Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục
TĐKT - Sáng 9/6, tại Hà Nội, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội long trọng tổ chức “Lễ công bố Quyết định và trao giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục”. Đây là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đánh dấu sự chuyển mình vượt bậc và khẳng định vị thế mới của nhà trường trong hệ thống giáo dục, đào tạo tại Việt Nam. Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo và Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục, Hiệp hội các Trường ĐH, Cao Đẳng Việt Nam trao Giấy chứng nhận cho nhà trường. Tại buổi lễ, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội chính thức được công nhận đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục theo bộ tiêu chuẩn mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đây là bộ tiêu chuẩn chất lượng AUN-QA, được xây dựng trên cơ sở đảm bảo sự tương thích với bộ tiêu chuẩn của Mỹ và châu Âu, đã được Bộ trưởng của các nước ASEAN chấp nhận để sử dụng thống nhất trong các trường đại học của các quốc gia thuộc khu vực ASEAN. Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục của AUN-QA gồm 25 tiêu chuẩn với 111 tiêu chí. Các tiêu chuẩn được chia thành 4 nhóm, bao gồm: Đảm bảo chất lượng về chiến lược; đảm bảo chất lượng về hệ thống; đảm bảo chất lượng về chức năng hoạt động (đào tạo, nghiên cứu khoa học, kết nối – phục vụ cộng đồng); kết quả hoạt động của nhà trường. Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội tiền thân là Trường Đại học dân lập Quản lý và Kinh doanh Hà Nội, được thành lập theo Quyết định số 405/QĐ-TTg ngày 15/6/1996 của Thủ tướng Chính phủ. 25 năm xây dựng và phát triển, Trường đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba (năm 2006), Huân chương Lao động hạng Nhì (năm 2011), Huân chương Lao động hạng Nhất (năm 2016). GS. TS. Đinh Văn Tiến, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng tự đánh giá, Phó Hiệu trưởng Nhà trường cho biết: Từ năm 2016 đến nay trường đã quyết liệt tự kiểm định đánh giá chất lượng giáo dục đại học theo 4 nội dung toàn diện: Đào tạo - quản lý đào tạo, hoạt động nghiên cứu khoa học - quản lý nghiên cứu khoa học, hoạt động hợp tác quốc tế - quản lý hợp tác quốc tế, hoạt động quản lý phục vụ cộng đồng. Với 4 nội dung đó, nhà trường đã triển khai theo 4 quy trình kiểm định bài bản. Thứ nhất kiểm định đánh giá chiến lược kế hoạch chủ trương của các công việc và nội dung. Thứ hai kiểm định đánh giá quá trình tổ chức thực hiện chủ trương và chiến lược đó. Thứ ba kiểm định đánh giá kết quả hoạt động và rút những kinh nghiệm bài học. Thứ tư là những chủ trương, giải pháp mới để tiến bộ công việc ấy trong thời gian tiếp theo. Dựa trên tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, trường đã xác định được điểm mạnh, điểm tồn tại và từ đó xây dựng kế hoạch hành động nhằm cải tiến chất lượng cơ sở giáo dục. Nhà trường đã vinh dự đón tiếp Đoàn đánh giá ngoài thuộc Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục – Hiệp hội các trường đại học và cao đẳng Việt Nam đến khảo sát chính thức từ 23/9/2021 đến 29/9/2021. Đoàn đánh giá ngoài đã làm việc chuyên nghiệp, công tâm, khách quan và trách nhiệm, cùng với sự chỉ đạo quyết liệt của nhà trường và nỗ lực của tất cả đơn vị trong lĩnh vực công tác, nhà trường từng bước đáp ứng yêu cầu theo các tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục – Đào tạo gồm 25 tiêu chuẩn với 111 tiêu chí. Ngày 4/5/2022, Giám đốc Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục – Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đã ký Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng Giáo dục cho trường. Tại buổi lễ, PGS. TS Nguyễn Phương Nga, Giám đốc Kiểm định chất lượng giáo dục – Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam chúc mừng Ban Lãnh đạo, các thầy cô giáo, sinh viên Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đã đạt chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục. Đồng thời, đánh giá cao những nỗ lực của nhà trường trong các lĩnh vực hoạt động suốt thời gian qua, tin tưởng trường sẽ duy trì chất lượng đào tạo tốt và sẽ có nhiều thay đổi đột phá hơn nữa trong 5 năm tới. GS. TS. Nguyễn Công Nghiệp, Phó Hiệu trưởng Thường trực nhà trường khẳng định: Bảo đảm chất lượng, kiểm định chất lượng vừa là trách nhiệm và cũng là mục tiêu, giá trị cốt lõi mà Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội luôn hướng đến. Chứng nhận kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục không chỉ là minh chứng khẳng định chất lượng đào tạo mà còn đem đến những cơ hội để nâng cao chất lượng các mặt hoạt động của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Đây cũng chính là động lực giúp thầy, trò nhà trường tiếp tục cố gắng, nỗ lực thực hiện sứ mệnh trở thành trường đại học ứng dụng, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao; nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ đóng góp hiệu quả vào công tác giáo dục - đào tạo. Do vậy, nhà trường xác định kiểm định chất lượng là công việc xuyên suốt và trọng tâm để liên tục cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo trong hành trình phát triển. GS. TS. Nguyễn Công Nghiệp cũng cho biết: Việc trao Chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục chỉ là bước khởi đầu cho thời kỳ phát triển mới. Thời gian tới, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội sẽ tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được, có kế hoạch, lộ trình khắc phục khó khăn, bám sát các tiêu chí do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành để tiếp tục giữ vững và nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục đào tạo. Phương ThanhPhong trào thi đua
TĐKT - Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh vừa ký ban hành Quyết định số 666/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021 – 2025 nhằm phát huy tinh thần đoàn kết, sức mạnh của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội và cộng đồng trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tinh thần chủ động sáng tạo của mỗi cá nhân, tập thể và gia đình, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong toàn xã hội góp phần thực hiện thắng lợi chủ trương, chính sách, chương trình giảm nghèo của Đảng và Nhà nước.
Kế hoạch được triển khai nhằm đẩy mạnh, nâng cao chất lượng phong trào thi đua "Vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau", khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, phát huy nội lực vươn lên "thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no" của người dân và cộng đồng, phấn đấu "Vì một Việt Nam không còn đói nghèo". Tổ chức phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả, thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống; hỗ trợ các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn. Phấn đấu tỷ lệ nghèo đa chiều duy trì mức giảm 1 - 1,5%/năm; tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3%/năm; phấn đấu 30% huyện nghèo, 30% xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn; phấn đấu 50% số xã, thôn thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn.
Đồng thời tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động, ý thức, trách nhiệm của các cấp, ngành và toàn xã hội đối với công tác giảm nghèo bền vững; xác định công tác giảm nghèo góp phần quan trọng tạo động lực cho phát triển bền vững của đất nước, phát triển kinh tế phải gắn với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, đặt con người là trung tâm của sự phát triển trong điều kiện mới.
Theo Kế hoạch, các bộ, ban, ngành, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội căn cứ chức năng, nhiệm vụ, triển khai kịp thời và tổ chức thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua.
Phong trào thi đua tập trung vào các hoạt động nghiên cứu, phát huy sáng kiến trong xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện mục tiêu giảm nghèo; tiếp tục hoàn thiện chính sách giảm nghèo, chuẩn nghèo đa chiều gắn với mục tiêu phát triển bền vững, bảo đảm mức sống tối thiểu tăng dần và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân; đổi mới cách tiếp cận về giảm nghèo, ban hành chính sách hỗ trợ có điều kiện, tăng cường tín dụng chính sách xã hội cho người nghèo, trợ giúp xã hội đối với hộ nghèo không có khả năng lao động; khuyến khích doanh nghiệp và hợp tác xã liên kết trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, phát triển đa dạng các mô hình sản xuất có sự tham gia của các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; hỗ trợ phát triển các mô hình sản xuất kinh doanh phù hợp với người nghèo, nhất là ở vùng nông thôn, miền núi; thi đua đồng thuận hợp tác, trách nhiệm vì người nghèo và góp phần giảm nghèo; cán bộ làm công tác giảm nghèo thi đua tận tụy, gương mẫu, trách nhiệm, thi đua đồng hành cùng người nghèo; phấn đấu "Vì một Việt Nam không còn đói nghèo", "Không để ai bị bỏ lại phía sau"; huy động các doanh nghiệp, tập thể, cá nhân trong và ngoài nước có những việc làm thiết thực, tham gia đóng góp công sức trí tuệ, của cải vật chất hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo, địa bàn nghèo.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã thi đua đề ra nội dung, giải pháp giảm nghèo đặc thù của địa phương, bố trí và huy động đa dạng nguồn lực cho địa bàn nghèo nhằm giảm hộ nghèo, tăng hộ khá, giàu; xây dựng, nhân rộng các mô hình tốt, sáng kiến hay, dự án hiệu quả về giảm nghèo bền vững; gắn phong trào thi đua với phong trào "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới".
