Ngành Tài chính phát huy truyền thống đoàn kết, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ được giao
TĐKT - Trong nhiệm kỳ 2016 - 2020, ngành Tài chính đã tập trung ưu tiên hoàn thiện đồng bộ thể chế tài chính làm cơ sở khơi thông, huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, quốc phòng - an ninh...; đồng thời giữ vững an ninh, an toàn tài chính quốc gia, từng bước cải thiện dư địa tài khóa để chủ động ứng phó với các biến động lớn như: Thiên tai, hạn hán, lũ lụt, đại dịch Covid-19... Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng chúc mừng tân Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc Báo cáo kết quả quản lý, điều hành công tác tài chính – ngân sách nhà nước nhiệm kỳ 2016 - 2020 của Bộ Tài chính, ông Võ Thành Hưng – Vụ trưởng Vụ Ngân sách Nhà nước (NSNN) cho biết, mục tiêu quản lý, điều hành tài chính – NSNN được đặt ra trong nhiệm kỳ 2016 - 2020 là: Tài chính phục vụ ổn định vĩ mô và phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Ưu tiên hoàn thiện thể chế tài chính – NSNN theo nguyên tắc thị trường có sự quản lý của nhà nước, đẩy mạnh cải cách hành chính, hiện đại hóa, tạo dựng môi trường đầu tư cạnh tranh, lành mạnh, tăng cường huy động, quản lý, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính nhằm thúc đẩy phát triển, cơ cấu lại nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế; siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính; cơ cấu lại ngân sách nhà nước và quản lý nợ công, bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao vị thế và uy tín của nước ta trong khu vực và trên thế giới. Các kết quả đạt được đến nay là khá toàn diện và tích cực, góp phần quan trọng vào việc củng cố các cân đối lớn, ổn định vĩ mô, thúc đẩy đầu tư kinh doanh, đồng thời cải thiện dư địa chính sách tài khóa, tạo cơ sở để chủ động đưa ra các giải pháp tài chính – NSNN đối phó có hiệu quả với thiên tai, đại dịch Covid-19 trong năm 2020 và động lực cho giai đoạn tới. Công tác quản lý, điều hành NSNN đều đạt và vượt dự toán. Tính chung giai đoạn 2016 - 2020, tổng thu NSNN đạt 6,89 triệu tỷ đồng; quy mô thu bình quân đạt khoảng 25,2%GDP (giai đoạn 2011 - 2015 là 23,6%GDP), vượt mục tiêu đề ra. Quy mô chi NSNN được quản lý trong phạm vi thu ngân sách và giảm dần bội chi; tỷ trọng chi đầu tư phát triển bình quân giai đoạn 2016 - 2020 trên 28% GDP (mục tiêu là 25 - 26%); giảm tỷ trọng chi thường xuyên xuống dưới 64%; ưu tiên các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016 - 2020, tiết kiệm, hiệu quả, góp phần nâng cao kỷ luật, kỷ cương tài chính ngân sách; ưu tiên thực hiện các chủ trương, định hướng lớn của Đảng và Nhà nước. Đã cơ cấu lại nợ công theo hướng bền vững hơn. Ngành Tài chính cũng đã chủ động chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng, trình cấp thẩm quyền hoàn thiện khung pháp lý quy định về cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, dịch vụ công; thể chế về quản lý thị trường chứng khoán, bảo hiểm tiếp tục được hoàn thiện, đảm bảo sự phát triển bền vững và tăng cường tính công khai, minh bạch của các thị trường; cơ bản hoàn thiện hệ thống pháp luật về giá theo Luật giá năm 2012. Đến nay, về cơ bản đã thực hiện quản lý giá theo nguyên tắc thị trường. Trong giai đoạn 2016 - 2020, chỉ số giá tiêu dùng đã ổn định, bình quân 3,2%, trong phạm vi lạm phát mục tiêu do Chính phủ và Quốc hội đề ra; xây dựng các cơ chế chính sách phục vụ quá trình cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đảm bảo công khai minh bạch, theo nguyên tắc thị trường, hạn chế tối đa tổn thất đầu tư trong chuyển nhượng vốn. Hệ thống pháp luật về quản lý tài sản công được đổi mới, hoàn thiện đồng bộ. Công tác tổ chức việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị và DNNN được chú trọng và cơ bản hoàn thành. Quy trình xử lý tài sản được quy định chặt chẽ. Hoàn thiện khung pháp lý về quản lý dự trữ quốc gia (DTQG) theo Luật Dự trữ quốc gia năm 2012. Quy mô DTQG tiếp tục được phát triển và củng cố; đến cuối năm 2020, tổng mức DTQG đã tăng gấp 1,23 lần năm 2015 và gấp khoảng 1,67 lần so với năm 2010. Danh mục hàng DTQG đã được rà soát, sắp xếp và đổi mới. Công tác phòng, chống tham nhũng, tiết kiệm, chống lãng phí được quán triệt nghiêm túc trên các lĩnh vực. Hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Đồng thời đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với tăng cường công khai, minh bạch, giải trình..., vừa tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, đồng thời tăng cường giám sát thường xuyên, liên tục của cộng đồng, có đóng góp quan trọng trong ngăn chặn, phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực. Công tác ứng dụng hiện đại hóa CNTT, cải cách hành chính trong lĩnh vực tài chính, các quy trình quản lý hiện đại vào công tác quản lý tài chính NSNN được đặc biệt chú trọng. Xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đủ năng lực, cần kiệm, liêm chính. Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nhấn mạnh, những kết quả mà ngành Tài chính đạt được trong giai đoạn vừa qua có đóng góp lớn của nguyên Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng đã cùng tập thể Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ Tài chính; nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ, công chức ngành Tài chính; sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành, cơ quan trung ương và cấp ủy, chính quyền các địa phương. Với cương vị mới, đồng chí sẽ tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, cùng với tập thể Ban cán sự Đảng Bộ Tài chính nỗ lực phấn đấu, để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao. Hồng ThiếtKinh tế
Quý I/2021, thu ngân sách nhà nước hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc đề ra
