BHXH tự nguyện, gia hạn thẻ BHYT qua ứng dụng trực tuyến của ngân hàng
TĐKT- Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, việc đóng tiếp tiền tham gia BHXH tự nguyện hoặc đóng tiền gia hạn thẻ BHYT hộ gia đình trực tuyến sẽ hết sức cần thiết, giúp người dân không cần đến cơ quan BHXH hay các đại lý thu BHXH, BHYT mà vẫn có thể đảm bảo quyền lợi tham gia BHXH tự nguyện, thẻ BHYT một cách nhanh, chóng tiện lợi ngay trên điện thoại thông minh của mình. Hiện nay, BHXH Việt Nam đã kết hợp với một số ngân hàng như: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) để người tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình có thể thực hiện các giao dịch này ngay trên ứng dụng trực tuyến của các ngân hàng một cách thuận tiện, nhanh chóng. BHXH Việt Nam hướng dẫn người dân cáchđóng tiếp tiền tham gia BHXHtự nguyện, đóng tiền gia hạn thẻ BHYT hộ gia đình trên ứng dụng trực tuyến của 3 ngân hàng này như sau: Trên ứng dụng VCB Digibank của Vietcombank: Bước 1: Đăng nhập vào ứng dụng VCB Digibank trên điện thoại. Tại màn hình chính, chọn Ngân sách nhà nước, sau đó chọn Bảo hiểm xã hội. Bước 2:ChọnThông tin địa phương, sau đó lựa chọn loại hình Nộp cho khách hàng cá nhân. Tiếp tục chọn hình thức thu BHXH tự nguyện hoặc Gia hạn thẻ BHYT, sau đó nhập số sổ BHXH/số thẻ BHYT rồi nhấnTiếp tục. Lưu ý: Đối với hình thức Gia hạn thẻ BHYT, người tham gia có thể chọn số tháng gia hạn thẻ là 3, 6, 12 tháng. Bước 3: Kiểm tra lại thông tin nộp “BHXH tự nguyện” hoặc “Gia hạn thẻ BHYT” ở màn hình xác nhận thông tin và nhấn nút “Tiếp tục”. Nhập mã OTP do Ngân hàng gửi đến để hoàn tất giao dịch. Trên ứng dụng BIDV Smart Banking của BIDV. Bước 1: Đăng nhập ứng dụng BIDV Smart Bankingtrên điện thoại, chọn mục Thanh toán, chọn BHXH cho cá nhân. Bước 2: Lựa chọn nhà cung cấp BHXH Việt Nam, sau đó lựa loại hình dịch vụ đóng tiếp BHXH tự nguyện hoặc gia hạn thẻ BHYT mà bạn muốn thực hiện trong mục Chọn dịch vụ, nhập số sổ BHXH/ số thẻ BHYT, kiểm tra thông tin thanh toán. Bước 3: Nhấn Xác nhận để xác thực mã OTP do Ngân hàng gửi để hoàn tất giao dịch. Trên ứng dụng MB Bank của MB. Bước 1: Đăng nhập ứng dụng MB Bank trên điện thoại, chọn chức năng Thanh toán, chọn Bảo hiểm xã hội. Bước 2: Lựa chọn dịch vụ tương ứngNộp BHXH tự nguyệnhoặc Gia hạn thẻ BHYT. Sau đó nhập số sổ BHXH/số thẻ BHYT rồi làm theo hướng dẫn. Bước 3: Sau khi hoàn tất các thông tin, chọn Tiếp tục, kiểm tra lại thông tin và chọn Xác nhận để xác thực mã OTP do ngân hàng gửi để hoàn tất giao dịch. Tuy nhiên, người tham gia cần lưu ý: Với dịch vụ gia hạn thẻ BHYT theo hộ gia đình trên ứng dụng của 3 ngân hàng này không áp dụng giảm trừ mức đóng BHYT theo hộ gia đình, để được giảm trừ mức đóng người tham gia vui lòng nộp tiền trực tiếp tại cơ quan BHXH hoặc đại lý thu BHXH, BHYT nơi đăng ký tham gia. Để đóng tiếp BHXH tự nguyện, gia hạn thẻ BHYT trực tuyến, ngoài việc sử dụng ứng dụng trực tuyến của 3 ngân hàng nêu trên, người tham gia còn có thể thực hiện trực tiếp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia tại địa chỉ:https://dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-trang-chu.html. Việc sử dụng ứng dụng trực tuyến của các ngân hàngđể đóng tiếp BHXH tự nguyện hoặc gia hạn thẻ BHYT sẽ giúp người tham gia không phải đến cơ quan BHXH hoặc cácđại lý thu BHXH, BHYT để giao dịch mà vẫn đảm bảo được quá trình tham gia BHXH, BHYT,không làm gián đoạn, ảnh hưởng tới quyền lợi BHXH, BHYT của người tham gia; đồng thời còn giúp người tham gia hạn chế tối đa việc tiếp xúc trực tiếp trong các giao dịch về BHXH, BHYT, góp phầnphòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả(người dân không cần thiết phải ra ngoài giao dịch, trong thời điểm nhiều địa phương đang thực hiện giãn cách toàn xã hội). Hồng ThiếtChính trị - Xã hội
TĐKT - Tối 12/9, tại Trụ sở Văn phòng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) phối hợp với Bộ Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Lễ phát động chương trình “Sóng và máy tính cho em”. Đây là hoạt động nhằm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc ưu tiên nguồn lực hỗ trợ học sinh khó khăn không có phương tiện học tập trực tuyến, bảo đảm công bằng trong tiếp cận phương thức dạy và học mới, qua đó thúc đẩy phát triển xã hội số.
Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ dự và chủ trì Lễ phát động tại điểm cầu Văn phòng Chính phủ.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Lễ phát động
Cùng dự buổi lễ, có các đồng chí: Lê Minh Khái, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Vũ Đức Đam, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; Nguyễn Thị Doan, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam; Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Đào Ngọc Dung, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Trần Văn Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Nguyễn Kim Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và đại diện lãnh đạo 63 tỉnh/ thành phố thông qua truyền hình trực tuyến.
Chương trình "Sóng và máy tính cho em" được xây dựng với mục tiêu hỗ trợ việc học tập theo hình thức trực tuyến và thúc đẩy phát triển xã hội số.