Các địa phương tập trung thi đua đẩy mạnh thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội liên vùng, tăng cường kết nối vùng phát triển với vùng khó khăn; hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư ở những địa bàn khó khăn, gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh; rà soát, điều chỉnh quy hoạch, tổ chức thực hiện di dời dân cư, bảo đảm sinh kế bền vững và an toàn cho dân cư tại các vùng thường xuyên chịu tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu, khu vực rừng đặc dụng; quan tâm giải quyết đất sản xuất, đất ở phù hợp, tạo việc làm, bảo đảm các dịch vụ y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường, thông tin và dịch vụ xã hội khác cho người nghèo, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Thôn, bản, cộng đồng thi đua đoàn kết giúp nhau giảm nghèo và từng bước làm giàu; hỗ trợ người nghèo tham gia lao động, phát triển sản xuất, làm kinh tế giỏi, vươn lên thoát nghèo. Vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động các cơ quan trung ương giúp đỡ các huyện nghèo, xã hoặc thôn đặc biệt khó khăn; cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền và đảng viên giúp đỡ hộ nghèo, địa bàn khó khăn. Khuyến khích các doanh nghiệp thi đua giúp đỡ các huyện nghèo, xã hoặc thôn đặc biệt khó khăn; vận động các hộ khá giả giúp đỡ hộ nghèo.
Các hộ gia đình thi đua tham gia lao động, phát triển sản xuất, làm kinh tế, thoát nghèo bền vững và giúp đỡ các cá nhân, hộ gia đình khác cùng thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no.
Việc thực hiện phong trào thi đua phải trở thành nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên trong các phong trào thi đua của các bộ, ban, ngành, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị - xã hội; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, nghề nghiệp và các cụm, khối thi đua giai đoạn 2021 - 2025. Phong trào thi đua được triển khai sâu rộng từ trung ương đến cấp cơ sở với nội dung đa dạng, hình thức phong phú, thiết thực, hiệu quả phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi địa phương, cơ sở; phát huy được sáng kiến của mọi tầng lớp nhân dân. Kịp thời phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng các điển hình tiên tiến và những sáng kiến, kinh nghiệm, mô hình, cách làm hiệu quả, sáng tạo trong thực hiện chính sách, chương trình giảm nghèo. Biểu dương, tôn vinh, khen thưởng các tập thể, cá nhân, gia đình tiêu biểu, có thành tích xuất sắc trong thực hiện phong trào thi đua…
Công tác giảm nghèo bền vững là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng, Nhà nước ta; là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Thành tựu về giảm nghèo có ý nghĩa rất to lớn, khẳng định ý chí quyết tâm cao của toàn Đảng, toàn dân ta trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, thể hiện tính ưu việt và bản chất tốt đẹp của chế độ ta.
Phương Thanh
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội hướng tới mô hình đại học thông minh
TĐKT - Đại học Công nghiệp Hà Nội (HaUI) hiện đang là một trong những trường đại học kỹ thuật hàng đầu của Việt Nam trong đào tạo, nghiên cứu khoa học ứng dụng; tiên phong xây dựng, hoàn thiện ứng dụng đại học điện tử trong quản trị toàn diện nhà trường, hướng tới mô hình đại học thông minh. Hơn một thế kỷ đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước Tiền thân là 2 Trường: Chuyên nghiệp Hà Nội (thành lập năm 1898) và Chuyên nghiệp Hải Phòng (thành lập năm 1913), trải qua nhiều lần sáp nhập, đổi tên, nâng cấp thành Trường Trung học Công nghiệp I, sau đó là Trường Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội và nay là Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, xét về lịch sử hình thành, HaUI là một trong những trường đại học lâu đời của Việt Nam với 124 năm xây dựng và phát triển. HaUI có 3 cơ sở đào tạo tại Hà Nội và Hà Nam, với nhiều trang thiết bị hiện đại, đào tạo nhiều cấp trình độ (tiến sĩ, thạc sĩ, đại học và một số loại hình đào tạo khác). NGND.PGS.TS Trần Đức Quý - Hiệu trưởng Nhà trường cho biết, HaUI đang đào tạo 4 ngành trình độ tiến sĩ, 12 ngành trình độ thạc sĩ, 45 ngành trình độ đại học và một số loại hình đào tạo khác với quy mô khoảng 32.000 học viên, sinh viên, trong đó đào tạo trình độ đại học chiếm trên 90%. Các chương trình đào tạo được thiết kế theo định hướng ứng dụng và thường xuyên được cập nhật. “Chuẩn đầu ra” của các chương trình này được công khai và đảm bảo đánh giá định lượng. Số chương trình đào tạo chất lượng cao, chương trình liên kết đào tạo, đồng cấp bằng với các cơ sở giáo dục đại học nước ngoài chiếm ít nhất 10% tổng số chương trình đào tạo. Để thay đổi kịp với xu thế và yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Nhà trường đã chú trọng đổi mới mô hình và chương trình đào tạo. Trong công tác đào tạo, có ít nhất 10% thời lượng của mỗi chương trình được dành cho thực tập thực tế hoặc hoạt động giảng dạy, báo cáo chuyên đề, seminar do các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong và ngoài nước đảm nhiệm. Việc tổ chức và quản lý đào tạo được thực hiện theo học chế tín chỉ với tất cả các chương trình đào tạo để đảm bảo tính mềm dẻo, giúp người học có thể chủ động lựa chọn chương trình, kế hoạch học tập phù hợp. Mô hình đào tạo này có các ưu điểm nổi bật là đề cao vai trò của người học, coi việc tự nghiên cứu và học tập của sinh viên là yếu tố then chốt giúp tiết kiệm chi phí và thời gian đào tạo, sinh viên có thể rút ngắn thời gian học, có thể vừa làm vừa học, đáp ứng nhu cầu thực tiễn của người học và người sử dụng lao động. Từ năm 2016, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã áp dụng tiếp cận sáng kiến CDIO (Conceive - Design - Implement - Operate: Hình thành ý tưởng - thiết kế - thực thi - vận hành các sản phẩm/hệ thống/quy trình/dự án…) trong phát triển các chương trình đào tạo. Theo đó, chương trình đào tạo được thiết kế, vận hành bám sát theo chuẩn đầu ra, phản ánh đầy đủ các yêu cầu tối thiểu về năng lực đối với người tốt nghiệp mà doanh nghiệp đang cần và sẽ cần trong tương lai gần. Đây là chìa khóa để sinh viên của HaUI khi tốt nghiệp có thể đáp ứng ngay được yêu cầu của doanh nghiệp, đồng thời có năng lực sáng tạo và khả năng thích ứng tốt với những thay đổi trong công việc. Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội với 124 năm xây dựng và phát triển HaUI đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ trở thành “Đại học Công nghiệp Hà Nội” gồm 3 - 5 trường thuộc/trực thuộc, hoạt động đa lĩnh vực, nòng cốt là kỹ thuật và công nghệ. Trải qua hơn một thế kỷ phát triển, ở giai đoạn nào, HaUI cũng được đánh giá là cái nôi đào tạo cán bộ kỹ thuật, cán bộ kinh tế hàng đầu của cả nước. Nhiều cựu học sinh của Trường đã trở thành lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và được ghi danh vào lịch sử như: Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Thanh Bình, Phạm Hồng Thái, Lương Khánh Thiện...; nhiều cựu học sinh, sinh viên là các cán bộ nòng cốt, nắm giữ các cương vị trọng trách của Đảng, Nhà nước, các bộ/ngành ở trung ương và địa phương. Khẳng định vị thế là trung tâm nghiên cứu khoa học ứng dụng Với vị thế là một trong những trung tâm đào tạo và nghiên cứu quan trọng của ngành và đất nước, những năm gần đây, HaUI đã có nhiều nỗ lực đổi mới mô hình đào tạo, có giải pháp thiết thực gỡ nút thắt trong phát triển công nghệ và chất lượng nguồn nhân lực. Nhà trường đã nghiên cứu, đổi mới sáng tạo trong quản trị, đào tạo nhân lực phù hợp với xu thế của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đặc biệt, HaUI đã thay đổi phương pháp dạy và học theo hướng kết hợp phương pháp truyền