Ngành Y vẫn sẽ nặng gánh sau khi TP Hồ Chí Minh hết giãn cách
TĐKT - Ngày 26/9, đoàn công tác của Bộ Y tế do Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Bộ phận Thường trực đặc biệt của Bộ Y tế hỗ trợ phòng, chống dịch COVID-19 tại TP Hồ Chí Minh dẫn đầu đã có buổi kiểm tra, làm việc tại Trung tâm Hồi sức tích cực (HSTC) người bệnh COVID-19 thuộc Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh. Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn dẫn đầu Đoàn Công tác của Bộ Y tế thăm, kiểm tra tại Trung tâm HSTC người bệnh COVID-19 của Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh. Báo cáo tại buổi làm việc, PGS.TS Lê Minh Khôi - Phó Giám đốc Trung tâm cho biết: Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 thuộc Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh (đặt tại Bệnh viện Quốc tế City) kể từ ngày đi vào hoạt động cho đến nay đã tiếp nhận và điều trị cho hơn 500 bệnh nhân COVID-19 nặng, trong đó có nhiều ca nặng phải đặt máy thở xâm lấn, thở máy oxy liều cao HFNC và đặt nội khí quản. Rất nhiều trường hợp người bệnh nặng được cứu sống ngoạn mục và xuất viện. Đó là động lực để đội ngũ y, bác sĩ, nhân viên y tế, tình nguyện viên tiếp tục cống hiến và làm việc hết mình không quản ngày đêm. Cũng theo PGS.TS Lê Minh Khôi, với sự nỗ lực của đội ngũ y, bác sĩ và các tình nguyện viên của Trung tâm, tính đến nay đã có hơn 200 trường hợp được xuất viện, trong đó hơn 100 bệnh nhân thở oxy lưu lượng cao (HFNC) được trở về bên gia đình. Hiện tại, số bệnh nhân đang được điều trị COVID-19 là gần 200 người. Để làm được điều này, ngay từ khi thành lập Trung tâm, đội ngũ nhân lực đã được chú trọng. Hơn 600 bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế và các tình nguyện viên đã được điều động, cùng đồng lòng, đồng sức làm việc tại đây. Các y, bác sĩ, nhân viên y tế chia ca kip, thay phiên làm việc ngày đêm. Máy móc, trang thiết bị tại trung tâm được Bộ Y tế cung cấp. Ngoài ra, bệnh viện còn đầu tư và huy động nguồn lực xã hội để chuyển đến những máy móc hiện đại như máy thở, máy oxy liều cao, máy lọc máu, máy ép tim, máy siêu âm, bình oxy... đảm bảo trong công tác điều trị. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đánh giá rất cao tinh thần quyết chiến, quyết thắng của các y, bác sĩ, tình nguyện viên tại Trung tâm HSTC người bệnh COVID-19 của Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh đã kịp thời thần tốc xây dựng Trung tâm HSTC, bố trí đảm bảo nhân lực trong một thời gian ngắn để đi vào vận hành và kịp thời cứu chữa hàng trăm bệnh nhân nặng từ tuyến dưới chuyển lên. Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh, đây là một trong những Trung tâm HSTC bệnh nhân COVID-19 nặng của tuyến Trung ương do Bộ Y tế thiết lập. Với sự nỗ lực vượt bậc của đội ngũ y, bác sĩ, nhân viên y tế và các tình nguyện viên, Trung tâm đã làm rất tốt nhiệm vụ của mình. Chúng ta đã làm tốt rồi thì làm tốt hơn nữa, để mang lại những hy vọng cho cuộc đời của các bệnh nhân, giúp họ sớm trở về đoàn tụ với gia đình. Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, sau ngày 30/9, TP Hồ Chí Minh sẽ có kế hoạch đảm bảo sự an toàn, linh hoạt, hiệu quả trong phòng, chống dịch. Về trước mắt, ngành y tế sẽ phải tái cơ cấu lại hệ thống các trung tâm hồi sức, bệnh viện dã chiến theo tình hình chung trong công tác phòng, chống dịch của TP Hồ Chí Minh. Ngành Y tế sẽ phải tính toán kỹ bệnh viện nào có thể “rút quân” và trên tinh thần hỗ trợ từ các bệnh viện địa phương, trung ương có thể sẽ rút từ từ và trong quá trình rút phải chuyển giao cho các bệnh viện của thành phố. “Chắc chắn các bệnh viện tầm cao của thành phố sẽ là những đơn vị chủ yếu tiếp nhận chuyển giao từ các bệnh viện tuyến trung ương. Tuy nhiên, tôi cũng phải khẳng định một điều là khi mở cửa để phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa… thì y tế vẫn là ngành nặng gánh nhất. Do đó, về mặt y tế cần phải làm rất kỹ, để làm sao có một khoảng thời gian gối đầu.” - Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh. Nhóm truyền thông y tế tại TP Hồ Chí MinhChính trị - Xã hội
Khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung
