Hà Nội thi đua ái quốc

Chủ tịch Hội khuyến học luôn đi đầu trong mọi việc

TĐKT - Trong những năm qua, phường Nhân Chính đã thực hiện tốt phong trào khuyến học, khuyến tài, từng bước trở thành một “phường học tập”, là điểm sáng, đơn vị tiêu biểu trong công tác khuyến học, khuyến tài của quận Thanh Xuân, TP Hà Nội. Thành tích đó có sự đóng góp không mệt mỏi của Chủ tịch Hội Khuyến học phường Nhân Chính Đào Thị Tạo. Năm nay đã ở tuổi 62 nhưng bà vẫn nhiệt tình, tâm huyết với việc chăm lo cho công tác khuyến học, khuyến tài. Bà Đào Thị Tạo – Chủ tịch Hội Khuyến học phường Nhân Chính Trước đó, bà Đào Thị Tạo là giảng viên dạy tiếng Pháp và cũng là nhà quản lý tại trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, bà là thạc sĩ đi tu nghiệp tại Pháp. Sau nhiều năm gắn bó với nghề, bà được nghỉ hưu theo chế độ của Nhà nước. Năm 2013, về nghỉ hưu, tham gia các hoạt động tại địa phương, nhiệt huyết với nghề đào tạo, nghề truyền lửa, truyền kiến thức cho các thế hệ tương lai, bà được cấp trên, nhân dân tín nhiệm giữ vai trò Chủ tịch Hội khuyến học phường. Bà chia sẻ: “Là đảng viên thì không có nghỉ hưu, phải học tập, làm việc suốt đời! Dù cho tuổi đã cao, sức đã yếu, công tác ở vị trí nào nhưng bằng cách này hay cách khác vẫn phải có trách nhiệm cống hiến, nỗ lực hết khả năng của mình để phục vụ nhân dân, góp phần xây dựng địa phương, đất nước”. Hơn 7 năm làm công tác khuyến học là chừng ấy thời gian bà Tạo dành hết tâm huyết của mình cho hoạt động khuyến học của phường. Với phương châm hoạt động: Mỗi cán bộ, giáo viên, phụ huynh học sinh ở các nhà trường là một hội viên khuyến học; mỗi gia đình, dòng họ là một phân hội khuyến học; mỗi khu dân cư, nhà trường là một chi hội khuyến học; bà cùng Ban Thường vụ Hội đã luôn chủ động đề ra các kế hoạch, giải pháp thực hiện nhằm tăng hội viên, phạm vi hoạt động, cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động Hội. Đặc biệt, bà luôn có nhiều sáng tạo và nhìn ra các vấn đề để có sự thay đổi, luôn củng cố đội ngũ Ban chấp hành, tập huấn để họ hiểu nhiệm vụ và nhìn ra vấn đề nhanh chóng. Bà đã sáng tạo hệ thống mẫu báo cáo xem lại những việc gì và kết quả phải làm như thế nào đều hiện lên biểu mẫu. Hệ thống mẫu báo cáo do bà sáng tạo đã được quận Thanh Xuân đánh giá cao và chia sẻ với các phường khác học tập, làm theo. Ngoài ra, bà còn lập ra sổ tay khuyến học giống cuốn cẩm nang để hội viên dễ theo dõi. Kết quả, từ quận đến cơ sở Hội luôn nhận được sự đồng hành, đăng ký các mô hình học tập, ủng hộ quỹ khuyến học của nhiều cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học, khu phố, tổ dân phố… Đến nay, công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập (XDXHHT) đã được đẩy mạnh với nhiều hoạt động quan trọng, diễn ra sôi nổi, liên tục, hiệu quả. Nhờ sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Đảng ủy, UBND, HĐND, Ủy ban MTTQ phường và quận, Hội Khuyến học phường Nhân Chính đã vượt qua nhiều khó khăn do dịch bệnh gây ra, làm việc với tinh thần đoàn kết, đổi mới. Toàn thể Ban chấp hành Hội đã nhiệt tâm thực hiện hoàn thành xuất sắc nội dung kế hoạch công tác khuyến học năm 2020.  Lớp dạy tái chế rác thải nhựa, vải và giấy cho các em học sinh trên địa bàn phường do Hội Khuyến học đứng ra tổ chức Bà Tạo chia sẻ, Hội Khuyến học luôn quan tâm củng cố cơ cấu tổ chức Hội với 24 chi hội, hơn 2000 hội viên. Ngay từ đầu năm 2020, Hội Khuyến học đã triển khai hiệu quả công tác đăng ký phấn đấu gia đình học tập với tổng số 8649 hộ/13000 hộ (đạt 67%). Đã có 7 dòng họ tham gia dòng họ học tập (DHHT), 100% tổ dân phố đăng ký cộng đồng học tập (CĐHT), 6 trường học đăng ký đơn vị học tập (ĐVHT). Đặc biệt, Hội Khuyến học phường đã tổ chức thành công Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Quyết định 281 của Thủ tướng Chính phủ về XDXHHT giai đoạn 2016 - 2020. Hội nghị đã vinh danh 17 tổ dân phố CĐHT, 18 GĐHT tiêu biểu, 5 DHHT tiêu biểu, 6 ĐVHT tiêu biểu và 24 cá nhân xuất sắc trong công tác khuyến học. Năm 2020, Hội đã tích cực phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên tổ chức nhiều hoạt động thiện nguyện; trợ cấp cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong phường và ở Thái Nguyên, Điện Biên; tổ chức Tọa đàm về chủ đề “Học tập suốt đời, chìa khóa của thành công”; mở các lớp dạy nghề cho nhân dân như: Tỉa hoa thủy tiên chơi Tết Canh Tý; dạy tái chế rác thải nhựa, vải và giấy cho cả trẻ em, người lớn; phối hợp vận động hội viên giải cứu dưa hấu… Trong năm 2020, Hội đã trao tổng số 73 suất trợ cấp cho học sinh khó khăn vào dịp Tết, mỗi suất từ 300 đến 500 ngàn đồng. Công tác khen thưởng học sinh đạt thành tích cao cũng được quan tâm. Ngày 19/9/2020 vừa qua, Hội đã long trọng tổ chức Hội nghị tuyên dương, khen thưởng 36 cháu học sinh giỏi xuất sắc trong các kỳ thi quốc gia, quốc tế và cấp thành phố với số tiền thưởng trên 8 triệu đồng. Các chi hội khuyến học ở các khu dân cư và trường học trên địa bàn phường đã tổ chức khen thưởng 6594 cháu, với tổng số tiền khen thưởng hơn 300 triệu đồng. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng viết: Học để làm việc, làm người, làm cán bộ, học để phụng sự đoàn thể, phụng sự giai cấp và nhân dân, phụng sự Tổ quốc và nhân loại. Bà luôn lấy lời dạy của Người làm kim chỉ nam để phấn đấu, rèn luyện trong công việc, lối sống, cũng như trong vai trò lãnh đạo Hội khuyến học. Nhiệt huyết, đóng góp nhiều như vậy nhưng khi nói về thành tích, bà chỉ chăm chú kể về thành tích, sự phát triển của Hội, của công tác khuyến học, khuyến tài phường mà không hề nhắc gì đến bản thân. Có thể nói, những việc làm của bà Đào Thị Tạo xuất phát bằng tấm lòng yêu thương, chân tình, đầy trách nhiệm đối với con người, đối với xã hội. Giá trị lớn lao qua những đóng góp của bà không phải chỉ là vật chất mà là giá trị của tinh thần và sự lan tỏa, tiếp nối tình yêu thương. Hồng Thiết