TĐKT - Trong quý I/2021, tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) đạt 403,7 nghìn tỷ đồng, bằng 30,1% dự toán, tăng 0,3% so cùng kỳ năm 2020. Trong khi đó, tổng chi ngân sách nhà nước đạt 341,9 nghìn tỷ đồng, bằng 20,3% dự toán, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, ngân sách bội thu 61,8 nghìn tỷ đồng trong quý I/2021. Kinh tế phục hồi khả quan Trong tổng thu ngân sách nhà nước, số thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 30,8% dự toán, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 2020; thu nội địa đạt 30% dự toán, tăng 1,2%… . Ước tính cả nước có 57/63 địa phương thu nội địa đạt tiến độ dự toán (trên 25%), trong đó 42 địa phương thu đạt trên 28% dự toán; 40/63 địa phương thu cao hơn so cùng kỳ. Quý I/2021, tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) đạt 403,7 nghìn tỷ đồng. Kết quả này cho thấy đà phục hồi khả quan và khá đồng đều của nền kinh tế, cũng như hiệu quả của các chính sách đã thực hiện trong phòng, chống dịch và hỗ trợ doanh nghiệp, người dân ứng phó với đại dịch Covid-19. Trong tổng chi ngân sách nhà nước quý I/2021, chi đầu tư phát triển đạt gần 60,8 nghìn tỷ đồng, bằng 12,7% dự toán, giảm 1,4%; chi thường xuyên đạt 249,9 nghìn tỷ đồng, bằng 24,1% dự toán, tăng 1,6%… Nhìn chung, các nhiệm vụ chi ngân sách trong quý I được thực hiện theo dự toán và tiến độ triển khai nhiệm vụ chuyên môn của các đơn vị sử dụng ngân sách, đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý nhà nước và thanh toán các khoản nợ đến hạn, đảm bảo các nhiệm vụ chi an sinh xã hội, chăm lo cho các đối tượng hưởng lương, lương hưu và trợ cấp xã hội từ ngân sách nhà nước. Đáng chú ý, trong quý I đã sử dụng dự phòng Trung ương 1.065 tỷ đồng để bổ sung kinh phí cho Bộ Y tế mua sắm các vật tư, hóa chất, sinh phẩm và trang thiết bị y tế cần thiết phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 (503 tỷ đồng) và hỗ trợ địa phương khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh (210 tỷ đồng), xử lý cấp bách đê xung yếu, cống dưới đê bị sự cố và kè bảo vệ khu vực sạt lở, sụt lún trên biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc (298,2 tỷ đồng)... Riêng về chi đầu tư phát triển, tổng số kế hoạch vốn năm 2021 Thủ tướng Chính phủ giao là 461,3 nghìn tỷ đồng, bằng 96,64% dự toán Quốc hội quyết định; cùng với các nguồn lực khác (tăng thu, kết dư ngân sách,...), các địa phương đã giao kế hoạch vốn đầu tư của địa phương tăng gần 47 nghìn tỷ đồng so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Tính đến ngày 31/3/2021, Bộ Tài chính đã ban hành 2 Quyết định công bố bãi bỏ 8 thủ tục hành chính, công bố mới 2 thủ tục hành chính trong các lĩnh vực bảo hiểm, quản lý công sản. Tổng số thủ tục hành chính và dịch vụ công trực tuyến của Bộ Tài chính là 970. Đến nay, Bộ Tài chính đã hoàn thành kết nối, tích hợp 296/581 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, đạt tỷ lệ 50,94% (vượt 20% so với yêu cầu của Chính phủ). Trong quý I, Bộ phận Một cửa của cơ quan Bộ Tài chính đã tiếp nhận 332 hồ sơ thủ tục hành chính thuộc 5 lĩnh vực (bảo hiểm, kế toán - kiểm toán, tin học, giá, tài chính ngân hàng) và đã trả kết quả cho cá nhân, tổ chức 232 hồ sơ đảm bảo 100% đúng hạn, số hồ sơ đang giải quyết trong hạn là 100 hồ sơ, không có hồ sơ quá hạn. Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ và giải pháp đề ra Trong quý II, cán bộ, công chức ngành Tài chính sẽ tiếp tục chủ động và thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo Bộ phân công. Theo đó, ngành Tài chính sẽ triển khai các giải pháp chỉ đạo phấn đấu thực hiện nhiệm vụ thu NSNN năm 2021 của cả nước cũng như từng địa phương; tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tạo thuận lợi thương mại, chống thất thu năm 2021; tiếp tục đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến. Hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ gắn liền với ứng dụng CNTT trong kiểm soát chi NSNN. Tổ chức điều hành ngân quỹ, đảm bảo nhu cầu thanh toán, chi trả của NSNN và các đơn vị giao dịch với Kho bạc Nhà nước… Trong công tác quản lý giá, Bộ Tài chính sẽ chủ động theo dõi diễn biến giá xăng dầu thế giới và giá xăng dầu trong nước để xây dựng phương án điều hành giá xăng dầu vào kỳ điều hành các tháng trong quý II/2021; phối hợp với Bộ Công Thương để điều hành giá xăng dầu theo đúng quy định hiện hành. Đối với công tác quản lý thị trường tài chính và dịch vụ tài chính, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục nghiên cứu thực hiện các giải pháp kỹ thuật và hành chính, nghiệp vụ để xử lý tình trạng nghẽn lệnh tại Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE), giảm thiểu tình trạng quá tải lệnh, đồng thời bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư. Thực hiện giám sát chặt chẽ các giao dịch chứng khoán có dấu hiệu bất thường; kịp thời phối hợp với 2 Sở Giao dịch chứng khoán có đánh giá, phân tích, tiến hành kiểm tra giao dịch đối với các giao dịch có dấu hiệu vi phạm quy định. La GiangKhai mạc Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 30 Vietnam Expo 2021
TĐKT - Sáng 14/4, tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội, Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 30 - Vietnam Expo 2021 chính thức khai mạc. Vietnam Expo do Chính phủ giao Bộ Công thương (Cục Xúc tiến thương mại) chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương, các tổ chức xúc tiến thương mại và Công ty Vinexad thực hiện được tổ chức thường niên tại Hà Nội từ năm 1991. Trải qua 29 năm, Vietnam Expo đã trở thành một trong những hoạt động xúc tiến thương mại có quy mô lớn nhất và ý nghĩa quan trọng đối với ngành Công thương Việt Nam, mang lại nhiều giá trị kinh tế cũng như đem đến những cơ hội thiết thực giúp doanh nghiệp Việt Nam tăng cường xuất khẩu, phát triển thị trường nội địa, góp phần thực hiện cam kết của Chính phủ về hội nhập kinh tế quốc tế. Lễ khai mạc Vietnam Expo 2021 "Vietnam Expo - Đồng hành cùng doanh nghiệp