Các nội dung chính của chương trình gồm: Triển khai hạ tầng, đảm bảo đáp ứng nhu cầu kết nối phục vụ nhu cầu dạy và học trực tuyến. Vận động cung cấp, hỗ trợ máy tính, các thiết bị công nghệ, nền tảng công nghệ, dịch vụ viễn thông cho học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, cận nghèo tại các địa phương đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và triển khai học trực tuyến. Phát động các bộ, ngành, địa phương tổ chức triển khai, vận động, kêu gọi mọi nguồn lực trong xã hội để ủng hộ, nhân rộng chương trình trên toàn quốc, góp phần hướng tới mục tiêu 100% trường học, giáo viên, học sinh, sinh viên được trang bị đầy đủ về hạ tầng, nền tảng, máy tính và các phương tiện khác phục vụ cho việc dạy và học trực tuyến, qua đó thúc đẩy phát triển xã hội số.
Phát biểu tại Lễ phát động, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội trên toàn cầu, thay đổi cách nghĩ, cách thích ứng, cách vận hành, cách quản trị xã hội, đặc biệt trong bối cảnh kỷ nguyên số. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ hiện nay là sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường mới theo phương án thích ứng an toàn với dịch bệnh. Trong đó, Chính phủ rất quan tâm đến việc mở cửa trường học an toàn.
Thủ tướng cho biết, dịch bệnh đã lấy đi ý nghĩa tuổi thơ của các cháu khi chưa được cắp sách đến trường hàng ngày, không được nghe tiếng trống trường, không được gặp gỡ, giao lưu với bạn bè, thầy cô… Nhiều nơi, các cháu phải học trực tuyến suốt gần 2 năm qua. Điều đó ảnh hưởng đến tâm lý, kiến thức của các cháu, làm đảo lộn cuộc sống của nhiều gia đình, khi cha mẹ các cháu không có người chăm sóc con cái trong khi vẫn phải đi làm hàng ngày. Thậm chí, nhiều gia đình khó khăn, các cháu còn thiệt thòi hơn các bạn cùng trang lứa vì không có máy tính để học trực tuyến, nhiều nơi mạng chập chờn hoặc không có kết nối sóng.
Nhắc lại lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành" , Thủ tướng khẳng định, đây là tâm nguyện của Người mà chúng ta có trách nhiệm thực hiện trong mọi hoàn cảnh.
Người đứng đầu Chính phủ cho biết Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã chỉ rõ, con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất và mục tiêu của sự phát triển; phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển; hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân để đạt mục tiêu mỗi người dân đều được thụ hưởng một cách công bằng thành quả của nền giáo dục, ưu tiên các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo và các đối tượng chính sách…
Thủ tướng nhấn mạnh: Chương trình “Sóng và máy tính cho em” do Chính phủ phát động, Bộ TT&TT chủ trì phối hợp với Bộ GD&ĐT và các địa phương tổ chức thực hiện có ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc. Ngoài việc hỗ trợ cho các cháu có hoàn cảnh khó khăn ở các vùng dịch thiết bị học trực tuyến, chương trình góp phần để chúng ta tiến tới phủ sóng Internet ở những vùng còn chưa có sóng và nâng cao chất lượng sóng nhằm thực hiện mục tiêu ứng dụng, phát triển khoa học trong giáo dục, nâng cao dân trí, mở mang tri thức xã hội, góp phần phát triển kinh tế số, xã hội số. Mục tiêu chương trình nhằm mang đến băng thông Internet giá rẻ, với các nền tảng dạy học từ xa và với hàng chục triệu chiếc máy tính cá nhân hỗ trợ các cháu.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ ghi nhận và đánh giá cao các Bộ ngành, địa phương đã hưởng ứng Kế hoạch thực hiện Chương trình “Sóng và máy tính cho em”. Thủ tướng cũng nhiệt liệt biểu dương các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân, mặc dù gặp nhiều khó khăn do tác động của dịch bệnh, nhưng với tinh thần “tương thân tương ái” đã sẵn lòng hỗ trợ chương trình ngay lập tức.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Anh Tuấn trao 400 nghìn máy tính của Bộ TT&TT cho chương trình
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: Chương trình "Sóng và máy tính cho em" gồm có ba phần chính: Là có sóng, có Internet đến tất cả các hộ gia đình; là có máy tính cho các em thuộc các hộ nghèo; là có giá cước phù hợp cho các máy tính này. Đây là một chương trình lớn toàn quốc, liên quan tới mọi ngành, mọi cấp, mọi doanh nghiệp dành cho ngành giáo dục, dành cho các em, dành cho tương lai của chúng ta. Giá trị của nó lên tới hàng chục ngàn tỷ đồng và lại đúng trong lúc tất cả đang rất khó khăn vì đại dịch bùng phát. Nhưng chỉ vòng chưa đến 5 ngày, bằng sự vào cuộc nhanh chóng, tích cực của rất nhiều bên mà số lượng máy tính đã quyên góp được lên tới 1 triệu máy tính.
Mặc dù, đất nước chúng ta còn đến 2.000 điểm lõm sóng, đều là những chỗ khó khăn nhất, tồn tại nhiều năm nay. Nhưng Bộ TT&TT sẽ chỉ đạo các nhà mạng chỉ trong tháng 9 này, tại các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội, các em phải học trực tuyến thì sẽ không còn điểm lõm sóng Internet. Đến hết năm 2021, trên toàn quốc sẽ không còn điểm lõm sóng - Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết.
Tại Lễ phát động, nhiều doanh nghiệp trong nước đã lần lượt công bố các khoản đóng góp lớn cho chương trình “Sóng và máy tính cho em”. Tính tới cuối Lễ phát động, chương trình đã nhận được tổng số tiền ủng hộ là 2.502,1 tỷ đồng, tương đương xấp xỉ 1 triệu chiếc máy tính từ các doanh nghiệp.
