Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội tuyển sinh đào tạo trình độ tiến sĩ năm 2022
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội tổ chức tuyển sinh đào tạo trình độ tiến sĩ năm 2022, ngành Quản trị Kinh doanh – Mã số: 9.34.01.01. 1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO: Đào tạo những nhà khoa học: Có trình độ cao về lý thuyết và ứng dụng; có khả năng nghiên cứu độc lập, sáng tạo, phát hiện kiến thức mới - khả năng phát hiện và giải quyết được những vấn đề mới về khoa học - công nghệ, hướng dẫn nghiên cứu khoa học và hoạt động chuyên môn. Người theo học cấp này gọi là nghiên cứu sinh (NCS). 2. CHỈ TIÊU TUYỂN SINH: Chỉ tiêu tuyển sinh năm 2022 là: 20 NCS, được phân bổ cho ngành Quản trị Kinh doanh. 3. HÌNH THỨC TUYỂN SINH VÀ THỜI GIAN ĐÀO TẠO: 3.1. Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển. 3.2. Thời gian đào tạo: - Thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ: 03 năm tập trung liên tục đối với nghiên cứu sinh có bằng thạc sĩ; 04 năm đối với nghiên cứu sinh có bằng đại học. - Trường hợp NCS không có điều kiện theo học tập trung liên tục và được Hiệu trưởng Nhà trường chấp nhận thì thời gian đào tạo là 04 năm; đồng thời NCS phải có ít nhất 12 tháng tập trung liên tục tại Trường để thực hiện đề tài nghiên cứu. 4. ĐIỀU KIỆN DỰ TUYỂN: Người dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ phải có đủ các điều kiện sau: 4.1. Có bằng tốt nghiệp đại học loại giỏi trở lên hoặc bằng thạc sĩ. 4.2. Có kinh nghiệm nghiên cứu thể hiện qua luận văn thạc sĩ của chương trình đào tạo định hướng nghiên cứu; hoặc bài báo, báo cáo khoa học đã công bố; hoặc có thời gian công tác từ 02 năm (24 tháng) trở lên là giảng viên, nghiên cứu viên của các cơ sở đào tạo, tổ chức khoa học và công nghệ; 4.3. Người dự tuyển là công dân Việt Nam phải đạt yêu cầu về năng lực ngoại ngữ được minh chứng bằng một trong những văn bằng, chứng chỉ sau: a) Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do một cơ sở đào tạo nước ngoài, phân hiệu của cơ sở đào tạo nước ngoài ở Việt Nam hoặc cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp cho người học toàn thời gian bằng tiếng nước ngoài; b) Bằng tốt nghiệp trình độ đại học ngành ngôn ngữ tiếng nước ngoài do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp; c) Có một trong các chứng chỉ ngoại ngữ sau: STT Ngôn ngữ Bằng/Chứng chỉ/Chứng nhận Trình độ/Thang điểm 1 Tiếng Anh TOEFL iBT Từ 46 trở lên IELTS Từ 5.5 trở lên Cambridge Assessment English B2 First/B2 Business Vantage/Linguaskill Thang điểm: từ 160 trở lên 2 Tiếng Pháp CIEP/Alliance française diplomas TCF từ 400 trở lên DELF B2 trở lên Diplôme de Langue 3 Tiếng Đức Goethe -Institut Goethe- Zertifikat B2 trở lên The German TestDaF language certificate TestDaF level 4 (TDN 4) trở lên 4 Tiếng Trung Quốc Chinese Hanyu Shuiping Kaoshi (HSK) HSK level 4 trở lên 5 Tiếng Nhật Japanese Language Proficiency Test (JLPT) N3 trở lên 6 Tiếng Nga ТРКИ - Тест по русскому языку как иностранному (TORFL - Test of Russian as a Foreign Language) TPKИ-2 trở lên 7 Các ngôn ngữ tiếng nước ngoài khác Chứng chỉ đánh giá theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam Từ bậc 4 trở lên 4.4. Người dự tuyển là công dân nước ngoài phải có trình độ tiếng Việt tối thiểu từ Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài, và có trình độ tiếng Anh tối thiểu từ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương. 4.5. Có dự thảo đề cương nghiên cứu và dự kiến kế hoạch học tập, nghiên cứu toàn khóa. Bài luận trình bày rõ đề tài hoặc lĩnh vực nghiên