Phong trào thi đua

Cần phát huy tiềm năng sáng kiến của người lao động tại các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc

TĐKT - Chương trình “1 triệu sáng kiến nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch COVID-19” là ý chí, tình cảm của đoàn viên công đoàn và người lao động (NLĐ) chào mừng Đại hội Công đoàn các cấp và Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII. Qua gần 4 tháng triển khai chương trình, đến nay, 100% các Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh, thành phố; công đoàn ngành trung ương và tương đương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn đã xây dựng kế hoạch, hướng dẫn và tổ chức tuyên truyền, triển khai tới cơ sở, mang lại hiệu quả thiết thực. Nhiều sáng kiến của người lao động không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý Theo Phó Chánh Văn phòng Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Văn Toản: Tổng số lượng chỉ tiêu của cả nước đăng ký tham gia chương trình 1 triệu sáng kiến đạt trên 1 triệu sáng kiến; trong đó, 6 LĐLĐ tỉnh thuộc khu vực trung du và miền núi phía Bắc, 3 LĐLĐ tỉnh Vĩnh Phúc, Lạng Sơn, Lào Cai đã đăng ký 66.775 sáng kiến, chiếm tỷ lệ trên 6% cả nước. Một số đơn vị đăng ký vượt chỉ tiêu như Hòa Bình (vượt 3.927 sáng kiến), Tuyên Quang  (vượt 3.008 sáng kiến), Lạng Sơn (vượt 828 sáng kiến); 3/9 đơn vị đăng ký phấn đấu thấp hơn chỉ tiêu định hướng 10% số đoàn viên, CNVCLĐ đó là: Phú Thọ, Bắc Kạn, Lào Cai. Đoàn viên công đoàn, CNVCLĐ không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tham gia chương trình 1 triệu sáng kiến có số lượng rất lớn Thực tế triển khai tính đến 8h00 sáng, ngày 20/4/2022 đã có hơn 163.532 sáng kiến cập nhập trên hệ thống phần mềm. 10 đơn vị đang dẫn đầu cả nước là Thanh Hóa với 35.728 sáng kiến; Hà Nội với 18.549 sáng kiến, Nghệ An với 14.282 sáng kiến, Hà Tĩnh với 9.574 sáng kiến, Bắc Giang với 6.601 sáng kiến, TP. Hồ Chí Minh 6.475 sáng kiến, TP. Hải Phòng 5.820 sáng kiến, TP. Cần Thơ với 4.808 sáng kiến, An Giang với 4.754 và Long An với 4.479 sáng kiến. “Đặc biệt đáng chú ý là sáng kiến của đoàn viên công đoàn, CNVCLĐ không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tham gia chương trình này là rất lớn. Đây là vấn đề đặt ra cho công tác thi đua của tổ chức Công đoàn Việt Nam về tỷ lệ khen thưởng cho người lao động trực tiếp, nhất là khu vực ngoài nhà nước để kịp thời động viên, khuyến khích người lao động sáng tạo, cống hiến” - đồng chí Nguyễn Văn Toản nhấn mạnh. Nhận xét về kết quả trên, theo đồng chí Nguyễn Văn Toản, các LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương và tương đương, công đoàn Tổng công ty đã tăng cường cán bộ trực tiếp phụ trách chương trình “1 triệu sáng kiến” và quản trị phần mềm để tham mưu giúp Thường trực các LĐLĐ tỉnh chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, nắm kết quả thực hiện tại các cơ sở hàng ngày, hằng tuần. Công đoàn cấp trên trực tiếp và công đoàn cơ sở thành lập các “Tổ hỗ trợ sáng kiến” để giúp các cá nhân hoàn thiện thủ tục hồ sơ sáng kiến theo quy định, bố trí địa điểm để cập nhật sáng kiến tại đơn vị. Thiết kế video hướng dẫn các bước thao tác hướng dẫn cách đăng nhập và nộp sáng kiến tham gia Chương trình. Ban chấp hành công đoàn cơ sở chủ động phối hợp với người sử dụng lao động có chính sách trước mắt và lâu dài dành nguồn kinh phí để động viên, khích lệ, khen thưởng tôn vinh trân trọng tất cả các sáng kiến. Các cấp công đoàn đã cụ thể hóa các nội dung thực hiện chương trình “1 triệu sáng kiến bằng các tiêu chí chấm điểm đánh giá thi đua, căn cứ kết quả trên phần mềm trực tuyến để xếp loại thi đua hàng tháng giữa các cấp công đoàn”. Việc đôn đốc, đánh giá hiệu quả triển khai Chương trình 1 triệu sáng kiến được Tổng LĐLĐ Việt Nam thực hiện thường xuyên, liên tục Đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn tại cơ sở Theo Tổng LĐLĐ Việt Nam, một số đơn vị thuộc trung du và miền núi phía Bắc như LĐLĐ các tỉnh: Thái Nguyên, Yên Bái, Phú Thọ và LĐLĐ tỉnh Lào Cai có tỷ lệ sáng kiến được cập nhật ở mức trung bình của cả nước - thấp hơn so với tiềm năng hiện có. Đa số ý kiến của đại diện các địa phương đó đều nêu nguyên nhân là do giai đoạn phát động Chương trình vào dịp Tết nguyên đán nên thời gian, nguồn lực bị phân tán đồng thời tập trung chăm lo cho đoàn viên, người lao động dịp Tết. Việc ứng dụng công nghệ thông tin để cập nhập trực tuyến chưa được phổ biến sâu rộng đến đoàn viên, một bộ phận cán bộ công đoàn, đoàn viên, người lao động còn khó khăn, lúng túng trong quá trình cập nhập, do bí mật công nghệ, bí mật doanh nghiệp Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở cũng chưa thực sự quyết liệt  vào cuộc.                                                         Đồng chí Phạm Việt Dũng – Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên thông tin, địa phương có 155 nghìn đoàn viên công đoàn. Thực hiện chương trình “1 triệu sáng kiến” của Tổng LĐLĐ Việt Nam, LĐLĐ tỉnh đã đăng ký chỉ tiêu 16.000 sáng kiến. Kết thúc giai đoạn 1, LĐLĐ tỉnh phấn đấu đạt mục tiêu 5.000 sáng kiến. Đến sáng 20/4, đơn vị có 3,718 sáng kiến được cập nhật, xác nhận vị trí thứ 12 toàn quốc trên Cổng trực tuyến của Chương trình.  