Nguyệt Hà
Phát động các hoạt động hướng tới kỷ niệm 60 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển
TĐKT - Sáng 13/9, tại Hà Nội và Hải Phòng, Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức Lễ phát động trực tuyến các hoạt động kỷ niệm 60 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển (23/10/1961 - 23/10/2021), với chủ đề “60 năm - Huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển”. Cách đây 60 năm, trước yêu cầu chi viện sức người, sức của cho đồng bào, chiến sĩ miền Nam ruột thịt, thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 23/10/1961, Bộ Tổng Tư lệnh đã quyết định thành lập Đoàn 759, tiền thân của Lữ đoàn 125 tàu vận tải quân sự hải quân ngày nay, đánh dấu sự ra đời “Đường Hồ Chí Minh trên biển”. Trong gần 14 năm (từ năm 1961 đến 1975) làm nhiệm vụ vận tải chiến lược quân sự trên biển, “Đoàn tàu không số” đã lập nên kỳ tích huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển. Đó là thực hiện hơn 1.900 lượt tàu thuyền, đi gần 4 triệu hải lý, vận chuyển gần 160 nghìn tấn vũ khí, trang bị kỹ thuật, hậu cần và trên 80.000 lượt cán bộ, chiến sĩ chi viện cho chiến trường... Theo Chuẩn đô đốc Phạm Văn Quang, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, đường Hồ Chí Minh trên biển là một kỳ công chiến lược, một con đường huyền thoại với rất nhiều chiến công huyền thoại của quân và dân ta - con đường của ý chí và sự sáng tạo Việt Nam. Thành công của đường Hồ Chí Minh trên biển là một kỳ tích anh hùng, khẳng định sự sáng suốt, tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lãnh đạo, chỉ đạo chiến tranh giải phóng. Hướng tới kỷ niệm 60 năm Ngày mở Đường Hồ Chí Minh trên biển, Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân và Trung ương Đoàn phối hợp triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm tuyên truyền, giáo dục tuổi trẻ cả nước về lịch sử, truyền thống vẻ vang của dân tộc, Quân đội và của Hải quân nhân dân Việt Nam anh hùng; truyền thống và những thành tích, chiến công của huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển. Thông qua các hoạt động, góp phần khơi dậy lòng tự hào, cổ vũ, khích lệ tuổi trẻ cả nước tiếp tục nêu cao vai trò xung kích đi đầu, đóng góp công sức, trí tuệ trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Tổ quốc trong tình hình mới. Bí thư Trung ương Đoàn Nguyễn Tường Lâm cho biết: Do điều kiện dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Ban Tổ chức tập trung đẩy mạnh các chương trình, hoạt động trên mạng xã hội, đặc biệt là vận hành website http://doantaukhongso.vn/ để triển khai cuộc thi thiết kế Infographic, sản xuất video clip và thi trắc nghiệm trực tuyến. Thí sinh có thể truy cập website, đăng ký thông tin, gửi trực tiếp sản phẩm truyền thông dự thi; đồng thời tham gia trả lời câu hỏi trắc nghiệm trực tuyến. Thi thiết kế Infographic, sản xuất video clip nhận các sản phẩm dự thi từ ngày 23/8/2021 đến hết ngày 26/9/2021. Thi trắc nghiệm trực tuyến tổ chức vào các ngày: 13/9, 16/9, 20/9, 23/9, 27/9, 30/9, 04/10, 07/10, 11/10, 14/10, 18/10, 22/10. Kết quả hai cuộc thi sẽ được tổng kết và công bố vào ngày 22/10/2021. Website http://doantaukhongso.vn/ có một hải trình trực tuyến mang tên “Theo dấu tích Đường Hồ Chí Minh trên biển” mô phỏng hành trình thực tế của các “Đoàn tàu không số” trên tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Khi truy cập website, người xem sẽ được cung cấp thông tin, hình ảnh các địa danh từng là nơi cập bến của các “Đoàn tàu không số” trong 14 năm làm nhiệm vụ chi viện cho chiến trường miền Nam (từ năm 1961 đến 1975). Thời gian cập bến của “Đoàn tàu không số trực tuyến” tại các địa phương tương ứng với thời gian tổ chức các buổi thi trắc nghiệm. 12 tỉnh, thành phố có căn cứ, bến bãi gắn liền với đường Hồ Chí Minh trên biển và các con tàu không số huyền thoại là: Hải Phòng, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu, Trà Vinh, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tổ chức các hoạt động tri ân, an sinh xã hội, thăm hỏi, tặng quà gia đình cựu cán bộ, chiến sỹ các đoàn tàu không số đang sinh sống tại địa phương trong tháng 9, 10/2021. Bên cạnh đó, vào tháng 10/2021, các cấp bộ Đoàn sẽ tổ chức đợt sinh hoạt chính trị với chủ đề “60 năm - Huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển” thông qua các buổi tọa đàm, diễn đàn trực tuyến với nội dung: Tìm hiểu về lịch sử, truyền thống anh hùng của dân tộc, Quân đội và của Hải quân nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước; những chiến công huyền thoại của Đoàn tàu không số trên Đường Hồ Chí Minh trên biển. Ngay sau Lễ phát động, đông đảo đoàn viên thanh niên đã hưởng ứng phần thi trắc nghiệm trực tuyến tìm hiểu về 60 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển. Phương ThanhTrao tặng máy tạo oxy - cứu chữa kịp thời cho bệnh nhân Covid-19