cứu; lý do lựa chọn lĩnh vực nghiên cứu; mục tiêu và mong muốn đạt được; lý do lựa chọn cơ sở đào tạo; kế hoạch thực hiện trong từng thời kỳ của thời gian đào tạo; những kinh nghiệm, kiến thức, sự hiểu biết, cũng như những chuẩn bị của ứng viên trong vấn đề hay lĩnh vực nghiên cứu; dự kiến việc làm sau khi tốt nghiệp; đề xuất người hướng dẫn. 4.6. Thư giới thiệu: Có ít nhất 01 nhà khoa học có chức danh giáo sư, phó giáo sư, hay học vị tiến sĩ cùng chuyên ngành; hoặc thư giới thiệu của một nhà khoa học có chức danh khoa học (nếu có học vị tiến sĩ thì phải cùng chuyên ngành) và 01 thư giới thiệu của Thủ trưởng đơn vị công tác của người dự tuyển. Những người giới thiệu này phải có ít nhất 6 tháng công tác, hoặc cùng hoạt động chuyên môn với người dự tuyển. Thư giới thiệu phải có những nhận xét, về: a. Phẩm chất đạo đức - Nhất là đạo đức nghề nghiệp. b. Năng lực hoạt động chuyên môn. c. Phương pháp làm việc. d. Khả năng nghiên cứu. đ. Khả năng làm việc theo nhóm. e. Điểm mạnh và yếu của người dự tuyển. g. Triển vọng phát triển về chuyên môn. h. Những nhận xét khác và mức độ ủng hộ, giới thiệu người dự tuyển làm nghiên cứu sinh. 4.7. Được cơ quan quản lý nhân sự (nếu là người đã có việc làm), hoặc trường đại học, học viện nơi người dự tuyển vừa tốt nghiệp thạc sĩ giới thiệu dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ. Đối với người chưa có việc làm thì địa phương nơi cư trú xác nhận thân nhân tốt và hiện không vi phạm pháp luật. 4.8. Cam kết thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với quá trình đào tạo theo quy định của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (đóng học phí và hoàn trả kinh phí với nơi đã cấp cho quá trình đào tạo, nếu không hoàn thành luận án tiến sĩ). 5. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG THỨC XÉT TUYỂN : 5.1. Phần hồ sơ. - Văn bằng và kết quả đào tạo. - Trình độ ngoại ngữ - Thư giới thiệu người dự tuyển - Công trình khoa học - Đề cương nghiên cứu 5.2. Phỏng vấn người dự tuyển. - Kiến thức chuyên môn hiểu biết về nghiên cứu - Tư chất cần có của người nghiên cứu 5.3. Phương thức xét tuyển: a) Ứng viên đăng ký dự tuyển được xét trúng tuyển trên cơ sở: - Đáp ứng đầy đủ các điều kiện xét tuyển. - Chỉ tiêu được tuyển của ngành. - Tổng điểm các phần: (Hồ sơ dự tuyển; trình bày bài luận; bảo vệ đề cương đề tài nghiên cứu; trả lời phỏng vấn) đều phải đạt từ trung bình trở lên và lấy điểm từ cao xuống thấp. b) Nếu các ứng viên có cùng những tiêu chí trên thì xét đến số lượng đề tài khoa học và số lượng bài báo; nếu số lượng bài báo giống nhau thì xét đến trình độ tiếng nước ngoài (Bằng đại học; chứng chỉ; chứng nhận; điểm bình quân kết quả học tập; hoặc bảng điểm được cấp). 6. HỒ SƠ TUYỂN SINH VÀ THỜI GIAN NHẬN HỒ SƠ : 6.1. Hồ sơ tuyển sinh: Người dự tuyển đăng ký xét tuyển phải nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo được bán tại Viện đào tạo Sau đại học của Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (Số 29A, ngõ 124, phố Vĩnh Tuy, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) 6.2. Thời gian nhận hồ sơ: Đợt 1: Từ 11/4/2022 đến 15/6/2022 Đợt 2: Từ 15/8/2022 đến 15/12/2022 7. KẾ HOẠCH XÉT TUYỂN VÀ NHẬP HỌC: Thời gian chấm điểm hồ sơ, ứng viên trình bày bài luận; bảo vệ Đề cương đề tài nghiên cứu; trả lời phỏng vấn trước Tiểu ban Chuyên môn - Hội đồng tuyển sinh Sau đại học của Trường: - Đợt 1: Dự kiến xét tuyển ngày 30 tháng 6 năm 2022 Công bố kết quả xét tuyển: Tháng 7 năm 2022 Thời gian nhập học: Tháng 8 năm 2022 - Đợt 2: Dự kiến xét tuyển ngày 20 tháng 12 năm 2022 Công bố kết quả xét tuyển: Tháng 12 năm 2022 Thời gian nhập học: Tháng 01 năm 2023 Mọi thủ tục chi tiết xin liên hệ với Viện Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, ĐT: 0948.648.687Chuyên đề