Đồng chí Phạm Việt Dũng – Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên chia sẻ, đóng góp ý kiến khi triển khai chương trình 1 triệu sáng kiến Thái Nguyên có tiềm năng về hoạt động sáng kiến của công nhân lao động trong các doanh nghiệp khu vực ngoài Nhà nước. Điển hình là công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên có gần 900 sáng kiến đã cập nhật trong tổng số 4.000 sáng kiến đã được doanh nghiệp công nhận để tham gia chương trình, mỗi sáng kiến có giá trị làm lợi hàng tỷ đồng. “Việc vận động người sử dụng lao động đồng ý để người lao động có sáng kiến tham gia Chương trình rất khó khăn, do doanh nghiệp xem đó là tài sản, vốn quý của đơn vị cần được giữ bí mật. LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên đã phân công đại diện Thường trực, Thường vụ đàm phán, thương lượng với người sử dụng lao động giao Ban Chấp hành công đoàn cơ sở chịu trách nhiệm với công ty tổng hợp và bảo lãnh việc cập nhật sáng kiến của người lao động lên Cổng trực tuyến. Đi đôi với đó là thành lập Tổ hỗ trợ sáng kiến ở từng tổ sản xuất để hướng dẫn, giúp đoàn viên, công nhân lao động cập nhật và có chính sách động viên, khen thưởng đối với sáng kiến xuất sắc, tiêu biểu. Chúng ta cần có lực lượng chuyên nghiệp mà đồng bộ mới có thể triển khai tốt chương trình” - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên chia sẻ. Là địa phương có giải pháp tích cực để sàng lọc hàng trăm sáng kiến đang xem xét trong thời gian ngắn, đồng chí Nguyễn Thị Thoa - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Vĩnh Phúc cho rằng, đơn vị giao 1 chuyên viên, chịu trách nhiệm đọc từng sáng kiến để đề xuất phê duyệt hợp lệ. Vĩnh Phúc hiện có 514 sáng kiến xếp vị trí thứ 41 toàn quốc. Ở  giai đoạn 1, đơn vị này đăng ký 2.000 sáng kiến được cập nhật. “Khi sâu sát, cụ thể từng nội dung thì mọi khó khăn sẽ được khắc phục. Cách làm của Vĩnh Phúc chưa phải là sáng tạo nhưng là việc nỗ lực cụ thể” - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Vĩnh Phúc khẳng định. Là tỉnh vùng cao biên giới với 53 nghìn đoàn viên công đoàn nhưng kế thừa kinh nghiệm của chương trình “75 nghìn sáng kiến vượt khó, sáng tạo” năm 2021, LĐLĐ tỉnh Lào Cai đã nỗ lực để đạt kết quả đáng ghi nhận. Đến nay, đơn vị này có 1,355 sáng kiến cập nhật, khẳng định vị trí 21 toàn quốc, dẫn đầu Cụm thi đua Liên đoàn Lao động 7 tỉnh biên giới phía Bắc. Đồng chí Nguyễn Hữu Long – Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Lào Cai chia sẻ “Chúng tôi ký kế hoạch phối hợp giữa UBND tỉnh và LĐLĐ tỉnh thực hiện phong trào thi đua “Lao động giỏi, Lao động sáng tạo”, làm căn cứ để khen thưởng cho đoàn viên công đoàn, CNVCLĐ có sáng kiến tiêu biểu. Để tăng số lượng sáng kiến, hàng ngày LĐLĐ tỉnh thông báo kết quả trực tuyến để các công đoàn cấp trên theo dõi, đôn đốc cơ sở thực hiện”. Ngoài các nội dung nêu trên, các LĐLĐ tỉnh cũng đề xuất nhiều nội dung thiết thực như: Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức chiến dịch cao điểm về đích giai đoạn 1 chương trình “01 triệu sáng kiến”. Cùng với đó là tổng kết, nhân rộng kinh nghiệm tốt và tháo gỡ khó khăn về sử dụng trí tuệ nhân tạo. Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam Trần Thanh Hải kịp thời giải đáp, tháo gỡ các vướng mắc khi triển khai chương trình 1 triệu sáng kiến cùng với đại diện các công đoàn cơ sở Theo Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam Trần Thanh Hải: Chương trình 1 triệu sáng kiến là một sự thay đổi, đơn vị nào bắt kịp thì sẽ có giải pháp tốt, kết quả tốt. Đến nay, nhiều đơn vị có số lượng đoàn viên, CĐCS không cao nhưng giữ vị trí thứ hạng tốt. “Điều mà tôi vui nhất là tinh thần cố gắng vượt qua khó khăn và ý chí vươn lên rõ rệt, cùng với đó là tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ công đoàn các cấp” – đồng chí Trần Thanh Hải bày tỏ. Nhận xét về cách làm của LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Trần Thanh Hải cho rằng, ngay từ đầu địa phương đã có nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của chương trình. Trong quá trình triển khai thấy vướng mắc ở doanh nghiệp thì LĐLĐ tỉnh đã có giải pháp kịp thời, nhất là đặt mục tiêu cụ thể cho công đoàn cơ sở. Đặc biệt là công đoàn cơ sở nhận trách nhiệm trước doanh nghiệp về tổng hợp và cập nhật sáng kiến cũng như đề xuất chính sách khen thưởng cho những sáng kiến xuất sắc, tiêu biểu. Để thúc đẩy việc thực hiện có hiệu quả chương trình “1 triệu sáng kiến” thời gian tới, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị, từng LĐLĐ tỉnh phân công cán bộ công đoàn tham mưu thực hiện tại địa phương; trực tiếp hướng dẫn thao tác kỹ thuật và có năng lực hoàn thiện nội dung cập nhật sáng kiến của đơn vị trên Cổng trực tuyến. Song song với đó là hình thành tổ sáng kiến ở cơ sở để thực hiện các nhiệm vụ gợi mở ý tưởng, tiếp nhận sáng kiến, đề xuất áp dụng và hướng dẫn kê khai sáng kiến. Các công đoàn cơ sở cần chủ động xây dựng kế hoạch hưởng ứng, vận động người sử dụng lao động ủng hộ và có chính sách động viên hoạt động sáng kiến của người lao động; phát huy tính tự giác của người lao động tham gia chương trình. Đồng thời, đẩy mạnh công tác truyền thông, lan tỏa giá trị sáng tạo của người lao động để họ tự hào, họ chung sức khôi phục kinh tế, đóng góp tích cực cho xã hội. Ngọc Tú  