trong kỷ nguyên số" là chủ đề được Ban tổ chức lựa chọn cho năm 2021 với kỳ vọng mang đến sự cộng hưởng và sức lan tỏa của chương trình "Chuyển đổi số quốc gia" được Chính phủ phát động, tạo ra diễn đàn kết nối cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân tiếp cận giải pháp chuyển đổi số, ứng dụng để gia tăng sức cạnh tranh trong sản xuất và kinh doanh, phục vụ thị trường trong và ngoài nước. Vietnam Expo 2021 đánh dấu mốc 30 năm tổ chức, thu hút sự tham gia của 320 doanh nghiệp với quy mô 300 gian hàng trưng bày, gồm các tổ chức xúc tiến và cộng đồng doanh nghiệp đến từ Cuba, Liên bang Nga, Liên bang Đức, Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Hồng Kông, Trung Quốc và Việt Nam. Trong đó, ghi nhận sự tham gia tích cực từ 18 trung tâm xúc tiến thương mại các tỉnh, thành phố: An Giang, Bắc Giang, Bắc Ninh, Đồng Tháp, TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Dương, Ninh Bình, Nghệ An, Lào Cai, Quảng Trị, Yên Bái, Tây Ninh, Thanh Hóa, Kiên Giang, Tiền Giang, Khánh Hòa và Vĩnh Long. Vietnam Expo đi tiên phong áp dụng mô hình Triển lãm kết hợp bằng hình thức gian hàng trực tiếp đan xen giữa cụm gian hàng từ xa, kết hợp giao thương trực tuyến và song song với phiên bản Vietnam Expo trực tuyến được kéo dài trong một tháng từ 14/4/2021 tới 14/5/2021 trên nền tảng số: www.online.vietnamexpo.com.vn. Tại Hội chợ, các nhóm ngành hàng trưng bày được bố trí thành từng khi vực gồm: Máy móc - công nghiệp phụ trợ; công nghệ số - thương mại điện tử; thực phẩm, đồ uống - hàng tiêu dùng. Các đại biểu tham quan các gian hàng tại Hội chợ Tiếp tục mang sứ mệnh tạo đà phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm gắn liền với định hướng phát triển kinh tế địa phương, đây cũng là năm thứ 6 liên tiếp cụm gian hàng "Invest in Vietnam" - Khu gian hàng Đầu tư phát triển công nghiệp được đặt tại vị trí trung tâm và dàn dựng công phu sẽ giới thiệu 7 ngành công nghiệp tiêu biểu đến từ 7 tỉnh, thành phố: Khánh Hòa, Đồng Tháp, Nghệ An, Kiên Giang, Vĩnh Long, Yên Bái và An Giang. Diễn đàn và kết nối doanh nghiệp trực tuyến với chủ điểm "Đầu tư tại Việt Nam, trọng tâm ngành công nghiệp với 8 tỉnh" được tổ chức bởi Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore và Cục Xúc tiến thương mại sẽ tập trung giới thiệu cơ hội đầu tư công nghiệp tại 8 tỉnh (Bắc Ninh, Nghệ An, Yên Bái, Khánh Hòa, Vĩnh Long, Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp). Đây sẽ là cơ hội tốt để các nhà đầu tư Singapore cập nhật thông tin mới nhất về chính sách sản xuất của Việt Nam và cơ hội đầu tư cụ thể vào các tỉnh trọng điểm này. Năm 2021 là năm thứ 22 liên tiếp Cơ quan Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Hàn Quốc tại Hà Nội tổ chức Khu gian hàng Quốc gia Hàn Quốc tại Vietnam Expo 2021. Sự kiện quan trọng này đã và đang là cầu nối tích cực, hiệu quả, kịp thời thúc đẩy hơn nữa các hoạt động giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc, góp phần tăng trưởng mạnh mẽ thương mại giữa hai quốc gia. Trong khuôn khổ Hội chợ, sẽ diễn ra chuỗi hội thảo tập trung vào cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa với thương mại điện tử, các chủ điểm được xây dựng bám sát vào nhu cầu thiết yếu của doanh nghiệp đang hướng tới như bổ sung kỹ năng và giải đáp các thắc mắc trong quảng bá và gia tăng doanh số tại thị trường nội địa và xuất khẩu. Cụ thể: Hội thảo “Nắm bắt cơ hội xuất khẩu hàng tiêu dùng Việt Nam cùng Amazon”, Hội thảo “Thương mại điện tử và các vấn đề pháp lý quan trọng”; Tọa đàm “Đối thoại chính sách lĩnh vực phụ tùng ô tô”; Hội thảo “Phát triển kinh doanh trong nước và xuất khẩu cùng sàn thương mại điện tử trong kỷ nguyên số hóa”. Hội chợ sẽ diễn ra từ ngày 14/4 - 17/4/2021. Phương ThanhChắp cánh cho doanh nghiệp công nghệ nông nghiệp phát triển tại thị trường Việt Nam
TĐKT - Ngày 13/4, Chương trình Thúc đẩy Đổi mới sáng tạo và Đầu tư trong công nghệ nông nghiệp (GRAFT Challenge Vietnam 2021) chính thức được phát động. Chương trình sẽ kết nối các doanh nghiệp công nghệ nông nghiệp (AgriTech) hàng đầu với các đối tác và các nguồn lực hỗ trợ mở rộng quy mô trong ngành nông nghiệp Việt Nam. Ban tổ chức thông tin về chương trình Với sự tài trợ của Chính phủ Úc, thông qua Chương trình Aus4Innovation, GRAFT hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết những thách thức cấp thiết của ngành nông nghiệp Việt Nam, bao gồm: Cải thiện chất lượng và chi phí nguồn nguyên liệu đầu vào, giảm thiểu tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch và xây dựng lòng tin của người tiêu dùng, đồng thời giải quyết các thách thức cụ thể của từng nhóm ngành: Trồng trọt, thủy hải sản, chăn nuôi. Chương trình xác định các thách thức này từ thực tiễn nhu cầu của các nhóm công tác ngành trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. GRAFT tìm kiếm các doanh nghiệp AgriTech trưởng thành tại Việt Nam và trên thế giới với các giải pháp đã được thị trường kiểm chứng và sẵn sàng mở rộng quy mô. Các doanh nghiệp khi nộp đơn đăng ký cần làm rõ giải pháp của mình có thể giải quyết các thách thức của ngành như thế nào, đồng thời chỉ ra những ảnh hưởng tích cực mang lại cho cộng đồng xã hội và sự phát triển bển vững của nền nông nghiệp Việt Nam. Chương trình sẽ kết thúc nhận hồ sơ trực tuyến vào ngày 14/5/2021. Ban tổ chức sẽ lựa chọn ít nhất sáu doanh nghiệp hàng đầu để tham gia 12 - 15 tuần hỗ trợ mở rộng quy mô bao gồm những buổi tư vấn riêng với mạng lưới các chuyên gia. Những doanh nghiệp được lựa chọn cũng sẽ có cơ hội giao lưu với những nhà lãnh đạo ngành, các nhà đầu tư và các đơn vị phát triển thị trường để hợp tác và đánh giá kỹ thuật trước khi tham gia chuyến khảo sát thực tế chuyên sâu và kết nối hợp tác kinh doanh. "Chương trình Thúc đẩy Đổi mới sáng tạo và Đầu tư trong công nghệ nông nghiệp lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Đây là một