Đào tạo đội ngũ “vác tù và hàng tổng” ở khu dân cư

TĐKT - Là một giáo viên về hưu, dù bộn bề với việc gia đình nhưng bà Nguyễn Thị Lịch, Trưởng Ban công tác Mặt trận, khu dân cư số 1 phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội vẫn tích cực đảm đương, gánh vác những công việc chung ở địa phương. Không những vậy, bằng chính sự gương mẫu, tận tâm và trách nhiệm của mình, bà còn đào tạo được đội ngũ những người “ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng” kế cận, đủ năng lực và tâm huyết tham gia xây dựng khu dân cư ngày càng đoàn kết, văn minh. Bà Lịch cho biết, năm 2014, khi tiến hành sáp nhập các tổ dân phố, khu dân cư số 1, phường Khương Đình từ 6 tổ được dồn lại còn 2 tổ. Công việc cán bộ của khu dân cư cũng vì thế nặng nề hơn. Dù rất bận bịu hỗ trợ trông nom các cháu nhỏ trong gia đình nhưng khi được chi bộ vận động tham gia đảm nhận một số phần việc của khu dân cư, bà Lịch đã cố gắng sắp xếp ổn thỏa việc nhà; đồng thời cáng đáng các công việc chung kể từ đó. Trong vai trò là Chi hội trưởng Chi hội Khuyến học, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ, rồi Trưởng Ban công tác Mặt trận khu dân cư số 1... ở cương vị nào bà cũng luôn nhiệt tình và trách nhiệm với công việc được giao. Mọi công to việc lớn ở phường, ở khu dân cư bà đều góp mặt, góp sức. “Tìm được một cán bộ cơ sở đầy tâm huyết và trách nhiệm như chị quả thật không dễ” - Đó là những lời chia sẻ chân thành của ông Tống Trần Nghĩa, Tổ trưởng Tổ dân phố số 1, phường Khương Đình khi nói về bà giáo Lịch. Bà Lịch môi trường Khu dân cư số 1, phường Khương Đình vốn là địa bàn rộng, lại đông dân, nhiều năm nay vấn đề rác thải, vệ sinh môi trường luôn nóng ở đây. Đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định, tự giác giữ gìn vệ sinh nơi ở... tưởng chừng là những việc đơn giản, ai cũng có thể làm được. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, vẫn tồn tại nhiều điểm chân rác, gây mất mỹ quan đô thị và gây bức xúc trong nhân dân. Bà Nguyễn Thị Lịch, Trưởng Ban công tác Mặt trận khu dân cư số 1 phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội đang chăm sóc các chậu hoa, cây cảnh ở ngõ 250 Nhận thức rõ phụ nữ là lực lượng nòng cốt trong phong trào “5 không, 3 sạch”, là những người giữ vai trò quan trọng trong giữ gìn vệ sinh, làm đẹp nhà, đẹp ngõ trong khu dân cư, bà Lịch kiên trì vận động các chị em tích cực tham gia các phong trào tổng vệ sinh môi trường vào sáng thứ 7 hàng tuần. Trong đó, bà luôn gương mẫu quét dọn từ nhà ra ngõ từ rất sớm; đồng thời kêu gọi chị em trong tổ cùng ra vệ sinh. Đặc biệt, để phong trào được lan tỏa đến mọi tổ chức, tầng lớp nhân dân trên địa bàn, bà đã tham mưu với chi bộ, huy động toàn bộ các lực lượng nòng cốt như mặt trận, cựu chiến binh, thanh niên cùng tham gia; mỗi một chi hội đảm nhận một đoạn đường tự quản. Có một số điểm đen, người dân hay tập kết rác tự do, bà đã đến vận động các gia đình ở gần lắp đặt camera để theo dõi, giám sát. Nếu ai vi phạm, đề nghị trích xuất camera và dán hình ảnh tại địa điểm ấy. Nhờ đó, ý thức bảo vệ môi trường của người dân ngày càng tốt hơn, các chân rác dần được xóa bỏ. Đến nay, các ngõ, ngách từng “nóng” về rác trên địa bàn như ngõ 18, ngõ 250, ngách 69/345 đã trở nên sạch sẽ, gọn gàng. Để ngõ phố đẹp hơn, tạo cảnh quan môi trường, bà Lịch còn mua ủng hộ cho khu dân cư 25 chậu hoa, cây cảnh trồng, đặt tại các điểm chân rác tồn đọng và xung quanh tường rào nhà hội họp khu dân cư. Tuy nhiên, tâm sự với chúng tôi, bà vẫn trăn trở: Đặc điểm khu dân cư số 1 có nhiều người dân ở địa phương khác đến thuê nhà nên vẫn tồn tại tình trạng có nhiều rác thải cứng do nhiều hộ có nhu cầu thay đổi nội thất. Trong khi, chỉ có một điểm tập kết rác thải cứng ở 312 đường Bùi Xương Trạch, khá xa khu dân cư, nên nhiều người vẫn tự do chở rác thải cứng để ra ngõ, rất mất mỹ quan. “Cấm ban ngày thì họ lại vứt đêm. Chưa giải quyết dứt điểm được.”  - Bà Lịch nêu rõ. Tất cả vì lợi ích của tập thể Không riêng gì công tác vệ sinh môi trường mà trong bất kể việc gì ở khu dân cư, bà cũng luôn nhiệt tình, lấy lợi ích của tập thể đặt lên trên hết. Trước những nguy cơ, diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, bà đã mua 1 thùng (60 chai) nước sát khuẩn khô, trị giá 3,3 triệu đồng, tặng các hộ khó khăn và một số cán bộ nhân dân trong tổ dân phố, khu dân cư số 1; đồng thời tích cực nhắc nhở, vận động người dân thực hiện nghiêm túc việc đeo khẩu trang phòng dịch. Cùng với đó, bà phối hợp vận động 1 doanh nghiệp ủng hộ hơn 4.000 khẩu trang y tế trị giá 30 triệu đồng để phát cho nhân dân; vận động chùa Phụng Lộc ủng hộ 50 chai nước rửa tay sát khuẩn để phát cho hội viên phụ nữ và nhân dân trong tổ dân phố và khu dân cư. Bà Nguyễn Thị Lịch (thứ tư từ phải sang) được khen thưởng vì có nhiều thành tích trong công tác của Hội Khuyến học phường Khương Đình Đặc biệt, khi địa bàn có 4 hộ gia đình thuộc diện phải cách ly, bà đã nhiệt tình gọi điện thăm hỏi, động viên mọi người bình tĩnh, sẵn sàng bên cạnh để giúp đỡ, tạo sự yên tâm cho mọi người. Đồng thời, bà phối hợp cùng các lực lượng tiến hành rà soát số người từ nước ngoài về, những người nước ngoài thuê nhà trên địa bàn, những người đã từng đến Bệnh viện Bạch Mai để cách ly theo quy định... Điều đặc biệt nhất ở bà giáo Lịch đó là không ngừng phát hiện, bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ những người “ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng” kế cận, đủ năng lực và tâm huyết để tham gia xây dựng khu dân cư ngày càng phát triển, văn minh hơn. Chị Nguyễn Thị Thu Lan, Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ số 1 cho biết: “Trước đây, khi còn là một hội viên phụ nữ, vì cảm phục sự nhiệt tình, trách nhiệm của nguyên chi hội trưởng Nguyễn Thị Lịch mà tôi không ngần ngại tham gia các hoạt động của chị em. Từ quét dọn vệ sinh đường phố cho đến các chương trình văn nghệ, thể thao, đóng góp các loại quỹ của khu dân cư tôi luôn tham gia và hỗ trợ tích cực.”  “Bà Lịch chính là tấm gương sáng, dạy cho tôi những bài học gần gũi, thiết thực nhất. Từ chỗ tham gia cho vui, tôi được bà truyền tình yêu “nghề vác tù và hàng tổng” từ lúc nào không hay.” – Chị Lan khẳng định. Cũng như chị Lan, thấy bà Lịch năm nào cũng cặm cụi viết tay hàng mấy trang báo cáo công tác Hội; rồi cầm bút, thước kẻ cẩn thận từng ô, từng dòng, ghi danh sách các cháu học sinh, gia đình học tập dòng họ được khen thưởng trong khu dân cư…  chị Ngô Thị Hồng Mai đã đề nghị đánh máy lại giúp cho bà đỡ vất vả. “Chính những lần đó đã giúp tôi hiểu và trân trọng hơn về những việc làm của bà dành cho khu dân cư. Một con người có thiết diện vô tư; một đồng của tập thể bà cũng ghi rõ, không tơ hào. Đó cũng chính là hành trang giúp tôi có thêm kinh nghiệm để đảm nhận tốt hơn công việc của một chi hội trưởng khuyến học ở khu dân cư hôm nay.” – Chị Mai khẳng định. Đến nay, cả chị Lan và Mai đều đã thay bà Lịch đảm nhận công việc của chi hội trưởng các chi hội phụ nữ và khuyến học khu dân cư số 1. Còn bà, từ tháng 9/2019 đến nay, với cương vị mới là Trưởng Ban công tác Mặt trận, vẫn luôn sẵn sàng động viên, đồng hành cùng các “trò” của mình. Bà bảo “Mới đầu nhận việc, ai cũng có những bỡ ngỡ. Nhưng tôi tin rằng, với phẩm chất nhiệt thành vốn có, khi quen việc họ sẽ góp nhiều công sức cho khu dân cư số hơn nữa.” Với những thành tích trên, năm 2020, bà Lịch được UBND TP Hà Nội tặng danh hiệu “Người tốt, việc tốt”./. Mai Thảo