Sẽ tổ chức hội nghị toàn quốc triển khai thực hiện 2 Chương trình mục tiêu quốc gia

TĐKT - Tại Công văn số 2386/VPCP-NN ngày 15/4/2022, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đồng ý tổ chức hội nghị toàn quốc triển khai thực hiện 2 Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025. Hội nghị dự kiến diễn ra vào ngày 21/4/2022 theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nội vụ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan, địa phương liên quan chuẩn bị kỹ lưỡng nội dung, tài liệu, hoàn thiện chương trình, kịch bản điều hành; đảm bảo hội nghị được tổ chức thiết thực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch COVID-19. Theo chương trình, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ có tham luận về triển khai cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh" với thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ có Báo cáo về triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/2/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo về triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Bộ Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương) báo cáo về triển khai Kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi đua "Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau" và Phong trào thi đua "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới" giai đoạn 2021- 2025. Phương Thanh

Chương trình “Một triệu sáng kiến”: Công nhân Thanh Hóa đóng góp 500 sáng kiến, cải tiến kỹ thuật

TĐKT - Chiều 14/4, Đoàn công tác của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam do ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực làm trưởng đoàn, đã đến làm việc tại Công ty TNHH Sakurai Việt Nam (Khu công nghiệp Lễ Môn, tỉnh Thanh Hóa) về triển khai Chương trình “Một triệu sáng kiến nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch COVID-19” (sau đây gọi tắt là “Một triệu sáng kiến”). Cùng đi có các đồng chí: Nguyễn Xuân Hùng - Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Chánh Văn phòng Tổng LĐLĐ Việt Nam; đồng chí Nguyễn Văn Toản - Ủy viên Ban Chấp hành, Phó Chánh Văn phòng Tổng LĐLĐ Việt Nam. Đại diện LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa có đồng chí Võ Mạnh Sơn, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa, lãnh đạo công đoàn Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp, lãnh đạo Công ty TNHH Sakurai Việt Nam. Đoàn công tác đến tận dây chuyền sản xuất để trò chuyện, lắng nghe CNLĐ của công ty Sakurai Việt Nam Công ty TNHH Sakurai Việt Nam là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư của Nhật Bản chuyên gia công hàng may mặc xuất khẩu, giải quyết việc làm cho 12.359 cán bộ, công nhân, lao động (CNLĐ) với mức thu nhập 6.800.000 đồng/người/tháng. Thông tin về việc triển khai Chương trình “Một triệu sáng kiến” của Tổng LĐLĐ Việt Nam, Chủ tịch công đoàn công ty Nguyễn Hữu Quang cho biết, Ban Giám đốc và Công đoàn công ty đã có kế hoạch hưởng ứng, giao chỉ tiêu đến từng tổ sản xuất và tổ chức phát động, thu hút đông đảo cán bộ, đoàn viên, công nhân tham gia. Qua đó, phát huy được tiềm năng sáng tạo, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, làm lợi hàng tỷ đồng cho doanh nghiệp. Đến nay, cán bộ, CNLĐ công ty đã có hơn 500 sáng kiến, cải tiến kỹ thuật tham gia chương trình. Sáng kiến “Thiết kế phần mềm quản lý tồn kho máy may công nghiệp trên ứng dụng tin học văn phòng Microsoft Excel và Visual Studio” của anh Hoàng Văn Giang – nhân viên quản lý nguyên liệu là một điển hình tiêu biểu. Chia sẻ tại buổi làm việc anh Giang cho biết, bản thân là người quản lý nguyên phụ liệu công ty, không có biện pháp quản lý thì sẽ rất khó vì rất nhiều. Xuất phát từ việc quản lý kho máy may công nghiệp của công ty còn nhiều thiếu sót và bất cập, nên anh đã mày mò, tìm hiểu và đưa sáng kiến trên. Sau khi sáng kiến được đưa ra, đã được lãnh đạo công ty đánh giá cao và được áp dụng tại toàn bộ các nhà máy công ty TNHH Sakurai Việt Nam từ tháng 10/2021 và làm lợi cho công ty với số tiền hơn 2,3 tỷ đồng/năm. Ghi nhận thành tích trên của anh Giang, công ty đã quyết định đặc cách tăng lương cho anh. Đồng chí Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam tặng áo mang thông điệp "Tự hào trí tuệ lao động Việt Nam" cho anh Hoàng Văn Giang - nhân viên quản lý nguyên liệu Công ty TNHH Saikura Việt Nam Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam Trần Thanh Hải đánh giá cao việc triển khai, thực hiện bài bản và có kết quả tốt của Công ty TNHH Sakurai Việt Nam trong thực hiện chương trình “Một triệu sáng kiến”, đặc biệt là sáng kiến của nhân viên quản lý nguyên liệu Hoàng Văn Giang. “Sáng kiến của em làm tôi rất tự hào về trí tuệ người lao động Việt nam, góp phần đạt yêu cầu quản lý một đơn vị, tối ưu hóa chi phí, quản trị tốt trên tài nguyên hiện có, giúp nhận diện và phát huy tốt các thiết bị, nhất là với ngành may thường xuyên có mã hàng mới, có thể nhận diện và tổ chức sản xuất kịp thời” – đồng chí Trần Thanh Hải xúc động bày tỏ. Đồng chí Trần Thanh Hải cảm ơn công ty đã có chính sách khen thưởng cho người lao động có sáng kiến bằng cách nâng nâng lương đặc cách. Điều đó phản ánh hiệu quả làm việc, tinh thần chia sẻ của công ty với người lao động, là sự gắn kết lâu dài của người lao động với công ty. Đồng chí biểu dương công đoàn công ty đã sáng tạo trong triển khai thực hiện, động viên và khen thưởng cho CNLĐ có sáng kiến tham gia chương trình. Nhờ vậy, đã thu hút đông đảo số lượng sáng kiến của đoàn viên, CNLĐ, trong đó nhiều sáng kiến trong lao động sản xuất trực tiếp, có giá trị kinh tế cao, góp phần trực tiếp nâng cao hiệu quả sản xuất linh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, mong muốn Ban Giám đốc công ty cùng công đoàn cơ sở tạo điều kiện, sát cánh cùng công đoàn chăm lo, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho người lao động; tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình “Một triệu sáng kiến”. Nhân dịp này, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam và Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa Võ Mạnh Sơn tặng áo lưu niệm mang thông điệp “Tự hào trí tuệ lao động Việt Nam” để biểu dương 10 CNLĐ của công ty có sáng kiến tiêu biểu tham gia chương trình “Một triệu sáng kiến”. Ngọc Tú  

Yên Bái phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2022

TĐKT - Chiều 14/4, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2022 và trao tặng các hình thức khen thưởng cho các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong phong trào thi đua yêu nước năm 2021. Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Đỗ Đức Duy trao Huân chương Độc lập hạng Ba cho các tập thể, cá nhân Năm 2021, UBND tỉnh Yên Bái đã phát động phong trào thi đua với nhiệm vụ "Thực hiện có hiệu quả "mục tiêu kép”, vừa phòng, chống dịch bệnh Covid-19 vừa tập trung phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững”; phong trào thi đua yêu nước năm 2021 – 2025 với chủ đề "Nhân dân và cán bộ tỉnh Yên Bái đoàn kết, sáng tạo, thi đua xây dựng tỉnh Yên Bái phát triển nhanh, bền vững theo hướng "xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc", quyết tâm đưa Yên Bái trở thành tỉnh khá của khu vực miền núi phía Bắc vào năm 2025”... Thi đua đã trở thành động lực thúc đẩy quá trình đổi mới, phát triển, góp phần quan trọng vào việc phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra. Năm 2021, tốc độ tăng trưởng lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh ước đạt 5,36%; tổng sản lượng lương thực có hạt đạt trên 321 nghìn tấn, bằng 102,8% kế hoạch. Cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới được triển khai đồng bô, đạt nhiều kết quả tích cực. Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh năm 2021 đạt 14.201 tỷ đồng, bằng 100,07% kế hoạch. Tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2021 đạt 4.383 tỷ đồng, bằng 109,6% kế hoạch, tăng 23,6% so với năm 2020. Lĩnh vực văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục được quan tâm chăm lo. Công tác quốc phòng, an ninh được giữ vững và ổn định. Xây dựng Đảng, hệ thống chính trị vững mạnh. Tỉnh đã phát động và triển khai hiệu quả các phong trào thi đua, các cuộc vận động do trung ương, tỉnh phát động trên tất cả các lĩnh vực như các phong trào "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, "Cả nước chung tay vì người nghèo không để ai bị bỏ lại phía sau”, "Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển”, "Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở giai đoạn 2019 - 2025”, "Yên Bái cùng cả nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19”, "Xây dựng con người Yên Bái thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”... Công tác khen thưởng đã thực chất hơn, chú trọng tới khen thưởng ở cấp cơ sở và người lao động, khen thưởng thành tích đột xuất, thành tích xuất sắc trong các lĩnh vực và khen thưởng các điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua... Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn phát động phong trào thi đua năm 2022 Tại Hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn đã phát động phong trào thi đua năm 2022 với chủ đề "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19; phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng và chuyển đổi số theo hướng xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”. Trong đó, nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm: Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Chỉ thị số 34 ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị về "Tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng”;Chỉ thị số 05 ngày 23/3/2021 của Tỉnh ủy về đẩy mạnh, đổi mới công tác thi đua, khen thưởng giai đoạn 2021-2025; Chỉ thị số 11 ngày 21/5/2021 về phát động phong trào thi đua yêu nước thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH 5 năm và Kế hoạch xây dựng điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2021-2025 của UBND tỉnh. Phát động và triển khai hiệu quả các phong trào thi đua, các cuộc vận động do trung ương, tỉnh phát động trên tất cả các lĩnh vực. Gắn phong trào thi đua với việc thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” cũng như triển khai thực hiện nghị quyết đại hội Đảng các cấp, các nghị quyết, chương trình hành động, kế hoạch, đề án, chính sách của tỉnh đã ban hành, tạo không khí thi đua sôi nổi trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tích cực tham gia lao động, sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội. Thi đua thực hiện thắng lợi toàn diện các chỉ tiêu, nhiệm vụ theo Chương trình hành động số 56 ngày 01/11/2021 của Tỉnh ủy, Nghị quyết số 67ngày 07/12/2021 của HĐND tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022. Phấn đấu hoàn thành vượt mức 32 chỉ tiêu về kinh tế - xã hội. Triển khai thực hiện hiệu quả chương trình phục hồi và phát triển kinh tế. Tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Cơ cấu lại ngành công nghiệp theo hướng nhanh, bền vững, hiệu quả gắn với bảo vệ môi trường. Phát triển các hoạt động thương mại, dịch vụ; tăng cường ứng dụng khoa học - công nghệ, quảng bá, xúc tiến, phát triển du lịch. Tiếp tục thực hiện đầy đủ, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch; bảo đảm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19. Đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính; tiếp tục triển khai hiệu quả Kế hoạch "Ngày cuối tuần cùng dân và doanh nghiệp”, chương trình "Cà phê doanh nhân”. Tiếp tục xây dựng các điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua, bảo đảm thực hiện đồng bộ ở cả bốn khâu: Phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng; chú trọng công tác phát hiện, nhân rộng các mô hình điển hình tiên tiến nhằm tạo sức lan tỏa để triển khai nhân rộng trong những năm tiếp theo. Nhân dịp này, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh Yên Bái đã công bố các quyết định và trao tặng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng cho 121 tập thể, cá nhân tiêu biểu có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước năm 2021, gồm: Huân chương Độc lập hạng Ba cho 2 tập thể, cá nhân; Huân chương Lao động các hạng cho 14 tập thể, cá nhân; Cờ thi đua của Chính phủ cho 17 tập thể, cá nhân; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho 36 tập thể, cá nhân; Cờ thi đua của UBND tỉnh cho 37 tập thể, cá nhân và Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho 15 điển hình tiên tiến tiêu biểu. Phương Thanh

