Kinh tế

Sài Gòn Ford tổ chức Hội nghị khách hàng Dự án năm 2018

TĐKT - Tối 26/3, Sài Gòn Ford đã phối hợp với Ford Việt Nam tổ chức Hội nghị khách hàng Dự án năm 2018, nhằm tri ân khách hàng thân thiết; cụ thể là các công ty, doanh nghiệp và cá nhân đã tin tưởng lựa chọn các dòng xe phân phối bởi Sài Gòn Ford trong năm 2018 vừa qua. Ông Phan Dương Cửu Long, Tổng Giám đốc Sài Gòn Ford phát biểu tại Hội nghị khách hàng Tại Hội nghị, Ban tổ chức đã vinh danh và tặng quà cho các khách hàng Fleet tiêu biểu và đồng thời trao hơn 50 Platinum Card cho các cá nhân và đại diện doanh nghiệp đến tham dự. Khách hàng sở hữu Platinum Card sẽ được hưởng những đặc quyền hấp dẫn từ Sài Gòn Ford như ưu tiên làm dịch vụ tại các xưởng, ưu đãi giảm 10% phụ tùng dành riêng cho dòng xe Transit, tích lũy doanh số khi mua xe và có cơ hội nhận voucher “Đổi xe cũ - lấy xe mới” trị giá lên đến 10.000.000 VND. Ông Phan Dương Cửu Long, Tổng Giám đốc cùng Ban lãnh đạo Sài Gòn Ford. Ông Phan Dương Cửu Long – TGĐ Sài Gòn Ford cho biết; từ khi thành lập vào năm 2000 đến nay, Sài Gòn Ford đã xác định vị trí vững chắc trên thị trường ôtô tại Việt Nam, không chỉ chuyên cung cấp các sản phẩm xe ô tô Ford theo tiêu chuẩn của FVL, Sài Gòn Ford còn nâng cao chất lượng phục vụ, dịch vụ chăm sóc khách hàng, chế độ hậu mãi cũng như chú trọng duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng. Đồng thời cam kết sẽ luôn đồng hành và đem lại trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng thân thiết khi đến với Sài Gòn Ford. Ông Phan Dương Cửu Long, Tổng Giám đốc Sài Gòn Ford tri ân khách hàng Bằng những nỗ lực không ngừng, Sài Gòn Ford đã giữ vững danh hiệu “Top sản lượng bán hàng” và là Đại lý có chỉ số hài lòng khách hàng cao của Ford Việt Nam; được Ford Việt Nam khen thưởng “Đại lý của năm 2018”. Ngoài ra Sài Gòn Ford còn vinh dự được xướng tên trong “Top 100 Sao Vàng Đất Việt năm 2018”. Để đạt được những thành tựu nổi bật như hôm nay không thể quên nhắc đến sự tín nhiệm của khách hàng dành cho Sài Gòn Ford. Chính vì thế, Hội nghị khách hàng Dự án năm 2018 đã thay lời cảm ơn của Sài Gòn Ford dành cho các khách hàng thân thiết, đồng thời một lần nữa khẳng định chất lượng dịch vụ tận tình, uy tín của đại lý Sài Gòn Ford. Đào Xuân Phúc