Chi cục Thống kê huyện Hoài Ân được thành lập từ năm 1995 trên cơ sở tách ra từ phòng Tài chính - Kế hoạch. Trải qua gần 3 thập kỷ hoạt động, Chi cục đã trưởng thành vững mạnh, có cơ sở vật chất, đội ngũ nhân lực trình độ chuyên môn cao đảm bảo nhu cầu phát triển của ngành Thống kê trong tình hình mới. Nhiều năm liền, Chi cục được đánh giá là đơn vị tiêu biểu, xuất sắc của ngành Thống kê tỉnh Bình Định, luôn đi đầu trong các phong trào thi đua, hoàn thành tốt sứ mệnh quản lý nhà nước về hoạt động thống kê tại địa phương; tổ chức các hoạt động thống kê theo kế hoạch thông tin của Cục trưởng giao; cung cấp thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành của Đảng bộ huyện, chính quyền địa phương và các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
Năm 2021, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nguy hiểm, khó lường, gây ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội; song nhờ sự chủ động, linh hoạt, đổi mới, sáng tạo, chuẩn bị ngay từ sớm, Chi cục đã vững vàng vượt qua khó khăn, thử thách, tiếp tục ghi những dấu ấn tích cực, góp phần cùng địa phương hoàn thành “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch hiệu quả vừa đạt các mục tiêu tăng trưởng, phát triển đề ra.
Đồng chí Thái Văn Hiếu - Chi cục trưởng Chi cục Thống kê huyện Hoài Ân cho biết “Bám sát kế hoạch được Cục trưởng giao và tình hình thực tiễn địa phương, trong năm 2021, Chi cục tổ chức trên 26 cuộc Điều tra thống kê thường xuyên thuộc các lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp - xây dựng; dân số - lao động; thương mại - giá cả; xã hội, môi trường theo kế hoạch thông tin của tỉnh. Với các cuộc điều tra thống kê, Chi cục Thống kê đã thực hiện 57 kỳ báo cáo, đạt 100% kỳ báo cáo gửi Cục Thống kê theo quy định.
Điểm nổi bật là, tất cả các cuộc điều tra đều thực hiện đúng phương án của trung ương; thời gian tổ chức thực hiện đảm bảo theo quy định; chất lượng thông tin thu thập và công tác tổng hợp, phân tích chuyển biến tích cực, phản ánh tiệm cận với thực tế về tình hình kinh tế - xã hội của địa phương. Lực lượng điều tra viên tham gia các cuộc điều tra bao gồm công chức của Chi cục Thống kê, Cán bộ Văn phòng - Thống kê và cộng tác viên các xã, thị trấn; tùy theo tính chất của từng cuộc điều tra mà Chi cục có kế hoạch bố trí lực lượng điều tra viên phù hợp, đối với những cuộc điều tra khó, có tính chất phức tạp, đòi hỏi trình độ chuyên môn sâu, do cán bộ Chi cục trực tiếp đảm nhận, còn lại những cuộc điều tra ít phức tạp, đơn giản Chi cục giao cho cán bộ Văn phòng - Thống kê hoặc cộng tác viên các xã, thị trấn thực hiện”.
Ngoài việc thực hiện kế hoạch thông tin theo theo quy định, năm 2021, Chi cục Thống kê huyện Hoài Ân còn tổ chức, triển khai thực hiện một số nhiệm vụ đột xuất khác rất quan trọng của ngành, cụ thể là: Tổ chức thành công cuộc Tổng điều tra kinh tế và Điều tra cơ sở hành chính năm 2021 trên địa bàn huyện; giúp các xã tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ điều tra, tính thu nhập bình quân đầu người/năm của xã, thẩm định kết quả điều tra, phục vụ cho việc đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (Tiêu chí số 10) theo Thông tư số 41/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Năm 2021, Chi cục đã triển khai thực hiện tại 1 xã về đích nông thôn mới (xã Ân Tường Đông) và về đích 1 xã nông thôn mới nâng cao (xã Ân Tín).