Cao Bằng triển khai nhiệm vụ công tác thi đua, khen thưởng năm 2022

TĐKT - Ngày 14/4, UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng (TĐKT) năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022. Hội nghị được tổ chức trực tuyến với điểm cầu 10 huyện, thành phố. Năm 2021, công tác TĐKT được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Cao Bằng, các sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố chỉ đạo sát sao, coi đây là động lực, đòn bẩy để khuyến khích, động viên tập thể, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong tỉnh quyết tâm, nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Cấp ủy, chính quyền các cấp có sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức về vai trò quan trọng của công tác TĐKT, hưởng ứng tích cực các phong trào thi đua yêu nước do các cấp phát động, tạo khí thế phấn khởi, hăng say, góp phần chung tay phục hồi các hoạt động kinh tế - xã hội do tác động của dịch bệnh, thiên tai. Đồng chí Hoàng Xuân Ánh, Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng TĐKT tỉnh Cao Bằng trao Cờ thi đua của Chính phủ cho các tập thể Các phong trào thi đua theo chuyên đề như: "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới", "Cao Bằng chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau", “Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển", "Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở", "Cả nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch"… cùng nhiều phong trào thi đua được phát động và thực hiện hiệu quả. Kết quả năm 2021, tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt gần 1.950 tỷ đồng; tổng sản phẩm tăng 3,33%; thu nhập bình quân đầu người đạt 37 triệu đồng; giảm tỷ lệ hộ nghèo đạt 4%... Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Triệu Đình Lê đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, ngành, MTTQ và các đoàn thể tiếp tục quán triệt sâu sắc Chỉ thị số 34-CT/TW của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 06-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục đổi mới công tác TĐKT. Làm tốt hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền về các phong trào thi đua yêu nước; nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động của Hội đồng TĐKT các cấp và vai trò tham mưu của cơ quan chuyên trách công tác TĐKT để các phong trào thi đua được triển khai thường xuyên, liên tục, sâu rộng, thực chất, bám sát thực tiễn cơ sở với nhiều nội dung và hình thức mới, coi trọng chất lượng và hiệu quả. Tại Hội nghị, đồng chí Hoàng Xuân Ánh, Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng TĐKT tỉnh Cao Bằng đã phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2022 với chủ đề “Đoàn kết, kỷ cương, sáng tạo, chủ động thích ứng, an toàn hiệu quả, đẩy mạnh phát triển”. Tỉnh Cao Bằng đề ra mục tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn tăng 8%, GRDP bình quân đầu người đạt trên 41 triệu đồng, thu ngân sách trên địa bàn đạt trên 2.018 tỷ đồng... Để đạt được mục tiêu đó, tỉnh Cao Bằng xác định tiếp tục triển khai có hiệu quả các phong trào thi đua "Cao Bằng chung sức xây dựng nông thôn mới", "Cao Bằng chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau", "Hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2021 - 2025"... Các cấp, ngành, địa phương tiếp tục hành động, thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025; đẩy mạnh cơ cấu lại các ngành kinh tế theo hướng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, nâng cao chất lượng tăng trưởng, đảm bảo các nguồn lực cho nền kinh tế; củng cố tổ chức bộ máy, sắp xếp đội ngũ cán bộ hành chính nhà nước các cấp; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đủ năng lực, phẩm chất, thạo chuyên môn. Công tác thi đua, khen thưởng chú trọng vào việc phát hiện, xây dựng, bồi dưỡng, nhân rộng điển hình tiên tiến, kịp thời tôn vinh các mô hình mới, nhân tố mới, các tập thể, cá nhân lập thành tích xuất sắc tạo sức lan tỏa trong cơ quan, đơn vị, địa phương và xã hội; chú trọng khen thưởng tập thể nhỏ, người trực tiếp lao động sản xuất, người công tác tại địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa... Thực hiện công tác khen thưởng đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định. Tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước về công tác TĐKT... Nhân dịp này, 6 tập thể, 6 cá nhân được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba. 19 tập thể tiêu biểu xuất sắc dẫn đầu phong trào thi đua năm 2021 được UBND tỉnh tặng Cờ thi đua; 82 tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2021 được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen. Nhân dịp này, 12 tập thể, cá nhân được trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba; 34 tập thể, cá nhân được trao tặng Cờ thi đua của Chính phủ, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng tặng Bằng khen cho 82 tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác thi đua, khen thưởng năm 2021… Trang Lê

Tỉnh Lâm Đồng phát động và ký kết giao ước thi đua năm 2022

TĐKT - Ngày 8/4, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lâm Đồng tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua yêu nước năm 2021, triển khai các nhiệm vụ trọng tâm và phát động, ký kết giao ước thi đua năm 2022. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Phó Chủ tịch Thứ nhất Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương Võ Thị Ánh Xuân dự Hội nghị. Cùng dự có: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lâm Đồng Trần Đức Quận; Ủy viên Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương, Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương Phạm Huy Giang; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh Trần Văn Hiệp; cùng các đồng chí đại diện lãnh đạo Tỉnh ủy, sở, ngành, địa phương và các Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực của tỉnh Lâm Đồng. Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tặng bức ảnh Bác Hồ cho tỉnh Lâm Đồng Năm 2021, thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục có những diễn biến phức tạp tác động trực tiếp đến nhiều mặt, các hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội bị ảnh hưởng lớn; tuy nhiên công tác thi đua, khen thưởng của tỉnh Lâm Đồng vẫn được quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện với với tinh thần quyết liệt, đồng bộ, đổi mới mạnh mẽ và đề ra các giải pháp thích ứng an toàn, linh hoạt. Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân trao Huân chương Lao động tặng cho các tập thể, cá nhân Các phong trào thi đua được phát động kịp thời, tổ chức có trọng tâm, trọng điểm, đặc biệt là phong trào thi đua cao điểm chung tay phòng, chống dịch bệnh đã phát huy được sức mạnh của cả hệ thống chính trị góp phần thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương năm 2021 đạt được nhiều kết quả tích cực. Cụ thể, kinh tế của tỉnh tiếp tục tăng trưởng với tốc độ tăng cao hơn bình quân chung cả nước và đạt 2,58%/năm, thu ngân sách nhà nước đạt trên 11.000 tỷ đồng. Đặc biệt, Quý I/2022 đạt tốc độ tăng trưởng 7,85%, thu ngân sách nhà nước đạt trên 3.700 tỷ đồng, bằng 34% dự toán HĐND tỉnh giao và tăng 12% so cùng kỳ. Đến cuối năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm còn 0,99%, giảm 0,33% so với năm 2020; trong đó, tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số chỉ còn 2,77%, giảm 0,81%. Toàn tỉnh có 104/111 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 93,7% tổng số xã, 3 huyện Đơn Dương, Đức Trọng và Đạ Tẻh đạt chuẩn nông thôn mới, TP Đà Lạt và Bảo Lộc đã hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt, Lâm Đồng tuy là thuộc vùng núi cao Tây Nguyên, nhưng lại là một trong 10 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có điểm trung bình học sinh cao nhất kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia năm 2021… Ủy viên Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương, Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương Phạm Huy Giang trao Cờ thi đua của Chính phủ tặng các tập thể Công tác khen thưởng trong năm 2021 của tỉnh được thực hiện đúng quy định của pháp luật, đảm bảo về thành phần hồ sơ, nguyên tắc: Chính xác, công bằng, kịp thời; không tặng thưởng trùng lặp cho một thành tích. Công tác tôn vinh, biểu dương, khen thưởng các điển hình tiên tiến, đặc biệt là các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 được thực hiện kịp thời kết hợp với động viên bằng vật chất, góp phần thúc đẩy các phong trào thi đua của tỉnh và nâng cao chất lượng công tác khen thưởng. Nhiều tấm gương sáng, người tốt, việc tốt trong các ngành nghề, các lĩnh vực của đời sống xã hội; nhiều tập thể và cá nhân được Nhà nước tặng thưởng các phần thưởng cao quý: Huân chương Độc lập, Huân chương Lao động; Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành trung ương và UBND tỉnh Lâm Đồng tặng cờ thi đua xuất sắc, bằng khen, danh hiệu chiến sĩ thi đua các cấp. Đồng chí Trần Đức Quận, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lâm Đồng phát biểu tại Hội nghị Phát biểu tại Hội nghị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Đức Quận ghi nhận và biểu dương những thành tích, cố gắng, nỗ lực của các ngành, các cấp, các tầng lớp nhân dân trong công cuộc xây dựng và phát triển quê hương Lâm Đồng ngày một giàu đẹp và văn minh. Theo Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng, trong thời gian tới, các đơn vị, địa phương cần tiếp tục quán triệt sâu sắc và thực hiện thật tốt tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước, đưa công tác thi đua gắn với công việc hàng ngày của mỗi người như lời Bác Hồ dạy. Với phương châm “Phát huy cao độ tinh thần đổi mới, kỷ cương, trách nhiệm, nêu gương, dám nghĩ, dám làm, biến thách thức thành cơ hội, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI”, năm 2022, các phong trào thi đua cần gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tập trung giải quyết những nhiệm vụ công tác trọng tâm của tỉnh; gắn kết phong trào thi đua với việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XII) về tăng cường xây dựng chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Các đơn vị trên địa bàn tỉnh ký kết giao ước thi đua năm 2022 Cùng với đó, đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả chương trình phối hợp giữa cơ quan chuyên trách thi đua, khen thưởng với các đoàn thể quần chúng, các cơ quan thông tin, truyền thông trong việc phát hiện, tuyên truyền các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt, nhằm tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng. Tại Hội nghị, các điển hình tiên tiến tiêu biểu trên các lĩnh vực đã trao đổi ý kiến tham luận của mình. Các đơn vị cụm trưởng, khối trưởng các cụm, khối thi đua trên địa bàn tỉnh đã tiến hành ký kết giao ước thi đua năm 2022. Dịp này, 1 cá nhân là đồng chí Nguyễn Xuân Tiến - nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Bí Thư Tỉnh ủy Lâm Đồng đã được trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhì; 15 tập thể được trao tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì, Huân chương Lao động hạng Nhì, hạng Ba, Cờ thi đua của Chính phủ; nhiều tập thể, cá nhân được trao tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì có thành tích xuất sắc trong công tác bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 và trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh. Hội nghị cũng trao công trình phúc lợi cho đơn vị cấp huyện cho nhân dân và cán bộ huyện Đạ Huoai, 6 công trình cho tập thể xuất sắc dẫn đầu phong trào thi đua yêu nước tỉnh Lâm Đồng năm 2021 và Cờ thi đua của UBND tỉnh cho 44 đơn vị dẫn đầu cụm, khối thi đua. Mai Thảo