VOBF 2019 - Sự kiện thương mại điện tử lớn nhất cả nước

TĐKT -  Ngày 26/3, tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn Toàn cảnh Thương mại điện tử Việt Nam, sự kiện thương mại điện tử lớn nhất toàn quốc. Diễn đàn do Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) và Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (iDEA) phối hợp tổ chức. Bà Lại Việt Anh, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số phát biểu khai mạc Phát biểu khai mạc, bà Lại Việt Anh, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho biết: Trong những năm gần đây, thương mại điện tử (TMĐT) nước ta đạt tốc độ tăng trưởng cao. Năm 2018 được ghi nhận là năm phát triển sôi động của kinh doanh trực tuyến với tốc độ tăng trưởng đạt khoảng 30%. Như vậy, với xuất phát thấp từ 4 tỷ USD năm 2013 nhưng nhờ tốc độ tăng trưởng cao, tính đến năm 2018, quy mô thị trường bán lẻ đạt 7,8 tỷ USD. Nếu tốc độ tăng trưởng năm 2019 và 2020 tiếp tục giữ ở mức 30% thì tới năm 2020 quy mô thị trường bán lẻ TMĐT sẽ lên tới khoảng 13 tỷ USD cao hơn mức dự kiến nêu trong kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016 – 2020. Theo mục tiêu này thì quy mô thương mại điện tử bán lẻ đạt 10 tỷ USD vào năm 2020. Phiên thứ nhất với tiêu đề “Bùng nổ mua sắm online” thảo luận về xu hướng thị trường thương mại điện tử sẽ mở rộng mạnh mẽ. Năm 2019 là năm bản lề của các chính sách hỗ trợ từ nhà nước, các hiệp định giao thương được ký kết và sự trưởng thành của công nghệ hỗ trợ kinh doanh trực tuyến. Đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp tiến lên bước mở rộng quy mô. Một điều thú vị được bà Tenzin Dolma Norbhu chia sẻ, Việt Nam được xem là một quốc gia hàng đầu trong việc tạo ra các ứng dụng tương tác mạnh. Trong đó phải kể đến các ứng dụng như Zalo, BeeTalk, Mocha hay mạng xã hội việc làm Vietnamworks… có khoảng 50% dân số thành thị tại Việt Nam đang mua hàng thông qua truyền thông và các mạng xã hội. Bà cũng nhắc đến Zalo, Facebook và Viber đóng vai trò quan trọng đối với thương mại trên mạng xã hội ở Việt Nam. Phiên thứ hai “Thời gian là Vàng” thảo luận về các vấn đề được đông đảo các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến quan tâm, bao gồm các giải pháp và dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử trong thời đại nhiều người tiêu dùng mong muốn nhận được sản phẩm đặt mua trực tuyến trong thời gian được tính bằng giờ. Phiên thứ ba“Sự nổi lên của AI” thảo luận về việc trong những năm gần đây, việc ứng dụng công nghệ điện toán đám mây (cloud computing), dữ liệu lớn (big data), và đi động (mobile) đã trở nên phổ biến. Trí tuệ nhận tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), thực tế ảo (VR) hay blockchain sẽ ảnh hưởng như thế nào tới thương mại điện tử nước ta trong năm 2019 và những năm tiếp theo. Cuối cùng là Phiên 4 “Vốn hay Ý tưởng” Khởi nghiệp chưa bao giờ là việc đơn giản, đặc biệt là khởi nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh trự tuyến. Chủ đề thứ tư “Vốn hay Ý tưởng” sẽ giúp các nhà khởi nghiệp kinh doanh trực tuyến định hướng được đâu là những điểm tương đồng và khác biệt của khởi nghiệp trong lĩnh vực trực tuyến với lĩnh vực khác. Ngoài ý tưởng sáng tạo, các nhà khởi nghiệp cần môi trường kinh doanh và hỗ trợ nào từ nhà nước và các tổ chức nghề nghiệp? Phiên khởi nghiệp của VOBF 2019 với sự góp mặt của Ông Trần Anh Vương (Shark Vương), Ông Đạt Phạm, Founder & CEO Fado.vn, Ông Phạm Kim Hùng, CEO Base.vn giúp các nhà khởi nghiệp kinh doanh trực tuyến định hướng được đâu là yếu tố quyết định trong cuộc phiêu lưu vào cuộc chơi nhiều rủi ro nhưng cũng đầy cơ hội để trở thành những Unicorns mới của Việt Nam. Tại Diễn đàn, ông Nguyễn Kỳ Minh, Ủy viên Ban Chấp hành VECOM đã công bố Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam (EBI) 2019. Chỉ số Thương mại điện tử hàng năm được tổng hợp từ bốn nhóm chỉ số thành phần làm trụ cột lần lượt là: hạ tầng nguồn nhân lực và CNTT (chiếm 20%), giao dịch trực tuyến giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng B2C (chiếm 35%), giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp B2B (chiếm 35%) và chỉ số thành phần giao dịch giữa chính phủ với doanh nghiệp (chiếm 10%). Các trọng số điểm này phản ánh tầm quan trọng trong việc thúc đẩy thương mại điện tử trong giai đoạn hiện nay. Sau 8 năm liên tiếp, EBI đã trở thành nguồn thông tin tin cậy phản ánh tình hình hiện tại, những vấn đề nổi bật và xu hướng phát triển của thương mại điện tử cả nước cũng như từng địa phương, góp phần vào việc xây dựng chính sách, pháp luật, quản lý nhà nước và hoạt động kinh doanh. Dựa trên EBI 2019, VECOM đã đề xuất triển khai Chương trình phát triển thương mại điện tử bền vững giai đoạn 2019 – 2025. Giai đoạn một của Chương trình này được triển khai trong 2 năm 2019 – 2020, sẽ huy động nguồn lực để hỗ trợ một số ngành hàng ở các địa phương kinh doanh trực tuyến thành công như: Sản phẩm dừa ở Bến Tre, tre ở Thanh Hóa và Nghệ An… Phương Thanh