chương trình tăng tốc hỗ trợ các doanh nghiệp công nghệ đang phát triển để mở rộng nguồn khách hàng và mạng lưới đối tác tiềm năng tại Việt Nam, một trong những thị trường phát triển nhanh nhất toàn cầu" - ông Phan Quang Vinh, Giám đốc MBI Innovation cho biết. GRAFT được thực hiện trong khuôn khổ Chương trình Aus4Innovation hợp tác giữa Chính phủ Úc và Việt Nam để góp phần thúc đẩy thử nghiệm các mô hình mới trong hợp tác đối tác công - tư, tăng cường năng lực của Việt Nam trong công tác dự báo số, xây dựng kịch bản thương mại hóa và chính sách về đổi mới sáng tạo. Năm 2021, chương trình được tổ chức bởi Beanstalk, một cơ quan sáng tạo đổi mới của Úc, hợp tác với Hiệp hội Nông nghiệp Số Việt Nam (VIDA), Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên khởi nghiệp (SYS) và MBI. Chương trình được sự hỗ trợ và tài trợ của Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc, Cơ quan nghiên cứu khoa học và kỹ thuật quốc gia Úc, Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Phương ThanhĐồng hành với nông dân vùng cao nâng tầm thương hiệu quế hồi Việt Nam
TĐKT - Với bà con dân tộc Tày, Dao, Nùng… ở các tỉnh miền núi phía Bắc, Công ty Cổ phần Sản xuất và Xuất khẩu Quế Hồi Việt Nam Vinasamex như ngôi nhà thứ hai của họ, nơi đã cho họ động lực phát triển vùng nguyên liệu quế, hồi. “Điều tự hào và hạnh phúc nhất của tôi là đã hướng được doanh nghiệp đi theo con đường phát triển bền vững.” - Đó là chia sẻ của chị Nguyễn Thị Huyền, Tổng Giám đốc Vinasamex. Chị Nguyễn Thị Huyền, Tổng Giám đốc Vinasamex Vinasamex được thành lập năm 2012, với sứ mệnh đồng hành cùng bà con dân tộc tăng thu nhập và nâng cao đời sống từ sản phẩm quế, hồi và cung cấp đến các nhà nhập khẩu toàn cầu các sản phẩm quế, hồi organic chất lượng cao trong phân khúc cao cấp. Đến thời điểm hiện tại, Vinasamex đã xây dựng được các vùng nguyên liệu quế tại Yên Bái, Văn Bàn (Lào Cai), vùng nguyên liệu hồi tại Lạng Sơn…, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho nhiều bà con dân tộc thiểu số. Ít ai biết được rằng trên thế giới hiện nay chỉ có 5 nước trồng quế, trong đó có Việt Nam. Đặc biệt hơn, chỉ Việt Nam và Trung Quốc là hai nước duy nhất trên thế giới may mắn sở hữu cây hồi. Diện tích trồng hồi ở Việt Nam vào khoảng 40.000 ha, tập trung chủ yếu ở Lạng Sơn; còn diện tích trồng quế lên tới 80.000 ha, tập trung chủ yếu ở Yên Bái và Quảng Nam. Công nhân làm việc tại nhà máy sản xuất quế hồi tại thôn 5, xã Đào Thịnh, Trấn Yên, Yên Bái. Chị Nguyễn Thị Huyền kể lại: “Quế, hồi là cây trồng lâu năm và là nguồn thu chủ lực của bà con dân tộc tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn. Tuy nhiên, vào năm 2007, cửa khẩu khu vực Lạng Sơn chất đầy những đống vỏ quế trên các xe tải đang chờ xuất sang Trung Quốc. Bị thương lái Trung Quốc ép giá, không biết bán cho ai, cũng không thể trở về tay trắng, tư thương người Việt đành ngậm ngùi chấp nhận bán rẻ. Không đành lòng chứng kiến cảnh bà con nông dân bị thương lái ép giá, năm 2012, vợ chồng tôi quyết định khởi nghiệp kinh doanh bằng việc thu mua quế, hồi xuất khẩu ra nước ngoài. Công ty Vinasamex có trụ sở ở Gia Lâm, Hà Nội được thành lập từ đó.” Năm 2015, vợ chồng chị bắt tay vào công việc khó nhất là thuyết phục và đào tạo nông dân trồng quế theo quy trình hữu cơ. “Nhưng khó khăn không nằm ở nguyên tắc không hóa chất, bởi ở vùng núi nghèo nông dân vốn đã không có tiền để mua phân bón với thuốc trừ sâu. Vấn đề nằm ở chỗ, thói quen cắt tỉa, thu hoạch và chế biến truyền thống của người dân tộc thiểu số lại đi ngược với cách làm hữu cơ.” - Chị cho biết. Việc nuôi trồng quế, hồi của người dân nơi đây chủ yếu là tự phát. Chủ yếu họ vẫn khai thác theo cách tự nhiên. Bên cạnh đó, tình trạng khai thác bừa bãi, thiếu quy hoạch, quản lý, bảo tồn, khiến nguồn quế, hồi không đạt được năng suất tốt nhất. Vinasamex đi đến từng thôn, bản, làng, xã tại Yên Bái truyền những kinh nghiệm cũng như hướng dẫn bà con nuôi trồng hữu cơ. Để tạo niềm tin cho bà con, mới đầu chị phải nhờ đến cơ quan chính quyền vận động và định hướng. Công ty cử chuyên gia hàng đầu đào tạo kỹ thuật trồng và canh tác quế, hồi, bao gồm: Trồng, chăm sóc, thu hoạch đảm bảo theo tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế… cho các hộ nông dân; đưa các hộ nông dân và diện tích trồng quế, hồi có nguyện vọng làm theo tiêu chuẩn hữu cơ vào chuỗi hữu cơ của Vinasamex. Công ty và nông dân tiến hành thành lập hợp tác xã, cam kết bao tiêu, mua sản phẩm với giá cao, để họ không vướng phải nỗi lo bị tồn hàng hay chịu cảnh được mùa - mất giá. Có hợp đồng với Vinasamex, nông dân không chỉ được đảm bảo đầu ra với giá bán cao hơn so với giá thị trường mà còn nhận được những hỗ trợ khác như những bao tải mới, công cụ thu hái giúp bà con an toàn hơn, những phần quà khích lệ động viên những hộ dân nghèo và những chương trình khác nữa. Ðời sống bà con dần được cải thiện, họ tin tưởng và đồng hành với Vinasamex cùng đưa giá trị sản phẩm quế, hồi lên tầm cao mới. Sau khi cùng nông dân phát triển vùng nguyên liệu, đến năm 2017, Vinasamex được cấp chứng nhận hữu cơ quốc tế của Mỹ, Nhật Bản, châu Âu. Cuối năm 2017, công ty có thêm một số chứng nhận quốc tế về an toàn thực phẩm, chứng nhận tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS). Sản phẩm quế, hồi của Vinasamex còn đạt được chứng nhận Fair Trade (thương mại công bằng) và For Life (công ty có trách nhiệm xã hội). Tính đến 25/2/2020, vùng nguyên liệu của công ty tập hợp được 1.349 hộ trồng hồi, quế tại Lạng Sơn, Yên Bái và Lào Cai với tổng diện tích hữu cơ lên đến 1.600 ha. Đến nay, Vinasamex đã có nhà máy rộng 15.000 m2 với hệ thống máy móc hiện đại. Hiện sản phẩm từ quế, hồi của Công ty đang được xuất khẩu đến nhiều quốc gia: Ấn Độ, Đức, Hà Lan, Ý, Nga, Mỹ, Hàn Quốc, Singapore, Pakistan, Bangladesh… Mục tiêu của Vinasamex trong 5 năm tới là sẽ tiếp tục duy trì và nhân rộng mô hình sản xuất organic, củng cố vị trí đầu tàu trong ngành quế, hồi xuất khẩu, nâng tầm thương hiệu quế, hồi Việt Nam trên thị trường thế giới và dần dần đứng đầu trong ngành sản xuất gia vị Việt Nam. Nguyệt HàTái khởi động Ngày thứ sáu công nghệ với chủ đề "Thách thức công nghệ số Việt Nam"