Thành phố Hồ Chí Minh phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2022

TĐKT - Sáng 5/4, UBND TP Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua yêu nước, công tác khen thưởng năm 2021; phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2022. Dự Hội nghị, có các đồng chí: Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh; Phạm Huy Giang, Ủy viên Thường trực Hội đồng TĐKT Trung ương, Trưởng ban Ban TĐKT Trung ương cùng các tập thể, cá nhân là Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động, Chiến sĩ thi đua toàn quốc, các gương điển hình tiên tiến tiêu biểu của thành phố. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Nguyễn Văn Nên phát biểu tại Hội nghị Báo cáo tại Hội nghị, bà Ngô Thị Hoàng Các, Trưởng ban Ban TĐKT Thành phố, Phó Giám đốc Sở Nội vụ TP Hồ Chí Minh cho biết: Trong năm 2021, dù chịu tác động của dịch Covid-19 nhưng phong trào thi đua yêu nước, công tác khen thưởng đã được TP Hồ Chí Minh phát động thường xuyên, đột kích gắn với thực hiện các cuộc vận động, tạo động lực để cán bộ, chiến sĩ, nhân dân ra sức thi đua, hoàn thành tốt nhiệm vụ, xuất hiện ngày càng nhiều gương điển hình góp phần kiểm soát tốt dịch Covid-19, đem lại hạnh phúc, an toàn cho nhân dân, phục hồi phát triển kinh tế - xã hội. Đồng chí Phạm Huy Giang, Ủy viên Thường trực Hội đồng TĐKT Trung ương, Trưởng ban Ban TĐKT Trung ương trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc. Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh, từ phong trào thi đua yêu nước, thành phố đã ghi nhận nhiều tấm gương, nghĩa cử cao đẹp trong đời sống xã hội. Đó là những việc làm thầm lặng, những cống hiến tận tụy của nhiều cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, của chiến sĩ, lực lượng vũ trang; sự hy sinh âm thầm, lặng lẽ, tận tâm, tận lực của đội ngũ thầy thuốc trên tuyến đầu chống dịch Covid-19; sự lao động sáng tạo của các chuyên gia, nhà khoa học, trí thức đem lại nhiều sáng kiến, giải pháp hữu ích; đó là những nghĩa cử cao đẹp của các vị chức sắc, nhà tu hành, các tổ chức giáo hội... Đồng thời, ghi nhận các ý kiến tâm huyết, sáng tạo thảo luận tại hội nghị và nhấn mạnh để phong trào thi đua yêu nước thực sự lan tỏa trong nhân dân trở thành hành động, lẽ sống đẹp của mọi người dân, cấp ủy, chính quyền, ban, ngành cần triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp, trong đó tập trung; hướng thi đua trước hết vào xây dựng hệ thống chính trị, xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh; phát động các phong trào thi đua cần có chỉ tiêu, biện pháp sát thực gắn với lợi ích cá nhân, doanh nghiệp, cộng đồng và có trọng tâm, trọng điểm, có chiều sâu, tạo sự đột phá; phát huy vai trò nêu gương của cán bộ có ý nghĩa quan trọng, quyết định; khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm; tăng cường kiểm tra, giám sát, khen thưởng công khai, dân chủ, công bằng chính xác, đúng quy trình gắn với xử lý nghiêm vi phạm trong công tác thi đua, khen thưởng. Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của đồng chí Bí thư, Phó Chủ tịch UBND thành phố Võ Văn Hoan cho biết phong trào thi đua yêu nước của thành phố năm 2021 đã đạt được nhiều kết quả tích cực, lan tỏa sâu rộng, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế, xã hội năm 2021. Đồng thời, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh đề nghị các sở ban ngành, các quận, huyện và TP Thủ Đức tổ chức phong trào thi đua thực hiện hiệu quả chủ đề năm 2022, nâng cao chất lượng xây dựng chính quyền đô thị, cải thiện môi trường đầu tư, đồng hành cùng doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần tổ chức tốt phong trào thi đua cải cách hành chính, đơn giản hóa quy trình nội bộ của từng cơ quan, xử lý nghiêm những hành vi gây phiền hà, nhũng nhiễu của cán bộ, công chức. Phó Chủ tịch UBND thành phố đề nghị tập trung thi đua đẩy nhanh tiến độ và khởi công các dự án, công trình trọng điểm như: Dự án giải quyết ngập do triều khu vực TP Hồ Chí Minh, khởi công xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 2, đường vành đai 2, vành đai 3, nút giao thông An Phú, xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên… Nhân dịp này, 1 tập thể và 1 cá nhân vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất; 7 tập thể, 6 cá nhân đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì; 23 tập thể và 25 cá nhân đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba. Thủ tướng Chính phủ tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc cho 1 cá nhân; tặng Cờ thi đua của Chính phủ cho 25 tập thể; tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho 60 tập thể, 248 cá nhân trên địa bàn thành phố. Tại Hội nghị, các cụm, khối thi đua trực thuộc TP Hồ Chí Minh đã ký kết giao ước thi đua năm 2022. Xuân Phúc

Phó Chủ tịch nước: Nâng cao hiệu quả công tác thi đua các tỉnh Tây Nam bộ trong bối cảnh bình thường mới