Khi cán bộ thực hiện thí điểm mà kết quả không đạt hoặc chỉ đạt được một phần mục tiêu đề ra hoặc gặp rủi ro, xảy ra thiệt hại… nếu thực hiện đúng chủ trương, có động cơ trong sáng, vì lợi ích chung thì được xem xét miễn hoặc giảm nhẹ trách nhiệm. Biểu quyết thông qua Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII. (Ảnh: HH) Ngày 22/9/2021, thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã ký ban hành Kết luận số 14-KL/TW về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung. Kết luận nêu rõ: Để thực hiện thành công đường lối đổi mới và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, khơi dậy tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, cần đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, có bản lĩnh chính trị, trí tuệ, gương mẫu, quyết tâm đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, sẵn sàng đương đầu với khó khăn, thử thách, luôn nỗ lực hành động vì lợi ích chung. Bộ Chính trị yêu cầu nâng cao nhận thức, tăng cường trách nhiệm của cấp uỷ, tổ chức đảng, nhất là người đứng đầu, tạo sự thống nhất cao trong toàn Đảng và đồng thuận trong xã hội về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung; khơi dậy mạnh mẽ ý thức trách nhiệm, khát vọng cống hiến, tinh thần đổi mới, hết lòng, hết sức vì nhân dân phục vụ của đội ngũ cán bộ. Trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, xuất phát từ yêu cầu, đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn, khuyến khích cán bộ có tư duy sáng tạo, cách làm đột phá, tháo gỡ, giải quyết những điểm nghẽn, nút thắt trong cơ chế, chính sách, tập trung vào những vấn đề chưa được quy định hoặc đã có quy định nhưng không phù hợp với thực tiễn, mang lại giá trị, hiệu quả thiết thực, tạo được chuyển biến mạnh mẽ, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung. Đề xuất đổi mới, sáng tạo của cán bộ phải báo cáo với người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền, cơ quan, đơn vị nơi công tác; được cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định cho thực hiện hoặc thực hiện thí điểm, bảo đảm không trái với Hiến pháp và Điều lệ Đảng. Các cấp uỷ, tổ chức đảng, người đứng đầu, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị quan tâm hỗ trợ nguồn lực, tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ triển khai thực hiện. Bộ Chính trị yêu cầu các cấp uỷ, tổ chức đảng thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện thí điểm các đề xuất đổi mới, sáng tạo. Chủ động phát hiện những vấn đề nảy sinh, kịp thời động viên, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc hoặc xem xét, điều chỉnh, có quyết định phù hợp với tình hình thực tế. Phát hiện sớm và kịp thời uốn nắn, chấn chỉnh sai sót, vi phạm. Khi cán bộ thực hiện thí điểm mà kết quả không đạt hoặc chỉ đạt được một phần mục tiêu đề ra hoặc gặp rủi ro, xảy ra thiệt hại thì cấp có thẩm quyền phải kịp thời xác định rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan, đánh giá công tâm để xem xét, xử lý phù hợp, nếu thực hiện đúng chủ trương, có động cơ trong sáng, vì lợi ích chung thì được xem xét miễn hoặc giảm nhẹ trách nhiệm. Xử lý nghiêm việc lợi dụng chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ để thực hiện hoặc bao che hành vi vụ lợi, tham nhũng, tiêu cực, vi phạm kỷ luật của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Định kỳ sơ kết, tổng kết, đẩy mạnh tuyên truyền, nhân rộng những mô hình, giải pháp thí điểm, đổi mới, sáng tạo có hiệu quả; kịp thời xem xét, nghiên cứu để thể chế hoá thành quy định pháp luật, tạo cơ sở pháp lý để nhân rộng các mô hình, giải pháp đó. Đồng thời biểu dương, khen thưởng xứng đáng; ưu tiên bố trí, sử dụng cán bộ có tư duy đổi mới, cách làm đột phá, sáng tạo, hiệu quả cao. Xem toàn văn Kết luận tại đây Theo dangcongsan.vnNỗ lực giành giật sự sống, hồi sinh nhịp đập, hơi thở cho bệnh nhân
TĐKT - Bên trong các Trung tâm Hồi sức tích cực điều trị bệnh nhân COVID-19, chưa bao giờ ranh giới giữa sự sống và cái chết lại mong manh đến vậy. Các bác sĩ tại đây luôn nỗ lực từng khoảnh khắc để giành giật sự sống, hồi sinh nhịp đập và hơi thở cho bệnh nhân, giúp họ thoát khỏi lưỡi hái tử thần. Khoảnh khắc nghẹt thở khi ép tim cho bệnh nhân cấp cứu Bên trong nhà N4, một trong những khu điều trị hồi sức tích cực cho người bệnh COVID-19 nguy kịch của Trung tâm hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 thuộc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đặt tại Bệnh viện Dã chiến số 13 (xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh, âm thanh thiết bị đo chỉ số sinh tồn của bệnh nhân xen kẽ tiếng bộ đàm vang khắp khu nhà. Đó là mệnh lệnh tập hợp nhân sự của bác sĩ phụ trách khu điều trị được kết nối liên tục để kịp thời xử lý mọi tình huống nhanh nhất. Cận cảnh ca ép tim giành