TĐKT - Một trong những vấn đề cấp bách cho việc điều trị bệnh nhân Covid-19 đó là oxy và thuốc tăng sức khỏe, kháng virus. Chung tay đẩy lùi đại dịch Covid-19, Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh Covid-19 thuộc Bệnh viện Hữu nghị (HN) Việt Đức tại TP Hồ Chí Minh đã nhận được sự đồng hành và tấm lòng vàng của nhiều doanh nghiệp và các đơn vị. Công ty Cổ phần đầu tư Tập đoàn Phương Trang đã tài trợ 550 máy tạo oxy và 300 máy đo nồng độ oxy SpO2 cho Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh Covid-19 thuộc Bệnh viện HN Việt Đức tại TP Hồ Chí Minh để chữa trị kịp thời cho nhiều bệnh nhân. Ths. Nguyễn Thế Đạt – Phó Trưởng phòng Vật tư thiết bị y tế, Bệnh viện HN Việt Đức (bên phải) nhận quà tài trợ của Tập đoàn Phương Trang tại Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh Covid Việt Đức tại TP Hồ Chí Minh GS.TS Trần Bình Giang - Giám đốc Bệnh viện HN Việt Đức cho biết: Trong số 500 giường của Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh Covid-19 thuộc Bệnh viện HN Việt Đức tại TP Hồ Chí Minh thì có 200 giường hồi sức bệnh nhân nặng thở máy xâm nhập và không xâm nhập, 200 giường cho bệnh nhân thở oxy và 100 giường dành để bệnh nhân cai oxy và chờ kết quả xét nghiệm PCR đủ tiêu chuẩn để ra viện. Mặc dù trung tâm đã thiết lập bồn oxy lỏng với dung tích lớn để kịp thời đưa vào cấp cứu người bệnh, nhưng trung tâm đang nỗ lực tăng thêm oxy, bởi số lượng bệnh nhân được chuyển đến ngày càng nhiều. Việc can thiệp kịp thời liệu pháp oxy sẽ đồng thời ngăn chặn bệnh diễn biến nặng do virus SARS-CoV-2 gây ra, mở ra hy vọng cứu nhiều bệnh nhân nặng. Sự chung tay của các doanh nghiệp, các đơn vị là sự hỗ trợ hết sức kịp thời, góp phần nâng cao hiệu quả công tác điều trị người bệnh Covid-19, đặc biệt là những bệnh nhân nặng, nguy kịch. Với sự chung tay của các doanh nghiệp, các đơn vị, Bệnh viện HN Việt Đức đã trao tặng nhiều máy tạo oxy cho các đơn vị, cơ sở y tế tại TP Hồ Chí Minh Ngoài việc điều trị và chăm sóc các bệnh nhân tại Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh Covid tại TP Hồ Chí Minh, các thầy thuốc và nhân viên y tế của Bệnh viện HN Việt Đức còn phát huy thế mạnh đào tạo, hỗ trợ chuyên môn cũng như chuyển giao các kỹ thuật cao về hồi sức tích cực như lọc máu liên tục, lọc máu hấp phụ... Thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế về việc phân công các bệnh viện tuyến trên trực tiếp hỗ trợ chuyên môn trong quản lý, điều trị Covid-19 trên các địa bàn quận/huyện/thành phố tại TP Hồ Chí Minh, Trung tâm hồi sức tích cực người bệnh Covid -19 thuộc Bệnh viện HN Việt Đức phụ trách chuyên môn đào tạo, chuyển giao kỹ thuật cho các cơ sở y tế của huyện Bình Chánh và quận Bình Tân. Song song với việc hội chẩn các ca bệnh nặng của các bệnh viện các tuyến, các thầy thuốc của Bệnh viện HN Việt Đức còn đến tận nơi khảo sát tình hình các cơ sở y tế tuyến dưới nhằm san sẻ khó khăn của các đồng nghiệp tuyến dưới và cũng là góp phần điều trị người bệnh từ đầu, giảm tải cho tuyến trên. Bệnh viện HN Việt Đức đã trao tặng 645 máy tạo oxy cho các đơn vị, cơ sở y tế tại TP Hồ Chí Minh: 130 máy tạo oxy cho UBND huyện Củ Chi, 185 máy tạo oxy cho Trung tâm y tế quận Bình Tân, 100 máy tạo oxy cho UBND Quận 1, 130 máy tạo oxy cho UBND huyện Bình Chánh. Trong ngày 10/9, bệnh viện tiếp tục trao tặng 80 máy tạo oxy cho Sở Thông tin và Truyền thông của TP Hồ Chí Minh và 20 máy tạo oxy cho xã Tân Quý Tây, huyện Bình Chánh. Hy vọng với sự chung tay này, công cuộc phòng, chống dịch Covdi-19 sẽ sớm thành công trong thời gian tới, GS.TS Trần Bình Giang chia sẻ thêm. Hồng ThiếtThành phố Hồ Chí Minh: Cụ ông 83 tuổi trở về nhà sau hơn 2 tuần điều trị
TĐKT - Ông T.V.T, 83 tuổi là một trong những bệnh nhân cao tuổi nhất tại Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh Covid-19 thuộc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tại TP Hồ Chí Minh được ra viện sau hơn 2 tuần điều trị tích cực. Bác sĩ Lê Nhật Huy - trực tiếp tiếp nhận và cấp cứu bệnh nhân cho biết: Bệnh nhân T vào viện với thể trạng yếu, đã từng trải qua 1 cuộc phẫu thuật kèm nhiều bệnh lý nền như: Tăng huyết áp, đái tháo đường... Bệnh nhân phải thở oxy dòng cao máy HFNC 2 ngày. Sau 16 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân không còn các triệu chứng ho, sốt, khó thở, các xét nghiệm SARS-CoV-2 với kết quả âm tính liên tiếp; các xét nghiệm cận lâm sàng cho biết chức năng phổi được cải thiện, chức năng gan, thận bình thường. Ngày 31/8, bệnh nhân T được xuất viện và tiếp tục cách ly 14 ngày tại nhà theo quy định. Hiện tại, chúng tôi đang tiếp tục điều trị cho 2 bệnh nhân 86 tuổi cũng với nhiều bệnh lý nền. Hàng ngày, ngoài việc chăm sóc cho bệnh nhân, các y, bác sĩ còn dành thời gian động viên tinh thần để người bệnh sớm hồi phục sức khỏe trở về bên gia đình. Điều dưỡng của Trung tâm hồi sức người bệnh Covid-19 Việt Đức đang bón từng thìa cháo và dỗ dành cụ T ăn. Ngoài việc chăm sóc vệ sinh, ăn uống cho bệnh nhân, các y, bác sĩ còn động viên tinh thần người bệnh mỗi ngày để họ nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Giống như bác sĩ Huy, đối với các y, bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, chăm sóc bệnh nhân T để lại rất nhiều kỷ niệm. Cụ ông T còn được gọi với cái tên thân thương - "Ông ngoại 83 mùa xuân". Ngày ông cụ T ra viện, các y, bác sĩ Trung tâm hồi sức người bệnh Covid-19 Việt Đức tại TP Hồ Chí Minh không giấu nổi niềm hạnh phúc. Chúc ông mạnh khỏe bình an và thêm nhiều mùa xuân viên mãn bên con cháu. "Nể phục ông ngày nào vẫn còn nói nhà ăn cho ớt mà cháo cay quá con ơi. Mà giờ này con cháu ông được đón ông từ bệnh viện dã chiến 13 về nhà. Vui lắm, chúng tôi gọi là ông ngoại 83 mùa xuân của toà N8 đã vượt Covid một cách xuất sắc. Từ phòng ICU mà qua được cửa tử thần rồi nụ cười tươi rói những ngày cuối ở N8 ngày một tươi hơn khi ông chào các cháu để về nhà. Chúc ông mạnh khỏe bình an và thêm nhiều mùa xuân viên mãn bên con cháu!" Điều dưỡng Nguyễn Thị Thìn - Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh Covid-19 thuộc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tại TP Hồ Chí Minh chia sẻ. Hồng ThiếtTĐKT- Quãng thời gian hoảng loạn vì nhiễm bệnh COVID-19 đã đi qua,những hân hoan, nhân từ trong cuộc sống bừng lên, thôi thúc trong tâm trí của những người đã khỏi bệnh. Người nọ hối hả theo chân người kia ở các phòng cấp cứu để lau từng bàn tay, xoa bóp từng tấm thân rã rời của các F0 khác đang chuyển biến nặng.