TĐKT - Sáng 9/4, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông chính thức khởi động lại chuỗi sự kiện "Ngày thứ sáu công nghệ" với tên gọi mới "Diễn đàn thách thức công nghệ số Việt Nam". Số đầu tiên đã diễn ra với sự ra mắt của nền tảng quản lý nhà xe thông minh Anvui của Công ty cổ phần công nghệ An Vui. Đại diện Công ty cổ phần An Vui giới thiệu nền tảng quản lý nhà xe thông minh Anvui Đầu tháng 6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Với vai trò cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia, Bộ Thông tin và Truyền thông đã xác định phát triển các nền tảng số là giải pháp đột phá để đẩy nhanh chuyển đổi số và đây cũng là một trong những việc đã được triển khai ngay, quyết liệt. Trong năm 2020, thông qua chuỗi sự kiện "Ngày thứ sáu công nghệ", Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức đánh giá, lựa chọn, giới thiệu được 38 nền tảng số Make in Vietnam, trải rộng trên nhiều lĩnh vực: Các nền tảng quản lý dạy và học trực tuyến của Viettel, VNPT, MISA; nền tảng hỗ trợ tư vấn khám, chữa bệnh từ xa Teleheath; nền tảng hỗ trợ tư vấn sức khỏe trực tuyến VOV Bacsi24; các nền tảng điện toán đám mây Việt; nền tảng mã bưu chính Vpostcode; các nền tảng hội nghị truyền hình trực tuyến Zavi, Comeet; các nền tảng quản trị tổng thể doanh nghiệp 1Office, MISA AMIS... Các nền tảng số Make in Vietnam được Bộ Thông tin và Truyền thông giới thiệu đều đã được Cục Tin học hóa đánh giá kỹ lưỡng, là những nền tảng tốt bằng hoặc hơn các giải pháp cùng lĩnh vực của nước ngoài. Trong năm 2021, chuỗi sự kiện tiếp tục kiên định với mục tiêu thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, đưa nhiều nền tảng số hữu ích đến với doanh nghiệp và đông đảo người dân, thúc đẩy chuyển đổi số trong mọi lĩnh vực đời sống, kinh tế - xã hội. Đặc biệt, sự kiện có format mới, bên cạnh phần giới thiệu của đơn vị phát triển nền tảng số, sẽ có thêm phiên tương tác trực tiếp giữa đội ngũ phát triển nền tảng và báo chí, người sử dụng theo hình thức một cuộc tranh biện. Các bên tham gia sự kiện sẽ được đặt câu hỏi, thể hiện thẳng thắn các góc nhìn đa chiều về nền tảng và cuối phiên mọi người sẽ bình chọn công khai cho sản phẩm, giải pháp công nghệ Make in Vietnam được chọn giới thiệu. Số đầu tiên của "Diễn đàn thách thức công nghệ số Việt Nam" đã diễn ra với sự ra mắt của nền tảng quản lý nhà xe thông minh Anvui của Công ty cổ phần công nghệ An Vui. Giải pháp quản lý nhà xe thông minh Anvui là nền tảng công nghệ với mục đích số hóa ngành vận tải hành khách đường dài, giúp các doanh nghiệp vận tải hành khách chuyển đổi số, quản trị khoa học, tối ưu hóa giúp giảm bớt lãng phí xã hội và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vận tải trước cuộc cách mạng công nghệ. Phương ThanhThư chúc mừng của Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh nhân Ngày Thương hiệu Việt Nam 20/4
TĐKT - Hướng tới kỷ niệm Ngày Thương hiệu Việt Nam 20/4, đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Chủ tịch Hội đồng Thương hiệu quốc gia Việt Nam đã gửi thư chúc mừng tới cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Toàn văn thư chúc mừng Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam (THQG) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 253/2003/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2003 và giao Bộ Công Thương là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm phối hợp với các bộ, ngành triển khai nhằm mục tiêu xây dựng và quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam là quốc gia có hàng hóa, dịch vụ chất lượng, tạo dựng uy tín và nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế. Với ý nghĩa đó, theo đề xuất của Bộ Công thương, Văn phòng Chính phủ đã ban hành Công văn số 2343/VPCP-KTTH ngày 11 tháng 4 năm 2008 thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ lấy ngày 20/4 hàng năm là Ngày Thương hiệu Việt Nam. Phương ThanhTĐKT - Ngay từ những ngày đầu năm, Tổng cục Thuế đã phát động thi đua đến các cấp, triển khai kịp thời, có hiệu quả các nhóm giải pháp quản lý thu và đã hoàn thành vượt mức dự toán thu ngân sách nhà nước (NSNN).
Kết quả từ sự nỗ lực không nghỉ
Tính đến hết quý I năm 2021, tổng thu NSNN do cơ quan thuế quản lý ước đạt 347.346 tỷ đồng, bằng 31,1% so với dự toán, bằng 98,8% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, thu từ dầu thô ước đạt 8.027 tỷ đồng, bằng 34,6% so với dự toán. Thu nội địa ước đạt 339.319 tỷ đồng, bằng 31% so với dự toán, bằng 101% so với cùng kỳ năm 2020. Số thu không kể tiền sử dụng đất, cổ tức lợi nhuận còn lại và thu từ xổ số kiến thiết, chênh lệch thu chi của ngân hàng nhà nước ước đạt 274.434 tỷ đồng, bằng 31,1% so với dự toán, bằng 107,2% so với cùng kỳ.
Tổng cục Thuế thi đua hoàn thành vượt mức dự toán thu NSNN
So với dự toán có 7/18 khoản thu, sắc thuế đạt khá (trên 28%). Có 8/18 khoản thu, sắc thuế có mức tăng trưởng so với cùng kỳ.
Số thu ngân sách trung ương Quý I ước đạt 150.500 tỷ đồng, bằng 29,4% dự toán. Thu ngân sách địa phương ước đạt 196.846 tỷ đồng, bằng 32,6% dự toán, bằng 104,7% so với cùng kỳ.
Nếu xét theo địa bàn cả nước, có 42/63 địa phương có tiến độ thực hiện dự toán đạt trên 30%. Có 40 địa phương có tăng trưởng thu và có 34/63 địa phương thu đạt từ 30% trở lên.
Đáng chú ý, thu từ khu vực sản xuất kinh doanh (DN nhà nước, DN có vốn đầu tư nước ngoài và công thương nghiệp ngoài quốc doanh) ước đạt 191.254 tỷ đồng, bằng 32,7% so với dự toán và tăng 12,5% so với cùng kỳ năm 2020. Đây cũng là mức thu đạt khá so với mức thực hiện quý I của những năm gần đây.