giật sự sống cho bệnh nhân COVID-19 chuyển biến nguy kịch “Alo, alo, hỗ trợ cấp cứu bệnh nhân nguy kịch…”, trong nháy mắt, 2 nhóm bác sĩ tập trung quanh 2 giường bệnh ở một góc giữa khu nhà N4. Đó là 2 bệnh nhân nằm tại giường G43 và G46 đang diễn biến rất nguy kịch. Trên màn hình, chiếc máy hiện các chỉ số nhịp tim, SPO2, đường mạch… cũng bắt đầu “đi ngang”. Giọng bác sĩ Nguyễn Thị Mỹ Hạnh - Trung tâm Gây mê Hồi sức (Bệnh viện Việt Đức) vang lên rành rọt: “Chuẩn bị ép tim…”. Không khí căng thẳng đến nghẹt thở, cả bác sĩ có mặt, mỗi người một vai trò, trong phút chốc, những chỉ số mạch, SPO2, huyết áp… chuyển từ màu đỏ, thành vàng và xanh… Tất cả thở phào nhẹ nhõm. BS Nguyễn Thị Mỹ Hạnh không giấu được niềm hạnh phúc khi sự sống hồi sinh Những giọt mồ hôi hiện rõ đằng sau những tấm chắn giọt bắn, BS Nguyễn Thị Mỹ Hạnh và đồng đội không giấu được nụ cười hạnh phúc. BS Nguyễn Thị Mỹ Hạnh chia sẻ, bệnh nhân giường G43 còn rất trẻ, bị COVID-19 trên nền viêm cơ tim cấp, mới nhập viện được một hôm. Khi nhập viện, bệnh nhân vẫn đáp ứng với thở oxy dòng cao HFNC nhưng đến hôm nay diễn biến rất nhanh. Trước khi cấp cứu khoảng 30 phút, bệnh nhân khó thở. Các y, bác sĩ đã nỗ lực thở máy không xâm nhập nhưng không đáp ứng nên lại phải quyết định đặt ống thở sớm cho bệnh nhân. BS Hạnh giải thích thêm, trên những tổn thương phổi, tim nặng thì việc ép tim sẽ không được hiệu quả cao nhưng bệnh nhân ở giường G43 vừa mới tổn thương, trẻ tuổi nên vẫn còn cơ hội. Hơn nữa, bệnh nhân G43 chưa phải dừng tim, mà tim bắt đầu đập yếu. Thời điểm đó, ép tim mang tính chất hỗ trợ nên sẽ có tác dụng tốt. Với bệnh nhân này, nếu không ép thì tim bệnh nhân sẽ đập kém đi và sẽ ngừng, mà khi đã ngừng thì cơ hội để tim đập tiếp rất thấp. Được biết, bệnh nhân tại giường G46 điều trị ở đây đã được hơn 10 ngày, tình trạng viêm phổi nặng tăng lên. Do tổn thương phổi cũng đang trên đà xấu đi nên các bác sĩ đã cấp cứu thở, bệnh nhân rất hợp tác nhưng do tổn thương phổi rất nặng nên đáp ứng kém. Căng mắt dõi theo hơn 50 máy đo chỉ số sinh tồn Trung tâm hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 của BV Việt Đức có 5 khu nhà điều trị là N4, N5, N6, N7, N8 tương ứng với khu điều trị bệnh nhân nguy kịch, nặng đến nhẹ và đủ điều kiện xuất viện. Bên trong nhà N4 của Trung tâm này có hơn 50 giường bệnh, được chia thành 2 dãy, xếp lần lượt ở hai bên tường của khu điều trị, bên cạnh được gắn chặt các thiết bị trợ thở, cùng âm thanh phát ra không có điểm nghỉ. Kíp trực hôm nay của BS Nguyễn Thị Mỹ Hạnh có gần 10 thành viên, bao gồm cả điều dưỡng viên. Tất cả đều căng mắt dõi theo các chỉ số hiện trên màn hình hệ thống máy đo chỉ số sinh tồn, máy thở HFNC hoặc ECMO (tim phổi nhân tạo). Bác sĩ Hạnh vẫn nhớ như in những khoảnh khắc của các bệnh nhân, rồi khi họ trở nặng, các diễn biến nguy kịch, tất cả đồng đội đều căng mình, vất vả không ngại nguy hiểm, họ đều phải huy động mọi kỹ năng, kiến thức để tập trung truy tìm nguyên nhân, xem bệnh nhân đang gặp vấn đề gì để xử trí một cách tối ưu nhất, nhanh nhất. Khi có tia hi vọng, sự may mắn là đã nội khí quản thành công và tình trạng bệnh nhân tạm ổn định thì cả đồng đội lại thở phào nhẹ nhõm. Cũng bởi lẽ đó mà bệnh nhân tạm thời ổn định, coi như đã qua được cơn nguy kịch ban đầu. BS Nguyễn Thị Mỹ Hạnh vào TP Hồ Chí Minh chống dịch từ đầu tháng 8/2021. Gần 50 ngày lăn lộn trong khu điều trị bệnh nhân nguy kịch, BS Hạnh cùng đồng đội thường xuyên gặp những tình huống một vài ca bệnh cùng lúc trở nặng. Những ca bệnh nằm ở nhà N4 chủ yếu là những bệnh nhân thở oxy dòng cao HFNC, bệnh nhân chuyển nặng, có nhiều bệnh nền và diễn biến nhanh. Tất cả bệnh nhân đều có thể có nguy cơ nặng lên bất cứ lúc nào, nên “team” trực nào cũng phải trong tâm thế sẵn càng cấp cứu. Bảo Loan - Đức Duy (HT)Bổ nhiệm 4 nhân sự của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương
TĐKT - Chiều ngày 22/9, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương tổ chức lễ công bố các quyết định về công tác cán bộ. Theo đó, bổ nhiệm 4 nhân sự của 2 đơn vị thuộc Ban. Đồng chí Phạm Huy Giang, Bí thư Đảng ủy, Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương chủ trì buổi lễ. Đồng chí Phạm Huy Giang, Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương trao Quyết định và đồng chí Phạm Đức Toàn, Phó Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương tặng hoa các đồng chí được bổ nhiệm Cùng dự có đồng chí Phạm Đức Toàn, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Trưởng ban Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương; lãnh đạo các Vụ, đơn vị thuộc Ban. Đồng chí Đỗ Thúy Phượng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ công bố các Quyết định bổ nhiệm Tại buổi lễ, đồng chí Đỗ Thúy Phượng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ công bố các Quyết định bổ nhiệm của Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương. Cụ thể: Quyết định số 110/QĐ-BTĐKT ngày 17/09/2021 về việc bổ nhiệm có thời hạn ông Nguyễn Thế Huân, Phó Giám đốc Trung tâm Tin học giữ chức vụ Giám đốc Trung tâm Tin học, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Bộ Nội vụ; Quyết định số 111/QĐ-BTĐKT ngày 17/09/2021 về việc bổ nhiệm có thời hạn bà Ngô Thị Việt Hà, Chuyên viên chính Vụ II giữ chức vụ Phó Vụ trưởng Vụ II, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Bộ Nội vụ; Quyết định số 112/QĐ-BTĐKT ngày 17/9/2021 về việc bổ nhiệm có thời hạn ông Vũ Văn Sơn, Phó Trưởng phòng, Phòng Thông tin điện tử và cơ sở dữ liệu, Trung tâm Tin học giữ chức vụ Trưởng phòng, Phòng Thông tin điện tử và cơ sở dữ liệu, Trung tâm tin học, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Bộ Nội vụ; Quyết định số 113/QĐ-BTĐKT ngày 17/09/2021 về việc bổ nhiệm có thời hạn bà Nguyễn Thị Thu Hương, Chuyên viên Phòng Hành chính - Tổng hợp, Trung tâm Tin học giữ chức vụ Phó Trưởng phòng, Phòng Hành chính - Tổng hợp, Trung tâm Tin học, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Bộ Nội Vụ. Đồng chí Phạm Huy Giang, Bí thư Đảng ủy, Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương phát biểu tại buổi lễ Phát biểu giao nhiệm vụ, đồng chí Phạm Huy Giang, Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đề nghị lãnh đạo chủ chốt của các đơn vị thường xuyên quan tâm, giúp đỡ và hỗ trợ các đồng chí lãnh đạo mới; đồng thời, mong muốn các đồng chí vừa được bổ nhiệm tiếp tục nỗ lực rèn luyện, trau dồi kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, phát huy truyền thống tốt đẹp, xây dựng khối đoàn kết thống nhất trong cơ quan, đơn vị. Trưởng ban tin tưởng các đồng chí sẽ hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, góp phần vào thành công chung của đơn vị và của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương. Đồng chí Ngô Thị Việt Hà, Phó Vụ trưởng Vụ II phát biểu nhận nhiệm vụ Phát biểu nhận nhiệm vụ, đồng chí Ngô Thị Việt Hà, Phó Vụ trưởng Vụ II thay mặt các đồng chí được bổ nhiệm trân trọng cảm ơn tập thể Đảng ủy, lãnh đạo Ban, lãnh đạo các Vụ và khẳng định sẽ luôn nỗ lực phấn đấu, không ngừng học hỏi, nâng cao năng lực hơn nữa trong công tác, giữ vững phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Tố NhưTrường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội tổ chức tuần sinh hoạt công dân cho tân sinh viên K26
TĐKT - Thực hiện chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tổ chức “Tuần sinh hoạt công dânsinh viên” trong các trường đại học, cao đẳng năm học 2021 – 2022, ngày 17/9, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đã tổ chức “Tuần sinh hoạt công dân sinh viên” bằng hình thức trực tuyến phát trên 2 kênh: https://www.facebook.com/dhkinhdoanhvacongnghehanoi; và https://www.facebook.com/Doanthanhnien.Hubt TS. Lê Anh Sắc, Phó Trưởng phòng Quản lý Đào tạo phổ biến về Quy chế đào tạo của trường Tuần sinh hoạt công dân là hoạt động thường niên được tổ chức vào đầu năm học mới nhằm mục đích nâng cao nhận thức về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, hiểu rõ và vận dụng các quy chế, quy định đào tạo, rèn luyện của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhà trường; trang bị đầy đủ, kịp thời một số thông tin cơ bản và cần thiết về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và quốc tế. Đồng thời, giúp sinh viên hiểu rõ quyền lợi, nghĩa vụ, ý thức trách nhiệm của công dân, học sinh, sinh viên thông qua việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Thông qua buổi sinh hoạt giúp cho sinh viên hiểu thêm về trường, nắm chắc các quy chế, quy định về chương trình đào tạo, công tác sinh viên, chế độ chính sách, nhiệm vụ của người học nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo, rèn luyện và nhu cầu của xã hội. Hạnh TrầnTĐKT- Tại TP Hồ Chí Minh, các quận, huyện đang đẩy mạnh tiêm mũi 2 vaccine ngừa COVID-19, đồng thời bảo vệ các vùng xanh, thiết lập ấp, tổ dân phố an toàn. Các chốt chặn kiểm soát cũng được duy trì để bảo đảm thực hiện các quy định phòng, chống dịch.