Cô giáo có tấm lòng nhân ái, yêu thương

TĐKT - 31 năm công tác trong ngành giáo dục, ở tuổi 52 nhưng cô giáo Lê Thị Vân, giáo viên trường THCS Khương Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội tận tâm, tận tụy với công việc giảng dạy. Cô luôn dành yêu thương cho học sinh, luôn tìm mọi cách để giúp đỡ học sinh yếu kém yêu thích môn học và mỗi ngày thêm tiến bộ. Cô Lê Thị Vân, giáo viên trường THCS Khương Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội Cô Vân chia sẻ, mọi hoàn cảnh không hề làm khó được cô. Cô giúp đỡ học sinh không vì mục đích gì ngoài tình yêu thương, lòng nhân ái, bao dung. Cô luôn là người làm gương trong việc giữ gìn vệ sinh khung cảnh sư phạm, quan tâm từng việc làm nhỏ nhất. Ở mọi lúc, mọi nơi cô đều nêu cao tinh thần giáo dục học sinh biết giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung, thực hiện nghiêm túc Luật Giao thông đường bộ. Trong các bài giảng trên lớp, cô đều lồng ghép những điều hay, lẽ phải để rèn luyện nhân cách cho học sinh. Để làm được điều đó, bản thân cô thực sự là một tấm gương trong mọi mặt. Đơn cử, chính bản thân cô luôn chấp hành nghiêm túc việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe máy và xe đạp điện. Đồng thời, tuyên truyền một cách nhẹ nhàng nhất các biện pháp phòng, chống thiên tai, dịch bệnh qua các mẩu chuyện, bài thơ thú vị, lôi cuốn, dễ nhớ, dễ thực hiện. Đặc biệt, cô còn tìm cách truyền lửa yêu thương nhân ái đến học sinh qua những việc làm tốt, việc làm tử tế hàng ngày. Từ đó giúp các em cảm nhận, hiểu được ý nghĩa của việc mình đã giúp đỡ được người khác. Điều cốt lõi để các em hiểu rằng, lúc gặp khó khăn, hoạn nạn khi được giúp đỡ thì người đó sẽ cảm thấy rất hạnh phúc và biết ơn như thế nào. Chính vì lẽ đó, mỗi năm cô Vân đều dành một khoản tiền thưởng cho học sinh từ 3 – 5 triệu đồng. Trước hoàn cảnh khó khăn của em Bùi Gia Huy, cô đã tích cực vận động mọi người ủng hộ giúp đỡ: 12,5 triệu đồng; giúp đỡ em Nguyễn Khánh Tùng là 9,9 triệu đồng; mua khoai ứng cứu đồng bào Gia Lai 246kg số tiền 3,2 triệu đồng. Mặc dù bận rộn với công việc là vậy nhưng cô vẫn dành thời gian đưa học sinh đi thăm, trao quà cho những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn không có điều kiện và không được về quê ăn Tết ở Viện K, Bệnh viện Nhi Trung ương. Chính những điều đó đã góp phần giáo dục cho học sinh và để học sinh hiểu rằng “lòng tốt chỉ dành cho những người cần chứ không trao đi một cách bừa bãi, 20.000 đồng đối với người thực sự cần thì quý gấp ngàn lần 1.000.000 đồng đối với những người khi không cần đến. Giá trị của món quà không quan trọng bằng thái độ người tặng quà, sống là phải biết cho đi trước khi muốn được nhận lại”. Đây là lý lẽ sống mà cô Vân luôn muốn gieo vào lòng các em, để các em biết làm một người tốt, người tử tế đúng nghĩa. Bên cạnh đó, cô luôn hướng các em trở thành những người biết trân trọng sức lao động của bố mẹ, của mọi người và dạy các em phải biết tiết kiệm, biết trân trọng những gì mình đang có. Những hành động của cô khi nhìn vào có thể là việc  nhỏ thôi nhưng lại mang tính giáo dục cao, vô cùng sâu sắc. Kể về cô Vân, từ giáo viên đến học sinh đều nhớ đến những kỉ niệm đẹp. Khi các em bỏ quên áo quần, cô đã lặng lẽ đưa về giặt sạch gấp cẩn thận rồi đem đến để các em nhận lại, mang về nhà dùng. Có những bộ quần áo khi các em chơi đùa không may bị rách, mất khuy, tuột chỉ cô đều khâu vá ngay tại lớp, bởi có khi về nhà bố mẹ bận công việc, không làm được việc đó, thì các em có thể vứt bỏ không dùng nữa, như vậy thật sự lãng phí. Một tiết học ở trên lớp của cô giáo Lê Thị Vân Bằng tình cảm, sự yêu thương chân thành, cô cũng đã giúp đỡ nhiều học sinh có vấn đề về tâm lý, hiện nay các em đã tiến bộ rõ rệt. Khi nhìn các con hòa nhập, biết tự lo cho mình những lúc vắng bố mẹ và người thân, cô cảm thấy đó là niềm hạnh phúc lớn lao nhất của nghề giáo. Năm 2005, cô vinh dự nhận Kỷ niệm chương vì sự nghiệp giáo dục. Nhiều năm liên tục cô đạt danh hiệu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”. Từ năm 2012 đến nay, cô đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi quận Thanh Xuân; danh hiệu “Giỏi việc trường, đảm việc nhà, cô giáo - người mẹ hiền giai đoạn 2008 – 2013” cấp quận. Đặc biệt, năm 2019, cô vinh dự nhận danh hiệu “Người tốt - việc tốt” cấp quận. Năm 2020, cô vinh dự được tặng danh hiệu “Người tốt - việc tốt” cấp thành phố. Hồng Thiết

Nữ hiệu trưởng hết lòng với sự nghiệp trồng người

TĐKT - Khuôn mặt phúc hậu, nụ cười trìu mến, luôn hết lòng vì học sinh, đó chính là ấn tượng đầu tiên khi tiếp xúc với cô giáo Nguyễn Thị Kim Ngọc, Hiệu trưởng trường Tiểu học Phan Đình Giót, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Cô Ngọc chia sẻ, cô sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống hiếu học, giàu tình cảm. Mẹ cô cũng là giáo viên giỏi, hiệu trưởng của một trường danh tiếng của đất Hà Thành. Cô đến với nghề giáo bởi sự đam mê, sự nhiệt huyết của tuổi trẻ được thấm dẫm, nuôi dưỡng từ ngày còn bé. Chỉ cần nhìn ánh mắt của trẻ thôi đã làm cô yêu trẻ đến nao long. Chính điều này đã thôi thúc cô giáo Nguyễn Thị Bích Ngọc quyết tâm theo đuổi nghề. Cô là người đã dành nhiều tâm huyết cho sự nghiệp trồng người với thâm niên công tác gần 32 năm. Cô giáo Nguyễn Thị Kim Ngọc, Hiệu trưởng trường Tiểu học Phan Đình Giót, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Trong gia đình cô là người mẹ, người vợ mẫu mực, trách nhiệm. Với bạn bè, đồng nghiệp cô là người lãnh đạo tận tụy. Cô luôn cầu thị, biết lắng nghe ý kiến đóng góp xây dựng tập thể, không ngừng học tập, phấn đấu, rèn luyện, sáng tạo, lấy kết quả công việc làm đầu, lấy thành công của tập thể để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Những nỗ lực của cô giáo Kim Ngọc là cả một quá trình phấn đấu không ngừng nghỉ, từ một giáo viên kỳ cựu, đào tạo nhiều học sinh giỏi toán xuất sắc, có những học sinh của cô nay đã là phó giáo sư, tiến sĩ, có người là cán bộ quản lý giỏi, uy tín. Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội, khoa Tiểu học, cô Nguyễn Thị Kim Ngọc về dạy tại trường Tiểu học Kim Đồng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Đến năm 2013, cô được bổ nhiệm làm Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng trường Tiểu học Nhân Chính, quận Thanh Xuân. Năm 2017, cô được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng trường Tiểu học Phan Đình Giót. Cho dù ở bất cứ cương vị hay môi trường nào, trực tiếp đảm nhiệm công tác giảng dạy hay làm cán bộ quản lý, cô giáo Nguyễn Thị Kim Ngọc vẫn thể hiện được vai trò đầy trách nhiệm, không ngừng phấn đấu, rèn luyện để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trên cương vị người quản lý, lãnh đạo, cô luôn chọn giải pháp mềm dẻo, phù hợp với từng công việc, huy động tối đa sự sáng tạo của tập thể, đồng nghiệp, lấy học sinh làm trung tâm trong nhiệm vụ học tập và rèn luyện. Vì vậy, ngay từ đầu mỗi năm học, cô cùng ban giám hiệu nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể, tổ chức phát động các phong trào thi đua học tập, phấn đấu, rèn luyện trong tập thể cán bộ giáo viên, tổ chức ký kết giao ước thi đua cho cán bộ giáo viên, từng tổ chuyên môn, nhằm cụ thể hóa nhiệm vụ năm học theo các tiêu chí thi đua của ngành giáo dục phát động. Bên cạnh đó, cô cũng là người cụ thể hóa các nội dung của việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” thông qua các hoạt động giáo dục như: Đổi mới phương pháp dạy học, xây dựng trường học hạnh phúc. Cùng với đó, cô chỉ đạo giáo viên thực hiện nâng cao chất lượng, đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học; tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; thực hiện hiệu quả mô hình dạy học phân hóa theo các nhóm đối tượng học sinh. Tiếp theo đó, tổ chức thành công các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học, dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, dạy học theo dạng bài, ứng dụng công nghệ thông tin. Song song với đó, cô luôn xây dựng tập thể sư phạm có tinh thần đoàn kết nội bộ tốt, kỷ cương và trách nhiệm, có lề lối làm việc khoa học, hiệu quả. Phân công, phân nhiệm rõ người, rõ việc, hợp tình, hợp lý, phát huy được năng lực của các thành viên và huy động sức mạnh của tập thể. Đồng thời, chỉ đạo các đoàn thể thực hiện tốt dân chủ hóa trường học, nhằm xây dựng nhà trường đoàn kết, nền nếp, kỷ cương, thân thiện, xử lý các thông tin kịp thời, không để xảy ra các vụ việc phức tạp; có kế hoạch, chiến lược phát triển cho nhà trường. Cô luôn tạo ra cách đổi mới công tác quản lý, vận dụng sáng tạo, phù hợp thực tiễn với phương châm: Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, hiệu quả công tác cao. Phát huy vai trò của người lãnh đạo, cô Ngọc đã xây dựng chương trình hành động cá nhân, hướng dẫn các đoàn thể trong trường xây dựng các kế hoạch tổ chức thực hiện khoa học, hiệu quả, huy động các nguồn lực nhằm phát triển giáo dục theo hướng tích cực. Trong suy nghĩ của cô Ngọc, để đào tạo tốt thì học sinh phải là trung tâm. Phát huy khía cạnh này, cô đã hướng dẫn giáo viên thực hiện tốt đánh giá sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh tiểu học; chỉ đạo giáo viên thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, các hoạt động dạy học, giáo dục phù hợp đối tượng học sinh, đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của giáo viên và học sinh, hồ sơ sổ sách đầy đủ, khoa học; quản lý chặt chẽ việc đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh theo quy định; chú trọng tổ chức, chỉ đạo bồi dưỡng học sinh năng khiếu, giúp đỡ học sinh yếu kém, quan tâm giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong trường. Tiếp tục phát động, thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm”. Cùng với đó là nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức nghề nghiệp và đạo đức nhà giáo đối với cán bộ giáo viên, nhân viên. Mặt khác, tổ chức cho giáo viên học tập quy chế chuyên môn của ngành. Xây dựng kỷ cương và dân chủ trong nội bộ nhà trường, tạo nên khối đoàn kết thống nhất thực hiện tốt mọi nhiệm vụ được giao. Cô giáo Nguyễn Thị̣ Kim Ngọc nhận giấy khen và Kỷ niệm chương của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam Với mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, cô Ngọc đã phối hợp với các phòng ban, đơn vị liên quan tham mưu UBND quận dành kinh phí lớn đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp, sửa chữa, mua sắm trang thiết bị dạy học của nhà trường. Thực hiện chủ trương của lãnh đạo UBND quận, nhà trường đã triển khai thành công nhiều mô hình mới, đơn cử như: Vệ sinh công nghiệp tại nhà trường; nữ giáo viên của trường mặc áo dài đến trường tạo nét thanh lịch, văn minh cho ngành giáo dục và đào tạo quận. Triển khai mô hình bảo vệ, quản lý trang thiết bị chuyên nghiệp và lắp đặt, đưa vào sử dụng giàn hoa, cây cảnh, xây dựng trường học hấp dẫn. Kết quả đã triển khai thành công phong trào “Một vạn giỏ hoa, nhiều vạn niềm tin”, đóng góp 70 giỏ hoa trang trí một số tuyến phố nhân dịp Tết Nguyên đán năm 2019. Cô giáo Ngọc cùng ban giám hiệu nhà trường đã thực hiện tốt chủ trương “Mô hình bể bơi thông minh dạy bơi cho học sinh khối 4, 5 tại trường”; chủ động lập kế hoạch tổ chức dạy bơi cho học sinh bằng bể bơi thông minh lắp đặt tại nhà thể chất. Nhà trường hỗ trợ 30% kinh phí học bơi cho mỗi học sinh, miễn 100% học phí cho học sinh thuộc diện gia đình chính sách, gia đình nghèo và có hoàn cảnh khó khăn. Kết quả: Hoàn thành chỉ tiêu 100% học sinh biết bơi và trên 90% học sinh lớp 5 đủ sức khỏe biết bơi. Ngoài làm tốt công tác chuyên môn, cô còn là người có tấm lòng nhân ái, yêu thương, cô cùng ban giám hiệu nhà trường phát động chương trình “Nâng bước em tới trường”. Cô đã nhận đỡ đầu và trợ cấp toàn bộ kinh phí học tập cho 1 học sinh có hoàn cảnh khó khăn từ tháng 1/2020 đến hết lớp 5 bao gồm tiền ăn, học, sữa học đường với số tiền khoảng 800 nghìn đồng/tháng. Đồng thời ủng hộ, từ thiện cho học sinh vùng sâu vùng xa, tặng 20 triệu đồng để xây nhà vệ sinh cho học sinh tiểu học Hà Giang trong chương trình “Gieo chữ trồng người” của Báo Giáo dục và Thời đại. Phát động tấm lòng “Tương thân tương ái” trong giáo viên, nhân viên, học sinh và gửi tặng học sinh, đồng bào vùng khó khăn, thiên tai với số tiền hơn 225 triệu đồng và nhiều loại sách vở. Với những nỗ lực không biết mệt mỏi, suốt 13 năm liền cô Ngọc đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở; Quản lý giỏi cấp quận; 5 năm liền đạt Lao động tiên tiến; Bằng khen của Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam; được UBND thành phố Hà Nội tặng danh hiệu “Người tốt, việc tốt” năm 2020. Hồng Thiết