Các khoản thu từ nhà, đất ước đạt 44.798 tỷ đồng, bằng 32,3% so với dự toán, tăng 8,3% so với cùng kỳ, trong đó thu tiền sử dụng đất ước đạt 38.916 tỷ đồng, bằng 34,9% dự toán, tăng 9,5% so với cùng kỳ;
So với cùng kỳ những năm gần đây thì tổng thu nội địa quý I năm 2021 đạt thấp về tốc độ, tuy nhiên đạt khá về tiến độ thực hiện dự toán. Nguyên nhân chính là do tình hình kinh tế quý IV/2020 có sự hồi phục khá do dịch bệnh trong nước đã được kiểm soát tốt, các chính sách hỗ trợ của Chính phủ đã phát huy tác dụng và các DN đã tận dụng thời cơ trong nước khống chế được dịch sớm để khôi phục sản xuất kinh doanh, bù đắp cho sự sụt giảm trong những tháng bị dịch bệnh. Bên cạnh đó, thị trường bất động sản từ cuối năm 2020 đến nay tiếp tục sôi động, các địa phương tiếp tục triển khai tốt công tác giải phóng mặt bằng, đấu giá đất và cho thuê đất nên thu từ đất đai đạt khá so với dự toán và tăng so với cùng kỳ.
Cụ thể, cơ quan thuế tập trung kiểm tra, rà soát số lượng DN đăng ký kinh doanh, số lượng DN tạm nghỉ kinh doanh, ngừng hoạt động đặc biệt là sau dịp Tết Nguyên đán, đảm bảo đưa vào quản lý thuế đối với 100% DN có kinh doanh; kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ tình hình SXKD, khai, nộp thuế của DN, xác định chính xác doanh thu làm căn cứ xác định mức thuế khoán phù hợp với thực tế kinh doanh, chống thất thu NSNN. Trong 3 tháng đầu năm 2021, có 29.459 DN thành lập mới; có 11.002 DN khôi phục kinh doanh, tăng 25,3%. Đến thời điểm 19/3/3021, toàn quốc có 816.403 DN đang kinh doanh, tăng 1,1% so với thời điểm ngày 31/12/2020.
Đối với công tác thanh tra, kiểm tra, tính đến 15/3, toàn ngành Thuế đã thực hiện được 5.931 cuộc thanh tra, kiểm tra tại trụ sở DN; đã thực hiện kiểm tra 79.868 hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế bằng 116,69% so với cùng kỳ năm 2020. Tổng số tiền kiến nghị xử lý qua thanh tra, kiểm tra là 6.581,11 tỷ đồng. Trong đó, tổng số thuế tăng thu qua thanh tra, kiểm tra là 1.296,54 tỷ đồng; giảm khấu trừ là 189,44 tỷ đồng; giảm lỗ là 5.095,13 tỷ đồng. Tổng số tiền thuế nộp vào ngân sách là 622,57 tỷ đồng.
Cũng trong 3 tháng đầu năm, cơ quan Thuế các cấp thu nợ ước đạt 9.074 tỷ đồng, đạt 30,1% chỉ tiêu thu nợ giao. Ước đến 31/3, tổng tiền nợ thuế do cơ quan Thuế quản lý giảm 16,1% so với cùng kỳ. Nếu không kể số tiền thuế nợ đang xử lý xóa nợ và tiền thuế nợ đang khiếu nại, khiếu kiện thì tổng số tiền thuế nợ tính đến thời điểm 31/03/2021 giảm 19,7% so với cùng kỳ năm 2020.
Giải pháp trọng tâm đảm bảo nguồn thu ngân sách trong những tháng cuối năm
Tình hình kinh tế - xã hội năm 2021 được dự báo là sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp trên thế giới sẽ là nguyên nhân chính gây cản trở tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Tại Việt Nam, từ cuối tháng 1, đầu tháng 2/2021, dịch bệnh bùng phát trở lại tại một số địa phương tác động xấu đến sản xuất kinh doanh trong nước và công tác thu nộp NSNN trong những tháng tiếp theo.
Để phấn đấu hoàn thành vượt mức nhiệm vụ thu NSNN năm 2021 được Quốc hội, Chính phủ giao, Tổng cục Thuế đã yêu cầu cơ quan thuế các cấp triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp thực hiện nhiệm vụ thu NSNN năm 2021, trong đó trọng tâm là tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính về thuế theo tinh thần chỉ đạo tại Nghị quyết số 02/2021/NQ-CP của Chính phủ; tập trung tháo gỡ, giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc cho DN, cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi để các DN phát triển ổn định, vững chắc, thu hút đầu tư, tăng thêm năng lực sản xuất mới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo tiền đề để tăng thu cho NSNN.
Cơ quan Thuế sẽ tiếp tục rà soát, nghiên cứu, trình các cấp có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật thuế và các văn bản hướng dẫn Luật Quản lý thuế theo hướng bao quát được hết nguồn thu, nâng cao năng lực quản lý thuế cho cơ quan thu, phòng, chống gian lận, trốn thuế, thất thu và nợ đọng thuế, thực hiện quản lý thuế điện tử; tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, tạo môi trường thuận lợi, rõ ràng minh bạch cho người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ với NSNN.
Tổng cục Thuế đã chỉ đạo cơ quan thuế các địa phương thực hiện kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ công tác kê khai thuế của người nộp thuế; tập trung kiểm tra các tờ khai có dấu hiệu rủi ro, những lĩnh vực kinh doanh có dấu hiệu tiềm ẩn kê khai không đủ thuế, rà soát tình hình tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), cổ tức, lợi nhuận còn lại của năm 2020 để chủ động đôn đốc DN nộp số thuế TNDN, cổ tức, lợi nhuận còn lại phải nộp theo quyết toán năm 2020 và số tạm nộp thuế, phát sinh các quý đầu năm 2021 sát với thực tế của hoạt động kinh doanh. Cơ quan Thuế kiên quyết xử phạt đối với các trường hợp vi phạm quy định về kê khai thuế, thực hiện ấn định thuế đối với người nộp thuế vi phạm pháp luật về thuế theo đúng quy định của Luật Quản lý thuế.
Cùng với tăng cường quản lý chặt chẽ công tác hoàn thuế đảm bảo việc hoàn thuế đúng đối tượng, theo đúng chính sách pháp luật, tạo điều kiện cho người nộp thuế có thêm nguồn lực tài chính cho sản xuất, kinh doanh, trong thời gian tới, ngành Thuế sẽ phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm đối với các hành vi gian lận, thu hồi đầy đủ số tiền hoàn thuế bị gian lận vào NSNN; tiếp tục triển khai mạnh mẽ và có hiệu quả công tác hoàn thuế điện tử.
Về công tác thanh, kiểm tra, cơ quan thuế các cấp sẽ tập trung thanh, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế đối với các đơn vị thuộc ngành nghề, lĩnh vực có rủi ro cao về thuế, các DN hoàn thuế GTGT hàng hóa xuất khẩu, các DN được hưởng các chính sách ưu đãi miễn, giảm thuế. Các DN có hoạt động liên kết, có dấu hiệu chuyển giá; kinh doanh thương mại điện tử, các hoạt động chuyển nhượng vốn, thương hiệu, chuyển nhượng dự án...