Họp báo Triển lãm VIETBUILD Hà Nội 2019 lần thứ nhất

TĐKT - Chiều 22/3, tại Hà Nội, Trung tâm Thông tin - Bộ Xây dựng, Công ty Cổ phần Tổ chức Triển lãm Quốc tế Xây dựng VIETBUILD và Cung Triển lãm Kiến trúc, Quy hoạch Xây dựng Quốc gia phối hợp tổ chức họp báo giới thiệu Triển lãm Quốc tế VIETBUILD Hà Nội 2019. Diễn ra từ ngày 27/3 - 31/3, tại Cung Triển lãm Kiến trúc, Quy hoạch Xây dựng Quốc gia, VIETBUILD Hà Nội 2019 là sự kiện chào mừng kỷ niệm 61 năn ngày truyền thống của ngành Xây dựng Việt Nam (29/4/1958 - 29/4/2019). Họp báo giới thiệu Triển lãm Năm nay, Triển lãm giới thiệu và trưng bày các sản phẩm đa dạng và phong phú của ngành xây dựng - vật liệu xây dựng - bất động sản và trang trí nội ngoại thất cùng nhiều chương trình hoạt động phong phú và thiết thực nhằm phục vụ các doanh nghiệp trong ngành xây dựng, góp phần phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế. Triển lãm lần này thu hút sự tham gia của hơn 1600 gian hàng từ 405 đơn vị. Trong đó có 199 doanh nghiệp trong nước, 45 doanh nghiệp liên doanh, 161 doanh nghiệp và các tập đoàn nước ngoài đến từ 18 quốc gia và khu vực: Mỹ, Pháp, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Đức, Cộng hòa Séc, Ý, Úc, Trung Quốc, Việt Nam... Hầu hết các sản phẩm trưng bày tại Triển lãm đã được các doanh nghiệp nghiên cứu và sản xuất từ năm 2018, đầu năm 2019, với mẫu mã, tính năng và chất lượng được nâng cao, đẳng cấp, đáp ứng nhu cầu xây dựng, trang trí nội ngoại thất ngày càng phát triển. Đây là Triển lãm mở đầu cho chuỗi sự kiện với 10 kỳ Triển lãm Quốc tế VIETBUILD được diễn ra trong cả nước: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, TP Đà Nẵng và TP Cần Thơ. Riêng tại Hà Nội, VIETBUILD 2019 sẽ được chia làm 3 kỳ tổ chức: Lần thứ nhất diễn ra từ ngày 27/3 - 31/3; lần thứ hai từ 4/9 - 8/9; lần thứ ba từ 27/11 - 1/12. Chương trình hội thảo chuyên ngành với nhiều đề tài thiết thực và phong phú liên tục diễn ra tại Triển lãm, nhằm khuyến khích các doanh nghiệp nghiên cứu và liên tục sản xuất các sản phẩm mới, công nghệ cao để đáp ứng nhu cầu thị trường xây dựng và nhà ở đô thị theo hướng phát triển xanh, bền vững. Hội thảo giới thiệu chuyên đề "Phát triển vật liệu xây dựng mới, an toàn, tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường" được tổ chức vào 8h00 đến 12h00 ngày 29/3/2019 do Hội Vật liệu Xây dựng Việt Nam phối hợp với Ban tổ chức thực hiện tại phòng hội thảo tầng 3 Cung Triển lãm Kiến trúc, Quy hoạch Xây dựng Quốc gia. Phương Thanh

Khai mạc Triển lãm Quốc tế thiết bị và công nghệ quảng cáo Việt Nam (VietAd 2019 – Hà Nội)

TĐKT – Sáng 20/3, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E Hà Nội, Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam và phối hợp với Công ty Cổ phần Quảng cáo và Xúc tiến thương mại Đông Nam tổ chức khai mạc Triển lãm Quốc tế Thiết bị và Công nghệ Quảng cáo Việt Nam (VietAd 2019 – Hà Nội). Triển lãm diễn ra từ ngày 20/3 – 22/3/2019. Triển lãm trưng bày đa dạng các loại máy móc, thiết bị hiện đại Qua 9 năm tổ chức thành công với quy mô ngày càng mở rộng, VietAd đã trở thành triển lãm chuyên ngành thiết bị - công nghệ quảng cáo lớn nhất tại Việt Nam, được biết đến rộng rãi trong khu vực châu Á và các nước trên thế giới. Với quy mô 500 gian hàng của gần 150 doanh nghiệp trong nước và quốc tế, VietAd 2019 – Hà Nội trưng bày đa dạng các loại máy móc, thiết bị chuyên ngành quảng cáo: Máy móc, thiết bị quảng cáo (máy in phun kỹ thuật số, máy khắc CNC, máy cắt laser…); công nghệ LED (LED trang trí, LED bảng hiệu, LED công nghiệp, LED quảng cáo, LED chiếu sáng, màn hình LED…); vật liệu, quà tặng quảng cáo (mũi dao CNC, hóa chất ngành in, các loại mực in, decal, bạt, hiflex…); dịch vụ, truyền thông (dịch vụ marketing online, dịch vụ thi công trang trí, thiết kế quảng cáo, quảng cáo ngoài trời…). Diễn ra đồng thời với VietAd 2019 – Hà Nội là Triển lãm Quốc tế máy móc thiết bị ngành in ấn bao bì, in nhãn mác, in chuyển nhiệt Việt Nam (VPSE 2019 – Hà Nội).   Với quy mô gần 500 gian hàng, VPSE 2019 – Hà Nội trưng bày đa dạng các loại máy móc, thiết bị chuyên ngành: Máy móc, thiết bị ngành in ấn bao bì  (máy bản kẽm, máy sấy bản, máy đục lỗ, máy bế, máy cán màn nhiệt, máy bồi bìa, máy gấp hộp, máy chia cuộn…); máy móc, thiết bị ngành in nhãn mác (máy in nhãn RFID, máy in offset, máy bế tem nhãn…); máy móc, thiết bị ngành in chuyển nhiệt (máy ép phẳng, máy in phun, máy 3D mini…); vật tư, thiết bị ngành in (sản phẩm bao bì nhựa, giấy in, mực in, phôi in…). Trong khuôn khổ triển lãm, chương trình Hội thảo “Tận dụng thời cơ để hội nhập và phát triển ngành in” với sự tham dự của các vị khách mời, các diễn giả hàng đầu trong ngành hứa hẹn sẽ mang đến nhiều thông tin bổ ích và thiết thực, góp phần định hướng cho sự phát triển của ngành in Việt Nam thời gian tới. Đây là cơ hội tốt để các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước gặp gỡ, tìm kiếm đối tác, chuyển giao công nghệ, phát triển kinh doanh; từ đó, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh năng lực cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu thị trường. Phương Thanh