thống và dạy học trực tuyến; tiếp cận sáng kiến CDIO trong phát triển các chương trình đào tạo; ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin và truyền thông vào giảng dạy và quản lý đào tạo theo mô hình đại học điện tử; giảng viên lên lớp ngoài giảng dạy lý thuyết và thực hành tại xưởng, phòng thí nghiệm, còn đưa ra các bài học tình huống để sinh viên làm việc theo nhóm nhằm giải quyết tận gốc vấn đề... Cách làm đổi mới, sáng tạo, sẵn sàng đón đầu xu thế giáo dục đại học hiện đại đã mang đến cho HaUI những trái ngọt. Điển hình là ngày 14/5/2019, Trường đã vinh dự nhận giải Nhì (không có giải Nhất) giải thưởng Sáng tạo Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VIFOTEC) năm 2018 trong lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông với công trình “Thiết lập hệ thống đại học điện tử theo mô hình quản trị quy trình nghiệp vụ (Business Process Management) và xu hướng công nghệ SMAC (Social - Mobil - Analytics - Cloud)”. Công trình do NGND.PGS.TS. Trần Đức Quý, Hiệu trưởng nhà trường chủ trì, được xây dựng và phát triển từ năm 2010 trên cơ sở thực tiễn hoạt động của Nhà trường. Hệ thống đại học điện tử áp dụng phương thức quản trị hiện đại với các giải pháp thông minh như thiết lập các hệ hỗ trợ ra quyết định nhằm giải quyết các bài toán khó trong đào tạo, xử lý yêu cầu của sinh viên; ứng dụng trí tuệ nhân tạo và xử lý dữ liệu lớn. Sau 3 năm triển khai và ứng dụng vào thực tế, hệ thống đại học điện tử của HaUI đã đạt được những kết quả ấn tượng: Về phát triển hệ thống: Đã xây dựng được 23 phân hệ, 517 quy trình tác nghiệp, 6.700 chức năng, 3 hệ hỗ trợ (DSS), 4 app di động, 5 ứng dụng thành phần, 95 báo cáo tổng hợp và 291 bản in từ hệ thống. Về vận hành hệ thống: Đã có 150 triệu lượt cán bộ sử dụng, 106 nghìn lượt tải app, 344 dung lượng cơ sở dữ liệu hệ thống, 2,05 phút thời gian tương tác trung bình trên hệ thống, 17.000 lượng người dùng đồng thời cao nhất/giây. Về vận hành các chức năng: Trên 63 triệu lượt tra cứu, gần 6.000 ý kiến sinh viên được giải đáp, 25.000 yêu cầu được giải quyết trực tuyến, 42.000 sinh viên thanh toán tiền học phí qua ví điện tử. Về hoạt động đào tạo: Thực hiệncông tác tuyển sinh với trên 7.300 thí sinh đăng ký trực tuyến; 39.000 lượt làm thủ tục trực tuyến, trong đó có 36.000 thí sinh làm thủ tục nhập học; phát triển được 98 chương trình đào tạo, 646 khung chương trình, 7.300 học phần, gần 1.600 học phần theo CDIO, 4.500 chuẩn đầu ra; tổ chức được 106.400 lớp học phần, 3,5 triệu lượt đăng ký học tập, 79 học phần kết hợp; công nhận kết quả đến 155.000 lượt xét học tiếp, 31.000 lượt xét tốt nghiệp, hơn 250.000 lượt sinh viên đánh giá theo chuẩn đầu ra và 36.000 bằng, chứng chỉ được in và quản lý. Về hoạt động khảo thí: Đã có hơn 1,3 triệu bài thi được xử lý, tổ chức 143.000 phòng thi và 132.000 cán bộ coi/ chấm thi… Về hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ: Đã có gần 3.000 sản phẩm là kết quả của các đề tài/dự án nghiên cứu được quản lý trên hệ thống, trong đó có 390 sản phẩm của sinh viên… Hoạt động đảm bảo chất lượng: Đã có 5 chương trình đào tạo tự đánh giá trên hệ thống, 9.000 minh chứng phục vụ được số hóa… Hoạt động thanh tra: Đã có 3.800 lớp học được giám sát online. Hoạt động tài chính: Đã thực hiện trên 3,5 triệu giao dịch tài chính với hơn 89.000 hóa đơn điện tử. Hoạt động quản lý sinh viên: Đã lưu trữ thông tin quản lý 113.000 hồ sơ của sinh viên với hơn 16,5 triệu lượt sinh viên và cựu sinh viên trả lời khảo sát. NGND.PGS.TS Trần Đức Quý - Hiệu trưởng nhà trường và ông Hoàng Anh - Giám đốc Trung tâm Đảm bảo Chất lượng (đứng giữa) nhận giải thưởng Sáng tạo Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Vifotec) năm 2018. Không chỉ được ứng dụng trong nhà trường, hệ thống đại học điện tử “made by HaUI” đã được đánh giá cao, nhân rộng ra các đơn vị quản lý, đào tạo khác như Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Trường Đại học Điện lực, Trường Đại học Hải Phòng, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh... Hệ thống đại học điện tử của HaUI đã vinh dự nhận 3 giải thưởng lớn: Nhân tài Đất Việt năm 2012, Sao Khuê năm 2016 và Giải thưởng Sáng tạo Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Vifotec) năm 2018. Có thể khẳng định, những thành quả đã đạt được trong thời gian gần đây thêm một lần nữa tô đậm dấu ấn HaUI trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học. Không bằng lòng với những kết quả đã đạt được, Hiệu trưởng Trần Đức Quý khẳng định, Nhà trường sẽ tiếp tục chinh phục những mục tiêu mới mà trước mắt là hoàn thiện, tối ưu hóa hệ thống đại học điện tử, hướng tới xây dựng, phát triển Đại học Công nghiệp Hà Nội theo mô hình đại học thông minh trong tương lai. Phương ThanhHơn 600.000 sáng kiến, cải tiến thu được trong giai đoạn 1 của Chương trình 1 triệu sáng kiến
TĐKT - Sau hơn 6 tháng phát động, Chương trình “1 triệu sáng kiến nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19” (sau đây gọi tắt là Chương trình) đã đạt được nhiều thành quả tốt đẹp. Hơn 600.000 sáng kiến, cải tiến được cập nhật trên Cổng trực tuyến đến ngày 31/5/2022 - kết thúc giai đoạn 1 của Chương trình đã làm sáng rõ hơn sự nỗ lực, tinh thần quyết tâm, sáng tạo của các cấp công đoàn vàtự hào trí tuệ của người lao động Việt Nam. Vượt 100% chỉ tiêu sáng kiến của giai đoạn 1 Kết thúc “Chiến dịch thi đua cao điểm 40 ngày”, Chương trình “1 triệu sáng kiến” đã hoàn thành giai đoạn 1 sớm 20 ngày, tạo khí thế để các cấp công đoàn vượt hơn 100% chỉ tiêu với 654.921 sáng kiến. Trong đó có hơn 69 nghìn sáng kiến của công nhân lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp. Đó là kết quả từ sự ủng hộ của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự đồng thuận về quan điểm của tổ chức công đoàn và người sử dụng lao động về phát huy năng lực sáng kiến, cải tiến của người lao động; sự đồng tâm hành động của mỗi người lao động ở từng lĩnh vực, từng vị trí việc làm phải hành động sáng tạo, làm việc hiệu quả cao hơn của ngày hôm qua, của năm trước và của chính mình trong hiện tại. Chương trình đã thu hút số lượng sáng kiến nhiều nhất từ trước đến nay, khẳng định tiềm năng trí tuệ và sức sáng tạo phong phú của người lao động Việt Nam. 100% các đơn vị của Cụm thi đua 7 tỉnh biên giới phía Bắc đã hoàn thành vượt mức chỉ tiêu; nhiều địa phương, cơ sở vượt chỉ tiêu giai đoạn 1 trước thời hạn (LĐLĐ tỉnh Nghệ An, LĐLĐ tỉnh Hà Tĩnh, LĐLĐ TP Cần Thơ, LĐLĐ tỉnh Hà Nam, LĐLĐ tỉnh Long An, LĐLĐ tỉnh Quảng Ninh, LĐLĐ Vĩnh Phúc…); không ít địa phương hoàn thành chỉ tiêu toàn bộ Chương trình (LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa, LĐLĐ tỉnh Bắc Giang, LĐLĐ tỉnh Hậu Giang, LĐLĐ tỉnh Cà Mau)… là một trong những dấu ấn khó phai mờ, thể hiện tâm thế, tinh thần tiên phong, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ công đoàn, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động cả nước trong sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, của đất nước. Trân quý hơn ở những tỉnh nhỏ, số lượng đoàn viên ít như LĐLĐ tỉnh Hậu Giang vừa hoàn thành sớm chỉ tiêu cả chương trình, vừa nằm trong top 10 đơn vị có nhiều sáng kiến nhất của cả nước ở giai đoạn 1. Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam Trần Thanh Hải gặp gỡ, động viên công nhân công ty TNHH Điện stanley Việt Nam Nhiều địa phương đã quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt để có bứt phá đầy ấn tượng. LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh đã thành công trong những ngày cuối cùng của Chiến dịch cao điểm 40 ngày thi đua khi vượt lên giữ vị trí thứ 2 với 56,417sáng kiến; LĐLĐ thành phố Hà Nội từ vị trí thứ 10 đã vươn lên dẫn đầu số người đăng ký có sáng kiến và vị trí thứ 3 với 53,379sáng kiến; LĐLĐ tỉnh Lâm Đồng từ chỗ xếp thứ hạng gần cuối, chỉ sau 40 ngày tăng tốc, đã tăng 66 bậc trong bảng xếp hạng Chương trình “1 triệu sáng kiến”, vươn lên vị trí thứ 16 trong tổng số 82 đơn vị, cũng là đơn vị dẫn đầu của Cụm thi đua 10 LĐLĐ các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. LĐLĐ tỉnh Long An và 3 LĐLĐ tỉnh khu vực miền Trung là Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh duy trì sự ổn định về thứ hạng khi nằm trong danh sách 10 đơn vị có nhiều sáng kiến nhất liên tục trong suốt giai đoạn 1 của Chương trình. Trong đó, LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa đang không chỉ dẫn đầu với 162,890sáng kiến mà còn dẫn đầu ở tinh thần tự nguyện, tự giác tham gia Chương trình của cán bộ công đoàn, đoàn viên, CNVCLĐ. Chia sẻ về kết quả này, ông Trần Thanh Hải – Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết thêm, Chương trình “1 triệu sáng kiến”đã kế thừa và phát huy kinh nghiệm đã đạt được từ Chương trình “75 nghìn sáng kiến vượt khó, phát triển” trong Tháng Công nhân năm 2021, đồng thời thẩm thấu việc giao chỉ tiêu định lượng đến từng cơ sở để trong thi đua không chỉ không chỉ có “phát” mà nhất thiết phải “động”, phải đến và được đoàn viên công đoàn, CNVCLĐ hưởng ứng. Tổng LĐLĐ Việt Nam tiếp tục ứng dụng công nghệ như một kênh đo lường kết quả, đảm bảo tính công khai trong thi đua và khen thưởng và kỹ thuật truyền thông để các nội dung phát động đã nhanh chóng, trực tiếp đến với đông đảo đoàn viên, CNVCLĐ và các công đoàn cơ sở trên mọi vùng miền của Tổ quốc. Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam Trần Thanh Hải cho rằng, từng cấp công đoàn đã sớm xây dựng kế hoạch, hướng dẫn phấn đấu theo mục tiêu chung; xây dựng và công khai chính sách khen thưởng cho các tập thể có thành tích cao, về đích sớm hay những cá nhân tích cực tham gia Chương trình… Cùng với đó là phân công cán bộ lãnh đạotrực tiếp phụ trách, theo dõi, kiểm tra, giám sát và đôn đốc việc triển khai thực hiện. 82 chuyên viên đến từ các ban chuyên môn của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương, công đoàn Tổng công ty trực thuộc - “mỗi người làm việc bằng hai” - vừa tham mưu công tác chỉ đạo,vừa trực tiếp thao tác kỹ thuật để hướng dẫn, hỗ trợ các CĐCS bất kể thời gian, địa điểm và thường xuyên báo cáo kết quả… “Trong quá trình đó, có những thời điểm, có những nơi, cán bộ công đoàn trải qua nhiều áp lực, từ tính dài hạn của một nội dung thi đua; tính mới trong công tác chỉ đạo là không chỉ có ban hành văn bản mà phải trực tiếp triển khai để phát hiện điểm tiến bộ cũng như hạn chế và rút ra bài học kinh nghiệm; tính khó của khoa học, công nghệ đòi hỏi cán bộ công đoàn phải có năng lực chủ động tiếp cận, học hỏi, sáng tạo để áp dụng vào thực tiễn công việc và hướng dẫn cho đoàn viên, người lao động” – ông Trần Thanh Hải nhấn mạnh. Ghi nhận sự nỗ lực, tinh thần tận tâm, trách nhiệm, sáng tạo của cán bộ công đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam Trần Thanh Hải bày tỏ xúc động khi được biết có những cán bộ công đoàn mẫn cán như anh Nguyễn Văn Sỹ, chuyên viên Ban Chính sách – Pháp luật LĐLĐ tỉnh Quảng Ninh; chị Phan Thị Hiền, chuyên viên Ban Tổ chức – Kiểm tra LĐLĐ tỉnh Lâm Đồng… đã luôn đeo bám cơ sở, sát cánh bên đoàn viên, tìm tòi, phát hiện và áp dụng nhiều cách làm hiệu quả không chỉ cho địa phương, cho Cụm thi đua mà còn phổ biến kinh nghiệm cho các đơn vị khác cùng thực hiện; anh Nguyễn Trường Khoa, chuyên viên Ban Tuyên giáo LĐLĐ tỉnh Sóc Trăngđã tự sản xuất video hướng dẫn chi tiết quy trình cập nhật sáng kiến trong thời gian cách ly y tế do dương tính với Covid-19; anh Nguyễn Tính – chuyên viên LĐLĐ TP Hồ Chí Minh, nhiều cán bộ công đoàn cơ sở thuộc khối giáo dục và ở các doanh nghiệp khu vực ngoài Nhà nước như: Công ty TNHH Sakurai Việt Nam (Thanh Hóa), Công ty TNHH Sam Sung Electronics Việt Nam (Thái Nguyên), Công ty TNHH Toyoda Boshoku (Khu công nghiệp Nomora thành phố Hải Phòng), Công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam (TP. Hà Nội), Công ty TNHH Pousung Việt Nam (Đồng Nai)… qua triển khai Chương trình 1 triệu sáng kiến này đã từng bước nâng cao tính chuyên nghiệp trong tổ chức các cuộc vận động, biết khơi gợi ý thức tự giác của đoàn viên, người lao động tham gia. Tâm đắc với chương trình “1 triệu sáng kiến” của tổ chức Công đoàn Việt Nam, ông Akira Kikuchi – Giám đốc điều hành công ty TNHH Điện stanley Việt Nam (huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội) khẳng định về sự thấu hiểu và đồng cảm với chủ trương của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về tạo môi trường để mọi người lao động đều có động lực và tự giác tham gia hoạt động sáng kiến, cải tiến. “Ở đây, doanh nghiệp và công đoàn có mối quan hệ khăng khít như một gia đình và đều có mong muốn xây dựng gia đình hạnh phúc bền vững. Vì xem nhau như gia đình những khó khăn các thành viên cùng nhau hỗ trợ vượt qua khó khăn và giúp nhau cơ hội phát triển bản thân”. Ông Akira Kikuchi cho biết thêm, việc hỗ trợ hoạt động sáng tạo của người lao động không chỉ thể hiện qua lời nói mà qua những việc làm cụ thể. Thời gian tới, công ty sẽ xây dựng khu vườn ẩm thực để người lao động và người sử dụng lao động cùng ăn trưa với nhau; xây dựng siêu thị, khu vui chơi giải trí để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Đó là không gian mở để người lao động thoải mái phát huy ý tưởng, sáng kiến. Mỗi sáng kiến là một việc tốt cho mọi người Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: "Bất kỳ việc to việc nhỏ, hễ thêm điều lợi, trừ điều hại cho quần chúng, giúp quần chúng giải quyết vấn đề khó khăn, tăng kết quả của việc làm, tăng sức sản xuất của xã hội, đánh đổ sức áp bức của quân thù, đó đều là sáng kiến”; “Sáng kiến không phải cái gì kỳ lạ hay chung chung, trừu tượng mà chỉ là kết quả của sự nghiên cứu, suy nghĩ trong những hoàn cảnh, những điều kiện bình thường, rất phổ thông, rất thiết thực. Ở tầm sáng tạo lớn, có ảnh hưởng rộng là phát minh, bao hàm cả sáng chế. Ở tầm thấp hơn, nhỏ hơn thì là sáng kiến, cải tiến kỹ thuật. Tất cả đều là sản phẩm được sáng tạo ra khi cuộc sống thúc bách”. Bác cho rằng “Bất kỳ ai, nếu có quyết tâm làm ích lợi cho quần chúng, lại chịu học, chịu hỏi quần chúng, óc chịu khó nghĩ, tay chịu khó làm, thì nhất định có sáng kiến, nhất định làm được những việc có ích cho loài người”. Các sáng kiến, cải tiến của công nhân viên Công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam được biểu dương kịp thời Đáng chú ý, ngay tại giai đoạn 1, đa số sáng kiến là của những người lao động không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và hàng chục nghìn sáng kiến của công nhân lao động trực tiếp trong các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Đây là sự khởi sắc đáng mừng, bởi thực tế phần lớn công nhân, lao động trực tiếp không có trình độ cao về học vấn, nhưng trong quá trình lao động, họ mới chính là người hiểu cặn kẽ công việc, dây chuyền sản xuất, từ đó nảy sinh cải tiến, sáng kiến. Điều này là biểu hiện sinh động cho khát vọng phát triển của người lao động Việt Nam để mang lại điều tốt đẹp cho bản thân và mọi người. Một doanh nghiệp có nhiều người lao động như vậy tạo thành động lực phát triển, nhiều doanh nghiệp như vậy sẽ đóng góp lớn vào sự chuyển động chung của xã hội. Nội dung các sáng kiến đa dạng trên các lĩnh vực, trong đó đã có rất nhiều sáng kiến thể hiện được sự sáng tạo của người lao động trong giai đoạn dịch bệnh phức tạp, nhiều sáng kiến có tính thích ứng cao với bối cảnh bình thường mới, đáp ứng kịp thời yêu cầu sản