Để tiếp tục triển khai thực hiện tốt công tác chống thất thu đối với khu vực DN ngoài quốc doanh, Tổng cục Thuế đã chỉ đạo Cục Thuế các địa phương triển khai quyết liệt công tác chống thất thu đối các DN nhỏ và vừa, hộ, cá nhân kinh doanh nhất là tại những địa bàn trọng điểm và những lĩnh vực kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh qua mạng...
Trên cơ sở chỉ tiêu thu nợ thuế năm 2021 mà Tổng cục Thuế đã giao, cơ quan Thuế các cấp sẽ tổ chức triển khai thực hiện tốt công tác quản lý thu nợ thuế. Trong đó, trọng tâm là thực hiện phân loại các khoản nợ thuế đầy đủ để có giải pháp quản lý, đôn đốc thu phù hợp. Phân công, giao nhiệm vụ thu nợ đối với người nộp thuế có số nợ thuế lớn đến từng phòng quản lý, lãnh đạo Cục Thuế, Chi cục Thuế, công chức quản lý nợ thuế. Phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương, các bộ ngành liên quan như: Công an, ngân hàng, toà án, quản lý thị trường, kế hoạch đầu tư... trong việc thu hồi nợ đọng thuế, đặc biệt là xử lý thu hồi các khoản tiền nợ đọng liên quan đến đất đai, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản. Tiếp tục xử lý nợ theo quy định tại Luật Quản lý thuế và Nghị quyết số 94/2019/QH14. Phấn đấu giảm tỷ lệ nợ thuế xuống dưới 5% tổng thu NSNN năm 2021.
Nhằm giảm thiểu thời gian và chi phí cho DN khi thực hiện nghĩa vụ với ngân sách, trong thời gian tới, ngành Thuế sẽ tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về chính sách, thủ tục hành chính thuế, đa dạng hóa các hình thức hỗ trợ DN ở tất cả các khâu, các bộ phận, các lĩnh vực. Đăng tải kịp thời các hướng dẫn về nội dung sửa đổi trong các chính sách thuế mới trên các phương tiện thông tin đại chúng. Công khai tại trụ sở cơ quan thuế các cấp, trên trang thông tin điện tử ngành thuế các quy trình nghiệp vụ quản lý thuế, thủ tục hành chính thuế để người nộp thuế nắm bắt kịp thời và giám sát việc thực thi pháp luật của công chức thuế.
Hồng Thiết
VNPT là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên đạt giải thưởng bảo mật thế giới
TĐKT - Vượt qua nhiều “đối thủ nặng ký” đến từ các cường quốc về công nghệ thông tin thế giới, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã trở thành doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên đạt giải thưởng An toàn Bảo mật thế giới 2021 (Cyber Security Global Excellence Awards). Các giải pháp bảo mật uy tín của VNPT được ban giám khảo quốc tế đánh giá cao và ghi nhận với 4 giải thưởng lớn tại Giải thưởng bảo mật thế giới 2021. Trong đó, có 1 giải vàng dành cho giải pháp Định danh điện tử (VNPT eKYC) trong hạng mục ứng dụng AI vào bảo mật. Hai giải bạc cho giải pháp An toàn thông tin (VNPT SOC) ở hạng mục giám sát bảo mật và dịch vụ Cho thuê máy chủ ảo trên nền điện toán đám mây (VNPT SmartCloud) ở hạng mục sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin cung cấp trên nền Cloud/Software-as-a-Service. Một giải đồng cho Hệ thống ứng cứu và xử lý sự cố (SmartIR) ở hạng mục An toàn thông tin cho học máy (Machine learning). Đội ngũ kỹ sư công nghệ của VNPT tập trung nghiên cứu và phát triển các giải pháp đảm bảo an toàn trên môi trường mạng Giải pháp định danh điện tử VNPT eKYC đã được triển khai ở nhiều doanh nghiệp tài chính, ngân hàng và các ngành dịch vụ, nhờ vậy VNPT eKYC đã đóng góp không nhỏ cho sự phát triển kinh tế đất nước, đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh Covid. Theo đó, thay vì trực tiếp đến văn phòng, điểm giao dịch để đối chiếu chứng từ giấy, thì với VNPT eKYC, khách hàng có thể thực hiện việc xác thực thông tin ngay tại nhà, sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi. Giải pháp này được nhận định là nền tảng thiết yếu để các doanh nghiệp tiến hành chuyển đổi số trong thời đại 4.0. Bên cạnh các dịch vụ hỗ trợ khách hàng, các giải pháp về bảo mật như SmartIR hay VNPT Smart Cloud vẫn luôn được nâng cấp và phát triển để đảm bảo an ninh trên không gian mạng. Kết quả tại cuộc thi chứng minh cho việc VNPT đã là đối tác của nhiều tổ chức an ninh mạng thế giới, phát triển các sản phẩm và dịch vụ an toàn thông tin, đào tạo chuyên gia bảo mật thông tin theo tiêu chuẩn của các hãng bảo mật uy tín quốc tế như Microsoft, Kaspersky, IBM... VNPT đã phát triển hệ thống an toàn thông tin cho khách hàng doanh nghiệp, đồng thời tạo ra một hệ sinh thái bảo mật thông tin cho khách hàng. Đây là năm thứ 17 giải thưởng Security Global Excellence Awards được tổ chức. Là giải thưởng lâu năm và uy tín trên thế giới, sự kiện luôn thu hút được nhiều doanh nghiệp đến từ nhiều quốc gia như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Canada, Thụy Điển... Ban giám khảo gồm 45 chuyên gia quốc tế, đang là chuyên gia, quản lý, lãnh đạo của các tổ chức, công ty hàng đầu về công nghệ, quản trị rủi ro, an ninh mạng như PwC, Deloitte, Boeing, J. P. Morgan, Apple... Chính bởi vậy, mức độ khắt khe và kinh nghiệm chuyên môn của giải thưởng luôn được thị trường quốc tế đánh giá cao. “Chuyển đổi số” là chủ đề được nhắc đến rất nhiều trong những năm gần đã và đang làmthay đổi mọi mặt cuộc sống của chúng ta.Chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích cho người dân và xã hội như thanh toán tiện ích, giải trí số, hành chính số hay thúc đẩy thương mại điện tử phát triển. Tuy nhiên, chuyển đổi số luôn đi liền với các vấn đề về định danh và dữ liệu thông tin vì đây là nguồn tài nguyên số có thể phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. Hiểu được tầm quan trọng của vấn đề bảo mật thông tin, VNPT chủ động đầu tư tập trung nghiên cứu và phát triển các giải pháp bảo đảm an toàn trên môi trường mạng để bảo vệ khách hàng trước những rủi ro về an toàn thông tin và tăng cường bảo mật cho các hoạt động kinh doanh của khách hàng. Theo nghiên cứu của Công ty An ninh mạng McAfee (Mỹ) và Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Mỹ), tội phạm an ninh mạng trên toàn thế giới gây thiệt hại lên tới 600 tỷ USD mỗi năm. Tại Việt Nam, con số này là 642 triệu USD vào năm 2018. Theo Bộ Công an, Việt Nam đứng thứ 4 trong top 10 quốc gia bị ảnh hưởng bởi mạng máy tính Botnet. Cũng trong tháng 3, VNPT vừa ra mắt Nền tảng Quản lý an toàn thông tin - VNPT MSS (VNPT Managed Security Service). Giải pháp này là nền tảng giám sát, quản lý an toàn thông tin hỗ trợ cho các doanh nghiệp và tổ chức nhằm kịp thời phát hiện, xử lý, ứng cứu các rủi ro gây mất an toàn thông tin trước các cuộc tấn công từ cả bên trong và bên ngoài. Sự xuất hiện của VNPT MSS sẽ giúp bảo vệ tài sản, trí tuệ, lợi nhuận cũng như giá trị thương hiệu của các doanh nghiệp, tổ chức một cách đơn giản, hiệu quả và tiết kiệm nhất. Bên cạnh các sản phẩm dịch vụ chất lượng cao, ứng dụng thực tiễn và kết quả khả quan, VNPT cũng vừa nhận được giải thưởng quốc tế tại hạng mục Tổng đài chăm sóc khách hàng của năm do Stevie Awards Bán hàng & Dịch vụ khách hàng lần thứ 15 (Stevie Awards for Sales & Customer Service) công nhận. Hồng ThiếtTĐKT - Ngày 30/3, tại Hà Nội, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cùng Google và các đối tác SAPO, EMS, Visa chính thức công bố chuỗi sự kiện Retail University năm 2021 để hỗ trợ đào tạo kiến thức cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh cá thể thúc đẩy kinh doanh trực tuyến.