Trần Minh Khôi chăm sóc bệnh nhân trong phòng cấp cứu Bệnh viện Dã chiến 3
Bước vào tuổi 21, đang hừng hực khát vọng chinh phục tri thức tại một trường đại học lớn ở Sài Gòn thì Trần Minh Khôi (sinh năm 2000) bỗng bủn rủn chân tay khi nhận kết quả xét nghiệm PCR dương tính với SARS-CoV-2. Những tiếng ho dày lên theo nhịp thở nặng nhọc. Ngày chiếc xe cấp cứu đưa Khôi vào Bệnh viện Dã chiến số 3 (An Khánh, Thủ Đức), đan xen trong anh là những thấp thỏm, âu lo, những ám ảnh và sợ hãi. Khôi bộc bạch: “Cảm giác bất an cứ từ đâu len lỏi vào. Có đêm, ngồi thu mình dưới bóng đèn sáng choang, nhìn qua cửa sổ thấy những cơn mưa như trút nước. Lẫn trong mưa là ánh đèn xe cấp cứu loang loáng…Lúc đó thèm cuộc sống bình thường bên ngoài đến cháy bỏng. Nhiều bệnh nhân ho nhiều, muốn nằm im, phó mặc cho số phận”.
Nhưng rồi phòng bệnh của Khôi cũng như các phòng khác, cứ ít phút y, bác sĩ lại đến, lại chăm sóc, hỏi han như người nhà. Nỗi bần thần, sự nhụt chí được xua tan. Mỗi lần nhìn các chuyến xe đưa người khỏi bệnh về nhà, Khôi cùng mọi người trỗi dậy khát vọng chiến thắng bệnh tật.
Lê Hoàng Nhật Lưu trong phòng cấp cứu Bệnh viện Dã chiến 3 để từng ngày chăm sóc bệnh nhân nặng
Những đêm buồn dài chỉ còn trong ký ức, Khôi chia sẻ: Càng lo thì đêm càng lâu qua. Xua tan những điều ấy đi, làm theo các hướng dẫn của y, bác sĩ, giấc ngủ trở nên êm dịu hơn. Mỗi lần tỉnh giấc thấy bên cạnh mình là những chiến sĩ áo trắng chạy đua với thời gian giành giật sự sống cho mình. Việc nọ cứ nối tiếp việc kia như: Đo nhiệt độ, tư vấn sức khỏe, giải thích kỹ về các triệu chứng bệnh tật…Lấy lại tự tin, Khôi luôn tự nhủ với mình và khuyên người khác hãy thức dậy tâm niệm “tôi ơi đừng tuyệt vọng”. Sức trẻ, niềm tin đã giúp Khôi vượt qua những giờ thở oxy gay cấn. Cuối tháng 8, anh hoàn toàn khỏi bệnh và quyết định ở lại chăm sóc các bệnh nhân nặng khác.
Như Khôi, Lê Hoàng Nhật Lưu (sinh năm 2000) từng hoảng loạn thấy mình như đang rơi xuống vực thẳm khi các xét nghiệm ban đầu đều dương tính với SARS-CoV-2. Lồng ngực nặng như đá đè. Ngày mới nhập viện, sau mỗi giấc ngủ nông, mắt Lưu lại đờ đẫn với nỗi trăn trở bao giờ được trở lại cuộc sống như xưa. Có đêm vừa chợp mắt, Lưu lại giật thót. Mỗi lúc như thế, tiếng nói dịu dàng, lời động viên như liều thuốc tinh thần từ các chiến sĩ áo trắng lại đi vào lòng. Cởi bỏ mọi nút thắt tâm lý. Những chàng trai F0 này mạnh mẽ trở lại.
Dù chưa đến ca trực nhưng nhận được yêu cầu cần hỗ trợ, nhanh thoăn thoắt, cặp thanh niên trẻ Trần Minh Khôi và Lê Hoàng Nhật Lưu có mặt ở phòng cấp cứu Bệnh viện Dã chiến số 3. Từng bình oxy được các anh di chuyển ngăn nắp đến các vị trí giường bệnh.
Lặng lẽ theo chân Khôi, càng thấu hiểu thêm những gian nan của tình nguyện viên cũng như y bác sĩ nơi đây. Vừa an ủi một bệnh nhân rất nặng: “Bác ơi, hãy xem chúng cháu như con của bác đi. Đừng ngại ngùng khi được dìu đỡ đi vệ sinh cá nhân. Đừng buồn vì ngày mai lại mở ra những hy vọng mới. Nền y học và sự chăm chút của thầy thuốc luôn bền bỉ”. Giường này người bệnh lớn tuổi phấn khởi lên, đôi chân Khôi và Lưu lại vộ vã qua giường khác. Với những người bệnh trẻ đồng trang lứa như mình, các anh còn thổi vào ý nghĩ họ tinh thần lạc quan.
Ướt đẫm mồ hôi sau khi đánh vật với bình oxy, Lưu tự tin khích lệ người bệnh trẻ: “Không lo thiếu oxy nhé. Có y, bác sĩ, có bọn mình rồi. “Con covy” sẽ bị tiêu diệt thôi. Mình phải nung nấu ý nghĩ, ta sẽ chiến thắng bệnh nhé”.
Thấm vội dòng nước mắt vừa lăn xuống khẩu trang, bệnh nhân Nguyễn Thu H. tâm tình: “Tôi phải thở oxy nhiều ngày rồi. Cấp cứu liên tục. Giờ mới đỡ hơn được chút. Khi chưa có các tình nguyện viên là F0, từ việc đi nhà cầu, đi tiểu các y, bác sĩ phải lo hết, giờ đỡ hơn phần nào nhưng số bệnh nhân chuyển nặng lại tăng lên nên nỗi nhọc nhằn nhân thêm bội lần. Ngày ra viện chắc nhớ những yêu thương đặc biệt nơi này lắm. Tuổi quá cao rồi chứ không thì khi nào âm tính tôi sẽ xin ở lại đỡ đần cho các y, bác sĩ ngay”.
Nhìn đám mây u ám vừa kéo qua ô cửa kính trong suốt cửa phòng cấp cứu, bệnh nhân Thanh Q. rạng rỡ niềm hạnh phúc, đọc vanh vách tên từng y tá, bác sĩ cũng như tình nguyện viên là F0 khỏi bệnh. Ông bảo: Cận kề bên hiểm nguy mới thấy sự hy sinh vô điều kiện của các thầy thuốc nơi này. Có những đêm, dường như hàng loạt đôi tay không có phút nghỉ vì những ca bệnh chuyển nặng nhiều quá. Người lo tiêm thuốc, người lo theo dõi dấu hiệu sinh tồn, các F0 đã âm tính như Khôi, Lưu…thì tất bật vận chuyển bình oxy, đấm lưng, xoa ngực…không khí khẩn trương như thể chậm lại một giây sẽ ảnh hưởng đến bao sự sống vậy.