Quá trình thực hiện các cuộc điều tra, đều có giám sát viên cấp tỉnh, huyện thường xuyên kiểm tra, giám sát tại địa bàn, nhờ đó chất lượng số liệu điều tra thống kê ngày càng được nâng cao, phục vụ kịp thời cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các ngành, các cấp từ trung ương đến địa phương. Các báo cáo chuyên đề được thực hiện song song với báo cáo kết quả các cuộc điều tra, nội dung báo cáo luôn đi sâu phân tích, đánh giá những kết quả đã đạt được và nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trên từng lĩnh vực, giúp cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Đảng, Nhà nước đạt hiệu quả cao.
Công tác báo cáo thống kê tổng hợp tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn, phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương luôn được chú trọng thực hiện hiệu quả. Hằng quý, 6 tháng, 9 tháng và cả năm, nguồn số liệu được thu thập từ kết quả điều tra, kết hợp với số liệu của các ngành có liên quan, được Chi cục tổng hợp báo cáo kịp thời, đầy đủ cho cấp ủy, chính quyền địa phương, nhằm đánh giá kết quả tình hình phát triển kinh tế - xã hội qua các kỳ họp của Huyện uỷ, HĐND và UBND, trên cơ sở đó đề ra các mục tiêu, chỉ tiêu phù hợp với tiềm năng kinh tế của huyện, đảm bảo có tính khả thi; ngoài việc thực hiện chế độ báo cáo thống kê định kỳ, Chi cục Thống kê còn phối hợp với các ngành có liên quan của huyện, thường xuyên theo dõi, kiểm tra, tổng hợp báo cáo tình hình diễn biến đột xuất trên địa bàn như: bão, lụt, hạn hán, dịch bệnh,… Phục vụ kịp thời trong công tác chỉ đạo, điều hành của địa phương.
Cùng với đó, Chi cục đã tập trung biên soạn tài liệu Niên giám Thống kê hàng năm, 5 năm, với hình thức và nội dung luôn được cải tiến, phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, số liệu Niên giám Thống kê là số liệu mang tính lịch sử, phục vụ cho công tác nghiên cứu; là cơ sở khoa học để xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, 5 năm của huyện và UBND các xã, thị trấn sát với tình hình thực tế của từng địa phương.
Ngoài công tác chuyên môn thường xuyên, năm 2021, tập thể công chức Chi cục cũng đã tham gia đầy đủ, tích cực việc lấy ý kiến đóng góp các văn bản của Đảng, Nhà nước và ngành cấp trên như: Nghị định của Chính phủ, Thông tư của bộ và các văn bản khác của trung ương có liên quan đến ngành Thống kê; tham gia đầy đủ phong trào văn nghệ, thể thao do ngành, địa phương tổ chức.
Với sự nỗ lực phấn đấu và tinh thần trách nhiệm cao trong công tác chuyên môn; phát huy tính năng động, sáng tạo của từng công chức; giữ vững tinh thần đoàn kết nội bộ, hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong công việc, khối lượng công việc của tỉnh và huyện giao trong năm 2021 đã được tập thể Chi cục Thống kê huyện Hoài Ân hoàn thành tốt, bảo đảm số lượng, chất lượng và thời gian theo yêu cầu; đồng thời cung cấp cho địa phương những thông tin thống kê rất quan trọng, giúp cho lãnh đạo các cấp, các ngành trong công tác chỉ đạo, điều hành, số liệu phục vụ cho Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.
Từ những thành tích xuất sắc đạt được trong một năm gian khó, Chi cục đã được được Hội đồng thi đua Cục Thống kê tỉnh đánh giá là đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua phát triển ngành Thống kê, giữ vững danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc, được UBND tỉnh Bình Định tặng Cờ thi đua; được Bộ Kế hoạch và Đầu tư tặng Bằng khen. Trước đó, nhiều năm liền, Chi cục được tặng danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc; vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen năm 2013; Bộ Kế hoạch và Đầu tư tặng Bằng khen năm 2017, 2019.
