉ định xét nghiệm sớm SARS-CoV-2 đối với người bệnh, nhân viên y tế có biểu hiện nghi ngờ, kể cả trường hợp có tiền sử dịch tễ chưa rõ ràng để phát hiện sớm ca bệnh, cách ly kịp thời, tuyệt đối không để tình trạng phát hiện muộn ca bệnh. Triển khai áp dụng đánh giá mức độ an toàn phòng, chống dịch theo Quyết định số 3088/QĐ-BYT ngày 16/7/2020 về việc ban hành “Bộ Tiêu chí Bệnh viện an toàn phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp”, báo cáo đầy đủ theo hướng dẫn của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh. Rà soát, phát hiện toàn bộ các nguy cơ thiếu an toàn phòng, chống dịch của bệnh viện và khẩn trương khắc phục các vấn đề tồn tại ngay sau khi đánh giá. Ban Chỉ đạo quốc gia giao Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Thanh tra Bộ, Sở Y tế trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các cơ sở y tế trực thuộc thực hiện nghiêm Công điện này, báo cáo lãnh đạo Bộ Y tế, UBND tỉnh, thành phố xem xét tạm dừng hoạt động các bệnh viện nếu xếp loại “không an toàn”. Ban Chỉ đạo quốc gia đề nghị Trưởng Ban Chỉ đạo các tỉnh, thành phố, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Thanh tra Bộ, Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc các bệnh viện và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chỉ đạo các đơn vị và khẩn trương triển khai thực hiện. Thủ trưởng các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoàn toàn phải chịu trách nhiệm nếu không triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phân công phụ trách. Hồng Thiết  

Thêm 11 ca mắc COVID-19

TĐKT - Bản tin lúc 18h của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng, chống dịch COVID-19 cho biết đã ghi nhận 11 ca mắc COVID-19 có liên quan đến Bệnh viện Đà Nẵng, trong đó có 4 nhân viên y tế. Việt Nam hiện có 431 ca bệnh. Các bệnh nhân có độ tuổi từ 24 - 70, trong đó có 7 bệnh nhân đang điều trị tại các Khoa (Tim mạch, Hồi sức tích cực chống độc, Y học nhiệt đới, Nội thận -  Nội tiết) và 4 nhân viên y tế của Bệnh viện Đà Nẵng. Sau khi được phong tỏa ngày 26/7, Bệnh viện Đà Nẵng đã lấy mẫu bệnh phẩm gửi Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Đà Nẵng, kết quả xét nghiệm ngày 27/7 có 11 mẫu dương tính với SARS-CoV-2. CA BỆNH 421 (BN421): Bệnh nhân nam, 26 tuổi, địa chỉ tại phường Tam Thuận, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng, nhân viên Khoa Mắt Bệnh viện Đà Nẵng. CA BỆNH 422 (BN422): Bệnh nhân nam, 63 tuổi, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng. CA BỆNH 423 (BN423): Bệnh nhân nữ, 41 tuổi, nhân viên Khoa Hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện Đà Nẵng. CA BỆNH 424 (BN424): Bệnh nhân nữ, 58 tuổi, nhân viên Khoa Hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện Đà Nẵng. CA BỆNH 425 (BN425): Bệnh nhân nữ, 24 tuổi, nhân viên Khoa Hồi sức tích cực chống độc Bệnh