Diễn đàn Đầu tư tiếp thị và bán lẻ Việt Nam

TĐKT – Ngày 20/3, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế và Dự báo phối hợp với Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam và Viện nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh tổ chức Diễn đàn đầu tư tiếp thị và bán lẻ Việt Nam. Toàn cảnh Diễn đàn Chương trình được tổ chức nhằm tạo một diễn đàn đa chiều, thảo luận về phát triển đầu tư tiếp thị và thúc đẩy thị trường bán lẻ tại Việt Nam, tạo cơ hội cho các nhà quản lý, doanh nghiệp và nhà đầu tư chia sẻ kinh nghiệm và mở rộng hợp tác để đưa thị trường bán lẻ phát triển đa dạng. Phát biểu khai mạc Diễn đàn, PGS.TS. Lê Xuân Đình, Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế và Dự báo nhận định: Sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), thị trường bán lẻ đã mở cửa hoàn toàn, những thay đổi tích cực của thị trường đã tác động lớn đến tiêu dùng của người dân cũng như phương thức phân phối sản phẩm của các nhà sản xuất, cung cấp. Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách nhằm thúc đẩy phát triển thị trường thương mại trong nước. Thị trường bán lẻ Việt Nam tăng mạnh với nhiều hình thức khác nhau, đặc biệt là hình thức bán lẻ hiện đại như các siêu thị, trung tâm mua sắm, trung tâm thương mại rộng lớn. Hiện nay, cả nước có khoảng 800 siêu thị, trung tâm mua sắm và 150 trung tâm thương mại, gần 9.000 khu chợ và 2,2 triệu hộ kinh doanh bán lẻ trên khắp mọi miền. Đến năm 2020, theo quy hoạch, cả nước sẽ có khoảng 1.200 - 1.500 siêu thị, 180 trung tâm thương mại, 157 trung tâm mua sắm. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của nước ta trong giai đoạn 2011 - 2015 có mức tăng 11,38%/năm; giai đoạn 2016 - 2018 tăng 10,55%/năm. Tốc độ tăng bình quân hàng năm của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giai đoạn từ nay đến năm 2020 ước khoảng 13%/năm, giai đoạn 2021 - 2025 là 14%/năm. Quy mô thị trường bán lẻ tăng nhanh từ 70 tỷ USD năm 2010 lên đến 158 tỷ USD năm 2016 và dự kiến là 179 tỷ USD vào năm 2020, trong đó bán lẻ hiện đại chiếm trên 45% so với mức 25% của năm 2016. Tuy nhiên, thị trường bán lẻ Việt Nam hiện còn nhiều hạn chế, bất cập: Thiếu một chiến lược tổng thể và toàn diện để đẩy mạnh phát triển thương mại trong nước một cách bền vững; thiếu tính liên kết giữa các lực lượng tham gia thị trường, thiếu chiến lược phát triển kinh doanh, tính chuyên nghiệp không cao, năng lực tài chính hạn chế, thiếu các dịch vụ hậu mãi. Hệ thống chuỗi siêu thị, cửa hàng bán lẻ thiếu tính chuyên nghiệp từ công nghệ quản trị chuỗi, tổ chức trưng bày hàng hóa, giá cả thiếu cạnh tranh, nguồn hàng chưa phong phú, đa dạng, mức độ kiểm soát chất lượng hàng hóa chưa đáp ứng được yêu cầu, mạng lưới chưa rộng khắp và tương xứng với nhu cầu của khách hàng. Thói quen của người tiêu dùng cũng là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp bán lẻ. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp bán lẻ trong nước còn gặp phải nhiều vướng mắc từ chính sách và thực thi chính sách của Nhà nước. Phương Thanh  

Tập đoàn Hoa Sen khánh thành Nhà máy Ống kẽm nhúng nóng và xuất khẩu lô hàng lớn đến châu Âu