Như tin đã đưa, sáng 1/4, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, Phó Chủ tịch thứ Nhất Hội đồng Thi đua Khen thưởng (TĐKT) Trung ương đã tham dự Hội nghị tổng kết Giao ước thi đua năm 2021 và phương hướng nhiệm vụ năm 2022 Cụm Thi đua các tỉnh Tây Nam bộ tại Phú Quốc (Kiên Giang). Phó Chủ tịch nước và các đại biểu dự hội nghị. Ảnh: VPCT Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch nước ghi nhận, biểu dương sự nỗ lực cố gắng và những kết quả đạt được trong thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác TĐKT của 12 tỉnh trong Cụm Thi đua các tỉnh Tây Nam Bộ trong năm 2021, những tháng đầu năm 2022. Phó Chủ tịch nước nhấn mạnh, năm 2021, cả nước nói chung, đặc biệt là các tỉnh Tây Nam bộ nói riêng gặp nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là dịch bệnh Covid-19 bùng phát lần thứ 4 diễn biến phức tạp, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế và đời sống, sức khỏe của nhân dân. Đối với công tác TĐKT, còn là năm đầu thực hiện Chỉ thị số 19/CT-TTg Thủ tướng Chính phủ về việc phát động thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát KT-XH hằng năm và Kế hoạch 05 năm 2021 - 2025 theo Nghị quyết Đại hội Đảng; Phong trào thi đua đặc biệt "Cả nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch COVID-19" và rất nhiều phong trào, cuộc vận động lớn của Trung ương, các ngành, các cấp. Phó Chủ tịch nước phát biểu tại hội nghị. Ảnh: VPCTN Tuy nhiên, phong trào thi đua của 12 tỉnh trong Cụm đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần vào công tác phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân; bảo đảm an sinh xã hội; phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều tỉnh trong cụm vươn lên thoát khỏi mức tăng trưởng âm; có 9/12 tỉnh tăng trưởng dương, trong đó Bạc Liêu cao nhất đạt 5,05%. Đặc biệt, công tác phòng, chống dịch, bảo vệ sức khỏe Nhân dân đã huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, sự chung tay, góp sức của doanh nghiệp và người dân; đã triển khai nhiều giải pháp và thực hiện tốt việc kiểm soát hiệu quả dịch bệnh; tổ chức tiêm vaccine cho nhân dân. Hầu hết các tỉnh trong Cụm thi đua đạt 100% số xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế như Kiên Giang đạt 104%, Long An đạt 102%. Phó Chủ tịch nước ghi nhận và tri ân đóng góp to lớn, sự hy sinh quên mình của nhiều cán bộ, chiến sỹ quân đội, công an, bác sỹ, y tá và các lực lượng tuyến đầu trong công tác phòng, chống dịch; những tấm lòng hảo tâm của đồng bào và chiến sĩ cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài hướng về quê hương, đất nước. Trao cờ luân lưu cho đơn vị Cụm trưởng năm 2022. Ảnh: VPCTN Nhấn mạnh nước ta đang bước sang giai đoạn bình thường mới, phục hồi và phát triển kinh tế trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, do đó, công tác TĐKT của Cụm cần kế thừa và phát huy những kết quả đã đạt được, có cách phát triển hài hòa, phát huy thế mạnh của mỗi địa phương, tiếp tục đổi mới để phong trào thi đua đi vào đời sống một cách thiết thực, hiệu quả, tạo động lực góp phần phát triển kinh tế xã hội. Theo đó, cần tiếp tục quán triệt, triển khai, tuyên truyền và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng, nhất là quán triệt sâu sắc tư tưởng thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn với thực hiện tốt Chỉ thị số 34, ngày 7/4/2014 của Bộ Chính trị khóa XI về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng. Các cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị cần tăng cường chỉ đạo, tổ chức phong trào thi đua, bảo đảm thiết thực, hướng công tác thi đua vào nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá. Mỗi cán bộ, đảng viên cần tiếp tục phát huy tốt vai trò tiền phong gương mẫu, thực sự là hạt nhân trong các phong trào thi đua. Phong trào thi đua phải gắn với những giá trị văn hóa của dân tộc, khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, tinh thần đoàn kết, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, kết hợp với xây dựng văn hóa con người mới, phát huy giá trị văn hóa gia đình Việt Nam, kết hợp nhuần nhuyễn những giá trị truyền thống với giá trị thời đại, gắn kết lợi ích của đất nước hài hòa với lợi ích của từng cộng đồng, doanh nghiệp, cá nhân. Chứng kiến các đơn vị trong Cụm ký kết giao ước thi đua. Ảnh VPCTN Trên cơ sở đó, việc tổ chức phong trào thi đua phải xác định mục tiêu, nội dung cụ thể, thiết thực, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm tình hình của từng địa phương, cơ quan, đơn vị. Cần tập trung về hướng về cơ sở, lấy công việc hàng ngày làm nền tảng. Hình thức thi đua cần phong phú, hấp dẫn với đối tượng, chủ thể thi đua; chủ đề, tên gọi, tiêu chí thi đua cụ thể, dễ nhớ, dễ lan tỏa. Công tác hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, sơ kết, tổng kết phải được tiến hành nghiêm túc. Quá trình triển khai phong trào thi đua phải định hướng xây dựng điển hình tiên tiến, nhanh chóng phát hiện các điển hình tiến tiến nảy sinh trong phong trào, kịp thời truyền thông lan tỏa. Cụm Thi đua Tây Nam bộ cần nghiên cứu để có hình thức thi đua liên kết vùng, nhất là phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với phong trào thi đua thường xuyên, cần phát động các phong trào thi đua theo đợt, theo chuyên đề; tiếp tục đổi mới toàn diện, sáng tạo trong tổ chức các phong trào thi đua cả về nội dung và hình thức, phương thức tổ chức. Thông qua các phong trào thi đua để phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng các điển hình tiên tiến. Các cấp ủy đảng, chính quyền cần đánh giá, lựa chọn các điển hình tốt để nêu gương, học tập, tạo điều kiện để các điển hình phát huy được tác dụng và có sức lan toả rộng lớn trong xã hội. Chú trọng áp dụng công nghệ thông tin kết hợp tổ chức truyền thông trong tổ chức phong trào thi đua, coi đây là phương thức quan trọng để giúp phong trào phát triển… Các đại biểu dự Hội nghị. Ảnh: VPCTN Theo báo cáo của tại hội nghị về kết quả các phong trào thi đua của 12 tỉnh trong Cụm Thi đua các tỉnh Tây Nam bộ: Tổng số thu ngân sách của cả Cụm thi đua đạt so với kế hoạch đề ra, đạt gần 88.000 tỷ đồng. Tổng kim ngạch xuất khẩu của cả Cụm Thi đua đạt gần 18 tỷ USD (đạt 94,11% kế hoạch). Một số tỉnh đạt và vượt chỉ tiêu như: Sóc Trăng đạt 128%; An Giang đạt 118%; Trà Vinh đạt 104%; Cà Mau đạt 101%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực; tổng vốn đầu tư toàn xã hội của cả Cụm Thi đua đạt gần 300 nghìn tỷ đồng, bằng 93.95% kế hoạch; một số tỉnh thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch, như: Sóc Trăng đạt 126%, Trà Vinh đạt 105%, Hậu Giang đạt 102.51%, An Giang và Bạc Liêu đạt 100%. Công tác lao động, giải quyết việc làm và thực hiện chính sách an sinh xã hội tiếp tục được triển khai đồng bộ các chế độ, chính sách đối với gia đình chính sách, người có công, hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa được quan tâm triển khai thực hiện, đạt được nhiều kết quả tích cực Đã triển khai có hiệu quả 4 phong trào thi đua do Thủ tướng phát động đó là: “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Doanh nghiệp VN hội nhập và phát triển”, “Cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau” và “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở”. Phó Chủ tịch nước và các đại biểu dự hội nghị. Ảnh: VPCTN Toàn cảnh Hội nghị. Ảnh: VPCTN Từng địa phương trong cụm đều có các mô hình mới, cách làm hay, cần được nhân rộng, phát huy, tiêu biểu như: tỉnh Bạc Liêu đã phát động đợt thi đua cao điểm tiến tới bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; tỉnh Bến Tre phát động phong trào thi đua “Đồng Khởi mới”, với phương châm “Hai chân - Ba mũi”, xác định rõ nội dung, phương thức thi đua và trách nhiệm tổ chức triển khai của các cơ quan trong hệ thống chính trị; tỉnh Đồng Tháp phát động phong trào thi đua đặc biệt “Đồng Tháp - Đất Sen hồng đồng lòng chống dịch Covid-19”; tỉnh Kiên Giang phát động phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 với chủ đề “Đoàn kết, sáng tạo, thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh”... Tại hội nghị, các đơn vị đã tham luận, đưa ra nhiều giải pháp để hoàn thành mục tiêu công tác TĐKT năm 2022. Theo vpctn.gov.vn