Người thầy nhiệt huyết với công tác khuyến học ở cơ sở

TĐKT - Mặc dù ở tuổi 83 nhưng PGS. TS. NGƯT Nguyễn Xuân Hòa vẫn trẻ trung và nhanh nhẹn, dành nhiều tâm huyết trong công tác khuyến học, khuyến tài và xây dựng xã hội học tập trên địa bàn phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội với vai trò là Chủ tịch Hội Khuyến học phường.   Chủ tịch Hội Khuyến học phường Thanh Xuân Bắc - PGS. TS. NGƯT Nguyễn Xuân Hòa Ông sinh năm 1937 tại Thanh Hóa thuộc khu IV cũ. Đây cũng là nơi hứng chịu nhiều đạn bom của Pháp và Mỹ trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc. Có lẽ hào khí quê hương đã thấm đẫm vào huyết mạch và tạo cho ông một sức bền hiếm thấy. Khởi nghiệp từ một cán bộ phiên dịch ở nông trường Tây Hiếu (Nghĩa Đàn, Nghệ An) nhưng PGS. TS Nguyễn Xuân Hòa lại có duyên với nghề giáo. Bởi thế, sau 2 năm công tác ở nông trường Tây Hiếu ông được chuyển sang ngành giáo dục, về công tác tại Trường Bổ túc Ngoại ngữ Hà Nội ở Gia Lâm, sau đó là Trường Bổ túc Ngoại ngữ Thanh Xuân Hà Nội (nay là Trường Đại học Hà Nội), làm giảng viên từ năm 1962 đến 1978. Từ năm 1978 đến 1998 ông là giảng viên Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội. Năm 1998 ông nghỉ hưu, trước đó một năm ông bảo vệ thành công luận án Phó Tiến sĩ Ngôn ngữ học (nay là Tiến sĩ).  Nghỉ hưu được 5 năm, ông tham gia công tác xã hội ở khu dân cư, làm tổ trưởng tổ dân phố hai nhiệm kỳ (2003 - 2007), rồi làm Trưởng ban công tác Mặt trận phụ trách 9 tổ dân phố cụm dân cư số 7 phường Thanh Xuân Bắc. Do có quan hệ công tác gần gũi với các cán bộ mặt trận của phường, ông Nguyễn Xuân Hòa học hỏi ở họ sự nhiệt tình công tác vì cộng đồng, cách tổ chức vận động quần chúng thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội ở địa phương, qua đó ông đã trở thành một cán bộ phường được nhiều người yêu mến, tin tưởng. Năm 2013 Hội Khuyến học phường cần một nhân sự chuyên trách ở vị trí Chủ tịch Hội, ông Nguyễn Xuân Hòa được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hội. Từ năm 2013 đến nay, trên cương vị Chủ tịch Hội Khuyến học phường Thanh Xuân Bắc, ông Nguyễn Xuân Hòa cùng Ban Chấp hành và các chi hội trưởng khuyến học đã đưa công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập (XDXHHT) của phường  đi vào nền nếp, đã tham mưu cho Đảng ủy phường ra Nghị quyết về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, XDXHHT trên địa bàn phường. Hoạt động khuyến học, khuyến tài, XDXHHT của phường Thanh Xuân Bắc đã đi vào cuộc sống từng khu dân cư, được cấp ủy chi bộ và hệ thống chính trị  khu dân cư coi trọng. Đây là thời gian ông bộc lộ những mặt mạnh về khả năng tổ chức và phong cách “dân vận khéo” trong cuộc vận động đẩy mạnh học tập suốt đời, nêu gương người lớn học tập. Nhờ vào uy tín cá nhân cũng như phương hướng hoạt động đúng đắn của Hội, ông nhận được sự hưởng ứng tích cực từ phía các chi hội khuyến học và các gia đình ở khu dân cư. Riêng năm 2019, sau khi tổ chức ký kết Chương trình phối hợp giữa Hội Khuyến học với các Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Người cao tuổi phường, Hội Khuyến học đã chủ trì phối hợp tổ chức thành công 8 hội nghị, tọa đàm về đẩy mạnh học tập suốt đời, nêu gương người lớn học tập ở cấp phường và 6 hội nghị, tọa đàm ở khu dân cư, tạo hiệu ứng xã hội tích cực, lan tỏa trong phạm vi toàn phường. Sau những buổi tọa đàm về công tác khuyến học, ý thức coi trọng việc học tập thường xuyên, học tập suốt đời đã có nhiều chuyển biến tích cực, việc vận động các hộ gia đình tham gia vào Hội khuyến học có thuận lợi hơn.  Kết quả, tính đến tháng 11/2020 tổng số hội viên khuyến học toàn phường được nâng lên 550 hội viên, tăng 119 hội viên so với năm 2019, tạo được tác dụng tích cực trong các hoạt động khuyến học, khuyến tài,  XDXHHT ở 17 tổ dân phố  (từ năm 2019 trở về trước là 39 tổ dân phố) trong toàn phường.   PGS. TS. NGƯT - Chủ tịch Hội Khuyến học Phường Thanh Xuân Bắc  Nguyễn Xuân Hòa phát biểu tại hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện quyết định 281ngày 22/4/2014 của Thủ tướng Chính Phủ Trong quá trình hơn 7 năm tham gia hoạt động trên cương vị Chủ tịch Hội Khuyến học phường, ông Nguyễn Xuân Hòa đã có vai trò to lớn trong việc Hội Khuyến học phường Thanh Xuân Bắc được coi là Hội đầu tiên trong phường chủ động phối hợp với các Hội bạn (Hội CCB, Hội LHPN) cùng chung tay làm tốt công tác vận động quần chúng thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ở địa phương, mang lại nhiều kết quả  đáng được ghi nhận. Cụ thể, nhân Ngày Môi trường thế giới (5/6/2020), Hội Khuyến học phường đã phối hợp với Hội LHPN tổ chức tuyên truyền về ý thức bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp trong cộng đồng, tuyên truyền không dùng nilon, góp phần giải quyết ô nhiễm nhựa, bảo vệ môi trường sống. Đồng thời, mở lớp học nghề miễn phí đầu tiên làm các đồ lưu niệm từ rác thải nhựa trong 8 buổi chủ nhật từ 7/6/2020 – 26/7/2020 thu hút hơn 200 lượt người đến học. Đặc biệt, ông cũng là người góp phần quan trọng tổ chức thành công Hội nghị biểu dương tập thể, đơn vị, gia đình, cá nhân người lớn học tập tiêu biểu giai đoạn 2016 – 2020 và trao thưởng cho 43 tập thể, đơn vị, gia đình, cá nhân học tập tiêu biểu trong phong trào  XDXHHT giai đoạn 2016 – 2020 của phường với mức thưởng 500.000 đồng cho các tập thể xuất sắc (3 tập thể); 300.000 đồng cho 2 đơn vị trường học và 6 chi hội khuyến học; 200.000 đ cho 13 gia đình và 19 cá nhân học tập tiêu biểu. Tổng số tiền thưởng là 10.300.000 đồng từ nguồn kinh phí về XDXHHT của quận. Mặc dù bận nhiều công việc chuyên môn và công tác Hội Khuyến học, kiêm nhiệm Phó Chủ tịch, Tổng thư ký  Hội Ngôn ngữ học Hà Nội, PGS. TS Nguyễn Xuân Hòa vẫn dành một góc cuộc đời mình cho văn chương, tham gia Hội Nhà văn Hà Nội. Thi thoảng vẫn gặp những bài viết phê bình hoặc dịch thuật của ông đăng trên sách, báo với một phong cách tươi trẻ, đầy tính nhân văn. Đọc các bài viết ấy, người đọc không thấy một chút nào bóng dáng của tuổi già phất phơ trên đầu ngọn bút của ông mà chỉ thấy một tâm hồn tràn trề sức sống, nhiệt huyết và chí tình. Cả trong hoạt động chuyên môn và cả trong cuộc đời, ông luôn hòa mình với các thế hệ trẻ, gắn bó và gần gũi với mọi thế hệ. Đó phải chăng là nguyên cớ giúp cho ông trẻ mãi không già. Đến bây giờ, ông vẫn là người thầy luôn năng nổ, đồng hành cùng lớp trẻ. Cuộc đời của ông đã có nhiều đóng góp trong hoạt động chuyên môn và hoạt động xã hội của mình và nhận được nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Ba (1985), Nhà giáo ưu tú (2008), Bằng khen của Chủ tịch UBND TP Hà Nội về thành tích hoạt động kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội (2011). Với những sáng tạo, hoạt động không mệt mỏi ấy, năm 2020, ông được bình chọn là 1 trong số 196 đại biểu trí thức tiêu biểu, nhà khoa học, văn nghệ sĩ cả nước, tham dự Hội nghị Gặp mặt, được nhận Bằng khen của Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng và quà tặng của Thủ tướng Chính phủ nhân Kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng (1/8/1930 – 1/8/2020). Hồng Thiết        