Năm 2021, đại dịch COVID-19 với biến chủng mới nguy hiểm hơn đã bùng phát và diễn biến phức tạp trên nhiều tỉnh thành nước ta. Trước tình hình đó, Công ty Điện lực Vĩnh Phúc (PC Vĩnh Phúc) đã có những kế hoạch, phương hướng cụ thể để thực hiện tốt “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa đảm bảo cấp điện liên tục, an toàn, hiệu quả, đảm bảo nhu cầu sử dụng điện phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn tỉnh.
Cụ thể, đơn vị đã tăng cường kỷ luật vận hành, bảo vệ an ninh, an toàn lao động, PCCC, an toàn giao thông; trang bị đầy đủ trang bị phòng dịch cho cá nhân CBCNV tránh nguồn bệnh dịch lây lan; bố trí sẵn dung dịch sát khuẩn, khẩu trang y tế tại tất cả các phòng giao dịch khách hàng. Đảm bảo 100% người ra vào đơn vị phải được xịt sát khuẩn, đo thân nhiệt và đeo khẩu trang trước khi vào; lập phương án đảm bảo cấp điện cho các cơ sở y tế, khu cách ly phòng, chống dịch bệnh; xử lý các khiếm khuyết của lưới điện, xử lý phát quang đảm bảo an toàn hành lang tuyến đường dây; làm việc với các cơ sở y tế đóng trên địa bàn, phối hợp kiểm tra tình trạng làm việc đường dây, trạm biến áp cấp điện cho các cơ sở y tế đồng thời lập biên bản xác định ranh giới và trách nhiệm đảm bảo cung cấp điện.
Công ty thường xuyên xét nghiệm sàng lọc cho CBCNV
Cùng với việc bảo đảm hoạt động sản xuất kinh doanh điện, Công ty Điện lực Vĩnh Phúc vẫn luôn duy trì chỉ đạo các bộ phận trực thuộc và toàn thể CBCNV thực hiện nghiêm ngặt các quy định phòng chống dịch COVID-19 trong mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an toàn cho CBCNV trước dịch bệnh.
Phun khử khuẩn tại trụ sở công ty và các đơn vị trực thuộc
Bước vào năm 2022 với chủ đề “Thích ứng an toàn, linh hoạt và hiệu quả”, tập thể cán bộ công nhân viên Công ty Điện lực Vĩnh Phúc đặt mục tiêu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao; bảo đảm cung cấp điện an toàn, ổn định, liên tục, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, đẩy mạnh các dịch vụ điện trực tuyến, thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần chung tay đẩy lùi dịch COVID-19./.
Liên đoàn Lao động quận Long Biên luôn đồng hành, sát cánh cùng đoàn viên, người lao động
Trong khó khăn, nguy hiểm của dịch bệnh Covid-19, Liên đoàn Lao động quận Long Biên đã thể hiện vai trò, trách nhiệm của mình với đoàn viên, người lao động (NLĐ), làm tốt và thể hiện rõ chức năng chăm lo, đại diện bảo vệ NLĐ. Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên hiện đang quản lý và chỉ đạo trực tiếp là 349 công đoàn cơ sở (hành chính sự nghiệp: 24, trường học công lập: 85, doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước: 240) với 13.761 đoàn viên công đoàn/14.548 người lao động, trong đó có 8069 đoàn viên nữ/8582 nữ lao động; đồng thời thường xuyên hoạt động cùng 42 đơn vị phối quản. Năm 2021 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm diễn ra Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026; năm đầu tiên triển khai các Chương trình công tác lớn thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp và triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021- 2025. Năm Tổng LĐLĐ Việt Nam thực hiện chủ đề “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở”, Thành phố thực hiện chủ đề “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”, quận Long Biên thực hiện chủ đề “Năm dân vận khéo, trọng tâm công tác giải phóng mặt bằng” và LĐLĐ quận thực hiện chủ đề “Tổ chức Công đoàn phục vụ đoàn viên”. Trong năm, bám sát nhiệm vụ chính trị của quận, LĐLĐ thành phố và chương trình công tác năm 2021, LĐLĐ quận đã chủ động phối hợp với UBND và các phòng, ban, ngành của quận triển khai đồng bộ, toàn diện các nhiệm vụ theo kế hoạch, phong trào CNVCLĐ và công tác công đoàn trong năm 2021 đã đạt được nhiều kết quả. Đặc biệt trong công tác chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động được triển khai tốt trong dịp tết Tân Sửu, đảm bảo mọi CNVCLĐ đều có Tết, hỗ trợ cho CNVCLĐ bị ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19. Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật, các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, văn bản chỉ đạo của thành phố, quận, giáo dục truyền thống nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn, chủ đề năm của tổ chức công đoàn, của thành phố và quận, phòng, chống dịch Covid-19 được thực hiện thông qua fanpage, zalo của LĐLĐ quận. Phong trào thi đua được phát động và thực hiện ngay từ đầu năm bằng những chương trình, hành động thiết thực. Các hoạt động xã hội đón nhận được sự ủng hộ của đông đảo CNVCLĐ, đã thăm hỏi, tặng quà đúng các đối tượng. Công tác chỉ đạo, điều hành của LĐLĐ quận có nhiều đổi mới, sát với cơ sở; xác định rõ và tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm. Nhìn lại một năm hoạt động nhiều dấu ấn, đồng chí Phan Thị Thu Hằng - Chủ tịch LĐLĐ quận Long Biên cho hay: Năm 2021, thực hiện chủ đề công tác năm là “Tổ chức Công đoàn phục vụ đoàn viên”, LĐLĐ quận đã tập trung thực hiện tốt công tác chăm lo cho đoàn viên, người lao động (NLĐ), đặc biệt là hỗ trợ CNVCLĐ có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19. Vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên người lao động được LĐLĐ quận phát huy mạnh mẽ. Thực hiện Chương trình “Nâng cao chất lượng thương lượng, ký kết và thực hiện có hiệu quả thỏa ước lao động tập thể”, LĐLĐ quận tiếp tục tuyên truyền việc thương lượng, ký kết thoả ước lao động tập thể (TƯLĐTT) theo quy định Bộ Luật Lao động và Luật Công đoàn 2012. Kết quả, đến nay đã có 194/224 đơn vị xây dựng TƯLĐTT đạt 86,60% (trong đó có 89 đơn vị ký lại và 22 đơn vị ký mới). Tiêu biểu trong năm, LĐLĐ quận Long Biên đã đại diện cho NLĐ tại Công ty Cổ phần Giáo dục và Đào tạo Tinh Hoa Toàn Cầu - đơn vị chưa có tổ chức Công đoàn thương lượng những điều khoản có lợi hơn cho NLĐ và đại diện NLĐ tổ chức ký kết TƯLĐTT với người sử dụng lao động. LĐLĐ quận cũng đã vận động 15 lãnh đạo doanh nghiệp cùng với Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở ký TƯLĐTT tập thể nhóm doanh nghiệp với nhiều điều khoản có lợi cho NLĐ. Thỏa ước được chấm điểm đạt loại A. Đây là mô hình mới mà LĐLĐ quận Long Biên là đơn vị đầu tiên của thành phố triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, LĐLĐ quận tiếp tục thực hiện “Chương trình phúc lợi đoàn viên”, LĐLĐ quận đã ký cam kết ưu đãi với 22 đơn vị, doanh nghiệp. Đến nay đã có 14.000 lượt đoàn viên công đoàn sử dụng thẻ ưu đãi, đã đem lại ưu đãi cho đoàn viên gần 5 tỷ; tổ chức khai trương “Siêu thị công đoàn quận Long Biên”, bán hàng với giá ưu đãi cho đoàn viên công đoàn từ 10-70%. Thực hiện chủ đề “Tổ chức Công đoàn phục vụ đoàn viên” LĐLĐ quận triển khai viết về “Điều ước đoàn viên” và đã có 15 điều ước đoàn viên đã được công đoàn cơ sở và 4 điều ước đoàn viên được LĐLĐ quận đưa điều ước đoàn viên trở thành hiện thực. Với tinh thần không để đoàn viên, NLĐ khó khăn, chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh bị bỏ lại phía sau, LĐLĐ quận đã kịp thời có mặt, hỗ trợ họ như tổ chức 12 “Chuyến xe siêu thị 