TĐKT - Ngày 16/3, tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Tập đoàn Hoa Sen đã tổ chức khánh thành nhà máy ống kẽm nhúng nóng Hoa Sen và lễ xuất khẩu lô hàng 15.000 tấn tôn đi châu Âu. Cùng dịp này Hoa Sen công bố chính thức sử dụng hệ thống ERP trong toàn Tập đoàn. Lễ khánh thành nhà máy Ống kẽm nhúng nóng Hoa Sen được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực từ xây dựng, công nghiệp… đến nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản công nghệ cao…: Hệ thống phòng cháy, chữa cháy các tòa nhà cao tầng, nhà xưởng; hệ thống dẫn khí trong sản xuất công nghiệp; kết cấu lan can, cầu thang, hàng rào, đòn tay, nhà xưởng, dàn giáo; hệ thống chiếu sáng đô thị; kết cấu cầu đường; kết cấu các công trình nuôi trồng thủy sản; sử dụng ống luồn dây điện và một số ứng dụng dân dụng khác. Hiện nay tại Đông Nam Á và Việt Nam, nhu cầu sử dụng sản phẩm này rất cao do việc xây dựng nhà cao tầng từ dân sinh cho đến các khu công nghiệp tăng mạnh. Đặc biệt là việc xây dựng nhà ở và các công trình ở các vùng có yếu tố nhiễm mặn và thời tiết khắc nghiệt do biến đổi khí hậu. Ông Trần Ngọc Chu, Phó Chủ tịch Điều hành Tập đoàn Hoa Sen phát biểu tại buổi lễ Hiện tại ở Việt Nam chỉ có một vài doanh nghiệp sản xuất sản phẩm này nhưng rất nhỏ lẻ. Nhà máy ống kẽm nhúng nóng đầu tư với quy mô lớn gồm: 6 dây chuyền cán ống thép; 1 dây chuyền xẻ băng và 1 dây chuyền mạ kẽm nhúng nóng ống thép, ứng dụng công nghệ hiện đại bậc nhất thế giới của đơn vị GIMECO – Italy, công suất thiết kế đạt 85.000 tấn/năm. Đây là nhà máy hiện đại và lớn nhất việt nam. Nhà máy đảm nhận vai trò sản xuất – cung ứng ra thị trường dòng sản phẩm ống thép mạ kẽm nhúng nóng chất lượng cao mang thương hiệu Hoa Sen. Với hệ thống dây chuyền hiện đại, được đầu tư bài bản, đồng bộ, hoàn toàn tự động, cùng cơ chế kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt từ khâu nguyên liệu đầu vào đến thành phẩm đầu ra, Tập đoàn Hoa Sen đã sản xuất ra những sản phẩm ống kẽm nhúng nóng hội tụ những ưu điểm vượt trội. Năm 2018, mặc dù phải đối mặt với nhiều rào cản thương mại từ các thị trường lớn, tình hình xuất khẩu tôn thép Việt Nam nói chung và của Tập đoàn Hoa Sen nói riêng vẫn đảm bảo sự tăng trưởng ổn định. Đầu năm nay, Tập đoàn hoa Sen đã xuất khẩu thành công 12.000 tấn tôn đi Mỹ và cũng dịp này Hoa Sen tiếp tục xuất khẩu đi châu Âu 15.000 tấn. Theo số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam, năm 2018, sản lượng xuất khẩu tôn mạ Việt Nam đạt 1,75 triệu tấn, trong đó riêng sản lượng của Hoa Sen đạt hơn 639 ngàn tấn, dẫn đầu và chiếm gần 37% tổng sản lượng xuất khẩu tôn mạ toàn ngành. Kết thúc niên độ tài chính 2017 – 2018, doanh thu xuất khẩu của Tập đoàn Hoa Sen tăng 27% so với niên độ trước. Điều đó khẳng định trong bối cảnh khó trăm đường Hoa Sen vẫn vươn lên và phát triển không ngừng càng và khẳng định mạnh mẽ năng lực cạnh tranh của thương hiệu Hoa Sen trên thị trường quốc tế.. Hiện tại, sản phẩm của Tập đoàn Hoa Sen đã có mặt tại hơn 75 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đặc biệt là những thị trường khó tính, đòi hỏi những tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng cũng như thời gian giao hàng như Mỹ, châu Âu, Trung Đông… Luôn hướng đến mục tiêu cải tiến không ngừng, mang những sản phẩm chất lượng và dịch vụ tốt nhất đến người tiêu dùng, ngoài việc liên tục đầu tư cải tiến kỹ thuật, ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất, nghiên cứu sáng tạo ra các sản phẩm mới, Tập đoàn Hoa Sen đã đầu tư triển khai thực hiện hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning - Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp). Sau gần 2 năm triển khai, ngày 16/3/2019, Tập đoàn Hoa Sen công bố đã đưa vào vận hành thành công hệ thống ERP. Hệ thống ERP được áp dụng tại Tập đoàn Hoa Sen là Oracle – EBS, phiên bản 12.5 do Công ty Cổ phần Giải pháp Quản lý SSG là đơn vị tư vấn triển khai.  Năm 2019, giai  đoạn Tập đoàn Hoa Sen đang tái cơ cấu lại tập đoàn và  tiếp tục nỗ lực không ngừng khẳng định tầm vóc của một doanh nghiệp Việt năng động, sáng tạo. Trần Lê