Trao giải Cuộc thi viết và biểu dương gương điển hình tiên tiến trong công tác mặt trận Thủ đô năm 2020

TĐKT - Ngày 16/11, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết, trao giải Cuộc thi viết và biểu dương gương điển hình tiên tiến trong công tác mặt trận năm 2020; các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong vận động ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2020. Cuộc thi viết về những tấm gương điển hình tiên tiến trong công tác mặt trận năm 2020 được phát động từ cuối tháng 2/2020 và kết thúc vào ngày 30/6/2020, triển khai tới các đối tượng là cán bộ mặt trận các cấp thành phố, các phóng viên, cộng tác viên bản tin và Website của Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố ở các quận, huyện, thị xã. Ban tổ chức đã nhận được 136 bài dự thi từ cơ sở. Các bài dự thi tập trung viết về công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; các cuộc vận động, phong trào thi đua do MTTQ chủ trì phát động hoặc phối hợp thực hiện; công tác giám sát, phản biện, thanh tra nhân dân tham gia phòng, chống tham nhũng lãng phí, tham gia xây dựng Đảng và chính quyền… và hoạt động của MTTQ các cấp. Các bài dự thi viết về gương cán bộ, địa phương làm tốt công tác mặt trận, gương “Người tốt, việc tốt” trong các chức sắc tôn giáo… trong việc tuyên truyền, vận động bà con tích cực hưởng ứng các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, thường xuyên học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tham gia các hoạt động an sinh xã hội, từ thiện, đóng góp quỹ Vì người nghèo, các cuộc vận động, phong trào do Mặt trận phát động. Kết quả, Ban giám khảo đã thống nhất trao: 1 giải đặc biệt, 3 giải nhì, 4 giải ba, 12 giải khuyến khích. Hưởng ứng Cuộc vận động ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2020, tính đến ngày 13/11/2020, toàn thành phố đã có 205 đầu mối đơn vị vận động và ủng hộ với số tiền hơn 44,240 tỷ đồng. Một số tổ chức, đơn vị có thành tích cao như: Công an Thành phố ủng hộ 1,5 tỷ đồng; Bộ Tư lệnh Thủ đô ủng hộ 1,28 tỷ đồng, quận Đống Đa ủng hộ 2,690 tỷ đồng, quận Hai Bà Trưng ủng hộ 2,189 tỷ đồng, quận Thanh Xuân ủng hộ 2,123 tỷ đồng, quận Hoàng Mai ủng hộ 1,934 tỷ đồng, quận Cầu Giấy ủng hộ 1,920 tỷ đồng, quận Long Biên ủng hộ 1,914 tỷ đồng, huyện Gia Lâm ủng hộ 1,382 tỷ đồng, huyện Mỹ Đức ủng hộ 1,388 tỷ đồng… Tại buổi lễ, các điển hình tiên tiến trong công tác mặt trận và các tập thể có thành tích xuất sắc trong vận động ủng hộ Quỹ "Vì biển, đảo Việt Nam" năm 2020 cũng được khen thưởng. Trao giải cho các tác giả đoạt giải Cuộc thi viết và biểu dương gương điển hình tiên tiến trong công tác mặt trận Thủ đô năm 2020. Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Ủy ban MTTQ TP Hà Nội Nguyễn Lan Hương biểu dương và chúc mừng các tác giả, các gương điển hình được khen thưởng tại Hội nghị. Đồng chí nhấn mạnh đây là sự ghi nhận cho những đóng góp, cống hiến của đội ngũ những người làm công tác mặt trận; tạo sự lan tỏa trong cộng đồng dân cư. Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố mong các tác giả dự thi quan tâm, đăng ký dự thi các giải báo chí của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Thành ủy phát động vì các nội dung phản ánh rất đa dạng, phong phú và sinh động. Đối với Cuộc vận động “Vì biển, đảo Việt Nam”, mặc dù bị tác động của đại dịch Covid-19, nhưng kết quả thu được đã vượt kế hoạch đề ra, đạt trên 44 tỷ đồng. Đến nay, đã ủng hộ xây được Nhà văn hóa đa năng thứ 9 và đồng chí mong muốn sẽ tiếp tục triển khai xây dựng Nhà văn hóa đa năng thứ 10 trên quần đảo Trường Sa. Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Nguyễn Lan Hương khẳng định đây là kết quả đáng trân trọng, thể hiện tấm lòng, tình cảm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô đối với cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ tại quần đảo Trường Sa, để có thêm cơ sở vật chất, động viên tinh thần cho cán bộ, chiến sĩ yên tâm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Sáng cùng ngày, Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội đã tổ chức tiếp nhận ủng hộ nhân dân các tỉnh miền Trung khắc phục hậu quả mưa lũ (đợt 4). Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội đã tổ chức tuyên truyền, vận động các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và các nhà hảo tâm trên địa bàn tham gia ủng hộ đồng bào miền Trung. Qua 3 đợt tiếp nhận, đến nay, Quỹ cứu trợ của Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố đã tiếp nhận đăng ký và ủng hộ của 140 tổ chức, doanh nghiệp và các nhà hảo tâm trên địa bàn Thủ đô với tổng số tiền và hàng hóa trị giá trên 68 tỷ đồng và đã kịp thời hỗ trợ nhân dân 5 tỉnh miền Trung trên 13,1 tỷ đồng để khắc phục khó khăn do mưa lũ gây ra. Để tiếp tục chia sẻ với nhân dân miền Trung, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố tổ chức tiếp nhận ủng hộ đồng bào miền Trung đợt 4 với 27 đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân đăng ký ủng hộ với tổng số tiền 27,812 tỷ đồng. Tính từ ngày 13/10/2020 đến nay, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội đã tiếp nhận đăng ký và ủng hộ nhân dân các tỉnh miền Trung trên 96 tỷ đồng. Thục Anh

Người bí thư chi bộ 14 năm “vác tù và hàng tổng”