UDIC khẳng định “sức khỏe vượt trội” trong đại dịch Covid-19

TĐKT - Ngày 30/3, UDIC vinh dự được tặng danh hiệu Top 100 Giải thưởng Sao Vàng đất Việt năm 2021. Nhân dịp này, phóng viên Tạp chí Thi đua Khen thưởng đã có cuộc phỏng vấn, trao đổi nhanh với ông Nguyễn Văn Luyến, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị UDIC - Công ty TNHH MTV (UDIC) về những nỗ lực cũng như kết quả công ty đã đạt được năm 2021 và phương hướng triển khai năm 2022. UDIC vinh dự được tặng danh hiệu Top 100 Giải thưởng Sao Vàng đất Việt năm 2021 Phóng viên: Năm 2021, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp đã làm ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống xã hội nói chung; UDIC đã có những giải pháp nào để có thể trụ vững, đi qua giai đoạn khó khăn này, thưa ông? Tổng Giám đốc Nguyễn Văn Luyến trả lời: Năm 2021, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, xuất hiện diện rộng tại nhiều tỉnh, thành phố và ảnh hưởng nặng nề tới mọi mặt của đời sống xã hội. Đặc biệt, với biến thể mới bùng phát diễn biến nhanh và phức tạp, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động xây dựng nói riêng. Nhiều địa phương giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ đã gây khó khăn cho UDIC trong tìm kiếm hợp đồng xây mới cũng như không thể thi công, những công trình nằm trong danh mục được thi công thì phải đảm bảo yêu cầu “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường - 2 địa điểm” điều này làm tăng chi phí đầu vào... Tuy nhiên, với sự quyết tâm thực hiện “mục tiêu kép” một cách hiệu quả, UDIC đã chủ động, sáng tạo trong điều hành, sản xuất, tiết giảm chi phí quản lý; nhờ đó triển khai thi công được nhiều công trình trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh, thành trên cả nước, như: Gói thầu xây dựng, cung cấp lắp đặt thiết bị tòa nhà C7 trường Đại học Bách khoa Hà Nội; Học viện Chính sách phát triển; trụ sở Ủy ban chứng khoán Nhà nước; nhà B Công an TP Hà Nội; Bệnh viện Đa khoa Ba Vì; Tạp chí Cộng sản tại Đà Nẵng; Trường Đại học Cần Thơ; trụ sở Bảo hiểm Xã hội TP Hồ Chí Minh; trụ sở Chi nhánh Vietcombank Thái Bình; nhà ở kết hợp thương mại dịch vụ - Hanoi Phoenix Tower - Cao Bằng; trường mầm non tại ô đất C4 - Nam Trung Yên; Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm; Trường THCS Vĩnh Quỳnh - Thanh Trì; HTKT cụm công nghiệp CN3; gói thầu số 25: Công viên, cây xanh, quảng trường khu hành chính tập trung Huế... Cùng với đó, Ban Lãnh đạo UDIC luôn có những chỉ đạo sát sao, năng động trong tìm kiếm việc làm nhằm hướng tới khi trở lại trạng thái bình thường mới, UDIC sẵn sàng cho triển khai nhiều dự án, công trình quan trọng. Kết quả là, UDIC trúng thầu 32 công trình, hạng mục công trình, tổng giá trị trúng thầu đạt 1.572,9 tỷ đồng. Một số công trình giá trị trúng thầu lớn như: Tòa nhà C7 Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, gói thầu thi công kết cấu Dự án Thủ Thiêm Zeit River, Thiết kế và xây lắp thuộc Dự án: Cải tạo, nâng cấp QL4B tỉnh Lạng Sơn; đầu tư xây dựng tạo quỹ nhà để bán đấu giá tại xã Tân An, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai; gói thầu thi công cọc khoan nhồi dự án Khu du lịch Hải Giang Merry Land; dự án Nhà ở xã hội Tân Đại Minh 2; gói thầu CW03, CW10 dự án Quản lý nguồn nước và ngập lụt Vĩnh Phúc, vay vốn Ngân hàng Thế giới (WB);... Đây cũng chính là những nền tảng, tạo sản lượng gối đầu cho Tổng công ty trong năm 2022 và những năm tiếp theo. Phóng viên: Ông cho biết kết quả nổi bật của UDIC trong năm 2021? Tổng Giám đốc Nguyễn Văn Luyến trả lời: UDIC đã thực hiện “mục tiêu kép” có hiệu quả, sản xuất, kinh doanh có tín hiệu khởi sắc, cơ bản hoàn thành các mục tiêu đề ra. Minh chứng là, giá trị sản lượng ước: 4.654 tỷ đồng; doanh thu ước: 6.059 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế ước đạt 1.124 tỷ đồng; nộp ngân sách nhà nước 1.024,4 tỷ đồng... Thu nhập bình quân của người lao động đạt 8.200.000 đồng/người/tháng, tăng 2,5% so với năm 2020; đời sống của người lao động không ngừng được đảm bảo; vốn nhà nước được bảo toàn và phát triển; thực hiên đầy đủ các nghĩa vụ nộp ngân sách. Năm 2021 cũng là năm có nhiều sự kiện trọng đại với UDIC như kỷ niệm 50 năm thành lập, được Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất và nhiều giải thưởng cao quý khác của các cơ quan, ban, ngành trao tặng. Phóng viên: UDIC vừa vinh dự được tặng danh hiệu Top 100 Giải thưởng Sao Vàng đất Việt năm 2021. Vậy ông có thể chia sẻ thêm về những nỗ lực của đơn vị mình để đạt được danh hiệu này? Tổng Giám đốc Nguyễn Văn Luyến trả lời: Lần đầu tiên UDIC được Hội Doanh nghiệp trẻ Việt Nam trao Giải thưởng Sao Vàng đất Việt, UDIC được xếp hạng Top 100 thương hiệu Việt Nam. Giải thưởng Sao Vàng đất Việt là một giải thưởng danh giá nhằm tôn vinh doanh nghiệp, thương hiệu Việt trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Tôi cùng tập thể cán bộ, công nhân, viên chức, người lao động UDIC cảm thấy rất vui mừng và vinh dự bởi, đây là một trong những giải thưởng ghi nhận cho sự phát triển của UDIC trong hơn 50 năm qua, đồng thời đây cũng là mục tiêu để UDIC phấn đấu Top 10 Sao Vàng đất Việt trong tương lai. Kết quả đạt được năm 2021 là do UDIC đã xây dựng được một tập thể luôn đoàn kết, tận tâm, năng động vì công việc. Trong đó, UDIC luôn chú trọng đào tạo, trọng dụng đội ngũ cán bộ có tâm, có tầm, có đủ năng lực chuyên môn và bố trí công việc hợp lý để phát huy tối đa hiệu quả công việc. Bên cạnh đó, UDIC chú trọng khâu quản lý giá thành xây dựng. Giá thành xây dựng cạnh tranh sẽ mang lại lợi thế giá bán bất động sản, thu hồi vốn nhanh, luân chuyển, tái đầu tư, khả năng thắng thầu, nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng thời tăng hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh… Đồng thời, UDIC cũng đã dự báo trước một số tình hình khó khăn, đề ra nhiều kịch bản ứng phó cho mỗi giai đoạnh, nhờ đó mà chủ động trong việc triển khai thi công. Ngoài ra, UDIC tiến hành tái cơ cấu doanh nghiệp thông qua hoàn thiện các quy trình quản lý nội bộ, thu gọn bộ máy quản lý... Thực hiện nghiêm túc công tác kiểm kê, đánh giá thực tế tài sản, vốn, công nợ… xử lý kịp thời đối với những vướng mắc, tồn tại. Cùng với việc phát triển thị trường, UDIC coi thu hồi công nợ là một công việc thường xuyên, liên tục…Có như vậy mới đủ tiềm lực tài chính để đấu thầu, thắng thầu và thi công công trình đạt hiệu quả cao nhất về tiến độ, kỹ, mỹ thuật cũng như đảm bảo công trình chất lượng, đúng tiến độ, an toàn; điều này đã tạo nên thương hiệu UDIC trong cộng đồng xã hội. Song song đó, UDIC luôn quan tâm trách nhiệm xã hội. Điển hình năm 2021 UDIC đóng góp gần 2 tỷ ủng hộ Quỹ vắc xin phòng, chống Covid -19, quỹ vì biển đảo, học bổng cho các em thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập… Không chỉ vậy, các dự án UDIC triển khai đều lưu tâm đến yếu tố bền vững. Với mục tiêu phát triển bền vững, UDIC cũng rất chú trọng các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của UDIC thông qua các lớp tập huấn, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng như các hoạt động phát triển văn hóa doanh nghiệp. Những ngày nghỉ cuối tuần, UDIC thường xuyên tổ chức những sân chơi lành mạnh, bổ ích, tạo sự gắn kết giữa các thành viên trong UDIC. Ngoài việc nâng cao sức khỏe, thể chất còn có tác dụng tích cực tới tinh thần làm việc, nâng cao hiệu suất làm việc của người lao động. Giá trị UDIC được lan tỏa và thấm nhuần trong mỗi CBCNV. UDIC có được như ngày hôm nay cũng là nhờ xã hội, bởi vậy ngoài việc chú trọng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh thì UDIC luôn hướng tới trách nhiệm xã hội, ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị mà thành phố Hà Nôi giao, UDIC luôn có nhiều hoạt động với cộng đồng, thực hiện tốt an sinh xã hội. Đó cũng chính là triết lý kinh doanh của doanh nghiệp: “UDIC hạ tầng nâng tầm cuộc sống”. Phóng viên: Trân trọng cảm ơn ông! Mai Thảo - Quốc Tuấn (thực hiện)