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống ngành Thủy sản

TĐKT - Chiều 15/3, tại Hà Nội, Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức gặp mặt báo chí thông tin về các hoạt động kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống ngành Thủy sản (1/4/1959 - 1/4/2019). Ban tổ chức giới thiệu về các hoạt động kỷ niệm Nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống ngành Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì tổ chức hoặc phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức một số hoạt động: Hội chợ triển lãm 60 năm ngày truyền thống ngành Thủy sản - Quảng Ninh 2019 diễn ra từ ngày 30/3 - 4/4/2019 tại Cung Quy hoạch và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh; Hội thảo khoa học đánh giá 15 năm thi hành Hiệp định hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ Việt Nam - Trung Quốc ngày 31/3 tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, FLC Hạ Long, Quảng Ninh. Hội nghị tổng kết khai thác cá vụ Bắc năm 2018 - 2019, triển khai kế hoạch khai thác cá vụ Nam năm 2019 diễn ra ngày 31/3, tại Hội trường Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh. Ngoài ra, có các hoạt động: Lễ khánh thành công trình lưu niệm Bác Hồ ra thăm đảo Tuần Châu, Quảng Ninh vào 1/4 tại công trình lưu niệm Bác Hồ, đảo Tuần Châu; Lễ thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản Vịnh Bắc Bộ năm 2019. Đặc biệt, Lễ kỷ niệm chào mừng 60 năm ngày truyền thống ngành Thủy sản sẽ được tổ chức vào 20h ngày 31/3 tại Quảng trường 30/10, đường Trần Quốc Nghiễn, phường Hồng Hải, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, truyền hình trực tiếp trên VTV. Tại Hà Nội sẽ diễn ra các hoạt động thể thao chào mừng từ ngày 25 - 26/3; buổi gặp mặt kỷ niệm 60 năm truyền thống ngành Thủy sản ngày 29/3. Vào cuối tháng 3, đầu tháng 4/1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến thăm các làng cá và bà con ngư dân ở các đảo Tuần Châu, Cát Bà. Tại đây, Bác đã căn dặn: "Biển bạc của ta do dân ta làm chủ". Lời dạy của Bác thể hiện tư tưởng lớn về tiềm năng vô tận của kinh tế biển và khơi dậy ý thức về bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Thể theo nguyện vọng của ngành Thủy sản và đông đảo bà con ngư dân, ngày 1/4 hàng năm được Thủ tướng Chính phủ quyết định chính thức là ngày truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam. Trong 60 năm qua, ngành Thủy sản đã có những bước phát triển vượt bậc. Sản lượng thủy sản năm 2018 đạt hơn 7,4 triệu tấn, gấp 5,6 lần so với năm 1995, nuôi trồng thủy sản đạt hơn 3,89 triệu tấn, gấp gần 4 lần so với năm 1995. Cơ cấu sản lượng thủy sản có bước chuyển dịch tích cực, tỷ trọng sản lượng nuôi trồng tăng từ 31% năm 1995 lên hơn 54% năm 2018. Sản phẩm thủy sản Việt Nam đã xuất khẩu tới hơn 170 thị trường. Kim ngạch xuất khẩu năm 2019 đạt trên 9 tỷ USD, mức cao nhất từ trước tới nay, đưa Việt Nam vào vị trí các nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới. Mức tăng bình quân kim ngạch xuất khẩu giai đoạn này đạt 13,3%. Trong quá trình xây dựng và phát triển, đến nay, ngành Thủy sản đã được Nhà nước đánh giá, ghi nhận thành tích và khen thưởng dưới nhiều hình thức. Đến nay, ngành Thủy sản đã có: 13 tập thể và 9 cá nhân được phong tặng, truy tặng danh hiệu Anh hùng Lao động; 17 cá nhân được phong tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc, 5 Nhà giáo ưu tú, hàng trăm Chiến sĩ thi đua cấp ngành. Hàng trăm tập thể, cá nhân được tặng Huân chương Lao động; Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hàng vạn cá nhân được tặng thưởng Huy chương Vì sự nghiệp phát triển nghề cá. Ngành đã có 1 Giải thưởng Hồ Chí Minh; 2 giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ trao cho các công trình nghiên cứu khoa học của ngành; 10 giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ khác. Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ngành Thủy sản có 3.435 cá nhân được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Kháng chiến các loại. Ngành Thủy sản vinh dự được Nhà nước tặng Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh. Phương Thanh