TĐKT - 4 nhiệm kỳ liên tiếp đảm nhiệm vai trò bí thư chi bộ, ông Phạm Sông Thao, Bí thư Chi bộ Khu dân cư số 3, phường Kim Giang, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội luôn trăn trở về giải pháp không ngừng đưa chi bộ phát triển toàn diện, vững chắc, trở thành khu dân cư an toàn về an ninh trật tự… Gần dân, hiểu dân Tham gia công tác ở địa phương từ khi chưa về hưu, tính đến nay, ông Thao đã có 14 năm “tuổi nghề” ở chi bộ Khu dân cư số 3, phường Kim Giang. Từ vị trí Phó Bí thư Chi bộ, ông được tín nhiệm bầu làm Bí thư Chi bộ trong 4 nhiệm kỳ liên tiếp, từ năm 2012 đến nay. Cũng vì lẽ đó, ông hiểu người dân nơi đây, yêu thương và gắn bó với họ như chính người thân trong gia đình mình. Trong câu chuyện với chúng tôi, ông Phạm Sông Thao thường xuyên nở nụ cười tươi tắn, hạnh phúc. Đặc biệt, mỗi khi nhắc đến công việc, công tác của địa phương, ông hào hứng, say mê và nhớ như in từng chi tiết nhỏ. Ông tâm sự: “Nhiều khi con cái chúng cứ sợ tôi mệt nhưng chỉ có ngồi yên một chỗ tôi mới thấy mệt. Được làm việc, tôi thấy mình khỏe khoắn, trẻ ra đến chục tuổi”. Ông Phạm Sông Thao, Bí thư Chi bộ Khu dân cư số 3, phường Kim Giang, quận Thanh Xuân Nhớ lại những ngày đầu gắn bó với công tác ở địa phương, ông Thao cho biết: “Lúc ấy tôi còn đang công tác ở Công ty Kinh Đô. Công việc rất bận rộn. Khi ấy địa bàn quận Thanh Xuân chưa được mở rộng như bây giờ, phường Kim Giang nằm cuối quận, khá hoang sơ, heo hút, chủ yếu là người lao động từ khắp nơi về đây sinh sống. Điều kiện kinh tế vô cùng khó khăn”. Không ngại khó, không nề hà việc gì, ông Thao hăng hái xung phong nhận nhiệm vụ mà không cần một đồng trợ cấp. “Có nhiều người chưa hiểu mình nên cũng có ý kiến này, ý kiến khác đấy. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều anh em, bà con ủng hộ, động viên. Bản thân tôi thì suy nghĩ mình làm việc từ cái tâm, vì lợi ích chung của cộng đồng nên không có gì phải ngại”, ông Thao chia sẻ. Dần dần, sự nhiệt tình, trách nhiệm của ông Thao đã chạm đến trái tim của người dân. Họ tin tưởng, yêu mến và đồng lòng ủng hộ ông bí thư chi bộ. Làm cầu nối giữa Đảng với dân Nhắc đến những nhiệm vụ chính trị quan trọng của địa bàn phường Kim Giang, không thể không nói đến nhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng trật tự, văn minh, đô thị. Năm 2019, thực hiện chủ trương của UBND quận Thanh Xuân, Tổ dân phố số 6 thuộc Khu dân cư số 3 là tổ duy nhất của phường Kim Giang được lựa chọn thực hiện thí điểm mô hình Tổ dân phố văn hóa “5 không” (Không rác; không tệ nạn; không hộ nghèo; không lấn chiếm lòng đường, vỉa hè; không vi phạm trật tự xây dựng). Thanh Xuân là quận đầu tiên thí điểm mô hình này tại 16/317 tổ dân phố. Kết quả, có 8 tổ được UBND quận Thanh Xuân công nhận tổ dân phố văn hóa “5 không”, trong đó có Tổ dân phố số 6 phường Kim Giang. Ông Thao (ngoài cùng, bên phải) tặng quà các cháu học sinh học tốt Theo ông Phạm Sông Thao, trước đây, trên địa bàn Tổ dân phố số 6 xuất hiện nhiều điểm chân rác khó giải quyết. Khi được chọn làm điểm mô hình “5 không”, tổ đã giao trách nhiệm đến hệ thống chính trị khu dân cư trong việc tham gia bảo vệ môi trường, xây dựng đô thị xanh - sạch - đẹp. Chi bộ đã vận động toàn dân tham gia bảo vệ môi trường, đồng thời thành lập 2 tổ công tác làm nòng cốt, thực hiện tuyên truyền, vận động, hàng tháng đánh giá kết quả thực hiện. Chi bộ phân công mỗi đảng viên ở Tổ dân phố số 6 và cán bộ cơ sở phụ trách một đoạn đường hay một số hộ dân để thường xuyên tuyên truyền, giám sát, kiểm tra việc thực hiện các tiêu chí “5 không”. Thấy đảng viên kiên trì nêu gương thực hiện, dần dần bà con đều tham gia dọn vệ sinh, thực hiện tốt các nội dung “5 không” trên địa bàn. Từ việc trước đây chỉ làm vệ sinh trên địa bàn vào sáng thứ 7, khi thực hiện mô hình “5 không”, ngày nào người dân cũng tích cực tham gia vệ sinh môi trường.   Ông Thao chia sẻ: “Các trường hợp vi phạm về lấn chiếm vỉa hè, lòng đường làm nơi kinh doanh, buôn bán đã được hệ thống chính trị khu dân cư vận động các hộ thực hiện tốt, không để xảy ra vi phạm. Mô hình “5 không” được người dân hưởng ứng, đã lan rộng sang các tổ dân phố khác trên địa bàn phường. Ngày 28/12/2019, 2 tổ dân phố số 7, 8 còn lại thuộc Khu dân cư số 3 đều được nhận danh hiệu Tổ dân phố văn hóa “5 không”. Theo ông Phạm Sông Thao, tất cả các nhiệm vụ kinh tế - xã hội gắn với đời sống ở khu dân cư, chi bộ đều phải vào cuộc. Nhiệm vụ của bí thư chi bộ vất vả, nếu không có năng lực và lòng nhiệt huyết thì không thể làm được. Nhưng may mắn, các cấp ủy đã kịp thời nắm bắt tình hình tại khu dân cư, từ đó có những định hướng cụ thể xuống từng chi bộ. 74 tuổi, là bí thư chi bộ một khu dân cư với 145 đảng viên nhưng ông vẫn hăng say, tận tụy với công tác cơ sở, “nói đi đôi với làm”, hết lòng vì việc chung, được mọi người tin yêu, mến phục. Đặc biệt, bằng uy tín và trách nhiệm, năm 2019, ông đã vận động xã hội hóa để mua thiết bị thể thao cho sân chơi và trang bị máy điều hòa không khí cho phòng họp của khu dân cư với số tiền 41.550.000 đồng. Trong dịp 27/7/2019, ông đã cùng chi ủy tổ chức gặp mặt tri ân 40 đối tượng chính sách, tặng quà của các cấp và quà của chi bộ cho 1 thương binh loại 3/4 một chiếc giường trị giá 2,5 triệu đồng. Với sự cố gắng của bản thân, năm 2019, ông đã được UBND quận khen thưởng thực hiện mô hình Tổ dân phố văn hóa “5 không”. Năm 2020, ông được UBND thành phố Hà Nội tặng danh hiệu “Người tốt, việc tốt”. Ngọc Linh  

Người phụ nữ nặng lòng với hoạt động thiện nguyện

TĐKT - Không cầm được nước mắt khi chứng kiến những mảnh đời bất hạnh xung quanh mình, đau đáu với hoạt động vì cộng đồng, hàng chục năm nay, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Ủy viên BCH Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội coi những hoạt động vì cộng đồng là lý tưởng sống, niềm hạnh phúc của mình... Năng nổ, tích cực với công tác từ thiện Gương mặt trẻ trung, tươi tắn cùng nụ cười luôn thường trực trên môi khiến những người xung quanh khó có thể tin được rằng bà Thảo năm nay đã ngoài 60 tuổi. Bà bảo, có lẽ chính những ngày tháng tuổi già sống vui, sống khỏe, sống có ích khiến bà luôn cảm thấy lạc quan, yêu đời và trẻ trung như thế. Tay thoăn thoắt lướt trên những phím điện thoại, bà hồ hởi kể về những hoạt động cộng đồng bà thường xuyên tham gia cùng các cô, các bác phụ nữ hưu trí ở tổ dân phố, các chuyến bà đi thăm, tặng quà, tặng cháo cho bệnh nhân điều trị ở Bệnh viện K Tân Triều. Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Ủy viên BCH Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân Bà chia sẻ: “Có lần tôi vào viện thăm người thân bị bệnh đang điều trị ở Bệnh viện K. Tôi chứng kiến cảnh biết bao gia đình vạ vật nơi hành lang, lối đi lại, những gương mặt xanh xao, tiều tụy vì lo lắng cho căn bệnh hiểm nghèo. Không ít trong số đó là những hoàn cảnh éo le, chật vật chạy vạy từng đồng, từng hào để chống chọi với bệnh tật. Tôi thương họ quá nên nghĩ phải làm một việc gì đó giúp họ”. Xuất phát từ tình thương ấy, bà Thảo trích lương hưu của đôi vợ chồng già tặng cho các bệnh nhân khó khăn người dăm trăm, người một triệu. Sau đó, bà nảy ra ý định nấu cháo để vào tận bệnh viện tặng cho bệnh nhân. Bà tự tay nấu cháo, cho vào thùng xốp, chằng buộc cẩn thận trên chiếc xe phân khối bé rồi “bon bon” vào viện trong sự ngỡ ngàng của chồng con. “Các cháu ủng hộ tôi lắm nhưng chúng nó sợ tôi đi đường không an toàn. Sau này nghĩ các con cũng nói có lý, mình già rồi không thể cứ chòng chành thùng cháo chở đi, nên tôi không tự đưa cháo xuống viện nữa mà thi thoảng xuống cho các cháu chút tiền để bồi dưỡng, thuốc men”, bà Thảo thật thà tâm sự. Tham gia công tác Hội từ năm 2010 đến nay, bà Thảo luôn xem “nỗi đau của người khác như chính nỗi đau của mình”. Theo bà, làm công tác hội chủ yếu là cái tâm, sự nhiệt tình và trách nhiệm. Đâu đó trong cuộc sống ngày thường, chứng kiến nhiều cảnh thương tâm khiến ta phải rơi nước mắt, việc trao tặng những món quà thiết thực, kịp thời phần nào sẻ chia nỗi bất hạnh, giúp những người lâm vào hoàn cảnh khó khăn có động lực vươn lên trong cuộc sống. Bà Nguyễn Thị Phương Thảo (ngoài cùng, bên trái) cùng phụ nữ Khu dân cư số 5 thực hiện mô hình mũ bảo hiểm miễn phí. Đi đầu, gương mẫu ở khu dân cư Không chỉ năng nổ với hoạt động thiện nguyện, bà còn là người chủ động khởi xướng nhiều phong trào có ý nghĩa ở địa phương như tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tới cán bộ, hội viên Chi hội phụ nữ số 5. Dịch Covid-19 bùng phát khiến cho cuộc sống của những người nghèo thêm chật vật với gánh nặng mưu sinh. Trong khó khăn, bà Thảo đã có nhiều hành động thiết thực và ý nghĩa, khiến mọi người càng thêm thấm thía cái đẹp của tình người, tình đời.  Còn nhớ những ngày dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp ở Hà Nội, bà cùng chị em cán bộ chi hội phụ nữ số 5 vận động hội viên hảo tâm ủng hộ 2,9 triệu đồng để mua khẩu trang tặng cán bộ làm công tác phòng, chống dịch tại phường. Cá nhân bà ủng hộ 300 chiếc khẩu trang vải để phát cho người lao động, người dân trên địa bàn với số tiền trị giá 3,5 triệu đồng. Bà chia sẻ: “Tôi làm việc ấy cũng hết sức tự nhiên thôi. Dịch dã phức tạp mà nhiều người lao động không thấy đeo khẩu trang. Tôi nghĩ có lẽ họ khó khăn nên chủ động mua và phát cho họ. Không ngờ món quà nhỏ bé ấy lại được mọi người yêu thích đến vậy. Ai cũng phấn khởi, hồ hởi khi được nhận khiến mình thấy vui lây”. Bà Nguyễn Thị Phương Thảo (ngoài cùng, bên trái) tặng khẩu trang cho người dân trong đợt dịch Covid-19 Đến Khu dân cư số 5, phường Thanh Xuân Nam hỏi thăm bà Thảo không ai không biết. Con ngõ nhỏ nằm trên phố Triều Khúc nơi bà sinh sống là cụm dân cư tập trung các cán bộ quân đội hưu trí lúc nào cũng sạch bong, sáng bóng. Có được điều đó là nhờ sự năng nổ của người cán bộ Hội phụ nữ như bà cùng sự chung tay, đồng lòng của các cô, các bác trong tổ. Cứ đều đặn mỗi sáng thứ 7 hàng tuần, bà Thảo cùng chị em phụ nữ trong tổ tham gia tổng vệ sinh môi trường, quét dọn đường ngõ phố tại Khu dân cư số 5, tuyên truyền vận động hội viên phụ nữ và nhân dân không vứt khẩu trang đã qua sử dụng bừa bãi ra nơi công cộng. Mặc dù là phụ nữ nhưng bà không ngại ngần đến những điểm đen về rác trên địa bàn để tiên phong quét dọn, tổng vệ sinh môi trường. Nhìn vào sự năng nổ, nhiệt tình ấy, ai ai cũng nể phục và đồng lòng hưởng ứng. Với những đóng góp của mình, năm 2020, bà Nguyễn Thị Phương Thảo được UBND thành phố Hà Nội trao tặng danh hiệu “Người tốt, việc tốt”. Ngọc Linh