Trường Tiểu học Đông Bo: Điểm sáng trong học tập và làm theo Bác

TĐKT - Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi trăm năm trồng người”, những năm qua, cán bộ, đảng viên, giáo viên Trường Tiểu học Đông Bo (xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên) đã không ngừng phấn đấu, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Với phương châm “học đi đôi với hành”. Trường Tiểu học Đông Bo đã trở thành điểm sáng trong học tập và làm theo lời Bác dạy. Trường Tiểu học Đông Bo đón bằng công nhận trường chuẩn quốc gia mức độ I năm 2018 Đồng chí Vũ Thị Hồng, Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đông Bo cho biết: Năm học 2020 - 2021 có 31 cán bộ, giáo viên, nhân viên (trong đó có 14 đảng viên) với hơn 300 em học sinh. Trong đó, tỷ lệ học sinh là người dân tộc thiểu số chiếm đến hơn 60%, nhiều em có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, nhiều học trò trước khi vào lớp 1 chưa nói rõ tiếng Việt. Đây là một trong những khó khăn mà nhà trường phải khắc phục. Để triển khai hiệu quả việc “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Chi bộ nhà trường đã phát động phong trào thi đua “dạy tốt học tốt”; “mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” tập trung vào những công việc thiết thực như: Đổi mới phương pháp quản lý, phương pháp dạy và học. Mỗi cá nhân gắn việc thi đua với công việc cụ thể của mình thông qua những bài giảng, những hoạt động chuyên môn, qua đó tạo sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức và hành động của toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong trường. Trường cũng thường xuyên giáo dục, bồi dưỡng tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đến đội ngũ cán bộ, đảng viên, giáo viên, nhân viên thông qua các cuộc họp thường kỳ, họp chi bộ, sinh hoạt chuyên đề, giờ chào cờ, hoạt động ngoại khóa. Song song với đó là lồng ghép việc học Bác vào các tiết học như: Tiếng Việt, Đạo đức, Lịch sử… Qua đó, góp phần đấu tranh chống các quan điểm sai trái, những hành vi nói, viết và làm trái với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; chống các tư tưởng cơ hội, thực dụng, mất đoàn kết và các hủ tục ở địa phương. Bên cạnh đó, trường cũng tổ chức nhiều hoạt động ngoài giờ lên lớp sôi nổi, thiết thực, các buổi kỹ năng sống cho học sinh; chú trọng giáo dục tư tưởng, thái độ học tập, lòng nhân ái, nếp sống văn hóa trong trường học; ủng hộ các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, giúp đỡ nhiều hoàn cảnh khó khăn trong trường và trên địa bàn vươn lên trong học tập. Ngoài ra, trường cũng tổ chức các buổi ra quân vệ sinh phòng học, trường học và cống rãnh tại các tuyến đường gần trường, nhằm bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp. Tăng cường tuyên truyền, vận động học sinh, cán bộ, giáo viên bảo vệ cơ sở vật chất trường, lớp học, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Bên cạnh đó, trường chú trọng triển khai kịp thời các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng ủy cấp trên; thường xuyên tổ chức kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị 05 của các cá nhân. Lấy việc thực hiện chuẩn mực đạo đức nhà giáo, học và làm theo Bác làm tiêu chí thi đua đánh giá xếp loại cán bộ, giáo viên cuối kỳ, cuối năm và đề nghị Đảng bộ xã tặng giấy khen đối với các cá nhân có thành tích xuất sắc. Đặc biệt, trên cơ sở nhiệm vụ thực tiễn, cấp ủy Nhà trường xác định rõ trách nhiệm gương mẫu của từng cá nhân, nhất là cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu đơn vị. Từng cá nhân xây dựng kế hoạch cụ thể, đề ra các giải pháp học tập và làm theo Bác sát với nhiệm vụ được giao. Tiêu biểu như Hiệu trưởng Vũ Thị Hồng luôn nêu cao vai trò gương mẫu, tiên phong trong mọi hoạt động. Bên cạnh nhiệm vụ được giao, chị đã dành thời gian quan tâm tới các em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, học sinh khuyết tật. Mỗi tuần, chị Hồng đều dành ít nhất 3 buổi ngoài giờ dạy kèm thêm cho các em học sinh khuyết tật tại nhà. Trong trường có em học sinh mắc chứng tự kỷ, trong khi mẹ đi làm công nhân xa nhà, chị Hồng đã chủ động đón em về nhà ở cùng để tiện chăm sóc, dạy dỗ. Cũng thông qua việc gắn nội dung học tập và làm theo Bác với công tác chuyên môn, ở Trường Tiểu học Đông Bo đã có nhiều cán bộ, giáo viên, nhân viên tình nguyện tham gia các hoạt động ngoài công việc chuyên môn được phân công. Điển hình như cô giáo Sùng Thị Sinh, người dân tộc Mông, tình nguyện hỗ trợ đồng nghiệp học giao tiếp cơ bản bằng tiếng Mông để thực hiện hiệu quả Đề án Tăng cường tiếng Việt cho học sinh trước khi vào lớp 1. Hay cô giáo Triệu Thị Như Ngọc tình nguyện hỗ trợ học sinh tập luyện, tổ chức bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức, đạt kết quả cao với một giải Nhì, một giải Ba… Với những việc làm cụ thể trong học tập và làm theo lời Bác gắn với trách nhiệm, tâm huyết của nghề giáo, chất lượng giáo dục toàn diện được chú trọng và không ngừng được nâng lên. Những năm qua, giáo viên, học sinh Trường Tiểu học Đông Bo tham gia các cuộc thi do ngành Giáo dục và Đào tạo tổ chức luôn đạt kết quả cao. Riêng năm học 2020 - 2021, Nhà trường có gần 50% số học sinh hoàn thành tốt môn Toán, Tiếng Việt; trên 99% số học sinh hoàn thành chương trình lớp học; gần 95% số giáo viên dạy giỏi cấp trường; tỷ lệ học sinh được khen thưởng là trên 41%; 100% học sinh được tăng cường tiếng Việt trước khi vào lớp 1… Nhiều năm liên tục, Nhà trường đạt danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc, Chi bộ trong sạch, vững mạnh; năm 2018, Nhà trường được công nhận đạt chuẩn Quốc gia mức độ I; năm 2020, được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh vì có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ năm học; năm 2021, Nhà trường được nhận Bằng khen của Tỉnh ủy vì thực hiện tốt Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2016 - 2021… Bảo Linh

Trang