Họp báo Diễn đàn Toàn cảnh Thương mại điện tử Việt Nam năm 2019

TĐKT - Chiều 12/3, tại Hà Nội, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) và Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (iDEA) tổ chức họp báo giới thiệu Diễn đàn Toàn cảnh Thương mại điện tử Việt Nam năm 2019 (VOBF) với chủ đề "Bứt phá giới hạn". Diễn đàn sẽ diễn ra tại Hà Nội ngày 26/3, TP Hồ Chí Minh ngày 28/3 và Đà Nẵng ngày 15/3. Đại diện của VECOM giới thiệu về Diễn đàn VOBF 2019 VOBF 2019 - Bứt phá giới hạn là cơ hội để các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trao đổi về những cơ hội và thách thức của lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT) và kinh tế số. Tín hiệu lạc quan nhất là trong vài năm liên tiếp, TMĐT nước ta đạt tốc độ tăng trưởng cao. Đặc biệt, năm 2018 được coi là năm sôi động nhất của kinh doanh trực tuyến với tốc độ tăng trưởng đạt trên 30%. Quy mô thị trường TMĐT năm 2018 đạt khoảng 7,8 tỷ USD. Nếu tốc độ tăng trưởng của năm 2018 và 2020 tiếp tục ở mức 30% thì tới năm 2020, quy mô thị trường sẽ lên tới 13 tỷ USD. Quy mô này sẽ cao hơn mục tiêu nêu trong Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2016 - 2020 (đạt quy mô 10 tỷ USD năm 2020). Muốn TMĐT phát triển vững chắc, cần có môi trường và hệ sinh thái thuận lợi: Hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin tiên tiến giúp đa số người dân tiếp cận dễ dàng tới internet qua thiết bị di động; người tiêu dùng tin tưởng vào giao dịch mua bán trực tuyến, dịch vụ logistics và hoàn tất đơn hàng tiên tiến; hoạt động khởi nghiệp kinh doanh trực tuyến có cơ hội tiếp cận dễ dàng tới các dịch vụ công cũng như khả năng huy động vốn linh hoạt... Diễn đàn VOBF 2019 là cơ hội để thảo luận về việc tạo lập môi trường và hệ sinh thái này. Diễn đàn sẽ bao gồm 4 chủ đề lớn. Chủ đề thứ nhất với tiêu đề "Bùng nổ mua sắm online" sẽ thảo luận về xu hướng thị trường TMĐT sẽ mở rộng mạnh mẽ. Chủ đề thứ hai "Thời gian là vàng" bàn về các giải pháp và dịch vụ hỗ trợ TMĐT trong thời đại nhiều người tiêu dùng mong muốn nhận được sản phẩm đặt mua trực tuyến trong thời gian tính bằng giờ. Chủ đề thứ ba "Sự nổi lên của AI" là cơ hội để trao đổi về tác động của công nghệ tới mọi doanh nghiệp, bao gồm trí tuệ nhân tạo. Chủ đề thứ tư "Vốn hay ý tưởng" sẽ giúp các nhà khởi nghiệp kinh doanh trực tuyến định hướng được đâu là yếu tố quyết định trong cuộc phiêu lưu nhiều rủi ro nhưng cũng đầy cơ hội này. Chỉ số TMĐT Việt Nam (EBI) 2019 sẽ được công bố tại Diễn đàn này. Sau 8 năm liên tiếp, EBI đã trở thành nguồn thông tin tin cậy phản ánh tình hình hiện tại, những vấn đề nổi bật và xu hướng phát triển của TMĐT cả nước cũng như từng địa phương, góp phần vào việc xây dựng chính sách, pháp luật, quản lý nhà nước và hoạt động kinh doanh. Dựa trên EBI 2019, VECOM đã đề xuất triển khai Chương trình Phát triển TMĐT bền vững giai đoạn 2019 - 2025. Giai đoạn một của Chương trình này được triển khai trong hai năm 2019 - 2020 sẽ huy động nguồn lực để hỗ trợ một số ngành hàng ở các địa phương kinh doanh trực tuyến thành công như sản phẩm dừa ở Bến Tre, sản phẩm tre ở Thanh Hóa và Nghệ An.  Phương Thanh