Giữ bình yên cho từng ngõ phố, nếp nhà

TĐKT - Bước sang năm thứ 7 gắn bó với Công an phường Thanh Xuân Nam, dù chưa phải là khoảng thời gian dài nhưng với chính quyền và nhân dân nơi đây, Thiếu tá Trần Đức Quang, Trưởng Công an phường đã tạo dựng được niềm tin yêu vững chắc, là người có vai trò quan trọng trong công tác gìn giữ an ninh, trật tự và đem lại sự bình yên trên từng con phố, mỗi nếp nhà. Vực dậy sau những nốt trầm… Năm 2014, anh về nhận công tác ở Công an phường Thanh Xuân Nam, khi nguyên lãnh đạo và một số cán bộ, chiến sĩ của đơn vị này vừa có quyết định bị kỷ luật và điều chuyển. Biến cố ấy đã phần nào làm tinh thần của anh em cán bộ, chiến sĩ trở nên rệu rã, mất phương hướng; chính quyền và nhân dân thiếu niềm tin vào lực lượng công an nhân dân... Đứng đầu chèo lái “con thuyền” hậu sai phạm, đồng chí Trần Đức Quang gặp không ít khó khăn và áp lực. Thiếu tá Trần Đức Quang, Trưởng Công an phường Thanh Xuân Nam Nhớ lời Bác Hồ dạy “Đoàn kết là sức mạnh”, anh nhanh chóng động viên, sốc lại tinh thần cho cán bộ, chiến sĩ, từng bước kiện toàn bộ máy làm việc; chú trọng giữ gìn kỷ cương, kỷ luật trong nội bộ. Đồng thời, là người đại diện của lực lượng công an, trước các cuộc họp với Đảng ủy và chính quyền, anh luôn thể hiện rõ vai trò, vị trí của mình; chủ động tham gia đóng góp ý kiến; tham mưu hiệu quả với Đảng ủy và chính quyền nhiều chương trình, kế hoạch công tác. Đặc biệt, với quan điểm nói đi đôi với làm, anh sẵn sàng nhận việc và chỉ đạo, đôn đốc, cùng anh em cán bộ, chiến sĩ hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Qua đó, tạo dựng uy tín, hình ảnh của người chiến sĩ công an nhân dân. Tạo thế trận lòng dân vững chắc Phường Thanh Xuân Nam là địa bàn giáp ranh, lại có đông người tạm trú, chủ yếu là sinh viên, người lao động đến thuê trọ, học tập và làm ăn sinh sống… nên tình hình an ninh trật tự ở đây khá phức tạp. Trong khi đó, nhiều người có suy nghĩ phó mặc việc đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn phường là trách nhiệm thuộc về lực lượng công an... Với mong muốn phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và nhân dân trong thực hiện các nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn phường, Thiếu tá Trần Đức Quang đã tham mưu với Đảng ủy và chính quyền kiện toàn, bổ sung thành viên trong các ban chỉ đạo 197, 138. Trong đó, phân công “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm” - công an là lực lượng nòng cốt trong công tác tham mưu, tuyên truyền, vận động; các ban, ngành, đoàn thể và người dân phối hợp thực hiện, giám sát. Đồng thời, tham mưu xây dựng và triển khai thực hiện nhiều chuyên đề hiệu quả, góp phần tạo nên diện mạo phường Thanh Xuân Nam an ninh, an toàn và văn minh. Tổ dân phố số 4, phường Thanh Xuân Nam, nơi có địa bàn giáp ranh hai mặt đường lớn Nguyễn Trãi và Nguyễn Xiển, có đến 6 nhà chung cư cao tầng, đa số là chung cư cũ, không có hầm để xe; cư dân ở đây buôn bán nhiều, sát chợ tạm, lại có trường mầm non Thanh Xuân Nam, người đến thuê trọ nhiều... Do đó, tình hình an ninh trật tự rất phức tạp. Thiếu tá Trần Đức Quang và đồng nghiệp cùng ông Nguyễn Văn Đông, Bí thư chi bộ, Tổ trưởng Tổ dân phố số 4 khảo sát việc triển khai vận động nhân dân mở chuồng cọp Ông Nguyễn Văn Đông, Bí thư chi bộ, Tổ trưởng Tổ dân phố số 4 cho biết: Trước đây, địa bàn khá nóng về ma túy, lại hay xảy ra trộm cắp, có trường hợp lên các chân cầu thang cũ chích ma túy xong chạy thoát ra đường lớn; hoặc giật đồ rồi thoát ra chợ lẩn tránh. Vào giờ đưa đón học sinh hay họp chợ thì thường xảy ra tình trạng giao thông lộn xộn… Tuy nhiên, kể từ khi đồng chí Quang về, đã có những chỉ đạo rất sát sao; phân công lực lượng cảnh sát khu vực phụ trách, thường xuyên xuống nắm bắt địa bàn, thăm hỏi, duy trì mối liên hệ mật thiết với nhân dân để kịp thời phối hợp, xử lý những tình huống xảy ra trên địa bàn. “Điều đáng ghi nhận đầu tiên đó là đồng chí đã chỉ đạo lực lượng công an phối hợp với các đoàn thể, nhân dân làm rất tốt công tác quản lý an ninh trật tự tại các nhà cho thuê trọ trên địa bàn phường. Từ nắm chắc các đối tượng thuê trọ, lực lượng công an theo dõi, chủ động đấu tranh, ngăn chặn nhiều vụ trộm cắp, đòi nợ thuê, gây mất an ninh trật tự. “Nhiều lúc các đồng chí ấy còn mặc thường phục, núp trong nhà dân cả ngày trời chỉ để chờ đối tượng xuất hiện và tóm gọn băng nhóm”” - ông Đông kể. Ông Đông khẳng định: “Nếu không có các anh công an, làm sao chúng tôi có thể làm tốt được công tác dân phố. Họ thực sự là những người “Thức cho dân ngủ ngon, gác cho dân vui chơi, lấy hạnh phúc của nhân dân làm niềm vui, lẽ sống của mình.”” Chỉ tay về phía những chiếc bình cứu hỏa được treo ngay ngắn ở những khu cầu thang chung cư; rồi những chuồng cọp vừa lắp khóa của các gia đình trong khu tập thể, ông Đông cho biết: Đó là thành quả của việc phối hợp triển khai thực hiện mô hình “Khu dân cư an toàn về phòng cháy, chữa cháy” của cả chính quyền, nhân dân tổ dân phố và các đoàn thể, trong đó công an là lực lượng nòng cốt, cùng vận động người dân mua bình chữa cháy, mở cửa thoát hiểm, rồi hướng dẫn nhân dân cách sử dụng bình cứu hỏa… Đến nay, gần như 100% hộ gia đình ở đây đã lắp đặt bình chữa cháy cũng như mở cửa thoát hiểm. Về cơ bản không xảy ra vụ cháy nào trên địa bàn. Lập nên những chiến công xuất sắc Tự hào về những đóng góp của lực lượng công an trong sự phát triển chung của phường, Bí thư Đảng ủy phường Thanh Xuân Nam Đỗ Kiên Cường đánh giá: “Vai trò của người đứng đầu thực sự rất quan trọng. Là Trưởng Công an phường, Thiếu tá Trần Đức Quang đã phát huy rất tốt vai trò ấy. Là cán bộ trẻ được đào tạo bài bản, có phẩm chất đạo đức, tác phong, lối sống tốt cùng tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình, đồng chí không chỉ gây dựng được tập thể đoàn kết mà còn tạo được mối quan hệ gần gũi, vững chắc với nhân dân". Công an phường Thanh Xuân Nam thường xuyên trao đổi, giữ mối quan hệ chặt chẽ với nhân dân Với sự dẫn dắt của Thiếu tá Trần Đức Quang, các vụ việc từ gây thương tích, trộm cắp, ma túy hay bất kỳ một sự bất ổn nào xảy ra trên địa bàn đều được đấu tranh làm rõ. Đặc biệt, anh trực tiếp chỉ đạo và tham gia xác minh, điều tra khám phá, bắt giữ thành công nhiều vụ án ma túy với số lượng lớn. Tiêu biểu trong số đó phải kể đến, cuối năm 2019 đã bắt giữ đối tượng Nguyễn Thị Hồng Diệp tại số 14 Thiền Quang, Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội về hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy với khối lượng lớn, thu giữ 704.6 gram Ketamin. “Đây là đối tượng tội phạm hoạt động rất chuyên nghiệp, trên nhiều địa bàn, bọn chúng phân chia vai trò của từng đối tượng theo từng khâu khác nhau một cách bí mật, chặt chẽ. Thủ đoạn hoạt động hết sức tinh vi, trong giao dịch điện thoại, chúng nói chuyện ngắn gọn, dùng từ ngữ đã quy ước để trao đổi mua bán… Vì vậy, cán bộ, chiến sĩ đấu tranh cũng phải thực sự mưu trí, tránh những sơ suất dù là nhỏ nhất.” – Thiếu tá Quang chia sẻ. Mới đây, trong 6 tháng đầu năm 2020, anh cùng lực lượng công an phường Thanh Xuân Nam đã khám phá nhanh 2 vụ trộm cắp tài sản, thu hồi được nhiều tài sản có giá trị và quan trọng trả cho người bị hại. Qua đó, người dân ngày càng gửi gắm niềm tin yêu, sự khâm phục vào lực lượng công an hơn một cách rõ rệt. Với những thành tích xuất sắc lập được trong công tác, nhiều năm liền Thiếu tá Trần Đức Quang được công nhận là Chiến sĩ thi đua cơ sở, Chiến sĩ thi đua tiên tiến; được tặng nhiều giấy khen của Công an TP Hà Nội, Bằng khen của Bộ Công an. Nhưng với anh, phần thưởng lớn nhất đó chính là tình cảm tin yêu của đồng đội và chính quyền nhân dân. Động lực chính để anh tiếp tục lựa chọn dấn thân với nghề chính là sự bình yên của từng con ngõ, khu phố, là nụ cười hạnh phúc trong những ngôi nhà sáng đèn của bà con nhân dân. Mai Thảo