Nỗ lực kiểm soát dịch bệnh
Tại TP Hồ Chí Minh, huyện Củ Chi, quận Phú Nhuận và TP Thủ Đức đều đạt 100% tỷ lệ tiêm chủng mũi 1. Các vùng xanh được duy trì. Người dân, lao động ở các khu vực này an tâm chờ thành phố trở lại trạng thái bình thường mới.
Anh Lê Văn Công và nhiều lao động ở phường 4 (quận Phú Nhuận) cho biết,phong trào phòng, chống dịch được phát động cả đến các công nhân ở những khu trọ. Việc tiêm vaccine được bao phủ rộng khắp, không phân biệt người tạm trú, thường trú nên lao động phấn khởi, tự tin hơn. Chỉ mong dịch bệnh nhanh được khống chế để trở lại lao động, sản xuất như bình thường.
Tiêm chủng an toàn tại Thủ Đức
Tiếp đó, UBND huyện Củ Chi cũng thông tin, ngoài 100% tỷ lệ người trên 18 tuổi đã tiêm vaccine mũi 1 thì đã có đến 30,37 % người đã được tiêm mũi 2 (tính đến hết ngày 19/9). Chủ tịch UBND huyện Củ Chi Phạm Thị Thanh Hiền đánh giá: Việc tiêm vaccine là giải pháp quan trọng trong cuộc phòng, chống COVID-19. Địa phương đã phối hợp nhiều lực lượng với nhau đến từng ngõ gõ từng nhà kêu gọi tiêm chủng, lý giải thấu đáo cho mọi người hiểu về tác dụng của tiêm cũng như các quy định phòng dịch. Ban đầu một số người cũng chần chừ nhưng trước diễn biến căng thẳng của dịch bệnh ai cũng chuyển hướng đồng ý tiêm. Mục tiêu đến 30/9, có 50% người dân từ trên 18 tuổi được tiêm mũi 2.
Để người nhiễm COVID-19 được chăm sóc tốt nhất, Củ Chi vận động họ vào các khu thu dung tập trung nên chỉ có gần 10 F0 tại nhà. Đối với bệnh nhân có dấu hiệu chuyển nặng đã có Bệnh viện Dã chiến điều trị bệnh nhân COVID-19 Củ Chi số 01 tiếp nhận điều trị theo đúng hướng dẫn chuyên môn của Sở Y tế.
Theo đó, TP Thủ Đức cũng đã tiến hành tiêm vaccine mũi 2 cho trên 30% người. Đặc biệt, tất cả F0 tại nhà và các khu thu dung tập trung đã được phát túi thuốc đầy đủ. Các trường hợp sử dụng được lực lượng y tế hướng dẫn, theo dõi, tư vấn sức khỏe thường xuyên. Đến nay, đánh giá có tiến triển tốt, chưa ghi nhận bất thường; các suất ăn được cải thiện về chất lượng và giờ giấc cấp phát hằng ngày.
TP Thủ Đức duy trì đường dây nóng các phường để tiếp nhận thông tin người dân về hỗ trợ y tế trong thời gian triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch. Qua theo dõi, kiểm tra cho thấy các đường dây nóng được mở thường xuyên, những trường hợp không tiếp nhận hoặc chậm giải quyết sẽ bị chấn chỉnh, nhắc nhở.
Duy trì vùng xanh
Theo đánh giá của TP Thủ Đức, năng lực thu dung điều trị cũng như hoạt động của các trạm y tế cả cố định và lưu động vẫn đảm bảo, hạn chế tối đã tình trạng chuyển nặng tại nhà.
Ngăn chặn diễn biến phức tạp trở lại của dịch bệnh, địa phương đã duy trì 938 vùng xanh, 319 vùng an toàn. Kêu gọi tình nguyện viên tham chốt chặn, bảo vệ và giữ gìn an toàn tuyệt đối vùng xanh, vùng an toàn đã được thiết lập. Đã có 3.726 người là tổ trưởng, tổ phó tổ dân phố, dân quân, lực lượng nòng cốt ở cơ sở, người dân tại địa bàn dân cư tham gia. Đặc biệt, trong đó có hơn 427 tình nguyện viên là người tại các khu nhà trọ, lao động mất việc.
Để bảo đảm thực phẩm thiết yếu, ngoài lực lượng “đi chợ hộ” cho người dân do Tổ hậu cần thuộc các phường thực hiện, Thủ Đức cũng đã kết nối cung cấp dịch vụ giao hàng với shipper thông qua nền tảng ứng dụng Grab để tăng cường khả năng phân phối hàng hóa; đồng thời thông tin các nhà cung ứng thực phẩm, danh sách nhà thuốc để phục vụ nhu cầu người dân.