0 đồng”, trao túi quà “An sinh Công đoàn”. Đến nay, LĐLĐ quận đã hỗ trợ 4.158 đoàn viên, NLĐ có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng dịch Covid-19, tặng quà cho NLĐ trong khu cách ly, phong tỏa, F0, F1, hỗ trợ đoàn viên, NLĐ trở lại làm việc tại doanh nghiệp sau dịch bệnh; thăm hỏi, động viên hỗ trợ kinh phí Trung tâm Y tế quận và Bệnh viện Đa khoa Đức Giang là 2 đơn vị tuyến đầu phòng, chống dịch Covid-19... Tổng số quà tặng và hỗ trợ đoàn viên, NLĐ đến hết tháng 12/2021 gần 2,2 tỷ đồng. Có thể nói trong bất cứ thời điểm nào, LĐLĐ quận Long Biên cũng luôn nỗ lực hoàn thành tốt công tác công đoàn và phong trào CNVCLĐ, hết mình vì sự tiến bộ của đoàn viên, người lao động. Với những đóng góp, cống hiến to lớn cho công tác công đoàn và phong trào công nhân, viên chức, lao động của Thủ đô và đất nước, năm 2021, LĐLĐ quận Long Biên đã được UBND thành phố Hà Nội tặng Cờ thi đua, cá nhân đồng chí Chủ tịch Phan Thị Thu Hằng vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.Sản xuất, chế biến và xuất khẩu gạo theo hướng xanh, bền vững, Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An đã chiếm trọn niềm tin của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Năm 2021, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bủa vây, Trung An vẫn tỏa sáng, vững bước đi qua đại dịch.
Ngay từ những ngày đầu năm, Trung An được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chọn làm đơn vị xuất khẩu lô gạo khai trương năm mới với số lượng 1.150 tấn gạo thơm Hương Lài đi Malaysia và 450 tấn gạo thơm Jasmine đi Singapore.
Khai trương xuất khẩu lô hàng đầu tiên năm 2021
Ngày 15/11/2021, lần thứ ba trong năm Trung An trúng thầu bán 15.000 tấn gạo 100% tấm sang Hàn Quốc với giá lên đến 449 đô la Mỹ/tấn, nâng tổng lượng gạo trúng thầu cung cấp cho Hàn Quốc lên 48.436 tấn, chiếm 83% tổng lượng gạo mà Hàn Quốc mở thầu cho gạo Việt Nam năm 2021. Trước đó, ngày 8/4/2021, Trung An trúng thầu 11.236 tấn gạo lứt hạt dài với giá 584 đô la Mỹ/tấn và ngày 17/5/2021, trúng thầu 22.222 tấn gạo lứt hạt dài giá 572 đô la Mỹ/tấn.
Riêng thị trường châu Âu, từ tháng 6/2021, Công ty đã mở Văn phòng đại diện tại Hamburg, Đức để các khách hàng thuộc Liên minh châu Âu dễ dàng tiếp cận sản phẩm mang thương hiệu Trung An. Thực tế chỉ sau 2 tháng, lượng khách hàng Châu Âu đến mua sản phẩm tăng khá nhiều.
Có thể nói, dù bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, nhất là làn sóng dịch lần thứ 4, nhưng Trung An đã vượt khó tăng tốc mạnh mẽ. Theo đó, đến hết năm 2021, sản lượng gạo Công ty xuất ra thị trường chắc chắn đạt 197.000 tấn, trong đó, xuất khẩu đạt hơn 60.000 tấn với kim ngạch thu về trên 31 triệu đô la Mỹ, vượt 67% so với kim ngạch năm 2020. Đặc biệt, giá xuất khẩu gạo của Trung An đạt cao nhất so với giá gạo xuất khẩu của các doanh nghiệp khác ở trong nước, trung bình đạt 610 đô la Mỹ/tấn.
Với những thành tích đạt được, Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An đã được Giám đốc Sở Công Thương thành phố Cần Thơ tặng Giấy khen có thành tích xuất sắc trong hoạt động xuất khẩu gạo, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội thành phố.
Trong thời gian tới, phát triển lúa, gạo theo hướng xanh, bền vững vẫn sẽ là chiến lược, mục tiêu theo đuổi của Công ty Cổ phần Công nghệ cao Trung An để tiếp tục gặt hái những mùa vàng bội thu, tạo dựng những giá trị lớn, nâng tầm nông sản Việt Nam trên trường quốc tế.
Trang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 15
- 16
- 17
- 18
- 19
- …
- sau ›
- cuối cùng »