viện Đà Nẵng. CA BỆNH 426 (BN426): Bệnh nhân nữ, 62 tuổi, bệnh nhân khoa Nội thận - Nội tiết, Bệnh viện Đà Nẵng. CA BỆNH 427 (BN427): Bệnh nhân nam, 45 tuổi, bệnh nhân khoa Nội thận - Nội tiết, Bệnh viện Đà Nẵng. CA BỆNH 428 (BN428): Bệnh nhân nam,70 tuổi, bệnh nhân khoa Nội thận - Nội tiết, Bệnh viện Đà Nẵng. CA BỆNH 429 (BN429): Bệnh nhân nữ, 53 tuổi, bệnh nhân khoa Nội thận - Nội tiết, Bệnh viện Đà Nẵng. CA BỆNH 430 (BN430): Bệnh nhân nữ, 33 tuổi, bệnh nhân khoa Nội thận - Nội tiết, Bệnh viện Đà Nẵng. CA BỆNH 431 (BN431): Bệnh nhân nam, 55 tuổi, bệnh nhân Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đà Nẵng. Hiện các bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng. Tính đến 18h ngày 27/7: Việt Nam có tổng cộng 431 ca mắc COVID-19, trong đó 276 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay.           Tính từ 6h đến 18h ngày 27/7: 11 ca mắc mới.           Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 11.954, trong đó: Cách ly tập trung tại bệnh viện: 232. Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 10.922. Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 800 Tình hình điều trị: Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, đến thời điểm này đã có 365/420 ca bệnh COVID-19 của nước ta được công bố khỏi bệnh, chiếm 84,7% tổng số ca bệnh. Riêng đối với bệnh nhân người nước ngoài, đến nay có 50 bệnh nhân mang quốc tịch nước ngoài đều đã được Việt Nam điều trị khỏi. Không có trường hợp bệnh nhân COVID-19 nặng nào tử vong cho đến thời điểm này. Tính đến chiều ngày 27/7, trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị, theo dõi sức khỏe tại các cơ sở y tế, hiện có 8 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính từ 1 - 2 lần với virus SARS-CoV-2. Hiện còn 58 bệnh nhân dương tính với virus gây COVID-19. Trong các bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở y tế hiện nay, đa số đều có sức khỏe ổn định. Hiện Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 đang điều trị 6 ca bệnh, tại Bệnh viện Đa khoa Bà Rịa - Vũng Tàu điều trị 16 ca bệnh, đây là cơ sở y tế điều trị nhiều bệnh nhân nhất đến thời điểm này; Trung tâm y tế huyện Bình Sơn - Quảng Ngãi điều trị 1 ca bệnh; Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bạc Liêu 3 ca; Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau điều trị 1 ca; Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định điều trị 7 ca; Phòng khám Đa khoa khu vực Cầu Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình điều trị 11 ca; Bệnh viện Nhiệt đới Hải Dương điều trị 1 ca; Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình điều trị 4 ca bệnh... Trung tâm Y tế huyện Phú Quốc điều trị 1 ca bệnh, Bệnh viện Thành phố Đà Nẵng điều trị 13 ca bệnh; Trung tâm Y tế Bình Sơn- Quảng Ngãi điều trị 01 ca bệnh; Bệnh viện C Đà Nẵng điều trị 1 ca bệnh. La Giang  

Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội kỷ niệm 73 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

TĐKT - Trong không khí cả nước hướng đến kỷ niệm 73 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2020), ngày 27/7/2020, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm nhằm tri ân các anh hùng liệt sĩ, các thương bệnh binh, gia đình chính sách, các Bà mẹ Việt Nam anh hùng... thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. GS.TS. Nguyễn Công Nghiệp, Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng nhà trường phát biểu tại buổi Lễ Dự buổi Lễ, đại diện Ban Giám hiệu nhà trường có GS.TS. Nguyễn Công Nghiệp, Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng; PGS.TS. Đỗ Minh Cương, nguyên Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng cùng Ban lãnh đạo Hội Cựu chiến sĩ lực lượng vũ trang, Khoa Giáo dục Quốc phòng và An ninh, Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ cùng các cán bộ, giảng viên là thương bệnh binh, thân nhân liệt sĩ, các cán bộ, cựu chiến sĩ bị nhiễm chất độc màu da cam và đại diện lãnh đạo các Khoa, đơn vị, phòng, ban chức năng trong toàn trường. Trong không khí trang nghiêm, toàn thể cán bộ, giảng viên cùng các thương, bệnh binh và thân nhân các liệt sĩ đã dành một phút mặc niệm tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc và thành kính nghiêng mình tưởng nhớ, biết ơn sâu sắc đối với các bậc tiền nhân, những anh hùng liệt sĩ yêu nước đã hy sinh anh dũng cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Đại tá Trần Văn Phúc, Trưởng ban Hội Cựu chiến sĩ lực lượng vũ trang của nhà trường phát biểu tại buổi Lễ Mở đầu buổi Lễ, Đại tá Trần Văn Phúc, Trưởng ban Hội Cựu chiến sĩ lực lượng vũ trang của nhà trường gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc đến Ban Giám hiệu, các đơn vị chức năng trong nhà trường đã luôn giúp đỡ, động viên Hội trong nhiều hoạt động đền ơn, đáp nghĩa cũng như trong công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên, học viên từ khi thành lập trường cho đến nay. Đại tá Trần Văn Phúc chia sẻ, trong hơn 70 năm qua, công tác thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng đạt được những thành tựu nổi bật, từ công tác thể chế, chính sách, phát triển sâu rộng các phong trào chăm sóc thương binh, bệnh binh cho đến công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt syĩ. Theo thống kê, toàn quốc đã xác nhận khoảng 9 triệu người có công và 95,75% người có công đã được hưởng đầy đủ chế độ theo quy định. Tại buổi Lễ, Đại tá Trần Văn Phúc cũng cho biết, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội hiện có một số cán bộ, chiến sĩ sau thời gian cầm súng chiến đấu để giành lại độc lập cho Tổ Quốc, tự do của dân tộc thì nay đã và đang trở thành những thầy giáo, cô giáo, mang trí tuệ, công sức và kinh nghiệm sống để truyền dạy cho các thế hệ trẻ, sinh viên của nhà trường hiểu được giá trị đích thực của cuộc sống cũng như giúp đỡ các thế hệ trẻ rèn luyện, tu dưỡng nhân cách trở thành công dân có ích cho xã hội. Ngoài ra, hàng năm, nhà trường cũng tổ chức tặng quà cho các thương, bệnh binh và con, em của gia đình liệt sĩ đang học tập và làm việc tại trường. Đại diện cho Ban Giám hiệu nhà trường phát biểu tại buổi Lễ kỷ niệm, GS.TS. Nguyễn Công Nghiệp, Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đối với các gia đình thương, bệnh binh, liệt sĩ đã hy sinh xương máu cho độc lập tự do của Tổ quốc. Đồng thời, GS.TS. Nguyễn Công Nghiệp cũng nhấn mạnh, Nhà trường sẽ tạo điều kiện tốt nhất để các đồng chí cán bộ, giảng viên là thương, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ yên tâm công tác, cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo của đất nước, đồng thời khích lệ các đồng chí luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, xứng đáng với sự hy sinh của cha ông vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Nhằm giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên, học viên, các cán bộ, giảng viên trẻ, GS.TS. Nguyễn Công Nghiệp cũng đề nghị Hội cựu chiến sĩ lực lượng vũ trang phối hợp với Khoa Giáo dục Quốc phòng và An ninh, Đoàn Thanh niên – Hội sinh viên nhà trường tổ chức những chương trình sinh hoạt, tọa đàm mang tính giáo dục chính trị tư tưởng truyền thống, gần gũi để cùng nhau chia sẻ, ôn lại những câu chuyện về thời chiến tranh khốc liệt, công cuộc giành lại độc lập, tự do cho dân tộc, giúp các thế hệ trẻ hiểu được truyền thống dựng nước, giữ nước của ông cha ta, tiếp tục phấn đấu, luyện rèn, bảo vệ và xây dựng nước Việt Nam giàu đẹp, sánh vai với các cường quốc trên thế giới. Sinh viên Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì độc lập dân tộc và tự do của Tổ quốc Phát huy đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", đền ơn đáp nghĩa của dân tộc. Thầy và trò Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đã có những hoạt động ý nghĩa thiết thực kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7, thể hiện sự tri ân và biết ơn sâu sắc đối với các đồng chí thương binh, bệnh binh, liệt sĩ và gia đình có công với cách mạng. Qua đó góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng, nâng cao ý thức trách nhiệm của các cán bộ, giảng viên và đặc biệt là thế hệ trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay. Đại diện Ban Giám hiệu cùng đại diện lãnh đạo các đơn vị chức năng của nhà trường chụp ảnh lưu niệm với các cán bộ, giảng viên là thương, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ đang công tác tại trường Cuối buổi Lễ, đại diện Ban Giám hiệu nhà trường đã trao những phần quà ý nghĩa cho các thương, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ đã và đang công tác tại trường với mong muốn đội ngũ những người có công với cách mạng sẽ tiếp tục phát huy tinh thần kiên cường, bất khuất của “Bộ đội cụ Hồ”, cống hiến sức lực, trí tuệ, nêu những tấm gương sáng trong lao động sản xuất, công tác, chiến đấu, học tập, góp phần bảo vệ và xây dựng Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội nói riêng và quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp nói chung.                                                                       Tin: Thu Hương                                                                       Ảnh: Việt Anh

Trang