Là cửa ngõ của TP Hồ Chí Minh, quyết không để dịch bệnh bùng trở lại, Củ Chi cũng đã bảo vệ tốt các vùng an toàn. Đến 19/9 chỉ còn có 1 xã thuộc vùng có nguy cơ cao (xã Trung An), 2 xã thuộc vùng có nguy cơ (xã Tân Thạnh Tây, xã Tân Thạnh Đông) còn lại 18 xã đã bình thường mới. Trong số 1.907 tổ dân phố chỉ còn 2 tổ thuộc vùng có nguy cơ rất cao (đỏ), 1 tổ thuộc vùng có nguy cơ cao (cam), 14 tổ thuộc vùng có nguy cơ (vàng), 45 tổ cận xanh và còn lại 1.845 tổ được đánh giá ở mức bình thường mới (xanh).
Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh, nếu tính trung bình toàn thành phố thì đến 20/9 đã bao phủ vaccine mũi 1 cho hơn 90% người trên 18 tuổi và hơn 20% mũi 2. Ngành Y tế tập trung quản lý và điều trị các ca F0 phát hiện tại cộng đồng và tăng cường hệ thống điều trị tại bệnh viện, đảm bảo việc điều trị tại các tầng 2,3 để hạn chế các ca tử vong. Triển khai xét nghiệm, phát hiện kịp thời và điều trị các ca mắc mới có nguy cơ cao.
La Giang
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn thăm và tặng quà cho các em nhỏ có người thân mất do Covid-19
TĐKT- Chiều 20/9, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn - Trưởng Bộ phận Thường trực đặc biệt của Bộ Y tế hỗ trợ phòng, chống dịch COVID-19 tại TP Hồ Chí Minh cùng đoàn công tác đã đến thăm, động viên và tặng quà cho các em nhỏ trên địa bàn Quận 8 nhân dịp Tết Trung thu. Đây là các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, có cha hoặc mẹ, người thân mất trong đợt dịch bệnh COVID-19 vừa qua. Thay mặt Bộ Y tế, Bộ phận Thường trực đặc biệt, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đã gửi lời chia buồn sâu sắc đến gia đình các em nhỏ có thân nhân qua đời. Đồng thời, động viên các em cùng người nhà sớm vượt qua đau thương để ổn định cuộc sống. Đoàn công tác của Bộ Y tế thăm và tặng quà tại UBND Quận 8, TP Hồ Chí Minh Bên cạnh đó, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cũng đề nghị chính quyền đoàn thể Quận 8 cùng các đơn vị liên quan phải nhanh chóng xây dựng kế hoạch chi tiết, để làm sao từng em có hoàn cảnh khó khăn phải được nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục tốt nhất để trở thành người có ích cho xã hội. Trung tâm H.O.P.E tại Trường Mầm non Sao Mai, Quận 5, TP Hồ Chí Minh nơi đang chăm sóc gần 50 bé sơ sinh có mẹ bị mắc Covid-19 đang điều trị tại Bệnh viện Hùng Vương (Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh) Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn bày tỏ mong muốn trong thời gian tới các cấp, các ngành và chính quyền địa phương cần quan tâm hơn nữa đến các trường hợp đặc biệt này, giúp cho các cháu được trở về với cuộc sống bình thường, hỗ trợ chu cấp và tạo điều kiện ổn định tâm lý, cho các cháu có được một cuộc sống bình yên, an lành và phát triển theo đúng mong muốn của xã hội. Đây là việc làm hết sức quan trọng và không chỉ ngành Y tế mà cả xã hội phải cùng chung tay quan tâm. Cũng trong chiều 20/9, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn và Đoàn Công tác Bộ phận Thường trực đặc biệt đã đến thăm và tặng quà Trung tâm H.O.P.E tại Trường Mầm non Sao Mai, Quận 5, TP Hồ Chí Minh. Đây là nơi đang chăm sóc gần 50 bé sơ sinh có mẹ bị mắc COVID-19 và đang điều trị tại Bệnh viện Hùng Vương (Quận 5, TP Hồ Chí Minh). Tại Trung tâm H.O.P.E Sau khi nghe báo cáo về tình hình tại Trung tâm, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đề nghị bệnh viện Hùng Vương và trung tâm HO.P.E phải tạo mọi điều kiện tốt nhất để chăm sóc cho các bé, đồng thời cảm ơn và động viên cán bộ, nhân viên y tế và đội ngũ tình nguyện viên đã tích cực tham gia chung tay cùng thành phố để chăm sóc cho các bé. Trong thời gian tới, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn bày tỏ mong muốn đội ngũ nnhân viên y tế, các tình nguyện viên tại trung tâm H.O.P.E sẽ tiếp tục cố gắng, đồng hành cùng TP Hồ Chí Minh đẩy lùi dịch bệnh, mang lại hy vọng cho các bé đúng như tên gọi của Trung tâm. Nhóm Truyền thông y tế tại TP Hồ Chí MinhTặng quà tri ân các y, bác sĩ tuyến đầu chống dịch Covid-19 tại quận Hà Đông