xuất, công tác của cơ quan, đơn vị. Thống kê sơ bộ từ phần mềm trực tuyến, tính đến ngày 31/5/2022, các sáng kiến đã được cập nhật trên phần mềm trực tuyến của Chương trình có tổng giá trị làm lợi khoảng hơn 10 nghìn tỷ đồng. Theo Phó Chủ tịch thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam Trần Thanh Hải: Chúng ta trân trọng những sáng kiến có giá trị làm lợi cao, nhưng cũng cần khơi gợi, tạo điều kiện để người lao động tại cơ sở, đặc biệt những công nhân trực tiếp sản xuất phát huy sáng kiến, cải tiến, qua đó góp phần tăng năng suất lao động, giảm chi phí, tạo hiệu quả tối ưu nhất cho 1 chu kỳ sản phẩm... Không nên xem nhẹ sáng kiến của người lao động ở cấp cơ sở, dù có thể hiệu quả kinh tế không cao, nhưng lan tỏa được tinh thần cống hiến, đóng góp trí tuệ, công sức, chung tay khắc phục khó khăn trong sản xuất kinh doanh... “Mỗi sáng kiến là một câu chuyện mà ở đó không chỉ giá trị làm lợi cao mà ý nghĩa sâu xa là ở những người lao động bình thường hay lao động trí thức hoặc nhà nghiên cứu đều có những sáng kiến mang lại nhiều ý nghĩa thiết thực. Những sáng kiến ấy đều xuất phát từ những vấn đề của thực tiễn, từ đôi tay, từ trí óc và hơn thế là từ lòng đam mê công việc mà chỉ những người thực sự yêu lao động mới có được. Do vậy, tất cả các sáng kiến của người lao động cần phải được người sử dụng lao động quý trọng, có hình thức ghi nhận, biểu dương, khen thưởng tương xứng” – ông Trần Thanh Hải bày tỏ mong muốn. Ngọc TúKim Sơn đẩy mạnh cải thiện chỉ số cải cách thủ tục hành chính
TĐKT - Xác định công tác cải cách hành chính (CCHC) đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, cấp ủy, chính quyền huyện Kim Sơn (Ninh Bình) đã khắc phục khó khăn, thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp, quan tâm đẩy mạnh công tác này, bước đầu đã tạo chuyển biến tích cực. Công dân đến giao dịch tại Bộ phận một cửa của xã Như Hòa Tại Trung tâm Hành chính công huyện Kim Sơn, hàng ngày, mỗi cán bộ, nhân viên làm việc tại đây phải tiếp nhận, hướng dẫn, giải quyết cho hàng chục lượt người dân đến giao dịch làm thủ tục hồ sơ. Trong đó, người dân có nhu cầu làm hồ sơ liên quan đến lĩnh vực đất đai, tài nguyên môi trường có số lượng nhiều nhất. Chị Vũ Thị Phương, chuyên viên Bộ phận liên thông của huyện chia sẻ: Có ngày tôi phải giải quyết trên 40 bộ hồ sơ, thủ tục. Nhưng tôi vẫn cố gắng sắp xếp, giải quyết kịp thời cho người dân, không để tồn đọng, ách tắc hồ sơ. Những hồ sơ chưa đầy đủ, thiếu sót, tôi hướng dẫn người dân trở về xã để bổ sung. Để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đến giao dịch, đồng thời nâng cao chỉ số CCHC, nhằm công khai minh bạch thông tin, các thủ tục theo quy định, Trung tâm Hành chính công huyện Kim Sơn đã tham mưu UBND huyện đầu tư cải tạo nâng cấp khuôn viên sạch đẹp, thông thoáng. UBND huyện Kim Sơn cũng đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị tại Bộ phận Một cửa liên thông của huyện và Bộ phận Một cửa các xã, thị trấn đảm bảo đồng bộ, hiện đại như máy tính, máy scan,… đáp ứng yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử và công tác xây dựng chính quyền điện tử, phát triển chính quyền số. Đồng thời, tăng cường đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết công việc hành chính. Bên cạnh đó, việc quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN 9001:2015 được lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn điều hành nội bộ và kiểm soát công việc tốt hơn. Chất lượng công việc được đánh giá định kỳ, sau mỗi đợt đánh giá đề ra các biện pháp phòng ngừa, khắc phục, từ đó nâng cao hơn nữa hiệu quả chất lượng công việc. Cổng thông tin điện tử huyện hoạt động có hiệu quả, huyện thường xuyên cập nhật các tin tức, sự kiện, thủ tục hành chính (TTHC), văn bản chỉ đạo, điều hành…. tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận thông tin kịp thời trên cổng thông tin điện tử huyện. Từ đó, truy cập trên hệ thống một cửa điện tử của tỉnh. Trong năm 2021, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế “một cửa” của huyện đã tiếp nhận hơn 3.700 hồ sơ; tỷ lệ giải quyết đúng hẹn đạt 100%. Song song với đó, để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong thực hiện CCHC, huyện thực hiện niêm yết, thông báo công khai các danh mục TTHC sửa đổi, bổ sung và ban hành mới, danh mục dịch vụ công mức độ 3, 4 đã tích hợp trên cổng dịch vụ công quốc gia, đảm bảo đầy đủ, kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi giao dịch. Điều này góp phần nâng cao chỉ số hài lòng của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn. Bởi khi các TTHC được công khai, tổ chức, cá nhân sẽ nắm được và chuẩn bị đầy đủ những điều kiện cần có trước khi giao dịch. Nhờ vậy sẽ không mất thời gian đi lại mà công việc được thuận lợi. Điển hình trong thực hiện công tác CCHC ở huyện Kim Sơn chính là xã Như Hòa. Với quan điểm tất cả đều hướng tới sự hài lòng của người dân, cán bộ, công chức của xã đều nêu cao tác phong, lề lối làm việc. Để tạo nên sự chuyển biến tích cực đó có vai trò quan trọng của người đứng đầu. Ông Vũ Quốc Xương, Chủ tịch UBND xã Như Hòa chia sẻ: Các đồng chí lãnh đạo phải tiên phong, gương mẫu, thường xuyên kiểm tra, động viên, nhắc nhở anh em công chức thực hiện nghiêm chức năng, nhiệm vụ của mình, chấp hành tốt kỷ luật, giờ giấc, tiếp công dân phải hòa nhã, tôn trọng. Nhân dân không hiểu, cán bộ phải có trách nhiệm hướng dẫn cho nhân dân hiểu và giải quyết các thủ tục nhanh chóng. Có thể thấy TTHC được giải quyết thuận lợi sẽ tác động tích cực, toàn diện đến đời sống toàn xã hội. Với những nỗ lực đó, huyện Kim Sơn đã và đang hướng đến một chính quyền thân thiện, vì dân phục vụ. Thời gian tới, Kim Sơn sẽ tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền về công tác CCHC để nhân dân nắm rõ và tăng cường sử dụng các dịch vụ công nộp hồ sơ, dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; tiếp tục tham mưu và chỉ đạo các xã hoàn thiện, nâng cao các trang thiết bị đặc biệt là trang thiết bị về công nghệ thông tin. Bảo LinhTĐKT – Sáng 25/5, tại Hà Nội, Chi đoàn TNCS Hồ Chí Minh Ban Thi đua – Khen thưởng (TĐKT) Trung ương tổ chức Đại hội lần thứ VI, nhiệm kỳ 2022 – 2024, với chủ đề “Tuổi trẻ Ban TĐKT Trung ương năng động, sáng tạo, đoàn kết và trách nhiệm”.
Tới dự Đại hội, có các đồng chí: Phạm Huy Giang, Bí thư Đảng ủy, Trưởng ban Ban TĐKT Trung ương; Phạm Đức Toàn, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Trưởng ban Ban TĐKT Trung ương.
Về phía Đoàn Thanh niên Bộ Nội vụ, có đồng chí Trần Đức Toàn, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Nội vụ.
Các đại biểu dự Đại hội
Cùng dự có các đồng chí trong Ban chấp hành Đảng ủy, đại diện lãnh đạo các vụ, đơn vị, đại diện Ban Chấp hành Công đoàn, Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh cơ quan, toàn thể đoàn viên, thanh niên Ban TĐKT Trung ương.
Khai mạc Đại hội, đồng chí Đoàn Trung Dũng, Bí thư Chi đoàn Thanh niên Ban TĐKT Trung ương khóa V cho biết: Đại hội Chi đoàn Thanh niên Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương lần thứ VI, nhiệm kỳ 2022 - 2024 có nhiệm vụ đánh giá, tổng kết công tác đoàn và phong trào thanh niên nhiệm kỳ qua, đồng thời đề ra những phương hướng và trọng tâm công tác trong nhiệm kỳ tới. Đại hội cũng sẽ tiến hành lựa chọn bầu ra những đại biểu có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đầy đủ phẩm chất đạo đức, năng lực, lòng nhiệt tình và đặc biệt là tinh thần trách nhiệm cao để tham gia vào BCH đoàn nhiệm kỳ 2022 - 2024 trên cơ sở chất lượng và cơ cấu hợp lý để triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của cơ quan Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương.