Lễ công bố sự kiện Retail University 2021
Ông Nguyễn Thanh Hưng, Chủ tịch VECOM cho biết: Năm 2020, thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam tăng trưởng khoảng 15%, đạt quy mô khoảng 13,2 tỷ USD và sẽ tiếp tục tăng trưởng vững chắc trong năm 2021 cũng như cả giai đoạn tiếp theo tới năm 2025. Đây là cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp bán lẻ chuyển dịch và mở rộng kinh doanh trên môi trường trực tuyến.
Theo Vietnam Internet Statistic 2020, Việt Nam có hơn 68 triệu người sử dụng mạng xã hội và đứng vị trí thứ 6 trong nhóm 30 quốc gia có tiềm năng và mức độ hấp dẫn đầu tư trong lĩnh vực bán lẻ toàn cầu. Đó là lý do mà các doanh nghiệp bán lẻ, doanh nghiệp bán hàng trực tuyến hoặc doanh nghiệp kinh doanh truyền thống tại Việt Nam cần nâng cao kỹ năng số, kỹ năng kinh doanh, marketing để phát triển chuyên sâu mô hình và phương thức kinh doanh online.
Nắm bắt nhu cầu đó, từ ngày 14 đến 29/11/2020 tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, VECOM đã phối hợp cùng Google, Haravan, Vietnam Post và Visa tổ chức chuỗi sự kiện chương trình Retail University – Thúc đẩy kinh doanh trực tuyến cho doanh nghiệp bán lẻ. Retail University là một dự án đào tạo miễn phí của Google Ads trong chương trình Grow Retail with Google nhằm nâng cao kỹ năng số cho doanh nghiệp bán lẻ. Thông qua 3 tuần giảng dạy ở hai thành phố, chương trình hướng đến mục tiêu xây dựng nền tảng tri thức cho ngành bán lẻ Việt Nam, góp phần trang bị cho các doanh nghiệp bán lẻ những công cụ cần thiết để phát triển kinh doanh trực tuyến, giúp tối ưu hóa những nền tảng và công cụ kỹ thuật số để có thể tiếp cận khách hàng và phát triển kinh doanh một cách hiệu quả nhất.
Sau sự kiện đầu tiên đó, VECOM đã nhận được nhiều đề xuất tổ chức sự kiện trực tuyến (online) để tạo cơ hội cho các cá nhân, đơn vị chưa có cơ hội tham gia. Vì thế, vào tháng 12/2020, chuỗi sự kiện chương trình Retail University là phiên bản đào tạo trực tuyến (online) tại trang Gather: Vietnam’s Retail University đã được tổ chức bởi VECOM phối hợp cùng Google, Haravan, Giao Hàng Nhanh (GHN) và Visa. Hai chuỗi sự kiện trong năm 2020 đã thu hút được nhiều sự quan tâm của cộng đồng, nhận được đăng ký của gần 1.400 học viên từ các doanh nghiệp khắp cả nước với hơn 1.000 lượt xem tại Gather và YouTube, đồng thời nhận được sự phản hồi tích cực và nhiều đóng góp từ đại diện các doanh nghiệp bán lẻ.
Chuỗi các hoạt động nói trên của chương trình trong năm 2020 cũng là bước khởi đầu cho các hoạt động tiếp theo trong năm 2021. Vào ngày 7, 8 và 9/4/2021, Google, VECOM, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) cùng các đối tác như Sapo, Visa, EMS sẽ đưa dự án cộng đồng Retail University trở lại nhằm giúp các doanh nghiệp khai thác tối đa tiềm năng của thị trường Việt Nam.
Ông Trần Trọng Tuyến, Chủ tịch và CEO Công ty công nghệ Sapo – nền tảng quản lý và bán hàng đa kênh, chia sẻ: Chúng tôi kỳ vọng kiến thức thiết thực trong chương trình Retail University sẽ hỗ trợ doanh nghiệp bán lẻ vận dụng các kênh bán hàng trực tuyến hiệu quả. Trong chuỗi giá trị Sapo mang đến cho khách hàng, không chỉ dừng lại ở việc quản lý và bán hàng đa kênh, mà cung cấp cho khách hàng giá trị về đào tạo và bổ sung kiến thức là một phần tất yếu.
Chương trình hứa hẹn sẽ mang đến cho người học những số liệu thống kê từ thị trường, những kiến thức cập nhật nhất và thí dụ thực tế nhất dưới sự hướng dẫn, chia sẻ từ các diễn giả khách mời và các trainer của chương trình Bệ phóng Việt Nam Digital 4.0. Các chủ đề sẽ được chia sẻ tại chương trình: Xây dựng website TMĐT và thương hiệu online chuyên nghiệp với Sapo Web; giới thiệu Google Analytics và Google Tag Manager; giới thiệu Google My Business và hướng dẫn cách tạo GMB nhanh trên nền tảng Sapo; Smart Campaigns – quảng cáo thông minh cho doanh nghiệp nhỏ; tăng trưởng kinh doanh với mô hình bán lẻ đa kênh Omni-channel; quy trình xử lý đơn hàng và giao nhận trong thương mại điện tử; giải pháp thanh toán online hiệu quả cho người kinh doanh.
Phương Thanh
Trang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 48
- 49
- 50
- 51
- 52
- …
- sau ›
- cuối cùng »