Nghĩ về những ngày rộn rã trên giảng đường đại học, Minh Khôi thổ lộ: “Khi dịch bệnh được khống chế chắc em lại tiếp tục trở lại trường đại học. Nhưng hành trang theo trong cuộc đời bây giờ không chỉ tri thức, còn có những ngày tháng không quên trong phòng cấp cứu bệnh nhân COVID-19 này. Ở đó cô đọng lại nghĩa tình, bừng thức lên những ước muốn chăm lo cho nhau trong những ngày sự sống mong manh”.
Túc trực suốt gần hai tháng điều trị bệnh nhân COVID-19 ở Bệnh viện Dã chiến số 3, BS trẻ Bùi Thị Kim Kha tâm tình: “Dường như tình yêu thương có sức mạnh và lý lẽ riêng. Điều ấy kéo con người ta lại gần nhau hơn, gắn bó và dồn hết tâm lực cứu giúp người qua giai đoạn ngặt nghèo.”
Bảo Hân
Lãnh đạo Bộ Y tế Việt Nam - Trung Quốc chia sẻ kinh nghiệm phòng, chống dịch Covid-19
TĐKT- Chiều ngày 9/9, GS.TS Nguyễn Thanh Long - Bộ trưởng Bộ Y tế đã có cuộc hội đàm trực tuyến với Bộ trưởng Mã Hiểu Vỹ - Chủ nhiệm Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc về một số vấn đề liên quan đến công tác phòng, chống dịch COVID-19. Cùng dự buổi hội đàm có Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hùng Ba. Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã bày tỏ lời cảm ơn đến Chính phủ và nhân dân Trung Quốc đã có những hỗ trợ quý báu cho Chính phủ và nhân dân Việt Nam trong công tác phòng, chống dịch. Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam Nguyễn Thanh Long Bộ trưởng Mã Hiểu Vỹ - Chủ nhiệm Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc cho rằng kể từ khi dịch COVID-19 xảy ra, hai bên đã có những trao đổi, chia sẻ về các vấn đề liên quan đến phòng, chống dịch. Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, cuộc trao đổi, hội đàm giữa hai bên hôm nay rất có ý nghĩa trong việc chia sẻ thông tin về các kinh nghiệm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh COVID-19 để thúc đẩy triển khai hiệu quả công tác phòng, chống dịch. Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long và Bộ trưởng Mã Hiểu Vỹ cùng với các chuyên gia đã trao đổi, chia sẻ về những chiến lược trong công tác phòng, chống dịch giữa Việt Nam và Trung Quốc, cũng như những giải pháp về chuyên môn, kỹ thuật, đặc biệt là vấn đề xét nghiệm tầm soát trên diện rộng. Phía Trung Quốc đã trao đổi, chia sẻ những bài học kinh nghiệm quý báu về mô hình tổ chức triển khai xét nghiệm trên diện rộng, bao đảm chất lượng xét nghiệm. Cũng như Việt Nam, Trung Quốc cũng tiến hành việc giám sát chủ động tại các khu vực có nhiều nguy cơ như các cơ sở y tế, khu vực xuất nhập cảnh và lấy mẫu xét nghiệm những người làm việc ở khu vực này. Lãnh đạo Bộ Y tế Việt Nam – Trung Quốc chia sẻ kinh nghiệm phòng, chống dịch COVID-19 Hai bên cũng đã chia sẻ kinh nghiệm trong công tác phân loại, tổ chức điều trị bệnh nhân COVID-19. Trong chiến lược điều trị, cả Trung Quốc và Việt Nam đều tập trung điều trị bệnh nhân nặng, điều chuyên gia đến các khu vực có bệnh nhân nặng để tập trung tổng lực điều trị. Hai bên cũng nhất trí thiết lập các kênh trao đổi, học tập kinh nghiệm lẫn nhau trong thời gian tới để tăng cường hợp tác có hiệu quả. La GiangTĐKT –Sau khi nắm bắt sâu sát thực tế, kiểm tra tại nhiều bệnh viện dã chiến và các cơ sở điều trị, chăm sóc người nhiễm COVID-19 ở TP Hồ Chí Minh, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã có văn bản gửi đến Ban chỉ đạo phòng, chống COVID-19 TP Hồ Chí Minh đề nghị tăng hỗ trợ cho nhân viên y tế ở các Bệnh viện Dã chiến và sử dụng tình nguyện viên.
Tại Bệnh viện Dã chiến ở Bình Chánh, TPHồ Chí Minh, một bác sĩ, điều dưỡng đã nỗ lực quản lý, điều trị khoảng 150 người bệnh. Ca trực thì quá dài. Nhưng các y, bác sĩ vẫn dốc tâm sức vì người bệnh.
Tình hình dịch COVID-19 ở TPHồ Chí Minh đang trên đà được cố gắng để có thể kiểm soát, đòi hỏi sự chăm sóc của y tế tốt hơn để đảm bảo giảm tỷ lệ chuyển nặng, nguy kịch và tử vong trong số những người nhiễm COVID-19. Hiện nay, thành phố đang có sự tham gia chống dịch của đội ngũ thầy thuốc từ các bệnh viện tuyến trung ương và nhiều tỉnh, thành, nhưng vẫn cần có thêm sự chi viện.
Mô hình Trạm y tế lưu động phát huy tốt hiệu quả chăm sóc người nhiễm COVID-19 ngay từ cơ sở
Theo Thứ trưởng, mỗi tua làm việc của bác sĩ, điều dưỡng 8-10 tiếng/ngày trong điều kiện mặc bảo hộ liên tục có thể gây mất nước và điện giải. Thường xuyên phải trực cấp cứu đến 12 tiếng/ngày…
Việc chăm lo đời sống nhân viên y tế còn nhiều bất cập như phát cơm hộp, khẩu vị không được điều chỉnh phù hợp với lực lượng hỗ trợ đến từ miền Bắc vào nên ảnh hưởng sức khỏe chống dịch. Trường hợp nhân viên y tế bị nhiễm COVID-19 trong quá trình công tác được điều chuyển tới khu vực người bệnh, suất ăn được chuyển sang tiêu chuẩn suất ăn người bệnh 80 ngàn đồng/ngày. Điều này ảnh hưởng đến tinh thần nhân viên y tế không may nhiễm bệnh…
Để đảm bảo sức chiến đấu của nhân viên y tế, nâng cao tinh thần phục vụ người bệnh và chất lượng điều trị, Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại TP Hồ Chí Minh đề nghị Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 TP Hồ Chí Minh có các giải pháp. Cụ thể như: Đảm bảo thời gian nghỉ sau khi kết thúc ca trực cho nhân viên y tế, không để làm việc liên tục trong thời gian dài mà không có ngày nghỉ; đề nghị đơn vị cung cấp thực phẩm điều chỉnh chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng; nhân viên y tế không may mắc COVID-19 phải được đảm bảo chế độ ăn như thường ngày…
Theo đó, đối với các tình nguyện viên hỗ trợ ở các Bệnh viện Dã chiến, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cần hướng dẫn cụ thể về nhiệm vụ. Tập huấn để đảm bảo các tình nguyện viên làm việc hiệu quả, hạn chế các vấn đề phát sinh trong quá trình chăm sóc bệnh nhân. Trung tâm y tế các quận/huyện hoặc đơn vị tuyển chọn tình nguyện viên cần thực hiện xét nghiệm bằng test nhanh COVID-19 cho tình nguyện viên trước khi đưa họ đến các khu điều trị.