Đồng chí Đoàn Trung Dũng, Bí thư Chi đoàn Thanh niên Ban TĐKT Trung ương khóa V khai mạc Đại hội
Theo báo cáo tại Đại hội, Nghị quyết Đại hội lần thứ V, nhiệm kỳ 2019 - 2022 của Chi đoàn Thanh niên Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương đã được triển khai một cách chủ động với những cách làm sáng tạo và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Ban Chấp hành Đoàn đã tập trung tổ chức, vận động đoàn viên, thanh niên tích cực tham gia các hoạt động do Đoàn cấp trên, Đảng ủy, cơ quan phát động, tạo khí thế sôi nổi trong cơ quan, tăng cường đoàn kết giữa các đoàn viên thanh niên trong cơ quan và với các đơn vị bạn trong Bộ.
Công tác Đoàn trong thời gian qua đã có chuyển biến tích cực. Qua các hoạt động, đoàn viên, thanh niên trong Đoàn đã có ý thức trách nhiệm, tinh thần tự nguyện xung kích đảm nhận công việc được giao, ý thức chính trị được nâng cao. Tập thể Đoàn có sự đoàn kết, gắn bó, các đoàn viên có tinh thần tương trợ, giúp đỡ nhau trong công tác và cuộc sống, cùng phát huy vai trò xung kích, sáng tạo, hăng hái nhiệt tình, quyết tâm thi đua thực hiện tốt nhiệm vụ công tác đã đề ra.
Đặc biệt, với đặc thù là cơ quan quản lý nhà nước về TĐKT, Chi đoàn đã động viên đoàn viên thực hiện nghiêm túc các quy định chuyên môn, tuân thủ nội quy, quy chế của cơ quan gắn với nhiệm vụ chính trị, sẵn sàng nhận và hoàn thành công việc được giao. BCH Đoàn đã tổ chức cho đoàn viên tham gia góp ý dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật, Đề án, Chương trình, quy định, hướng dẫn của các bộ, ngành, địa phương liên quan đến công tác TĐKT và thực hiện nhiệm vụ chính trị của Ban TĐKT Trung ương. Nhận thức được vai trò, trách nhiệm của thanh niên trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, các đoàn viên đã tích cực học tập, nghiên cứu, nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Đồng chí Phạm Huy Giang, Bí thư Đảng ủy, Trưởng ban Ban TĐKT Trung ương phát biểu tại Đại hội
Phát biểu chỉ đạo Đại hội, đồng chí Phạm Huy Giang, Bí thư Đảng ủy, Trưởng ban Ban TĐKT Trung ương hoan nghênh, ghi nhận và đánh giá cao kết quả công tác Đoàn và phong trào thanh niên của Chi đoàn trong thời gian qua. Đồng chí khẳng định: Công tác Đoàn trong nhiệm kỳ qua đã có những chuyển biến rất tích cực. Với quân số ít, tuổi bình quân của đoàn viên rất cao, Chi đoàn vẫn duy trì và triển khai tổ chức tốt các hoạt động, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
Lưu ý thời gian tới, nhiệm kỳ 2022 – 2024, bên cạnh những thuận lời, còn muôn vàn khó khăn, từ yêu cầu ngày càng cao của các cấp đối với công tác TĐKT, đồng chí Phạm Huy Giang mong muốn Chi đoàn Ban, trong đó có các đoàn viên, thanh niên, góp phần chia sẻ, cố gắng, nỗ lực hơn nữa để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
Đồng chí đề nghị Chi đoàn tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm: Tăng cường thu hút, giáo dục truyền thống cho đoàn viên, thanh niên, đặc biệt là giáo dục truyền thống của ngành, của Ban; gương mẫu đi đầu trong thực hiện kỷ cương, kỷ luật, văn hóa công sở; triển khai tổ chức các phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả, bám sát nhiệm vụ chính trị được giao, lựa chọn phong trào phù hợp với điều kiện cơ quan và đặc điểm của Chi đoàn để thực hiện; mạnh dạn đề xuất, đăng ký các phần việc, công trình thanh niên góp phần hỗ trợ trực tiếp công tác chuyên môn…
Cùng với đó, Chi đoàn cần tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng, củng cố tổ chức Đoàn, Đoàn tham gia xây dựng Đảng; tăng cường phối hợp với Công đoàn và các tổ chức khác trong Ban, các tổ chức Đoàn trong Bộ Nội vụ, kể cả các địa phương… để tổ chức các hoạt động.
Đồng chí Phạm Huy Giang đề nghị các đồng chí trong Đảng ủy, lãnh đạo các Vụ, đơn vị tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện để Chi đoàn và đoàn viên, thanh niên phấn đấu, trưởng thành.
Đồng chí Trần Đức Toàn, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Nội vụ phát biểu tại Đại hội
Đoàn viên thanh niên Chi đoàn bỏ phiếu bầu BCH Chi đoàn khóa VI
Phát biểu tại Đại hội, đồng chí Trần Đức Toàn, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Nội vụ đề nghị Chi đoàn Ban TĐKT Trung ương thời gian tới tập trung thực hiện tốt các nội dung: Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng cho đoàn viên, thanh niên thông qua các sinh hoạt chuyên đề; phát động các phong trào thi đua gắn với nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị; triển khai nhiều hoạt động tình nguyện hiệu quả, thiết thực, trong đó có tình nguyện tại chỗ, tình nguyện tại các địa phương vùng sâu, vùng xa; chăm lo bồi dưỡng kỹ năng thuyết trình, kỹ năng nghiệp vụ công tác Đoàn cho đoàn viên, thanh niên; thực hiện tốt các công trình, phần việc thanh niên… Mỗi năm, Chi đoàn phấn đấu có 1 - 2 công trình, phần việc thanh niên, tổ chức 2 sinh hoạt chuyên đề…
Đồng chí Phạm Huy Giang Bí thư Đảng ủy, Trưởng ban Ban TĐKT Trung ương tặng hoa chúc mừng Ban Chấp hành Chi đoàn khóa VI, nhiệm kỳ 2022 – 2024 ra mắt tại Đại hội
Với tinh thần làm việc khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm, Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Chi đoàn khóa VI, nhiệm kỳ 2022 – 2024 gồm 3 đồng chí; bầu đoàn đại biểu dự Đại hội Đoàn Thanh niên Bộ Nội vụ lần thứ III, nhiệm kỳ 2022 – 2027 gồm 3 đại biểu chính thức và 1 đại biểu dự khuyết.
Nguyệt Hà
TĐKT - Với vị thế đầu tàu, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh, năm 2021, trong cơn bão dịch Covid-19, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phốThái Nguyên luôn ở trong tâm thế chủ động, linh hoạt thích ứng với tình hình, đi tiên phong trong thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, nhất là chương trình chuyển đổi số, tạo đà cho sự phát triển bền vững.
Trung tâm thành phố Thái Nguyên
Năm 2021 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Thái Nguyên lần thứ XVIII; nhiệm kỳ 2020-2025; là năm đầu thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021-2030 theo chỉ đạo của Chính phủ và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 của tỉnh, thành phố. Trong bối cảnh tình hình nhiều khó khăn, thách thức do đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, thành phố Thái Nguyên đã đoàn kết, thống nhất, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, đề ra nhiều giải pháp ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm 2021 để điều hành triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm, thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa hỗ trợ, phục hồi, phát triển kinh tế, đảm bảo tăng trưởng ổn định, bền vững.
Càng trong khó khăn, thách thức, ý chí, nghị lực, tinh thần chủ động, sáng tạo của mỗi người dân thành phố càng tỏa sáng để mang về những giá trị tích cực. Năm 2021, các phong trào thi đua được triển khai sâu rộng, được các cấp, ngành, địa phương, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân trên địa bàn hưởng ứng tích cực, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Tốc độ tăng trưởng của các ngành sản xuất đạt trên 10,1%; trong đó, lĩnh vực dịch vụ - thương mại tăng trên 8,5%, công nghiệp - xây dựng tăng trên 10,8%, nông nghiệp tăng trên 4,2%. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 11.400 tỷ đồng, bằng 104,3% so với kế hoạch, tăng 12,5% so với năm 2020. Giá trị sản phẩm trên 1 ha đất nông nghiệp đạt 148,8 triệu đồng, bằng 101,9% chỉ tiêu tỉnh giao; giá trị sản xuất trên 1 ha đất trồng chè đạt 800 triệu đồng. Sản lượng lương thực có hạt đạt 40.717 tấn, bằng 106% kế hoạch tỉnh giao, sản lượng chè búp tươi đạt 22.208 tấn, bằng 100,9% kế hoạch. Thu ngân sách thành phố đạt cao, cán mốc trên 3.289 tỷ đồng, vượt 40,5% so với kế hoạch tỉnh giao.
Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư được tập trung thực hiện quyết liệt. Các dự án, công trình trọng điểm được tập trung chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn và đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện. Công tác thu hút đầu tư được triển khai tích cực và có hiệu quả. Từ đó đã mang lại diện mạo phát triển ngày càng khang trang, hiện đại cho đô thị trung tâm tỉnh Thái Nguyên.
Lĩnh vực văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ; an sinh, xã hội tiếp tục được quan tâm. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 77,1%, vượt 0,6% kế hoạch. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,56%, vượt 240% kế hoạch. An ninh chính trị được giữ vững, trật tự, an toàn xã hội được đảm bảo. Công tác phòng, chống dịch Covid-19 được triển khai quyết liệt, linh hoạt, hiệu quả, đã góp phần đảm bảo an toàn sức khỏe cho nhân dân và tạo tiền đề vững chắc để tập trung phát triển kinh tế - xã hội. Thành phố đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
Đáng chú ý, thành phố Thái Nguyên tiếp tục là địa phương dẫn đầu của tỉnh trong triển khai thực hiện Chương trình chuyển đổi số. Từ tháng 6/2021, thành phố đã triển khai phòng họp không giấy tờ, kết nối với Trung tâm điều hành thông minh IOC của UBND tỉnh, IOC của Tỉnh ủy và cáchệ thống thông tin dùng chung trên địa bàn toàn tỉnh để phục vụ các cuộc họp của Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ, các phiên họp thường kỳ của UBND thành phố và kết nối trực tuyến với 32/32 xã, phường.
Công an xã Thịnh Đức, TP Thái Nguyên giám sát hệ thống camera.
Một trong những điểm nhấn nổi bật về chuyển đổi số thời gian qua được người dân ghi nhận đánh giá cao, đó làthành phố đã triển khai lắp đặt thiết lập hệ thống camera giám sát tại các điểm hỗ trợ nhân dân phòng, chống dịch Covid-19; các bệnh viện, khu cách ly tập trung của thành phố với tổng số 185 camera giám sát được kết nối với Trung tâm điều hành thông minh (IOC) của tỉnh. 32/32 phường, xã của thành phố đã triển khai lắp đặt, kết nối hệ thống camera giám sát (tổng số 304 camera) theo mô hình camera giám sát, kết nối trực tiếp tại các vị trí với trụ sở UBND các phường, xã để phục vụ công tác quản lý an ninh trật tự và công tác phòng, chống dịch Covid-19.
100% cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị trực thuộc UBND thành phố cài đặt và tương tác với ứng dụng C-ThaiNguyen, đến hết tháng 12/2021, thành phố có 9932 tài khoản được cài đặt. Thành phố đã tập trung chỉ đạo thực hiện cài đặt và sử dụng ứng dụng ThaiNguyen ID trên địa bàn toàn thành phố. Tiếp nhận và giải quyết phản ánh hiện trường trên ứng dụng C-ThaiNguyen. Đến hết tháng 12/2021, tiếp nhận 143 phản ánh, đã giải quyết kịp thời và hầu hết được người dân đánh giá ở mức độ hài lòng. Triển khai các nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. Năm 2021 có 25.935 điểm đăng ký QR-Code với 1.406.801 lượt quét.
C-Thai Nguyen tạo nên cơ chế giám sát cho người dân với hệ thống camera trực tuyến kết hợp trí tuệ nhân tạo.
Năm 2021, thành phố đã trở thành đơn vị trong tốp dẫn đầu của tỉnh về an toàn, an ninh mạng, được Ban Thường vụ Tỉnh ủy tặng Bằng khen về việc triển khai thực 01-NQ/TU ngày 31/12/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh.
Bước sang năm 2022, thành phố Thái Nguyên đã và đang ra sức thi đua, tập trung thực hiện thành công chủ đề năm là: “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, khôi phục và phát triển kinh tế, xã hội; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính và chuyển đổi số, đẩy mạnh thu hút đầu tư, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để xây dựng thành phố Thái Nguyên phát triển nhanh và bền vững theo hướng văn minh, hiện đại; thực hiện có hiệu quả công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư để thực hiện các dự án; tổ chức thực hiện hiệu quả Đồ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung thành phố Thái Nguyên đến năm 2035; giữ vững quốc phòng, an ninh; thực hiện tốt công tác an sinh, xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; lãnh đạo tổ chức các hoạt động chào mừng Kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập thành phố Thái Nguyên (19/10/1962-19/10/2022)”. Từ đó, tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu, đóng vai trò chủ đạo đưa tỉnh Thái Nguyên phát triển bền vững, vươn tầm một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại khu vực trung du, miền núi phía Bắc.
Nhật Linh
Phụ nữ công an nhân dân tích cực học tập và làm theo gương Bác
TĐKT - Ngày 19/5, tại Hà Nội, Bộ Công an tổ chức Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện phong trào thi đua “Phụ nữ công an nhân dân (CAND) học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh; chủ động, trách nhiệm, kỷ cương, sáng tạo vì an ninh Tổ quốc; xây dựng gia đình, hạnh phúc, bền vững” trong CAND, giai đoạn 2017 - 2021. Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an dự và phát biểu tại Hội nghị. Trao Bằng khen của Bộ Công an tặng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc. 5 năm qua, phong trào thi đua “Phụ nữ CAND học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; chủ động, trách nhiệm, kỷ cương, sáng tạo vì an ninh Tổ quốc; xây dựng gia đình hạnh phúc bền vững” giai đoạn 2017 - 2021 đã được triển khai nghiêm túc trong phụ nữ lực lượng CAND, có sự thống nhất tới cấp cơ sở, hình thức thi đua đa dạng, thiết thực, nội dung phong phú, tạo sức lan tỏa sâu rộng cả trong và ngoài lực lượng. Các cấp Hội Phụ nữ đã xây dựng, triển khai thực hiện 235 công trình, mô hình phần việc giải quyết khâu yếu, việc khó. Tổ chức trên 1.000 lượt hội thi, hội thảo, bồi dưỡng kiến thức, nói chuyện chuyên đề, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm; 142 câu lạc bộ xây dựng gia đình hạnh phúc, câu lạc bộ pháp luật; đăng ký, đảm nhận 485 công trình, mô hình, phần việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Hoạt động xã hội tình nghĩa, hậu phương quân đội, hậu phương công an đã chia sẻ, đồng hành cùng những hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách… với tổng kinh phí hơn 96 tỷ đồng. Chương trình “Mẹ đỡ đầu” hỗ trợ, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi cũng đã được triển khai thực hiện hiệu quả trong các cấp Hội toàn lực lượng. Đến nay đã có 5 Cụm thi đua, 25 Hội Phụ nữ các đơn vị trực thuộc Bộ, 63 Hội Phụ nữ Công an địa phương đã triển khai phần việc “Mẹ đỡ đầu” với hơn 400 cháu được nhận nuôi dưỡng, bảo trợ. Bên cạnh đó, phụ nữ CAND đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực chung tay cùng lực lượng và cả nước phòng, chống dịch Covid-19, làm đẹp thêm hình ảnh người nữ chiến sĩ công an trong lòng nhân dân. Các cấp Hội đã hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua đề ra, 3 tập thể, 5 cá nhân được Trung ương Hội LHPN Việt Nam tặng “Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam”, 14 tập thể và cá nhân được tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất, Nhì, Ba; 86 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, 137 cá nhân được Bộ Công an tặng “Giải thưởng Phụ nữ Công an tiêu biểu”, hàng nghìn lượt tổ chức Hội được Bộ Công an, Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố khen thưởng... Tại Hội nghị, Bộ Công an đã trao tặng Bằng khen cho 87 tập thể và 55 cá nhân tiêu biểu xuất sắc trong thực hiện phong trào thi đua giai đoạn 2017 - 2021. Phát biểu tại Hội nghị, Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đánh giá cao sự nỗ lực, cố gắng và chúc mừng những kết quả, thành tích của phụ nữ CAND đã đạt được trong 5 năm qua. Nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện trong thời gian tới, Thứ trưởng Trần Quốc Tỏ yêu cầu, cấp ủy, người đứng đầu cấp ủy, Thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương, Hội Phụ nữ các cấp và hội viên cần gắn kết chặt chẽ việc thực hiện phong trào thi đua của phụ nữ CAND với việc thực hiện Kết luận số 01 ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05 về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, phong trào “CAND học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy", phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” và các cuộc vận động do Bộ Công an, Trung ương Hội LHPN Việt Nam phát động. Hội Phụ nữ các cấp tiếp tục đổi mới và đổi mới hơn nữa về cả nội dung và hình thức các hoạt động phong trào, hướng về cơ sở, đa dạng hóa, cụ thể hóa thể hiện bằng các công trình, mô hình, phần việc bám sát nhiệm vụ chính trị của đơn vị, địa phương phù hợp với thực tiễn cơ sở và đặc điểm giới. Mỗi cán bộ, hội viên cần nhận thức đúng đắn, tích cực tham gia các phong trào thi đua; thường xuyên rèn luyện và làm theo Sáu điều Bác Hồ dạy CAND; chấp hành kỷ cương, kỷ luật, quy trình, quy chế công tác và sinh hoạt; tích cực, mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, tham mưu, đề xuất nâng cao hiệu quả công tác, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao và hoàn thành tốt vai trò của người phụ nữ trong gia đình. Cấp ủy, lãnh đạo các cấp cần quan tâm chỉ đạo Hội Phụ nữ triển khai thực hiện phong trào thi đua. Thực hiện tốt công tác cán bộ nữ, đặt công tác cán bộ nữ thành một trong các hoạt động trọng tâm trong công tác cán bộ, công tác xây dựng lực lượng đơn vị. Chú trọng công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, sơ tổng kết việc thực hiện phong trào thi đua, có cơ chế biểu dương, khen thưởng phù hợp, nhân rộng cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả, tạo động lực thi đua trong các cấp hội... Nguyệt HàBộ Tài nguyên và Môi trường phát động đợt thi đua đặc biệt kỷ niệm 20 năm thành lập Bộ