TĐKT-Ngày 18/9, Công ty Cổ phần Dược phẩm Vinapharma - Group phối hợp với Trung tâm Truyền thông Truyền hình Việt - Đức tổ chức trao tặng 375 suất quà làcác sản phẩm bảo vệ sức khỏe với tổng giá trị 402.375.000đ, tri ân lực lượng tuyến đầu chống dịch Covid-19 tại Trung tâm Y tế quận Hà Đông và các trạm y tế phường thuộc quận Hà Đông, TP Hà Nội. Bác sĩ Nguyễn Thị Diễm Hằng, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Thực phẩm Dinh dưỡng Hữu cơ Việt Nam trao quà cho các y, bác sĩ tuyến đầu chống dịch Covid-19 tại quận Hà Đông Bác sĩ Nguyễn Thị Diễm Hằng, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Thực phẩm Dinh dưỡng Hữu cơ Việt Nam, Thành viên của Công ty Cổ phần Dược phẩm Vinapharma - Group chia sẻ: “Với sứ mệnh mang đến những sản phẩm nâng cao chất lượng cuộc sống và đưa sản phẩm có chất lượng tốt, giá trị dinh dưỡng cao ra thị trường để phục vụ cho người Việt Nam; ngay từ khi bắt đầu xuất hiện các ca nhiễm Covid-19, ban lãnh đạo Công ty đã họp bàn và triển khai các chương trình vì cộng đồng. Trong đó, đặc biệt hơn cả là chuỗi hành trình “Tiếp sức cùng tuyến đầu chống dịch - Cảm ơn những chiến sĩ áo trắng” đưa tới các sản phẩm thanh lọc cơ thể, cải thiện sức khỏe cho đội ngũ y tế nói riêng và toàn bộ các chiến sĩ tuyến đầu chống dịch. Các món quà tri ân lần này của đoàn được gửi tặng với mong muốn gửi lời chúc sức khỏe tới các y, bác sĩ trong tuyến đầu chống dịch của quận Hà Đông”. Bác sĩ Trương Kỳ Phong, Giám đốc Trung tâm Y tế Hà Đông cho biết: “Tính tới thời điểm hiện tại, trên địa bàn quận, việc tiêm phủ vaccine toàn dân ít nhất 1 mũi cho người dân đủ tuổi và đủ điều kiện đã thực hiện lên tới 98,7%. Sự chung tay vào cuộc của cộng đồng, nhân dân, các doanh nghiệp, những tấm lòng nhân ái trong xã hội vừa là nguồn động viên vật chất cũng vừa là nguồn động viên tinh thần tốt nhất tới đội ngũ y tế của quận trong nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho người dân chống dịch”. Đoàn thiện nguyện đã đến 6 điểm y tế thuộc quận Hà Đông để trao các suất quà tri ân tới đội ngũ y tế trong hoạt động chống dịch và thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. Chương trình tuy diễn ra hết sức nhanh chóng và đảm bảo an toàn nhưng thực sự đã mang lại ý nghĩa tích cực, góp phần động viên những chiến sĩ áo trắng trên địa quận Hà Đông nói riêng và cả nước nói chung vững vàng, an tâm đẩy lùi dịch bệnh, sớm đi vào hoạt động trở lại. Mai ThảoTrao trực tiếp gần 500 ngàn túi an sinh tới người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh
TĐKT - Sau 3 tuần triển khai, Chương trình “Triệu túi an sinh” do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phát động đã trao 469.629 túi an sinh (bao gồm: 417.159 túi quà an sinh là lương thực và 52.470 túi thuốc an sinh) trực tiếp tới tay người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, với tổng trị giá hơn 112 tỷ đồng. Nhằm tiếp tục chăm lo, hỗ trợ người dân, người yếu thế có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, ngày 20/8/2021 Trung ương Đoàn đã triển khai chương trình “Triệu túi an sinh”. Ngoài việc gửi thư ngỏ kêu gọi cộng đồng ủng hộ chương trình, Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã chỉ đạo công tác vận động, điều phối nguồn lực hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; chỉ đạo các ban, đơn vị khối phong trào, Văn phòng và các đơn vị báo chí, sự nghiệp của Trung ương Đoàn phát huy vai trò, chức năng, nhiệm vụ và khối đối tượng phụ trách triển khai huy động các nguồn lực thực hiện chương trình, kêu gọi các tổ chức Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam, Hội đồng Đội Trung ương, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam triển khai Chương trình “Triệu túi an sinh”. Bên cạnh đó, các tỉnh, thành Đoàn đã tích cực vào cuộc triển khai chương trình. Theo đó, sau 3 tuần phát động (20/8 - 15/9/2021), đến nay các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đã cam kết ủng hộ: 560.635 túi an sinh (bao gồm 499.265 túi quà an sinh là lương thực và 61.370 túi thuốc an sinh). Tổng trị giá túi an sinh là 134.021.750.000 đồng. Số lượng túi an sinh đã trao tặng trực tiếp tới người dân là 469.629 (bao gồm: 417.159 túi quà an sinh là lương thực và 52.470 túi thuốc an sinh). Tổng trị giá túi an sinh đã trao tặng 112.160.250.000 đồng. Các tỉnh, thành đoàn, đoàn trực thuộc cũng đã huy động được 372.334 túi quà an sinh (339.767 túi quà an sinh là