Cùng với các bệnh viện thì mô hình các trạm y tế lưu động hoạt động rất tốt, chăm sóc được bệnh nhân ngay từ cơ sở. Mô hình này áp dụng ít nhất cho đến hết thời gian thực hiện Nghị quyết 86 của Chính phủ.
Bên cạnh đó, tiếp tục đánh giá hệ thống thu dung, điều trị ở các cơ sở thu dung, quản lý F0, các bệnh viện dã chiến, các bệnh viện điều trị bệnh nhân ở tầng 2 để xem nguồn nhân lực đã đảm bảo đủ phục vụ cho người bệnh hay chưa. Đồng thời, quan tâm sâu sắc đến đời sống vật chất, tinh thần của y, bác sĩ, đặc biệt là từ các địa phương khác chi viện đến TP Hồ Chí Minh. Mục tiêu là phải đảm bảo tốt điều kiện an toàn cho nhân viên y tế khi làm việc như: Khẩu trang, bảo hộ, dinh dưỡng…
Để TPHồ Chí Minh và các địa phương sớm khống chế dịch bệnh, điều trị tốt nhất cho bệnh nhân, Bộ Y tế đã kêu gọi và điều động khoảng 17 nghìn y, bác sĩ, nhân viên y tế, kỹ thuật viên từ các bệnh viện tuyến trung ương và 35 tỉnh thành. Đội ngũ này đang sát cánh với lực lượng y tế tại chỗ thực hiện các hoạt động phòng, chống dịch, xét nghiệm, tiêm chủng, chăm sóc và điều trị người nhiễm COVID-19.
La Giang
Bảo đảm an ninh trật tự, phòng, chống cháy nổ và xử lý vi phạm trong phòng, chống dịch COVID-19
TĐKT - Ngày 7/9, Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 1118/CĐ-TTg gửi các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về bảo đảm an ninh trật tự, phòng, chống cháy nổ và xử lý vi phạm trong phòng, chống dịch COVID-19. Theo đó, để tăng cường công tác bảo đảm an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ và xử lý vi phạm trong phòng, chống dịch COVID-19, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện ngay một số nhiệm vụ sau: Quán triệt, thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19 về bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, phòng, chống tội phạm, phòng chống cháy nổ và phòng, chống dịch COVID-19. Bộ Công an chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương đẩy mạnh thực hiện các kế hoạch, phương án bảo đảm an ninh trật tự trong thời gian dịch bệnh, bảo đảm chủ động trong mọi tình huống. Tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, tập trung trấn áp tội phạm có tổ chức liên quan đến "tín dụng đen", tội phạm chống người thi hành công vụ, nhất là chống lại các lực lượng chức năng tham gia phòng, chống dịch COVID-19; xử lý nghiêm các đối tượng lợi dụng chính sách phòng, chống dịch COVID-19 và việc quyên góp, ủng hộ của nhân dân để trục lợi, các vi phạm liên quan đến sản xuất, kinh doanh trang thiết bị y tế, thuốc chữa bệnh trong công tác phòng, chống dịch COVID-19... Kịp thời rà soát, phát hiện và xử lý nghiêm hành vi tung tin giả, xuyên tạc, không đúng sự thật trên không gian mạng liên quan đến công tác phòng, chống dịch COVID-19. Bộ Công an, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo lực lượng chức năng đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn, khuyến các biện pháp bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy đối với cơ sở khám, chữa bệnh, khu cách ly tập trung, cơ sở sản xuất được sử dụng làm nơi cách ly; đặc biệt là phòng, chống cháy, nổ trong sản xuất, bảo quản, vận chuyển và sử dụng khí oxy phục vụ điều trị bệnh nhân COVID-19. Minh PhươngTĐKT - Thời gian qua, ở các đơn vị sử dụng lao động (SDLĐ) phá sản không đóng đủ tiền đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) dẫn đến quyền lợi về BHXH của người lao động (NLĐ) không được giải quyết kịp thời. Để đảm bảo quyền lợi BHXH, tạo điều kiện thuận lợi cho NLĐ, BHXH Việt Nam đã ban hành Công văn số 2802/BHXH-CSXH gửi BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn về việc thực hiện chế độ BHXH đối với NLĐ tại các đơn vị SDLĐ phá sản còn nợ tiền đóng BHXH.
Chế độ đối với các trường hợp
Theo đó, NLĐ có thời gian đóng BHXH vào quỹ ốm đau, thai sản (không bao gồm thời gian còn nợ tiền đóng BHXH) mà đủ 6 tháng trở lên theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Luật BHXH năm 2014 hoặc 3 tháng trở lên theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Luật BHXH năm 2014, nếu đảm bảo căn cứ để xác định NLĐ chưa hưởng chế độ thì cơ quan BHXH giải quyết trợ cấp thai sản theo quy định tại thời điểm người lao động sinh con, nhận nuôi con nuôi.
Hướng dẫn thực hiện chế độ BHXH đối với người lao động tại các đơn vị sử dụng lao động phá sản còn nợ tiền đóng BHXH
Khi thời gian tham gia BHXH được đóng bổ sung và làm thay đổi mức trợ cấp thì điều chỉnh lại mức hưởng theo quy định của chính sách (tại thời điểm người lao động đủ điều kiện hưởng) để chi trả bổ sung.
Cùng với đó, cơ quan BHXH giải quyết hưởng lương hưu đối với NLĐ đủ điều kiện về tuổi và thời gian đã đóng BHXH (không bao gồm thời gian còn nợ tiền đóng BHXH) theo quy định của chính sách tại thời điểm hưởng lương hưu.
Khi thời gian tham gia BHXH được đóng bổ sung thì tính cộng nối thời gian đóng BHXH để điều chỉnh lại chế độ hưu trí theo quy định của chính sách tại thời điểm hưởng lương hưu. Đồng thời xác định số tiền chênh lệch phát sinh theo quy định của chính sách tiền lương từng thời kỳ để chi trả bổ sung cho NLĐ kể từ thời điểm hưởng.