TĐKT - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT) vừa phát động đợt thi đua đặc biệt lập thành tích chào mừng kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Bộ. Đợt thi đua diễn ra từ nay đến trung tuần tháng 7/2022. Đây là phong trào thi đua nhằm tuyên truyền sâu rộng truyền thống tự hào của ngành TN&MT sau 20 năm thành lập, đóng góp tích cực vào thắng lợi chung của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo quốc phòng, an ninh, tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phong trào nhằm động viên đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động phát huy những thành quả đạt được trong sự nghiệp xây dựng, hội nhập và phát triển của ngành, đoàn kết, năng động, sáng tạo, chung sức đồng lòng, hăng hái thi đua yêu nước góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2022. Bộ TN&MT xác định 5 nội dung phong trào thi đua: Thứ nhất quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả nội dung Kế hoạch số 16/KH-HĐTĐKT ngày 31/8/2021 của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương về thực hiện Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 16/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phát động thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hằng năm và Kế hoạch 5 năm (2021 - 2025) theo Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng, tư tưởng về thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chỉ thị số 34- CT/TW ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng” đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao 2 động, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, rõ nét trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện phong trào thi đua, công tác khen thưởng. Thứ hai, tổ chức các phong trào thi đua sôi nổi và thiết thực nhằm phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, tạo sự đồng thuận trong toàn ngành tài nguyên và môi trường, phấn đấu thực hiện thắng lợi “mục tiêu kép” vừa tập trung phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả, vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội. Thứ ba, tiếp tục hưởng ứng mạnh mẽ các phong trào thi đua yêu nước do Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Thủ tướng Chính phủ phát động, như: phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021- 2025; “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở”; “Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển”; “Thực hiện chuyển đổi số quốc gia”; “Cả nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch COVID-19”… Thi đua toàn diện trên các lĩnh vực theo Chỉ thị số 19/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ; các phong trào thi đua yêu nước do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phát động, trọng tâm là các phong trào “Đoàn kết, sáng tạo, hội nhập và phát triển” giai đoạn 2020 – 2025; “Kỷ cương, trách nhiệm, đổi mới, hội nhập, hiệu quả” năm 2022, bằng các nội dung, việc làm, hành động thiết thực gắn với việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Thứ tư, tập trung thực hiện tốt công tác phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng điển hình tiên tiến theo Kế hoạch số 03/KH-BTNMT ngày 27/7/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, trọng tâm trong đổi mới phương thức tổ chức chỉ đạo phong trào thi đua hằng năm. Thứ năm, đa dạng hóa các hoạt động chào mừng kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Bộ thiết thực, hiệu quả, gắn với các nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Thông qua phong trào thi đua và nhân dịp kỷ niệm 20 năm thành lập, Bộ TN&MT xem xét, tặng thưởng tập thể, cá nhân (Bằng khen) theo các tiêu chí cụ thể thi đua và quy định pháp luật về khen thưởng. Phương ThanhTĐKT - Chiều 10/5 tại Hà Nội, Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) tổ chức tọa đàm công bố danh sách 84 giải pháp đoạt giải Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật toàn quốc.
Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật toàn quốc đã trải qua 30 năm (1989 – 2019) với 15 lần tổ chức (2 năm/1 lần), do Quỹ Vifotec, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Bộ Tài chính, Cục Sở hữu trí tuệ và các bộ, ngành, địa phương… phát triển.
Tọa đàm Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật toàn quốc lần thứ 16
Mục đích của Hội thi là nhằm đẩy mạnh phong trào lao động sáng tạo của quần chúng nhân dân, tạo ra bước phát triển mới về khoa học công nghệ và góp phần phát triển kinh tế, xây dựng đất nước. Trong 30 năm qua đã có khoảng 7.000 giải pháp dự thi và gần 1.000 giải pháp được trao giải. Các giải pháp đạt giải đã được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất và đời sống, giải quyết các yêu cầu của thực tiễn, mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội cao.
Tại buổi tọa đàm, ban tổ chức ghi nhận và vinh danh các tác giả có giải pháp, sáng kiến cải tiến kỹ thuật góp phần tạo bước phát triển mới về khoa học công nghệ, thúc đẩy phát triển kinh tế. Các giải pháp thuộc các lĩnh vực: Công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông; cơ khí, tự động hóa, xây dựng, giao thông vận tải; vật liệu, hóa chất, năng lượng; nông, lâm, ngư nghiệp, tài nguyên môi trường; y, dược và giáo dục, đào tạo và các lĩnh vực khác.
Danh sách gồm 84 giải pháp đoạt giải với 5 giải nhất, 11 giải nhì, 23 giải ba, 45 giải khuyến khích. Trong số 52 tỉnh, thành phố tham dự Hội thi thì có 36 tỉnh, thành phố và Bộ Quốc phòng có giải. Trong đó, 5 giải pháp đoạt giải Nhất đến từ các tỉnh Thanh Hóa, Quảng Bình, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu và Bộ Quốc Phòng, bao gồm:
Giải pháp “Thiết kế, chế tạo, lắp đặt hoàn thiện hệ thống Affnation sản xuất đường Refned từ đường thô, đường vàng chất lượng thấp” của tác giả Trịnh Việt Dũng, Công ty CP mía đường Lam Sơn, Thanh Hóa – Lĩnh vực vật liệu, hóa chất, năng lượng.
Giải pháp “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thiết bị chế áp phương tiện bay không người lái Flycam” của Đại tá, PGS.TS Nguyễn Huy Hoàng, Học viện Kỹ thuật Quân sự – Lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông.
Giải pháp “Nghiên cứu sản phẩm mới thuốc dược liệu viên hoàn nhỏ giọt Quancardio điều trị bệnh tim mạch” của tác giả Phan Văn Ngọc, Công ty CP Dược phẩm Quảng Bình – Lĩnh vực y dược.
Giải pháp “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo máy lốc thép tấm dày 20 mm – 80 mm” của tác giả Hà Giang, Công ty CP cơ khí Hà Giang Phước Tường, TP Đà Nẵng – Lĩnh vực cơ khí tự động hóa, xây dựng, giao thông vận tải.
Giải pháp “Thu hồi khí Hydrocacbon trên tàu chứa dầu Vietsovpetro bằng cách lắp đặt thêm hệ thống thu gom Hydrocacbon” của tác giả Trần Văn Vĩnh, Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu – Lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp và tài nguyên môi trường.
Góp mặt tại tọa đàm, Đại tá, PGS.TS Nguyễn Huy Hoàng, Bộ môn tác chiến điện tử, Học viện Kỹ thuật Quân sự – chủ nhiệm đề tài đạt giải Nhất “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thiết bị chế áp phương tiện bay không người lái Flycam” chia sẻ rằng đề tài được nghiên cứu và thực hiện từ năm 2012. Với mục tiêu tạo ra vùng cấm bay nhân tạo, hạn chế và ngăn chặn thiết bị bay flycam không cho bay vào khu vực cấm vận.
Đại tá Nguyễn Huy Hoàng cho biết: “Sản phẩm mang tính chất công nghệ đòi hỏi đầu tư lớn. Điểm nổi bật giúp sản phẩm cạnh tranh với các loại flycam nước ngoài là công nghệ cao, giá thành rẻ, tạo ra vùng cấm bay nhân tạo xung quanh mục tiêu bảo vệ bằng cách giả lập tọa độ GPS nhằm đánh lừa thiết bị nhận diện, định vị - dẫn đường bay trên flycam”.
Các dự án đoạt giải được nhận bằng khen và tiền thưởng của ban tổ chức, Bằng Lao động sáng tạo từ Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Đối với 5 cá nhân là chủ nhiệm giải pháp đoạt giải Nhất được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao tặng 2 Huy hiệu Tuổi trẻ cho các tác giả của các đề tài đoạt giải nhất.
Hồng Thiết
Trang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 24
- 25
- 26
- 27
- 28
- …
- sau ›
- cuối cùng »