lương thực và 32.567 túi thuốc an sinh), đã trao tặng cho người dân 349.603 túi quà an sinh (320.936 túi quà an sinh là lương thực và 28.667 túi thuốc an sinh) và phối hợp với Trung ương Đoàn trao tặng cho người dân 51.134 túi quà an sinh (47.274 túi an sinh là lương thực và 3.860 túi thuốc an sinh). Trong đó, nhiều tỉnh, thành đã nỗ lực thực hiện chương trình với nhiều mô hình sáng tạo, hiệu quả, huy động và trao tặng được nhiều túi an sinh như: TP Hồ Chí Minh (70.000 túi), Bình Dương (48.910 túi), Hà Nội (40.620 túi)… Chương trình cũng huy động 64.000 thanh niên tình nguyện tham gia vận chuyển, trao tặng túi an sinh đến người dân. Các tình nguyện viên đã không quản mưa nắng, ngày đêm, trực tiếp mang quà trao kịp thời đến những người khó khăn, giúp họ ổn định cuộc sống. Trong thời gian sắp tới, các cấp bộ Đoàn tiếp tục vận động nguồn lực và kết nối, triển khai trao tặng hỗ trợ người dân và cập nhật kết quả hàng ngày trên form báo cáo kết quả chương trình. Thục AnhChủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gửi Thư tới thiếu niên, nhi đồng cả nước nhân dịp Tết Trung thu
TĐKT - Nhân dịp Tết Trung Thu năm 2021, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc có Thư gửi các cháu thiếu niên và nhi đồng cả nước. Trong Thư, Chủ tịch nước nêu rõ, Tết Trung thu cũng là dịp để mỗi gia đình, chính quyền và xã hội dành sự quan tâm đặc biệt đến các cháu, giúp các cháu nuôi dưỡng khát vọng, hoài bão tuổi thơ trong sáng, tươi đẹp. Dưới đây là nội dung Thư của Chủ tịch nước: Các cháu thiếu niên, nhi đồng yêu quý! Nhân ngày Tết Trung thu, Bác thân ái gửi đến các cháu thiếu niên, nhi đồng Việt Nam trong nước và ở nước ngoài, các cháu nước ngoài ở Việt Nam những tình cảm thương yêu nhất. Trung thu là Tết của thiếu nhi, là dịp mà các cháu được hoà vào không khí vui tươi đầm ấm, quây quần bên cha mẹ, ông bà, vui chơi phá cỗ, trông trăng. Tuy nhiên, ở một số địa phương trên cả nước, nhiều cháu đón Tết Trung thu trong khu cách ly hay đang cùng gia đình thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống đại dịch COVID-19. Bác rất xúc động khi nhiều cháu tuổi còn nhỏ nhưng đã trở thành những “chiến sĩ tí hon” dũng cảm, tự lập trong điều kiện xa gia đình để thực hiện cách ly; cha, mẹ, người thân phải tạm xa các cháu để thực hiện nhiệm vụ nơi tuyến đầu chống dịch. Bác cũng rất vui mừng và ngợi khen các cháu đã biết vượt qua khó khăn, chăm ngoan, đạt kết quả tốt trong học tập, xứng đáng với sự quan tâm, chăm sóc của gia đình và xã hội. Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Bác biểu dương sự cố gắng và những đóng góp của các cháu trong phát huy truyền thống vẻ vang của thiếu nhi Việt Nam. Các cháu yêu quý! Tết Trung thu cũng là dịp để mỗi gia đình, chính quyền và xã hội dành sự quan tâm đặc biệt đến các cháu, giúp các cháu nuôi dưỡng khát vọng, hoài bão tuổi thơ trong sáng, tươi đẹp. Bác mong mỗi cháu đều có cỗ Trung thu đầm ấm cùng những người thân yêu của mình và cũng tin tưởng rằng mỗi gia đình, các cấp, các ngành và toàn xã hội, bằng trách nhiệm, tình thương yêu, tiếp tục có nhiều hoạt động thiết thực hơn nữa, chăm lo cho các cháu trong ngày Tết Trung thu, quan tâm đặc biệt đối với các cháu nhỏ mồ côi, ưu tiên các cháu có hoàn cảnh khó khăn, các cháu bị tự kỷ, các cháu ở tận vùng sâu, vùng xa, bảo đảm an toàn cho các cháu bị ảnh hưởng của đại dịch; hỗ trợ phương tiện đồ dùng học tập, nhất là việc học trực tuyến, tạo những điều kiện thuận lợi để các cháu được học tập, sáng tạo, vui chơi bổ ích, góp phần thực hiện tốt chủ trương của Đảng, Nhà nước về chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Các cháu hãy luôn nuôi dưỡng tinh thần yêu nước, niềm tự hào, khát vọng, không ngừng tu dưỡng, rèn đức, luyện tài để góp phần xây dựng đất nước ta ngày càng giàu đẹp, phồn vinh như Bác Hồ kính yêu đã đặt niềm tin ở thiếu niên, nhi đồng Việt Nam: “Bác mong các cháu “cho ngoan”, Mai sau gìn giữ giang san Lạc - Hồng Sao cho nổi tiếng Tiên - Rồng Sao cho tỏ mặt nhi đồng Việt Nam” Bác gửi đến các cháu nhiều tình thương yêu, trìu mến. Chúc các cháu vui Tết Trung thu thật an toàn, vui khỏe! Thân ái, Nguyễn Xuân PhúcTrang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 81
- 82
- 83
- 84
- 85
- …
- sau ›
- cuối cùng »