Nữ thanh niên xung phong "mê" làm từ thiện

TĐKT - Dù cuộc sống gia đình còn nhiều nỗi lo toan, buồn phiền nhưng bà Lương Thị Tuyết, Chi hội trưởng Chi hội Cựu Thanh niên xung phong (TNXP) số 9 phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội luôn thu xếp mọi việc ổn thỏa, tích cực tham gia công tác xã hội ở địa phương; đồng thời sẵn sàng sẻ chia với nhiều hoàn cảnh khó khăn trong cộng đồng. Chúng tôi tìm đến nhà bà Lương Thị Tuyết vào những ngày cuối thu năm 2020. Tuy tiết trời đã trở nên mát mẻ, se lạnh, song trong căn gác nhỏ - nơi bà Tuyết đang là, gấp những bộ quần áo đồng phục học sinh lại oi bức như không khí những ngày đầu hè. Bà Lương Thị Tuyết đang gấp quần áo đồng phục chuẩn bị cho chuyến từ thiện đến đồng bào miền Trung Đôi tay bà thoăn thoắt gói những bộ quần áo mới, thơm tho ấy vào những chiếc túi ni - lông, rồi dán ngay ngắn, xếp gọn vào từng thùng các - tông. Cầm vạt áo lau nhanh giọt mồ hôi trên trán, bà Tuyết bảo, 1.000 bộ đồng phục này là bà xin và gom được từ một xưởng may trong suốt nhiều tháng qua. Sắp tới, chúng sẽ theo bà và đội thiện nguyện quận Thanh Xuân lên đường đến với các cháu học sinh vùng rốn lũ miền Trung.  “Thực tế, đây là những bộ quần áo mới may, chưa mặc lần nào nhưng là hàng tồn, hàng dư thừa của xưởng sau khi xuất hàng đến các trường học. Xưởng họ không dùng đến, toàn đánh đống chúng trong kho, nên nhiều bộ bụi, bẩn, thậm chí bị ẩm mốc. Tôi thấy tiếc nên xin đem về giặt giũ, phơi phóng sạch sẽ để ủng hộ cho những cháu học sinh có hoàn cảnh khó khăn.” – bà Tuyết chia sẻ. Bà từng là nữ thanh niên xung phong, một thời từng nếm mật nằm gai, đốn từng gốc cây, phá từng tảng đá để xây cầu, mở đường cho bộ đội Trường Sơn cứu nước. Trải qua những năm tháng mưa bom bão đạn, "tính mạng ngàn cân treo sợi tóc", hơn ai hết, bà thấm thía sự đùm bọc yêu thương giữa người với người lúc hoạn nạn. Vì vậy, dù cuộc sống của gia đình còn nhiều khó khăn, hai vợ chồng đều không có lương hưu, lại đang phải cưu mang cả cháu và chắt nhưng bà luôn sống bao dung, sẵn sàng giúp đỡ mọi người từ những việc làm giản dị nhất theo khả năng của mình. Năm nay đã ngấp nghé tuổi 70 nhưng ngày nào bà cũng không ngơi tay. Lo chợ búa, cơm nước, giặt giũ cho cả nhà rồi kiêm thêm cả chăm sóc các cháu và chắt để bố mẹ chúng yên tâm đi làm ăn xa. “Chiều nào cũng dong xe đạp đi đón hai đứa cháu và chắt, đứa bé ngồi trước giỏ xe, đứa lớn hơn ngồi ghế sau. Đêm đến thì mỗi đứa ngủ một bên. Hôm nó ngoan ngoãn, khỏe mạnh thì không sao, nhưng ốm đau thì quấy khóc làm mình cũng mất ngủ theo” – bà kể. Cáng đáng việc nhà vất vả là vậy nhưng bà vẫn thu xếp ổn thỏa mọi việc, dành thời gian tham gia tích cực hoạt động của các đoàn thể xã hội. Với vai trò là Ủy viên BCH, Trưởng ban công tác nữ Hội Cựu TNXP phường Khương Đình, kiêm Chi hội trưởng Chi hội Cựu TNXP, Chi hội phó Chi hội Người cao tuổi cụm dân cư số 9, bà Tuyết đã góp phần không nhỏ vào xây dựng tổ chức Hội đoàn kết, gương mẫu. Với đặc thù đa số hội viên là những người có công với đất nước, tuổi cao, sức yếu, nhiều người lại có hoàn cảnh khó khăn, bà Tuyết thường xuyên đến thăm hỏi, động viên, vận động họ chấp hành mọi chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa phương phát động. Mỗi một suất quà tặng của Đảng, Nhà nước hay phường, hội dành cho lực lượng TNXP đều được bà mang đến tận nhà trân trọng trao cho các hội viên. “Sắp tới là Đại hội Hội Cựu TNXP phường, tôi cũng đang rất bận để chuẩn bị cho việc báo cáo kết quả của nhiệm kỳ trước, rồi xem mua quà tặng các đại biểu, tặng ban chấp hành hết nhiệm kỳ… Toàn những việc “không tên” nhưng mà cũng phải nghiêm túc, dành thời gian mới hoàn thành một cách chu đáo được” – Bà Tuyết chia sẻ. Đặc biệt, bà đã duy trì việc ủng hộ quần áo đồng phục cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở các vùng sâu, vùng xa từ nhiều năm nay. Khi thì ủng hộ thông qua Hội Chữ thập đỏ phường, lúc thì đi ủng hộ trực tiếp với đoàn nhà chùa, có khi lại kết hợp với bộ đội biên phòng đến trao cho các trường vùng sâu... Nhiều nhất là năm 2018, bà đã quyên góp quần áo ấm, quần áo đồng phục, chăn ấm, trị giá 42.000.000 đ để ủng hộ: Trường Xà Phìn - Sa Pa - Lào Cai (100 áo khoác; 100 bộ đồng phục học sinh; 10 chăn ấm); trường Suối Quyền - thị trấn Yên Bái (300 áo đồng phục học sinh); trường Sơn Lũng (vùng lũ): 400 bộ quần áo đồng phục. Năm 2019, bà tiếp tục quyên góp quần áo trị giá 115.000.000 đ để ủng hộ các điểm trường thuộc thị trấn Nông trường Mộc Châu 100 bộ quần áo đồng phục, ủng hộ Hội Chữ thập đỏ phường Khương Đình để làm từ thiện 1.000 bộ quần áo đồng phục… Chồng của bà Tuyết bảo rằng: “Có thời gian rảnh bà ấy chẳng chịu nghỉ ngơi đâu, toàn tranh thủ làm hết việc hội này đến hội khác; không thì lại đến xưởng nhặt đồ, mang về giặt sạch. Bà còn mua thêm cả nước xả vải để ngâm cho quần áo thơm tho. Có hôm giặt mấy chục bộ một lúc, phơi mỏi tay, kín bưng cả giàn dây phơi của gia đình.” Bà Tuyết quan niệm rằng: “Mình chịu khó một chút để người được nhận quà họ cảm thấy vui và trân trọng. Tôi thấy, nhiều người tặng quần áo cũ cho đồng bào vùng cao nhưng để lộn xộn đồ mùa đông lẫn mùa hè, nhàu nhĩ nên có nhiều nơi họ cũng không sử dụng, bỏ đi lại càng lãng phí hơn.” Vừa tranh thủ trò truyện với chúng tôi, bà vừa bồng đứa chắt ngoại mới đi học về, dỗ dành: “Con ngoan uống hết hộp sữa đi, xong việc cụ tắm cho con nhé”.  Sau đó lại quay ra sau nhắc đứa cháu ngoại: “Con xem điện thoại thì để xa ra kẻo hỏng mắt đấy nhé”. Nhìn cảnh người phụ nữ ấy tần tảo ấy chúng tôi càng thấy trân quý hơn những việc làm của bà. Không một đồng lương hay trợ cấp, cũng chẳng cầu ai báo đáp, bà bảo: “Chỉ cần được tự tay khoác những bộ quần áo mới, thơm tho do mình chuẩn bị, nâng niu lên người từng cháu và đón nhận những nụ cười tíu tít, hạnh phúc của chúng, tôi như được tiếp thêm sức mạnh. Mỗi một lần đi san sẻ những yêu thương, tôi thấy mình hạnh phúc, thanh thản, có thêm động lực để cáng đáng mọi việc.” Với tấm lòng thơm thảo đó, năm 2020, bà đã được UBND TP Hà Nội tặng danh hiệu “Người tốt, việc tốt”./. Hưng Vũ

Trang