Đối với người hưởng thuộc một trong các trường hợp, ra nước ngoài để định cư; người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế: Giải quyết hưởng BHXH một lần đối với thời gian đã đóng BHXH (không bao gồm thời gian còn nợ tiền đóng BHXH). Khi thời gian tham gia BHXH được đóng đủ và người lao động có yêu cầu sẽ giải quyết hưởng bổ sung BHXH một lần. Việc giải quyết hưởng bổ sung BHXH một lần khi thời gian tham gia BHXH được đóng đủ thực hiện theo hướng dẫn tại điểm đ khoản này.
Đối với người hưởng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 60 Luật BHXH năm 2014 mà thời gian tham gia BHXH nếu tính cả thời gian còn nợ tiền đóng BHXH vẫn chưa đủ 20 năm thì giải quyết như đối với trường hợp tại điểm a khoản này.
Đối với người hưởng theo Nghị quyết số 93/2015/QH13 ngày 22/6/2015 của Quốc hội về việc thực hiện chính sách hưởng BHXH một lần đối với NLĐ thì giải quyết như đối với trường hợp tại điểm a khoản này. Việc xác định NLĐ sau một năm nghỉ việc để làm cơ sở xem xét điều kiện hưởng BHXH một lần theo Nghị quyết số 93/2015/QH13, căn cứ vào thời điểm nghỉ việc cuối cùng trước khi NLĐ đề nghị hưởng BHXH một lần.
Để đảm bảo quyền lợi hưởng BHXH lâu dài cho NLĐ, chưa giải quyết hưởng BHXH một lần đối với trường hợp có thời gian tham gia BHXH nếu tính cả thời gian còn nợ tiền đóng BHXH mà đủ 20 năm trở lên, trừ một trong các trường hợp sau: Ra nước ngoài để định cư; người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.
Khi thời gian tham gia BHXH được đóng bổ sung đủ thì cơ quan BHXH ghi nhận và bảo lưu toàn bộ thời gian đóng BHXH bổ sung. Trường hợp NLĐ tiếp tục có nguyện vọng hưởng BHXH một lần, cơ quan BHXH tính gộp thời gian đã giải quyết trước đó với thời gian đóng bổ sung để xác định lại mức hưởng mới theo quy định của Điều 63 Luật BHXH 2014 về điều chỉnh tiền lương tại thời điểm giải quyết điều chỉnh và trừ đi mức hưởng được tính lại tương ứng với thời gian hưởng đã được tính bao gồm cả thời gian đã làm tròn (nếu có) để chi trả bổ sung cho NLĐ.
Ưu tiên chế độ tử tuất
Để giải quyết trợ cấp mai táng đối với thân nhân khi NLĐ có từ đủ 12 tháng đóng BHXH bắt buộc trở lên theo quy định tại khoản 1 Điều 66 của Luật BHXH năm 2014 hoặc có tổng thời gian đóng BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện từ đủ 60 tháng trở lên theo quy định tại khoản 1 Điều 80 của Luật BHXH năm 2014 (thời gian đóng BHXH bắt buộc không bao gồm thời gian còn nợ tiền đóng BHXH).
Song song với đó, vấn đề giải quyết hưởng trợ cấp tuất hằng tháng đối với thân nhân khi NLĐ có từ đủ 15 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên (không bao gồm thời gian còn nợ tiền đóng BHXH) theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 67 của Luật BHXH năm 2014, có thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng mà không lựa chọn hưởng trợ cấp tuất một lần. Thời điểm hưởng trợ cấp tuất hằng tháng được thực hiện kể từ tháng liền kề sau tháng mà đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật BHXH năm 2014 chết. Trường hợp khi bố chết mà người mẹ đang mang thai thì thời điểm hưởng trợ cấp tuất hằng tháng của con tính từ tháng con được sinh.
Cũng theo đó, vấn đề giải quyết hưởng trợ cấp tuất một lần đối với thời gian thực đóng BHXH (không bao gồm thời gian nợ BHXH bắt buộc) các trường hợp như: NLĐ chưa đủ 15 năm đóng BHXH bắt buộc theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật BHXH năm 2014 (tính cả thời gian còn nợ tiền đóng BHXH); NLĐ có đủ 15 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên (không bao gồm thời gian còn nợ tiền đóng BHXH) mà thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng có nguyện vọng hưởng trợ cấp tuất một lần theo quy định tại khoản 3 Điều 69 của Luật BHXH năm 2014.
NLĐ có đủ 15 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên (tính cả thời gian còn nợ tiền đóng BHXH) mà thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng có nguyện vọng hưởng trợ cấp tuất một lần theo quy định tại khoản 3 Điều 69 của Luật BHXH năm 2014.
NLĐ có đủ 15 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên (tính cả thời gian còn nợ tiền đóng BHXH) mà không có thân nhân đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 67 của Luật BHXH năm 2014.
NLĐ có đủ 15 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên (không bao gồm thời gian còn nợ tiền đóng BHXH) mà không có thân nhân đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 67 của Luật BHXH năm 2014.
Khi thời gian tham gia BHXH được đóng đủ thì giải quyết hưởng trợ cấp tuất một lần bổ sung tương tự như đối với hưởng BHXH một lần.
Để đảm bảo quyền lợi hưởng BHXH lâu dài cho NLĐ, chưa giải quyết hưởng trợ cấp tuất đối với NLĐ có đủ 15 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên (tính cả thời gian còn nợ tiền đóng BHXH), có thân nhân đủ điều kiện và đề nghị hưởng trợ cấp tuất hằng tháng.
Công văn số 2802/BHXH-CSXH cũng nêu rõ về thủ tục thực hiện như sau: Chế độ thai sản đối với trường hợp sinh con, nhận nuôi con nuôi, thực hiện như đối với người thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi; chế độ hưu trí, tử tuất, thực hiện như đối với người bảo lưu thời gian tham gia BHXH.
Như vậy, việc triển khai thực hiện Công văn số 2082/BHXH-CSXH sẽ góp phần đảm bảo quyền lợi về BHXH cho NLĐ tại các đơn vị SDLD phá sản không đóng đủ tiền đóng BHXH. Các trường hợp vướng mắc khác về thực hiện chế độ BHXH đối với NLĐ ở các đơn vị phá sản, để đảm bảo quyền lợi của NLĐ, trong thời gian tới, BHXH Việt Nam sẽ tiếp tục báo cáo xin ý kiến cấp có thẩm quyền để xử lý.
Hồng Thiết
Trang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 83
- 84
- 85
- 86
- 87
- …
- sau ›
- cuối cùng »