Khởi động Dự án “Thương mại vì sự phát triển bền vững” tại Việt Nam

TĐKT – Sáng 12/3, tại Hà Nội, Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC), đơn vị của tổ chức Liên Hợp Quốc và WTO tổ chức Hội thảo khởi động Dự án “Thương mại vì sự phát triển bền vững” tại Việt Nam. Đại diện Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công thương và ITC ký kết khởi động Dự án. Dự án nằm trong khuôn khổ hợp tác giữa Cục Xúc tiến thương mại (XTTM), Bộ Công thương và ITC, nhằm mục tiêu tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị quốc tế thông qua việc nắm bắt và tích hợp các chiến lược kinh doanh bền vững, đặc biệt là hỗ trợ kỹ thuật để tiếp cận với các tiêu chuẩn “xanh” và nguồn tài chính “xanh”. Dự án chính thức được khởi động vào ngày 12/3/2019 tại Hà Nội và ngày 13/3/2019 tại TP Hồ Chí Minh. Theo kế hoạch, Dự án được triển khai trong 2 năm (2019 – 2020) và ITC sẽ cân nhắc gia hạn dựa trên hiệu quả hoạt động thực tế. Đối tượng hưởng lợi chính của dự án là các đơn vị hỗ trợ thương mại, xúc tiến thương mại và doanh nghiệp. Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục XTTM cho biết: Trong thời gian qua, cụm từ phát triển bền vững đã trở thành mục tiêu của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Để đảm bảo cho phát triển bền vững, nhiều phương thức tăng trưởng đảm bảo cho sự phát triển nhanh và bền vững đã xuất hiện, trong đó có khái niệm tăng trưởng xanh. Tăng trưởng xanh đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia trên thế giới, trong đó, các doanh nghiệp được coi là nhân tố trọng tâm, đóng vai trò quan quan trọng nhất trong việc lựa chọn tăng trưởng xanh và hiện thực hóa mục tiêu bền vững của quốc gia. Ở Việt Nam, tăng trưởng xanh được xác định là một chiến lược nhằm hướng đến phát triển bền vững. Thực tế, dù có thách thức về đầu tư ban đầu, nhưng những doanh nghiệp áp dụng công nghệ xanh sẽ có cơ hội lớn trong thu hút vốn từ các nhà đầu tư, gia tăng lượng khách hàng và từ đó làm gia tăng giá trị của doanh nghiệp. “Đây có thể xem là một cơ hội cho các tổ chức tài chính và doanh nghiệp Việt Nam khi thúc đẩy phát triển tài chính xanh, đem lại nhiều lợi ích bền vững cho chính các định chế tài chính, cho các doanh nghiệp được vay vốn và cho cả cộng đồng.” – Ông Vũ Bá Phú khẳng định. Mục tiêu chính của Dự án tập trung vào 3 hợp phần chính. Thứ nhất, tập trung hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp, cung cấp các giải pháp bền vững thông qua các công cụ được thiết kế bài bản của ITC như Tiêu chuẩn bền vững, Bản đồ Bền vững, Mạng lưới bền vững… hỗ trợ doanh nghiệp hiểu rõ và có những bước đi đúng cho sản phẩm của mình hướng đến tiêu chí xanh. Thứ hai, hỗ trợ tìm kiếm, xác định, kết nối và hướng dẫn doanh nghiệp tiếp cận nguồn tài chính xanh để triển khai các hoạt động bền vững. Thứ ba, hỗ trợ tiếp cận thị trường định vị sản phẩm trên thị trường quốc tế. Qua Dự án, các tổ chức hỗ trợ thương mại/ xúc tiến thương mại và doanh nghiệp sẽ dần tiếp cận, lĩnh hội các kiến thức và hướng dẫn cụ thể từ các chuyên gia. Cục XTTM sẽ luôn cùng ITC đồng hành với các đối tượng thụ hưởng, quyết tâm triển khai thành công cũng như tối ưu hóa các kết quả của Dự án để đông đảo cộng đồng doanh nghiệp được tiếp cận và hưởng lợi. Phương Thanh -  Mai Thảo

Hội chợ Dược liệu và Sản phẩm y học cổ truyền toàn quốc năm 2019

TĐKT – Chiều 4/3, tại Hà Nội, Trung tâm Xúc tiến Thương mại nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và Cục Quản lý y, dược cổ truyền (Bộ Y tế) tổ chức họp báo thông tin về Hội chợ Dược liệu và Sản phẩm y học cổ truyền toàn quốc lần thứ nhất năm 2019. Theo đó, Hội chợ sẽ diễn ra từ ngày 20 - 25/3 tại Khu Hội chợ triển lãm giao dịch kinh tế và thương mại, số 489 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội. Ban tổ chức trao đổi thông tin với báo chí Hội chợ dự kiến có quy mô từ 120 - 150 gian hàng. Đến thời điểm này, Ban tổ chức đã nhận được sự tham gia của nhiều tổ chức, đơn vị đến từ các địa phương, cơ sở trồng dược liệu, doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh dược liệu và các sản phẩm y dược của các tỉnh, thành phố trong cả nước. Hội chợ được tổ chức với mục tiêu tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, thúc đẩy tiêu thụ dược liệu và sản phẩm y dược cổ truyền của các doanh nghiệp nuôi trồng, khai thác, kinh doanh dược liệu; cơ sở sản xuất thuốc cổ truyền; bệnh viện y học cổ truyền; địa phương nuôi trồng, khai thác dược liệu; hội đông y tỉnh, thành phố, đồng thời tạo ra một địa điểm mua sắm dược liệu, thuốc cổ truyền tin cậy phục vụ nhu cầu mua sắm và chăm sóc sức khỏe của nhân dân; tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sâu rộng các sản phẩm dược liệu sạch an toàn, chất lượng đến người tiêu dùng và nâng cao ý thức trách nhiệm của doanh nghiệp đối với vấn đề an toàn, sức khỏe trong quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm dược liệu, thuốc cổ truyền. Hội chợ sẽ góp phần từng bước nâng cao ý thức của người sản xuất cũng như người tiêu dùng đối với sản phẩm dược liệu, thuốc cổ truyền an toàn, tác động đến sản xuất và chế biến dược liệu và các sản phẩm y dược cổ truyền. Đồng thời, đề cao tầm quan trọng của chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân qua việc tìm hiểu nguồn gốc xuất xứ của các dược liệu, vị thuốc cổ truyền trong quá trình ngăn ngừa bệnh tật, từ đó nâng cao hơn nữa chất lượng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân; khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất, phát triển chuỗi giá trị sản phẩm dược liệu chất lượng cao. Thục Anh

Trang